Về thăm mẹ



Hôm trước, có chị bạn đi ngang nhà thấy mẹ mình đang quét sân, dừng lại chụp vài tấm ảnh bà cụ và gửi cho mình. Nhìn mẹ già thấy nhớ nên mình kêu vợ chuẩn bị về Đà Lạt. Thật ra mình dự định đi bộ hành hương 88 ngôi chùa bên Nhật Bản rồi về thăm mẹ nhưng mụ vợ Long thể lộn xộn nên hủy, tính đến Tết về ăn Tết với mấy người em ở Hải ngoại cùng về với bà cụ. Mình thì xem như 50 cái Tết ở Hải ngoại. 

Mình có mấy người bạn học, tuy khi xưa không thân lắm nhưng lâu lâu họ có dịp lên Đà Lạt, không quên ghé thăm bà cụ mình, chụp hình gửi cho xem mẹ ngày nay. Thấy người mẹ trùng khơi thay đổi nhiều so với năm ngoái. Mẹ mình thì ở nhà nên khi có bạn con đến thăm thì tha hồ mà nói chuyện đời xưa cho bưa. Tội già cô đơn, ông cụ mất nên không có ai để đối chọi, cô em thì đi làm cả ngày nên mình rất vui khi bạn học xưa ghé thăm bà cụ dùm mình. Mình rất cảm ơn tình bạn của họ vẫn giữ sau 50 năm. Đó cũng là Phước hạnh của mình khi còn những người bạn xưa tại Việt Nam vẫn nhớ đến mình dù ít liên lạc. Có anh bạn nghe tin mình về thì báo tin sẽ ra phi trường đón vợ chồng mình. 

Nắm tay mẹ đi uống cà phê

Có hai cuộc hành hương nổi tiếng trên thế giới: một là Phật giáo tại Nhật Bản, được gọi là Shikoku và một là thiên chúa giáo tại Âu châu được gọi là Camino, tắt của Camino de Santiago compostela. Shikoku là hành trình viếng thăm 88 ngôi chùa cổ của Nhật Bản trên một hòn đảo của xứ Phù Tang. Mình dự định đi bộ với vợ viếng 88 cái chùa vào tuần lễ này nhưng sau đó vợ kêu huỹ thì hôm qua được tin có động đất vùng này. Các tay chuyên nghiệp trên mạng, sống tại vùng này, báo động kêu mọi người bình tĩnh, cẩn thận. Tính ra cũng may. Chớ đang đi gặp động đất mụ vợ hoảng lên là mệt. Ở Cali nhớ phải chạy núp dưới bàn khi mới lấy nhau. 

Còn Camino thì có nhiều đường khởi hành từ biên giới Pháp quốc hay Bồ Đào Nha đủ nơi. Nguyên thủy là đi từ biên giới Pháp quốc đến nhà thờ Santiago de Compostela ở phía Tây Bắc của Tây Ban Nha. Chắc sang năm nơi dẫn vợ đi. 


Năm nay mình ghi tên leo lại đỉnh Whitney vào đầu tháng 9 và dự tính leo lên căn cứ thứ 1 của núi Everest với thằng con. Hôm trước hai bố con nói chuyện, thằng con hỏi năm nay bố tính leo núi nào thì mình hỏi muốn đi chung. Nó gật đầu. Tháng năm hai cha con bắt đầu luyện tập leo mấy núi xung quanh nam Cali. Hai cha con mà leo lên được đỉnh thì chắc vui, sẽ có nhiều kỷ niệm với nhau. Có lẻ năm sau về Âu châu, mình sẽ đi Camino cho thỏa chí tang bồng. 


Mỗi lần leo lên một đỉnh núi, ngồi ngắm cảnh thì mình ước gì có vợ con bên cạnh để chiêm ngưỡng quang cảnh với mình. Mình định tập với đồng chí gái để leo nhưng cô này cứ lừng khừng với giấc ngủ mà leo núi nhiều ngày thì chỉ ngủ bờ ngủ bụi nên chắc không ngon giấc rồi bỏ cuộc.


Nay có thằng con muốn đi theo thì chắc dễ hơn. Dù sao nó cũng là đại bàng hướng đạo Hoa Kỳ (eagle scout) quen ngủ bờ ngủ bụi ngày xưa. Còn đồng chí gái thì mình sẽ dẫn leo núi hai ngày một đêm lên Machu Picchu thay vì 7 ngày như mình trước đây. Chỉ cần lên căn cứ cuối cùng rồi sáng dậy sớm đi về cổng trời đợi mặt trời lên. Quang cảnh bình minh trên thành phố cổ Machu Picchu quá đẹp nên mình muốn dẫn vợ con lại để xem nhưng phải leo núi ngày hôm trước chớ như du khách thì họ đi xe buýt lên thì 9 giờ sáng thì quá trễ thêm phải đứng ở cổng trời nhìn xuống thì mới cảm nhận cái đẹp hùng vĩ của núi rừng. Phải công nhận kiến trúc sư đã tìm ra khu vực này để xây dựng thành phố này quả là thiên tài. 


Chương trình về Đà Lạt thăm mẹ, giỗ ông cụ rồi cả đại gia đình ra nha trang chơi hai ngày. Anh em có thời gian Hàn huyên. Sau đó về Sàigòn thăm ngôi trường tình thương Ái Linh và các sinh viên dấn thân được Lửa Việt bảo trợ mấy năm qua.l rồi bay qua Phi Luật Tân chơi một tuần. Mình muốn viếng thăm thành phố Baguio của nước này tương tự Đà Lạt khi người Mỹ cai trị, muốn thành lập thành phố nghỉ dưỡng cho người Mỹ. người Pháp tương tự thành lập Đà Lạt với chủ đích này. Để xem sau 100 năm hai thành phố này được phát triển về du lịch ra sao. 


Mình không biết có gặp bạn bè hay không vì lúc nào về Đà Lạt đều gấp cả còn về Sàigòn có mấy ngày thì có đồng chí gái nên chắc phải theo vợ thăm bạn của vợ. Tết về chắc ở lâu hơn có dịp đi thăm bạn bè cũ tại Đà Lạt. 


Mình nhắn tin cho cậu Nghị con ông bà tiệm Long Hưng là mình về Đà Lạt thì cậu lại nói đang ở Pháp tháng tới mới về lại Đà Lạt. Cho thấy cuộc đời phải có duyên mới gặp nhau. Cậu cháu chắc cũng 60 năm chưa gặp lại. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tình yêu thế hệ đứt phim


Lên San Jose , ghé thăm vợ chồng anh họ của đồng chí gái. Ngồi nói chuyện thì bà chị dâu kêu thế hệ tụi này sang đây vợ chồng bỏ nhau nhiều lắm khiến mình thất kinh vì nghĩ chỉ có thế hệ trẻ sau này mới bỏ nhau. Hôm trước đọc tin tức nghe nói ở Việt Nam 25% hôn nhân đưa nhau ra toà, bắt chước chồng cũ của một chị bạn, làm bản nhạc “đắp mộ cuộc tình” sau bao nhiêu năm sinh sống tại Hoa Kỳ. Không biết chừng nào bắt kịp Hoa Kỳ đến 50%. Hỏi lý do thì được giải thích như sau. 


Trước 75, thế hệ của họ là tuổi đang yêu nhau hay chưa yêu rồi đứt phim năm 75 nên không dám yêu vì phải học tập trở thành con người mới của xã hội chủ nghĩa. Xã hội, chính trị thay đổi hoàn toàn, ai cũng lo lắng, kinh tế và miếng ăn với khoai sắn khoai độn nên có yêu thì cũng đơn phương. Ai có nhu cầu lấy cán bộ thì lấy còn người đã lấy nhau rồi chồng vượt biển hay có bố mẹ trong gia đình bảo lãnh nên cứ đợi vì nếu lấy nhau là hết đi định cư Hoa Kỳ. Mình có anh bạn trong trường hợp này, anh chị bảo lãnh nên đợi mệt thở, gần 20 năm sau mới đi định cư tại Hoa Kỳ nên không dám yêu ai. Anh yêu em nhưng không dám tỏ vì sợ hồ sơ bảo lãnh bị bác bỏ, mất vé đi Mỹ. Nghe nói ngày nay, tốn 1 triệu đô để qua Hoa Kỳ theo diện Eb 5 mà phải đợi đến 10 năm mới có thẻ xanh nên người Việt không muốn theo chương trình này nữa. Tốt nhất là học y tá rồi đi theo diện EB 3 như đa số người phi.

Như trường hợp chị ta thì phát hiện ra mối tình hữu nghị anh của đồng chí gái từ năm 17 nên yêu ra riết đến đứt phim. Sau khi ông anh đi cải tạo về thì lấy nhau, rồi mở phòng mạch, có bệnh nhân nhiều vì anh ta thuộc hạng y sĩ giỏi nên do dự vụ đi Hoa Kỳ theo diện H.O. Qua đây chị ta đi bán bánh mì thịt cho chủ foods truck để giúp ông chồng chú tâm học lại, thi bằng hành nghề y sĩ tại Hoa Kỳ. Anh chưa thi đổ thì chưa động phòng nên chỉ có một cô con gái sinh tại Việt Nam, đem theo sang Mỹ. Sau này học xong, đổ bằng hành nghề y sĩ tại Hoa Kỳ thì trễ nên hết sinh nỡ. 


Theo thống kê, bác sĩ Việt Nam Cộng Hoà, sang đây thì chỉ có 30% là đậu lại bằng hành nghề y sĩ. May sao ông chồng học mấy năm thì đậu rồi đi thực tập nhà thương ở Nữu Ước rồi về Cali, mua lại phòng mạch ở xứ khỉ ho gà gáy Modesto, toàn là đồng ruộng. Được cái là có bệnh nhân nhưng cũng bị kỳ thị tại nhà thương toàn mỹ trắng nên cuộc sống cũng tạm ổn. Cuối tuần lái xe về San Jose họp mặt văn nghệ với thân hữu. Mình có quen một bác dược sĩ, sang Hoa Kỳ trễ, thi bằng hành nghề dược sĩ 6 năm liền mới đậu.

Chị ta cho biết đàn ông Việt Nam sau khi đứt phim, người đi cải tạo lâu năm, sang đây không hoà nhập vào đời sống của nước Sở tại. Cứ như xưa, chồng chúa vợ tôi trong khi mấy bà thì thích ứng với môi trường mới, có cơ hội để thăng tiến nên từ đối thoại yêu thương đưa đến đối choại cãi nhau, đưa nhau ra toà ký giấy Sugar you you go, Sugar me me go. Hết nợ. Khác với khi xưa, người phụ nữ Việt Nam được dạy từ bé là phải hy sinh cho gia đình, con cháu, gia đình bên chồng, sợ bố mẹ ruột bị tai tiếng. Khác với Việt Nam, ở Hoa Kỳ người ta sống cho chính bản thân thay vì cho gia đình, cộng đồng.


Chị ta kể có bà bạn, sang đây cãi nhau với chồng nên ly dị nuôi con. Đi học làm nail rồi từ từ mua nhà cho thuê nay có mấy chục căn ở San Jose cho thuê là đời hết cô đơn. Theo thống kê, có trên 50% các cuộc hôn nhân đầu tiên tại Hoa Kỳ dẫn đến ly dị. Không phải không thương nhau nhưng cuộc sống vội vả đầy áp lực khiến người Mỹ bị stress khiến vợ chồng hay cãi nhau, đưa đến ly dị. Cuộc sống đi với vận tốc của CPU nên vợ chồng không có thời gian cho nhau, lắng nghe nhau tâm sự về những áp lực của sở, con cái, cuối cùng chỉ biết ra toà. Nhớ có dạo đồng chí gái bị stress ở sở, tối về mình nằm nghe trên giường để mụ vợ tâm sự rồi mình ngủ, bị dựng cổ dậy bắt nghe tiếp.

Giới trẻ độc thân sang đây, hội nhập vào đời sống Hoa Kỳ, vẫn đâm đơn ra toà ly dị thì thế hệ xồn xồn, bị đứt phim năm 75, sang đây đã trễ còn gặp nhiều vấn đề hơn nên khó mà ăn ở lâu bền. Nhập gia tuỳ tục, người Mỹ ly dị như thay áo thì người Mỹ gốc việt cũng làm theo. Chia tay để tạo dựng cuộc sống mới. Hôn nhân như một loại trò chơi game. Chán không hứng thú nữa thì nhấn nút Reset. Làm lại.


Vấn đề là ly dị rồi lập gia đình lại với người khác thì hôn nhân nào cũng có đối choại và khi con chim bị tên một lần thì hay sợ và ly dị nữa. Do đó người Mỹ ly dị rất nhiều lần như ông nuôi ong trong vườn mình, 4 lần lên xe hoa. Cứ gặp ông ta là ông ta nhắc đến Chúa Giê su nhưng cứ than vãn về bà vợ thứ 4 nhưng lại sợ bà vợ bỏ ông ta về Philadelphia ở với con riêng của bà.


Hôm trước, mình có đọc một nghiên cứu về các cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhưng vợ chồng không ly dị, nghe nói lên đến 30% vẫn sống chung nhưng mỗi người một cuộc sống riêng kiểu share phòng, share tiền nhà, chi tiêu nhưng không share tình. Thậm chí có người đem bồ bịch về nhà hò giã gạo phòng bên. Lý do là ly dị thì không có thể mua lại căn nhà vì giá nhà cali lên quá cao. Cũng có thể vì đời sống quá mắc mỏ nên ở riêng thì tốn hao nhiều. Do đó họ vẫn tiếp tục sống chung nhà nhưng có cuộc sống riêng khác nhau. Tình yêu tuy gần nhưng cách xa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





ChatGPT viết thư tình

 Hôm nay đi vườn bón phân cây về. Buồn đời mở ứng dụng ChatGPT hỏi biên tập dùm lá thư đầu tiên mình gửi cho đồng chí gái 35 năm về trước. Sau đây là đối thoại của ChatGPT và mình. Em xin hỏi các bác lá thư nào hợp hơn sau 35 năm.


Mình: Sửa dùm bản nháp

ChatGPT: Tất nhiên! Gửi bản nháp cho tôi và tôi sẽ giúp bạn sửa lại.

Lá thư thổn thức của mình khi xưa


 Cani, trời gió nạnh, ngày…..

Kính gửi đồng chí gái vô vàn kính yêu;

Hôm nay trong buổi thông tầm, anh khắc phục không ăn trưa, tranh thủ để viết cho đồng chí, bản báo cáo tình hình trái tim của anh.

Đồng chí gái thân mến, từ ngày phát hiện ra em nòng anh vô cùng hồ hởi và thương nhớ trường kỳ. Hôm kia đi tham quan với em ở biển Hơn tân tin bít, được lắm tay em, nòng anh sung sướng nâng nâng như chiếc bay nên thẳng. Sau đó chúng ta vào quán Nục Huyền Cầm để uống một cái lồi ngồi trên cái cốc, để đả thông tư tưởng, quán triệt đường lối cách mạng, nhân thân nhân thích 3 đời trích dọc trích ngang.

Đồng chí gái yêu mến, từ ngày thâm nhập thực tế của tình yêu, nòng anh nó cứ như cái nò nửa, những hình ảnh ấn tượng của đồng chí của buổi ban đầu sơ giao ấy, cho thấy chúng ta yêu nhau theo đúng lập trường, quán triệt quan điểm cách mạng của đảng và nhà lước.

Đồng chí gái thân mến, cái đồng hồ không người nái, 3 cái chèo, 2 cửa sổ vừa báo hiệu đến giờ nao động nại. Trước khi dừng bút, hôm nay anh xin đề xuất một kiến nghị, nếu em nhất trí thì chúng ta cùng khẩn trương, báo cáo với đồng chí bố và đồng chí mẹ, cho anh ra xi ty hôn, đăng ký quản ný đời em. Đám cưới của chúng ta sẽ hoành tráng, bằng một tiệc đại trà, với thực đơn cao cấp, nễ tân với chất nượng cao.

Sau ngày cưới, anh sẽ phấn đấu, khắc phục, nguyện trở thành một người chồng nhân dân ưu tú và người cha anh hùng. Anh sẽ bồi dưỡng chuyên tu, để gia tăng sản xuất, cải tạo mặt bằng để xây dựng một căn nhà tình nghĩa cho chúng ta theo tiêu chuẩn cao cấp và hiện đại.

Trong nĩnh cương của đảng viết: “ dân tộc được độc nập, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc”. Trách nhiệm xây dựng lày nà của tất cả, của toàn xã hội, xong lói riêng về đồng chí gái và anh. Chúng ta được sinh ra và nớn nên tại Việt Nam, được hưởng thụ và bồi dưỡng dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình học tập và nao động, đồng chí gái và anh đã lấy nhân sinh quan cách mạng và đạo đức bác hồ nàm cơ sở để tìm ra tình thương cơ bản và nẻ sống của con người mới xã hội chủ nghĩa. Chúng ta thương nhau vì chân ný, quý nhau trên nập trường, biểu thị một tình thương giai cấp nguỵ quân nguỵ quyền, tàn dư của chế độ cũ.

Đồng chí gái thân mến, sông có cạn lúi có mòn nhưng mối tình hữu nghị của đôi ta, đời đời bền vững và không có gì nay chuyển được.

Chào đoàn kết và xây dựng. Vui duyên mới không quên nghĩa vụ.

Đồng chí dai.

Sau đây là chatgpt đã biên tập:

Dựa vào bản nháp bạn đã cung cấp, dưới đây là phiên bản sửa đổi:

---

Cani trời gió nặng, ngày…..

Kính gửi đồng chí gái vô vàn kính yêu;

Hôm nay trong buổi thông tầm, anh khắc phục không ăn trưa, tranh thủ để viết cho đồng chí, bản báo cáo tình hình trái tim của anh.

Đồng chí gái thân mến, từ ngày phát hiện ra em nóng lòng của anh vô cùng hồ hởi và thương nhớ trường kỳ. Hôm kia đi tham quan với em ở biển Hòn Tằm Bích, được em chăm sóc tận tình, lòng anh sung sướng vô cùng như một chiếc bay vút lên cao. Sau đó chúng ta vào quán Nục Huyền Cầm để uống một cốc lội ngược trong không khí huyền bí, để đảm bảo suôn sẻ trong tư tưởng và quan điểm cách mạng, nhằm thỏa mãn niềm đam mê và sự yêu thích của cả hai.

Đồng chí gái yêu mến, từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện tình yêu của mình, trái tim anh luôn đập mạnh và mãnh liệt, những hình ảnh đầu tiên của em từ lúc chúng ta gặp nhau đã in sâu trong tâm trí anh, cho thấy sự đồng thuận và sự kiên định trong lập trường cách mạng, theo đuổi quan điểm của Đảng và chính phủ.

Đồng chí gái thân mến, cái đồng hồ không ngừng quay, 3 cái kim, 2 cửa sổ vừa báo hiệu đến giờ phải thúc đẩy. Trước khi kết thúc, hôm nay anh muốn đề xuất một ý kiến, nếu em đồng ý thì chúng ta cùng nhanh chóng thông báo cho bố mẹ của chúng ta, để anh có thể đề xuất hôn nhân, và bắt đầu quy trách nhiệm chăm sóc cuộc sống của em. Đám cưới của chúng ta sẽ được tổ chức một cách trang trọng, với một bữa tiệc lớn, đa dạng thực đơn và chất lượng cao.

Sau khi kết hôn, anh sẽ nỗ lực hết mình, để trở thành một người chồng mẫu mực và một người cha anh hùng. Anh sẽ tiếp tục phát triển bản thân, để tăng cường sản xuất và cải thiện cuộc sống, xây dựng một môi trường gia đình đẹp và hiện đại cho chúng ta theo tiêu chuẩn cao nhất.

Trong lời kêu gọi của Đảng, "dân tộc được tự do, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc". Trách nhiệm xây dựng quốc gia là của tất cả chúng ta, của toàn xã hội, và riêng của chúng ta. Chúng ta đã được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, và đã được hưởng và đào tạo dưới chính sách xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình học tập và trưởng thành, đồng chí gái và anh đã lấy tư tưởng cách mạng và đạo đức của Bác Hồ làm căn cứ, để tìm ra sự hiểu biết sâu sắc về tình thương và cuộc sống của con người trong xã hội mới. Chúng ta yêu nhau vì lý do chân thành, tôn trọng nhau trên mọi mặt trận, thể hiện tình yêu của một giai cấp công nhân và nông dân, những người đại diện cuối cùng của chế độ cũ.

Đồng chí gái thân mến, sông có thể cạn, đá có thể mòn, nhưng mối quan hệ hữu nghị của chúng ta sẽ mãi mãi bền vững và không thể thay đổi.

Chúc cho sự đoàn kết và xây dựng ngày càng thịnh vượng. Hãy luôn nhớ nghĩa vụ của mình trong niềm vui mới.

Đồng chí dài.

Em thấy sao sao, không như ý em muốn tỏ tình cho đồng chí gái. Không nên nhờ AI viết thư tình.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



#biết bố mày là ai?


Hôm trước, đọc trên báo Ấn Độ, có câu chuyện về một tài tử mà lâu lâu xem Bollywood có thấy ông ta. Ông ta là tài tử với cái tên khó đọc và viết Amitabh Bachchan. Ông tài tử danh tiếng của Ấn Độ kể vào thời huy hoàng của ông ta, nổi tiếng được nhiều người ái mộ khắp xứ Ấn Độ. 

Có lần ông ta đi máy bay hạng nhất. Có một hành khách lớn tuổi, ngồi cạnh. Ông này ăn bận rất bình dị như một người bình thường. Ông ta có vẻ trung lưu và có học thức.
Tài tử ấn độ Amitabh Bachchan. Lâu lâu xem phim cà ri nị thường thấy ông này 

Các hành khách khác, phi hành đoàn đều nhận ra ông tài tử, chỉ chỏ nói thầm với nhau về ông ta nhưng ông hành khách ngồi bên cạnh, tuyệt nhiên không mấy quan tâm đến tài tử danh tiếng ngồi cạnh. Ông ta ngồi bên cửa sổ, nhìn ra xa xăm, đọc báo hay uống trà một cách chậm rãi.

Cách ứng xử của ông hành khách này khiến ông ta bực mình vì thường ra đường, đi đâu, giới hâm mộ đều bu theo như ruồi, xin chữ ký bú xua la mua. Để làm thân với ông hành khách, ông Bachchan nhìn ông ta mỉm cười thì tên hành khách mất dạy bên cạnh cười lại và chào “Hello”.
 
Cả hai nói chuyện trời mưa một lúc rồi ông Bachchan nói về điện ảnh và phim ảnh để xem vị hành khách có nhận ra mình là một nhân vật nổi tiếng của Bollywood ấn Độ rồi hỏi vị hành khách bên cạnh: “ông có xem phim?” Vị hành khách kế bên trả lời “có xem vài phim, khi xưa”. Ông Bachchan kể là ông ta làm việc trong ngành điện ảnh tại Bollywood. Ông ngồi cạnh nói: “thế à! Ông làm gì?”. Ông ta trả lời “tôi là diễn viên”. Vị hành khách nói: “thế à! Tuyệt vời”. Và câu chuyện chấm dứt.

Khi phi cơ hạ cánh, ông ta đưa tay để bắt tay vị hành khách ngồi kế bên, không biết tài tử danh tiếng Bachchan và nói “rất hân hạnh được làm quen với ông. À quên, tên tôi là Amitabh Bachchan!” Người hành khách kế bên bắt tay ông ta và nói “cảm ơn, rất hân hạnh được làm quen với ông, tên tôi là  *J. R. D. Tata!"* (Ông TATA là tỷ phú, chủ của tập đoàn TATA Group of Companies).
Tỷ phú Ấn Độ J.R.D. Tata. Ông này sinh tại Pháp quốc. Bố gốc Ấn Độ, mẹ là người Pháp. Đi quân dịch cho tây, sau này về Ấn Độ làm ăn mới đổi sang quốc tịch Ấn Độ và lấy vợ Ấn Độ.

Ông Bachchan cho biết đã học được một bài học hôm ấy; tính khiêm nhường. Trên đời, lúc nào cũng có người giỏi, giàu có, nổi tiếng hơn ta. Ông ta ngồi cạnh một tỷ phú giàu có, nổi tiếng nhất Ấn Độ mà bực tức vì ông ta không biết đến tài tử Bachchan. Nếu mình không lầm tập đoàn Tata này sản xuất xe hơi rẻ nhất thế giới. 

Về già, ai trong chúng ta cũng học được bài học đó. Hồi còn bé, cứ tưởng mình là giỏi thông minh, đến khi lấy vợ thì mới biết chúng ta chỉ là bụi trong cuộc đời. Khá lắm là mang chức ô sin cho mụ vợ. Trồng bơ trả nợ cho đồng chí gái mua sắm. Chán Mớ Đời 

Cuối tuần, chúc các bác một ngày vui. Em chuẩn bị về thăm mẹ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Nơi tôi rời Đà Lạt

 Hôm trước có ông nào ở Đà Lạt tải mấy tấm ảnh Đà Lạt mà mình đã có nhưng có hai tấm khiến mình chợt nhớ ngày xa rời Đà Lạt hơn 50 năm trước. Đó là ga xe hoả Đà Lạt (tấm thứ nhất). Đường xe hoả bị phá hoại nên không được sử dụng nữa nên họ cho công ty hàng không Việt Nam mướn để làm nơi cân hành lý, thủ tục lên máy bay sau đó có xe ca chở hành khách xuống phi trường Liên Khương gần Tùng Nghĩa (tấm thứ 2). 

Bố anh bạn là Chú Chín, thợ chụp hình, lái xe chở mình và ông cụ xuống nhà ga này để cân hành lý, làm thủ tục lên máy bay. U châu hôm đó bà cụ mình khóc, mấy người em khóc như đưa mình vô nội. Mà đúng thiệt, 20 năm mình mới trở lại Đà Lạt. 

Bên phải tấm ảnh thấy nhà ga được xây dựng từ thời Tây. Tấm ảnh này mình đoán chụp sau 75 vì xe cộ loại ngày nay và nhà cửa được xây cất bú xua la mua. Chỗ chiếc xe SUV bên trái, mình nhớ chỗ đó có quán phở Phi Thuyền. Hình như mình ăn ở đó được 2 lần. Chỗ đó khi xưa chỉ là cái quán, và mấy cái ghế đẩu. Có vài cái quán khác mọc lèo tèo, đâu có nhà cửa tùm lum như trong hình. Phía ngoài là đường Nguyễn Trãi chạy lên một chút bên tay phải sẽ gặp đường Phan CHu Trinh.

Mình không biết mái nhà đỏ sau mấy cây thông là chỗ nào, chắc được xây cất sau 75. Còn dãy nhà có nhiều tầng, lợp mái ngói là Nha Địa Dư khi xưa. Người thầu khoán của công trình này là ông NGuyễn Văn Tiếng, mà dân Đà Lạt hay gọi Xu Tiếng ở đường Phan Đình Phùng gần Ga ra Phan Xứng, gần đến mả Thánh. Xu là nói trại từ từ Surveillant, xu vây dăn, bình dân học vụ là Cai công trường. Mấy người làm cho các công ty xưa, học nghề, ai khá khá, biết tiếng tây chút chút thì được lên chức Đội hay Xu như ông Xu Huệ hay Đội Có.

Trên các ngọn thông thì thấy cái chuông tháp của trường Grand Lycee, nơi mình có học mấy năm. Chuyên cúp cua đi đá banh vì muốn làm Pele Việt Nam. Nếu biết sau này làm nông dân thì chắc mình đi học cách trồng bắp sú khỏi tốn tiền cha mẹ. Chán Mớ Đời 
Xe ca chở hành khách xuống phi trường Liên Khương hay Liên KHàng, xuống xe đi bộ vào phi trường. Tấm ảnh này chụp phía lên máy bay sau khi qua an ninh và phòng đợi. Nay về thì không nhận ra vì họ làm rộng hơn. Khi xưa chỉ có vài chuyến bay một tuần. Nay nghe nói có cả chuyến bay trực tiếp đến từ Nam Hàn. Mình xem thời khoá biểu các chuyến bay từ Hán Thành đến Đà Lạt 1, 2 giờ sáng chắc vợ mình không chịu nổi. Đành bay về Sàigòn vào buổi sáng rồi bay lên Đà Lạt. Có anh bạn học nhắn tin sẽ ra phi trường đón. Rất cảm động 50 năm sau, tình cảm bạn học xưa vẫn không thay đổi.

Hôm trước, có chị bạn học cũ, đi ngang nhà thấy bà cụ quét sân nên dừng lại chụp mấy tấm ảnh bà cụ, gửi cho mình. Thấy thương mẹ già nên hai vợ chồng lấy vé máy bay về Đà Lạt vài ngày thăm mẹ. Hy vọng sẽ gặp mấy bác tại Đà Lạt.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 




Chúa đã bỏ loài người

Hình như có một bản nhạc có câu “Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người…” mình nghe lâu rồi, thời còn ở Việt Nam, hình như do ca sĩ Khánh Ly trình bày. Hôm nay, đọc một nghiên cứu về tình trạng Nhà Thờ Ngày Nay. Họ cho biết con chiên bỏ nhà thờ đi hoang đàng hơi nhiều từ 75% (năm 2000) còn lại 63%, xem như 12% đã bỏ đạo đưa đến khủng hoảng về tài chánh cũng như tâm linh. Được biết là nhà thờ Hoa Kỳ mất trên 40 triệu con chiên từ 25 năm qua, xem như 1/9 dân số Hoa Kỳ. Tóm tắc lại đây những lý do, đã khiến người Mỹ bớt tham gia các sinh hoạt nhà thờ tại Hoa Kỳ.

Trong quá trình lịch sử tiến hoá của muôn vạn vật trên quả địa cầu, con người từ từ chiếm lĩnh, làm bá chủ nhờ bộ óc của họ. Không biết bao nhiêu triệu năm nhưng bộ óc ấy có khả năng suy nghĩ, nhất là tưởng tượng, và từ đó biết thuyết phục đồng loại. Đi Phi châu, thấy các mùa, thú vật phải di chuyển như thể khi xưa loài người di chuyển theo mùa. Con người khi xưa cũng thế nhưng nhờ có bộ óc đã ngưng lại và khởi đầu nghề canh nông. Rồi từ đó họ tưởng tượng ra các đáng tối cao, truyền đạt các suy nghĩ này và được một số đồng loại chấp nhận, tạo ra các tôn giáo cũng như Khoa học, đã dần dần thay đổi suy nghĩ con người và đời sống của họ. Các tư tưởng như các làn sóng mới đẩy các làn sóng cũ. Điển hình là ông Kha Luân Bố có suy nghĩ là đi tàu về hướng tây sẽ đến Ấn Độ, khác với su nghĩ của các người ở âu châu dạo ấy. Bất chấp các chỉ trích, ông ta xin tiền của triều đình Tây Ban Nha để đi và tìm ra Mỹ Châu.

Có lần mình quen một cô, gia đình là đạo gốc Công giáo từ NAm Định, mời về nhà. Bà mẹ cô ta kêu mình người lương, đã bỏ đạo nên phải trở về đạo khiến mình ngu lâu dốt sớm như bò đội nón. Mình có bao giờ theo đạo Công Giáo mà bỏ đạo. Từ bé đi chùa Linh Sơn và Linh Quang, qua tây thì quy y tại chùa Khánh Anh. Mình đưa tay lên thề là gia đình cháu 10 đời là Phật giáo, không có ai theo Công Giáo rồi bỏ đạo. Lần đầu cũng là lần cuối gặp bố mẹ cô ta. Sau này mới hiểu là người thiên chúa giáo gọi các người ngoại đạo là những người bỏ đạo, bỏ Chúa ra đi như các đứa con hoang đàng (prodigal son) nên họ kêu mình phải sám hối, trở về đạo. Sau này gặp cô nào công giáo là bỏ chạy trước vì biết kết cuộc.

Trước đây từ hơn 2000 năm qua, vào cuối tuần, nhà thờ là địa điểm hội tụ gần như tất cả các sinh hoạt cộng đồng của người Mỹ như con em họp mặt, học tập giáo lý, làm các việc phụng sự xã hội, nhà thờ và nghe mục sư giảng đạo. Trong xóm mình khi xưa, thấy mấy đứa bạn công giáo hay đi sinh hoạt thanh niên thánh thể chi đó ở nhà thờ bà sơ gần bệnh viện Đà Lạt, cạnh nhà xác. Ngày nay thì nhiều nhà thờ rất vắng lạnh như chùa Bà Đanh. 30% người Mỹ ngày nay, cho rằng họ không tin tưởng vào tôn giáo như thế hệ cha ông, tự xưng là vô thần. Mình không biết vì tiêm nhiễm, bị ảnh hưởng chủ nghĩa Mát xít hay vì đời sống kinh tế khả quan hơn các thế hệ đi trước nên con người không tìm về tôn giáo để cầu nguyện, giúp đỡ họ vượt qua số phận.


Cũng có thể thuyết tiến hoá của Darwin đã được giảng dạy trong trường công khiến con người. Không tin vào thượng đế sinh ra ông Adam và bà Eva. Người ta không tin vào đức mẹ đồng trinh. Ngày nay khi sinh nở người ta hẹn bác sĩ ngày giờ mổ thay vì rặn nên có thể nói khi xưa đức mẹ đồng trinh sinh ra ở bụng nhưng khoa học khi xưa có khả năng đó hay không. Đó là điềm nhiệm màu.


Nói chung là các nước tây phương đang chuyển mình thay đổi về tín ngưỡng. Có thể chúng ta đang tiến về một tôn giáo thiên nhiên với các phong trào bảo vệ môi trường mà chính chúng ta đã phá hoại một cách vô tư. Tuần này cô gái xứ Thuỵ Điển bị bắt mấy lần vì biểu tình bạo động gì đó ở âu châu, bên Đức quốc thì phải, mình chỉ lướt qua. Biết đâu 2000 năm sau, người ta viết sử nói về một cô gái được sinh ra tại Thuỵ Điển năm 2003. Cô ta tên Greta Thunberg tự nhiên giác ngộ, đi diễn thuyết về môi trường bị ô nhiễm, bị cảnh sát di động bắt bớ, bỏ tù. Trong tù cô ta cứ thuyết giảng nên họ thả cô ta ra. Con người và thiên nhiên là một, cũng một hệ sinh thái. Nếu chúng ta tàn phá môi trường thì sớm muộn gì cũng tự hại.


 Khi lên 15 tuổi, cô ta không thích làm bài tập ở nhà, muốn chơi pokemon nên đình công không muốn đi học và đứng trước cổng trường để biểu tình phản đối tàn phá môi trường… thế là học sinh khắp nơi trên thế giới bắt chước cô ta nghỉ học khi lo chơi game, quên không làm bài tập, lên tiếng bảo vệ môi trường. Tuần này, nghe nói bên Texas mưa đá làm hư hại một số đáng kể các tấm bảng năng lượng mặt trời. Khi chạy xe đến gần biên giới tiểu bang Cali-Nevada, thấy một rừng bảng thu nhiệt năng lượng mặt trời, tốn mấy trăm triệu, nay không sử dụng được. Chính phủ tiếp tục đánh thuế người dân để trả nợ mấy chương trình năng lượng mặt trời.


Nhớ lần chót về thăm âu châu, một anh bạn kiến trúc sư dẫn mình vào một nhà thờ ở Hoà Lan, được sử dụng làm một tiệm sách với các quán cà phê như Barnes & Noble ở Hoa Kỳ. Lại nghe nói nhà thờ phải bán tài sản để trang trải các chi tiêu vì ít con chiên sinh hoạt, đóng góp. Mình hơi ngạc nhiên vì nhà thờ được miễn thuế thu nhập, cúng dường nhưng công việc bảo trì rất tốn kém. Nếu con chiên không đi lễ thì làm sao có tĩnh tài.


 Mình có anh bạn linh mục ở trong một tu viện, cơ sở đều cũ kỹ vì xây cất từ năm 1955. Muốn trùng tu lại nhưng nhà thờ không có tiền, muốn giáo dân đóng góp, kêu gọi kiến trúc sư vẽ chương trình để gây quỹ. Tu viện cho biết là ngày nay ít có ai muốn đi tu nữa nên họ dồn về vài nơi khác trên đất Mỹ nhằm đào tạo một ít vị linh mục cho tòa thánh. Nếu không trong tương lai chắc sẽ đưa các linh mục tại các xứ nghèo trên thế giới qua Hoa Kỳ để hướng dẫn, lãnh đạo tinh thần cho người Mỹ. Tưởng tượng một vị linh mục gốc phi châu làm đức giáo hoàng tại toà thánh Vatican.


Đùng một cái COvid đến thiên hạ chết nhiều, cần làm lễ ngoài trời vì trong nhà thờ nhỏ và luật phải cách giãn xã hội 6 bộ anh nên thiên hạ đến tu viện làm tang lễ ngoài trời cách nhau 6 bộ thì mỗi tháng từ 2 đám ma lên đến 63 buổi lễ đám ma, nhà thờ được các tang quyến đóng góp nhiều nên có tiền để trùng tu lại nhưng không may ông linh mục được chúa gọi về thiên quốc sớm. Mình đoán là trong mùa covid, nhà thờ cũng như chùa đều làm ma chay nhiều hơn. 


Thế là mình không có cơ hội giúp nhà thờ. Mình muốn giúp nhà thờ, trùng tu lại, có nơi để các cặp vợ chồng đến tĩnh tâm, học hỏi lẫn nhau cách nhường nhịn nhau để sống đến răng giả trả nhớ về không. Vấn đề là mấy ông cha bề trên lớn tuổi thì theo kiểu cũ nên bắt phải xin phép họ đủ trò nên mình không muốn mất thì giờ. Mình kêu thợ đến đo đạc, dự kiến tiền bạc, thấy cũng không nhiều lắm vì mình không lấy công, định bỏ tiền túi ra làm cho lẹ vì đi chơi với vợ. Mình muốn làm phần ngoài trời mà vị linh mục muốn làm trước để gây quỹ mà phải xin phép, năn nỉ beef trên nên Chán Mớ Đời. Bỏ luôn.


Nghiên cứu cho rằng lý do chính là chính trị đang xen vào các nhà thờ khiến các con chiên cảm thấy không hồ hởi vì cãi cọ với các con chiên khác. Do đó các tín đồ tìm kiếm nơi khác để học tập về tâm linh. Gia đình anh em ban bè cãi nhau vì chính trị huống chi con chiên của chúa trong nhà thờ. Ông nuôi ong trong vườn mình đi nhà thờ nào ở dưới San Diego, ông mục sư nói gì về chính trị rồi ông ta nhắc lại cho mình. Dân tình càng ngày càng cá nhân hóa trong khi nhà thờ rất bảo thủ. Không cho phá thai mà dạo này ở bên tiểu bang Arizona họ cấm phá thai khiến mấy bà xuống đường kêu gào tự do sử dụng cái mu của họ đủ trò. 


Họ không biết là ở thế kỷ trước, sau đệ nhị thế chiến, các quốc gia thân tây phương đều theo chế độ, đẻ ít làm nhiều để tăng gia sản suất, phát triển kinh tế nên họ mới ra chiêu bài ngừa thai, phá thai, giải phóng phụ nữ. Ở các nước độc tài thì họ bắt theo chế độ 1 con, bắt phá thai đủ trò. Ảnh hưởng của ngừa thai đã khiến cả thế giới bị thiếu hụt dân số, không biết tương lai ai đi làm để nuôi đám về già. Ở Trung Cộng, hồi trước, hai vợ chồng, ông bà ngoại ông bà nội đi làm để nuôi một đứa bé, nay đứa bé lớn lên phải nuôi lại 6 người và con của họ. Ngày nay, tây phương thiếu dân số nên họ lại quyết định cấm phá thai. Còn tự do bú xua la mua thì cứ mơ suốt một đời.


Ngoài ra, kỹ thuật đã thay đổi cách sống của con người. Xưa kia người dân trong làng, trong phố đi nhà thờ để gặp gỡ thân hữu, nói chuyện. Ngày nay với Internet, người ta không cần phải đến nhà thờ để ụ họp mà lên mạng câu view lai chim, đủ trò. Chúng ta có thể nói chuyện hay than gia một cuộc phát sóng mà khắp thế giới người ta có thể xem trực tiếp.


Năm ngoái mình thăm viếng các nước hồi giáo thì khám phá ra một giai cấp lãnh đạo tôn giáo, được cử đi học tại các trường tôn giáo, rồi sau khi học xong trở về làng hay thành phố của mình thì sẽ được làm quan về tâm linh, quyền uy rất cao, giàu sang nên họ ra sức để củng cố quyền lợi giai cấp của họ. Xem ra thì tôn giáo nào cũng tìm cách củng cố quyền lợi của giới lãnh đạo tinh thần.

Từ ngày mình mua cái vườn bơ thì để ý đến thiên nhiên rất nhiều. Ngày nào cũng xem tin tức thời tiết, gia nhập các ứng dụng về thời tiết ở Cali để xem mưa thuận gió hoà. Mới hiểu lý do khi xưa người ta thờ thần thờ đủ thứ vì họ không biết khi nào mưa gió, bão tố đến hay hạn hán. Mình dùng các ứng dụng để xem để tưới vườn nên muốn có trời mưa nhưng không lo ngại lắm về hạn hán tại California vì sử dụng nước của thành phố thay vì suối hay sông hồ. Ở Peru hay Mễ tây Cơ nghe nói hạn hán, các nhà nông giàu có, họ làm các chương trình thuỷ lợi, hút hết nước của dòng sông khiến cạn queo cho những người nông dân nhỏ hơn. Mà mỗi cây bơ trung bình cần 275 gallons nước mỗi tuần.


Nếu không có những tin tức qua các ứng dụng thì chắc mình cũng phải cầu nguyện thượng đế tè mỗi ngày cho mình khỏi tưới nước, đỡ tốn tiền nước. Hôm trước, gặp anh bà con, hỏi về bạn thân anh ta cũng là bác sĩ, về hưu từ Virginia sang Cali, mua một cái vườn bơ, rồi vài năm sau ôm đầu máu bỏ chạy qua Las Vegas ở. Lý do là tiền nước rất cao, lại hạn hán mấy năm trời không mưa. Giá bơ thì bán theo thị trường Mễ tây cơ nên rất hạ. Lỗ học gạch. Mình may là dùng nước của thành phố giảm cho mình 50% nhưng cũng làm mình xất bấc xang bang. Mỗi tháng $4,000 tiền nước. Chỉ ráng kiếm đủ sở hụi, đợi ngày bán căn vườn.


Trong nổi khốn cùng, người ta chỉ biết quay về cầu nguyện ơn trên, thượng đế giúp họ. Có chị bạn học cũ với đồng chí gái, kể là chở ông chồng lên Los Angeles khám tim. Đang đợi bác sĩ khám thì bổng nhiên anh chồng lăn ra xỉu khiến chị bạn chới với. Chị ta cầu nguyện khấn phật đủ trò nhưng ông chồng, ngoan cố nằm ngay đơ nên quay qua cầu nguyện Chúa thì đùng một cái anh chồng tỉnh dậy. Y tá đẩy vào phòng mổ để bác sĩ mổ tim. Xong xuôi về nhà, nhận được cái biên lai của nhà thương hơn 1 triệu đô khiến chị ta đứng tim. Cầu nguyện thượng đế mỗi ngày thì may quá bảo hiểm đền. Từ đó vợ chồng chị ta trở về đạo không làm đứa con hoang đàng nữa. Mỗi lần gặp bạn bè là chị ta cứ kêu mọi người trở về đạo khiến một số không dám gặp vợ chồng chị ta lại.

Theo báo cáo của 2021 Pew Research Center thì 29% người sống tại Hoa Kỳ tự xưng là không tham gia tôn giáo nào cả, 6% theo các tôn giáo khác ngoài thiên chúa giáo như Phật Giáo, Hồi gIáo, Ấn Độ Giáo... Người tự nhận là con chiên thiên chúa giáo có đến 63% vào năm 2021, 10 năm trước (75%). Người thiên chúa giáo cho biết là ít cầu nguyện hàng ngày như bố mẹ họ khi xưa. Khi mình mới sang Tây, mỗi lần ăn cơm ở nhà bạn bè tây đầm thì gia đình họ đều đọc kinh trước khi ăn cơm, cảm ơn Thiên Chúa đã cho bữa cơm hằng ngày. Ngày nay, trước khi ăn cơm người ta cũng đọc kinh cầu nguyện thần iPhone, bằng cách chụp hình các món ăn, tải lên mạng để cho dân cư mạng biết là họ đang ăn cơm. Con xin cầu nguyện thần Facebook đừng cấm tấm ảnh này của con không vi phạm gì các điều lệ của cộng đồng. Chán Mớ Đời 


Mình có mấy ông anh vợ lấy vợ thiên chúa giáo nhưng không đi nhà thờ mà mấy bà chị dâu cũng ít khi đi ngoại trừ những ngày lễ lớn. Con cháu thì miễn bàn. Ngược lại chúng nói chuyện về sự tàn phá môi trường bú xua la mua nhưng cứ thấy chúng đều cầm ly nhựa của Starbuck. Chán Mớ Đời 


Nhiều người cho rằng lý do họ không tham gia các sinh hoạt nhà thờ vì tiền. Cứ mỗi lần đi lễ xong thì phải cho tiền, cúng dường cho nhà thờ. Họ tự đặt câu hỏi không biết số tiền này dùng để làm gì, phải cho bao nhiêu mới là đủ khiến họ cảm thấy bị ép buộc cho, làm tiền nên bỏ nhà thờ. Có nhiều người Mỹ kể cho mình là họ cho 10% lợi tức hàng năm cho nhà thờ. Nhà thờ tự động rút 10% tiền lương của họ mỗi hai tuần. Thật ra là gần 20% tiền lương vì họ phải đóng thuế 48% tước khi cúng nhà thờ.

Theo nghiên cứu thì tiền cúng nhà thờ năm 2021 là 135 tỷ đô la, xin nhắc lại $135 “tỷ” mỹ kim. Họ cho rằng nhà thờ nên chú tâm vào các sinh hoạt tôn giáo thay vì tiền bạc. Theo mình tôn giáo là một kỹ nghệ hái được nhiều tiền. Vì được miễn thuế. Ở vùng này có một nhà thờ kiếng do một ông mục sư người Mỹ tên Robert Schuler rất giỏi, mình có đọc cuốn sách của ông ta với câu nổi tiếng “tough time never last, tough people do”. Ông ta xây dựng một nhà thờ kính nổi tiếng khi mình còn sinh viên. Lần đầu tiên ghé Bolsa là mình chạy ra đây xem. Khi ông ta về hưu, truyền ngôi cho ông con. Ông thần này tự trả lương cho mình là 2, 3 triệu một năm và cô thư ký gần 1 triệu đô nên giáo dân Chán Mớ Đời bỏ đi nên phải bán nhà thờ và giáo dân công giáo người Việt mua lại. Theo mình thì nhà thờ này mà vào mùa hè là tốn tiền trả tiền điện cho máy điều hoà mệt thở còn mùa đông thì tiền sưởi cũng mệt thở. Nhưng có giáo dân trả nên cũng không lo.


Ngoài ra có những người chưa rời bỏ nhà thờ nhưng không đến nhà thờ. Họ chỉ cần nhấn nút là có thể thấy mục sư làm lễ tại nhà thờ được truyền hình trực tiếp. Họ thấy dễ dàng, khỏi mất thời gian di chuyển. Muốn cho tiền thì gửi còn không muốn cho thì không có người ngồi kế bên nhìn họ như ngầm hỏi sao cho ít vậy. Lúc mới sang Hoa Kỳ, mình rất ngạc nhiên là thấy nhà thờ giảng đạo trên truyền hình, 24/24 để cho ai đi làm khuya thì nghe giảng vào buổi sáng hay ngược lại. Muốn nghe giờ nào thì nghe. Chạy trên xa lộ 405, có chạy ngang khu vực nhà thờ này. Nghe nói người ta cho tiền nhiều lắm. Hình như có thời gian bị kiện tụng gì đó. Đi nhà thờ vài lần, mình thấy họ chuyền cái giỏ cúng tiền qua cho người ngồi bên cạnh. Có lần viếng thăm xứ Bỉ, mình có hỏi chị vợ anh bạn lý do không đi nhà thờ, chị ta kêu là đi nhà thờ thấy mấy bà ăn bận như đi dạ vũ, khoe khoang nên không muốn đi, tham dự trò chơi này.


Thường nhà thờ có thời khoá biểu nhất định nhưng không phù hợp với đời sống hiện đại khi mọi người đều bận rộn với công việc, trung bình người Mỹ làm việc mỗi tuần 43 tiếng nên cuối tuần họ chú tâm vào các sinh hoạt ngoại khoá của con cái vào cuối tuần. Ngày nay, chúng ta có thể đọc hay nghe thánh kinh tân ước hay cựu ước trên điện thoại thông minh hay vào gú gồ.

Cách đây 500 năm, ông Gutenberg đã phát minh ra máy in, đã giúp thay đổi nhà thờ qua in ấn các đòi hỏi của ông Luther đã thay đổi nhà thờ thiên chúa giáo ở phương tây. Ngày nay, với Internet và trí tuệ thông minh, người Mỹ thường chỉ trích nhà thờ chỉ lo bề ngoài mà không chú trọng đến bề sâu của vấn đề, đời sống ngày nay với những áp lực khó khăn. Điều đáng chú ý là càng ngày người Mỹ càng xa lánh nhà thờ nhưng người Mỹ bị bệnh về tâm lý lại gia tăng và nghiện thuốc an thần càng nhiều. Có phải tôn giáo giúp cân bằng tinh thần cho người bình thường. Khi chúng ta đau khổ nếu hướng về một đấng tối cao nào đó để cầu nguyện, có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn như cha ông chúng ta khi xưa ở trong các tỉnh nhỏ, chỉ biết tìm đến nhà thờ để cầu nguyện. Khi cầu nguyện giúp chúng ta có niềm tin là đáng tạo hoá sẽ giúp chúng ta vượt qua gian khó hiện tại.


Có nhiều người cho rằng họ không phải vô thần mà mong muốn tìm kiếm giải đáp tâm linh ở một tôn giáo khác, có thể đáp lại những suy nghĩ, câu hỏi của họ. Chúng ta thấy người tây phương tìm về phương đông, học tập yoga, phật học,.. khi xưa, không có Internet, con người không di chuyển nhiều nên chỉ biết những gì xung quanh họ. Nay với Internet, người ta có thể du lịch tìm đến những nơi xa xăm, giúp họ trải nghiệm môi trường khác, khiến họ phải suy nghĩ lại đời sống của họ. Nhìn lại mình thấy chuyến đi của ban nhạc The Beatles khi xưa tại Ấn Độ đã giúp giới trẻ tây phương tìm về phương đông khác với các cố đạo đi khắp nơi để truyền giáo. Có lẻ cuốn sách gây nhiều ảnh hưởng do ông Hermann Hesse viết thái tử Siddharta.


Mình không hiểu lý do, chỉ nhớ là khi mình đọc nghiên cứu về Phật Giáo để vẽ ngôi chùa ở Connecticut thì khi đọc sách việt ngữ thì mình không hiểu gì cả nhưng khi tìm đọc tài liệu bằng ganh ngữ hay pháp ngữ thì lại hiểu. Ai hiểu vụ này thì cho em xin. Em chỉ đoán là quen đọc sách của người Pháp nên đầu óc chỉ hiểu theo cách suy luận của người Pháp đã dạy còn tiếng Việt thì lờ mờ. Chán Mớ Đời 


Cứ tưởng tượng một người ở Nghệ An, Quảng Bình bị quan tham chế độ phong kiến hà hiếp bao nhiêu năm, bổng nhiên có một ông da trắng đến ở chung, học tiếng Việt rồi rao giảng về một đấng tối cao, xem mọi người đều là bình đẳng, không có giai cấp, chủng tộc gì cả. Khi chết sẽ được về thiên quốc thay vì đầu thai làm con gà con heo,..


Có lần nói chuyện với một chị gốc Nam Hàn, chị ta cho rằng lý do chị ta trở về đạo thay vì theo phật giáo như bố mẹ. Chị cho rằng văn hoá triều tiên kiểu chồng chúa vợ tôi khiến chị ta không tin vào phật giáo, kêu nào là kiếp trước chị ta có nợ với ông chồng nên đời này phải trả là không đúng. Á châu thì như vậy nhưng tây phương cũng có vấn đề về niềm tin tôn giáo nên cũng bị khủng hoảng về mặt tâm linh. Họ lại tìm về Phật giáo nguyên thuỷ chớ không phải phật giáo đã được nung nấu, biến dạng bởi các nền văn hoá khác như trung hoa, Triều Tiên, Việt Nam,…


Đa số xem phần tâm linh là một cuộc hành trình cá nhân riêng tư, không dính dáng gì đến người khác. Họ tìm về thiền học, suy tư về đời sống cá nhân như Descartes đã nói: “tôi tư duy nên tôi hiện hữu”. Ngoài ra có một một số người thuộc loại chuyển đổi giới tính không được nhà thờ chấp nhận sự ước muốn giới tính của họ tạo nhiều vấn đề xã hội và cá nhân. Nếu nhà thờ chấp nhận đồng tính luyến ái thì tương lai sẽ ít có con chiên vì giới này ít muốn sản xuất con cái. Đi ngược lại nhưng điều răn của nhà thờ từ mấy ngàn năm qua.


Mình nhớ khi công chúa Carolina của Monaco muốn ly dị thì nhà thờ Vatican không cho phép nhưng ngày nay mình thấy vợ chồng theo công giáo bỏ nhau như thay áo. Qua Hoa Kỳ thì càng kinh hoàng vì có người ly dị đến 2,4 lần. Trò chơi hôn nhân nếu chán thì nhấn nút reset. Làm lại thay vì tiếp tục lời hứa khi cưới nhau là đồng tâm chịu khổ chịu cực vui buồn bên nhau. 


Ngoài ra có vài lãnh đạo tinh thần của nhà thờ đã tạo dựng các xì căn đan. Nghe nói có một ông sư nào ở Bolsa bị các cô gia đình phật tử xưa, kiện ra toà vì sách nhiễu tình dục của họ khi còn bé. Khi xưa, ở New York, gia đình phật tử ở COnnecticut mời mình vẽ ngôi chùa cho họ trên một ngọn đồi khá đẹp. Lễ đặt chân móng có nhiều vị thượng toạ, đại đức khắp Hoa Kỳ bay về dự. Một tháng sau mình lên chùa, không thấy thầy trù trì, hỏi ra thì họ cho biết thầy kêu có lỗi với đạo nên đã cuốn gói ra đi. Nhà thờ cũng bị kiện đền mệt thở, phải bán tài sản để trả. Người ta đặt câu hỏi lý do nhà thờ Để những vụ này xẩy ra lâu ngày. Mình có xem một phim tài liệu về xứ ba tây. Có một cố đạo rất giỏi gây quỹ cho nhà thờ và có tội ấu dâm nhưng nhà thờ làm ngơ vì cần tiền của ông ta.


Nói chung ngày nay, con người rất thiên về cá nhân hơn là cộng đồng như xưa. Họ không muốn làm mọi thứ với cộng đồng. Họ thích sống riêng rẻ, họ muốn tìm hiểu về tâm linh cho chính họ thay vì chạy theo đám đông. Ai nấy đều có một điện thoại nên họ tự tạo cho họ một thế giới riêng, ưa thích sống theo ý họ thay vì phải chịu dựng những người xung quanh, trong môi trường của họ đang sinh sống. 


Theo thăm dò thì đa số các người Mỹ sinh trước năm 1946 đi nhà thờ đều đặn còn người trẻ hơn thì ít. Họ kết luận nhà thờ cố bám vào quá khứ không thay đổi, cập Nhật hoá theo đời sống ngày nay. Hình như đức giáo hoàng đang thay đổi cho phụ nữ có thể giảng đạo. Nhà thờ tin lành có nữ mục sư giảng đạo rồi.

Từ 100 năm qua, cuộc sống đã thay đổi quá nhanh chóng với tốc độ của kỹ thuật nên con người không chịu sinh hoạt trong khuông khổ nhà thờ quá cổ điển.


Thay vì gõ đầu trẻ bắt học tập giáo lý, các bậc phụ huynh muốn nhà thờ sinh hoạt vui vẻ để lôi kéo giới trẻ. Làm sao để giới trẻ bỏ chơi game để đi nhà thờ, phải có những sinh hoạt vui nhộn, cộng đồng hiện đại thay vì cứ quỳ lạy chúa trên trời cho con lấy được người con thương để lấy rồi nó bắt con làm ô sin cho nó.


Ngày nay, cá nhân chủ nghĩa khiến con người không muốn làm theo người khác, họ muốn tìm hiểu về cá nhân điển hình như chọn giới tính thay vì được cộng đồng gán cho họ là phụ nữ hay đàn ông. Cali ra luật phải giảng dạy trẻ em tại tiểu học về giới tính và quyền quyết định lựa chọn. Người ta chú tâm đến chính mình. Khẩu hiệu của 3 chàng ngự lâm pháo thủ đã trở thành vô nghĩa, không được ưa chuộng ngày nay. Quân đội Hoa Kỳ đóng quân trên 773 căn cứ khắp thế giới, có vấn đề tuyển quân vì giới trẻ không muốn tình nguyện. Vào quân đội Hoa Kỳ ngày nay chúng ta thấy rất nhiều người di dân lậu để được thẻ xanh và hợp thức hoá tình trạnh nhập cư của gia đình họ.


 Cứ xem thiên hạ làm đủ cách để được người ta chú ý đến mình trong khi vào nhà thờ thì ai cũng gần như nhau, nhà thờ thì chú tâm vào tìm thêm con chiên thay vì chú tâm chăm sóc vào mỗi cá nhân. Điển hình, mình được bầu làm phó chi đó trong hội Toastmasters, mình phải chụp hình buổi họp rồi bỏ lên mạng của hội để hội viên chia sẻ với họ hàng bạn bè họ. Không hiểu sao nhưng từ 1 năm qua, số người tham dự hội gia tăng gấp 3 lần, phải kê thêm bàn. Người mới đến, phải tiếp đón họ cho họ cảm thấy không khí vui vẻ, không chia rẽ chính trị, đủ trò. Họ tham gia mà không có ai nói chuyện này nọ, cảm thấy lạc lõng thì sẽ bỏ đi.


Hôm nay đi ăn cơm với anh bạn. Anh ta có hùn hạp làm công ty taxi bên Maui. Cứ nói sang thăm anh ta vì 6 năm không gặp. Đùng một cái đảo này bị cháy. Anh ta đành dọn về cali nghỉ hưu luôn. Anh ta kể các thuyền đậu ở bến bị nổ cháy, xăng cháy trên nước, nhiều người nhảy xuống nước thì xăng cháy lan rộng giết họ luôn. Nghe nói có đến hơn 800 người mất tích. Kinh. Đặc biệt là có mấy nhà thờ không bị cháy dù xung quanh bị thiêu rụi. Anh ta kêu là trời đốt. Gió thổi mạnh, vùng này bị khô vì không mưa, dây điện ngã, chạm nhau nổ cháy lan với gió thổi 80 dậm một giờ. Anh ta dậy đi làm nhưng nghe đồn g nghiệp kêu là kẹt xe, xuống không được, còn mấy người kia, xe kẹt, không có chỗ quay đầu nên xe cháy rụi hết. Ông đầu máu chạy sống sống. Điểm lạ là nhà thờ không bị cháy. Mình tìm treen mạng thì kỳ lạ 

 https://www.newsnationnow.com/religion/incredible-miracle-maui-church-unscathed-fire/

Còn tiếp


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn