Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Ba Tư ăn 1001 trái bom


Đi chơi 3 nước ở Trung Á, bổng nghe tin tức Do Thái đánh bom Ba Tư, viện cớ là có bom nguyên tử khiến mình thất kinh. Nhớ khi Hoa Kỳ đánh Iraq, họ bựa ra tin tức vớ vẩn là Hussein có vũ khí hoá học bú xua la mua, để lấy cớ đánh chiếm, giải phóng người dân khỏi sự kềm kẹp của chế độ độc tài Hussein. Sau này họ mới biết là toàn là bựa ra để đánh mấy nước trung đông mà cựu tư lệnh NATO, Wes Clark đã tuyên bố sau 9/11 ông ta được cho xem các chương trình đánh 7 nước ở trung đông. Tuần vừa qua, Ba Tư là nước thứ 7.

Hình như Việt Nam mới được công nhận là thành viên của BRICS

Đi Trung Á vừa rồi, mình có viếng Almaty của Karzazstan, Bishkek của Kyrgyzstan và hai năm trước hai thành phố Samarkand và Tashkent của Uzbekistan. Và Georgia và Adjibarjian đều nằm trong khu vực này. 

Mình có chạy đến biên giới Trung Cộng và Karzahstan. Đường rầy chạy qua 4 thành phố mà mình có dịp đi ở Trung Á, chỉ có Turkmenistan thì mình hơi ớn không dám đi vì quá cận Ba Tư. Thêm toà đại sứ Hoa Kỳ kêu không nên đi xứ này.

Mình thấy Trung Cộng đang xây con đường và vành đai, thêm đường rầy xe lửa. Nếu nhìn bản đồ thì từ biên giới Trung Cộng xuyên qua mấy nước Trung Á này đến Ba tư. Đến vùng này thì đọc tin tức thấy có chiếc xe lửa đầu tiên của Trung Cộng đã đến cảng Aprin Dry của Ba Tư ngày 25 tháng 5 vừa qua sau 15 ngày chạy xuyên quốc gia 4 nước mà mình đã viếng. Và trong ngày đó có thêm 2 chiếc xe lửa đến từ Trung Cộng.

Cảng Aprin Dry, xem như không có nước bờ biển gì cả nhưng sẽ là trung tâm vận chuyển thương mại lớn sau này. Có lẻ Do Thái đã đánh bom ở đây rồi. Bác nào có tin tức gì thêm thì cho em biết. Mấy vụ này phải đọc tin tức ở ngoại quốc mới có.

Đây con đường từ 
Astara đến Rasht rồi sẽ chạy đến Baku của Azerbaijan tiếp theo là qua Nga. Nhớ hôm kia ở khách sạn Bishkek gặp một ông Nga, bắt tay hỏi mình ở đâu đến, kêu Hoa Kỳ. Ông ta vui vẻ nhờ mình xem hành lý để ông ta ra ngoài hút điếu thuốc. Sau đó ông ta nói là ở Saratov. Ông ta bặp bẹ tiếng anh understand? còn mình thì xì lô tiếng Nga, вы понимаете?niet cả hai đều cười cố hiểu nhau. Cho thấy người dân vui vẻ với nhau chỉ có chính phủ là lộn xộn.

Ngu như nông dân, mình đoán là Do Thái kêu Ba Tư có vũ khí hạt nhân này nọ nên bỏ bom, chặn đường này nọ. Nhưng thật sự là muốn đánh anh ba tàu. Nghe nói có chiếc phi cơ đến từ Trung Cộng, không biết chuyên chở gì đáp xuống phi trường Teheran mà phải tắt lộ trình mà báo chí Tây phương theo dõi mấy hôm rày.

Chúng ta thấy các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ nằm xung quanh xứ Ba Tư

Mình mới đọc tin tức thì được biết DO Thái vừa bỏ bom đường rầy xe lửa mới khánh thành để chận không cho xe lửa của Trung Cộng đến cảng Aprin Dry. Tại sao Do Thái lại bỏ bom mấy ngày sau khi tuyến đường xe lửa nối liền Trung Cộng qua Trung Á đến xứ 1001 đêm được khánh thành. Mình đoán là con đường này sẽ đưa và cung cấp thực phẩm cũng như dầu hoả cho Trung Cộng, không cần phải qua vùng vịnh bằng tàu bè, và cấm vận của Hoa Kỳ và các nước Tây phương. 

Nếu đường xe lửa nối liền hết Ba Tư, Nga, và Trung Cộng thì chuyên chở hàng hoá, quân đội tiếp viện nhanh vì chỉ mất 15 ngày từ Trung Cộng đến Ba Tư. Eo biển Hormuz và kênh Suez đói meo. Do đó Hoa Kỳ dành lại kênh Panama. Tháng 3 tới mình sẽ bò lại chỗ này chơi.

Các chuyên gia cho rằng với đường rầy xe lửa này, Ba Tư sẽ trở thành địa điểm quan trọng cho việc giao thương, nối liền Nga, Âu châu và Ấn Độ, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải, giúp Trung Cộng chuyên chở hàng hoá và chuyển chở dầu hoả của Ba Tư. Mặc dầu cấm vận nhưng anh ba tàu mua đến 23% sản lượng dầu hoả của Trung Cộng từ anh ba tư. Cho nên anh ba tư cứ tà tà bơm dầu lên bán. Chận đường rầy này thì chận luôn tiếp tế cho anh Puchin.


Đường rầy này sẽ chê eo biển Hormuz và con kênh Suez như từ trước đến nay do Hoa Kỳ và Tây phương chiếm đóng. Ba Tư là thành viên của BRICS nên không sợ bị cấm vận nữa. Cứ bán dầu cho Trung Cộng, mua hàng hoá của Trung Cộng là chế độ thần quyền cứ tiếp tục cho đến ngày mai.

Xem bản đồ Ba Tư sẽ thấy vành đai và con đường sẽ giúp xứ này giàu có vì nằm ở ngã ba đường đến Trung Cộng, Nga, Ấn Độ và Âu Châu. Nếu để sự việc này hoàn tất thì Hoa Kỳ và Do Thái chỉ biết hát một thời huy hoàng đã tắt. Khi ba tư mạnh, làm ăn với Nga và tàu thì sẽ thanh toán anh DO Thái sau.

Nhìn bản đồ này mới hiểu vì sao dân ở vùng Trung Á yêu mến Nga, dù họ chiếm đất của họ suốt một thế kỷ. Nếu con đường tơ lụa thế kỷ 21 thành công sẽ đem lại thịnh vượng cho vùng này.

Sau 3 tuần lễ đường xe lửa này được khánh thành thì đường rầy xe lửa Astara-Rasht nối với Nga được khởi xây, khiến Do Thái bom ngay, viện cớ Ba Tư chế tạo bom hạt nhân. Đi Trung Á mình thấy hai bên đường, người Tàu xây đường quốc lộ 2 làn, có trạm xăng rất tối tân, có mấy tiệm như 7/11 ở Mỹ, mua cà phê, CoCa cola này nọ, chỗ đi vệ sinh đàng hoàng như ở Hoa Kỳ.


Như mình đã kể là Ba tư quốc hữu hoá mấy giếng dầu của Tây phương nên họ muốn đánh Ba Tư từ lâu. Như tướng Michael Kurilla của CENTCOM Hoa Kỳ đã đề xuất đánh ba tư khi ông ta gặp tổng thống Trump, qua các xứ ả rập ký kết hợp đồng.

Nếu đẻ Vành Đại và Con Đường sẽ phát triển kinh tế không cần Tây phương. Nên nhớ ông cà ri bị có đến 1.5 tỷ người và anh ba tàu của ngang nữa, xem như 50% dân số thế giới.

Có lẻ vì vậy tháng trước có vụ lộn xộn giữa Ấn Độ và Pakistan. Bắn nhau, bỏ bom bắn rơi máy bay của hai bên được mấy ngày rồi im. Ấn Độ là thành viên của BRICS nhưng nay vì quyền lợi, chạy theo Tây phương. Chán Mớ Đời  (còn tiếp)

Bà Tulsi Gabbard, xếp sòng an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã tuyên bố là ba tư không xây dựng vũ khí hạt nhân.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Mã QR hình vuông

 Người đã thay đổi thế giới với cái hình vuông

Mình đi đâu cũng thấy có cái mã QR. Về Việt Nam cũng nghe thiên hạ kêu quét cái Cu-Rờ là ra ngay. Lúc đầu không hiểu nhưng khi họ chỉ mới giác ngộ cách mạng. Mình kiếm xem công ty nào phát minh ra cái mã QR này để mua cổ phiếu thì khám phá họ không lấy bản quyền, cho không. Ai muốn xài thì dùng. Buồn đời mình đi tìm tài liệu vụ này.


Vào những năm cuối thế kỷ 20, năm 1994 một kỹ sư người Nhật tên Masahiro Hara chắc bị vợ la nên ngồi thừ ra và nghĩ cách làm sao giải quyết một vấn đề khiến các công ty đều Chán Mớ Đời: đó là Mã Vạch (Barcodes.) Các mã vạch dạo ấy rất chậm và không lưu giữ được nhiều dữ liệu. Thế giới công nghệ đang tiến nhanh tiến mạnh nhưng cái mã vạch với những hàng kẽ cứ không chịu tiến thêm. Chỉ lưu trữ dữ liệu rất ít.


Mục tiêu ban đầu là tạo ra một hệ thống mã hóa dữ liệu tốt hơn mã vạch truyền thống để theo dõi các bộ phận trong quy trình sản xuất ô tô. Mã vạch 1D chỉ lưu được lượng dữ liệu hạn chế (khoảng 20 ký tự), trong khi mã QR có thể chứa tới hàng nghìn ký tự và được đọc nhanh hơn nhờ thiết kế ma trận 2D.


Ông kỹ sư này làm cho công ty Denso Wave, một công ty nhỏ gia công cho Toyota trong ngành xe hơi, cần sự chính xác và tốc độ nên ông ta đột phá tư duy, cần tìm cách làm nhanh hơn. Một hôm, buồn đời, ông ta chơi cờ Go, có bàn cờ với hai loại nút màu đen và trắng. Dạo ở Paris , có nhiều Tây đầm muốn học chơi cờ này. Mình nhìn vào bàn cờ với đầu óc nông dân thấy không làm ra tiền nên không muốn học. Nghe nói chơi cái này sẽ khiến đầu óc bớt ngu muội nhưng nông dân như mình thì có làm cách nào cũng là nông dân ngu dốt bền. Ông ta kêu tại sao không sử dụng một cái gì như bàn cờ Go và trữ các dữ liệu như các thế cờ. Thế là thay vì chơi cờ ông ta tìm cách viết lập trình để tìm ra cách sử dụng dự trữ dữ liệu. 


Ông Masahiro và các cộng sự viên vô tình tạo dựng một cuộc cách mạng nhẹ nhàng, không những đã thay đổi các MÃ Vạch mà đã thay đổi hoàn toàn cách lữ trữ dữ liệu. Như có thể đọc từ mọi tình huống, góc độ, nếu bị hư vẫn có thể Scan và lưu trữ gấp trăm lần các dữ liệu của Mã VẠch. Họ gọi Quick Response Code hay gọn hơn QR Code, người Việt kêu là mã Cu-rờ. Không ai nhắc đến nhưng từ từ mọi người sử dụng nó miễn phí. Mình có thử trên bờ lốc. Sau này người ta dùng làm các thực đơn trong tiệm ăn, trả tiền, hay vào các dữ liệu y tế, trả lời đi  dự các sự kiện thậm chí còn gửi nụ hôn qua mạng bú xua la mua.


Cờ Go có đến 3^361 cách trên bàn cờ có 19 ô x 19 ô. Còn hơn cả số hạt nhân chỉ có 10^80.


Mã QR sử dụng cấu trúc ma trận (hình vuông) với các ô đen trắng để mã hóa dữ liệu. Ba hình vuông lớn ở các góc giúp định vị và căn chỉnh khi quét. Mã này có khả năng sửa lỗi (Reed-Solomon), cho phép đọc được ngay cả khi một phần mã bị hỏng hoặc che khuất.

Sau khi được giới thiệu, mã QR chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô tại Nhật Bản. Denso Wave đã cấp phép miễn phí cho công nghệ này, cho phép các công ty khác phát triển và áp dụng mã QR mà không phải trả phí bản quyền. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, việc sử dụng mã QR vẫn bị giới hạn do thiếu thiết bị quét phổ biến.


Sự phổ biến của mã QR tăng vọt nhờ sự phát triển của điện thoại thông minh có camera tích hợp. Năm 2002, các nhà sản xuất điện thoại tại Nhật Bản bắt đầu tích hợp phần mềm đọc mã QR vào thiết bị, giúp người dùng quét mã dễ dàng. Mã QR bắt đầu xuất hiện trong quảng cáo, tiếp thị, và các ứng dụng thương mại như vé điện tử, phiếu giảm giá, và thông tin sản phẩm.


Với sự phổ biến của điện thoại thông minh trên toàn cầu, mã QR trở thành công cụ phổ biến trong nhiều lĩnh vực:

•  Thanh toán di động: Các ứng dụng như WeChat và Alipay ở Trung Quốc sử dụng mã QR để thanh toán nhanh.

•  Tiếp thị: Doanh nghiệp sử dụng mã QR để liên kết đến website, mạng xã hội, hoặc thông tin khuyến mãi.

•  Quản lý danh tính: Mã QR được dùng trong vé điện tử, thẻ lên máy bay, và thậm chí xác nhận tiêm chủng trong đại dịch COVID-19.

Năm 2011, mã QR được chuẩn hóa quốc tế (ISO/IEC 18004), giúp công nghệ này được chấp nhận rộng rãi hơn. Mã QR trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong đại dịch, được sử dụng để truy vết tiếp xúc, kiểm tra y tế, thực đơn nhà hàng không tiếp xúc, và thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này thúc đẩy sự tích hợp mã QR vào các ứng dụng và hệ điều hành (như iOS và Android) mà không cần phần mềm bên thứ ba.


Mã QR tiếp tục được cải tiến với các biến thể như mã QR vi mô (Micro QR) và mã QR động (dynamic QR) có thể chỉnh sửa nội dung. Công nghệ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ blockchain, NFT, đến quản lý chuỗi cung ứng. Sự đơn giản, tính linh hoạt, và khả năng truy cập dễ dàng đảm bảo mã QR vẫn là một công cụ quan trọng trong kỷ nguyên số.


Từ một giải pháp công nghiệp tại Nhật Bản, mã QR đã trở thành một công nghệ toàn cầu nhờ tính hiệu quả và sự phổ biến của điện thoại thông minh. Denso Wave vẫn sở hữu bằng sáng chế nhưng không thu phí bản quyền, giúp mã QR được sử dụng rộng rãi mà không gặp rào cản tài chính. Nếu là công ty Mỹ thì chắc đã tài chính hoá bằng sáng chế của mình. Cũng may cho thế giới nên được sử dụng miễn phí. Chỉ có ngày nay có nhiều ứng dụng để làm QR MÃ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện đời xưa đến nay chấm dứt

 Hôm nay hai cha con nói chuyện về vụ áp thuế của chính phủ Hoa Kỳ. Thằng con nói sẽ gây suy thoái như năm 1929. Mình buồn cười nên giải thích là Hoa Kỳ sử dụng thuế quan vào năm 1930 vì thuế quan được ban hành trước đó nhưng chỉ hiệu lực và áp dụng vào năm 1930 nên báo chí không thẳng thắn khi gói ghém cho việc này. 

 Mình giải thích sau thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ chơi cha thiên hạ. Bao nhiêu binh sĩ chết tại Âu châu và á châu để chiến thắng quân trục đức, Ý và Nhật Bản nên họ ra chiêu chơi cha thiên hạ. Để lấy vốn lại như cuộc chiến ở Ukraine.

Thứ nhất, họ họp các đồng minh tại Hội nghị Bretton Woods, chính thức được gọi là Hội nghị Tiền tệ và Tài chính Liên Hợp Quốc, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 22 tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire. Hoa Kỳ cho mọi người tham dự ăn uống no nê nhất là uống rượu mạnh thả dàn. Mình có kể vụ này rồi. Hội nghị quy tụ 730 đại biểu từ 44 quốc gia Đồng minh nhằm thiết lập một trật tự tiền tệ và tài chính quốc tế mới sau Thế chiến II. Mục tiêu là ngăn chặn sự hỗn loạn kinh tế như trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến, đặc trưng bởi các cuộc cạnh tranh phá giá tiền tệ, chiến tranh thương mại và cuộc Đại Suy thoái, đồng thời thúc đẩy sự ổn định và hợp tác kinh tế toàn cầu. Sau đệ nhất thế chiến, các nước chiến bại, phải đền bù chiến tranh trong khi kinh tế họ te tua đã đưa đến sự hận thù khiến Đức quốc Xã ra đời đưa đến chiến tranh thế giới thứ 2. 


Kết quả chính là sự ra đời của hệ thống Bretton Woods, trong đó các đồng tiền được neo vào đồng đô la Mỹ, và đồng đô la được neo vào vàng với tỷ giá cố định 35 USD/ounce. Điều này biến đồng đô la thành đồng tiền dự trữ của thế giới, phản ánh sự thống trị kinh tế của Mỹ sau chiến tranh. Các quốc gia đồng ý duy trì tỷ giá hối đoái trong khoảng 1% so với mức neo này, chỉ được điều chỉnh trong trường hợp “mất cân đối căn bản” và phải được sự chấp thuận từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới thành lập. IMF được thiết lập để cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho các quốc gia gặp vấn đề về cán cân thanh toán, đảm bảo họ có thể ổn định đồng tiền mà không phải dùng đến các biện pháp cực đoan như phá giá. Thật ra IMF và Ngân Hàng Thế giới được thành lập để kiểm soát các nước trên thế giới. Mình có kể vụ này rồi. Cùng với đó, Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD), sau này là một phần của Ngân hàng Thế giới, được thành lập để tài trợ tái thiết và phát triển sau chiến tranh.


Hội nghị, do các nhân vật như Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Morgenthau Jr., nhà kinh tế học John Maynard Keynes (đại diện Anh), và Harry Dexter White (Mỹ) dẫn dắt, là một sự thỏa hiệp giữa các quan điểm đối lập. Keynes đề xuất một đồng tiền toàn cầu gọi là “Bancor” và một liên minh thanh toán bù trừ để cân bằng thặng dư và thâm hụt thương mại, nhưng Mỹ, với sức mạnh đàm phán lớn hơn, đã thúc đẩy một hệ thống tập trung vào đồng đô la. Liên Xô tham dự nhưng không phê chuẩn các thỏa thuận, báo hiệu căng thẳng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh.


Hệ thống này ban đầu hoạt động tốt, hỗ trợ phục hồi sau chiến tranh qua chương trình Marshall và tăng trưởng thương mại, nhưng đã sụp đổ vào cuối những năm 1960. Thâm hụt ngày càng tăng của Mỹ, do chi tiêu cho chiến tranh Việt Nam và các chương trình Xã hội Vĩ đại (Great Society) do tổng thống Johnson đưa ra, dẫn đến lượng đô la dư thừa ở nước ngoài, làm suy yếu niềm tin vào mức neo vàng. Có lẻ vì vậy họ ám sát ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy vì sợ các chương trình xã hội của Dân Chủ sẽ tiếp tục làm thâm thủng ngân sách nữa. Đến năm 1971, các chính phủ ngoại quốc nắm giữ nhiều đô la hơn lượng vàng mà Mỹ có để bảo chứng, khiến Nixon tạm dừng việc chuyển đổi đô la sang vàng, thực chất chấm dứt Bretton Woods trong sự kiện được gọi là “Cú sốc Nixon.” Thế giới sau đó chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. 

Henry Kissinger, trong thời gian làm Cố vấn An ninh Quốc gia và sau đó là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Nixon và Ford, nổi tiếng với cách tiếp cận chiến lược đối với các vấn đề phức tạp, thường yêu cầu nhân viên đưa ra lời ngắn gọn, khả thi. Mỹ bắt đầu ghi nhận thâm hụt thương mại vào những năm cuối 1960 và đầu 1970, thời kỳ mà Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại và kinh tế. Nếu xét về Việt Nam thì mình ghét hay thù ông này nhưng đứng trên quan điểm của người Mỹ thì mình thấy ông này có tài, xứng đáng là Metternich của thế kỷ 20. Mình đọc gần như các sách do ông ta viết.


Đến năm 1971, cán cân thương mại trở nên âm, và thâm hụt ngân sách liên bang cũng là mối lo ngại ngày càng tăng, trầm trọng hơn do chi tiêu cho chiến tranh Việt Nam và các chương trình trong nước. Dạo ấy ông ta là cố vấn an ninh quốc gia cho ông Nixon nên có xét về việc thâm thủng ngân sách nên có hỏi các cộng sự viên của ông ta, nặn óc viết nữa trang, cho biết cần phải làm gì, có biện pháp nào. Ông này cứ bắt cộng sự viên viết lại hoài trước khi ông ta đọc. Các cộng sự viên đều viết phải kết hợp các ý tưởng thực tiễn và chiến lược: tinh giản chi tiêu quân sự (yếu tố lớn gây thâm hụt lúc bấy giờ), thúc đẩy xuất khẩu qua các thỏa thuận thương mại, và dùng ngoại giao để duy trì giá năng lượng ưu đãi (ví dụ, sau khủng hoảng dầu mỏ 1973). Đó là một trong những cách mà ông ta muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam, rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam càng nhanh càng tốt và thương lượng bán MacDonald và coca cho Trung Cộng. Chỉ có một cận sự viên khác thường, kêu nhân gấp 3 thâm thủng ngân sách quốc gia và yêu sách được thực thi trong suốt 50 năm vừa qua, đến thời ông Trump thì thấy quá đà nên ngưng, bắt buộc thuế quan lại.


Cách tiếp cận của Kissinger với những thách thức kinh tế như vậy không tập trung vào các biện pháp tài chính trực tiếp, như tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu mà nghiêng về việc tận dụng chiến lược địa chính trị để củng cố nền kinh tế Mỹ. Ví dụ, năm 1971, ông ủng hộ quyết định của Nixon chấm dứt hệ thống Bretton Woods, tạm dừng việc chuyển đổi đồng đô la sang vàng. Nên nhắc lại 1 ounce vàng dạo ấy là $35 mà nay là $3,800. Cho thấy lạm phát như điên hơn cả 100 lần. Động thái này, thuộc “Cú sốc Nixon,” nhằm giải quyết thâm hụt thương mại bằng cách phá giá đồng đô la, khiến hàng xuất khẩu Mỹ rẻ hơn và hàng nhập khẩu đắt hơn. Đó không phải là cách “khắc phục” thâm hụt truyền thống mà là sự điều chỉnh vị thế kinh tế toàn cầu của Mỹ. 


Kissinger xem sức mạnh kinh tế gắn liền với ảnh hưởng ngoại giao, nổi bật là việc mở cửa với Trung Quốc năm 1972 để đối trọng với Liên Xô và tạo cơ hội thương mại mới, gián tiếp giảm áp lực kinh tế.


Thay vì đánh thuế các hàng nhập cảng, chính phủ Mỹ giảm thấp xuống khiến người Mỹ mua đồ ngoại quốc rẻ. Họ in tiền để trả. Mỹ kim là dòng tiền tệ được sử dụng để buôn bán trên thế giới tự do. Người Nhật hay người Tàu, Nai lưng ra, thức đêm để tăng ca, sản xuất bán đồ cho người Mỹ, thay vì đem tiền về xứ họ sẽ bị lạm phát nên họ mua trái phiếu của chính phủ Mỹ rồi khi nào đến hạn thì FED cứ in tiền ra cho chính phủ Mỹ mượn. Càng in tiền thì càng gây nên lạm phát. Mấy tên tư bản mới đột phá tư duy đem các nhà máy sản xuất qua các xứ nghèo, để không bị kiện tụng về phá hoại, Ô nhiễm môi trường lại rẻ, đóng thuế ít thế là họ ủng hộ ông Clinton lên tổng thống để khởi đầu cuộc toàn cầu hoá, biến các người dân trên thế giới làm trong các nhà máy, sản xuất sản phẩm để cho người Mỹ dùng. Các nhà máy sản xuất công ty đóng cửa khiến người Mỹ lao động mất việc, nợ chồng chất nhiều đem đến nhiều vấn đề xã hội như ma tuý, thuốc đau nhức hay an thần,…


Khi họ nói đến thuế quan, kêu gào các quốc gia đánh thuế sản phẩm làm tại Hoa Kỳ nhưng ít ai nhắc đến vụ Mỹ kim là tiền tệ phải được sử dụng khi xuất hay nhập cảng trên toàn thế giới và Mỹ bán trái phiếu để trả nợ. Vấn đề ngày nay, Hoa Kỳ nợ quá nhiều nên thay đổi chiến lược. Đánh thuế nhập cảng khiến các tư bản rút về Hoa Kỳ để xây nhà máy sản xuất, các nước khác cũng phải nhảy vào Hoa Kỳ đầu tư vì thuế sẽ từ 21% xuống 15%. Rất ít so với thế giới trung bình độ 31%. Các công ty Mỹ trở về lại Hoa Kỳ để sản xuất. Nhưng giới lao động không nên tin vào có công ăn việc làm. Lý do là họ sẽ người-máy-hoá trong chuỗi sản xuất. Dân lái Uber sẽ bị thay thế bởi taxi không người lái. Thợ làm xây cất, sẽ được người máy thay thế. Họ mới chế một người máy đầu bếp giá $5000, sau này sẽ có ô sin làm hết việc mình không thích. 


Nhưng có lẻ quan trọng nhất là dữ liệu vì trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Ta thấy chính phủ Mỹ muốn cấm Tik-Tok của người Tàu vì họ có đến 170 triệu người sử dụng nhất là giới trẻ, tương lai sẽ được mua nhiều. Nếu bán Tik-Tok cho người Mỹ thì sẽ được tiếp tục sử dụng còn không thì sẽ bị cấm tại Hoa Kỳ. Xem bài tại sao đốt Tesla.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hung Gia Lợi tìm lại dấu chân xưa của đế chế


Trong mấy nước Đông Âu mà mình dịp đi viếng thì có nước Hung Gia Lợi thấy cách xây dựng lại và phát triển có chiều hướng khác với các nước khác của Liên Hiệp Âu Châu. Đặc biệt là họ có xây một viện bảo tàng về tội ác của Cộng Sản và Phát Xít, được gọi là Căn Nhà Khủng Bố với lối kiến trúc khá lạ nhưng hợp với đề tài của viện bảo tàng. 

Nếu đến Budapest sẽ thấy đường xá tương tự như ở Paris với loại kiến trúc tương tự nên nhớ Hùng Gia Lợi từng là một đế chế với Áo Quốc đến khi bị Anh quốc và Pháp quốc đánh banh ta lông ở đệ nhất thế chiến sau thế chiến thứ 2 lại bị Liên Sô còng đầu. Họ kêu Budapest là Paris phía Đông Âu châu. Vấn đề là khi mình nói họ thuộc về Đông Âu thì làm họ giận, kêu không. Có lẻ mình gọi Đông Âu vì khi xưa, sau 1945 bị chia ra hai khối, Liên Xô và phía NATO. Đối với họ Đông Âu là vùng Nga trở đi nên đến mấy xứ này nói chuyện không khéo lại bị chửi .


Ngày nay dân số tại các nước phát triển bị giảm trầm trọng, người dân không chịu đẻ, họ giàu sang muốn trải nghiệm cuộc sống thay vì sống như bố mẹ hay ông bà của họ khi xưa, sinh con đẻ cái. Nay chỉ cần nuôi con chó hay con mèo thủ thỉ là vui. Một hôm bổng giật mình, tự hỏi mai mốt về già ai sẽ nuôi mình  thế là họ đột phá tư duy, cho bọn dân ở các xứ nghèo đến ở, lao động chăm sóc mình. Xong om


Trước tình trạng giảm dân số, tương lai không có người lao động để nuôi người về hưu trí nên có nhiều quốc gia cho nhập di dân để thay thế làn sóng lao động về hưu. 


Mặc dù thuộc liên hiệp Châu Âu nhưng xứ này hay chống đối với các dự luật của Châu Âu không chịu bị áp lực gần như đồng hóa, làm mất đi những căn bản của xứ họ. Mò tìm thêm tin tức thì thấy họ làm nhiều điều về mặt xã hội khác xa với các nước như Pháp, Đức hay Anh quốc. Ý Đại Lợi tương tự, họ biết là dân số của họ giảm nhưng nhất quyết không muốn các di dân khác đến xứ họ.


Khi mình đọc cuốn Killing Fields của ông Dith Pran thì không hiểu nhiều nhưng đến khi xem cuốn phim thì mới thất kinh. Mới hiểu con của mình là do nhà nước và Đảng giáo dục, mình chỉ là máy đẻ thôi. Chúng ta không còn tiếng nói hay đóng vai trò vào sự hướng dẫn con cái. Ngày nay, hai vợ chồng cùng đi làm để trả nợ nên con cái mặc cho nhà trường đúng hơn là chính phủ giáo dục để rồi một ngày đẹp trời, nhìn lại con mình chửi mình là phản động.

Ai cũng đồng ý gia đình là căn bản cho một xã hội mà ngày nay tại Hoa Kỳ, ly dị lên đến 51% cho các cuộc hôn nhân đầu tiên. Con cái tuần này sống với bố, tuần sau xách gói qua nhà mẹ ngủ rồi lênh bênh như vậy đến cuộc hôn nhân thứ nhì, rồi thứ ba. Ở trường thầy cô dạy đổi giới tính thì đổi, cha mẹ không có quyền can thiệp cũng như phá thai này nọ.

Sau khi dành độc lập, Hung Gia Lợi phát triển con đường xứ họ khác với các thành viên của Liên Hiệp Âu Châu. Họ tạo dựng lại gia đình, làm nền móng cho xã hội mới vì họ đã trải qua 50 năm dưới chế độ Cộng Sản. Họ không muốn đi theo con đường của các nước trong liên hiệp Âu châu như Pháp quốc, Anh quốc, Ý Đại Lợi,… bị tiếng sáo Trương Chi, chủ nghĩa xã hội mê hoặc. Họ đã từng làm Mỵ Nương đã gặp Trương Chi suốt 50 năm trời.

Giữ gìn truyền thống không phải là thờ các tro tàn mà để giữ gìn lửa (Gustave Malher)

Gia đình là chính. Họ có chương trình giúp đỡ người dân như mẹ hai con sẽ không bị đóng thuế suốt đời. Mẹ hai con được xem là người mẹ anh hùng, miễn thuế. Còn mẹ một con thì sẽ được miễn thuế dưới tuổi 30.

Có tổ chức giúp đỡ người mẹ ở nhà không đi làm hay cần việc làm lại sau khi sinh con. Còn nếu ở nhà thì xem như không phải đóng thuế. Năm 2023 thì dân số có gia tăng nhưng sau đó thì lại xuống và người ta tiên đoán đến năm 2050, dân số sẽ giảm 9.9%. Ai sẽ nuôi dân về hưu. Ý Đại Lợi cũng theo chính sách này là không muốn di dân nhưng không chịu đẻ thì năm 2050 cũng oải luôn.

https://en.wikipedia.org/wiki/Family_policy_in_Hungary#:~:text=Family%20policy%20in%20Hungary%20refers,subsidize%20childcare%20for%20new%20parents.


Nhà cửa giúp các cặp vợ chồng mới cưới như tiền lời thấp, nhất là có con trong khi các nước lân cận có chương trình giúp đỡ người di dân lậu để nâng cao dân số. Bù lại Hung Gia Lợi gia tăng dân số những cũng còn thấp, độ 10 triệu người.

Các nước Âu châu khác đập phá các dinh thự cổ để xây các toà nhà vô hồn với kiến trúc Tân đại. Trong khi đó Hung Gia Lợi trùng tu lại các dinh thự, toà nhà cổ xưa thậm chí xây lại nhà của ngự lâm quân bị đập phá dưới thời cộng sản, đã được xây lại. Mình có đến viếng chỗ này, thấy họ làm lại nhưng chất lượng chưa đạt lắm có lẻ thiếu tiền. Thấy trên toà lâu đài, họ cho mấy người đi ngựa, bận áo quần thời xưa này nọ. Đông Đức tương tự, cũng mất tiền bạc và thời gian để xây lại các dinh thự toà nhà cổ xưa bị tàn phá bởi chiến tranh. Có lẻ họ đã kinh qua 50 năm dưới thời cộng sản nên họ bị tha hóa nên muốn tìm lại, giữ gìn truyền thống, lịch sử như ông Gustave Mahler, cho rằng không phải để thờ tro tàn mà để giữ gìn lửa. Khi xưa, người ta nấu cơm với củi nên lúc nào cũng giữ chút gì để mồi lửa khi bắt đầu nấu ăn lại. Còn ngày nay chúng ta hiện đại nên chỉ vặn lò ga hay điện là xong mà khi hết ga hay cúp điện là xong om.

Họ cho trùng tu lại các nhà thờ, hay xây thêm. Có lẻ sau 50 năm dưới chế độ cộng sản, con người bị tha hoá nên họ cần tìm đến sự bình yên với tôn giáo. Mình thấy có nhiều giáo dân đi lễ hơn là tại Ý Đại Lợi khi vào các nhà thờ viếng kiến trúc. Tại Âu châu như Hoà lan, mình thấy họ biến nhà thờ thành trung tâm thương mại, bán sách báo, thịt rượu hay quán cà phê,… nghe nói có chỗ xây làm hộp đêm, nhảy đầm này nọ vì nhà thờ không có tiền để trả tiền bảo quản. Họ cho biết từ năm 2010 đến nay có đến 3,000 nhà thờ đã được xây cất hay trùng tu. Ngoài ra họ còn cộng tác với nước Lebanon để trùng tu trên 100 nhà thờ tại đây. Cuộc đời lạ. Ai đã từng sống dưới chế độ cộng sản thì muốn tìm về tôn giáo còn mấy ai chưa bao giờ biết mùi cộng sản thì lại bỏ chúa chạy theo bác mác và bác LÊNIN.

Về kiến trúc, mình có đi xem mấy dinh tự hay tượng đài dưới thời cộng sản, được gọi là trường phái Brutalist. Phải công nhận nhiều cái rất quái nhưng có vài cái có sáng tạo. Nay họ cho trùng tu lại, thấy dễ thương hơn. Họ đầu tư vào giáo dục như dạy tiếng la-tinh, sử học, triết học và văn chương. Mình về Việt Nam, sau 50 năm thì ngạc nhiên vì ở miền Bắc, giới trẻ sinh sau 75, Đảng viên này nọ, lên xe nghe họ mở nhạc Việt Nam Cộng Hoà, Bolero,… hỏi thì họ trả lời, nghe hay, ngôn từ rất đẹp. Hỏi họ về nhạc đỏ thì cứ kêu thôi thôi chán lắm. Mất lập trường cách mạng.

Họ cũng quảng bá về nghệ thuật, mình và đồng chí gái có đi xem opera ở đây. May mua được vé, tuy hạng cá kèo nhưng mình nghe nói nhà hát opera này rất đẹp thời sinh viên nên cố mua vé đi xem để xem bên trong ra sao.

Ai đến Budapest đều phải viếng hai dinh thự này ở hai bên dòng sông, bên mang tên Buda và bên mang tên Pest, nhập lại thành Budapest. Mình mơ viếng thành phố này khi đọc Z28, có câu chuyện Tống Văn Bình đến thành phố này.


Một nền văn minh mà quên quá khứ của nó sẽ không có tương lai. Họ tìm lại các phong tục cổ truyền để truyền bá và cách Tân. Hai vợ chồng có đi xem các buổi văn hoá múa và hát cổ truyền như quan họ Bắc ninh của Việt Nam ,…để gìn giữ căn cước, bản thể của nước này, một thời là một đế chế. Nên họ không muốn di dân lậu.

Liên hiệp Âu châu đòi hỏi các thành viên phải tuân theo các đề mục, luật lệ đã được số đông biểu quyết nhưng Hung Gia lợi không tuân theo nếu ngược lại chiều hướng phát triển của xứ sở họ. Năm 2024, Liên Hiệp Âu CHâu phạt xứ này 200 triệu Euro.

2 tuần trước liên hiệp Âu châu ký ủng hộ Ukraina đánh cho đến tên lính cuối cùng thì chỉ có Hung Gia lợi là không ký. Nghe nói nay Pháp, Đức này nọ cũng chỉ muốn chi sơ sơ không như đã hô hào vì không có tiền.


Tuy là thành viên của Liên Hiệp Âu châu nhưng xứ này vẫn liên kết hiệp thương với Trung Cộng, Thổ Nhĩ Kỳ. Cho nên cái gì có lợi cho xứ họ thì họ làm. Nhưng vấn đề là khi giàu có, ăn uống đầy đủ thì lại sinh sản ít. Vì ăn uống đầy đủ nên no không muốn làm gì cả. Mình đọc đâu đó người nghèo thì dễ thụ thai hơn vì có những yếu tố sinh lý gì đó mình không rõ lắm. Có bà bác sĩ phụ khoa ở xứ Kenya thì phải, du học bên Anh quốc về kể là muốn có con nhưng không được sau bà ta nghe ai giải thích là ăn uống nhiều quá sẽ khó tạo hormone gì đó. Bà ta cho biết là bệnh nhân của bà ta muốn thụ thai không được thì tình cờ một bệnh nhân nghe ai kêu vô thất 1 tuần lễ sau đó thì dính bầu. Bà ta đột phá tư duy nhịn đói xuống 10 ký thì một ngày đẹp trời dính bầu. Sau này, bà ta muốn có con thêm nhưng không được, phải nhịn đói thì lại dính bầu. Sau đó bà ta có viết về vụ này với những từ ngữ y khoa nên mình ngọng. Đại khái chỉ biết nghèo thì khả năng đẻ nhiều còn giàu thì khó đẻ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn