Showing posts with label Covid-19. Show all posts
Showing posts with label Covid-19. Show all posts

Chuyện tình Chửi Đồng Tử (tiếp theo)

Phần đầu nói về cuộc kỳ ngộ giữa công chúa Tiên dung và anh chàng không khố mang họ Chửi tên Đồng tử. Nay xin đăng thêm phần hai

Tên kia kêu dạ tôi làm nghề đánh cá, ở trên tàu nhưng bị tàu lạ đâm thủng, không có nhà ở nên lang thang. Bổng thấy cô và đám tuỳ tùng đến đây dã ngoại nên sợ quá vì không có quần, nên chui xuống cát núp. Ai ngờ cô tắm nên nước làm lộ ra thân thể tôi. Xin cô lượng tình thứ lỗi cho kẻ hèn này.

Tiên Dung bổng kêu, nằm im, quay mặt lại rồi với lấy cái khăn tắm của mình để lau khô thân thể, bận đồ “bí mật chiến thắng A”, lấy cái khăn, đậy con chim đa da của tên họ Chử lại. Tiên DUng bổng đỏ mặt lên vì thấy con chim đa đa quá hoành tráng, chưa từng thấy. Cô nhớ đến phim Blue Lagoon mà cô đào Brooke Shield với cặp mắt xanh, nhìn con chim đa đa của tên mỹ, kêu cái chi rứa? Dạ cái chày giã gạo. Thế cô nàng có màn hò giã gạo mái dậm. Chàng và nàng vừa giã gạo vừa hát tiếng chày trên sóc Bom Bon

Lửa bập bùng
Tiếng chày khuya
Cắc cum cụp cum 
Cum cụp cum, cum cụp cum
Cắc cum cum cụp cum.

Sau cuộc ân ái cực đỉnh Tiên Dung hỏi tên không bận quần, lý lịch ba đời ra sao. Hắn cho biết là họ Chử, tên Đồng mà thiên hạ hay gọi Chử Đồng Tử. Thật ra họ của hắn là Chửi, vì khi còn sống, mẹ hắn rất chanh chua, hay chửi đổng hàng xóm hàng ngày như cái loa phường. Khi sinh hắn ra thì đặt tên là Chửi Đổng Tử để ghi nhớ thành tích chửi đổng của mẹ hắn. 

Khi đi nghĩa vụ, không có giấy khai sinh, ra phường đăng ký. Tên phường trưởng học tại chức nên viết tiếng Việt như Sơn Đen, không biết từ Chửi viết với y dài hay i ngắn nên cuối cùng hắn ghi Chử không thôi, vì sợ lộ cái dốt mua bằng. Còn từ Đổng thì không biết là dấu hỏi hay dấu ngã nên bỏ dấu huyền cho chắc ăn. Nên từ đó hắn có họ mới là Chử, Chơ Ư Chư Hỏi Chử chớ không phải dấu ngã. Bố hắn tên là Chửi Cù Mây còn mẹ là Bùi thị Nhà.

Đi nghĩa vụ về thì mẹ đã quy tiên. Hắn với ông bố đi đánh cá, nuôi thân. Không ngờ gặp tàu lạ đâm vào làm bể thuyền nên từ đó hai cha con chỉ bắt cá gần biển vào ban đêm để không ai thấy. Chúng thải chất hoá học ra làm hại môi trường, khiến cá gần bờ cũng chết hết. Hai cha con đói quá phải đi xin ăn, bữa được bữa không chỉ còn cái khố chung. Hai cha con chia phiên, bận khố để đi bắt cá. Bố đi thì hắn cởi trần, nằm nhà lướt mạng Zalo chim gái ảo.

Chẳng may, bố hắn đi nhậu, xỉn bị trúng gió nên qua đời. Trước khi nhắm mắt bố hắn dặn là giữ cái khố mà bận, đừng có liệm chung với xác ông ta nhưng hàng xóm đến viếng, chia buồn thấy bố ở truồng thì la toáng lên, không dám lạy vái. Kêu sao ku ông Mây to và đen thế khi nhìn mấy ông chồng hàng xóm nên hắn đành lấy cái khố độc nhất của gia phả, mặc vào cho bố. Từ đó, phải trốn lánh người đời, chỉ ra đường ban đêm.

Hắn nghe kể ca sĩ Trường Vũ, nhờ hát bản nhạc kiếp nghèo mà mua được mấy căn nhà cho thuê nên định đi học Karaoke như ca sĩ này để hát lên thân phận nghèo không KHố của mình nhưng không có khố nên họ không cho vào mấy quán bia ôm để thực tập tài năng ca sĩ , mong thoát kiếp nghèo, đổi đời.

Nghe Chửi đổng Tử kể chuyện gia đình thuộc nạn nhân của chế độ phong kiến, tàu ngụy nên Tiên Dung mũi lòng. Kêu nay anh đã gặp cách mạng, cách mạng sẽ giúp anh vượt qua số phận của người khốn khố, để vươn lên bốn bể như ông Valjean trong Les Miserables của Victor Hugo.

Ngồi nói chuyện một hồi thì đói bụng, Tiên Dung với lấy cái thùng đựng nước ngọt, bánh mì thịt, cà phê sữa đá ra, mời tên họ Chửi. Tên này lâu ngày được ăn ngon nên ngốn nghiến một loáng là hết thức ăn và cà phê. Hắn vừa ăn vừa chửi như cái họ cúng cơm gia phả địt mẹ ngon thật địt mẹ ngon thật. Cả đời hắn không uống cà phê nên sau một ly cà phê sữa đá thì bổng nhiên con chim đa đa của hắn bổng như được uống Vigra sống lại hùng vĩ. Tiên Dung thấy thế thì đỏ mặt, cuống quít vân về tà áo, đôi môi mở chào, tay run run vuốt chim đa đa. Tên họ Chửi sợ quá kêu đừng. Tiên Dung nói: ta làm theo ý trời, chàng việc gì mà lo ngại.

Sau màn ân ái sinh thái, Tiên Dung thỏ thẻ: Hồi chiều trong khi tắm, em suýt chém chết chàng. Vì bao giờ em cũng mang theo bên mình dao găm. Khi chàng lộ ra, em hãi hùng thoạt tưởng thuỷ quái long cung hiện hình, từ dưới nước chui lên cưỡng hiếp, như trong chuyện cổ mẹ em thường kể. Vậy chàng là người thật hay là tiên?...

Tên họ Chửi ngơ ngáo như bò đội nón, kêu anh mà tiên thì đã có cái khố để bận rồi. Anh là chứng nhân cho giai cấp vô sản, đến cái khố cũng không có.

Tiên Dung chợt ra hiệu tên họ Chửi câm mồm vì có điện thoại. Bên kia đường dây, là bà mẹ. Mẹ Tiên Dung hỏi đi đâu mấy ngày nay thế. Tiên Dung kêu con đi du lịch sinh thái mẹ à. Rồi báo tin đã tìm ra một đối tượng chuyên chính vô sản, hợp với tiêu chí của gia đình mình, 3 đời “hồng hơn chuyên”. Bà mẹ nghe vậy thì vui mừng, tò mò hỏi con cán bộ nào thế. Tiên Dung kể lại hết sự việc Sinh Thái Kỳ Ngộ của mình và tên họ Chửi.

Bà mẹ nghe Tiên Dung kể lể tình sử của con gái thì oà lên khóc. Tiên Dung tưởng mẹ mình vui mừng khi khám phá ra đối tượng gia phả. Ai ngờ sau trận khóc vỡ lòng thì bà mẹ kêu con ơi, con nhà quan thì lấy nhà quan, sao con lại đòi lấy thằng cùng Đinh vô khố thế. Tiên Dung nói, bố mẹ đều nói gia đình ta thuộc giai cấp vô sản, nhờ ông nội theo cách mạng, nay mới sống trên nhung lụa. Thế anh Vô KHố là người cùng Đinh như ông nội khi xưa. Chỉ việc thuyết phục anh ta theo cách mạng là được rồi.

Hai mẹ con cãi nhau chí choé khiến Tiên DUng bực mình, không muốn đem đối tượng tiếng chày trên sóc Bom Bo về ra mắt bố mẹ. Cô lấy thẻ tín dụng của bố mẹ để mướn một căn hộ cho hai vợ chồng son. Sắm cho anh chồng một cái quần bò Levi’s và cái áo Polo để khỏi phải ở trần như ông vua cởi truồng Trần Minh nữa.

Ông bố nghe bà mẹ kể về đối tượng gia phả của nhà ông thì nổi giận, đập bàn: tiện nữ dám trái ý ta! Thiếu gì con ông cháu cha mà đi lấy một thằng vô sản, không gốc gác cách mạng.

Thế là ông bố cách mạng này, sau bao nhiêu năm từ rừng ra, bổng chốc trở thành phong kiến, cấm Tiên Dung bước chân về nhà với tên cùng Đinh vô khố. Tiên Dung phải đem nữ trang ra tiệm cầm đồ để bán. Mướn chiếc thuyền để tên họ Chửi đi đánh cá và dặn gặp tàu lạ thì trốn ngay. Ngoài ra, nhờ bị báo chí quăn đá nên thiên hạ lên You -tu-be của Tiên Dung để ném đá nên được tiền của công ty này trả, thêm tiền chợ búa.

Thế là Tiên Dung bắt chước chị Trăng Lò Vôi, ngày ngày lên YouTube ra rã chửi thiên hạ để câu chửi vì chồng mình họ Chửi, lấy họ chồng, bí danh Chửi Tiên Sư. Mỗi tuần Tiên Dung chim-lai, chỉ dẫn thiên hạ mua bằng giả, bồi dưỡng các giám khảo thi hoa hậu miệt vườn. Dần dần, thành phần Fan Cứng của Tiên Dung gia tăng khủng khiếp. Ai nấy cũng hỏi cách mua bằng giả, cách đi thẩm mỹ viện để tune-úp, tân trang toàn diện. Tiền you tu be vô như nước, không cần bố mẹ bồi dưỡng, chi viện. Tiên Dung khám phá ra càng chửi càng được tiền. Khi xưa, người ta có khóc mướn, chửi mướn, đánh ghen nhưng ít tiền, nay thì  cách mạng về nên mọi việc đều đảo lộn.

Một hôm Tiên Dung nói với Chửi Đổng tử: thiếp nghe người khách buôn phương xa nói rằng đất mình có nhiều gỗ quý, ngà voi, sừng tê giác, da cá sấu,… anh nên đổi chiếc tàu to hơn, để chở đến các xứ lạ để bán, mua một lời 10. Khi về thì anh mua hàng nhái của bọn tây đem về để em bán ơn-lai. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ giàu to.

Chửi Đổng Tử như bao thằng đàn ông thích nhậu bia ôm, lười làm việc khi đã có con vợ lo hết, gạt đi: Trước đây ta nghèo đến mức không có cả đến cái khố mà mặc, nay được giàu có sung sướng thế này là mang ơn trời đất lắm rồi. Ta vui lắm, Phật đã nói tham sẽ khổ.

 Nghe thằng chồng lười tru tréo, Tiên Dung: Nếu mộng giàu sang thì em đã chẳng theo chàng. Ngoài đất nước ta, còn có núi sông nào khác? Ngoài thế giới ta đang sống, còn có thế giới nào nữa không? Chàng hãy nghe em, thử một chuyến đi xa.

Nghe thế, Chửi Đổng Tử đành phải vâng lời, đi Hà Giang kêu kiểm lâm chặt hết cây cối để xuất khẩu qua xứ lạ, biến rừng thành bình địa, gây nạn lũ lụt khắp nơi. Người dân than oán, kêu thấu trời. Trời sai mấy con cóc nhảy ra ruộng kêu ọc ọc. Chửi Đổng Tử và Chửi Tiên Sư lên mạng, vào Ebay mua con tàu cũ, đặt tên VinaShin để chở cây rừng, sừng tê giác,..chở đến xứ tàu lạ.

Đi được 3 ngày trường thì tàu vinashin bị hỏng máy nên tấp vào một hòn đảo. Trong khi đợi các thuỷ thủ sửa chửa máy bơm nước của tàu, Chửi Đổng Tử lên bờ tham quan, lấy điện thoại chụp bú xua la mua để lai-chim với vợ và fan cứng nhưng hòn đảo nằm ngoài vùng phủ sóng nên chỉ biết chụp hình, đợi khi nào lên tàu lại sẽ phát hình. Bổng Chửi Đổng Tử thấy bóng dáng một cô gái bận bikini, từ dưới biển đi lên. Vừa đi vừa hát như Ursula Andres trong phim James Bond. 

Mặc dầu vợ đã dặn trước khi lên đường, không được léng phéng với gái nước ngoài nhưng anh chàng tò mò đi theo ngư nữ. Đi một hồi thì đến một cái am nhỏ thì cô gái biến mất. Từ trong khe núi có một ông cụ già râu tóc bạc phơ như ông Tây bán thịt gà chiên, bước ra. Ông ta cầm cây gậy trúc, vừa đi vừa tu chai  coca cola rồi hát rằng theo điệu Bolero :

Núi cao chót vót nước lại thâm
Trong cõi trần ai kẻ tri âm
Ai kẻ tri âm thời đồng tâm
Đồng tâm xin kết bạn giai âm
Kết bạn giai âm muôn dặm cũng tầm
Vui với núi cao cùng nước thâm.

Chửi Đổng Tử nghe đến bài hát thì lật đật chạy theo ông lão, vái lạy: Tôi trộm nghe câu hát, biết mình có phúc được gặp bậc tiên. Dám xin rủ lòng cho theo học đạo.

  Ông cụ có râu như Tây nói: Ta chờ ngươi đã lâu rồi. Nói đoạn quay người đi trước bước chân thoăn thoắt như Vương Vũ trong phim Đọc Thủ Đại Hiệp. Chửi Đổng Tử theo sau thấy mình đạp lên đá mà nhẹ như đi trên mây, một chốc tới am cỏ, nhìn xuống xa vời không thấy bãi đá, cây rừng đâu cả. Ông cụ giữ Chử Đồng Tử ba ngày, truyền dạy pháp thuật Xập-Xám. Ông lôi ra một đám đĩa cứng, để Chửi Đổng Tử Download phần mềm về đầu của mình để khỏi tốn thì giờ học. Chương trình học trùng tu tại chức cơ bản.

Vấn đề là phần cứng của Chửi Đổng Tử chạy rất chậm như 286, không thể đáp ứng với CPU mới. Trời trên núi, về đêm lạnh, gió thổi ù ù khiến Chửi Đổng tử lo lắng vì hồi chiều đi ở dưới biển thì trời nắng. Như hiểu được tâm ý của Chửi Thị, ông lão cười rồi đưa cục gạch, bảo bỏ vào bếp lửa. Chiều tối thì lấy cục đá ra, bỏ vào chăn, để ngủ, sưởi ấm cả đêm. Rất là sinh thái, hữu cơ, không phá hoại môi trường như hắn cho người chặt hết cây ở Hà Giang.

  Trước khi chia tay, cụ cho Chửi Đổng Tử một chiếc gậy và một cái nón, dặn: Phép biến hóa ở cả trong hai thứ này. Gậy này là của Hoàng Dung, đệ nhất Cái Bang, này truyền lại cho ngươi và cái nón để bỏ tiền khi đi ăn xin vào đấy, không sợ mất. Ai mà thì tay vào là bị dính luôn.

  Chửi Đồng Tử xuống núi, ngoảnh lại đã không thấy am cỏ đâu. Làn sương mù che phủ cảnh tiên giới. Chửi Đổng Tử đi khắp bờ biển, không thấy tàu vinashin đâu hết, trong lòng sợ hải, muốn khóc. Cứ tự trách thầm, cũng vì cái bệnh mê gái, không nghe lời vợ mà ra nông nổi. Trước khi đi Tiên Dung đã dặn, cẩn thận vì bọn gái xứ nước ngoài kinh lắm. Chúng biến thiên hình vạn dạng.

Nhìn phía xa chàng thấy trên mặt biển thấp thoáng một chiếc tàu, vội dơ tay vẫy gọi. Thuyền ghé vào bờ, không ngờ gặp đúng những người đã cùng Chửi Đổng Tử đi buôn. Người trên thuyền mừng rỡ kể lại hôm ấy Chửi Đổng Tử lên đảo rồi lạc trong khe núi. Mọi người chia nhau tìm kiếm hồi lâu không thấy đành phải nhổ neo đi tiếp. Ai cũng nghĩ Đổng Tử đi theo ngư nữ. 

Sau khi bán hết ngà voi, cây cối và thuyền vinashin cho sắt vụn. Mọi người mua thuyền của xứ lạ, tốt hơn Vinashin, quay mũi dong buồm về đến đây, tính chuyện lên thắp 3 nén hương cho Chửi Đổng Tử, không ngờ lại gặp họ Chửi đây. Một người nói: Vừa đúng ba năm... Chửi Đổng Tử như bò đội nón, chợt nhớ lại: Chàng ở trên núi chỉ có ba ngày. Thì ra một ngày trên cõi tiên bằng một năm dưới hạ giới như hai ông Lưu Nguyễn đã từng kể.

Tiên Dung, tưởng tên Chửi Đổng đã đi theo cô gái bia ôm, nay thấy chồng đắc đạo trở về thì mừng lắm. Không vợ đố mày đắc đạo. Nàng xin Chửi Đổng Tử truyền dạy phép thuật, cả hai vợ chồng cùng tu luyện, ăn chay, không giã gạo trên sóc bom bon trong vòng 1 tháng rồi đi hành đạo, cứu nhân độ thế trên you-tu-be. Mỗi ngày lái-chim, khắp nơi đồn xa tiếng lành khiến sự nghiệp cứu nhân độ thế của hai vợ chồng càng ngày càng phát triển cực tốt, tiền vào như nước.

  Tiên Dung nói: Ta đã hằng sản hằng tâm cứu người nghèo, giúp kẻ khó, làm cho nhiều người không có nhà ở, cơm ăn, áo mặc để cúng cho ta. Nhưng cái sự đau ốm, tử biệt sinh ly thì vẫn chưa làm cho trăm họ vợi đau khổ phần nào. 

  Chửi Đổng Tử chỉ vào chiếc gậy, cái nón, nhắc lại lời ông cụ trên am cỏ nói với mình: Phép biến hóa ở cả trong hai vật này.

Đúng lúc năm ấy, bia cổ rô na xâm nhập làng xóm khiến người chết rất nhiều. Có nhà chết không còn một ai. Có làng đầu xóm, cuối xóm ngày đêm vang tiếng người khóc thảm thiết. Đêm đêm nghe tiếng CÔ Vì rên xiết. Người chưa kịp chôn người chết đã bị  "CôVi19" bắt đi, lăn ra tắt thở. Đi trong xóm thôn, mùi đống rơm cháy ẩm ướt do nhân dân đốt trừ tà ma bốc lên mà thấy rợn người. Cuối cùng phải cách giãn xã hội, công an rào kẽm gai khắp nơi nhất là các xóm lao động. Ra chỉ thị f1, f2, f bú xua la mua,… có người gọi điện thoại có người bệnh nhân công an rất tuân theo nghiêm lệnh, không bồi dưỡng thì không được cấp giấy đi đường. Cho rằng bánh mì không phải là thực phẩm, quay Zalo giải thích rõ ràng, bỏ lên mạng để giáo dục cộng đồng mạng.

  Trước tai họa của nhân dân, Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ra tay cứu vớt. Người chết nằm đó, chỉ cần Chửi Đổng Tử cầm gậy thần phai-dơ và cái nón Moo-đẹp-Nà đâm một mũi vào là mở mắt hồi sinh. Nghe tin làng Đông_Nào chết nhiều người lắm. Chửi Đổng Tử ngả nón rồi cùng Tiên Dung ngồi lên bơi vun vút qua sông. Khi hai ông bà tới nơi thì hầu như cả làng không còn bóng người, xác chết nằm phơi như bánh tráng, khắp trong nhà ngoài ngõ như năm Ất Dậu. 

Những người đang hấp hối cũng chỉ biết nằm thoi thóp thở. Chửi Đổng Tử phải đến gần cầm gậy đập mấy cái liền vào từng xác chết, gọi: dạy, dạy mau ! Những xác người từ từ mở mắt lờ đờ rồi ngồi nhỏm dậy. Khi biết mình vừa được sống lại họ quỳ lạy tạ ơn rối rít. Đưa bì thơ cúng đường bồi dưỡng. Chửi Đổng Tử cười, hỏi: Khỏe chưa? Đáp: Thưa, khỏe như vừa bồi dưỡng Viagra ạ. Chửi Đổng Tử: Khỏe thì ra sân nhảy Cha Cha Cha cho ta xem !

  Người nghe, tất thảy reo hò ầm ĩ kéo nhau ra sân, ra bãi ôm nhau, nhảy tuýt, Bolero theo tiếng trống thúc dồn dập của người cầm chịch. Mọi người dành nhau micro để hát karaoke. Lại chửi nhau như trước Đại Dịch. Các cán bộ y tế chạy lại, kêu test lại để kiếm chút tiền bồi dưỡng. Thử nghiệm cho thấy âm tính, hết bệnh như cô-vi đã bị cái gậy Phai dờ đánh đuổi biến mất. 

Bổng họ ngoảnh nhìn thì cứu tinh của họ, ông bà Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đã đi từ lúc nào, không một lần từ giả. Hẳn là hai người tiếp tục đi đến những thôn khác, đáp ứng lời nguyện cầu của dân làng khác đang có dịch bệnh hoành hành. Trời đã gửi hai vị tiên giáng trần để cứu nhân độ thế.

  Từ ngày đắc đạo, Tiên Dung đã bán nhà cửa hết, bỏ tiền trong ngân hàng rồi sắm cái xe Mobile, chở hai vợ chồng đi khắp mọi nơi cứu nhân độ thế, kiếm tiền, không sợ công an khu vực lại hỏi hộ khẩu đâu.

  Một bữa nọ hai người đang lái xe mải miết trên đường thì trời xập tối. Làng xóm còn xa, chung quanh gò hoang, đầm nước vắng vẻ, sương đêm bốc lên lạnh lẽo. Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đều cảm thấy mỏi mệt bèn bảo nhau dừng chân tạm nghỉ. Hai người chọn 1 nơi để đốt lửa, nướng thịt heo rừng mà mấy người dân mới tặng sau khi đã cứu được họ. Họ nghèo quá, không tiền bồi dưỡng hai vị thánh, vì Có-Vi nên không đi lao động được, không có tiền nên đành làm thịt heo để cúng tạ hai vị thần. Chửi Đổng tử cắm chiếc gậy xuống, úp cái nón lên rồi ngồi bên dưới tựa vào vai nhau nhắm mắt thư giãn. Tay cầm ly rượu vang đỏ Château Margaux nhất nha nhấp nhi, mơ mơ màng màng.

  Bổng nhiên quanh chỗ hai người ánh sáng chói lòa. Rồi trong phút chốc cả một tòa thành quách, lâu đài, cung điện hiện ra như ở Las Vegas, đèn đuốc sáng rực ngập trời. Trời đã sáng, dân đi lao động lại trong các xưởng làm hàng nhái gia công cho người Tàu, thấy có sự lạ, bảo nhau theo đến rất đông.

 Người ta thấy cổng thành cờ xý rực rỡ, lính canh uy nghiêm, xe thiết giáp ra vào rầm rập. Nhìn vào bên trong thấy lâu đài tráng lệ, tỳ tướng, quân hầu, thị nữ đứng giàn hai bên như đang tấu trình công việc. Ngồi trên giữa chính điện là Chửi Đổng Tử - Tiên Dung, mặc áo hoàng bào thêu long phượng, nét mặt oai nghiêm như trong tuồng Bao Công xử trảm.

 Biết mình có diễm phúc được bậc thiên tiên che chở, dân các miền bảo nhau kéo về quy phục, lập thành phố xá đông vui như một nơi đô hội. Khách phương xa tới nước mình trước khi đến Phây-bốt Châu đều dừng thuyền lên bờ vào làm lễ ra mắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Người ta đi hội, xin ấn lộc để làm quan. Họ không đi Côn Đảo để cúng cô Sáu nữa mà đến viếng thăm vợ chồng Chửi Đổng Tử, cúng kiếng đủ trò. Đêm ngày ràn rần người ta đi lễ. Phố này khi xưa nghèo khó, nay đất lên chín tầng mây. Thiên hạ đổ xô mua để lập nhà nghỉ , khách sạn quán ăn nhất là bán hàng đồ mả để cúng .

  Ngày tháng trôi qua, Chử Đồng Tử - Tiên Dung mải miết hành nghề cứu dân kiếm tiền. Những lúc rỗi hai người lại ngồi bên nhau trò chuyện. Chử Đồng Tử: Từ ngày phát hiện ra nàng, cuộc đời ta đã bước qua một trang sử mới, thay đổi nhưng cũng chưa bao giờ mơ ước được có hôm nay. Tiên Dung đáp: Do có sự xếp đặt của cách mạng cả thôi. Chửi Đổng Tử lại nói: Như cái sự mong muốn của ta là con người thoát cảnh nghèo nàn, được sống ấm lo hạnh phúc thì đã đạt một phần. Tiên Dung lắc đầu: Con người có thể sống dư thừa ấm no, nhưng hạnh phúc thì còn tùy thuộc... Đổng Tử gật đầu: Nàng nói chí phải. Ai chẳng biết lúc trăng tròn đầy là đẹp, nhưng không biết trăng non đầu tháng mọc nơi hoàng hôn, trăng khuyết rụng ngay buổi bình minh nơi mặt trời mọc. Đạo ta còn phải cần phát huy rộng thêm khắp thế giới đại đồng.

  Lần ấy Chửi Đồng Tử - Tiên Dung vừa rời lâu đài đi dã ngoại tới Đà-Na thì gặp một người con gái đang cấy lúa bên đường. Thấy Chửi Đổng Tử dừng xe ngắm nhìn cô gái xinh đẹp, Tiên Dung hiểu ý chồng bèn đến gần nói với cô ta: Em là người tiên hay người trần? Thiếu nữ trả lời: Em là tiên nữ ở Tây cung xuống giả là người trần đó thôi. Cũng như hai vị, nay đã đắc đạo. Cuộc hội ngộ hôm nay hẳn do ý trời. Tiên Dung nói: Do trời định đoạt nhưng con người mưu toan. Trong phán quyết của trời, con người có dự phần. 

Chửi Đổng Tử hỏi: Ta đã học được trong đạo phép cải tử hoàn sinh, các nàng có đi theo ta không. Cả hai nàng cùng đáp: Cứu người là việc thiện, sao chúng em lại không theo? Từ đấy Chửi Đổng Tử có thêm người vợ thứ, vốn là tiên nữ Tây cung đầu thai vào một nhà họ Nguyễn có nghề thuốc nam gia truyền, dân trong vùng quen gọi là nàng Ngủ. Từ bé tới lớn, cô nàng chỉ ngủ li bì, không chăm sóc nhà cửa gì cả. Bố mẹ la mắng thì kêu con là con giời được lệnh xuống đây lấy một thằng phải gió.

 Nàng Ngủ đáp lại đúng mong ước của Chửi Đổng Tử: Con người sống no ấm nhưng còn phải luôn khỏe mạnh không bệnh tật đau ốm. Mà cái sự bệnh tật đau ốm thì xảy ra thường ngày. Phép làm cho con người khỏi ốm đau cũng là kéo dài sự trường sinh, uống sữa ông thọ. Nàng Ngủ đã về Đà-Na chữa bệnh cho bố Tiên Dung. Khi bố Tiên Dung khỏi bệnh truyền đem đô la ra tiễn. Nàng Ngủ cúi đầu lạy tạ, thưa chính công nương Tiên Dung nghe tin cha ốm đã cử nàng về thay mặt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung báo hiếu. Sợ gặp mặt thì cha bị thổ huyết mà chết.

  Nhưng rồi thanh thế Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ngày càng rộng lớn. Tiếng đồn về làng nhân đức, sự cảm phục tài năng phép thuật cứu được người chết sống lại càng ngày càng xa. Thêm vào đó những lời đồn đại về cung điện nguy nga, lâu đài thành quách rộng lớn, phố chợ đông vui, nhiều người về quy phục đến tai bố Tiên Dung. Nghe lời sàm tấu của các cò, bố Tiên Dung quyết định nhờ công an đi đánh bắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung về hỏi tội, luôn tiện cưỡng chế nhà cửa, đất đai, lâu đài, xây không giấy phép của sở tài nguyên môi trường.

  Cảnh sát cơ động của bố Tiên Dung sát khí đằng đằng, súng ống sáng loá với lựu đạn cay chỉ một ngày tốc thẳng tới nơi. Nhưng vì trời tối và còn cách con sông rộng nên các tướng truyền hạ trại ngày mai sẽ tấn công bắt trói giải nghịch tử nghịch nữ về đồn.

  Trong lâu đài, ai cũng muốn làm sáng tỏ nỗi oan ức vì sự hiểu lầm của cha Tiên Dung. Nhưng Chửi Đổng Tử gạt đi: Việc binh đạo sát hại dân lành là điều ta trước nay không muốn. Tiên Dung cũng khuyên mọi người: Đạo làm con không được chống lại cha. Hai người truyền đóng cửa thành. Nhấc nón, nhổ gậy.

  Cảnh sát cơ động còn đang bàn tính. Dân trong vùng còn đang lo lắng chờ đợi. Thì nửa đêm trời nổi sấm chớp, mưa như trút nước, gió mạnh đổ rạp ngọn cây. Tự nhiên ánh sáng chiếu lòa như giữa ban ngày, những người bạo nhất dám hé mắt nhìn ra thấy trong tiếng ầm ầm cả tòa lâu đài thành quách của Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đang bốc khỏi mặt đất rồi bay vút về trời. Sau đó mưa tạnh, gió yên. Cho đến sáng cảnh sát cơ động mới dám cử người đi dò la rồi lần lượt sang sông. Đến nơi, ai nấy kinh hãi nhìn nhau vì trước mặt chỉ là một đầm nước rộng mênh mông. Cả tòa thành lớn cùng tiên chủ, quân hầu không để lại vết tích gì.


  Bố Tiên Dung hay tin, về tận nơi xem xét. Bấy giờ mới tường mọi việc. Ông cho đặt tên đầm là Nhất Bơ Uyển (vườn bơ số 1). Lại truyền xây miếu thờ Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Hàng năm đến ngày 35 tháng 13, là mọi người đều tụ tập về đây để làm lễ tưởng niệm công đức để noi gương sáng của một người không có cái khố, sau này, lấy được hoa hậu, trở thành tiên. Người người đi về đây để xin ấn, xin lên chức, làm ăn khấm khá. Trước cửa họ cho đúc một bức tượng của ông thần giữ cửa gọi là Hắc Sơn. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 


Hồ Xuân Hương và các hồ nhân tạo nhỏ tại Đà Lạt


Hôm trước, mình kể về sự thành lập ốc đảo Thuỷ Tạ Đà Lạt, qua tấm không ảnh chụp toàn diện hồ Xuân HƯơng, thấy có thêm hai hồ nhỏ; hồ Đội Có và hồ Tống Lệ, nằm phía bắc hồ, hai bên đồi Cù. Khi trời mưa, nước mưa từ Sân Cù hay thành phố, chảy vào các hồ này để hứng nước dơ thay vì để chảy xuống hồ Xuân Hương. 


Thiên hạ hay nhầm hồ này mang tên bà thi sĩ Hồ Xuân Hương. Thời tây, lúc đầu có hai hồ; gọi là hồ Lớn (Grand lac) và Petit Lac (hồ Nhỏ), rồi nhập thành một hồ. Đến thời Ngô Đình Diệm, được đổi tên Xuân Hương.


Đà Lạt nhiều nơi có những cái ao nhỏ, khi mưa thì nước mưa từ trên cao chảy xuống vào những nơi này. Đất Đà Lạt đa số là đất sét nên khó thấm nhanh. Mình nhớ ở Petit Lycee, chỗ vào trường ngay đường Hùng Vương, có cái hồ nhỏ để chứa nước mưa mà khi xưa, cả đám hay đến đây bắt lăn quăn cho cá ăn. Tháng 2 vừa rồi, có về Đà Lạt, xe chạy ngang đây, thấy còn 1 phần. Hồ Tổng lệ thì chắc mất tiêu, hồ Đội Có thì có lần thấy, nay hình như họ lấp rồi, không để ý lần chót về Đà Lạt. Hôm nào rảnh mình kể vụ đồi Cù.

Hồ Xuân Hương và đồi Cù trước năm 1932. Ốc đảo Thuỷ Tạ đã được thành lập, chỉ có một quán nhỏ tại địa điểm Thuỷ Tạ ngày nay.


Nhìn tấm không ảnh, thấy hồ Xuân Hương to lớn từ khi ông Cunhac, chính thức cho đào hồ nhân tạo này, để chấn nước của suối Cam ly, để thị dân Đà Lạt sử dụng nước uống và có không gian như buồng phổi của thành phố. 


Thiết kế đô thị luôn đi kèm với các công viên, như các buồng phổi của thành phố. Khi dân tình ngột ngạt trong nhà thì bò ra các công viên thành phố để dã ngoại. Đầu năm nay, mình có đi viếng A Căn Đình, thành phố Buenos Aires có rất nhiều không gian xanh, thậm chí đường phố đều có trồng cây hai bên đường mà trên máy bay thấy rõ ràng. Nói chung Đà Lạt khi xưa không có công viên gì cả cho mỗi khu phố.


Sân vận động khi xưa, nay họ xây cất siêu thị ở dưới và phía trên thì bê tông hóa nhưng ít ra cũng có chút không gian để người thị dân ra đây chơi. Mình thấy đa số là du khách thì đúng hơn, chụp hình toả nắng. Khi Đà Lạt bị bê tông hoá thì nước sẽ không thấm xuống đất mà chảy đi đâu, lôi kéo thêm rác, dơ bẩn theo.


Ở Cali, có luật không được thải nước dơ xuống ống cống. Điển hình là khi đổ xi măng cho khách hàng, mình phải hứng lấy nước dơ, xi măng, không được xịt nước dơ xuống đường, chảy xuống ống cống. Trước khi đổ xi măng, phải đem đồ bịt miệng cống để nước dơ không chảy xuống đó. Thu dọn chiến trường sau khi đổ xi măng rất châm và tính thêm tiền.


Trung tâm thị xã Đà Lạt khi xưa có hai không gian xanh là đồi Cù và xung quanh hồ Xuân Hương. Sau 75 thì họ rào đồi cù lại, chỉ dành một tầng lớp giàu có đi bách bộ ở trong, lâu lâu dừng lại, lấy cái gậy sắt, quất quả banh. Nay nghe nói họ đang xây cất nhà cửa. Xem như Đà Lạt luôn Đồi Cù, còn hồ Xuân Hương thì nước cống đổ về khiến cá chết như rạ, xông mùi như thác Cam Ly ngày xưa.


Mình thấy ảnh chụp xây nhà hay khách sạn chi đó, nước thải sẽ đi về đâu. Đi về đâu nước dơ?

Nếu xem tấm ảnh trên chúng ta thấy hồ Xuân Hương với ốc đảo có nhà hàng được người thị dân Đà Lạt gọi Thuỷ Tạ, mà mình đã kể. Phía trên hồ Xuân Hương, bên tay phải, có một hồ nhỏ, gọi là hồ Tống Lệ hay Tổng Lệ. Chỗ này, mình hay ra đây câu cá với ông dượng mình, thợ hớt tóc, chỗ ngã ba chùa, cạnh hãng cưa của ông Xu Huệ. Con gái của ông bà Xu Tiếng, lại nói với mình là hãng cưa của gia đình cô ta nhưng không hiểu sao thiên hạ hay gọi hãng cưa Xu Huệ. Ông Xu Huệ hay dạy dân Đà Lạt vô thất, nhịn ăn chữa bệnh. Mình chỉ nhớ ông ta râu trắng, da hồng,… người ta gọi Xu vì thời tây làm giám thị, cai công trường mà người Pháp gọi “surveillant”, người Việt mình đọc tiếng tây dài không được, nên đơn âm hoá rồi từ từ thành Xu như ông Xu Tiếng, Xu Huệ.

Thủy tạ, họ nới rộng thêm ra veranda nên mất cái đẹp nhỏ nhắn của quán này như thủa ban đầu. Sợ nhất là xem Đà Lạt ngày nay. Kinh. Để mình tải tấm ảnh ngày xưa để quý vị so sánh. Vài năm nữa thì họ xây luôn cái khách sạn to đùng trước khách sạn Palace.
Đà Lạt năm 1968

Bên trái là hồ Đội Có, cạnh là nhà máy nước, lọc nước cho dân Đà Lạt xài. Hồ được gọi Đội Có vì ông Đội Có xây như cầu ông Đạo do ông Quản Đạo xây. Nước mưa ở vùng trên cao như Giáo HOàng Học Viện, Võ Tánh chảy xuống, chứa tại đây. Ông Đội Có, có dãy nhà trên khu Hoà BÌnh, ngay bến xe đò mà người Đà Lạt khi xưa hay gọi dãy nhà Đội Có. Ông này, khi xưa, làm cai đội cho tây, sau đi thầu xây cất nhà nên giàu, xây mấy dãy nhà ở Đà Lạt tương tự ông Võ Đình Dung. Thời đó mấy người lên Đà Lạt, đi làm thợ vịn cho Tây rồi khi biết nghề nhảy ra làm thầu khoán như ông Võ Đình Dung là người thầu khoán xây nhà ga Đà Lạt, ông Xu Tiếng xây Nhà Địa Dư,… 

Chỗ đường đi vào Petit Lycee, có cái hồ nhỏ để chứa nước mưa, nay vẫn còn

Ông Võ Đình Dung làm thầu khoán nhưng cũng là nghị viên thành phố, gồm 3 người Pháp và hai người Việt. Ông ta biết chương trình phát triển Đà Lạt ra sao nên mua hết đất đai dành cho người Việt. Khu từ MÃ Thánh tới trường Việt ANh, khúc đất bằng là dành cho người Việt nên ông ta mua hết, sau này cho người ta mướn để làm vườn như ông Ba Đà. Sau 75 thì con cháu hết dám đòi. Đất của chùa Linh Sơn, Linh Quang, đều của ông bà Võ Đình Dung hiến tặng. Nói chung ông bà Võ Đình Dung là một người có công rất lớn với người dân Đà Lạt. Nghe kể, một hôm ông Võ Đình Dung, đi làm về, đưa cho bà vợ cái cặp tiền mới lãnh về. Đang ngủ bổng nhiên bà Võ ĐÌnh Dung có linh tính chi đó, ngồi dậy, mở cặp tiền ra thì thấy toàn là tiền giả nên đem đốt. Vừa đốt xong thì mã tà gõ cửa, xét nhà. Từ đó, ông bà tặng đất để xây chùa và từ từ hết làm việc, tu tại gia.


Năm 1932, có một vụ lũ lụt khá lớn, làm vỡ cái đập, cuốn trôi mấy nhà cửa dành cho người Việt nên người Pháp cẩn thận hơn nên họ thành lập thêm hai hồ nhỏ này. Mình xem mấy tấm ảnh cũ xưa, không thấy hai hồ nhỏ này. 


Ông cụ mình khi xưa, làm cho ty công quản nước Đà Lạt, ở ngay hồ Đội Có, nên mình có thấy mấy ống nước to lớn, bơm nước từ hồ Xuân Hương vào nhà máy để lọc, cho dân Đà Lạt dùng. Nay nghe nói nước hồ Xuân Hương hôi thối vì ống cống chảy ra đây, dân Đà Lạt dùng nước uống của hồ Dankia. Khi xưa, chợ Đà Lạt có ống cống, trời mưa là chảy ra suối Cam Ly ngay góc Ấp Ánh Sáng, là thối rồi. Khúc đường Phan Đình Phùng và HAi Bà Trưng, chảy ra hai con suối rồi chảy về Thác Cam Ly. Các cặp tình nhân đến Thác này, mơ mộng, thề thốt mối tình hữu nghị sẽ không bao giờ thay đổi như mùi thối ở đây. Nay khắp Đà Lạt, cho ống cống chảy từ thượng nguồn suối Cam Ly ra suối rồi ra hồ Xuân Hương là ngọng. Nghe nói cá hồ Xuân Hương chết nổi lềnh bềnh trên hồ.

Đây là hồ Lớn (Grand Lac),có cái đập và con đường trước khách sạn Palace, chạy qua bùng binh tiếp nối đường Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh, Nguyễn Thái Học sau này

Lúc đầu, người Pháp cho làm 2 cái hồ nhân tạo, bằng cách làm cái đập để ngăn hai hồ. Hai hồ được gọi là hồ Lớn và hồ Nhỏ (Grand lac và Petit Lac). Hồ lớn để người Pháp sử dụng và hồ nhỏ để người Việt sử dụng, giai cấp khác biệt. Thật ra có thêm một cái hồ nhỏ khác ở thượng nguồn, bị ngăn bởi chiếc cầu chạy lên Nguyên Tử Lực. Lâu ngày phù sa kéo về, người Việt không có tiền sau 1954, không vét hồ nên trở thành bùn đọng. Cách đây mấy năm mình đi ngang thì thấy hơi được vét bùn một tí. Mình có đọc trong Đặc San Sử Địa trước 75. Để hôm nào buồn đời mình kể thêm vụ này.

Đây tấm không ảnh Đà Lạt khi Hà Nội cho vét bùn ở hồ Xuân Hương, ta thấy còn dấu vết của cái đập, đê ngăn hồ Lớn và hò Nhỏ, chỗ đường Trần Quốc Toản, cây xăng Esso, cạnh Thuỷ Tạ, chạy qua phía bùng binh bên kia đường Bà Huyện Thanh Quan, lên đường Đinh Tiên Hoàng. Mình nghĩ nếu cái đập này không bị vỡ thì có lẻ người Pháp đã không xây Thuỷ Tạ

Đến năm 1932 thì có một vụ lũ lụt làm vỡ cái đê của hồ Lớn, cuốn trôi mấy căn nhà của khu người Việt ở hạ lưu, khiến 15 người chết nên người Pháp mới cho dời khu phố người Việt gần ấp Ánh Sáng sau này, lên khu Hoa Bình.

Đây hình ốc đảo Thuỷ Tạ được thành hình trước khi xây quán Thuỷ Tạ, và đạp bỏ cái đập bên tay trái, chạy từ Palace qua bên kia bờ, chỗ đường lên Đinh Tiên Hoàng. Có thấy một phần hồ Tống Lệ been kia hồ chỗ đường Bà Huyện Thanh Quan

Khi người Pháp thiết kế thành phố Đà Lạt, qua bản vẽ của ông kiến trúc sư Ernest Hébrard, các khu vực có đồi ở Đà Lạt đều dành cho người Pháp như dọc đường Trần Hưng Đạo, Yersin và Hàm Nghi, nên mới có dinh tỉnh trưởng được xây trên đỉnh đồi cao nhất Đà Lạt. Sau này, khu Hoà BÌnh được dành cho người Việt và phố xá người Việt tại Đà Lạt, khởi đầu từ đây ra. 

Đây khu phố người Việt trước vụ lụt năm 1932, bị nước cuốn trôi, khiến 15 người Việt tử nạn. Sau đó được biến thành đất vườn để người Việt trồng rau cạnh cầu Ông Đạo mà nay họ làm công viên. Mình có kể khu này rồi nhưng nay có thêm tài liệu, để hôm nào có ai muốn mình kể tiếp thì sẽ bổ túc. Mình kể chuyện Đà Lạt theo đơn đặt hàng. He he
Từ máy bay khi đến Buenos Aires, thấy cây cối hai bên đường. Khi xuống dưới đất mới thấy cảm mến thành phố này vì có rất nhiều cây và công viên. Họ không bee tông hoá đất nước họ.
Sàigòn năm 1955, cây cối được trồng khắp nơi. Nghe nói họ chặt hết và để thành lập mấy auvent như ở Tân Gia Ba. Chán Mớ Đời 


Nguyễn Hoàng Sơn 




Người xưa năm cũ


Về Đà Lạt kỳ này, nói chuyện với bà cụ. Thật ra bà cụ độc thoại vì mình chỉ hỏi một câu về một người quen biết khi xưa ở Đà Lạt là bà cụ nói và nói. Người lớn tuổi ở nhà ít ai nói chuyện nên khi có dịp, được khơi ngọn suối, nói như để trút bầu tâm sự.  Bà cụ năm nay 91 tuổi mà đầu óc vẫn còn nhớ chuyện xưa như ngày hôm qua. Anh bạn mình ghé thăm, bà cụ kể chuyện về bố mẹ anh ta khi xưa hay ai ở gần nhà anh ta,… kinh


Ai ở Đà Lạt, tò mò về Đà Lạt xưa nên ghé nhà mình hỏi bà cụ là ra hết. Bà cụ là di sản sống của Đà Lạt, vào Đà Lạt từ năm 1948 đến giờ. Mình biết hai người lớn tuổi sinh tại Đà Lạt vẫn còn sống, đó là bố anh bạn, con của ông Cai Sớm, chủ rạp hát LangBiang, Lâm Viên khi xưa, nay 99 tuổi ở gần hồ Than Thở và chú Phấn, tiệm thuốc tây Minh Tâm nay 91 tuổi, ở Hoa Kỳ. 


Hôm qua có chị của người bạn học khi xưa, nhắn tin cho mình về ông nội chị ta, ông Nguyễn Sỏi làm thầu khoán ở Đà Lạt xưa. Có xây rạp Xi nê LangBiang và cũng từng tham gia xây cất khách sạn Palace LangBiang. Xem như một trong 100 người việt đầu tiên lên Đà Lạt. Tên ông nội chị ta được dân Đà Lạt gọi là Cai Sớm. Chị ta hỏi làm sao tìm ra tin tức về ông nội chị ta. Kể lại đây biết đâu có người biết chỉ dùm. 


Mẹ mình kể ngày xưa ra sao khiến mình thất kinh vì những tên của những người khi xưa, tưởng đã ngủ yên trong quá khứ bổng nhiên được mẹ nhắc đến như lôi mình về những hình ảnh tuổi thơ. 

Dãy nhà của ông Võ Đình Dung, thầu khoán xây cất rồi bán lại ở khu Hoà Bình
Hình này lượm trên trang nhà của nhóm Yersin. Mấy ông thần nội trú, cuối tuần ra phố, bận đồ vét. Sang như mít
Có lẻ hình cũ nhất của khu Hoà Bình, thời tây. Nhà hàng Nam Sơn sau này. Thấy mấy tấm ván để đóng cửa tiệm mà Đà Lạt xưa hay có. Sau này, họ làm cửa sắt, kéo cái rẹt. Xong om
Học sinh nội trú Yersin ra phố ngày xưa, 60 năm về trước. Lúc này Chợ mới đã được Khánh thành, khu Hoà Bình đã được sửa sang lại làm rạp xi nê.

Nào là tiệm Anh Võ, bà Quản Tiêu, Lê Xuân Ái, theo Việt Minh, sau này tập kết ra Bắc. Sau 75 mới về, có bà mẹ ở trong dốc nhà Làng, bên cạnh nhà chú Ký.  Ông này bạn thân với ông tướng Tôn Thất Đính, sau này con ông ta đi lính. Dù có bố đi tập kết, được ông Đính bảo vệ, không như chế độ xét lý lịch sau 75. Bà Giáo Trình cho vay ăn lời ở dốc Nhà Làng. Hồi bé hay gặp bà ta đi thu tiền lời như bà Hiển, hàng xóm mình. 


Ông Tân Lập và ông Nguyễn văn Ngạch xây căn phố đối diện photo Hồng Châu sau này, kiến trúc sư Ngô Viết thụ thiết kế cái cầu vào chợ trên nên bị phá bỏ và được đền bù hai căn ở dưới chợ cạnh tiệm Bình Lợi của cô Ba Chỉ bên cạnh tiệm cô Huệ, cậu Tùng mình muốn cưới nhưng ông chú của mẹ mình không cho. Buồn đời cậu Tùng đi kháng chiến rồi chết đâu ở Phan Thiết. Những tên như ông Năm Ngọ, Sáu Có, ba của người bạn học khi xưa, dạy mình đánh bida lại hiện về, khiến mình nhớ đến hình dạng của họ ngày nào.

Căn phố 2 tầng, mái đỏ, của ông Tân Lập và Nguyễn văn Ngạch sau này bị giải toả cùng dãy phố một tầng bên tay trái. Hai ông này được đền bù ở dưới chợ Mới còn mấy người kia ở dãy phố một tầng thì không biết. Sau đó thì photo Hồng Châu mới được xây lên cao. Đến Mậu Thân thì bị cháy, được sửa chửa lại.

Mấy người này khi xưa ra chợ, mình gặp và chào họ hoài. Đi Tây như đứt phim, nay được bà cụ kể như cho xem lại khúc phim trắng đen quay chậm lại như xưa nên chới với. 


Mẹ mình kể khi lấy chồng, ra riêng, mướn căn phòng trong cái nhà to đùng ở đường Hoàng Diệu. Nhà này có ma nên mẹ khấn vái xin keo thì được quẻ nên ở đó. Nhờ ông Chúng, bà con ở ấp Mỹ Lộc làm cho cái khảm để thờ. Ông Chúng, bà con, làm thợ mộc, đóng bàn thờ nhất là cái divan cho nhà mình. Mình về Đà Lạt, không thấy cái divan nữa. Khi xưa, ông cụ kêu đóng cái divan rồi cất báo thể thao như Thao Trường trong đó. Hè là mình lấy báo ra đọc mệt nghỉ, chỉ tội là tiếng Việt chỉ biết về thể thao đá banh.


Sau dọn về ấp Ánh Sáng cho gần chợ. Cứ mang bầu đi bộ ra chợ xa thì khổ. Sau này ông cụ giải ngủ, thi vào ty Công Chánh làm công chức, được cấp cho căn nhà nên dọn về đường Hai Bà Trưng đến giờ. Bán lại hai căn nhà ở Ấp Ánh Sáng.


Mẹ mình than là khi xưa, cứ nghe mấy người lớn tuổi nhất là những người không rành về buôn bán nên bỏ rất nhiều cơ hội để mua nhà ngoài phố. Cho thấy cuộc đời, muốn thành công cần những người giỏi về buôn bán giúp ý cho mình. Cứ nghe người lơ tơ mơ, nói nhiều không làm thì chỉ có mất vốn.


Nhớ dạo còn nhỏ, khi mới dọn về cư xá Công Chánh. Bà cụ sinh ra người em trai kế tại nhà bảo sanh Hiền Chi. Ông thầy thuốc Bắc Huỳnh Ôn, lên nhà mình bắt mạch bà cụ cho thuốc Bắc uống trong thời gian ở cử. Khi xưa, mẹ mình sinh con thì ở cử 1 tháng, cứ xem như là sinh con là được nghỉ hè. Cứ nằm lò than, xoa nghệ gừng, uống rượu Quinquina,… và thuốc ông thầy thuốc bắc Huỳnh Ôn. Không biết có phải vì vậy mà ngày nay, bà cụ mình vẫn khoẻ.


Cứ mồi tuần, ông Huỳnh Ôn lên nhà, bắt mạch bà cụ rồi kêu 3 giờ chiều đến nhà, lấy thuốc cho nguyên tuần. Mình cứ phải bò xuống tiệm ông Huỳnh Ôn để lấy thuốc về sắc thuốc cho bà cụ, cạnh nhà Nguyễn Minh Dũng ở Phan Đình Phùng, số 47. Ông này hay bận áo par-dessus, đội mũ phớt, ông ta có cọng râu nơi mục ruồi nơi mặt, mặt cũng đẹp trai lắm.


Dạo đó có chú Thịnh, cậu một tên bạn học Văn Học, ở trọ nhà mình. Tên Thịnh này có biệt tài là hay khệnh mình. Hắn với một ông cậu bà con vớt cái đồng hồ của bà cụ đi bán xài. Mình mét bà cụ thế là hai ông thần thay nhau khệnh mình về tội làm ăng ten, điềm chỉ cho bà cụ. Có lần về Đà Lạt gặp ông thần này ở dốc Nhà Làng. Bao nhiêu căm thù chế độ cũ khiến mình muốn khệnh trả thù. 


Có lần, bà vợ ông Huỳnh Ôn, lên nhà, muốn lấy chị Mười, người làm ở nhà chăm sóc bà cụ khi ở cử, làm bà vợ thứ 2. Bà vợ lớn chỉ sinh được một cô con gái rồi triệt mặc dù ông Huỳnh Ôn cho uống thuốc Bắc mệt thở. Bà cụ mình uống thuốc Bắc của ông Huỳnh Ôn nên đẻ năm một trong khi vợ ông ta thì đợi sung rụng. Bụt nà không thiêng. Bên cạnh tiệm ông Huỳnh Ôn, có tiệm bán than nên bỏ than tháng cho nhà mình xài. Dạo đó người Đà Lạt, dùng than để nấu ăn đến khi mấy lò dầu hôi ra đời thì thiên hạ xài lò dầu hôi. Nay thì dùng lò ga hay điện hết.


Bà Huỳnh Ôn lên nhà đề suất một kiến nghị với bà cụ, cho phép chị Mười làm vợ bé. Ông này tốt số, có vợ đi cưới vợ bé cho quá sướng. Mình thấy một bà nào đẹp đẹp cũng không dám nhìn vì biết đồng chí gái đang quan sát. Chị 10 không nhất trí vì ông ta già hơn nhiều tuổi. Cuối cùng thì bà Huỳnh Ôn cứơi chị Bảy làm vợ bé cho ông thầy thuốc Bắc. Sau này nhờ uống thuốc tể của chồng, chị 7 đẻ như gà. Bà vợ lớn lo hết mọi chuyện, nấu ăn tẩm bổ, chị 7 khỏi làm gì hết ngoài việc sản xuất con trai cho ông Huỳnh Ôn. Nghe nói sau này Ông này giàu lắm. Lần đầu tiên về Đà Lạt mình thấy nhà ông ta xây 4,5 tầng ở Phan Đình Phùng. Ai hỏi mình da đen, mình kể khi xưa có mang mình, bà cụ uống thuốc tể của ông Huỳnh Ôn, có chút máu dê. Xong om


Ông bà cụ mình không có cung nô bộc. Mấy người giúp việc gia đình mình thì đa số không tốt lắm ngoại trừ chị Hoa, người cuối cùng trước 75. Có một chị từ Quảng Ngãi vào, sau này khám phá ra nằm vùng, bổng nhiên biệt tích. Chị ta rủ rê chị Hoa đánh Mỹ cút ngụy nhào. Chị Hoa thì có ông anh bị Việt Cộng chôn sống ngoài Huế trong cuộc tấn công Mậu Thân nên căm thù Việt Cộng khiến chị nằm vùng bỏ trốn. Có người lấy sữa, dầu, mắm muối cho hàng xóm hay chị bà con của mình. Nghe nói mới qua đời. Chán Mớ Đời 


Người có tay nô bộc là dì Bơn, bán trái cây ngoài chợ. Ai làm cho dì đều tốt cả. Có bà Hai, gốc Bắc hay cho mình tiền ăn quà. Di cư vào nam, không gia đình. Sau này, chú Ký đi tù với ông cụ mình thì bà ta bỏ tiền túi đi thăm nuôi chú. Bà này thuộc phụ nữ Bắc cũ ở quê nên bận váy thay vì quần như mấy bà trong nam. Bà tè hay lắm, cứ đứng rồi tè không Ướt váy.  Sau này qua Tây mới hiểu lý do phụ nữ đầm khi xưa, bận váy tròn rộng để dễ tè hay đại tiện.

Căn nhà sơn màu đỏ là nhà bảo sanh Hiền CHi của ông bà Tôn Thất Chí sáng lập, nơi 8 người em được sinh tại đây, mình thì được sinh tại phòng mạch ông Phán bên cạnh trường Minh Trí

Mẹ mình kể khi xưa đầu đường Duy Tân, có mấy kiosk hớt tóc đủ trò. Sau này mình tìm được hình ảnh khu vực này mới hiểu. Có tấm ảnh tiệm thuốc Thiên An Đường, Con Cua số 5, sau này họ nới đường Duy Tân làm hai chiều nên dẹp mấy kiosk. Khách sạn Thuỷ Tiên được xây cất mang số 7, tiếp theo số 5 của tiệm thuốc Con Cua rồi đến tiệm Long Hưng của ông bà Đàng số 9, kế đến là tiệm Hiệp Thạnh số 11 của ông bà Phúng rồi đến căn số 13 nhưng sợ xui nên họ gọi 11B. Căn này bà cụ suýt mua khi xưa nhưng bà Phúng kêu xui vì số 13. Cạnh đó là nhà bà Sáu Còm rồi từ từ xuống đến tiệm Đoàn Mừng,…đến tiệm của ông Thi,…

Đây là đường Duy Tân khi họ chỉ làm một đường một chiều. Chạy lên theo đường gDuy Tân, chạy xuống đường Minh Mạng, rồi quẹo đường Cầu Quẹo (Phan Đình PHùng), chạy lên chợ lại. Sau này, họ nới ra hai chiều nên dẹp bỏ mấy kiosque như hớt tóc, tiệm chụp hình. Họ dời trạm biến điện qua phía sau, cạnh trường Đoàn Thị Điểm

Mẹ mình tính tình hiền lành nên được dân Đà Lạt thương. Nhờ vậy sau 75, khi ông cụ đi tù thì dân Đà Lạt có đồ gì bán là đem ra đưa mẹ mình bán dùm kiếm tiền nuôi 10 đứa con và thăm nuôi ông cụ ở trại cải tạo. 


Mấy người bà con cũng thương mẹ mình như ông bà Võ Quảng Tiềm, ông bà Đàng và ông bà Phúng. Khi mình đau là ông Phúng chạy ra am Mệ Cai chở bà Cai Thỏ vào nhà để chích lễ. Cuối cùng thì bán mình cho am Mệ Cai, đường Nguyễn Công Trứ. Có lẻ bán mình cho am mệ cai nên sau này mình giang hồ phiêu bạt khắp nơi như Cậu Mười. 


Nói đến am mệ Cai khiến mình nhớ đến dì Mến, cũng giúp việc cho ông Bà Phúng cùng thời với mẹ mình. Sau này dì lấy ông Vĩnh Tường hay đến am đánh đàn mỗi khi có chầu văn tại am Mệ Cai. 


Thôi kể tới đây thôi. Hôm nào buồn đời kể tiếp chuyện Đà Lạt xưa. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Hình ảnh Đà Lạt xưa và nay #2

 Hôm nay, rảnh một tí nên tải lên thêm mấy tấm ảnh Đà Lạt cũ và nay để ai đã xa Đà Lạt, có thể mường tượng lại thị trấn sương mù này.

Hình trên chụp chắc lúc mình mới ra đời, lúc đó vẫn còn chợ Cũ ở khu Hoà BÌnh. Có xe ngựa nên mình đoán trước 1963 vì hồi nhỏ mình còn thấy xe thổ mộ tại Đà Lạt, chỉ sau khi ông Diệm bị lật đổ thì Đà Lạt mới cấm xe ngựa trong thành phố. Mình còn nhớ hồi nhỏ, Tết đi xe ngựa từ khu Hoà BÌnh qua ấp Xuân An, thăm gia đình ông Dụ, chú ruột của mẹ mình.

Dãy phố này có những đại gia Đà Lạt dạo ấy. Nhà hàng Chic Shanghai, chủ cây xăng Caltex, và rạp Hoà BÌnh, có tiệm của ông bà Võ Quang Tiềm, bà con với mệ ngoại mình. Tiệm thuốc tây của một người Pháp, sau này bán lại cho Nguyễn Văn An, rể của ông Phạm Quỳnh. Vậy là khá xưa. Mẹ mình biết bà Nguyễn Văn An từ khi còn ở Huế. Hình như em bà ta là tác giả bài hát: như có bác hồ trong ngày giải phóng. Tên Phạm Tuyên thì phải. Có lò bánh mì Vĩnh Chấn,… 

Hình này vẫn chỗ cũ, sót lại tiệm Chấn Ích, có thời đổi thành Vĩnh Ích, bây giờ đổi nữa tên Chánh Ích (tác giả tấm ảnh chú thích)

Hình dưới thì mình chịu, không biết mô tê chi cả.

Đây là đường Hải Thượng, có hai trung tâm luyện thi tú tài: trường Văn Học ở đầu đường Hoàng Diệu, và Việt Anh bên tay phải, có cổng đi vào. Đối diện là phòng mạch bác sĩ Đính, nơi mẹ mình có lần sinh một người em tại đây, không nhớ cô nào. Bà cụ sinh ra 11 người con. Mình thì nhà thương ông Phán, cô em kế thì nhà bảo sanh Trương thị Lập, đường Phan Đình Phùng, dưới phòng mạch bác sĩ Phạm Trọng Lương. Mấy người kia thì nhà bảo sanh Tôn Thất Chí, Hiền Chi và một người tại phòng mạch ông bác sĩ Đính. Nay thì mình chịu, khi xưa chạy ngang đây rất im lặng, chỉ có tan trường thì ồn ào, nay thì kẹt xe ngay bồn binh. Có một anh bạn cũ, hay đứng mỗi ngày ở bùng binh, nơi mấy quán ăn, để nhìn một cô học sinh BÙi Thị Xuân, đi học về, tên Nhung thì phải, nhà ở cư xá Phạm Ngũ LÃo. Cư xá này có nhiều cô đẹp như Hàng Thị Ngọc HIền,…

Chỗ cổng trường Việt Anh, mình có một kỷ niệm khá ớn xương sườn. Dạo ấy mình đâu 16 tuổi nhưng đã lái xe hơi nhưng không có bằng. Mình chở người em đi học Hùng Vương về nhà, chạy ngang cổng trường, đúng lúc xe con cóc của cô Phạm Kế Viêm, chở thầy đi dạy ở đây, chạy ra làm cái rầm. Cô Viêm là chị dâu của bà dì mình, dược sĩ ở đường Duy Tân. Cô chạy vào trường rồi thấy Viêm đi ra, thấy mình nên kêu đi đi. Thầy biết ông cụ mình. Lúc đó mình run, mặt xanh như đít nhái.

Đây là cây xanh Kim Cúc, chỗ đầu đường Lý Thái Tổ, chạy về đèo Prenn. Con của chủ cây xăng này, hình như học Yersin. Mỗi lần đi xuống thác Datanla hay Tùng Nghĩa là phải đi ngang đây. 
Chỗ này là phòng mạch bác sĩ Giản, bên tay phải, cạnh trường học Minh Trí. Mình đoán chụp sau 75. Chắc do ông người Nhật Bản Kuro chụp. Bên tay phải phòng mạch bác sĩ Giản có con hẻm đi vào xóm trong. Mình không quen ai trong đó nên ít khi vào. Đi tới chút nữa thì có con hẻm rẽ bên tay phải, băng qua mấy cái vườn rau đến cư xá Địa Dư rồi lên cái dốc là gặp đường Hai Bà Trưng. Còn bây giờ thì chả biết đâu là đâu.
Hình trên chụp sau 75, trước Đổi Mới. Hình ảnh mình thấy như năm 1992 khi về Đà Lạt lần đầu tiên, te tua hơn trước 75. Chỗ cột điện là mảnh đất trống cạnh tiệm giày Hồ Út, nớ có cái am thờ ai, kế bên tiệm hớt tóc Như Ý của gia đình Đinh Anh quốc. Bên tay phải là cái talus, chống đất của đường Minh Mạng, phía tiệm bi da Hồng Ngọc, có nhà của bác sĩ Hách. Xa xa là góc của Mình Mạng và Phan Đình Phùng, có tiệm bán nước đá THuỷ Tinh.
Rạp Ngọc Hiệp xưa, mình đoán trước thời ông Diệm, nhìn từ đường Minh Mạng. Nhớ hồi nhỏ, ông bà cụ dẫn đi xem xi-nê ở rạp này. Trước khi chiếu phim thời sự, có màn chào cờ. Mọi người đứng dậy chào cờ, có hình Ngô Tổng Thống với lá cờ Việt Nam Cộng Hoà. Dạo ấy, người lương hay kêu Nhất Chúa nhì Cha thứ ba Ngô Tổng Thống. Một lần khác đi xem đại nhạc hội Trần Văn Trạch, có màn vũ sexy của vũ nữ Tuyết Nhung, không phải cô Cẩm Nhung bị tạt át xít. Lúc nhạc dạo bản nhạc Ét măm bô đi ra đi vô hết năm trăm, mình thấy một cô chạy ra , lắc Mông Lắc đít, rồi mọi đàn ông đều đứng dậy lý do là ông ngồi trước cao quá, nên ông ngồi phía sau đứng dậy, thế là cả rạp đứng dậy hết ngoại trừ mấy bà, còn mình thì có đứng cũng không thấy gì vì nhỏ quá. 
Bên tay phải có mấy tiệm hớt tóc, tắm nước nóng và tiệm đánh bi da MInh Tâm, nơi ông Trung Ba Tai hay đánh cá độ. Bây giờ, rạp này trở thành một khách sạn. Hình như mình có gặp ông chủ khách sạn này, khi viếng thăm quận Cam, tại nhà người bạn, dân ấp Thánh Mẫu. Em rể của bạn đồng chí gái.
Cầu Ông Đạo thời ông Diệm chấp chính. Bến xe Sàigòn Đà Lạt chưa được thành lập với cây xăng Caltex. Mấy chỗ này được xây dựng dưới thời thị trưởng Trần Văn Phước, xây chợ mới Đà Lạt và sửa sang lại khu Hoà BÌnh mới đưa bến xe Đà Lạt xuống đây. Dãy nhà cho công chức ở đường Thành Thái có 1 tầng nay thì toàn là khách sạn mọc lên 100 hoa đua nở.
Chỗ này, khi xưa thanh niên đến tuổi quân dịch là ớn đi đến đây nên vắng hoe vì sợ tuần cảnh chận hỏi giấy tờ. Đầu đường bên phải là cà phê Hạnh Tâm, đi vào thì có Nam Đô ngân hàng, tiệm chụp hình Văn Khánh, có một tiệm hớt tóc nhưng không bao giờ vào. Khi xưa mình cắt tóc ở dốc Nhà Làng, và đường Hàm Nghi, cạnh tiệm phở Bằng.
Khu Hoà BÌnh với kiến trúc khá tối giản, nay chỉ thấy pano quảng cáo hay chi đó, đọc không ra che hết mấy cửa sổ thông hơi,…
Hình này của ông Bill Robie chụp nên mình bỏ lên đây để ông ta thấy lại. Đa số các tấm ảnh màu Đà Lạt khi xưa, đều do ông ta chụp. Mình có kể về ông ta, phi công trực thăng, quyên tiền để tặng học bổng cho học sinh Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo. Hình này chụp từ rạp Ngọc Lan xưa
Hình này gần Ngã Ba CHùa, hình như là trường học Trưng Vương của mấy bà sơ, dạy con nít. Vài cô em mình khi xưa có đi học tại đây. Hình này chụp sau 75. Đối diện trường này là xưởng cưa ông Xu Huệ, nơi mình tập Thái Cực Đạo với võ sư Nguyễn Bình, có tiệm hớt tóc của ông dượng mình, cạnh quán cơm của gia đình một tên học chung với mình khi xưa. Có lần bị nằm vùng đặt chất nổ, tương tự cây xăng Ngã Ba Chùa. Xưởng cưa của ông Xu Huệ tên là Xưởng cưa Thuận Thành ? 
Trường Trưng Vương của các soeur dòng Mến Thánh Giá ở phía đối diện của trường Mầm non 7… trường Mầm non này của nhà nước mở ra …còn trường Trinh Vương sau 1975 vẫn hoạt động nhưng không do các soeur quản lý nứa mà thuộc sở Giáo dục … sau chuyển về đuối diện  xưởng cưa Thuận Thành  vãn giữ tên trường như cũ … và các Soeur mới được trả lại trường năm 2022 đang sửa sang làm mới lại ….

Có cái hẻm đi vào trong xóm, ngoài ra phía bên kia có con đường mòn đi băng qua nhà vườn ông Ba Đà, có cái giếng mà khi xưa, mình hay đi xách nước ở đó. Đầu đường, có tên học Yersin chung với mình, hay chạy chiếc xe Honda Monkey, không nhớ tên. Tên này với một đám, có lần muốn đánh hội đồng một tên học chung lớp tên Hoà, bà con chi với Võ Hoàng Đa, nhà bảo sanh Hiền CHi. Tên Hoà, to con hơn, biết võ nên mấy tên này chả đụng tới sợi lông hắn. Nghe nói tên Hoà nay là đại gia ở Việt Nam. Có sang Hoa Kỳ chơi nhưng mình không gặp lại.

Đất làm vườn ở khu vực này đều mướn từ gia đình ông bà Võ Đình Dung.

60 năm cuộc đời, có nhiều thay đổi nên không nên la làng. Ngay chính chúng ta cũng thay đổi tư duy, cách ăn bận huống chi Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn