ChatDCG và tình duyên

Đi chơi buồn đời mình mở ứng dụng ChatGPT để xem trí tuệ thông minh biên tập ý mình ra sao. Thấy ChatGPT biên tập không đúng ý của mình. Mình hài hài một tí trong khi ChatGPT có lẻ dùng tài liệu của Hà Nội hơi nhiều nên cứ phán mọi việc theo định hướng một người cách mạng chân chính nói một đường làm một nẻo. 

Chán Mớ Đời nên mình lập ra ứng dụng ChatDCG để biên tập riêng cho mình. Mấy bác đọc xem sao. Cho em ý kiến. Để khỏi mất công em bỏ vụ đề tên ai phát ngôn. Các bác cứ tự hiểu. 


Anh Sơn  Gì nữa. Anh làm gì mà chúi đầu vào cái iPad hoài rứa. Anh viết hồi ký em. Hồi ký ư trời ơi em ngưỡng mộ anh quá. Không ngờ anh nông dân chân chất mà cũng biết thơ văn nửa. Em đâu biết nông dân cũng viết thơ văn nữa. Tưởng chỉ biết cuốc đất, cắt cỏ. Thì cũng phải biết viết đề tên mình, nộp đơn đủ trò chớ.


Ủa em cũng thích thơ văn hả. Làm vườn mệt nên cần viết véo để giải stress em. Thêm nữa để cho con cháu biết thêm về dĩ vãng của cha ông chúng. Wow em ngưỡng mộ Anh quá. Cho em đọc ké được không.  Được em. Đọc cho anh ý kiến xây dựng nghe chớ đừng có như mấy thằng bạn kêu anh viết như phân gà hữu cơ bón cây vườn chúng. 


Không em là người yêu thi ca mà không có vụ đó. Em đàng hoàng lịch sự trong thơ văn. Không chửi thề, chê bai nhạt như nước ốc, nước phèn. Để coi trang 35 mối tình hữu nghị đầu tiên, năm 2024. 


Anh Sơn! Gì đó. Má em đi đánh bài ở las vegas rồi. Anh qua nhà em, tụi mình chơi trò vợ chồng. Thôi đi bà đừng dụ khị tui nữa. Thiệt mà. Em 49 tuổi đầu chưa có một mối tình vắt vai. Bao nhiêu đàn ông theo đuổi em mà đâu có thèm. Em chỉ yêu mình anh thôi. Ủa bà nào kêu chỉ yêu mình anh thôi là ai vậy. 


U chao! Cái bà đó ế xiềng ế xẹp thì nói họ rồi, cứ kêu chưa có mối tình vắt vai. Rồi anh có qua nhà bà ta, có chơi trò vợ chồng không. Có chớ một lần tởn tới già. Bà ta kêu anh sang nhà chơi trò vợ chồng. Anh tưởng bà ta kêu anh qua thả gà ra đá. Ai ngờ bà ta kêu anh chơi trò vợ chồng trên thực tế. Nào rửa chén rồi giặt quần áo cho mấy người ở homestay rồi ủi đồ. Nhà bà làm homestay có 4 tầng, bà ta bắt anh chùi nhà 4 tầng xụm bà chè luôn. Nhà có 4 tầng, mỗi tầng có 3 phòng ngủ hai phòng tắm. Anh chùi được đến lầu hai là hết sức trong khi bà ta kêu đang nằm đợi ở lầu 4.

Hèn gì đàn ông đeo đuổi bà ta chùi lên tới lầu 3 là ngọng rồi. Có lần tên nào bị dụ lau nhà lên tới lầu ba lăn đùng xuống cầu thang chết nên thiên hạ sợ. Bà ta dụ trai tơ để làm ô sin không công mà. Mà bà ta có thoát ế không. Có chớ. Bà ta nghe ai lên chùa có ông thầy chùa nào giỏi trừ ma ế. Ông ta nói bà ta ế là vì nhà homestay cho trai gái không phải vợ chồng vào đó thả gà ra đá nên mang tội vì chứa chấp tội lỗi. Phải cúng căn nhà và đất cho chùa rồi dọn ra nghĩa địa làm cái chòi ở. Con cháu sau này có phúc. Ra nghĩa địa gặp anh hùng. Gặp đúng một nhà có mẹ Việt Nam anh hùng, 10 người con tham gia đánh Mỹ cút ngụy nhào. Có hai người anh hy sinh, được phong làm liệt sĩ to đùng như cái bánh chưng. Rồi sao thì bà ta mê anh hùng lấy ông ta hết ế. 


À khúc này sao không thấy anh kể chuyện mượn tiền em mấy năm mà chưa trả.


Tiền gì nữa? Anh biết tại sao em lấy anh không? Không. Tại anh mượn tiền em mà không trả. Là sao lấy nhau mắc mớ gì không trả tiền. 

Anh quên hả. Để em kể lại cho nghe. Hồi quen nhau anh dẫn em đều ăn phở Nguyễn Huệ, chỗ đó có phở gà ngon. Đúng rồi. Ăn xong anh kêu để quên cái ví ở nhà nhớ không. Nhớ. Đó em mới cho anh mượn $20 trả tiền phở rồi đổ xăng chạy về Los Angeles. Rồi anh kêu zelle cho em nè nhớ không Nhớ. Rồi không thấy anh chuyển tiền. Sao không đòi. Dị òm. Ốt dột đi chơi với trai cho mượn tiền mà đòi tiền lại. Rồi sao? Thì anh mượn em $20 thì em lấy anh, mỗi tháng anh lãnh lương em lấy hết từ mấy chục năm nay. Anh thường nói đâu tư mà. Em đầu tư $20 lấy biết bao nhiêu tiền từ 33 năm qua. Kiếp sau có mượn tiền gái thì nhớ trả nghe. Nếu không như ông thầy chùa quốc doanh kêu cũng nhà cúng đất ra nghĩa địa làm cái chòi ở. 


Bắt thang lên hỏi ông trời, lấy tiền cho trai mượn, chừng nào đòi được không

Ông trời ổng bảo là không, nó thiếu tiền mày thì lấy nó trừ nợ


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Những sự thật khi hưu trí


Sau mấy chục năm cật lực lao động, chúng ta nghĩ về hưu sẽ có thời gian để vui chơi những ngày tháng còn lại với con cháu hay thực hiện những mộng ước mà trước đây không có thời gian như du lịch, học thêm hay làm những gì mình thích như một ông Mỹ 97 tuổi viết cuốn sách kể mỗi 5 năm học một thứ như chơi đánh đàn, học vẽ, nhảy đầm …

Mình thấy câu nói này khá đúng. Chúng ta không muốn tự do vì tự do đưa đến trách nhiệm và đa số lo ngại trách nhiệm nên để kẻ khác lo cho mình. 

Cái khó khăn nhất là giai đoạn chuyển tiếp từ thói quen đi làm mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nay bổng nhiên mất cái thói quen này và phải tìm một thói quen khác để khỏi buồn chán với ngày dài tháng rộng. Vấn đề là sự chuyển tiếp gây nhiều bất ngờ mà đa số chúng ta không lường được. 


Điều chúng ta thường nghe là về hưu, không có lợi tức nên sẽ đóng thuế ít hơn. Vấn đề là chúng ta có cuộc sống trung lưu nên khó biến thành một cuộc sống nghèo khổ một sớm một chiều. Chúng ra muốn ăn ngon mặc sướng như trước đây nhưng không có lợi tức nhiều. Phải rút từ quỹ đầu tư hưu trí mà lấy ra thì bị đóng thuế cao hơn nếu muốn giữ cuộc sống khá khá như xưa. Lấy tiền ra thì bị uncle Sam hỏi thăm. 

Tiền an sinh xã hội không đủ cho cuộc sống với lạm phát. Chúng ta có thể phải dọn đến nơi khác để ở rẻ hơn như người Mỹ về hưu hay đi sang Bồ Đào Nhà, hay Thái Lan, Phi luật Tân. Đi Phi Luật Tân mình thấy nhiều ông tây, cặp bồ với mấy cô trẻ. Họ về già sang Phi Luật tân sống với đồng tiền hưu cố định, có một cô chăm sóc ăn uống. Còn phần cô gái thì ít ra có chút tiền thay vì đi làm thuê cho người sở tại không bao nhiêu để nuôi gai đình cha mẹ. Cả hai bên đều có lợi.


Đa số người sống tại Cali, về hưu thường bán nhà, chạy qua Florida ở vì rẻ hơn và không có đánh thuế lợi tức. Mình đi Florida thì sợ nhất vào mùa hè, mùa đông thì ấm áp chớ hè thì chỉ muốn ở trong nhà, không dám ra đường. Hôm qua. Đọc một tờ báo nói về người cao niên sống ở Florida, rên là thuế địa ốc cao, không mua được bảo hiểm, nóng nực đủ trò.


Khi về hưu chúng ta muốn đi du lịch, đi đâu đi đó viếng thăm những địa danh hay chơi cù với hình ảnh người thành đạt hay làm những việc chúng ta mong muốn. Sự thật là có thể chúng ta không có đủ tiền để trang trải những dự tính khi về hưu. Vấn nạn là tiền an sinh xã hội sẽ không đủ cho cuộc sống của chúng ta mong muốn. Chúng ta cần thêm tiền tiết kiệm, quỹ hưu trí, hay phải tiếp tục làm việc để trang trả các chi phí chi tiêu hàng ngày. 


Khi còn lao động chúng ta có thói quen tập quán và cấu trúc cuộc sống. Khi hưu trí, chúng ta không còn phải theo thói quen đó. Nhiều khi phải dọn đến một nơi rẻ hơn và gần các trung tâm y tế. Mình có anh bạn cùng tuổi về hưu. Anh ta sống tại Hạ Uy Di nhưng cuộc hoả hoạn năm ngoái khiến anh ta bỏ nghề, dọn về Cali rẻ hơn. Phải dọn vào mướn một căn phòng gần bolsa để có thể đi bộ gần chợ hay khám bác sĩ. Không mua xe chạy vì không đủ tiền trả bảo hiểm và bảo trì. Ở Hoa Kỳ con cháu sẽ không ở chung với mình như ở Việt Nam nên chán nản, sẽ bị cô đơn khi về già. 


Lạm phát

Ngoài ra chúng ta thường ít để đến lạm phát vì sẽ làm giảm giá trị tiền để dành của mình. Sau Covid, giá cả lên 50%. Nay đi ăn phở là tốn $20 vừa phở vừa thuế vừa tiền nước. Đi ăn mì họ tính một ly trà dỡ cực dỡ $2 rồi thêm 8.75% thuế rồi tiền bo. Nay  đi ăn tiệm Việt Nam và tàu khỏi kêu nước trà. Một ly trà nhỏ $2.  Chán Mớ Đời. Chúng ta cần được cố vấn đầu tư để không bị lạm phát ăn hết tiền của mình. 

Hình ảnh du lịch mà chúng ta ước ao đi viếng khi về hưu 

Sớm muộn gì chúng ta sẽ cần Long-term care dù Medicare bảo hiểm các chi phí y tế nhưng một ngày nào đó chúng ta sẽ không tự sống một mình được, cần người giúp. Tại toastmasters có một bà Mỹ kể là khi không ngất, té cái đùng. Tĩnh lại trong nhà thương và phải dọn vào một trung tâm dành cho người già. Bà ta đến toastmasters để học tập nói lại, tiếp tục cuộc sống. Có thể các công ty sẽ chấp nhận nhận bảo hiểm nhân thọ để trả tiền cho các y phí. Đa số chúng ta ít để ý đến việc này. Mình thấy trên mạng một người con trai đánh đập ông bố bị khó khăn trong vấn đề đi đứng. 


 Mình có quen một bà, về hưu, ngồi xe lăn nhưng có nuôi 2 cô điều dưỡng viên người Phi. Nếu không tiền thì bà ta khó mà trả nổi 2 cô điều dưỡng viên.


Vấn đề chăm sóc mình sau này khi không còn khả năng tự chủ, gây phiền phức cho con cái. Mình có chị bạn, chồng chết không có con nên mấy ông anh bà chị bán cái cho vụ nuôi mẹ. Chị ta ở mobile home với bà cụ trong khi anh chị ở nhà to cửa rộng. Vấn đề là các anh chị không chăm sóc người mẹ nhưng cứ la lối, bảo chị bạn chăm sóc mẹ như thế này như thế kia. Rồi anh em cãi nhau. Chán Mớ Đời 


Đó chưa kể là đụng tới tiền bạc của bố mẹ. Phức tạp lắm. Cách tốt nhất là tự lo cho mình rồi vào viện dưỡng lão để khỏi phiền con cháu. Phúc bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Mình nghĩ khi còn làm ra tiền nên tạo Phước giúp đỡ người nghèo như trồng cây ra trái. Mình không trồng gì cả thì về già cây không trái. 

Một vấn nạn nữa là chúng ta sẽ xài hết tiền tiết kiệm. Khi họ thành lập an sinh xã hội, lấy đích cho tuổi hưu trí là 65 tuổi. Dạo ấy người Mỹ sống thọ độ 60.5 tuổi nghĩa là có khả năng chết 4.5 năm trước khi nhận được tiền lương hưu trí. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, tuổi thọ người Mỹ lên đến 77.5 tuổi. Xem như chúng ta có khả năng sống thêm 12.5 năm sau khi rời tầng lớp lao động. Chúng ta phải có ít nhất 12.5 năm lương để có thể sống không Âu lo. Càng về già chúng ta lại cần tiền cho y tế. Theo thống kê thì trung bình người Mỹ về hưu tốn $200,000 cho y tế. Nếu anh đổi họ từ Nguyền Lê Trần đến họ Cao thì mỗi tháng tốn độ $600 tiền thuốc men, dù có Medicare. Chưa kể khi bị mổ xẻ, nằm bệnh viện, nhức đầu lắm.


Có một điều rất quan trọng khi về già, người ta có thể bị cô lập về xã giao. Lý do là chúng ta thường quen biết, sinh hoạt với các đồng nghiệp nên khi về hưu ít có thân hữu. Từ đó có thể mang lại stress và Âu lo vì bị cô đơn. Mỗi thứ sáu mình nói chuyện với bà cụ vì ở nhà có một mình. Cô em chăm sóc bà cụ đi làm chỉ gặp mặt vào chiều nên cũng cô đơn nhất là người quen đóng tuổi cũng ra đi khá nhiều. Theo thống kê thì 30% người Mỹ về hưu bị trầm cảm.


Thay vì tuổi hưu trí là 65 tuổi nay tiền an sinh xã hội ít nên chính phủ biểu quyết tuổi hưu trí là 67 tuổi. Chúng ta có thể phải làm việc quá tuổi hưu trí để có thể trả các chi phí cho cuộc sống trung lưu, để có thể cảm nhận đã thành tựu trong cuộc đời. 


Về mặt tâm lý hưu trí có thể khiến chúng ta khốn đốn về tâm lý vì phải đương đầu với những cảm xúc bất chợt, sáng nắng chiều mưa mà ai trong chúng ta không được hướng dẫn về mặt tâm lý trước khi về hưu. Ngoài ra chúng ta không chuẩn bị một kế hoạch hưu trí, có thể sẽ không cảm nhận được sự yên bình khi về hưu. Chưa kể là đối chọi với kẻ nội thù hàng ngày. Có nhiều cặp về hưu chịu không nổi nhau nên ly dị.


Điểm then chốt là đa số không chuẩn bị sự ra đi của mình, từ giã cõi đời này. Chúng ta biết là một ngày nào đó sẽ ra đi về thiên quốc nhưng không chịu chuẩn bị di chúc kê khai tài sản để lại cho con cháu hay muốn được chôn cất ra sao để tránh cảnh con cái cãi nhau. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Cho thấy về già cũng có cÁi khổ của già và chúng ta sống trong lo âu của sự bất định của ngày mai và cái kết rất gần. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tà Tư duy 3 trợn


Về thăm gia đình, rồi ghé Phi Luật Tân ít ngày thì dấu hiệu của sự nghèo hiện diện mọi nơi ngoại trừ tại đảo Hòn Tré, Nha Trang, chỉ có khách nào đã đặt phòng mới được tàu chở vào đảo. Về Việt Nam mà chỉ ghé lại các chỗ này thì nghĩ Việt Nam giàu mạnh nhưng nếu đi viếng các nơi khác thì lại khác. Mình lang thang đi bộ ở Đà Lạt và Sàigòn dưới cái nắng của miền nhiệt đới để xem người Việt sống ra sao. 


Viếng thăm các nước láng giềng thì thấy họ hơn cả Việt Nam nên buồn. Khi ông Lý Quang Diệu được người dân bầu làm thủ tướng đầu tiên, ông ta chỉ ước mơ nước tân lập của mình một ngày nào đó sẽ bằng Sàigòn, hòn Ngọc viễn đông. Nay đến phi trường Changi của Tân Gia Ba và Nội Bài thì thấy buồn. 

Lại thấy thiên hạ đưa cờ líp ông tu sĩ quốc doanh nào, đeo đồng hồ Rolex ở Việt Nam kêu nghèo là thiếu Đức. Muốn được Phước cho con cháu thì cúng nhà và đất cho chùa, đi tìm nơi nào cắm cái chòi ở thì con cháu sau này sẽ hết nghèo. Rồi lại thấy một ông không tự gọi là sư, đi bộ chân đất từ Nam chí Bắc, không giấy tờ gì cả. Kêu muốn tập tu không sân si,… bị ông sư quốc doanh kêu tà tư duy 3 trợn.


 Mấy ngày nay thấy trên mạng thiên hạ chạy theo ông ta vào công viên ở thành phố vinh, thấy họ đạp nát cỏ cây trong công viên, được cái là mọi người chạy ra đường quét rác ngoài đường. Chỉ thấy ông ta và mấy người đi cùng không biết chuyện gì xảy ra. Từ 6 năm qua, ông ta đi bộ từ Bắc chí nam mấy lần không ai biết đến. Lâu lâu có người khệnh, chửi ông ta vì tưởng điên khùng nay được tà tư duy tôn lên thành ông ba trợn. Mình nghĩ khi xưa, ông thái tử đi tu, ma quỷ phá quấy chắc không bằng ông này, bị các YouTuber và vlogger xúm lại lai chim, kiếm tiền đông như quân Nguyên. Nếu không được tiền từ YouTube hay TikTok chắc chả có ai để ý đi theo ông này. 


Khi nghèo người ta ở chốn khốn cùng, chỉ muốn được giúp đỡ. Ông bill Gates có tuyên bố một câu, đại khái là anh sinh ra nghèo, đó không phải lỗi của anh nhưng nếu anh chết nghèo thì là lỗi của anh. Do là ông ta người Mỹ nên có thể tuyên bố như vậy vì Hoa Kỳ là một quốc gia mà mọi cá nhân nếu chịu khó, xin nhắc lại bất kể màu da đều có thể thành công vì là xứ của cơ hội, môi trường tốt để mọi người có thể thực hiện giấc mơ của họ. Còn Việt Nam hay các nước khác thì khó lên án họ được vì môi trường, thể chế khác với Hoa Kỳ.


Mình có anh bạn về Việt Nam lấy cô vợ nhà nghèo. Anh ta nói vào nhà không có gì hết, chỉ có 3 chiếc đũa và cái chén cho cả gia đình ăn. Qua Mỹ, cô vợ đi làm tóc, nay sở hữu 5 căn nhà. Nếu lười thì chịu. Chính phủ nuôi của đủ sống.

Có anh tài xế taxi kể là nhà ở Long An, có 4 đứa con nên sáng chạy sớm lên Sàigòn, lái taxi 24 tiếng rồi chạy về Long An nghỉ một ngày. Anh ta kể nhiều người bán nhà thờ tự, đất đai thừa tự được tiền nhiều nên tìm chỗ nào rẻ hơn xây căn nhà to đùng. Rồi buồn buồn chạy Kampuchia đánh bài, thua hết bán nhà, đi ở mướn. Cho thấy nhiều khi nhà cửa cha ông để lại, không nên bán vì không biết sử dụng số tiền lớn, sẽ mất hết. Vụ này mình đã từng nghe nhiều ngoài quê, khi họ giải toả đất đai. Có anh bạn kể ngoài quê ở Bắc Việt, mấy người anh họ trong gia đình, chia đất của tổ tiên để lại rồi không hiểu sao, trong mỗi gia đình đều có người gặp nạn kỳ lạ lắm. Có kiêng có lành, không nên bán đất thừa tự.


Ở Hoa Kỳ cũng có nhiều người giác ngộ cách mạng cúng nhà cửa cho mấy tu sĩ bên Phật giáo và thiên chúa giáo rồi xuất gia. Mình biết một cặp vợ chồng làm ăn khá lắm, bổng nhiên thấy khu thương mại của họ bị ngân hàng xiết mới khám phá họ đi theo vô thượng sư nào đó rồi bán nhà bán cửa tặng hết. Con cái chửi thề mệt thở. Hay một anh quen nay đã qua đời, cũng bỏ vợ đi theo ai đó tu hành. Khi qua 40 tuổi, con người bổng nhiên nhận thức có sự huyền bí nào đó, gây ảnh hưởng vào cuộc sống của chúng ta nên tìm về tâm linh.


Về Đà Lạt, thấy một tiểu đoàn bán vé số đi khắp nơi khác với thời xưa. Mới ngồi xuống tiệm cà phê, chưa kịp nhìn thực đơn, đã thấy một bàn tay xoè ra trước mặt với một cọc vé số. Hình như họ ở ngoài quán và đã nhắm tới con mồi mới bước vào tiệm cà phê. Thấy thương nên móc tiền ra mua 10 cái tặng cô em thì 30 giây say có một người khác đến mời mua vé số nữa. Uống lẹ ly nước rồi chạy cho lẹ như trốn chạy, người địa phương có lẻ quen cảnh này nên không thấy họ phản ứng. Có thể ăn chửi.


Khi xưa, trước 75, ít thấy ai đi bán vé số dạo. Có mấy sập báo bán vé số như ở khu Hoà bÌnh, cạnh tiệm cầm đồ BÙi Thị Hiếu, ngay góc Tăng Bạt Hổ có bán. Chỗ rạp Ngọc Hiệp cũng có nhưng ít ai đi bán vé số dạo dù chiến tranh tàn khốc, dân bỏ quê chạy vào thành phố để tạm trú. Mỗi lần ông bà cụ hay hàng xóm chơi số đề hay kêu mình ra khu Hoa Bình, xem lô đề ra số mấy. Thường thấy sạp bán vé số viết to mấy số trúng nơi tờ giấy. Mình hơi thắc mắc là chơi lô đề có bị bắt như khi xưa hay không.

Duyệt binh kỷ niệm chiến thắng Điện Biên PHủ. Khi xưa lính tây ở Điện Biên Phủ, gặp mấy cô bận áo dài này là ngẩn tò te nên bị bắn chết hết. Có lẻ vì vậy mà Hoa Kỳ không cho pháp bom nguyên tử khi Mendes France yêu cầu vì thấy có binh lính của Mao Thị gửi sang, bao vây Điện Biên phủ. Mỹ bị cú chiến tranh Triều Tiên, mà ông tướng MacArthur kêu gọi thả bom nguyên tử nhưng may thay ông Truman không chấp thuận.


Nay thì khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm nào cũng thấy đạo quân bán vé số. Mình đọc báo Hà Nội thì được biết các quan chức tỉnh Bến Tre đi tham quan xứ Hoà Lan để học cách bán vé số cho nhiều. Đó là cách tạo dựng nghề nghiệp của nhà cầm quyền cho dân địa phương do mấy ông tiến sĩ chuyên tu đề suất. Càng đông đội quân bán vé số là thành phố có tiền. Hình như có đọc đâu đó, cán bộ lớn của tỉnh nào kêu phải gia tăng lực lượng bán vé số để giúp tỉnh giàu có lên. Phải chi họ học hỏi cách xuất cảng dầu dừa và các sản phẩm từ dừa.


Có anh bạn học cũ, đảng viên, làm giám đốc ngân hàng cho biết là dân vùng Hà Tĩnh, Nghệ An vào Đà Lạt đông lắm, mỗi ngày đi bán vé số được 100k là thoải mái rồi. Khá hơn sống ở quê hương Sô Viết Nghệ Tĩnh. Một tấm vé số giá 10k trúng 5 tỷ khác với bên Hoa Kỳ. Ở Mỹ họ bán vé số đến khi có người trúng nên nhiều khi tiền thưởng lên đến cả tỷ đô La sau mấy tuần không có ai trúng còn ở Việt Nam không trúng xem làm lại nên nhà cầm quyền giàu. Vì mấy ai trúng. Xác xuất mà bị xe tông còn nhiều gấp 1000 lần trúng số. Chán Mớ Đời 


Sau gần 50 năm hết chiến tranh, người Việt vẫn tiếp tục đi tỵ nạn, bất chấp chết sống. Khi xưa đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, nay thì tiếp tục chạy qua Mỹ đánh cho mỹ nhào. Hình chụp tại biên giới Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ. người Tàu và người Việt du lịch qua xứ này rồi được móc nối đến Tijuana, có người đưa qua biên giới. Mình có xem cuốn phim tài liệu nói về vụ này. Chính phủ Biden bỏ ngõ biên giới khiến thiên hạ tràn ngập trong đó có người Việt.

Đọc trên mạng, cho biết người Việt tìm đường ra đi cứu gia đình, mượn tiền cả 60-70 chục ngàn đô để vượt biên từ Mễ Tây cơ qua Hoa Kỳ. Năm kia có 32 người chết trên đường đến Anh quốc. 50 năm sau khi ông Dương Văn Minh kêu gọi Sàigòn đầu hàng, người dân vẫn ra đi trong khi đó lợi tức cá nhân của người Tân Gia Ba lên đến $57,000/ năm.


Thật sự tại âu châu hay Hoa Kỳ đều có người nghèo đi ăn xin ngoài đường. Xem một phim của Thuỷ Điển thì cảnh sát có bắt mấy người gốc hồi giáo đến từ các nước xung quanh, ăn xin gửi tiền về cho gia đình. Tại phim nói về người hồi giáo tại Thụy điển nên có thể không trung thực lắm. Dạo mình ở Âu châu thì có thấy ăn xin, vô gia cư nhưng lâu quá không về nên không biết tình hình ra sao. Lần chót về thấy dân cắm lều ngủ đêm trên hè phố tại các quận nghèo như quận 20,… đến Los Angeles hay San Francisco thì loạn.


Theo lịch sử thì con người di dân đến vùng nào đó họ có thể sống được. Nay phía nam, khó sống, người ở các nước nghèo vì nhà cầm quyền tham nhũng, không có kế hoạch giúp đất nước giàu mạnh nên người dân phải trốn lên miền bắc, mưu sinh, gửi tiền về cho gia đình như 15% dân số của phi lUật Tân phải tha phương cầu thực, gửi tiền về nuôi gia đình. Gia đình cứ tà tà hát karaoke, đợi lương con cháu từ trời Âu á gửi về sống như các con ký sinh trùng nên đất nước cũng không khá thêm được. Thay vì sử dụng tiền con cháu đi cày ở hải ngoại, tạo dựng một công ty hay hàng quán gì. Chỉ ngồi chơi, nghe tài xế Grab giải thích.


Ngày nay, nhà cầm quyền Việt Nam hay các nước nghèo khác khuyến khích người dân đi lao động quốc tế như khi xưa Anh quốc khuyến khích người ái nhỉ lan hay Anh quốc, tô cách Lan đi các xứ khác kiếm cơm như Mỹ châu hậu Úc châu… để tránh sự nổi dậy bạo loạn. Tương tự như xưa họ bán bãi cho đi vượt biển nếu không thì sẽ có bạo loạn vì dân đói quá. Thà chết trên biển vì không thể sống được thời bao cấp. Đả đảo thiệu kỳ mua cái gì cũng có, hoan hô hồ chí minh mua cái Đinh cũng xếp hàng. 


Đọc báo Hà Nội, năm nay chỉ tiêu của Hà Nội, đưa 500,000 đi lao động quốc tế. Về Sàigòn nghe thiên hạ rên thất nghiệp. Các công ty ngoại quốc sang Việt Nam xem xét tình hình rồi cuối cùng đầu tư xây nhà máy tại các nước khác. Mỗi năm nữa triệu người đi, 10 năm được 5 triệu người. Năm ngoái mình về Sàigòn, ở phi trường thấy một số người trẻ, đi lao động quốc tế ở Hàn Quốc hay đâu, thấy thương.


Có lần xem một phỏng vấn một cô trẻ tại New York thì được biết mỗi ngày đứng đường xin tiền được trên 200 đô, bằng lương của mình cách đây 30 năm là to lắm, xem như cả ngàn đô mỗi ngày. Nay chắc họ sẽ cho tiền qua Venmo. Từ đó dân tình xem được không cho tiền nữa.


Thấy báo chí Hà Nội đăng tin một ông thần nào theo Việt Cộng đánh cho Mỹ cút ngụy nhào. Kêu nhà 10 anh em theo Việt Cộng, có 2 chết, 8 còn lại được tuyên dương công trạng, nay chỉ có cái lều ở, làm nơi thờ tự các liệt sĩ cách mạng. Không biết các đồng chí anh ta có giúp đỡ gì không mà ra nông nổi. Thử hỏi các người lính Việt Nam Cộng Hoà không đi H.O. Chắc còn tệ hại hơn nữa. Mình thấy ở Cali mỗi năm họ tổ chức gây quỹ mùa xuân cho thương phế binh tại Việt Nam nhưng nghe nói nay đã ngưng vì một số cựu thương phế binh, nhận quà của người Việt tại hải ngoại bị hạch sách đủ trò. Biết đâu ông anh hùng này, như anh tài xế taxi kể, bán nhà rồi chạy qua Kampuchia đánh bài nay ở cái lều treo hình bác hồ và huy chương. Mấy năm trước báo chí có đưa tin ông tướng nằm vùng, về hưu ở gần mấy cái mồ. Cho thấy những người có công mà còn te tua thì người theo chế độ cũ còn te tua hơn nữa.


Cũng có thể thế hệ dính dáng đến chiến tranh Việt Nam dần dần đã quy tiên còn thế hệ sau, không để ý đến. Có một anh gốc Phan Rang nói cho mình biết khi xưa có nhận tiền của hội giúp thương phế binh nhưng sau này thì hết sau khi bà chủ tịch qua đời. Làm từ thiện phải có tâm, mới làm được. Hoặc phải có lợi nhuận do thiên hạ đóng góp rồi mình tự trả lương cho mình, chớ đi xin tiền thiên hạ hoài cũng ỏai. Có anh quen, ở New Jersey, đi xin tiền rồi mang về giúp đỡ người Việt nghèo tại Việt Nam. Theo anh ta gửi hình thì mới xây các nhà hứa cho người Việt nghèo ở vùng xa. Cảm phục.


Sang Phi Luật Tân thì cũng có ăn xin nhưng ở khu Makati, có lẻ canh gác nghiêm ngặt thậm chí các loại xe lôi, xe thồ không được vào khu này, nhưng bò ra các khu như pHố Tàu là đã bắt đầu thấy. Hôm qua đi xe grap về khách sạn, thấy một cô bé độ 14, 15 tuổi ôm đứa bé ngay đèn đỏ. Mụ vợ kêu đưa tiền thì anh tài xế hạ kính xuống rồi mụ vợ đưa tiền rồi tự hỏi còn trẻ mà sao lại đã ôm con đứng đường. Qua đảo Palawan, xe dừng là thấy ăn xin cũng nhiều. Ra bãi biển thấy con nít đi bán mấy thứ lặt vặt thấy thương vì ở Hoa Kỳ, cấm vụ này. Bốc Lộc sức lao động con nít. Phải 16 tuổi mới được đi làm. 

Về Việt Nam mà đi xem cảnh nghèo thì khắp nơi. Mấy lần trước về, mình có đi viếng viện mồ côi, người già neo đơn, trạm y tế cho người nghèo, nơi cho mượn xe đạp cho các học sinh nghèo đi học. Kỳ này về lại đúng lúc ở Việt Nam họ nghỉ lễ mừng thắng cuộc nên chỉ gặp được vài sinh viên, nhận học bổng của Lửa Việt. Nghe kể là có đến 23 sinh viên dấn thân, nhận học bổng mỗi năm. Mỗi sinh viên nhận được $400/năm. Học nhưng sinh viên cũng đi làm thêm. Còn trường tình thương thì chắc hẹn dịp khác. Thật ra muốn giúp người nghèo ở Việt Nam thì vô số kể việc để làm. Con chim đầu đàn của Lửa Việt mới qua đời nên dự đoán quỹ dành cho các chương trình giúp đỡ người nghèo sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng.


Mình thích các vụ tặng học bổng cho sinh viên nghèo. Lý do là như đầu tư vào việc gì thì ít ra sau khi ra trường các sinh viên có một đời sống khá khá hơn nhưng nghe nói cử nhân chạy xe Grap cũng nhiều. Xem như một cuộc đầu tư có thể đưa lại lời sau này. Các sinh viên ra trường, có công ăn việc làm sẽ làm một một gương sáng để các thế hệ sau bắt chước, có thể giúp bố mẹ hay em út vươn lên. Như trường hợp trại Mồ Côi ở Song Pha, NInh Thuận. Các em mồ côi đi học đại học rồi lập gia đình, sống êm ấm chớ còn không có học thì chỉ biết đi đổ xi-măng, làm các nghề chân tay như em họ mình ở ngoài quê. Nay 60 tuổi thì hết sức để lao động. Nói chung về Việt Nam mình thấy người dân sức khỏe không được tốt lắm. Nhất là đàn ông, hút thuốc, uống rượu khiến họ già trước tuổi. Ít thấy ai tập thể dục, chạy bộ hàng ngày. Thấy mấy câu lạc bộ thể thao để thiên hạ tập Gym nhưng nhỏ hơn ở Hoa Kỳ.


Như thầy Phạm Văn An nói khi xưa, muốn cải thiện nghèo, xã hội chỉ có cách làm chính trị vì muốn phát triển một quốc gia cần có một dự án toàn diện và cách thực hiện thực thụ. Trước nhất nói đến quốc gia thì nên khởi đầu bằng mỗi cá nhân. Cá nhân tự thảo cho mình một con đường, và phải thi hành. Chớ ngày nào cũng hút thuốc và uống rượu rồi chửi thiên hạ ngu dốt, tham nhũng thì sẽ không đi tới đâu.

người Mỹ hay nói, khởi đầu là phải thay đổi cách suy nghĩ của mình, suy nghĩ phải đi theo với hành động, hành động sẽ đưa đến những tập quán tốt, tập quán tốt sẽ thay đổi đời mình. Khởi đầu, bớt ngồi cà phê mấy tiếng buổi sáng, dùng thời gian đó để đọc sách, tập thể dục, tập những thói quen tích cực rồi chiều đừng có uống bia, uống rượu, nhậu, về nhà lo cho con cái, giúp vợ chăm sóc nhà cửa. Xem con học hành ra sao, chỉ dạy. Nội tiền không uống cà phê, rượu bia là có thể dư dã một tí như người xưa nói “nhịn thuốc mua trâu nhịn trầu mua tượng”. Tích tiểu thành đại.


Những hội từ thiện về giúp người nghèo Việt Nam. Họ đâu được giúp đỡ bởi chính quyền mà còn bị làm khó dễ. Có lần thằng con về Việt Nam theo một phái đoàn y tế, về lại Hoa Kỳ, nó kêu sẽ không đi nữa. Lý do là trước khi đi, nó phải trả 50 đô để có thể làm việc, giúp phái đoàn. Đến Sàigòn thì không được làm việc, phải làm chui. Sáng lên xe buýt chạy về Long An, vào một trường đại học Việt mỹ nào đó, khám bệnh, phát thuốc cho người nghèo. Cán bộ địa phương kéo cả dòng họ đến, và phải ưu tiên cho họ nếu không lại bị làm khó dễ. Thuốc mà còn hiệu lực vài tháng cũng bị lộn xộn.


Nghe kể, có lần giáo dân ở Hoa Kỳ gửi tặng 1 tấn gạo. Các cha kéo thanh niên thánh thể đến, lấy bịch nylon bỏ gạo vào rồi chất lên xe, chở đi lên vùng núi tặng người nghèo. Mới ra cổng mấy ông công an và mặt trận tổ quốc, chận xe lại không cho đi vì bổn phận xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của họ. Ông cha ngồi viết văn bảng và ký hứa sẽ không tái phạm. Sau đó hỏi nếu nhờ Mặt Trận thì sao. Họ tính tính bỏ bịch chở lên miền núi, tính ra mất nữa tấn gạo. Chán Mớ Đời 


Đó là một ví dụ còn nhiều chuyện nghe kể, không dám kể khiến ai có lòng với Việt Nam sẽ hết muốn giúp. Mình có mấy người bạn bác sĩ, nha sĩ,…họ đi qua các xứ Trung Mỹ như Belize, Honduras hàng năm, giúp đỡ về y tế. Họ kêu chán giúp Việt Nam vì bị hạch sách. Sang xứ khác, chính quyền tạo điều kiện tốt để họ giúp dân địa phương còn về Việt Nam thì ngược lại. Cái khổ của người nghèo tại Việt Nam, là được thương mại hóa để kiếm chát cho giới cầm quyền địa phương. Mình nhớ chị Lệ Lý Hayslip kể khi xưa, chị về giúp người Việt, mang theo thuốc men, bị cấm, không cho đem vào. Sau phải nhờ ông nào to ở Hà Nội mới được cho đem vào Việt Nam, giúp người nghèo. Lại nghe nói các tài xế chở các phái đoàn y tế đi, đều được công an cài đặt để báo cáo lại cho họ. Chán Mớ Đời 


Họ không quen văn hoá ăn xin làm từ thiện, chỉ có những người tâm rất tốt mới có cam đảm quỳ luỵ cán bộ để giúp người nghèo. Muốn làm người tốt cũng khó tại Việt Nam. Có một ông bác sĩ tại vn kể là các nhân viên của phái đoàn y tế ngoại đến Việt Nam xin được xem những ca khó rồi hứa sẽ giúp đỡ rồi chạy mất dép Gucci. Ông ta quên là các phái đoàn này bị hạch sách đủ điều vì cán bộ địa phương muốn kiếm ăn. Đi du lịch bị chặt chém, còn làm từ thiện thì bị làm khó dễ. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Về già đi chơi với vợ

 


Anh Sơn mình sướng quá hà. Đi chơi sướng thiệt. Đó là câu nói của đồng chí gái khi đi chơi. Phải công nhận mình sướng hơn nhiều người. Xem như được đi Giang hồ mà khi xưa mình thường hay đi hàng năm đến khi lấy vợ. Thời đó đi quá Giang xe, bán tranh độ nhật nay trải phải đặt trước chớ mụ vợ không leo pheo Giang hồ du lịch bụi được. 

Trước đó làm việc tại Ý Đại Lợi rồi Thụy Sĩ, Anh quốc đến Hoa Kỳ. Mấy chục năm lo vợ con rồi nay hai vợ chồng mới có dịp du hành như Quách Tĩnh và Hoàng Dung. 

Lagoon at El Nido

Mình và đồng chí gái gặp nhau không bao lâu thì bạn bè thúc làm đám hỏi rồi đám cưới nên chưa có thì giờ dành cho nhau nhiều hay đả thông tư tưởng vì đám cưới xong thì lo chuyện bầu bì, nuôi con đến nay thì mới xong. Mình lập gia đình rất muộn vì ế mút mùa lệ thủy. May có mụ vợ chịu lấy. 


Hôm qua con gái nhắn tin hỏi bố mẹ làm sao sống chung với nhau trên 30 năm. Con mới dọn vô ở chung với thằng Bồ đã cãi ngày chưa đủ tranh thủ cãi đêm. Mình trả lời là: thế hệ bố mẹ có gì hư thì sửa không như thế hệ ngày nay, thấy hư thì quăn đi, mua đồ khác madze in china. 


Sau bao nhiêu năm lo cho con học hành xong thì hai vợ chồng ngồi nhìn nhau thấy trống không. Cũng chán ngấy cãi nhau. Mình muốn đi Giang hồ nhưng đồng chí gái tiếc lương bổng nên mình ngại vài năm nữa không còn sức khỏe đi chơi nên ghi danh đi leo núi khắp nơi khiến mụ vợ kêu mình ngu đi làm để hắn đi chơi nên nghỉ hưu sớm luôn nên hai vợ chồng có thể đi chơi chung trong những trái mùa nghỉ, rẻ vì không phải lệ thuộc vào thời khóa biểu của con cái. 

Mình may mắn là có bà vợ cũng thích đi chơi vì có nhiều người bạn đi chơi một mình vì vợ thích ở nhà. Lạ lắm. Có anh bạn vác kayak về Huế chèo trên sông Hương hay leo núi cắm trại nhưng bà vợ ở nhà. Đi Sơn Đoòng cũng gặp một anh, bạn của một người bạn, cũng kể bà vợ không thích đi đâu nên anh ta đành lang thang một mình. 


Có người muốn đi lại không sức khỏe hay bận công việc. Đi một bữa lỗ  bữa cày. Về Đà Lạt, mời mấy người em đi chơi ở Nha Trang, mình trả tiền mà có mấy người không đi được vì lo kiếm tiền cho con. Mình thấy đi làm cho cố để sau này con mình nó hưởng nhưng chưa chắc vì tiền bạc thay lòng đổi dạ con người. Dâu rể thấy tiền thì ly dị, hóa ra mình làm cho cố để dâu với rể chia phân nữa. Cứ xài đời mình cho khỏe vì không ai biết tương lai. Đang vui chơi đó rồi đùng một cái nằm liệt giường. 


Mỗi khi mình leo núi, khi lên đĩnh rồi thì ước gì có vợ bên cạnh. Hôm qua đi viếng mấy đảo nhỏ của vùng El Nido, có vợ bơi bên cạnh, cầm tay nhau chỉ chỏ dưới nước thấy cá bơi lội. Mình gọi đó là những giây phút hạnh phúc của tuổi già. 


Cho thấy hạnh phúc rất đơn sơ khi có nhau bên cạnh. Chả cần nhà cao cửa rộng. Có sức khỏe rồi vợ chồng đi trải nghiệm khám phá những văn hóa khác, phong cảnh đẹp trên thế giới. 


Đi chơi như chạy nước rút với thời gian còn lại vì vài năm nữa, vợ chồng gặp nhau kêu ai rửa, hao hao tôi thấy giống người như vợ hay chồng tôi. Đi chơi đồng chí gái muốn chụp hình mình cũng nhất trí như giữ lại những kỹ niệm bên nhau, cùng một lứa lận đận bên đời. Có vui cùng hưởng có khổ cùng cam. 

Đi khắp thế gian không đẹp bằng vợ

Về nhà cãi lộn không ai lại bằng ta

Khi lấy nhau, không có tiền nên lâu lâu đi cắm trại rồi có con chỉ cắm trại hướng đạo vời đoàn của con. Cũng có đi chơi Âu châu và Á châu về thăm quê, ông bà. 

Mừng đại lễ tại Việt Nam   Khi xưa họ đánh chiếm miền nam bận áo dài như vậy? Môi son má phấn Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn