Ba Tư ăn 1001 trái bom


Đi chơi 3 nước ở Trung Á, bổng nghe tin tức Do Thái đánh bom Ba Tư, viện cớ là có bom nguyên tử khiến mình thất kinh. Nhớ khi Hoa Kỳ đánh Iraq, họ bựa ra tin tức vớ vẩn là Hussein có vũ khí hoá học bú xua la mua, để lấy cớ đánh chiếm, giải phóng người dân khỏi sự kềm kẹp của chế độ độc tài Hussein. Sau này họ mới biết là toàn là bựa ra để đánh mấy nước trung đông mà cựu tư lệnh NATO, Wes Clark đã tuyên bố sau 9/11 ông ta được cho xem các chương trình đánh 7 nước ở trung đông. Tuần vừa qua, Ba Tư là nước thứ 7.

Hình như Việt Nam mới được công nhận là thành viên của BRICS

Đi Trung Á vừa rồi, mình có viếng Almaty của Karzazstan, Bishkek của Kyrgyzstan và hai năm trước hai thành phố Samarkand và Tashkent của Uzbekistan. Và Georgia và Adjibarjian đều nằm trong khu vực này. 

Mình có chạy đến biên giới Trung Cộng và Karzahstan. Đường rầy chạy qua 4 thành phố mà mình có dịp đi ở Trung Á, chỉ có Turkmenistan thì mình hơi ớn không dám đi vì quá cận Ba Tư. Thêm toà đại sứ Hoa Kỳ kêu không nên đi xứ này.

Mình thấy Trung Cộng đang xây con đường và vành đai, thêm đường rầy xe lửa. Nếu nhìn bản đồ thì từ biên giới Trung Cộng xuyên qua mấy nước Trung Á này đến Ba tư. Đến vùng này thì đọc tin tức thấy có chiếc xe lửa đầu tiên của Trung Cộng đã đến cảng Aprin Dry của Ba Tư ngày 25 tháng 5 vừa qua sau 15 ngày chạy xuyên quốc gia 4 nước mà mình đã viếng. Và trong ngày đó có thêm 2 chiếc xe lửa đến từ Trung Cộng.

Cảng Aprin Dry, xem như không có nước bờ biển gì cả nhưng sẽ là trung tâm vận chuyển thương mại lớn sau này. Có lẻ Do Thái đã đánh bom ở đây rồi. Bác nào có tin tức gì thêm thì cho em biết. Mấy vụ này phải đọc tin tức ở ngoại quốc mới có.

Đây con đường từ 
Astara đến Rasht rồi sẽ chạy đến Baku của Azerbaijan tiếp theo là qua Nga. Nhớ hôm kia ở khách sạn Bishkek gặp một ông Nga, bắt tay hỏi mình ở đâu đến, kêu Hoa Kỳ. Ông ta vui vẻ nhờ mình xem hành lý để ông ta ra ngoài hút điếu thuốc. Sau đó ông ta nói là ở Saratov. Ông ta bặp bẹ tiếng anh understand? còn mình thì xì lô tiếng Nga, вы понимаете?niet cả hai đều cười cố hiểu nhau. Cho thấy người dân vui vẻ với nhau chỉ có chính phủ là lộn xộn.

Ngu như nông dân, mình đoán là Do Thái kêu Ba Tư có vũ khí hạt nhân này nọ nên bỏ bom, chặn đường này nọ. Nhưng thật sự là muốn đánh anh ba tàu. Nghe nói có chiếc phi cơ đến từ Trung Cộng, không biết chuyên chở gì đáp xuống phi trường Teheran mà phải tắt lộ trình mà báo chí Tây phương theo dõi mấy hôm rày.

Chúng ta thấy các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ nằm xung quanh xứ Ba Tư

Mình mới đọc tin tức thì được biết DO Thái vừa bỏ bom đường rầy xe lửa mới khánh thành để chận không cho xe lửa của Trung Cộng đến cảng Aprin Dry. Tại sao Do Thái lại bỏ bom mấy ngày sau khi tuyến đường xe lửa nối liền Trung Cộng qua Trung Á đến xứ 1001 đêm được khánh thành. Mình đoán là con đường này sẽ đưa và cung cấp thực phẩm cũng như dầu hoả cho Trung Cộng, không cần phải qua vùng vịnh bằng tàu bè, và cấm vận của Hoa Kỳ và các nước Tây phương. 

Nếu đường xe lửa nối liền hết Ba Tư, Nga, và Trung Cộng thì chuyên chở hàng hoá, quân đội tiếp viện nhanh vì chỉ mất 15 ngày từ Trung Cộng đến Ba Tư. Eo biển Hormuz và kênh Suez đói meo. Do đó Hoa Kỳ dành lại kênh Panama. Tháng 3 tới mình sẽ bò lại chỗ này chơi.

Các chuyên gia cho rằng với đường rầy xe lửa này, Ba Tư sẽ trở thành địa điểm quan trọng cho việc giao thương, nối liền Nga, Âu châu và Ấn Độ, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải, giúp Trung Cộng chuyên chở hàng hoá và chuyển chở dầu hoả của Ba Tư. Mặc dầu cấm vận nhưng anh ba tàu mua đến 23% sản lượng dầu hoả của Trung Cộng từ anh ba tư. Cho nên anh ba tư cứ tà tà bơm dầu lên bán. Chận đường rầy này thì chận luôn tiếp tế cho anh Puchin.


Đường rầy này sẽ chê eo biển Hormuz và con kênh Suez như từ trước đến nay do Hoa Kỳ và Tây phương chiếm đóng. Ba Tư là thành viên của BRICS nên không sợ bị cấm vận nữa. Cứ bán dầu cho Trung Cộng, mua hàng hoá của Trung Cộng là chế độ thần quyền cứ tiếp tục cho đến ngày mai.

Xem bản đồ Ba Tư sẽ thấy vành đai và con đường sẽ giúp xứ này giàu có vì nằm ở ngã ba đường đến Trung Cộng, Nga, Ấn Độ và Âu Châu. Nếu để sự việc này hoàn tất thì Hoa Kỳ và Do Thái chỉ biết hát một thời huy hoàng đã tắt. Khi ba tư mạnh, làm ăn với Nga và tàu thì sẽ thanh toán anh DO Thái sau.

Nhìn bản đồ này mới hiểu vì sao dân ở vùng Trung Á yêu mến Nga, dù họ chiếm đất của họ suốt một thế kỷ. Nếu con đường tơ lụa thế kỷ 21 thành công sẽ đem lại thịnh vượng cho vùng này.

Sau 3 tuần lễ đường xe lửa này được khánh thành thì đường rầy xe lửa Astara-Rasht nối với Nga được khởi xây, khiến Do Thái bom ngay, viện cớ Ba Tư chế tạo bom hạt nhân. Đi Trung Á mình thấy hai bên đường, người Tàu xây đường quốc lộ 2 làn, có trạm xăng rất tối tân, có mấy tiệm như 7/11 ở Mỹ, mua cà phê, CoCa cola này nọ, chỗ đi vệ sinh đàng hoàng như ở Hoa Kỳ.


Như mình đã kể là Ba tư quốc hữu hoá mấy giếng dầu của Tây phương nên họ muốn đánh Ba Tư từ lâu. Như tướng Michael Kurilla của CENTCOM Hoa Kỳ đã đề xuất đánh ba tư khi ông ta gặp tổng thống Trump, qua các xứ ả rập ký kết hợp đồng.

Nếu đẻ Vành Đại và Con Đường sẽ phát triển kinh tế không cần Tây phương. Nên nhớ ông cà ri bị có đến 1.5 tỷ người và anh ba tàu của ngang nữa, xem như 50% dân số thế giới.

Có lẻ vì vậy tháng trước có vụ lộn xộn giữa Ấn Độ và Pakistan. Bắn nhau, bỏ bom bắn rơi máy bay của hai bên được mấy ngày rồi im. Ấn Độ là thành viên của BRICS nhưng nay vì quyền lợi, chạy theo Tây phương. Chán Mớ Đời  (còn tiếp)

Bà Tulsi Gabbard, xếp sòng an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã tuyên bố là ba tư không xây dựng vũ khí hạt nhân.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Di dân lậu và biểu tình



Lần đầu sang Hoa Kỳ chơi thì điều khiến mình ngạc nhiên nhất là ra đường mình không phải đem theo giấy tờ tùy thân, khác với ở Âu châu lúc nào cũng có cái ví với giấy tờ vì lâu lâu cảnh sát Tây chận trong métro hỏi giấy tờ. Vào khách sạn họ cũng không hỏi giấy tờ chỉ đưa thẻ tín dụng là xong om. Ngày nay có nhiều lừa đảo nên họ mới hỏi thẻ căn cước hay bằng lái xe để xác nhận thẻ tín dụng của mình.


Đi chơi trên núi không có Internet nhưng khi đến khách sạn thì thất kinh khi thấy khắp nơi trên xứ Hoa Kỳ thiên hạ xuống đường, cản trở nhân viên di trú bắt mấy người di dân lậu. Thấy tội họ vì cũng phải cầm cố sổ đỏ vay mượn mới vượt qua biên giới đến Hoa Kỳ. Bây giờ bị dẫn độ về nước thì tiền đâu trả nợ. 


Họ ra đi vì miếng cơm manh áo, người cầm quyền xứ họ chỉ biết tham nhũng vòi tiền nên họ phải ra đi như người Việt sau 75. Vợ mình và hai người em vượt biển đến Nam Dương và Mã Lai. Trước khi định cư tại pháp và Hoa Kỳ. Kể cảnh sát mã lai và Nam dương kéo tàu ra ngoài khơi nên tài công phá máy làm chìm tàu để được lên bờ. Kêu cảnh sát mã lai hung dữ này nọ. Dạo ấy mã lai có vấn nạn mã cộng cũng kháng chiến trường kỳ nên họ rất sợ Hà Nội cài người sang để móc nối. Nhìn lại thì cảnh sát mã lai chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia của họ. Và bị lên án là gian ác. 


Sau đó người Việt vượt biển hay di tản đều đợi có gia đình người Mỹ nào bảo lãnh mới được đi định cư tại Hoa Kỳ. Ai có thân nhân đi trước thì được anh chị bảo lãnh như trường hợp vợ mình. 


Người Việt chúng ta đến Hoa Kỳ được là nhờ lòng tốt của người Mỹ đứng ra bảo lãnh trong thời gian đầu như hai người em của mình được ông bà Cayla bảo trợ vì mình còn sinh viên nên khó bảo trợ lắm. Nếu không có người bảo trợ thì ở trại tỵ nạn mút mùa lệ thủy. 


Sau này nhớ ơn ông bà Cayla mình có cho một gia đình tỵ nạn gốc Syria ở miễn phí mấy tháng khi họ mới sang. Sau họ dọn đi tiểu bang khác có người gốc Syria nhiều hơn. Hồi mới sang Hoa Kỳ mình phụ giúp sinh viên chống nạn cưỡng bách hồi hương các người vượt biển không có ai bảo trợ. Có người tự tử mỗ ruột trước Phước Lộc thọ mà không chết. Chắc đúng lúc ông Thọ có mặt ở đó. 


Thấy trên mạng người Mỹ chửi bới nhau. Bên binh chính sách cưỡng bách hồi hương và bên chống. Người Việt mình cũng nhảy ra bênh và chống nên chửi nhau loạn cào cào, quên khi xưa mình cũng từng đến bờ Mã Lai, Thái Lan và Nam Dương không có chiếu khán, bất hợp lệ. 


Nhưng khi họ đưa biểu ngữ “NO KING”  được xem là chính trị hoá, chả có thương người di dân lậu gì cả. Theo tài liệu thì thời tổng thống Clinton, họ trục xuất 12 triệu người di dân lậu. Thời ông Obama thì chỉ có 3 triệu người. Do đó không thể nói Đảng dân chủ không thi hành cưỡng bách hồi hương hay nhân đạo gì cả. Đúng hơn là khi người di dân lậu bị bắt tại biên giới thì được trả về, xem như đã dẫn độ họ về lại biên giới, ít vụ ICE lùng bắt như bây giờ.


Bill Clinton’s administration deported approximately 12 to 12.3 million people between 1993 and 2001. However, the vast majority—about 93% (roughly 11.4 million)—were classified as “returns,” meaning these individuals generally left the U.S. voluntarily at the border rather than through formal removal proceedings. The number of formal removals (forced deportations with legal consequences) was much lower. These figures include both voluntary returns and formal removals, so the number of actual forced deportations was only a small fraction of the total.


Mình có kể là chính phủ Trump thi hành các chính sách đã được các think tank cực hữu của Hoa Kỳ đề xướng từ lâu. Lý do là chính trị chớ không phải người Mỹ cả hai bên yêu thương hay ghét người di dân lậu. Họ bắt di dân lậu ở chỗ các triệu phú, ông ta bà lớn như Obama, Clinton có nhà nghỉ hè như Martha Vineyard  Di dân lậu lãnh lương thấp hơn và chịu khó. 


Hồi sáng, gặp ông thợ quen kể, tuần rồi đang làm việc trên công trường, bổng nhiên la migra đến, 60 nhân viên đang làm trên công trường bỏ chạy tá lả khắp nơi.


Năm 1986, khi mình sang Hoa Kỳ lần đầu thì tổng thống Reagan mới ký luật ân xá các người di dân lậu. Dạo ấy tiểu bang California được xem là tiểu bang thiên cộng hòa. Từ khi có lệnh ân xá thì các tiểu bang lớn như new York, California chuyển hướng sang khuynh hướng dân chủ như Cali. Từ 30 năm nay tiểu bang Cali có đến 70% cử tri dân chủ nên ai mà theo cộng hòa thì chả muốn đi bầu nữa. Vì biết trước kết quả. 


Theo mình hiểu thì Đảng dân chủ cho di dân lậu đến các tiểu bang lớn như Texas, Arizona, Florida nói chung là các tiểu bang thiên cộng hòa. Họ cấp bằng lái xe hay căn cước cho người di dân lậu. Trước kia di dân lậu không có bằng lái xe nhưng sau này các công ty bảo hiểm lobby nên Đa số các tiểu bang thiên dân chủ đều cho phép di dân lậu thi bằng lái xe hay nộp đơn xin thẻ căn cước. Có mấy người di dân lậu xin TIN số đóng thuế. 


Có bằng lái xe cứ đưa ra để bầu dù không phải công dân. Nay Cali ra luật không được hỏi thẻ căn cước thì ai muốn bầu là bầu. Thế là Đảng dân chủ đắc cử nắm hết quyền lực tiểu bang và liên bang. Xem như Đảng cộng hòa sẽ không bao giờ nắm quyền nữa. Hoa Kỳ sẽ chỉ còn một Đảng. Còn Đảng cộng hoà chỉ chửi bới cho vui vì không có đa số như hiện nay ở Cali 70% cử tri thuộc Đảng Dân Chủ. Cứ tưởng tượng 4 năm nữa, khắp các tiểu bang trên Hoa Kỳ đều có 70% cử tri bầu cho Dân Chủ. Khỏi mất công đi bầu. Nền Dân chủ có thể bị mua chuộc hay chơi mấy trò này.


Chúng ta nghe đến các tội phạm này nọ. Việc này có, như ông Mễ nuôi ong kể, 60 năm trước, bố ông ta giết người ở Mễ, trốn qua Mỹ, lấy vợ đẻ ra ông ta. Hay những người cầm cố sổ đỏ để mua đường chạy qua Hoa Kỳ. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để trả nợ vì ở quê nhà, dân cho họ mượn tiền có thể xiết nhà, đuổi cổ gia đình họ ra khỏi. Do đó họ có thể làm chuyện ác như giết người, trồng cần sa như người Việt nói Máu Lạnh. 


Nói chung người di dân lậu rất im tiếng không la lối, làm ồn vì họ biết ở lậu. Do đó mình đoán những người cầm cờ chạy vòng vòng là dân hợp pháp, có thể được trả tiền để bạo động.


Theo những gì mình đọc trên các trang của think tank cực hữu thì họ tìm cách dẹp vụ để người di dân bất hợp pháp không được bỏ phiếu. Nhớ ông Obama có ra chương trình DACA hợp thức hóa các người con di Dân lậu mà Đảng Cộng hòa chống là vì như vậy số người này sẽ dồn phiếu cho Đảng dân chủ. Chả có phải nhân đạo gì cả, họ chỉ muốn được đa số để kiếm chác, làm giàu thôi.


Chính trị là nơi họ tranh dành quyền lợi của hai Đảng nên họ cò mồi xúi chúng ta tham dự chớ chả có ai để ý đến quyền lợi của chúng ta. Nếu không vì chính trị thì không có mấy vụ xuống đường. Đập phá để thương lượng với nhau. Đảng dân chủ cấp bảo hiểm cho di dân lậu để dành cử tri bỏ phiếu sau này. 


Di dân lậu thì đi làm và rất chăm chỉ để có tiền gửi về giúp gia đình ở quê nhà. Họ không đóng thuế do đó có nhiều quốc gia khuyến khích dân họ nhập cư lậu vào Hoa Kỳ. Lao động tốt gửi tiền về quê hương là chùm khế ngọt. Khi đau ốm, sinh đẻ thì chạy vào nhà thương được chữa bệnh miễn phí, do đó y phí tại Hoa Kỳ đắt là vì vậy.


Nay họ cấm những người đến từ nhiều quốc gia viện lý do là an ninh nhưng thật ra nhiều người đi du lịch rồi trốn luôn ở lại. Có ông hướng dẫn viên người Karzachstan kể là cô em du lịch hay đi học sang Hoa Kỳ rồi ở lại. Lấy ai đó người Mỹ hợp thức hóa giấy tờ. 


Cách đây đâu 10 năm mình chạy đi mua đồ thì thấy thiên hạ la hét biểu tình nên bò lại xem thì tá hỏa tam tình. Mấy ông gốc Mễ kêu Cali là của Mễ Tây cơ, phải trả lại cho họ. Họ cầm cờ Mễ chạy lòng vòng. Như người Việt cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà chạy ngoài bolsa. Vài hôm nữa, chắc bên Tây Ban Nha lại có người xuống đường kêu Cali do người Tây Ban Nha phát hiện ra, phải trả lại cho Tây Ban Nha tương tự Mễ Tây CƠ do người Tây Ban Nha chiếm đóng. Chán Mớ Đời 


Vấn đề di dân lậu không giải quyết ngày nay thì sau này sẽ gặp nhiều vấn đề như hưu trí của họ. Ai nuôi họ, sẽ trở thành gánh nặng cho Hoa Kỳ khi dân số giảm. Do đó, người Mỹ muốn đuổi một số về nước của họ nhất là người già. Ngay chính người Mỹ về già sẽ có vấn đề hưu trí vì ngân sách tham thụt. 


Khi họ thành lập quỹ an sinh xã hội, trung bình người Mỹ chết ở độ tuổi 63.5 nghĩa là chết 18 tháng trước khi nhận được tấm ngân phiếu an sinh xã hội đầu tiên. Nay với y khoa tân tiến, người Mỹ sống dai đến 75 tuổi cho đàn ông, 82 tuổi cho phụ nữ nên có vấn đề thâm thủng ngân sách. Nay lại cộng thêm mấy người di dân lậu phải nuôi khi về già là ngọng.



Mình có nói chuyện với nhiều người di dân lậu. Họ nói làm tiền để gửi về nước xây nhà để mai sau họ về hưu. Vấn đề là con cháu lớn lên quen nước quen cái ở Hoa Kỳ nên không muốn về quê hương. Thế là họ ngọng, xây nhà để không hay để cho em út ở còn họ chui rúc vào nhưng căn hộ chật chội của con cháu. 


Mình thấy thiên hạ chửi bới nhau nhưng ít ai nói đến đem người di dân về nuôi hay bảo lãnh như khi người Việt tỵ nạn được người Mỹ bảo lãnh. Chỉ chửi bới hay bênh vực cho sướng miệng vì bảo lãnh là bao nhiêu chuyện như bảo hiểm, nhà cửa này nọ,… cho thấy muốn trở thành một người Mỹ tốt rất khó.


Hoa Kỳ cần giải quyết vấn nạn di dân lậu để khỏi bị hậu quả lớn trả hưu trí, bảo hiểm cho những người ở lậu sau này. Chửi bới nhau chả giải quyết vấn đề. Hy vọng họ sẽ thống nhất ở điểm nào để chuẩn bị cho tương lai. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Du lịch tại Tajikistan

 

Kỳ này đi chơi được 3 quốc gia trong vòng 3 tuần lễ nên chạy như giặc. Thằng con kêu gia đình mình như các người du mục, mỗi ngày chạy mấy trăm cây số, thay đổi chỗ ở. Vấn đề mấy xứ Trung Á ít có du khách nên ít hãng hàng không có chuyến bay vào nên chỉ có chuyến của công ty Thổ Nhĩ Kỳ là chịu vào mà họ chơi khăm là chỉ bay vào buổi chiều một chuyến mỗi ngày, đến thủ đô Dushanbe vào lúc 1 giờ sáng. 

Phi trường Dushanbe

Qua Hải quan xong, người Mỹ không cần chiếu khán thì bước ra cổng thì cảnh tượng khiến mình nhớ lại lần đầu về lại Sàigòn sau gần 20 năm. Người dân sở tại đi đón thân nhân đông như quân Tajik đứng đầy trước cổng láo nháo kêu om xòm vào lúc 2 giờ sáng. Phi trường quốc tế nhưng thấy nghèo. 


Thấy anh hướng dẫn viên đứng đợi là vui rồi. Anh ta kêu tài xế chạy xe đến rồi đưa về khách sạn. Bảo vệ đem cái kính rà dưới xe xem có gài chất nổ khiến mình hơi ớn trước khi mở cổng cho vào. Khi xứ này dành độc lập thì có nội chiến vì có nhóm muốn thành lập nền cộng hoà hồi giáo, bị ảnh hưởng của xứ ba tư bên cạnh. Mất 5 năm mới huề cả làng nên chắc vẫn còn đám cực đoan.


Vào lấy phòng xong bò lên giường ngủ. Mụ vợ cả 25 tiếng không ngủ cứ càm ràm chửi bới mình. Ác ôn đi chi mà xa rứa. 

Cung Navruz quốc tế nơi các hội nghị được họp tại đây phía trong rất đẹp


Độ 9 giờ sáng mình thức giấc đi  xuống nhà hàng ăn điểm tâm trong khi mụ vợ ngáy. Chiều mụ vợ thức giấc tươi tĩnh lại đi bộ qua bên cạnh có Chaykhana, quán trà nhưng bán thức ăn ghé lại ăn thức ăn địa phương lần đầu tiên vì điểm tâm ở Hyatt đã mỹ hóa nhiều ngoại trừ vài món lặt vặt. 

Món cổ cừu ăn rất đỉnh. Họ nằm cạnh Ba Tư nên ăn hành khá nhiều

Xứ này Đạo hồi nên họ nấu ăn theo phương thức halal nên không  để tủ lạnh qua đêm. Họ nấu trong ngày, bán hết thì thôi. Mình vào buổi chiều nên một số thức ăn đã bán hết hồi trưa. Mình hỏi món gì ngon, anh phục vụ kêu món gì cũng ngon. Mình hỏi anh ta đề nghị các món ngon nhất. Anh ta chỉ thực đơn viết bằng mẫu tự cyrilic là mình ngọng, biết đọc vài mẫu tự thôi chớ không hiểu. Anh ta giới thiệu món này món nọ rồi mình kêu. Hai phút sau anh ta chạy ra kêu món này hết rồi, kêu món khác thì hai phút anh ta chạy ra kêu hết rồi nên đành nói còn món gì thì đem ra. Sau đó mình hỏi có wifi không thì kêu không có nhưng anh ta đưa điện thoại và cho mình hot spot để vào Internet. Được cái là đồ ăn rất ngon. 


Lần đầu tiên ăn được món cổ cừu hầm. Mình thích bánh mì của họ nhất là loại chua. Mình để ý loại bánh mì có rắc mè thì chua chua như sourdough ở Hoa Kỳ. Mình trả tiền bằng American Express là cha con ngọng kêu tiền tươi thôi. Mình đưa đô La thì họ đổi thối lại tiền bản địa. Ra về anh phục vụ xin chụp tấm ảnh của thẻ American Express vì chưa bao giờ thấy. Chỉ cho chụp phía trước không có số. Nói cho ngay là thẻ tín dụng American Express ít được nhận, nên phải đem theo Visa. Loại không bị chặt tiền hối đoái.

Dân mấy xứ này thích kfc


Sau đó hai vợ chồng và thằng con lết bộ dọc đại lộ chính của thủ đô Tajikistan cũng được 5 dặm. Về khách sạn ngủ. Sáng hôm sau, sau điểm tâm thì xe đến đón chở đi viếng công viên quốc gia Shirkent. Đi bộ lòng vòng xem mấy cây mận. Mùa này là mùa trái cây nên thấy nhiều trái apricot. Mình nhận thấy trái ở đây nhỏ hơn bên mỹ nhưng rau cải rất tươi ăn thấy khác hương vị. Chạy xe trên đường, đi ngang các vườn trái cây, thấy dân tình ngồi bán ở lề đường. Leo núi cho mụ vợ giãn cốt. 

Mụ vợ leo núi cũng lết được lên 9,598 cao bộ

Ngày hôm sau là hơi mệt vì đang ngủ thì con gái nhắn tin trễ chuyến bay, phải bay qua Uzbekistan rồi lấy xe taxi qua biên giới nên lớ ngớ ngủ không đủ giấc.


Sáng hôm sau, họ cho xe đưa đi viếng  viện bảo tàng quốc gia thì thất kinh vì thấy cái tượng Phật đang nằm không nhớ năm nào nhưng họ tình cờ đào bới địa điểm tu viện Phật giáo Ajina teppa. Sau đó thì viếng cung Navruz cạnh khách sạn nơi ăn cơm đầu tiên. Chỗ này được dùng cho các hội nghị quốc tế mới được xây cất sau ngày độc lập. Các trang trí được chạm trổ rất tinh vi rất đẹp. 

Đèn phố trong công viên theo hình con chim của xứ này. Quên tên
Cha già dân tộc

Sau đó thì viếng tượng Ismail Somoni trong công viên Rudaki. Ông này được xem là người thành lập xứ Samanid cách đây 1,100 năm và  họ gọi đồng tiền của họ là somoni để nhớ ơn người lập quốc. 


Sau đó họ dẫn đến một ông nhạc sư nhạc cổ truyền như ông Trần Văn Khê và Trần Quang Khải. Ngồi nghe ông ta giải thích về âm nhạc xứ ông ra và nghe ông ta đàn và hát khá dễ thương. Ông ta mời trở lại vào buổi chiều để nghe ông ta và các nhạc sĩ khác hát hò nhưng mụ vợ không thích loại nhạc này nên đành theo thủ trưởng đi shopping. Đi chơi bổng nhiên con gái kêu họ không cho qua biên giới thế là ngọng phải chạy về thủ đô Tashkent để lấy máy bay. Thế là cũng bỏ qua vụ đi shopping. Lần đầu tiên thấy mụ vợ không muốn đi shopping nữa. Về khách sạn nằm đợi tin tức con gái. 

Món cơm Plov của họ rất ngon

Cuối cùng sáng hôm sau con gái đến phi trường và hướng dẫn viên đón đem lại khách sạn. Cho nó nghỉ ngơi hai vợ chồng đi mua sắm áo ấm cho mụ vợ và thằng con. Leo núi mà chả đem áo quần ấm gì cả. Mụ vợ kêu đem quần áo đủ trò để chụp hình nhưng lên núi lạnh chết cha, chỉ khoát áo ấm ở ngoài. Chán Mớ Đời 


Tượng Phật họ khám phá dài 13 mét. Có trùng tu chút đỉnh

Thay vì khởi hành vào lúc 8 giờ như đã định phải dời lại đến 1 giờ chiều để con gái lấy lại sức. Sau đó xe chạy đến căn cứ Artuch Alp được thành lập thời liên Xô để cho lực sĩ liên Xô tập dợt. Chạy một chút đường nhựa sau đó là đường lên núi nên toàn là ổ gà và chưa tráng nhựa. 


Vì đến trễ nên chương trình leo núi viếng hồ gần đó được dẹp vì sắp sửa ăn cơm tối. Tại đây mình ăn món súp Borsch ngon chưa từng nếm. Sau này cứ vào tiệm ăn để kêu nhưng chỗ nào cũng không ngon bằng ông thần nào trên núi nấu. Tại đây ăn cơm thì thấy có một số người nga họp lớp thấy dễ thương. Già rồi về họp mặt xem ai còn ai mất qua những hình ảnh cũ được chiếu lên. 

Dân tình yêu CoCa cola và bận quần áo Mỹ 

Chợ làm mình nhớ đến hàng bà Cáp ở Chợ Đà Lạt xưa, cũng có mấy thùng chứa đậu xanh, đậu đỏ,..

Ngày hôm sau , sau ăn sáng thì có người đến lấy Vali cho lừa chở lên núi trước trong khi cả nhà bắt đầu leo núi. Núi chỗ cắm trại cao độ 10,000 anh bộ. Cũng mất 5 tiếng mới đến hồ Koulikalon. Mất 5 dặm. Phải công nhận chưa bao giờ mình thấy phong cảnh núi tuyết đẹp như vậy. Trên đường đi bám theo các con suối chảy từ trên cao xuống. Lâu lâu ngưng lấy nước vào bình lọc vì sợ vi khuẩn. Lý do lừa leo núi thả bom khắp nơi trên bờ suối hay dưới suối. 


Thủ công nghệ quá đẹp

Họ tìm các nghệ nhân giỏi của xứ này đem về đây để thực hiện cung điện này.

Hình ảnh đẹp nhất của gia đình ngồi ăn trưa sau khi leo núi mất 5 tiếng đồng hồ, xung quanh là thác suối và núi tuyết
Mình có nhảy xuống tắm hồ này. Lạnh quá cở đâu 5 độ C

Đến địa điểm cắm trại thì đúng là tuyệt vời. Thấy họ để sẵn đồ ăn cạnh bên thác suối, phía sau là hồ và các dãy núi đầy tuyết. Chỉ có gia đình mình ngồi ăn. Trên đường đi chỉ gặp 3 người leo núi từ Hà Lan nhưng họ lên rồi đi xuống lại trong ngày không cắm trại. 


Ăn xong bò vào lều ngủ đến chiều dậy ăn tiếp rồi đi ngủ vì lạnh. Sáng ra nghe mụ vợ mấy đứa con và thằng Bồ con gái kêu lạnh khiến mình thất kinh vì mình thì thấy nóng thêm mụ vợ rúc bên tai ngáy như gọi đò. Mình nói hướng dẫn viên tìm cách xem có chỗ ngủ dưới núi, trở về lữ quán vì mụ vợ mà đau là mệt thêm con gái cũng rên. Ăn sáng xong cả nhà cởi lừa cho vui rồi bò tới mấy cái hồ bên cạnh chơi. Mình thử nhảy xuống hồ tắm nước lạnh đâu 5 độ C. Nhúng được 5 giây là đi lên. Sau ăn trưa lại lục đục xuống núi. Đến lữ quán đợi họ nấu đồ ăn tối xong thì đi ngủ. 

Hồ Iskander (alexander the great)

Sáng hôm sau mụ vợ kêu ngồi xe 6 tiếng đồng hồ để đi viếng mấy cái hồ nên mụ kêu thôi về khách sạn. Mụ vợ hơi bị cảm nên kêu tài xế đưa về khách sạn ở Penjikent. Một thành phố khá lớn du khách đều phải ngưng tại đây. Nhưng khách sạn sang nhất chỉ có 3 sao. Rất đông du khách từ Âu châu. Nếu ai bỏ tiền xây khách sạn năm sao thì hốt bạc. Thành phố nhỏ nên chả có gì lạ, có đi vào chợ thấy thiên hạ nhìn mình lạ lạ rồi chụp hình. 


Hôm sau ăn sáng xong thì chạy xuống núi về đến hồ Iskender nghĩa là Alexander đại đế nghe kể huyền thoại là trong cuộc trường chinh ông ta có đi qua ngang đây nên dân tình đặt tên hồ này mang tên người. Hồ đẹp phòng ốc nhìn ra hồ đẹp. Nói chung mình đoán họ tạo ra các Huyền thoại để câu du khách chớ thời liên sô thì chắc bựa LÊNIN đã đến đây.


Sáng ra thấy họ chở con bò đến rồi cắt cổ bên bờ suối, máu chảy đỏ lòm ra hồ mới hiểu tại sao họ không cho tắm. Hôm đó là lễ hội gì của Đạo hồi nên họ cắt tiết con bò và mời ăn miễn phí. Tiếc quá phải đi nếu không thì ở lại xem họ làm lễ ra sao. Ghé thăm cái làng bên cạnh cái hầm mỏ mà người Tàu đang khai thác. Về Dushanbe ở khách sạn. Cho con gái nghỉ một chút vì khuya phải ra phi trường bay về new York. Đáng lẻ theo chương trình, mình ở lại hồ Iskender thêm một đêm vì đẹp nhưng vì con gái về Dushenbe, lớ ngớ, phải đợi máy bay đến khuya, không có chỗ nghỉ nên mình về sớm để cho nó vào phòng, tắm rữa, ngủ đợi tối ra phi trường.

Sinh Nhật mụ vợ

Lễ nên tiệm ăn đóng cửa rất nhiều. Mụ vợ muốn đi mua đồ nhưng chợ búa cũng đóng hết. Tối thì có tiệm ăn Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa có ca hát nên bò vào ăn nghe ca sĩ hát nhạc dân ca rồi có mấy cô ra nhảy múa đủ trò rồi đến nhạc rap rồi disco đủ trò. Mệt rồi nên về ngủ mai bay qua xứ Karzachstan. 


Đi Tajikistan thì điểm đẹp nhất là cả gia đình leo núi lần đầu tiên với nhau rồi lên trên cao ngồi ăn uống trong khung cảnh quá đẹp. Xứ này nổi tiếng về núi đẹp và cao. Ai thích leo núi thì nên đi xứ này vì mình chỉ đi có vùng bên phía đông xứ này vì có một tuần. Họ có chương trình 3 tuần lễ leo núi mệt thở nhưng mình nghĩ mụ vợ đi không nổi ba tuần nên dành thời gian đi Karzachstan và Kyrgyzstan. Hai xứ này cũng có núi nhưng thấp hơn và không đẹp bằng ngược lại các vùng thảo nguyên của họ rất đẹp xanh rì. Thức ăn của người Mông cổ khác với người Tàu nên ăn ngon hơn.

Chỗ rữa chân trong nhà vệ sinh công cộng
Nhà vệ sinh công cộng trả 20 xu một người   Chỉ cần biết được chữ cyrilic để đọc chữ nhà vệ sinh và tiệm thuốc để mua thuốc cảm cho mụ vợ là ổn. 
 

Được cái là đi chơi chỉ có gia đình mình nên rất uyển chuyển, có thể kêu họ thay đổi lịch trình chớ đi chơi với cả phái đoàn là mệt khi mụ vợ long thể bất an.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn