Showing posts with label Hướng nghiệp. Show all posts
Showing posts with label Hướng nghiệp. Show all posts

Tiền thiên hạ OPM

 Báo chí cho biết ông Elon Musk đề nghị mua công ty Twitter với giá 44 tỷ đôla. Mình đoán là ông ta dùng tiền của người khác để mua mà người Mỹ gọi là Other People’s Money, gọi tắt là OPM. Mình không biết ông ta sẽ làm cách nào để mượn tiền của người khác để mua nhưng trong đầu tư, thị trường chứng khoán, nhất là ngành địa ốc, sử dụng OPM là cách có hiệu quả nhất.

Khi người Mỹ mua hay xây nhà, thường họ mượn một số tiền từ ngân hàng. Ít khi họ mua bằng tiền tươi ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ như làm 1031 Exchange,… lý do là càng bỏ tiền nhiều thì vốn của họ ít lại, sẽ không có khả năng mua những căn nhà khác. Điển hình, ai đó có 1,000,000 tiền tươi. Nếu họ mua nhà ở cali thì chỉ mua được một căn. Nếu họ chỉ đặt cọc 25% và mượn 75% còn lại từ ngân hàng thì họ có thể mua được 4 căn nhà với trị giá là 4 triệu thay vì một triệu nếu mua tiền tươi. Chưa nói đến việc khấu hao, khấu trừ thuế. Nếu mua tiền tươi thì không có gì để khấu hao tài sản.

Người mua thế chân căn nhà cho ngân hàng, bỏ ra $250,000 để sở hữu chủ 1 căn nhà trị giá $1,000,000. Có người cho rằng trên thực tế mình chỉ có $250,000 vốn chủ sở hữu. Đồng chí gái có lần hỏi mình là căn nhà hai vợ chồng 15 ngày trước khi lên xe bông, nay giá bao nhiêu rồi. Mình nói độ $300,000 dạo ấy. Cô nàng làm tính, kêu mình lời, chỉ bỏ $36,000 đặt cọc nay nếu bán sẽ được $156,000. Cô nàng nói khiến mình thất kinh.

Ở Hoa Kỳ, chỉ có dân ngu khu đen như mình mới đóng thuế còn đám giàu thì có luật giúp họ đóng thuế rất ít. Tương tự khi xưa giới quý tộc đâu có đóng thuế, chỉ có dân đen là đóng thuế cho vua xài, xây cung điện Versailles để ăn chơi,…

Hai vợ chồng mua căn nhà giá $180,000, đặt cọc $36,000, mượn ngân hàng $144,000. Ở được 6 tháng thì phải dọn về nhà bố mẹ vợ để chăm sóc ông bà nhạc. Nhà xuống dạo đó, nếu bán thì lỗ nên cho thuê, đủ trả tiền ngân hàng. Do đó không tính tiền lời trả ngân hàng.

Dạo ấy nhà lên độ $300,000, nếu bán thì lấy $300,000 - $144,000 = $156,000. Đó là chưa kể các thứ như khấu hao được $10,000/ năm,… xem như lời 28.5%/ mỗi năm. Người Mỹ gọi là Internal Return, không biết tiếng Việt gọi là gì, ai biết cho em xin.

Nếu cộng thêm khấu hao $10,000/ năm thì tỷ lệ lời lên đến 55%. Dạo ấy trả tiền nhà và thuế má là $1,100/ tháng nay cho thuê được $2,750/ tháng. Gọi là External Return

Có nhiều người không muốn mắc nợ như đồng chí gái. Khổ cái là mụ vợ đã lấy mình nên đành chịu. Sau này mụ cấm mình mua thêm nhà cho thuê nên mình xài Land Trust để mua, khỏi cần chữ ký của mụ, khỏi cãi cọ gì cả. Mua xong rồi thì hỏi có muốn đi xem nhà mới mua. Hôm trước mụ đi xem 6 căn hộ mình mới mua, mụ hỏi sao anh mượn tiền ngân hàng được vì khi xưa, mụ phải ký giấy nợ.

Ngoài địa ốc ra, còn các chương trình khác dùng tiền thiên hạ như bảo hiểm, nhồi tiền đầu tư rồi mượn ra không phải đóng thuế. Khi qua đời, thì bảo hiểm trừ số tiền mình đã mượn ra để trả số tiền bảo hiểm còn lại.

Mình gặp người cháu rể, khoe là mới tái tài trợ lại căn nhà vì dạo ấy tiền lời xuống thấp. Mình hỏi thì anh chàng kể là đi 20 năm, để trả hết nợ cho xong nên cộng thêm $250 mỗi tháng. Mình nghe tới đó là thất kinh, hồn vía lên mây. Lạ 1 diều! Mấy đứa cháu nha sĩ, kỹ sư,…hay hỏi mình về tài chánh khi mượn tiền ngân hàng, đầu tư, ngược lại cô cháu mình thì chả bao giờ hỏi.

Tiền trả ngân hàng 12 năm đầu là chỉ trả tiền lời không. Ngân hàng khôn lắm, họ cho huê hồng nhiều để mấy người làm giấy nợ vay mượn từ ngân hàng, xúi khách hàng đi chiêu 20 năm cộng thêm $250/ tháng.

Để làm tính, vợ chồng cô cháu không có cash out nên mình chỉ đoán là số nợ là $360,000 dựa theo giá nhà mua cách đây mấy năm. Nếu tái tài trợ với 4% tiền lời cho 240 tháng (20 năm), số tiền phải đóng hàng tháng là -2,181.53. Cô cháu lại đóng thêm $250. Xem như -$2,181.53 - $250 = -$2,431,53/ tháng. Xem hình dưới.

Đây là số tiền lời trả cho ngân hàng bình thường 20 năm (240), năm đầu tiên sẽ trả $7,150.71. Đáng lẻ nhiều hơn xem năm 2023. Mình dùng ngày hôm nay nên chỉ có mấy tháng.

Tiền lời trả ngân hàng khi cô cháu trả thêm $250/ tháng thì năm đầu tiên sẽ trả $7,138.15, xem như ít hơn $12/ năm. Đóng nhiều tiền nhưng không được khấu trừ thuế bao nhiêu có $12/ năm hay $1 / tháng. Chán Mớ Đời 

 Được cái là sẽ chỉ trả ít hơn 36 tháng hay là 3 năm. Thay vì 20 năm , chỉ còn lại 17 năm. Đó là lý do ngân hàng xúi thiên hạ mượn nợ kiểu này, kêu không muốn nợ nần vì lạm phát. Ngân hàng muốn lấy lại tiền cho nhiều rồi vài năm sau là bán cái nợ mình cho ngân hàng khác.

Nếu cô cháu hỏi thì mình sẽ kêu cứ mượn nợ 30 năm, rồi lấy số tiền $250, đầu tư vào quỹ giáo dục, được khấu trừ thuế để sau này con vào đại học. Làm tính xem sao:

Mượn $360,000, 4% tiền lời, cho 360 tháng, sẽ trả -1,718.70/ tháng thay vì $2,431.53 như hiện nay. Xem như ít hơn $712/ tháng. Bây giờ lấy $712/ tháng bỏ vào quỹ giáo dục. Cô ta có 3 đứa con thì mình nghĩ có thể sử dụng hết số tiền này.

Tiền đi 30 năm, trả ít hơn

Thứ nhất là được khấu hao thuế mỗi năm $712/ tháng x 12 = $8,544/ năm. Bỏ vào mutual funds hay Stocks thì trung bình là 12% từ 30 năm qua. Sau 20 năm, cô cháu sẽ có $704,349.82 cho vụ đầu tư cổ phiếu và còn nợ ngân hàng có đâu $20,624.40. Cô cháu có thể lấy $20,624.40 từ quỹ để trả đứt số nợ còn lại của ngân hàng, vẫn còn $670,000. Trả tiền cho 3 đứa con đi học. Xong om

Đó là chưa kể cô ta sử dụng Equity Line Of Credit để cho vay 12%. Cô cháu có người thím dâu chuyên làm thủ tục mượn nợ. Người thím hay gọi mình vì khách hàng cần tiền gấp trả 12%. Cho thấy hiểu về tài chánh rất quan trọng vì nếu không mình sẽ bị lỗ khi nghe mấy bọn con buôn nói khéo để họ ăn huê hồng nhiều.

Thôi em ngừng ở đây. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Sao khủng và sao thật

 Cầu thủ túc cầu Sadio Mane, của đội tuyển Senegal, và đội Liverpool vừa mới được chuyển nhượng qua đội Bayern Munich. Mình theo dõi ông này từ lúc thấy tấm ảnh của vị cầu thủ này đăng trên báo ở Anh quốc, phỏng vấn anh ta. Nhà báo hỏi anh ta sao lại sử dụng một cái điện thoại cầm tay mà mặt kính bị vỡ nứt.

Đây là bức ảnh của cầu thuê Sadio Mane với cái điện thoại bị nức 

Anh ta trả lời là anh ta không cần 10 xế xịn Ferrari, 20 hột xoàn, hay 2 phi cơ riêng hay điện thoại khủng,… anh ta muốn dùng tiền anh ta làm ra để giúp người dân ở làng anh ta, xây trường học, sân vận động, giúp áo quần, giày, thực phẩm cho những người sống trong nghèo khổ... tôi không cần tạo dáng với những chiếc xe xịn, nhà cửa sang trọng,… tôi muốn người dân của tôi hưởng được chút ít từ cuộc đời đã cho tôi.

 Từ ngày nổi tiếng, anh ta đã giúp ngôi làng Bambaly ở Senegal. Anh ta đã xây nhà thương, trường học, cây xăng và bưu điện.

Cầu thủ đá banh Sadio Mane thăm viếng làng của anh ta

Sau khi kết thúc sự chuyển nhượng qua Bayern Munich, anh ta đã trở về quê hương, thăm viếng bệnh viện mà anh ta đã tài trợ hơn 455,000 bảng anh, khám và chữa bệnh dân trong 34 ngôi làng xung quanh. Anh ta cũng xây một trường học trung cấp trong làng giá 250,000 khiến ngôi làng trở thành một tỉnh nhỏ với 2,000 dân cư. Anh ta mới thành lập một cây xăng. 

Anh ta cho biết muốn xây nhà thương có khoa phụ sản để giúp các người mẹ sinh con yên lành. Sát xuất trẻ em chết khi sinh là 315/ 100,000 ca sinh, so với 13.4/ 100,000 tại Anh quốc. Tỷ lệ em bé sinh ra chết lên cao hơn ở các vùng hẻo lánh. Thường ở quê, họ sinh tại nhà, hy vọng có cô mụ trong làng đến kịp.

Thời bé, anh ta thích đá banh nhưng ông bố là Iman hồi giáo, cấm anh ta chơi đá banh. May cho dòng họ và người làng, bố anh ta chết vào lúc anh ta lên 7 tuổi. Lên 15 tuổi anh ta bỏ nhà ra thủ đô để chơi đá banh vì anh ta có niềm tin sẽ thành công trở thành cầu thủ túc cầu. Sau này, được người Pháp phát hiện ra và được đội Metz ở Pháp thuê và đã thay đổi cuộc đời anh ta và ngôi làng.

Ngoài ra, anh ta còn giúp cho mỗi gia đình trong làng 70 bảng anh, cấp học bổng cho học sinh giỏi của trường. Anh ta hỗ trợ các máy điện toán cho trường, quần áo và dụng cụ thể thao cho trường học.

Thường mình thấy cầu thủ thể thao mới nổi tiếng là họ sắm xe hơi, nhà lầu sang trọng, đi với bạn gái người mẫu để khẳng định mình là sao khủng. Có một cầu thủ kể là khi mới nổi tiếng, anh ta mua đủ loại xe Ferrari,… dù không biết lái xe có số tay, chỉ để trong ga ra, nay hết chơi nên hết tiền, phải bán tháo rẻ mấy đồ chơi ngày xưa. Anh ta chỉ tiếc là không có người bạn nào chỉ vẽ anh ta đầu tư. Khi có tiền thì bọn ký sinh trùng bám vào như ruồi, khi hết tiền chúng bỏ chạy.

Người Mỹ hay nói đừng bao giờ quên nơi mình xuất xứ. Cho dù mình thành danh cũng đừng quên người ở lại, ít may mắn hơn mình. người Việt tỵ nạn sang đây, lúc đầu cũng nhờ vào các hội từ thiện, người Mỹ giúp đỡ bước đầu. Nay có lẻ chúng ta nên quay lại giúp những người cùng khổ chiến tranh như Yemen, Ukraine,…như để trả ơn người đi trước.

Khi thấy anh chàng này đã dùng sự thành công của mình để giúp lại những người ít may mắn hơn khiến mình cảm phục. Theo dõi anh ta từ đấy, khi Liverpool đá là mình cố gắng xem. Nay chắc phải xem đội Bayern Munich.

Trong cuộc sống hiện nay, khi mà người ta chạy đua, dùng mọi thủ đoạn để nổi tiếng. Họ cố ý chặt giò, gây thương tích cho một đối thủ để thắng. Người ta chỉ nhìn bề ngoài. Người thành đạt là muốn khoe khoang, sắm xe xịn, dinh thự để khẳng định địa vị của mình trên báo chí, bổng nhiên có một anh chàng từ một làng quê nhỏ bé, dùng tiền của mình để giúp các người nghèo mà anh ta đã chứng kiến từ bé.

Mình thấy nhiều người thích bận đồ hiệu giả, thay vì có một cái ví rẻ tiền nhưng chứa đựng $2,500 còn hơn có cái ví LV mà không có đồng nào hết. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm nông bất đắc dĩ tại Cali

 Hôm kia, có tên mỹ trẻ, quen ở hội Toastmasters, email hỏi mình về ý định của hắn, muốn bán cái condo để mua một cái vườn nho nhỏ. Mình kêu không nên nhưng hắn ngoan cố, tuy biết làm vườn không làm tiền nhiều nhưng vẫn cương quyết muốn làm nông dân, thay vì làm kỹ sư. Phần này thì hắn hơi lơi khơi.

Mình làm nông dân bất đắc dĩ, còn hắn muốn làm nông dân theo thuyết lãng mạn, kiểu hoàng hậu Pháp, vợ của vua Louis 16, Marie Antoinette, muốn làm dân giả, nuôi cừu, vắt sữa để rồi lên đoạn đầu đài với chồng. Hô to khẩu hiệu hãy giữ cái đầu thẳng trên vai. Chán Mớ Đời 

Mình mua vườn bơ để chia lô để bán vì thuộc vùng thổ cư. Mình định dùng lợi nhuận của vườn để lo vụ chia lô nhưng vườn cũ nên có nhiều vấn đề cần sửa chửa. Trong khi chờ đợi thì mình phải tưới nước không cây chết. Cây chết thì phải chặt và nghiền nát để tránh hỏa hoạn nếu không lại bị hàng xóm gây phiền não vì họ sợ cháy lan đến khu nhà của họ. Họ nằm sát bên cạnh vườn mình nên rất khó mua bảo hiểm hoả hoạn. Do đó mình phải giúp họ, giữ gìn vườn tươi.

Cuối mùa bơ nên vỏ trái bắt đầu đổi màu tím. Lúc này ăn rất ngon vì có đầy đủ chất béo, cơm của trái màu vàng, rất chắc thay vì xanh xanh. Mỗi ngày mình chơi 3-6 trái. Bơ trong chợ màu tím là vì đã hái lâu rồi. Có thể mấy tháng trước khi được chuyển đến chợ từ các nước như Mễ tây Cơ hay Peru.

Vườn trên 30 năm nên phải sửa chửa khá nhiều, cập nhật hoá kỹ thuật ngày nay. Lý do chính là nước tưới, tốn tiền nhiều vì mỗi cây bơ lớn, uống trung bình 250 gallon nước mỗi tuần. Mình được thành phố giảm 50% tiền nước mà vẫn khóc. Lúc mua về, mỗi tháng mùa hè trả gần $8,000 tiền nước.

Mỗi ngày ăn 3-6 trái

Mình phải gắn đồng hồ tưới tự động. Trước đây, chủ trước, có thuê một ông thợ bán thời gian. Mỗi sáng ông ta vào vườn, tắt một hệ thống tưới và mở một hệ thống khác, xem như tưới 24/24 nên tiền nước trả như điên.

Mình gắn đồng hồ tự động tưới nên không cần lên vườn mỗi ngày. Vấn đề là hệ thống nước cũ, bị mấy con coyote cắn phá nên hay bị bể, thoát nước. Do đó mình phải lên vườn thường xuyên, đi vòng vòng xét nước bị thoát, hệ thống nước bị cắn phá, bể để sửa chửa. Mất thì giờ, không có thì giờ làm chuyện khác như tỉa nhánh cây khô để giúp mọc lại cành khác.

Một hôm tên thợ ống nước, nói với mình nên xin chính phủ Cali tiền để sửa chửa hệ thống nước khiến mình ngơ ngơ ngáo ngáo. Buồn đời, mình lên mạng kiếm thì họ cho người đến nghiên cứu vườn của mình. Lúc đó mới biết là đo áp suất, hiệu năng hệ thống tưới cây ra sao. Họ đề nghị mình nên sửa chửa này nọ.

Mình nộp đơn, tưởng là cho có lệ. Ai ngờ trúng số, chính phủ cho nhưng phải đợi đến năm sau vì quỹ năm  đó đã hết. Mình xin tiền để thay hệ thống dẫn nước từ đường cái vào vườn. Lý do là tên làm hệ thống ống nước tưới mấy chục năm trước, gắn ống nước tiêu chuẩn 25 thay vì 40 nên sau bao nhiêu năm, hay bị bể ống làm thoát nước nhiều mà lại không tưới cây gì cả.

Hôm qua, vào vườn làm lại con đường đi vào. Chính phủ cho tiền để sửa chửa lại

Thay xong phần này là mừng, mình tặng bơ khi họ đến kiểm tra xem có làm theo chương trình hay không để giao hết số tiền còn lại. Mình hỏi có chương trình nào khác. Họ nói mình có thể xin thay thế hệ thống tưới. Thế là họ gửi giấy tờ để nộp đơn. Bà rá, chính phủ lại chấp thuận nên làm lại hoàn toàn hệ thống tưới với ống nước thay vì hệ thống Drip của xứ Do Thái. Ống nước dày 40 nên coyote không biết đường mà mò đến ngưng cắn. Từ dạo đó, không còn lo vụ hệ thống nước bị cắn phá bởi coyote. Có thì giờ mới tỉa cây khô, cắt cỏ,…chăm sóc mấy cây thanh long. Năm nay thanh long ra hoa nhiều.

Tiền nước giảm độ 40% khiến mình mừng, dùng tiền đó để mượn một anh thợ 1 ngày 1 tuần. Anh ta làm cho công ty làm lại hệ thống nước cho mình. Chủ Nhật muốn làm thêm để gửi tiền về Guatemala cho vợ con đã không gặp từ 14 năm qua. Chủ của anh ta nói với mình, khó mà tìm được một người thợ như anh ta. Chịu khó, siêng năng. Nhiều khi mình không vào vườn, anh ta tự động làm những việc cần phải làm, hết việc mới về. Nhiều khi 4, 5 giờ vẫn thấy anh ta trong vườn, nhắn tin hay gọi điện thoại hỏi vài chuyện.

Thay hệ thống nước, mình gắn thêm các thiết bị đo độ ẩm, được báo cáo qua vệ tinh nên dựa vào đó mà tưới nước nên giảm được lượng nước tưới thừa. Cây bơ chỉ có rể từ 8 đến 12 inches dưới mặt đất. Trước kia mình cứ tưới nhiều, tốn nước nhưng nước chảy xuống dưới rể cây nên bù trớt. Tốn nước mà không tưới rể. Nay mình xét vệ tinh để xem độ ẩm thì ngưng hay tưới.

Dựa theo độ ẩm do vệ tinh báo cáo nên mình có thể tưới chính xác hơn, tốn ít nước, cây lá xum xuê, trái ra nhiều, khác với mọi năm. Mất mấy năm mới hoàn thiện được cái vườn. Mình muốn thằng con lo cái vườn vì có tiền hơn là đi làm cho công ty nhưng trẻ không nghĩ chuyện đó. Nó muốn làm giàu cho chủ thay vì làm giàu cho nó. Vẫn thích làm với cái chức vị Kỹ Sư. Chán Mớ Đời 

Hôm trước, cán bộ của cơ quan Cali đến vườn mình để bàn qua chương trình mà chính phủ Cali cho mình tiền để tu bổ con đường chính vào vườn và các máy đo độ ẩm. Mình tặng ông ta một bịch bơ, hỏi còn chương trình gì nữa không. Ông ta nói có, email hôm qua đơn để điền, ghi danh liền, kêu thành phần nông dân gốc á đông, thiểu số. Hy vọng kiếm được thêm tiền sửa chửa tu bổ. Thật ra mình cũng không biết chương trình cho tiền để làm gì. Cứ xin rồi sẽ biết. Cán bộ cần nông dân xin tiền để giữ công việc, mình cứ xin rồi tính sau. Nếu không xin thì năm sau, chính phủ cắt, họ ít việc làm.

Bây giờ đang xem có chương trình nào để gắn hệ thống Internet với năng lượng mặt trời để có điện trong vườn. Bác nào biết thì cho em xin. Xin cảm ơn trước. Có người muốn mua cái vườn để xây nhà nhưng mình đợi đến tháng 10, để xem thành phố có đổi zone từ R-1 (xây nhà đơn) qua xây căn hộ. Nếu họ đổi thì giá lên thì bán. Lấy tiền đi chơi với vợ.

Mình đang nhờ cô em ở Việt Nam, lo vụ hội ngộ gia đình, cho bà cụ gặp lại con cháu từ 4 phương trời tại Du bai tháng tới. Mình là nhà tài trợ hết. Thấy bảo giá là muốn xỉu nhưng để được thấy nụ cười sung sướng của mẹ thì đành chuyển ngân. Mai mốt, có tiền nhiều mà mẹ mình không đi được thì lại bắt chước các thi sĩ, đổi thiên thu đổi lấy nụ cười của mẹ.

Từ nhà em đến vườn mất 40 phút nên nhiều khi trời nóng, cần phải tưới. Em phải chạy lên vườn. Nếu có hệ thống này thì chỉ nằm nhà với vợ, mở điện thoại ra nhấn nút là tự động tưới, tự động ngừng. Xong om

Từ ngày làm nông dân bất đắc dĩ, mình đi bộ trung bình 4, 5 dậm mỗi khi lên vườn nhất là leo đồi nên sức khoẻ có vẻ khá hơn, leo núi bú xua la mua nên không biết có nên bán vườn hay không hay để tới khi nào đi hết nổi rồi bán.

Có người cho biết bơ ở Việt Nam rụng không ai thèm lượm. Bên này, làm nông, mua bảo hiểm thì cuối mùa bị lổ thì được đền. Nếu không có vụ này thì nông dân đã hoá thành người tiền sử.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nên hay không nên cho mượn tiền?

Mình có kể vụ của chìm của nổi. Muốn sử dụng của chìm thì nên mượn cái nợ HELOC (home equity line of Credit) trên căn nhà mình đang ở, nhằm gặp trường hợp khẩn cấp, cần tiền để chi tiêu khi bị ốm đau, thất nghiệp. Về già muốn đi chơi, du lịch, không có tiền thì cho thiên hạ mượn tiền, lấy lời. Cho thiên hạ vay lấy 12%, trả ngân hàng 6%, lấy tiền lời 6% để đi chơi. 

Thí dụ: mượn ngân hàng $100,000 để cho vay trong vòng 1 năm. Không bao giờ cho vay lâu hơn 1 năm. Ngân hàng lấy của mình 6% hay $6,000/ năm, mình cho vay 12% được $12,000. Mình trả tiền lời cho ngân hàng $6,000, còn $6,000 mình đi chơi, đi du thuyền mấy lần vào những lúc ít ai đi. Hình như người Việt gọi là mượn đầu heo nấu cháo.

Đừng bao giờ tự đứng ra cho mượn tiền cả. Nhờ một người có bằng địa ốc làm,  họ có bằng để tránh lộn xộn. Người mượn tiền trả họ huê hồng 2%. Thí dụ họ mượn số tiền $100,000, mình đưa cho họ $98,000, và đưa người làm giấy tờ  $2,000.

Hôm kia, mình nhận nhắn tin của chị quen, chuyên gia mượn nợ dùm thiên hạ, ăn Huê Hồng. Chị ta kêu vợ chồng mượn tiền năm ngoái, tuần rồi đã tái tài trợ căn nhà của họ, đã trả dứt nợ mình. Nay muốn mượn lại tiền của mình. Họ còn bồi một chi tiết là trả lại số tiền 5 tháng tiền lời, mà họ bắt buộc phải trả khi tái tài trợ lại căn nhà.

Mình đưa cho thằng con xem, hỏi nó có nên cho mượn tiền hay không, dù mình đã trả lời cho người ta là ‘Không” vì thấy không ổn trên giấy tờ họ đưa. Mình tập thằng con, điều nghiên để nó học tập một tí. Cuối cùng thằng con đưa đến kết luận: Không.

Salvador Dali

Họ muốn mượn $275,000 để mua thêm một tiệm UPS khiến mình hơi lo. Họ đòi mình trừ lại số tiền họ đã phải trả khi tái tài trợ lại căn nhà của họ. Nếu thấy hợp lý thì mình sẽ mượn đầu heo HELOC số tiền này để cho họ mượn như trước hay lấy quỹ hưu trí ROTH-IRA cho mượn, không phải đóng thuế trên tiền lời. Để giải thích vấn đề.

Tháng 11 năm ngoái, mình cho họ vay $125,000, với tiền lời 12%, xem như một tháng họ trả $1,250 hay $15,000/ năm. Họ đã trả 7 tháng tiền lời ($8,750) thì tái tài trợ nợ chính của căn nhà của họ. Khi tái tài trợ thì sẽ phải trả cái nợ chính, nợ thứ nhì họ mượn của mình sẽ trở thành nợ thứ nhất nên ngân hàng không chịu. Họ muốn nợ của họ đứng đầu để lỡ người mượn không trả được thì họ làm giấy tờ ra toà, tịch thâu căn nhà, bán đi để lấy lại vốn và lời. Do đó họ bắt buộc chủ nhà phải trả cái nợ của mình. 

Trong giấy nợ mình có đề điều khoản là nếu họ trả sớm thì phải trả hoàn toàn 12 tháng tiền lời. Nghĩa là tổng cộng $15,000. Họ đã trả trước $8,750, nay còn thiếu $6,250 cho đủ 1 năm.

Lý do mình phải ghi điều khoản này trong giấy nợ. Sau khi mượn được tiền của mình, họ kiếm ai cho họ mượn tiền với tiền lời thấp hơn 12%, họ sẽ mượn và trả tiền nợ cho mình, để bớt tiền lời. Mình bù trớt. Do đó các nợ thường có đoạn đề Penalty nếu trả sớm. Mình mua nhà do chủ nhà vay lại, họ đều đề phải bù cho họ một số tiền để tránh bị đóng thuế sớm.

Nay họ muốn mượn thêm $275,000, cấn vào một căn nhà khác của họ. Tiền lời 12% hay là trả $2,750/ tháng hay $33,000/ năm. Họ muốn mình khấu trừ lại số tiền $6,250 xem như mình chỉ lấy $33,000 - $6,250 = $26,750 cho 12 tháng. Hay tiền lời là 10%. Trả tiền lời cho ngân hàng là 6%, chỉ có 4% mà bị mất ngủ vì địa ốc đang đứng, với tin tức kinh tế suy thoái toàn cầu. 

Ngay bên Âu châu, nay họ tăng tiền lời lên sau mấy chục năm với tiền lời thấp. Kinh tế Hoa Kỳ giảm từ đầu năm đến giờ, lạm phát,… các nhà đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu vì NASDAQ xuống 30% từ đầu năm. Họ chỉ đợi cuối tháng 7 này là xụp tiệm để mua lại. Mình bán hết cổ phiếu, chỉ giữ các cổ phiếu công ty  dầu khí, lên như điên từ khi ông Biden lên.

Nghe họ ra điều kiện này thì không cần xét căn nhà, mình từ chối ngay. Đang có $6,250 trong mồm, nay phải nhả ra. Người mượn tiền không khôn lắm. Khi mượn tiền gấp của người ta để đầu tư vào một việc để sinh ra lợi tức cho mình thì phải cảm ơn, sẵn sàng chấp nhận bỏ con cá nhỏ để bắt được con cá lớn. Đây họ tiếc chút tiền nên khó mà mượn tiền. Cũng nói lên khả thi, họ đang gặp khó khăn về tài chánh nhất là thời buổi này, mở thêm mấy tiệm UPS trong vòng mấy tháng. Chán Mớ Đời 

Họ mua căn nhà này 2 năm về trước với giá $569,000. Nợ chính là $390,586. Nếu họ mượn thêm của mình $275,000 thì xem như họ nợ tổng cộng $665,586, hơn cả số nhà của họ mua, xem như họ đã lấy vốn lại. Lỡ có chuyện gì thì họ xù. mình sẽ hát nức nở đừng bỏ em một mình, nợ nhiều quá nợ nhiều quá.

Thị trường địa ốc Cali hiện tại đang đứng. Tổng thống Hoa Kỳ kêu từ ngày ông ta nhậm chức đến nay, người Mỹ để dành rất nhiều tiền, sống hạnh phúc hơn,…  mình chỉ biết trước khi ông ta lên thì giá một gallon xăng là $4 nay trên $6, xem như lên 50%. Đỗ bình xăng mỗi tuần, tốn trên $100, trước kia chỉ có $50.

Trước đây, nhà chưa bỏ lên mạng đã có 3, 4 cái offer, nay để cả tháng chả có thằng tây nào rờ. Gần nhà mình thấy có căn nhà để giá bán, mấy tuần nay. Mấy tháng trước, thấy để bảng “SOLD” trong vòng 24 tiếng, nay chỉ biết ngáp ruồi như đàn bà ế chồng. Lúc còn thanh xuân thì trai mò tới nhà, đánh nhau trước cửa nhà. Nay ngồi nhìn qua cửa sổ để khóc cho vơi đi những cuộc tình.

Tiền lời lên nên tự dưng người Mỹ phải trả thêm 30-40% tiền nhà thì ai chịu mua, phải đợi. Họ không hiểu nhiều về tài chánh nên cứ để ngân hàng trả tiền thuế và bảo hiểm cho họ. Do đó họ trả đắt hơn là nếu họ tự trả thuế điền Trạch và bảo hiểm hoả hoạn.

Nhà họ trả tổng cộng $2,896/ tháng, cho thuê độ $3,000. Nếu họ mượn tiền của mình thì phải trả thêm $2,750, xem như mỗi tháng họ phải bù vào $2,500. Trong giấy tờ ngân hàng mà họ gửi cho mình đã thấy họ bị trễ tháng vừa rồi. Tháng này họ phải trả 2 tháng cộng tiền phạt đâu $150. Mình đoán họ tái tài trợ lại căn nhà, để trả cái nợ cho mình và còn chút đỉnh trả tiền căn nhà kia. Giá nhà có thể là $750,000. Nếu giá nhà xuống $600,000 vào năm tới thì họ sẽ bỏ của, chạy lấy người. Mình sẽ mãi mãi là người đến sau. Nợ trước ($390,000) sẽ xiết nhà của họ, mình sẽ không có đồng xu nào cả. Khi ngân hàng (nợ nhất) xiết nhà thì mấy cái nợ sau họ xem như bị xoá hết, nếu họ bán lại căn nhà giá cao hơn số tiền chủ nhà nợ họ thì sẽ đưa cho mình. Khó lắm.

Ăn chắc mặc bền, mình từ chối cho xong. Nếu họ bán thì mình mua với điều kiện tiếp tục trả cái nợ của họ. Nói chi ngay cái nhà cũng xa lắc xa lơ nên cũng không ham. Cứ đợi, sang năm, tha hồ mua nhà. Qua năm mình sẽ liên lạc họ, có muốn bán nhà hay không vì mình chắc chắn là họ sẽ bị trễ, chỉ mua với tiền nợ của họ $390,000. Xong om

Hôm qua, mới đọc về suy thoái kinh tế Hoa Kỳ từ xưa đến nay. Cho thấy ngoại trừ thời Great Depression, thường thị trường chứng khoán xuống chỉ có 8 tháng. Chỉ có năm 2008 là kéo dài đến 1 năm rưỡi. Họ cho biết là trong thời suy thoái, người Mỹ vẫn uống rượu bia nên họ khuyên nên mua cổ phiếu của một công ty bán bia nổi tiếng Hoa Kỳ. Càng suy thoái, người Mỹ càng uống bia rượu nhiều.

Dạo này, mình chuyển quỹ hưu trí của vợ qua các Funds dễ thở. Trước khi ông Biden lên thì mình đã nghe lời tin tức của những tập đoàn tài chánh mình mua hàng tháng, mua mấy cổ phiếu của các công ty dầu xăng. Nay lên như điên. Có nhiều tập đoàn nghiên cứu tài chánh, mình phải mua tin tức hàng năm của họ. Họ cố vấn cho mình nên mua hay bán. Khi xưa, mình hà tiện không mua nhưng ngày này, chịu khó bỏ mấy ngàn mỗi năm để mua thì số tiền quỹ hưu trí khá lên.

Không rành thì kiếm mấy tên chuyên nghiên cứu rồi mua cho khoẻ đời. Nói cho ngay, cũng có khi họ tính sai, được cái là họ cho mình biết ngay, bán liền để khỏi bị lỗ nhiều.

Mình mới nghe chị bạn kêu là bà chủ đã mượn tiền được từ một người khác. Mình chúc mừng bà ta.

Có người kêu mình cho vay cắt cổ với 12%. Thật ra giới đi mua nhà để bán lại, đều mượn tiền kiểu này cả. Mình không phải Flipper nên không mượn thôi. Tên mua mấy căn nhà của mình vừa rồi, đều mượn tiền kiểu này nhưng họ chỉ cho vay 50% giá thị trường.

Ở Hoa Kỳ, các công ty tín dụng ứng trước cho mình 30 ngày để trả, xem như là họ cho vay 30 ngày lấy tiền lời lên đến 24% mức luật cho phép nếu không sẽ bị phạt qua luật “Usuary”.

Nợ có hai loại: Nợ Tốt và Nợ Xấu. Nợ Tốt là mình mượn để làm ra tiền còn Nợ Xấu, mình mượn để đánh bài hay tiêu xài, không có lợi nhuận để trả lại.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Lãi kép giúp chúng ta thoát nghèo

 Cách đây mấy chục năm, mình được giới thiệu về “Lãi Kép”, đã thay đổi tư duy và cuộc đời mình. Trước đó, mình chỉ mơ mơ màng màng trên trời, tìm cách thiết kế nhà hay building  độc đáo về kiến trúc. Đến khi lập gia đình, vợ kêu bớt vác ngà voi, lo xây dựng gia đình nhưng mình chưa thâm nhập thực tế của đời sống lắm.

“Compound interest is the eighth wonder of the world. He who understands it, earns it; he who doesn’t — pays it.” — Albert Einstein

Đến khi thằng con ra đời. Tã và sữa cho con rất đắt nên phải đi làm thêm nghề khác để có thêm tiền mua tã cho con. Mình tình cờ đi học mua đấu giá, ai ngờ lại lọt vào lớp dạy mua nhà, đầu tư địa ốc. Ông đứng lớp giải thích về “Lãi Kép” khiến mình thất kinh. Từ đó mình bỏ kiến trúc, chạy theo nghề mua nhà đầu tư nghiệp dư. Bình dân học vụ Lãi Kép, cứ lấy số 72 chia cho tiền lời, để suy ra bao nhiêu năm dòng vốn của mình sẽ nhân gấp đôi.

Thí dụ: có $10,000 bỏ vào quỹ tiết kiệm. Hiện tại là 1%. Chúng ta lấy 72 chia cho 1% ra 72 năm để số tiền mình tăng lên $20,000. Ngân hàng lấy tiền của mình cho vay lại 6%. Lấy 72 chia cho 6 ra 12 năm thì có được $20,000 hay $120,000 sau 72 năm. Thật ra còn nhiều hơn nhưng chỉ làm tính trên giả thuyết.

Ngoài ra có một loại sát nhân vô hình mà mình không để ý: đó là Lạm Phát. Chính phủ in tiền vì đại dịch nên mọi thứ đều lên giá. Xăng ở Cali lên trên 6 đô/ Gallon. Mình bỏ ngân hàng được 1% tiền lời nhưng lạm phát lên 8% thì trong tương lại tiền của mình sẽ mất giá.

Lúc này, mình mới đột phá tư duy, hiểu lý do người ta không dạy mình về tài chánh ở trường. Toàn dạy mấy thứ vô bổ, chả làm ra tiền. Từ đó mình phải đi học đủ thứ. Đầu tư, thuế vụ,… ghi danh trường H&R Block để học làm thuế. Sử dụng Turbo Tax để làm thuế, học cách khấu trừ,…

Ông Rích Dad mình hỏi mày mất bao nhiêu năm mới xong tú tài? 12 năm. Mấy năm để lấy bằng thạc sĩ? 6 năm. Tổng cộng 18 năm, để có cái nghề kiếm tiền. Vậy muốn học cách giữ tiền, đầu tư thì cũng phải mất thời gian. Thế là đi học cuối tuần, vợ con đi ăn sinh nhật con cháu thiên hạ. Có lẻ vì vậy mình trở nên rụt rè, không thích đám đông vì không quen.

Sự khởi đầu của người nghèo và người giàu 

Khi mình sang Hoa Kỳ làm việc, khoảng cách của người giàu và người Mỹ trung lưu, đã gia tăng từ 3.7 lên đến 7 lần. Các công ty lớn như Sears, bắt đầu chới với vì phải trả hưu trí cho nhân viên đã về hưu,… thời ông Reagan, đã giúp người Mỹ giàu có càng giàu to, và người trung lưu có ít lợi tức hơn. Các nghiệp đoàn thợ thuyền bắt đầu mất quyền lực, đấu tranh đòi lương bổng cao.

Anh muốn lương cao thì tôi đem qua các nước khác như Mễ Tây Cơ để sản xuất, rẻ hơn, không có vụ đình công vớ vẩn. Thế là ngọng!

Khi xưa, người ta kêu giấc mơ Hoa Kỳ vì một ông công nhân đi làm, có thể nuôi cả gia đình, có thể mua nhà, có xe. Cả thế giới đều ngưỡng mộ. Nay thì hai vợ chồng đi làm, chưa chắc đã mua được nhà. Con mình ra tường, vừa đài làm là giấy báo nợ mượn tiền học đại học thay nhau gửi về đòi. Anh học bác sĩ xong thì nợ độ $500,000, trả cả đời chưa hết. Chị học dược khoa, ra tường, nay họ trả đâu $45/ giờ, phải làm 12 tiếng để trả nợ học phí đại học.

Đến thời ông Obama thì khoảng cách này gia tăng gấp 700 lần. Mình nhớ cuộc phỏng vấn của một ông thợ ống nước với tổng thống Obama. Ông Obama kêu là phải “share the wealth”. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xẩy ra vì các tên tài phiệt lũng đoạn thị trường tài Chánh, mượn tiền chính phủ cho vay đủ trò. Người Mỹ trung lưu mất nhà trong khi chính phủ lại in tiền hổ trợ các ngân hàng, giúp họ giàu có hơn mấy lần sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Qua đại dịch 2019 thì các tài phiệt giàu gấp đôi trước đó vì được chính phủ hổ trợ. Chán Mớ Đời 

Tiền lời đang lên vì lạm phát khiến thị trường địa ốc bắt đầu đứng. Qua mùa hè, thiên hạ hết muốn đổi chỗ ở, đổi trường thì giá nhà sẽ xuống. Đáng lẻ nhà đã đứng từ lâu nhưng vì đại dịch nên chính phủ phải bơm tiền, giúp kinh tế không bị lộn xộn. Nay họ muốn tránh trường hợp thời ông Carter, lạm phát lên như điên. Tiền lời lên đến 17-18%.

Có lần đồng chí gái xem Zillow thì khám phá ra giá trị căn nhà mà hai vợ chồng mua trước khi làm đám cưới, nay cho thuê. Dạo ấy tụi này mua $180,000, đặt cọc 20% ($36,000), mượn $144,000, tiền lời 6.75%.  Mỗi tháng đóng $933. Nay cho thuê được $2,700/ tháng. Giá nhà theo Zillow độ $800,000. 

Đồng chí gái kêu mình lời. Mình nói không. Khi xưa, đi cua vợ, anh chỉ trả tiền xăng là $1/ Gallon, nay lên $6/ Gallon. Lý do đó mà thằng con không dám mời con gái đi chơi. Ăn phở trả chưa tới $4/ tô nay tô phở lên đến $15. Lấy $180,000 giá căn nhà khi xưa nhân cho 6 thì ra 1 triệu. Mình lỗ chớ đâu có lời. Đó là cách chính phủ ăn gian người dân, cho con số để đánh lừa.

Bây giờ nếu bán thì bị chính phủ đánh thuế 20% số tiền bán được. Đại loại là $160,000 bị thu thuế lời. Con ơi nhớ lây câu này; cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Họ có luật thuế 121, ai ở trong đó trên 2 năm thì có quyền khấu trừ được $250,000/ mỗi người. Hai vợ chồng được khấu trừ $500,000. Lấy $800,000 trừ $500,000, phải đóng thuế số tiền còn lại. Đáng lẻ chính phủ phải gia tăng số tiền này vì lạm phát từ 30 năm nay. Số $250,000 có từ lâu, mấy chục năm về trước, chưa có lạm phát.

Vừa ghi danh, đặt cọc leo núi Kilimanjaro vào tháng 10 này. Kinh

Mình thích nhất là đầu tư về địa ốc, mua nhà cũ, sửa chửa lại cho thuê. Có người kêu mua nhà cho thuê, người ta phá đủ trò. Không có cái nghề nào mà không có trở ngại. Ngay cả nghề gái lầu xanh, cũng phải lao động cực lực mới được trả tiền. Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Mình lúc đầu cũng bị lộn xộn với người thuê nhà nhưng rồi rút kinh nghiệm, sau 30 năm thì mình dễ thở hơn. (Còn tiếp)

Sáng nay đi sớm lên núi Boldy để tập cho chuyến leo núi Whitney 3 tuần nữa.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

100 năm trong cỏi người ta, chữ giàu chữ nghèo khéo là ghét nhau.

Hôm nay đi họp Toastmasters thì được ông chuyên gia địa ốc tặng cho cuốn sách do chính ông ta là tác giả: why rich people stay rich and poor people stay poor (giàu hoàn giàu, nghèo hoàn nghèo). Ông ta viết để cho khách hàng đọc để đầu tư vào địa ốc.

Ông ta kể về cha mẹ khi xưa nghèo, gốc Mễ và Ý Đại Lợi nên chấp nhận “nghèo” là số phận. Bố mẹ nghèo, họ hàng bà con ai cũng nghèo nên tư tưởng muốn thành giàu có, không có trong cuốn tự điển gia đình. Ông ta cho rằng muốn thoát ra vòng kim cô của cái nghèo thì cần phải đứng riêng một mình và thoát ly khỏi môi trường tiêu cực của họ hàng, bà con và gia đình. Như câu chuyện con cua khó mà thoát ra khỏi cái chậu vì bị mấy con khác kẹp càng, giữ lại.

Giáo dục Hoa Kỳ và âu châu nhằm đào tạo nhân công, làm công cho chủ tư bản.

Người giàu có một điểm lợi hơn người nghèo khổ là họ sinh ra trong môi trường, đã có sẵn. Người giàu không đặt câu hỏi: “tôi có thể giàu?” Vì họ đã sống trong nhung lụa từ bé. Ngược lại người nghèo khổ thì phải tự thay đổi tư duy và phải vượt qua nhiều thử thách để trở thành giàu có.

Mình nhớ khi xưa, nói chuyện với bạn bè thì cứ nghĩ sau này đi lính đến khi có ông hàng xóm, kêu vào nhà, cho mượn mấy cuốn sách học làm người, từ đó mình bắt đổi thay đổi tư duy, và muốn đi du học. Khi nói đi du học thì đám bạn chơi thân dạo đó cười như điên.

Mình đã kể trường hợp ông MIc. Ông ta khi xưa là một tên du đảng, lấy vợ lêu bêu, sống trong một Mobile home. Một ngày đẹp trời, hai vợ chồng chán cảnh nghèo nàn, bị cán bộ xã hội hạch sách mới cho ăn trợ cấp. Hai vợ chồng chỉ sống vào một đồng lương, đồng lương còn lại thì để dành. Sau 3 năm họ để dành được chút tiền và mua một căn nhà rồi từ từ có 50 căn nhà cho thuê.

Mình nhớ khi xưa, đi làm ở Thuỵ Sĩ. Có anh bạn đồng nghiệp người Hoà Lan. Mỗi tháng lãnh lương thì anh ta bỏ tiền vào trương mục để mua cổ phiếu của các công ty lớn ở Âu châu. Trong khi mình thì bỏ vào quỹ tiết kiệm. Lý do là anh ta quen với cảnh bố mẹ, đầu tư của anh ta đầu tư từ bé, còn mình thì chỉ biết bỏ vào tiết kiệm của Đông Phương Ngân HÀng ở khu Hoà BÌnh, Đà Lạt xưa.

Người nghèo không biết làm sao để đầu tư. Muốn biết thì cần hỏi các chuyên gia tư vấn về đầu tư. Vấn đề là các người này chỉ tiếp nếu mình có $200,000 trở lên. Người giàu có, có lợi điểm là đi học các trường nổi tiếng, kề cần các sinh viên nhà giàu khác trong khi ở trung học không có dạy môn nào về tài chánh.

Ai cũng biết là quản lý tiền bạc, tài chánh rất quan trọng nhưng không có một trường học nào tại Hoa Kỳ dạy chương trình này ở cấp trung học. Lý do là chương trình giáo dục học đường ở Hoa Kỳ và âu châu nhằm đào tạo các người làm công. Thầy giáo khuyến khích chúng ta học cho giỏi, vào đại học danh tiếng, kiếm cái nghề kỹ sư, bác sĩ,… trong khi đó con cháu nhà giàu chúng được huấn luyện về quản trị tài chánh, đầu tư,…

Nếu một đứa trẻ con nhà nghèo khát khao có được một cuộc sống khá hơn cha mẹ thì chỉ học và học để rồi làm nô lệ cho đồng tiền, bán sức lao động của mình để kiếm được đồng lương. Trong khi con nhà giàu học cách dùng tiền để sinh ra tiền.

Con gái mình kể là khi đi qua New York, thăm cô bạn quen ở USC, thấy nhà có bà giúp việc, có tài xế,… khi họ nói chuyện thì vào đại học HArvard, USC ,…như chuyện đương nhiên, khác với con nhà nghèo chỉ mơ được vào các trường danh tiếng này.

Một bên thì học cách đi làm tiền, dành dụm để mua con gà mà ăn trong khi một bên thì học cách nuôi con gà đẻ ra trứng rồi nở ra con. Hai tư duy rất khác biệt.

Ngoài ra, các luật lệ của Hoa Kỳ có khuynh hướng giúp đỡ người Mỹ da trắng nhiều hơn người da màu. Điển hình luật G.I., được ban hàng sau thế chiến thứ 2, giúp các cựu chiến binh được đi học lại, và mua nhà không cần tiền đặt cọc. Các cựu chiến binh da màu chỉ chiếm đâu 1.3% thành phần được luật này giúp đỡ.

Ngày nay thì họ có ra luật để giảm các bất công này nhưng với tên là lạ thì vẫn liệt kê vào những trường hợp đặc biệt. Ngân hàng có thể viện lý do là nhà nằm ở khu vực mất an ninh nên không cho vay. Vào các khu da trắng, bị kỳ thị.

Người da trắng được chính phủ giúp đỡ qua các chương trình nói trên, được mua nhà, được đi học đại học, lương bổng cao hơn, ở khu an ninh hơn, có học khu tốt. Thế hệ con của họ hưởng được những tài sản do bố mẹ nên thăng tiến hơn các người da màu.

Dạo này thiên hạ choảng nhau về vụ luật phá thai có thể bị tối cao pháp viện huỷ bỏ. Ít ai biết là luật cho phép phá thai được ra đời vì chính phủ Hoa Kỳ muốn hạn chế người da màu sinh sản. Ngày nay, họ khám phá ra người da trắng không muốn sinh con nên đưa ra lại luật cấm phá thai, nhân danh tôn giáo,… 

15 năm sau khi luật phá thai ra đời thì người ta thấy các tội ác, tệ nạn xã hội ở các thành phố lớn như New York, CHicago giảm rất nhiều. Họ ca tụng mấy ông bà thị trưởng là giỏi, bú xua la mua như ông Giuliani ở New York,.. khi người ta xem lại trên thực tế thì khác. 

Có ông tiến sĩ Thomas Sowell, giáo sư đại học Columbia New York, người da đen nhưng lại theo đảng Cộng Hoà, có viết nhiều sách về người nghèo tại Hoa Kỳ. Ông ta khuyên người nghèo không nên nghe lời tuyên truyền của đảng Dân Chủ, tự nạn nhân hoá mình, đổ lỗi cho người giàu có. Phải gột bỏ tư duy mình là nạn nhân của nền chính trị của Hoa Kỳ. Phải tự vươn lên trong xã hội thay vì để các chính trị gia chăm lo cho mình. Bà Pelosi làm hạ nghị sĩ từ mấy chục năm nay, có tài sản trên 300 triệu đô la, bà Feinstein là tỷ phú,…

Các chương trình xã hội nhận tiền của chính phủ nhằm hạn chế sinh sản người da maù. Lý do là ít các bà mẹ đơn côi vì một cô gái vị thành niên, dính bầu có thể phá thai. Nếu giữ thai thì khi sinh con, cô ta không có bằng cấp, ăn trợ cấp để nuôi con. Con lớn lên không cha thì sẽ phải ở trong các khu nghèo nạn, với nhiều tệ đoan xã hội, dần dần ăn cắp, sì ke đi tù.

Các chính trị gia đều kêu gào Hoa Kỳ là một đất nước vĩ đại để hốt phiếu nhưng nếu chúng ta để ý, sẽ thấy nhiều người vô gia cư, sống rãi rác dưới các gầm cầu,.. theo ước tính của chính phủ vào năm 2007 thì 49% người Mỹ không có tiền để dành hơn $10,000, 29% không có đến $1,000 và 25% thì chả có đồng nào. Ngày nay thì theo mình con số này gia tăng nhiều hơn vì thấy người vô gia cư gia tăng nhiều sau đại dịch. Cứ lên thành phố San Francisco hay Los Angeles là biết ngay.

Người ta cho biết là trong các trại giam tạm, có nhiều người tù gốc dân da màu. Lý do là gia đình không có $500 để đóng lệ phí cho họ được tại ngoại hầu tra, đợi ngày xét xử. Anh vào tù mấy tháng đến 1 năm trước khi được xét xử thì đã bị nhiễm với đời sống tù tội, có được tha ra, cũng phải theo cách người tù, buôn sì ke ma tuý rồi vào tù lại.

Quốc gia này vĩ đại đối với ai chịu khó.

Người ta giải thích sự khác biệt giữa người giàu có và nghèo khổ ở Hoa Kỳ như sau: người Mỹ không tiết kiệm tiền lương và không có khái niệm về tài chính dù ở trình độ bình dân học vụ. Hoa Kỳ là một xã hội tiêu thụ, người ta phải bận đồ hiệu, cứ nghe khuyến mãi là chạy đi mua dù chả cần gì cả. Dạo này, thấy báo chí đăng đại hội điện ảnh Cannes bên Tây, các cô đào phơi mông, phơi đủ thứ,… quảng cáo khuyến mãi đủ trò.

Hôm nay, mình được phỏng vấn trên đài truyền hình về mượn nợ. Người phỏng vấn hỏi có nên dùng HELOC để trả tiền cho con đi học đại học. Mình nói không nên thì được chị ta cho biết nhiều người Việt, rút tiền dòng vốn chủ sở hữu từ nhà ra để trả tiền cho con học đại học và cuối cùng bị mất nhà.

Con mình đi học, mượn tiền, chỉ trả tiền lời sau khi ra trường đi làm, còn rút tiền của dòng vốn chủ sở hữu ra thì phải trả ngay, thay vì đợi 4 năm. Chán Mớ Đời 

Thử làm tính xem: con đi học $40,000/ năm ở Cali, 4 năm là $160,000. Năm đầu tiên mình phải trả thêm: $444/ tháng hay $5,328/ năm. Nên nhớ chúng ta phải làm ra $8,881 một năm rồi đóng thuế trước khi trả số nợ $5,328/ năm. Năm thứ 2 thì nhân gấp đôi là phải làm ra $17,763 và năm thứ 4 nhân thêm gấp đôi là $35,526. 10 năm là $355,260. Xem như hơn cái nợ $160,000.

Bây giờ nếu để đứa con mượn tiền đi học. $40,000/ năm, 4 năm là $160,000. Ra trường đi làm thì chúng bắt đầu trả cho 30 năm. Mỗi tháng chúng trả $959 hay $11,511/ năm. Phải đi làm ra độ $16,000, đóng thuế rồi mới trả. Số tiền ít hơn và được kéo dài 30 năm. Với lạm phát và từ từ lương của con mình lên thì trả nhẹ thở hơn. Ngoài ra, con mình đi học, mượn tiền thì khi trả nợ, sẽ giúp chúng tăng Credit lên để sau này có thể mượn tiền mua nhà, mua cửa,… và được khấu trừ vào tiền lương.

Vấn đề là đa số người Mỹ không có khả năng về hưu. Trước đây, các công ty có quỹ hưu trí nhưng nay thì hết rồi. Họ dồn trách nhiệm cho nhân viên qua các chương trình 401(k),… quỹ hưu trí thì công ty còn mướn một chuyên gia về tài chánh để đầu tư tiền hưu trí của mình. Nay họ dồn trách nhiệm cho nhân viên đầu tư mà không có một chút kiến thức về tài chánh thì khi về hưu vào tuổi 65-67 là ngọng. Chỉ trông chờ vào tiền an sinh xã hội. Thế là ngọng. Nếu có dịp đi vào các tiệm ăn mở về đêm như MacDonalds hay Wal-mart,.. chúng ta sẽ thấy các nhân viên đã hưu trí và đi làm để kiếm thêm tiền để xài. Ban ngày họ ngủ ban đêm đi làm. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Võ Công Toàn, kiến trúc sư Việt nổi tiếng thế giới

 Mình nhớ khi viếng thăm Ma-rốc, ông bố của tên bạn người Ma-rốc kêu có một ông kiến trúc sư người Việt rất nổi tiếng, thiết kế lăng mộ của vua Mohammed, được Unesco phong tặng kho tàng văn hoá của thế giới. Ngoài ra ông ta có vẽ những phi trường, sân vận động, những công trình nổi tiếng to lớn, nổi tiếng khác của Ma-rốc.

Tò mò mình đi kiếm tên ông ta trong niên giám điện thoại. Khổ cái là tên việt hay tây tàu gì đều được viết chữ ả-rập khiến mình ngọng. Cuối cùng mình bò vào bưu điện lớn nhất của thủ đô thì họ có niên giám điện thoại bằng pháp ngữ. Cứ mò kiến trúc sư, họ nguyễn, trần Lê đến cuối cùng thì gặp Võ công Toàn.

Hình này lúc ông ta mới sang Ma-rốc. Lúc mình gặp ông ta thì đã trên 58 tuổi. Chỉ nói tiếng tây với mình, tiếng Việt rất ngọng.

Gọi ông ta thì ông ta hẹn gặp tại văn phòng ngày mai. Mình bò lại, ông ta xem vài tấm tranh của mình, kêu muốn làm việc thì đến làm, ông ta trả rẻ như bèo. Hình như dạo ấy, vua Hassan II qua đời nên ông ta bớt công việc nên văn phòng cũng vắng teo. Tên bạn Ma-rốc kêu mình đừng ở lại nên mình dọt về Pháp rồi kiếm được việc ở Thuỵ Sĩ.

Ông này sinh tại Cao Miên nhưng bố mẹ lại gốc Sàigòn như thị trưởng Trần Văn Phước của Đà Lạt. Năm 1945, ông ta xuống thuyền sang pháp. Thay vì tìm đường cứu quốc, học làm cách mạng, ông học kiến trúc tại trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Con ông ta nói là ông ta đoạt giải Grand prix de Rome năm 1954 nhưng mình xem danh sách các khôi nguyên thì không thấy tên ông ta. Chỉ có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt giải thưởng này năm 1955.

Chạy trên đại lộ thì thấy lăng mộ của vua Mohammed V nổi bật ở thủ đô. Trắng toát.

Ra trường, không kiếm được việc ở pháp. Cuộc đời đưa đẩy ông ta thiết kế gian hàng năm 1961 của Việt Nam Cộng Hoà tại triển lãm đấu xảo Casablanca, Ma-rốc. Ông thái tử Hassan II, vừa lên ngôi khi vua cha Mohammed băng hà, đi ngang gian hàng Việt Nam Cộng Hoà, thấy đẹp nên hỏi ai thiết kế thì gặp ông ta. Ông vua trẻ muốn xây lăng mộ cho vua cha và hỏi ông ta có thể cho ý kiến. Ông ta vẽ sơ xài trên tờ đồng tiền của Ma-rốc và được vua trẻ chấp thuận. Cuộc đời ông ta bước sang một trang sử mới. Định cư luôn tại Ma-rốc. Nghe ông con kể là khi ông ta đoạt giải Grand Prix de Rome, người Pháp muốn ông ta vào dân tây nhưng ông ta không chịu, vẫn giữ sổ thông hành Việt Nam Cộng Hoà. Tên tây của ông là Eric.

Kiến trúc ả rập hồi giáo do một kiến trúc sư người Việt vẽ
Lăng mộ này được UNESCO xem là di tích lịch sử, văn hoá loài người.

Khi đến Ma-rốc mình rất ngạc nhiên là một người Việt lại thiết kế kiến trúc ả rập rất cổ điển. Hoá ra ông ta sử dụng đến 400 nghệ nhân Ma-rốc để hình thành lăng mộ của vua Mohammed V, người đã dành lại độc lập từ Pháp cho xứ Ma-rốc mà không tốn 1 viên đạn như xứ Algerie hay Việt Nam. Công trình này mất 10 năm mới thực hiện xong.

Diện tích của lăng mộ đâu có đến 1,500 m2. Kiến trúc theo kiểu ả rập hồi giáo. Tường phía ngoài được lắp bằng đá trắng từ Ý Đại Lợi. Mái nhà thì được lợp bằng ngói màu xanh như màu lá cờ của xứ Ma-rốc, hình tượng alawide của vương quốc này. Nói chung thì khó tưởng tượng chính một người Việt thiết kế lối kiến trúc này. Có lẻ ông ta nghiên cứu rất nhiều về kiến trúc ả rập hồi giáo như ở Alhambra, Tây Ban Nha. 

Sau đó, mình viếng Casablanca thì viếng mosque ông ta thiết kế ở đây, dạo ấy mình chỉ thấy sơ sơ vì đang thực hiện. Sau này thấy hình chụp thì cực đỉnh. 

Nhà thờ hồi giáo tại Casablanca
Công trình lớn cuối của ông ta ở Casablanca

Theo mình thì ở hải ngoại, kiến trúc sư người Việt đã thiết kế những công trình to lớn thì phải kể ông Võ Công Toàn. Ở Pháp có ông Lê Văn Kim mà khi còn sinh viên, mình có làm việc mấy tháng với ông ta nhưng chỉ thiết kế các căn hộ cho người nghèo tại pháp. Ông ta có thực tập ở Chicago với công ty kiến trúc Skidmore Owing S.O.M.

Phải công nhận một công trình đẹp của thế giới 

Ông ta qua đời đâu năm 2004 vào tuổi 80. Một nhân tài của Việt Nam, không làm gì cho Việt Nam được cả như ông Nguyễn An đời Lê, qua tầu xây cung điện Tử Cấm Thành, được người Tàu nhớ ơn. Số phận của Việt Nam. Nghe con trai ông ta kể là ông ta không vào dân tây, không biết có vào dân Ma-rốc hay không. Chán Mớ Đời 

Ông nổi tiếng thế giới nhưng có lẻ Việt Nam ít ai biết đến ông ta nên mình viết lại đây vì có hạnh ngộ gặp ông ta ở Rabat, Ma-rốc 1 lần nhưng không làm việc với ông ta vì lương ở Ma-rốc rẻ hơn bên pháp nên phải trở về pháp. Cuộc đời kiến trúc sư mình đưa đẩy đi làm việc ở Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc rồi Hoa Kỳ. Láy vợ thì mình bỏ nghề kiến trúc sư luôn, lo làm ăn, đầu tư về địa ốc.

https://en.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_An

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lễ nhập môn trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris

 Hôm qua, có hai anh bạn ghé nhà chơi. Một anh du học tại Liên Xô và một anh thì hụt đi Liên Xô. Anh thứ nhất đi Liên Xô năm 1975 (24.5 điểm). Bố mẹ là cán bộ tập kết còn anh thứ 2 đậu thủ khoa vào đại học Huế (29.5 điểm), sau đó thì được tuyển chọn đi du học bên Liên Xô, với một số sinh viên thủ khoa miền Nam, tỏng số đó có một MC nổi tiếng ngày nay tại Việt Nam. Được cho đi học tiếng Nga tại Võ Văn Tần trong vòng 1 năm. Cuối cùng mấy ông ngoài Bắc vào tìm cách loại để con họ đi thế, theo quy trình đào tạo các hạt giống đỏ. Xong om

Có một thủ khoa miền nam, bị loại, tự tử sau đó vì bao nhiêu giấc mơ tuổi trẻ đi Liên Xô bị phá huỷ còn anh thủ khoa đại học Huế thì tìm đường vượt biển. Sang Hoa Kỳ học Berkeley đi làm được mệnh danh là King of Start-up, làm cho các công ty công nghệ mới khởi đầu và rất thành công. Nghe họ kể về những giấc mơ du học, của tuổi trẻ sau 75, những ngày tháng ở Mạc Tư Khoa, kêu bọn Nga gian ác lắm. Chúng đánh người Việt như kẻ thù. Học xong thì chạy qua Ukraine làm ăn, rất thành công.

3 người Việt đi học ở hải ngoại; người đi Nga, người đi mỹ và người đi Tây rồi cuối cùng gặp lại tại Hoa Kỳ và kêu Hoa Kỳ là số một, dù dân chủ chưa được hoàn hảo lắm. Xong om

Tối qua đi ngủ bổng nhiên nhớ đến thời sinh viên. Mình có 2 đứa cháu ở Việt Nam, theo học trường kiến trúc Sàigòn. Không biết chúng có trải nghiệm như mình hay không vì trường kiến trúc Sàigòn, khi xưa bị ảnh hưởng của trường kiến trúc pháp. Đà Lạt có thời có trường kiến trúc tại Grand Lycee. Ông Ngô Viết Thụ tốt nghiệp tường này trước khi đi Tây.

Trường mình học thường được gọi école nationale supérieure des beaux-arts (ENSBA), dịch nôm na là Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ-Thuật. Trường tọa lạc tại đường Bonaparte, gần sông Seine, Quai Malaquais, gần đó có nhà ga Orsay, nay họ sử dụng làm viện bảo tàng và hàn lâm viện của Pháp.

Khuôn viên của trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Lớp lịch sử mỹ thuật phía bên tay trái

Mình ở Neuilly/ seine nên lấy métro xuống trạm Louvre, đi bộ qua cầu “nghệ kiều” (passerelle des arts ) mà sau này, về lại Paris, thấy du khách có trò mua ổ khoá rồi còng vào chỗ lang cang, để cho mọi người biết mối tình của họ sông liền sông, núi liền núi. Mình nhắc vụ này vì phong cảnh quá đẹp của Paris, mình thường thấy mỗi khi đi học.

Cứ như bài văn của ông Thanh Tịnh về buổi đi học lần đầu tiên. Lúc mình đi qua cầu, vào mùa thu, lúc nhập học, thấy sương mù rồi ánh mặt trời loé lên phía Cầu Mới (pont neuf), rồi đến đảo phố (île de la cité) rồi nhà thờ đức bà, đẹp không kể nổi. Lần sau về Paris, chắc sẽ kiếm khách sạn gần đấy, để sáng thức giấc, cố lội đi qua chiếc cầu này để tìm lại hình ảnh của một thời. Vấn đề là đồng chí gái không thích Tây. Mới đến thì không thích nhưng nếu ở lâu thì mới cảm nhận được thủ đô ánh sáng này.

Đây là quang cảnh tương tự mình thấy mỗi khi đi học, đẹp nhất là buổi sáng khi ánh nắng bình mình vừa ló dạng trong sương mù.

Trường ÉNSBA được thành lập năm 1648, mang tên académie royale de peinture at de sculpture, đến năm  1793 thì ngôi trường huấn nghệ nhân cho triều đình bị dẹp bỏ sau cuộc cách mạng, để xoá hết dấu tích tàn dư của chế độ cũ. Đến năm 1817, thì được thiết lập lại và có thêm môn kiến trúc.

Khi xưa, vua chúa đều tuyển chọn các nghệ nhân tốt nghiệp trường này để vẽ tranh hay điêu khắc cho họ. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng được đào tạo tại đây như Degas, Delacroix, Ingrosso, Seurat, Rodin,… ông hoạ sĩ Paul Cezanne nộp đơn hai lần nhưng bị từ chối. 

Bức tranh nói về Bal Des Quat’z’Arts của trường quốc gia cao đẳng mỹ thuật Paris khiến mấy cô đầm nghe mình học ở Beaux-Arts, cứ réo áo mình khi đến mùa lễ hội này để được mời tham dự.

Hàng năm trường này tổ chức một cuộc thi khuyết danh để tránh xì-căn-đang, bao che. Các thí sinh không được công bố danh tánh trên bản vẽ của mình. Mỗi bộ môn có một khôi nguyên, sẽ được chính phủ pháp đài thọ  trong 3 năm, nghiên cứu sinh tại thủ đô La-Mã, tại Villa Medici mà người pháp gọi. Những người này sẽ được cho đề tài để nghiên cứu trong thời gian lưu lại đây. Khi xưa, mấy người được đến đây, thường đi sang các xứ như Hy Lạp, Thổ NHĩ Kỳ, để nghiên cứu về lịch sử của các nền văn mình cổ.

Một người Việt xuất thân từ trường này và là khôi nguyên của giải Grand Prix de Rome về môn kiến trúc là ông Ngô Viết Thụ, mình kêu bằng dượng, bà con bên mẹ mình. Có lẻ mình học kiến trúc cũng vì dượng. Trước khi đi tây, mình có gặp dượng ở nhà ông Phúng. Dượng kêu, qua tây, kiếm con đầm nào nuôi ăn học rồi về. Chán Mớ Đời 

Lần đầu tiên về Việt Nam, mình có gặp dượng. Dượng có một người em vợ, trai út của ông bà Võ Quang Tiềm, cũng tốt nghiệp trường này.

Học các môn như lịch sử, toán, vật lý,.. thì học chung cả trường còn các bộ môn về kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc thì học theo các tổ, lò. Các sinh viên được chia thành các atelier, tạm gọi là “lò”, sinh viên có quyền chọn lò nào để được huấn nghệ bởi một kiến trúc sư khá nổi tiếng. Mình thì chả biết ai là ai nên chọn đại atelier của ông Xavier Arsène Henry, ông này á quân của giải Grand Prix de Rome. Kiến trúc sư trưởng của thành phố Bordeaux về phát triển sau đệ nhị thế chiến, cánh tay phải của ông tỉnh trưởng Bordeaux, có thời làm đến thủ tướng của pháp. Ông này có 2 phụ giáo về kiến trúc và một phụ giáo về vẽ. Vẽ thì thường vẽ khoả thân và nature morte.

Mình nhớ lần đầu tiên học vẽ, thấy đầm ở truồng, ngồi, nằm trên bục cho mình tập vẽ, chim cò gì bị rối loạn. Đó lần đầu tiên thấy đàn bà cởi trần, râu ria rất là lạ. Kinh

Mỗi năm atelier có hai lễ chính đó là lễ nhập môn và Pince-fesses, tên của lễ tại trường có khiêu vũ, rất nổi tiếng của Paris. Mình có mấy cô đầm làm quen để được mời tham dự các buổi dạ vũ truyền thống này. Sẽ kể sau.

Năm đầu tiên, các sinh viên ma mới đều phải làm lễ nhập môn, truyền thống của trường. Hôm họp mặt đầu tiên của niên khoá, đám đàn anh sai tụi ma mới như mình đi mua rượu, đồ ăn mang về. Đến khi họp thì mình hỏi không có nước. Chúng phá lên cười, kêu xứ Tây không có trò uống nước, vì nước đắt hơn rượu. Mình thấy hai thùng tonneau để chình ình, khát quá, đành lấy một ly uống. Tối đó mình không biết làm sao bò về nhà, leo lên 7 tầng lầu, để vào ngủ ở phòng ô-sin. Sáng dậy, đầu đau như búa bổ nên tởn đến già. Sau này được giao trách nhiệm đi mua thức uống thì mình lén mua thêm nước ngọt.

Một hôm, vừa bò vào lớp thì nghe bọn đàn anh ra lệnh, đi mua bao nylon nhỏ, về chúng khuấy sơn vẽ và nước rồi bỏ vào bịch, cột lại. Sau đó, chúng mở cửa sổ rồi cứ tự nhiên như người Parisien, ném mấy bịch sơn xuống đường trúng người bộ hành và mui xe hơi, gây kẹt xe. Cảnh sát bò đến, chỉ đứng nhìn lên vì khuôn viên đại học, không được vào. Chán Mớ Đời 

Trong buổi họp, đám đàn anh bàn chuyện tổ chức lễ nhập môn và Pince-fesses của năm. Nghe đám đàn anh nói đến lễ nhập môn khiến mình và đám học chung niên khoá lo âu vì được nghe về các huyền thoại của trường cao đẳng mỹ thuật này. Đám đàn anh lại bú xua thêm la mua nên càng lo ngại.

Một hôm, độ 3 giờ chiều, mình nghe tiếng kèn trống của đội kèn đồng thì bọn đàn anh kêu lễ nhập môn của atelier nào đó. Mọi người chạy xuống đường, mình thấy mấy cô đầm và thằng Tây ở truồng, mình đầy sơn, chạy lêu thêu trong cái lạnh của mùa thu Paris, ra Saint Germain des Pré trong khi đó thì đội kèn đồng thổi tò te, chơi mấy bản nhạc khá lạ.

Mình ngơ ngác lo sợ đến cái ngày lễ nhập môn của mình, cũng phải bị cởi truồng, chạy lòng vòng ngoài phố. Bố mẹ, mất tin tức từ ngày Đà Lạt di tản, chắc không biết thằng con này, khi không đổi nghề, thay vì học kỹ sư nay lại bò đi học kiến trúc. Chán Mớ Đời 

Rồi ngày lễ nhập môn cũng tới. Cả tuần đám ma mới như mình chả học hành gì cả, phải đi mua cây, mua vải màn về làm sân khấu, đủ trò, kết hoa trang hoàng thời kỳ La-Mã vì đề tài năm nay là hoàng đế Carigula, một tên bạo chúa khét tiếng của thời La MÃ.

Đến ngày thì phải ra chợ Les Halles, dạo ấy chưa dời về Rungis, xin cá thối, đuôi cá mà người ta quăn. Đem về treo ngoài cửa sổ vì hôi. Có đám mua rượu đủ trò, còn ban nhạc kèn đồng thì tập dợt.

Đến giờ thì đám ma mới như mình bị dồn vào một phòng, để hoá trang thành nô lệ. Có thằng Jeff, bận đồ như các tay giác đấu, nói là hoá trang thành Spartacus. Mình nghe phía tường bên kia, tiếng la hét của đám đàn anh, kêu gào, đem bọn nô lệ ra đây.

Rồi một hồi chuông te te như phim la mã rống lên. Tên đàn anh hướng dẫn tụi này, kêu bò qua cái lỗ thế là bọn trai gái gì cũng theo thứ tự vần ABC, bò ra cái lỗ nhỏ trong tiếng la ó của đám đàn anh bên kia thế giới. 

Mình vừa bò ra khỏi cái lỗ thì phựt phựt, bao nhiêu cá hồi chiều mình đi xin  bị bọn đàn anh ném vào người vào đầu. Mình cất kính rồi nên chỉ thấy lờ mờ. Mấy tên đàn anh và mấy chị, bận đồ như các thượng nghị sĩ đời xưa, La hét, quăn rượu vào mặt mình và đám ma mới. Áo quần gì đều ướt phải rượu. Thằng Jeff vừa bò, hiên ngang đứng kêu “je suis Spartacus” thì bị ngay cái đầu cá thối ngay mặt nên hết muốn làm cách mạng, lo che đầu, chạy vòng vòng trong tiếng nhạc fanfare.

Sau đó đến màn thi đua xem ai có vú đẹp nhất và chim to nhất. Họ bắt đám ma mới con trai như mình đi lên mezzanine rồi cởi quần xì, ra chúng chiêm ngưỡng con chim. Thằng Jean đoạt giải nhất nên tối đó được bà mẹ ma mới (mère des nouveaux ) dẫn về nhà khai phóng, dạy hò giã gạo. Sau đó thì đám con gái đi lên Mezzanine, cũng phơi ngực như mấy bà nữ quyền ở Ukraine bây giờ. Hình như con Alba đoạt giải nhất vì ngực to như trái dưa hấu. Kinh

Có một atelier tên Lamache, không bao giờ nhận nữ giới vào học. Atelier này toàn con trai nên hay ăn hiếp các atelier khác. Chúng hay đổ bộ, tấn công, đem mấy bịch sơn vào atelier khác, quăng đầy nơi, phá tung hết, khiến ma mới phải đi dọn dẹp mệt. Có lần chúng tấn công atelier mình. Mình là ma mới nên ngồi hành lang, chúng chạy vào, quăng bịch sơn trên Bàn vẽ của mình mới vẽ xong đợi ngày mai nộp. Nổi điên, mình kéo thằng tây quăng bịch và khệnh cho nó một trận. Từ đó, lớp atelier mình không còn bị phá thối nữa.

Sau đó thì cha con nhảy đầm cứ như Esmeralda trong thằng gù notre dame. Tiếng nhạc tiếng trống, bà con uống rượu như điên, mình ngồi như bò đội nón, có thằng đàn anh đến hỏi “ça vas toi?” Mình chỉ biết u chau u chau ngồi xem đám tây đầm vui đùa. Hôm ấy, mình nhịn khát, không uống rượu, về tới nhà mới uống nước. Kinh

Đại loại, hàng năm sinh viên hoá trang kiểu hình này. Mấy cô học mỹ thuật rất chịu chơi

Sau đó thì chúng bàn đến tổ chức Bal des Quat’z’Arts nổi tiếng một thời mà chúng gọi là Pince-fesses, béo mông rất thú. Sẽ kể sau. Mình nhảy đầm với đám sinh viên trường này, quá vui. Nay ở Cali mình Chán Mớ Đời khi thấy mấy hội hè người Việt tổ chức khiêu vũ chán như con dán. Nay phải lên vườn.

Lần sau mình sẽ kể chuyện nhảy đầm ở trường này. Có 1 không 2, nếu đã tham dự một lần thì không muốn nhảy đầm mấy chỗ khác nhất là ở Bolsa.

Con gái mình qua Tây, có ghé đến trường này, chụp hình gửi cho mình. Nó nói bây giờ mới hiểu lý do bố cứ điên điên, không bình thường như bố mẹ bạn gốc việt của nó. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



2 giấc mơ trong một ngày

 Hôm qua, hai cha con chở nhau xuống Escondido để viếng một ngôi vườn hữu cơ mà họ rao bán. Bà Angela, chuyên gia địa ốc, biết được nên hú cho mình. Mình thì nghe nói bán nhà bán đất là chạy xem, nhất là cuối tuần, đem theo thằng con để cho nó thấy thực tế các mối địa ốc.

Lái xe kẹt xe trên xa lộ không đèn số 5 nên đến trễ cả 30 phút. Gặp cặp vợ chồng kể đã mua trang trại này đã 4 năm. Họ sửa chửa lại căn nhà 1 phòng ngủ rất chiến đấu, một căn khác nhỏ hơn thành một nhà bếp cực đỉnh với cái lò và bếp cả $100,000 mà không ở đó. Mình làm tính nhẩm họ tốn tối thiểu $400,000 để sửa chửa mấy nơi này mà không ở. Kinh

Họ trồng đủ loại trái cây, rau quả để bán cho dân trong vùng. Họ tạo một không gian cho con nít, học sinh đến thăm viếng trại, mỗi tuần một lần và chỉ nhận có $55. Nói chung là họ không làm ra tiền, bỏ khá nhiều tiền để tạo nên giấc mơ của hai vợ chồng mà không hiểu làm thương mại phải có lợi nhuận. Giấc mơ làm một cái vườn trồng hoa quả hữu cơ, không dùng phân hoá học.

Họ có mấy con dê và cừu nhưng lại thiến mấy con đực nên con cái không đẻ được. Làm nông để sinh lợi mà đây họ làm như nuôi chơi chơi. Vài con vịt, vài con gà, kêu to báo động khi mấy con cáo đến. Nuôi dê lại không cho sinh con và lấy sữa thì nuôi làm gì.

Sau khi dẫn mình đi vòng vòng thì mình hỏi về thợ thuyền, họ trả cho một ông thợ gốc Mễ $52,000/ năm, và không cho biết là trả cho hai đứa con trai bao nhiêu và cô con dâu, đứng bán rau cải hái từ vườn. Đại khái, chi phí là trên 300 ngàn một năm khiến mình thất kinh vì vườn mình chỉ tốn độ $70,000/ năm, mình không được trả lương. Họ nói là chưa có lợi nhuận vì tiền bán rau quả đều bỏ vào để khuếch trường ngôi trại. Mình thấy cây nhỏ, mới ra hoa, có lẻ mùa đầu tiên.

Nay họ đòi bán đến 4 triệu. Mình nói là không nhà bank nào cho vay để mua đất. Bà chủ kêu biết vụ này. Mình nói nếu bà cho vay lại thì tôi mua thì họ nói là không được. Bà ta cần tiền để về north carolina để mua một trang trại để truyền cho mấy đứa con. Mình đành chúc phúc cho họ.

Đi mua nhà gặp hoàn cảnh này rất nhiều. Khi trẻ tuổi, họ mua nhà để xây tổ ấm. Họ cứ phung phí tiền bạc để xây lâu đài tình ái. Để rồi khi nợ đầy áp, trả không nổi thì giấc mơ trở thành ác mộng. Họ quỳ lạy chúa ban phép lành, cho một người ngoại đạo như mình đến mua, giải phóng họ khỏi thiên đường nông dân, thoát cơn ác mộng. Rồi tiếp tục mơ.

Trên đường về, mình hỏi ý kiến thằng con. Nó kêu là kiếm trên mạng thì được biết, làm nông dân thì không có tiền vì ít ai chịu khó, làm việc. Nghề này rất châm. Ý tưởng của hai vợ chồng rất đáng phục nhưng không làm ra tiền, chỉ dành cho các cơ sở từ thiện. Nó nói và cười khi nghĩ đến lúc bố hỏi bà vợ là khu đất này, có thể xây được bao nhiêu căn nhà khiến bà ta suýt bị chết như Từ Hải. Khu đất gần xa lộ 76, độ 2 dậm nên xây nhà bán rất tốt.

Nó hỏi mình tại sao không muốn mua mà lại đòi trả giá với họ. Mình trả lời là để cho con học cách khơi mào vụ cho vay lại. Nó nói 4 triệu ai mua, mình nói 4 triệu nhưng trả trong vòng 100 năm thì mỗi năm $40,000, thì đủ sơ hụi. Người ta ăn con voi, thì người ta ăn từ từ từng miếng một. Đâu có ai ăn một lúc. Mình chỉ cấy vào đầu họ là không ai cho mua, vậy muốn bán thì phải cho vay lại. Nếu họ đồng ý thì tiếp tục thương lượng. Có thể vài tháng hay 1 năm nữa, bán không được, họ sẽ gọi lại mình. Nó kêu họ trồng đủ loại trái cây, rau cải nên mất thì giờ để chăm sóc. Một hay 2 loại cây là đủ. Không ngờ thằng con có nhận xét này.

Con đi tán gái, lúc đầu cô gái đó làm bộ. Đến khi mấy tên khác bỏ cuộc, cô ta sẽ nhớ đến con. Thời cơ chín mùi thì sẽ dễ thương lượng. Hôm nay, chỉ đi thả mồi. Có dịp bố cho xem mấy trăm căn nhà mà bố đi hỏi mua nhưng chỉ mua được đâu 5% số nhà hỏi mua từ chủ nhà. Mình không nhất thiết là phải mua nhưng là cơ hội để mình trau dồi kinh nghiệm, nói chuyện và thương lượng.

Nó kêu ai chịu cho vay trong vòng 100 năm, mình nói trả trong vòng 1,200 payment. Đâu ai biết đó là tháng.

Hai cha con chạy về Riverside, để gặp ông mua căn nhà vừa bán để cho thằng con xem, họ sửa chửa ra sao để quay qua bán lại, gọi là Flipping. Mình thì quen vụ này, chỉ muốn thằng con xem. Sau đó mình mời ông ta đi ăn cơm. Nói ông ta dạy nghề cho thằng con vì con không bao giờ nghe lời bố cả.

Thằng con hỏi ông ta vì sao lại vào nghề này. Ông ta kể khi xưa, ông ta đi theo tiền bạc nên mở một hộp đêm rồi thêm một hôm đêm khác. Sau đó, ông ta nghiện rượu nên bà vợ ra lệnh bỏ nếu không bà ta bỏ. Thế là ông ta cai nghiện rượu rồi bắt đầu mua bán nhà cửa. Đến năm 2008 thì ông ta mất hết vì có 30 căn nhà mà không ai mua.

Ông ta nói bố mày lại chạy ra mua năm 2009, nên rất lời trong khi tao thì mất hết. Ông ta nói thằng con là mượn Private lender, tiền huê hồng chỉ có 1%, tiền lời 7-9%. Ông ta mua xong thì cho thợ đến sửa chửa đợi 3 tháng mới bán để. Ông ta tính là căn nhà mình bán cho ông ta, lời ít hơn $100,000, sẽ sửa chửa, thay cửa sổ hết và bán với giá hiện nay là $480,000, bổ túi độ $80,000.

Mình bán cho ông ta giá phải chăng để ông ta lời, và ký thêm là phải giúp mình và trả tiền cho sự phân lô của miếng đất ở Moreno Valley. Mình có 5 mẫu đất, trên đó có 4 căn hộ, 1 căn nhà. Do đó mình muốn, chia lô ra nhỏ lại. 4 căn hộ thuộc một lô, 1 căn nhà thuộc một lô và 4 mẫu đất còn lại thành một lô. Mình sẽ bán 4 mẫu đất, và giữ mấy căn hộ cho thuê hay sẽ phân lô thêm từng lô nhỏ rồi bán cho thiên hạ. 

Nghe ông ta nói là một lô nhỏ bây giờ có thể bán giá $200,000. Ông ta giúp mình ý tưởng này thay vì bán ngay bây giờ cũng lời nhưng ít hơn. Nay mình ra điều kiện này cho ông ta làm bù lại mình bán giá thấp hơn một tị. Cả hai đều hưởng lợi. Mình giải thích cho thằng con là nên thương lượng như vậy thay vì tiền.

Ông ta cũng hơi lo là qua hè có thể thay đổi vì tiền lời lên cao, nhà có thể hạ như năm 2008. Ông ta có viết cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha, nói về kinh nghiệm bản thân, trải qua các thử thách. Cái này thì mình thích vì muốn có người giải thích cho thằng con về cuộc đời.


Con mình sinh tại Hoa Kỳ nên nó không thể nào hiểu những gì mình đã trải nghiệm. Còn gặp người Mễ sinh tại đây thì nó có thể hiểu rõ và theo đó mà có hướng đi. Mình thấy cha mẹ người Việt tại Hoa Kỳ, cứ nhận vào đầu con cháu là khi xưa, ở Việt Nam khổ như thế nào, chúng chả hiểu gì cả nên làm khoảng cách giữa bố mẹ càng ngày càng xa. Nên kiếm những người mỹ đã trải nghiệm, thành công, nói về cuộc đời họ, dể thông cảm, hiểu nhau hơn.

Con gái mình thì mình hay dẫn nó đi ăn với đám bạn Mỹ, kỹ sư,..bỏ đi làm nghề mua nhà cho thuê để người khác nói cho nó hiểu thêm về cuộc đời. Tương tự thằng con, mình cũng hay dẫn đi gặp mấy người quen, để biết đâu, nó học được cái gì ở họ. Trong cuộc đời, chỉ cần có một người nói cái gì đó, sẽ khai sáng cuộc đời, thay đổi vận mệnh cuộc đời của mình.

Ăn xong, hai cha con lái xe về nhà đã gần chiều. Hy vọng thằng con học được điều gì. Thằng con hỏi tại sao ông Mễ hỏi bố làm nghề gì, lại không nói. Mình giải thích ông ta kêu là thầu khoán, có bằng địa ốc và có nhà cho thuê. Mình muốn học nghề người ta thì không nên nói về mình. Để ông ta nói về ông ta nhiều hơn, để mình học ở ông ta vì có nhiều điều bố chưa biết. Hôm nay, mình học một điều ở ông ta là cứ nghĩ giá nhà sẽ lên như diều, khôgn bào giờ xuống. Nay ông ta chợt nghĩ là đang trải nghiệm thời gian 2008, khi nhà sắp xuống.

Hai cha con viếng 2 giấc mơ của đời người, hiểu thêm về con người. Một bên thì mơ làm giàu với cái vườn hữu cơ, nay chịu không nổi vì không có lợi nhuận, muốn có một người khờ khạo, lãnh cái nợ của họ và một bên kêu rằng, tôi mất hết nhưng, vẫn tiếp tục và ngày nay, thận trọng hơn. Ông ta nói thằng con là nên hạ thấp cái tôi của mình. 

Khi xưa, ông ta chạy xe xịn đủ trò để khoe khoan với mọi người, đến khi mất tất cả thì ai cũng bỏ ông ta. Nay học được bài học, ông ta nhẹ nhàng, không cần áo quần đồ hiệu, xe cộ bú xua la mua. Hy vọng thằng con học được cái gì ở ông ta. Mình có nhờ dạy nghề cho con tôi. Ông ta kêu sẵn sàng vì 4 người con không muốn theo nghề ông ta. Mình nói con mình ít khi theo nghề vì chúng nghĩ giỏi hơn mình, và thấy mình làm việc như trâu nên không muốn theo con đường cha đi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nhs

Cha truyền con có nối không?

Mấy năm trước, có một chị quen, gọi cho biết là ông chồng bị ung thư, hỏi mình thể thức làm di chúc. Mình có cho số điện thoại của ông luật sư của mình. Năm ngoái, ông chồng qua đời thì chị có gọi hỏi thủ tục làm thừa kế. Cái này thì mình ngọng vì chưa bao giờ làm. Chị rên là người luật sư của chị tại nơi chị ta sinh sống, vì không ở tiểu bang Cali, nên không dùng ông luật sư của mình được. Luật sư không trả lời khi chị ta gọi để hỏi lo vụ này. Mình nói, gọi mấy luật sư khác, không nhất thiết phải dùng người luật sư làm living trust cho mình.

Tuần rồi, chị ta gọi lại kêu là công ty bảo hiểm bắt phải làm lại mái nhà cửa tiệm cho thuê vì cũ. Mình ngạc nhiên vì thường các cơ sở thương mại thì được cho thuê dưới dạng Triple Net (NNN), nghĩa là người mướn sẽ chịu mọi chi phí, sửa chửa, trả tiền thuế điền trạch và tiền bảo hiểm. Double Net (NN) là chỉ trả thuế và bảo hiểm, còn Simple Net (N) thì thuế không thôi.

Mình nói gửi cho mình cái hợp đồng thuê cửa tiệm. Xem ra thì khám phá tên địa ốc, dùng hợp đồng cho mướn nhà ở nên chủ nhà phải trả hết. Chán Mớ Đời 

Mình lo vụ này, dù đã làm di chúc thừa kế đủ trò về mặt pháp lý nhưng khi mình đi tây htif đồng chí gái sẽ chới với và sẽ làm theo một người bình thường, bán hết, đóng thuế rồi vài năm sau không còn gì. Đồng chí gái, ai mượn tiền chúng cho rồi ngại không đòi lại. Do đó, mình cần dạy nghề cho mấy đứa con.

Mình đang tính bán nhà cho thuê để mua mấy cơ sở thương mại, để sau này lỡ mình có đi trước đồng chí gái, thì cũng khoẻ cho vợ con. Cả đời không biết buôn bán, thương lượng với người ta. Cứ tới tháng thì nhận ngân phiếu trả tiền thuê tiệm của họ. Nếu họ lộn xộn thì có công ty mẹ bảo kê. Chuyên gia địa ốc gửi hàng ngày cho mình các tiệm ăn như MacDonalds, Carl Jr., để bán. Mình chỉ mua, rồi cho các franchisee của họ mướn.

Một hôm, thằng con nói với đồng chí gái rất lo âu, không biết làm gì với mấy căn nhà cho thuê khi bố mẹ không may qua đời. Đồng chí gái nói mình, nên dạy nó từ từ nghề cho mướn nhà. Dạo này, có công ty mua miếng đất của mình dự tính xây 150 căn hộ nên mình đang lo tìm mấy căn hộ khác ở quận Cam để mua. Mình nhờ thằng con đi tìm, ra thành phố, hỏi về các căn hộ rao bán. Họ mới xin gia hạn thêm ngày chồng tiền vì bà thị trưởng hay ai đó trong hội đồng thành phố, lăn đùng ra chết. Họ sợ mấy người khác không bầu phiếu cho họ nên xin tăng thêm 500 ngàn, mình nói chờ được thêm 4 tháng.

Lần đầu, mình đi với nó, để giải thích căn nào được căn nào không. Sau đó thì mình nói nó tự đi xem rồi cái nào nó nghĩ nên mua thì hai cha con đi xem. Dạo thời ông Obama mới lên thì địa ốc xuống, mình có mua mấy căn ở các thành phố xa, giá $50,000/ căn, nay lên như điên nên có một tên đầu tư trả mua 4 căn ở xa, chồng tiền trong vòng 10 ngày nên mình bán rẻ, để mua vài căn ở quận Cam, đứng tên thằng con và con gái. Để nó quản lý với sự hổ trợ của mình. Rồi từ từ để nó lo hết, để mình và đồng chí gái đi chơi như Hoàng Dung và Quách Tỉnh ở tuổi già. Khoẻ đời.

Mình dẫn nó đến gặp người thuê nhà, nó kêu Bố con mình như Mafia, xã hội đen đi đòi nợ. Mình lên tiền nhà, thương lượng với người thuê nhà, móc điện thoại gọi cho đồng chí gái hỏi chuyện, sau đó quay lại kêu chủ nhà đồng ý với giá họ muốn trả. Nó kêu bố cần đóng kịch giỏi hơn, phải đợi mẹ trả lời lâu lâu một chút. Cũng vui.

Hè năm thi bằng Brevet xong, bố mẹ mình muốn xây nhà vì bà cụ mình sản xuất năm một. Mình được giao trách nhiệm với ông thợ cuốc đất cái đồi phía sau nhà, đẩy xe bò ệch, lấy đất ra phía trước nhà. Ông ta có nói với mình: “để lại cho con ruộng nương không bằng để lại cho con một cái nghề”.

Ông thợ cuốc đất truyền nghề lại cho con ông ta nghề cuốc đất, mình bắt đầu dạy nghề mua nhà cho thuê cho thằng con. 

Mình có tên bạn học xưa, nói đời cha dạy học đời con đốt sách. Bố anh ta chụp hình cho du khách ở cầu Ông Đạo Đà Lạt khi xưa, không thấy anh ta chụp ảnh gì cả. Chỉ thích mua xe cũ, bị tai nạn về sửa lại bán.

Người Việt mình hay nói “cha truyền con nối” nhưng ngày nay, có nhiều nghề để học, để làm nên chưa chắc con mình sẽ nối nghiệp của mình. Khi xưa, hai đứa con hỏi mẹ chúng, tại sao không thấy bố đi làm như bố của bạn chúng. Cứ thấy mình chạy vòng vòng đi kiếm nhà mua cho thuê. Nay chúng đi làm, bắt đầu rên vì bị đánh thuế nên bắt đầu thấy bố có lý. Chịu khó hỏi mình về thuế vụ,…

Mình dự định bán nhà ở vùng xa để mua nhà ở Quận Cam cho hai đứa con để chúng trừ thuế. Từ từ dạy chúng mua nhà cho thuê. Mình có dạy một tên đại hàn từ mấy năm nay, mua được 5 căn nhà. Hắn làm cho Amazon, vợ chồng lương khá nhưng bị đánh thuế tơi bời hoa lá cành. Nay khấu trừ thuế nên chúng ít đóng thuế nên mừng lắm. Mình hy vọng sẽ dạy được nghề cho thằng con. 

Vấn đề là không biết làm sao upload vào đầu của nó tất cả những kinh nghiệm của mình. Chỉ biết phải từ từ, kiên nhẩn. Thiên hạ gọi nó về căn nhà cho thuê, có người sắp ra, cứ hỏi bố phải trả lời ra sao thấy cũng tội. Nó hiền từ như mẹ nó nên nói nhỏ nhẹ với người hỏi thuê. Mình nói đừng gốc trả lời, cứ nhắn tin. Khi nào họ nộp đơn xong xuôi thì mình nói chuyện vì mất thì giờ.

Đồng chí gái cứ rên là thằng con khờ. Mình thì không nghĩ như vậy. Bằng tuổi nó mình chả biết gì về tài chánh trong khi nó đã hiểu một chút, đầu tư vào quỹ hưu trí,…mua cổ phiếu thị trường chứng khoán trong khi mình bằng tuổi nó chỉ biết bỏ vào trương mục tiết kiệm. Đồng chí gái so sánh một người trên 60 tuổi và thằng bé 26 tuổi đầu.

Hôm trước, hai cha con đi đến mấy căn nhà cho thuê để cho người mua vào xem. Có một căn thì cô con gái không cho vào, kêu bị Covid. Mình có báo trước hai ngày. Khi về, chạy trên đường thì bà mẹ gọi điện thoại, chửi bới mình đủ trò, kêu mình không nể nan gì bà ta. Bà ta kêu là gọi ông chồng. Ông chồng thường làm việc ở nhà. Mình cần cho người mua nhà vào xem vì họ nộp tiền trong vòng 10 ngày, sau khi viếng thăm mấy căn nhà. Mình đưa giấy lấy nhà lại thì họ chưa kiếm được nhà nên trả thêm mỗi tuần gấp 2 lần số tiền thuê tuổi ức đây đến khi giấy tờ hoàn tất, tuần vừa rồi mà mình đã kể, mất $100,000 đóng cho tên bán nhà cho mình.

Mình chả trả lời, cứ lái xe đến khi bà ta câm mồm. Mình nói với thằng con, khi người ta đang giận thì không nên trả lời. Khi con chó điên nhảy tưng tưng thì tránh đi. Thằng con hỏi ban đêm, người mướn nhà có gọi không. Mình nói là mình tắt điện thoại sau 7 giờ chiều, không trả lời điện thoại. Người mướn nhà lúc nào, có vấn đề là họ cứ gọi điện thoại cho chủ nhà. Mình không trả lời thì họ tự động đi làm. Sáng hôm sau, gọi họ thì thường thường mọi việc đều đã được họ sửa xong. Tư duy của người mướn nhà khác với người có nhà.

Hôm sau, bà ta gọi điện thoại xin lỗi bú xua la mua. Mình nói không sao cứ trả tiền mướn nhà, giá gấp đôi. Thường bà ta trả có $1,300/ tháng vì ông chồng là cựu quân nhân nên mình lấy rẻ, nay bà ta chửi mình thì trả $2,800/ tháng. Xong om

Mình đang bán 4 căn nhà, để mua lại mấy căn khác gần nhà hơn nên kêu thằng con đi theo. Mình thấy nó bắt đầu lục các sách về tài chánh của mình ra đọc. Hỏi cái này, cái kia. Nó nói bố hay sử dụng chiêu này trong sách A, sách B khi thương lượng,…

Mình sẽ giới thiệu nó thêm mấy tên bạn mình để họ dạy nghề cho nó vì con thường không nghe lời bố mẹ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Mượn đầu heo nấu cháo

 Hồi bé, mình ra chợ phụ dọn hàng cho bà cụ, bán hàng xén. Lâu lâu có người đến hỏi mấy món mẹ mình không có bày bán. Mẹ mình cứ kêu có, khiến mình như bò đội nón, bảo mình trông hàng rồi chạy đi đâu, rồi quay lại lấy tiền người hỏi rồi dẫn đi đâu lấy hàng. Lớn lên 1 tí thì hiểu mẹ mình tuy không có các món hàng đó nhưng biết người quen có bán mấy món hàng này nên kêu có rồi chạy đi hỏi người quen giá bao nhiêu rồi nói giá với người hỏi mua hàng, lấy thêm tiền lời, kiếm tiền nuôi đàn con. Đó là kiểu “mượn đầu heo nấu cháo”. Mình học ở mẹ mình cái tính này, không bao giờ khư khư giữ vững lập trường như bố mình. Nhìn lại, mấy cô em mình thì lại giống tính bố mình. Rất gia trưởng. Chán Mớ Đời 

 Sau này, ma dẫn lối quỷ đưa đường, kéo mình vào nghề mua nhà cho thuê. Cái khổ là mình không có tiền. Mình thấy người quen, bác sĩ, tiền như nước, cứ mua nhà ào ào để bớt đóng thuế khiến mình thất kinh. Rồi mình cũng mua được nhà cho thuê, chỉ tốn công sức, sơn phết lại, cho thuê, ít phải đặt tiền cọc. Căn nhà mình đặt cọc nhiều nhất là $8,000, còn thì chỉ độ 1% giá trị căn nhà.

Đồng chí gái kêu mình không biết ăn nói, mà người mỹ lại bán cho mình và cho vay lại. Đến nay, mụ vợ cũng chưa hiểu lý do. Đối với đồng chí gái, mình không biết ăn nói, nịnh hót, khen thiên hạ, xấu như ma mà cứ khen là hằng nga, bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Cách đây 6 năm, có ông chuyên viên địa ốc quen, từng mua cho mình rất nhiều nhà cho thuê với giá hữu nghị, hú mình, hỏi có muốn mua 2 duplex, và một căn nhà trên 5 mẫu anh hay không. Mình trả lời mụ vợ tôi không cho mua thêm nhà nữa. Mụ vợ kêu đủ rồi. Cuối cùng mình cũng lén đồng chí gái, bò đi xem. Mình hỏi chủ nhà cho vay lại thì mình mua. Họ đòi 1.2 triệu, cuối cùng mình trả 1.1M với đặt cọc là $140,000, họ cho vay lại $960,000. Vấn đề là mình không có tiền nên rút tiền trong HELOC (home equity line of Credit) để mua. Lý do mình đặt cọc 10% vì chủ nhà cần ít tiền và phải trả nợ thêm tiền huê hồng cho ông chuyên viên địa ốc.

Thường khi đi mua nhà thì ngân hàng bắt mình đặt cọc 20%, và họ cho vay 80% còn lại. Mình nên làm một cái nợ HELOC của ngân hàng để phòng bị lỡ cần tiền bất tử để chạy gạo hay mất việc thì lấy ra mà ăn, đợi ngày mai tươi sáng hơn. Hình như tối đa, họ cho $250,000. Dù không cần, mình cũng lấy ra một ít để trả tiền lời, giúp ngân hàng vui vẻ. Nếu họ không thấy mình xài, họ có thể cắt số vốn $250,000 mình có thể mượn.

Nếu nhà xuống thì rút hết tiền ngay cho đủ $250,000 vì nếu nhà xuống thì họ sẽ bớt số tiền $250,000. Năm 2008, mình đang có $250,000 ngon lành, đợi nhà xuống rồi rút ra mua. Ai ngờ sợ đóng tiền lời nên mình lấy ít ít, họ giảm xuống $90,000 thay vì $250,000 như trước. Nếu mình rút ra trước thì có thể mua thêm mấy căn nhà vì dạo ấy mình mua 4 căn có $99,000. Kinh nghiệm đau thương, ngân hàng réo mình, kêu có nhà tịch thâu bán như điên nhưng không có tiền. Mình bảo họ rút hết vốn của tôi rồi. Chán Mớ Đời 

Mình rút ra từ HELOC $140,000 để mua căn nhà và 4 căn hộ. Tiền lời mình trả mỗi tháng $3,875. Thuế thêm bảo hiểm , $1,200/ tháng. Tổng cộng trả $5,075/ tháng. Ông chủ bán vì bà vợ, chuyên lo cho thuê 4 căn hộ mới qua đời. Buồn tình một bà mướn nhà tới phụ giúp ông ta khi đau ốm, rồi lên giường luôn. Ông ta không muốn lo vụ nhà cửa nên bán.

Ông ta bán cho ai đó 1.2 triệu nhưng rồi lộn xộn sao đó, ông này lấy lại. Ông ta ở một căn nhà chính và có 4 căn hộ bên cạnh.

Mình mua thì ông ta đề nghị là cho ông ta ở lại căn nhà và đợi khi nào mình xây nhà, bán thì ông ta dọn đi. Ông ta chịu trả $1,000/ tháng. Mấy căn hộ kia không bao giờ tăng tiền nhà từ 10 năm nên chỉ lèo tèo đâu $800 trong khi giá thị trường thì cao hơn. Có một căn trả $900/ tháng. Cô thuê nhà kêu tại sao tôi trả $900 trong khi mọi người trả có $800. Mình nói theo tinh thần dân chủ, mình tăng lên hết $900 để khỏi ai kèo nèo khiến mấy người hàng xóm đè đầu cô ta ra chửi. Thế là được $3,600 + $1,000 của ông chủ bán, được $4,600/ thánh trong khi mình phải trả đến $5,075. Xem như lỗ $475/ tháng chưa kể là phải sửa chửa vì rất cũ, xây năm 1930. Ngoài ra mình còn lỗ tiền lời của HELOC mất $524. Xem như mỗi tháng mình lỗ $1,000.

Bù vào đó, mình được khấu trừ phần nhà cửa trong vòng 27.5 năm. Khoảng $75,000/ năm vào lợi tức hàng năm của hai vợ chồng cộng thêm tiền lỗ mỗi tháng $1,000/ tháng hay $12,000/ năm, tổng cộng $87,000/ năm. Mình định sau 1 năm sẽ tăng giá tiền nhà thì sẽ bớt lỗ. 

Đùng một cái con của bà mướn nhà, sau lấy ông chủ bán dọn ra nên mình cho thuê $1,200 thêm được $300/ tháng hay $3,600/ năm. Nhà bên cạnh là bố mẹ của cô nàng khiếu nại là trả cao hơn mọi người, kêu dọn sang cho cô con gái, mình lấy $1,200, thêm được $300/ tháng hay $3,600/ năm. Rồi có người khác đến mướn mình lấy thêm $1,200. Xem như 3x$1,200 + $900 +$1,000 = $5,400. Thấy đỡ khổ.

Cô ở căn bìa kêu là tiền Children support, tên chồng cũ đưa 2 tuần 1 lần nên xin đóng tiền nhà 2 lần một tháng (biweekly). 1 năm có 52 tuần, chia ra làm 2 thì cô ta phải đóng 26 lần hay 13 tháng tiền nhà, xem như thêm được 1 tháng tiền nhà. Thay vì đóng $900 x 12 = $10,800, nhưng vì đóng 13 tháng nên mình được thêm $900/ năm, hay tổng cộng tiền thuê nhà là $11,700. Trong khi mấy căn hộ kia đóng $10,800 năm đầu tiên, sau đó mình tăng tiền nhà thêm. Nay thì $1,600/ tháng hay $19,200 trong khi cô đóng 2 tuần 1 lần thì trả thêm $1,600 là $21,800. Dễ thở hơn.

Ngân hàng hay dụ khị thiên hạ trả thêm hàng tháng để trả hết nợ cho mau. Khi mình mới lấy vợ, không biết gì cả về tài chánh, đồng chí gái kêu trả như ri, mau hết nợ, mình nhất trí dù chả hiểu gì cả. Trên thực tế, mấy chục năm đầu toàn là trả tiền lời giúp ngân hàng có tiền nhiều. Không bao giờ nghe ngân hàng xúi bậy. Họ chỉ lấy 1 số tiền lời mấy năm đầu sau đó đem bán cái nợ của mình lại cho thiên hạ. Mình có mấy cái nợ mượn của ngân hàng, cứ vài năm sau, là họ bán cái lại cho ai khác.

Cái mất dạy nữa là họ xúi mình trả mau tiền lời cho họ rồi họ xúi tái tài trợ lại vì trung bình cứ 5 năm, người Mỹ tái tài trợ lại căn nhà hay dọn ra, mua căn khác. Cho nên đừng nghe những gì ngân hàng nói, hãy nhìn kỹ những gì ngân hàng làm. Đừng bao giờ nghe lời tài phiệt. Mình đang dạy nghề cho thằng con, thấy nó tiếp thu cũng khá nhiều nên mừng. Trong cuộc đời, phải học thêm về tài chánh nếu không thì ngọng.

Đúng hơn là người quen mình xúi dại. Đồng chí gái có mấy người em bà con làm nghề mượn tiền ngân hàng. Bà con nên nhờ họ mượn nợ ngân hàng. Cứ lâu lâu họ bò lại nhà kêu tiền lời rẻ lắm, tái tài trợ đi. Mình bị họ xúi 3 lần đến khi mình đi học về tài chánh là kêu KHÔNG. Bà con chỉ nghĩ đến huê hồng của họ. Chớ chả yêu thương gì đồng chí gái.

Mình biết bao nhiêu cặp vợ chồng ly dị vì tài chánh. Không phải họ không yêu nhau nhưng vì không hiểu về tài chánh, chi tiêu nên quyết định sai lầm, đưa đến hậu quả sai. Rồi đổ lỗi cho nhau rồi chửi nhau rồi bỏ nhau rồi hát dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em. Chán Mớ Đời 

Mình có quen 2 ông bác sĩ lợi tức trên 1 triệu khi xưa, khi về già banh ta lông hết vì không am hiểu về tài chánh. Khi có tiền thì đám ruồi bu lại kiếm ăn, xúi bậy bạ, đầu tư bú xua la mua rồi bể, ôm đầu máu.

Nay có người trả mình một số tiền khiến mình không thể từ chối. Lý do, là 5 mẫu anh của mình nằm trong khu vực, gọi là Opportunity Zone. Chính phủ liên bang, ra đạo luật Opportunity Zone, để giúp tái thiết lại các vùng trung tâm thành phố bị bỏ hoang. Khi người ta xây nhà ở ngoại ô thì thiên hạ bỏ chạy ra ngoại ô để ở nên thành phố cũ trở thành những Ghetto toàn là dân nghèo ở. Nay chính phủ ra luật mới, nếu mua và xây sửa chửa lại các vùng này thì sau 10 năm, bán đi sẽ không bị đánh thuế.

Vấn đề mà mình quên, không xem xét trước khi mua là khu vực này nằm trên đường bay của phi trường không quân nằm cách đó 5 dặm. Khu vực này, thuộc vùng xây được 15 căn hộ trên mỗi mẫu anh. Nghĩa là có thể xây được 75 căn hộ. Nếu xây căn hộ cho người ít lợi tức hay người già thì được xây gấp 2. Cơ quan an ninh phi trường chỉ cho xây tối đa 3 căn hộ cho mỗi mẫu anh. Thế là ngọng. Được cái là cơ quan không lực cho rằng nếu thành phố chấp thuận thì họ chấp thuận được phép xây nhiều hơn thì mất thì giờ hơn. Nay phải tốn tiền luật sư đủ trò nên mình ngưng thiết kế dự án 150 căn hộ cho người cao tuổi. Tốn cũng $30,000.

Tên chuyên gia địa ốc mỹ cứ xúi mình bán để hắn ăn huê hồng. Hắn kêu có người trả $1,600,000 là lời rồi nhưng mình không chịu. Mình tính chia lô lại, gom 2 duplex và căn nhà lại 1 lô, số 4 mẫu anh còn lại bán riêng. Cuối cùng thì họ trả giá mình muốn lúc đầu. Trả tiền mặt trong vòng 3 tuần lễ. Mình đoán là họ đã mua được mấy miếng đất bên cạnh để xây cái gì đó nên chỉ đòi trả trong vòng 3 tuần lễ vì sợ mình đổi ý là họ ngọng. Mình kêu đang thương lượng hùn với một nhóm khác để xây viện dưỡng lão. Chưa đi tới đâu.

Họ trả tiền tươi trong vòng 3 tuần lễ. Không biết tính sao. Có nhờ tụi chuyên viên địa ốc kiếm dùng mấy nhà hàng Taco Bell hay tiệm cà phê như Starbuck Coffee,..để mua rồi cho các franchisee thuê trong vòng mấy chục năm. Để xem nếu tìm được thì mua còn không thì đóng thuế, rồi đợi nhà xuống, chạy ra mua tiếp như năm 2008. Kẹt lắm thì mua nhà cho thuê, cũng được. Còn không thì đóng thuế tiền lời rồi, rồi để dành tiền, đợi nhà xuống rồi mua lại.

Tháng trước mình mua 6 căn nộ với tiền lời 4.5% nay lên đến gần 6% nên gía nhà sẽ không lên như điên nữa thêm tin tức chiến sự từ Ukraine nên có thể banh-ta-lông hết.

Sáng nay, mình ghé tiệm ông chủ trước bán lại cho mình, để nói chuyện. Hỏi ông muốn mình trả lại hết số tiền nợ $960,000 thì ông ta sẽ đóng thuế 20% = $180,000. Hay muốn mình chuyển cái nợ này sang 1 cái nhà mình đang cho thuê. Mình tiếp tục trả nợ hàng tháng cho ông ta trong vòng 30 năm tới. Người Mỹ gọi “walk the mortgage”. Ông ta nói sẽ suy nghĩ và cho mình biết thứ 2 tới.

Theo mình đoán qua những gì ông ta nói thì bà kế toán viên của ông không rành lắm về thuế vụ, sang bán nhà cửa và cho vay lại mà người Mỹ gọi là “installment sale”. Mình nói ông ta lấy hẹn với bà làm kế toán cho ông ta để mình gặp mặt, trình bày cho rõ, cả lạn quặng ông ta bị đánh thuế ná thở.

Hôm trước, đang ở Sedona, có ông Broker, gọi mình hỏi vụ 1031 exchange. Broker trên nguyên tắc là rành về địa ốc, lại hỏi thằng nông dân về luật địa ốc. Chán Mớ Đời  Khách hàng ông ta bị quá thời hạn để đổi nhà. Khi bán nhà mà lời thì có hai vấn đề: tiền lời phải đóng thuế còn nếu không muốn đóng thuế thì phải mua nhà khác để thế nhà mới bán.

Nếu nhà mình đang ở trên 2 năm thì sẽ được hưởng quy chế của luật Section 121. Mỗi người được hưởng $250,000 tiền lời miễn thuế. Hai vợ chồng được miễn thuế $500,000.

Lấy thí dụ: ông bà À mua căn nhà 10 năm về trước giá $500,000. Nay bán được $1,000,000. Xem như lời $500,000. Mỗi người được hưởng $250,000, hai vợ chồng được $500,000 thì xem như khỏi đóng thuế. Nếu bán nhà 2 triệu thì phải đóng thuế 1 triệu, bỏ tên mấy đứa con vào, mỗi đứa được miễn $250,000 . Xong om

Ngược lại nếu họ mua căn nhà này, nhưng không ở lại cho thuê. Thì khi bán sẽ phải đóng thuế trên số tiền $500,000 thêm các khấu trừ đã sử dụng.

Để tránh đóng thuế, người ta phải mua căn nhà khác với giá 1 triệu trở lên. Người ta gọi là “1031 exchange”, mang tên đạo luật này. Ông Broker kêu khách hàng bán cái Bin-Đinh 2.5 triều nhưng tìm chỗ khác để mua nhưng không được. Sau khi bán thì họ có 45 ngày để chỉ định 3 căn nhà để mua và có đến 6 tháng để đóng hồ sơ mua đổi.

Khách hàng ông ta chỉ định đến giờ phút 25, nghĩa 1 tuần lễ sau 45 ngày quy định. Thế là ngọng. Ông ta gọi hỏi mình cách binh, mình kêu phải hỏi luật sư hay CPA. Đa số mấy người này có thể đổi ngày tháng, ít ai để ý những nếu ty thuế vụ khám phá ra là ngọng.

Hôm qua, bà địa ốc gọi mình cho biết là cái nợ mà khách hàng bà ta mượn của mình từ tháng 11 vừa rồi, sắp sửa trả cho mình trước hạn kỳ khiến mình vui. Năm ngoái, gần cuối năm, mình nghe có bà nào muốn mượn tiền mua một cái business sẽ trả trong vòng 12 tháng. Cuối năm, thường cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ bị lộn xộn nên mình bán một số cổ phiếu, rút một ít trong quỹ hưu trí Solo 401k cho bà này mượn.

Bà ta mượn $125,000. Tiền Huê Hồng là 2% hay $2,500.00. Tiền lời là 12%, mỗi tháng bà ta đóng $1,250. Nay hồ sơ mượn tiền để tái tài trợ căn nhà của bà ta đã được ngân hàng phê chuẩn thì thủ tục sẽ trong vòng 30 ngày. Nếu tháng 4 tới, bà ta trả thì sẽ trả lại cho mình $125,000 cộng với 8 tháng còn lại vì trong tờ giấy nợ, cho rằng nếu trả sớm hơn thì vẫn phải trả đủ số tiền nợ trong một năm. Vậy mình có thêm 8 tháng tiền lời.

Bà này mua một cái thương mại nhưng thiếu tiền nên cần vay gấp, chịu trả tiền lời cao. Bù lại thì thương mại này sẽ đem lại cho bà ta lợi tức 3, 4 trăm ngàn hàng năm nên tiền lời không thành vấn đề. Cũng mượn đầu heo nấu cháo.

Để xem: $125,000 + $12,500 = $140,000 trong vòng 4 tháng. Xem như cho vay được 36%. Xong om

Tóm lại là căn nhà của mình, luôn luôn gắn thêm một cái nợ thứ 2, bằng một HELOC. Giúp phòng bị khi mình cần tiền để trả bệnh viện hay mất việc. Hay gặp dịp có căn nhà nào bán được giá thì rút ra, để đặt cọc. Đừng có lấy ra xài, mua xe xịn hay sửa nhà sửa cửa, tốn tiền mà khi cần bán không lên giá bao nhiêu. Có thể cho thiên hạ vay ngắn hạn trong vòng 1 năm với điều kiện là thế chân vào cái nhà của họ. Họ không trả thì mình xiết nhà của họ. Bà con anh em gì cũng làm như vậy cả. Đừng bao giờ cho vay quá một năm. Có nhiều người mua nhà, sửa chửa lại rồi bán, người ta gọi là Flipper. Họ cần tiền gấp thì mình cho vay ăn lời cao. Mấy tên này thương kêu “I Buy Ca$h”, thật ra thì họ mượn tiền của thiên hạ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn