Tóc em lưa thưa

Tối qua đến nhà bạn ăn uống để mấy bà hát hò. Kỳ này gặp toàn lão bà, trên mình tối thiểu 1 bó. Có 4 tên đàn ông gồm 2 nhạc sĩ, một anh và mình chở vợ đến làm ca sĩ của giọng ca vàng trên 7 bó. Có một chị gốc hUế ở Palmspring, xa lắc xa lơ nhưng chịu khó bỏ 2 ngày nấu bún bò đem lại. Mình làm 2 suất. Cực ngon. Đây là lần thứ hai mình ăn bún bò ở nhà người quen ngon. Ngoài tiệm không thấy ngon.

Mấy lão bà hát cực hay, cực chất. Trên mình 1 bó mà bà nào cũng trông trẻ vì đeo tóc giả. Bà nào cũng tóc đen cả, ngoại trừ hai chị mặt ai khen chê, cứ để tóc muối nhiều hơn tiêu. Ăn xong, mình ra phòng ngoài, nằm ngủ một giấc, gần hết giờ thì thức dậy, ra nghe mấy bà hát bản cuối cho cuộc tình rồi đưa đồng chí gái về.

Sáng mình dậy sớm đi tập. Cuối tuần, mình tập một mình suốt 2.5 tiếng, kéo nội công. Sau đó lên vườn nên tối là mệt, buồn ngủ. Trong tuần chỉ tập có 1.5 tiếng nên cuối tuần cần tập thêm các đơn nội công khác để khỏi quên. Lên vườn nên không có thì giờ ngủ trưa nên đến 9 giờ là buồn ngủ. 


Sáng dậy, mình chuẩn bị đi tập vào 5 giờ sáng thì mụ vợ chạy xuống, khiến mình phải dang tay nối vòng tay lớn ôm kẻ nội thù. Thường mụ không thức giấc sớm vì trung bình khi mình đi tập về nhà vào lúc 7 giờ thì mụ còn ngáy. Như sáng nay, đi tập về, vào phòng ngủ thì thấy mụ ngáy ôm cái điện thoại nghe ông thầy nào giảng kinh. 


Mụ kêu sợ quá, hỏi sợ gì. Mụ trả lời là tóc rụng. Miệng thì mụ kêu là tuổi nào cảnh nấy nhưng lại sợ tóc rụng. Tóc mụ còn nhiều, lại có tóc non mọc ra nên mình không hiểu lý do gì mụ lại lo sợ. Thấy thương mụ vợ, về già sợ nhan sắc tàn phai. Mụ hỏi sau này tóc rụng hết, anh không sợ, mình kêu vẫn thương mụ như ngày nào.

Bà này để tóc dài, khỏi cần bận quần hay váy. Biết đâu râu âm hộ dài như vậy. Ngày xưa, Chúa Nguyễn có một bà thứ phi, đi đánh trận là ông ta đem theo, xem như thần hộ mạng. Lý do là âm hộ mao của bà ta rất dài. Bà ta cắt lông rồi phóng phi tiêu khiến lính Tây Sơn sợ lắm.

Phụ nữ cả đời chỉ lo làm đẹp. Chán Mớ Đời 


Mình thấy mụ vợ mua Biotin, nhưng khi lên CBC đọc tin tức thì họ cho rằng đó là cách quảng cáo vì kết quả về sự hiệu lực của Biotin rất ít. Cách tốt nhất là mát xa đầu, giúp máu lưu thông dưới mái tóc.


Thứ hai đầu tuần, hai vợ chồng đều leo núi. Đang đi mụ vợ hỏi em hát hay không. Một câu hỏi mà không tên chồng nào có vợ muốn làm ca sĩ karaoke có thể trả lời. Mình gật đầu, nói ừ em ngáy rất hay khiến anh phải dậy sớm. Nói nho nhỏ, mụ vợ đang đeo máy nghe nên không nghe rõ. Thấy mình gật đầu là mụ sướng rồi tiếp tục hát đi lên dốc.


Nói chung mình may mắn là mụ vợ không bắt mình quay video mỗi khi mụ hát. Có mấy tên quen, vợ mà lên hát là họ phải chuẩn bị kỹ lưỡng, quay đủ góc, gần xa rồi lại bị vợ chửi chê quay như gì đó. Mình không cần có mặt khi mụ hát để vỗ tay.


Hôm trước, có chị cựu sinh viên tại Paris, nhắn tin mình nhờ viết một bài về tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris. Mình thì chưa bao giờ tham gia một hội đoàn nào nào cả nhưng nhận lời viết về đêm văn nghệ Tết 1976, với chủ đề “Ta còn sống đây” giúp mình giữ vẫn niềm tin cho một mai tươi sáng. Không có tổng hội sinh viên có lẻ mình đã mất niềm tin sau 30/4/75.


Có lẻ tinh thần của Tổng Hội Sinh Viên Paris, các hội viên như tinh thần của cựu chủ tịch Trần VĂn Bá. Mình nhớ dạo ấy, buổi chiều đi làm về chạy ra chỗ toà đại sứ Hà Nội, cùng với hai người em vượt biển, tham dự cuộc biểu tình trầm lặng, đòi hỏi Hà Nội thả các người bị bắt. Thấy anh của ông Trần Văn Bá hình như tên Trần VĂn Tòng và ông ký giả tây Olivier Todd. Ông này khi xưa chống chiến tranh Việt Nam, ủng hộ Hà Nội nhưng sau 75 thì phản tỉnh. Ông ta có viết cuốn “Cruel Avril”. Rồi khi nghe tin ông Trần VĂn BÁ bị xử tử thì buồn muốn khóc, dù mình chưa bao giờ gặp mặt ông ta khi còn sống. Nếu ông ta là có quốc tịch Pháp thì chắc Hà Nội không dám xử tử như trường hợp ông Mai Văn Hạnh. Hình như ông Trần Văn Tòng, có cho xây dựng một bức tường của ông Trần Văn Bá tại Paris nhưng mình chưa có dịp viếng thăm.



Ai ở Âu châu, muốn tìm hiểu quá trình hoạt động của Tổng Hội Sinh Viên Paris, xin liên lạc với các địa chỉ trên để mua báo.

Chúc các bác cùng gia quyến một năm Giáp Thìn được yên vui.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Làm sao biết Dầu Olive giả


Hôm trước, mình ghé vào tiệm bán dầu olive, mua cho vợ hai chai olive nguyên chất (extra Virgin) trồng tại Cali. Lý do là nên ăn rau cãi và trái cây được trồng trong vùng để tránh bị dị ứng. Bác sĩ khuyên nên dùng mật ong được làm trong vùng mình sinh sống để phòng ngừa dị ứng của phấn hoa khi mùa xuân về. Có nhiều người lớn tuổi bắt đầu bị dị ứng khi mùa hoa nở rộ. Cách tốt nhất là uống mật ong của vùng, nơi mình ở chớ đừng gốc mua mật ong từ Tân Tây Lan chi cả.


Hai chai nhỏ mà giá $60, gấp đôi dầu olive nhập cảng mà mình thường mua của Ý Đại Lợi nên buồn đời, mình bắt chước ông chú của mình Gú Gồ , hỏi lòng vòng thì khám phá ra họ làm giả dầu này rất nhiều do Mafia  bên Ý Đại Lợi, tổ chức. Họ pha đủ thứ rồi gắn nhãn “extra olive Oil” rồi chở qua Hoa Kỳ bán ngon ơ, lời gấp 10 lần dầu nguyên chất. Hay họ mua dầu của Tây Ban Nha rồi gắn nhãn hiệu Ý Đại Lợi. Vấn đề là ở âu châu nếu làm giả thì bị phạt còn ở Hoa Kỳ thì người mua về bán có trách nhiệm mà nếu họ không biết thì ngọng luôn. Lý do là FDA không có đủ người và ngân sách để làm việc này.


Vào costco một bình to đùng chỉ có $18.99 trong khi chai của mình mua chỉ 1/6 lại giá $30 tại chỗ mình đã từng thử nhiều lần và gần chỗ vườn mình. Mình biết mật ong tại đây không thuộc loại hữu cơ vì có thể xét nghiệm bằng cách lật cái chai lại để xem có bong bóng thổi phình phình.

Bác nào buồn đời thì tìm đọc cuốn sách của ông Tom Mueller nói về dầu olive. Hình như mình có kể vụ dầu olive rồi nên không nhắc lại các lợi ích tiêu thụ dầu olive. https://www.foodsafetynews.com/2023/12/spanish-and-italian-investigators-uncover-olive-oil-fraud/


Tương tự mật ong được Trung Cộng pha chế đủ trò để bán cho Hoa Kỳ và âu châu. Họ có phỏng vấn một bà của một trung tâm xét nghiệm của Đức quốc thì Trung Cộng rất ma giáo, họ pha đường của gạo nên phải cẩn thận vì khó tìm ra.


Dầu olive nay được người ta ưa chuộng khi ăn thay vì dầu ăn hay bơ. Từ khi ông Ancel Keys, cha đẻ của Ration C trên chiến trường đệ nhị thế chiến, ra mắt nghiên cứu của ông ta về dinh dưỡng. Ông cho rằng người sống tại vùng Địa Trung Hải sống dai vì nhờ ăn dầu olive có từ mấy ngàn năm trước nên thiên hạ ùn ùn mua dầu này ăn và đưa đến tình trạng giã mạo.


Câu hỏi làm sao biết dầu nào thật và dầu nào dỗm để mua ăn. Mò vào trường đại học Davis của Cali thì họ có xét nghiệm các loại dầu olive bán trong chợ tại Cali mà họ mua được. Kết quả cho thấy 69% các loại dầu olive extra virgin được nhập cảng không đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Thế là ngọng. Trong số đó có đến 31% không đạt tiêu chuẩn hoá chất, có quá nhiều chất acid.

Bên âu châu họ cũng có xét nghiệm các loại dầu Olive maze Ý Đại Lợi. Kết quả cho thấy là dỗm rất nhiều. 20 loại dầu được xét nghiệm thì được biết 9 loại không đủ tiêu chuẩn. Tương tự rượu cũng được xét nghiệm rất kỹ lưỡng. Vấn đề này khiến người Ý Đại Lợi lo ngại vì sẽ có ảnh hưởng về sản phẩm được sản xuất tại Ý Đại Lợi trên thị trường thế giới. Báo Forbes đăng tin là 80% dầu olive là giả. Tờ báo này đã được Trung Cộng mua lại rồi. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Phụ nữ = tài sản của đàn ông?

 Hôm trước, đọc một bài báo nói về sự giải phóng phụ nữ Tây phương chỉ khởi đầu vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Khi phụ nữ xuống đường đòi hỏi bình đẳng đồng thời với phong trào chống chiến tranh Việt Nam và đòi quyền Dân Sự của người Mỹ da màu. Nền dân chủ của Hoa Kỳ thật sự được thực thi trong giai đoạn này nên từ đó, chính quyền đều lo sợ các cuộc xuống đường, có khả năng lật đỗ quyền lực của họ nên thường là ra tay tìm cách chận trước. Khắp nơi, đều có máy quay video an ninh, kỹ thuật toán biết rất rõ về chúng ta, đọc những gì, sách báo nào, mua cái gì, đang ở đâu, đi đâu.

Tại Ukraine, thập niên trước có phong trào phụ nữ phanh ngực, đòi hỏi tự do cho phụ nữ bị nhà cầm quyền bắt giữ, khủng bố khiến họ phải chạy qua Pháp quốc để tranh đấu và tắt ngấm. Mình có kể vụ này rồi.

Xem phim tài liệu về 12 triệu người gốc đức, bị đuổi đi sau thế chiến. Hồng Quân Liên Xô được lệnh hãm hiếp phụ nữ của kẻ thua cuộc một cách vô tư, như kẻ thắng cuộc ban cho đặc ân. Tưởng tượng mấy triệu phụ nữ gốc Đức phải sống suốt đời với hình ảnh bị hiếp xâm phạm tình dục bởi kẻ thắng cuộc. 


Chúng ta sinh sống tại các quốc gia tây phương ngày nay nên hay tỏ vẻ bất bình khi thấy các xã hội ở trung đông, phi châu, dù có người theo thiên chúa giáo vẫn không xem phụ nữ ra gì. Cho dù họ vẫn xem phụ nữ về mặt trí tuệ là cao ngang hàng với đàn ông.


Buồn đời mình tìm kiếm sách báo về lịch sử tây phương thì thất kinh vì trong quá khứ phụ nữ tây phương được xem là tài sản của người cha khi còn ở nhà, của chồng khi lập gia đình và khi chồng qua đời thì xem như của anh hay em chồng. Phụ nữ không có quyền sở hữu tài sản vì chính họ là tài sản của đàn ông trong chế độ phụ hệ. 


Khi đi viếng các xứ theo đạo hồi giáo, mụ vợ cứ căm thù dùm cho phụ nữ tại đây, ra đường phải che mặt đủ trò. Ở tây phương ra đường, mấy bà phải bôi kem chống nắng vì sợ cháy da mặt, trong khi ở các xứ khác, họ chỉ lấy tấm vãi che mặt lại, không sợ mặt trời ăn nắng, không nguy hiểm vì theo các khoa học gia các kem chống nắng có những hoá chất rất độc hại cho cơ thể. Đỡ tốn tiền nhưng báo chí vẫn tương ra để bán báo và quảng cáo.

Hồi nhỏ mình học bài thơ Thiếu Phụ Nam Xương, nên hay thắc mắc về số phận người phụ nữ trong xã hội. Mình nhìn hình ảnh mẹ mình, rất thông minh, rất giỏi nhưng tại sao không được đi học trong khi cậu mình thì làm đến thanh tra giáo dục. Nếu được đi học, có lẻ cuộc đời mẹ mình sẽ khác. Nghe thầy giảng về tam tòng tứ đức rồi ông Hồ Dzếnh làm thêm bài thơ về phụ nữ Việt Nam qua bài Cảm Xúc:


Cô gái Việt Nam ơi!
Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
Tôi biết tình cô u uất lắm
Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi

Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa
Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
Khi cô vui thú, là khi đã
Bồng bế con thơ, đón tuổi già

Cô gái Việt Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
Thế hệ huy hoàng không đủ xóa
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi

Tôi đến đây tìm lại bóng cô
Trở về đường cũ, hái mơ xưa
Rau sam vẫn mọc chân rào trước
Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ

Dãi lúa cô trồng nay đã tươi
Gió xuân ý nhị vít bông cười...
Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
Trong một làng con, đã héo rồi!

Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi


Rồi cô Liên dạy về Thách Cưới năm Mậu Thân.


Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau


Hồi học bài này khiến mình lo sợ, không biết phải nuôi mấy con heo để sau này lấy vợ. Nhà mỗi lần kỵ giỗ chỉ làm mấy đĩa xôi vò, đây nhà gái đòi đến một thúng… mình có hỏi tại sao lại thách cưới. Câu hỏi đi theo mình lâu năm như thể bố mẹ đem bán con gái, đổi lấy vò rượu tăm để bố nhậu lai rai như mấy ông hàng xóm khi xưa, còn buồng cau để mẹ têm trầu, ăn như mệ ngoại của mình. Mình có bà dì thợ may ở nhà nên mình học đạp máy may SInger và khâu vá đến khi sang tây thì hữu sự, không sợ nhờ đầm khâu vá và bắt trả công. Nội có khâu cái áo mà bắt trả công hết gia tài. Chán Mớ Đời 


Rồi đọc truyện thấy chị Dậu phải bán con để cứu thằng chồng vì chế độ phong kiến bú xua la mua. Ngày nay vẫn có hàng nghìn chị Dậu. Người ta cũng bán con dù cách mạng đã thành công. Cho thấy vì kinh tế phải bán con chớ chả phải vì phong kiến hay phong thấp gì cả. Trong nhà không còn gì để bán thì bán con gái cho xong.

Theo lịch sử loài người thì từ khi đàn ông bắt đầu đổi chác phụ nữ trong bầy đàn, từ thời đại săn bắn thì phụ nữ bắt đầu cúi đầu trước uy quyền người đàn ông, không nghe chúng khệnh cho bể mặt. Người ta tìm được bộ luật cỗ nhất thế giới, cách đây hơn 4100 năm là bộ luật Ur-Nammu. Rồi các bộ luật của Anh quốc thì cho thấy phụ nữ chả có quyền gì về tài sản.


Qua Truyện Kiều, chúng ta thấy Thuý Kiều bị bán vào nhà thổ và chịu đựng 15 năm trời đến khi xác xơ, không ai muốn đụng tới như một cô điếm già, nhảy xuống sông Tiền Đường. Mình đoán là ông bố đi đánh bài ở Las Vegas, thua tiền về kêu bị tên lái buôn nào hãm hại nên phải cần tiền trả cho tên lái buôn. Trong xã hội bị ảnh hưởng nho giáo, người ta khinh các tên lái buôn nên cứ phang đại là bị tên lái buôn hại cho đúng tinh thần cách mạng phong kiến.


 Thuý Kiều kêu em là Thuý Vân lấy Kim Trọng thay mình vì ít ra làm dâu nhà giàu đỡ hơn làm vợ tên nông dân như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Mình khi xưa, hay trách Kim Trọng là gia đình giàu có, sao lại không về xin bố mẹ cưới Thuý Kiều, đem tiền thách cưới, trả nợ cho bố vợ. Lớn lên thì hiểu rằng khi xưa, thậm chí ngày nay, người ta vẫn quan niệm con gái là con người ta, là tài sản để trao đổi, mới có tục lệ thách cưới, 3 bò 9 trâu và từ đó người mẹ chồng đầy đoạ cô dâu vì đã mua về như câu ca dao khi xưa học “rể là khách dâu là con”. Chúng ta thấy ngày nay, các cô gái đứng đường đều có ma-cô, bao che. Họ đâu làm việc cho họ, mà là nô lệ cho một tên ma-cô hay tú bà.


Lâu lâu buồn đời, mình xem chương trình Bạn Muốn Hẹn Hò của Hà Nội thì rất ngạc nhiên vì các người điều khiển chương trình đều hỏi các cô gái thành đạt hay đi làm kiếm tiền nuôi sống bản thân câu “em có chịu làm dâu?” Khi xưa, người vợ không học hành, ở quê thì khi được gã chồng thì về gia đình chồng, lo công việc nội trợ., quán xuyến bên gia đình chồng vì bố mẹ thách cưới nên về làm dâu để trả nợ công cha mẹ nuôi từ bé đến khi đi lấy chồng. Con dâu mới chính mẹ cha mua về. Tại sao ngày nay, phụ nữ có ăn học, bằng cấp, làm việc nhiều khi lương bổng cao hơn chồng, lại phải làm dâu, đi làm về mệt, phải lăn vô bếp nấu ăn cho bố mẹ và chồng con.


Có cô bạn đầm viếng thăm Việt Nam, nơi bà mẹ được sinh ra vì ông bà ngoại sang Việt Nam dạy ở trường tại Nam Định trong thời Tây thuộc. Cô ta kêu bọn đàn ông việt của mày, cứ ngồi hè đường nhậu say cuộc đời, không chăm sóc gì vợ con.


Do đó mới có câu “thân gái 12 bến nước trong nhờ đục chịu”, lấy chồng rồi bị nhà chồng khệnh thì chịu đòn, không được trở về nhà bố mẹ ruột. Vì ông bố đã bán đồ thách cưới để đánh bài ăn nhậu hết rồi. Nghe kể khi xưa, muốn lấy vợ thì phải gửi gạo, qua nhà vợ tương lai để phụ giúp khi nhà có việc. Lý do là họ muốn quan sát tên rể tương lai có phải là người chí thú làm ăn, con nhà nòi. Chớ cứ thấy rể sang nhà vợ ngồi nhậu thì chắc chắn cuộc đời con gái mình sau này khốn nạn.

  • Công anh làm rể có tài
    Một mình ăn hết mười hai vại cà
    Giếng đâu thì dắt anh ra
    Kẻo mà anh chết theo cà nhà em

Cho thấy kinh tế thời săn bắn đã khởi đầu nền kinh tế buôn bán tình dục, bán người. Gần đây có chuyến máy bay từ Ấn Độ quá cảnh xuống phi trường ở Pháp quốc, bị chận xét vì tình nghi buôn bán tình dục, buôn người chi đó qua Nicaragua. Rồi từ đó chạy đi đâu mình không biết. Tây chỉ bắt bay về Ấn Độ rồi để nhà cầm quyền cà ri nị xử. Chỉ đọc tài liệu nói như vậy. Xem phim cà ri nị thì thấy vấn đề của hồi môn, nếu không có là ở giá. Nghe nói ngày nay, luật lệ cấm nhưng phong tục vẫn còn đó nên ai tìm vợ nên qua Ấn Độ. Kêu tôi không cần của hồi môn, được chân dài, đủ trò. Thà hồ ăn cà ri, nghe nói cà ri rất tốt cho cơ thể.

Ra Bôn Sa thấy mấy tiệm MÁt -xa của người Tàu mọc lên như nấm. Nghe nói mấy cô gái trả trên $20,000 để được sang Hoa Kỳ, đi làm mát xa gửi tiền về cho bố mẹ báo hiếu như các cô gái Việt Nam làm dâu xứ Hàn hay xứ Đài như trong bài “Trăng Nghẹn”. Tập thị có ra chương trình Giác Mơ Trung Cộng, có tiền mấy chục ngàn đô để đưa cho cò đem sang Hoa Kỳ làm mát xa. Hô hào cho cố, người dân vẫn âm thầm ra đi tìm tương lai. Mình có quen vài người Tàu du học ở Hoa Kỳ rồi ở lại luôn. Nghe họ nói về Trung Cộng thì Chán Mớ Đời. Có một chị bạn kể gửi cái hình có ông tàu nào treo cái biểu ngữ, kêu gọi mở cửa thời covid thì bị khóa tài khoản WeChat 5 tháng, ngay bố mẹ nhận được cũng bị khoá luôn.


Mình có chị bạn sinh hoạt với Pacific Link Foundation kể, ông bố chở cô con gái đến biên giới Campuchia, rồi bán cô con gái 13 tuổi đâu $200 thời đó. Foundation này dạy nghề giúp mấy em không phải bán thân. Mấy xứ này có tụi tây thích con nít nên họ bắt cóc hay bán cho tây biến thái. Chỗ nào có nhu cầu là có cung ứng. Nghe nói có nhiều tên tây mở các trung tâm mồ côi để rờ mó đám trẻ mồ côi được đem vào trại nuôi.

Học lịch sử khi xưa, cho biết chế độ nô lệ đã bị giải thể từ thế kỷ 19 với các cuộc cách mạng long trời lỡ đất. Nhưng ngày nay, theo International Labor Organization, theo dõi các cuộc buôn bán nô lệ thì 71% nô lệ trên thế giới là phụ nữ. 15.4 triệu phụ nữ bị ép buộc lấy chồng mà họ không đồng ý. Năm ngoái có vụ ông già nào ở Ấn Độ muốn lấy cô gái 8 tuổi vì chắc xem phim tập cô dâu 8 tuổi nên muốn sống theo bộ phim. Mẹ mình xem bộ phim này đâu mất cả 2 năm trời.


Trong lịch sử loài người, phụ nữ thường bị bắt buộc “kết hôn”. Thường bởi người cha để đổi lấy con bò hay đàn dê,… thời săn bắn, phụ nữ được chia sẻ bởi đàn ông để trả nợ, hay hòa bình như công chúa Huyền Trân, được vua cha gã lấy vua Chiêm Thành để đổi lấy hai ô hay chỉ để mua vui. Ở âu châu cũng vậy, ông vua xứ Áo gã con gái là Marie Antoinette cho hoàng tử Pháp để rồi bị chặt đầu. Các đoàn quân viễn chinh đều chiếm đóng, giết đàn ông và lấy phụ nữ về làm thiếp như Thành Cát Tư Hãn, bắt con gái kẻ thù làm vợ rồi một đêm trăng sáng, cô ta lấy dao đâm chết ông thần. Xem cuốn phim tài liệu về 12 triệu người gốc đức bị đuổi ra khỏi Ba LAn, Tiệp KHắc dù họ sinh ra tại đó bao nhiêu đời. Phụ nữ bị hãm hiếp như trò chơi.



Người ta nói, đàn ông có quyền quyết định về sinh lý của người vợ, giữ gìn người vợ cũng như trinh tiết vì muốn bảo đảm giống nòi của họ. Trên thực tế thì chả có ai để ý. Mình có xem một phim Thổ Nhĩ Kỳ, nói về bà vợ có chồng chết, theo văn hoá của xứ này thì bà ta phải lấy anh của ông chồng vì không muốn tài sản lọt vào tay kẻ khác. Bà ta không chịu, và để tự nuôi sống, bà ta mở một quán ăn bên quốc lộ để sinh sống khiến gia đình chồng làm khó dễ. Lâu quá mình quên cái kết. Hình như bà ta bị lấy nhà lại nhưng vẫn muốn độc lập, mướn một tiệm để mở một tiệm ăn khác. Có một ông khách ăn mê bà ta, có lẻ sau này hai người lấy nhau.


Ngày nay, tương tự mấy ông chồng, có bao giờ nói với vợ nếu anh chết thì em đi lấy thằng khác, bao nhiêu của cải anh làm ra, em chi dẫn nó đi tuần trăng mật, ở khách sạn 5 sao. Với tính ích kỷ, đàn ông tạo ra các thành lệ, trở thành tập quán để quản lý phụ nữ từ xưa đến nay.


Đàn ông muốn kiểm soát sinh lý của phụ nữ nên mới tạo thành những luật lệ để răn đe họ. Từ cổ kim đến nay, ta thấy đàn ông sống và thành lập trong các chế độ đa thê. Phụ nữ khi xưa, nhiều khi phải làm vợ lẻ cho mấy ông già để có con, về già có người nuôi.

Có lưỡi cưa như vậy thì không thằng đàn ông nào dám đụng cái quần xì bảo vệ tiết trinh phụ nữ.


Các hệ thống luật pháp được viết ra để áp bức phụ nữ, bắt họ phục tòng như một tài sản của người chồng, người cha,…Phụ nữ được người cha canh giữ vì sợ mất tiết trinh, sẽ có giá cao hơn khi thách cưới và người chồng có quyền bao thầu về đời sống tình dục của người vợ. Lý do đó mà ngay cả ở Sicily thời mình ở Ý Đại Lợi, nghe kể các cô gái ra đường phải có anh hay một người đàn ông trong dòng họ dẫn đi. Lý do là sợ cô con gái ra đường, bị tên nào chiêu dụ, mất trinh là xem như hết gã cô con gái được. Xem như phải gửi vào nhà dòng để tu hết cuối đời.


Khi xưa, ở âu châu, phụ nữ cũng phải đeo khăn che mặt, tây gọi là voile nhưng không phủ kín kiểu người hồi giáo ngày nay. Hình ảnh tượng trưng người phụ nữ này thuộc về một người đàn ông. Đàn ông đi đánh giặc, chinh phục khắp nơi nên hình ảnh cái khăn che mặt được thấy khắp nơi, tuỳ theo môi trường, sẽ được may ra sao. Họ có làm mấy cái khoá tiết trinh khi đi đánh giặc vì ở nhà sợ mụ vợ đi ngủ với trai. Đó là biểu tượng uy quyền, phụ nữ là tài sản của đàn ông. Họ độc quyền về sinh lý của người vợ, nếu không may họ chết tại mặt trận thì xem như không chìa khoá, password để mở khoá tiết trinh cho bà goá phụ. Mình có thấy mấy cái khoá này ở âu châu trong viện bảo tàng.



Trước đây, tại âu châu, luật pháp cho phép người cha có quyền bán con gái. Tương tự Mình có xem một phim bên phi châu, họ bán con gái bằng 3 con dê. Người cha có thể giết cô con gái nếu cô ta bị hiếp dâm vì sẽ không còn giá trị, không còn là một đơn vị kinh tế. Mình có xem một cuốn phim Thổ Nhĩ Kỳ, có cô gái bị hiếp dâm trong ruộng. Cô ta trốn ra thành phố Istanbul. Cha cô ta sai một người anh họ ra Istanbul kiếm cô ta để giết vì danh dự của gia đình. Một người chú cũng sai con đi tìm để giết, hoá ra người hiếp cô gái là ông chú, để bịp mồm, diệt khẩu. Theo Amnesty International ở Hoa Kỳ cũng có nạn này. Xin xem đường dẫn https://www.amnestyusa.org/updates/the-horror-of-honor-killings-even-in-us/


Cho tới thế kỷ 20, các nước tây phương bắt buộc phụ nữ phải đem của hồi môn về nhà chồng. Phụ nữ không được tham gia vào nền tài chính của gia đình chồng. Họ không có của cải riêng hay tài sản đứng tên họ mà dưới tên của chồng hay con trai. Của hồi môn như tiền đặt cọc để trả tiền ăn ở cả đời ở nhà chồng. Bà Catherine Medicis khi lấy chồng thì phải đem của hồi môn, đầu bếp, đủ trò sang tây, chớ vua tây đâu có sang Ý Đại Lợi rước dâu, ra mắt nhà vợ đâu. Cũng nhờ bà này mà ngày nay thức ăn pháp nổi tiếng vì có đầu bếp Ý Đại Lợi đi theo bà hoàng hậu nổi tiếng của xứ tây, để dạy nghề cho mấy ông tây hay truyền nghề lại cho con cháu sau này.

Ngày xưa, nghe kể vua chúa không ưa mụ vợ thì đầy ra ở trong các cung cấm (donjon) đến mãn đời. Các Couvent của mấy bà sơ được thành lập để cho các bà muốn phụng sự chúa nhưng cũng là nơi dùng để nuôi các phụ nữ không còn giá trị, để lấy chồng hay những phụ nữ goá chồng. Chồng chết thì gia đình chồng đuổi cổ đi nếu không có con nối dòng. Người con trai nối dòng hưởng được gia tài còn không thì anh, em hay cháu ruột sẽ lãnh. Điển hình ông Napoleon lấy bà Josephine không có con nên bắt buộc phải lấy bà khác sinh ra con trai nhưng ông con chết sớm nên người cháu nối ngôi dưới danh nghĩa Napoleon đệ tam. Người con hưởng gia tài nên để mẹ sống với mình. Còn không thì bị gia đình chồng đuổi ra khỏi nhà vì không có con nói dòng. Xem ra tất cả đều là kinh tế.


Tại các quốc tây phương, chúng ta thấy phong trào phụ nữ đòi quyền sống từ 50 năm qua đã thay đổi cách suy nghĩ của phụ nữ về tương lai của họ. Năm ngoái mình đi viếng Sơn Đoòng thì gặp 3, 4 gái Việt Nam, làm việc tại Sàigòn. Họ thành đạt nhưng có ý tưởng mới, không lo lấy chồng, như xã hội của mẹ họ mà đi chơi khắp nơi, sống cuộc đời của họ thay vì lấy thằng chồng về, tối ngày ăn nhậu, rồi cuối đời bệnh hoạn phải chăm sóc cho tròn đạo làm vợ. 


Có thể là một điểm may vì khi người con gái không bị áp lực lấy chồng, sinh con sẽ giúp họ thực hiện được những gì họ mong đời ở cuộc đời thay vì làm máy đẻ, máy sinh dục cho chồng thoả mãn. Nếu cần thì kiếm thằng nào đẹp trai, xin tinh trùng rồi phòng thí nghiệm lấy trứng của họ, tạo nên một thằng con trai hay con gái tuỳ lựa chọn, không phải cung phụng thằng chồng. Về Nha Trang, vào nhà người quen, hỏi thăm thì được biết là cô vợ Chán Mớ Đời thằng chồng, cứ say sưa nên bỏ và từ đó tự thân làm ăn nên ra, giàu có. Trước đây đi buôn bán thì thằng chồng vay nợ, nhậu ói đầy nhà. Nhờ đó mới hy vọng nam nữ bình đẳng trong tương lai. Đàn ông học dần lối suy nghĩ cấp tiến về phụ nữ trong gia đình. 


Ngày nay ở Hoa Kỳ, tiền bạc, tài sản khi chia tay thì trên nguyên tắc là cưa đôi cho hai người nhưng thường là phụ nữ được nhiều hơn. Vì chăm sóc con và được cấp dưỡng hàng tháng nên phụ nữ về già có thể sống một mình vì có chút gì tài sản, không cần phải phụ thuộc vào gia đình chồng hay con cái thêm có an sinh xã hội. Cho dù trong thời gian làm vợ, không đi làm nhưng đến tuổi hưu trí thì vẫn được 1/2 số tiền của ông chồng lãnh. Hôm kia, đọc một bài của bà nào kêu chỉ sống một mình với $1,500 tiền an sinh xã hội hàng tháng và cũng ok.

Các truyền thống đã được đàn ông thành lập từ mấy ngàn năm qua. Ngày nay tuy là nữ quyền được đẩy mạnh khắp thế giới nhưng theo FAO, phụ nữ chỉ nắm giữ độ 18% tài sản trên thế giới. Người ta chỉ trích phụ nữ là nguyên nhân chính gây ra trên 50% cuộc ly dị tại Hoa Kỳ nhưng trên thực tế đàn ông chưa nhận thức ra vai trò của người phối ngẫu trong một xã hội hiện đại. Có quyền ngang nhau như người chồng, phải biết lắng nghe người vợ vì có thêm một chính kiến quan trọng, cần bàn bạc sâu rộng về sự lợi và hại của quyết định chung thay vì sử tinh thần gia trưởng, kêu vợ câm mồm rồi tự quyết định, có thể gây nhiều tai hại cho gia đình, liên quan đến cả gia đình.

Lúc đầu, mình tưởng đàn ông đàn áp phụ nữ là vì họ càm ràm, nói nhiều nên họ lợi dụng chức tước trong xã hội, lập ra các đạo luật để phòng ngừa các bà nói nhiều, làm điên đầu. Mò mò đọc tài liệu về vụ này thì thất kinh vì nguyên do chính là kinh tế chớ chả phải càm ràm gì cả. Ở ngoài bắc, nghe nói có vụ bắt tình. Ở mấy vùng có người thiểu số, Chợ Tình, con trai cứ thích cô nào, mò đến gần nhà rồi lừa cách bắt cóc, đem về nhà bắt làm vợ không khác chi kẻ cướp.


Mấy bác gái nghĩ thế nào ở cương vị phụ nữ trong xã hội ngày nay. Có nên đi làm về nấu cơm cho chồng, cho bố mẹ chồng trong khi thằng chồng thì đang ngồi nhậu với bạn bè ở quán bia ôm hay cà phê ở truồng.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 



Tóc em dài em đi trong nắng

 Tóc em dài em đi trong nắng
Tóc em ngắn em đi trong mưa

Tóc em thưa em đi trong gió
Tóc em không có em đi vô chùa.


Đọc mấy câu này làm mình nhớ một chị trong xóm khi xưa ở Đà Lạt. Nhà chị ta ở gần giếng Ông Ba Tây. Chị ta nghe ai giới thiệu đến nhà mình, nhờ bà dì, làm thợ may, may cho cái áo dài. Từ đó hay đến gặp bà dì mình. Cuộc đời chị ta theo mái tóc được tả như trên. Chị ta tên Thảo, hay đến nhà mình trò chuyện với bà dì mình là thợ may. 

Dì mình dạo ấy cũng kén chọn, nhiều người theo đuổi thậm chí dân miền Tây, được giới thiệu, cả nhà lên hỏi cưới nhưng Dì không chịu vì mộng ước cao hơn làm chủ tiệm thuốc tây rất nhiều. Dì rời Huế vào Sàigòn học nghề thợ may nơi ông Tư, ở đường Thủ Khoa Huân, gần chợ Bến Thành, hình số nhà là 34, người may áo dài cho tổng thống Ngô Đình Diệm khi xưa. Sau này ông Tư về hưu, muốn sang một tiệm cho dì nhưng dì muốn ông cho căn tiệm ở đường lớn nhưng ông Tư có đến 9 người con nên dì giận, bỏ lên Đà Lạt ở với gia đình mình. Dì chưa chồng nên hợp với chị Thảo, hai người bàn luận, tỉ tê to nhỏ về đàn ông. Hai người không hiểu lý do gì bị mụn to đùng ở mặt nên hay điều nghiên cách chữa bệnh mọc mụn trên mặt. Không biết vì to nhỏ với nhau mà sao mình thấy mụn của họ tương tự nhau. Bà dì mình cứ mỗi tối là phải lấy nghệ xoa trên mặt, chỗ mấy cái mụn mọc vô trật tự.


Tóc chị rất dài gần tới lưng, mình nghe người lớn kêu đó là tóc thề. Mình không hiểu tóc thề là tóc gì, là tóc người ta để dài để thề thốt với người yêu hay chi đó. Còn tóc chị Tình, người giúp việc thì dài hơn cả chân chị ta. Mỗi lần chị ta gội đầu với chùm kết xong, là thấy chị ta đứng trên cái ghế rồi xả tóc xuống chấm đất rồi cứ chải tóc hoài cho khô. Ông Trịnh Công Sơn kêu hong tóc bên bờ còn chị Tình thì hong tóc trên ghế. Hỏi người lớn tóc thề là tóc ra sao thì họ cứ tát mình rồi phán cho một câu sao mày ngu thế nhưng cho tới nay mình cũng chả hiểu tại sao người ta gọi tóc thề. Chỉ nhớ khi học truyện Kiều thì có mấy câu nói về tóc thề. 

Tóc thề đã chấm ngang vai

Nào lời non nước, nào lời sắc son.

Một hôm, chị Thảo đến nhà mình với tóc ngắn mà tây gọi là Demi-garçon như hình cô ca sĩ Sylvie Vartan, nói với bà dì là mua thuốc gì đó uống để giải tán đám mụn mọc vô trật tự. Khi xưa tóc dài nên ít ai để ý đến cái mặt đầy mụn của chị ta. Nay muốn trở thành La plus belle pour Aller danser, nên cắt tóc ngắn như bài hát này cô em bắc kỳ nho nhỏ, tóc đờ mi gặc xôn. Chị ta đọc tên thuốc để mình ghi lại rồi chạy qua tiệm thuốc tây Lâm Viên ở đường Phan Đình Phùng, ngay chợ Nhỏ mua thuốc cho hai người. Vấn đề là chị ta không biết tiếng tây, lại không ghi lại tên thuốc mà đọc theo âm Việt trong khi mình lại không rành tiếng Việt, vừa dốt tiếng tây nên viết thành Bê-đui và B đuôi. Khỏi cần mua thuốc cứ ra Đắc Tín ăn phở đuôi bò. Chị ta kêu không phải nên mất nữa tiếng để mò tiếng Tây qua âm người Việt. Thời đó chưa có gú gồ nên mình phải vận động tư duy để hiểu chị Thảo nói gì ở tuổi học học 9 ème. Cuối cùng mình tư duy đột phá chạy qua tiệm thuốc Tây để hỏi.  


Lúc chạy qua tiệm thuốc tây, gặp ông bán thuốc tây, quên tên, người thấp thấp, chỉ thấy cái đầu ông ta qua cái bàn gỗ, có thời để ý bà dì mình khi dì mướn một chỗ để may ở tiệm ông Ba Hoà, chuyên may liểng đám ma bên cạnh nhưng bà dì mình không đáp lại mối tình hữu nghị, thợ may-bán thuốc tây. Khi mình nói cho thuốc Bê-đui thì ông này giác ngộ cách mạng ngay, đưa cho mình một hộp sinh tố B-12. Tiếng tây gọi số 12 là “Douze” mà chị Thảo phát âm ra thành Đui, mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên viết thành Bê-đui. Ngày nay, chắc phải đánh vần Bờ Ê bê đờ ui đui.


Dì mướn một chỗ trong tiệm ông Ba Hoà, để may vì gần chợ, ngay phố nhưng không hiểu sao, dì lại cãi nhau với ông Ba Hoà. Ngay chợ Nhỏ, mẹ của thằng Đào, học Yersin với mình, chắc lớn tuổi hơn vì thấy nó lái xe gắn máy dạo đó, chở gái đi chơi đủ trò. Trong lớp gọi nó là Playboy, theo gen của bố nó vì ông ta có vợ bé ở Sàigòn. Mẹ nó kêu dì mình đi với bà ta về Sàigòn để đánh ghen. Bà mẹ thằng Đào không biết Sàigòn, còn dì mình thì ở Sàigòn gần 20 năm nên được nhờ. Chuyện vỡ lẻ ra sao đó, dì mình bị ông Hoà la nên giận đời vì thấy mình quê, giúp mẹ thằng Đào đi đánh ghen như vũ nữ Cẩm Nhung bỏ tiệm ông Ba Hoà về nhà mình may. Ít khách, mẹ mình nuôi, không tốn tiền ăn ở nên hay tâm sự với chị Thảo về tình yêu lứa đôi.


Nhớ có lần chị Tình phải về quê vì có người thân qua đời. Dì xung phong nấu ăn. Dì cả đời chỉ biết may, chưa bao giờ biết nấu ăn. Dì kêu mình quạt than cho lò rồi trưa đó thì canh nấu, không thấy nước chỉ thấy bún. Nguyên một nồi canh đầy nhóc, ngập ngụa bún nở phì ra. Dì nói thấy bún ít quá, nên bỏ mấy gói bún. Không ai còn nhớ không, doạ ấy mấy gói bún khô được bó nhỏ lại như bó len, rồi người ta lấy dây cao su, bó lại. Dì bỏ vào 5, 6 bó bún nên cái nồi nở đầy nồi. 

Thuốc Bê-đui để tẩm bổ hết mụn

Mình lãnh trách nhiệm cưa ống B-12 cho bà dì uống để làm hàng rào ấp chiến lược, ngăn ngừa mụn xâm nhập trên mặt. Khi xưa, thời tây, nên các thuốc bằng nước đều được bỏ trong các ống bằng ve chai, ở hai đầu nhỏ lại và dài. Mình nhớ hộp thuốc có 6 ống thuốc Bê-đui. Thường họ có cho thêm cái cưa nhỏ, mình lấy một ống và lưỡi cưa để cưa một ống nhỏ, sau đó trút cái ống vào cái ly rồi cưa tiếp cái ống dẹp bên kia. Lý do là một ống bị cưa nhưng không có không khí vào nên khó chảy ra. Chả hiểu lý do sao bà dì bắt mình cưa ống thuốc. Có lẻ mình học nghề y tá của ông cụ khi xưa. Ông cụ hay sai mình làm mấy vụ này khi chích thuốc trong gia đình. Nấu nước sôi, rồi ngâm syringe và kim chích trong nước sôi để khử trùng.


Thế là cứ mỗi tuần mình phải chạy qua tiệm thuốc tây Lâm Viên để mua 1 hộp thuốc bê-đui cho bà dì còn chị Thảo thì từ khi biết được hiệu thuốc thì tự đi mua. Rồi một ngày đẹp trời, bà dì đi lấy chồng, đám cưới được tổ chức ở nhà hàng Nam Sơn. Chị Thảo không còn ai tâm sự, hết xuống nhà mình. Lâu lâu có thấy chị ta đi lêu bêu ngang qua nhà. Không biết chị ta có đi làm hay không hay ở nhà học nấu ăn với mẹ đợi ngày vu quy.


Trên đời không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ làm đẹp hoài nhưng không thành công. Do đó rất tốn tiền khi em là con gái trời bắt xấu. Hồi nhỏ, người ta nói mình đừng lấy vợ đẹp vì chỉ lo làm đẹp, không bếp núc, tốn tiền. Mình ngu nên cãi lại, kêu xấu như chị Thảo tốn tiền mua thuốc bê-đui, xoa kem da mặt đủ trò, tối ngày cứ đi phố thì bị ăn thêm cái tát, bảo sao ngu thế, nói to như vậy, vách tường nó báo cho chị biết thì thêm thù oán. Từ đó mình hết dám nói chuyện cạnh tường nhà vì sợ chúng làm công an khu vực, điềm chỉ cho chính quyền rằng mình nói xấu phụ nữ.

Hình này thấy tiệm thuốc tây Lâm Viên, cận cảnh là trường tiểu học Mình Trí, bên cạnh là nhà bác sĩ Giãn, kế bên là nhà bảo sanh Tôn Thất Chí


Rồi mình đi tây. 20 năm sau về Đà Lạt, hỏi vách tường xưa xem hàng xóm ai còn ai mất thì nghe tin chị Thảo có lấy chồng sau 75, rồi sau đó tình yêu tan vỡ ra sao, không sinh được con nên bị ông chồng đánh đập hoài, nay cạo đầu đi tu đâu dưới Đại Ninh. Trên đường Calmette, có con gái đầu của bác Mân, bà con hay người làng chi với bà cụ mình, làm cảnh sát, có lỗ mũi lập thể như tranh hoạ Picasso nên sau này chị ta nổi tiếng qua tập thơ “em là con gái trời bắt xấu”. Nghe nói sau 75 cũng cực khổ lắm. Mình có kể ngày xưa về chị Lệ Khánh rồi.


Dì mình thì chê của nào trời trao của nấy. Chê mấy ông theo đuổi là thấp, sau này lấy chồng cũng thuộc dạng không cao lắm, thua dì 10 phân. Lấy chồng rồi, dì không còn thời gian để làm đẹp, chăm sóc mụn cóc gì bay hết. Khi về Đà Lạt lần đầu thấy dì hết may vá vì mắt kém, ngồi quạt lò bán bắp nướng ngoài đường chỗ Ngã Ba Chùa. Nhà cửa bên chồng cũng bán hết, đổ nợ, dọn vô nhà phía trong hẻm ông Xu hUệ. Thấy thương dì! Chỉ biết đưa cho dì chút tiền tiêu.


Thời con gái nhiều ước mơ, mộng cao sang để chẳng có gì mang theo khi lấy chồng. Phải lao động may vá cực lực, nuôi 4 người con riêng của chồng, bố mẹ chồng rồi con của dì nên mỗi lần nghe bản nhạc Tóc Gió Thôi Bay là mình nhớ đến dì và chị Thảo và thuốc bê-đui. Lâu lâu đi tập về, ghé tiệm phở 79 ăn tô phở đuôi bò để nhớ đến B 12 mà mình lại viết thành bê-đuôi. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn