Trường Võ-Bị Đàlạt xưa

 Nhớ năm 12, học sinh được tham gia ngày viếng thăm đại học Đàlạt, giúp học sinh lớp 12 có thể làm quen với khung cảnh đại học Đàlạt, nghe giới thiệu các phân-khoa, để có thể lựa chọn ngành học cho năm sau nếu đậu Tú-tài, sinh-hoạt với các anh chị sinh viên trong một ngày, kết thúc là một buổi văn-nghệ, có giáo sư Phó Bá Long hát bào Khoẻ vì nước bánh ướt tôm khô. 

Ngoài ra còn có vụ đi viếng thăm trường võ-bị Đàlạt, để được giới thiệu sinh-hoạt và chương trình học-tập và huấn-luyện của trường này. Viếng trường này chỉ có nam sinh, không nhớ có cô nào đi theo vì dạo ấy lớp 12B chỉ có độc nhất một nữ sinh. Hình như Đàlạt có trường chiến tranh chính trị nhưng không hiểu sao học sinh năm đó không được mời thăm viếng trường này, vì phải đậu Tú tài mới vào được trường này, hình như chỉ học có 2 năm.

 

Đúng giờ thì có 2 chiếc nhà binh của trường võ-bị đến đón đám học-sinh Văn Học. Đó là lần thứ nhì mình được đi xe nhà binh, lần đầu là được chở đi cắm trại năm 11B tại hồ Than Thở. Xe chạy qua hồ Than-thở, rồi chạy vào cổng trường khá đẹp. May quá, không bao giờ lên xe này lại.

 


Lâu quá nên không nhớ rõ, chỉ nhớ là có ông chỉ huy trưởng của trường, tướng Lâm Quang Thơ hay Lâm Quang Thi, người từng nhảy dù xuống sân cù mà mình có đi xem. Hình như khoá sinh võ bị có màn nhảy dù trong khoá huấn luyện trên đồi cù. Mình chỉ nhớ có đi xem vài lần. Lần đầu khi còn bé, thấy ông đại-tá Nguyễn Chánh Thi, nhảy dù, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà từ máy bay lao ra. Mình về nhà bắt chước leo lên mái nhà, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà nhảy xuống đất, té trên bậc thang, lăn đùng xuống 8 tháng cấp, có cái sẹo to đùng còn đến ngày nay trên trán. Ngu chi ngu lạ. Kinh

 


Sau đó họ dẫn vào các lớp dạy toán-lý-hoá, phòng thí nghiệm cho biết học 4 năm sẽ có bằng tương đương cử-nhân khoa học với cái lon thiếu-uý. Sau mùa hè đỏ lửa, chiến trường cần quân nên họ rút ngắn thời gian học lại còn 2 năm. Ở gần xóm mình, nhớ có người đi học đầu tiên là chú Sanh, con ông Khoa, em của anh Bình, anh Thanh, anh của thằng Thạch, nhà chứa thuốc phiện trên đường Thi Sách, thằng Cường, hơn mình 1 tuổi, khi xưa hay thả diều với nhau, ở cư xá Pasteur trên đường Thi Sách, cuối cùng anh chàng quên tên rồi, ở dốc Hai Bà Trưng, cứ xá ty kiến-thiết, đậu thủ-khoa Võ-bị, ra trận lần đầu chết.(Lê Đức Thống do Huy Thai Ta đưa tin , xem phần bổ túc của người đọc).

 










Trường này khởi đầu từ trường sĩ-quan hiện-dịch ở Đập-Đá, Thừa Thiên. Hồi nhỏ nghe mệ ngoại và mấy người bà con, kể về Đập-Đá khiến mình tưởng là chỗ nào to tát, đến khi về Huế lần đầu, kêu xe chở đến xem, nhỏ xíu-xiu. Chán Mớ Đời 

 


Sau đó được dời về Đàlạt và được cải-danh trường liên-quân võ bị Đàlạt. Lạ trong bài hát ‘Giờ này anh ở đâu” của nhạc-sĩ Khánh Băng không thấy nói đến trường Võ-bị, chỉ nghe các trung tâm huấn luyện quân đội khác như Quang Trung, Lâm Sơn, Dục Mỹ,…

 

Năm 1960, tổng thống Ngô đình Diệm cải danh thành trường Võ-Bị Quốc-gia Việt Nam và đặt viên đá đầu tiên để xây cơ sở Huấn luyện đẹp trên ngọn đồi 1515 mà hôm ấy mình và mấy nam sinh của trường được giới thiệu.

 

Xem như có độ 25 khoá từ 1960-1975 với 4 khoá trước dưới tên trường liên-quân. Muốn vào trường phải hội các điều kiện;






 (xin trích từ trên mạng)

 

  • Từ 17 đến 22 tuổi.

 

  • Là công dân Việt Nam.

 

  • Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.

 

  • Có hồ sơ hạnh kiểm tốt. Chắc không có người thân tập-kết
  • Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe với chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).
  • Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN. 
  • Các ứng viên muốn gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương trình học mỗi năm được chia làm hai mùa, mùa nắng quân sự, mùa mưa văn hóa. Về quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện chiến thuật tác chiến từ cấp Trung Đội đến Tiểu Đoàn và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa, Sinh Viên Sĩ Quan được dạy chương trình bậc Đại Học dân chính, thêm vào các cuộc thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mãn khóa được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng. 

 

Để trau dồi nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có truyền thống tổ chức Hệ Thống Tự Chỉ Huy và 8 tuần huấn nhục cho các tân khóa sinh. Hệ Thống Tự Chỉ Huy ngoài mục đích giúp các Sinh Viên Sĩ Quan thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tình huynh đệ giữa các khóa. Tám tuần huấn nhục giúp khóa sinh dứt bỏ nếp sống dân chính, để khép mình vào khuôn khổ kỹ luật của nhà trường. Vì nhu cầu chiến trường nên thời gian thụ huấn của các khóa thay đổi từ hai đến ba hoặc bốn năm.

 

Từ ngày thành lập cho đến tháng 4 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã cung ứng cho các chiến trường bốn Vùng Chiến Thuật tất cả 29 khóa sĩ Quan với tổng số gần bảy ngàn Sĩ Quan, cùng với gần 500 Sinh Viên Sĩ Quan của 2 khóa cuối cùng. Các Sĩ Quan tốt nghiệp được phân phối đi khắp các Quân, Binh, Chủng để đảm trách vai trị cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào, kỹ thuật hay tác chiến, người Sĩ Quan xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần "Tự Thắng Để Chỉ Huy" và câu châm ngôn "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" là kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an dân. Đa số các Cựu Sinh Viên sĩ Quan đã thành công trên đường binh nghiệp và làm vang danh Trường Mẹ. Những người còn sống đang tiếp tục con đường đã chọn, những người nằm xuống đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân.

 

10 Điều Tâm Niệm SVSQ/TVBQGVN

 

1. Tự thắng để chỉ huy là điều kiện tiên quyết để thành công

 

2. Danh dự là kim chỉ nam hướng dẫn mọi suy tưởng và hành động của người SVSQ

 

3. Thành thực với bản thân, tín nghĩa với đồng bạn, trung thực với cấp chỉ huy là căn bản tác phong đạo đức của cán bộ

 

4. Kỷ luật SVSQ là kỷ luật thép đặt trên căn bản tinh thần tự giác.

 

5. Ý thức trách nhiệm là bước đầu trên đường phục vụ võ nghiệp.

 

6. Phát huy khả năng toàn diện và trau dồi kiến thức trong hiện tại là nhiệm vụ chính của người SVSQ trong thời gian thụ huấn.

 

7. Sinh hoạt đơn vị là nhu cầu để phát huy tinh thần đồng đội và khả năng lãnh đạo của người SVSQ

 

8. Không có gì là không thể làm được đối với SVSQ

 

9. Tinh thần thi đua cá nhân và đơn vị là động lực của tiến bộ

 

10. Tin tưởng vào tiền đồ dân tộc là quyết tâm xây dựng sự nghiệp cán bộ

 (Hết trích)


Nếu xét các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà khi xưa thì có thể nói trình độ của họ không được cao lắm so với lon của họ. Đa số đi lính Khố xanh, Khố đỏ thời Tây rồi được cho đi học một khoá trùng tu, để được thăng chức sĩ-quan vì quân đội Việt Nam Cộng Hoà mới được thành-lập nên cần giới chỉ huy.

 

Ông cụ khi xưa là hạ sĩ quan nhưng cũng được giới thiệu đi học khoá huấn luyện sĩ quan, dù chưa học xong tiểu học. Cuối cùng ông cụ nghe lời bà cụ, xin theo học ngành y-tá quân y, còn các đồng ngũ, theo học khoá huấn luyện sĩ-quan, sau này đều lên chức cấp tá.

 

Điều này được chứng minh qua các vụ đảo chính, chỉnh lý sau khi ông Diệm bị lật-đổ. Ai cũng xem thường mấy ông tướng khác nên cứ đảo chính, không nghĩ đến sự an-ninh của quốc gia, chỉ lo thân mình. Đưa đến sự bất mãn của một số người, sau này bị Việt Cộng thâu dụng, làm thành phần chống lại chính quyền miền nam .

 

Trong khi chờ đợi giới chỉ huy có trình độ hơn, các người xuất thân từ trung tâm Thủ Đức và Võ Bị Đàlạt. Nơi đã đào tạo rất nhiều sĩ quan cấp tá. Không may là tháng 4 75 đến quá sớm, đợi thêm vài năm các chỉ huy cấp tá lên thay mấy ông tướng thì có lẻ, quân đội Việt Nam Cộng Hoà có các chỉ huy có đủ khả năng để đánh lại bộ đội ông hồ.

 

Đọc tài liệu của cựu bộ đội ông hồ thì họ rất sợ các lính miền nam, có nhiều đơn vị bộ-đội bị chết gần hết. Chứng tỏ quân dân miền nam đánh giặc rất chì, các tướng không giỏi lắm, từng là lính khố xanh khố đỏ cho Tây.

 

Danh sách của vài người tốt nghiệp trường Võ Bị:

 

1. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh SĐ5BB Khoá 2/TVBQGVN (khóa 2 Lê Lợi - trường Võ bị Địa phương Huế) - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 

 

2. Ðại tá Hồ Hồng Nam (Tổng Cục CTCT) Khoá 3/TVBQGVN - Vừa được tha về năm 1978 thì chết tại bệnh viện. 

 

3. Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh SĐ7BB Khoá 7/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 

 

4. Thiếu tướng Phạm Văn Phú tư lệnh QĐ2 Khoá 8/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 

 

5. Đại Tá Nguyễn Bá Thìn (Thủ khoa Khoá 8) Khoá 8/TVBQGVN Chết trong tù cộng sản.

 

6. Th/Tá Ðoàn Kỳ Long (Tổng Nha Cảnh Sát) Khoá 10/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù số 4 Xã Yên Lâm, Huyện Thiếu Yên, Thanh Hóa năm 79. 

 

7. Th/Tá Huỳnh Văn Thọ Khóa 12/TVBQGVN Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, chết tại một trại tù Miền Bắc. 

 

8. Tr/Tá Lư Tấn Cẩm Khóa 12/TVBQGVN Công Binh Sư Đoàn 18, mât tích trên đường biển khi vượt biên tháng 5 năm 1975. 

 

9. Th/Tá Trịnh Xuân Đắc Khóa 12/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt biên. 

 

10. Th/Tá Nguyễn Hữu Ðăng (Quận Trưởng) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù K1, Tân Lập Vĩnh Phú năm 1979 

 

11. Th/tá Lê Vĩnh Xuân ( Quân báo BKTĐ ) Khóa 13/TVBQGVN Tự sát cùng với vợ con ngày 30/4/75

 

12. Th/tá Hoàng Tâm (Quân Nhu) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế trong trại tù Hóc Môn 1976 

 

13. Th/tá Hồ Đắc Của (Bộ Binh QĐ1) Khóa 13/TVBQGVN Trốn trại và bị hạ sát tại trại tù ở Miền Trung 

 

14. Ðại Uý Nguyễn Thành Long Khóa 14/TVBQGVN Bị biệt giam rồi tự tử chết tại Nhà Tù Suối Máu năm 1978. 

 

15. Th/Tá Tôn Thất Luân Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế ở ngoài Bắc không rõ năm. 

 

16. Thiếu tá Nguyễn Đỗ Tước Khóa 14/TVBQGVN - Tạ thế tại Làng Đá, tỉnh Yên Bái. 

 

17. Tr/Tá Võ Tín Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế tại đồi Cây Khế - xã Việt Cường - huyện Trấn Yên - tỉnh Hoàng Liên Sơn 

 

18. Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông (Trung Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 42, SĐ 22 BB) Khóa 16/TVBQGVN Tự sát tại tuyến Quy Nhơn. 

 

19. Ðại Tá Đặng Phương Thành (Trung đoàn Trưởng Tr/Đoàn 12/SĐ 7 BB) Khóa 16/TVBQGVN Trốn trại, bị bắt lại và bị địch đánh chết tại trại tù Hoàng Liên Sơn (BV), trước mặt nhiều người tù nhân khác 

 

20. Th/Tá Vũ Văn Kiêm (Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Gia Ðịnh) Khóa 17/TVBQGVN Vượt ngục mất tích tại Trại Tù Bù Gia Mập Tháng 5, 1977. Tin tức do vợ là Vũ Nguyệt Ánh cung cấp. 

 

21. Tr/Tá Huỳnh Văn Lượm (Lữ Ðoàn Phó TQLC) Khóa 17/TVBQGVN Rớt vào chảo nước sôi, chết tại trại tù Xuân Lộc Z30/A, khoảng năm 1983 

 

22. Tr/Tá Võ Vàng (Liên Ðoàn Trưởng 9121 ÐPQ) Khóa 17/TVBQGVN Bị cộng sản bắn chết ở Cầu Bồng Miêu, Quảng Nam Tháng 4, 1976 rồi vu cho tội trốn trại. 

 

23. Tr/Tá Phạm Văn Nghym Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Hoàng Liên Sơn. 

 

24. Tr/Tá Trương Thanh Hưng Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại mặt trận TIÊN PHƯỚC ,QUANG TÍN, ngày cuối cuộc chiến ( khoang tháng 2; 3/1975). 

 

25. Ðàm Ðình Loan Khóa 19/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Miền Bắc. 

 

26. Nguyễn Văn Sinh Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục ở Bù Gia Mập rồi mất tích. 

 

27. Tr/Tá Huỳnh Như Xuân Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế tháng 12 năm 1979 tại trại tù Tiên -Lãnh ,tỉnh Quãng Nam 

 

28. Th/Tá Trần Văn Hợp (T. Ðoàn Trưởng TÐ2 TQLC) Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế vì ngộ độc tại Trại 5 Kiên Thành, Ngòi Lao, Yên Báy năm 1978. 

 

29. Th/tá Trần Văn Bé (Phòng 2/TK Định tường) Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục Suối Máu , bị tử hình năm 1976 

 

30. Th/tá Lê Trọng Tài Khoá 19/TVBQGVN Trốn trại Bù Gia Mập bị bắt và ám hại. 

 

31. Tr/Tá Nguyễn Văn Bình Khoá 19/TVBQGVN Bị VC thủ tiêu tại Tiên Lãnh. 

 

32. Tr/Tá Lý Văn Sơn (Quận Trưởng Lý Tín (Chu Lai) Quảng Tín Khoá 19/TVBQGVN Tử thương khoảng ngày 26/03/1975 tai Chu Lai 

 

33. Th/Tá Trần Khắc Am (Em ruột CSVSQ Trần Khắc Huyên K14) Khoá 19/TVBQGVN Tù CS 7 năm, vượt biên mất tích năm 1987. 

 

34. Th/Tá Nguyễn Ðức Nhị Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú năm 1981. 

 

35. Nguyễn Ngọc Cang Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Hoàng Liên Sơn. 

 

36. Th/Tá Huỳnh Túy Viên (Quận Trưởng Ðầm Dơi) Khóa 20/TVBQGVN Bị cộng sản tử hình bằng cách cho người móc mắt ngay tại quận lỵ Tháng 5, 1975. 

 

37. Th/Tá Tôn Thất Trân (TĐT/TĐ 327 Địa Phương Quân) Khóa 20/TVBQGVN Bị tên Thượng Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt Lê Văn Dậu, mang ra bờ rạch ở Bình Chánh hạ sát, sau ngày 30 tháng tư 1975. 

 

38. Đai Úy Nguyễn Xuân (Văn ?) Thịnh (TĐT/ĐPQ TK Biên Hòa) Khóa 20/TVBQGVN Bi tử hình tại Long Giao, vì bị bọn Cai Quản Tù bắt được lá thư có ý trốn trại gởi về gia đình. 

 

39. Trung Tá Lê văn Ngôn - Khóa 21/TVBQGVN (chết tại tù Yên Bái). 

 

40. Ðại Úy Hoàng trọng Khuê Khóa 21/TVBQGVN Bị tử hình tại Gò Cà , tỉnh Quãng Nam năm 1981

 

41. Ðại Úy Trịnh lan Phương Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại Phủ Tổng Thống 

42.Th/Tá Đỗ công Hào Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại BTL/QĐ1 

 

43. Ðại Uý Đoàn văn Xường(TĐP/TĐ38 BĐQ) Khoá 22/TVBQGVN Vượt ngục -Bị bắt lại, sau khi bị đánh đập dã man và bị cho chết khát (không được cho uống nước) trong phòng kiên giam của Trại 6/Nghệ Tỉnh. 

 

44. Ðại Úy Huỳnh Hữu Đức Khoá 22/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1979. 

 

45. Tr/Úy Võ Văn Xương TĐ6/TQLC Khóa 22/TVBQGVN (mất tích ?) 

 

46. Đại Uý Nguyễn Hữu Thức K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội D SVSQ); mất tích năm 1977 tại Kà Tum, Tây Ninh sau khi trốn trại. 

 

47.Trung uý Lương Thanh Thủy K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội C SVSQ) - Năm 1977 sau khi trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết. 

 

48. Th/Uý Hoàng Văn Nghị Khoá 23/TVBQGVN Trốn trại bị CS bắt đem đi xử bắn 

 

49. Ðại Úy Nguyễn Thuận Cát (ĐĐT/TĐ39/BĐQ) Khoá 24/TVBQGVN Bị đánh đập cho đến chết tại trại: Ái Tử Bình Điền 

 

50. Tr/Úy Tôn Thất Đường Khoá 24/TVBQGVN Tạ thế ngày 25-04-1976 trong vụ nổ kho đạn, tại trại tù Long khánh 

 

51. Tr/Uý Nguyễn Ngọc Bửu (Ðại Ðội Trưởng TQLC) Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị bắn chết tại Ấp Tây Sơn , Ðắc Lắc ngày 19-11-80. 

 

52. Đỗ Văn Điền Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị hành quyết. 

 

53. Phạm Thế Dũng Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, chống cự bọn quản giáo mang cờ VNCH may quần đùi và bị Tử Hình 

 

54. Hoàng Tấn Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, hành quyết tại Đà Lạt. 

 

55. Đại úy Võ Văn Quảng (SD22BB) K25/TVBQGVN : Ra tù, đi vượt biên và chết trên đường Tìm Tự Do 

 

56. Trung Úy Lý Công Pẩu (AET) Khóa 26/TVBQGVN Tử hình tại Trảng Lón Tây Ninh 1975. 

 

57. Trung Úy Đặng Văn Khải Khóa 26/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1979. 

 

58. Trung Úy Lê Văn Sâm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN Trốn trại tại Phước Long 1978-79, mất tích. 

 

59. Trung Úy Trần Văn Năm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN - Trốn trại, thí mạng với địch bằng một quả lựu đạn để đồng đội chạy thoát trên đường về Dalat. 

 

60. Trung Úy Phạm Truy Phong (Pháo binh 175 Quân Khu II) Khóa26/TVBQGVN - Mất trong trai giam Tống Binh sau 1975. 

 

61. Trung Úy Nguyễn Sỹ (Bộ binh) Khóa 26/TVBQGVN - Mất tích trong trại giam sau 1975. 

 

62. Trung Uý Nguyễn văn Trường (Nhảy Dù) Khóa 26/TVBQGVN, mất tích trong trại giam sau 1975.

 

63. TRung ÚY Nguyễn NGUYÊN HOÀNG Khóa 26/TVBQGVN trốn trại CÂY CẦY A (TÂY NINH) 1977-1978 bị bắn. 

 

64. Th/Úy Bùi Thế Oanh (BĐQ) Khóa 27/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980. 

 

65. Thiếu úy Nguyễn Tánh (BDQ) K27/TVBQGVN - Sau 30/04/1975 tham gia Phục Quốc bị mất tích. 

 

66. Thiếu úy Nguyễn Văn Hay (SD 25BB) K27/TVBQGVN - Bị mất tích sau 30/04/75. 

 

67. Thiếu úy Nguyễn Văn Chung (SD 9BB) K27/TVBQGVN - Năm 1977 sau trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết. 

 

68. Th/Úy Lưu Đức Sơn Khóa 28/TVBQGVN. Ra tù tham gia phong trào Phục Quốc, bị bắt và kết án 8 năm tù, rồi vượt trại và bị cộng sản bắn chết trên đường vượt sông Đại Bình ở Bảo Lộc . 

 

69. Th/Úy Trần Hữu Sơn Khóa 28/TVBQGVN - Bị đánh cho tới chết vì hô "Ðả Ðảo cs" tại Trại Bình Ðiền Huế. 

 

70. Th/Úy Phạm văn Bê Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977). 

 

71. Th/Úy Trần Văn Danh Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

72. Th/Úy Trần Hữu Được (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

73. Th/Úy Nguyễn Văn Chọn Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

74. Th/Úy Nguyễn Văn Sáng Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

75. Th/Úy Dương Hợp (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban - Tây Ninh năm 1977. 

 

76. Th/Úy Nguyễn Gia Lê (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980. 

 

77. Th/Úy Nguyễn Trần Bảo Khóa 28/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980 

 

78. Th/Úy Nguyễn Quốc Việt Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980. 

 

79. Th/Úy Trương Như Phục Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980. 

 

80. Th/Úy Trương Tráng Nguyên Khóa 29/TVBQGVN Uống 16 viên thuốc ngủ tự vận chết tại Trại Tù Ấp Vàng, Sóc Trăng. 

 

81. Th/Úy Hà Minh Tánh Khóa 29/TVBQGVN - Bị vc bắn chết trong tù Trảng Lớn, Tây Ninh. 

 

82. Thiếu úy Nguyễn Huế K29/TVBQGVN: mất tích năm 1977 sau khi trốn trạị 

 

83. Th/Uý Trương Ðăng Hậu Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Hà Tây năm 1988. 

 

84. Th/Tá Phan Ngọc Lương (SÐ1/BB) Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tổ chức phục quốc bị tử hình tại Chín Hầm, Huế năm 1979. 

 

85. Ðại/Úy Hoàng Trọng Khuê Võ Bị Quốc Gia - Bị xử bắn tại Huế năm 1975. 

 

86. Tr/Uý Nguyễn Ngọc Trụ (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Bị xử bắn tại Trại An Dưỡng Biên Hòa năm 1977. 

 

87. Tr/Úy Huỳnh Công Tiết (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Mất tích trên đường vượt trại tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977) 

 

88. Tr/Úy Nguyễn Văn Chung HLV/TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Nghệ Tĩnh không rõ năm.

 

89. Thiếu Úy Trần Tăng Thành khóa 29 (cùng khóa với tôi) bị cs xử bắn tại Huế sau 30 tháng 4 năm 1975.

 

90. Trung tá Mai văn Em ( Tư ) khóa 13 . sau 75 trốn trong rừng được 2 năm . CS theo dõi bị bắt vượt ngục và bị bắn.

 

91. Trung úy Nguyễn Văn Hướng K24 VB , SĐ 3BB vượt traị cải tạo Cây Cầy A ,Tây Ninh cuối 1977 bị cộng sản bắt và giết chết .

 

92. Th/tá Phạm Văn Tư (Phòng 2/TK Quảng tín) Khoá 19/TVBQGVN Vuợt ngục (cùng Trẩn Văn Bé) 1976, bi bắn tại hàng rào trại Suối Máu rồi tử thương vì không được chửa trị. (Trích theo tài liệu trên mạng)


Mình chỉ nhớ về trường võ-bị chút chút vì không có dính dáng nhiều với quân đội khi xưa. Cổng vào trường được ông kiến trúc sư nào phát hoạ, rất đẹp nên kể lại đây. Bác nào có kỷ-niệm nào về trường này thì cho em biết.


Nhs



Độc giả bổ túc:


Trung ta Mai van Tu,LD 81 Biet kich Du,sau thuyên chuyên làmTiêu doan truong TD 244 DPQ Dalat nam 74 la Chanh thanh tra TK Tuyên Duc,nha sô 10 Nguyên tri Phuong dalat ,co chiec moto 125 cc do môt cô vân My tang lai (thay thê Thiêu ta Truong van Hoa,chông cô Lê thi Gioi giao viên nha duong Hoang diêu Dalat,vê huu),là môt Si quan thanh liêm,nguoi thây mà Ad rât kinh trong


Thu nhi Đào

Nếu kể ra hết tất cả những người Sĩ Quan xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia đã hy sinh thì nhiều lắm trong đó có bố TN đã hy sinh sau trận chiến Dakto - Ben-het(không biết viết có đúng không vì lúc đó TN còn quá nhỏ để biết nhiều hơn) năm 69. TN cũng được biết có vài bác cùng khóa với bố TN cũng đã hy sinh sau bố vài tháng. 

Hình ảnh mà của bố TN giữ lại hình ảnh một người sĩ quan rất uy hùng, nghiêm nghị nhưng cũng rất nhân từ đối với thuộc cấp và binh lính dưới tay. Bố là niềm hãnh diện của chị em TN.Tuy Bố mất sớm nhưng nền nếp và kỷ luật mà Bố đã chỉ dạy chị em TN đã là nền tảng cho chị em TN vượt bao khó khăn để thành nhân như hôm nay. Bố mãi mãi là niềm hãnh diện của chị em TN.


Huy Thai Ta

Rất là kỷ niệm. Anh chàng thủ khoa võ bị hy sinh ngay ngày đầu ra trận đó hình như là Lê Đức Thống nhà ở xế diện nhà mình trên đường Hai Bà Trưng là một căn nhà gỗ nhỏ không phải là dáy nhà kiến thiết đâu.


Đinh Hoàng

Nguyễn đức Phống,không phải Lê Đức Thống .


Bệnh tim mạch ngày nay

 Hai tuần nay, đi đám tang con gái cô giáo việt-văn bị stroke rồi nghe ông nghệ sĩ Chí Tài bị đột quỵ nên đồng chí gái lo-ngại hỏi mình về vụ này.

Mình theo dõi từ mấy năm nay, hai ông bác sĩ chuyên về tim mạch Gundry và Eseltyn và gần đây một ông gốc Ấn Độ tên Adir Ali ở Texas. Lý do là những chuyên gia đã mỗ tim trên 10,000 bệnh nhân, thay van tim bệnh nhân từ mấy chục năm qua nhưng ngày nay họ thấy cứ tiếp tục thì không cứu được bệnh nhân vì trung bình 2-5 năm là bệnh nhân trở lại phòng mỗ, chỉ giúp họ thêm giàu có.

 

Tình cờ gặp các bệnh nhân lành sau thời gian mỗ tim thì mới khám phá ra nhờ dinh dưỡng giúp họ không bị nghẹt van tim nữa và từ đó họ nghiên cứu với các bệnh nhân của họ rồi viết sách sau 20 năm nghiên cứu. Mình đang đọc về vitamin K2 giúp hoán chuyển bệnh tim mạch. Hôm nào rảnh sẽ kể.

 

Gặp bác sĩ thì họ nói cuối đời người ta chỉ hò hẹn với ung thư hay bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch thì họ giải thích là tim hoạt động lâu ngày nên yếu dần khi về già. Mấy van tim, động mạch sẽ phải được thay thế đến khi tim không còn hoạt động nữa.

 

Có vài bác sĩ về tim mạch cho hay là tim mạch tốt hay không là do thức ăn mà chúng ta đưa vào miệng, giúp hệ miễn dịch hay phá hoại hệ thống miễn dịch, đứng hơn là bộ lòng, ruột non. Nếu ăn uống dinh dưỡng đàng hoàng thì sẽ giúp tái tạo lại các mạch tim,...

 

Họ cho biết là lúc mới ra nghề thì đa số các bệnh nhân mổ van tim là người hút thuốc lá. Các van tim bị nghẹt thì được thay thế phần đó còn các van tim còn lại vẫn tốt. Ngày nay thì đa số các người bệnh nghẹt van tim đều to béo, bệnh tiểu đường,..quan trọng nhất là ai nấy đều có cái bụng bự đầy chất béo. Nguy hiểm hơn là các van tim của họ bị hư hại rất nhiều, bị nghẹt nhiều nơi. Xem như hệ thống mạch máu bị hư hại rất nhiều.


Bác sĩ Leonard Bailey, chuyên gia thay tim cho trẻ em, cần dùng các loại thuốc cực mạnh immunosuppressant khi thay tim cho trẻ em khi nhận một trái tim khác. Loại thuốc này thường được thấy quảng cáo trên đài truyền hình, kêu bệnh nhân hỏi bác sĩ riêng cho loại thuốc này. Quảng cáo luôn luôn đề câu nếu bạn bị hiệu chứng gì đó thì phải báo bác sĩ ngay, cho thấy thuốc này không hiệu quả.  Các bác sĩ hỏi tại sao họ quảng cáo các loại thuốc cực mạnh và độc hại.

 

Người ta nghĩ là trẻ em được ghép tim, lớn lên sẽ bình thường hoá tim người khác, cao tuổi hơn mình, họ khám phá các mạch máu của các em này tương tự của người lớn bị tiểu đường, bệnh béo phì,… có lẻ vì vậy khi thay van tim, người ta dùng mạch máu của chân để thay vì nếu thay của người khác là sẽ lãnh nợ, thừa hưởng hết những cái xấu của họ.

 

Từ đó người ta mới suy ra là các bệnh về tim mạch đều thuộc về miễn dịch học. Các trẻ em được ghép tim của người lớn thì các tế bào của người hiến tặng sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của đứa trẻ. Họ đặt câu hỏi; lý-do hệ thống động mạch của người bệnh tiểu đường, lại tàn phá hệ thống động mạch của đứa trẻ.

 

Câu trả lời đã làm thay đổi các kiến thức của họ từ mấy chục năm nay và phải làm lại từ đầu với những khám phá khoa học mới. 

 

Họ khám phá khi mổ thay van tim cho các bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh béo-phì đều gặp metabolism syndrome. Các bệnh nhân này đều bị bệnh tim mạch bởi phản ứng miễn dịch.

 

Họ xét nghiệm các loại voi trong rừng già ở phi-châu, chỉ ăn toàn lá cây, cỏ, không bị bệnh tim mạch. Ngày nay, môi trường thiên nhiên bị tàn phá, ô-nhiệm nên người ta cho voi ăn rơm và hạt đậu nành , bắp GMO. Kết quả cho thấy 50% giống voi được nuôi bằng hạt Ngô, đậu nành, cỏ,…bị bệnh tim mạch. Khỏe như voi mà cũng bị bệnh tim mạch khi tiêu thụ các loại hạt GMO.

 

Mình ngạc nhiên cho rằng voi to lớn còn người khác nhau thì có ăn nhập gì nhưng họ lại bảo voi và người có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều có các phân tử đặc biệt để kết nối lectin, gọi là N-acetylneuraminic acid (Neu5Ac). Đa số các động vật hoang dã như voi không có glycolyneuraminic acid (Neu5Gc). Con người thì đã mất khả năng để cấu tạo chất acid này.

 

Do đó mấy con khỉ nuôi trong chuồng bằng hạt đậu, ngô không bị xơ vữa động mạch hay bệnh tự-miễn-dịch. Con khỉ không có các phân tử dễ hấp thụ lectin như loài người và voi sở hữu.

 

Sự hiện diện Neu5Ac trong mạch máu và trong đường ruột của chúng ta cho thấy hậu quả ăn nhiều chất đạm của hạt sẽ giúp chóng già, lão hoá. Các loại động vật mà con người ăn như bò, heo, cừu) không có Neu5Ac trong mạch máu nhưng lại có Neu5Gc.

 

Neu5Ac và Neu5Gc có công thức hoá-học tương tự nên hay bị nhầm lẫn nên hệ thống tự-miễn-dịch tấn công các mạch máu, bởi một loại cytokine thường được gọi là Interleukin 16.

 

Họ yêu cầu các bệnh nhân tim mạch ngưng ăn thịt bò, heo, cừu thì chỉ số interleukin 16 giảm rất nhiều, gần như 50%. Xem như họ có thể phục hồi hệ thống tim mạch của họ trong vòng 5 năm nếu chịu khó kiêng ăn thịt. Họ xét nghiệm 81,000 người trong vòng 5 năm và theo dõi kế tiếp 9 năm để khảo sát về bệnh tim mạch. Kết quả cho thấy là người nào ăn nhiều chất đạm thịt có đến 150% tỷ lệ chết vì bệnh tim mạch hơn các người chỉ ăn rau cải và đậu,…

 

Năm 2018, đại học y-khoa Augusta khám-phá ra nếu dùng 1 milkshake sẽ khiến hệ miễn dịch phản ứng như bị nhiễm trùng rất nặng. Milkshake vừa là sữa tươi vừa có đường rất nhiều và tinh bột.

 

Ngoài ra, năm 2018, có nghiên cứu trên 22 triệu bệnh nhân thì được biết bệnh viêm ruột Inflammatory bowel disease (IBD) là cái dù của các bệnh Ulcerative Colitis và Crohn. Họ được biết số người bị bệnh viêm ruột có tỷ lệ bị đột quỵ gấp hai lần những người không bị bệnh IBD.

 

Kết quả các cuộc thử nghiệm này chứng minh sự liên hệ giữa bệnh tim-mạch và hệ miễn dịch và bệnh tim-mạch khởi đầu từ đường ruột của chúng ta.

 

Các bác sĩ về tim-mạch cho rằng  chúng ta trẻ hay không là tuỳ thuộc vào sự linh-hoạt của các mạch máu. Đứa bé được ghép tim người lớn, sẽ bị ảnh hưởng của tế bào của người hiến tặng. Xui mà gặp người bị bệnh đủ trò thì phiền.

 

May thay chúng ta có những hợp-chất Polyphenol thường tìm thấy trong rượu đỏ, dầu olive giúp tái tạo lại đường ruột, hệ-thống miễn nhiễm.

 

Sau khi bị giải phẫu mấy lần tim-mạch, cựu tổng thống Clinton đã tuyên-bố sẽ ăn chay để tìm sự sống.


Có điểm hay là các người sống chung cùng một nhà thì hệ thống miễn dịch đều như nhau. Các bác nào về Việt Nam tìm chân dài, trẻ trẻ thì sẽ hấp thụ được các vi khuẩn của hệ miễn dịch các em chân dài, sẽ sống thọ hơn. Ngược lại các em chân dài mà sống với các cụ lão niên thì sẽ bị chết sớm. Chán Mớ Đời 

 


Nhs

Uống sữa tươi có hại cho sức khoẻ?

 Ở Việt Nam, mình chỉ uống sữa lon, khi sang tây thì mỗi lần uống sữa tươi là mình bị tiêu chảy nhưng uống quen thì hết bị. Mỗi lần đi ăn ở tiệm cơm đại học Resto-U là mình mua thêm bình sữa nhỏ để uống với thức ăn cho bổ trong khi tụi bạn Tây thì hay mua thêm chai rượu đỏ để uống. Ra trường thì mình đi ta-bà, tứ xứ nên cũng không uống sữa tươi. Ở Luân-đôn thì người Anh Quốc có màn giao sữa tươi tận nhà. Cứ sáng mở cửa là thấy họ để chai sữa rồi mình để chai hôm qua cho họ. 

 

Gần đây, đọc tài liệu thì họ cho biết uống sữa bò hay tiêu dùng các phô-mát làm bằng sữa bò không tốt. Họ nói sữa bò để nuôi con bê thành con bò to béo trong mấy tháng nên cơ thể con người không thể nào chịu nổi các kích thích tố của sữa nhất là sữa của bò công nghiệp hiện đại.


Dạo mình ở Thuỵ Sĩ thì nghe dân ở đây nói là bò ăn cỏ tươi, tạo ra sữa thì họ làm beurre để dành ăn vì loại này tốt vì khi mùa đông đến thì bò được nuôi bằng rạ khô, mất chất tốt. Ngày nay beurre thường được làm bởi sữa bò công nghiệp thêm các hoá chất. Bơ bên Âu châu thì mềm còn bên Mỹ thì cứng như cục đá. Kinh

 

Người ta nghiên cứu các vùng xanh (Blue zone) nơi dân cư sống thọ nhất trên thế giới thì không thấy họ uống sữa bò hay tiêu thụ phô-mát làm bằng sữa bò, thậm chí họ cũng ít ăn thịt bò. Khi mình đi viếng Ý Đại Lợi, Hy-Lạp thì đa số người dân ở miền quê ăn phô-mát và uống sữa dê. Điển hình là món xà-lách hy-Lạp được trộn với phô-mát làm bằng sữa dê.

 

Người ta lý giải là 2,000 năm về trước ở âu châu, có một hoán chuyển của các giống bò tại đây, từ Casein A2 qua Casein A1.

 

Casein từ tiếng La-tinh “caseus “ (phô-mát), thuộc về loại “phosphoproteins) thường thấy trong sữa của động vật . Gồm 80% chất đạm trong sữa bò và từ 20% - 45% chất đạm của sữa người. Trong sữa bò có nhiều nhất sodium caseinate, được biết sữa bò làm phô-mát được bỏ thêm rất nhiều muối để khỏi bị hư nên ai bị áp huyết cao thì không nên dùng phô-mát.

 

Người ta cho rằng bồi dưỡng sữa bò vì có nhiều chất calcium giúp chắt xương. Người Tây-phương uống sữa bò rất nhiều từ bé nhưng vẫn bị loãng xương. Mình nhớ dạo sang Hoà-Lan chơi, ở nhà tên bạn, mỗi ngày thấy hắn uống 1 lít sữa tươi, hắn cao hơn mình một cái đầu.

 

Theo nghiên cứu của một bác sĩ nhật làm việc tại Hoa Kỳ và Nhật Bản thì sữa có nhiều acid nên khi tiêu thụ thì cơ thể phải lấy calcium từ xương để bảo hoà do đó người lớn tuổi ăn phô-mát hay uống sữa đều bị bệnh loãng xương. Ông cho thí dụ; người nhật khi xưa không uống sữa bò, nhưng từ khi quân đội Hoa Kỳ đóng quân tại Okinawa, người nhật được giới thiệu sữa bò và sử dụng trong đời sống thường nhật, kết quả là họ bị loãng xương như người tây phương.

 

Trong thời gian tiêu hoá, casein A1 biến thành beta-casomorphin-7, một loại opiod peptide gắn liền với tuyến tuỵ, tạo các tế bào insulin gây nên cuộc tấn công vào hệ miễn dịch. Người ta cho biết thường là nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 1. Do đó tạo ra tiêu chảy khi người á đông không quen uống loại sữa bò này. Cho thấy là không phải sữa bò mà vì chất casein A1.

 

Ngày nay, bò được nuôi theo kiểu công nghệ nên họ cho ăn các loại Ngô, đậu nành GMO thêm thuốc kháng sinh và Roundup mà chúng ta biết công ty Monsanto bị thưa mấy trăm triệu vì tạo ra ung thư.

 


Mình rất thích ăn phô-mát nhưng nay chỉ giới hạn với loại sữa dê vì cơ thể chúng ta không thể nào lớn như con bò được.

Nhs

 

 

Giáng sinh cuối cùng tại Đàlạt

 Gần đến giáng sinh lại nhớ vài kỷ niệm về Đàlạt xưa khi thế giới chào đón ngày chúa Giê-su ra đời. Nếu mình không lầm thì gần đến giáng sinh, trời Đàlạt rất lạnh, gió thổi mạnh, ai nấy ra đường đều phải bận áo len hay áo manteau. 

Tối ngủ, nghe tiếng gió rít lên trong không gian, thổi qua dàn hoa dã-quỳ sau nhà rồi thông qua các cục gạch lỗ thông hơi, thường được xây trên các cửa sổ và cửa. Trời lạnh mà gió lại thổi vào phòng, cái mền nhà binh mà ông cụ đem về khi giải ngủ, không chống được cái lạnh thời ấy.

 

Khí hậu tại Việt Nam ẩm ướt nên người ta hay xây các cục gạch thông hơi trên các cửa sổ, cửa ra vào để bớt độ ẩm. Cô em mình mới cho thợ làm nhà lại, thêm phần chống độ ẩm sau 50 năm. Mình là trưởng nam nhưng chả làm gì cả, cô em út một tay lo hết. Cho nên sinh con gái thì nhờ. Con trai thì bên vợ nhờ. Ngày nay người ta nói con trai là con người ta, con rể mới là con nhà mình. Người Việt muốn sinh con trai để tặng không cho thiên hạ, đã nói lên lòng tốt của người Việt từ mấy ngàn năm qua.

 

Ông cụ giải ngủ, nhờ tướng Nguyễn Chánh Thi, anh chú bác của ông ngoại mình can thiệp, đem về gia tài của mấy năm đi lính từ 18 tuổi, khi bị du-kích ở làng, tìm cách giết, chạy trốn vào Nam. Gia tài gồm 1 hộp cứu thương y-tá, mấy ống kim chích, kéo để cắt các băng-bó, cái mũ cối bằng sắt, được bà cụ sử dụng làm cái cối để quết thịt với cái chày và cái mền nhà binh, màu cứt ngựa. Ngoài ra có cái huy chương anh dũng bội-tinh, tuyên dương công trạng, chạy dưới mưa đạn của Việt Cộng để băng-bó cho đồng-đội bị thương. Mình không nhớ trận nào, Đồng Xoài hay Pleime. Lâu quá, chắc sau 75 thì đã phi tang dấu tích của chế độ cũ.


Dạo ông cụ mới giải ngủ, chưa có công ăn việc làm thì đi chích dạo vì từng làm y-tá trưởng trong quân đội. Khi ông Bảo Đại thoái vị, ông cụ từ Ngự Lâm Quân, được chuyển qua quân đội mới thành lập của ông Diệm nên được cử đi học y-tá hay tham mưu để lên sĩ-quan. Bà cụ nói học y-tá để sau này có cái nghề, bạn quân ngủ của ông cụ sau này đều là tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Sau này, giải ngủ học thêm ban đêm ở trường Thăng Long (Hiếu Học), thi đậu vào ty Công Chánh cùng thời với ông Đượm nên ngưng nghề chích dạo.


Sau này đi tù cộng-sản, nhờ kinh-nghiệm y-tá chiến trưởng nên đã cứu vài người bạn tù sống sót. Có một anh bị tù chung với ông cụ, kể là nếu không có ông cụ cứu trong tù thì đã chết. Sau này, anh ta hay đến nhà thăm bố mình. Mình có ghi-âm vụ ông cụ kể vị bác sĩ quân-y Việt Nam Cộng Hoà, chỉ cách cứu chữa bệnh cho lính ngoài mặt trận nên khi đi tù, cứu được khá nhiều người.

 

Thời còn bé, mỗi lần giáng sinh thì sáng hôm sau, mình bị ăn đòn. Ông cụ hay đi nhảy đầm vào đêm giáng sinh hay Tết tây với bạn bè. Khi tan tiệc, Ông cụ hay đem 1 hay 2 cái bong bóng dùng để trang hoàng về cho con. Ông cụ để bong bóng bay ngoài phòng khách rồi đi ngủ.

 

Sáng mình dậy sớm với cô em kế, thấy bong bóng lơ lững đụng trần nhà thì cứ nhảy lên để chụp sợi dây buột cái bong-bóng nhưng không được vì cao quá nên hai anh em bàn tính làm sao để lấy, bắt ghế thì nặng nên phải kéo lê dưới sàn nhà, gây tiếng động, làm ồn khiến ông cụ ngủ không được nên khi dậy, ông đem cái chổi lông gà ra quất mình một trận.


 Một sáng, sau đêm Noel thì mình thấy một chiếc xe 2 CV đậu ngoài sân, họ lấy cục gạch chắn cửa của nhà mình để chận cái bánh xe đàng sau. Mình tức vì thấy họ lấy cục gạch mà không xin phép nên rủ cô em kế, tìm cách lấy cục gạch lại.

 

Khi cục gạch được lấy ra thì mặt cô em xanh như đít nhái, miệng ú ớ chỉ chiếc xe, không người lái từ từ chạy lui về sau theo con dốc. Mình thất kinh, ú ớ, đứng một chỗ rồi không biết làm gì đến khi chiếc xe từ từ như cuốn phim quay chậm, chạy thụt lùi, từ-từ đụng cây Mái, rớt xuống cái đường mương, nghe cái Rầm nghiên qua bên phải.

 

Hai anh em sợ quá chạy vào nhà, trốn dưới giường cả buổi sáng. Bà Hai, hàng xóm, la hét, kêu thằng Sơn đâu rồi. Mình không hiểu lý-do, cứ trong xóm có chuyện gì lạ lạ, bất thường, thiên hạ cứ định hướng về mình như truy tìm thủ phạm. Chán Mớ Đời 


Cạnh nhà mình có gia đình ông Khoa, bố của anh Bình, dạy con nít trong xóm. Anh Bình, đi theo cách mạng rồi bị bắt, đày ra Côn-đảo, sau được tha, đổi tên, làm thầy giáo gõ đầu trẻ trong xóm. Chỉ tội là học trò, không đứa nào thi đậu vào trường Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Mình gặp lại chúng ở trường Văn Học như Huỳnh Kim Sang, Phạm Văn Bình. Mình nhớ thằng Dư và thằng Sửu, được xem là học trò cưng của anh Bình, cũng thi rớt.

 

Anh Bình có một cô em gái chưa chồng, tên C, hay ăn diện, không biết làm nghề gì. Giáng sinh cô đi ăn tiệc, nhảy đầm rồi ông tây nhà đèn, chủ nhân chiếc 2CV chở về rồi ngủ lại nhà đêm đó nên đậu xe trước sân. Chiếc xe cũ, không có thắng tay nên ông Tây nhà đèn, lấy cục gạch mà gia đình mình dùng để chắn cửa khi mở ra để khiên đồ vào. Khiến mình bị la oan ức hôm sau.


Có một giáng sinh khá đặc biệt, khi mình chơi với thằng Hùng, con bác Lê Công Oai, làm trên Trung Tâm Thẩm Vấn. Nghe nói bác chuyên bắt nằm vùng Đàlạt, thằng Hùng kể bác ấy phải đi moi thùng rác, kiếm các hòm thư của dân nằm vùng. Nếu mình không lầm thì thằng Vui, ở xóm mình, bị bác theo dõi bắt. Có lần bác chở hai thằng đi tập võ ở Adran. Chưa tới giờ tập nên lên trung tâm thẩm vấn chơi, bác dắt đi, mở một xà-lim rồi kêu tên nào trong ấy, khai đi rồi được thả về.

 

Mình thất kinh khi thấy thằng Vui ngồi trong xà-lim vì khi xưa hắn hay chơi bắn bi với mình trong xóm. Hắn hơn mình độ 3, 4 tuổi, học trường Trần Hưng Đạo. Bổng nhiên thấy hắn mất tích nay mới biết là nằm vùng. Sau đó mình có cái nhìn nghi ngờ về đám bạn học, tự hỏi thằng nào nằm vùng. Trong lớp có vài tên mình nghi, vì ăn nói rất chống ông Thiệu, sau này về Đàlạt thì bạn bè mới xác-nhận. 

 

Một hôm, ông Ưng Quyền, bác của chú Bửu Ngự, hỏi mình có muốn con chó cái không. Chó nhà mới sinh, ông ta lựa hai con để nuôi, cho con chó mẹ và mấy con chó con khác. Mình nói nhà đã có chó rồi, để cháu hỏi bạn cháu. Mình thấy thằng Hùng hay đi xin chó thiên hạ nên hỏi thì nó cười như thằng Bờm được Phú ông tặng nắm xôi. Mình dẫn nó đến nhà ông Ưng Quyền để hắn xin chó.

 

Con chó cái nhà ông Quyền rất dữ, mình ít khi dám vào nhà này vì nó. Thằng Hùng thì không sợ chó, nó đem theo sợi dây với cái mõm chó. Hình như nó có uy lực với chó. Nó quơ tay làm sao mà cái đồ buột mõm chó dính vào rồi thò tay quấn qua cổ con chó cái sợi dây xích rồi kéo con chó đi về, trên đường Hai Bà Trưng, rẽ vào hẻm khu nhà Cò Đào, hai ông thần thợ may Sơn và Tánh. Con chó cứ rị lại, thằng Hùng thì kéo sợi dây. Mình rất phục tài bắt chó của tên bạn một thời.

 

Nó kêu mình ghé lại nhà nó, trước nhà trung-tá Tốn, ăn réveillon khiến mình mừng mệt thở vì cứ nghe thầy cô nói về réveillon mà chưa bao giờ thưởng thức. Đúng ngày giờ, gia đình nó đi lễ ở nhà thờ cạnh Nhà Xác về thì nó chạy xe Honda của bố nó, chở lên ăn réveillon. Bố nó người gốc Thừa Thiên, còn mẹ gốc Quảng,

 

Thằng này to xác nhưng thấp người, ăn rất khoẻ. Mỗi lần đến nhà mình ăn cơm là nó quơ cái rẹt 4 chén mới ngưng. Dì Nhơn phải nấu cơm thêm. Lâu lâu mình cũng được mẹ nó kêu ở lại ăn cơm. Cơm nhà nó chỉ có cơm với rau luộc của Đàlạt, chấm nước mắm thêm cái hột vịt luộc dầm ớt ở trong cái chén.


Khi xưa, cả nhà ăn một cái hột vịt trong chén nước mắm, nay ở mỹ thì vào tiệm ăn sáng, họ làm cho omelette đến 3 quả trứng. Kinh

 

Hôm đó, không biết sao nhà nó làm cơm rất thịnh soạn, thịt nướng, dồi trường,….Dọn đầy mâm, chắc để mừng chúa cứu thế, mình ước thầm ngày nào cũng có chúa ra đời. Nếu mình không lầm thì nhà nó có cái bàn ăn thấp, rồi mỗi người có cái đòn để ăn. Không có bàn cao như ở nhà mình với ghế đẩu. Bác Oai lo bắt nằm vùng nên không có thì giờ kiếm tiền thêm cho vợ con. Nhà có cuộn dây kẽm gai tròn để kéo ra khi đóng cổng khi trời tối, sợ nằm vùng đột nhập. Có lần cạnh nhà mình trên đường Thi Sách, nhà ông Đề, giám đốc trung tâm thẩm vấn, có nằm vùng tìm cách đột nhập vào nhưng bị mấy cái lon bia, coca gắn nơi cuộn hàng rào kèm gai, báo động. Mình nghe tiếng súng đủ trò. Phòng mình nằm ngay đường Thì Sách và các dốc từ Hai BÀ Trưng lên Thi Sách.

 

Hôm đó mình ăn rất nhiều, bác Oai gái rất ân cần, thân tình như người trong nhà, kêu mình ăn thêm món dồi, gắp cho mình món thịt luộc chấm, bới món Tiết canh, khác với mọi lần mình ở lại ăn cơm, khuôn mặt không được vui lắm khi thấy mình và cơm nhanh không kém thằng Hùng. Có thể nói là bữa ăn ngon miệng nhất tại nhà bạn của mình thời ở Đàlạt. Hôm đó, mình được Chúa đãi.

 

 Ăn xong mình xin phép ra về, mình nói với thằng HÙng ăn réveillon ngon quá, sang năm nhớ rũ tao. Nó nói mày ráng xin con chó là được liền. Mình hỏi tại sao xin chó, nó kêu có chó mới có thịt mà ăn. Mình hỏi thịt hôm nay là thịt chó nhà ông Ngự, nó gật đầu. Mình thất kinh chạy về nhà, kể cho Mệ ngoại mình khiến bị mệ chửi te-tua.  Từ đó sợ đến già, không dám ăn thịt chó nữa. Đi đâu cũng thấy chó gầm gừ, chạy xe gắn máy, chó ngửi mùi chó, chạy theo sủa vang trời, chân phải co lên trời để khỏi bị chó táp.

 

Kỷ-niệm khác với thằng Hùng, nhớ đời với hắn. Hy vọng có ngày gặp lại hắn để ôn lại chuyện này. Hắn tập Thái Cực Đạo với mình nên hay xuống nhà chơi. Con nít thì giỡn nhau, xịt nước, khiến bà Thường hàng xóm ngủ trưa không được nên bà ta hay la nó vì hay nhái giọng bắc kỳ của bà. Bà này, khi xưa, con gái bà ta sinh con xong là sáng nào cũng đem cái cốc, sang nhà mình kêu mình đái trong đó để cho cô con gái uống bổ chi đó. Đó là thời vàng son của mình, được phụ-nữ xin nước tiểu.

 

Một hôm, nó đến nhà mình chơi, hai thằng không biết chuyện gì chơi vào buổi trưa nên mình rũ lên gác trên trần nhà, đi qua nhà hàng xóm chơi. Gia đình mình ở cư xá Công Chánh, một dãy nhà gồm 7 căn hộ, được xây dính chùm vào nhau. Cách thiết kế của pháp khi xưa là mỗi căn hộ được chia làm 2: phần nhà ngủ và nhà bếp và phòng ăn phía sau. Có 6 căn hộ, ở giữa, có căn hộ chính, để làm nhà hội cho mấy gia đình, tiệc tùng hay hội họp. Mình thấy cư-xá Pasteur trên đường Thi Sách, nhà của thằng Cường, sau này đi Võ Bị, cũng là nhà hội cho dân cư-xá Pasteur. Còn nhà vệ-sinh thì phải đi về phía cuối xóm, có nhà vệ-sinh gồm 3 căn, 2 phòng tắm và 1 hồ chứa nước để giặt quần áo.


Sau này, mấy gia đình đông con, nhà hội dành để ở nên mỗi gia đình tự làm thêm cầu tiêu, nhà tắm sau nhà để khỏi phải đi cầu tiêu công cộng.


Nhà tầng trệt nhưng dưới mái nhà lại ăn thông với nhau. 3 căn nhà nằm hai bên căn nhà hội, sau này được trưng dụng để ở luôn. Dạo ấy nhà ông Khoa, anh Bình dọn đi thì gia đình ông Tước dọn đến từ Ban-mê-thuột.

 

Mỗi căn được xây bằng hắc-lô lên tới nóc nhà nhưng ở giữa có cái lỗ ăn thông qua nhà bên cạnh. Mỗi nhà đều có một tấm gỗ trên trần nhà để có thể gỡ ra, leo lên để xem xét điện được câu vào nhà. Mình có leo lên thám hiểm một vài căn nhưng tối om, chuột nên sợ, không dám đi đến cuối xóm nay có thằng HÙng thì mình muốn đi xa xa để xem.

 

Nghe nói trò chơi thám hiểm là nó nhất trí ngay, hai thằng đu tòn-ten lên trần nhà, mình đi trước, hắn theo sau. Mình dặn hắn là cẩn thận, đi trên mấy cái đà, không được dẫm lên tấm gỗ trần nhà của nhà người ta trên đường đi. Mới qua nhà bà Thường thì đến nhà bà Tước.

 

Để giải thích rõ hơn vì có mấy O hàng xóm khi xưa, mới tìm lại năm nay, sẽ đọc bài này. Hy-vọng mấy o ni còn nhớ chuyện này để bổ túc thêm vì mình không nhớ rõ. Mái nhà nghiêng nên chỗ đỉnh cao nhất của nóc nhà mới đi được. Chỗ nhà bà Tước thì cái mái được xây cao hơn nên hai cái tường được xây cao hơn nên họ để một cái lỗ nơi tường, không bít gạch để đi qua nếu cần.

 

Mình đi qua nhà ông Mãn, bà Thường thì không sao, đến nhà ông Tước thì có tường xây lên cao và chỉ có một cái lỗ độ 30 cm x 40 cm. Mình kêu thằng Hùng cẩn thận, mình chui qua được nhưng đến phiên thằng này chui qua lỗ thì có chuyện. Hắn to con nên chui không qua, xớn-xác nó làm rớt một cục gạch trên trần nhà nghe cái rầm khiến mình đứng tim.

 

Ở dưới nhà mình nghe: “Tèo làm gì đó, ngủ đi”, tiếng nói của chị TC, nay đã qua đời. Hai thằng tái mặt, quýnh quá mình ra hiệu thằng Hùng quay lại. Nó vừa xoay đầu thì mình nghe cái rầm. Thấy nó lọt xuống nhà bà Thường rồi các tiếng loạn xà-ngầu tạo nên một loại âm thanh khá độc đáo.

 

Hoá ra, lúc quay lại, thằng hÙng, quên, thay vì đứng trên các đà, nó dẫm chân lên tấm gỗ của trần nhà, nơi có chỗ leo lên gác của gia đình Bà Thường. Tấm gỗ này lại nằm ngay vị trí bàn thờ tổ tiên của gia đình này nên khi thằng hÙng té xuống thì rớt ngay trên bàn thờ nhà thiên hạ, làm lư đèn, chuối nải rơi hết xuống đất. Cũng may là Chúa đỡ nó, rớt xuống bàn thờ thì độ cao bớt cả nếu rớt ngay xuống đất từ 2.5 mét là gãy giò.

 

Mình sợ quá, chạy về nhà rồi nghe tiếng bà Thường la hét, chửi đồ mất dậy. Mày phá bà, không cho bà ngủ,… mình chạy lại nhà bà Thường, mặt thơ ngây, hỏi chuyện gì vậy thì thấy thằng Hùng từ từ đi ra cửa, mặt mày nó ngơ ngơ, ngáo ngáo hỏi tao ăn cơm chưa, tao ăn cơm chưa, dù trước đó đã xơi 4 chén cơm với nước mắm ớt ở nhà mình, trong khi bà Thường chửi hắn mê tơi rồi chỉ mình kêu thằng này xúi dục. Mình ngơ ngác, ngây thơ, nói cháu đâu biết gì.

 

Sau này, vợ chồng chú Minh, rể bà Thường, trung uý quân-cụ chỗ trước ấp Sòng-sơn, qua nhà kể cho bà cụ mình nghe. Hai vợ chồng đang ngủ thì thấy thằng Hùng nhảy xuống bàn thờ Phật, tưởng Việt Cộng nằm vùng nấp trên nóc nhà, xuống để bắt giết chú Minh, nên hai hai vợ chồng sợ quá muốn đứng tim. Sau này qua Văn Học, mình hết chơi với nó, hắn học dưới mình 1 lớp, tiếp-tục học ở Adran.

 

Giáng sinh cuối cùng ở Đàlạt là năm mình học đệ nhất. Có mấy tên trong lớp rũ đi ngắm gái. Đàlạt đêm đó đông không thể tả. Hình như tất cả giới trẻ đều ùn ra phố đông như kiến. Xe chạy chật đường, mấy tên tha hồ lạn xe để biểu diễn cho mấy cô. Chán Mớ Đời 

 

Dạo ấy trong đám học chung, có tên Trí, con ông Marcel, đang đả thông tư tưởng con gái của bác Tám, tiệm chè Mây Hồng ở đường Tăng Bạt Hổ. Hồi nhỏ mình hay chơi với con trai của bác, tên Hải và Phước vào chợ Tết vì bác trai nấu bánh tét dùm cho nhà mình. Nay lên đệ nhất thì học chung với chị hai tên này. Mình gọi cô nàng là chị trong khi mấy tên học chung lại xưng tên, nên chúng kêu mình phải gọi chúng bằng anh. Chán Mớ Đời 

 

Mấy thằng rủ nhau đi một vòng khu Hoà Bình, rồi chạy xuống Minh Mạng, chạy lên Duy Tân rồi ghé lại Chè Mây Hồng, ở Tăng Bạt Hổ, đóng đô mấy tiếng đến giới nghiêm thì về. Hình như hôm ấy, có thằng Đa, Tài, Trí, Nguyên, Mình và Đức, con tiệm thuốc tây ở ngã ba chùa. Đàlạt dạo ấy có chè Mai-Hường ở đường Minh Mạng là nổi tiếng nhất, sau đó thì có vài tiệm bắt chước mở nhưng không nhớ rõ lắm. Mại mại đường Minh Mạng chỗ dốc Nhà -Làng có một tiệm, Vọng Nguyệt Lầu ngay góc Tăng bạt Hổ. Đó là những tiệm mình hay ghé lại ăn.

 

Dạo ấy, giới học sinh ở thị-xã chỉ biết vào quán chè nghe nhạc rồi về, đám sinh viên thì vào cà-phê. Dân giàu như Hùng Con Cua thì tham dự các Boum tại nhà ông lớn nào đó. Năm 1992, khi mình về Đàlạt lần đầu thì đúng ngày lễ trung thu, ra phố với mấy cô em thì thấy thiên hạ cũng đông như vậy nhưng không có xe gắn máy như xưa.

 

Nếu nói đến Giáng sinh Đàlạt khi xưa mà không nhắc đến hội chợ từ thiện ở lãnh-địa đức Bà (kermesse Domaine de Marie), thường được tuổi chức hàng năm trong mấy ngày cuối tuần ở dòng tu này, trên đường Ngô Quyền. Mình có kể vụ này trong bài lịch sử Domaine De Marie rồi.

Nhà thằng HÙng, nơi mình ăn thịt chó lần đầu tiên, đối diện nhà Trung Tá Tốn

Giáng sinh cuối cùng tại Việt Nam thì mình ở Sàigòn, ngày mình nhận được sổ thông hành và chiếu khán của toà đại sứ pháp và mấy ngày sau lên đường du-học. Gần 20 năm mới trở lại Đàlạt.

 

Mình tính ở lại vài tuần, ăn Tết ta rồi đi Tây nhưng Việt Nam Cộng Hoà vừa mất Phước Long, bố mình kêu đi nhanh, sợ chính phủ không cho xuất ngoại. Do đó, bạn bè sau này gặp lại, kể bổng nhiên thấy mình biến mất khỏi Đàlạt. Mấy người này biết nhà mình nhưng không ghé hỏi. Chán Mớ Đời 

 


Nhs