Hiển thị các bài đăng có nhãn Du Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Làm sao phân loại kiến trúc khi du lịch Ý Đại Lợi

 Nhớ khi còn sinh viên, mấy người bạn Tây đầm hay hỏi mình về kiến trúc nhà thờ, loại gì khi họ đi nghỉ hè tại Ý Đại Lợi. Họ làm như mình sinh viên kiến trúc, cái gì cũng biết. Chán Mớ Đời . Sau này lấy vợ, đi Ý Đại Lợi hay Tây, cô nàng cứ hỏi kiến trúc này là thuộc thời nào, kiểu gì. Tương tự khi đi nhảy đầm hỏi điệu ni là điệu chi. Mình chỉ biết lập lại những gì thầy dạy. Ông thầy dạy lịch sử Mỹ thuật là con trai của một chính trị gia nổi tiếng của Tây xưa, Claude Labbé. Không nhớ tên gì.

Ai đến Milano điều phải viếng nhà thờ này. Gothic nhưng khác với gothic của Pháp, cứ so với nha  thờ Đức bà của Paris 

Đi ngang một nhà thờ, ở Ý Đại Lợi không cần phải có bằng cấp kiến trúc. Chỉ cần biết mấy điều căn bản là xong om, xem như 99% là đúng. Tây đầm nhiều khi cũng chả biết.

Nếu thấy:

Vòm nhọn là có thể đoán thuộc thể loại kiến trúc Gothic. Lý do là kỹ thuật xây cất. Muốn xây tường cao, họ phải xây các đồ chống tường để khỏi xụp.

Vòm tròn thuộc thể loại Phục Hưng. Họ lấy các cấu trúc của đế chế La-mã ròi cải biến lại.

Cong loạn cào cào là thể loại Baroque . Lúc này họ thấy cấu trúc thời Phục Hưng không bị xụp nên thêm chút thi vị vào, vẽ thêm rắn rồng đủ loại. Nếu xem tranh của Rubens thì sẽ thấy mấy phụ nữ trong tranh rất to béo. Thời đó, người ta thích phụ nữ tròn tròn còn ngày nay thì gầy như cây tăm, ốm đói. Mỗi thời một loại suy tư. 

Ở Pháp có thêm những thể loại như cổ đại này nọ, tân đại, hậu hiện đại,.. nhưng đây mình chỉ nói đến ở Ý Đại Lợi, xứ mình yêu thích nhất Âu châu. Nhất là nhiều kỷ niệm đẹp.

Gothic rất đời trước, mấy bức tường như căng ra, các khung cửa sổ lên cao. Lúc nào cũng muốn kéo mắt chúng ta lên trời như muốn nói nhìn trời cao hơn. Chúng ta sẽ nhận ngay là kiến trúc gothic bởi các cửa sổ và vòm. Vòm nhọn, cửa sổ call và thon và đá chạm khắc với hoa văn trang trí. Tất cả yếu tố đều theo chiều dọc.

Ở Ý Đại Lợi, thì kiến trúc gothic ảnh hưởng tuỳ theo vùng. Vùng Lombardia khác với vùng Toscana. Người Pháp thì chú tâm vào chiều cao còn người ý thì cân bằng với chiều ngang dù cũng thể loại, chỉ khác cách suy nghĩ. Dùng các lớp ngang, sử dụng rất nhiều đá cẩm thạch và các trang trí bởi điêu khắc.

Ai đến Firenze sẽ phải đến đây

Sau đến thời Phục Hưng, các tỷ lệ được thay đổi, cấu trúc trở thành cốt lõi, các vòm tròn, cửa sổ cân bằng và các mặt thẳng. Mặt tiền đối xứng và được đo lường. Bên trong, nội thất thì rất rõ ràng, quy hoạch hình học, trần nhà hình vòm, các mô hình lặp lại.

Mỗi kiểu kiến trúc tuỳ theo thời gian: gothic xuất hiện từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 còn Phục Hưng thì khởi đầu vào thế kỷ 15 đến 17 và Baroque thì từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18. Mỗi kiểu kiến trúc phản ánh lại lịch sử và văn hoá của thời đại.


Như trường hợp kiểu Baroque xuất hiện như để đáp lại sự kiện lịch sử tôn giáo. Khi xưa nhà thờ giàu có nên họ xây nhà thờ rất nhiều chỉ đến thời Phục Hưng mới có lâu đài, dinh thự của giai cấp con buôn to lớn.  Đạo Tin Lành xuất hiện, phá vỡ sự đồng nhất của nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhà thờ vatican phản ứng với quy mô đầy kịch tính. Họ muốn kiến trúc sư thiết kế kiến ​​trúc trở nên thuyết phục, tác động trực quan trở thành chiến lược. Mục đích là kéo con chiên trở lại nhà thờ, thay vì để họ chạy theo phong trào cải cách của Tin Lành. Nếu đến thánh đường Vatican, chúng ta thấy sự vĩ đại của nhà thờ, nơi thờ phụng chúa tương tự ngày nay, người hồi giáo xây dựng các nhà thờ hồi giáo to lớn như Abu Dabhi để nói lên sự vĩ đại của Allah.


Nội thất của gothic tô vẽ về chiều cao. Các trụ nhỏ gầy, các trần nhà vòm trong khi các kính cửa sổ được to màu, kể các chuyện trong thánh kinh. Dạo đó sách vỡ kinh thánh ít nên họ sử dụng các cửa sổ để vẽ lên các câu chuyện được kể trong thánh kinh. Kiểu ở Việt Nam khi xưa, đi ăn mì của người Tàu nấu, mấy xe mì có vẽ các chuyện Tam Quốc Chí mày xanh đỏ vàng này nọ. Trong thánh đường tối nên chỉ sử dụng cửa sổ nơi có ánh sáng để con chiên thấy.


Về nội thất các kiến trúc cũng khác nhau. Gothic thì cao với ánh sáng được thanh lọc trong khi Phục Hưng thì kiểm soát và cân xứng còn Baroque thì tạo dựng ánh sáng, trang trí rất nhiều và sự tương phản.


Nội thất của Phục Hưng được xếp: Bố cục theo hình học, hình dạng lặp lại, tỷ lệ theo kích thước con người. Trần nhà, sàn nhà và tường được thiết kế theo hình học. Mọi thứ đều kết hợp trong một hệ thống hài hoà.

Baroque thì chú tâm vào nội thất về tầm nhìn, tác động trực quan. Các trần nhà được vẽ, bề mặt mạ vàng, các yếu tố điêu khắc chuyển động trong khi ánh sáng được áp dụng trực tiếp.


Trong khi các tượng khắc cũng thay đổi tuỳ theo thể loại. Các hình khắc gothic rất cứng ngắt và kiến trúc, hiện diện ở các cửa ra vào nhà thờ, các trụ và mặt tiền. Tính biểu tượng được ưu tiên hơn tính hiện thực. 


Điêu khắc thời Phục Hưng là giải phẫu và độc lập.

•Tượng đứng tự do như David của Michelangelo ở Firenze.

•Cơ thể thực tế

•Cảm xúc và chi tiết cá nhân như Pieta của Micheangelo ở thánh đường Vatican.

Vào thánh đường Vatican sẽ thấy tượng này do Michelangelo tạo. Có dạo năm 1972, một ông thần người Úc gốc Hưng Gia lỢi, ăn thịt kangooroo nhiều nên nổi điên, tự xưng là chúa Giê Su, lấy búa khểnh vào bức tượng này. Nay vào đây thì thấy có lồng kính chống đạn nên Chán Mớ Đời. 

Nghệ sĩ nghiên cứu hình dạng con người và các mô hình cổ điển. Điêu khắc Baroque mang tính động và không gian.

•Tư thế xoắn

•Các đường chéo

•Tương tác với kiến ​​trúc

Đến thánh đường Vatican sẽ cảm nhận điều này. Người xem là một phần của bối cảnh. Hội họa phát triển cùng với kiến ​​trúc. Trên thực tế, khi xưa, kiến trúc sư không chỉ là nhà thiết kế nhà cửa mà còn vẽ tranh và điêu khắc. Khi mình mới vào học Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Paris thì phải học vẽ, học khắc tượng,… trong khi có nhiều atelier, có thầy thuộc Đảng cộng sản, chỉ dạy thiết kế, học xã hội học về thiết kế đô thị mát xít này nọ. Do đó các kiến trúc sư này không biết vẽ. Trong khi atelier mình thì biết nên kiếm việc làm dễ, đi khắp xứ, đều xin được việc làm.

•Gothic: phẳng, tượng trưng, ​​phi tự nhiên

•Phục hưng: phối cảnh, ánh sáng, giải phẫu

•Baroque: tương phản, kịch tính, rõ ràng trong tường thuật


Đa số các nhà thờ ở Âu châu đều thuộc vào 3 loại kiến trúc kể trên. Gothic xuất hiện sau thời trung cổ, được xem thời đại đen tối của Âu châu. Nhà thờ với giáo điều cổ hủ, đàn áp con chiên. Đến khi thời đại Phục Hưng xuất hiện với sự phát minh của máy in Guttenberg, tạo dựng một giai cấp với tư tưởng ảnh hưởng của người Hy Lạp bị đàn áp nên bỏ chạy sang Âu châu. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyến du hành với một người đàn bà đã có chồng


Hắn nhớ khi xưa, có liên lạc qua mạng xã hội MySpace được một bà Mỹ. Sau nhiều ngày nhắn tin qua lại, hắn cảm thấy như đây là người tình mà hắn mong đợi từ lúc dậy thì. Bổng nhiên qua tuần thứ 2 bà Mỹ, thố lộ phán cho một câu; kêu là đã có chồng rồi khiến mây đen bao phủ màn trời Cali, tim hắn buốt nhói, nhác chém hư vô, không biết lối đi tìm mùa xuân. Hắn hỏi không sợ chồng hay sao. Bà ta trả lời không, chồng bà ta OK chuyện này khiến hắn lại càng thêm tò mò. Thằng chồng nào không ghen mà tên này lại để vợ nó đi tán trai khác là sao.

Dạo này đồng chí gái hay nhận tin nhắn bú xua la mua của mấy tên nào trong khi cũng có nhiều mụ nào cũng nhắn tin kêu họ giả facebook của mình này nọ. Kệ ai muốn làm gì thì làm chớ mình đâu biết đâu. Thứ nhất í tai muốn đội lớp nông dân như mình nên cũng chả lo.

AI làm giống y chang

Tuy buồn nhưng hắn cố gỡ gạt, tiếp tục liên lạc qua mạng. Rồi một hôm bà Mỹ kêu sẽ qua Cali học luật, hắn hỏi chồng cho phép, bà ta kêu ừ, còn khuyến khích nữa là khác. Rồi bà ta phán sẽ lái xe một mình từ Minneapolis qua Cali. Hắn hỏi thế chồng bà không đi theo, bà ta nói, chồng bận đi làm. Rồi như đầu óc của hắn hơi ngu vì dại gái, tình thần kỵ mã thời xưa bổng đâu ập về, hắn đề nghị sẽ bay qua Minneapolis, để lái xe cho bà ta qua Cali vì hắn ngại thân gái dậm trường dù đã có chồng. Chồng bà ta không lo còn hắn lại lo đúng là rách việc. Bà ta hỏi thiệt không, hắn nói nếu chồng bà cho phép. Bà ta hỏi chồng thì ông chồng kêu nhất trí.


Thế là đúng ngày hẹn hắn bay qua Minneapolis và được hai vợ chồng đón tại phi trường rồi chở về nhà ngụ qua đêm vì ngày mai, sẽ lái xe về Cali. Ông chồng thì to cao, thân người vạm vỡ còn hắn thì bé con, nhìn là khiếp. Vào nhà thì hắn thất kinh khi thấy hai con Doberman to lớn đang nhe răng nhọn ra nhìn hắn như muốn ăn tươi nuốt sống. Chân tay run run, hắn lần mò, khép nép sau lưng bà Mỹ và ông chồng đi vào. Vào nhà bếp thì hắn càng hoảng tiều hơn vì đống chén bát, đĩa ly chồng chất như cả tuần chưa rửa, mùi hôi phảng phất đâu đây.


Hắn muốn đi tắm thì được biết phòng tắm trên nhà bị hư phải xuống sử dụng phòng tắm ở dưới nhà hầm. Rồi hôm sau hắn được chở qua nhà bố mẹ của bà ta, để lấy đồ đạt chất lên xe, như trong phim “when Harry met Sally”, từ giả gia đình để lái xe đi học xa. Trong lúc chất đồ vào xe, ông bố hỏi hắn là tính gì với con gái ông ta. Hắn nói chỉ muốn đưa cô ta đến Cali yên lành thôi.


Lên xe, hắn lái thì bà ta bắt đầu mở radio toàn nhạc đồng quê trong khi hắn chỉ thích Marriachi. Nhưng không sao, xe của bà ta thì phải chịu. Lần đầu tiên đi xa với một phụ nữ thì hắn bắt đầu thấy có vấn đề đấu tranh tư tưởng, đối thoại và đối chọi. Trước khi đi hắn đã nghiên cứu đường xá, xa lộ nào và đã ghi sẵn. Daọ ấy chưa có máy định vị, chỉ có bản đồ. Nhưng bà ta cứ kêu hắn chạy theo đường trong khiến chậm và xa. Cuối cùng tối đó xe đến tiểu bang Colorado, họ ghé lại motel dọc đường, mướn phòng có hai giường. Hắn nằm một giường còn bà ta nằm một giường. Sáng ra hắn tắm trong khi bà ta không tắm, không thay đồ rồi bà ta kêu hắn đi mua cà phê ở Starbucks, hắn nói xa lắm, thôi mua ở Dunkin Donuts trước motel. Cuối cùng bà ta kêu cà phê cực ngon, hơn cả Starbucks. Rồi lại tiếp tục chạy tiếp về tiểu bang Utah. Lại ghé motel dọc đường, cũng hai giường. Sáng ra hắn tắm còn bà ta không tắm. Chắc ở vùng lạnh nên quen không tắm. Hay là nhà tắm bị hư nên lười tắm.


Lại lên đường trực chỉ Cali, hắn đã gọi mẹ hắn, chuẩn bị phòng cho khách vì sẽ đem bà ta về nhà, đợi đến ngày dọn vào cư xá sinh viên. Bây giờ hắn mới hiểu hoàn cảnh của Harry và Sally trong cuốn phim, hai người choảng nhau. Hắn chỉ muốn chuyến du hành chấm dứt sớm để trở lại cuộc đời độc thân vui tình của hắn. Chả hiểu tại sao hắn ngay dại tốn tiền bay qua bên này để gánh hoạ dùm cho tên chồng. Chắc hắn cũng Chán Mớ Đời với mụ vợ nên khuyến khích đi học luật để về cãi với hắn nhiều hơn.

Trên xe bà ta than nóng, hắn nói đây mát chớ đợi về Cali sẽ nóng lắm. Cuối cùng hắn lái xe về nhà, đem Vali của bà ta vào phòng dành cho khách. Vài ngày sau thì hắn chở bà ta đến cư xá sinh viên để nhận phòng. Vài tháng sau, chồng bà ta bay sang thăm. Hắn mời cả hai ăn cơm nhưng bà ta không chịu đến. Chỉ có ông chồng đến, hắn chở ông chồng đi viếng thăm miền nam Cali, cả hai hút xì gà này nọ, rất tương đắc. Ông chồng nói tôi với ông hợp nhau, hơn là với bà ta. Hắn chở ông chồng về cư xá rồi không bao giờ gặp lại cặp vợ chồng này nữa.

Viết theo lời kể của Alejandro Llamas, toastmaster trong bài diễn văn hôm nay. Rất vui.


Rút kinh nghiệm là muốn biết có hợp với người nào thì nên đi chơi xa một chuyến. Nếu bình yên vui vẻ với nhau thì người đó có thể lấy, sống với nhau cả đời. Ngược lại thì nên chia tay sớm bớt đau khổ. Mình nhớ có lần đi cắm trại với một cô ở Rhode Island thì Chán Mớ Đời. Xe hư, rồi cứ cãi nhau, kêu lái bên trái lái chậm lái nhanh bị cảnh sát chận lại, phạt vì cô nàng lái xe quá tốc độ nhưng mình phải trả tiền phạt. Rồi cô ta nghe ai, muốn đi tàu để xem mặt trời lặn, hoàng hôn trên biển. Mình đặt mua hai vé xịn, chỗ ngồi tốt, thức ăn ngon này nọ. Toàn là đồ biển. Tàu vừa ra khơi chưa thấy mặt trời lặn gì cả thì cô nàng đã làm một bãi trên áo của mình, nôn ói tận mật xanh. Thế là không gặp lại cô nàng nữa. Chỉ có đi chơi với đồng chí gái là vui vẻ từ đầu đến đuôi. Chồng lái xe, vợ đút đồ ăn. Tình kể gì. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thành phố nổi trên biển Venezia


Mình rất yêu thích Ý Đại Lợi, đã đi vòng quanh xứ này bằng quá giang xe nhiều lần, từ miền Bắc xuống mũi chân giày Sicilia, quê hương của Maàia rồi lên đến quê hương của La Camora. Có hai thành phố mình yêu thích nhất và đã trở lại đến 5 lần, thêm đồng chí gái cũng yêu thích hai thành phố này; Roma và Venezia. Venezia là thành phố đầu tiên của Ý Đại Lợi mà mình viếng. Khi xưa không biết bao nhiêu lần ngồi vẽ ở hai thành phố này. Năm ngoái về Ý Đại Lợi, ghé thăm gia đình anh bạn ở vùng Veneto, có đi lại Venezia. Chỉ cần lấy xe lửa thì 30 phút sau là đến Venezia, rồi đi bộ vòng vòng, đến chiều lấy xe lửa đi về lại. Mình có kể về lịch sử hình thành của La Mã. Hôm nay, kể sự hình thành của Venezia mà mình học khi xưa.

Venezia là một thành phố nổi, được xây trên biển, được thành lập cách đây đâu 1,604 năm về trước, sau khi đế chế la-mã tan rã. Làm sao thành phố này lại nổi trên biển từ 17 thế kỷ qua. Muốn hiểu phải tìm ở dưới nước để hiểu các chân móng của thành phố độc nhất trên thế giới vì các thành phố khác như Bruge, Colmar, Amsterdam tuy có nhiều con kênh nhưng không được xây dựng như Venezia.


Venezia là một kết hợp của 120 đảo nhỏ, nối kết bởi 177 con kênh và 391 chiếc cầu. Người ta cho rằng vào thế kỷ thứ 5, sau khi đế chế La-mã tan rã thì các đội quân ngoại quốc như Visigoth, quân của Attila,.. xâm chiếm, các người tỵ nạn bỏ chạy ra đến vùng này để thành lập thành phố này. Thật ra lúc ấy đảo Torcello đã có 20 ngàn dân cư sinh sống tại đây rồi đến thế kỷ 9, người dân dời đến đảo Rialto không hiểu nguyên do, chắc vì kinh tế, cũng có thể vùng Torcello không có thể xây thêm ra biển và người ta cần thêm đất để phát triển. Do đó thành phố phát triển ra biển. Người ta cho biết các dân cư vùng này đã đóng hơn 10 triệu cái cọc gỗ san sát nhau xuống sâu phần đất sét dưới biển, nhiều khi sâu đến 25 thước. Sau đó họ bồi bùn vào những khe trống của các cọc. Trên các cọc này họ, họ tạo sàn gỗ rồi xây các toà nhà bằng đá. Mình thắc mắc là nếu bằng gỗ, ngâm nước biển thì lâu ngày sẽ bị mục nhưng người ta giải thích là gốc cây được bùn bao bọc không có Oxygen nên không bị mục, ngược lại bị thạch hoá qua sự khoáng hoá. 


1604 năm sau, thành phố Venezia vẫn được chống trên các thân cây này. Cho thấy thời xưa người ta đã có kỹ thuật cao về xây cất dưới biển. Nghe nói thánh đường San Marco và cái tháp chuông to đùng được xây trên 100,000 cái cọc gỗ, và thánh đường Santa Maria  della Salute được xây trên 1 triệu cọc gỗ. Hay chiếc cầu danh tiếng Rialto mà ai đến đây đều phải chụp hình, có đến 12,000 cọc gỗ.

Người ta mới khám phá dưới chân của Kim Tự Tháp bên Ai Cập, được chống bởi các trụ sâu.

Tại sao thành phố này giàu có khi xưa. Lý do là vào thời trung cổ, Âu châu chìm trong giáo điều của giáo hội Vatican, thành phố này ở xa, dễ phòng ngự vì ở ngoài biển. Họ theo ngành ngoại thương thay vì buôn bán với các nước nhỏ trong vùng. 

Chỉ cần chở muối đi buôn bán trong vùng rồi chở đồ địa phương đem về bán đủ giàu 

Hệ thống các con kênh đã giúp thành phố này trở thành giàu có nhất thế kỷ 14 với 3,300 chiếc thuyền và 33,000 thủy thủ. Họ buôn bán đủ loại nhất là muối. Cơ thể chúng ta ai cũng cần muối nên thời đó vùng này đã biết làm muối để chở đi bán khắp nơi thua vì người Việt đi bán muối nghĩa là theo ông bà. 


Vấn nạn ngày nay của thành phố này là  mỗi năm bị lún độ 1-2 milimét xem như từ 16 thế kỷ qua đã lún xuống 1.82 mét. Kinh

Mình có theo dõi cách họ chống lại sự lún sâu này nhưng không ăn thì gì nên họ đoán độ 150 năm nữa là chìm luôn. Tây hay nói: viếng Venise rồi qua đời. Mấy bác còn chân đi thì nên đi viếng tránh mùa hè. Năm ngoái em đi tháng 10 mà du khách đông như quân nguyên. 

Đây hệ thống chống thủy triều của người ý nhưng không thành công vì đến nơi vẫn thấy ván để lót đường khi nước ngập. 

Mình có viếng Dubai, có một thành phố được xây trên biển nhưng nay thì được biết đang bị lún. Mỗi năm nghe đâu 2 cm. Kinh nên dân tình mua nhà ở đây tìm cách bán, và các hòn đảo khác dự tính xây, không có thằng ả rập nào mua nữa.

Thánh đường San Marco
Cầu than thở, nơi họ dẫn tù đi qua chỗ để hỏi cung
Kiến trúc Bizantine đến tuyệt đỉnh

Còn thành phố Bruge, nước BỈ rất đẹp cũng như Amsterdam của Hoà lan, hay Colmar của Pháp cũng dễ thương nhưng so với Venezia thì không thể so sánh. Kiến trúc quá đẹp, cho thấy khi xưa, dân ở đây giàu có thật sự mới xây cất như vậy.

Em định sẽ đi lại Venezia vào mùa đông vì họ có festival hoá trang rất đẹp. Thường em đi vào mùa Xuân, ít nóng và ít du khách nhưng nay thì các du thuyền lớn đổ bộ du khách vào mùa đông khá nhiều và Trieste gần đó. Thật ra năm ngoái về lại, không có đồng chí gái nên không thấy cảm xúc như ngày xưa. Chắc già hay nhớ vợ vì hai anh bạn đi với vợ còn mình thì lơ ngơ một mình. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đến Sydney 2025

 


Thành phố Sydney là nơi mình mơ ước viếng từ khi học kiến trúc. Lúc đó có hai tòa nhà ấn tượng nhất là nhà hát opera ở Sydney và trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris. Phải đến 50 năm sau mới dám nói bất đáo Sydney phi kiến trúc sư. Vấn đề là ngày nay mình bỏ nghề kiến trúc, làm nông dân bất đắc dĩ. 

Chuyến đi Úc này, mình chỉ đi viếng hai thành phố tiêu biểu và lớn nhất nhì của xứ kangooroo. Không ai chịu nhường ai nên cuối cùng họ bầu Canberra là thủ đô của xứ này nhưng về kinh tế thì hai thành phố này rất mạnh. Nhất là Sydney. 

Nói đúng hơn thì mình thích Sydney hơn vì văn hóa ở đây tương tự tiểu bang Cali. Dân chúng bận quần short, đi skateboard kiểu nam Cali. Phụ nữ Úc trung bình mình thấy cao hơn mỹ. Dân gốc Á châu cũng cao. Có người béo nhưng ít hơn người Mỹ. Giá cả thì đắt hơn bên Mỹ. 

Xuống phi trường xong, lấy Uber về khách sạn. Rất nhanh vì Uber nằm sẵn ngay phi trường. Họ nhắn tin, gửi mình cái mật mã để đưa cho người lái xe Uber. Họ bấm số mật mã của mình vào máy của họ để được trả tiền. Xe vào trung tâm thành phố, nhận thấy tính sinh động của thành phố to lớn không thua gì các thành phố như New York, Los Angeles, Seattle,..nhưng sạch sẽ hơn, kiến trúc của họ khá đẹp, cũng ảnh hưởng deconstruction nhưng với phong cách khác.


Có người địa phương quen đến khách sạn dẫn đi chụp hình bên ngoài nhà hát opera. Còn phía trong thì phải mua vé để hướng dẫn viên đưa đi xem, phải mua vé. Đợi hôm nào thư thả mua vé vào xem. Sau đó đi vòng vòng đến khu Việt Nam ăn cơm. Đi đâu rồi cũng phải ghé khu người Việt sinh sống để xem cho biết hoạt động của người Việt tại địa phương. Nghe nói có 3 khu vực người Việt sinh sống. Một chỗ là Cabramatta và một chỗ là Bankstown mà mình đã viếng còn khu đông người Việt đến từ miền bắc Marrickville không có thì giờ. Chỗ Bankstown thì cách sinh hoạt chợ búa như tại Việt Nam, khác với Cali. Có ghé lại tượng đài thuyền nhân có treo cờ Việt Nam Cộng Hoà. Chắc phiá khu vực người bắc di dân thì chắc không có vụ này.

Hôm sau theo chương trình, do người bạn xếp đặt trước đi viếng sở thú xem kangooroo và koola thêm viếng khu rừng núi xanh và ba chị em. Xe đón gần khách sạn, chạy đứ đừ từ 7:30 sáng đến 6 giờ chiều mới về lại Sydney. Nói chung thì đẹp nhưng nếu so sánh với các công viên quốc gia tại Hoa Kỳ thì khó so sánh vì quang cảnh Hoa Kỳ quá hùng vĩ. Đồng chí gái được dịp cho kangooroo và Koola ăn. Cô nàng tiếc là không thấy kangooroo lớn hơn. Phải công nhận hệ thống vệ sinh của xứ này quá hay, chỗ nào cũng có nhà vệ sinh.


Hôm sau hai vợ chồng bò ra nhà hát opera và xem bên trong. Họ đưa cho ống nghe và cái máy để nghe phát âm, chỉ dẫn. Khám phá ra mái nhà có trên 1 triệu tấm gạch men được lót để che nắng mưa. Hàng năm họ cho người leo lên để xem xét từng miếng gạch để xem hư hay không để thay. Cấu trúc rất hay bằng bê tông. Có đâu 4 phòng để nghe nhạc kịch và một phòng nghe nhạc âm hưởng. Đẹp nhất là khi vãn hát thì có thể ra ngồi uống nước hay ăn nhìn ra hải cảng. Có lẻ nhà hát opera đẹp nhất mà mình có dịp vào. Nếu ai đi Sydney thì nên đặt trước xem kịch hay nghe nhạc. Hàng năm có đến 2,000 vỡ kịch và chơi nhạc. Hệ thống âm thanh được dùng gỗ quý của Úc đại lợi mới được trùng tu cách đây 3 năm. 


Sau đó ghé sang khu mới được trùng tu Barangaroo rất đẹp và thành công trong thiết kế đô thị. Buồn đời hai vợ chạy vào casino Crown Sydney thấy có tiệm ăn. Họ cho biết có buffet nên hai vợ chồng bò vào. May quá có chỗ nên ăn mệt thở. Rất ngon. Có lẻ ngon hơn cả las Vegas. Tối về mụ vợ vẫn thèm nên đặt chỗ cho tối mai. Nhưng phải trả tiền trước. Xứ này cái gì cũng trả tiền trước. 

Lần đầu tiên mình thấy họ làm cái đồ chống rác xuống mương để hứng nước mưa rất đẹp và phụ nữ không bị lọt gót giày cao gót. 

Sáng hôm sau ghé khu Queen Victoria, tương tự như Harrods’ ở Luân đôn, các gian hàng sang trọng cũng như các phòng uống trà cực sang trọng. Hai vợ chồng chỉ chụp hình rồi lấy xe lửa đi Bankstown, để thăm người dì bà con mà trên 51 năm từ ngày đi tây đến giờ không gặp, chỉ liên lạc qua điện thoại và nhắn tin.


Mình thấy hệ thống xe lửa và xe điện của thành phố này rất hay. Muốn vào bến tàu của xe lửa thì từ ngoài đi vào, lấy thẻ tín dụng hay applepay rà một cái thì cửa tự động mở để đi qua. Khi đi ra thì lấy thẻ tín dụng đã rà khi vào để rà thì cửa tự động mở và đi qua. Lúc đó họ mới tính tiền cuốc xe. Mình dùng Rio2me.com để xem đi xe lửa ra sao. Rất tiện. Lên xe hai vợ chồng lo lướt mạng nên quên xuống trạm để đổi nên phải chạy lại mất thêm 30 phút. Ngoài ra có cô du học sinh hổ trợ, nhắn tin đổi bến nào. Lúc về thì hết dám xem mạng. Ngồi xem quang cảnh bên đường. Tương tự như Anh quốc, chỉ khác là có ánh nắng thay vì mưa hoài. Có người cho biết hệ thống này đã được Hongkong sử dụng từ lâu. Mình đến Hongkong chỉ đi taxi nên không biết. Năm ngoái về Paris mới đi Métro lại, so sánh hai hệ thống.

Đồng chí gái kêu đầu năm được đi chơi ăn uống ngon lành nên hy vọng cả năm sẽ được như vậy. Thế là hai vợ chồng bò vào tiệm ăn Epicurean ăn lần chót vì mai sáng đã phải ra phi trường bay về Hoa Kỳ. Chấm dứt 4 tuần lễ lang bạt kỳ hồ. Phải bán bơ để tiếp tục đi chơi. 


Thế là mình đã thỏa mãn giấc mơ viếng Sydney opera, một công trình rất đẹp và thành công về văn hóa và kinh tế. Hình ảnh khi nghe nói đến xứ kangooroo và gặp lại người dì bà con khi xưa ở Đà Lạt. 


Tháng 6 này thì cả gia đình đi chơi hàng năm tại Tajikistan. 


Có ai hỏi mình là bờ lốc đạt trên 1 triệu lượt đọc, gú gồ có trả tiền không. Gú Gồ có hỏi mình muốn quảng cáo để kiếm tiền khi họ quảng cáo. Mỗi lần mình đọc trên mạng hay bị dính quảng cáo nên thôi, không muốn những ai theo dõi phải bị bắn quảng cáo. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn

Lượm lặt trên đường

 Lượm trên đường 

Mình thấy có nhiều điều lạ ở xứ Tân Tây Lan nên ghi lại đây:

Xứ nổi tiếng là có chim Kiwi, khi đến nơi thì được biết loại chim này thuộc giống hiếm, có nguy cơ bị tuyệt giống nên họ nuôi trong chuồng, cho đẻ trứng rồi thả vào thiên nhiên. Chắc thịt ngon nên mấy con thú khác hay bắt ăn thịt. Hơn 60% trứng chim này không nở cũng như con người, mỗi cặp vợ chồng cần 2.1 con nít mới quân bình dân số. 

Tại đây thấy họ treo cờ LGBT khắp nơi, thấy đồng tính đủ loại sắc tộc đi vòng vòng nên không biết giống chim kiwi có bị đồng tính hay chuyển giới hay không nên trở thành hiếm. Mình sẽ xin tiền của USAID để chuyển giới tính cho chim kiwi. Loại chim này sống về đêm như chim cú hay dơi. Bay mấy ngàn dặm để thấy được hai con chim kiwi trong chuồng tối đen tối mù. Chán Mớ Đời 

Dân đây nói giọng lợ lợ với người Anh quốc. Có nhiều người nói rất khó hiểu nhưng từ từ quen nơi hiểu được như ông tài xế chở hai vợ chồng đi tham quan mấy chỗ ở miền nam. 


Xăng ở xứ này giá gấp đôi cali. Hèn gì đời sống mắc mỏ. Trên $8/gallon


Điểm nhấn là hôm qua trên đường về Auckland, mót tè nên mình nói ông tài xế ghé chỗ nào để xả xú bắp. Ông ta ra xa lộ chạy đến một thị trấn nào đó, bên đường có căn nhà nhỏ làm bằng nhôm oxydable, nhảy xuống đến bấm cái nút thì cửa mở đi vào nhấn cái nút thì có tiếng nói cửa đã khóa rồi kêu ông bà có 10 phút tối đa để làm phận sự. Sau đó nhạc nổi lên nhẹ nhàng loại baroque. Xong xuôi rửa tay bấm nút thì cửa tự động mở. Miễn phí. Pha cho tổng thống macron sang đây đi tè chỗ này để pháp bắt chước thiết bị ở bên Tây. 

Du lịch ở Tân Tây Lan rất bài bản nhất là họ xây dựng nhà vệ sinh khắp nơi và sạch sẽ. Ngay vào tiệm ăn tàu thấy sạch. Lần đầu tiên vào nhà ăn tàu trên thế giới mà thấy cầu tiêu tương đối sạch. 

Nhà vệ sinh được thiết kế đàng hoàng
Cửa mở hé, đến bấm nút
Phía trong là cho người khuyết tật luôn

Chạy xe ngoài Auckland thì thấy đa số là nhà tiền chế, nhỏ gọn và rẻ vì nhà xây rất đắt. Họ cho biết từ khi COVID thì lạm phát, nhà cửa lên như điên. 

Thịt bò ở đây rất mềm và nhiều omega 3 vì được nuôi tự nhiên, ăn cỏ trên các cánh đồng. Phong cảnh các cánh đồng xanh khiến mình nhớ đến xứ Ái nhỉ Lan. 

Từ ngày rời New York nay mpowis thấy lại tiệm Comme des Garcons

Xứ này theo chủ nghĩa thức tĩnh nên bao dung về giới tính đủ trò. Đi ngoài đường thấy người đồng tính, chuyến giới khá đông. Cờ LGBT khắp nơi. Đặc biệt người trẻ lai khá đông nhất là á châu và da trắng. Thấy nhiều cô gốc Á đông đi với mấy ông già da trắng. Chắc về hưu, ly dị về á châu kiếm một cô về hầu hạ thay vì suốt đời hầu mụ vợ da trắng với nữ quyển hay chủ nghĩa thức tĩnh. 

Vẫn thấy da trắng ăn uống trong các tiệm sang trọng và dân thiểu số phục vụ. Nay xứ này hạn chế di dân so với thập niên trước. 

Xứ này theo chính sách bảo vệ môi trường. Có ba loại thùng rác: xanh cho giấy, đỏ cho rác, vàng cho nhựa. Họ muốn sử dụng ít nhựa nên ai mua đồ cần cái bị nylon thì trả thêm $2 trong khi ở Cali chỉ trả thêm 10 xu. Thấy trả 2 đô thì thiên hạ kẹo như mình phải suy nghĩ thay vì xách cái bị hay bỏ vào ba lô. 

Thức ăn nhanh của Mỹ rất được ưa chuộng Tại xứ này. Đi đâu cũng thấy MacDonalds, KFC, Taco Bell, không nói nói chuyện với dân bản xứ nên không biết họ nghĩ thế nào về người Mỹ. Chắc chắn đa số ghét ông Trump. 


Họ có chương trình ca nhạc của người bản địa nhưng mình chán mấy vụ này rồi nên không đi xem. Mình nghĩ họ bựa ra để kiếm tiền của du khách chớ chả có văn hóa gì cả. Ngày nay muốn xem thì lên du tu be xem có hết. 

Ở quan thuế khi nhập cảnh họ rất gắt gao, kiểm soát những thức ăn, cây cối đem vào nước họ nên cần khai báo cho chắc ăn. 

Mình thấy có cái điện thoại công cộng cho người khuyết tật nhưng trả tiền bằng thẻ tín dụng thay vì bạc cắc như khi xưa. 

Nói chung xứ này hiền hòa không lạnh lắm về mùa đông, sống có vẻ êm đềm cho người gốc á châu. Không biết có đối chọi giữa các sắc tộc hay không. Không nói chuyện với người bản xứ nhiều nên chưa có nắm rõ nội tình. Đa số sống về cảnh nông xuất cảng trái cây, lúa thóc sữa thịt bò thịt trừu và len. Họ có mở một nhà máy nhuộm lông cừu của họ tại Đà Lạt để tránh ô nhiễm môi trường ở xứ họ. Chán Mớ Đời 


Hôm nay ra phi trường thì thấy hai cách bán vé máy bay. Mình check-in ở khách sạn không được, Qantas kêu ra phi trường. Ra phi trường thì họ kêu máy bay đầy, kêu đi chuyến sau. Mình đồng ý với điều kiện cho vào lounge.  Mình có thẻ AE nên có thể vào lounge nhưng muốn xem lounge của Qantas. Họ đồng ý cho vào lounge Qantas với lên máy bay trước như vé thương gia.  Đang đứng thì có tên hành khách Mỹ chạy lại kêu không Hiểu vì American airline huỷ phân nữa các chuyến bay. Chắc máy bay không đầy nên American airline dồn lại chuyến sau nên phải bay về Mỹ qua ngã san Francisco rồi phải đổi đủ trò. Trong khi Qantas cho bán vé líp ba ga. Ở mỹ thì luật cấm bán kiểu này nên hay bị hủy chuyến bay. Hy vọng đến nơi. Nói chung chuyến đi này khởi hành hơi vội vàng nên cũng có nhiều trục trặc. 

Chào Tân tây Lan


Khi qua cửa quan thuế thì máy scan không được vé của hai vợ chồng khiến họ phải mở cửa cho qua nên khi vào lounge mình hỏi nếu được In lại cho mình Boarding pass thì họ scan được. Hai vợ chồng ngồi uống nước tính chút nữa đi lấy đồ ăn. Đùng một cái nghe báo là chuyến bay Qantas mà mình trên nguyên tắc bay kêu mọi người ra cổng. Buồn đời mình xem lại thì thấy boarding Pass cho chuyến bay này thay vì chuyến sau nên chạy ra hỏi lại. Họ xem máy và kêu đúng là chuyến bay của mình thế là phải chạy nữa. Mụ vợ thì lo mất áo dài mua ở Việt Nam vì không biết vali sẽ bay cùng chuyến bay hay chuyến sau nên cứ rào rào. Chán Mớ Đời đi thích đem theo vali nhỏ nhưng mụ vợ mua đồ tùm lum nên phải gửi Vali to mua ở Sàigòn. Hy vọng chuyến này sẽ giúp mụ không nữa đồ khi đi chơi để khỏi thất lạc hành lý. 

Lên máy bay còn lo sợ có ai trùng ghế đến khi máy bay đóng cửa mới yên tâm. Giờ không biết đến Sydney có lấy được Vali hay không. Thôi thì tới đâu hay tới đó. Cùng lắm đến chỗ thất lạc hành lý đưa địa chỉ khách sạn cho họ đem lại. 

Mình quên xem tin nhắn của Expedia, có báo cho hay chuyến bay đổi. Tới phi trường, có hành lý hết. Hú vía


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn