Trung Cộng và cuộc chiến thuế quan 2025


Mình hay theo dõi các podcast của người Tàu tại Hoa Kỳ, và Úc Đại Lợi nhất là các cựu du học sinh ở lại sau vụ Thiên An Môn. Để biết thêm tin tức về Trung Cộng qua các nhà đối lập ở hải ngoại. Qua những tin tức của nhóm mới hiểu những gì chúng ta biết về Trung Cộng thật sự không phải vậy mà do sự tuyên truyền. Cũng phải dè chừng vì có thể Trung Cộng cài người để thu toán dân phản động gốc tàu ở Hải ngoại. 


Được biết là sau vụ cách mạng văn hoá của Mao thị, các lính tráng cán bộ về lại thành phố thì nông dân quá chán ngáng vụ này nên họ từ từ tạo dựng một nền kinh tế chui. Từ đó Đặng Tiểu BÌnh sử dụng hệ thống này để mở mang kinh tế Trung Cộng. Chớ không phải ông ta đột phá tư duy gì cả. Ông ta là một hoàng đế sau Mao Má Má.

Mình bắt đầu hiểu Trung Cộng bị bao vây bởi các nước tư bản theo chế độ dân chủ như Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn nên họ đã bất chấp ký kết với Anh quốc, đã đàn áp Hương Cảng, hết còn tự do dân chủ. Trung Cộng vẫn là chế độ cộng sản và họ luôn luôn lo sợ bị loại trừ như Liên Sô mà tìm cách đàn áp để tồn tại.


Tại sao Trung Cộng chơi cha thiên hạ làm vùng biển Đông là lưỡi bò của họ. Họ cho xây dựng tại các đảo chiếm của Việt Nam Cộng Hoà, Phi luật Tân,… các phi trường quân sự, căn cứ quân sự,… vấn đề là ngày nay các hòn đảo, căn cứ quân sự nhân tạo này bắt đầu bị lún. Chúng ta thừa biết nền xây dựng của người Tàu là đồ hàng mả. Một nhà chọc trời 30 tầng ở Vọng Các, cách Miến Điện hơn 1,000 cây số bị xụp trong khi các cơ sở khác chả động đậy. Thậm chí ở xứ họ cũng được xây dựng theo kiểu đậu hủ mà thủ tướng của họ tự hỏi tại sao xây dựng như thế này. Vì nhanh chóng lập thành tích và ăn gian hối lộ. Những gì chúng ta thấy họ xây dựng nhanh chóng tại Trung Cộng khó mà đứng vững lâu ngày. Bạo phát bạo tàn.


Ông ta kể năm 2019, có trở về đại học bên Trung Cộng nơi ông ta đã giảng dạy để kỷ niệm vụ đại học này được 100 năm hay chi đó. Ông ta nhận thấy Trung Cộng rất thay đổi. Các hạ tầng cơ sở được xây dựng cho những người sống tại thành thị nhưng một khi ra khỏi thị thành thì chỉ còn đường đất như xưa. Có hai loại Trung Cộng: thôn quê và thành thị. Những người thôn quê nuôi sống dân thành thị.


Trung Cộng xây dựng hình ảnh nên chúng ta thấy biết bao nhiêu thành phố ma, bỏ hoang không ai ở. Trung Cộng muốn người Tàu vào đó ở nhưng quá đắt. Không ai có thể trả nổi. Không lẻ trở lại lối xưa, cung cấp miễn phí cho người dân.


Điển hình là vụ Thiên an Môn, năm 1989. Sự thật là lạm phát gia tăng hơn 50% khiến dân tình ở thôn quê bức xúc, nổi loạn. Chúng ta chỉ thấy hình ảnh 100,000 lính tàu bắn chết đâu 2,000 người tại Thiên An Môn. Điểm hay là cả thế giới xem vụ này trực tiếp. Các người ở thôn quê của Trung Cộng được xem đồng thời các nước đông Âu và Liên Xô cũng đặt câu hỏi, có nên sử dụng biện pháp của người Tàu cộng sản để áp dụng với dân của họ. Câu trả lời là không nên đưa đến các phong trào chống đối ở Đông Âu khiến bức tường Bá Linh bị xụp đỗ và Khối Liên Xô tan theo mây khói. Cho thấy người cộng sản Âu châu ít ra còn có chút nhân bản trong người và lý trí để hiểu họ đã sai và cần thay đổi, không bám vào quyền lực như anh ba tàu. 


Có ông giáo sư người Hoà Lan, từng dạy trại Trung Cộng và làm việc tại Hương Cảng, tên Frank Dikötter co viết nhiều cuốn sách về Trung Cộng nhưng mình chỉ có đọc được China After Mao: The Rise of a Superpower(2022). Khá hay. Ông ta giải thích Trung Cộng là một đế chế, thừa hưởng đế chế này từ Nhà Thanh tương tự Đảng cộng sản Nga cũng thừa hưởng đế chế từ Sa Hoàng. Do đó Trung Cộng bằng mọi cách tìm cách củng cố sự tồn tại của họ, để không rơi vào trường hợp đế chế Liên Xô tan rã. Mình tóm tắc sau đây cuốn sách. Ai buồn đời nên tìm đọc cuốn này. Lý do lịch sử tàu rất liên quan đến Việt Nam. Việt Nam trong suốt bao nhiêu năm đều rập theo khuôn của người Tàu.


Frank Dikötter, một nhà sử học người Hoà Lan và thành viên gần đây tại Viện Hoover, một think tank bảo thủ, lập luận trong cuốn Trung Quốc sau Mao: Sự trỗi dậy của một siêu cường (2022) cho rằng vị thế siêu cường của Trung Quốc bị phóng đại do những điểm yếu nội tại nghiêm trọng, bất chấp các tiến bộ kinh tế và quân sự. 


Dikötter cho rằng hình ảnh siêu cường của Trung Quốc là một ảo ảnh được xây dựng cẩn thận, che giấu những điểm yếu hệ thống. Ông ví Trung Quốc như “một con tàu chở dầu trông ấn tượng từ xa, nhưng bên dưới boong, các thủy thủ đang tuyệt vọng bơm nước và vá lỗ để giữ tàu nổi.” Hàng ngày mình thấy tin tức từ Trung Cộng cho hay họ chế cái này phát minh cái kia khiến mình thất kinh. Nghe nói họ đêm Drone qua Việt Nam để phóng lên trời cho người Việt xem nhưng không may bị ma trơi làm sao rụng hết xuống sông Sàigòn.

•  Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng tuyên truyền để thể hiện sự thống nhất và tiến bộ, kiểm soát thông tin để thổi phồng thành tựu và đàn áp bất đồng. Ví dụ, trong Cách mạng Văn hóa (1966–1976), truyền thông nhà nước miêu tả Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, dù nạn đói và hỗn loạn lan rộng. Sau Mao, kiểm soát này vẫn tiếp diễn với internet bị kiểm duyệt (Tường lửa Vĩ đại) và truyền thông nhà nước định hình câu chuyện. Mình nghe có bờ lốc cho biết ngày nay thiên hạ vượt tường lửa rất nhiều. Để tìm tài liệu ở ngoại quốc. Về Việt Nam thì đánh chữ BBC là tắt ngúm dù đài này được xem là thiên tả. Có vài cá nhân sẵn sàng chết, treo biểu ngữ kêu gọi dân chủ, tự do trên mấy thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải.


Ông Dikötter trích dẫn tài liệu lưu trữ cho thấy các quan chức địa phương giả mạo dữ liệu kinh tế và xã hội để đáp ứng mục tiêu của chính quyền trung ương, tạo ra bức tranh sai lệch về tiến bộ. Chẳng hạn, thời Đặng Tiểu Bình, số liệu sản lượng nông nghiệp bị thổi phồng che giấu nghèo đói ở nông thôn.


Tuyên truyền toàn cầu, như Viện Khổng Tử và quảng bá Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), khuếch đại hình ảnh Trung Quốc như một siêu cường nhân từ, nhưng ông Dikötter cho rằng điều này che giấu sự bất mãn trong nước và sự mong manh kinh tế. Mình có xem nhiều phim tài liệu nghiên cứu về thế hệ trẻ ngày nay khiến Đảng cộgn sản Trung Cộng lo sợ. Giới trẻ không muốn làm ăn, có phong trào ù lì, không thèm hăng say sản xuất lao động làm giàu. Thêm ngày nay có đen s30% sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp.


Thế vận hội Bắc Kinh 2008 là màn trình diễn toàn cầu về sự hiện đại của Trung Quốc, nhưng sự kiện này che giấu việc cưỡng chế di dời và đàn áp các cuộc biểu tình, cho thấy ĐCSTQ ưu tiên hình ảnh hơn thực chất. Nghe nói đạo diễn Steven Spielberg được mời để tạo dựng buổi khai mạc nhưng bị cấm cản đủ trò nên ông ta từ chối. 


Dikötter nhấn mạnh rằng ảo ảnh này không chỉ đánh lừa phương Tây mà cả chính ĐCSTQ, khi các lãnh đạo dựa vào dữ liệu bị thao túng, dẫn đến sai lầm chính sách. Cái này thì có lẻ đúng. Chính ta có thể nói dối với thiên hạ nhưng cá nhân không thể nào tự nói láo.


Mình tính đi du lịch lại Trung Cộng sau 16 năm nhưng có ông Mỹ từng làm cho tòa đại sứ ở Việt Nam và Trung Cộng kêu không nên. Nguy hiểm cho du khách mỹ. 20 năm về trước thì được còn nay thì người Tàu không ưa người Mỹ. 

Sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc ấn tượng nhưng được xây dựng trên nền tảng không ổn định, với ngân hàng ngầm, bất bình đẳng, và thách thức nhân khẩu học đe dọa sự ổn định dài hạn.

•  Tăng trưởng kinh tế: Các cải cách sau năm 1978 dưới thời Đặng Tiểu Bình đưa Trung Quốc từ nền kinh tế lớn thứ 126 lên thứ hai thế giới về GDP danh nghĩa (hơn 18 nghìn tỷ USD năm 2023). Các Khu kinh tế đặc biệt (SEZs) như Thâm Quyến thu hút đầu tư nước ngoài, và chính sách thị trường thúc đẩy sản xuất.

•  Điểm yếu ẩn giấu:

•  Ngân hàng ngầm: Đến năm 2022, các khoản vay không được kiểm soát ước tính 10 nghìn tỷ USD nợ, thúc đẩy tăng trưởng nhưng gây rủi ro bất ổn tài chính.

•  Bất bình đẳng: Hệ số Gini (đo lường bất bình đẳng thu nhập) tăng từ 0,30 năm 1980 lên 0,47 năm 2018, với giới tinh hoa ven biển thịnh vượng trong khi nông thôn tụt hậu.

•  Khủng hoảng nhân khẩu học: Chính sách một con (1979–2015) tạo ra dân số lão hóa. Đến năm 2100, gần 50% dân số Trung Quốc sẽ trên 65 tuổi (ước tính của Liên Hợp Quốc), gây áp lực lên lương hưu và thị trường lao động. Năm 2023, dân số Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong sáu thập kỷ. 1 người đi làm để nuôi một người về hưu?

•  Dữ liệu bị thao túng: Tài liệu lưu trữ từ Trung Quốc sau Mao cho thấy số liệu GDP thường bị thổi phồng. Ví dụ, tỉnh Liêu Ninh thừa nhận năm 2017 đã giả mạo dữ liệu kinh tế trong nhiều năm.

•  Xu hướng gần đây: Tăng trưởng giảm xuống 3% năm 2022 (sau phong tỏa COVID) và 5,2% năm 2023, dưới mức 6–8% cần thiết để duy trì việc làm và trả nợ. Khủng hoảng bất động sản (như nợ 300 tỷ USD của Evergrande) phơi bày tăng trưởng quá đà.

•  Ví dụ: BRI, thường được ca ngợi là biểu tượng của bá quyền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, bao gồm các khoản vay cho các nước đang phát triển mà nhiều quốc gia không thể trả (như cảng Hambantota của Sri Lanka), tạo ra bẫy nợ hơn là quan hệ đối tác bền vững.

•  ông Dikötter lập luận rằng tăng trưởng của Trung Quốc dựa vào lao động giá rẻ và quy định lỏng lẻo, những lợi thế hiện đang suy giảm khi lương tăng và chuỗi cung ứng toàn cầu đa dạng hóa. Nay với thuế quan, Ấn độ và các nước khác sẽ nhảy vào thay thế. người Tàu có thể ra đi nhưng máy móc, nhà sản xuất không thể do đó các công ty lớn sẽ đầu tư vào các nước khác. 


 Đàn áp chính trị và nỗi sợ hãi hệ thống

•  Lập luận cốt lõi: Hệ thống chính trị Trung Quốc là một đế chế mong manh được duy trì bằng đàn áp, tuyên truyền, và sự hoang tưởng, không có khả năng thích nghi cần thiết cho vị thế siêu cường thực sự.

•  Kiểm soát của ĐCSTQ: Quyền lực độc quyền của ĐCSTQ, được quy định trong Điều 1 Hiến pháp Trung Quốc, loại bỏ đa nguyên chính trị. Sau Mao, các cải cách của Đặng Tiểu Bình tự do hóa thị trường nhưng không mở rộng chính trị, như được thấy trong vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, nơi hàng trăm (có thể hàng nghìn) người bị giết để dập tắt đòi hỏi dân chủ.


•  Giám sát hàng loạt (như hệ thống tín dụng xã hội, theo dõi 1,4 tỷ dân).

•  Kiểm duyệt bất đồng ý kiến (như giam giữ các nhà hoạt động như Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel).

•  Đàn áp các nhóm như Pháp Luân Công và người Hồi giáo Uyghur, với hơn 1 triệu người bị giam trong các trại ở Tân Cương (ước tính của Liên Hợp Quốc).

•  ĐCSTQ sợ “diễn biến hòa bình” (tự do hóa kiểu phương Tây) và chính người dân của mình. Tài liệu lưu trữ cho thấy nỗi ám ảnh của Đặng Tiểu Bình về việc ngăn chặn sự sụp đổ kiểu Liên Xô, dẫn đến kiểm soát tư tưởng chặt chẽ hơn dưới thời Tập Cận Bình.

•  Dikötter bác bỏ hình ảnh Tập Cận Bình như một lãnh đạo đổi mới, miêu tả ông là một ứng viên thỏa hiệp được chọn năm 2012 vì thiếu quan điểm mạnh mẽ, giúp sự thống nhất của đảng. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập, dù được ủng hộ, chủ yếu nhắm vào đối thủ, củng cố quyền lực.

•  Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông năm 2019–2020, do dự luật dẫn độ kích động, dẫn đến hơn 10.000 vụ bắt giữ, cho thấy ĐCSTQ không khoan nhượng với quyền tự trị bất chấp các thỏa thuận quốc tế.

•  Dikötter so sánh Trung Quốc với Liên Xô, lưu ý rằng sự cứng nhắc chính trị tạo ra tính dễ vỡ, vì ĐCSTQ không thể cải cách mà không đe dọa chính sự tồn tại của mình.


•  Quân đội Trung Quốc, dù lớn, thiếu kinh nghiệm chiến đấu và đối mặt với thách thức hậu cần, khiến người ta nghi ngờ về tư cách siêu cường của nước này. Lần cuối đánh trận năm 1979 ở biên giới Việt Hoa te tua. Bị bộ đội Hà Nội đánh te tua dù không phải các sư đoàn chính quy.


• Ngân sách quốc phòng Trung Quốc (292 tỷ USD năm 2023) chỉ đứng sau Mỹ, với tiến bộ trong tên lửa siêu thanh, hàng không mẫu hạm, và chiến tranh mạng.


•  Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) không tham gia xung đột lớn kể từ Chiến tranh Trung-Việt năm 1979, một trận chiến tốn kém và bế tắc. Hình như 1989 cũng có xung đột với Việt Nam nhưng ít ai nói đến.

•  Các chiến dịch phức tạp như xâm lược Đài Loan đòi hỏi khả năng đổ bộ và hậu cần chưa được kiểm chứng. Mình đọc đâu đó là gia đình người Tàu chỉ có một con nhất là con trai thì không ai muốn con mình đi lính, đánh giặc chết.

•  Các vụ bê bối tham nhũng (như sĩ quan PLA bán thăng chức) làm suy yếu sự sẵn sàng.

• Không như Mỹ, Trung Quốc thiếu mạng lưới căn cứ toàn cầu, hạn chế khả năng phát triển sức mạnh. Các cảng BRI (như Gwadar, Pakistan) mang tính thương mại, không phải quân sự.

•  Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan năm 2022–2023 gây đe dọa nhưng bộc lộ khoảng cách trong hoạt động chung và chuỗi cung ứng, theo báo cáo của Ngũ Giác Đài.

•  Dikötter đặt câu hỏi liệu các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc có đáng tin cậy, cho rằng chúng phục vụ tuyên truyền trong nước hơn là chiến lược thực tế.


•  Hệ thống chính trị dễ vỡ và kiểm soát quá tập trung của Trung Quốc phản ánh những điểm yếu của Liên Xô, có nguy cơ suy giảm lâu dài.

• Giống Liên Xô, Trung Quốc dựa vào hệ thống một đảng, tuyên truyền nhà nước, và kế hoạch kinh tế. Việc ĐCSTQ từ chối cải cách chính trị tương tự như thất bại của Gorbachev với perestroika.

• Tích hợp thị trường và thương mại toàn cầu của Trung Quốc (như 17% xuất khẩu thế giới năm 2022) khiến nước này ít bị cô lập hơn Liên Xô. Tuy nhiên, Dikötter cho rằng tích hợp này tạo ra các phụ thuộc mới (như công nghệ phương Tây).

•  cuốn Trung Quốc sau Mao tiết lộ các lãnh đạo ĐCSTQ nghiên cứu sự sụp đổ của Liên Xô để tránh các cạm bẫy tương tự, nhưng giải pháp của họ—kiểm soát chặt chẽ hơn—làm gia tăng sự cứng nhắc.

•  Phản ứng của ĐCSTQ với COVID-19 (chính sách zero-COVID) cho thấy sự vượt quá tập trung, với các đợt phong tỏa gây gián đoạn kinh tế và bất ổn công chúng (như biểu tình ở Thượng Hải năm 2022).

• Dikötter lên tiếng rằng việc Trung Quốc từ chối tự do hóa chính trị có thể dẫn đến sự tan rã kiểu Liên Xô nếu tăng trưởng kinh tế chững lại. Lúc đó lại thấy mấy chục nước mới ra đời như khi Liên Xô tan rã.


• Phương Tây đánh giá quá cao sức mạnh của Trung Quốc do “ảo tưởng phản chiếu,” giả định Trung Quốc có động cơ giống phương Tây, trong khi đánh giá thấp nỗi sợ hãi nội tại của nước này.


•  Sau năm 1979, các lãnh đạo phương Tây (như Nixon, Clinton) tin rằng thương mại sẽ dân chủ hóa Trung Quốc, bỏ qua các tài liệu lưu trữ ĐCSTQ cho thấy sự thù địch với tự do hóa.

• Các nhà phân tích phương Tây thường chấp nhận GDP và chi tiêu quân sự của Trung Quốc theo giá trị bề mặt, bỏ qua dữ liệu giả mạo và kém hiệu quả. Sai lầm này thúc đẩy các chính sách như hợp tác thay vì kiềm chế, có thể khuyến khích hành động hung hăng của Trung Quốc (như quân sự hóa Biển Đông).

•  Sự ngạc nhiên của phương Tây trước chiến dịch đàn áp luật sư năm 2015 của Trung Quốc (Chiến dịch 709) phản ánh sự thiếu hiểu biết về nỗi sợ của ĐCSTQ đối với xã hội dân sự.

• Dikötter gọi đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất kể từ chính sách xoa dịu thập niên 1930, kêu gọi đánh giá lại khả năng và ý định của Trung Quốc.


•  Các nhà phê bình cho rằng vị thế siêu cường không đòi hỏi tự do chính trị hay hoàn hảo kinh tế. Trung Quốc có:

•  Ảnh hưởng kinh tế (quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, 4,6 nghìn tỷ USD xuất khẩu năm 2022).

•  Thống trị khu vực (như yêu sách Biển Đông).

•  Tiến bộ công nghệ (như dẫn đầu 5G qua Huawei) thể hiện sức mạnh đáng kể.

•  Thảo luận trên Reddit (r/geopolitics, 2023) lưu ý rằng khả năng định hình thị trường toàn cầu của Trung Quốc (như khoáng sản đất hiếm) và quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc đủ để coi là siêu cường, dù không phải bá quyền như Mỹ

•  Tiềm năng quân sự: Dù chưa được kiểm chứng, hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc (như chiến đấu cơ tàng hình J-20, tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D) tạo ra mối đe dọa đáng kể, theo phân tích của RAND Corporation. Xung đột Đài Loan, dù rủi ro, có thể tận dụng lợi thế gần gũi địa lý của Trung Quốc.

•  Khả năng phục hồi kinh tế: Một số nhà kinh tế (như Yukon Huang) cho rằng nợ của Trung Quốc có thể quản lý được, vì phần lớn là nội địa và do nhà nước kiểm soát. Chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng có thể bù đắp thách thức nhân khẩu học.

•  Thiên vị của Dikötter: Các nhà phê bình như Felix Wemheuer (China Quarterly, 2014) cho rằng trọng tâm của Dikötter vào thất bại của ĐCSTQ đơn giản hóa lịch sử, bỏ qua sự ủng hộ cơ sở cho cải cách và các biến thể khu vực. Việc dựa vào giai thoại (như câu chuyện lưu trữ cá nhân) có thể làm sai lệch xu hướng lớn hơn.

Bối cảnh bổ sung từ Trung Quốc sau Mao

•  Tài liệu lưu trữ: Cuốn sách sử dụng hơn 600 tài liệu từ các kho lưu trữ cấp tỉnh và trung ương, tiết lộ:

•  Sự thực dụng tàn nhẫn của Đặng Tiểu Bình, ưu tiên ổn định hơn ý thức hệ (như phê chuẩn đàn áp Thiên An Môn).

•  Các cuộc tranh luận nội bộ ĐCSTQ về cải cách, với các phe bảo thủ chống lại chính sách thị trường nhưng thua phe của Đặng.

•  Sự kháng cự địa phương với chính sách trung ương, như nông dân giấu ngũ cốc để trốn thuế.


Lập luận của Dikötter thách thức câu chuyện về sự trỗi dậy không thể tránh khỏi của Trung Quốc, kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tập trung vào các điểm yếu—bất ổn kinh tế, suy giảm nhân khẩu học, sự dễ vỡ chính trị—hơn là sức mạnh của nước này. Tuy nhiên, ảnh hưởng hiện tại của Trung Quốc (như 120 quốc gia giao thương với Trung Quốc nhiều hơn Mỹ) cho thấy nước này có sức mạnh giống siêu cường ở khu vực, nếu không phải toàn cầu. Cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu điểm yếu nội tại có vượt qua được thành tựu bên ngoài hay không, một câu hỏi mà Dikötter để ngỏ nhưng nghiêng về sự hoài nghi.


Mình nghe phỏng vấn của một nhà nghiên cứu Trung Cộng, ông này gốc tàu, cho rằng nay Trung Cộng muốn nhân vụ áp thuế, đánh cho Hoa Kỳ rụng luôn. Ông ta dựa theo chữ Crisis thường mang lại chữ Cơ Hội. "危机即机遇 (wēijī jì jīyù)"


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

30-04-1975 và 30-04-2025

Sáng này thức giấc, mở tin tức đọc rồi lên mạng thì thất kinh. Hai cô em ở Việt Nam tải hình, ăn mừng 50 năm Hoà Bình, to tổ chảng với lá cờ mà thi sĩ Trần Dần từng viết: 

Tôi bước đi

              không thấy phố

                          không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

                trên màu cờ đỏ.”


Cho thấy lá cờ tổ quốc rất khác nhau, tuỳ môi trường cũng như mỗi người. Đối với em mình sinh sau đẻ muộn sống tại Việt Nam trên 50 năm thì lá cờ đỏ là hình tượng của tổ quốc còn đối với mình là sự hãi hùng suốt 18 năm sinh sống tại Việt Nam nhất là Mậu Thân và những vụ đặt chất nổ tại Đà Lạt xưa. Những đêm phải ra phố ngủ với ông cụ, sợ Việt Cộng về đập cửa đem ra bắn. 


Mỗi lần mình leo được một đỉnh núi cao trên thế giới như Kilimanjaro, Machu Picchu, Whitney,… mình hay chụp hình với lá cờ Việt Nam Cộng Hoà gửi cho nhà, khiến em mình ở Việt Nam muốn xỉu, kêu hình nhạy cảm. Có cô em hỏi lý do mình hay chụp hình với cờ Việt Nam Cộng Hoà, nói đó là tinh thần của bố suýt bị Việt Cộng giết ở quê, chạy vô nam rồi sau 75 bị đi tù 15 năm. Đi đâu mình cũng đem theo như có ông cụ đi bên cạnh. Mặt trời như tự do, tự do như con đường soi sáng lối cha đi. Cha ơi đã có con lên đường theo cha. Con đường mới dắt ta về tình người.

Đồng chí gái đẹp như vợ tui

Ngày này 50 năm về trước, mình ở Paris. Đi làm chui vì mới qua Tây trễ niên học nên đi làm chui. Sinh viên ngoại quốc không được đi làm, phải có Permis de travail. Mình ở ngoại ô Paris, Pantin nhưng đi làm ở Issy Les Moulineaux, đi xe mất cả tiếng thêm làm tăng ca đến 10, 11 giờ đêm mới về tới nhà là nữa đêm. Sáng phải dậy 6 giờ đi làm, mất cả tiếng đồng hồ mới đến chỗ làm nên chả biết trời trăng gì cả. Chỉ đọc tin tức ké ở sạp báo ở cửa Métro. Đâu có tiền để mua báo. 


Hôm đó bà chủ sai đi giao hàng cho khách hàng. Mình làm việc tại một nhà in nên giao giấy tờ in gấp gì đó các công sở. Hôm đó lấy taxi lần đầu tiên ở Paris. Lên xe Mercedes sang không thể tả. Ở Việt Nam chỉ có người giàu mới chạy Mercedes còn đây Tây đầm chạy taxi loại xe này. Đó là phồn vinh giả tạo của bọn thực dân Sài lang. Ông tài xế hỏi người gì, kêu người Việt. Ông ta kêu sáng nay Sàigòn đầu hàng thấy có nhóm người chạy vào tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hoà phá phách. Nghe tới đó mình muốn xỉu luôn. Tối đó, đi làm về, ghé mua tờ báo Le Monde ra buổi chiều về đọc.

Đây là nơi điểm hẹn của cậu họ mình làm cho CIA, chiến dịch Phượng Hoàng, để bốc gia đình cậu đi. Về nhà đón bà mợ đi theo thì khám phá bà mợ là Việt Cộng nằm vùng nên lỡ chuyến hẹn. Ngày này 50 năm về trước, cậu tự tử chết. Cho thấy vợ chồng còn lộn xộn, kiểu mẹ mình khi xưa theo việt minh, bị mật thám Tây bắt còn ông cụ mình thì việt minh tìm cách giết. Chán Mớ Đời 

Có ông thần nào còm cho rằng là có mặt mỗi ngày ở tòa đại sứ, không thấy ai phá phách. Có người là Đảng viên cộng sản pháp lại kêu ông ta là người đầu tiên chạy vào tòa đại sứ ngày hôm ấy. Tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hoà mình có đến trình diện mấy ngày đầu đến Paris. Gặp ông lãnh sự giảng đạo Đức cách mạng khiến mình đã ngu càng ngu hơn. Đại khái là nói mình không nên nghe lời Việt Cộng tuyên truyền chi đó. Sau này mới hiểu là ở Paris, người Việt đa số là Việt kiều yêu nước, hậu thuẫn cho Hà Nội. Dạo đó Việt Nam Cộng Hoà có tòa đại sứ còn Hà Nội thì không, chỉ có văn phòng đại diện của họ tại pháp. Hình như Hà Nội tịch thu hết tài sản của người Pháp tại miền Bắc. Nên De Gaulle chửi thề không có bang giao. 


Không ngờ ngày hôm ấy đánh dấu, khởi đầu cuộc đời vô tổ quốc, lưu vong cuộc đời tỵ nạn và mất liên lạc với gia đình suốt 3 năm trời. May mắn là liên lạc được sau này. Chớ nhiều người mất tích luôn. Mình có chị bạn mất tích mấy người anh và ông bố khi di tản. Gia đình chia nhau đi, con trai đi với ông bố, con gái đi với mẹ. Sau này nghe thầy bói kêu là trực thăng chở mấy ông anh và bố bị bắn rớt. 


Đồng chí gái có cô bạn học Trưng Vương, kể khi ra phi trường đi Pháp thì chỉ mua được 2 vé máy bay nên bà mẹ đi với ông anh sang Tây, đưa tiền cho bà vú ở lại lo cho hai chị em. Sau 30/4/75 thì bà người làm trốn về quê. Hai chị em sống ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam. Trước khi về Việt Nam thì ở Úc Đại Lợi vì ông bố làm ngoại giao, được đổi sang Pháp nên tiếng Việt hơi ngọng ngọng. May ông bố là dân Tây nên mấy năm sau được chính phủ pháp can thiệp cho đoàn tụ gia đình. Nhưng cũng trải qua mấy năm trời bị Việt Cộng và dân CHÁn Mớ Đời 30 hành. 


Sau đó đến 5 giờ sáng đi tập ở Đông Phương Hội về thì lại đi họp toastmaster rồi lại đi xem đồng chí gái trình diễn nhạc ngày 30/4. Rất buồn. Sau đó mình ghé lại thư viện Việt Nam thì như mọi năm, họ để bàn thờ các tướng tuẫn tiết ngày này 50 năm trước sau khi vị tổng thống cuối cùng tuyên bố đầu hàng. Ông này là người cầm đầu khai tử đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà và cũng là người đứng đầu cuối cùng của đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà. Cũng ngày này, 50 năm trước một người cậu họ, con ông chú ruột của mẹ mình tự tử. Nên thắp nén hương cho cậu.

Mình nghĩ chính phủ Việt Nam hay người Việt tại Việt Nam nên thông báo cho Amazon, bỏ cái biển quảng cáo hàng này vì hạ nhục lá cờ của họ. Mình đoán là bên Nhật Bản họ bán mấy cái này


Sau đó lại chạy qua tượng đài chiến sĩ trận vong nhưng thấy xe cộ, cảnh sát đầy nên đoán chắc họ tổ chức gì đó nên để mai trở lại khi không có ai cho riêng tư hơn. Mình ghé lại thăm ông cậu, cả mấy tháng nay bận nên không ghé thăm cậu. Thấy cậu than buồn. Than chắc sắp chết, bệnh nhưng không muốn mổ xẻ gì nữa.


Vợ mình từ ngày về hưu, khám phá ra đam mê hát hò, học chơi Tây ban cầm với mấy người bạn. Càng ngày mình càng khám phá ra bà vợ rất giỏi. Cứ 3 tháng lại có buổi trình diễn tài năng lão niên của bạn học và đồng chí gái. Hôm nay chương trình nói về 50 năm xa xứ. Chị dẫn chương trình nói chúng ta họp mặt hôm nay, hát những bài ca không phải để nguyền rủa nhà cầm quyền mà để nhắc nhở chúng ta những giai đoạn lịch sử của đất nước và để nhắc nhở con cháu mình hiểu lý do chúng ta, bỏ nước ra đi tìm tự do. Tự do như con đường soi sáng lối ta đi. Tự do như niềm tin.


Để mở đầu chương trình, có 4 anh vừa hát vừa đàn bản nhạc “Nhớ Mẹ” của tướng Lê Minh Đảo và đại tá Đỗ Trọng Huề, sáng tác trong trại tù ở miền Bắc. Khi xưa, thấy mấy người lính hay xâm trên cánh tay, xa quê hương nhớ mẹ hiền khiến mình như bò đội nón. Cứ nghĩ đi lính là phải nhớ người yêu đến khi sang Tây thì mình công nhận là nhớ mẹ mình nhiều nhất. Sau này có vợ mà đi chơi xa một mình thì lại nhớ mụ vợ càm ràm. Năm ngoái đi Tây chơi một mình bổng nhiên nhớ vợ. Chán Mớ Đời chắc ghiền bị vợ càm ràm 


Những chiều buồn trên đất bắc con hướng về nam con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu

Không gian rưng rưng như sắp đứt

Gió về nghẹn ngào như tím ngắt

Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc


Giã từ miền nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày

Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày

Trăng sao tin yêu ai dối trá

Đất trời hiền hòa ai đốt phá?

Và đem thê lương che kín núi sông này


Mẹ ơi, mẹ biết không

Còn cháy mãi trong con

Những lời mẹ cầm tay nói

Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối

Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con


Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu

Quê hương điêu linh con vẫn khóc

Trông chờ ngày về con vẫn thắp

Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền

Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền

Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền


Những chiều buồn trên đất bắc con hướng về nam con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu

Không gian rưng rưng như sắp đứt

Gió về nghẹn ngào như tím ngắt

Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc

Giã từ miền nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày

Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày


Trăng sao tin yêu ai dối trá

Đất trời hiền hòa ai đốt phá

Và đem thê lương che kín núi sông này

Mẹ ơi, mẹ biết không

Còn cháy mãi trong con

Những lời mẹ cầm tay nói

Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối

Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con!


Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều

Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu

Quê hương điêu linh con vẫn khóc

Trông chờ ngày về con vẫn thắp

Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền

Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền

Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền

Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều


Cứ mỗi lần mình nghe bản này thì nổi da gà, ai xa quê hương đều nhớ mẹ mình. Lại tưởng tượng ông cụ khi xưa ở tù chắc cũng đồng tâm sự. Em về đi thôi đừng lên thăm người tù K18, nhắn mẹ già anh vẫn nhớ đến Mẹ. Về đi em đừng lên nữa em ơi, còn thương nhau thì xin sống nuôi con. Van em đừng đến nữa em ơi….


Tiếp theo là bản nhạc “Bến Xuân” của Phạm Duy và Văn Cao nói về căn nhà của họ khi ra đi, và trở lại


Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước

Em đến tôi một lần

Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân

Từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú

Cành đào hoen nắng chan hoà!

Chim ca thương mến, Chim ngân xa u ú ù u ú

Hồn mùa ngây ngất trầm vương,

Dìu nhau theo dốc mới nơi ven đồi

Còn thấy chim ghen lời âu yếm

Tới đây chân bước cùng ngập ngừng

Mắt em như dáng thuyền soi nước

Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân.

 

Sương mênh mông che lấp kín non xanh

Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân

Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca

Cánh nhạn vào mây thiết tha lưu luyến tình vừa qua.

 

Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác

Em vắng tôi một chiều

Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu

Từng đôi chim trong nắng khẽ ru u ú ù u ú

Lệ mùa rơi lá chan hòa

Chim reo thương nhớ, Chim ngân xa u ú ù u ú

Hồn mùa ngây ngất về đâu

Người đi theo mưa gió xa muôn trùng

Lần bước phiêu du về bến cũ

Tới đây mây núi đồi chập chùng

Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng

Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân.


Mình tiếc cho thiên tài âm nhạc Việt Nam, ông Văn Cao làm ít bài hát vì bị cấm sáng tác. Cứ tưởng tượng nếu ông Văn Cao vào Nam như ông Phạm Duy thì chắc kho tàng âm nhạc Việt Nam ngày nay có nhiều bài hát hay hơn. Thay vào đó họ ca tụng những vần thơ của Tố Hữu như:


Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu
Cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”


Sau đó, có anh bạn bác sĩ về hưu sớm, để học đàn chơi nhạc theo đam mê của mình, cùng đồng chí gái và một chị bạn khác trình bày bản nhạc “Anh Không Chết Đâu Em” của Trần Thiện Thanh là một thiên anh hùng ca bi tráng về cuộc tuẫn tiết của Trung Úy Nhảy Dù Nguyễn Văn Đương, pháo đội trưởng Pháo Đội B3, trên đồi 31 ở Hạ Lào. Mình nhớ dạo ấy có chiến dịch Lam Sơn, trễ gần 2 năm sau khi lính Việt Nam Cộng Hoà đánh vào Cao Miên, tướng Đỗ Cao Trí muốn đánh truy sát Việt Cộng nhưng Mỹ không cho và ông ta bị nổ máy bay. Dạo ấy Việt Cộng tổn thất rất nhiều trong cuộc tổng công kích Mậu Thân 2, 3 lần nên rút về biên giới Cao Miên thì có vụ cáp duồn nên Việt Nam Cộng Hoà vượt biên giới để cứu người Việt bên đó.


Sau đó là màn song ca vợ chồng “anh vẫn mơ một ngày về” của Nguyệt Ánh. Hình như mình nghe bài này lần đầu khi viếng hai vợ chồng anh bạn gốc Quảng Nam ở Ý Đại Lợi. Vợ anh ta hát bài này rất hay. “Quê chúng ta không còn cộng thù. Ca bài quê hương thanh bình…”


Sau đó là Đêm nhớ về Sàigòn của Trầm Tử Thiêng, ông ta là một trong những người sáng lập ra thư viện Việt Nam tại Bolsa nên vẫn còn di ảnh của ông tại đây.


Đêm Nhớ Về Sài Gòn

Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi

Đường im nghe quá khứ trong sầu

Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau

Tình lẻ loi canh thâu


Đêm nhớ về Sài Gòn

Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa

Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa

Ai sầu trong quán úa

Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song

Mắt người tình một trời mênh mông

Gợi bao nhiêu cho cùng


Yêu me một khối tình quê

Yêu em từng bước tình si

Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về

Ta như cậu bé mồ côi

Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi

Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn


Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy mình vừa trở lại quê hương

Đã gặp người một trời yêu thương

Cho lòng thêm chút ấm

Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau

Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

Tình chia trong đêm sầu


Phải công nhận nghe bài hát này rầu. Do đó mình ít khi nghe nhạc Việt Nam vì quá buồn. Nghe xong chả biết làm gì. Có lẻ vì vậy mấy người bạn mình thích uống rượu để hát nhạc việt.

Thi sĩ Huyền Chi, Hồ Thị Ngọc Bút

Sau đó đến bản nhạc “Thuyền viễn xứ” của Phạm Duy phổ nhạc thơ của Huyền Chi. Nhà thơ Huyền Chi tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, còn có bút danh Khánh Ngọc, sinh năm 1934 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam, khoảng những năm 1948-1949, bà sống cùng chị gái tại Đà Lạt đến năm 1950 về Sài Gòn, vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Thời gian ở Sài Gòn, Huyền Chi sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký toà soạn chuyên trách mục thơ cho tạp chí Phụ nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Năm 1952, bà xuất bản tập thơ Cởi mở trong đó có bài Thuyền viễn xứ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành một nhạc phẩm nổi tiếng. Nhà thơ Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồng ra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Lúc này, bà mở một hiệu… bà này được xem là một trong những nữ thi sĩ đầu tiên của Việt Nam.


Sau đó là bản nhạc của nhạc sĩ Nam Lộc “XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI” (Return Life A Smile)


Tôi bước đi, khi Saigon trong cơn hấp hối,

Như một người tình phụ thở hơi cuối cùng.

Tôi bước đi, Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời,

Khu thương xá cửa khép cuộc đời,

Những con tầu ngơ ngác ra khơi.

.

Tôi bước đi, qua đường rừng chông gai tăm tối,

Như cuộc đời ở lại từ khi mất người.

Tôi bước đi, như con rết lê lết cuộc đời,

Như thân bướm đôi cánh rã rời,

Lấy u sầu che dấu tả tơi.

.

Tự do ơi tự do! Tôi trả bằng nước mắt.

Tự do hỡi tự do! Anh trao bằng máu xương.

Tự do ơi tự do! Em đổi bằng thân xác.

Vì hai chữ tự do, ta mang đời lưu vong.

.

Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió,

Như một người tìm đường về nơi đáy mồ.

Tôi bước đi, vì không muốn làm kẻ tội đồ.

Vì tôi muốn lại kiếp con người,

Muốn cuộc đời còn có những nụ cười. 


Có một thân hữu hát “biết bao giờ trở lại” Ngô Thụy Miên 


Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại

Sàigòn ơi, sao em còn mãi trong tim tôi

Ôi những con đường ngày nào còn nghe lá rơi

Nụ cười còn tươi nét môi

Hay áo mầu phai úa rồi


Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại

Hỏi lòng nhau cơn mưa nào xóa đi thương đau

Bao tháng năm dài miệt mài đời như khói sương

Nghìn trùng giòng sông vấn vương

Để nhớ thương lệ mắt buồn


Tôi vẫn mơ thành phố cũ lối xưa đi về

Dù hồn nghe tái tê, tìm đâu thấy những cơn mộng mê

Một ngày nào đó như cánh chim bạt gió

Có nghe mùa thu qua xót xa tình phôi pha


Tôi vẫn tin, tôi vẫn tin mãi sẽ có ngày trở lại

Để cùng em rong chơi tìm những cánh sao rơi

Cho tiếng hát buồn ngày nào nhịp vang phố vui

Nụ cười về trên nét môi

Hạnh phúc tôi, một góc trời


Cuối cùng thì đồng ca bài “Bên em đang có ta” của Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, hát cho các trẻ em vượt biển không được đệ tam quốc gia nhận nhập cư. Nghe nói nhờ bài hát này mà các em được Hoa Kỳ nhận vào Hoa Kỳ.


Sau đó mình đi viếng thư viện Việt Nam và đài chiến sĩ trận vọng ở thành phố Westminster, rồi bò về nhà. Thấy buồn. Mới đó mà đã 50 năm của một đời người. Chả là gì trong lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam. Hy vọng 50 năm sau, người Việt ở Việt Nam sẽ sống hạnh phúc, không ai phải xuất khẩu lao động làm cu li cho tư bản Sài lang. Chán Mớ Đời 

50 năm trước, người Việt xếp hàng trước cổng tòa đại sứ Hoa Kỳ để tìm đường rời khỏi Việt Nam. Tránh biển máu, ai còn lại thì bị trả thù lâu hơn trong các trại cải tạo, có người lên đến 20 năm hay bỏ xác trên rừng hoang.
50 năm sau người Việt vẫn xếp hàng trước tòa đại sứ Hoa Kỳ để rời khỏi Thiên đường Mù 
Hay cầm cố nhà cửa để đi lao động quốc tế để bọn tư bản ở đế quốc Sài lang bốc lột. Hình ảnh này mình có thấy 1 lần tại phi trường Tân sân Nhất. Nghe nói ngày nào cũng có. Hà Nội đặt chỉ tiêu thêm mỗi năm 500,000 xuất khẩu lao động, mỗi người gửi về 500 đô một tháng là giàu to. Khỏi cần phát triển đất nước. Chắc là trong bí kíp Không làm mà vẫn có ăn. Trong khi Tân gia Ba lợi tức hàng năm của người dân trung bình là $83,000, hơn cả người Mỹ còn Việt Nam Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn