Showing posts with label Mekong. Show all posts
Showing posts with label Mekong. Show all posts

7 ngày đợi mong


Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên từ bé, đi học được thầy cô, bạn học xem là cực ngu vì mình hay hỏi bậy bạ, không dính dáng đến bài học, thầy cô hay tránh trả lời khi đưa tay lên. Điển hình là tại sao người ta gọi những ngày trong tuần như thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7 rồi ngày Chúa Nhật hay Chủ nhật … nên hay bị bạn bè học chung kêu sao mày dốt thế, thậm chí ngày nay gặp lại bạn học xưa, chúng vẫn còn kêu mặt mày sao ngu lâu thế, ngu có truyền thống như đã ghi khắc trong tâm khảm chúng.
Mình thắc mắc, hỏi tại sao người ta gọi thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 mà không bắt đầu bằng Ngày Thứ 1 rồi ngưng ở Ngày Thứ 7 thay vì chơi Chúa Nhật hay Chủ Nhật. Lớn lớn một chút thì bắt đầu phân biệt có người theo đạo Phật như gia đình mình, cũng có nhà theo đạo chúa nên họ gọi Ngày Chủ Nhật, (ngày tự chủ) thành Ngày của Chúa để nhắc họ đi Lễ, cầu nguyện Chúa. Sau này đi kiếm vợ thì gặp cô nào kêu Chúa Nhật là biết ngay em là người có đạo nên tìm cách trốn ngay, nếu không lại nghe giảng mình là đứa con hoang đàng của Chúa, bỏ chúa, phải trở về đạo.


May mình được đi Tây nên hỏi lòng vòng thì thầy giáo hay bạn bè, hình như họ có sự đồng thuận, mình hỏi cái gì, thay vì kêu mình ngu thì họ trả lời nếu biết còn không thì kêu mình kiếm tự điển mà tra, không suy diễn như người Việt, kêu mình là đồ ngu, ăn chi mà ngu rứa. Chán Mớ Đời

Ở với Tây Đầm thì lại khám phá ra là sau cuộc cách mạng máu lửa 14/7/1789, vào năm 1793, các lực lượng cách mạng, đổi cách tính giờ và ngày… nói chung là mình chỉ học về phương diện chính trị của cuộc cách mạng này nhưng về những thay đổi về văn hoá, khoa học thì ít nghe ai nói đến.

Vào viện bảo tàng, thì khám phá người Pháp tính thời gian, thay vì 24 tiếng như ngày nay, họ đổi thành một ngày có 10 tiếng và 10 ngày trong tuần thay vì 7 ngày đợi mong như bài hát nào khi xưa, mình hay nghe mấy cô trong lớp hát e e. Mình chỉ đợi mong 5 ngày đi học chóng qua, cuối tuần đi chơi còn mấy cô này lại hát 7 ngày đợi mong đi học cả tuần nên mình chả hiểu con gà kê gì cả. Lớn lên mới hiểu mấy cô đợi mong thằng bồ dẫn đi ăn quà.

Rồi người Pháp còn chơi một tiếng có đến 100 phút, 1 phút có đến 100 giây đồng hồ khi họ đổi hệ thống Metric. Mình viếng đủ loại viện bảo tàng của Tây vì sinh viên được miễn phí. Vào mùa đông, phòng ô sin của mình không có sưởi, nên cuối tuần cứ phải bò vào mấy viện bảo tàng từ sáng đến đóng cửa để tránh lạnh, thấy mấy cái đồng hồ thời sau cách mạng, đã ngu lâu dốt sớm, lại cảm thấy ngu bền dốt vững như đồng chí gái hay nhìn mình như thầm hỏi: “Mi ăn chi mà ngu rứa?”

Họ giải thích hệ thống giờ 10/100/100: thí dụ làm việc được 70% trong ngày, xem như 7 tiếng thay vì 16 tiếng 48 phút theo kiểu 24/60/60.


Dân tây dạo đó ít học nên tính giờ theo 60 phút 60 giây thì họ như bò đội nón nên các nhà Hàn Lâm đề nghị hoàng đế Napoleon đổi thành hệ thống này như hệ thống hoá về cách tính đo lường các khoảng cách như mét (mètre), cây số (kilométre) hay kí lô (kilogramme), cà ram (gramme), hay lít (litre) cho có vẻ Cartésien hơn. Nông dân có thể bắt chước Descartes kêu “je plante donc j’existe” ngày nay thì “tôi lai chim là tôi hiện hữu”. Chán Mớ Đời
Nhưng chỉ mấy năm sau, là họ đổi ngược lại vì thay đổi giờ giấc kiểu mới, làm đồng hồ mới tốn tiền. Cứ mỗi năm các xứ tây phương đổi giờ mùa đông, mùa hạ là cha con chửi bới nên Âu châu mới bỏ vụ đổi giờ bắt đầu năm tới. Cơ thể con người cần được ngủ 8 tiếng hay 1/3 thời gian của mỗi ngày. Họ chia 3.3 tiếng đồng hồ của thời Napoleon thì làm sao ai canh cho đúng.

Cùng có thể bác sĩ quen đếm nhịp tim đập nay bảo họ đếm cách khác thì chỉ có điên mà thôi. Thay vì 120 nhịp mỗi phút nay lại bác sĩ đếm 120 nhịp cho 100 giây đồng hồ. Đang đếm phải xem đồng hồ chỉ 100 giây hay mỗi giây là 1.2 nhịp thì bác sĩ tổn thọ trước khi chữa bệnh cho bệnh nhân. Nhiều khi quen với một hệ thống , chúng ta lại sống theo lối đếm này cũng quen. Tương tự khi mình sang làm việc tại Anh quốc, dân ở đây tuy sử dụng hệ thống metric nhưng khi giao tiếp họ vẫn quen sử dụng hệ thống Imperial như gọi “half Pint” khi vào Pub uống bia,….khiến mình cũng lộn xộn đến khi sang Hoa Kỳ thì từ từ mới quen.

Họ vẫn giữ hệ thống đo lường theo hệ số 100 (metric system) như kilo, mét, hectare,… để làm khác đi với hệ thống đo lường của Anh Quốc mà người Mỹ hay gọi và còn sử dụng đến ngày nay “Imperial system”. Khi mình qua mỹ thì họ có nói sẽ sử dụng hệ thống metric trong vài năm tới mà khắp nơi thế giới dùng nhưng mấy chục năm rồi vẫn vậy. Thật ra đổi hệ thống sẽ mất rất nhiều tiền. Điển hình, xe bị hư phải thay phụ kiện. Xe cũ theo hệ thống imperial mà chỉ bán đồ theo hệ thống metric là ngọng. Cửa nhà hư mà đi thay thì tìm đâu ra với hệ thống metric. 

Tương tự, khi xưa người ta chạy xe hay cởi ngựa bên trái vì người ta thuận tay phải nên đeo kiếm bên trái, dễ rút kiếm bằng tay phải nếu bị tấn công bất thình lình. Xem xi nê, nếu để ý thì các hiệp sĩ đạo đều đi bên trái. Ông thần Napoleon lại thuận tay trái nên bắt binh lính đi duyệt binh phải, từ đó người ta lái xe bên tay phải trong khi ở Anh Quốc, xứ Phù Tang,… vẫn còn đi bên trái như mấy trăm năm về trước.

Trở lại vụ ngày thứ tự trong tuần. Mình có cái tật là đột suất nhớ cái gì thì viết cái đó nên chạy lòng vòng. Mình khám phá lý do người ta gọi Ngày thứ 2 là vì Ngày Chủ Nhật hay Chúa Nhật được xem là Ngày thứ nhất trong tuần. Vấn đề là tại sao ngày chủ nhật là ngày thứ nhất.

Cái này phải lội ngược về lịch sử của Trung Á, mấy thiên niên kỷ trước mà khi xưa lúc học về lịch sử, mấy ông tây bà đầm làm mình điên điên về Asiemineure, với các thành phố Babylon, dân Assyrie,… họ chỉ nói khống khống, chả có hình ảnh gì cả, ngoài cái bản đồ. Sau này sang Tây mới học lại lịch sử nghệ thuật thì mới hiểu con gà tồ. Năm nay được đi chơi mấy vùng này nên mới giác ngộ cách mạng những gì ông tây bà đầm khi xưa giảng.

Nền văn minh Babylon được xem là cao nhất thời ấy. Mình có kể vụ này rồi khi họ bắt người Do Thái đem về xứ họ làm nô lệ, nên Do Thái Giáo chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh này như Đại Hồng Thuỷ của Noah, tương tự trong Epic of Gilgamesh, hay ngày nghỉ của Do Thái là ngày Sabbath, sử dụng hệ thống 7 ngày trong tuần đưa đến Cựu Ước kể về Thượng Đế Toàn Năng thành lập thế giới trong 6 ngày thêm một ngày để nghỉ vì không biết dùng ngày còn lại để làm chuyện gì … cho thấy các sử gia hay mấy ông cố đạo, chỉ quy nạp rồi suy diễn nhưng chưa có thực nghiệm nên cứ khi kẹt là ngưng, chế đại ra câu trả lời. Con chiên lại tin như thần.

Họ đã biết đọc thiên văn trước mấy ông tàu, tìm được 7 cái sao trên trời: Sun (mặt trời), Mercury, Venus, Moon (mặt trăng), Mars, Jupiter và Saturn. Do đó người ta đoán là nền văn minh này sử dụng hệ thống 7 ngày cho chu kỳ của một tuần lễ dựa theo 7 ngôi sao của ngành thiên văn học của họ. Có mấy ông thần tin Kinh Dịch, Âm Dương Ngũ Hành nên gượng ghép cho là ngoài mặt trời và mặt trăng, 5 ngôi sao kia tượng trưng cho ngũ hành, để chứng minh văn minh của Tàu là siêu việt. Cứ suy diễn nhưng không kiểm chứng nên người Tây Phương không ai tin. Trong khi đó nền văn minh Aztec ở Mễ Tây Cơ thì tính đến 13 ngày một chu kỳ cho mỗi tuần, giờ giấc cũng khác. Khi nào rảnh kể tiếp vụ này. Mỗi lần chặt cây trong vườn, ông thợ gốc Guatemala nói đợi đến ngày rằm mới chặt chúng, sẽ giúp cây mọc lại khỏe mạnh nên mình đánh chìu theo. 

Gần đây âu châu người ta phải xét lại định nghĩa của một kí lô gram vì nghe nói hơi sai biệt sức nặng mà người ta sử dụng từ thời Napoleon đến độ một hạt bụi.

Cứ theo thánh kinh thì người sinh sống trong nền văn minh Hy-La sử dụng một tuần 7 ngày đến khi ông hoàng đế Constantin của đế chế La Mã, trở về đạo Thiên Chúa Giáo. Năm 321 sau Chúa Giáng Sinh, ông hoàng đế này ban lệnh ngày chủ nhật là ngày đầu tiên trong tuần còn ngày thứ 7 là ngày nghỉ Sabbath như người Do Thái thường dùng từ mấy ngàn năm nay.

 Lí do là ngày ông Giê Su sống lại, sau 3 ngày đã tắt thở, khởi đầu cho một tương lai mới, một tuần lễ mới. Người La Mã dùng tên các thần linh của họ để đặt tên cho mỗi ngày. Từ anh ngữ cho những ngày dựa vào các cỗ ngữ của Anh Quốc, chịu nhiều ảnh hưởng của người Bắc Âu và Đức quốc, bị ảnh hưởng của La Mã.


Ngày thứ 1: Sunday là ngay của thần Mặt Trời đến từ Sunnandæg đến từ cụm từ la tinh dies Solis hay Thần Mặt Trời. Các xứ la tinh thì gọi là Dies dominicus, ngày của Chúa , Tây gọi là Dimanche, Jour du Seigneur, để nhớ đến ngày Chúa Giê Su sống lại mà người ta tưởng niệm hàng năm qua ngày Phục Sinh.

Ngày thứ 2: Monday được xem là ngày của Thần Mặt Trăng, là em của Thần Mặt Trời (Moon God hay Mōnandæg). Theo tiếng La Tinh thì Mặt trăng là Lunae. Tây gọi là Lundi (Lun từ Lune, mặt trăng và di là ngày)

Ngày Thứ 3: Tuesday, được mang tên theo một Thần của người Bắc Âu tên Týr. Tiếng La Tinh gọi ngày thứ 3 là dies Martis, theo thần Chiến Tranh, Mars. Tây gọi là Mardi (Mar là Mars, di là ngày)

Ngày thứ 4: Wednesday đến từ tiếng anh cổ điển Wōdnesdæg, tên của thần Odin của người bắc Âu, đến từ tiếng la tinh dies Mercurii, đến từ thần Mercury, tây gọi là Mercredi (Mercure và Di).


Ngày thứ 5: Thursday đến từ Þūnresdæg or Thunor , thần Thor . Tiếng La Tinh là dies Iovis, nhưng chữ I trong hy lạp lại trở thành “j” trong anh ngữ như thần Jupiter. Tây gọi là Jeudi.


Ngày thứ 6: Friday hay Frīgedæg khi xưa, gọi theo bà vợ của thần Odin, tên Frigg, tượng trưng cho cái đẹp,tình yêu và sinh sản mà tiếng La tinh gọi là Venus, la tinh gọi là dies Veneris và tây gọi là Vendredi.


Ngày thứ 7: Saturday or Sæturnesdæg có tên la tinh là dies Saturni gọi theo thần La mã Saturn. 

 

Ngày nay có nhiều nước ở miền nam âu châu như Tây Ban Nha gọi ngày thứ 7 là Sabado, có nguồn gốc từ Sabbath, cũng là ngày mà người Do Thái gọi là ngày nghỉ, tương tự tiếng Ả Rập Yaum as-sabt , cũng gọi tương tự là ngày nghỉ. Người Do Thái bị đuổi ra khỏi xứ họ thì có hai nhánh, một theo hướng Bắc lên Đông Âu, Nga Sô còn nhánh kia thì theo về phía Tây Ban Nha, nơi co người Do Thái cự ngụ rất đông đến khi bà hoàng hậu Isabella tống người Maure và Do Thái ra khỏi nước họ nếu không chịu trở về đạo như mình.


Đến năm 1988, hiệp hội chi ở Âu châu quyết định ngày thứ 2 là ngày đầu tuần.

Hồi nhỏ nghe bà cụ nói về giờ Ta, có 12 tiếng nhưng mỗi giờ lại là 2 tiếng của người Tây Phương, lại làm mình khư khư khó hiểu nên lại tìm tài liệu đọc. Lần sau kể tiếp.

Nói chung những cái thắc mắc hồi bé khiến mình hay bị lộn xộn đầu óc. Lớn lên từ từ đi kiếm sách báo đọc để tự giải mã các câu hỏi vớ vẩn. Chán Mớ Đời


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

 



Làm sao để được chồng mê

Ngày xưa muốn đọc nguyệt san, tuần san thì phải chạy vô thư viện. Nay thì chỉ lên mạng vào trang nhà của thư viện rồi mượn đọc qua iPad. Lâu lâu buồn đời mình đọc mấy báo lá cải nói về hạnh phúc lứa đôi khiến mình thất kinh. Họ nói bú xua la mua không trùng hợp với mối tình hữu nghị sông liền sông núi liền núi của đồng chí gái và mình. Sống với kẻ nội thù trên 30 năm qua, lâu lâu cần học tập lại tình yêu lứa đôi ra sao thay vì sống theo quán tính như ông già trong Xuân Tóc Đỏ, ngồi ngáp ruồi, kêu “biết rồi, khổ lắm nói mãi”.

Bài viết cho rằng trong đời sống thường nhật, người ta chỉ nêu lên những gì mà người chồng cần phải làm hay nói để làm vui lòng người vợ với tiêu chí “happy wife happy life”. Các cuộc nhân đỗ vỡ đều do thằng chồng mất dạy gây nên. Trong khi đó ít ai nhắc đến những gì phụ nữ cần làm và nói khiến phu quân mê mẫn, yêu mình hơn, giúp mối tình hữu nghị thăng hoa. Cứ như cuộc sống hôn nhân hoàn toàn chỉ theo tư duy vợ chúa chồng ô-sin. 


Người xưa hay nói có qua có lại mới toại lòng nhau thay vì chạy xe một chiều. Bà ta ly dị chồng cũ, vì ảnh hưởng những đòi hỏi của báo chí, xã hội,..vì chỉ muốn người chồng trước tuân thủ theo các tiêu chí mà xã hội gán lên để rồi một ngày đẹp trời, mây bay về khung trời ký ức, ông chồng kêu Adieu Julie Candy. Rút kinh nghiệm, bà ta lập lại gia đình với người chồng mới và đưa ra những ý kiến giúp các gia đình bớt đổ vỡ.


Người chồng luôn luôn bị áp lực phải làm vừa lòng người vợ nên quên cả nhu cầu của chính họ. Lâu dần những đè nén và phật lòng sẽ khiến cuộc hôn nhân có nhiều vấn đề. Khi chiến sự bùng nổ thì kẻ nội thù ngạc nhiên hỏi cái chi lạ rứa. Răng mi tự không ầm ầm rứa hỉ. Hay chạy theo bến đỗ khác. Có lẻ vì vậy tỷ lệ ly hôn ở Hoa Kỳ rất cao. Mình đoán trong tương lai, tỷ lệ ly hôn sẽ còn gia tăng trong một môi trường mà con người sống nhanh sống vội. Cái gì có vấn đề, người ta không muốn sửa chửa, bảo trì lại mà quăng bỏ mua cái khác hay nhấn reset.

Mình có anh bạn, theo mình là người chồng nhân dân ưu tú, đi làm về, chạy vào bếp nấu ăn cho vợ con, giặt áo quần, đi chợ đi búa. Anh ta nấu ăn rất ngon, chịu khó học nấu nhiều món lạ cho vợ con ăn. Nhưng bà vợ không làm việc nhà, vẫn không hài lòng, khi thì chê cái này khi thì chê cái khác. Nào cá không ngon, thịt hơi bị bở. Nào chồng người ta làm lương cao, đẹp trai, lịch thiệp này nọ, nào là nhảy đầm đẹp… cuối cùng mấy đứa con lớn thì ông chồng đâm đơn ly dị. Bà ta kêu bộ tui cần lắm, đi lấy chồng khác. Khổ cái là ông chồng mới, cứ tối ngày kêu bạn bè về nhà nhậu nhẹt, bà ta phải Nai lưng ra nấu nướng, dọn dẹp, giặt áo quần còn bị ông chồng mới, bắt chước bà ta chê bai đủ trò.


Thân hữu ai cũng nói đáng đời bà ta nhưng biết đâu, bà ta lại tìm thấy hạnh phúc khi nấu nướng, chăm sóc ông chồng mới. Có thương yêu người ta mới chăm sóc, nấu ăn, giặt áo quần cho. Mình vốn dòng keo kiệt nên thức sớm để giặt áo quần cho mụ vợ đang ngáy tiếng trống Mê Linh, vì từ 10 giờ tối đến 8 giờ sáng tiền điện chỉ có 50%. Nếu nói theo Phật Pháp là cái nghiệp của bà vợ hay ông chồng. Mình nghĩ rất dễ kết luận, cứ đem động từ NGhiệp ra để chia vét bờ khi hữu dụng. Thực tế thì vợ chồng vì cái tôi, bản ngã quá to, tham vọng nhiều nên không cùng chung chí hướng. Hay mù quáng, không nhận ra tinh yêu của chồng hay vợ.


Có một bài thơ của ông Nguyễn Thế Phong Linh, mình rất thích:


giá tình yêu save được
error thì load lại chẳng bận lòng
giá tình yêu delete được
chán
hắt xì một cái
thế là xong
tôi chỉ xin kể một câu chuyện nhỏ
có một lần tôi làm thơ trên máy tính
và đặt tên file là “tinhyeu”
khi không hài lòng tôi định xoá
cái máy tính bị coi là muôn đời vô cảm
hỏi tôi:
“are you sure you want to delete
‘tinhyeu’?”
tôi đã rùng mình
bạn ạ.


Đúng hơn chúng ta thương chúng ta, muốn được mọi người thương yêu chúng ta như câu chuyện ông vua hỏi vợ, ái khanh yêu ai nhất thì bà vợ đột phá tư duy. Kêu nếu thiếp nói dối hoàng thượng thì sẽ nói yêu hoàng thượng nhất vì hoàng thượng muốn thiếp vui vẻ nên làm mọi cách để thiếp hạnh phúc mỗi ngày. Hoàng thượng làm vậy vì yêu thương thiếp nhưng thực tế thiếp yêu thiếp nhất vì muốn được hoàng thượng chìu chuộng cung phụng. Chúng ta yêu thương chúng ta hơn ai hết nên muốn người phối ngẫu cung phụng, làm này làm nọ để được bạn bè khen vô hình trung quên đi bổn phận mình cũng cần làm cho người chồng của mình, giúp hạnh phúc lứa đôi thăng hoa thay vì lo ngại về nhà lại phải đối diện kẻ nội thù.


Chúng ta quên đi niềm vui làm việc gì cho ai, cảm thấy hạnh phúc. Chúng ta đi nấu ăn cho cho người vô gia cư, phát quà cho các gia đình nghèo vào lễ Lạ Ơn, giúp họ có thức ăn để nấu một buổi tiệc nho nhỏ vào lễ Giáng SInh. Niềm vui khi nhìn con và vợ ăn cơm do mình nấu dù mệt mỏi. Khi Cho chúng ta cảm thấy thoải mái khác với khi Nhận, chúng ta mang ơn cả đời.


Nhớ khi mới có con, khuya con khóc là mình thức giấc, thay tả, khuấy sữa cho con bú vì thương con, thương mụ vợ mang nặng đẻ đau, rặn 22 tiếng đồng hồ. Nếu không mình sẽ đá chân mụ vợ như tên bạn kể. Hai vợ chồng ní nhau, đá chân qua đá chân lại, kêu dậy lo cho con. 


Có anh kia quen kể khi xưa có cô bồ, đi làm chăm sóc đủ thứ, nấu ăn giặt giũ, để cô bồ không lo âu, học cho xong đại học. Bà bồ cứ la ó đủ trò, không nghĩ đến những công lao anh ta hy sinh để giúp cô ta học hành. Anh ta đi làm ở xa, cuối tuần mới đến thăm và giúp cô ấy. Cuối cùng cô ta quen với một tên khác đẹp trai hơn, lương bổng nhiều nên đá anh ta. Anh ta kêu cũng may bị cô ta đá nên mới tìm ra người vợ hôm nay, gần như hoàn hảo chăm sóc anh ta.


Bài báo đưa ra 5 câu nói rất hệ trọng mà người chồng cần được nghe thường xuyên từ mồm người vợ thay vì la lối, chỉ trích để cảm nhận lòng yêu thương, sẽ hổ trợ cuộc sống lứa đôi tốt lành hơn. Những câu nói này không nhất thiết phải nói thường xuyên nhưng lâu lâu độ 1 tháng được nhắc lại giúp người chồng cảm nhận tình cảm từ người vợ thay vì cứ sai bảo, làm cái này cái nọ, rồi khen chồng bà kia, chồng bà nọ.

1/ Cảm ơn

Tác giả kể có lần tổ chức họp mặt với một người bạn, thấy ông chồng của người bạn, đang chăm sóc 3 đứa con trong khi bà vợ đang họp mặt với bạn bè. Mấy đứa con còn nhỏ và chạy tứ tung khiến ông chồng có vẻ hối hận vì muốn nối dòng. Bà ta hỏi ông chồng, có bao giờ ai, ngụ ý là bà vợ cảm ơn ông ta. Ông ta lắc đầu khiến bà ta suy nghĩ về câu hỏi đó.


Bà ta cho rằng đối với phụ nữ nói lời “cảm ơn” người chồng, gần như không cần thiết khi người chồng giúp việc gì. Khi người chồng không làm theo ý thì người vợ sẽ khó chịu, la lối đủ trò. Ai có vợ đều sống dưới chế độ hà khắc chuyên chính nữ quyền này của kẻ nội thù. Chúng ta biết làm người, ai cũng muốn được ghi nhận những nổ lực họ đã thực hiện thì tại sao mình không ghi nhận sự nổ lực của chồng mình dù nhiều khi không được như ý muốn. Thiếu yếu tố lãnh đạo.


Bà ta khuyên mấy bà vợ nên nói cảm ơn người chồng khi phải đi đâu ra ngoài, đi làm về trễ trong khi ông chồng chăm sóc mấy đứa con, dọn dẹp nhà cửa. Khi ông chồng mua bông hoa, quà tặng ngày sinh nhật của mình thì không nên xụ mặt vì không như ý mình muốn. Khi ai đó nói lên cụm từ cảm ơn khiến chúng ta vui vẻ thì thằng chồng đầy tớ nhân dân ở nhà cũng không khác ai.


Mình nhớ khi xưa, mua họ tặng mụ vợ ngày Valentine thì mụ vui lắm. Đến khi lấy nhau, vì là tiền của chung nên mụ ta kêu mua chỉ nhiều rứa, tốn tiền. Năm sau mình mua ít thì mụ kêu tui chỉ đáng giá như ri. Làm cách nào cũng không bao giờ thoả mãn người đàn bà nhất là kẻ nội thù. Được cái là mụ vợ mình ít than phiền, chớ mấy bà mình quen khi xưa thì còn năng nổ hơn. Do đó khi ông nuôi ong kêu mình trở về đạo là mình không chấp nhận, nói chết lên thiên đàng để gặp lại mấy bà quen khi xưa, rồi mụ vợ choảng nhau. Thà xuống địa ngục vui hơn, có cà phê lú, bia ôm.


Đối với người Việt, thốt ra từ miệng cụm từ Cảm Ơn rất khó khăn, nặng nề cho họ nói lên khi ai đó giúp họ việc gì. Ít khi mình thấy người Việt nói cảm ơn. Mình làm việc gì cho họ thì họ xem như là chuyện đương nhiên. Mời bữa cơm, rót ly nước, lì xì tiền thấy họ ngậm câm như hến, khác với người Mỹ, luôn luôn có từ cảm ơn bên môi dù mình làm việc gì đó cho họ rất bình thường, không cần phải cảm ơn hay gì.

2/ I Love you

Đa số các cặp vợ chồng lâu năm, quên nói câu “I Love you” của thuở ban đầu. Không phải vì họ ngưng thương yêu nhau nhưng vì quá quen nhau nên quên. Không nhắc nhở cụm từ thân thương thì từ từ sẽ đưa đến thảm hoạ. Như quảng cáo, nếu lâu ngày không nhắc đến thì quần chúng sẽ quên hiệu thuốc, món ăn, tiệm ăn,.. do đó họ khuyên chúng ta nên nói cụm từ yêu anh hay yêu em để nhắc nhở nhau trong ký ức.


Thực tế thì nói cụm từ “anh yêu em” bằng tiếng Việt thấy ngượng sao sao nên mình hay nói tiếng tây, nghe là lạ “je t’aime mon amour” hay “oui, mon amour” dù mụ vợ chả hiểu gì nhưng có chút gì thương cảm, triều mến hơn cái giọng bình thường của mình. Còn mụ vợ mình thì chưa bao giờ nói một câu từ khi phát hiện ra mối tình hữu nghị đến giờ.


Trong cuốn phim Joy Luck Club, có cảnh ông chồng mỹ kêu muốn ly hôn với cô vợ á đông. Lý do là cái gì cô ta đều để ông ta quyết định nên Chán Mớ Đời. Cuối cùng cô ta hiểu nên thay đổi, có tiếng nói, chính kiến khiến cuộc hôn nhân nảy lửa lại. Mấy bà nên cho chồng có ý kiến chớ cứ áp đảo quá thì nơi nào có áp bức sẽ có nổi loạn.


Tác giả nhắc đến người chồng cũ, không nghe bà ta nói câu em yêu anh nên cảm thấy bà ta không còn yêu chồng nữa. Sau này ông ta bỏ đi và nói không cảm nhận bà ta còn yêu ông ta nữa. Đi làm việc, người ta có thể gặp một người chăm sóc mình thay vì sai khiến dễ đưa đến ngoại tình. Dù chưa chắc người đó sẽ là một người phối ngẫu tuyệt vời.


Yêu nhau lấy nhau là một chặng đường khó khăn nhưng sống chung với nhau, cần châm lửa tình đều đều nếu không lửa sẽ tàn và ra ngoài gặp ai cho họ lại những hừng hực lửa tình thì sẽ bỏ nhau. Rồi vài năm sau lại bỏ nhau. Nông dân như mình thì nghĩ cuộc sống như cây bơ, phải chăm sóc, tưới nước, phân bón, tỉa các nhánh khô để cây hạnh phúc có ánh sáng để vươn lên tươi tốt, ra trái nhiều.


Rút kinh nghiệm bà ta khuyên đừng có phá nát hôn nhân, chịu khó cảm ơn và nói lời yêu thương với chồng mình khi hoàn thành một việc gì đó mình sai bảo như giặt áo quần, nấu ăn thì khen ngon dù dỡ, đổ rác,..

3/ You are Hot 

Sinh lý rất quan trọng với đàn ông đến khi bị tiểu đường. Cuộc sống với nhiều áp lực công ăn việc làm nên dần dần phụ nữ không thèm khát về thả gà ra đá. Tuy vậy phụ nữ nên lâu lâu kêu ông chồng là nồng cháy để ông chồng cảm thấy vẫn còn phòng độ đối với vợ nhà.


Nhiều đàn ông và phụ nữ lo lắng không còn hấp dẫn với đối tượng khi có tuổi. Ngày nay truyền thông và thời trang để gây cho người ta cảm tưởng bất an. Quá mập nhất là ở Hoa Kỳ bệnh béo phì rất nhiều chiếm 43% dân số. Ngoài ra, tình dục đã được ngành công nghiệp định nghĩa lại, điều này khiến cả nam giới và phụ nữ đều cảm thấy không hài lòng. Bà ta nói nếu chúng ta luôn luôn nhắc nhở người chồng là vẫn còn đam mê chồng, sẽ giúp người chồng vui vẻ và cảm thấy tự tin dù to béo như con trâu. Bà ta kêu nhờ vậy mà hôn nhân thứ 2 của bà được đằm thắm dù ông chồng sau không được đẹp trai như ông trước.


Kỹ nghệ sex người cao tuổi phát triển rất mạnh tại Nhật Bản. Các tài tử lớn tuổi đóng phim con heo để hướng dẫn mấy ông mấy bà già người Nhật cách nối kết mối tình hữu nghị. Có lần xem phim về Nhật Bản, có bà nhật xinh xắn lắm kêu là từ 10 năm qua không được ông chồng dứt cú nào cả vì lo làm việc rồi đi nhậu với đồng nghiệp. Về già quên làm tình ra sao nên phải nhờ xem phim con heo. Phim con heo tây phương do giới trẻ đóng nên ầm ầm như bom do thái thả xuống Gaza. Về già sức khoẻ kém nên phải từ từ thả gà ra, làm sao để gà đạp mái chớ.

4/ Để chồng có không gian riêng

Có bao giờ phụ nữ khuyến khích chồng đi ra ngoài chơi với bạn, đi cà phê lú hay cà phê ở truồng? Thay vì réo gọi hỏi chừng nào về nhà. Tác giả kể ông chồng cũ có ý định chạy Marathon New York nên ông ta phải làm việc, tập luyện, do đó về trễ khiến bà ta bực mình, kêu không chịu ở nhà trông con cho bà ta nên cuộc hôn nhân sau đó đỗ vỡ.


Bà ta cho biết, nếu xưa kia bà ta tôn trọng những ý muốn của ông chồng, để ông chồng thực hiện chạy marathon New York. Thay vì ngăn cản, khó chịu mà khuyến khích ông chồng cũ thực hiện ý định chạy đua Marathon. Mình có chạy 5 Miles ở New York trong Central Park với đồng nghiệp còn Marathon thì quá sức mình dạo đó. Bà ta khuyên các bà nên để chồng thực hiện những hoạt động bên ngoài, ngoại gia để tránh họ có những oán giận, đưa đến những tai hại cho hạnh phúc hôn nhân.


Bác nào cứ mỗi tháng đưa tiền cho chồng rồi kêu anh đi cà phê Lú với bạn đi. Bảo đảm sẽ bảo vệ hôn nhân, hạnh phúc thăng hoa.


Hôm trước mụ vợ kêu anh chạy mỗi ngày xuống bolsa đi tập Đông Phương Hội, tốn xăng. May là mình đi tập vào 5 giờ sáng khi mụ còn ngủ. Chớ gặp giờ mụ cần sai bảo là mệt. May là mình không đi bia ôm, cà phê ở truồng. Chắc chết quá.


Mình biết vài ông, khi xưa chơi đá banh, quần vợt rồi khi lấy vợ mất tích, vài năm sau làm thùng nước gạo cho vợ, béo phì,, đổi tên họ qua họ Cao. Hỏi ra mới biết vợ không muốn cà kê dê ngỗng.

5/ Hãnh diện về người chồng

Bà ta cho biết đàn ông rất thích nghe vợ mình nói em hãnh diện về họ cũng như những lời em yêu anh. Thường phụ nữ không nói ra vì nghĩ ông chồng đều nhận thức được. Trên thực tế, ai cũng muốn được người bạn đời nói lời cảm ơn, em yêu anh và hãnh diện về anh. Đối với nhiều người đàn ông, lòng tự trọng của họ dựa trên thành tích. Thành tựu là điều khiến họ cảm thấy hài lòng về bản thân. Và được người khác công nhận thành tích của họ giúp họ yêu đời hơn! Mình thì làm nghề nông dân nên cam phận, không làm vợ hãnh diện nên ngậm mồm nhưng mấy bác làm nghề y, kỹ sư thì cần được vợ nói lên câu hãnh diện về anh.


Một trong những Chán Mớ Đời nhất mà người vợ có thể nói với chồng mình là đã làm rất tệ một việc gì đó, đặc biệt nếu anh ấy làm tốt nhưng lại không làm theo cách vợ mong muốn. Những lời chỉ trích như vậy thường phá hủy các mối quan hệ vợ chồng.


Tất nhiên, điều quan trọng là đưa ra phản hồi cho người chồng nếu người vợ muốn mọi việc được thực hiện khác đi, nhưng đừng làm điều đó với thái độ chế nhạo. Hãy làm điều đó theo cách hỗ trợ tích cực để người chồng sẽ lắng nghe vợ và làm mọi việc theo cách người vợ muốn vào lần sau.


Khi người chồng làm những điều khác biệt, hãy nói với người chồng rằng rất tự hào như thế nào và bạn đánh giá cao nỗ lực của ông chồng. Biết những câu nói mà các ông chồng cần nghe thường xuyên là chìa khóa để giữ cho một cuộc hôn nhân lành mạnh và hạnh phúc.


Đàn ông khá dễ giữ được hạnh phúc và việc nói những cụm từ này một cách thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm được điều đó. Tất cả những cụm từ này là những điều mà phụ nữ cũng như đàn ông muốn nghe thường xuyên. V lấy vợ lấy chồng đã khó nhưng sống lâu đến mãn kiếp người với kẻ nội thù rất khó. Chúng ta cần bình tỉnh để nghe và hiểu người bạn đời. Lâu lâu cố gắng tạo chút lãng mạn thay vì lãng xẹt trong cuộc sống lứa đôi. Chúc các bác một cuối tuần vui vẻ.

Có một phụ nữ bị giết bên Ý Đại Lợi vì người yêu nên họ quẹt vết đỏ trên mặt để phản đối đàn ông đánh đập phụ nữ. Nếu ai xem đá banh bên Ý Đại Lợi tuần vừa qua sẽ thấy các cầu thủ bôi vết đỏ trên mặt, ủng hộ phong trào chống bạo lực với phụ nữ, còn bạo lực với chồng thì ok. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Hiệp kỵ cuối tuần

 Cuối tuần rồi, vợ chồng chị vợ từ Boston bay sang đi du thuyền bên Mễ. Nhân cơ hội mấy anh em trong nhà họp mặt hiệp kỵ bố mẹ vợ. Mẹ vợ mất vào lễ giáng sinh còn bố vợ thì ngày Lễ Tạ Ơn. Hiệp kỵ cho tiện con cháu. Ở Hoa Kỳ thì giỗ hay sinh nhật cũng phải đợi đến cuối tuần mới tổ chức, không như ở Việt Nam, họ hàng hay hàng xóm đều ghi lại ngày kỵ giỗ và cứ đúng ngày họ đến ăn kỵ. Không biết đến đời con mình thì sao. Hy vọng chúng thấy mình làm cho ông bà ngoại, ông nội thì sau này bắt chước còn không thành ma đói, làm cô hồn đợi ngày 5 tháng 5 đi ăn giựt thiên hạ.

Cả nhà tổ chức sinh nhật cho ông anh cả, hơn mình 13 tuổi. Chị dâu nổi tiếng nấu ăn ngon, nay truyền nghề cho cô con gái. Cô cháu kêu chú Sơn thích ăn rau nên con đổ bánh xèo cho chú ăn rau. Ăn xong bánh xèo cô cháu thì hết muốn ra bolsa ăn bánh xèo. Ở bolsa thì dầu mỡ còn cháu rể đổ bằng chảo ít dầu, mỏng và dòn tan. Ngon cực. Xem như hai vợ chồng cô cháu được truyền thụ tay nghề 100% của chị dâu. 

Chị dâu khi xưa ở Sàigòn mướn chỗ trước nhà ai, mỗi ngày nấu nồi bún bò bán đắt khách đến nổi bà chủ nhà, tham lấy chỗ lại để bán. Không ai đến ăn cả nên kêu chị dâu lại nhưng sắp đi đoàn tụ gia đình nên thôi. Ăn bánh xèo xong thì đem bánh sinh nhật ra kêu ông anh thổi nến khiến mình lo, kêu để 1 cây tượng trưng thôi vì nhớ cuốn phim Ý Đại Lợi, Nuovi Mostri cũng tổ chức sinh nhật ông nội, kêu ông nội thổi nến, họ sắp 90 cây nến trên cái bánh. Khi ông ta thổi tắt hết 90 cây nến thì hết hơi lăn đùng cái mặt vào chiếc bánh. Chết tại chỗ. Ngày sinh Nhật và ngày chết trùng ngày. Khỏe đời cho con cháu. 


Sáng hôm sau, cả nhà đi ăn phở gà xong thì ra thăm mộ bố mẹ vợ. Mình lãnh phần đem hương. Sau đó đi chợ mua thức ăn cúng. Con cháu ngày nay không nấu nướng gì cả. Mua cho tiện. Con cháu kéo đến lạy bàn thờ ông bà. Bà chị vợ kêu ba me nay chắc đi đầu thai rồi, mong ba me làm người tốt như đối với tụi con khi xưa rồi cuối cùng phán ba me phù hộ cho con cháu,… khiến mình cười. Muốn cha mẹ siêu thoát nhưng lại muốn cha mẹ ở lại phù hộ con cháu ăn nên làm ra thì làm sao ông bà siêu thoát được. Đó là nghịch lý cuộc đời. Chúng ta thương cha mẹ hay ta thương ta hơn. 

Có cô cháu dâu gốc Nhật đang chuẩn bị đập bầu con so. MÌnh hỏi khi nào là ngày vượt cạn, cô cháu cho biết Tết ta. Mình nói có xem tử vi gì không. Cô cháu dâu kêu không. Mình nói kêu thằng cháu đi xem tử vi cho đứa bé vì nó ra sớm hay trễ có thể khác giờ sẽ thay đổi đời của cháu. Cuối năm ta hay đầu năm mới ta. Cô cháu gốc Nhật nên chắc không quen vụ tử vi như người Tàu và người Việt, mặt đực ra như ngỗng ị. 


Mình kể chuyện anh bạn quen, chuyên gia tử vi. Kỹ sư nhưng không hiểu sao lại mê chấm tử vi. Anh ta lấy cô vợ bác sĩ, em một người bạn. Đám cưới em anh ta, ông bố nhờ mình đại diện nhà gái nói đôi lời với nhà trai.


Sau cô vợ có bầu, vào nhà thương. Anh ta không phụ vợ đẻ như mấy lớp dạy hộ sinh mà cứ lấy laptop xem sao và giờ nào tốt để sinh con có Tam Hoá. Anh ta kêu vợ Hold on! Giờ này không tốt, ráng thêm hai tiếng qua giờ Tý tốt hơn. Mụ vợ đau đẻ quá, chửi anh ta quá trời. Sau đó anh ta tự an ủi thôi kệ sau này nó trở thành triệu phú cũng được. Nếu bà xã ráng nín thêm 90 phút thì nó sinh vào giờ tý thì tuyệt, có Tam Hoá. Làm lớn, chính trị gia chi đó hợp với mộng ước đời anh ta.


Sau này, thấy vợ chồng anh ta ly dị nên chả hiểu anh ta chấm tử vi ra sao mà phải hát Adieu Julie Candy. Và từ đó, mình không gặp lại. Mấy đứa cháu nghe mình kể chuyện tử vi cười quá. Mình nói cô cháu dâu. Make sure just Hold on! Wait for the right time to push for the Best Star.

Viết tới đây thì nhớ dạo đồng chí vợ sinh con đầu lòng. Cô nàng chuyển bụng ngày cuối năm. Hối hả chở vô nhà thương vì không biết có đúng hay không vì cả tuần vợ kêu chở vô nhà thương mấy lần rồi lại đưa về. Kêu chưa đúng giờ Tam Hoá. Đâu như mẹ mình khi xưa đẻ như gà. Đi chợ xong thấy chuyển bụng, đi đến nhà hộ sinh Hiền Chi của bà Tôn Thất Chí. Rặn một cái như gà là ra đứa con. Kinh


Trước đó có học lớp tiền sản Lamaze, phụ vợ vượt cạn thay vì ra bờ sông lặn hụp khi vợ đi biển, mồ côi một mình như mấy người đàn ông xưa ở quê mình. Vô nhà thương vợ kệ đau. Y tá đến hỏi thăm tình hình, how are you doing? Mình muốn động viên vợ, kêu she is doing fine. Mụ vợ rống lên kêu No! I’m not Okey. Rồi chửi mình một tăng. Người chi mà vô hậu. Dôn ơi là dôn. Từ ngày lấy nhau, chưa bao giờ mình bị vợ chửi tát nước như vậy. Từ đó sợ vợ luôn đến giờ. 


May là bác sĩ đến truyền thuốc giảm đau nếu không chắc mụ vợ chửi mình như bà nào ở nhà bảo sanh Hiền Chi khi xưa. Mẹ mình sinh mình tại nhà thương bác sĩ Phán, sinh cô em kế tại nhà bảo sanh Trương Thị Lập, dưới phòng mạch bác sĩ Lương. Còn mấy người kia thì tại nhà bảo sanh Tôn Thất Chí. Có lần mình vào thăm mẹ mình mới sanh, thì nghe phòng bên cạnh, có tiếng bà nào la hét kinh hoàng. Tiên sư bố mày, bà bảo để bà ngủ mày cứ đè bà ra rồi nhét cái mả cha mày vào, bây giờ bà đau đẻ, mày trốn đâu rồi. Cái thằng khốn nạn. Chạy đâu rồi. Tiên sư bố mày. Mình quen ở ngoài chợ Đà Lạt nghe mấy bà chửi nên không để ý lắm. Có vợ bị vợ chửi khi lâm bồn thì mới nhớ lại và hiểu lý do phụ nữ chửi chồng khi để rồi quen thói chửi luôn đến chết. 

Có lần, đồng chí gái có thai lần thứ hai, mình đọc thơ Trăng Sáng Vườn Chè cho thai nhi vì nghe nói, thai nhi nghe nhạc thì sẽ sáng dạ, thông minh, ra đời sẽ có khiếu về âm nhạc như Beethoven. Mình thì thích nghe cải lương như mụ vợ thì không nên Mình đọc thơ việt ngữ cho thai nhi để sau này con hiểu và học tiếng Việt cho dễ. Mình chỉ thuộc thơ trường phái nông dân trồng bơ nên đọc cho mụ vợ nghe. Mụ vợ thuộc dạng các Mệ, dòng Tôn Thất nên quen thơ đài cát, đài trang, kiểu ông Hàn Mạc Tử bán trăng vì hết tiền trả tiền cơm tháng. Nay nghe thơ nông dân có vẻ thích lắm, cười sẽ giúp sinh con vui vẻ sau này nên kể lại đây cho mấy bác gái xem có đúng ý các bác hay không.


Hôm qua em đi hái chè 
Gặp thằng phải gió nó đè em ra 
Em lạy mà nó chẳng tha 
Nó đem đút cái mả cha nó vào 
Bấy giờ em biết làm sao ? 
Nếu em càng giẩy nó vào thêm sâu 
Cái gì như thể củ nâu 

Cái gì như cái cần câu vật vờ

Nghe tới đây, mụ vợ cường khoái chí, hỏi anh tìm đâu ra vậy. Mình thì lạ lắm, thi ca cổ điển thì mình nghe như vịt nghe sấm, còn loại theo kiểu bình dân học vụ như thế này mình nghe hay đọc một lần là thuộc. Chán Mớ Đời 

Hôm sau em đến vườn chè 
Kiếm thằng phải gió em đè nó ra 
Nó lạy rối rít xin tha 
Nhưng em cứ đút mả cha nó vào 
Bây giờ mới sướng làm sao 
Nên em càng giẩy cho vào thêm sâu 
Giẩy sao cho dập củ nâu 

Giẩy sao cho gẩy cần câu vật vờ

Nhớ hồi học việt văn với cô giáo Liên, cứ nghe bằng bằng trắc trắc chi đó là mệt.

Mười năm thắm thoát trôi qua 
Gặp lại phải gió nó già hơn xưa 
Mừng như nắng hạn gặp mưa 
Em đè nó xuống em lùa chim ra 
Nó nằm nó khóc nó la 
Em ngồi em bóp mả cha ngày nào 
Khi xưa củ cứng cần cao 

Ngày nay củ xẹp cần dâu cần xìu

Cái này bắt chước ông Trần Quảng Nam với 10 năm tình cũ, Khe Khe 10 năm không gặp tưởng tượng thằng phải gió ra sao.

Sáng nay ngồi nấu nước chè 
Nhớ lại chuyện củ nó đè trong tim 
Ngồi buồn ngó xuống con chim 
Xưa sao hùng dũng giờ im thế này 
Lắc qua lắc lại mỏi tay 
Nó vẫn ủ rủ ngây ngây khờ khờ 
Hởi người em gái xóm mơ 
Cần câu còn đó mồi trơ..... hết rồi


Vợ chuyển bụng, bể nước ối rất lâu đến 22 tiếng đồng hồ thì bác sĩ kêu mỗ bụng lấy thằng con ra. Lúc đầu, mới vào nhà thương, xem ngày giờ mình nghĩ năm nay có thể khấu trừ thuế được $500 vì có thằng con sinh ra đời trước giao thừa. Ai ngờ thằng con thuộc diện con cháu phản động nên đến 17:17 chiều mồng 1 mới được ông bác sĩ lấy từ trong bụng mẹ nó ra sau 22 tiếng đồng hồ rặn. Kinh. Nói cho ngay, không có khoa học, mổ dám hai mẹ con đi đoong luôn vì thằng ngon nằm ngược. Con gái mình cũng ngược, chả hiểu tại sao. Chắc con cháu phản động.


Mụ vợ mỗi lần sinh nhật thằng con, nhớ chuyện xưa là kêu mình ra chửi một tăng. Đến phiên con gái thì ít cứng đầu hơn, chỉ chuyển bụng có 18 tiếng sau khi bị bể nước ối. Cũng phải mổ nên đồng chí gái đóng cửa khẩu, bế môn toả cảng, kêu không sinh con nữa. Kêu đụ rồi. Thấy vợ đau đẻ, thấy thương, mình tự hứa chừa không đụng vợ nữa nhưng rồi sau khi ở cử xong, nín chịu không được đành lấy cái mả cha ngày nào ra xài. 


Mình có ông anh vợ, có 3 con thì leo lên thuyền đi vượt biển. Sang Hoa Kỳ thì sản xuất thêm một đứa nên cán bộ xã hội kêu trai hay gái chỉ 4 mà thôi. Nhà nước không cho thêm trợ cấp. Anh ta chạy về nói bà vợ “thôi đụ rồi”. Bà vợ đang cho con bú, kêu đụ khi mô thế là làm thêm 2 trự ra đời. Kinh


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn