Hiển thị các bài đăng có nhãn love. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn love. Hiển thị tất cả bài đăng

La mã thành phố lịch sử của nghệ thuật

 Hôm nay được tin Đức giáo hoàng mới qua đời khiến mình nhớ đến lần đầu tiên đến La Mã đúng lúc Đức giáo hoàng Paulus VI mới qua đời và họ bầu vị đại diện của Thiên Chúa Giáo mới, Giovanni Paolo đệ nhất rồi 33 ngày sau, ông này lăn đùng ra chết. Sau đó họ bầu đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị, gốc Ba Lan, mạnh khoẻ đến khi bị ông thổ nhỉ kỳ nào bắn nhưng Chúa cứu nên còn sống nhưng sức khoẻ xuống.

Con đường này rất đẹp. Được xây dựng trên 2000 năm vẫn tồn tại. Mình ngồi đây vẽ đến chiều thì thấy y chang mặt trời lặn. Mình có xem một phim Ý Đại Lợi, không nhớ tên là ban đêm sau đệ nhị thế chiến, chỗ này mấy chị em ta ra đứng đường rất đông. Hình như đạo diễn là Paolo Pasolini.

Mỗi ngày sau khi vẽ ở vatican mình với ông thầy ghé qua quảng trường San Paolo để xem với thiên hạ khói trắng hay khói đen. Thường độ 5 giờ chiều thì chỗ ống khói thấy khói bay lên. Khói màu đen là chưa có bầu được Tân Đức giáo hoàng còn màu trắng thì đã được bầu xong khiến thiên hạ vui mừng vỗ tay. Mấy Đức Hồng y họp mặt trong nhà nguyện Sixtina. Nơi Michelangelo bỏ 3 năm đời người để vẽ cái Trần nhà nổi tiếng.

Viết đến đây mới nhớ là sau khi viếng nhà nguyện này thì họ đóng cửa không cho du khách vào để bầu bán xem ai là vị đứng đầu nhà thờ thiên chúa giáo, thay thế Đức giáo hoàng Paolo VI. Mình nhớ đức Hồng y tên Giovanni Paolo đệ nhất nhưng sau một thời gian ngắn, hình như 33 ngày ông ta lăn đùng ra chết. Mình về lại Paris đâu 3 tuần lễ. Ông thầy mình hỏi đi La Mã nữa không. Chán Mớ Đời . Dưới đây là trần nhà của nhà thờ San Ignatio di Loyola do hoạ sĩ Pozzo vẽ, gọi là trompe l’oeil .

Chuyến viếng thăm là mã quá nhiều chỗ để viếng nên sau này mình trở lại hàng năm vào dịp lễ giáng sinh ở với gia đình mấy người bạn Ý Đại Lợi. Cứ 10 ngày, sáng vác đồ đi vẽ thăm viếng viện bảo tàng. Có nhiều nơi quá đẹp. Lần trước trở lại, họ mời ăn cơm thì thấy họ còn treo mấy tấm tranh của mình tặng khi xưa. Rất cảm động.


Nhưng nếu có dịp thì nên viếng Vatican nhất là viện bảo tàng. Đẹp tàn canh khói lửa
Viện bảo tàng Vatican. Bác nào đến La mã nên chịu khó bò vào đây xem. Có tất cả những gì hiếm có trên thế giới đều được mang về đây.
Palazzo Colonna
Galleria Borghesa
Thánh đường san Clemente 

Palazzo Spada 
Cầu thang danh tiếng của Palazzo Farnese.
Các Đức Hồng y tụ họp ở nhà nguyện Sixtina để bầu vị lãnh đạo của thiên chúa giáo. Nhà nguyện này được mang tên Đức giáo hoàng Sixtus người mướn Michelangelo để vẽ Trần nhà theo kinh thánh. Nhờ viếng nhà nguyện này không hiểu gì cả phải mượn tháng kinh về đọc để hiểu các bức tranh. 
Nhà nguyện Sixtina bên ngoài




Tính viết chi tiết về mấy tấm tranh trên Trần nhà của Michelangelo nhưng lười quá.

Nhà nguyện bên trong. Hình như nay rất khó viếng, phải mua vé trước mới được vào vì họ sợ đông người. Khi xưa mình vô cửa vô tư, ngồi vẽ. Có thẻ sinh viên quốc tế là vào cửa vô tư.
Villa farnesina
Viện bảo tàng Capitoline

Hôm nào kể tiếp.

Ai đến đây nên bắt chước Chúa Giê su bò lên cầu thang này. Họ kêu như vậy nhưng mình nghĩ chắc không đúng. Hình như họ làm replica của cầu thang ở Jerusalem.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Bầu Đức giáo hoàng


Đức giáo hoàng Francisco vừa qua đời vào ngày thứ hai của lễ Phục Sinh thì theo luật nhà thờ, ngài sẽ được chôn vào ngày thứ 4 đến thứ 6 sau khi qua đời. Tòa thánh Vatican sẽ vào giai đoạn Papal Interregnum sau 20 năm từ khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo II qua đời. Vì vị đức giáo hoàng Benedict XVI, sau ông ta từ chức trước khi chết. Khi đức giáo hoàng qua đời, mọi việc sẽ ngưng hẳn, chú tâm cho tang lễ. Căn phòng của đức giáo hoàng sẽ được niêm phong. Nếu ai tò mò nên xem cuốn phim “Conclave” rất tỉ mỉ về bầu đức giáo hoàng của thiên chúa giáo. Trong phim họ quay cảnh cửa của căn hộ sang trọng của đức giáo bị niêm phong để không ai vào phòng, lấy đồ phi tang này nọ trong khi họ điều tra. Hình như đức Giáo hoàng Francisco không ngụ tại đây nhưng vẫn bị niêm phong. Ngài đã ở nhà khách, bình thường hơn. Xem như triều đại của ông đã chấm dứt.

Như trong phim Mật Nghị (Conclave,) trong khi chờ đợi đức giáo hoàng mới được bầu lên thì Đức Hồng y Kevin Farrell, sẽ thay thế cai quản Vatican. Người ta gọi ông ta theo tiếng ý “Camerlengo”. Ông ta giữ hết các quyết định quan trọng khi Vatican vắng đức giáo hoàng.

Đám tang sẽ diễn ra tại thánh đường San Paolo. Quan tài của ngài Francisco sẽ được để trong thánh đường San Paolo như khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo II qua đời. Sẽ có hàng ngàn người nối đuôi thăm viếng. Đám tang của ngài xong, sẽ tiếp theo 9 ngày để tang mà nhà thờ gọi Novendiales. Mình nhớ năm 1978, sau đám tang của đức giáo hoàng Palus VI, mình mới đến La Mã và có mục kiến tân đức Giáo Hoàng Giovanni Paolo đệ nhất, được bầu nói trước lan can của nhà thờ nhưng 33 ngày sau ông ta lăn đùng ra chết. Nghe nói bị ám sát. Có dịp mình kể vụ này.


Đức giáo hoàng Francisco muốn được chôn dưới lòng đất, không trống không kèn, chỉ có tấm đá được khắc tên “Franciscus”.

Sau đám tang, mọi việc sẽ trở thành quan trọng vì nhà thờ sẽ phải chọn người kế nghiệp để dẫn dắt con chiên 5 châu của nhà thờ ở thế kỷ 21 với nhiều thử thách rất lớn. Các đức Hồng y trên thế giới sẽ bay về, những ai dưới 80 tuổi sẽ có quyền được đầu phiếu, bầu vị đức giáo hoàng mới. Nghe nói kỳ này có đến 136 vị. Họ sẽ gặp mặt nhau và chuẩn bị : Conclave.(mật nghị). Trước kia thường họ bầu các Hồng y người Ý Đại Lợi nhưng từ khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị, người Ba Lan được bầu thì các đức giáo hoàng tiếp nối đều người ngoại quốc, nói lên sự ảnh hưởng quan trọng của những vùng đông giáo dân. Nghe nói có thể năm nay là một đức hồng y xuất thân từ Phi Châu. Không biết có theo chủ nghĩa thức tĩnh hay không. Trong phim Mật Nghị, họ nói đến bầu người đồng tính làm đức giáo hoàng.

Nhà nguyện Sixtina, có trần nhà được vẽ bởi Michelangelo, nói các đức Hồng y họp mặt để bầu vị lãnh đạo của 1.4 tỷ con chiên trên thế giới. Trong hình các Hồng y xếp hàng để bỏ phiếu.

Khi các đức Hồng y sẵn sàng cho vụ bầu phiếu thì họ tự nhốt trong nhà nguyện Sixtina. Không được đem điện thoại vào hay có mặt truyền thông nên sẽ không có tin xì ra. Mỗi đức Hồng y sẽ viết Một (1) tên: “eligo in summum Pontificem” (tôi bầu đức giáo hoàng tối cao) rồi bỏ vào thùng phiếu. Nếu không ai đủ phiếu 2/3, họ sẽ đốt các lá phiếu với hoá chất. Khói sẽ bốc lên màu đen hay trắng. Năm 1978, mình viếng La-mã đúng lúc họ đang bầu đức giáo hoàng mới Giovanni Paolo đệ Nhất, sau khi đức giáo hoàng Paulus VI qua đời. Ngày nào mình đều ghé Vatican để xem khói đen hay khói trắng. Khói đen thì chưa bầu được ai còn màu trắng là chúng ta có một vị tân đức giáo hoàng.

Năm 1978, mình ghé lại toà thánh mỗi chiều để xem khói từ ống khói. Đen như hình thì chưa còn trắng là chúng ta có tân đức giáo hoàng.

Cũng mất mấy ngày nhiều khi mấy tuần. Họ bầu 4 lần trong ngày. Họ ngưng để cầu nguyện, rồi bàn cãi, thương lượng như làm chính trị, rồi bỏ phiếu. Đến khi một người được đủ số 2/3 phiếu của 136 vị lãnh đạo nhà thờ trên thế giới. Một đức Hồng y sẽ đại diện bước ra lan can kêu: “habemus papam“ (chúng ta có đức giáo hoàng). Lúc đó thiên hạ đứng ở quảng trường San Paolo reo hò như mình năm 1978 dù không phải công giáo nhưng cũng ké với thiên hạ.

Dưới mấy cái tượng có một lan can, sân thượng, một Hồng y sẽ tuyên bố cho giáo dân sau khi bầu được vị lãnh đạo tối cao. Sau đó vị đức giáo hoàng mới, sẽ được trình diện với giáo dân trên thế giới 

Vấn đề là kỳ này khác biệt vì đức giáo hoàng Francisco đã phá bỏ thông lệ. Ngài không sống trong dinh Vatican, như trong phim Mật Nghị, ngài rửa chân các người tỵ nạn, nghèo khó theo hình ảnh của Chúa Giê-su khi xưa. Đó là hình ảnh khiêm nhường này khiến mình thích vị đức giáo hoàng này. Do đó người ta đặt câu hỏi, người kế vị sẽ theo bước chân của ngài? Hay trở lại thông lệ xưa? Ngoài ra có những chuyện mang tai tiếng cho nhà thờ như xách nhiễu tình dục các trẻ em trong nhà thờ từ bao nhiêu năm qua và được giấu che. Người kế vị sẽ phải giải quyết những vấn đề này. Danh tiếng của nhà thờ trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào những biện pháp, giải quyết các vụ tai tiếng này. Không chỉ ở Vatican, Âu châu mà còn loan tả khắp thế giới có đến 1.4 tỷ tín đồ, chờ đợi sự dẫn dắt của Tân đức giáo hoàng. Ông ta có thể thay đổi thế giới về niềm tin, pháp lý, truyền thống và sự cảm thông. Ngày nay người Âu châu mất niềm tin rất nhiều vào nhà thờ Vatican. Ít ai đi lễ nhà thờ hàng tuần, ít cúng dường nên nhà thờ gặp khó khăn, phải bán hay cho thuê nhà thờ. Mình có vào nhiều nhà thờ được thành lập khu thương mại, nhà sách, tiệm cà phê,…

Thánh đường San Paolo nơi họ đang đặt quan tài của đức giáo hoàng

Mình không phải công giáo nên có những từ của công giáo không biết nên các bác biết thì cho em biết để bổ túc.

Hôm nào rảnh mình sẽ kể nhà nguyện Sixtina với mấy tấm tranh của Michelangelo.

Đây căn phòng là Đức giáo đã ngụ suốt 12 năm đứng đầu các lãnh đạo thiên chúa giáo. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người đàn bà xúi dại

Sau lưng mỗi đại nhân là một người đàn bà hay đàn ông tin tưởng vào người phối ngẫu của mình 

Có người hỏi mình tại sao không rủ đồng chí gái đi tập Đông Phương Hội, mình nói không phải là đại nhân. Vợ mình không bao giờ nghe mình cả. Chỉ biết sai khiến mình. Kêu mình điên điên, không ăn nhậu như chồng của bạn đồng chí gái. Lý do là sau lưng mỗi người đàn ông thành công, đều có một người đàn bà tin tưởng tuyệt đối và tài năng của chồng mình. Vấn đề là nhiều khi người đàn ông được người vợ giúp đỡ trở thành giàu có, nổi tiếng, nhìn lại thấy bà vợ mình quê mùa, không có chân dài tới nách nên buồn đời, như Christophe kêu “non, je ne t’aime plus”. Chán Mớ Đời 

Ông bà Gabriel Garcia Marquez

Người ta thường chỉ biết đến người thành công nhưng quên đến người phối ngẫu. Điển hình là bà thủ tướng Anh quốc, Margaret Thatcher, làm lớn ở Anh quốc, nhờ ông chồng, tề gia, lo cho con, không được tốt lắm vì nghe nói tên con trai phá làng phá xóm hơi nhiều. Trong cuộc đời, người thành công không bao giờ đạt được sự nghiệp một mình. Đều có sự giúp đỡ rất tích cực của nhiều người nhất là người vợ hay người chồng.


Mercedes Barcha Pardo, vợ của Gabriel García Márquez, đóng vai trò không thể thiếu trong hành trình trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế giới, khôi nguyên giải Nobel về văn chương. Bà không chỉ là người bạn đời mà còn là nguồn cảm hứng, người quản lý tài chính, và người cố vấn, giúp ông tập trung vào sáng tác.


Bà Mercedes gặp ông Gabriel García Márquez vào năm 1941 tại Sucre, Colombia, khi bà mới 9 tuổi và ông 14 tuổi, trong một buổi khiêu vũ nơi ông đã cầu hôn bà một cách ngây thơ. Muốn nổi tiếng phải nghĩ đến lấy vợ ở tuổi 14. Kinh. Mối tình hữu nghị này kéo dài qua 14 năm thư từ và xa cách trước khi họ kết hôn vào năm 1958. Trong những năm đầu khó khăn, khi ông García Márquez là một nhà báo và nhà văn chưa thành danh, sự kiên định của Mercedes là chỗ dựa tinh thần cho ông. 


Nhà viết tiểu sử Gerald Martin nhận xét: “Mercedes là kim chỉ nam của ông,” giúp ông vượt qua những giai đoạn tự nghi ngờ và áp lực của sự danh tiếng sau này. Cái này thì mình đồng ý. Nếu người phối ngẫu không tin tưởng vào mình thì sẽ không bao giờ thực hiện được ước mơ của mình hoặc ly dị.


Bà là nguồn cảm hứng cho nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông. Úrsula Iguarán, người phụ nữ mạnh mẽ trong Trăm Năm Cô Đơn, phản ánh sự kiên cường của Mercedes. Fermina Daza trong Tình Yêu Thời Thổ Tả cũng mang những nét tính cách của bà, đặc biệt trong cách mô tả một cuộc hôn nhân bền vững và phức tạp. García Márquez từng nói: “Tất cả phụ nữ trong sách của tôi đều có bóng dáng của Mercedes.” Ông ta không thể tả về tư cách, hành động của một ngừoi phụ nữ nếu khôgn sinh sống với người đó. Nguồn gốc Ai Cập của bà (cha bà là một dược sĩ gốc Ai Cập) góp phần tạo nên sắc thái huyền bí và đa văn hóa trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của ông, tương tự như cách trang phục phản ánh di sản.


Việc sáng tác Trăm Năm Cô Đơn (1967) là minh chứng rõ nhất cho vai trò quan trọng của Mercedes. Năm 1965, khi García Márquez, lúc đó 38 tuổi, có cảm hứng bất ngờ trên đường đến Acapulco, Mễ Tây cơ. Bà Mercedes hủy chuyến nghỉ mát gia đình và thúc giục ông về nhà viết. Trong 18 tháng, ông giam mình trong phòng làm việc tại Mexico City, gọi là “hang động của mafia,” trong khi Mercedes chăm sóc hai con trai nhỏ, Rodrigo và Gonzalo, và quản lý tài chính trong cảnh túng thiếu. Kiểu phụ nữ khi xưa, anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng. Nhốt ông ta trong nhà, chưa xong chưa cho ra đường. 


Gia đình rơi vào khó khăn: họ bán xe hơi, vay nợ, và sống nhờ lòng tốt của bạn bè như Álvaro Mutis. Mercedes khéo léo đối phó với các chủ nợ, thậm chí thuyết phục một người bán thịt cho mua chịu. Khi bản thảo hoàn thành, họ không đủ tiền gửi 490 trang đến nhà xuất bản ở Buenos Aires. Á Căn Đình. Dạo đó xứ Á Căn Đình giàu có nên là nơi xuất bản sách Châu Mỹ la tinh. Bà Mercedes cầm cố máy sấy tóc, lò sưởi, và máy xay sinh tố để có 160 peso, đủ gửi nửa bản thảo. Mình đưa mụ vợ về ngủ lại nhà ở quê, mụ cứ hỏi có máy sấy tóc, có điện nước hay không. Thành công của tiểu thuyết, bán hết 8.000 bản in đầu tiên trong vài tuần và đến năm 2020 đạt 50 triệu bản bằng 46 ngôn ngữ là minh chứng cho sự hy sinh của bà. 


García Márquez đoạt giải Nobel Văn học năm 1982, và bà là người đứng sau vinh quang đó. Mình nhớ năm này ra trường thì thiên hạ nói đến ông ta, trước kia đâu biết ông này. Phải vào thư viện mượn sách ông ta để đọc, có thể vỗ ngực với Tây đầm là đã từng đọc 100 năm cô đơn, lúc đó mình mới 26 năm cô đơn mà phila 100 năm cô đơn. Sau này sang Hoa Kỳ thì tìm sách của ông ta đọc thêm. Nói chung là mình chỉ đọc có cuốn này thôi của ông ta. Thật ra bên Tây mình chỉ mượn sách của những tác giả nghe tên khi xưa để đọc nhất là mấy ông Tây bà đầm.

Khi danh tiếng của ông Gabriel García Márquez tăng vọt, Mercedes trở thành lá chắn bảo vệ ông, kiểu bà vợ ông Biden. Sự nổi tiếng mang đến vô số yêu cầu như phỏng vấn, diễn thuyết, và các mối quan hệ chính trị. Mercedes, được bạn bè mô tả là “thông minh sắc sảo” và “một thế lực tự nhiên,” quản lý cuộc sống công khai của ông. Bà đọc nhiều tờ báo mỗi ngày, chọn lọc tin tức để ông nắm bắt mà không bị phân tâm, giống như cách các chiến lược gia quân sự (như trong câu chuyện Firebase Kate) phân tích thông tin. Bà cũng kiểm soát những ai được tiếp xúc ông, khéo léo từ chối các yêu cầu không cần thiết. Nhà văn Mexico Elena Poniatowska từng nói: “Mercedes là bức tường bạn phải vượt qua để đến với Gabo.” Thật ra lấy vợ rồi thì vợ kêu ngồi đâu thì ngồi đó, cấm cãi. Gặp ai thì gặp chớ có biết gì đâu. Đồng chí gái hay đi gặp thân hữu, khi nào cần mình đi theo thì báo cho biết. Còn mình thì ngồi nhà. Mụ vợ đi đâu thì đi, không dám hỏi.


Bà còn hỗ trợ ông trong các mối quan hệ xã hội và chính trị. García Márquez giao du với các nhân vật như Fidel Castro và Bill Clinton, và Mercedes điều phối những mối quan hệ này với sự tinh tế. Trong những năm 1970, khi ông bị chỉ trích vì quan điểm cánh tả, Mercedes tư vấn cách ông phản hồi công chúng, giúp ông tập trung vào văn chương. Ở Mexico, nơi họ định cư từ năm 1961, bà xây dựng một cộng đồng trí thức Mỹ Latinh, gồm Carlos Fuentes và Julio Cortázar, tạo môi trường sáng tạo cho chồng. Người ta nói gần mực thì đen gần đèn thì sáng nên giao du với các trí thức gia khác giúp đối thoại, hiểu rõ vấn đề hơn. Thay vì lên mạng như ngày nay chửi bú xua la mua.


Sau Trăm Năm Cô Đơn, Mercedes tiếp tục giúp García Márquez sáng tác các tác phẩm như Thuở Xưa của Tộc Trưởng (1975) và Biên Niên Ký Một Cái Chết Được Báo Trước (1981). Bà đọc bản thảo và đưa ra ý kiến, dù hiếm khi nhận công lao. Khi ông thành lập Quỹ Báo chí Mới Iberoamerican (FNPI) năm 1994, bà giữ vai trò Chủ tịch Danh dự, định hình sứ mệnh đào tạo nhà báo. Sau khi ông qua đời năm 2014, bà lập Quỹ Gabo năm 2017 để bảo tồn di sản của ông, tài trợ các sáng kiến văn học và báo chí.


Bản thân bà Mercedes để lại di sản sâu sắc nhưng kín đáo. Bà từ chối những lời ca tụng sáo rỗng, khẳng định sự độc lập. Bà qua đời tháng 8 năm 2020 ở tuổi 87, được các lãnh đạo và nhà văn, như Tổng thống Colombia Iván Duque, ca ngợi là “ngọn gió thầm lặng sau thiên tài của Gabo.” Thú thật mình chả biết bà ta là ai đến khi thấy báo chí đăng tải.


Nguồn gốc Colombia-Ai Cập và tuổi thơ ở Magangué mang đến cho bà Mercedes một bản sắc văn hóa phong phú. Bà giới thiệu cho ông García Márquez những giai điệu và truyền thuyết vùng Caribbean, thấm vào chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của ông. Ngôi nhà của họ ở Mexico City là trung tâm văn hóa Mỹ Latinh, thể hiện sự hiếu khách và tài tổ chức của bà. Bà yêu thích sự riêng tư, giống chồng, và duy trì thói quen kỷ luật: ông viết vào buổi sáng, bà xem thư từ và lo việc nhà, để không gian sáng tạo riêng cho ông.


Bà cũng ảnh hưởng đến hai con trai. Rodrigo, một nhà làm phim, và Gonzalo, một nhà thiết kế, ghi nhận bà đã dạy họ cách sống với danh tiếng của cha mà vẫn theo đuổi con đường riêng, thể hiện sức mạnh của bà như một người mẹ.

Không có Mercedes, ông García Márquez có thể chỉ là một nhà văn tài năng nhưng vô danh. Sự hy sinh của bà trong sự nghiệp sáng tác Trăm Năm Cô Đơn, khả năng quản lý cuộc sống công khai của ông, và ảnh hưởng văn hóa là những yếu tố cốt lõi cho thành công của ông. Nhà viết tiểu sử Dasso Saldívar viết: “Mercedes không chỉ là người phụ nữ đứng sau người đàn ông; bà là nền tảng của thế giới của ông.” Câu chuyện của bà là bài học về sự đồng hành, kiên cường, và sức mạnh thầm lặng.


Socrate từng tuyên bố trước khi uống thuốc độc: bằng mọi cách phải lập gia đình. Nếu anh tìm được một người vợ tốt thì anh sẽ hạnh phúc. Còn nếu gặp phải một người phụ nữ xấu, thì anh sẽ thành một triết gia”. Mình chỉ muốn hạnh phúc chớ còn triết gia để cho người khác. Cuộc đời mình may mắn gặp đồng chí gái. Xong om


Ngày nay về hưu, mình nhất trí hỗ trợ mụ vợ học Tây ban cầm và hát karaoke. Biết đâu một ngày nào đó, đồng chí gái sẽ nổi tiếng trên YouTube, được khối tiền. Khỏi phải trồng bơ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cầu Cũ Ponte Vecchio

Daọ này bổng nhiên thích đọc tài liệu về kiến trúc. Khi xưa học để thi. Thi xong thì trả lại cho thầy hết. Nay mình tham gia các nhóm bên Ý Đại Lợi và pháp để xem họ nói về các đi tích lịch sử của Âu châu. Có điểm lạ là những nơi mình đã đến và vẽ thì khi xem hình là nhận ra ngay còn không thì như bò đội nón. 

  Hôm qua xem trên Nhóm người bạn Ý Đại Lợi thấy tấm ảnh của chiếc cầu cũ của thành phố Firenze mà mình đã có lần vẽ nhiều ngày tại đây nên ghi lại đây vài chi tiết để ai có dịp viếng thăm dễ cảm nhận cái vẻ đẹp của nó. Tấm ảnh năm 1944, cho biết là quân đội đức rút lui, tính tới tính lui không giật xập chiếc cầu này nhằm làm chậm sự di chuyển của quân đội Mỹ. Còn tấm ảnh năm 2025, xem như 80 năm sau.

 Lần trước về Firenze với đồng chí gái thì thấy một cặp vợ chồng nam Hàn mới cưới đến đây chụp hình bận áo cưới với phó nhòm chuyên nghiệp. Cho thấy dân Á châu phải đến đây để chụp hình cưới. Đồng chí gái và mình chụp cưới ở Huntington Beach là thấy khá tốn tiền rồi. Đây họ bay tới Ý Đại Lợi để chụp ảnh cưới, hy vọng họ sống đến bạc đầu vì một ngày cưới vợ, một đời trả nợ mà bỏ nhau giữa đường thì ai trả nợ.

Tết vừa rồi về Hội An thì thất kinh vì Chùa Cầu ở đây được tô son điểm phấn lại trong cuộc trùng tu vừa qua. Chỉ biết lắc đầu. 

Mình nghĩ khi quân Đức quốc xã rút lui không làm xập chiếc cầu này vì xe cộ khó đi chuyển vì có nhiều hàng quán nếu không thì đã banh ta lông


Ponte Vecchio (“Cầu Cũ”) ở Florence, Ý, là một trong những cây cầu mang tính biểu tượng và lịch sử nhất trên thế giới, bắc qua sông Arno tại điểm hẹp nhất. Ai đến Firenze thì chịu khó leo lên cái đồi đối diện thành phố, nhìn xuống con sông này và toàn thành phố. Rất đẹp. Mình có ngồi đây vẽ mấy ngày. Kiến trúc của nó là sự kết hợp tuyệt vời giữa kỹ thuật thời Trung cổ, sáng tạo thẩm mỹ và thiết kế đô thị thực tiễn. Được xây dựng vào năm 1345, đây là một trong những ví dụ sớm nhất về cầu vòm phân đoạn bằng đá, thể hiện các kỹ thuật kết cấu mới vào thời điểm đó. Thường chúng ta thấy các cầu được xây vòm nữa vòng tròn, từ thời la-mã, đây bán nguyệt nhưng ngắn. Cho nên sử dụng vòm phân đoạn kéo dài ra, giúp tránh tai nạn khi tàu chạy ngang nhất là khi nước chảy xiết.


“Cầu Cũ” là nghĩa đen của Ponte Vecchio theo tiếng Ý Đại Lợi. Khi viếng Firenze lầu đầu tiên, mình đến đây vẽ. Nghe Ponte Vecchio rất lạ tai như “Cầu Mới” (pont neuf) ở Paris nhưng khi mình nghĩ theo tiếng Ý hay tiếng Pháp thì thấy xoàng quá. Hay có thể gọi “Cổ Kiều” (ponte vecchio) hoặc Tân Kiều (pont neuf ) nghe có vẻ tàu tàu 1 chút. :)

Mình có ngồi chỗ này vẽ mấy tấm tranh. Bán hết

Vào thế kỷ 14, việc xây cầu ở châu Âu đang chuyển từ các cấu trúc gỗ sang các công trình đá bền vững hơn. Lũ lụt thường xuyên của sông Arno đòi hỏi một thiết kế chắc chắn để thay thế các cây cầu trước đó bị phá hủy vào các năm 1117 và 1333.

Cầu được cho là do Taddeo Gaddi, học trò của Giotto, thiết kế, mặc dù một số nguồn cho biết Neri di Fioravante có thể là kiến trúc sư. Thời đó, kiến trúc sư, kiêm luôn hoạ sĩ, điêu khắc gia, không phân biệt như ngày nay. Kiểu nhạc sĩ phải biết hát, đánh đàn, viết nhạc,..

Cận cảnh của cầu, dính tòn teng mấy căn nhà ở được xây cao đến 3 tầng trên chiếc cầu. Giữa cầu có một quảng trường nhỏ, rất dễ thương. Nếu hên thì du khách sẽ thấy mấy nghệ nhân chơi nhạc ở đây hay vẽ hí hoạ cho du khách. Khi xưa, khi mấy người ở trên cầu đi vệ sinh chắc như cá tra ở Việt Nam. Nay thì chắc họ làm ống cống kéo vào trong bờ.

Các đặc điểm kiến trúc chính

Vòm phân đoạn:

 Ponte Vecchio có ba vòm phân đoạn, một sự khác biệt lớn so với các vòm bán nguyệt kiểu La Mã phổ biến trong các cây cầu Trung cổ trước đó. Vòm phân đoạn có đường cong phẳng hơn, cho phép nhịp rộng hơn và chiều cao thấp hơn, giảm sử dụng vật liệu và tăng cường độ ổn định trước dòng sông.

Vòm trung tâm có nhịp khoảng 30 mét (98 feet), trong khi hai vòm bên mỗi nhịp khoảng 27 mét (89 feet). Hồ sơ thấp của các vòm tạo nên hình dáng thanh thoát đặc trưng của cầu và giảm thiểu cản trở dòng chảy sông, giảm thiệt hại do lũ lụt.

Việc sử dụng vòm phân đoạn là một bước tiến tiên phong vào thời điểm đó và đã ảnh hưởng đến các thiết kế cầu sau này trên khắp châu Âu. Thiết kế này phân bổ trọng lượng hiệu quả hơn, cho phép cầu chịu được tải trọng lớn từ các cửa hàng và người đi bộ.

Cầu được xây chủ yếu bằng pietra forte, một loại đá sa thạch chắc chắn được khai thác từ các ngọn đồi quanh Florence. Vật liệu này được chọn vì độ bền và khả năng chống chịu thời tiết, rất quan trọng để chịu đựng các trận lũ của sông Arno. Thật ra thì có đá nào tại địa phương thì dùng chớ dạo ấy đâu ai có máy để đo tính như ngày nay.

Công trình đá được đặc trưng bởi các khối đá thô, được đẽo gọt thô sơ, điển hình của kiến trúc Trung cổ Florence. Các vòm được chống bởi các trụ cầu dày với các mũi cắt nước hình tam giác (phần nhọn) giúp giảm sức cản của nước và bảo vệ khỏi mảnh vỡ trong lũ. Một mặt để tàu không ủi nhầm vào đây, nếu đụng thì sẽ bị lệch qua một bên.


Một đặc điểm nổi bật của Ponte Vecchio, tương tự cầu Rialto ở Venezia là hàng cửa hàng được xây trực tiếp trên cầu, nhô ra hai bên sông. Đây là giải pháp thực tiễn để tối đa hóa không gian đô thị trong Florence thời Trung cổ đông đúc. Các cửa hàng được chống bởi các dầm gỗ và giá đỡ, tạo hiệu ứng nhô ra. Thí dụ: cầu Ông Đạo Đà Lạt, biến thành chỗ đi bộ. Người Đà Lạt có thể xây các cửa hàng trên cầu, để che dấu toà thị chính, cực xấu mới được xây bằng kính to đùng ở đường hÙng Vương khi xưa.

Ban đầu, các cửa hàng có thiết kế đồng nhất, với mặt tiền mở hướng ra lối đi trung tâm. Theo thời gian, các sửa đổi đã dẫn đến vẻ ngoài hiện nay hơi không đều, mang tính chất đẹp như tranh vẽ, với một số cửa hàng nhô xa hơn ra sông.

Phần trung tâm của cầu mở ra thành một “quảng trường” ngoài trời nhỏ, nơi các hàng cửa hàng bị gián đoạn, mang lại tầm nhìn toàn cảnh sông Arno. Không gian này tăng cường sức hấp dẫn thẩm mỹ và chức năng của cầu như một điểm tụ họp công cộng.

Mấy cửa sổ của mấy tiệm trên cầu. Thấy mũi nhọn bằng đá của chân móng để tránh tàu đụng vào móng, sẽ lệch qua một bên. Họ dùng các thanh gỗ tốt và chắc để làm corbeaux để chống đỡ sàn của mấy căn phố nhô ra ngoài cầu.

Hành lang Vasari (1565):

Được thiết kế bởi Giorgio Vasari cho Cosimo I de’ Medici, Hành lang Vasari là một lối đi kín, nâng cao chạy dọc theo phía đông của cầu, phía trên các cửa hàng. Nó kết nối Phòng triển lãm Uffizi với Palazzo Pitti, cho phép gia đình Medici di chuyển riêng tư qua thành phố. Xin nhắc là dòng họ Medici từng làm bá quyền ở vùng Toscana này, một trong những gia đình giúp dẫy lên nền Phục Hưng của Ý Đại Lợi. Ở La-Mã thì dòng họ Borghese (Bourgeois) từ đó người Pháp dùng từ này để nói đến những giai cấp quý phái.

Hành lang được chống giữ bởi các giá đỡ đá và tích hợp liền mạch với cấu trúc Trung cổ của cầu. Các cửa sổ hình chữ nhật nhỏ cung cấp ánh sáng đồng thời duy trì sự riêng tư. Việc bổ sung hành lang làm thay đổi nhẹ sự đối xứng của cầu nhưng tăng cường ý nghĩa lịch sử và kiến trúc của nó qua năm tháng.

Được xây dựng chỉ trong năm tháng, hành lang thể hiện hiệu quả và độ chính xác kỹ thuật thời Phục hưng, tương phản với thẩm mỹ Trung cổ thô ráp hơn của cầu.

Thật ra chỉ có tàu nhỏ hay phà đi ngang thôi; thoạt đầu chỉ có dãy nhà cao với 3 cái vòm được xây nhưng từ từ, dân tình nới thêm tuỳ theo nhu cầu, điều kiện sinh sống nên ngày nay có hình thức bề ngoại khá ấn tượng. Nhưng xét về kiến trúc thì Chán Mớ Đời 

 Hai trụ cầu lớn của các vòm được nhúng sâu vào lòng sông, giúp ổn định trước dòng chảy mạnh của Arno khi mùa Xuân, tuyết tan chảy về. Các mũi cắt nước hình tam giác của trụ được thiết kế để làm lệch hướng nước và mảnh vỡ, một đặc điểm thực tiễn đã giúp cầu sống sót qua nhiều thế kỷ lũ lụt.

Kỹ thuật móng chính xác không được ghi chép đầy đủ, nhưng có khả năng liên quan đến các cọc gỗ đóng vào lòng sông, một phương pháp phổ biến thời Trung cổ ở các môi trường ngập nước như Florence. Mình có kể về thành phố trên biển venezia tương tự họ đóng cọc xuống dưới nước sâu và trét bùn để tạo nền móng cho các dãy nhà bên trên.


Kiến trúc của Ponte Vecchio vừa thực dụng vừa nổi bật về mặt thị giác. Các vòm thấp, uốn lượn tạo ra một khung cảnh hài hòa, hòa quyện với các đường cong tự nhiên của sông Arno. Mình không nhớ bên bồi bên lở của dòng sông vì khi xưa không để ý lắm. Chỉ sau này đi chơi mấy dòng sông mới để ý đến mấy điều kiện này để hiểu thêm về sự phát triển của các thành phố Âu châu. Công trình đá thô ráp và các mặt tiền cửa hàng không đều mang lại nét đặc trưng Trung cổ, trong khi Hành lang Vasari bổ sung sự tinh tế thời Phục hưng.


 Cầu được thiết kế như một cấu trúc đa chức năng, vừa là lối qua sông, trung tâm thương mại, và sau này là lối đi riêng cho gia đình Medici. Việc tích hợp các cửa hàng tối đa hóa việc sử dụng không gian kinh tế, trong khi phần trung tâm mở rộng hỗ trợ giao thông người đi bộ và tương tác xã hội. Cứ tưởng tượng chiếc cầu hình chữ K của chợ Đà Lạt, nếu họ cho làm nhưng cửa hàng thì có lể sống động hơn. Nhất ngày nay họ dành phố đi bộ vào cuối tuần.

Trên cầu nay thì du khách khá đông. 45 năm về trước khi mình viếng thăm lần đầu thì ít du khách nay thì người đi như cá mòi Sumaco.

Các vòm phân đoạn và trụ cầu đã giúp Ponte Vecchio chịu đựng nhiều trận lũ, bao gồm trận lũ thảm khốc ở Florence năm 1966, gây thiệt hại nhưng không phá hủy cầu. Sự nhìn xa kỹ thuật của nó được thể hiện qua tuổi thọ lâu dài. Theo thời gian phù sa được cuốn về giúp chân cầu chắc thêm. Không có cát tặc nên vẫn tồn tại đến ngày nay.

Thiết kế vòm phân đoạn của Ponte Vecchio đã ảnh hưởng đến các cây cầu sau này ở châu Âu, chẳng hạn như Ponte Santa Trinita ở Florence (xây dựng năm 1567–1569), đã tinh chỉnh thêm khái niệm này.


Qua nhiều thế kỷ, cầu đã trải qua các sửa chữa, trùng tu đặc biệt là sau các trận lũ. Trận lũ năm 1966 đã thúc đẩy việc phục hồi lớn cho các cửa hàng và lan can, nhưng cấu trúc cốt lõi vẫn nguyên vẹn. Nếu đến đây, các bờ tường bên sông đều làm bằng đá để phòng ngập lụt.

Là một phần của Di sản Thế giới UNESCO tại trung tâm lịch sử Florence, Ponte Vecchio được duy trì cẩn thận. Các nỗ lực tập trung vào việc bảo tồn nét đặc trưng Trung cổ của nó đồng thời giải quyết sự hao mòn từ du lịch và các yếu tố môi trường. Việc gắn “khóa tình yêu” lên lan can đã bị hạn chế để tránh hư hại kết cấu.

Toàn tiệm đắt tiền không


Kiến trúc của Ponte Vecchio là minh chứng cho sự khéo léo thời Trung cổ, kết hợp kỹ thuật thực tiễn với chức năng đô thị. Các vòm phân đoạn của nó là một sáng tạo táo bạo, và sự tích hợp giữa không gian thương mại và không gian dành cho giới tinh hoa phản ánh lịch sử xã hội năng động của Florence. Cầu vẫn là một kiệt tác của kỹ thuật dân dụng thời Trung cổ, được ngưỡng mộ vì cả sự bền bỉ về kết cấu lẫn vẻ đẹp như tranh vẽ. Lần chót về đây, đồng chí gái cứ bắt chụp hình nụ cười toả nắng và để cô nàng đi xem quần áo, thêm du khách đông như quân Nguyên nên mất vẻ đẹp mà mình nhận thấy cách đây 45 năm về trước. Chúc các bác cuối tuần vui vẻ bên người thân.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn