Cầu Cũ Ponte Vecchio

Daọ này bổng nhiên thích đọc tài liệu về kiến trúc. Khi xưa học để thi. Thi xong thì trả lại cho thầy hết. Nay mình tham gia các nhóm bên Ý Đại Lợi và pháp để xem họ nói về các đi tích lịch sử của Âu châu. Có điểm lạ là những nơi mình đã đến và vẽ thì khi xem hình là nhận ra ngay còn không thì như bò đội nón. 

  Hôm qua xem trên Nhóm người bạn Ý Đại Lợi thấy tấm ảnh của chiếc cầu cũ của thành phố Firenze mà mình đã có lần vẽ nhiều ngày tại đây nên ghi lại đây vài chi tiết để ai có dịp viếng thăm dễ cảm nhận cái vẻ đẹp của nó. Tấm ảnh năm 1944, cho biết là quân đội đức rút lui, tính tới tính lui không giật xập chiếc cầu này nhằm làm chậm sự di chuyển của quân đội Mỹ. Còn tấm ảnh năm 2025, xem như 80 năm sau.

 Lần trước về Firenze với đồng chí gái thì thấy một cặp vợ chồng nam Hàn mới cưới đến đây chụp hình bận áo cưới với phó nhòm chuyên nghiệp. Cho thấy dân Á châu phải đến đây để chụp hình cưới. Đồng chí gái và mình chụp cưới ở Huntington Beach là thấy khá tốn tiền rồi. Đây họ bay tới Ý Đại Lợi để chụp ảnh cưới, hy vọng họ sống đến bạc đầu vì một ngày cưới vợ, một đời trả nợ mà bỏ nhau giữa đường thì ai trả nợ.

Tết vừa rồi về Hội An thì thất kinh vì Chùa Cầu ở đây được tô son điểm phấn lại trong cuộc trùng tu vừa qua. Chỉ biết lắc đầu. 

Mình nghĩ khi quân Đức quốc xã rút lui không làm xập chiếc cầu này vì xe cộ khó đi chuyển vì có nhiều hàng quán nếu không thì đã banh ta lông


Ponte Vecchio (“Cầu Cũ”) ở Florence, Ý, là một trong những cây cầu mang tính biểu tượng và lịch sử nhất trên thế giới, bắc qua sông Arno tại điểm hẹp nhất. Ai đến Firenze thì chịu khó leo lên cái đồi đối diện thành phố, nhìn xuống con sông này và toàn thành phố. Rất đẹp. Mình có ngồi đây vẽ mấy ngày. Kiến trúc của nó là sự kết hợp tuyệt vời giữa kỹ thuật thời Trung cổ, sáng tạo thẩm mỹ và thiết kế đô thị thực tiễn. Được xây dựng vào năm 1345, đây là một trong những ví dụ sớm nhất về cầu vòm phân đoạn bằng đá, thể hiện các kỹ thuật kết cấu mới vào thời điểm đó. Thường chúng ta thấy các cầu được xây vòm nữa vòng tròn, từ thời la-mã, đây bán nguyệt nhưng ngắn. Cho nên sử dụng vòm phân đoạn kéo dài ra, giúp tránh tai nạn khi tàu chạy ngang nhất là khi nước chảy xiết.


“Cầu Cũ” là nghĩa đen của Ponte Vecchio theo tiếng Ý Đại Lợi. Khi viếng Firenze lầu đầu tiên, mình đến đây vẽ. Nghe Ponte Vecchio rất lạ tai như “Cầu Mới” (pont neuf) ở Paris nhưng khi mình nghĩ theo tiếng Ý hay tiếng Pháp thì thấy xoàng quá. Hay có thể gọi “Cổ Kiều” (ponte vecchio) hoặc Tân Kiều (pont neuf ) nghe có vẻ tàu tàu 1 chút. :)

Mình có ngồi chỗ này vẽ mấy tấm tranh. Bán hết

Vào thế kỷ 14, việc xây cầu ở châu Âu đang chuyển từ các cấu trúc gỗ sang các công trình đá bền vững hơn. Lũ lụt thường xuyên của sông Arno đòi hỏi một thiết kế chắc chắn để thay thế các cây cầu trước đó bị phá hủy vào các năm 1117 và 1333.

Cầu được cho là do Taddeo Gaddi, học trò của Giotto, thiết kế, mặc dù một số nguồn cho biết Neri di Fioravante có thể là kiến trúc sư. Thời đó, kiến trúc sư, kiêm luôn hoạ sĩ, điêu khắc gia, không phân biệt như ngày nay. Kiểu nhạc sĩ phải biết hát, đánh đàn, viết nhạc,..

Cận cảnh của cầu, dính tòn teng mấy căn nhà ở được xây cao đến 3 tầng trên chiếc cầu. Giữa cầu có một quảng trường nhỏ, rất dễ thương. Nếu hên thì du khách sẽ thấy mấy nghệ nhân chơi nhạc ở đây hay vẽ hí hoạ cho du khách. Khi xưa, khi mấy người ở trên cầu đi vệ sinh chắc như cá tra ở Việt Nam. Nay thì chắc họ làm ống cống kéo vào trong bờ.

Các đặc điểm kiến trúc chính

Vòm phân đoạn:

 Ponte Vecchio có ba vòm phân đoạn, một sự khác biệt lớn so với các vòm bán nguyệt kiểu La Mã phổ biến trong các cây cầu Trung cổ trước đó. Vòm phân đoạn có đường cong phẳng hơn, cho phép nhịp rộng hơn và chiều cao thấp hơn, giảm sử dụng vật liệu và tăng cường độ ổn định trước dòng sông.

Vòm trung tâm có nhịp khoảng 30 mét (98 feet), trong khi hai vòm bên mỗi nhịp khoảng 27 mét (89 feet). Hồ sơ thấp của các vòm tạo nên hình dáng thanh thoát đặc trưng của cầu và giảm thiểu cản trở dòng chảy sông, giảm thiệt hại do lũ lụt.

Việc sử dụng vòm phân đoạn là một bước tiến tiên phong vào thời điểm đó và đã ảnh hưởng đến các thiết kế cầu sau này trên khắp châu Âu. Thiết kế này phân bổ trọng lượng hiệu quả hơn, cho phép cầu chịu được tải trọng lớn từ các cửa hàng và người đi bộ.

Cầu được xây chủ yếu bằng pietra forte, một loại đá sa thạch chắc chắn được khai thác từ các ngọn đồi quanh Florence. Vật liệu này được chọn vì độ bền và khả năng chống chịu thời tiết, rất quan trọng để chịu đựng các trận lũ của sông Arno. Thật ra thì có đá nào tại địa phương thì dùng chớ dạo ấy đâu ai có máy để đo tính như ngày nay.

Công trình đá được đặc trưng bởi các khối đá thô, được đẽo gọt thô sơ, điển hình của kiến trúc Trung cổ Florence. Các vòm được chống bởi các trụ cầu dày với các mũi cắt nước hình tam giác (phần nhọn) giúp giảm sức cản của nước và bảo vệ khỏi mảnh vỡ trong lũ. Một mặt để tàu không ủi nhầm vào đây, nếu đụng thì sẽ bị lệch qua một bên.


Một đặc điểm nổi bật của Ponte Vecchio, tương tự cầu Rialto ở Venezia là hàng cửa hàng được xây trực tiếp trên cầu, nhô ra hai bên sông. Đây là giải pháp thực tiễn để tối đa hóa không gian đô thị trong Florence thời Trung cổ đông đúc. Các cửa hàng được chống bởi các dầm gỗ và giá đỡ, tạo hiệu ứng nhô ra. Thí dụ: cầu Ông Đạo Đà Lạt, biến thành chỗ đi bộ. Người Đà Lạt có thể xây các cửa hàng trên cầu, để che dấu toà thị chính, cực xấu mới được xây bằng kính to đùng ở đường hÙng Vương khi xưa.

Ban đầu, các cửa hàng có thiết kế đồng nhất, với mặt tiền mở hướng ra lối đi trung tâm. Theo thời gian, các sửa đổi đã dẫn đến vẻ ngoài hiện nay hơi không đều, mang tính chất đẹp như tranh vẽ, với một số cửa hàng nhô xa hơn ra sông.

Phần trung tâm của cầu mở ra thành một “quảng trường” ngoài trời nhỏ, nơi các hàng cửa hàng bị gián đoạn, mang lại tầm nhìn toàn cảnh sông Arno. Không gian này tăng cường sức hấp dẫn thẩm mỹ và chức năng của cầu như một điểm tụ họp công cộng.

Mấy cửa sổ của mấy tiệm trên cầu. Thấy mũi nhọn bằng đá của chân móng để tránh tàu đụng vào móng, sẽ lệch qua một bên. Họ dùng các thanh gỗ tốt và chắc để làm corbeaux để chống đỡ sàn của mấy căn phố nhô ra ngoài cầu.

Hành lang Vasari (1565):

Được thiết kế bởi Giorgio Vasari cho Cosimo I de’ Medici, Hành lang Vasari là một lối đi kín, nâng cao chạy dọc theo phía đông của cầu, phía trên các cửa hàng. Nó kết nối Phòng triển lãm Uffizi với Palazzo Pitti, cho phép gia đình Medici di chuyển riêng tư qua thành phố. Xin nhắc là dòng họ Medici từng làm bá quyền ở vùng Toscana này, một trong những gia đình giúp dẫy lên nền Phục Hưng của Ý Đại Lợi. Ở La-Mã thì dòng họ Borghese (Bourgeois) từ đó người Pháp dùng từ này để nói đến những giai cấp quý phái.

Hành lang được chống giữ bởi các giá đỡ đá và tích hợp liền mạch với cấu trúc Trung cổ của cầu. Các cửa sổ hình chữ nhật nhỏ cung cấp ánh sáng đồng thời duy trì sự riêng tư. Việc bổ sung hành lang làm thay đổi nhẹ sự đối xứng của cầu nhưng tăng cường ý nghĩa lịch sử và kiến trúc của nó qua năm tháng.

Được xây dựng chỉ trong năm tháng, hành lang thể hiện hiệu quả và độ chính xác kỹ thuật thời Phục hưng, tương phản với thẩm mỹ Trung cổ thô ráp hơn của cầu.

Thật ra chỉ có tàu nhỏ hay phà đi ngang thôi; thoạt đầu chỉ có dãy nhà cao với 3 cái vòm được xây nhưng từ từ, dân tình nới thêm tuỳ theo nhu cầu, điều kiện sinh sống nên ngày nay có hình thức bề ngoại khá ấn tượng. Nhưng xét về kiến trúc thì Chán Mớ Đời 

 Hai trụ cầu lớn của các vòm được nhúng sâu vào lòng sông, giúp ổn định trước dòng chảy mạnh của Arno khi mùa Xuân, tuyết tan chảy về. Các mũi cắt nước hình tam giác của trụ được thiết kế để làm lệch hướng nước và mảnh vỡ, một đặc điểm thực tiễn đã giúp cầu sống sót qua nhiều thế kỷ lũ lụt.

Kỹ thuật móng chính xác không được ghi chép đầy đủ, nhưng có khả năng liên quan đến các cọc gỗ đóng vào lòng sông, một phương pháp phổ biến thời Trung cổ ở các môi trường ngập nước như Florence. Mình có kể về thành phố trên biển venezia tương tự họ đóng cọc xuống dưới nước sâu và trét bùn để tạo nền móng cho các dãy nhà bên trên.


Kiến trúc của Ponte Vecchio vừa thực dụng vừa nổi bật về mặt thị giác. Các vòm thấp, uốn lượn tạo ra một khung cảnh hài hòa, hòa quyện với các đường cong tự nhiên của sông Arno. Mình không nhớ bên bồi bên lở của dòng sông vì khi xưa không để ý lắm. Chỉ sau này đi chơi mấy dòng sông mới để ý đến mấy điều kiện này để hiểu thêm về sự phát triển của các thành phố Âu châu. Công trình đá thô ráp và các mặt tiền cửa hàng không đều mang lại nét đặc trưng Trung cổ, trong khi Hành lang Vasari bổ sung sự tinh tế thời Phục hưng.


 Cầu được thiết kế như một cấu trúc đa chức năng, vừa là lối qua sông, trung tâm thương mại, và sau này là lối đi riêng cho gia đình Medici. Việc tích hợp các cửa hàng tối đa hóa việc sử dụng không gian kinh tế, trong khi phần trung tâm mở rộng hỗ trợ giao thông người đi bộ và tương tác xã hội. Cứ tưởng tượng chiếc cầu hình chữ K của chợ Đà Lạt, nếu họ cho làm nhưng cửa hàng thì có lể sống động hơn. Nhất ngày nay họ dành phố đi bộ vào cuối tuần.

Trên cầu nay thì du khách khá đông. 45 năm về trước khi mình viếng thăm lần đầu thì ít du khách nay thì người đi như cá mòi Sumaco.

Các vòm phân đoạn và trụ cầu đã giúp Ponte Vecchio chịu đựng nhiều trận lũ, bao gồm trận lũ thảm khốc ở Florence năm 1966, gây thiệt hại nhưng không phá hủy cầu. Sự nhìn xa kỹ thuật của nó được thể hiện qua tuổi thọ lâu dài. Theo thời gian phù sa được cuốn về giúp chân cầu chắc thêm. Không có cát tặc nên vẫn tồn tại đến ngày nay.

Thiết kế vòm phân đoạn của Ponte Vecchio đã ảnh hưởng đến các cây cầu sau này ở châu Âu, chẳng hạn như Ponte Santa Trinita ở Florence (xây dựng năm 1567–1569), đã tinh chỉnh thêm khái niệm này.


Qua nhiều thế kỷ, cầu đã trải qua các sửa chữa, trùng tu đặc biệt là sau các trận lũ. Trận lũ năm 1966 đã thúc đẩy việc phục hồi lớn cho các cửa hàng và lan can, nhưng cấu trúc cốt lõi vẫn nguyên vẹn. Nếu đến đây, các bờ tường bên sông đều làm bằng đá để phòng ngập lụt.

Là một phần của Di sản Thế giới UNESCO tại trung tâm lịch sử Florence, Ponte Vecchio được duy trì cẩn thận. Các nỗ lực tập trung vào việc bảo tồn nét đặc trưng Trung cổ của nó đồng thời giải quyết sự hao mòn từ du lịch và các yếu tố môi trường. Việc gắn “khóa tình yêu” lên lan can đã bị hạn chế để tránh hư hại kết cấu.

Toàn tiệm đắt tiền không


Kiến trúc của Ponte Vecchio là minh chứng cho sự khéo léo thời Trung cổ, kết hợp kỹ thuật thực tiễn với chức năng đô thị. Các vòm phân đoạn của nó là một sáng tạo táo bạo, và sự tích hợp giữa không gian thương mại và không gian dành cho giới tinh hoa phản ánh lịch sử xã hội năng động của Florence. Cầu vẫn là một kiệt tác của kỹ thuật dân dụng thời Trung cổ, được ngưỡng mộ vì cả sự bền bỉ về kết cấu lẫn vẻ đẹp như tranh vẽ. Lần chót về đây, đồng chí gái cứ bắt chụp hình nụ cười toả nắng và để cô nàng đi xem quần áo, thêm du khách đông như quân Nguyên nên mất vẻ đẹp mà mình nhận thấy cách đây 45 năm về trước. Chúc các bác cuối tuần vui vẻ bên người thân.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cái kết của các điệp viên trong chiến tranh


Trong cuộc nội chiến vừa qua, có nhiều điệp viên của hai bên được giải mả như các ông nằm trong phủ tổng thống Việt Nam Cộng Hoà, các nhà nằm vùng. Có lẻ người được Hà Nội cài đặt nổi tiếng nhất là thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. Một nhà báo, được Hà Nội cho qua Hoa Kỳ học hai năm rồi về Sàigòn, làm việc cho cơ quan báo chí nhất là của Hoa Kỳ nên sau chiến tranh, người Mỹ đều bật ngửa khi Hà Nội phong chức ông này thiếu tướng tình báo.

Ông Phạm Xuân Ẩn, điệp viên của Hà Nội, sau được phong chứ thiếu tướng

Một ông khác tên Phạm CHuyên, bí danh là Ares được Hoa Kỳ thả ra Bắc. Là điệp viên nhị trùng (mình có kể rồi). Do Hà Nội đưa vào nam để được Việt Nam Cộng Hoà tuyển vào các toán biệt kích rồi thả ra Bắc móc nối người dân chống đối Hà Nội như CIA từng làm với các biệt kích của Đài Loan, huấn luyện rồi cho xâm nhập vào Trung Cộng. Mấy vụ nhảy toán ở Trung Cộng đều thất bại vì cách kiểm soát lương thực, hộ khẩu của Trung Cộng không có kẻ hở. Theo tài liệu thì tất cả đều được thả dù, hay đổ bộ đường biển đều bị bắt hết ngoài trừ bí danh Ares. Thế nên CIA phải dựa vào ông này để có thêm tin tức. Tốn khá nhiều hàng hóa được thả dù suốt 10 năm trời trước khi CIA test lại và quyết định bỏ luôn, đánh dấu việc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà sau hiệp định Paris.

Phạm Chuyên, gián điệp nhị trùng khiến nhiều toán biệt kích bị bắt khi xâm nhập vào Bắc Việt

Năm 1954, khi mấy nước lớn họp mặt tại Genevre, Thuỵ Sĩ, bàn bạc chia đôi Việt Nam như Đức quốc và Đại Hàn trước đây. Chả thèm hỏi đại diện Việt Nam có đồng ý hay không. Ngoại trưởng Trần Văn Đổ có kể là một hôm, tối ông Phạm Văn Đồng, đại diện phe Việt Minh, gọi điện thoại ở khách sạn, cho biết là phái đoàn Liên Xô đã cho biết là ngày mai, sẽ chia đôi Việt Nam. Ông Đổ sau này làm ngoại trưởng cho miền nam, đề nghị ông Đồng, hai phái đoàn người Việt họp nhau để bàn mai sẽ nói gì này nọ. Nhưng ngày mai chả được hỏi gì cả. Mấy nước như Hoa Kỳ và cộng sản kêu chia đôi. Họ nhìn bản đồ thấy vĩ tuyến 17 có con sông Bến Hải ngăn nên dùng đó là nơi ranh giới cho 2 miền nam Bắc. Xong om


Nam Hàn hên là Bắc Hàn muốn đánh chiếm miền nam thì phải tràn qua khu phi quân sự. Xung quanh Nam Hàn toàn là biển nên khó đổ bộ vì hải quân sẽ biết ngay. Còn Việt Nam thì bên cạnh là Cao Miên và Lào, hai nước trung lập. Miền nam thì tôn trọng chủ quyền hai nước này còn Hà Nội thì bất chấp. Họ đem quân qua ngõ hai nước này để đánh miền nam thêm nằm vùng của họ được cài đặt tại miền nam.

Thấy trên nhóm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam 


Họ cho rằng tạm thời như vậy rồi 2 năm sau sẽ tổng tuyển cử để hợp nhất lại Việt Nam. Đó là cách nói ngoại giao chớ làm gì có chuyện đó. Triều Tiên đã chia đôi từ năm 1953 đến nay vẫn còn đó. Đức quốc được thống nhất với điều kiện không được vũ trang và NATO sẽ không tiến gần Liên Xô.


Vấn đề là khi họ chia cắt hai miền nhưng chả để ý đến dân số của hai vùng. Lý do là miền Bắc có hơn miền nam đến 3 triệu dân thì khi tổng tuyển cử như dự định năm 1956 thì miền Nam thua là cái chắc nếu tính theo dân số bầu. Do đó một trong những lý do mà ông Ngô Đình Diệm không chịu tổng tuyển cử vào năm 1956.


Ông Diệm về nước làm thủ tướng thì gặp nhiều vấn đề ở miền Nam như giặc BÌnh Xuyên, thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn HInh, Ba Cụt, chưa kể nằm vùng do Hà Nội cài đặt ở lại. Cuối cùng thì nhờ pháp mua chuộc cho mấy người này sang Pháp, ngoại trừ ông Ba Cụt bị tử hình. Năm 1954, có 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam, và 300,000 người từ miền Nam di cư ra Bắc mà họ dụng cụm từ “tập Kết”. Mình không biết số lượng người do Hà Nội cài đặt ở lại miền nam là bao nhiêu nhưng sau này thấy có ông Lê Đức Thọ, Lê Duẫn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh,.. số người tập kết ra Bắc, có gia đình ở miền nam. 


Điển hình là cậu ruột của đồng chí gái đi tập kết, làm sĩ quan tuỳ viên cho ông Võ Nguyên Giáp, đổi họ từ Tôn Thất qua Nguyễn. Đà Lạt có ông Lê Xuân Ái, nhà ở Dốc Nhà Làng tập kết, sau 75 mới về lại Đà Lạt. Ông ta là bạn thân của tướng Tôn Thất Đính nên khi con trai ông ta đến tuổi đi lính, được ông Đính đỡ đầu. Hà Nội cho những người tập kết viết thư cho gia đình như bà Dung Krall kể ông bố theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hình như ông ta là ngoại trưởng cho chính phủ lâm thời, nằm vùng đến nhà cho biết nên lúc nào cũng nghe đài Hà Nội để nghe tiếng của ông bố. Rồi từ từ những thân nhân của những người tập kết, được kết nạp vào tổ chức, hoạt động nội thành cho Hà Nội. 300,000 người tập kết thì biết bao nhiêu gia đình ở miền nam được tiếp xúc. Miền nam cầm cự đến 20 năm là quá giỏi. Bà Dung Krall đã giúp Hoa Kỳ phát hiện ra các người của Hà Nội cài đặt tại Hoa Kỳ. Lâu quá không nhớ rõ chi tiết. Hình nha bà ta mới qua đời năm ngoái thì phải.


Mẹ mình khi xưa theo việt minh, bị Tây bắt tra tấn năm 1950. Mình không hỏi nhưng mình đoán là có bị nằm vùng liên lạc. Năm 1956, sau khi sinh mình ra thì mẹ mình bị mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm bắt, đem mình theo vào tù. May ông cụ là quân nhân, về phép thăm con đầu mới sinh nên bảo lãnh ra và đưa về Quy Nhơn, nơi ông cụ đóng quân được 1 năm rồi tình hình yên lại, trở về Đà Lạt đến giờ.


Đà Lạt có rất nhiều người làm nội tuyến cho Hà Nội như cô Ba Chỉ, tiệm Bình Lợi dưới chợ mới. Cô ta theo việt minh nhưng không tập kết, làm kinh tài cho Việt Cộng. Cô ta có đi Thái Lan, nghe cô kể gặp bà Nguyễn thị Bình để nhận chỉ thị. Lâu lâu nghe nói xe hàng của cô bị Việt Cộng bắt, lấy hết để báo cho cảnh sát. Thực tế là mua hàng gạo, tiếp tế cho Việt Cộng chở vào bưng. Dạo đó có ông Sở cạnh hàng mẹ mình, lái xe hàng bị bắt ở tù. Bà Sở phải thuê tài xế và đi buôn Sàigòn Đà Lạt dạo ấy. Lâu lâu kêu bị Việt Cộng lấy hết đồ. Có dạo ông ta bị bắt ở tù không hiểu tội gì. Hồi nhỏ ít dám hỏi vì hỏi là ăn tát. Mình rất mến ông Sở, rất hiền khi xưa ông ta dùng cái bàn tính của tàu abacus để làm tính, có dạy mình sử dụng. Qua Tây họ có máy tính hết nên hết xài.


Có người liên lạc với mình cho biết là bà con với cô Ba Chỉ. Cô ta còn sống ở Đại Ninh nhưng mình không có dịp gặp lại. Về Đà Lạt thường là 3 ngày rồi chạy. Cô Ba Chỉ chắc cũng trên 100 tuổi. Sau 75, ông cụ mình bị bắt cải tạo 15 năm thì trong thời gian này, cô Ba Chỉ làm lớn tại Đà Lạt nhờ có công kinh tài cho Việt Cộng. Gái đình mình bị cách Mạng 30 đánh tới tấp nhưng nhờ Cô Ba Chỉ giúp đỡ, nếu không thì gia đình đi kinh tế mới rồi. 


 Mẹ mình kể có lần cô Ba CHỉ, kêu vào nói có dầu ăn hay gạo mới về. Ai hỏi mua thì vào lấy bán. Giá bao nhiêu đó. Vài tiếng sau là có người đến hỏi mua 100 bao gạo. Mẹ mình nói có, rồi kêu người chở cho họ, lấy tiền Hoa Hồng 20%. Sau 75, gặp lại bà hay mua gạo đường cho Việt Cộng, bà ta nói khi xưa run quá. Nói cho ngay khi xưa buôn bán thì ai cũng phải bán cho Việt Cộng. Nếu không chúng giết như cây xăng ngã Ba chùa. Bị họ đặt chất nổ. Các đại gia Đà Lạt khi xưa đều bị Việt Cộng xin tiền đóng góp cho cách mạng. Nghe kể khi xưa Việt Cộng vào nam đánh chỉ cần đem theo vàng và Đô la. Trinh sát 302 đi nhảy toán có lần thấy một sacoche mấy ngàn đô la của Việt Cộng. Hình như mình có kể vụ Hà Nội nhờ người ở Sàigòn qua pháp hay Hương Cảng để đổi đô la. Đưa cho dân miền nam, mua hàng tiếp tế cho bộ đội. Đánh kiểu này, không Thắng mới lạ. Sau 75 tưởng được trưng dụng nhưng lại bị đánh tư sản nên bỏ chạy mệt thở. Mình đang đọc thêm tài liệu để kể chuyện này. Bác nào có tài liệu thì cho em xin vì Hương Cảng, Paris, Sàigòn đủ trò, do nằm vùng của Việt Cộng thực hiện để có tiền nuôi quân của họ. Dân miền nam vừa đánh Việt Cộng vừa nuôi Việt Cộng. Không thua mới lạ. Mình có kể vụ tướng Toàn, quân khu 2, sai đệ tử đưa tiền cho Việt Cộng để họ không phá đám, để ông ta chặt cây đem bán cho Nhật Bản,… Lính trinh sát 302 Đà Lạt đi nhảy toán thì thấy vụ này, bị lộ nên phải bắn chết Việt Cộng cũng như đệ tử tướng Toàn. Ông này nổi điên vì mất cái sacoche tiền đô la nên kêu trực thăng đi kiếm thiếu tá Phong.


Có con gái của một tiệm ở khu Hoà Bình, xin dấu tên, kể trước mấy tuần Đà Lạt bỏ ngõ thì có ông chú họ ngoài Bắc được nằm vùng dẫn đến nhà gõ cửa ban đêm. Thế là ông bố tin vào lời cách mạng ở lại Đà Lạt không di tản nên không mất nhà, của cải. Sau bị đánh tư sản nên phải đem cả gia đình vượt biển. Mình có kể vụ này rồi, ai buồn đời thì tìm trên bờ lốc.


Mình nói chuyện với Thiếu Tá Phong, đại đội trinh sát 302 khi xưa của Đà Lạt Tuyên Đức. Anh ta kể là mỗi lần đi hành quân về là ra tiệm hớt tóc của ông thần gì quên tên. Tên Nghĩa. Chỉ nhớ có cô con gái độ tuổi mình, không đẹp nhưng đồ phụ tùng đầy đủ. Mỗi lần vào đây sang băng nhạc lậu là gặp cô ta bận đồ bộ rất bắt mắt. Tắm xong rồi cắt tóc, tên này hỏi đi trinh sát chỗ nào. Anh ta kể cho hắn đánh đâu này nọ rồi phá lên cười. Ai ngờ sau 75, hoá ra ông ta là nằm vùng, làm chức lớn ở Đà Lạt đến khi Hà Nội cho người vào thay thế. Cũng như ông Kim, thầu khoán ở Trại mát và ông thợ mộc trên Số 4, làm nhà cho gia đình mình. Sau 75 mới khám phá ra họ nằm vùng. Tương tự mấy ông thợ của ty công quản nước Đà Lạt, làm dưới quyền ông cụ mình. Kinh


Ngoài Bắc thì dân chống đối chủ nghĩa cộng sản đã di cư vào nam gần hết, đa số là công giáo nên không có một lực lượng nào lớn để có thể ra mặt chống đối Hà Nội. Trong nam thì theo thể chế dân chủ nên họ cho phép sinh viên, tôn giáo xuống đường biểu tình, tự thiêu, đủ trò khiến thế giới bàng hoàng. Báo Việt Cộng phỏng vấn một ông cựu thị trưởng Đà Lạt và phó chủ tịch quốc hội Việt Nam Cộng Hoà, có em đi tập kết móc nối, nên ông ta cho Hà Nội biết các tường trình quân sự của các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà rồi được cử đi Hoa Kỳ để xin viện trợ. Ông ta nói với các thượng nghị sĩ Mỹ, là trễ rồi. Không nên viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà. Bố của bạn học Yersin nên mình dấu tên. Ai muốn biết thì kiếm tài liệu của Hà Nội đọc.


Mình có kể về một điệp viên của Việt Nam Cộng Hoà được cài đặt trong bộ chỉ huy của Hà Nội, vùng Tây Ninh, gần biên giới Cao Miên, có số danh là X92. Nhờ các tài liệu của ông ta mà Việt Nam Cộng Hoà tránh được nhiều vụ đẫm máu cũng như giúp toà đại sứ Mỹ cấp tốc nhân viên di tản người Việt ra khỏi Sàigòn trước ngày 30/4/75. Lý do Hà Nội muốn đánh chiếm toàn miền Nam trước ngày 19/5, sinh Nhật của ông Hồ. Ông ta bị khám phá vì một người làm cho CIA, bị bắt nên khai ra. Ông này người Bắc nên được đưa về vùng Tây Ninh làm việc để không ai biết tung tích đến khi ông ta lấy vợ vùng này thì phải đưa đi vùng khác. Nghe nói ở Ban Mê Thuộc rồi khi Việt Cộng đánh cao nguyên thì ông ta và xếp người Mỹ bị bắt nên khai ra. Sau này vượt biển chết với cả gia đình. 


Mình có ông cậu họ, làm cho CIA tỏng chương trình Phượng Hoàng nên khi Sàigòn sắp đầu hàng, CIA hẹn cậu ta ở đâu để bốc gia đình cậu đi. Cậu về nhà để kêu bà vợ đi thì khám phá ra bà mợ là nội tuyến của Hà Nội. Hóa ra họ biết nên cài người lấy cậu. Cũng có thể là Hà Nội biết được nên tìm cách chiêu dụ mợ. Cuối cùng trễ hẹn trực thăng, cậu tự tử chết. Ngày 30/4 mình đều thắp nhang cho cậu. Mình có kể về cái máy truyền tin của cậu khi ghé nhà mình, đi đâu với ông cụ.


Mình có đọc tài liệu của Hà Nội về nhân vật X92 này do một thứ trưởng công an Hà Nội kể. Xin trích tải về đây:


Qua khai thác một tên tình báo Mỹ bị bắt, ta được biết một số tên nội gián chui vào hàng ngũ ta, trong đó có một tên đã hoạt động được hơn 10 năm, mang tên trùng với hai đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Y đã cung cấp nhiều tin tức rất quan trọng cho địch. Tây Ninh là căn cứ Trung ương Cục nên mọi tin tức quan trọng về quân sự, chính trị của ta, y đều biết và cung cấp cho CIA. Những tin tức này được Lầu Năm Góc rất chú ý, chúng coi y là một tên tình báo số 1. Y có trí nhớ rất tốt. Chỉ cần đọc một lượt những chỉ thị, nghị quyết của ta là y có thể chép lại hầu như nguyên văn.

Tình báo Mỹ trước khi rút khỏi Việt Nam đã cài y ở lại. Y giao hẹn là tất cả hồ sơ, báo cáo của y gửi cho cảnh sát và CIA đều phải đốt hết để không còn tung tích. Nhưng Mỹ đã rút về nước, công an cảnh sát ngụy thì mất hết tinh thần, không còn bụng dạ nào đốt hồ sơ của y nữa. Cảnh sát trưởng ngụy ở Tây Ninh lúc đó là tên Nguyễn Tấn Danh trực tiếp nắm y. Chúng tôi đã bắt tên Nguyễn Tấn Danh. Tên này khai báo đầy đủ quá trình sử dụng và bàn giao Võ Văn Ba cho tình báo Mỹ. Qua khai thác Nguyễn Tấn Danh, chúng tôi biết đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy bị bắt là oan, ký tên trong báo cáo có tên Nguyễn Văn Ba là tên giả mạo. Nguy hiểm hơn, trong Thường vụ Tỉnh ủy có hai đồng chí tên là Ba. Chúng tôi tìm hồ sơ trong Tổng nha Cảnh sát ngụy và nắm được toàn bộ hồ sơ của y do chính tay y viết. Ðồng chí Tô Quyền (cán bộ miền bắc chi viện cho miền nam), Trưởng ban An ninh Tây Ninh, báo cáo cụ thể với tôi.

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, nghiên cứu hồ sơ của Võ Văn Ba với Ty công an ngụy và Tổng nha Cảnh sát, tôi báo cáo Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn bàn cách bắt Võ Văn Ba để khai thác, đồng thời can thiệp với Tỉnh ủy Tây Ninh để minh oan cho hai đồng chí. Nhưng vì tình tiết sự việc phức tạp nên sau một thời gian dài mới minh oan được cho hai đồng chí đó.

Vụ Võ Văn Ba là vụ nội gián quan trọng. Y đã chui sâu, leo cao vào nội bộ ta. Trong 10 năm, y đã thu thập rất nhiều tin tức quan trọng cho địch, nhưng vì ta có nhiều tin tức và bút tích của y còn lưu lại trong hồ sơ cảnh sát cộng với lời khai của Nguyễn Tấn Danh (người trực tiếp phụ trách y) nên việc kết tội y không khó khăn. Công an Tây Ninh bắt tên gián điệp Võ Văn Ba đưa về trại giam của Tổng nha Cảnh sát ngụy cũ... Sau khi đến nhà anh Trần Quốc Hoàn báo cáo kết quả khai thác, anh Hoàn chỉ thị cho tôi bàn giao tên này cho An ninh Trung ương Cục... Trong giờ tập thể dục buổi sáng của anh em, Võ Văn Ba đã dùng dây quần thắt cổ tự tử.” (Hết trích)


Ông Phạm Xuân Ẩn làm điệp viên cho Hà Nội biết bao nhiêu năm nhưng không được tin dùng sau khi Việt Nam được thống nhất. Khi hết đi săn thì thợ săn sẽ không cần con chó săn nữa. Ông ta dùng tài liệu của Hà Nội đưa để báo chí ngoại quốc lên tiếng định hướng theo ý đồ của Hà Nội. Giúp Hà Nội tiến chiếm miền nam nhanh hơn. 


Nếu so về công giúp người Việt bớt đổ máu, chết chóc thì ông Võ văn Ba (không phải tên thiệt vì ông lấy tên Ba để trùng tên với 2 cán bộ lớn của Việt Cộng) với danh số X92 là người có công nhất. Hơn 100 ngàn người Việt được di tản vào những ngày cuối cùng của Sàigòn là nhờ tin tức của ông này đưa cho toà đại sứ. (Theo lời kể của cựu tình báo viên Frank Snepp). Việt Nam Cộng Hoà thua nên ít ai biết đến các hy sinh của những điệp viên của miền Nam. Mình có kể về ông Ba này rồi.


Tương tự khi Mỹ dội bom Cao Miên, tướng Đổ Cao Trí đem quân qua biên giới đánh Việt Cộng vì năm Mậu Thân, Hà Nội bị tổn thất quá nặng. Nên rút về dưỡng thương bên Cao Miên. Nếu người Mỹ cho phép ông Đổ Cao Trí tiếp tục đánh, truy sát Việt Cộng năm đó thì có lẻ đã dẹp được các căn cứ Việt Cộng bên Lào luôn. Cuộc chiến Việt Nam có lẻ đã đổi thay. Nhờ tin tức này mà người Mỹ muốn Việt Nam hoá chiến tranh nhanh để rút ra khỏi Việt Nam. Giao lại cho quân lực Việt Nam Cộng Hoà nên đôn quân trong thời gian này khá nhiều. Cũng có thể Mỹ muốn bang gia lại với Trung Cộng nên không muốn tiếp tục cuộc hành quân này. Kết quả máy bay của tướng Trí nổ cái đùng trên trời. Thuận ta thì sống còn nghịch ta thì nổ máy bay.


Mình theo dõi vài nhóm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam thì thấy họ đưa tài liệu khá chính xác về cuộc chiến Việt Nam. Đọc tài liệu của Mỹ, Việt Cộng để hiểu thêm. Còn tài liệu Việt Nam Cộng Hoà thì thất lạc hết nên khó kiểm chứng.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Họa sĩ Raffaello

 


Mình có kể về thời Phục Hưng của Ý Đại Lợi với những nghệ nhân danh tiếng như Michelangelo, Leonardo Da Vinci, Botticelli,… nhưng có một hoạ sĩ mà mình được xem triển lãm tổng thể các bức tranh của ông ta khi xưa là Raffaello Sanzio. Được giới hoạ sĩ yêu thích và bắt chước nhiều hơn sau này. Chỉ tiếc ông ta chết trẻ nếu không chắc để lại thêm nhiều bức hoạ đẹp nữa. Ông ta có một xưởng vẽ (atelier) có đến 50 người. Dạo ấy mà có một hãng xưởng như vậy là rất giỏi nhất là còn trẻ. 

Để giải thích, mấy hoạ sĩ cũng như kiến trúc sư bận rộn thì họ mướn thợ vẽ để vẽ theo ý họ, rồi họ chỉ sửa sơ rồi ký tên. Dạo ấy có nhiều người học nghề, đến các xưởng vẽ này học vì không có những trường lớp như ngày nay. Nhiều khi chả được lương gì cả, được cho ăn mỗi ngày. Chủ xưởng vẽ được các nhà thờ và tư nhân trả tiền thuê họ thiết kế nhà cửa hay bức hoạ nào. Đến học nghề thiết kế hay vẽ được ăn cơm. Vậy thôi. Kiến trúc sư cũng vậy, toàn là thợ vẽ cho họ còn họ thì lo tiếp xúc khách hàng, đi kiếm thêm dự án nên không có thì giờ vẽ nhưng được hưởng hoàn toàn tên tuổi.


Để mình nhắc sơ một tí về về nghệ nhân khi xưa. Hồi nhỏ mình thấy anh Việt, con của dì Ba Ca trên Số 4, không học chữ mà đi học nghề. Anh ta đến tiệm Luồng Điện ở đường Phan đình Phùng, học nghề của ông nội Trần Trọng ân, học chung với mình khi xưa. Học nghề, được sai lặt vặt, trưa được ăn cơm với tiệm luồng Điện.


Khi xưa, ở pháp có tục là các nghệ nhân hay đúng hơn các người muốn học một cái nghề để kiếm cơm như thợ mộc, thợ rèn,… thì họ phải đến các thành phố lớn để học nghề. Thí dụ như nghề thợ rèn, học xong thì họ chỉ biết có chút nghề nên được ông chủ dạy nghề giới thiệu với một người bạn cũng nghề ở một thành phố khác. Người học nghề lại khăn gói lên đường đi học ở chỗ nghệ nhân khác rồi sau đó lại đi học chỗ khác. Khi tay nghề khá thì họ về làng của mình mở lò rèn kiếm ăn. Nhiều khi đi học ở thầy nơi xa, thấy con gái thầy bắt mắt nên lấy rồi định cư tại quê vợ luôn. 


Do đó người Pháp hay gọi vụ học nghề tay chân khi xưa là Tour de France, không phải vòng đua xe đạp ngày nay. Với ý đó mà sau khi ra trường mình đi sang các xứ khác làm việc để học nghề như Ý Đại Lợi, rồi Thuỵ sĩ, rồi Anh quốc, rồi Hoa Kỳ để học nghề mỗi kiến trúc sư một chút như kiến trúc sư Gambetti ở Torino, rồi Norman Foster ở Luân Đôn, rồi I.M.Pei ở New York đến Rafael Vignoly. Cuối cùng theo đồng chí gái nên bỏ nghề kiến trúc sư luôn. Chán Mớ Đời 

Raphael (Raffaello Sanzio, 1483–1520) là một trong những họa sĩ tiêu biểu nhất của thời kỳ Phục Hưng đỉnh cao (High Renaissance) tại Ý, được biết đến với sự tinh tế, cân đối và vẻ đẹp lý tưởng trong nghệ thuật. Ông sinh và chết cùng ngày 6 tháng 4. 

•  Thời niên thiếu: Sinh ra ở Urbino, một trung tâm văn hóa thời Phục Hưng, Raphael được tiếp xúc sớm với nghệ thuật nhờ cha ông, Giovanni Santi, một họa sĩ và nhà thơ. Thời đó là con nít cũng phải đi làm kiếm ăn rồi, đâu có học ở trường như bây giờ. Sau khi cha qua đời, Raphael sớm tự lập và học hỏi từ các bậc thầy như Perugino, người ảnh hưởng lớn đến phong cách ban đầu của ông với những đường nét mềm mại và màu sắc nhẹ nhàng. Nói học hỏi là đi làm không công để được ăn spaghetti mỗi ngày. Vụ này htif có thật. Khi xưa mình học nghề với ông thầy tên Xavier Arsene Henry, trưởng Atelier của trường cao đẳng quốc gia Mỹ thuật ở Paris, khôi nguyên giải La-Mã, kiến trúc sư trưởng của thành phố Bordeaux nên tư tưởng khá bị ảnh hưởng của ông này. Về nghệ thuật cũng như chính trị.

•  Di chuyển đến Florence (1504–1508): Tại đây, Raphael tiếp xúc với Leonardo da Vinci và Michelangelo, hai thiên tài định hình nghệ thuật thời kỳ này. Ông học được kỹ thuật phối cảnh, ánh sáng (chiaroscuro) từ Leonardo và cách thể hiện sức mạnh hình thể từ Michelangelo. Các tác phẩm thời kỳ này, như Madonna of the Meadow (1506), cho thấy sự tiến bộ trong cách xử dụng không gian và cảm xúc.

•  Giai đoạn Rome (1508–1520): Được Giáo hoàng Julius II mời đến Rome, Raphael đạt đỉnh cao sự nghiệp. Ông được giao trang trí các phòng trong Vatican (Stanze della Segnatura), nơi ông tạo ra kiệt tác Trường Athens (1509–1511). Tại Rome, ông cũng đảm nhận vai trò kiến trúc sư, tham gia thiết kế Nhà thờ Thánh Phao lồ sau khi Bramante qua đời. Thánh đường Phao Lồ được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư, có thể nói nghệ nhân vì họ còn vẽ nữa ngoài thiết kế nhà thờ.


Tác phẩm tiêu biểu

1.  Trường Athens (Scuola di Atene): ông ta vẽ Michelangelo và Leonardo da Vinci và chính mình trogn tấm tranh này.


• Bích họa trong Phòng Chữ Ký (Stanza della Segnatura) tại Vatican.Tái hiện các triết gia cổ đại như Plato, Aristotle, Socrates, và Heraclitus trong một không gian kiến trúc lý tưởng.
•  Thể hiện sự tôn vinh tri thức, lý trí và sự hài hòa của Phục Hưng, với bố cục cân đối và phối cảnh hoàn hảo.
2.  Sistine Madonna (1512–1513):

•  Tác phẩm tôn giáo được vẽ cho tu viện San Sisto ở Piacenza. Nổi bật với hình ảnh Đức Mẹ Maria dịu dàng và hai thiên thần ở phía dưới, đã trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng. Thể hiện sự kết hợp giữa thần thánh và con người, một chủ đề phổ biến của Phục Hưng.
3.  La Fornarina (1518–1519):
•  Chân dung được cho là của người tình của Raphael, thể hiện vẻ đẹp trần tục và sự tinh tế trong cách xử lý ánh sáng, vải vóc.
4.  The Transfiguration (1516–1520):

•  Tác phẩm cuối cùng, chưa hoàn thành khi ông qua đời.

•  Kết hợp hai cảnh: sự biến hình của Chúa trên núi và phép màu dưới chân núi, thể hiện sự phức tạp trong bố cục và cảm xúc.

Phong cách nghệ thuật

Chúng ta thấy có vẽ Perspective, khá mới mẻ thời đó. Không biết tiếng Việt gọi là gì. Phối cảnh tuyến tính?

•  Sự hài hòa: Raphael nổi tiếng với khả năng tạo ra các bố cục cân đối, nơi mọi yếu tố từ nhân vật, không gian đến màu sắc đều hòa quyện tự nhiên.

•  Vẻ đẹp lý tưởng: Các nhân vật của ông, đặc biệt là Đức Mẹ và thiên thần, thường mang vẻ đẹp hoàn mỹ, kết hợp giữa tính thần thánh và con người.

•  Kỹ thuật phối cảnh: Ông sử dụng phối cảnh tuyến tính để tạo chiều sâu, như trong Trường Athens, nơi các đường nét dẫn mắt người xem vào trung tâm bức tranh.

•  Màu sắc và ánh sáng: Raphael dùng màu sắc tươi sáng, ánh sáng mềm mại để tạo cảm giác sống động và chân thực.


Đóng góp và ảnh hưởng

•  Vatican và bích họa: Các bức bích họa trong Stanze di Raffaello (bao gồm Trường AthensParnassusDisputa) không chỉ là đỉnh cao nghệ thuật mà còn là tuyên ngôn của thời Phục Hưng về tri thức, tôn giáo và nghệ thuật.

•  Kiến trúc: Ngoài hội họa, Raphael góp phần vào thiết kế Nhà thờ Thánh Peter và các công trình khác, thể hiện tầm nhìn đa năng của ông.

•  Xưởng nghệ thuật: Ông điều hành một xưởng lớn ở Rome, đào tạo nhiều học trò như Giulio Romano, giúp truyền bá phong cách của mình.

•  Di sản: Dù qua đời sớm ở tuổi 37 vào năm 1520 (tương truyền do làm việc quá sức và bệnh tật), Raphael để lại ảnh hưởng sâu rộng. Phong cách của ông được các thế hệ sau học hỏi, đặc biệt trong nghệ thuật Baroque và cổ điển.


Bối cảnh thời Phục Hưng

•  Raphael hoạt động trong giai đoạn Phục Hưng đỉnh cao, khi nghệ thuật Ý đạt đến sự hoàn mỹ về kỹ thuật và tư tưởng. Thời kỳ này nhấn mạnh chủ nghĩa nhân văn (humanism), tôn vinh con người, lý trí và vẻ đẹp cổ điển Hy Lạp-La Mã.

•  Ông làm việc dưới sự bảo trợ của các giáo hoàng (Julius II, Leo X) và giới quý tộc, trong bối cảnh Rome đang nỗ lực trở thành trung tâm văn hóa vượt qua Florence.


Cuộc sống cá nhân

•  Raphael nổi tiếng với tính cách hòa nhã, khác với sự cạnh tranh gay gắt giữa Leonardo và Michelangelo. Ông được yêu mến bởi khách hàng và đồng nghiệp.

•  Ông chưa từng kết hôn nhưng được cho là có mối quan hệ với Margherita Luti, người mẫu trong La Fornarina.

Mình có kể về Pantheon ở La-mã. Ai đến đây nhớ ghé vào trong vì hoạ sĩ Raffaello được chôn tại đây

Nhớ thời sinh viên, với thẻ sinh viên trường cao đẳng quốc gia nghệ thuật, mình đi viếng viện bảo tàng tại Paris miễn phí nên mùa đông là chạy vào mấy viện bảo tàng để xem cho đỡ lạnh. Ngày nay thì cũng ít đi viếng viện bảo tàng. Đi một mình thì buồn mà rủ mụ vợ thì mụ kêu xa xôi. Vì phải lấy xe lửa lên Los Angeles rồi đi bộ lang bang xem viếng các bảo tàng viện. Khi xưa có con thì có dắt chúng đi nhưng chả có đứa nào thích nghệ thuật. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn