Thế hệ Z và sự cô đơn

 Thế hệ Z và sự cô đơn

Mình thấy một tấm ảnh tại Nhật Bản; một nhà ga nhỏ, không ghế chỉ có một đường rầy dừng tại đây rồi quay ngược lại. Ngạc nhiên nên mò mò đọc thì khám phá ra họ xây nhà ga này để ai có ý định tự tử thì đến đây, có thời gian suy nghĩ về tự quyên sinh khiến mình thất kinh.

Mò thêm tài liệu thì khám phá ra Nhật Bản là một quốc gia phát triển nhất á châu, là ngọn hải đăng cho các nước á châu khác. Sự thật về hậu quả của sự phát triển nhanh chóng là sự cô đơn. Người Nhật cảm thấy đơn độc, nhiều người chịu không được, phải tìm đến cái chết.


Mình xem một phim tài liệu nói đến vấn đề này của đài truyền hình Tân gia ba thì thất kinh vì có thể xẩy ra khắp thế giới vì sự toàn cầu hóa. 


Tại Nhật Bản, họ gọi thế hệ Z (Gen Z) là người Nhật sinh từ cuối thập kỷ 90 và thập kỷ 2010, đang gặp vấn nạn xã hội, kinh tế, và áp lực văn hoá khiến đưa đến tình trạng cô đơn khá cao. Có nhiều điểm khá chú ý:


Đầu tiên là sự chuyển hoá của xã hội, xã hội Nhật Bản thường được xem là một xã hội với tinh tần cộng đồng rất mạnh mẽ. Ngày nay giới trẻ theo lối sống “solo katsu” (sinh hoạt riêng một mình). Kiểu sống ăn một mình , đi xem phim của một mình. Họ phỏng vấn một cô diễn viên, không nổi tiếng lắm. Cô ta cho biết là diễn viên nên không thể nào để lộ hay nói cho ai biết về suy tư của vì sợ sẽ bị đồn thổi. Từ từ tự khép kín, không có bạn để tâm sự. Một hôm, cô ta vào tiệm ăn thức ăn nhanh, ngồi ăn và khám phá ra niềm vui ăn một mình thay vì phải có sự hiện diện của những thân hữu. 


Năm 2023, có một thăm dò của LINE Research cho rằng 14% thế Z của Nhật Bản theo dõi các nhóm trên YouTube, nhưng các nhóm về xã hội, làm quen thì rất ít, nhưng các thú tiêu khiển một mình thì gia tăng rất nhiều.


Đây không phải là quyết định cá nhân mà vì hoàn cảnh môi trường văn hoá của Nhật Bản đòi hiểu nhiều hay sợ bị từ chối như một bà, kể là ở tuổi trung học, đi học không giỏi nên bị áp lực gia đình nhất là sợ bạn học chê cười nên nghỉ ở nhà không đi học luôn. Nay bà tham gia các nhóm để giúp những người trẻ tuổi lâm vào tình trạng này.


Một cô bé khác kể 14 tuổi, không chịu được sự giáo dục hà khắc của bố mẹ nên bỏ nhà đi bụi đời. Đến Đông Kinh thì khám phá ra có club mượn người nghe mình tâm sự, để mình tâm sự nhưng họ chặt tiền khá đẹp nên nợ chồng chất phải đi làm gái bao. Vì cảm thấy có người cần gần gũi cô ta thay vì khi xưa, ở với bố mẹ, cứ bắt học hành, giỏi như người này người nọ, không được tâm sự với ai cả.


Điểm thứ hai là văn hoá làm việc ở Nhật Bản, với 80 giờ mỗi tuần khiến giới trẻ cho rằng rất khó có thời gian để đả thông tư tưởng với khác giới. Vì họ có thể bị lôi kéo vào vòng đai , làm việc, rồi đi uống với đồng nghiệp sau khi rời hảng. Ngoài ra từ 30 năm nay, kinh tế Nhật Bản đình trệ khiến các lo âu sợ mất việc nên khó đi đến quyết định làm gia đình, xây tổ ấm. Họ có phỏng vấn một cô thạc sĩ, sau khi tốt nghiệp trở về tỉnh làm việc cho một cơ quan chính phủ, bận công việc quá nên không thời gian để yêu nên sống độc thân. Thêm họ không muốn đóng vai trò cổ điển của phụ nữ xưa, muốn trải nghiệm cuộc đời và lo cho sự nghiệp.


Ngoài ra có góc cạnh về kỹ thuật. Thế hệ Z sinh ra trong công nghệ kỹ thuật toán nhưng các nghiên cứu cho hay, họ có thể kết nối trên mạng nhưng lại không thay thế được các nối kết ngoài đời.


Chuyến đi Việt Nam và Úc đại Lợi vừa qua, mình trải nghiệm được một điều, gặp mặt những người kết nối trên mạng như anh bạn làm bờ lốc cho mình ở Sàigòn hay gặp mặt mấy ông thần trinh sát 302 khi về Đà Lạt, hay mấy người kết nối trên mạng. Họ rất dễ thương ngoài đời. Họ rất chọn lọc, không phải ai cũng kết nối làm bạn nên khi gặp nhau, có cảm tưởng như đã hiểu nhau nhiều vì đọc bài vỡ của nhau. Chỉ tiếc là thường mình viết khi đang ở phi trường, trước khi lên máy bay nên khi thiên hạ đọc bài thì mình đang ở trên phi cơ nên thường xuống phi trường mới nhận được nhắn tin, kêu mời gặp nhau. Quá trễ. Hẹn lần sau. 


Họ cho biết là đại dịch covid càng làm khó khăn hơn Nhật Bản áp dụng chính sách cách ly. Theo thăm dò thì 40% trả lời cảm thấy cô đơn. Lý do là các sinh hoạt như đi chơi với trường, các buổi lễ bị xoá bỏ, kiểu tốt nghiệp trung học hay đại học, không được chung vui với bạn hữu. Như con gái mình tốt nghiệp không được chia vui cùng bạn học, phải nằm nhà xem trên màn hình đưa tên mình lên. Năm sau phải về trường lại để làm lễ tốt nghiệp nhưng có rất nhiều người ở xa không về được. Mất luôn kết nối với bạn học sau khi bị cách ly.


Ngoài ra, có hiện tượng mà người Nhật gọi là “hikikomori”, người Nhật Bản trẻ nhưng kêu ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, họ không tham dự vào các sinh hoạt xã hội. Họ phỏng vấn một anh chàng trẻ, từ bỏ Đông Kinh về quê ở. Anh ta cho rằng ở quê , người dân hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau. Còn ở đông kinh, không biết thằng hàng xóm là ai. Theo chính phủ cho biết có độ 1.5 triệu người. Họ phỏng vấn một anh chàng cho biết cha mẹ lo đi làm nên từ nhỏ bị cô đơn nên không có ai để tâm sự rồi đi học lại ngu như mình, bị bạn bè chế diễu nên thu mình lại, không tiếp xúc với ai.


Cho thấy phát triển cũng có cái bề trái của nó. Dân số người Nhật này giảm nhanh, xem như xứ này hết tiến nổi vì người già chiếm số đông rồi. Giới trẻ thì không lấy chồng lấy vợ gì cả. Lo làm.


Sau đó lại thấy một nghiên cứu khác ở Phi Luật Tân thì tương tự giới trẻ ở đây cũng bị cô đơn, xem như đứng thứ 2 trên trên thế giới. Họ cho biết có đến 47% giới trẻ Phi kêu là cô đơn, được xem đứng thứ 2 trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 20 trên thế giới. Họ phỏng vấn một anh chàng trẻ to béo, làm một người AI trong điện thoại rồi ngồi nhà kêu AI đi bộ vì anh ta muốn đi bộ nhưng cứ để AI đi bộ còn anh ta ngồi xem anh ta AI đi bộ trên điện thoại.


Một cô gái khác nói lớn lên với bà ngoại vì bố mẹ đi làm lao động quốc tế nên năm khi mười hoạ mới gặp. Bà ngoại thì già nên có sự cách trở của thế hệ. So sánh với bạn bè có cha mẹ bên cạnh nên tủi thân rồi tự khép kín. Có trên 20 triệu người phi đi lao động quốc tế. Mình nhớ có lần sang Hongkong chơi, chiều chủ Nhật ra quảng trường Victoria thấy toàn người phi, đi lao động quốc tế, gặp nhau chia nhau những món ăn, kể chuyện quê nhà, con cháu. Mình có quen một bà phi, ý tá, kể là con để ở Phi cho bà ngoại nuôi. Nhớ con như điên nhưng chỉ gặp 2 tuần một năm từ 15 năm qua.


Ngày nay, vào nhà hàng hay đi đâu, cũng thấy mỗi người cầm điện thoại, đợi thức ăn mang ra. Như khi xưa có bài hát, chúng ta yêu nhau tuy xa mà gần, tuy gần nhưng cách xa.


Ở Việt Nam có ông thầy Thích Minh Niệm, giúp giới trẻ tìm lại mình, trị các nổi cô đơn và trầm cảm. Còn có cách khác là lên mạng chửi lộn với mấy người không quen biết. Để khiến cái tôi lớn hơn. Giúp dung lượng trái tim nở phình ra nhưng thay vì để chứa thương yêu, chúng ta chứa hận thù để rồi lại kêu tại sao cô đơn. 


Dạo trước có mấy nhóm trên mạng, có tổ chức ốp-lai, mình có đi dự, thấy bà con cũng vui vẻ, có lẻ cùng một khuynh hướng nào đó, nói chuyện rất cởi mở. Nay chủ xị nghe nói dọn đi xa nên hết thấy tổ chức. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Mưu sĩ trên mạng

 Có ông thần ở Việt Nam viết trên mạng xã hội là người Việt mình thích dạy dỗ thiên hạ làm mưu sĩ. Ai cũng là Tôn Tẩn, Bàng Quyên như thời Đông Chu Liệt Quốc hay Khổng Minh của thời Tam Quốc Chí. Người thì chê tổng thống Ukraina, người chỉ trích ông Trump này nọ. Có người kêu theo quy tắc ngoại giao này nọ, mình không biết họ làm hay học về ngoại giao hay sao mà kêu ông Zenlensky là không biết ngoại giao. Từ 3 năm nay, hình ảnh ông ta luôn luôn bận cái áo lính của quân đội Ukraina, xem như cách tiếp thị, hình ảnh của cuộc chiến mà nay bảo ông ta bận áo vét thì đâu còn tiếp thị nữa.

Còn Donbass này nọ thì mình có thấy ông nào chắc ở Việt Nam, kêu đánh tới người lính cuối cùng để lại đất của tổ tiên bú xua la mua. Hy vọng ông ta là thiện nguyện quân sang Ukraina. Còn vụ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bị tạm chiếm thì không nghe ai nhắc đến chiếm lại. 

Khiến mình nhớ câu chuyện một ông Việt kiều về Hà Nội chơi, được người em họ dẫn đi viếng thủ đô. Cuối cùng người em họ hỏi sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông Việt kiều kêu ở Hoa Kỳ tôi không thích tổng thống Trump thì tôi có thể đến trước Bạch Cung chửi ông ta. Ông em họ kêu thì có khác gì đâu, ở đây em cũng có thể ra BA Đình chửi ông Trump, có sợ gì đâu.


Bên Tây có một đài truyền hình C8, thuộc Canal + không được cho thuê phát sóng nữa vì có khuynh hướng rất cực hữu. Cho thấy tự do ngôn luận ở pháp ngày nay rất có vấn đề. Liberté, égalité, fraternité gì mà ông Tây bà đầm dạy mình khi xưa bay hết.


Ai muốn Ukraina nên đánh tới cùng thì gửi tiền ủng hộ, có nhiều đường dẫn để giúp đỡ người dân Ukraina chống lại bọn xâm lược Putin. Họ còn kêu gọi xung phong sang Ukraina để đánh Putin. Hình như có một ông cựu quân nhân Mỹ gốc việt, tình nguyện sang Ukraina đánh, nghe nói đã chết tại chiến trường. Hôm qua thấy trên Télégramme, một thiện nguyện quân của aq bị bắt và 18 năm năm tù. Già không đi được thì cử con trai hay con gái như Hoa Mộc Lan đi thế, vì hoà bình thế giới đại đồng. Mình nhận thấy ít ai còm chủ đề ông ta viết.


Khi cuộc chiến xâm lược vừa xẩy ra, mình và vài thân hữu có gửi tiền gửi qua bên Ukraina để mua máy sưởi và thức ăn cho người dân bên đó. Sau 3 năm thấy chết cả hai bên quá sợ, dạo này thấy hình ảnh bắt lính ở Ukraina quá cỡ so với thời Việt Nam Cộng Hoà. Thời đó ai có thẻ miễn dịch thì trình ra khi bị cảnh sát chận hỏi giấy tờ. Không có thì đứng đó, xe chở về ty cảnh sát để hỏi thêm.

Theo tờ báo Guardian, Anh quốc thiên tả cho biết cuộc thăm dò người dân tại Âu châu thì được biết số đông ai cũng kêu là Ukraina không được ủng hộ nhiều từ Tây phương nhưng khi hỏi họ có nên gia tăng ủng hộ về quân sự thì ít ai ủng hộ. Cho nên mấy ông bà Âu châu họp hành đủ trò ở Anh quốc nhưng dân họ không ai chịu chi viện thì đánh đấm gì.

Cuối tuần vừa qua, có gặp anh bạn gốc Ukraina, hỏi thăm tình hình thì anh ta cho biết, cần Hoa Kỳ vì có Patriot để chống trả hoả tiễn của nga. Ukraina đã có lại bom nguyên tử vì khi xưa họ đã làm, chỉ có hoà ước Minks đã khiến họ phải giải giới vũ khí nguyên tử. Thế là ngọng.

Hoa Kỳ là quốc gia chi viện cho Ukraina nhiều nhất đến nay.

Theo tài liệu của bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì việc để Ukraina gia nhập NATO đã dự định từ năm 1994 sau khi Liên Xô sụp đỗ. Ngày 9 tháng 2 năm 1990: Mikhail Gorbachev đồng ý để Đông Đức và Tây Đức được thống nhất trong tổ chức NATO, ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker hứa là NATO sẽ không nhận thêm thành viên ở phía đông Âu. Đó là điều kiện để giúp đông đức và Tây đức thống nhất dưới lá cờ NATO. Đó là chỉ nói miệng chớ không có viết trong văn bản hiệp ước được ký kết. Tin vào lời hứa đó, Gorbachev rút quân ra khỏi đông đức và giải tán khối Varsovie.


12 tháng 3 năm 1999: cộng hoà Tiệp, Hung Gia Lợi và Ba LAn gia nhập NATO. Boris Yeltsin tức giận vì Hoa Kỳ không giữ lời hứa. Cộng Hoà hứa nhưng khi ông CLinton, Dân CHủ lên thì nói đi hỏi mấy tên Cộng Hoà. Thế là ngọng.


29 tháng 3 năm 2004: dưới nhiệm kỳ Bush con, Cộng Hoà, 7 thành viên Đông Âu gia nhập NATO: Bảo Gia Lợi, Estonia, Latvia, Lithuania, Lỗ Ma NI, Slovakia và Slovenia. Ông Bush cha, hứa nhưng đến thằng con thì cứ vào. Thế này là thế nào.

Buồn đời năm 2008: Bush con tuyên bố Ukraina và Georgia sẽ vào NATO. Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga gửi văn thư cho bộ ngoại giao Mỹ, cho rằng việc Ukraina vào NATO là không được . NYET. Năm kia mình có đi Georgia thì ông thần Puchin chiếm một số lãnh thổ, dẹp ông tổng thống thân Hoa Kỳ qua một bên. Thế là hết NATO. 


22 tháng 2 2014: cuộc đảo chánh “Maidan” tại Kyiv bùng phát. Bà Virginia Nuland mà chính phủ Trump lên tiếng chỉ trích tơi bời từ tháng nay, hình ảnh đưa lên, bảo trợ cuộc cách mạng màu Cam. Hoa Kỳ toáng 5 tỷ đô la để thay đổi chính quyền Ukraina thân Mỹ. Khi xưa, nghe kể trong hồi ký ông Trần Văn Đôn kêu Mỹ cho ông ta 1 triệu để tham gia đảo chánh ông Diệm.


Dạo này, DOGE đưa tin ra với những tiền bạc của USAID được sử dụng để can thiệp vào nội tình các nước khác rất nhiều. Ai buồn đời vào trang nhà DOGE đọc. Mấy người lính bắn sẻ của NATO núp trên nóc nhà bắn các người biểu tình và cảnh sát rồi vu oan cho chính quyền. Mình nhớ vụ này, họ kêu là quân nga tàn ác. Thế là tổng thống được bầu cử theo chế độ dân chủ Viktor Yanucovych bỏ chạy. Truyền thông nhảy vào đánh ông này tơi tả. Thế là Putin nhảy vào vì vùng Donbass có nhiều người muốn theo Nga. Lịch sử hai xứ Ukraina và Nga rất chéo với nhau nên người ngoại quốc khó hiểu.


Ngày 2 tháng 5 2014:  khủng hoảng vùng DOnbass choảng nhau, hai bên đánh nhau, đốt nhà cho vui đời.


11 tháng 2 năm 2015: Putin, tổng thống Ukraina Poroshenko, gặp tổng thống Hollande của Pháp và thủ tướng Đức quốc Angela Merkel tại Minsk. Theo ông Hollande ngày nay nói trên đài truyền hình là ký kết hiệp ước MInsk nhưng thật ra không muốn tôn trọng chỉ để câu giờ.

Hiệp ước đồng thuận cho vùng Donbass được tự trị nhưng các chính phủ nối tiếp Ukraina không thực thi hiệp ước này. Bà Merkel cho biết là hiệp ước Minsk chỉ để trì hoãn thời gian trong khi NATO huấn luyện quân đội Ukraina. 


31 tháng 12 năm 2016: 21 ngày trước khi ông trump đảm nhiệm kỳ 1, thượng nghị sĩ Lindsey Graham và một số thượng nghị sĩ dân chủ và Cộng Hoà viếng Ukraina, khuyến khích đánh Putin và tuyên bố ”Your war is our war…" nay bắt đầu thấy các hình ảnh ở thời điểm này, dân quân Ukraina, thiết giáp cày mấy chỗ dân đòi tự trị Donbass. Tại sao họ dấu các tài liệu này, nay mới nhả ra.

Ngoại trưởng Ukraina gặp ngoại trưởng Trung Cộng năm ngoái. Cho thấy Ukraina tìm nhiều cách binh để thoát khỏi cuộc chiến.

Ngày 17 tháng 12 năm 2021: chính quyền Biden không đồng ý với Putin về việc để Ukraina trung lập, không được vào NATO. Họ cho biết Nga không có quyền chỉ định ai được tham gia NATO.


Ngày 18 tháng 2 năm 2022: thế vận hội mùa đông của Trung Cộng đang mở màn thì quân đội Ukraina tấn công vùng tự trị và giết đâu 14,000 người gốc nga ở Donbass. Dạo này trên mạng bắt đầu loan truyền các hình ảnh này. Không biết có thật hay không hay tuyên truyền. 14,000 người thì hơi nhiều, ai có tin tức rõ hơn và chính xác thì cho em xin.


20 tháng 2 năm 2022:  trên đài hình CBS, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba nói: Ukraina không bao giờ tôn trọng lệnh ngưng bắn Minsk. Thế là ngọng. 

21 tháng 2 năm 2022: nga bắt được một binh sĩ Ukraina, và giết 5 người khi họ vượt biên giới vào Rostov. Tù binh cho biết cuộc xâm chiếm Donetsk đang được chuẩn bị thế là 3 ngày sau , Putin đem 90,000 quân khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt, với chiêu bài bảo vệ hai vùng Donbass và Luhansk.


Khi cuộc chiến xẩy ra, mình chỉ đọc tin tức do Hoa Kỳ và Âu châu đưa ra nay thì có tài liệu hai bên, nhất là các người Mỹ thượng nghị sĩ lên tiếng cũng như cựu tổng thống Pháp quốc và thủ tướng Đức quốc giải thích. Mới hiểu thêm lý do tại sao Putin đem quân đánh. Vì lâu nay mình chỉ nghe những gì họ muốn nói.


Tháng 3 và 4 năm 2022: nga và Ukraina họp mặt tại Istanbul để bàn chấm dứt chiến tranh để tìm cách chấm dứt cuộc chiến. Nhà ngoại giao Ukraina Oleksandr Chalyi cho biết Putin tìm mọi cách để tìm thoả hiệp với Ukraina nhưng Joe Biden và Boris Johnson, thủ tướng Anh quốc thời đó bay sang Kyiv, kêu tổng thống Ukraina tiếp tục đánh, chúng tôi ủng hộ. Zelinsky chọn chiến tranh. Có lẻ vì vậy mà ông Trump kêu nếu ông ta làm tổng thống thời đó thì có lẻ cuộc chiến đã không xẩy ra.




Vài hình ảnh của người Ukraina mà tụi này gửi tiền giúp họ mua thực phẩm và thư cảm ơn của họ. Hy vọng ngày nào đó, sẽ có dịp gặp họ.

Nay sau vụ ký kết bất thành tại toà Bạch Cung, tin tức mới tuôn ra nên mới biết. Mình thấy từ ngày ông trump lên thì bài vỡ mình không bị Facebook chận nữa. Trước đây ngày nào cũng bị chận nay thì đọc được cả hai bên. Bên chửi trump, bên bênh vực Trump để mình có thể có cái nhìn rõ hơn một tí để hiểu vấn đề. Thay vì như trước đây, toàn tin tức kêu Putin này nọ. Nhất là tin tức trên X rất nhiều, hai bên tha hồ vào chửi nhau. Được cái là tin tức khá chính xác của hai bên đưa ra nếu theo dõi những người không tìm cách câu view để ăn quảng cáo.


Nhớ dạo ông Kennedy, Liên Xô đem mấy dàn hoả tiễn gắn ở Cuba, có thể bắn thẳng vào Hoa Kỳ là ầm lên khiến có thể có chiến tranh. Đây Ukraina đối với Nga như Gia-nã-đại và Mễ Tây Cơ. Bây giờ anh nga hay anh ba tàu đem súng đạn qua đó đặt, hay kêu hai xứ làm đồng minh, tập trận ở vịnh Mễ Tây Cơ hay America, xem người Mỹ có chịu được không.

Đọc tin tức, xem phỏng vấn bên Âu châu thì mới hiểu lý do ông Trump kêu ông Zelinsky đã chọn chiến tranh, khi nào ông chọn hòa bình thì tôi sẵn sàng tiếp ông. Mình đoán tiền viện trợ cho Ukraina do Hoa Kỳ và Âu châu đều được đội vốn lên. Giả sử một viên đạn Patriot giá 1 triệu đô, có thể họ đội lên 3 triệu, rồi lại quả nhau do đó ông Zelensky kêu chỉ nhận 70 tỷ thay vì 250 tỷ. Chán Mớ Đời 


Đó là những gì mình đọc hai bên và báo chí bên Tây và Ý Đại Lợi, Đức quốc, rồi ghi lại để hiểu sơ sơ tình hình khá phức tạp. Không theo bên nào cả. Chỉ mong hòa bình sớm để những người mẹ hai bên không còn khóc nữa.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sự thành hình của SAS

Tổng thống Trump mướn một ông cựu quân nhân của lực lượng SAS làm cận vệ. Ông này rất nổi tiếng của lực lượng đặc nhiệm Anh quốc. Thấy các nguyên thủ quốc gia Âu châu họp mặt tại Luân đôn, thêm thủ tướng Gia-nã-đại sắp về vườn bàn về giúp đỡ Ukraina đánh cho Putin cút Nga nhào. Gia-nã-đại chỉ có 69 phản lực cơ chiến đấu, không biết sẽ tặng bao nhiêu cho Ukraina. Thủ tướng Anh quốc tuyên bố sẽ gửi lính và máy bay sang Ukraina để giúp sức khiến mình nhớ thời gian ở Luân Đôn, có xem một phim về lính đặc nhiệm (Specialist Air Service) của hoàng gia Anh quốc, gọi tắc là SAS.

Thiếu tá Stirling, người có ý định thành lập đội đặc nhiệm Anh quốc 

Lực lượng đặc biệt này được thành lập trong thế chiến thứ 2, từ ý định của ông David Stirling, một sĩ quan của quân đội Anh quốc, gốc tô cách lan. Sau khi thấy quân của tướng Rommel, giết không biết bao nhiêu lính đồng minh.


Năm 1941, Stirling đang phục vụ trong Đội Commandos số 8 (Vệ binh) ở Trung Đông, nơi các lực lượng Anh đang gặp khó khăn trước phe Trục trong chiến dịch Bắc Phi. Học lịch sử nghe nói đến tướng Đức quốc xã Rommel, thiên tài quân sự, chỉ huy các xe thiết giáp càng quét các lượng lượng đồng minh tại Bắc phi. Bực bội vì sự kém hiệu quả của các chiến lược quân sự truyền thống và việc giải tán đơn vị commandos của mình. Ông Stirling bắt đầu hình thành một cách nhìn mới về ngành trinh sát. Trong khi hồi phục sau một tai nạn nhảy dù khiến ông tạm thời bị liệt, ông đã nảy ra ý tưởng về một lực lượng tinh nhuệ nhỏ có thể hoạt động sâu trong lãnh thổ kẻ thù, tấn công các mục tiêu quan trọng như sân bay và tuyến tiếp tế trước khi biến mất vào sa mạc. Nay thì Ukraina có thể bắn hỏa tiễn tầm xa qua Nga, phá huỷ các bể chứa dầu cho quân đội Nga. Nghe nói đâu 20-30% bị cháy, không biết bao nhiêu Lê Văn Tám made in Ukraina được bắn qua Nga.

Stirling tin rằng các đội nhỏ gồm những người lính có kỹ năng cao có thể tạo ra tác động không cân xứng so với các đơn vị thông thường lớn hơn. Khái niệm của ông dựa trên sự bất ngờ, tính cơ động và độ chính xác, những nguyên tắc sẽ định hình các lực lượng đặc nhiệm hiện đại.


Ông ta đề nghị với cấp chỉ huy về ý định này nhưng ai cũng bác hết khiến ông ta nổi điên. Tại sao mày là hạ cấp lại có ý nghĩ cao siêu hơn tao. Thế là ông ta đột phá tư duy, đột nhập vào bộ chỉ huy bằng cách cắt dây kẽm gia, hàng rào mặc dù còn dưỡng thương, chống nạng. Ông ta bò vào phòng của Thiếu tướng Neil Ritchie, phó tham mưu trưởng. Ông Stirling phác thảo một đơn vị gồm chỉ 6 sĩ quan và 60 binh sĩ sẽ nhảy dù vào sa mạc để phá hoại các hoạt động của phe Trục. Ấn tượng với ý tưởng của ông Stirling, tướng Ritchie trình lên Tướng Claude Auchinleck, Tổng tư lệnh Trung Đông, người đã phê duyệt.

Để tăng cường một chiến dịch đánh lừa hiện có nhằm gợi ý về một lữ đoàn dù ở Bắc Phi, đơn vị của Stirling được đặt tên là “L Detachment, Special Air Service Brigade.” Tên gọi này cố ý đánh lừa, phóng đại quy mô đơn vị để gây nhầm lẫn cho kẻ thù. SAS chính thức ra đời vào tháng 7 năm 1941, với căn cứ đầu tiên tại Căn cứ Không quân Kibrit gần Kênh Suez. Tương tự sau này quân đội Hoa Kỳ thành lập Team 6 để nói là có nhiều đội ngủ nhưng thực tế chỉ có 1.

Các chiến dịch ban đầu thất bại te tua nhưng từ từ sự phát triển của đội lính đặc nhiệm này khét tiếng trên thế giới.

Nhiệm vụ đầu tiên của SAS, Chiến dịch Squatter, khởi động ngày 16 tháng 11 năm 1941, là một thảm họa. Được giao nhiệm vụ nhảy dù vào Libya để phá hủy máy bay địch, lại gặp một cơn bão cát, chỉ 21 trong số 55 người trở về, nhiều người mất tích do thời tiết hoặc bị bắt. Tương tự cuộc hành quân của lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ để giải cứu các con tin ở Teheran, gặp đúng bão cát. Không nản lòng, Stirling điều chỉnh chiến thuật. Hợp tác với Nhóm Sa mạc Tầm xa (Long Range Desert Group, LRDG), biệt danh “Dịch vụ Taxi Sa mạc Libya” (Libyan Desert Taxi Service) do SAS đặt, ông chuyển sang sử dụng phương tiện mặt đất, tránh những nguy hiểm của nhảy dù. Cứ tưởng tượng nhảy dù xuống đúng lúc bão cát đang kéo đến, dù bay tứ tung lung xèng. Ngày nay có trực thăng như Team 6 đáp xuống chỗ căn nhà của Bin Laden, còn bị gãy cánh.


Sự thay đổi này mang lại bước ngoặt. Vào tháng 12 năm 1941, SAS đột kích Sân bay Tamet, phá hủy 24 máy bay mà không bị tổn thất nào. Nói như khi xưa, phe ta vô sự. Đến giữa năm 1942, người của Stirling bắt đầu sử dụng xe Jeep Mỹ được trang bị súng máy Vickers K, thực hiện các cuộc tấn công đánh nhanh rút gọn tàn phá các sân bay của phe Trục. Một cuộc đột kích đáng chú ý vào ngày 26-27 tháng 7 năm 1942 tại Sidi Haneish chứng kiến một đội SAS với 18 xe Jeep phá hủy 37 máy bay, thể hiện hiệu quả ngày càng tăng của họ. Khiến quân Đức quốc xã bị giao động, canh gác cẩn thận hơn.


Dưới sự dẫn dắt của ông Stirling, SAS gây hỗn loạn ở Bắc Phi. Trong 15 tháng trước khi bị bắt vào tháng 1 năm 1943, đơn vị phá hủy hơn 250 máy bay phe Trục trên mặt đất, cùng với nhiều xe cộ, kho tiếp tế và cơ sở hạ tầng. Việc Stirling sáng tạo sử dụng các đội nhỏ và tính cơ động mang lại cho ông biệt danh “Thiếu tá Ma” (phantom major) từ Thống chế Đức Erwin Rommel, trong khi Thống chế Bernard Montgomery được cho là gọi ông “quite mad”, một sự điên rồ phát triển mạnh trong chiến tranh.


Stirling thường dẫn đầu từ tuyến đầu, thể hiện tinh thần thích nghi và táo bạo của SAS. Ông tuyển mộ một nhóm đa dạng gồm những “kẻ nổi loạn” và cá nhân xuất sắc, bao gồm Jock Lewes, người giúp định hình quá trình huấn luyện nghiêm ngặt của đơn vị, và Paddy Mayne, người sau này dẫn dắt SAS sau khi Stirling bị bắt. Những thành công ban đầu của đơn vị dựa vào sự tháo vát như ăn cắp vật tư từ một trung đoàn New Zealand để trang bị căn cứ và sẵn sàng thách thức các chuẩn mực quân sự thông thường.

Team 6 của Hoa Kỳ ngày nay

Các cuộc đột kích táo bạo của Stirling cuối cùng dẫn đến việc ông bị quân Đức bắt ở Tunisia vào tháng 1 năm 1943. Sau khi trốn thoát một lần, ông bị quân Ý bắt lại và trải qua phần còn lại của chiến tranh với tư cách tù nhân, cuối cùng tại Lâu đài Colditz. Trong thời gian ông vắng mặt, SAS tiếp tục phát triển dưới sự chỉ huy của Mayne, mở rộng thành một trung đoàn và truyền cảm hứng cho việc thành lập đơn vị SAS thứ hai bởi anh trai của ông Stirling.


Sau chiến tranh, di sản của Stirling trường tồn. Ông được trao Huân chương Distinguished Service Order (DSO) vào năm 1942 và được phong tước hiệp sĩ vào năm 1990, ngay trước khi qua đời vào ngày 4 tháng 11 năm 1990. Căn cứ SAS được đổi tên thành Stirling Lines để vinh danh ông vào năm 1984, và một bức tượng tưởng niệm ông được dựng gần khu đất gia đình ở Scotland. Tầm nhìn của ông đã đặt nền móng cho các lực lượng đặc nhiệm hiện đại trên toàn thế giới, kết hợp sự sáng tạo, lòng dũng cảm và tư duy khác thường.


Trong cuộc đánh vào Iraq, các toán SAS của Anh quốc được thả vào vùng địch để thám thính, có một toán vì không muốn giết một đứa bé chăn dê nên bị bắt và chết gần hết. Đứa bé bắt gặp họ núp trong đống rơm, bỏ chạy về làng báo cáo, cả trung đoàn lính của Iraq vây quanh.


Mình mò trên mạng để tìm tài liệu cách họ huấn luyện các toán đặc nhiệm này. Mình có xem phim tài liệu về huấn luyện Team 6 của Hoa Kỳ. Còn SAS thì chưa tìm ra tài liệu. Đưa về đây những gì đọc trên mạng.


Phương pháp huấn luyện SAS

Phương pháp huấn luyện của Lực lượng Đặc nhiệm Hàng không (SAS) nổi tiếng với sự khốc liệt, nghiêm ngặt và tập trung vào việc tạo ra những người lính có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt với kỹ năng và sự kiên cường vượt trội. David Stirling đã đặt nền móng cho những phương pháp này vào năm 1941, nhấn mạnh khả năng thích nghi, tự lực và khả năng hoạt động dưới áp lực. Qua thời gian, SAS đã tinh chỉnh quá trình huấn luyện thành một chương trình đầy thử thách, vẫn là một trong những chương trình tuyển chọn quân sự khắt khe nhất thế giới. Mặc dù các chi tiết cụ thể đã thay đổi, nhưng nguyên tắc cốt lõi và cấu trúc—đặc biệt là khóa “Tuyển chọn” nổi tiếng—phản ánh tầm nhìn ban đầu của Stirling, được điều chỉnh cho chiến tranh hiện đại.


Tổng quan về Tuyển chọn SAS

Quá trình huấn luyện SAS bắt đầu với Tuyển chọn, một chương trình kéo dài hàng tháng đầy khắc nghiệt nhằm loại bỏ tất cả trừ những ứng viên khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Được thực hiện chủ yếu tại Vương quốc Anh bởi 22 SAS (trung đoàn chính quy), chương trình này mở cửa cho quân nhân đang phục vụ trong quân đội Anh và từ năm 2018, cả phụ nữ, mặc dù chưa có ai vượt qua theo các ghi chép công khai mới nhất. Chương trình được chia thành các giai đoạn, thường kéo dài khoảng sáu tháng, với mục tiêu chuẩn bị cho các tân binh đối mặt với những nhiệm vụ bất ngờ, đầy rủi ro mà SAS thực hiện.


1. Thể lực ban đầu và sức bền (Tuần 1-4)

Giai đoạn đầu tiên, thường được gọi là “Giai đoạn đồi núi,” diễn ra tại Brecon Beacons, một dãy núi gồ ghề ở xứ Wales nổi tiếng với thời tiết khắc nghiệt và địa hình không khoan nhượng. Các ứng viên được kiểm tra về sức bền thể chất, khả năng định hướng và độ cứng rắn tinh thần:

  • Hành quân dài (“Tabs”): Tân binh mang ba lô nặng (bergen) bắt đầu từ 15-20 kg, tăng dần qua mỗi chặng. Quãng đường kéo dài từ 16-24 km đến hơn 64 km, thường phải hoàn thành trong thời gian giới hạn nghiêm ngặt. “Fan Dance” khét tiếng là cuộc hành quân 24 km qua đỉnh Pen y Fan, ngọn núi cao nhất ở Beacons, và trở về trong vòng dưới 4 giờ.
  • Định hướng: Ứng viên phải tự mình định hướng qua vùng đất rộng lớn, trống trải chỉ với bản đồ, la bàn và tọa độ đã ghi nhớ—không được dùng GPS. Điều này kiểm tra nhận thức không gian và khả năng ra quyết định khi mệt mỏi.
  • Thiếu ngủ và thời tiết: Các cuộc hành quân diễn ra trong mọi điều kiện—mưa, tuyết hoặc bóng tối—đẩy ứng viên vượt qua giới hạn thể chất. Huấn luyện viên, gọi là Nhân viên Chỉ đạo (DS), không động viên; phương châm là tự kỷ luật.

Tỷ lệ thất bại ở đây rất cao—khoảng 60-70% bỏ cuộc vì kiệt sức, chấn thương hoặc không giữ được tốc độ. Mục tiêu không chỉ là thể lực mà còn tìm ra những người có thể tiếp tục khi cơ thể muốn từ bỏ.


2. Huấn luyện trong rừng (Tuần 5-9)

Những người trụ lại chuyển sang môi trường nhiệt đới, thường là Belize hoặc Brunei, để huấn luyện chiến tranh trong rừng. Giai đoạn này mô phỏng điều kiện dày đặc, ẩm ướt của các chiến dịch thực tế của SAS:

  • Kỹ năng sinh tồn: Tân binh học cách sống nhờ đất trời—bắt thức ăn, tìm nước và dựng nơi trú ẩn. Họ được dạy nhận biết thực vật và động vật ăn được đồng thời tránh bệnh tật và ký sinh trùng.
  • Chiến thuật: Các cuộc phục kích nhóm nhỏ, trinh sát và định hướng qua rừng rậm gần như không thể xuyên qua rèn luyện sự tàng hình và làm việc nhóm. Các bài tập ứng phó khi gặp địch—phản ứng với kẻ thù—diễn ra không ngừng.
  • Căng thẳng tâm lý: Địa hình ngột ngạt, độ ẩm liên tục và côn trùng như đỉa thử thách sức bền tinh thần. Ứng viên thường thiếu calo, mô phỏng tình trạng khan hiếm trong thực chiến.

Thêm 10-20% thất bại ở đây, không thể chịu đựng sự cô lập và gánh nặng thể chất.


3. Huấn luyện chiến đấu và kỹ năng (Tuần 10-14)

Trở lại Anh, trọng tâm chuyển sang thành thạo kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu:

  • Thành thạo vũ khí: Ứng viên huấn luyện với nhiều loại súng—súng ngắn (ví dụ: Glock), súng trường (ví dụ: C8 Carbine) và vũ khí nước ngoài họ có thể gặp phải. Trọng tâm là tốc độ, độ chính xác và khả năng thích nghi.
  • Chiến đấu cận chiến (CQB): Tân binh thực hành dọn phòng và giải cứu con tin trong “Nhà Giết Người,” một cơ sở bắn đạn thật. Họ dùng đạn thật quanh các con tin giả (do huấn luyện viên đóng), đòi hỏi sự chính xác dưới áp lực.
  • Chất nổ và phá hoại: Các kỹ thuật phá hủy, gợi nhớ đến các cuộc đột kích sân bay của Stirling, bao gồm phá cửa và vô hiệu hóa phương tiện.
  • Tín hiệu và sơ cứu: Kỹ năng liên lạc (radio, mã Morse) và chăm sóc chấn thương trên chiến trường đảm bảo khả năng tự lực.

4. Tuần kiểm tra và “Hành quân dài”

Giai đoạn đồi núi kết thúc bằng Tuần Kiểm tra, một loạt hành quân khắc nghiệt kết thúc với “Hành quân Dài” (hay “Sức Bền”): 64 km qua Beacons với ba lô 25 kg, hoàn thành trong dưới 20 giờ. Không có hỗ trợ; ứng viên nào chậm trễ bị loại. Đây là bộ lọc cuối cùng về thể chất và tinh thần—chỉ còn khoảng 10-15% nhóm ban đầu.

5. Kháng cự thẩm vấn (Giai đoạn cuối)

Thử thách cuối cùng mô phỏng việc bị kẻ thù bắt:

  • Thẩm vấn: Trong 24-36 giờ, ứng viên chịu đựng tư thế căng thẳng, thiếu ngủ, tiếng ồn trắng và chất vấn gay gắt. Họ chỉ được phép tiết lộ “Bốn điều lớn”: tên, cấp bậc, số hiệu và ngày sinh.
  • Kiên cường tâm lý: DS cố gắng phá vỡ ý chí ứng viên, kiểm tra khả năng bảo vệ thông tin nhạy cảm. Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến thất bại, ngay cả ở giai đoạn muộn này.

Vượt qua được trao mũ beret màu cát và huy hiệu cánh SAS—nhưng chưa phải thành viên chính thức.


Huấn luyện tiếp tục

Những người vượt qua Tuyển chọn bước vào “Tiếp tục” trong vài tháng, chuyên sâu vào một trong bốn đội (A, B, D, G) với các trọng tâm như tấn công đường không, tác chiến trên biển hoặc chiến tranh miền núi. Họ học các kỹ năng nâng cao—nhảy dù HALO/HAHO, chống khủng bố, ngôn ngữ—và tham gia chiến dịch, thường ở trạng thái thử việc cho đến khi chứng minh được năng lực.

Nguyên tắc cốt lõi

  • Tự lực: Từ các cuộc đột kích sa mạc của Stirling, SAS huấn luyện cá nhân hoạt động độc lập, từ định hướng đến sinh tồn.
  • Thích nghi: Các kịch bản thay đổi liên tục, giống như thực tế không thể đoán trước.
  • Kiên cường tinh thần: Các bài kiểm tra thể chất chỉ là thứ yếu so với việc bẻ gãy ý chí—chỉ những người không thể bị phá vỡ mới vượt qua.
  • Làm việc nhóm: Dù có nhiệm vụ solo, SAS hoạt động trong các đội bốn người gắn bó, đòi hỏi sự tin tưởng và phối hợp.

Tỷ lệ hao hụt và di sản

Theo lịch sử, chỉ 5-10% ứng viên hoàn thành Tuyển chọn. Trong một đợt tuyển trung bình 120-150 người, chỉ 10-20 người có thể tốt nghiệp. Thất bại không phải là thiếu nhân cách mà là giới hạn—nhiều người trở về đơn vị với tư cách lính giỏi hơn. Quá trình này phản ánh niềm tin của Stirling rằng lực lượng tinh nhuệ cần “những người bình thường với quyết tâm phi thường,” một tinh thần đã giữ SAS ở vị trí tiên phong trong các chiến dịch đặc biệt hơn 80 năm. Ngày nay, dù trang bị và chiến thuật đã hiện đại hóa, sự đơn giản tàn khốc trong tầm nhìn của Stirling—đẩy con người vượt qua giới hạn, rồi tinh luyện những gì còn lại—vẫn trường tồn.


Mình đọc Thép Đen của ông Đặng Chí BÌnh, cũng nói đến sự huấn luyện các điệp viên trước khi được tung ra Bắc, thấy có vẻ hời hợt hơn của lực lượng đặc nhiệm SAS. Thật ra lúc đầu họ cũng bị chết te tua nhưng từ từ rú trinh nghiệm nên thành công. Nếu không thì có lẻ Đức quốc xã đã thắng ở Phi Châu thì có lẻ quân đội đồng minh sẽ không đổ bộ lên Ý Đại Lợi được.


Thiên hạ cười vì nghe nói quân đội Âu châu ngày nay, không đánh nhau từ năm 1945, cứ dựa vào anh Mỹ nên chả có một quân đội sẵn sàng chiến đấu nhất là gặp anh Putin, cứ chơi trò biển người, nướng binh sĩ là chỉ có chết. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn