Mình hay xem mấy chương trình như TED, có những ý tưởng khá hay về kỹ thuật, y tế xã hội hiện đại nhất là chú tâm về tương lai. Hôm nay, tình cờ thấy có chương trình bên Anh quốc Alliance for responsible citizenship nên tò mò xem thì thất kinh. Đây là họ mời các diễn giả đa số là thiên hữu. Cho nên bác nào dị ứng về đảng cộng hòa thì không nên theo dõi vì em tóm tắc lại những ý tưởng cực kỳ phản động của bọn xét lại.
Đ
ây là chân móng của cột gió giá trung bình là 1 triệu đô la mà chả cho bao nhiêu năng lượng. Chạy về Palm Springs thấy mấy cột gió nhưng ít cột quay. Điện càng ngày càng gia tăng dù gió không phải mua.Mình thấy có một ông giáo sư có làm việc cho PBS, đoán là thiên tả diễn thuyết về nền giáo dục Hoa Kỳ rất đúng vì đào tạo những người như ông Trump, Elon Musk, JD Vance,… như phân chia giai cấp. Có dịp mình kể lại vụ này.
Trong buổi hội thảo có nhiều người giải thích khá hay về sự thật ngày nay tại Âu châu. Bác nào buồn đời thì theo đường dẫn để nghe họ nói chuyện. Xem họ phân tích mình mới hiểu tại sao Âu châu ngày nay nghèo hơn trước. Khi mình mới sang Hoa Kỳ thì GDP của âu châu ngang ngửa với Hoa Kỳ, nay chỉ còn 45%. Nay còn đòi đánh cho Puchin chết luôn. Mới xem thống kê của Nả Uy và Thuỵ Điển chỉ có 110 xe tăng mà đòi đánh đấm. Puchin cười.
Đây là chương trình năng lượng mặt trời lớn nhất Cali giá trên 2 tỷ đô la và sẽ đóng cửa vào cuối năm nay vì tiền bảo trì nhiều hơn là tiền bán điện. Chán Mớ Đời
Âu châu điển hình là người Pháp vẫn sống trong quá khứ, cứ nghĩ mình là cái rốn của thiên hạ nhưng không biết là vật đổi sao dời. Họ cứ đặt ra các chỉ tiêu và nghĩ thiên hạ sẽ bắt chước họ như khi xưa với những tư tưởng hiện sinh này nọ. Những người có công khai phá các giống dân khác man rợ trên thế giới.
Kể từ năm 1990, Vương quốc Anh đã thành công cắt giảm hơn 50% lượng khí thải carbon. Về vấn đề này, xứ sương mù này dẫn đầu G20. Nhưng trong hành trình tìm kiếm năng lượng tái tạo, Anh quốc đã đánh mất một điều mà không ai dự tính. Xứ này đã không chú ý đến những sự đánh đổi liên quan đến chính sách năng lượng xanh. Anh quốc có thể hãnh diện vì đang dẫn đầu G20 về việc cắt giảm khí thải, nhưng cũng đang dẫn đầu trong việc hy sinh nền an ninh năng lượng của mình.

Anh quốc đang dẫn đầu trong việc phá hủy cảnh quan nông thôn cổ xưa của mình với những thiết bị năng lượng xăng. Anh quốc đang dẫn đầu trong việc phá hủy cơ sở công nghiệp của mình. Và đang dẫn đầu trong việc làm cho người dân của mình trở nên nghèo đói. Đây không phải là quan điểm chính trị của đảng phái. Mục tiêu phát thải ròng bằng Net 0 thực sự đang bị đẩy đến giới hạn cực độ bởi một chính phủ Lao động theo chủ nghĩa tư tưởng năng lượng xanh. Họ tin hoàn toàn vào sự việc sử dụng năng lượng xanh. Không có một chiến lược dự bị nào để lỡ hệ thống năng lượng xanh không hoạt động như trường hợp Tây Ban Nha tuần vừa rồi.
Mình lấy thí dụ trong vườn mình, có dự tính đào giếng lấy nước tưới cây. Vấn đề là đào giếng xong thì phải cần điện để bơm nước lên rồi phải lọc nước vì nước dưới đất có chất muối nhiều. Bơm nước tốn điện cũng giá phân nữa tiền nước hiện nay. Có thể gắn năng lượng mặt trời lại tốn thêm cả 100 hay 200 ngàn nữa. Lúc đầu mình không tính giữ cái vườn nhưng nay thằng con đồng ý nên có thể trong tương lai, nếu kỹ thuật năng lượng mặt trời tốt hơn, mình sẽ đào giếng để bơm nước lên. Nhưng vẫn giữ đường ống nước của thành phố để lỡ không có nước hay nắng để bơm điện.
Thánh nữ môi trường xanh, phạm một lỗi là chỉ trích DO Thái về Gaza nên nay không còn nghe tiếng nữa.Trên thực tế, đây là một vấn đề toàn cầu. Không chỉ riêng về Anh quốc mà là vấn đề của Châu Âu, của Canada thậm chí của Úc Đại Lợi mà mình có dịp ghé tháng 1 vừa qua. Những quốc gia này đã bị nhiễm sự cuồng tín về ý thức hệ năng lượng xanh, khiến phải hy sinh sự thịnh vượng kinh tế và sinh kế của người dân, tất cả chỉ vì mục đích tạo ra một số thay đổi nhỏ về mức độ carbon dioxide trong khí quyển. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn cuối dễ sa vào những niềm tin xa xỉ do các trí thức văn phòng tư duy đột phá. Đi chơi thấy các cột gió khắp nơi ở Úc và Tân Tây Lan làm xấu đi phong cảnh của hai xứ này tương tự khi xưa thấy các cột ống khói từ các nhà máy sản xuất.
Chúng ta coi sự thịnh vượng, thị trường tự do của Âu châu, xem nền dân chủ tự do đưa đến sự thịnh vượng là điều hiển nhiên. Và Âu Châu sa vào những mốt thời trang mà họ không đủ khả năng chi trả. Những quốc gia này, đang ở giai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản, đã mắc phải một trường hợp nghiêm trọng của hội chứng rối loạn khí hậu. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều cam kết đạt mức phát thải ròng bằng NET 0 vào năm 2050, tương tự như Úc và Canada. Mình về Pháp bị đám bạn Tây đầm quen khi xưa chửi kêu Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp ước Paris. Bạn bè kêu đạp xe đạp, đi xe lửa, thải khí thải ít hơn thay vì đi xe hơi. Nghe kể ai đi xe hơi mà hơi to một chút là bị xì bánh xe, rẹt sơn. Có thể nói là cuồng tín. Mình xem đó là một niềm tin tôn giáo mới. Người Âu châu ít đi nhà thờ ngược lại họ ca ngợi nói rất nhiều đến cô bé 16 tuổi Greta, lên tiếng báo động về bảo vệ môi trường. Các mục tiêu của các nước Bắc Âu thì sớm hơn một chút.
Nhưng chính sách biến đổi khí hậu là một vấn đề hành động tập thể. Xin nhắc lại là cần sự thi hành của tất cả các nước trên thế giới để giúp một thế giới ít bị ô nhiễm hơn. Đây là cội nguồn của tất cả các vấn đề hành động tập thể. Nếu chỉ một số quốc gia hy sinh, giảm khí thải và những quốc gia khác thì không, thì tất cả những gì họ làm là tự xóa sổ sự thịnh vượng của chính mình. Một sự harakiri, tự mỗ bụng của chính họ. Cũng nói lên sự đạo đức giả của họ. Họ là người tiên phong của cuộc cách mạng kỹ nghệ, đã làm ô nhiễm sông ngòi, không khí, môi trường của đất nước. Từ đó họ đột phá tư duy, đem nhà máy sang các nước nghèo hơn, để giúp các nước này phát triển, sản xuất cho họ tiêu dùng.
Vì cảm giác tội lỗi không đúng chỗ, Âu Châu muốn làm gương nên đã để các quốc gia châu Á đặt ra chỉ tiêu đạt chỉ tiêu Net 0 trễ hơn nhiều. Trung Cộng chính thức cam kết đến năm 2060, Ả Rập Xê Út đến năm 2060, nghĩa là sau Âu châu và Hoa Kỳ của chính phủ Biden 35 năm còn Ấn Độ đến năm 2070, 45 năm sau. Và nếu thời hạn đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Trung Cộng là 35 hoặc 45 năm nữa, thì Trung Cộng hay Ấn Độ có thể tạm thời bỏ qua các nổ lực của âu châu không chú tâm thực thi. Và đó là những gì hiện đang xảy ra. Hàng năm, lượng tiêu thụ than của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm nhưng thực tế hàng năm, lượng tiêu thụ lại gia tăng rất nhiều.

Trung Quốc có 1161 nhà máy điện chạy bằng than. Vào năm 2023, họ đã xây dựng hai nhà máy mỗi tuần hay 104 mỗi năm cho đến năm 2060. Ấn Độ chỉ có 285 nhà máy, nhưng giờ đây họ cũng đã bị mê hoặc bởi than vì rẻ. Hiện tại, họ đang mở hai nhà máy mỗi tháng và kế hoạch xây dựng của họ đang được đẩy nhanh. Trung Quốc và Ấn Độ cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 nhưng 45 năm sau Âu châu tự bớt thải khí độc nhưng anh ba tàu và anh cà ri nị cứ gia tăng mỗi năm thêm nhà máy thải khí độc. Khí độc trên nguyên tắc thải ra tại xứ họ nhưng gió sẽ thổi chúng qua các nước khác. Thế là ngọng.
Hoa Kỳ đã chơi trò chơi thông minh nhất. Chính Hoa Kỳ, thông qua cựu phó tổng thống Al Gore, đã phát động nỗi lo về khí hậu trên toàn thế giới. Với bài diễn văn sự thật khó chịu. Năm 2009, Al Gore đã báo động rằng Bắc Cực sẽ không còn băng tuyết vào mùa hè năm 2014. Nay chúng ta đã ở năm 2025, 11 năm sau ngày ông Al Gore báo động, được giải hòa bình Nobel. Ông ta vẫn tiếp tục đi máy bay riêng khắp nơi trên thế giới, kêu gọi thiên hạ ngừng thải khí thải. Nhưng lại bỏ túi tiền của mấy anh ba tàu.
Nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ ngừng khoan các giếng dầu, ông Trump tuyên bố Drill Baby để bán dầu khí cho Âu châu. Tại sao Hoa Kỳ phá nổ đường dẫn dầu khí Nord Stream của Nga bán cho Âu châu. Và bây giờ, đúng vào thời điểm mà nhiều nước phương Tây đã nuốt trọn ý tưởng về mục tiêu phát thải ròng bằng số không. Alberta của Gia-nã-đại muốn rời khỏi vùng kiểm soát của chính phủ Ottawa. Vùng này có đau hảo rất nhiều mà Ottawa không muốn khái thác.
Nhưng cũng giống như chủ nghĩa thức tĩnh, Wokery và DEI, nước Mỹ đã tung ra một loạt các niềm tin xa xỉ trên thế giới. Hãy xem những niềm tin đó được lan truyền như thế nào, chỉ để rồi vứt bỏ chúng ngay trên chính đất nước của họ ngay trước khi chúng đạt đến điểm hủy diệt chết người. Không giống như châu Âu nói riêng, Hoa Kỳ vẫn có DNA để cưỡng lại những ý tưởng có hại cho sự giàu có của chúng ta. Nếu hiểu được nền tảng của việc tạo ra của cải và bạn không coi chúng là điều hiển nhiên. Ngày nay, Âu châu có hệ thống miễn dịch yếu hơn nhiều. Chính phủ Trump đang cố gắng trừ khử chủ nghĩa thức tĩnh và DEI.
Vì vậy, Âu châu đang tiến dần trong chế độ tự hủy diệt, tự sát hoàn toàn về an ninh năng lượng. Vậy châu Âu đang lên kế hoạch đạt mức phát thải ròng bằng không như thế nào? Âu châu cần có một chiến lược song song. Một mặt, đóng cửa sớm một số nguồn năng lượng đáng tin cậy nhất của mình, như than và hạt nhân, và ngừng hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi. Tuần vừa qua, bên Tây Ban Nha được xem là nước có năng lượng xanh nhiều nhất bị cúp điện, dân chúng ra đường chơi vì không có điện.
Mặt khác, đang đánh thuế khí thải carbon, đẩy chi phí năng lượng và điện của người dân lên cao trên mọi phương diện, và gây thêm gánh nặng cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Thí dụ Cali là tiểu bang có giá xăng cao nhất nước Mỹ, gấp 2 so với tiểu bang Texas. Có một số tin xấu cho những người cuồng tín về mức phát thải ròng bằng không. Châu Âu có thể hoặc không thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng số không của Anh quốc, nhưng một điều chắc chắn sẽ làm là xóa sổ những gì còn lại của cơ sở công nghiệp. Chi phí điện cho người dùng công nghiệp ở Anh quốc cao gấp năm lần Hoa Kỳ, gấp bảy lần Trung Quốc. Đức cũng không kém xa. Nhất là từ khi cuộc chiến Ukraine xẩy ra, phải mua khí đốt đắt hơn vì phải cấm vận khí đốt của Nga. Đây là những hành động tự sát kinh tế quốc gia. Nếu để ý Âu châu vẫn mua dầu khí của Nga trong khi mạnh mồm kêu đánh cho puchin cút Puchin nhào.
Bây giờ nói sơ qua về hai kẻ cuồng tín nổi bật nhất, Anh và Đức. Đức từng chủ yếu dựa vào hỗn hợp nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, nhưng bà thủ tướng Angela Merkel đã quyết định loại bỏ ngành công nghiệp hạt nhân, và điều đó khiến họ ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga và gió Đức. Chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra với khí đốt của Nga, vì vậy bây giờ Đức dựa vào hỗn hợp khí đốt nhập cảng từ Hoa Kỳ và Qatar và gió Đức.
Nhưng có một vấn đề với gió Đức. Nó không thổi mọi lúc. Tất nhiên, vấn đề về gió không chỉ xảy ra ở Đức, nhưng Đức có từ hay nhất để mô tả nó, Dunkelflaute. Trong những khoảng thời gian gió không thổi, có thể kéo dài tới hai tuần, hệ thống phải dựa vào các nguồn năng lượng khác, chẳng hạn như khí đốt, để duy trì hoạt động. Do đó mình Chán Mớ Đời khi nghe bạn bè bên Âu châu chửi mình. Những người chỉ đi làm công cho thiên hạ thường có suy nghĩ rất xa thực tế, rất lý tưởng, không nghĩ đến các khía cạnh chính là kinh tế.
Đó là lý do tại sao một số người nghĩ rằng một từ tốt hơn cho năng lượng tái tạo là không đáng tin cậy. Không đáng tin cậy về căn bản là một dạng năng lượng ký sinh. Chi phí biến điện của chúng về mặt lý thuyết có thể thấp hơn, nhưng do tính không liên tục của chúng, chúng chỉ có thể hoạt động ngày nay như một phần của hệ thống năng lượng được cân bằng bởi các nhà cung cấp khác. Người ta rất hy vọng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua việc phát triển kho lưu trữ giá rẻ, nhưng giải pháp đó vẫn chưa xuất hiện. Vấn đề là họ đặt ra mục tiêu là năm 2035. 10 năm nữa, sẽ bắt chước ông Trần Quảng Nam hát 10 năm tình cũ.
Xin nói về về năng lượng mặt trời của Cali. Nếu ai đi Las Vegas, trước khi đến biên giới Cali-Nevada, sẽ thấy mấy trăm mẫu gắn các bảng hứng năng lượng mặt trời, với mấy trụ cao vời vời. Vấn đề là không thâu nhập nhiều năng lượng tốn mấy trăm triệu tiền thuế của người Mỹ tại Cali. Nghe nói đâu cuối năm này là họ dẹp. Tương tự chương trình của công ty Solyndra, cúng 500,000 cho quỹ tranh cử ông Obama, đắc cử ông Obama chỉ thị cho công ty này được vay 550 triệu. Một năm sau công ty này phá sản, tổng giám đốc bỏ túi 100 triệu về hưu. Sản phẩm đắt quá so với Trung Cộng.
Gió từng được coi là giải pháp tốt nhất, giờ đây hy vọng lớn nhất là pin. Nhưng những loại pin có tuổi thọ dài nhất trên thế giới hiện nay chỉ có khả năng lưu trữ trong sáu đến tám giờ. Dunkelflaute có thể kéo dài tới hai tuần.
Vì vậy, chúng ta cần một bước tiến lớn về công nghệ nếu pin truyền thống là giải pháp. Trong khi đó, chi phí điện của Đức đã tăng lên mức cao nhất thế giới, chỉ sau Anh. Đây là một thảm họa đối với Đức, vì thế mạnh lịch sử của nước này nằm ở các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào năng lượng - ô tô, hóa chất, thép, hàng hóa vốn. Các doanh nghiệp Đức biết điều này.
Tính chung, vào năm 2023, 30 công ty hàng đầu tại Đức chỉ đầu tư 15 tỷ euro vào Đức. Họ đã đầu tư 115 tỷ euro vào Hoa Kỳ. Nay ông Trump lên thì Đức quốc sẽ đầu tư thêm vào Hoa Kỳ. Mình nghĩ lúc đầu là vì ông Trump muốn giảm thuế lợi tức xuống 15% so với Trump 1.0 xuống từ 35% xuống 21%. Nhưng khi đi chơi ở Pháp, Ý Đại Lợi và Slovenia tháng 10 năm ngoái thì mình mới bắt đầu hiểu lý do các công ty Âu châu đầu tư vào Hoa Kỳ.
Anh là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Đức trong các cuộc chiến thảm họa. Vào những năm 1990, hạt nhân chiếm hơn một phần tư lượng điện, nhưng hiện tại Anh chỉ còn lại năm nhà máy hạt nhân. Bốn trong số này dự kiến sẽ đóng cửa trong năm năm tới. Có rất nhiều cuộc thảo luận về các lò phản ứng mô hình nhỏ, nhưng việc chờ đợi phê duyệt những lò phản ứng này là vô tận, bị các quan chức trì hoãn.
Trong khi đó, Anh quốc đang cạn kiệt công suất dầu khí trước thời hạn. Theo một số tính toán, Anh có đủ trữ lượng khí đốt ở Bắc Hải để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong 35 năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Anh đã từ chối cấp bất kỳ giấy phép khai thác dầu khí mới nào. Thậm chí còn đánh thuế bất ngờ được thiết kế riêng cho các nhà sản xuất hiện tại.
Nhưng Ed Miliband, bộ trưởng năng lượng của vương quốc Anh, có một kế hoạch khôn ngoan. Ông ấy muốn xây dựng rất nhiều cối xay gió để tạo thêm nhiều Don Quichotte. Ông ấy có kế hoạch xây dựng hơn một tỷ tấm pin mặt trời trên khắp Vương quốc Anh. Và vì vậy, vùng nông thôn Anh, được 2 ông Constable và Turner bất tử hóa, sẽ sớm được cải thiện với diện tích lớn các tấm quang điện.
Trên thực tế, theo Ngân hàng Thế giới, chỉ có một quốc gia có ít ánh nắng mặt trời hơn Anh, đó là Ireland. Khi mình ở Luân Đôn, ít khi thấy mặt trời, mưa mỗi ngày. Anh quốc cũng không có lợi thế so sánh trong việc xây dựng các tấm pin mặt trời, tất cả đều được sản xuất tại Trung Quốc bằng than. Tất nhiên, Anh quốc có lợi thế về gió, vì xung quanh là biển nhưng gió của Anh lại giống với gió Đức. Khi thổi khi ngủ. Ai ở Cali, chạy về vùng Palmspring, sẽ thấy nguyên khu vực thung lũng này có toàn là cột gió, giá 1 triệu đô cho mỗi cối gió. Có cái chạy có cái không.
Cả Đức và Anh đều đang hy vọng và cầu nguyện cho một giải pháp cho vấn đề lưu trữ, nhưng đây là canh bạc chính sách an ninh năng lượng lớn nhất trong lịch sử. Bộ trưởng Ed Miliband chắc chắn là một tay cờ bạc, nhưng ông ấy không đánh bạc bằng tiền của chính mình. Ông ấy đang đánh bạc bằng nền kinh tế Anh và bằng sinh kế của người Anh.
Chúng ta có thể thấy hậu quả rồi. Các lò cao thép, khởi đầu cho cuộc cách mạng kỹ nghệ Anh quốc, tạo dựng một đế quốc thường tự hào mặt trời không bao giờ lặn trên xứ Anh quốc. Các nhà máy thép cuối cùng của Anh sẽ đóng cửa trong năm nay. Anh đã mất một phần ba ngành công nghiệp hóa chất trong bốn năm qua. Jim Ratcliffe, chủ sở hữu của công ty hóa chất độc lập lớn nhất Anh, đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp hóa chất của Anh quốc đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ông đang chuyển công ty của mình, INEOS, sang Mỹ.
Nhưng chính ngành công nghiệp ô tô là nơi châu Âu giành được giải thưởng lớn nhất cho sự tự sát. EU đã đặt ra mục tiêu đóng cửa mọi hoạt động bán ô tô có động cơ đốt trong vào năm 2035. Và anh ba tàu sẽ bò đến bán BYD. Về Paris và đi Ý Đại Lợi, hình như mình không thấy một trạm chạy điện cho xe hơi điện nào cả. Mình đoán là mấy anh ba tàu trả tiền để thiên hạ xuống đường bên aau châu để tẩy chay Tesla để người Tàu bán xe điện của họ.
Nhưng Brexit Britain sẽ không chịu thua kém. Anh quốc có thể không phải là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô, nhưng có thể là quốc gia dẫn đầu thế giới về phá hủy ngành sản xuất ô tô. Anh quốc đã đưa mục tiêu của mình về ô tô chỉ chạy bằng điện lên năm 2030, sớm hơn EU năm năm. Ngành công nghiệp ô tô EU vẫn sử dụng gần 14 triệu lao động. Ngành công nghiệp ô tô Vương quốc Anh, 813.000 lao động. Chúng ta sẽ không còn thấy xe Jaguar, Austin, Rolls royce,… Chán Mớ Đời
Câu hỏi duy nhất là có bao nhiêu người trong số họ vẫn có việc làm khi Ed Miliband mất chức. Trong bài phát biểu gần đây tại Baku, Zakir Sharma đã trấn an người dân Anh rằng mặc dù ông đặt ra mục tiêu phát thải cực kỳ quyết liệt, mọi người sẽ không phải thay đổi bất cứ điều gì về lối sống của mình. Điều này thật vô lý. Giới tinh hoa cầm quyền của châu Âu đang mắc phải căn bệnh trầm kha của trí thức mà thiên hạ gọi là phủ nhận sự đánh đổi. Không có sự đổi chác đối với họ, chỉ có một con đường đưa đến thành công.
Họ nói như thể các khoản trợ cấp khổng lồ cho các ngành công nghiệp tái tạo hoặc viện trợ khí hậu toàn cầu không có hậu quả về mặt ngân sách. Ở Cali này chạy xe điện được hỗ trợ đủ thứ còn chạy xe bằng xăng là trả chết bỏ. Lý do là họ muốn dân Cali chạy xe điện hết. Họ cố tình làm ngơ trước tình trạng mất việc làm thảm khốc trong các ngành công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng và phớt lờ tác động của chi phí năng lượng đối với mức sống của mọi người. Khi ông BIden lên thì họ đóng đường ống dẫn dầu Keystone, sa thải 15,000 công nhân, họ xem là chuyện bình thường, 15,000 mất việc gây nhiều ảnh hưởng về kinh tế, xã hội. Mức phát thải ròng bằng 0 đang khiến mọi người khốn khổ và nạn nhân chính của nó là những người nghèo.
Người nghèo đâu mua xe điện được vì đắt, chỉ mua xe cũ chạy xăng.
Anh và Đức là những người chịu thiệt của mức phát thải ròng bằng 0. Việc tạo ra nguồn điện sạch dồi dào là một điều tuyệt vời miễn là nó hoạt động và khả thi về mặt thương mại. Nhưng Anh và EU đặc biệt đã kết hợp nó với các chính sách được thiết kế có chủ đích để khiến việc sử dụng năng lượng trở nên đắt đỏ một cách quá đáng. Khiến người nghèo gặp thêm khó khăn kinh tế.
Quá đắt đỏ đến mức khiến các công ty phải đóng cửa hoặc chuyển ra nước ngoài. Họ nghĩ rằng đang nêu gương cho toàn thế giới nhưng các quốc gia khác lại không làm theo Âu châu. Tất cả những gì âu châu đang làm là chuyển giao nguồn cung cấp năng lượng của mình cho Hoa Kỳ, Nga và vùng Vịnh, đồng thời chuyển giao hoạt động sản xuất của mình cho Hoa Kỳ và Trung Quốc. Âu châu đã xuất cảng việc làm của mình sang các quốc gia gây ô nhiễm nhiều hơn và đang tái nhập khí thải bằng cách mua hàng hóa của họ và đang làm tất cả những điều này trên lưng của người nghèo.
Hoa Kỳ và âu châu chuyển các nhà máy của họ sang Trung Cộng và các nước nhỏ để tránh môi trường của họ bị ô nhiễm thêm sau cuộc cách mạng kỹ nghệ. Thậm chí còn đem rác rưỡi của họ qua tàu, kêu là tái sinh. Sau covid thì họ thấy bất lợi nhất là ngày nay, sử dụng AI và người máy để sản xuất nên họ rút về. Mình về quê nội, thấy sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc Oai, ngày nay bị ô nhiễm kinh hồn, hôi thối vì khí thải các nhà máy đổ về.
Cái dã man là các trí thức Âu châu và Mỹ cho rằng họ làm sạch môi trường của xứ họ, chuyển các nhà máy qua các nước như Trung Cộng, Ấn Độ, Việt Nam,…khiến dân mấy xứ này chết vì môi trường ô nhiễm, vấn đề là cứ khói ở mấy xứ này bay qua lại các nước bên cạnh. Nhớ có năm cháy rừng ở Nam Dương, khói bay sang đến Tân Gia BA, Thái Lan,…
Năng lượng giá rẻ và dồi dào là nền tảng hỗ trợ cho sự thịnh vượng của Âu châu và Tây Phương. Ngành công nghiệp biết điều này, Hoa Kỳ biết điều này, các quốc gia ở vùng Vịnh biết điều này và Trung Quốc biết điều này. Câu hỏi dành cho châu Âu, Úc và Canada rất đơn giản. Liệu họ có chọn truyền lại nền tảng thịnh vượng cho thế hệ con cháu không? Nếu không, họ sẽ chỉ đơn giản là tiếp tục đi theo con đường giải trừ quân bị kinh tế đơn phương. Trung Cộng sẽ vui vẻ đóng nhận tin này. Do đó Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi chính sách năng lượng của nền công nghiệp của họ.
Giáo sư Thomas Sowell cho rằng các kỹ sư mà sai thì cầu cống, đường xá của họ thiết kế sẽ xụp đỗ, kiến trúc sư mà thiết kế sai thì cao ốc xụp đỗ còn các trí thức khơi khơi đẻ ra các chương trình giảm khí đốt thải cho vừa tư duy của mình mà sai thì không ai bắt họ phải bị trách nhiệm. Rất nguy hiểm!
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen thì
Nguyễn Hoàng Sơn