Showing posts with label Kinh tế. Show all posts
Showing posts with label Kinh tế. Show all posts

Tái tài trợ nợ để mua nhà

 Nhớ trước khi làm đám cưới, đồng chí gái kêu đi mua nhà để làm tổ Uyên ương. Đồng chí gái khôn lắm. Cô nàng muốn close cái deal nên Cô nàng kêu muốn mua nhà với tui khôn. Xem như lời cầu hôn. Hỏi mua nhà với tui là lấy tui không. Thế là cuối tuần được một người em họ bên vợ, chở đi xem nhà. Lúc này mình mới khám phá ra là với đồng lương kiến trúc sư ở NAm Cali thì khó mà mua được căn nhà mình thích, nhất là vẽ xây căn nhà lý tưởng của mình. Mình chỉ ở được căn nhà nào ngân hàng đồng ý cho mượn tiền với đồng lương cố định của hai vợ chồng. Xong om

Cuối cùng mẹ vợ chọn căn nhà gần nhà mẹ vợ, phía sau Phở 79, giá $179,000, 4 Phòng ngủ nhỏ và 1.75 phòng tắm. Lấy nhà đúng 2 tuần trước khi đám cưới. Có bạn bè khắp nơi về dọn dẹp, sơn phết dùm căn nhà. Đồng chí gái nhờ một người bà con làm mượn nợ ngân hàng. Mình mượn $144,000 với tiền lời 7.25%, trả mỗi tháng là $982.33. Đời sơn đen ước mơ rất nhiều, trời không cho được mấy, đến khi lấy vợ chỉ còn cái nợ $144,000 mang theo, thôi sơn đừng khóc than vì ngày tháng qua mau.

Xem bản tính sau 360 tháng, tiền lời 7.25%, tiền nợ $144,000, mỗi tháng trả $982.33

Tái tài trợ sau 18 tháng trả $933.98 xem như $49 ít hơn mỗi tháng

Sau 18 tháng mình từ $144,000 xuống còn $141,995.26. Họ cho mình mượn lại $144,000 là tiền lời như 18 tháng trước vì họ phải trả tiền huê hồng cho tên em họ 



Đâu một năm sau, tên em bà con của vợ chạy lại kêu tiền lời xuống 6.75%, tái tài trợ lại, bớt được $60 mỗi tháng. Dạo ấy kinh tế te tua nên nghe bớt được $50, 60 / tháng là mừng nhất là ông em bà con kêu No Fees, không phải trả đồng bạc nào hết. Thế là hai vợ nhắm mắt ký giấy nợ khác. Đâu 12 tháng sau, tên bà con chạy lại kêu tái tài trợ.


Xui một cái cho tên bà con là mình đi học mua nhà cho thuê thì mấy tên mỹ kêu là không nên tái tài trợ lại nếu chỉ 1 năm hay tiền lời thấp dưới 1%, nghĩa là tiền lời của mình từ 7.25% xuống 6.75%, chỉ 0.5%. Họ lại ngoáy con dao vào vết thương. Khi họ kêu No Fees là xạo. Trên đời này không có tên nào đi làm không công cả. Sau 18 tháng mình đã trả bớt tiền nợ từ $144,000 xuống bớt mấy ngàn nên khi họ tài tài trợ lại với số tiền nợ là $144,000 như lần đầu thì tiền huê Hồng của tên bà con đã được cọng vào cái nợ. Tên bà con lãnh tiền huê hồng, kêu no fees mà lại được vợ chồng mình cảm ơn, mời đi ăn đủ trò. 


Khi tái tài trợ thì ngân hàng nào cũng bắt làm lại từ đầu, nghĩa là mình phải mua Title Insurance lại. Khi mình mua nhà thì chủ nhà bán mua nhưng khi tái tài trợ là mình phải mua cho ngân hàng. Mình trả bớt $50 hay là $600/ năm nhưng. phải chi thêm cho cuộc tái tài trợ là $3,000. Có đáng hay không. Độ hơn một năm sau, tên bà con bò lại nhà kêu tiền lời xuống 1%, nên đi 15 năm để trả lẹ cái nợ cho căn nhà nên tái tài trợ thì mình nói cảm ơn. Bị người ta lừa một lần, không nên để bị lần thứ hai. Sau này, em không bao giờ nhờ bạn bè hay bà con để làm nữa. Chỉ kiếm ai giỏi nhất để làm cho mình. Đưa bạn bè hay bà con dốt làm mình tốn tiền. Họ cũng ăn huê hồng nhưng cứ kêu làm miến phí. Mình trả tiền thì mình có thể chửi mấy người làm không đúng, còn bà con họ hàng thì khó chửi.


Nói cho ngay thì trong ngành tài chánh, người ta ít có khách nên cứ xoay qua xoay lại, họ tìm lại khách cũ để dụ họ tái tài trợ hay mua cổ phiếu, đầu tư này nọ. Không nên trách họ, chỉ trách mình không tìm hiểu cho kỹ lại tin tưởng những tên đang đói. Chính phủ cấm vụ này gọi là “Churning”, nếu khách hàng mà được luật sư dạy cách là có thể thưa họ ra toà để hốt tiền. Đọc báo khi thị trường chứng khoán xuống, luật sư kêu ai bị mất tiền thì gọi họ.


Có cô cháu năm ngoài tái tài trợ lại lần thứ 3 sau 6 năm mua nhà. Nghe nói tiền lời 2.75% cho 15 năm. Nếu tiền lời thấp thì phải kéo dài 30, 40, 50 năm vì không bao giờ có lại tiền lời 3%. Dùng tiền đóng thêm trả nợ ngân hàng để mua cổ phiếu, gây quỹ hưu trí sau này về hưu. Về lâu về dài, căn nhà sẽ cần tiền để tu sửa, tân trang lại,…


Nên tái tài trợ khi nào, tiền lời thấp hơn mình trả hiện tại hơn 1% và dùng tiền rút ruột để mua một căn nhà khác. Không tái tài trợ để mua chiếc xe xịn. Điển hình, căn nhà đầu tiên thì sau 5 năm giá nhà lên đâu $500,000 nên mình tái tài trợ lại căn nhà. Mượn nợ mới $350,000. Trả cái nợ cũ $124,000. Còn lại $226,000. Hai vợ chồng mua được thêm 3 căn nhà. Đặt cọc rồi dùng tiền còn lại để sửa sang và cho thuê.



Mua nhà được chủ cho vay lại


Mình nói đến cách mua nhà mà người Mỹ thường bán theo kiểu này, lợi cho hai bên nhưng không hiểu sao, có nhiều người cứ hỏi mình lại hoài. Chịu khó đọc bờ lốc vì mình kể từng căn nhà mua bao nhiêu, đặt cọc bao nhiêu,… Hôm nay, mình kể lại một lần nữa. Hy vọng mấy người hỏi sẽ hết thắc mắc. Hỏi nữa mình sẽ lơ vì có người nói mất công đi kiếm. Còn không thì mời em đi ăn phở. Em trả tiền ăn cho biết bao nhiêu người để học nghề của họ quá rẻ.

Người Việt mình quen mua nhà kiểu thông thường. Nhờ một chuyên viên có bằng địa ốc mua nhà cho mình, rồi họ giới thiệu một người làm về mượn nợ ngân hàng cho mình. Thường hai người này ăn thông với nhau để biết mình có khả năng mượn nợ ngân hàng. Nếu không thì họ sẽ không mất thời gian chở mình đi xem nhà. Thường người Việt mình hay nhờ người quen hay bà con. Đa số mấy người này làm nghiệp dư nên không rành lắm. Tay nghề không rành vì năm khi mười họa mới có người họ hàng mua căn nhà hay bán.

Thông thường người mua sẽ đặt cọc 20% giá tiền mua và ngân hàng sẽ cho vay 80% nếu ít hơn sẽ bị bắt mua bảo hiểm, trả cao hơn. Mấy người cựu chiến binh sẽ được mượn tiền mua nhà với 0% đặt cọc, chính phủ sẽ cho vay 100%. Mấy người mua nhà lần đầu tiên sẽ đặt cọc 3% và chính phủ cho mượn 97% giá trị căn nhà. Đó là giấc mơ Hoa Kỳ. Hai người mướn nhà của mình khi xưa, sau này mình chỉ cho cách mua nhà kiểu này. Khi mình và đồng chí gái mua căn nhà đầu tiên, nhờ bà con nên họ không biết mấy chương trình này nên mượn tiền để đặt cọc đủ trò và trả tiền lời cao hơn.

Tại Hoa Kỳ, khi chúng ta bán nhà thì có vấn đề là thuế. Nếu lời thì phải đóng thuế. Điển hình căn nhà đầu tiên đồng chí gái và em mua để xây tổ uyên ương trước khi lên xe bông 2 tuần lễ. Tụi em mua với giá $179,000. Nếu buồn đời, đồng chí gái kêu bán, dọn về Mobile home Park ở. Không biết giá bao nhiêu cứ kêu là $779,000 cho dễ làm tính. Nếu bán bây giờ thì trừ tiền mua thì trên nguyên tắc bọn em lời được $600,000. Có nhiều thứ linh tinh lắm nhưng để cho mấy bác hỏi em dễ hiểu, em giản tiện hoá. Lời $600,000.


Nếu chúng em ở trong căn nhà đó 2 trong 5 năm vừa qua thì sẽ được hưởng quy chế của luật IRS 121 exclusion, nghĩa là mỗi người được miễn $250,000 tiền lời hay hai vợ chồng được miễn đóng thuế trên số $500,000. Lấy $600,000 tiền lời trừ đi $500,000 (IRS 121), còn lại $100,000 thì phải đóng thuế. 20% liên bang và 10% tiểu bang, xem như cúng thần tài 30% hay bay mất $30,000. Còn lại $570,000 bỏ túi. Mua cái Mobile home $150,000 ở vùng Bolsa để ở đến khi chết. Ngày ngày đi bộ ra chợ ABC, xin ông thầy chùa số trúng xổ số. Hôm trước mình ra bolsa thấy ông thầy chùa này. Mình không biết ông ta là thày chùa hay không nhưng hay đứng đúng hơn là ngồi ở các chợ, kêu mình lại kêu để thầy cho cái số mua xổ số.

Vấn đề là chúng em không có duyên ở căn nhà đó. Ở đúng 6 tháng thì bố mẹ vợ kêu về ở để chăm sóc ông bà vì gia đình anh cả dọn ra vì xin được Housing. Bọn em phải cho thuê để trả tiền nhà. Bán thì không được vì nhà dạo đó xuống $150,000. Bán là lỗ mấy chục ngàn. Mình có anh bạn dọn về miền đông bắc, phải nộp thêm $20,000 để trả nợ ngân hàng. Vì không ở trong nhà đó 2 năm trong 5 năm vừa qua nên không được hưởng điều kiện của IRS 121 nên phải đóng thuế 30% trên số tiền $779,000. Lý do là 30 năm qua, chúng em đã khấu trừ giá trị căn nhà. Xem như trả độ gần $300,000 thuế. Bỏ túi $500,000 đi ở Mobile home. 


Các bác hay dạy dỗ em về đạo đức cách mạng, sẽ kêu lời quá thì đóng thuế để chính phủ giúp dân nghèo bú xua la mua. Có lần mụ vợ bò lên Zillow xem căn nhà thấy giá đâu 679K, kêu lời gấp 3. Mình lắc đầu. Nói khi tôi cua o, tiền xăng có 1 dô la một ga lông, nay giá $6. Đi ăn tô phở dạo ấy chỉ tốn có $3.50 nay tô phở nhân gấp 5-6 lần. Mình đâu có lời. Vật giá leo thang theo lạm phát chớ theo kinh tế mình lỗ. Giá trị tương đương 30 năm về trước phải theo lạm phát gấp 5 hay 6 lần. Tính ra phải nhân 179k gấp 5 lần hay gần 1 triệu. 


Chính phủ gây lạm phát khiến giá nhà lên rồi đánh thuế xem như chính phủ bày trò ra để cướp của dân. Qua đóng thuế. Họ thành lập Roth IRA cho họ để khỏi đóng thuế vào tiền hưu. Họ được phép bỏ tiền sau khi đóng thuế vào tài khoản hưu trí này, sau này lấy ra sẽ không bị đánh thuế. Hỏi ông Mitt Romney làm sao ông ta có mấy chục triệu trong Roth IRA của ông ta khi chỉ được bỏ vào $2,000 một năm khi xưa. Mình mua nhà với tiền đã đóng thuế, trả tiền ngân hàng với tiền đã đóng thuế thì khi bán tại sao chính phủ lại đánh thuế. Nói kiểu nông dân như mình là ăn cướp. Không lạm phát thì 30 năm sau vẫn còn giá $180k. Đi về mấy vùng mà không có công ăn việc làm thì nhà không lên mà còn xuống giá. 


Đó là mình bị chính phủ bầy binh bố trận, tạo cho cái ảo tưởng là mình lời. Chính phủ không làm ra tiền nên mới chơi trò bán trái phiếu miễn thuế, in tiền thì lạm phát là cái chắc. Đại khái mua trái phiếu của chính phủ 10,000 thì 30 năm sau được trả $20,000 miễn thuế. Chính phủ tạo ra lạm phát để xù nợ thiên hạ. 30 năm sau, đi lãnh tiền trái phiếu thì chính phủ cứ in tiền ra trả ai cấm. Nếu mua vàng thì 30 năm trước là giá $360/ lượng. Có thể mua được 27 lượng vàng. Bây giờ cứ tính đổ đồng $2,000/ lượng nếu bán là được $54,000 thay vì $20,000 trái phiếu của chính phủ.


Người Mỹ thì họ hay cái chỗ là họ không muốn dạy thiên hạ về môn công dân giáo dục, đạo đức cách mạng như mấy ông thần nào tuần trước, giảng dạy em là phải đóng thuế để chính phủ có thể xây trường học, đủ trò,… họ áp dụng luật bán nhà do chính phủ mỹ lập ra, cho người mua vay tiền lại mà người Mỹ gọi là “Installment sale”. Ai buồn đời, chán chửi bới trên mạng thì xem link của sở thuế vụ.

 https://www.irs.gov/taxtopics/tc705

Bán nhà theo lối này sẽ không bị ảnh hưởng đến medicare, an sinh xã hội,… như em đã kể tuần trước. Nhiều bác còm, dạy em đủ trò tuần vừa rồi thì có vấn đề cho medicare và an sinh xã hội vì lợi tức quá cao trong năm khi bán. 90% nhà của em đều mua theo dạng này. Sống ở Hoa Kỳ là như vào vòng chơi của tư bản, họ dùng luật lệ của cuộc chơi để tìm cách làm lợi cho mình. Người bán có lợi vì không bị ảnh hưởng đến an sinh xã hội, medicare của họ và chỉ đóng thuế trên số tiền nhận được của em hàng năm. Nếu nghe lời mấy bác dạy em bán nhà đóng thuế thì tiền medicare cũng khó còn, an sinh xã hội cũng tiêu vì năm đó quá nhiều tiền lợi tức. 

Phải có chiến thuật trả thuế ra sao chớ Không trốn thuế. Mấy người bán nhà cho em, có CPA giải thích cho họ lợi hay không lợi và không dạy dỗ đạo Đức cách mạng. Đa số mấy người này lớn tuổi nên họ quên khai vì trên nguyên tắc người cho vay phải gửi cái Form 1098 cuối năm như các ngân hàng để người mượn tiền khai thuế.

Em mới mua một khu thương mại, chủ là người Mỹ, ở Alaska 6 tháng và 6 tháng ở Mễ tây Cơ. Ông ta cho vay lại $3,4 triệu đô trong vòng 25 năm vì ông ta nghĩ lúc đó chết rồi. Em muốn mượn 40 năm hay năm chục năm để đời con em trả.


Tóm lại khi về già người Mỹ họ chuẩn bị, có chiến lược từ từ thả tài sản lại. Họ bán nhà như ông mới bán khu thương mại lại cho em. Ông ta ở xa, 6 tháng đi câu cá tại Alaska, 6 tháng đi câu cá ở Mễ tây Cơ. Mỗi tháng em gửi cho ông ta $22,000 xài thoải mái. Medicare của ông ta cũng như an sinh xã hội không bị ảnh hưởng nên bệnh hoạn, nằm nhà thương gì cũng không lo ngại.


Nếu không có cách mua theo lối này, hỏi các bác làm sao mua nhiều nhà tại Hoa Kỳ khi phải nộp 20% tiền đặt cọc. Một căn nhà $800,000 ở Cali, phải đặt cọc $160,000, nghĩa là bác phải đi làm đâu $250,000, đóng thuế $70,000. $250,000 rất nhiều. Nhiều khi phải để dành cả 10 năm mới mua được căn nhà thì khó mà mua được căn nhà thêm cho thuê. Trong khi mua nhà do chủ bán, cho vay lại, không không muốn lấy tiền đặt cọc nhiều vì sợ trả thuế nhiều. Họ chỉ lấy em tối đa là 3%. Họ không hỏi số an sinh xã hội của em, chả cần lấy Credit report. Cái hay là trong Credit report, không thấy nợ của mấy người này. Vì khi Credit report lộ ra có nhiều nợ thì ngân hàng sẽ không cho mượn. Thường có 4 cái nợ là ngân hàng từ chối cho vay nợ.


Đừng có hỏi em nhé sẽ không trả lời. Muốn hỏi thì mời em đi ăn phở, em giải thích thêm.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nghèo là một cái tội?

Cách đây 4 năm có một ứng cử viên tổng thống, gốc tàu, tên Andrew Yang, với chương trình Universal Income, nghĩa là mỗi tháng chính phủ trả tiền tối thiểu cho người Mỹ để họ có thể có một cuộc sống tương đối đỡ hơn nhưng bị các giới truyền thông đánh xập nên rút lui. Lúc đầu mình cũng thấy chương trình của ông ta viễn vông, kiếm phiếu, xu nịnh cử tri nhưng gần đây thấy vấn nạn, người Mỹ như ở Philadelphia, San Francisco, chạy vào các tiệm lớn hôi của mà cảnh sát đứng nhìn. 

Tò mò mình đọc một cuốn sách của một ông người Hoà Lan nói về vấn đề cho mỗi người công dân tiền tối thiểu hàng tháng lại giúp chính phủ bớt tốn tiền, xã hội lành mạnh hơn thay vì trộm cướp xẩy ra. Đây không phải lần đầu tiên người ta nói đến vấn đề này mà trước đây người ta đã thực hiện các thử nghiệm rồi và có kết quả khả quan như về y tế, giảm xuống đến 8.5%,…

Giai cấp thống trị đều sợ những người muốn thay đổi dưới bất cứ chế độ nào. Ở nhà mụ vợ bằng mọi cách ngăn trừ mọi khả kháng của mình


Ra phố, chúng ta thường thấy các người vô gia cư. Việc đầu tiên là chúng ta ngại tránh xa họ, thứ hai chúng ta đánh giá họ là những người rượu chè chích hút hay xa hơn là không có ý chí. Ít ai hỏi lý do tại sao họ đã lấy những quyết định không tốt khiến cuộc đời của họ đi xuống như hôm nay. Có lần người ta phỏng vấn một thanh niên gốc việt, vô gia cư tại Bolsa, được anh ta cho biết, có công ăn việc làm rồi mất việc, bị tai nạn. Sau kiếm việc lại không được rồi gia đình từ bỏ nên ra đường đứng.

Ông bán kẹo kéo đã dạy mình bài học từ bé là không bao giờ mua đồ khi trong túi không có tiền 


Nhớ hồi nhỏ, học tư ông giáo Kim, cạnh khách sạn Mimosa, đường Phan Đình pHùng, có một ông bán kẹo kéo. Cứ ra chơi là thấy ông ta đến mời mọc, kêu không có tiền thì ông ta cho bán chịu. Khi mình có tiền trả thì ông ta kéo kẹo dầy, có đậu phụng ở trong còn khi bán chịu, ông ta kéo dài thiệt dài, mỏng le bán. Cho thấy nếu bán chịu, ông ta bán nhỏ, lỡ mình không trả thì ông ta xí cô hồn, còn mình thì thấy nhỏ thiệt nhưng không dám nói vì ăn được kẹo là vui. Khi nghèo, không có tiền chúng ta lấy quyết định không khôn lắm để rồi khiến mình nghèo hoài.


Vấn đề khi ăn kẹo kéo thì hạnh phúc tràn trề, những ngày sau đó không có tiền để trả thì bị ông ta dí đòi mình phải trốn. Lúc đó mình hiểu cái nhục trốn nợ như thế nào nên sau này hết dám ăn chịu ai nữa. Không ăn chịu thì mình làm cách khác để có tiền. Nhớ có lần học tư với chị tên Huy Hà học chung lớp, nhà ở đường Duy Tân. Mình thèm có tiền đi ăn hàng, đánh bi da nên nghỉ học luôn, cứ lấy tiền của bà cụ đưa đi trả tiền học, đi chơi bi da hay ăn hàng. Xui cái là chị ta đi chợ gặp mẹ mình nên bị đòn mệt thở. Kết luận là nghèo thì học dốt lại dốt hơn vì lấy tiền trả học tư để ăn chơi. Khi không có tiền người ta hay lấy quyết định ngu ngu như mình.


 Có chị bạn làm việc xã hội tại Việt Nam kể, có nhiều người cha, chở con gái qua biên giới Cao Miên, bán cho thiên hạ 1 hay 200 đô la. Chắc ông bố đánh bạc nên cần tiền trả nợ, bán con làm Thúy kiều thời đại.


Nhớ có lần, mới sang Hoa Kỳ làm việc, mình hỏi 1 ông mỹ, làm thế nào để thành công trên xứ này. Ông ta hỏi muốn bao nhiêu tiền là mình xem như thành công. Mình nói đại $100,000. Ông ta hỏi mình lương bao nhiêu hiện nay, mình nói $40,000. Ông ta giải thích mày là trung bình của 5 người mày thân nhất. Nếu mày muốn làm 100,000/ năm thì phải tìm những người làm 100,000 hay hơn để học hỏi họ, họ có bạn khác với giai cấp của mày, họ đọc sách khác với những sách mày đọc. Họ suy nghĩ khác với mày. Không tin mày xem những tên bạn thân của mày đều làm tiền ngang ngửa với lương của mày. Ông ta lại đưa cái vấn nạn là rất khó thoát khỏi môi trường của mày hiện tại vì mày không muốn bỏ bạn quên bè, chúng như mấy con cua kéo mày lại. 

Như đoán sự ngố của mình, ông ta nói lần sau mày đi chợ, đến chỗ họ bán cua sống, mày sẽ thấy họ bỏ mấy con cua bò trong mấy cái chậu lớn, nhưng không con nào chui ra khỏi mấy cái chậu. Lý do là con nào muốn thoát ra khỏi chậu thì có con khác lấy càng kéo lại. Quả nhiên mình đi chợ việt với vợ ở Bolsa, đến chỗ bán cua cá thì y chang như ông ta nói về mấy con cua. Sau này mình nổi hứng, đọc quảng cáo Seminar làm giàu, mua nhà trên đất mỹ, có gọi mấy anh bạn thân, rủ đi học chung vì được 10% khuyến mải nhưng ai nấy đều từ chối. Kêu mày mới sang mỹ không biết gì, sẽ bị chúng dụ. Mình vẫn còn liên lạc với mấy người bạn này qua điện thoại, lâu lâu hỏi thăm tình hình chớ ít gặp. Họ cáo bận khi mời họ đến nhà ăn cơm như xưa.


Theo thống kê thì người nghèo mượn tiền nhiều hơn, ít tiết kiệm, họ hút nhiều hơn, tập thể dục ít hơn, uống rượu nhiều hơn và ăn uống dinh dưỡng không được chuẩn lắm. Làm sao ăn uống điều độ khi một cái hamburger giá $0.99 trong khi 1 cân xà lách giá $3.99. Không có tiền, họ không có chọn lựa.


Người ta cho rằng lý do họ nghèo là vì không biết quản lý tài chánh, tiền bạc. Nhưng nếu mở các lớp về tài chánh, người nghèo ít ai tham dự. Anh có tiền thì mới nói đến tiết kiệm đầu tư còn tháng nào cũng thiếu hụt thì tiền đâu mà mua cổ phiếu. Như nói chuyện cõi trên.


Bà cựu thủ tướng Anh quốc Margaret Thatcher, định nghĩa nghèo khó là  “personality defect.” (khiếm khuyết về nhân cách). Trên thế giới, người ta đều cho rằng, muốn thoát nghèo thì con người phải tự thoát thân khỏi môi trường, nơi mình sinh ra như ông bIll Gates từng tuyên bố: “anh sinh ra trong hoàn cảnh nghèo, không phải lỗi của anh nhưng chết trong trong sự nghèo hèn là lỗi tại anh”. Hay trong phim The Slumplord  Millionaire. Do đó họ đưa ra các chương trình xã hội, học đường, bắt buộc giới trẻ phải đi học miễn phí đến năm 18 tuổi vì họ nghĩ khi có bằng cấp tối thiểu hay thậm chí đại học sẽ giúp chúng ta có một tương lai sáng sủa hơn. Có nhiều người có bằng cấp nhưng vẫn vô gia cư, nghèo khó.

Bà Thatcher cho rằng nghèo là sự khiếm khuyết nhân cách. Bà này không phải quý tộc nhưng bố là người làm bánh mì thì phải.

Năm 2013, có 2 vị giáo sư Princeton và Harvard tên Eldar Shafir, và Sendhil Mullainathan, phát hành một nghiên cứu về cái nghèo. Họ nói theo quan điểm của một kinh tế gia, lý do của nghèo khó là sự khan hiếm. Đối với các nhà kinh tế, mọi thứ đều xoay quanh sự khan hiếm. Sự khan hiếm ảnh hưởng đến tâm trí của bạn. Mọi người hành xử khác nhau khi họ nhận thấy một thứ gì đó khan hiếm. Mình bị chiêu dụ bởi ông bán kẹo kéo trong khi mấy tên bạn học chung thì không có tiền nhưng chúng không ăn chịu. Có lẻ bố mẹ chúng dạy khác. 


Cho dù là quá ít thời gian, tiền bạc, tình bạn, thức ăn - tất cả đều góp phần tạo nên “tâm lý khan hiếm”. Những người trải qua cảm giác khan hiếm rất giỏi quản lý các vấn đề ngắn hạn của họ. Người nghèo có một khả năng đáng kinh ngạc – trong ngắn hạn – để kiếm sống, giống như cách mà các tổng giám đốc làm việc quá sức có thể đạt được để chốt được một thương vụ. Như mình lấy tiền của bà cụ trả tiền học tư để đi ăn và đánh bi da, thà học ngu còn hơn là thiếu tiền ăn hàng như chúng bạn. Sau này lớn lớn một chút, mấy đứa em xin bánh mì, phần ăn sáng của mình thì mình đều cho chúng chia nhau. Mình không muốn em mình trải qua tình trạng đói, bạn bè có đồ ăn, rồi phải đi ăn chịu. Đi học bụng đói nhưng rồi quen nên không thèm thức ăn khi ra chơi, không thèm đồ ăn vặt.


Tuy vậy, tâm lý khan hiếm khiến chúng ta chỉ tập trung vào hiện tại, những gì cần được giải quyết ngay tức khắc, buổi họp sắp tới hay các biên lai tiền điện nước, bảo hiểm cần được trả trước thời hạn ngày mai. Chúng ta không nghĩ đến viễn kiến tương lai như câu chuyện hai người thợ cưa. Một người cứ cưa cả ngày, còn người kia thì lâu lâu, ngưng cưa để mài lưỡi cưa. Cuối ngày thì người luôn mài lưỡi cưa, cưa được nhiều gỗ hơn người cứ lo cưa. 

Mình không nghĩ người mẹ này khiếm khuyết nhân cách. Nói lên sự hy sinh của người mẹ.

Lấy thí dụ một máy điện toán chạy cùng một lúc 10 chương trình, sẽ chạy chậm lại và cuối cùng có thể bị đứng hình luôn. Máy điện toán không phải loại xấu nhưng vì phải chạy nhiều thứ cùng một lúc như người nghèo phải lo toan mọi việc trong cùng một lúc. Gia đình đón tiếp hai vợ chồng mình tại Los MOchis, họ có người giúp việc, 2 người bảo vệ và một người gác dan nên họ không phải lo giặt quần áo, nấu ăn, dọn nhà, cắt cỏ, tưới cây cỏ,…như những người không có tiền. Do đó họ có thời gian để lo cho con, đầu tư cho tương lai.


Những câu hỏi như "tối ăn gì?" Hay "Làm cách nào để có thể trả tiền nhà cuối tháng?" Rất quan trọng trong cuộc sống, từng giây phút của người nghèo mà 2 ông Shafir và Mullainathan gọi là “Băng thông tinh thần,” Họ viết: “Nếu bạn muốn hiểu người nghèo, hãy tưởng tượng tâm trí của bạn ở nơi khác”. “Việc tự chủ giống như một thử thách. Bạn bị phân tâm và dễ bị bối rối. Và điều này xảy ra hàng ngày.” Đây là lý do tại sao sự khan hiếm – dù là về thời gian hay tiền bạc – đều dẫn đến những quyết định thiếu khôn ngoan. Trong lớp mình cứ nghĩ đến ông bán kẹo kéo sẽ đòi nợ khi bước ra khỏi lớp thì khó mà chú tâm đến nghe ông thầy giảng bài.


Hai ông này làm thử nghiệm về trí thông minh thì kết quả cho biết, người nghèo kém 13-14 điểm IQ. Người ta làm thử nghiệm về con nít. Ở tuổi 2-5 tuổi thì 90% con nít có thể được xem là thiên tài như 5 năm sau đi học thì còn lại 50%, lên đến trung học thì chỉ còn độ 1%.


Họ nghiên cứu hai địa điểm bên Ấn Độ, Vilupuram và Tiruvannamalai, nơi vùng quê trồng mía. Tại đây nông dân lãnh 60% lợi nhuận của năm ngay sau khi gặt hái Mía, nghĩa là 1 phần trong năm của họ rủng rỉnh tiền bạc và một phần đói. Cái này mình nhận ra vì vào tháng 4,5,6 mỗi năm đến mùa hái bơ thì thấy có tiền rồi đến tháng 12 là hết. Nhưng phải đợi thêm mấy tháng nữa mà tiền nước trả mệt thở, tiền thợ,…lo lắng đầy vơi.


Nhớ khi xưa ở Đà Lạt, các nhà làm vườn trồng rau, đâu có tiền nên họ phải bán trước mùa hái rau cải cho các chủ thầu như vợ ông Marcel ở đường Phan Đình Phùng, thường là giá hời vì họ cần mua phân bón, chuẩn bị cây con cho vụ tới. Tới ngày, bà Marcel cho người đến hái xú rồi quăn lên xe hàng chở về Sàigòn hay Nha Trang bán. Vào tháng 12 trở đi là tháng cần bón phân mà phân rất đắt nhưng lúc đó thì tiền cạn. Mình mới thấm tinh thần của người làm vườn khi xưa tại Đà Lạt. Vườn nhà mình trong Suối Tía thì không bị vụ này vì bà cụ buôn bán nên có đồng vô đồng ra, có thể trả tiền phân bón trước. Tương tự ngày nay, mình có thể châm chước mua phân bón trả lương thợ từ cuối năm đến khi hái trái bơ. 


Ở Hoa Kỳ có chương trình mua bảo hiểm do chính phủ hổ trợ. Mình mua bảo hiểm cho vườn, nếu mùa không gạt hái như trung bình 10 năm qua thì công ty bảo hiểm sẽ cho người xuống vườn mình để thẩm định và đền bù sự thiếu hụt. Họ đền cho 75%. Nếu không gặp năm thất mùa là nông dân như mình ngọng. Điển hình hôm nay ở Cali có gió Santa Ana rất mạnh, chắc chắn một số trái sẽ rụng mà mỗi năm có nhiều trận gió kiểu này trái rụng nhiều sẽ bị lỗ.


Câu hỏi là có cách nào để thay đổi vấn nạn. Người ta có thể cho sinh viên tiền học bổng để giúp đỡ họ tốt nghiệp, hy vọng kiếm được công ăn việc, thay đổi cuộc đời họ và hy vọng cả dòng họ. Phụ giúp người nghèo tiền mướn nhà.

Nghèo lũng đít Chán Mớ Đời 

Như trường hợp máy điện toán, chạy chậm hay bị ngưng. Chúng ta có thể, clean disk hay gì đi nữa cũng trở lại tình trạng như cũ. Có người cho rằng thay vì clean disk, chúng ta nên mua thêm memory để gắn thêm vào máy điện toán, sẽ giúp chạy nhanh hơn và ít bị trục trặc. Hay đúng hơn là tặng tiền tươi cho người nghèo. Họ tính là mỗi năm chính phủ Hoa Kỳ tốn độ 175 tỷ đô la để xoá đói giảm nghèo. Vì nếu người Mỹ sống trong tâm trạng nghèo đói thì càng tốn nhiều hơn. Nội tiền mua súng đạn tiếp tế cho Ukraine và do thái là đủ nuôi dân mỹ cả năm.


Điển hình là $500 tỷ mỗi năm. Trẻ em lớn lên trong nghèo đói sẽ mất 2 năm học vấn, làm việc ít giờ hơn 450 tiếng cho mỗi năm, và có gấp 3 lần bị bệnh hơn trẻ em sinh trong gia đình trung lưu. Đầu tư vào giáo dục ít đem lại kết quả. Họ thử nghiệm dạy 201 người nghèo về chi thu tài chánh, quản lý gắt gao tiền bạc cũng không đưa đến kết quả tích cực như dạy họ bơi nhưng rồi thả họ bơi trong bão tố.


Do đó các chính trị gia như ông Andrew Yang đưa ra chương trình Universal Income để câu phiếu. Làm sao chúng ta có thể thuyết phục người Mỹ là nên tặng tiền tươi cho người nghèo khi đa số kêu mình đi làm mệt thở, đóng thuế trong khi mấy người ít lợi tức, được chính phủ trả 75% tiền thuê nhà, được welfare, được foods stamps,… còn người giàu có thì lo sợ chính phủ đánh thuế họ để cho người nghèo. Hồn ai nấy giữ và cuộc đời vẫn tiếp tục nhiều khác biệt. 


Chưa nói đến hoàn cảnh người Mỹ không bận tâm về cơm áo sẽ nổi loạn, xuống đường đòi hỏi đủ trò như thập niên 60 của thế kỷ trước khi Hoa Kỳ là ngọn đuốc cách mạng, giấc mơ của mọi người dân trên thế giới. Chúng ta thấy thanh niên sung sướng không lo ngại kéo nhau đến Woodstock, xuống đường đòi hỏi quyền dân sự, quyền phụ nữ. Tốt nhất là cứ để họ nghèo te tua, lo cho ngày mai. Không bạo động khiến giới cai trị lo sợ.


Trên thực tế, chương trình này đã được áp dụng từ thế kỷ trước tại thành phố Dauphin, Gia-nã-đại. Hôm nào rãnh mình sẽ kể thêm (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Việt Nam không còn nước sạch

Đang ngủ nơi Salon, bổng thức giấc vì trên đài truyền hình nói đến đề tài “how did Vietnam run out of  Clean Water “ khiến mình thất kinh của đài truyền hình CNA của Tân Gia Ba. Có lần mình xem một phóng sự về Sàigòn tại sao đất lún, nước ngập khi trời mưa. 


Hôm qua, mình có ăn cơm với mấy giáo sư cũ ở Sàigòn khi xưa, có một giáo sư đại học khoa học, từng làm cho RAND nên bị đi cải tạo 3 năm. Khi về thì có làm việc với Việt Cộng. Ông ta nói mấy ông ngoài Bắc nói rất hay nhưng trên thực tế thì không biết gì cả. Ông ta có giúp Hà Nội xây một nhà máy, ông ta được cử đi xem các mõ dầu của Việt Nam nhưng Việt Nam không biết khai thác. Ông ta kể có quen một ông tiến sĩ đi học ở Liên Xô về. Một hôm ông ta có mua lọ thuốc liên Xô nên nhờ ông này giải thích. Ông tiến sĩ kêu đọc không được dù đi học ở Liên Xô. Ông ta thú thật là học qua thông dịch. Có ai kiểm chứng dùm mình vụ này. Ông giáo sư cho biết là Việt Cộng phá nát hết vì họ không biết gì ngoài nói hay.


Sông Đáy do báo Hà Nội lên tiếng. https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/o-nhiem-vo-dich-song-nhue-song-day-doc-den-do-khong-the-tuoi-rau-829085.ldo


Những hình ảnh trên màn ảnh mình đã thấy cách đây 20 năm tại Trung Cộng. Nước ô nhiễm người dân bị ngộ độc vì sử dụng nước thải môi trường,… nhà máy khiến người chụp hình bị bắt vì tải lên mạng. Không ngờ ngày nay lại nhìn thấy tại Việt Nam. Mình về quê, sông Đáy của quê mình nay hôi thối, bao nhiêu chất dơ đều chảy vào đó, về Đà Lạt nơi mình sinh ra thì cũng te tua với sự phát triển khóc liệt vô tổ chức. Xuống Sàigòn thì cách đây mấy năm sau khi đi viếng Cần Thơ, Cao Miên mình có đọc tài liệu về sông Cửu Long, ở thượng nguồn có đến hơn 160 cái đập nước mà người dân thành lập để giữ nước dùng và phát điện thì ở hạ nguồn Việt Nam xem như hết hy vọng sống còn. Người dân bỏ quê làng ra đi , lên Sàigòn, ra Hà Nội, làm dâu xứ Đài, xứ Hàn,…


Đây xem tường trình phóng sự của một đài truyền hình ngoại quốc, chắc chắn là bị kiểm duyệt rất nhiều. Những hình ảnh người dân bị bệnh truyền nhiễm vì sử dụng nước bị ô nhiễm, nằm mất thần ở bệnh viện khiến mình buồn vì có thể phòng ngừa, tránh được nhưng tại sao lại xẩy ra. Chắc chắn không có đài truyền hình nào tại Việt Nam dám đưa những hình ảnh này lên để cảnh báo, giúp người dân ý thức để bảo vệ môi trường cũng như tương lai sức khoẻ y tế cộng đồng.


Họ chiếu ở ngoài ruộng, nông dân không có nước từ sông ngoài vì thượng nguồn chận nước nên đào giếng xuống sâu hơn 100 mét để bơm nước tưới cây, nuôi cá, nuôi lươn,… nước ở 100 mét hết thì phải đào thêm đưa đến tình trạng đất lún.

Hiện tượng đất lún khi chúng ta bơm nước của mạch nước dưới đất. Bớt nước thì đất nặng nhất là xây cất cao tầng thì lún xuống. Đất khu vực Sàigòn được xem là lún nhanh nhất trên thế giới. Thủ đô Jakarta, Nam dương bị lún, nay họ phải chuẩn bị xây một kinh đô mới vì trong 20 năm tới sẽ bị ngập trong nước.

Mình có viếng một trang trại ở miền Nam Cali, họ dùng nước giếng để tưới. Năng lượng mặt trời để bơm lên. Họ phải có 3 cái giếng đào cách nhau hơi xa vì các túi nước bị bơm lên sẽ cạn nhanh, do đó. Lại bơm giếng kế tiếp rồi kế tiếp tỏng khi đó hy vọng nước ở giếng đầu có thể đầy lại từ nguồn nước ngầm đến.


Ở Sàigòn, đất lún thì chính phủ làm đường cao lên thì nước ngập vào nhà dân. Dân có tiền thì nâng nhà lên thì khiến đường bị ngập. Được biết Sàigòn là thành phố bị lún nhiều nhất thế giới. Mình về Sàigòn, chạy xe ngang khúc Nguyễn Hữu Cảnh, thấy nhà cao tầng cứ xây bú xua la mua như ở Hương Cảng. Đất thì càng ngày càng lún, nước dơ không biết xử lý ra sao hay cứ đổ xuống sông Sàigòn. Có dạo mình định mua một căn hộ tại Sàigòn rồi đọc sách báo và xem phóng sự này thì bỏ giấc mơ đó vì Đà Lạt còn lụt thì Sàigòn thấm thía gì.

Nông dân xịt thuốc sâu, chỉ có 30-40% là hiệu lực với cây lá, còn lại thì rơi xuống đất, chảy ra mương đưa đến sông ngòi làm môi trường gọi ô nhiễm.


Phù sa không về như xưa vì bị chận phía thượng nguồn nên người dân phải sử dụng phân bón hoá chất. Hóa chất đâu 60% rớt xuống đất rồi theo nước tưới chảy ra sông lạc, làm ô nhiễm nước, người dân quê dùng là ngọng.


Mình đi Ai Cập, viếng thăm cái đập Assan mà khi xưa các nước, thân liên Xô hô hào, xem đó là cái gương học tập vì được Liên Xô xây cất vì mấy ông Mỹ không chịu. Ngày nay, hỏi người dân Ai Cập, họ không dám chửi thẳng nhưng đại ý là kêu anh hùng Nasser là thằng ngu. Mấy ngàn năm, sông Nile chảy từ miền Nam lên miền BẮc đổ ra biển Địa Trung Hải, kéo theo phù sa, đã biến các vùng xung quanh Sông Nile thành vựa lúa của xứ này, đưa đến một nền văn minh rất cao. Nay ông nội Nasser nghe lời cố vấn Liên Xô xây cái đập, thêm tượng đài hữu nghị đủ trò để du khách đến chụp hình, ngược lại thì cái đập chận hết phù sa, điện của cái đập cung cấp không tới 20%. Nông dân Ai Cập phải dùng phân bón do mấy ông Tây bà đầm bán để trồng rau cải, vô hình trung phá hủy môi trường, bị ô nhiễm vô tội vạ.

Con sông Nile hay sông tại Việt Nam, có đồng bằng vào mùa khô
Đây là khi mùa mưa đến, phù sa được nước kéo về làm ngập cả vùng. Khi nước trôi đi thì để lại phù sa để trồng trọt. Có lẻ vì vậy khi xưa, người ta nói miền nam chẳng cần làm ăn gì cả vì lúa tự động mọc, cá nhiều ăn không hết,… này không có phù sa kết về thì đói, bỏ xứ mà đi. Ngay Biển Hồ ở Cam Bốt, khi xưa học địa lý kêu rất trù Phú, nay đi câu cá cũng ít thấy.


Nghe nói người Nhật Bản có thử nghiệm xử lý nước dơ của sông Tô Lịch ở Hà Nội, bị mấy ông cán bộ nhà nước thọc gậy bánh xe vì không có gì để ăn như Việt Á. Hay giải cứu máy bay. Mình nhớ về Hà Nội, đi ngang hồ Thái Bạch để chỉ cho mấy đứa con nơi ông McCain bị bắn rơi thì chúng nó chỉ cá chết nổi lình bình trên hồ. Chắc tên giặc lái McCain bị bắn rơi xuống, sợ quá nên tè và ị trong hồ nên cá chết đến ngày nay.


Ngoài ra Việt Nam cũng như Cao Miên có vấn nạn là thạch tín rất độc cho cơ thể nên họ phải dùng phèn để khử thạch tín trước khi dùng nhưng không hết. Từ từ về già sẽ bị ngộ độc và bị ung thư hay đủ thứ bệnh. Nghe nói có đến gấp 300 lần số lượng mà WHO quy định.

Thạch tín sông ngòi Việt Nam quá cao gấp 300 lần quy định của WHO, nguồn của Ntional Institutes of HEALTH 


Nông nghiệp Việt Nam cần đến 70% số lượng nước mà nay thì xem như là mệt. Có một tiến sĩ người Việt cho hay là khi mùa khô thì phía thượng nguồn họ chận nước để giữ nước dùng thì phía hạ lưu Việt Nam không có nước nên bị hạn Hán, khi mùa mưa đến thì phía thượng lưu để bảo đảm an toàn của đê hồ của họ nên xả nước theo quy trình khiến vùng hạ lưu đã bị ngập lại thêm nước nên chỉ có lội nước trong thành phố như Sàigòn. 


Mình có chứng kiến cảnh này ở Hội An khi về thăm quê của vợ. Xe hồi chiều đậu trước khách sạn, mình kêu khách sạn gì mà xây cao, phải leo lên 1.5 mét thang cấp đến sáng hôm sau, muốn ra phố thì ghe chạy vào đậu ngay cửa khách sạn, mình chỉ bước lên ghe để họ chèo ra phố, nơi có gò cao hơn một tí. Họ cho biết mấy ông cán bộ xây đập để biến điện bán cho dân chúng, sợ đập của họ bị vỡ nên xả nước theo quy trình, không cần báo cho dân biết trước để chuẩn bị.

Kinh hoang tại Việt Nam, rác trôi lềnh bềnh


Thấy trong phim, chiếu một bà, cầm cục phèn khua cái lu nước vài vòng rồi lấy cái thau nhỏ để múc lớp nước trên để dùng. Trong phim kể nông dân phải mua nước trong chai về uống, còn nước sông thì để rữa sơ sơ còn nước mưa hứng dùng để nấu ăn. Có lẻ vì vậy, có bà cán bộ nào tuyên bố; muốn chống lũ ngập, mỗi nhà phải mua cái lu hứng nước. Khi lu đầy nước thì sao?


Nhà máy thả nước dơ, ô nhiễm xuống sông, người dân cũng xả rác đủ thứ xuống sông. Trước khi có nước thượng nguồn về, nước ròng đủ trò nên kéo đi hết. Nay không có nước thì ngọng. Không bệnh hoạn là không phải người Việt. (Còn tiếp)


Viết tới đây thấy chán quá nên ngưng. Hồi nào buồn đời, kể tiếp. Mình có tải video, ai buồn đời thì xem.


Nguyễn Hoàng Sơn