Vượt biên 2025


Mình có kể vụ con gái mình trễ máy bay ở Istanbul rồi phải bay qua Uzbekistan để lấy xe taxi đến biên giới với Tajikistan nhưng không được phép qua cửa khẩu, vì cần eVisa, phải lấy taxi về thủ đô Tashkent thêm 11 tiếng. Rồi lấy máy bay sáng hôm sau bay qua Tajikistan. Trong chuyến đi này gia đình mình phải chạy xe qua biên giới Karzachstan và Kyrgyzstan nên mình hơi sợ lộn xộn. 

Hai mẹ con kéo hành lý qua biên giới trong cái nắng với nhiệt độ 42 độ C

Khi xe chạy đến vùng biên giới cửa khẩu thì được biết họ khám xét rất kỷ. Phải xuống xe kéo Vali đến quan thuế của Karzachstan để họ rà máy xem hành lý có mang đồ cấm. Sau đó kéo đến hải quan của Karzachstan để họ xem sổ thông hành để đóng dấu cho phép xuất cảnh. Trước mình có một đám người Tàu chạy qua Kyrgyzstan lao động quốc tế có tên tàu nào chở qua. Người Tàu họ thầu xây cất xây đường quốc lộ và đường xe lửa nên đem người Tàu sang làm việc rất đông cũng như có người Pakistan đủ nơi đến xứ này lao động. 


Mình đi nhiều nước, qua nhiều cửa khẩu thì phải công nhận hải quan phi trường Tân sân nhất là Chán Mớ Đời.  Mấy chỗ khác họ chào hỏi, xem sổ thông hành xong còn chúc đi chơi vui vẻ , tạo dựng vẻ thân thiện, gây cảm tình cho du khách vì Hải quan là nơi du khách tiếp xúc đầu tiên khi đến viếng một quốc gia còn về Việt Nam qua cửa khẩu là hải quan nhìn mình với vẻ mặt hình sự. Nhớ hồi Tết về Việt Nam ăn Tết, phải đợi ở Hải quan xét sổ thông hành và chiếu khán mất 2 tiếng đồng hồ nên có tên mỹ đứng trước mình kêu không bao giờ trở lại Việt Nam. 

Nhìn lại cửa khẩu Kyrgyzstan 

Từ đó kéo lê Vali qua cửa khẩu của Kyrgyzstan cũng trình sổ thông hành đóng dấu. Thấy mụ vợ và thằng con kéo Lê Vali trong cái nắng gắt mùa hè giữa hai nước anh em thời liên Xô. Bổng nhiên ông tài xế kêu lại, hỏi có roaming không. Anh hướng dẫn viên mở điện thoại không có Internet để gọi. Mình cũng tắt esim của Karzachstan và mở eSIM của Kyrgyzstan như phép lạ cũng không có Internet. Lúc cần là nó không hiện ra. 


Điện thoại di động ngày nay dùng eSIM nên mình có thể mua trên mạng eSIM của nước mình đi chơi như Việt Nam, Úc đại lợi, Tân Tây Lan ,…. Có nhiều hãng lắm. Mình dùng ứng dụng Airalo để mua eSim qua công ty này. Xài hết data thì mua thêm. Ngoài ra có thể làm hot spot cho vợ con xài chung. Trước đây mình dùng roaming quốc tế của AT&T nhưng đắt, phải trả $10/ ngày mà tín hiệu rất yếu khi được khi không. Còn mua esim tại phi trường phải trình sổ thông hành đủ trò.  Nếu mua xài ở Việt Nam thì được vietel này nọ nên được tín hiệu nhiều hơn. Nay AT&T chặt $20/ ngày nên tốt nhất mua eSIM rẻ độ $7 cho 2 G. Về khách sạn thì dùng wifi của khách sạn còn không cứ dùng eSIM cho chắc ăn. Tại không cần số điện thoại sở tại. Bạn bè hay công ty du lịch đều liên lạc qua WhatsApp nên chỉ cần data thôi. Năm ngoái về Paris cô em có mua cho eSIM có số điện thoại luôn nhưng chả dùng nhiều. Vì chả ai biết vì bạn bè khắp nơi gọi WhatsApp. Có eSIM vẫn dùng FaceTime được. 

Xăng giá phân nữa nên thiên hạ mua xăng chạy qua biên giới bán

Lý do anh tài xế có đem theo giấy tờ của xe nhưng không phải chủ xe nên họ đòi phải có giấy của chủ xe cho phép đem xe qua biên giới. Không có roaming là ngọng. May sao có cặp vợ chồng người nga cũng đang loay hoay kẹt giấy tờ gì đó thấy con đứng phơi nắng, điện thoại của họ có tín hiệu và họ tốt bụng cho dùng hot spot để gọi cho chủ công ty để viết cái giấy cho phép tài xế đem xe qua biên giới. Họ nhắn tin gửi được giấy tờ nên hú vía. Cửa khẩu cho phép đem xe qua biên giới. Cũng mất cả tiếng đồng hồ. 


Đến biên giới họ đem chó đến đi vòng vòng hửi khiến cũng ớn lạnh. 


May là họ cho phép ngồi trong xe trong khi đợi giấy tờ. Cái vui là Karzachstan và Kyrgyzstan cách nhau một tiếng đồng hồ nên bước qua làm ranh biên giới là thấy đổi giờ tương tự khi đi Hung gia lợi rồi khi xe chạy qua biên giới của Tiệp là nghe bip bip nơi xe báo là đổi giờ hay qua biên giới gì đó. Tương tự với Slovakia và Áo quốc. 


Tại cửa khẩu anh hướng dẫn viên chạy qua hỏi mấy xe đang chờ khách qua biên giới để Trường hợp bất khả kháng nhờ họ chở về khách sạn rồi tính sau. Kêu công ty đưa xe khác đến chở đi tiếp hôm sau. Có những công ty du lịch họ cho xe đợi ở biên giới để đi khách kéo Vali sang cửa khẩu là lên xe họ chở về, còn xe bên kia chở du khách đến là quay về. 


 Mới khám phá ra lý do khám xét rất kỹ tại cửa khẩu. Karzachstan có dầu hỏa nên giá xăng của xứ này, nữa giá xăng bên Kyrgyzstan nên người dân lấy xe Đức VW có bình xăng 100 lít độ 25 gallons. Họ đổ đầy bình rồi chạy qua biên giới bán cho bên kia giá rẻ hơn chắc độ 75%. 100 lít bỏ túi độ $50, mỗi ngày làm một cuốc là thoải mái. Tháng lời $1,500 sống dư dã. 

Biên giới có hàng rào

Mình bị ám ảnh của phim midnight express rất nổi tiếng khi mình mới qua Tây về vụ bị bắt ở biên giới. Sau này có một phim khác xảy ra tại Thái Lan nên đi chơi cũng cẩn thận. Khi qua cửa khẩu đường bộ ở biên giới khá lo ngại. 


Nói cho ngay có sổ thông hành Hoa Kỳ đi qua cửa khẩu tương đối hải quan cũng dễ dãi. Mình thấy mấy người Tàu đi lao động bị hạch hỏi hơi căng. 


Đi chơi chuyến này qua 3 nước có nhiều chuyện vui, học được nhiều điều hay về văn hóa phong tục của mấy xứ này. Nếu có xem xi nê thì mới bắt đầu hiểu lý do họ ăn bận hay ăn uống thông qua phong tục và văn hóa của họ. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lời cầu hôn Tajikistan

Đi chơi được dịp nói chuyện với người dân sở tại về văn hóa nên kể lại đây. Có anh hướng dẫn viên leo núi, tuổi 30, người Tajik cho biết là anh ta sắp lấy vợ vào tháng 11 này. Anh ta kể là có quen một cô gái khi còn học đại học nhưng gia đình cô gái không chịu, môn đăng hộ đối nên đành vẫy tay chào nhau một lần cuối rồi Chán Mớ Đời. 


Tuổi lập gia đình ở xứ này là 19-23 cho phụ nữ còn con trai thì 22-25. Anh của anh ta chưa lấy vợ nên không được hớt hôn mấy ông anh. Đến tuổi quá 29 mà chưa có ai nên bà mẹ mới tìm cô dâu ở làng. Một hôm bà mẹ đề xuất một kiến nghị, kêu anh ta đi gặp một cô bé 19 tuổi, cùng làng. Anh ta cho biết có gặp cô này khi xưa nhưng còn bé nên không để ý đến khi đi hẹn hò có bà dì đi giám sát như cận vệ ở xa xa. Đi được vài lần thì bà mẹ hỏi có thích cô bé thì anh ta nhất trí. Chỉ cho gặp vài lần trong một tháng sau đó phải quyết định lấy hay không vì sợ mất danh dự cô bé. Kiểu lấy vợ thì lấy liền tay kiểu Tajik. Cô bé trả lời cho gia đình cũng thích anh ta nên hai nhà đều nhất trí thế là nhà gái và nhà trai nhờ bà mai ông mối đứng ra giúp thương lượng. Nhà gái đòi 2 con cừu cho ngày cưới để hạ thủ theo luật halal, làm kebab đãi họ hàng. Rồi anh ta cũng phải mua nhẫn bú xưa là mua theo chỉ thị của nhà gái. Ngược lại cô dâu về nhà chồng là phải đem theo tủ giường cho căn phòng của hai vợ chồng. Cô dâu còn đi học đại học y khoa.  Mụ vợ và mấy đứa con tặng tiền quà cưới cho hai vợ chồng. 


Người Tajik theo đạo hồi shiites ảnh hưởng của người ba tư nên khá cổ hủ. Phụ nữ ra đường ăn vận kín đáo hơn các nước xung quanh cũng theo đạo hồi phái sunnites như Uzbekistan , Karzachstan và Kyrgyzstan. Thêm gần một thế kỷ dưới chế độ cộng sản nên bị cấm làm con chiên hồi giáo. Do đó nay họ cũng không cực đoan về ăn bận hay cách sống. Ở Kyrgyzstan mình thấy trai gái hẹn hò như ở các xứ khác, nắm tay nhau, ôm eo. 


Lều người du mục 

Qua Karzachstan thì gặp anh hướng dẫn viên 30 tuổi kể là mới lấy vợ tháng 11 năm ngoái. Thường họ lấy nhau vào tháng 11 để vợ chồng son sưởi ấm mùa đông. Anh này kể là gặp cô vợ ở thành phố Almaty. Quen nhau rồi bỏ nhau rồi yêu nhau lại rồi bỏ nhau xà quần cũng đến 2 năm. Điều tiên quyết là phải tra gia phả 7 đời để xem có có bà con hay không. 


Để nhắc chút xíu là người Tajik và người Karzachstan hoàn toàn khác nhau dù hàng xóm như người miên và người Việt.  Người Karzachstan gồm những bộ lạc du mục khi xưa. Họ sống theo cách nuôi bò, cừu nhất là ngựa. Có hai loại du mục ở xứ này. Có lẻ vì xứ này rất lớn so với các nước chung quanh. Loại thứ nhất là du mục lên non xuống hồ. Hàng năm mùa Xuân tuyết tan họ đem bò cừu lên núi ăn cỏ. Đến mùa thu thì họ đem xuống đồng bằng. Còn loại du mục nay đây mai đó thì họ cho bò cừu đi ăn cỏ tùy theo mùa và cứ di chuyển. Do đó họ sống trong những cái lều được gọi là yurt. Khi xưa được làm bằng da thú, hình thể trình để chịu đựng mưa gió thổi. Phái trong họ có hai sợi dây để cột vào những vật nặng khi có gió bão tránh bay lều. Ngày nay mình có ngủ hai đêm trong hai cái lều khác nhau. Một cái được thiết kế với các thanh sắt dể làm thành cấu trúc , có gắn cái lò sưởi bằng than. Họ đem củi đến rồi lấy lửa to để đốt cháy như than để cháy lâu hơn. Còn một cái thì quá đỉnh có cửa kính 360 độ, có lò sưởi chạy bằng điện và cầu tiêu phòng tắm hiện đại.  


Trở lại vụ anh chàng Bồ bịch không được cha mẹ giới thiệu. Người Karzachstan Đa số là gốc Mông cổ, tự nhận là con cháu thành cát tư hãn. Sau khi tra cứu điều nghiên ký lịch 7 đời của nhau, xem ra không họ hàng nên hai gia đình nhất trí cho đôi trẻ nên duyên vợ chồng. Cũng làm đám cưới tháng 11, và cô dâu khăn gói về nhà chồng với giường nệm bàn ghế này nọ. Cũng đòi hỏi mấy con cừu để đãi dòng họ. Gia đình cô dâu ở xa nên phải làm hai buổi tiệc đãi quan họ hai bên. Họ có thể ly dị nhưng thường thì cha mẹ hai bên khuyên nhủ làm lành. 


Có một cách lấy vợ không tốn tiền là cướp vợ kiểu chợ tình ở Sapa Việt Nam. Tập tục này có từ thời xưa, còn nô lệ. Không có vợ nhưng không có tiền đành kiếm cô nào thích rồi trùm bao bố , bắt cóc đem về nhà. Nhà trai và nhà gái không có tiền làm đám cưới thì thoả thuận với nhau. Lựa ngày nào cho cô dâu đi đâu đó như ra bờ suối giặt áo quần rồi chú rể bò lại lấy bao bố trùm đầu rồi bắt cóc đem về nhà. Thế là không phải đãi hàng xóm láng giềng. Kêu khóc con gái tôi bị bắt cóc. Xong om


Có cô hướng dẫn viên, đang làm luận án tiến sĩ về lịch sử cận đại Kyrgyzstan gốc nga. Cô ta cho biết ông bà cố chi đó là địa chỉ nên khi LÊNIN lên thì đem ông bà cố ra đấu tố, tịch thu hết tài sẢn và đuổi qua tận xứ Kyrgyzstan kiểu Hà Nội đuổi dân miền nam đi kinh tế mới, để xây dựng giúp dân du mục thành con người mới của xã hội chủ nghĩa . 

Tượng Lê Nín vẫn được giữ như ở Hà Nội 

Trước 1991 thì có đến 26% người nga sinh sống tại đây. Nay chỉ còn 6% vì sợ nên cũng về quê cha đất tổ, những vùng kinh tế cũ. Coo ta cho biết người gốc nga  và gốc Mông Cổ ít khi lấy nhau vì thường tôn giáo khác nhau. Cô ta không ngờ là chồng cô ta lại hồi giáo, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Cô ta cảm thấy là người Kyrgyzstan không phải người nga. Cô ta có đi thăm xứ nga nhưng cảm thấy vẫn là người Kyrgyzstan. Được cái là xứ Kyrgyzstan này không đập phá các tượng đài LÊNIN cũng như Karl Marx và engel. Cô này có vẻ là một người cộng sản. 


Xe chạy qua các làng mạc thấy nhiều nghĩa trang. Có mộ thì gắn trăng khuyết của người hồi giáo cò mộ thì gắn ngôi sao là Đảng viên cộng sản với những hàng chữ nơi đây yên nghỉ của một Đảng viên trung thực, suốt đời tận tuỵ phụng sự vì nhân dân quên mình. 

Điều mình ngạc nhiên là từ Tajikistan bay sang Karzachstan khi xuống phi trường thì thất kinh vì người dân gốc Mông cổ, cứ tưởng đang nói chuyện với người Hàn Quốc hay dân ở Nam Hàn. Ít dân da trắng gốc nga hay gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Thấy các tượng đài các bí thư cộng sản xưa khắp nơi, mặt mày cứ như con cháu thành cát tư hãn. 


Nói chung chuyến đi rất vui được đi chơi tại 3 nước liên sô cũ cộng thêm lần trước Uzbekistan và Georgia giúp mình có một khái niệm rõ hơn về cùng Trung Á mà khi xưa ông Tây bà đầm bắt mình học. Phong cảnh rất đẹp núi rừng yên tịnh, ít có du khách. Mấy bác nào còn sức khỏe thì nên đi nếu không vài năm nữa du khách sẽ về đây như quân nguyên. Văn hóa của người sở tại sẽ bị thay đổi. Hướng về chủ nghĩa buôn bán. Thật sự có nhiều chỗ còn chưa đi nhưng có vợ con nên không dám đưa lên núi vì chịu lạnh không được. 


Nếu có dịp đi viếng mấy nước khác của vùng này chắc mình phải thêm chút đỉnh tiếng nga vì dân tình nói tiếng nga. Chữ của họ được được dùng mẫu tự cyrilic. Cần biết đọc để biết đường. Họ rất cảm ơn người nga đã biến tiếng của họ qua mẫu tự cyrilic chớ không chửi bới thực dân dùng mẫu tự của mẫu quốc để ngu dân hóa dân họ. Để giam cùm cha ông họ. Bắt họ làm nô lệ.  Nhìn phố xá được thiết kế dưới thời sa hoàng cũng như Liên XÔ đã đưa ánh sáng văn minh đến cho họ như người Pháp khi xưa mang qua Việt Nam. 


Nếu bà con thích mình sẽ kể hành trình của chuyến đi với thức ăn của người dân sở tại và phong cảnh đẹp như trong mơ. Leo núi rất đẹp hơn cả Peru, Á Căn Đình,… đi đây về hết muốn ăn kebab ở mỹ.

 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chiếc giày 7 năm tình cũ

 


Hôm qua, ngồi đợi xe lại bổng thấy cái đế giày bị bong sau bao nhiêu năm leo núi vượt suối. Chụp hình để nhớ là mình cũng bị bào mòn như chiếc giày qua 7 năm tình cũ, buồn đời có Internet nên tải lên mạng. 


Mình chợt nhận một điều như bài hát của ông Trịnh Công Sơn, bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, cứ hết núi này lại mò leo núi khác. Đi lang thang rồi tìm về chỗ cũ, không biết nơi nào là chốn quê nhà. Có lẻ nơi có vợ con là quê nhà. 




Chiều lại về đến chỗ yurt, lều du mục để ngủ qua đêm. Tuy vậy cái lều ngày nay đã được hiện đại hóa có lò sưởi bằng củi. Họ cho 20 phút Internet qua Starlink nên mò lên mạng xem tin tức. Esim thường không có tín hiệu ở đây.


Bổng nhiên thấy một hàng dài còm khiến mình thất kinh. Thiên hạ chả hiểu lý do mình bỏ tấm ảnh chiếc giày lên mạng. Người kêu là hà tiện, người kêu đủ thứ tên thêm mấy chiến sĩ an ninh mạng nhảy vào ăn có hội đồng mệt thở. 

Từ ngày buồn đời tập leo núi đến nay, đôi giày này đã giúp mình leo đỉnh Kilimanjaro, Santalkay- Machu Picchu , đỉnh Whitney và nhiều nơi khác. Thật ra thì đế giày có bị mòn và mình đã thay đế giày một lần. Nay bị bong vì kỳ này lội suối hơi nhiều. Đế chưa bị mòn nhiều nên chỉ cần về nhà lấy keo dán ống nước là xong om. Chắc như keo dán. Thật ra loại keo dán ống nước của mình dùng tại vườn thì rất chắc còn mấy loại keo của người sửa giày không chắc lắm. Loại thường nên gặp nước là bị bong. 


Bao nhiêu còm cho thấy khi chúng ta xem một tấm ảnh với định kiến của mình, không tìm hiểu lý do tấm ảnh được đăng tải. Và bắt đầu chê bai đủ thứ. Thấy nhiều còm nên chiến sĩ an ninh mạng cũng bám theo chửi mệt thở. 


Cho thấy khi chúng ta được trang bị một cái lăng kính từ giáo dục hay tuyên truyền, như định luật pavlov, chúng ta sẵn sàng chửi bới hay khen chê tùy theo lăng kính được đeo vào. Thêm cái tính đánh hội đồng của người Việt chả cần hiểu gì cho rõ rằng. Chưa có tội thì đánh cho có tội có tội rồi thì đánh cho chừa. 


Chiếc giày cũ nhưng có tấm lót được làm riêng cho bàn chân của mình để đi đứng không bị đau chân này nọ. Đôi giày rất quan trọng cho cơ thể và sức khỏe vì không đúng với cơ thể của mình sẽ gây nhiều tai hại khi lớn tuổi. 

Đôi giày như một người đồng hành đưa mình leo núi khắp nơi, cả 6 đại lục từ 7 năm qua, có chút gì quyến luyến. Muốn bỏ để mua đôi mới nhưng giày rất tốt tại sao phải bỏ. Có chút gì quyến luyến với đôi giày.  Mình có mua đôi khác nhưng vẫn thích đôi này nên cho thằng con đôi mới. Xịn hơn. Không theo chủ nghĩa có mới nới cũ. 


Chắc sẽ dùng đôi giày đến khi nào không đi được nữa. Chấm dứt cuộc hành trình lên núi như người đi tìm thiên nhiên. 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện tình xứ ba tư

 

Nhớ dạo ông tướng Wes Clark, cựu tổng tư lệnh NATO, khi ra tranh cử tổng thống có kể là sau vụ khủng bố 9/11, ông ta được gọi về ngũ giác đài để họp. Sau đó có một ông tướng khác kêu ông ta vô văn phòng và cho biết chương trình đánh 7 nước tại trung đông. tuần này xứ Ba Tư là nước thứ 7 ăn bom của Hoa Kỳ sau 24 năm. 


Hình ảnh của xứ ba tư là sự chống cự lại chế độ tân thực dân của Tây phương. Ba tư từng bị Anh quốc chiếm đóng và khai thác dầu hỏa. 

Sau thế chiến thứ 2, Anh quốc trao trả độc lập khiến người ba tư vui mừng ca tụng dân chủ tự do mà họ học từ người Tây phương từng rao giảng. . 


Họ đi bầu, bỏ phiếu cho thủ tướng Mossadegh. Ông này buồn đời quốc hữu hóa các mỏ dầu hỏa của british petrolum. Cho rằng tài nguyên của người dân ba tư, dùng tiền này để phát triển kinh tế nuôi dân. Thế là Anh quốc và Hoa Kỳ nổi điên kêu cia lật đổ chính quyền dân sự được người dân bầu đàng hoàng như Tây phương đã dạy bảo. May là không giết ông ta như ông Diệm. 

Không biết có thiệt không nhưng thấy trên mạng. Nếu có thì chắc ở ngoài xứ ba tư

Thay vào đó họ đem ông Pahlavi về lên ngôi vua. Ông này tạo dựng một chính thể sắt đá có mật vụ kiểm soát, độc tài. Từ đó mầm móng chống đối chế độ lan Tràn đến khi ông ayatolah Khomeini lưu vong tại Pháp quốc cứ đọc diễn văn gửi về nước kêu gọi lật đổ ông vua. Dạo ấy mình ở Paris nên ngày nào cũng nghe báo chí nói về ông cố đạo gốc Ấn Độ này. Khi ông shah bỏ chạy thì mình có quen vài sinh viên ba tư. Có một cô học dưới mình hai lớp hồ hởi kêu sẽ về nước tham gia cách mạng. Sau này không thấy cô ta xuất hiện nữa. Chắc tại đeo khăn mặt nên mình không thấy nữa. 


Họ chống đối chế độ hà khắc để thay thế một chế độ khắc nghiệt hơn. Chế độ mới sợ bị lật đổ như họ đã từng làm nên đàn áp vô tư. Khi xưa có người chống đối chính phủ Việt Nam Cộng Hoà để rồi chưa kịp vui mừng sau 75 lại hát buồn vào hồn không tên. 


Có câu chuyện một con chim nằm trong tổ trên cây. Buồn đời cựa quậy làm sao rớt xuống bãi cứt bò. Chim kêu thúi quá thúi quá thì có con sói bò lại, lượm con chim bỏ vào miệng. Tây nói “quand tu es dans la merde fermes ta gueule »


Nhớ ở Georgia có gặp hai cô xứ ba tư đi chơi du lịch ăn bận đồ rất Tây nên hỏi. Họ kêu ở phi trường thì họ bận đồ che mặt hết nhưng khi lên máy bay thì các phụ nữ thay phiên nhau vào nhà vệ sinh thay đồ Tây phương bận đồ cho đã chớ che mặt che đủ thứ làm sao đàn ông phát hiện sắc đẹp của mình mà mê làm ô sin. 


Cái đau là Pháp quốc cho ông Khomeini lưu vong, bảo vệ đến khi ông ta lên ngôi thì bù trớt chả ăn được gì cả. Từ đó ông ta thành lập một chế độ hồi giáo khắc nghiệt. Tiền bán dầu hỏa thay vì phát triển kinh tế ông ta lại cung cấp cho các nhóm hồi giáo quá khích súng ống. Gây lộn xộn khắp nơi. Ông cựu thủ tướng baktiah lưu vong tại pháp cũng bị giết tương tự ông thi sĩ quên tên chỉ trích cũng bị ám sát mấy lần không chết dù bị chột mắt. 

Hồi giáo ba tư khác với hồi giáo mà người Iraq theo nên buồn Đời họ cho đánh nhau chết với số. Trên thiên đàng không đủ cung cấp trinh nữ cho những người tử vì đạo. 


Từ từ các thủ lãnh các xứ có dầu hỏa ở trung đông chống lại Tây phương đều được đưa lên thiên đàng nơi có 72 trinh nữ đón chào như sadam hussein, khaddafi còn ông Assad thì chạy thoát qua nga làm bạn với Puchin. Anh Cuba cương quyết chống đế quốc từ bao nhiêu năm qua, nhưng có lẻ cũng sắp hết thời vì nghe nói đâu họ tìm ra túi dầu hỏa ngoài khơi Cuba to đùng. Hay anh Chavez của xứ venezuela có dầu lửa là bị đì nếu không nghe lời. Tương tự Bolivia. 


Xứ ba tư làm nhục Hoa Kỳ trong vụ bắt giam con tin chiếm đóng tòa đại sứ Hoa Kỳ tại teheran không nhớ bao nhiêu ngày. Nay nhờ do thái đánh dùm. 


Mình thấy họ rêu rao tự do dân chủ nhưng khi thực thi mà ngược lại quyền lợi của họ thì a Lê hấp họ cho đi Tây. Như trường hợp ông Diệm. Thiếu gì người vì quyền lợi cá nhân bán nước cầu vinh. Ngu dốt nông dân như mình mà cho tiền nhiều nhiều kêu phải đàn áp ngay. 


Đi chơi ở Trung Á khám phá các lãnh tụ đều được bầu làm tổng thống cả đời. Đi đâu cũng thấy hình cha già dân tộc khắp nơi ngoại trừ nhà vệ sinh. Chán Mớ Đời ngồi nhà cầu mà thấy ảnh của già dân tộc thì khó khăn lắm. 


Dạo này thấy đánh nhau đủ trò như ấn độ và Pakistan, cao miên cũng hăm he bắt Thái Lan ăn mắm bò hóc. Rồi xứ ba tư. Trật tự thế giới đang thay đổi từ khi liên Xô sụp đỗ. Thiên hạ đổ xô đi mua súng đạn của Hoa Kỳ và do thái. 


Cho thấy chúng ta sống với cảm tưởng tự do nhưng trên thực tế là không, vì bị định hướng nhồi sọ từ bé. Nay đọc tin tức trên mạng lại càng bị định hướng đủ trò. Mình phải đọc tin tức nhiều nơi để có cái nhìn ít mờ mịt hơn.


Nghe nói ông này đã giúp đỡ do thái thả bom và nay bình yên ở do thái

 Do đó chúng ta cần những trang như wikileaks để hiểu rõ những gì nhà cầm quyền định hướng chúng ta. Thay vì xúm nhau lại chửi bới nhau giúp họ làm tiền. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao Karzachstan


Từ khi liên sô xụp đổ ra thì có rất nhiều nước trong khối liên sô tự giải phóng dành lại độc lập. Nói chung là liên Sô không nuôi nổi các xứ chư hầu nên tụi bay tự túc tự cường. Đa số các nước này mang tên rất khó đọc, đa số có chữ cuối là “Tan” hay “Stan”. Có nghĩa là đất theo anh ngữ là “land” như England, Ireland, Holland, Scotland,… người Ấn Độ không gọi nước họ là India mà Industan. Mình đoán là khi bị Anh quốc chiếm đóng nhà cầm quyền thuộc địa gọi là India chắc cho dễ đọc. Hay không muốn gọi industan cho rằng nằm ngoài đế quốc. 

Đồng chí gái với con ó


Từ Dushanbe , Tajikistan tụi này bay qua Almaty thành phố lớn thứ hai của Karzachstan sau thủ đô Astana. Có đến 1.6 triệu dân. Xe đón tại phi trường đưa về khách sạn. Mụ vợ kêu ở đây đẹp và sang hơn Hyatt ở Tajikistan. Cách họ xây như Hyatt ở san Francisco có atrium rộng lớn. Nhưng trang trí đẹp hơn. 


Sau đó thì đi ăn dù không đói. Xứ này khi xưa toàn là các bộ lạc du mục nomads nên họ sử dụng ngựa rất nhiều nên họ ăn thịt ngựa. Họ tự nhận là con cháu của Thành Cát Tư Hãn nên nhiều nơi cứ gọi địa danh với Huyền thoại của đại đế Mông cổ này. Họ gồm nhiều bộ lạc du mục mai đây mốt đó đến khi đế chế sa hoàng xâm chiếm, bắt họ canh nông mới chịu ở yên một chỗ. Ngày nay ở các làng mạc vẫn có nhưng người nuôi ngựa, cừu dê đến mùa Xuân tuyết tan thì họ đem lên núi ăn cỏ mấy tháng rồi đến mùa thu thì đưa xuống, bán làm thịt. Gọi là du mục chiều dọc, không đi đâu xa chỉ lẩn quẩn trong vùng. 


 Khi xưa ở Tây mình hay ăn thịt ngựa vì rẻ nhưng thịt mềm lắm và ít mỡ. Lâu lâu mua miếng thịt ngựa về chiên với bơ ăn với bánh mì. Kêu món thịt ngựa với dồi ngựa và xúp rất ngon. Có loại bánh bột mì chiên như bánh tiêu của người Tàu nhưng rất nhỏ.

Ăn xong thì đi bộ cho giãn chân vì cả ngày ngồi máy bay và phi trường đợi. Tại phi trường đợi 3 tiếng nên cứ đi tới đi lui cũng được 2 cây số. Thành phố ở đây to rộng và phát triển hơn Tajikistan. Mua sắm trả bằng ApplePay được chỉ đổi tiền để khi chạy lên núi sa mạc thì mua sắm gì nếu cần. Đâu đâu cũng thấy gắn các camera nên dân tình chạy xe cũng sợ bị phạt nguội. Ở Hoa Kỳ có trang bị mấy vụ này nhưng ít lộ liễu hơn. Một mặt để kiểm soát người dân. 


Xứ này phát triển hơn các xứ bên cạnh vì có dầu hỏa nên xăng ở đây độ hai đô/ lít nhưng họ chỉ bơm dầu bán chớ không lọc dầu này nọ. Còn ở Tajikistan thì giá gấp đôi. Tiệm ăn cũng mới xây theo kiểu tân thời. Xe chở tụi này là Toyota sequoia chỉ sản xuất tại Hoa Kỳ nên người dân vùng này thích mua xe này từ Hoa Kỳ. Chạy bền. Bác nào muốn làm giàu kiếm xe Toyota cũ đem qua đây bán. Họ chuộng xe từ Cali vì hệ thống nhả khói rất tốt. 


Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng thì xe đến đón. Họ mua cái bánh nhỏ gắn cái nến chúc mừng sinh Nhật đồng chí gái khiến mụ vợ cảm động. Có cả chủ công ty đến chúc mừng. Bà ta ở Astana nhưng đến để tìm cách phát triển thêm các tuyến đường nên ghé lại chào. Dân xứ này khác với với Tajikistan. Người Tajik tương tự người ba tư, có cùng văn hóa như người Tàu và người Việt, lai tùm lum trong khi người Kazakhstan thì trông giống như người Mông cổ. Họ cũng đạo hồi nhưng theo phái Sunnite nhưng không nói tiếng ả rập vì kinh thánh của họ được dịch qua tiếng Kazakhstan. Trông họ như người Mông cổ chắc kiểu này phải tìm đường viếng xá đại Mông quá. 

 XE chạy hai tiếng dừng lại một chỗ kiểu Định Quán. Họ cho ăn một loại mang tên samsa mà người Ấn Độ gọi samosa còn Tây Ban Nha gọi là empanada. Bỏ nhân là thịt cừu và mỡ. Họ có cái lò tròn để nướng nóng hổi ăn vô mỡ chảy đầy miệng. Phải công nhận lần đầu tiên ăn empanada ngon như vậy. Một cái một đô khá đắt cho dân xứ này. 


Sau đó chạy thêm hai tiếng đến gần công viên quốc gia. Ghé homestay để ăn trưa sau đó chạy đi chơi viếng công viên quốc gia rồi đến chỗ ngụ qua đêm cũng homestay nhưng rộng lớn hơn. Để hành lý, rữa mặt xong thì chạy vào công viên quốc gia cũng mất cả tiếng mới đến chỗ leo núi. Vùng này là thảo nguyên nhưng khi không có mấy cái đồi núi đủ loại màu như ở vùng Arizona hay Utah. Công ty du lịch cho biết là thường trên đường đi họ thích đạt các nhà homestay nấu ăn các món ăn địa phương, tiện hơn không mất thì giờ vì vaof tiệm ăn phải đợi chờ. Đây họ dự tính mấy giờ đến là du khách có ăn liền rồi lên xe chạy tiếp. 


Tụi này leo lên núi đi được 5 dặm xuống lại thì thấy có nhà vệ sinh hoành tráng lắm như bị khóa cửa, họ chỉ cho cái nhà vệ sinh bằng gỗ bên cạnh. Hỏi ra mới biết cán bộ cho người quen xây mấy nhà vệ sinh có năng lượng mặt trời hoành tráng lắm nhưng được thiết kế theo kiểu ở thành phố. Đây ở sa mạc tìm đâu ống nước để câu đến thế là khóa lại để dàn cảnh cho đẹp. Chán Mớ Đời 

Sau đó thì chạy về homestay khiến mụ vợ lo vì phải ra trước cổng 7 giờ chiều nhưng trên thực tế là mặt trời lặn. Về homestay tắm rữa bỏ áo quần giặt xong ăn cơm tối dù không đói lắm. Mình thấy mấy cục sữa khô mặn mà thấy họ bán chỗ xe dừng ăn samsa. Họ làm bằng sữa pha với muối rồi phơi khô rồi bò viên nhiệt để các người du mục hay chăn cừu trên núi đem theo ăn cho có khoáng chất. Mình uống nước nhiều thêm leo núi nên ăn thấy mặn nhưng cũng phải ăn thêm mấy viên vì cơ thể cần. Vùng này họ ăn ớt cay. Ăn xong về ngủ tới sáng. 


Hôm nay là ngày dài chạy ná thở đi đến đồi cát trong công viên quốc gia được gọi là singing dunes, những đồi cát hát reo . Ngạc nhiên không hiểu sao nhưng cũng bò lên độ cao khá dốc. Mụ vợ rên thở như đồng chí gái mình nắm tay kéo đi mất cả tiếng mới lên tới đỉnh cũng cả dặm. Sau đó hỏi hướng dẫn viên đi xuống ngã nào thì anh ta kêu ngồi xuống rồi lết xuống núi. Lúc mình kéo chân lết xuống thì sự và chạm của cát và lực của chân tạo ra làn sóng tùy theo nhanh hay chậm tạo ra tiếng ù ù mà người dân sở tại gọi là tiếng trách móc của lính Mông Cổ khi xưa được chôn tại đây. Mình có đến đồi cát ở Utah và Phan Thiết nhưng phải công nhận đồi cát này quá đẹp và cao nhất. Có hai dãy núi hai bên tạo ra một thung lũng khiến cát của các núi bên cạnh bay theo và tấp lại đây. Mình đọc tài liệu thì cho biết đỉnh của đồi cát độ 300 mét cao độ xem như phải bò lên 1,000 anh bộ. Lết xuống thì nhanh độ 15 phút là xong. 




Sau đó chạy ra khỏi công viên quốc gia đến tiệm ăn uygur nằm Sát biên giới Trung Cộng. Thấy xe tải chạy qua biên giới rất nhiều. Vào tiệm ăn mấy món đặc sản của vùng này rất ngon. Món mì sợi làm bằng tay, ngồi cạnh tấm kính ngăn nhà bếp thấy trong bếp làm đồ ăn. Có hai đầu bếp chính và những người làm mì sợi hay phụ đầu bếp. Có mấy bà làm bánh mì, nấu cơm. Họ cho biết thứ 6 trưa từ 12 đến 2 giờ thì đầu bếp đi cầu nguyện ở nhà thờ hồi giáo nên chỉ có mấy bà nấu ăn mấy món Tây phương nên ít ai đến. Tiệm này được dân địa phương đến ăn đông như quân Karzachstan. 

Ăn xong thay vì leo núi mình nói hướng dẫn viên đi viếng một viện bảo tàng mà khi xưa từng là nhà thờ hồi giáo. Do một kiến trúc sư địa phương qua tàu học rồi về thiết kế theo kiến trúc của tàu rất lạ. Nhà thờ được xây dựng năm 1908 đến 1920 mới xong rồi cộng sản vào nên cấm tôn giáo nên bỏ luôn làm kho chứa đồ cho hợp tác xã. Nay được trùng tu làm viện bảo tàng cũng giúp mình hiểu thêm về phong tục và cách sinh hoạt khi xưa của người dân sợ tại như cái yên ngựa, đám cưới ngày xưa, cách họ làm tapis thêu thùa khá hay. Bỏ một cuộc leo núi nhưng học được cái hay văn hóa. Họ giải thích là vùng Xian chang thuộc Karzachstan có người uigur và Karzachstan sinh sống rồi dùng cái mấy ông ba tàu chiếm ngăn đôi. Bên ở cộng sản tàu bên ở với cộng sản nga. Có điểm hay là họ cho phụ nữ lấy chồng thì phải đeo khăn trắng dài xuống như mấy bà sơ khi xưa. Hóa ra khăn dài quá ngực để tránh những ánh mắt dê xồm như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen thêm để khi có con thì dấu đứa con dưới tấm vải để cho bú vừa che ngực. Nghe họ giải thích mới nhớ khi xưa mấy bà sơ ở domaine de Marie đội khăn trắng thì ra thế. Robert Mitchum có đóng vai trong phim mê một bà sơ đẹp như thiên thần. 

Lò nướng empanada 

Người du mục ở đây có hai cách sống. Đi lên cao và đi ngang. Họ sống theo mùa nên khi mùa Xuân đến thì họ cho súc vật họ nuôi lên núi ăn cỏ đến khi mùa thu thì họ đem xuống đồng bằng vùng thảo nguyên để trưa qua mùa đông. Ngược lại các bộ lạc đi ngang là tiếp tục đi tìm thức ăn cho súc vật họ nuôi. Tương tự người Mỹ da đỏ cũng sống như các du mục đi theo các con bò rừng nên khi chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh tàn sát các bò rừng khiến người da đỏ đói nên phải đi theo bò rừng đến Gia-nã-đại. 

Sau đó chạy lên núi xem Charryn đại vực của vùng này nhưng đến nơi thì gió và mưa lất phất nên không dám đi xuống đại vực. Bò tới đầu đại vực chút cho biết rồi xe chở tới phía bên kia để xem. Khá đẹp. Ánh sáng rất sống động trời chuyển mưa nhìn dòng sông zarkrent uống quanh theo đại vực. 


Sau đó chạy về homestay để ăn cơm tối rồi chạy về khu nghỉ dưỡng Satty village, số một vùng này ở hai đêm. Trước khi vượt biên giới đến Kyrgyzstan. Tại đây núi rừng như ở Thụy sĩ. Leo núi ở Tajikistan thì không thấy thông nhưng qua đây lại thấy. Có lẻ thấp hơn. 

Sáng nay đến viếng cái hồ rất đẹp được đi xe của liên sô sản xuất. Mình hỏi tài xế Ruski ông ta gật đầu. Đồng chí gái muốn chụp hình thời thành cát tư hãn nên trả giá với thợ chụp cho mụ vợ vui. 


Loại cỏ này mọc trong sa mạc chứa nước nhiều nên lạc đà thích ăn để có nước

Ăn xong về khu nghỉ dưỡng nghỉ tính chút leo núi viếng hồ nhưng trời mưa thổi đành gõ viết bờ lốc. Mai đi viếng một cái hồ trên núi cao rồi thằng đường qua xứ Kyrgyzstan chơi tiếp. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn