Showing posts with label Văn hoá. Show all posts
Showing posts with label Văn hoá. Show all posts

Kể chuyện tếu qua ngoại ngữ

Sáng nay đến phiên mình làm Joke Master, người kể chuyện vui tại hội Toastmasters. Buổi họp lúc nào cũng khởi đầu với lời cầu nguyện Chúa Toàn Năng và lời tuyên thệ trung thành với lá cờ Hoa Kỳ, do một người được chỉ định. Đa số các hội viên đều theo đạo thiên chúa giáo, ngoại trừ 1 bà theo Do Thái Giáo. Khi nào đến phiên mình, thay vì cầu nguyện thiên chúa, mình đọc một câu lời hay ý đẹp nào của một triết gia, hay thi sĩ, nhà văn để mọi người cùng suy nghĩ.
Sau đó đến phần người kể chuyện vui (Joke master). Thật ra kể chuyện vui trước đám đông rất khó ngay cả người Mỹ vì làm sao để các hội viên hiểu câu chuyện. Chuyện vui khiến buổi họp vui vẻ thân mật hơn. Lúc đầu mình kể chuyện vui của người Pháp hay đức mà mình nghe bên Âu châu thì không có thằng mỹ nào cười. Cho thấy tuỳ văn hoá, có câu chuyện khiến người Pháp cười mà người Mỹ khó hiểu vì không cùng văn hoá, địa lý với người Pháp. 

Khi kể chuyện cười, phải để ý về những người nghe. Nếu họ là dân ngoan đạo, thì đừng bao giờ kể chuyện tếu về tôn giáo. Mấy bà gốc Huế thì thích nghe chuyện dê. Mấy bà bắc thì thích chuyện dâm. Người nam thì mình ít quen nên không rõ lắm.


Khi mình sang pháp thì lúc đầu, tây đầm kể chuyện tếu lâm thì mình như bò đội nón chả hiểu gì cả. Dần dần qua vài năm tháng mới thấm nhuần được cái tính hài hước của người Pháp. Thường họ hay chọc quê dân Bỉ và đức. Còn người Anh quốc hay chọc quê người Ái Nhỉ Lan và Tô Cách Lan. Mình ở tây lâu nhất nên thấy người Pháp rất kỳ thị, chọc quê đủ loại dân. Có dạo một tên tây hình như tên Pierre Péchin, hay giả giọng người ả rập để chọc quê khiến tây đầm cười, chiều nào cũng mở đài radio để nghe tên này. Tên này có câu cuối cùng là “tu bouffes ou tu bouffes pas, tu crèves quand même.” Hình như người ả rập tìm cách đánh ông ta. Nếu mình không lầm là mỗi chiều ông ta nhận điện thoại trên đài Europe 1 với câu chuyện La cigale et la fourmi, câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, mà khi xưa, học với ông tây bà đầm.


Con ve thì suốt mùa hè, hát hò trong khi con kiến thì cứ làm việc, đi tha thức ăn về đầy tổ. Mùa đông đến thì con ve đói, mới bò lại tổ con kiến xin ăn. Con kiến không cho đuổi đi khiến con ve đói và chết. Trong khi đó con kiến có đủ thứ để ăn, nên đem đồ ăn ra ăn ngày chưa đủ tranh thủ ăn đêm rồi bội thực lăn đùng ra chết. Ông Péchin này kêu “tu bouffes ou tu bouffes pas, tu crèves quand même”, nghĩa là ăn hay không ăn cũng chết. Ông ta giả giọng người ả rập mà tây đầm khi xưa gọi là “bougnoules” nay thì ”beurs”.

Để ai không hiểu tiếng pháp, đây là một anh cải trang thành phụ nữ đi tè

Điển hình mình kể chuyện về một người bạn do thái, hè được bố mẹ gửi về DO Thái vào dịp nghỉ hè để làm việc từ thiện trong các kibutz. Một hôm, bà mẹ chạy lại nhà, gõ cửa hỏi có tin tức gì con trai bà ta. mình nói là anh ta gửi một bưu thiếp, kể là đã trở về đạo Thiên Chúa Giáo. Bà mẹ nghe vậy, khóc quá cỡ thợ mộc, chạy lại synagogue hỏi ông Rabbi, cố đạo do thái giáo. Ông Rabbi nghe bà ta kể là gửi con trai về Jerusalem, thì anh ta trở vào đạo Thiên CHúa giáo. Ông Rabbi nghe vậy thì kêu “ủa! Con trai tôi cũng vậy”, cả hai cùng cầu nguyện thượng đế. Sau một hồi thì thượng đế xuất hiện, hỏi chuyện gì thì cả hai kể là gửi con trai về thành Jerusalem thì chúng vào đạo thiên chúa giáo. Thượng đế nghe vậy thì cũng ngạc nhiên “ủa! Con trai của hai vị cũng vào đạo thiên chúa giáo”. Người pháp hay Ý Đại Lợi đều hiểu câu chuyện này vì thượng đế gửi người con do thái đến thành Jerusalem và ông ấy đã lập ra Thiên Chúa giáo nhưng không hiểu lý do nào người Mỹ không cười dù họ theo thiên chúa giáo cũng có thể vì mình kể không đúng theo cách giúp người Mỹ hiểu câu chuyện.


Sáng nay, mình kể câu chuyện về một đoàn du khách viếng thăm vườn nuôi cá sấu ở Florida. Họ cho đoàn du khách lên chiếc phà chạy ra xa để xem mấy con cá sấu bơi lội tung tăng trên hồ. Bổng nhiên ông chủ vườn cá sấu tuyên bố, ai nhảy xuống hồ, bơi vào bờ mà sống sót, ông ta sẽ thưởng 1 triệu đô. Cả đám nhìn nhau, không ai nhúc nhích bổng nhiên có một ông nhảy xuống và cố bơi cho nhanh trong khi mấy con cá sấu ào ào lội theo sau để táp ông ta. May mắn ông ta lên đến bờ. Ông chủ giữ đúng lời hứa trao giải thưởng 1 triệu. Phóng viên nghe tin chạy đến, chụp hình phỏng vấn đài truyền hình. Hỏi động cơ nào đã khiến ông liều mình nhảy xuống bơi đua với cá sấu để nhận giải thưởng mà trước đây chưa ai dám làm. Ông ta thành thật nói, tôi đâu có nhảy, ai xô tôi xuống nên bắt buộc phải bơi cố mà sống. Khi xem hình, người ta thấy bà vợ đứng bên cạnh mỉm cười. Cho thấy sau lưng một người đàn ông thành đạt là có một phụ nữ đẩy phía sau. Hôm nay bà rá, có lẻ mình quen đứng trước thiên hạ nên chậm rãi, lên giọng xuống giọng và biết ngừng, nhìn thiên hạ nên ai nấy cũng cười té lửa.

Ngày xưa, hàng tuần mình đọc Hara Kiri cho những bác không đọc được tiếng pháp. Hình của một ông tây ngồi ngoài vườn, kêu bà vợ đang hát Karaoke trong nhà nên ông ta phải ra ngoài cả sợ hàng xóm kêu ông ta bạo hành mụ vợ.

Chuyện tếu lâm việt ngữ thì mình có nhiều lắm. Chuyện H.O., chuyện vượt biên, chuyện bộ đội,… chuyện bắc kỳ, chuyện người quảng, chuyện người Huế. Đủ trò. Mụ vợ thích nghe lắm để khi đi gặp bạn của mụ, mụ kể. Nhiều khi đang kể, mụ quên, phải hỏi mình răn sao nữa. Chán Mớ Đời 


Kể chuyện tếu lâm, khá vui giúp các buổi họp mặt phấn khởi hơn nhưng phải biết cách kể nếu không chả ai cười. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 






Phần nguy hiểm nhất khi về hưu


Đồng chí gái về hưu được trên một năm nên mình đọc thêm tài liệu về hưu trí. Làm gì để đi hết quãng đường đời còn lại vì mù tịt với ngày tháng hay những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Đọc thêm kinh nghiệm của mấy người về hưu, nói chuyện những người quen lớn tuổi để học hỏi thêm kinh nghiệm của họ.


Có một ông Mỹ, được xem là thành đạt, về hưu ở tuổi 58, kể trên mạng rằng: những người sắp sửa nghỉ hưu, tưởng rằng nghỉ hưu là “sống một cuộc sống tốt đẹp, an hưởng tuổi già” sau những năm tháng lao động để xây dựng sự nghiệp, gia đình. Trên thực tế không phải vậy. 


Ông ta chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, cho rằng nếu chúng ta không có một kế hoạch lâu dài cho những năm tháng sắp tới khi về hưu, thì cuộc sống có thể tràn ngập những cơn buồn chán, lo lắng và thậm chí trầm cảm như trường hợp của ông ta đã trải qua. Sau phải đi chữa bệnh tâm lý và gia nhập các công việc từ thiện giúp ông ta tìm được hướng đi trong cuộc đời, cảm thấy hữu ích cho cộng đồng, cảm nhận cuộc đời đáng sống thay vì té xuống hố sâu, hụt hẫng khi ngưng làm việc.

Mình biết vài trường hợp. Về hưu chán chường nên đâm ra nghiện hút thuốc, cà phê, rượu bia, thậm chí là ma tuý. Người Mỹ về già nghiện thuốc giảm đau vì họ buồn chán, trầm cảm. Đây là vấn nạn lớn của người già tại Hoa Kỳ. Bà Inge mình quen trên 20 năm, ghi tên đi học đại học cộng đồng còn ông Larry thì đi nhảy đầm uống rượu mỗi đêm. Mỗi ngày họ gặp một nhóm bạn để chia sẻ kinh nghiệm hay kiến thức. Cả hai đều rủ nhau đi Tây năm vừa rồi ở lứa tuổi trên 8 bó khiến mình mất đi những người bạn già để học hỏi kinh nghiệm sống của họ. 


Hôm trước ghé thăm anh bạn trên Los Angeles. Mình đi công việc nên hỏi có nhà thì ghé thăm. Anh ta mới về hưu được 1 năm, ở nhà buồn, xem phim bộ riết cũng ớn. Anh ta than là đầu óc bắt đầu trả nhớ về không. Anh ta ở xa quá nên cũng không gặp thường. Nay anh ta lại lái xe ban đêm không được nên hết đến nhà mình khi đồng chí gái tổ chức ăn uống. Mới nói chuyện động viên một ông người Mỹ, hội viên của Toastmaster, bị ung thư đang xạ trị. Tối đọc kinh Chú Đại Bi cho ông ta, giúp ông ta lên tinh thần để chiến đấu với bệnh của thế kỷ.


Ông mỹ báo trước cho những người mới nghỉ hưu và sắp nghỉ hưu về những mối nguy hiểm về mặt tinh thần đang ở phía trước và đề nghị một hướng đi giúp việc nghỉ hưu thành công để tránh lâm vào hoàn cảnh mà ông ta đã trải qua. Về mặt tài chính thì ông ta không lo vì bán công ty được một số tiền lớn, ăn xài đến Tết Congo cũng không hết. Về mặt tinh thần thì có vấn đề. Cho thấy giàu cũng có nổi khổ cho nên thà giàu mà sung sướng còn hơn nghèo mà đau khổ.

Hóa ra người về hưu có nhiều vấn đề: tài chính làm sao để có cuộc sống tương đối thư thản, không lo ngại thiếu tiền, một mặt về tinh thần, chống chọi sự chán chường khi giết thì giờ hàng ngày. Có chị bạn kể bảo lãnh ông bố sang Hoa Kỳ, buồn cả ngày lủi thủi trong nhà ngoài sân. Đến khi chị ta khám phá ra ở vùng Bolsa có một trung tâm sinh hoạt cho người già. Sáng chở bố lại mua cơm trưa tại chỗ để ăn với mấy ông bạn mới, tập thể dục hay đánh cờ tướng, chém gió về quá khứ vàng son, giúp ông bố vui hẳn ra, tinh thần lạc quan. Nhớ bà cụ sang Hoa Kỳ, có thẻ xanh đầy đủ. Mình chở đi chơi, tập Đông Phương Hội đủ trò nhưng mẹ mình kêu “cho Mạ về đi con”, đành đưa mẹ về lại Đà Lạt.


Ông ta cho biết nghỉ hưu không phải là đích mà chúng ta muốn đến mà là một hành trình với ba điểm dừng chính. Điểm dừng đầu tiên, ông ta gọi là “tuần trăng mật”. Như hai vợ chồng mới cưới, hồ hởi đi du lịch, thấy cuộc đời là màu Hồng tỏng tiếng hát của Edith Piaf, quand tu me prends dans tes bras, je vois la vie en rose. Những người về hưu nghỉ ngơi, đi du lịch, tận hưởng những sở thích và làm những việc họ hằng mong muốn. Phần chuyển tiếp này thường kéo dài khoảng một năm.


Sau thời gian du hí ban đầu, ‘tuần trăng mật qua,” nhiều người về hưu phải chịu đựng sự thất vọng. Nghỉ hưu, không phải là một kỳ nghỉ vui vẻ, hạnh phúc vĩnh viễn như mơ tưởng. Bây giờ đồng chí gái còn vui vẻ đi chơi đây đó nhưng một mai, có thể chán đi du lịch, sức khỏe yếu thì mệt nên mình phải chuẩn bị, làm cách nào để mụ vợ không rơi vào tình trạng cảm thấy vô dụng.

Tấm ảnh đêm Tân hôn nói lên tình yêu tuyệt vời để rồi sau đó phải dọn dẹp, tạo dựng cuộc sống

Điểm dừng thứ hai là “đối diện với bức tường”. Sau thời gian trăng mật đi chơi đây đó, viếng thăm bạn bè ở xa, chúng ta tự hỏi về cuộc sống mới. Thông thường, giai đoạn này sẽ bắt đầu với cảm giác bồn chồn. Chúng ta bắt đầu nhớ sự tương tác với các đồng nghiệp cũ. Sự buồn chán có thể bắt đầu len lỏi vào và thậm chí có thể chuyển thành trầm cảm. Đây là điểm dừng nguy hiểm nhất trên cuộc hành trình hoàng hôn của đời người.


Một thiểu số bắt đầu lạm dụng rượu hoặc ma túy để giảm bớt trầm cảm. Một số có thể không bao giờ tiến xa hơn điểm dừng thứ hai này. Mình thấy nay có phòng trào hát karaoke rất hay để giúp người già có một đam mê làm ca sĩ. Đúng hơn là giải toả tinh thần dồn nén của họ khi về già. Vợ chồng về già lại càng cãi nhau khi đối diện kẻ nội thù 24 /24. Nhiều ông bò ra Bolsa, uống cà phê chém gió đến giờ ăn thì về để khỏi cãi nhau. Thật ra cả hai đều bị dồn nén về mặt tinh thần thay vì đối thoại, chúng ta trở nên đối chọi.


Mình có một bà dì vợ, con cháu ở xa. Mỗi tuần hai vợ chồng chở mẹ vợ đi đón dì, chở đi ăn rồi đi lòng vòng ở khu Bolsa. Có lần dì nói: “chú Sơn biết không, từ khi chú qua đời buồn, không có ai để cãi nhau. Đến chở dì đi chơi như ri là dì mừng”. Cho thấy vợ chồng cãi nhau cũng là một cách giúp nhau giải toả nổi buồn không tên.


Mình có anh bạn, bác sĩ về hưu sớm có đam mê là hát nên thấy anh ta bận rộn tập hát rồi lăn vào các hội đoàn người Việt để hát trong các buổi văn nghệ. Mình hay kể chuyện tếu lâm khi nghe mấy bà mấy ông rên rĩ hát nhạc Việt Nam khi xưa nhưng thật ra mình hiểu lý do họ hát để xả bớt áp suất về mặt tinh thần bị nén khi về hưu, nguyên cả ngày ở nhà.

Nay mình mới hiểu các cựu binh sĩ Hoa Kỳ khi giải ngủ đều lâm vào tình trạng trầm cảm. Nghe nói sau cuộc chiến Việt Nam, cựu quân nhân Mỹ tự tử rất nhiều đâu 20,000/ năm. Tính ra lính Mỹ chết tại Việt Nam có 58,000 người nhưng số người Mỹ chết sau khi trở về nước còn cao hơn rất nhiều. Xem link cua chính phủ Hoa Kỳ  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2343923/


Như câu chuyện nhà tu và cô gái giang hồ. Có lần hai ông sư được người làng bên, nhờ đến làm ma chay. Sau cúng kiếng xong thì đi về. Đến bờ suối thì gặp một cô gái giang hồ, nhờ hai người bế qua suối vì sợ ướt áo quần. Một ông xung phong bế cô ta qua suối rồi để xuống, tiếp tục đi về chùa. Ông sư đi cùng thì nghĩ tại sao sư huynh mình đã đi tu mà còn làm ô uế thân thể kẻ xuất gia, bế cô gái giảng hồ. Hình ảnh này ám ảnh ông ta suốt đoạn đường trở về chùa. Cuối cùng khi về chùa, ông ta bực quá nên hỏi tội vị sư huynh. Anh là kẻ xuất gia, tại sao lại làm ô uế bế cô gái sang suối. Ông sư huynh ngạc nhiên rồi nói tôi đã bỏ cô gái ấy bên bờ suối, còn anh vẫn mang theo về chùa. Binh sĩ Mỹ tham trận tại Việt Nam, Á Phủ Hãn, Iraq,..về lại Hoa Kỳ, đa số bị căn bệnh này, không quên được những gì đã tham dự tại chiến trường. Mình mới xem một phim kể về vụ tàn sát dân làng vô tội tại Á Phủ Hãn, tương tự vụ thảm sát tại Mỹ Lai.


Nhiều người Mỹ cho rằng “Điều tồi tệ nhất của việc nghỉ hưu là đánh mất bản sắc của chúng ta. Tốt nhất là tìm một bản sắc mới.” Điển hình là chúng ta trước đây là bác sĩ, kỹ sư, luật sư,.. bổng nhiên chúng ta phải trả lời là tôi hưu trí khi ai đó hỏi làm nghề gì. Chúng ta mất bản thể, tước vị mà chúng ta đã bỏ ra biết bao nhiêu thời gian để xây dựng, để có một bản sắc trong xã hội. Rất nhiều người ngừng lại chỗ này, như đứng trước bức tường Bá Linh. Họ không biết làm gì khi đối diện bức tường. Kiếm cách leo qua, hay mò bên trái bên phải để xem có cánh cửa nào khác để vượt qua.

Có một số người tiếp tục đến điểm dừng thứ ba “xác định lại bản thể của mình”, nơi họ xây dựng bản sắc mới và phát triển những thói quen mới. Đây là điểm dừng khó khăn nhất trong hành trình. Cần có một nỗ lực bền bỉ, thường liên quan đến việc thử nghiệm, để vượt qua điểm dừng này và tiếp tục con đường đi của mình.


Tại hội Lions, có một ông cựu cảnh sát viên của thành phố, về hưu, ông ta tích cực tham gia rất nhiều chương trình thiện nguyện trong thành phố. Vợ ông ta rên là không thấy mặt ông ta. Nhiều người khác cũng tham gia các sinh hoạt xã hội. Có ông quen, mua miếng đất 120 mẫu trên núi, để tặng hội Lions, nhằm giúp học sinh nghèo có chỗ để nghỉ hè, trượt tuyết. Mấy ông khác thì đóng giường, đóng bàn ghế đem lên. Mình thì cho một chiếc xe van cũ để chở học sinh nghèo lên đó chơi. Nhìn những đứa trẻ được đi chơi, nghỉ hè, bố mẹ không phải lo lắng cho con 1 tuần lễ khiến ai nấy đều vui vẻ, cuộc đời đẹp hơn nếu mọi người bỏ chút công chút của.


Có ông Mỹ năm 97 tuổi cho ra đời cuốn sách nói về hành trình nghỉ hưu của ông ta. Ông ta đặt kế hoạch ngủ niên như học thêm một môn gì, học vẽ, học thêm về một đề tài nào ông ta ưa thích. Ở Hoa Kỳ, đi học đại học cộng đồng rất rẻ, có nhiều chương trình chính phủ cho tiền để học. Mình biết vài người sang đây cứ đi học mệt thở, để được tiền chính phủ cho hàng năm. Sau này, bán cái vườn, mất bản sắc người nông dân, chắc mình sẽ xin tiền đi học vớ vẩn. Có bác nào biết lớp dạy hết sợ vợ thì cho em hay để ghi danh.

Muốn sống thọ, và có tiền hưu khi về già, các cố vấn tài chính đều khuyên chúng ta qua hình ảnh này. Gặp phụ nữ là băng qua lề đường. Đó là lời khuyên chân thật nhất của một người thành thật

Việc này có thể mất từ ​​sáu tháng đến vài năm. Nhiều người kém may mắn, không đạt được mục tiêu cuối cùng và vẫn mắc kẹt trong tư duy nghỉ hưu truyền thống, áp dụng lối sống thụ động với rất ít điều để mong đợi mỗi ngày. Từ từ bộ não không làm việc nhiều sẽ quên dần và trả nhớ về không. Có người may mắn có cháu ngoại cháu nội để trông, tạo điều kiện cho con họ. Họ có thể đưa đón cháu đến trường, giúp họ có chí hướng, thức giấc mỗi ngày. Vợ chồng chị vợ mình, cả hai là nha sĩ, mới về hưu, trông 3 đứa cháu 3 ngày một tuần. Đi chơi là nhớ cháu nội. Có gì giúp họ vui đời để tiếp tục sống nếu không cứ mỗi ngày phải tọng thuốc trị bệnh họ Cao là Chán Mớ Đời.


Làm sao để tránh được số phận này? Những người mới nghỉ hưu thường thiếu định hướng, vì vậy họ cần một kế hoạch để hướng dẫn cách họ sử dụng thời gian. Có nhiều nghiên cứu đã giúp ích cho người hưu trí. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc của người về hưu tương quan với việc tham gia vào các hoạt động chủ động và thụ động. Bạn sẽ là người tham gia hay khán giả? Nghiên cứu này được củng cố bởi một nghiên cứu khác, trong đó ghi nhận rằng những người về hưu hạnh phúc có số hoạt động “tích cực” gấp đôi so với những người về hưu không hạnh phúc.


Nói cho ngay, ngày nay chúng ta về hưu, có xã hội mạng nên còn lên chia sẻ một bài hát, một món ăn,… nếu không chắc mọi người đều lâm vào tình trạng lộn xộn về tâm lý. Mình thấy đồng chí gái bận rộn đi gặp các bà bạn khiến mình mừng. Mỗi tuần đều đi leo núi với vợ để giúp vợ tịnh khẩu, tránh khẩu nghiệp. Leo núi mệt nên mụ vợ thở không ra hơi nên không nói gì cả. Vợ chồng không đối choại. Ăn vui.

Các hoạt động theo đuổi tích cực có thể mang tính hướng ngoại, diễn ra trong môi trường xã hội như hoạt động tình nguyện, hoặc hướng nội tâm, chẳng hạn như một sở thích được thực hiện một mình. Đồng chí vợ hay đi theo mấy người bạn hát ở các viện dưỡng lão hay nấu ăn cho người vô gia cư. Đi viếng một viện mồ côi ở Mễ Tây Cơ, vợ kêu về Mỹ xem có viện mồ côi nào, xin phụ giúp hàng tuần. 


Mình nghĩ sau khi đi chơi mệt thở, mụ vợ sẽ đi đến tình trạng này, và sẽ cần làm thiện nguyện cho một tổ chức nào đó hay ở chùa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cân bằng giữa cả hai loại là cần thiết để có được thời gian nghỉ hưu tối ưu. Tương tác với những người không phải là gia đình ruột thịt của chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của chúng ta lên tới bốn năm. Ngược lại, sự cô đơn có thể rút ngắn tuổi thọ tới 8 năm. Ngoài ra, các hoạt động solo tích cực, chẳng hạn như ô chữ hoặc trò chơi ghép hình và các sở thích, chẳng hạn như vẽ tranh hoặc làm vườn, có thể giúp chúng ta duy trì khả năng nhận thức của mình.


Dạo này thấy họ quảng cáo trò chơi Solitaire rất nhiều. Khi xưa, chưa có vợ buồn mình hay chơi trò chơi này. Sau này thấy cãi nhau với mụ vợ mệt quá, lăn ra ngủ.


Điểm mấu chốt: Hạnh phúc của chúng ta sau khi nghỉ hưu phụ thuộc vào những mục tiêu chúng ta theo đuổi. Và chúng ta càng có nhiều mục tiêu theo đuổi và chúng càng đa dạng thì chúng ta sẽ càng hạnh phúc hơn. Điều tồi tệ nhất của việc nghỉ hưu là đánh mất bản sắc của chúng ta. Phần tốt nhất là luôn luôn tìm một cái mới nhưng đừng có tìm vợ mới là hoà bình.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Ngôi làng cao nhất âu châu trên núi Caucase


Trong chuyến đi viếng Georgia, một xứ thuộc khối Liên Xô cũ, mình chỉ thấy có ngôi làng cổ Ushguli ở cao độ 2,200 mét trên dẫy núi Caucase, chia đôi Âu châu và Á châu là rất lạ, được xem là khu vực người ở cao nhất ở Âu Châu còn các kiến trúc thời Liên Xô thì xem cho biết.

Trên đường đi lên núi ngăn đôi hai châu lục, mình thấy mấy tháp đài của thời trung cổ xây bằng bằng đá ở dọc hai bên bờ sông khá lạ. Xe ngừng lại Mestia ở cao độ 1,500 mét cao độ như Đà Lạt để ngủ qua đêm.

Sáng hôm sau thì xe SUV 4x4 đến chở tụi này lên núi viếng thăm một ngôi làng cổ vẫn còn giữ được nét cổ xưa, có lẻ ở xa phố thị vì ở Mestia có thấy nhiều tháp đài nhưng lẫn lộn với các kiến trúc nhà cửa hiện đại. Có một thành phố ở Ý Đại Lợi có các tháp đài tương tự nhưng cao hơn gấp đôi, ở vùng Toscana có tên là San Gimignano. Hoá ra hai thành phố này là sister cities.

Ngôi làng còn người ở cao độ cao nhất âu châu 2,200 mét với kiến trúc đặc thù.

Xe chạy lên núi mất đâu 2 tiếng vì đường xấu, nhiều nơi phải chạy qua các suối nhỏ rồi đến ngôi làng này. Xa xa chúng ta thấy đỉnh núi Shkhara, cao thứ 3 của Âu châu. Hai vợ chồng được đưa đi viếng thăm ngôi nhà thờ nhỏ nhắn được xây vào thế kỷ 12 tên Lamaria.


Ngôi nhà thờ này được xây trên điểm cao nhất làng, rất nhỏ so với những nhà thờ đã viếng thăm ở Georgia. Họ có mấy bức tranh vẽ trên tường khá đẹp nhưng cũng bị xoá nhiều trong thời Liên Xô. Mình thấy lần đầu tiên một ông linh mục lớn tuổi ở đây. Không thấy linh mục trẻ tuổi ở xứ này dù ông cố đạo được phép lấy vợ. Thắp một cây nến trong nhà thờ nhỏ bé.

Tường đá được xây từ thời trung cổ
Nhà được xây gắn liền với tháp đài phòng vệ, chỉ có một cửa ra vào
Mái nhà cũng được lợp bằng đá so với các nhà được làm thời liên xô hay gần đây bằng tôn 
Tấm ảnh chụp một gia đình Svan của vùng này
Căn nhà phía trong, trần nhà thấp để giữ nhiệt. Thấy cái cầu thang leo lên nơi trên loft để ngủ, phía dưới là để dê bò ngủ giúp sưởi ấm gia đình chủ nhà
Cái bếp ở giữa
Cái nôi để ru em bé và bàn ăn
Thấy thằng bé ngồi đập cái gì trong cái thố 

Cửa vào rất thấp, thấy đá vùng này từng thớt không dầy lắm, dễ xây không thấy họ trét gì cả để dính các miếng đá vào nhau

Ngôi nhà thờ trên cao 
Cửa vào nhà thờ cổ kính được xây từ thời trung cổ, mình thấy khung cửa rất lạ
Chi tiết của khung cửa được chạm trổ từng lớp. Du khách nhiều quá nên mình không thể ở lại xem xét kỹ hơn
Đỉnh núi  Shkhara, cao nhất phía Georgia  
Mình thích nhất màu của đá bị oxy hoá sau bao nhiêu năm
Phần dưới chắc đã được trùng tu lại với xi măng
Ngôi nhà thờ, một phần để ở, phần để thờ phụng Chúa và tháp đài để gia đình ông cố đạo chạy lên trên tử thủ khi quân xâm lược hay cướp bóc đến
Đồng chí gái đang tạo dáng trước đỉnh Shkhara 
Tháp đài tình yêu được trùng tu bởi một gia đình, và cho du khách thăm viếng kiếm tiền
Mình bò lên lầu 1 qua cái thang nhỏ
Lỗ châu mai để nhìn ra ngoài xem quân xâm lược, quân cướp 
Tầng cuối được làm lại với vật liệu nhẹ hơn 

Cầu thang leo lên lầu 2. Tối om ở trên quần thù bò lên đây là dã bị đạp tan xương
Lỗ lầu 1 nơi cầu thang leo lên


Đỉnh Shkhara cao thứ 3 ở âu châu
Mình thấy nhiều làng cổ như vậy dọc dường lên núi nhưng nhà cửa được xây dựng lại khá nhiều nên mất cái đẹp vật liệu chung.
Dãy núi Caucase chia đôi Âu Châu và Á Châu, mình ở bên Á Châu
Ăn sáng thấy có chả giò của họ. Họ cuốn phô mát dê bên trong rồi chiên. Mình ăn thử một cái thôi vì dầu mỡ hơi nhiều. Thích nhất là cái đĩa đựng trái ô líu, mình xơi hết mỗi lần ăn cơm còn phô mát thì thấy đã được kỹ nghệ hoá nên không đụng tới

Sau đó đi vòng vòng đến xem một căn nhà được xem còn giữ nét cổ xưa. Vùng thảo nguyên nên người ta nuôi bò, dê và trồng trọt. Khi các đạo quân Ottoman, Ba Tư xâm chiếm đánh phá các vùng này thì người dân leo lên mấy cái tháp đài, đóng chốt chỗ leo lên nên quân cướp không lên được. Muốn đốt tấm cửa cũng khó vì rất dày, xung quanh là đá ngay cả mái nhà. Trên đó họ để lương thực vài tháng cho gia đình ăn. Khi mùa đông đến thì quân cướp chỉ có rút lui vì rất lạnh ở cao độ 2,200 mét vì mùa đông tuyết phủ 6 tháng.


Mỗi căn nhà luôn gắn liền với tháp đài nên khi có chuyện là họ leo lên tháp với cung tên để bắn kẻ cướp. Dân địa phương có đặc điểm là cặp mắt của họ màu xanh. Người ta gọi là người Svan, cứ như người thượng du ở Việt Nam, nào là Ra đê, Nùng, Thái,… tóc họ màu đen. Bà nấu cơm cho tụi này ở khách sạn là người Svan, mắt xanh lá cây nhưng tóc đen. Bà ta thích đồng chí gái, cứ sờ sờ cánh tay của mụ vợ nhất là mình boa sau khi ăn thịnh soạn. Bữa cơm đầu tiên ở đây, bà ta nấu nhiều món đặc thù của vùng này. Xem như bữa cơm ngon nhất chuyến đi Georgia. Mình thích cơm Uzbekistan hơn,


Hiện nay làng này có 70 gia đình, độ 200 người ở. Khi viếng thăm căn nhà còn giữ nguyên vẹn lối trang trí cổ xưa khiến mình ngạc nhiên vì tương tự như một căn nhà ở trên núi Peru khi mình đi từ Saltankay về Machu Pichu. 


Căn nhà được chia hai tầng. Họ ngủ ở trên còn heo dê bò ở dưới vì mùa đông rất lạnh, có dê bò sưởi ấm, rất giống như ở quê bên Ý Đại Lợi mà mình viếng thăm nhà một cô bạn. Tối người ta vào chuồng bò để mấy bà đan áo cho bớt lạnh rồi tối đi ngủ thì họ nấu nước nóng bỏ trong cái túi nhựa, bỏ trên giường dưới cái mền cho ấm, để ngủ đến sáng mai.


Nghe kể là khi xưa có trên 300 căn hộ và tháp đài nhưng nay chỉ còn độ 30. Dân càng ngày càng thưa vì giới trẻ đi đến các tỉnh lớn để sinh sống, từ từ lối sống này sẽ bị mất. Nhất là thổ ngữ của họ sẽ biến mất một ngày. Trẻ em đi học tiếng Georgian sẽ không nói tiếng thổ ngữ. Họ có làm một cuốn phim về người Svan này, mình tính đi xem ở rạp nhưng nói thôi để về xem trên YouTube . Tối qua xem trên YouTube thì bắt đầu hiểu ý tưởng của họ xây các tháp đài dựa theo phong tục của vùng này. Họ giết người như ngoé. Cứ giận nhau là đâm chém nhau. Sinh sống tại các vùng có địa thế và thời tiết khắc nghiệt như vậy nên tính tình của họ rất bạo lực.


Đi Georgian chỉ có chỗ này mình thấy hay vì chưa bao giờ thấy lối kiến trúc một căn nhà nối liền với một tháp đài phòng thủ. Mỗi nhà mỗi tháp đài. Thường thì họ xây một cái thành xung quanh ngôi làng đây thì không. Mỗi nhà tự phòng thủ, một lối suy nghĩ khá lạ tự túc tự vệ. Dọc đường mình thấy rất nhiều ngôi làng với những tháp đài nhưng nhà ở đã được xây theo lối mới, mái nhà bằng tôn còn ở đây mái nhà làm bằng đá. 


Đó là văn hóa sẽ bị mai một khó mà cưỡng lại. Một văn hoá mạnh hơn sẽ giết một văn hoá khác khi kề cận. Ngoài ra còn tuỳ vào chính phủ. Một chính phủ có chính sách bảo tồn văn hoá xa lạ, khác lạ như Hoa Kỳ bỏ tiền ra để dạy các tiếng của các cộng đồng như người Việt, người Tàu,…mạnh nhất là người gốc la tinh. Cũng có những chính phủ với chính sách tiêu diệt các văn hoá khác, muốn đồng nhất một chính sách, sẽ tìm cách tiêu diệt như cấm nói thổ ngữ, không khuyến khích sự khác biệt.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn