Thuốc giảm đau Hay thuốc độc

Nhớ có lần đi leo núi với chị bạn bác sĩ, sáng nào chị ta cũng phát cho mọi người vài viên thuốc giảm đau như Tylenol,  khiến mình thất kinh. Mình quen nên không đau nhức mỏi chân nên không cần, còn mấy người bạn khác thì không quen nên họ dùng. Mình nghĩ chắc mấy loại thuốc này không hại cho sức khoẻ, giúp người Mỹ giảm bị viêm.


Vấn đề là các loại thuốc này theo thống kê, khiến trên 56,000 người Mỹ vào phòng cấp cứu mỗi năm. Và có độ 16,000 người Mỹ qua đời vì sử dụng các loại thuốc này, họ gọi NSAID (Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs.) các loại thuốc này giúp giảm đau, viêm và bị sốt. Các loại thuốc này gồm : Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Ketoprofen, and Celecoxib. Các loại thuốc này thường được dùng để trị liệu phong thấp, cơ bắp mệt mỏi hay khi phụ nữ có kinh nguyệt. Vấn đề là các loại thuốc này có hệ ứng phụ khá mệt.



Bác sĩ khuyên là nếu chúng ta bị đau nhức mãn tính, nên tìm hiểu nguyên nhân thay vì dùng thuốc để làm giảm bớt đau. Lý do là các cơn đau mãn tính là mõ vàng cho kỹ nghệ dược khoa. Thường khi chúng ta bị bệnh đau nhức, bác sĩ thường không nói rõ hay tìm rõ nguyên nhân, mà khuyên chúng ta uống thuốc. Rồi khi không hiệu nghiệm thì họ chích, hay giải phẫu rồi thêm thuốc viên giảm đau.


Có người anh họ bác sĩ kể là bệnh nhân đến xin thuốc giảm đau nên khi thuốc không còn hiệu nghiệm thì phải kê toa khác. Nếu không cho thì họ tìm bác sĩ khác. Vấn nạn ngày nay tại Hoa Kỳ là  uống thuốc giảm đau rất nhiều. Từ đó đưa đến nghiện sì ke và ma túy. 



Mỗi giai đoạn khiến người bệnh đào sâu vào trong hệ thống y dược được thiết kế để kiếm lợi nhuận trên sự đau đớn , nhức mỏi của bệnh nhân. Biến người bệnh bơi lội trong cái võng thiên la, không bao giờ thoát. Vì một người khỏi bệnh là bác sĩ mất đi một khách hàng. Mình nghe kể có người về hair tốn độ $600 để mua thuốc giảm đau.  Ai tò mò thì đọc nghiên cứu y khoa trên trang midwesterndoctor.com để thêm chi tiết. Mình chỉ tóm lược sơ sơ.


Thử xét về các giải phẫu về xương sống, loại giải phẫu này rất được các bác sĩ khuyên hay khuyến khích bệnh nhân. Vấn đề là ít hiệu nghiệm. Mình nhớ có dạo một ông Mỹ tập ở Đông Phương Hội rất chăm chỉ suốt mấy năm trời. Một hôm ông ta xin phép Khoa nghỉ sáu tháng để đi mổ cái xương sống. Hỏi lý do nói là ông ta làm việc nặng ở hãng, bê cái thùng nặng, vô ý, mất thế nên nghe cái rụp. Khớp xương sống bị trật, lâu ngày bị cứng nên bác sĩ kêu mỗ.


Khoa kêu ông ta nằm xuống, lấy dầu nóng, xoa chỗ xương sống rồi dùng nội lực để ấn các đốt xương bị trật lại cho ngay thẳng. Hết đau, nên huỷ cuộc giải phẫu khiến bác sĩ ngẫn ngơ. 16 năm trước, có anh Quốc, từ bên Na Uy, sang chơi Hoa Kỳ chơi, có ghé lại Đông Phương Hội và hướng dẫn mọi người tập môn Trật Đả. Do ông ngoại anh ta, người thành lập bệnh viện Sùng Chính ở Chợ Lớn truyền lại. Mình không có duyên theo học môn này vì không biết anh ta hướng dẫn. Chỉ gặp ngày cuối. Sau này thấy Khoa hay chữa bệnh cho thiên hạ đến Đông Phương Hội nên có quan sát và đọc cuốn sách. Chỉ dám làm cho vợ con. Ngày xưa, ở Đà Lạt gần rạp Ngọc Hiệp có một ông thầy mằng. Ai gãy chân, trật chân, trật xương sống là đến ông ta chẩn lại.


Mình có gặp anh Quốc vài lần và cũng hay liên lạc xin toa thuốc Bắc để ngâm rượu uống hay xoa bóp chân tay. Dạo mình bị gãy chân khi leo núi. Phải xoa rượu thuốc mỗi ngày. Hy vọng có dịp du lịch Na Uy để thăm anh ta. Lý do Đông Phương Hội gặp được anh Quốc là có một thành viên của hội bị trật xương sống vì bê nặng cái thùng chi đó. Anh ta đau nhức, nằm ngủ không được , phải ngồi quỳ Dưới đất  để ngủ vì đau suốt mấy năm liền. Bác sĩ kêu mỗ nhưng anh ta nghĩ là nếu mỗ thì  công lao tập võ trên 30 năm sẽ bị phế võ công như truyện kiếm hiệp vì chắc chắn không bình thường lại như xưa. Anh ta viết trên diễn đàn võ thuật về cái lưng của anh ta. Tình cờ anh Quốc đọc được và liên lạc, kêu anh ta rảnh qua Na Uy hè một tháng để anh ta chữa cho. Anh chàng đau lưng hẹn hè nghỉ làm bay qua Na Uy ở nhà anh Quốc để anh ta chữa. Ban ngày anh Quốc đi làm cũng nghề chỉnh xương ở xứ này, tối về chữa cho anh bị trật lưng. Mấy tuần sau lành lại hoàn toàn nên trả lễ, mời vợ chồng anh Quốc sang chơi nên Đông Phương Hội mới có duyên gặp anh Quốc.


Có anh bạn đánh cù, loay hoay sao bị trật xương sống, bác sĩ chỉnh xương chữa hoài không hết, ai mách bò lại Đông Phương Hội, Khoa chữa hai lần là hết. Kêu thuốc tiên. 


Trở lại vụ nghiên cứu của nhóm bác sĩ Mỹ thì 40% người bệnh được mỗ thì trải nghiêm hiện tượng mà họ gọi “failed Back Surgery Syndrome”. Chỉ có 60% thành công. Tại sao họ tiếp tục giải phẫu? Tiền. Mỗi giải phẫu mang lại cho nhà thương trung bình $100,000. Có nhiều bác sĩ có nhiều phòng giải phẫu cùng một lúc để mỗ bệnh nhân. Sự đau nhức của bệnh nhân là nền làm ăn của họ.


Những sự việc như cơ bắp rút, các khớp xương không, lưng gù,… khi xưa mình bị lưng gù nhưng từ khi tập nội công Hồng Gia thì kéo cái xương sống thẳng lại. Bác sĩ đa số không xem xét căn gốc của sự đau nhức, mà cho thuốc uống. có như vậy cứ 3 tháng phải trở lại để được thêm toa thước.



Sự đau nhức thường bị gây bởi những điều mà bác sĩ không tìm hiểu trước khi kêu bệnh nhân lên bàn mỗ. Điển hình ông Mỹ tập ở Đông Phương Hội. Cái khớp xuông bị trật thì chỉ việc đẫy vào lại. Nhưng kêu mỗ nhưng không biết mỗ cái gì. Ông ta có viết một bài gửi cho bạn bè đọc và trên mạng xã hội.


NSAID như ibuprofen được tiếp thị như vô hại, không có hệ ứng phụ. Có thể mua bất cứ ở đâu nhưng trên thực tế thì được xem là một trong những dược phẩm nguy hiểm nhất Hoa Kỳ. NSAID có thể giúp giảm đau tạm thời do đó khiến người bị đau có thể lạm dụng, và là nguyên nhân khiến bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu của bệnh viện.


Các loại thuốc này có thể gia tăng đột quỵ, làm hỏng thận, làm máu chảy rỉ. Họ cho biết hàng năm trung bình có 16,000 người Mỹ qua đời vì bị chảy máu trong ruột.


Acetaminophen (Tylenol) là một thuốc giảm đau tương tự như NSAID, cũng được xem là an toàn để uống không gây khó khăn cho bao tử của chúng ta nhưng lại phá hại lá thận. Theo nghiên cứu thống kê thì loại thuốc này đã đưa trên 50,000 người Mỹ vào phòng cấp cứu, giúp trên 500 người Mỹ qua đời sớm hơn dự định. Đi chơi, mụ vợ bị bệnh nên cứ kêu mình và anh hướng dẫn viên đi mua Tylenol, nhưng dược sĩ kêu xứ này cấm Tylenol, chỉ đưa loại  tương tự. Loại thuốc này kiểm soát các cơn sốt, cách cơ thể của chúng ta phòng chống một các tự nhiên sự nhiễm trùng. Khi cơ thể bị nhiễm trùng thì hay bị sốt để chống lại nay uống thuốc để ngưng khiến Có thể làm nhiễm trùng lâu hơn. Khi con nít được chích ngừa, mà người ta cho uống Tylenol sẽ đưa đến các hiện tượng hậu chích người của con nít.


Gabapentin được chấp thuận đầu tiên để chữa bệnh động kinh nhưng vì ít bệnh nhân về bệnh này nên công ty Pfizer lobby để được dùng cho các bệnh khác dù chưa có nghiên cứu. Nên nhớ trong vụ covid, chúng ta bị bắt chích thuốc của Pfizer, nay họ khám phá ra tá lả. Thậm chí liên bang phạt Pfizer 1 tỷ đô la vì tiếp thị vô lối gabapentin. Tuy ít độc hại hơn các NSAID, nhưng vẫn có hệ ứng phụ như bị tê, chóng mặt, không nhìn rõ và khó thở.


Corticosteroids: lúc đầu họ kêu là thuốc nhiệm màu nhưng prednisone và hydrocortisone có hệ ứng phụ. Làm tiêu tan collagen, xương và dây chằng khiến người sử dùng mất độ 15% xương cứng hàng năm. Có thể đưa đến xương bị gãy, khớp xương bị lộn xộn,… hệ ứng phụ như mập lên cân, đột quỵ, tiểu đường, mất ngủ,.. nhưng vẫn được tiếp thị là thuốc nhiệm màu. Và khi thuốc không  giải quyết vấn nạn thì bác sĩ kêu lên bàn mỗ.


Vậy dùng thuốc gì khi đau, họ kêu DMSO (Dimethylsulfoxide) rất thiên nhiên, rẻ và có nhiều kết quả khả quan hơn. Những các công ty dược phẩm không thể làm patent, và có thể khiến các thuốc của họ bị ế nên tìm cách dìm hàng này.

Họ cho biết Hàng ngàn người Mỹ dùng DMSO giúp họ khỏi bệnh đau nhức.


 Họ cũng cho biết là DMSO không chữa hết cho mọi người, nhưng là thuốc giúp một số đông khỏi bệnh. Khác với NSAID hay steroid, không phá huỷ nội tạng khi sử dụng.


Sự thật ngành y tế Hoa Kỳ ngày nay được thiết kế để nuôi bệnh nhân suốt đời, không phải để chữa bệnh lành vì một một bệnh nhân hết bệnh là mất một khách hàng. Cuộc khủng hoảng về Opioid mà mình có kể rồi. Công ty bán loại thuốc này bị kiện và phải trả mấy tỷ đô la nhưng họ vẫn làm tiền nhiều hơn. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Kiến trúc nhân bản ngày nay


Khi xưa, học kiến trúc, mình khao khát thiết kế những đồ án hiện đại, chưa ai đã từng thực hiện. Mình thích sống ở các thành phố lớn như Paris, London, New York, Milano, Zurich,… nhưng rồi khi về già mình lại thích các thành phố nhỏ, những con đường cổ đại. 

Tòa nhà này được người Tàu xây cho dân Tajikistan. Không có hồn gì cả. Chỉ gắn đèn lên Chán Mớ Đời 

Trong chuyến đi Trung Á vừa qua, mình nhận thấy các kiến trúc do người sở tại xây cất nhanh chóng không có linh hồn. Ngược lại những con đường được thành lập dưới thời Sa Hoàng hay Liên Xô vẫn còn đó. Vẫn có nét gì đó hài hoà như cây cối mọc từ cả trăm năm qua, che bóng mát cho người dân sở tại. Các toà nhà thời Liên XÔ tuy kiến trúc không đẹp nhưng có cái gì đó níu kéo như lịch sử.

Hai tòa nhà may mặt thời liên sô

Điển hình về Đà Lạt, chỉ có một khúc đường Minh Mạng khi xưa, chỗ Vọng Nguyệt Lầu đi xuống chỗ tiệm Bi Da Hồng Ngọc, Lữ Quán Sàigon, vẫn còn giữ chút gì cổ kín, lịch sử của Đà Lạt hay đường Trần Hưng Đạo, các biệt thự vẫn còn đó, trong khi khu Hoà BÌnh thì xây cất bú xua la mua. Du khách đi từ Đà Nẵng vào Hội An, Phố Cổ bổng nhiên cảm thấy nhẹ nhàng như được chữa lành. Du khách ngoại quốc đến Việt Nam phải ghé đến Hội An. Hay các thành phố cổ kính, thời trung cổ của Tây phương được du khách viếng thăm hàng năm.

Kiến trúc cổ xưa ở Pháp quốc 
Thành phố với các tòa nhà chọc trời ngày nay. 

Tại sao? Lý do là các kiến trúc cổ chữa lành tâm hồn chúng ta. Các kiến trúc đương đại với các bê tông cốt sắt khiến đầu óc con người bị bấn loạn, với những tòa nhà chọc trời khiến con mắt chúng ta hoảng sợ một điều gì không ổn. Như ở New York, các toà nhà kính và thép đều được xây cất theo kiểu khuông mẩu, đút tại xưởng rồi ráp lên khiến con người bình thường bị stress. 



Các con đường thời trung cổ được xây dựng cho con người thay vì cho xe cộ chạy. Vào thành phố là kẹt xe, bóp còi khắp nơi tạo một không gian khá stress. Trong khi đi bộ vào các thành phố cổ như Hội an, chúng ta cảm thấy thoải mái, không gian như lắng đọng lại, thời gian như chậm theo từng bước chân. Khác với những cuộc đi bộ nhanh ở New York để cho kịp chuyến xe lửa, không bị trễ xe điện ngầm, chen lấn đủ trò. Có sự hổn loạn liên tục gây ảnh hưởng đến người dân. 







Thế kỷ 20 được đánh dấu với những con đường dài, thẳng băng cho xe chạy khiến cho con mắt chúng ta thấy dài xa thăm thẳm, trong khi các con đường của thành phố cổ khi xưa là những đường cong hữu cơ, giúp não bộ chúng ta bình yên. Không gian nhỏ bé lại nói như Tây au visage humain. 








Vật liệu như đá, gỗ, gạch tạo dựng một vật thể to lớn khác với những tấm kính cửa sổ to đùng vô cảm. Thiết kế ưu sinh giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào kiến trúc như ánh sáng mặt trời, cây cối, gỗ hay nước làm cho không gian lắng đọng. Con người được hoà mình với không gian, thời tiết thay vì như ngày nay, vào nhà hay sở làm là máy điều hoà không khí, ánh đường neon không thay đổi ngày này qua ngày nọ. 


Nhớ khi xưa học anh ngữ, trong cuốn sách English for Today của ông LÊ Bá Kông. Có bài viết về thành phố lớn. Lúc sang làm việc tại New York mình mới hiểu. Sáng đi làm trời tối, vào sở làm việc đến chiều ra về trời tối khiến mình chới với. Lâu lâu phải chạy ra ngoại ô, gặp bạn bè ở vùng New Jersey,.. tìm chút khí trời. 

Khi xưa họ đưa ánh sáng vào trong qua các kính màu nay chỉ cần bật đèn LED là xong

Thành phố Lucca của Ý Đại Lợi mà tháng 9 này mình sẽ ghé lại sau 45 năm. 

Trong khi đi chơi ở các thành phố nhỏ, chúng ta thấy ánh sáng hiện trên tường, những bước chân nhịp vang âm thanh trên đường, mùi hương của tiệm bánh mì gần đâu đây hay tiệm ăn với nướng thịt.


Ngoài ra kiến trúc còn tạo dựng bản thể. Các toà nhà cổ xưa cho không gian xung quanh một linh hồn nếu không mọi thứ đều như nhau. Các nhà thờ, toà tháp, vòm của kiến trúc cổ như mời gọi chúng ta nhìn lên và cảm nhận những nét đặc thù của không gian.


Ngoài ra chúng ta cảm nhận kiến trúc cổ, được xây dựng từ bao thế kỷ có gì gắn bó với bản thân mình như chúng ta đang qua lịch sử. Các chi tiết điêu khắc, màu sắc lôi kéo ánh mắt chúng ta , mời gọi để ý đến những điểm này.

Khi chúng ta đi trên những con đường cổ xưa, lót đá như ở thành Vienne, chúng ta nhận thấy nhịp điệu nhãn quang, tiếng gót giày vang lên dội vào tường hai bên đường tỏng khi ngày nay các con đường được trán nhựa với màu đen thăm thẳm. Không có sự cảm nhận nào.


Các hình dáng của kiến trúc cổ được hình thành xung quanh người dân, sinh sống tại đó trong khi các toà nhà hiện đại được hình thành bởi hệ thống, tốc độ và máy móc.


Đi bộ cảm thấy khác biệt. Ngày nay đi Âu châu, có nhiều nơi cấm xe, biến thành phố đi bộ. Nhớ năm ngoái mình đi Torino, trở lại những quảng trường trong phố thị, được biến thành phố đi bộ. Mình cảm nhận được kiến trúc cổ xưa hai bên đường thay vì lo ngại tránh xe khi xưa. Con người bổng lắng động không bồn chồn, lo sợ như khi mình đi làm ở đây. Nhưng nếu đông người quá thì cũng Chán Mớ Đời. Như đi viếng Venezia lại, du khách vẫn đông, cho nên cũng nản ngược lại đi Treviso thì có những khu vực nhẹ nhàng yên tịnh khiến mình cảm thấy bình yên.


Chúng ta thấy các kiến trúc sư khi xưa đưa ánh sáng vào căn phòng, âm thanh vang dội ra sao trong khi ngày nay họ chả để ý, cứ gắn đèn Neon là xong thì công thức hay luật xây dựng của thành phố ban hành. Hay cách xây cất cạnh nhau giúp chúng ta có sự riêng tư không bị dồn nén như ngày nay. Mình đến Hồng Kông, ngủ nhà anh bạn khiến mình thất kinh. Nhà cửa san sát bên nhau, lên cao mút mùa. Nay về Sàigòn thấy chỗ đường Nguyễn Văn Cảnh, xây y chang bên Hồng Kông.


Khoa học, tâm lý học đều nhìn nhận kiến trúc gây ảnh hưởng về cảm xúc. Các toà nhà cổ giúp con người yêu đời hơn. Nhớ khi xưa ở NEW YORK xem như mình chỉ về nhà để ngủ vì chật chọi cũng như khó mời bạn bè về nhà. Do đó các sinh hoạt với thân hữu đều diễn ra tại tiệm ăn. Con người không có một tổ ấm nơi họ thật sự sống cho họ mà chỉ là chỗ ngủ để rồi mai lại tiếp tục ngày mới. 


Trong thành phố có những quảng trường lôi cuốn người dân đến trong khi các vĩa hè đẩy người dân ra xa. Con đường xe chạy như điên khiến người ta không có dịp nhìn phía bên kia. Mình nhớ khi xưa, đi chơi ở Ý Đại Lợi, đến mấy làng nhỏ của mấy người bạn học ở trường Bách Khoa Torino. Tại đây, chiều chiều, độ 5, 6 giờ, dân trong làng, đi bộ. Không có xe cộ chạy trong làng. Dân tình gặp nhau giữa đường , nói chuyện hỏi thăm nhau rất vui. Cứ đi bộ 3 bước là gặp một người bạn của mấy người bạn mình. Đứng lại nói chuyện, hỏi thăm học hành ra sao, chừng nào xong rồi hỏi mình từ đâu đến. Có lẻ chuyến đi Ý Đại Lợi năm đó để lại mình nhiều kỷ niệm đẹp nhất. Nay mất liên lạc hết nếu không mình sẽ trở lại mấy ngôi làng này.


Có lẻ vì vậy mà mình muốn đi hành hương bằng chân từ Lucca về đến Roma vào tháng 9 này. Đồng chí gái bận hát hò, đàn ca chi đó nên không muốn đi và cho phép mình đi một mình. Hy vọng sẽ tìm lại không gian của thời sinh viên, khi quá giang xe đi khắp Âu châu. Kỳ này đi chuyến Via Francigena, sẽ ngụ tại các albergo, B&B, có nhiều người đi hành hương, chắc vui, gặp nhau một hôm, ăn với nhau bữa cơm rồi mai xa nhau như xưa. Khá vui.


Mình là người lương nhưng đi cho vui. Sang năm sẽ đi shikoku, viếng 88 ngôi chùa ở Nhật Bản. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Minh, người nhái bị bỏ lại


Ông Nguyễn Hoàng Minh, người nhái của Việt Nam Cộng Hoà được thuyên chuyển làm thông dịch viên cho các toán Navy Seal của Hoa Kỳ  sau 75 đi tù và có cuộc sống khó khăn đến khi các người nhái mỹ tìm lại được và giúp đỡ ông ta những ngày còn lại và qua đời ngày 24 tháng 12 năm 2019

Đi vườn về thấy trên Prime có phim tài liệu kể các cựu chiến binh Navy Seal, từng tham chiến tại Việt Nam, trở lại Việt Nam để tìm một một người nhái tên Minh, từng nhảy toán với họ làm thông dịch viên, giúp kiếm tin tức của địch quân. Sau 75 thì ông Minh mất tích và các cựu quân nhân Navy Seal tìm kiếm rồi cơ duyên đến tìm lại được người bạn đồng ngũ. Rất cảm động. Ông này tên thật là Nguyễn Hoàng Minh.


Phim được quay về chuyến đi của một số người nhái Hoa Kỳ về Mỹ Tho để gặp lại một cựu người nhái Việt Nam Cộng Hoà, từng cộng tác với họ trong cuộc chiến. Sau 75, kẹt lại, đi tù mất mấy năm nhưng không được qua Mỹ. Mình mò thêm tin tức trên mạng nên tải lại đây cho bác nào thích tìm hiểu hơn. 

https://fb.watch/AwufJ1Ok2c/?mibextid=wwXIfr&fs=e

Câu chuyện kể các toán người nhái Mỹ khi xưa, hoạt động trong vùng Mỹ Tho, Bến Tre, gặp khó khăn vì không quen văn hóa cũng như địa hình ở Việt Nam. Họ cần một người thông dịch viên người Việt. Hải quân Việt Nam tìm ra một người gần dạ biết tiếng anh nhưng vấn đề là ông ta bị nhốt tù vì ba gai. Làm thông dịch viên ông Minh được người nhái mỹ trả lương riêng. Do các người nhái lấy quỹ đen trả chớ không phải quân đội mỹ trả. 


Họ kể ông Minh rất gan dạ, lúc nào cũng đi tiên phong và cứu mạng nhiều người nhái Mỹ. Mấy người này kể không có ông Minh thì đã chết mất đất. Có lần họ tập bắn bên sông thì trúng một cô bé tên Lung, khiến cô ta bị thương, gãy chân. Nhóm người nhái đưa vào bệnh viện rồi giúp qua mỸ sinh sống.

https://www.tcpalm.com/story/specialty-publications/vero-beach/2016/11/09/seals-reunion-vietnamese-colleague-made-into-poignant-documentary/93229508/

Họ kể có lần hai toán người nhái được thả vào vùng địch vì có mấy người lính Mỹ của sư đoàn 9 bị bắt tù binh, tìm cách cứu mấy người này nhưng cuối cùng bị lộ, ông Minh bị thương nặng cùng mấy người nhái Mỹ. Trực thăng được gọi bốc cả toán về. Ông Minh được đưa vào bệnh viện quân đội Mỹ cứu chữa dù không phải lính Mỹ.

Cuốn sách nói về người Mỹ không bỏ lại đồng đội là ông Minh


Sau khi chính phủ Clinton bỏ lệnh cấm vận, một người nhái Mỹ về Việt Nam làm ăn và tìm cách kiếm ông Minh nhưng không được. Bổng nhiên có người nhớ đến cô bé tên Lung bị bắn lầm, gãy chân được người Mỹ đưa qua Mỹ sinh sống. Cô này đã lớn và vẫn liên lạc với ông Minh. Thế là cả toán người nhái Mỹ khi xưa vui mừng tìm lại đồng đội. 


Họ khám phá ra đời sống gia đình ông Minh cực khổ nên góp tiền xây nhà cho ông Minh và hàng tháng nhờ cô Lung chuyển tiền giúp đỡ. Cuối cùng họ gặp lại gia đình ông Minh tại Việt Nam. Họ có kể là tìm cách đưa ông Minh qua Mỹ định cư nhưng dạo ấy dưới chính quyền Obama, chỉ cho 50 chiếu khán cho thông dịch viên và 50 người từ Iraq được cho phép định cư tại Hoa Kỳ. Cho thấy phải có số mới đi Mỹ được. Ông Minh này có công với người Mỹ nhưng vẫn không đi được. Trong phim ông Mình kể đi tù hai năm nên có lẻ vì vậy không đạt tiêu chuẩn đi Theo diện H.O. Việt Cộng cws đình bình ông ta là được CIA cài cắm lại. 


Điểm mình thấy hay là cô Lung được đi Mỹ nhờ sự can thiệp của ông Minh. Sau này lại giúp ông ta tìm lại đồng ngủ. Họ chiếu cảnh gặp gỡ lại với ông Minh rất cảm động. Mình không đi lính nên không hiểu sự sống chết ở trận địa, tình huynh đệ chí binh. Cho thấy người Mỹ hay người Việt cùng nhau đánh trận thì tình nghĩa của họ vẫn luôn luôn nhớ nhau.

Hình ông Ninh đứng bên trái ngậm điếu thuốc 

Có điểm lạ là họ vẫn giữ các tấm hình cũ khi xưa, có lẻ chụp hình trước khi nhảy toán vì thấy quẹt mặt cải trang, có hình ông Minh trong đám người nhái Mỹ. Tương tự mình thấy hình ảnh thiếu tá Phong, đại đội 302 trước khi đi nhảy toán. Có thể để kỷ niệm, lỡ tử trận thì còn chút gì để nhớ cho gia đình.


Cuối cùng thì họ mời gia đình ông Minh sang Mỹ chơi, viếng thăm viện bảo tàng người nhái Hoa Kỳ. Họ liên lạc cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ tại vùng để nhờ họ tiếp đón gia đình ông Minh. Họ phỏng vấn các người Mỹ gốc việt, kể về các chuyến đi vượt biển tìm tự do,… rất cảm động. Có người kể được Hoa Kỳ cứu vớt nên để trả ơn, đã gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. 

Câu chuyện này làm mình nhớ đến mấy người cố vấn mỹ của đại đội trinh sát 302, tìm lại thiếu tá Phong khi anh ta vượt biển. Và kể trong cuốn sách của họ. Mình có kể vụ này rồi. 


Tuần này có ông Hùng Cao, được thượng viện Hoa Kỳ đồng thuận chức thứ trưởng bộ Hải quân do chính phủ Trump bổ nhiệm. Ông này có ra tranh cử thượng nghị sĩ nhưng thất cử. Ông Trump muốn xử làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhưng ông ta từ chối.  Đây là người Mỹ gốc việt thứ hai được làm thứ trưởng. Người đầu tiên là Ted Dinh tên việt là Đinh Đồng Phụng Việt, tốt nghiệp luật khoa đại học Harvard.  Mình có gặp vài lần khi xưa với hai cô sinh viên luật khoa trường này tên Bích Ngọc và Mai Lan. 


Cho thấy có tài thì người Mỹ họ bổ nhiệm không phân biệt màu da, sắc tộc hay lý lịch. Đó là sức mạnh của Hoa Kỳ. Hay ông gốc Ấn Độ ứng cử viên cộng sản, chống chủ nghĩa tư bản có khả năng trở thành thị trưởng thành phố New York. Khiến người Mỹ không dám mua nhà đầu tư ở New York. Con mình đang tính mua nhà cho thuê ở New York, nay phải chạy qua Philadelphia để kiếm nhà mua.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Vợ tôi làm nhạc sĩ


Anh thấy vợ anh giỏi không?” Đang ngủ mà mụ vợ lay lay đánh thức mình dậy để hỏi chuyện mình biết từ lâu. Mình mắt nhắm mắt mở kêu quá giỏi. Đồng chí gái hỏi thiệt không, mình trả lời quá thiệt. Rồi ngủ tiếp. Ai đời cuối đời tối đi ngủ có vợ đánh đàn hát em ru anh ngủ một tối mùa hạ, một tối mùa đông không cho anh ngủ. Anh phải thức giấc để nghe em hát em ru.  Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái trình diễn nhạc thiền với bạn

Số là gần năm nay, đồng chí gái đi học đàn Tây ban cầm nên mỗi ngày phải tập gõ đàn. Lúc đầu thì cũng mệt tai mình khi nghe cô nàng lên dây đàn từng từng từng từng từng tửng tượng… nhưng sau bao nhiêu ngày gian khổ tập luyện, thấy trình độ có nhích lên một chút. Mình cũng vui là đồng chí gái tìm được niềm vui đi học đàn sau khi nghỉ hưu chớ không thì mệt mình. Nhớ dạo covid, đồng chí gái lo ngại đủ trò, sợ nên không cho mình đi đâu cả suốt 3 tuần lễ, khiến mình lo cho cái vườn cần chăm sóc. Nay thì chả thấy mặt cô nàng nữa. Hết đi học đàn đến học hát rồi đi hát nên khi nghe tiếng đàn ở phòng khách là biết cô nàng ở nhà, không dám làm động, mất cảm hứng đến tiếng đàn của đồng chí gái. Tối mình đi ngủ cũng không biết mụ vợ ở đâu vì đi tập với mấy bà bạn đến khuya mới về. Rồi vào phòng đánh lắng lòng nghe tiếng chuông Huyền diệu, khỏ lóc cóc bong bong giúp mình phiêu diêu về miền cực lạc. 


https://youtu.be/h7U4WvPbSEM?si=USBIhY-21vEc4ioT


Qua Ý Đại Lợi năm rồi, gặp lại anh bạn du học sinh khi xưa thì khám phá ra anh ta là tác giả bản nhạc “khi tôi chết đừng đem tôi ra biển” phổ thơ của ông trung tá Thủy Quân Lục Chiến, khiến mình thất kinh vì khi xưa nghe anh ta hát giọng quảng nay lại gặp mụ vợ chuyển ngữ lời nhạc ngoại quốc. Ai cũng thành nhạc sĩ hết.  Kinh


Về già đa số mấy người quen đều trở thành ca sĩ karaoke hay nhạc ca sĩ hết. 


Chuyến đi chơi vừa qua, mụ vợ rên là nhớ đàn này nọ nên tháng 9 này mình đi Âu châu một mình. Mụ vợ mê học đàn hơn là đi du lịch. Nhất là mình đi bộ từ thành phố Lucca về đến La Mã gần 4 tuần lễ mà ăn ở không phải ở khách sạn 5 sao nên mụ vợ đi không nổi. Đi trung bình 25 cây số mỗi ngày mà lại ngủ tại các lữ quán của những người hành hương. Con đường này gọi Via Francigena khởi đầu từ Canterbery ở Anh quốc khi xưa các ông cố Đạo đi hành Hương xuống tòa thánh Vatican. Mình định đi vùng Toscana và xuống Lazio La mã. Họ có con đường đi đến Santiago de Compostella ở Tây Ban Nha nhưng Dạo này thiên hạ đi đường này như đi chợ nên đông người lắm thôi hẹn lần sau. Mình thích thức ăn Ý Đại Lợi hơn luôn tiện ghé thăm mấy người bạn để ôn lại một thời sinh viên du học. 


Thường cô nàng có một giang sơn trong phòng khách để tập đàn, với giá nhạc, đèn đuốc này nọ. Vấn đề là mình đi ngủ sớm vì sáng thức giấc vào 4 giờ sáng để đi tập ở Đông Phương Hội thì cô nàng sợ ở một mình dưới nhà nên lại vác đàn lên lầu vào phòng ngủ. Mình đang nằm lơi bơi về miền đâu đâu thì bắt đầu nghe tiếng mụ vợ lên dây đàn. Từng tưng từng tửng tựng,… giúp mình tu theo khổ hạnh dây đàn từ gần 1 năm nay. Cứ mụ lên dây đàn thì thân thể mình lại uốn éo theo sợi dây đàn được nâng lên. Tâm hồn mình rướm lệ khi nghe đồng chí gái yêu tôi hay yêu đàn. Mình thì chỉ muốn ngủ. 


Khi mới về hưu, nghe ai khiến mụ vợ đòi tu, đi chục cái chùa bắt mình đi mua chuỗi lần hạt, mua về kêu nhỏ quá, đòi 108 hạt nên ông chủ quán bán đồ tu rất vui. Mua chuông mua mõ về thêm cái iPad để đọc kinh. Cô nàng nói đọc Chú Đại Bi nên mình tìm trên YouTube có ông thầy Thích Trí Thoát, mở cho mụ vợ nghe để tụng theo. Vấn đề là mụ không đeo kính thì không thấy đường vì bị lão thị. 


Mỗi lần zoom màn ảnh lên thì lại mất nhiều chữ nên xoay qua xoay lại làm mất chỗ, câu tiếp theo. Mới đọc được “nam mô hắc ra thì xoay lại xoay qua bà lô yết đế”. Mình nói không phải nhảy đoạn rồi, lại phải bắt đầu lại từ đầu. Mình dặn khi nào anh đánh chuông cái boong thì bắt đầu xá rồi khi gõ cái mõ lóc cóc thì đọc, khi nào hết hơi thì khỏ cái chuông, để rồi vái một cái. Coi vậy về già tu khó chớ không phải dễ, vừa đánh chuông, gõ mõ theo nhịp đọc của mình, vừa nhìn IPad đọc cho ăn khớp rất khó. Lúc đầu mình đánh chuông, gõ mõ giúp mụ nhưng mụ cứ xà nay với zoom cái IPad lên xuống rồi đọc là thấy mệt nên mình ngưng để mụ vợ tập đọc. Được cái là đọc vài lần thì mình thuộc kinh luôn. Nhớ khi mới phát hiện ra mối tình hữu nghị, cô nàng rủ đi chùa thì mình đọc kinh say sưa khiến mụ vợ ngạc nhiên. Số là năm Mậu thân có người em chết trẻ mình phải đọc kinh suốt 49 ngày mỗi chiều cúng cơm cho em nên quen. 


Đồng chí gái đọc kinh Chú Đại Bi rất khó khăn vì phiên âm không phải tiếng việt nên nghe cực kỳ khó tả nhất lại đọc theo giọng Huế. Nam mô hặc ra hặc vô Nam mô a rị  ra da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Cứ thêm dấu nặng khắp nơi. Mình phải tập kiên nhẫn để trợ duyên cho vợ tu. Thiên thủ thiên nhản mà mụ vợ đọc thành thiên thụ thiên nhạn, xem như một ngàn cái đầu thành 1000 cây 1000 con chim nhạn. Chán Mớ Đời 


Đùng một cái mụ nghe lời bạn bè đi học đàn, thế là vụ tu hành xin gác lại cho mai sau. Được cái là giúp mình thẩm âm về tài năng vô giá của mụ khi lên dây đàn. Cứ từng từng từng tứng từng tưng. 

Mỗi tối cứ đang lơi bơi về miền đất ngủ là nghe mụ vợ lên dây đàn, phải mở mắt ra. Không dám than thở với ai cả vì thủ trưởng đang tập đánh đàn. Rồi mụ thâu tiếng hát trong đêm thâu mở cho mình nghe rồi hỏi hay không. Cứ  về nhà là nghe mụ hát với đánh đàn giúp không khí vui cả lên. 


Từ từ mụ học thiền ca, lại đánh đàn thêm gõ chuông gõ mõ. Cứ lên dây đàn xong là lên tiếng chuông mõ. Chiều chiều dắt mạ qua đèo là boong. Ruột đau chín chiều lóc cóc lóc cóc boong noong. 


Mình mừng là mụ vợ tìm ra một đam mê khi về hưu nếu không thì hơi mệt. Cứ  ngồi một chỗ rồi rên đau đây đâu đó này nọ. Lâu lâu có trình diễn của lớp nhạc mình phải đi ủng hộ mụ vợ. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn