Hiển thị các bài đăng có nhãn Ở Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ở Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Tiệm cơm Việt Nam tại Paris

Hôm trước có ông thần từng du học tại Paris đăng tấm ảnh về tiệm ăn tàu rẻ nhất thủ đô Pháp quốc khiến mình như bò đội nón vì chưa bao giờ nghe đến khi còn sinh viên. Có nghe một tiệm gần nhà ga Lyon đèn vàng của ông Cung Trầm Tưởng nhưng chưa bao giờ có dịp đến ăn.

Nói đúng hơn ở Paris mình ít quen người Việt vì học kiến trúc ít có người Việt theo học. Mình quen 2 tên sinh viên Việt Nam ở Paris trong suốt 8 năm trời ở Paris. 1 tên cho mượn thẻ căn cước để đi Ý Đại Lợi với trường vì dạo ấy mình chưa vào tỵ nạn, chưa có giấy tờ ra khỏi nước pháp và một tên đi pháp qua ngõ Cao Miên. Hắn kể là năm 1970 khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà đánh qua Miên, thì có một đại uý được mẹ hắn trả tiền chở hắn từ Sàigòn qua Miên, rồi từ đó lên máy bay qua Pháp. Gia đình tên này thuộc dạng giàu có, mua nhà ở Paris này nọ. Sau 75 thì gia đình hắn cũng bay qua Tây hết. Sau này hai người em mình vượt biển sang pháp thì có quen vài người việt như ông nhà văn Hồ Trường An, ở Troyes với bà nào tên Châu nghe nói cũng viết nhiều nhưng mình đã qua Thuỵ Sĩ làm việc. Chỉ gặp vài lần khi về Paris thăm hai người em.

Mình trù trì ăn cơm đại học hai buổi trưa chiều. Chỉ có tối thứ 7 và ngày chủ nhật, các tiệm ăn đại học đóng cửa, chỉ có ở đại học xá Cité universitaire là mở cửa nhưng đi xa quá. Đến nơi cũng phải xếp hàng khá lâu, vì bao nhiêu sinh viên và dân ở ký túc xá đến ăn, mất thì giờ học hành. Nên nấu cơm ở nhà. Phòng ô-sin đâu có bếp núc gì đâu. Mình mua cái lò gas cắm trại, có cái nồi nhỏ để nấu cơm, sau đó khui hộp cá mòi Sumaco của Ma-rốc ăn với cơm. Bữa nào bận học thi thì chạy xuống đường mua ổ baguette và thỏi sô-cô-la ăn thôi. Nhớ dạo mới sang, chưa có thẻ sinh viên, cũng bò đến tiệm ăn đại học Jussieu, nhờ mấy tên sinh viên gốc mít mua dùm vé ăn rồi vào ăn vì rẻ. Dạo ấy hình như chỉ có 2.5 quan pháp, mua một carnet giá 25 quan cho 10 vé. Sau này họ kiểm tra thẻ sinh viên nên hết vào được. Khi vào học thì có thể ăn mọi nơi tại Paris. Lúc mình ra trường vé ăn mỗi suất là 6 quan. Kinh


Tính ra mình chỉ ăn cơm Việt Nam trả tiền ở tiệm đâu 4 lần trong suốt 8 năm trời ở Paris. Nhớ lần đầu tiên đến Paris thì đâu 4 tuần lễ sau khi ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc Sài lang, thèm cơm Việt Nam quá nên đi lơi bơi trên đường Montparnasse, thấy có tiệm ăn Việt Nam bèn bò lại xem. Nhìn menu để ngoài đường là rùng mình. Lý do là ai mà ra ngoại quốc lần đầu cứ phải đổi giá tiền qua tiền việt. Một tô bún bò giá bằng 25 tô bún bò ở Đà Lạt. Thèm đồ ăn Việt Nam quá đành bấm bụng đi vào. Ngược lại ngày nay về Việt Nam thì thấy thức ăn rẻ hơn ở Mỹ.


Gặp anh bồi đến có vẻ không thân thiện lắm. Bàn bên cạnh có Tây đầm ngồi thì anh ta kêu oui Monsieur oui madame còn mình thì anh ta quăng cái thực đơn trên bàn rồi bỏ đi. Một lát sau anh ta quay lại. Mình nói cho tô bún bò vì giá rẻ nhất. Mình kiểm tra cái thực đơn để xem giá tiền như người ta tính toán đánh lô đề. Mình mơ một ngày nào đó vào tiệm ăn, không phải xem giá tiền trước khi gọi món ăn. Anh ta nhìn mình như bò đội nón rồi hỏi bằng tiến Tây: “c’est tout “ , mình rặn thêm câu Tây bồi. “Oui.” Mình ngạc nhiên là người Việt tại Paris lại hỏi tiếng Tây với mình. Chán Mớ Đời  


Khi anh bồi đem tô bún bò ra thì mới hiểu lý do anh ta trợn mắt. Đâu phải tô bún bò như ở Đà Lạt mà là một cái chén bún bò. Mình làm một hớp là xong. Rất dỡ rồi trả tiền mà xót của đi ra. Chả thấy cay như bún bò Đà Lạt khi xưa. Nhưng giá 25 tô bún bò Đà Lạt. Ngày đó hết ăn cơm nhịn luôn tới hôm sau. Sau này đi rửa chén cho một nhà hàng Tây vào buổi trưa nên được ăn cơm Tây còn dư. Ngon kể gì.


Nói đến anh bồi người Việt thì nhớ lúc qua Tây có gặp một anh gốc Đà Lạt, ở nhà cậu Miên, con ông bà Võ Quang Tiềm. Nghe nói anh ta là sĩ quan, lo trả tiền cho lính, biển thủ tiền lương cua lính rồi trốn qua Miên, rồi bay qua pháp, làm bồi sống, cặp với một bà đầm. Con của ông bà người Huế, có quán bán bánh khói, bánh xèo ở đường Trương Vĩnh Ký, đối diện khách sạn Thuỷ Tiên. Sau lưng tiệm của ông bà Tiềm.


Lần thứ nhì đi ăn cơm Việt Nam với hai chị em Marie-Christine và Marie-Helene. Số là gia đình hai chị em này hay mời mình đến nhà ăn cơm như giáng sinh, này nọ nên hè làm ngân hàng, có lương nên bấm bụng mời đi ăn cơm Việt Nam trong khu La-tinh. Lần thứ 3 là ăn với bọn Tây đầm học chung và lần thứ 4 có gia đình cô bạn mời đi ăn. 

Sau này đi làm thêm cho ông giáo sư dạy ở văn phòng ông ta nên mình có tiền nên lâu lâu cũng bò đi kiếm tiệm ăn Việt Nam. Trong Khu La-tinh có một con đường nhỏ, có rạp xi-nê chuyên chiếu phim của Paolo Pasolini, đối diện là một tiệm ăn Việt Nam do một bà người nam vừa làm bếp vừa làm bồi. Sau này quen mới nghe bà ta kể là khi xưa là người làm trong gia đình ông tướng Dương Văn Minh. Cũng chả hiểu sao bà ta lại lọt qua pháp với thằng con đâu cở tuổi mình.


Hôm đó, sau khi trường đóng cửa vào 3 giờ chiều thứ 7, mình lang thang thấy phim Salò, or the 120 Days of Sodom của Pasolini nên bò vào xem, đến khi ra về thì thấy tiệm ăn Việt Nam đối diện, giá bình dân nên bò vào. Ai mà có đầu óc đàng hoàng thì không nên xem phim này. Mình thấy Tây đầm, đứng dậy ra về trước khi hết phim. Mình tiếc tiền nên ráng ngồi lại xem đến hết phim. Chả thấy hay gì cả nhưng đám Tây đầm học chung khen nức nở. Mình vào tiệm nhỏ xíu thì thấy bà chủ lăn lội trong bếp. Tiệm nhỏ có đâu 5 bàn, độ 12 người là tối đa. Đói quá, thấy bà ta có một mình mà khách đầy hết nên mình đứng dậy, phụ dọn dẹp bàn để bà ta làm tô bún thịt nướng cho mình ăn rồi về. Khách vô ào ào nên mình phải làm bồi bất đắc dĩ đến khuya mới được ăn. Ăn xong bà không lấy tiền và nhờ mình lại chiều cuối tuần thứ 7 và chủ nhật phụ bà ta. Trong tuần thì có thằng con lo. Nó đi chơi cuối tuần, đánh bài hay nhảy đầm chi đó khiến bà ta một thân một mình tử thủ với cái tiệm. 

Hôm nào kể vụ Nathalie Wood tát tai Frank Sinatra


Thế là từ đó mình trở thành bồi tiệm ăn Việt Nam vào cuối tuần buổi tối. Đi làm ngày đầu tiên, trên nguyên tắc là 11 giờ đêm quán đóng cửa nhưng khách đi xi-nê ra ghé ăn thì bà tiếp tục bán thế là khi mình về thì métro đóng cửa. Mình kêu taxi về nhà thì tốn 120 quan pháp. Đi làm thì bà ta trả 100 quan với tô bún thịt nướng. Thế là lỗ. Hôm sau mình nói với bà ta không thấy bà ta bù tiền cho mình. Chỉ kêu tội chưa. 


Sau này nếu đông khách trễ métro thì mình đi bộ về nhà, từ Boulevard  Saint Michel về đến Neuilly sur Seine. Mùa đông lạnh thật. Năm ngoái về Paris, mình tính đi bộ từ Boulevard Saint Michel về tới Neuilly sur Seine để tìm lại chút hương xưa nhưng đến Khải Hoàn Môn là cô em rên kêu mệt quá, đành bỏ vụ đi bộ, lấy métro về. Đó là mình chỉ ăn tiệm Việt Nam có 4 lần trả tiền, còn ăn cơm bồi thì mỗi tuần đến khi tốt nghiệp rồi đi Thuỵ Sĩ.


Thuỵ Sĩ cũng như Ý Đại Lợi dạo ấy chưa có tiệm ăn việt còn tiệm tàu thì mình cũng không ăn. Nay thì thấy tiệm ăn đầy phố, tiệm Việt Nam cũng có nhưng không nhiều lắm. Chỉ nhớ lâu lâu gặp mấy anh bạn du học sinh thì họ nấu ăn ở phòng trọ. Năm ngoái về Ý Đại Lợi thăm lại mấy anh bạn này thì nhớ đến món gà xào xả của anh bạn gốc Bắc kỳ, di cư vào Đà Nẵng. Mấy chục năm sau gặp lại nhau thì họ ăn cơm Ý Đại Lợi nhiều hơn cơm việt. Mình ở chơi mấy ngày thì thấy toàn cơm ý không. Chỉ có hôm vợ chồng anh bạn mời ông cha người Việt đến nhà ăn vì ông cha cũng thèm cơm việt. Hình như hôm đó ăn Phở vì ông cha gốc Nam định. Chẳng bù lại khi xưa, gặp nhau nấu phở, không có bánh phở thì lấy spaghetti ăn với nước phở. Ngon ra phết. Lâu lâu mình về Paris, mua hột vịt lộn và đồ việt ở chợ Thanh Bình đem qua Ý Đại Lợi. Hú nhau nấu hột vịt lộn ăn. Họ mừng lắm khi mình mua cho chai nước mắm. Ở Thụy sĩ không có cơm việt nhưng quen vài gia đình người Việt nên cũng có ăn cơm việt. Có anh chàng sinh viên, buôn bán đồ Việt Nam kiếm thêm tiền hay gửi mình mua đồ mỗi khi về Paris. Nay ở Thuỵ Sĩ, mở tiệm ăn Việt Nam.


Qua Anh quốc thì mình chỉ ăn cơm tàu là nhiều nhất. Cơm Việt Nam thì nhớ ở Soho, có một tiệm Việt Nam nhưng chủ là người Tàu tên Pasteur. Lâu lâu ghé ăn phở cho đỡ thèm. Có một tiệm tàu chuyên bán thịt vịt quay Bắc kinh trứ danh. Có tên tàu Hongkong làm chung giới thiệu, kêu chỗ này vịt quay ngon hơn cả ở Hương Cảng. Nên lâu lâu ăn trưa, mình lấy Tube đến chỗ này ăn đĩa cơm vịt quay. Sau này qua Nữu Ước làm việc, ở Tribeca nên gần phố tàu. Đi làm về, xuống trạm Canal, rồi ghé vô phố tàu ăn. Có vài tiệm Việt Nam nhưng đa số là người Tàu làm chủ. Cứ ăn hết thực đơn của tiệm thì tìm tiệm khác để ăn. Mình thuộc dòng keo kiệt nên ăn tiệm rẻ tiền nhất nên chắc cũng không ngon lắm.


Thời sinh viên thì chả biết nấu ăn, chỉ cơm với cá hộp Sumaco. Lâu lâu tụi bạn Tây đầm rủ nấu ăn thì mình làm chả giò cho chúng. Không biết có ngon hay không nhưng chúng đẫn hết. Chúng gọi pâté imperial. Nay về Tây lại nghe chúng kêu “Nem”. Qua Ý Đại Lợi làm việc thì học được nấu spaghetti nên từ đó mình chỉ nấu spaghetti để ăn đến khi lấy vợ.


Nay ở Bolsa ăn cơm việt riết rồi ớn, phải ăn món khác đổi khẩu vị. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

8 kiến trúc sư, 21 đức giáo hoàng để hoàn thành


Tuần lễ này, thế giới đều hướng về giáo đường thánh Phao Lồ ở La MÃ, đúng hơn là Vatican. Rất nhiều vị nguyên thủ quốc gia đến dự đám tang vị lãnh đạo của nhà thờ Thiên Chúa Giáo, đức giáo hoàng Francisco. Ngôi thánh đường này được xem to lớn nhất thế giới. Phải mất đến 120 năm, 8 kiến trúc sư và 21 đức giáo hoàng mới hoàn thành ngôi giáo đường này.

Ở xa chúng ta thấy cái vòm to lớn nhưng khi đến gần thì không thấy đâu cả

Khi mình đến viếng và vẽ ngôi giáo đường này lần đầu tiên năm 1978 thì phải công nhận mình rất ngạc nhiên và choáng trước sự vĩ đại của ngôi giáo đường này. Có nhiều nhà thờ trên thế giới cao nhưng chưa có nhà thờ nào rộng lớn như ngôi giáo đường này. Bên trong cũng thần kỳ, nghệ thuật, kiến trúc, các vật liệu điêu khắc như đồng vàng, đá cẩm thạch, điêu khắc,… nội cái baldachin không là đủ thấy quá sức tưởng tượng của một tên sinh viên kiến trúc năm thứ 3. Từ khi mình xem ngôi giáo đường này thì sự sự suy nghĩ của mình về kiến trúc thật sự thay đổi.

Thiết kế bởi Bernini
Lịch sử hình thành của ngôi giáo đường rất quan trọng, vì là sự kết hợp rất nhiều kiến trúc sư theo suốt 120 năm nhất là 21 vị đức giáo hoàng thay đổi suy nghĩ về ngôi giáo đường. Điểm đặc biệt, thánh đường này được xây trên địa điểm của một nhà thờ được xây dưới thờ Constantine the Great vào năm năm 360 sau công nguyên.
Đây là hình vẽ của ngôi nhà thờ được xây năm 360 và hơn 1000 năm sau bị phá bỏ để xây thánh đường Phao Lồ

Vào năm 1505, sau 12 thế Kỹ ngôi nhà thờ này te tua, nên đức giáo hoàng Julius II, đột phá tư duy, muốn xây một ngôi giáo đường to lớn nhất thế giới. Lý do là ông ta muốn xây nhà thờ to lớn để có thể đặt ngôi mộ của ông ta. Khởi đầu ông ta kêu nghệ nhân Michelangelo phát hoạ. Nhà thờ cũ được phá xập nhưng vài năm sau, ông ta qua đời (1513).


Do Bernini thiết kế

Để gây quỹ xây dựng ngôi giáo đường này, nhà thờ kêu gọi giáo dân càng cúng dường nhiều thì sẽ ở địa ngục ít và lên thiên đàng nhanh. Sự việc được xem như tham nhũng buôn bán thánh khiến một số giáo dân bất bình như trường hợp ông Martin Luther ở Đức quốc, dấy lên phong trào cải cách chống đối nhà thờ Vatican. Sau này ai viếng thăm Vatican đều lên tiếng phản đối sự giàu có xa hoa của nhà thờ. Mình có mấy người bạn gốc Ý Đại Lợi không ưa nhà thờ vì vụ này.

Linh mục Martin Luther ở Đức quốc không chấp nhận nhà thờ phải kêu gọi giáo dân đóng góp tiền bạc để xây nhà thờ, dấy lên phong trào đòi cải cách nhà thờ, tạo lên đạo Tin Lành. Mình có đọc nhiều tài liệu về vụ này nhưng không dám kể lại sợ mấy bác công giáo choảng em. Khi xưa có quen mấy cô công giáo bị choảng quá trời khiến ế vợ rất lâu. 

Phải mất 120 năm, 8 kiến trúc sư và qua đến 21 đời đức giáo hoàng mới hoàng thành ngôi giáo đường lớn nhất thế giới. Các kiến trúc sư danh tiếng như Bramante, Sangallo, della Porta, Peruzzi, và Maderno. Cộng với các kiến trúc sư và nghệ nhân như Michelangelo, Raphael và Bernini. Cứ mỗi lần kiến trúc sư mới thì lại thay đổi những gì người tiền nhiệm thực hiện hay thiết kế. Do đó kết quả là sư giáo thao giữa các bản vẽ của 8 kiến trúc sư. Cái vòm là do Michelangelo, mặt kền thì do Maderno, những cột trụ to đùng phía ngoài là do Bernini. Các đỉnh tháp do Raphael. Nhìn chung thì hơi lộn xộn nhưng nhờ các trang trí baroque sau này nên làm choáng ngợp, che đậy các sai lầm của kiến trúc sư. 

Bản vẽ cho thấy hai cái tháp và vòm khác nhau

Do đó khi chúng ta quan sát thì hơi lộn xộn. Cái vòm được xem là to nhất thế giới là kiệt tác của Michelangelo nhưng đứng ở trước mặt tiền do kiến trúc sư Maderno thiết kế thì chúng ta sẽ không thấy, có khắc tên đức giáo hoàng Phao Lồ đệ ngũ, thuộc gia đình Borghese. Nếu đứng xa chúng ta thấy cái vòm này nhưng gần giáo đường thì bị che mất. Chúng ta thấy ngôi giáo đường được chia làm riêng biệt vì cái mặt tiền chỉ được xây để làm khác biệt, nối kết với bên ngoài. 

Mặt tiền do Maderno thiết kế, nếu đứng gần sẽ không thấy cái vòm phía sau. Hình chụp mình đoán rất xa. Mình có chụp ảnh đồng chí gái ở đây 

 Luân đôn có cái vòm của nhà thờ Thánh Phao Lồ (St Paul) do kiến trúc sư danh tiếng Sir Christopher Wren thiết kế vào năm 1710, do ảnh hưởng của giáo đường ở Vatican, nhưng đồng nhất hơn. Thay vì rạc rời như ở Vatican.

Nhà thờ St Paul ở Luân đôn, ảnh hưởng với thánh đường ở Vatican 

Phía trong nội thất thì cái baldachin do Bernini thiết kế chỗ đức giáo hoàng ngồi rất đẹp và uy nghi nhưng có lẻ dát vàng hơi nhiều. Ngôi tượng Pieta của Michelangelo quá đẹp. Có tên nào khùng khùng phá nên họ phải sửa lại. Nay ai vào xem thì sẽ thấy sau gương. Nếu có thời gian đi xem thì có Hàng ngàn tấm tranh và tượng rất đẹp nhưng chả biết của ai. Ngoại trừ đọc sách . Đặc biệt là dưới nền nhà có mộ của thánh Phao Lồ, và thêm 90 đức giáo hoàng được chôn cất tại đây. 

Chỗ đi xuống nơi chôn cất trên 90 đức giáo hoàng

Kiến trúc của thánh đường Phao Lồ này được xem là tuyệt đỉnh của kiến trúc Baroque. Tóm lại thánh đường Phao Lồ của Vatican là một kiến trúc tuyệt vời của thời đại Phục Hưng -baroque, khác biệt với kiến trúc gothique của thời trung cổ. Nói lên văn hoá đã thay đổi của thời đại. Kiến trúc Gothique do các kiến trúc sư thời pHục Hưng đặt tên để nói lên sự man dại của thời trung cổ. Thêm ánh sáng được sử dụng rất khá so với thời Gothique của trung cổ. Cửa sổ của thánh đường rất nhỏ so với kiến trúc Gothique. 

Daọ mình ra trường thì trường phái Deconstruction của triết gia Jacques Derida nổi tiếng nay nghe nói họ bắt đầu trường phái cấu trúc lại (reconstruction). Mình không ngờ sự ảnh hưởng của Deconstrucrion đã tạo nên chủ nghĩa thức tĩnh. 

Kiến trúc thời Phục Hưng không có những kiểu cửa sổ như thời Gothique
Không ảnh cho thấy cái mặt tiền do Maderno vẽ như che dấu nhà thờ như chia làm hai
Đức giáo hoàng Julius V, người đột phá tư duy để xây ngôi thánh đường vĩ đại
Đây là nơi ông ta được chôn cất

Mình viếng nhiều ngôi thánh đường của thiên chúa giáo và hồi giáo thì phải công nhận ngôi giáo đường này là độc nhất. Có một không hai dù kiến trúc không đồng nhất lắm nhưng đã nói lên sự thành hình của một ngôi giáo đường qua 120 năm với rất nhiều tiền bạc của cải của giáo dân trên thế giới.

Bức tượng Pieta của Michelangelo lúc mình xem lần đầu nay thì được che phủ lại sợ thiên hạ phá

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

vệ quân đức giáo hoàng

 Nhớ lần đầu tiên đến La-Mã, viếng toà thánh Vatican thì mình thấy mấy ông lính bận đồ màu mè, thêm đội nón sắt như thời xưa mà mình xem trong xi-nê. Hỏi ông thầy thì ông ta giải thích đó là vệ quân Thuỵ Sĩ, có nhiệm vụ bảo về đức giáo hoàng. Khiến mình như bò đội nón. Tại sao lại vệ quân Thụy sĩ mà không phải vệ quân Ý Đại Lợi. Mới khám phá ra ở Ý Đại Lợi có thêm mấy nước nhỏ khác ngoài Vatican. Hỏi ra thì khi xưa có nhiều lính đánh thuê tương tự ngày nay chúng ta thấy ở chiến trường Ukraine hay đâu đó ở trung Đông này nọ. Hình như lính đức đi đánh thuê dùm cho vua Anh quốc, nghe đâu đến 30,000 người đến từ vùng Hesse-Kassel và Hesse-Hanau khi bị quân Mỹ đánh đồn của họ.

 Khi xưa, ở Pháp có một ông Tây tên Bob Denard, hình như không phải tên thật, chuyên đi đánh thuê ở Phi Châu để lật đổ chính phủ phi châu, kiếm tiền. Robert Denard từng tham chiến tại Đông Dương (tên thật Gilbert Bourgeaud; 7 April 1929 – 13 October 2007). Có nhiều người lính không biết sinh sống ra sao khi giải ngủ nên tiếp tục làm lính đánh thuê. Ông thầy nói là áo quần của vệ quân Thuỵ Sĩ do Michelangelo thiết kế. Nhưng đoán là không.


Giáo hoàng Julius II, nổi tiếng với tham vọng quân sự, đã yêu cầu lính đánh thuê Thụy Sĩ do danh tiếng về kỷ luật và lòng trung thành của họ. Lính Thụy Sĩ đã nổi danh ở châu Âu, từng tham gia các cuộc xung đột như Chiến tranh Bourgogne. Đội quân đầu tiên gồm 150 vệ binh Thụy Sĩ đã đến Roma dưới sự chỉ huy của Đại úy Kaspar von Silenen. Xứ Thuỵ Sĩ không có chiến tranh nhưng đưa quân đi đánh thuê. Điểm lạ là Thuỵ Sĩ tuy nhỏ bé nhưng có đến 4 thứ tiếng, chưa nói đến phương ngữ của mỗi vùng. Cho nên khi xưa, muốn hiểu nhau không phải dễ.

Thời khắc nổi tiếng nhất của Vệ binh diễn ra trong vụ Cướp phá Roma vào ngày 6 tháng 5 năm 1527, khi 147 trong số 189 vệ binh hy sinh để bảo vệ Giáo hoàng Clement VII trước các đội quân nổi loạn của Hoàng đế Charles V. 42 người sống sót đã hộ tống Giáo hoàng đến nơi an toàn tại Castel Sant’Angelo qua Passetto di Borgo, một lối đi bí mật. Sự kiện này được tưởng niệm hàng năm với lễ tuyên thệ của các tân binh vào ngày 6 tháng 5. Trên YouTube, có một phim tài liệu nói về một anh chàng người Thụy sĩ, gốc vùng nói tiếng pháp, độc thân, có giấc mơ làm vệ quân cho Vatican. Bác nào buồn đời như em thì nên xem. Rất hay


Qua nhiều thế kỷ, vai trò của Vệ binh chuyển từ chiến đấu trên chiến trường sang các nhiệm vụ nghi lễ và bảo vệ. Họ đã vượt qua nhiều thách thức, bao gồm việc giải thể các Quốc gia Giáo hoàng năm 1870, và được chính thức hóa theo Hiệp ước Lateran năm 1929, công nhận chủ quyền của Thành Vatican. Nên nhắc lại một tí, khi xưa, các đức giáo hoàng hay đem quân đi đánh mấy vùng lân cận, không chịu chi tiền cho Vatican. Có một phim nói về Michelangelo, có kể vụ đức giáo hoàng đem quân đi chinh phạt vì các vua chúa bên cạnh không nộp thuế để xây thánh đường San Paolo.

Vệ binh Thụy Sĩ gồm khoảng 135 thành viên, bao gồm 110 vệ binh, 15 hạ sĩ quan, 9 sĩ quan và một linh mục tuyên úy. Chỉ huy, được gọi là Đại tá, giữ cấp bậc cao nhất.
Tân binh trải qua huấn luyện quân sự cơ bản tại Thụy Sĩ, sau đó là đào tạo chuyên sâu tại Thành Vatican. Đào tạo bao gồm kiểm soát đám đông, sử dụng súng, kỹ thuật bảo vệ cận thân và nghi thức cho các nhiệm vụ nghi lễ. Kỹ năng ngôn ngữ (tiếng Ý và thường là tiếng Pháp hoặc Đức) cũng được phát triển, vì tiếng Ý là ngôn ngữ làm việc.


Nhiệm vụ chính của Vệ binh Thụy Sĩ là đảm bảo an toàn cho Giáo hoàng và Vatican.

 Hộ tống Giáo hoàng trong các lần xuất hiện công khai, chuyến đi và các buổi tiếp kiến riêng. Vệ binh được huấn luyện các kỹ thuật an ninh hiện đại để đối phó với các mối đe dọa.

 Kiểm soát các điểm ra vào Thành Vatican, như Cổng Thánh Anna, và tuần tra các khu vực trọng yếu như Cung điện Tông Tòa.

Tham gia các sự kiện như thánh lễ của Giáo hoàng, lễ phong thánh và các buổi tiếp đón ngoại giao. Họ tạo thành đội danh dự cho các nguyên thủ quốc gia đến thăm.

 Bảo vệ Domus Sanctae Marthae (nơi ở của Giáo hoàng) và các tòa nhà khác trong Vatican.

Tháp tùng Giáo hoàng trong các chuyến công du quốc tế, phối hợp với lực lượng an ninh địa phương.

Đồng phục đặc trưng của Vệ binh Thụy Sĩ là dấu ấn của bản sắc họ:

•  Đồng phục nghi lễ: Đồng phục phong cách Phục hưng màu xanh, đỏ, cam và vàng, thường được cho là do Michelangelo thiết kế (dù có lẽ không chính xác), được thiết kế lại vào năm 1914 bởi Chỉ huy Jules Repond. Nó gồm áo chẽn, quần ống túm và mũ morion với lông đỏ cho các dịp nghi lễ. Đồng phục thay đổi theo cấp bậc, với sĩ quan mặc thiết kế cầu kỳ hơn.

•  Đồng phục hàng ngày: Đồng phục màu xanh đơn giản với mũ nồi được sử dụng cho các nhiệm vụ thường nhật.

•  Vũ khí: Vệ binh mang vũ khí truyền thống như giáo dài và kiếm cho các nghi lễ, nhưng cũng được trang bị súng hiện đại (ví dụ: súng ngắn SIG Sauer) và được huấn luyện sử dụng chúng. Họ cũng sử dụng thiết bị không gây chết người như bình xịt hơi cay.

•  Áo giáp: Trong các sự kiện lớn, vệ binh mặc áo giáp ngực bóng loáng và mũ, làm nổi bật vẻ ngoài nghi lễ.


Vệ binh Thụy Sĩ là cầu nối sống động với thời kỳ Phục hưng, thể hiện sự liên tục lịch sử của Vatican. Lòng trung thành của họ bắt nguồn từ truyền thống trung lập và kỷ luật của Thụy Sĩ.

•  Lễ tuyên thệ: Được tổ chức hàng năm vào ngày 6 tháng 5 tại Sân San Damaso, các tân binh tuyên thệ trung thành với Giáo hoàng bằng ngôn ngữ mẹ đẻ (Đức, Pháp hoặc Ý). Nghi lễ này tưởng nhớ sự hy sinh năm 1527.

• Đồng phục rực rỡ và sự hiện diện kỷ luật của Vệ binh khiến họ trở thành điểm thu hút du khách, nhưng vai trò của họ như một lực lượng an ninh chuyên nghiệp thường bị đánh giá thấp.

•  Việc cân bằng giữa truyền thống và nhu cầu an ninh hiện đại là phức tạp. Vệ binh phải đảm nhận các nhiệm vụ nổi bật trong khi duy trì sự cảnh giác trong thời đại của các mối đe dọa toàn cầu.


Kể từ vụ ám sát hụt Giáo hoàng Giovanni Paolo II năm 1981, Vệ binh đã hiện đại hóa huấn luyện và trang bị, hợp tác với cảnh sát Ý và các cơ quan quốc tế cho các chuyến đi của Giáo hoàng. Vệ binh sống trong doanh trại trong Thành Vatican, với các tiện nghi hiện đại. Lương của họ khiêm tốn nhưng miễn thuế, và họ được cung cấp chỗ ở và bữa ăn miễn phí.

Vệ binh thường phục vụ từ 2–5 năm, dù một số ở lại lâu hơn. Sau khi phục vụ, nhiều người trở về Thụy Sĩ, tận dụng kinh nghiệm của mình trong các lĩnh vực an ninh, cảnh sát hoặc tư nhân. Khi làm cận vệ thì họ không được lập gia đình. Phải độc thân.

Vệ binh vẫn chỉ dành cho nam giới, phản ánh truyền thống và chính sách của Vatican. Các cuộc thảo luận về việc bao gồm phụ nữ đã xuất hiện, nhưng chưa có thay đổi nào được thực hiện.

Sự kiện đáng chú ý

•  Lực lượng đa ngôn ngữ: Phản ánh sự đa dạng ngôn ngữ của Thụy Sĩ, vệ binh nói tiếng Đức (phần lớn), Pháp hoặc Ý, tạo nên một sự kết hợp văn hóa độc đáo.

•  Lòng trung thành với Giáo hoàng: Khẩu hiệu của Vệ binh, “Fidelis usque ad mortem” (Trung thành đến chết), nhấn mạnh cam kết của họ. Họ là một trong số ít đơn vị quân sự phục vụ một thực thể nước ngoài (Tòa Thánh).

•  Hình ảnh nghệ thuật: Vệ binh Thụy Sĩ xuất hiện trong nghệ thuật, văn học và truyền thông, thường được lãng mạn hóa như biểu tượng của sự vĩ đại của Vatican.


Ai buồn đời vào tranh nhà của Vatican để đọc thêm. Em chỉ tóm tắc.

•  Trang web chính thức của Vatican (vatican.va) cung cấp chi tiết về lịch sử và tuyển dụng của Vệ binh.

• Các cuốn sách như The Swiss Guard của Robert Royal cung cấp bối cảnh lịch sử, trong khi các tài liệu về an ninh Vatican mô tả chi tiết các hoạt động hiện đại của họ.


Quy trình tuyển dụng vào Vệ binh Thụy Sĩ Giáo hoàng là một quá trình nghiêm ngặt, chọn lọc và dựa trên cả truyền thống lẫn các yêu cầu an ninh hiện đại. Nó bảo đảm các ứng viên đáp ứng các tiêu chí khắt khe để trở thành người bảo vệ Giáo hoàng và Thành Vatican. Khi đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị bị ám sát, chắc mấy ông Thụy sĩ này chắc bị chúa phạt nhiều.  Dưới đây là chi tiết về quy trình, dựa trên các nguồn chính thức và thông tin có sẵn.


Ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu sau để được xem xét:

•  Quốc tịch: Công dân Thụy Sĩ, thể hiện mối liên hệ lịch sử và văn hóa của Vệ binh với Thụy Sĩ.

•  Giới tính: Nam, vì Vệ binh vẫn là một tổ chức chỉ dành cho nam giới. Chủ nghĩa thức tĩnh chưa xâm nhập vào toà thánh Vatican.

•  Tôn giáo: Công giáo La Mã thực hành, được xác nhận bởi thư giới thiệu từ linh mục giáo xứ.

•  Độ tuổi: Từ 19 đến 30 tuổi tại thời điểm nộp đơn.

•  Chiều cao: Tối thiểu 174 cm (5’8”), để đảm bảo dáng vẻ uy nghiêm trong các nhiệm vụ nghi lễ.

•  Tình trạng hôn nhân: Độc thân (vệ binh có thể kết hôn sau 5 năm phục vụ nếu được phép đặc biệt).

•  Học vấn/Nền tảng nghề nghiệp: Ưu tiên có bằng trung học hoặc chứng chỉ nghề, dù không bắt buộc.

•  Đào tạo quân sự: Hoàn thành khóa huấn luyện quân sự cơ bản trong Lực lượng Vũ trang Thụy Sĩ, đảm bảo quen thuộc với kỷ luật và sử dụng vũ khí.

•  Nhân cách: Có “nhân cách đạo đức không thể chê trách,” nghĩa là không có tiền án và có danh tiếng về sự chính trực.

•  Sức khỏe và thể lực: Sức khỏe thể chất và tinh thần tuyệt vời, được xác nhận qua kiểm tra y tế.

•  Kỹ năng ngôn ngữ: Biết tiếng Ý cơ bản (ngôn ngữ làm việc của Vệ binh) là một lợi thế, dù sẽ được đào tạo.

Đức giáo hoàng mới qua đời nên trên truyền hình chắc có chiếu mấy ông vệ quân Thụy sĩ này nên em nhớ vụ này khi xưa nên kể lại. Em không phải công gáio nên cũng không rành lắm về Vatican.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

La mã thành phố lịch sử của nghệ thuật

 Hôm nay được tin Đức giáo hoàng mới qua đời khiến mình nhớ đến lần đầu tiên đến La Mã đúng lúc Đức giáo hoàng Paulus VI mới qua đời và họ bầu vị đại diện của Thiên Chúa Giáo mới, Giovanni Paolo đệ nhất rồi 33 ngày sau, ông này lăn đùng ra chết. Sau đó họ bầu đức giáo hoàng Giovanni Paolo đệ nhị, gốc Ba Lan, mạnh khoẻ đến khi bị ông thổ nhỉ kỳ nào bắn nhưng Chúa cứu nên còn sống nhưng sức khoẻ xuống.

Con đường này rất đẹp. Được xây dựng trên 2000 năm vẫn tồn tại. Mình ngồi đây vẽ đến chiều thì thấy y chang mặt trời lặn. Mình có xem một phim Ý Đại Lợi, không nhớ tên là ban đêm sau đệ nhị thế chiến, chỗ này mấy chị em ta ra đứng đường rất đông. Hình như đạo diễn là Paolo Pasolini.

Mỗi ngày sau khi vẽ ở vatican mình với ông thầy ghé qua quảng trường San Paolo để xem với thiên hạ khói trắng hay khói đen. Thường độ 5 giờ chiều thì chỗ ống khói thấy khói bay lên. Khói màu đen là chưa có bầu được Tân Đức giáo hoàng còn màu trắng thì đã được bầu xong khiến thiên hạ vui mừng vỗ tay. Mấy Đức Hồng y họp mặt trong nhà nguyện Sixtina. Nơi Michelangelo bỏ 3 năm đời người để vẽ cái Trần nhà nổi tiếng.

Viết đến đây mới nhớ là sau khi viếng nhà nguyện này thì họ đóng cửa không cho du khách vào để bầu bán xem ai là vị đứng đầu nhà thờ thiên chúa giáo, thay thế Đức giáo hoàng Paolo VI. Mình nhớ đức Hồng y tên Giovanni Paolo đệ nhất nhưng sau một thời gian ngắn, hình như 33 ngày ông ta lăn đùng ra chết. Mình về lại Paris đâu 3 tuần lễ. Ông thầy mình hỏi đi La Mã nữa không. Chán Mớ Đời . Dưới đây là trần nhà của nhà thờ San Ignatio di Loyola do hoạ sĩ Pozzo vẽ, gọi là trompe l’oeil .

Chuyến viếng thăm là mã quá nhiều chỗ để viếng nên sau này mình trở lại hàng năm vào dịp lễ giáng sinh ở với gia đình mấy người bạn Ý Đại Lợi. Cứ 10 ngày, sáng vác đồ đi vẽ thăm viếng viện bảo tàng. Có nhiều nơi quá đẹp. Lần trước trở lại, họ mời ăn cơm thì thấy họ còn treo mấy tấm tranh của mình tặng khi xưa. Rất cảm động.


Nhưng nếu có dịp thì nên viếng Vatican nhất là viện bảo tàng. Đẹp tàn canh khói lửa
Viện bảo tàng Vatican. Bác nào đến La mã nên chịu khó bò vào đây xem. Có tất cả những gì hiếm có trên thế giới đều được mang về đây.
Palazzo Colonna
Galleria Borghesa
Thánh đường san Clemente 

Palazzo Spada 
Cầu thang danh tiếng của Palazzo Farnese.
Các Đức Hồng y tụ họp ở nhà nguyện Sixtina để bầu vị lãnh đạo của thiên chúa giáo. Nhà nguyện này được mang tên Đức giáo hoàng Sixtus người mướn Michelangelo để vẽ Trần nhà theo kinh thánh. Nhờ viếng nhà nguyện này không hiểu gì cả phải mượn tháng kinh về đọc để hiểu các bức tranh. 
Nhà nguyện Sixtina bên ngoài




Tính viết chi tiết về mấy tấm tranh trên Trần nhà của Michelangelo nhưng lười quá.

Nhà nguyện bên trong. Hình như nay rất khó viếng, phải mua vé trước mới được vào vì họ sợ đông người. Khi xưa mình vô cửa vô tư, ngồi vẽ. Có thẻ sinh viên quốc tế là vào cửa vô tư.
Villa farnesina
Viện bảo tàng Capitoline

Hôm nào kể tiếp.

Ai đến đây nên bắt chước Chúa Giê su bò lên cầu thang này. Họ kêu như vậy nhưng mình nghĩ chắc không đúng. Hình như họ làm replica của cầu thang ở Jerusalem.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn