Nói chuyện với con


Hôm nay, hai cha con đi xem nhà ở xa nên có thời gian nói chuyện. Thằng con bức xúc vì chị họ làm cố vấn giáo dục, kêu là có thể bị sa thải với chương trình giải thể bộ giáo dục của chính phủ mới. Đợi thằng con nói cho xong mình mới trả lời.

Trong trường học, thầy giáo đều quảng cáo, ráng học thi đậu vào đại học, sau đó có việc làm tốt, khi về hưu, chính phủ hay hãng sẽ lo hết. Đó là tiếp thị của trường học nhưng trên thực tế không như vậy. Mình đi làm phải vắt hết não, lạng quạng chủ đuổi, rồi đi tìm việc khác. Do đó chúng ta sẽ không bao giờ kiểm soát, định đoạt về số phận, tương lai của chúng Ta nếu chúng ta làm công cho người khác xem như bán rẻ sức lao động để giúp chủ giàu. Vấn đề là chúng ta đi làm bỏ sức ra đủ để cho chủ không đuổi còn chủ cũng trả lương cho chúng ta vừa đủ để chúng ta không tìm chỗ khác. Chúng ta chỉ làm việc không bao giờ hoàn toàn hết khả năng của chúng ta.


Con thấy công ty danh tiếng Sears bị phá sản và nay đến công ty danh tiếng Macy cũng đóng cửa. Lý do là phải nuôi mấy nhân viên của họ hưu trí. Khi xưa, người ta định tuổi về hưu ở tuổi 65 vì người Mỹ chết trung bình ở tuổi 63.5, nghĩa là người Mỹ chết 18 tháng trước khi nhận được cái ngân phiếu hưu trí đầu tiên. Do đó người ta gọi là SCAM. Họ không tiên đoán là y khoa ngày nay giúp người Mỹ sống đến 75-82 tuổi, nghĩa là sống thêm 12-19 năm. Tiền nuôi mấy người về già rất đắt vì họ có vấn đề y tế, thăm viếng bác sĩ, giải phẫu,… thêm không sản xuất. Nói theo kinh tế thì nhóm này vô dụng. Vấn đề làm càng ngày họ càng nhiều mà thế hệ của con trên nguyên tắc là đi làm đóng thuế nuôi họ lại ít hơn.


Do đó các công ty tư đã chuyển trách nhiệm hưu trí qua cho nhân viên bằng cách thành lập 401(k) cho nhân viên. Vấn đề là ít ai để dành tiền hưu trí nên khi về già là ngọng. Chỉ mong cậy vào tiền an sinh xã hội, bị bắt buộc đóng khi đi làm.

Chỉ còn công chức làm cho tiểu bang hay liên bang là còn quỹ hưu trí do chính phủ liên bang, tiểu bang trả. Do đó họ tìm cách dẹp bỏ vụ này vì nuôi một người suốt 20 năm, không lao động rất tốn tiền nhất là phải trả 70-90% tiền lương cuối cùng cùng của họ.

Làm cảnh sát lương cao lắm mà về hưu lại phải trả tuỳ địa vị rất cao.

Cách tốt nhất là mình phải tự chủ, tự lo hưu trí cho mình. Không bao giờ chờ đợi vào ai cả. Mình là kiến trúc sư cho vận mạng, tương lai của mình thì sẽ không tu theo phái Đổ Thừa.


Theo ngân hàng BofA, năm 2024 chính phủ có 85% thêm công việc, 33% tiền chi phí của quốc gia, và suy thoái 6-7% ngân sách quốc gia. Chính phủ BIden, mướn thêm công chức để cho thấy có tạo thêm công ăn việc làm như 80,000 nhân viên sở thuế. Để câu phiếu. Đó là phồn vinh giả tạo.


Chúng ta nghe DOGE khám phá ra những ăn gian này nọ. Đó là cách dương đông kích Tây. Họ muốn lấy lý do để sa thải công chức vì Hoa Kỳ sẽ không kham nổi trả tiền hưu trí và bảo hiểm cho những người này về hưu. Không cắt giảm thì Hoa Kỳ sẽ phá sản như các công ty Sears, Macy, JC Penny,…

Thằng con hỏi vụ áp thuế với Mễ Tây Cơ và Gia-nã-đại và Trung Cộng,… thì sao. Mình nói là sau thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ giúp các nước như Âu châu, Nhật Bản, …xây dựng lại để chống lại sự bành trướng của chủ Nghĩa Cộng Sản. Do đó các nước này phải bảo vệ sản phẩm của họ so với sản phẩm Mỹ nên được phép bán vào Hoa Kỳ ít thuế hay không bị áp thuế, ngược lại sản phẩm Mỹ bị họ đánh thuế như xe hơi là 100%, ngoài ra họ còn chơi thêm vụ TVA 20% là ngọng, khó bán ở Âu châu hay Nhật Bản. Tương tự bưu kiện gửi các kiện hàng từ Âu châu, Nhật Bản qua Hoa Kỳ rất rẻ ngược lại người Mỹ bán hàng qua Âu châu hay các nước khác thì rất đắt. Cứ xem Alibaba hay Temu. Như ở Việt Nam họ nhập cảng xe hơi vào, đánh thuế 200%. Một xe ngoại quốc nhập cảng vào Việt Nam, họ đánh thuế 200%, vì lý do đó em bố của Brian, bạn con, ở Việt Nam nhờ anh mua xe SUV Lexus chạy vài tháng để chuyển về Việt Nam, rẻ hơn vì áp thuế xe cũ rẻ hơn.


Thằng con có vẻ chưa hiểu nên mình giải thích thêm. Khi một nước nhỏ đang phát triển như Việt Nam, họ làm một đôi giày bán giá $20 trong khi đó một xứ bên cạnh như Cao Miên, sản xuất một đôi giày giống nhau nhưng gia công rẻ, họ chỉ bán $12 thì người Việt sẽ mua sản phẩm cao miên vì rẻ. Do đó muốn bảo về nền công nghiệp của nước nhỏ, người ta phải áp thuế hàng ngoại quốc để bảo toàn ngành công nghiệp mới chớm nở. Các nước đều áp dụng áp thuế cả chỉ có anh Mỹ là ít làm thôi. Ở Bắc Mỹ có hiệp thương NAFTA thời tổng thống Clinton, sau được chuyển lại thành USMCA, khiến cán cân Mậu dịch quá nhiều. Lý do là các nước khác đầu tư vào hai nước Gia-nã-đại và Mễ Tây Cơ để bán hàng sang Hoa Kỳ, ít thuế như xe hơi, khiến kỹ nghệ xe hơi của Hoa Kỳ banh ta lông cũng như các kỹ nghệ khác. Nay nghe áp thuế thì công ty Nissan dã bỏ ý định đầu tư thêm tại Mễ Tây cơ. Sang Mễ bố thấy xe điện của Trung Cộng đầy nơi. Từ từ sẽ được đem qua Hoa Kỳ giết kỹ nghệ xe điện Hoa Kỳ.


Khi xưa, bố ở Thuỵ Sĩ có xem đài truyền hình đức ngữ có phim bộ mang tên Heimat. Kể chuyện sau chiến tranh thì một ông anh cả trong gia đình biến mất. Gia đình khổ sở vì nhà cửa banh ta lông hết, phải gây dựng lại. Một hôm, ông anh cả về làng, cho biết là đang ở Hoa Kỳ. Ông ta đem đồ ăn , quần áo về cho gia đình. Sau thời gian nghỉ hè, ông anh cả về lại Hoa Kỳ. Mấy người em viết thư xin cái này, xin cái kia. Ông anh đi cầy mệt thở để giúp đỡ em út ở nhà mua nhà, này nọ như ông đạo diễn Jacques Tati, làm cuốn phim “mon oncle d’amerique “. Một hôm mấy người em ở nhà nhận được thư của ông anh cả, cho biết sắp lấy vợ và từ nay sẽ lo cho gia đình nhỏ bé của anh ta. Các người em viết thư thoá mạ, chửi bới, kêu người anh cả không có tinh thần trách nhiệm gia đình.

Đó là trường hợp của Hoa Kỳ ngày nay. Sau thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ đứng mũi chịu sào, bảo vệ các đồng minh ở Tây Âu, Nhật Bản,… nhưng ngày nay thì Hoa Kỳ nợ như chúa chổm, không cáng đáng được nữa như bảo vệ các nước Âu châu nữa. Hiện nay có 120,000 binh sĩ Mỹ ở Âu châu, và 369,000 người Mỹ dân sự làm việc để nuôi  trang bị 120,000 binh sĩ Mỹ. Họ chửi Hoa Kỳ không giúp đỡ Ukraine. Người anh cả, lập gia đình thì phải lo cho gia đình nhỏ của anh ta, nếu sau này dư dã sẽ giúp còn hiện tại thì chịu. Hồn ai nấy giữ.
người Mỹ nợ ngập đầu nhưng người ta lại chửi phải đánh Puchin, đầu hàng. Ai cũng muốn đánh nhưng không muốn bỏ tiền


Hoa Kỳ dưới chính phủ nào cũng vậy, ông BIden, ông Obama, ông Bush,…đều biết là phải cắt giảm chi phí quốc phòng, bớt ngân quỹ NATO. Giảm các căn cứ quân sự trên thế giới. Bill Clinton sa thải rất nhiều công chức. Ông Obama cũng muốn giảm chi tiêu ngân sách chính phủ Hoa Kỳ nhưng không thực hiện được. Nay DOGE có AI nên hy vọng sẽ giải quyết vấn nạn này.


Vấn đề là chúng ta phải làm gì trước tình hình hiện nay. Bố luôn luôn đi ngược với số đông. Đa số người quen, dạo này lên mạng chửi bới nhau, bênh vực các lãnh tụ của họ. Họ chửi chính phủ mới làm thị trường chứng khoán xuống te tua thay vì họ “short” các cổ phiếu như Tesla mấy tuần lễ này thì họ làm giàu biết bao nhiêu tiền. Bao nhiêu người, thay vì chửi bới nhau, short cổ phiếu, thị trường chứng khoán. Họ hoan hô vỗ tay khi cổ phiếu Tesla xuống nhưng không ai nói phải short Tesla. Người nào biết sử dụng tin tức thì chắc chắn short Tesla, sẽ bỏ tiền vào túi. Đa số bọn giàu có, Dân Chủ hay Cộng Hoà đều short hết vì thị trường chứng khoán sẽ xuống đến 20% nếu theo đúng quy trình. Họ hoan hô vui mừng khi thấy cổ phiếu Tesla xuống nhưng họ quên một điều là ông Musk chỉ sở hữu đâu 12.8% cổ phiếu còn ngoài ra là người Mỹ sở hữu cổ phiếu của công ty này. Đa số các 401(k) đều mua cổ phiếu của Tesla. Nếu cổ phiếu công ty này xuống thì 87.2% người Mỹ sở hữu cổ phiếu Tesla sẽ nghèo đi với ông Musk. Có thể cả những người hoan hô vui mừng vỗ tay.


Khi bitcoin xuống 22,500 bố mua vì kinh tế gia Harry Dent khuyên, đến khi lên lại giá $70,000 thì bố bán. Lời được một chút rồi kệ lên xuống không quan tâm nữa. Nay đợi khi họ kêu mình mua cổ phiếu lại thì nhảy vào mua. Bố đâu dám nói ai vì sẽ bị chửi la ngu khi bitcoin xuống. Khi xưa, nhà xuống, bố chạy đi mua, thiên hạ chửi bố ngu, nói mẹ con sao không cản bố. Nay họ lại kêu bố may mắn vì mua nhà lúc xuống. Đàng nào họ cũng nói được. Ở đời nên cẩn thận nghe ai nói. Tốt nhất là trả tiền cho những chuyên gia để họ nói mình làm gì. Còn những người cứ bô bô, cái gì cũng biết thì nên tránh. Cho nên đừng bao giờ nghe ai ít lợi tức hơn mình. Tại nếu họ giỏi thì đã có tiền nhiều hơn mình.

Trong đời có 3 loại người: 1/ thực hành, 2/ đứng nhìn thiên hạ thực hành và 3/ là hỏi chuyện gì xẩy ra. Lúc nào mình cũng tìm cách đứng ở số 1.


Như con biết, đi seminar họ có nói con là cẩn thận về suy thoái kinh tế từ năm ngoái. Có lẻ vì bầu cử nên họ tìm cách giữ đến nay. Nhà cửa bây giờ có foreclosure nhiều, chính phủ đang làm đáo hạn nợ để tránh vụ này trước bầu cử. Có thể bây giờ. 40% các nợ thương mại năm nay phải đáo hạn nợ ngân hàng. Cách đây 7-10 năm thì tiền lời 3%, nay là 7% nên hậu quả sẽ nghiêm trọng. Không biết ra sao. Do đó năm ngoái bố phải chuyển cổ phiếu vào nơi an toàn, mua vàng và các công ty dầu hoả. Đợi thị trường chứng khoán xuống rồi tính sau. Tin tức từ năm 2024, cho biết mấy công ty đầu tư lớn đều bán cổ phiếu để giữ tiền tươi. Mình phải đọc tin tức như vậy để chuẩn bị cho chính mình. Mình theo dõi tin tức để giúp mình thay vì đi theo thiên hạ rồi nay họ kêu tiền 401(k) của họ xuống. 2008 đã cho thấy chúng ta không thể nào tin tưởng vào công ty mình làm việc như Enron. Nhiều người làm cho công ty này 30 năm rồi tiền hữu trí của họ bốc khói trong vòng 3 ngày.

Có thể đây là chính sách của chính phủ Trump. Làm cho thị trường chứng khoán xuống độ 20%, khiến dân tình nhảy vào mua trái phiếu của chính phủ vì Trung Cộng đã bán 20% trái phiếu Hoa Kỳ. FED sẽ giảm hạ tiền lời. Họ áp thuế để các công ty ngoại quốc đầu tư vào Hoa Kỳ. Áp thuế như vậy sẽ khiến người bán giảm giá trong tương lai. Ông Trump mới lên mà đã có mấy công ty lớn đã tuyên bố đầu tư vào Hoa Kỳ. Bây giờ chỉ cần quốc hội giảm thuế công ty xuống 15%. Là thiên hạ sẽ vào Hoa Kỳ đầu tư. Nộp 5 triệu đô la 

Một điều con phải kiểm soát cảm xúc của mình. Điển hình ông thủ hiến vùng Ontario, Gia-nã-đại, kêu ông Trump tuyên chiến áp thuế thì ông ta sẽ áp thuế điện bán cho người Mỹ gần biên giới. Rồi buồn đời ông ta tự huỷ hợp đồng với Starlink trị giá 100 triệu mà quên đọc hợp đồng là nếu hủy bỏ thì phải đền cho Starlink 40% trị giá hợp đồng. Lại mua của công ty Mễ Tây Cơ, mướn SpaceX phóng vệ tinh của họ lên không gian mà phải đợi vài năm nữa. Đầu tư thì không bao giờ để cảm xúc của mình kiểm soát hành động của mình.

Đi học thương lượng, người ta dạy bố phải tìm hiểu rõ vấn đề trước. Người ta lúc nào cũng đưa cho mình một cách giải thích khá hợp lý trong khi cái điểm chính thì họ dấu. Con theo bố nghe các chủ nhà nói là muốn giảm tiêu xài này nọ nhưng từ từ bố hỏi thì họ đều nói là có vấn đề trả nào ngân hàng. Những gì họ chiếu trình trên truyền hình chỉ là đóng phim, còn điều chính thì họ không nói. Mình phải mua tài liệu bên lề để hiểu vấn đề. Để rút kinh nghiệm đầu tư. Đừng bao giờ theo bên nào cả. Như vậy mình mới nhận định tình hình rõ hơn để có thể giúp mình trong cuộc sống. 


Tạnh mưa, đi hái bơ bán để trả tiền cho vợ mua sắm. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Kiến trúc hiện đại và trùng tu

Có nhiều dinh thự nhìn có vẻ cũ nhưng trên thực tế mới được xây dựng gần đây nhưng lại khiến người dân thích hơn, xem có vẻ gần với người dân địa phương. Ngược lại có nhiều dinh thự, tòa nhà lớn lại khiến người dân rất lo ngại như trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris, khi mới được xây dựng hoặc văn phòng chính của hãng bảo hiểm Lloyd ở Luân Đôn. Người dân chưa quen với kiến trúc mới lạ. Có lẻ vì ý thức hệ mới chưa được phổ biến rộng trong xã hội. Tương tự khi mình ra trường thì ảnh hưởng của Jacques Derida mới được các kiến trúc sư áp dụng trong trường phái Deconstruction nay thì đi đâu cũng thấy. Chuyến đi Úc Đại Lợi và Tân Tây lan vừa qua, mình nhận thấy kiến trúc của trường phái này, được biểu hiện nhiều nơi mới được xây dựng.

Thấy trên mạng mấy cơ sở toà nhà lớn, có 2 toà nhà mình đã có dịp viếng, còn cái cuối cùng thì tháng 6 này sẽ đi viếng.

Năm kia, mình đi Uzbekistan, Georgia thấy có nhiều nhà thờ công giáo, hồi giáo bị cấm dưới thời liên Xô, làm kho chứa đồ cho hợp tác xã hay nuôi ngựa,… được trùng tu lại rất đẹp nhưng cũng có nhiều nhà thờ, hay tường thành bị phá mất tính chất lịch sử khi họ trùng tu. Mình có thấy hình ảnh cổng vào thành phố ở Việt Nam, bị họ đập phá hết và xây lại y chang lúc ban đầu. Vậy đâu phải là di tích lịch sử nữa. Tương tự ở Georgia và Uzbekistan, họ sửa chửa thêm nhiều thứ nên Unesco, rút lại vật thể văn hoá.

Thời cộng sản nuôi bò, đến thời tư bản mới bỏ tiền ra xây dựng lại

Có một thành phố ở Đức quốc, Dresden, mình muốn đi viếng vì khi xưa thuộc Đông Đức, bị phá nát tan bởi máy bay của Mỹ trong thế chiến thứ 2. Có nhà thờ Frauenkirche. Họ để khơi khơi cả 50 năm vì Đông Đức không có tiền đến khi thống nhất năm 1994, người đức mới xây dựng lại sau khi thống nhất và hoàn tất vào năm 2005. Mình có xem một phim tài liệu, họ nghiên cứu rất kỹ thuật khi xưa. Ngoài ra các khu phố cỗ, họ cho xây dựng lại, cấu trúc xưa, sơn màu của kỹ thuật xưa. Không như Chùa Cầu ở hội An, có công ty nào quảng cáo tặng không sơn với hoá chất ngày này thì đâu còn là trung tu.

Varsovie, Ba Lan được trùng tu lại như trước thế chiến thứ 2 nên khi về Đà Lạt, thấy họ phá nát hết khu vực Hoà Bình nên Chán Mớ Đời 

Mình muốn viếng Varsovie của Ba LAn để xem cách họ trung tu lại. Họ cũng mất hơn 30 năm để xây dựng lại để giữ gìn thủ công nghệ, và nghệ thuật cổ của xứ họ.

Điện Swaminarayan Akshardham ở Đề Li, Ấn Độ. Được xây cất dựa trên sách vở nói về kiến trúc, không sử dụng xi măng, và thép sắt. Được trang hoàng bởi các tượng điêu khắc bằng nghệ nhân. Hy vọng một ngày nào có thể viếng xem

Bên Nhật Bản, ở Kyoto, mình có đi xem với bà cụ, một ngôi chùa của thế kỷ 14 tên Kinkaku-Ji, bị một ông sư điên điên đốt năm 1950 thì phải. Sau đó, người Nhật xây lại y chang như xưa. Đại Hàn có một phim nói về cái chùa,..bị cháy, chắc phỏng theo ngôi chùa này.

Bên Bỉ, thành phố Ypres, có một nhà thờ kiểu gothique, được xây cất vào thế kỷ 14 và bị phá huỷ trong thế chiến thứ 1. Sau này họ xây dựng lại đến năm 1967 mới hoàn tất. Cái buồn là làm xong thì dân Bỉ ít đi nhà thờ. Chán Mớ Đời 
Ngoài ra có điểm lạ là bên Trung Cộng, họ hay xây lại các kiến trúc dựa vào các thành phố ở Âu châu. Mình có xem nhiều phim tài liệu về kiến trúc ở Trung Cộng. Thấy lạ. Điển hình văn phòng của Huewei họ xây theo kiểu thành phố Bruges của Bỉ, Oxford của Anh quốc và Verona của Ý Đại Lợi. Mình chưa đi Phú Quốc nhưng xem hình thì thấy họ bắt chước bú xua la mua mấy thành phố ở Âu châu. Nhưng thấp hơn như Disneyland.
Tháng 6 này mình sẽ đi chơi ở Kazakhstan, sẽ viếng nhà thờ hồi giáo ở Astana. Một trong những nhà thờ hồi giáo to nhất thế giới, khởi đầu xây cất năm 2019 và hoàn tất năm 2022.
Nói cho ngay đi chơi du lịch thường du khách thích xem các kiến trúc cổ. Có cuộc thăm dò về kiến trúc thì được biết 77% thích kiến trúc cổ còn 23% thì thích kiến trúc Tân đại. Có điểm lạ nhưng người tự gọi là xã hội chủ nghĩa, thiên tả rất thích kiểu kiến trúc Gothique. Mình thì không thích loại này, rườm rà.
Thật ra ngày nay có nhiều toà nhà Tân đại rất được ưa chuộng. Điển hình nhà hát opera của Sydney, Úc Đại Lợi, mà mình mới viếng cách đây 2 tuần. Tháp Eiffel ở Paris, viện bảo tàng Guggenheim ở New York,…

Vấn đề tuỳ thuộc vào hội đồng thành phố và những người có quyền hành kiểm soát về kiến trúc của thành phố. Mình rất ngạc nhiên là ngày nay, Luân Đôn có nhiều toà nhà với kiến trúc hiện đại vì khi mình làm việc ở luân Đôn, hoàng tử Charles hay dính liệu vào cấm cản không cho xây cất kiến trúc hiện đại nên Chán Mớ Đời lắm. Mình có thiết kế vài toà nhà ở đây nhưng chán lắm cứ phải dùng gạch hoài.

Có thành phố mình thích nhất là Nữu Ước, vì kiến trúc hiện đại trộn lẫn với kiến trúc cổ xưa. Còn đi Dubai thì có nhiều toà nhà cao lớn nhưng không có cảm xúc của thành phố khi đi bộ như ở New York.

Có lẻ người ta thích trùng tu một toà nhà cổ với kiến trúc cổ. Ở Việt Nam, mình có đi ngang Đà Nẵng, Quy Nhơn, … thì thấy Đà NẴng có lẻ thành công trong việc xây dựng, phát triển trong khi Nha Trang thì khi xưa mình thấy phát triển rất hay. Không hiểu lý do nào ngày nay trở lại thì thấy bú xua la mua, vô tổ chức. Có lần mình ra Huế, vào thành Nội để xem họ trung tu thấy thất kinh nên sau này không dám vào xem nữa dù nghe nói đã xong. Nghe kể Unesco đến cũng phải lắc đầu.

Mình có xem phim tài liệu về trung tu lại nhà thờ đức Bà của Paris bị cháy. Họ làm có bài bản, nghiên cứu này nọ để xây lại nên mình thấy những gì họ trùng tu 10 năm trước ở Thành Nội là chỉ biết khóc.
Có lẻ vụ này trồng cây thấy có lý nhất. Đến Á Căn Đình, thậm chí ngồi trên máy bay đã thấy đương nào cũng có cây to đùng khiến trời nắng đi bộ vẫn mát. Về Sàigòn nay lâu lâu mới thấy một bóng cây.

Thường chúng ta thấy kiến trúc thường bị chính trị hoá, người ta cho biết kiến trúc được kẻ cầm quyền sử dụng để nói lên nền tảng chính trị của phong trào hay chính trị như kiến trúc sư Albert Speyer thiết kế các công trình cho Hitler, tương tự ở Ý Đại Lợi, cũng có những khu được xây dựng khắp Ý Đại Lợi cho phong trào Phát xít do Benito Mussolini khởi xướng. Hay ở Liên Xô cũ. Mình có viếng mấy dấu ấn kiến trúc thời Liên Xô ở UZbekistan, Georgia, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc. Ở Ba Tây, kiến trúc sư Oscar Niemeyer đã thiết kế Brasilia cho chế độ quân phiệt.
Có điểm lạ là ở Mạc Tư KHoa họ xây các nhà ga Métro với kiến trúc Baroque, trong khi ở Boston, thuộc chế độ tư bản lại xây thiết kế kiến trúc loại Brutalist. Kiến trúc Gothic ngày nay được xem là bảo thủ nhưng trước đây lại được các nước theo xã hội chủ nghĩa ưa thích.

Đà Lạt tương tự xây đủ thứ, không có đến một toà nhà với kiến trúc hiện đại có thể gọi là đẹp. Tòa nhà hành chính ở chỗ hai căn nhà của công ty Shell khi xưa, chán luôn. Họ đập phá Thao Trường khi xưa, để xây vào đó cái chi chi. Tháng vừa rồi về Đà Lạt, thấy họ đập nhà hàng Đào Nguyên, biệt thự Trang Hai để xây bãi đậu xe. Thấy trên đồi Cù họ cho xây khách sạn hay gì trên đó, không giấy phép. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Con không cha như nhà không nóc

Hôm qua thấy hình ảnh mấy bà đầm nữ quyền, phơi ngực, sơn người đủ trò đi biểu tình ở bên Tây khiến mình thất kinh. Không thấy đẹp đẽ gì cả. Xét về Mỹ thuật dưới con mắt của con người xã hội chủ nghĩa, là cái đẹp của sự dấn thân, hy sinh cho cách mạng. Người đẹp cách mạng của Pháp quốc Marianne Mỹ miều hơn.

Mình có kể vụ nam quyền, nữ quyền tại Hoa Kỳ rồi khiến xã hội loạn lên, phụ nữ được bảo bọc rồi mấy đứa con lại lêu bêu vì người mẹ không muốn cho gặp bố. Mình có quen một anh, về Việt Nam lấy vợ, có hai đứa con. Một hôm buồn đời mình nghe anh ta than là vợ kêu ly dị vì gặp lại người tình xưa ở Việt Nam. Tình cũ không rủ cũng tới. Vấn đề là cô vợ dọn qua tiểu bang khác, không cho anh ta thăm viếng hai đứa con. Gửi quà giáng sinh cũng bị trả lại. Cho thấy có con mà không được gặp cũng là một cái bất hạnh trong cuộc đời.


Theo thống kê hiện nay Hoa Kỳ có 18.3 triệu trẻ em sống không có cha. 85% trẻ ở tù, lớn lên không có cha. Thiếu vắng cha thường liên kết đến sự nghèo đói, học hành không xong và gia đình đổ bể. 70% trẻ ngụ trong các trung tâm cải huấn thường không biết cha mình là ai. 39% học sinh từ mẫu giáo lên đến trung học, không sống chung với cha. Trẻ em không sống với cha, sống trong cảnh nghèo, gấp 4 lần trẻ em sống với cha. Điều dễ hiểu nhất là lợi tức của người mẹ không bằng hai lương hàng tháng, dù người cha phải trả tiền cấp dưỡng nhưng nếu cha ở tù, không lẽ kêu bác Trump phụ cấp. Thêm học sinh không sống với cha bỏ học trước khi tốt nghiệp trung học gấp hai lần trẻ em sống với cha. Hàng năm có đến 3 triệu nam sinh không tốt nghiệp trung học trong khi Trung Cộng có đến 3 triệu sinh viên tốt nghiệp học. Mình có kể vụ này rồi. Cho thấy tương lai u ám của Hoa Kỳ nếu không cải tổ lại cấu trúc xã hội.


Cái này mới nguy hiểm, con gái mà không sống chung với bố có nguy cơ bị bệnh béo phì 100% so với những ai sống chung với bố. Trẻ vị thành niên có nguy cơ trở thành mẹ trước khi đến tuổi 20. Về chủng tộc thì 57% người gốc da đen sống không có cha, 31% người châu Mỹ la tinh, da trắng thì 21% còn á châu thì 16%.


Đọc mấy con số này khiến thất kinh. Lý do là gia đình là nền móng căn bản của xã hội, của đất nước mà ngày nay Hoa Kỳ bị trường hợp này, không biết sao cải  thiện. Chắc người Mỹ cần xem lại những gì căn bản để thay đổi thay vì chửi bên Xanh bên Đỏ. Tại sao họ chửi nhau? Có lẻ họ không hạnh phúc, không hài lòng với đời sống nên tìm tiếng nói trên mạng xã hội.

Khi xưa mình nghe người lớn nói “con không cha như nhà không nóc, gái không chồng như nòng nọc đứt đuôi”. Mình sống với ông cụ từ năm lên 10 vì trước đó, ông cụ đi lính rồi làm công chức ở Ban Mê Thuột. Sau này mới được đổi về Đà Lạt, sống với ông cụ đâu được 7 hay 8 năm rồi đi Tây. Em mình thì ít hơn vì mới 1, 2 tuổi ông cụ đã đi tù cải tạo suốt 15 năm. Khi ông cụ được thả thì  đã lớn tuổi nên mình rất phục bà cụ. Một thân một mình nuôi 10 đứa con không hư.


Con không cha hay không có sự hiện diện của người cha trong gia đình là một vấn nạn lớn ở Mỹ. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và các tổ chức như Sáng kiến Quốc gia về Vai trò Làm Cha, khoảng 24,7 triệu trẻ dưới 18 tuổi sống mà không có cha ruột ở nhà tính đến những năm gần đây. Đó là khoảng 33% tổng số trẻ em ở Mỹ, cao hơn hầu hết các quốc gia khác. Phân tích theo nhân khẩu học, con số rõ ràng hơn: 57% trẻ em da đen, 31% trẻ em gốc châu Mỹ la-tinh, và 21% trẻ em da trắng lớn lên không có cha. Còn da vàng là 16%. Xem như thấp nhất so với các chủng tộc khác. So sánh với năm 1960, khi chỉ 11% trẻ em nói chung sống trong gia đình một cha mẹ (phần lớn là không có cha),  con số này đã tăng gấp ba trong sáu thập kỷ. Nhưng cũng có người làm đến chức tổng thống như ông Obama, hay bộ trưởng như ông bác sĩ Carson, da đen.


Không phải tất cả những đứa trẻ này đều hoàn toàn “không có cha” theo mặt tình cảm. Nhưng một số cha ở xa nhưng vẫn liên lạc, vì khi ly dị, người mẹ dọn đi nơi khác hay người cha đi tìm việc làm ở tiểu bang khác. Một số khác đang ở tù, và một phần lớn hoàn toàn vắng mặt. Chẳng hạn, khoảng 2,7 triệu trẻ có cha mẹ (thường là cha) trong tù, theo Quỹ Annie E. Casey. Sự khác biệt này rất quan trọng vì mức độ vắng mặt ảnh hưởng đến tương lai của đứa bé. Hình ảnh người cha nghiêm nghị, khiến đứa bé không dám làm bậy, có kỹ luật hơn.


Tại sao tình trạng này lại phổ biến ngày nay? Khó có thể xác định một cách rõ ràng. Có thể do luật phép phá thai khiến người ta vội vã giao hợp một cách vô tội vạ. Có thể ngày nay người Mỹ ít tin vào Thiên Chúa, đi lễ hay một đấng tối cao nào đó. Có thể Khoa Học trở thành tôn giáo mới, hay người Mỹ không còn những điều răn cấm, giúp con người sống theo đạo đức tôn giáo. Hay học đường được thầy cô cấp tiến hướng dẫn theo chủ nghĩa tĩnh thức, hay cha mẹ lo làm ăn nên không ngó ngàng đến sự giáo dục con cái trong gia đình.


Nhớ dạo mình làm việc ở Nửu Ước, ông thị trưởng Giuliani và cảnh sát trưởng Bill Bratton được xem như thánh sống, làm giảm tỷ lệ tội phạm. Đến khi thành phố Los Angeles mướn ông cảnh sát trưởng này thì tỷ lệ tội phạm không xuống nên cho về vườn. Sau đó người ta mới giải thích lý do trước đó 20 năm, Hoa Kỳ cho phép phá thai uống thuốc ngừa thai nên tỷ lệ con không cha giảm giúp tỷ lệ tội phạm giảm chớ không có thánh sống.


Có thể là một mớ hỗn độn enchilada của các yếu tố văn hóa, kinh tế đưa ra để giải thích cho sự nguy cập này:

  • Sự suy giảm hôn nhân: Ít người kết hôn hơn—tỷ lệ kết hôn giảm từ 8,2 trên 1.000 người năm 2000 xuống 6,1 năm 2020. Số ca sinh ngoài giá thú hiện chiếm 40% tổng số ca sinh ở Mỹ (70% đối với trẻ da đen), và các gia đình chỉ có mẹ thường xuất hiện sau đó. Mình thấy nhiều gia đình thuê nhà, con 4, 5 đứa mà họ tên rất khác nhau.
  • Ly hôn: Khoảng 40-50% các cuộc hôn nhân đầu tiên kết thúc bằng ly hôn, và sau ly hôn, cha ít có khả năng giữ quyền nuôi con chính, chỉ 17,5% cha có quyền nuôi con.
  • Tù đày: Mỹ giam giữ nhiều người hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, khoảng 1,8 triệu người tính đến năm 2023. Với đàn ông da đen bị tù với tỷ lệ gấp sáu lần đàn ông da trắng, điều này ảnh hưởng nặng nề nhất đến các gia đình thiểu số, khiến 1 trong 9 trẻ da đen có cha trong tù. Họ cho biết nhiều gia đình không có $500 để đóng tiền thế chân khi bị lộn xộn với pháp luật nên phải vào tù ở đến ngày ra toà. Các nhà tù Hoa Kỳ đầy hết nên họ phải thả bớt ra, và chỉ bắt ai ở tù nếu ăn cắp trên $950.
  • Áp lực kinh tế: Những người cha thu nhập thấp thường rời xa khi không thể chu cấp tài chính, nghèo đói làm tăng gấp đôi khả năng cha vắng mặt. Bỏ qua định kiến về “cha vô trách nhiệm”, một số nghiên cứu cho thấy nhiều người muốn ở lại nhưng cảm thấy xấu hổ hoặc bị cản trở bởi hoàn cảnh. Theo thống kê, mỗi năm tại Hoa Kỳ có đến trên 3 triệu con trai không tốt nghiệp trung học. Mình có kể lý do vụ này rồi.
  • Thay đổi văn hóa: Quy tắc về gia đình đã nới lỏng. Sống chung tăng lên (15% trẻ em sống với cha mẹ chưa kết hôn), nhưng những mối quan hệ này kém ổn định hơn hôn nhân, thường tan rã và để lại mẹ một mình. Như người Mỹ hay nói : “easy come easy go”.
  • Hình như sống chung hay có con trước khi thành hôn, không còn là một chuyện quan trọng nữa. Mình có hai thằng cháu, có con dù chưa lấy nhau. Chắc chúng chả bao giờ làm đám cưới vì lo nuôi con là oải rồi, sức đâu làm đám cưới.

Hiệu ứng lan tỏa của việc không có cha chạm đến gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của một đứa trẻ đưa đến nhiều hậu quả khó đo lường cho tương lai của đứa bé.

  • Các gia đình chỉ có mẹ đơn thân có khả năng nghèo gấp năm lần so với gia đình có hai cha mẹ, 47,5% so với 8,4%, theo dữ liệu Điều tra Dân số 2021. Thu nhập trung bình cho các gia đình chỉ có mẹ là 36.000 USD, so với 103.000 USD cho các cặp đôi đã kết hôn. Mình để ý mấy người mướn nhà, đổi chồng hay Bồ rồi có bạn trai khác ngay, để có người chung tiền trả tiền nhà. Mình đọc đâu đó, cho biết phụ nữ ly dị thì sau 1 năm phải dọn vô ở chung với một người đàn ông khác vì không đủ khả năng trả tiền nhà. Khi có con sớm thì học hành cũng khó mà đeo đuổi nên công ăn việc làm là tay chân, lợi tức thấp. Nhiều khi phải làm mấy công việc để có đủ tiền trả tiền ăn, tiền nhà. Có cuốn phim nói về gia đình ông bác sĩ da đen, làm bộ trưởng HUD dưới nhiệm đầu tiên của ông Trump. Bà mẹ đơn thân đi chùi nhà cho thiên hạ, may được ông chủ dạy cho đọc viết nên bà ta nhất quyết, bắt hai anh em học hành, thay vì đi chơi, mượn sách về đọc. Hai anh em bổng nhiên học giỏi lạ lùng khi chịu khó học hành, và sau này đổ y khoa và là người đầu tiên thành công trong việc giải phẫu cặp sinh đôi.
  • Trẻ em trong những ngôi nhà này có nhiều khả năng phụ thuộc vào trợ cấp chính phủ. 75% các gia đình một cha mẹ sử dụng các chương trình như SNAP hoặc Medicaid tại một thời điểm nào đó.
  • Trẻ không có cha có khả năng bỏ học trung học gấp 1,7 lần. Chỉ 13% trẻ từ gia đình chỉ có mẹ kiếm được bằng cử nhân trước 25 tuổi, so với 39% từ gia đình có cả cha mẹ.
  • Tại sao? Ít sự giám sát của cha mẹ, ít nguồn lực cho gia sư hoặc hoạt động ngoại khóa, và đôi khi là bất ổn cảm xúc. Đặc biệt, con trai dường như thiếu sự kỷ luật hoặc động lực học tập từ cha, con gái thường tụt lại trong sự tự tin về STEM nếu không có sự khuyến khích của cha.
  • Thống kê tội phạm gây sững sờ: 70% thanh thiếu niên trong các trung tâm cải huấn lâu năm, lớn lên không có cha. Trung tâm Quốc gia về Vai trò Làm Cha cho biết trẻ không có cha có khả năng mang súng và buôn ma túy cao hơn 279%. Mình có anh bạn kể khi xưa anh ta đi thiếu sinh quân, có rất nhiều người thiếu cha nên dữ dằn, đánh nhau kinh hồn.
  • Lạm dụng chất kích thích cũng tương tự, 63% thanh niên tự tử và 71% thiếu nữ mang thai đến từ gia đình không có cha. Con trai thường tìm kiếm danh tính trong các nhóm nguy hiểm; con gái có thể tìm kiếm sự công nhận qua các mối quan hệ sớm. Dù sao có người cha thì có sự nghiêm khắc, sợ bị la này nọ. Mình nói chuyện vố một cô em, kể khi bố đi tù, thấy bạn bè có cha nên thèm. Nhìn lại thì phải công nhận phục bà cụ mình, một thân một mình nuôi một đàn con trong suốt 15 năm, thêm phải thăm nuôi chồng hàng tháng. Lại thay mặt chồng dạy dỗ con khi tối về, một mặt phải đi họp tổ dân phố,..
  • Tỷ lệ trầm cảm cao hơn 50% ở trẻ không có cha. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia liên kết việc cha vắng mặt với nguy cơ rối loạn lo âu cao gấp 2,5 lần.
  • Về lâu dài, người trưởng thành từ gia đình không có cha báo cáo mức độ hài lòng cuộc sống thấp hơn và tỷ lệ ly hôn cao hơn—một số người gọi đó là “lời nguyền giữa các thế hệ”. Mất cha sớm (trước 5 tuổi) làm tăng gấp đôi nguy cơ rối loạn nhân cách.
  • Con trai: Không có hình mẫu nam giới, họ có khả năng vào tù gấp 2 lần và cần liệu pháp hành vi gấp 4 lần. Hành vi hung hăng tăng vọt, nghĩ đến đánh nhau ở trường hoặc gia nhập băng nhóm. Nhớ dạo ở New York, có nhóm con lai đi sang Hoa Kỳ. Có nhiều gia đình người Việt sáp nhập vào để đi Mỹ, rồi khi có giấy tờ thì xù họ. Mấy người này sống với nhau, không được người Mỹ da trắng thừa nhận, người Việt cũng ngại ngại ra sao đó vì văn hoá cũ. Nay người Việt lấy Mỹ nhiều nên chắc hết vụ này.
  • Con gái: Cha vắng mặt làm tăng gấp ba nguy cơ mang thai tuổi teen. Các nhà tâm lý học ghi nhận “nỗi khát khao cha” khiến một số người tìm kiếm sự chú ý từ nam giới ở nơi khác, thường quá sớm.

Một số trẻ vượt qua khó khăn, người cố vấn, ông bà, hoặc mẹ mạnh mẽ có thể lấp đầy khoảng trống. Những người cha sống xa nhưng vẫn tham gia (thăm nom, gọi điện, hỗ trợ) giảm 40% nguy cơ phạm tội, theo nghiên cứu năm 2019. Và không phải mọi cha vắng mặt đều là kẻ xấu, một số bị buộc rời xa do tranh chấp quyền nuôi con hoặc khoảng cách. Cha dượng hoặc chú đôi khi cũng đảm nhận vai trò, mặc dù gia đình pha trộn mang đến những thách thức riêng (tỷ lệ lạm dụng cao hơn, ít gắn kết hơn).


Dù vậy, dữ liệu nghiêng mạnh: hai cha mẹ, khi ổn định, mang lại lợi thế rõ rệt cho trẻ. Vai trò đặc thù của cha như chơi đùa mạnh mẽ với con trai hoặc khẳng định giá trị của con gái, dường như quan trọng về mặt sinh học và xã hội theo cách mà chỉ mẹ không thể thay thế hoàn toàn.


Ngoài cá nhân, việc không có cha gây áp lực, làm gương lại làm ngân sách quốc gia, ước tính chi phí hàng năm 100 tỷ USD, phúc lợi, tòa án, nhà tù, chăm sóc sức khỏe, tất cả liên quan đến những kết quả này. Chỉ riêng tội phạm, với 85% tội phạm trẻ tuổi không có cha, tạo một vòng luẩn quẩn: cha vắng mặt tạo ra hỗn loạn, điều này lại sinh ra nhiều cha vắng mặt hơn.


Một số người đổ lỗi cho chính sách như quy định phúc lợi trừng phạt các gia đình có cha mẹ hoặc hậu quả của việc giam giữ hàng loạt. Những người khác chỉ ra việc văn hóa ca ngợi “mẹ đơn thân mạnh mẽ” mà không thúc đẩy cha ở lại tương xứng. Niềm tuyệt vọng kinh tế ở các thị trấn, khu vực đô thị không giúp ích, đàn ông thất nghiệp ít có khả năng kết hôn hoặc ở lại.


Có thể học đường cần dạy các môn như Công Dân Giáo Dục, Đạo đức từ bé để đứa bé làm quen với những trách nhiệm sau này. Thay vì lớp 4, 5 đã dạy về sinh lý, khác giống, chuyển giới thì càng khiến chúng tò mò.


Nói tóm lại, gia đình là nền móng của xã hội mà nếu nền móng ấy lung lay thì khó có những tiến bộ xa của quốc gia. Mình hiểu là vấn đề nữ quyền khiến con trai lớn lên phải đối chọi về mặt tinh thần. Không có cha bên cạnh để dẫn đường thì khó có chí hướng đi theo. Có lẻ vì vậy mà chủ nghĩa thức tĩnh được yêu mến vì con người không biết mình là ai. Con trai? Không có người cha dẫn dắt, người mẹ thì đâu có kinh nghiệm về làm đàn ông. Cho nên làm đàn ông ngày nay khổ lắm ai ơi.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Grok 3 và ChatGPT tạo dáng đồng chí gái

 Mình hỏi Grok 3 có sửa hình được không thì được biết chỉ sửa chửa hình do chính Grok 3 làm. Mình hỏi tạo tấm ảnh đồng chí gái thì Grok kêu phải cho chi tiết. Mình nói bận kimono, đứng cạnh cây hoa Anh đào. Và sau đây là hình được Grok tạo dựng. Vấn đề là không giống mụ vợ mình. Thêm già hơn. Con gái mình kêu 80 tuổi.

Năm nay em dự định học Ây Ai từ từ xem có cái gì lạ. Để xem đến cuối năm học được những gì.

Chán Mớ Đời 
Đây là 3 tấm được Grok3 tạo nên để mình chọn rồi đưa thêm chi tiết để Grok sửa chửa. Phải lên vườn tỉa nhánh cây nên để khi nào rảnh rồi sửa tiếp

Buồn đời mình hỏi ChatGPT làm y chang cho đồng chí gái 
Lúc đầu được như sau;

Hình đầu tiên chơi cái áo dài. Mình hỏi kimono

Bây giờ cho áo kimono

Mình kêu mặt tròn thêm một tí. 
Đưa đồng chí gái xem kêu già chát. Chán Mớ Đời
 
Ngồi đợi thiên hạ đến lấy bơ vừa hái. Mai mưa nên ở nhà. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn