Lâu lâu có ông thần gốc Số 4, gửi cho vài tấm ảnh Đà Lạt xưa và nay, khiến mình bồi hồi, vật đổi sao dời. Đà Lạt thay đổi theo chiều hướng xấu, xây cất vô trật tự, không có quy hoạch đàng hoàng như Tây khi xưa mà được xem tư duy luỹ tre làng, được mang ra thành phố. Mình đọc báo Việt Nam, cho biết là kỳ lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng vừa qua, Đà Lạt ít có du khách hơn mọi năm với đà này thì kỹ nghệ du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng sẽ xuống dốc vì phá hoại môi trường.
Hội An may có được ông lãnh đạo nên giữ gìn Phố Cỗ, khiến du khách ngoại quốc đến Việt Nam phải đến đây. Nhất là ngày nay họ mới sơn phết lại Chùa Cầu. Thế là hỏng. Mình tải lên đây 3 tấm ảnh mới nhận được để ai xa Đà Lạt lâu năm, có thể hình dung Đà Lạt ngày nay qua các gốc phố.
Hình đầu tiên là đường Yersin khi xưa, nay họ gọi là Hùng Vương, ngay ngã 3 đi vào Petit Lycée Yersin, nơi mình học 5 năm tiểu học, 2 năm buổi sáng và 3 năm buổi chiều. Tấm đầu tiên, có lẻ chụp trước khi mình vào học. Lý do là không thấy hai cái nhà chòi; 1 cho nữ sinh và một cho nam sinh. Nhà chòi được lợp bằng lá, cột bằng gỗ để mưa, có thể chạy vô núp. Thêm dọc bờ rào làm bằng xi măng bên trái nới đường đi vào trường, dạo mình đi học ở đây có mấy cây long-tu to đùng, không trơ trọi như trong tấm ảnh.
Chỗ ngã 3 Lê Quý Đôn và HÙng VƯơng, có một con đường mòn nhỏ để học sinh đi bộ vào trường nếu không đi xe. Been tay trái có cái hồ nhỏ để đựng nước chưa khi trời mưa. Chỗ này nếu nhìn kỹ thì có dốc trên cao từ chỗ đứng chụp hình, phía tường cũng cao hơn nên khi mưa, ống cống được chuyển nước mưa về cái hồ này. Ở Cali, thành phố mình ở hay các thành phố khác đều có những hồ nhân tạo để đựng nước mưa.
Hôm tước, thấy ai tải video về nước lụt ở khu Hoàng Diệu. Đà Lạt có vùng Lò Gạch, người lớn gọi khu vực đường Hoàng Diệu là thấp và bằng nhất Đà Lạt. Khi xưa mỗi lần mưa thì khu vực này bị lụt vì nước chảy về Cam Ly. Họ xả nước từ hồ Xuân Hương thêm các con suối từ Đa Thiện chảy về, biến khu vực này thành khu tích trữ nước mưa. 50 năm sau nước lụt kinh hồn so với khi xưa. Khi xưa chỉ lụt ở các vườn bên cạnh con suối, chớ không lên tới đường. Nay đường biến thành sông.
Hình dưới do ông thần gốc Số 4, lâu lâu về Đà Lạt thăm gia đình chụp ngày nay. Hình như con đường Yersin này được nới rộng ra. Cái hồ chứa nước vẫn còn. Nếu không mỗi lần mưa, khu vực này ngập lụt biến thành sông hết. Chỗ hàng rào bên trái đi vào trường, các cây long tu ngày xưa được biến thành nhà và nhà.
Con đường đất khi xưa mình và các học sinh hay đi bộ vào trường, nay được họ ủi bằng làm con đường to đùng, chạy xuyên qua trường, mấy nhà dù được dẹp hết và họ làm đường chạy đâu tới viện Pasteur hay đâu đó. Trường học vẫn còn đó nhưng họ dạy cao đẳng hay chi đó.
Tấm thứ 2 cho thấy chỗ trước trường, bãi đậu xe khi xưa. Been trái cổng là nhà của ông gác dan Tây đen, bên phải của cổng trường là nhà ông hiệu trưởng Tây. Cổng khi xưa đề Petit lycée . Chỗ mấy xe đậu nay được bang thành con đường chạy thẳng từ Lê Quý Đôn vào phía trong chỗ đường Pasteur. Về Đà Lạt, có lần mấy người bạn hẹn gặp nhau uống cà phê đâu trong khu vực này.
Tấm phía dưới thì họ cho xây lại cái cổng, bắt chước Tây làm cái cổng mà Properties không đúng gì cả. Nhất là sai với quy tắc của kiến trúc Tây phương về khởi đầu từ thời Hy Lạp.
Mình bỏ đây cái Pantheon tại La-mã. Kích thước theo nguyên tắc số vàng. Được cái là vẫn còn cây cối, chưa bị chặt đi.
Tấm ảnh thứ 3 là ngôi nhà của ông hiệu trưởng khi xưa, mình nhớ bị ông ta béo tai 3 lần tỏng suốt 5 năm học tại đây. Thầy hay cô giáo kêu mình ra cửa đứng. Mà đứng ngoài cửa thì ông ta ngồi trong văn phòng sẽ thấy. Thế là ông ta rảo bộ, đến trước lớp béo tai này nọ. Ngôi nhà này nằm bên cạnh cổng vào trường. Họ có nới rộng căn nhà ra thêm vào thay đổi cửa và cửa sổ. Mình chưa bao giờ vào đây nên không nhớ gì cả.
Tấm thứ 4 được chụp phía sau lớp, chỗ mình hay ra chơi mỗi ngày khi học buổi chiều. Hình này chụp tước khi mình vào học hình như năm 1948 thì phải. Mình nhớ có tấm ảnh này, có chú thích năm 1948. Lúc đó Tây đầm học không, có lẹo tẹo vài tên Á đông con nhà giàu của Đông-Dương như Lào, khờ me và Việt Nam gửi con đến học và ở nội trú.
Thật sự chỗ mấy cô đầm con đứng là con đường để xe có thể chạy lên đưa các học sinh nội trú. Trước khi họ xây dãy nhà nội trú ở Grand Lycée thì dân nội trú đều ở tại đây.
Hình dưới là ngày nay. Cho thấy họ vẫn giữ được kiến túc của Tây ngày xưa, chỉ trùng tu lại thôi. Không biết họ làm gì phía trong. Ai biết cho em hay để bổ túc.
Vật đổi sao dời, nhìn lại địa điểm đã học suốt 5 năm trên 12 năm học, khá nhiều cảm xúc quay về. Những kỷ niệm thời ấu thơ lại từ đâu kéo về. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét