Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàlạt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàlạt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thành phố nổi trên biển Venezia


Mình rất yêu thích Ý Đại Lợi, đã đi vòng quanh xứ này bằng quá giang xe nhiều lần, từ miền Bắc xuống mũi chân giày Sicilia, quê hương của Maàia rồi lên đến quê hương của La Camora. Có hai thành phố mình yêu thích nhất và đã trở lại đến 5 lần, thêm đồng chí gái cũng yêu thích hai thành phố này; Roma và Venezia. Venezia là thành phố đầu tiên của Ý Đại Lợi mà mình viếng. Khi xưa không biết bao nhiêu lần ngồi vẽ ở hai thành phố này. Năm ngoái về Ý Đại Lợi, ghé thăm gia đình anh bạn ở vùng Veneto, có đi lại Venezia. Chỉ cần lấy xe lửa thì 30 phút sau là đến Venezia, rồi đi bộ vòng vòng, đến chiều lấy xe lửa đi về lại. Mình có kể về lịch sử hình thành của La Mã. Hôm nay, kể sự hình thành của Venezia mà mình học khi xưa.

Venezia là một thành phố nổi, được xây trên biển, được thành lập cách đây đâu 1,604 năm về trước, sau khi đế chế la-mã tan rã. Làm sao thành phố này lại nổi trên biển từ 17 thế kỷ qua. Muốn hiểu phải tìm ở dưới nước để hiểu các chân móng của thành phố độc nhất trên thế giới vì các thành phố khác như Bruge, Colmar, Amsterdam tuy có nhiều con kênh nhưng không được xây dựng như Venezia.


Venezia là một kết hợp của 120 đảo nhỏ, nối kết bởi 177 con kênh và 391 chiếc cầu. Người ta cho rằng vào thế kỷ thứ 5, sau khi đế chế La-mã tan rã thì các đội quân ngoại quốc như Visigoth, quân của Attila,.. xâm chiếm, các người tỵ nạn bỏ chạy ra đến vùng này để thành lập thành phố này. Thật ra lúc ấy đảo Torcello đã có 20 ngàn dân cư sinh sống tại đây rồi đến thế kỷ 9, người dân dời đến đảo Rialto không hiểu nguyên do, chắc vì kinh tế, cũng có thể vùng Torcello không có thể xây thêm ra biển và người ta cần thêm đất để phát triển. Do đó thành phố phát triển ra biển. Người ta cho biết các dân cư vùng này đã đóng hơn 10 triệu cái cọc gỗ san sát nhau xuống sâu phần đất sét dưới biển, nhiều khi sâu đến 25 thước. Sau đó họ bồi bùn vào những khe trống của các cọc. Trên các cọc này họ, họ tạo sàn gỗ rồi xây các toà nhà bằng đá. Mình thắc mắc là nếu bằng gỗ, ngâm nước biển thì lâu ngày sẽ bị mục nhưng người ta giải thích là gốc cây được bùn bao bọc không có Oxygen nên không bị mục, ngược lại bị thạch hoá qua sự khoáng hoá. 


1604 năm sau, thành phố Venezia vẫn được chống trên các thân cây này. Cho thấy thời xưa người ta đã có kỹ thuật cao về xây cất dưới biển. Nghe nói thánh đường San Marco và cái tháp chuông to đùng được xây trên 100,000 cái cọc gỗ, và thánh đường Santa Maria  della Salute được xây trên 1 triệu cọc gỗ. Hay chiếc cầu danh tiếng Rialto mà ai đến đây đều phải chụp hình, có đến 12,000 cọc gỗ.

Người ta mới khám phá dưới chân của Kim Tự Tháp bên Ai Cập, được chống bởi các trụ sâu.

Tại sao thành phố này giàu có khi xưa. Lý do là vào thời trung cổ, Âu châu chìm trong giáo điều của giáo hội Vatican, thành phố này ở xa, dễ phòng ngự vì ở ngoài biển. Họ theo ngành ngoại thương thay vì buôn bán với các nước nhỏ trong vùng. 

Chỉ cần chở muối đi buôn bán trong vùng rồi chở đồ địa phương đem về bán đủ giàu 

Hệ thống các con kênh đã giúp thành phố này trở thành giàu có nhất thế kỷ 14 với 3,300 chiếc thuyền và 33,000 thủy thủ. Họ buôn bán đủ loại nhất là muối. Cơ thể chúng ta ai cũng cần muối nên thời đó vùng này đã biết làm muối để chở đi bán khắp nơi thua vì người Việt đi bán muối nghĩa là theo ông bà. 


Vấn nạn ngày nay của thành phố này là  mỗi năm bị lún độ 1-2 milimét xem như từ 16 thế kỷ qua đã lún xuống 1.82 mét. Kinh

Mình có theo dõi cách họ chống lại sự lún sâu này nhưng không ăn thì gì nên họ đoán độ 150 năm nữa là chìm luôn. Tây hay nói: viếng Venise rồi qua đời. Mấy bác còn chân đi thì nên đi viếng tránh mùa hè. Năm ngoái em đi tháng 10 mà du khách đông như quân nguyên. 

Đây hệ thống chống thủy triều của người ý nhưng không thành công vì đến nơi vẫn thấy ván để lót đường khi nước ngập. 

Mình có viếng Dubai, có một thành phố được xây trên biển nhưng nay thì được biết đang bị lún. Mỗi năm nghe đâu 2 cm. Kinh nên dân tình mua nhà ở đây tìm cách bán, và các hòn đảo khác dự tính xây, không có thằng ả rập nào mua nữa.

Thánh đường San Marco
Cầu than thở, nơi họ dẫn tù đi qua chỗ để hỏi cung
Kiến trúc Bizantine đến tuyệt đỉnh

Còn thành phố Bruge, nước BỈ rất đẹp cũng như Amsterdam của Hoà lan, hay Colmar của Pháp cũng dễ thương nhưng so với Venezia thì không thể so sánh. Kiến trúc quá đẹp, cho thấy khi xưa, dân ở đây giàu có thật sự mới xây cất như vậy.

Em định sẽ đi lại Venezia vào mùa đông vì họ có festival hoá trang rất đẹp. Thường em đi vào mùa Xuân, ít nóng và ít du khách nhưng nay thì các du thuyền lớn đổ bộ du khách vào mùa đông khá nhiều và Trieste gần đó. Thật ra năm ngoái về lại, không có đồng chí gái nên không thấy cảm xúc như ngày xưa. Chắc già hay nhớ vợ vì hai anh bạn đi với vợ còn mình thì lơ ngơ một mình. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lượm lặt trên đường

 Lượm trên đường 

Mình thấy có nhiều điều lạ ở xứ Tân Tây Lan nên ghi lại đây:

Xứ nổi tiếng là có chim Kiwi, khi đến nơi thì được biết loại chim này thuộc giống hiếm, có nguy cơ bị tuyệt giống nên họ nuôi trong chuồng, cho đẻ trứng rồi thả vào thiên nhiên. Chắc thịt ngon nên mấy con thú khác hay bắt ăn thịt. Hơn 60% trứng chim này không nở cũng như con người, mỗi cặp vợ chồng cần 2.1 con nít mới quân bình dân số. 

Tại đây thấy họ treo cờ LGBT khắp nơi, thấy đồng tính đủ loại sắc tộc đi vòng vòng nên không biết giống chim kiwi có bị đồng tính hay chuyển giới hay không nên trở thành hiếm. Mình sẽ xin tiền của USAID để chuyển giới tính cho chim kiwi. Loại chim này sống về đêm như chim cú hay dơi. Bay mấy ngàn dặm để thấy được hai con chim kiwi trong chuồng tối đen tối mù. Chán Mớ Đời 

Dân đây nói giọng lợ lợ với người Anh quốc. Có nhiều người nói rất khó hiểu nhưng từ từ quen nơi hiểu được như ông tài xế chở hai vợ chồng đi tham quan mấy chỗ ở miền nam. 


Xăng ở xứ này giá gấp đôi cali. Hèn gì đời sống mắc mỏ. Trên $8/gallon


Điểm nhấn là hôm qua trên đường về Auckland, mót tè nên mình nói ông tài xế ghé chỗ nào để xả xú bắp. Ông ta ra xa lộ chạy đến một thị trấn nào đó, bên đường có căn nhà nhỏ làm bằng nhôm oxydable, nhảy xuống đến bấm cái nút thì cửa mở đi vào nhấn cái nút thì có tiếng nói cửa đã khóa rồi kêu ông bà có 10 phút tối đa để làm phận sự. Sau đó nhạc nổi lên nhẹ nhàng loại baroque. Xong xuôi rửa tay bấm nút thì cửa tự động mở. Miễn phí. Pha cho tổng thống macron sang đây đi tè chỗ này để pháp bắt chước thiết bị ở bên Tây. 

Du lịch ở Tân Tây Lan rất bài bản nhất là họ xây dựng nhà vệ sinh khắp nơi và sạch sẽ. Ngay vào tiệm ăn tàu thấy sạch. Lần đầu tiên vào nhà ăn tàu trên thế giới mà thấy cầu tiêu tương đối sạch. 

Nhà vệ sinh được thiết kế đàng hoàng
Cửa mở hé, đến bấm nút
Phía trong là cho người khuyết tật luôn

Chạy xe ngoài Auckland thì thấy đa số là nhà tiền chế, nhỏ gọn và rẻ vì nhà xây rất đắt. Họ cho biết từ khi COVID thì lạm phát, nhà cửa lên như điên. 

Thịt bò ở đây rất mềm và nhiều omega 3 vì được nuôi tự nhiên, ăn cỏ trên các cánh đồng. Phong cảnh các cánh đồng xanh khiến mình nhớ đến xứ Ái nhỉ Lan. 

Từ ngày rời New York nay mpowis thấy lại tiệm Comme des Garcons

Xứ này theo chủ nghĩa thức tĩnh nên bao dung về giới tính đủ trò. Đi ngoài đường thấy người đồng tính, chuyến giới khá đông. Cờ LGBT khắp nơi. Đặc biệt người trẻ lai khá đông nhất là á châu và da trắng. Thấy nhiều cô gốc Á đông đi với mấy ông già da trắng. Chắc về hưu, ly dị về á châu kiếm một cô về hầu hạ thay vì suốt đời hầu mụ vợ da trắng với nữ quyển hay chủ nghĩa thức tĩnh. 

Vẫn thấy da trắng ăn uống trong các tiệm sang trọng và dân thiểu số phục vụ. Nay xứ này hạn chế di dân so với thập niên trước. 

Xứ này theo chính sách bảo vệ môi trường. Có ba loại thùng rác: xanh cho giấy, đỏ cho rác, vàng cho nhựa. Họ muốn sử dụng ít nhựa nên ai mua đồ cần cái bị nylon thì trả thêm $2 trong khi ở Cali chỉ trả thêm 10 xu. Thấy trả 2 đô thì thiên hạ kẹo như mình phải suy nghĩ thay vì xách cái bị hay bỏ vào ba lô. 

Thức ăn nhanh của Mỹ rất được ưa chuộng Tại xứ này. Đi đâu cũng thấy MacDonalds, KFC, Taco Bell, không nói nói chuyện với dân bản xứ nên không biết họ nghĩ thế nào về người Mỹ. Chắc chắn đa số ghét ông Trump. 


Họ có chương trình ca nhạc của người bản địa nhưng mình chán mấy vụ này rồi nên không đi xem. Mình nghĩ họ bựa ra để kiếm tiền của du khách chớ chả có văn hóa gì cả. Ngày nay muốn xem thì lên du tu be xem có hết. 

Ở quan thuế khi nhập cảnh họ rất gắt gao, kiểm soát những thức ăn, cây cối đem vào nước họ nên cần khai báo cho chắc ăn. 

Mình thấy có cái điện thoại công cộng cho người khuyết tật nhưng trả tiền bằng thẻ tín dụng thay vì bạc cắc như khi xưa. 

Nói chung xứ này hiền hòa không lạnh lắm về mùa đông, sống có vẻ êm đềm cho người gốc á châu. Không biết có đối chọi giữa các sắc tộc hay không. Không nói chuyện với người bản xứ nhiều nên chưa có nắm rõ nội tình. Đa số sống về cảnh nông xuất cảng trái cây, lúa thóc sữa thịt bò thịt trừu và len. Họ có mở một nhà máy nhuộm lông cừu của họ tại Đà Lạt để tránh ô nhiễm môi trường ở xứ họ. Chán Mớ Đời 


Hôm nay ra phi trường thì thấy hai cách bán vé máy bay. Mình check-in ở khách sạn không được, Qantas kêu ra phi trường. Ra phi trường thì họ kêu máy bay đầy, kêu đi chuyến sau. Mình đồng ý với điều kiện cho vào lounge.  Mình có thẻ AE nên có thể vào lounge nhưng muốn xem lounge của Qantas. Họ đồng ý cho vào lounge Qantas với lên máy bay trước như vé thương gia.  Đang đứng thì có tên hành khách Mỹ chạy lại kêu không Hiểu vì American airline huỷ phân nữa các chuyến bay. Chắc máy bay không đầy nên American airline dồn lại chuyến sau nên phải bay về Mỹ qua ngã san Francisco rồi phải đổi đủ trò. Trong khi Qantas cho bán vé líp ba ga. Ở mỹ thì luật cấm bán kiểu này nên hay bị hủy chuyến bay. Hy vọng đến nơi. Nói chung chuyến đi này khởi hành hơi vội vàng nên cũng có nhiều trục trặc. 

Chào Tân tây Lan


Khi qua cửa quan thuế thì máy scan không được vé của hai vợ chồng khiến họ phải mở cửa cho qua nên khi vào lounge mình hỏi nếu được In lại cho mình Boarding pass thì họ scan được. Hai vợ chồng ngồi uống nước tính chút nữa đi lấy đồ ăn. Đùng một cái nghe báo là chuyến bay Qantas mà mình trên nguyên tắc bay kêu mọi người ra cổng. Buồn đời mình xem lại thì thấy boarding Pass cho chuyến bay này thay vì chuyến sau nên chạy ra hỏi lại. Họ xem máy và kêu đúng là chuyến bay của mình thế là phải chạy nữa. Mụ vợ thì lo mất áo dài mua ở Việt Nam vì không biết vali sẽ bay cùng chuyến bay hay chuyến sau nên cứ rào rào. Chán Mớ Đời đi thích đem theo vali nhỏ nhưng mụ vợ mua đồ tùm lum nên phải gửi Vali to mua ở Sàigòn. Hy vọng chuyến này sẽ giúp mụ không nữa đồ khi đi chơi để khỏi thất lạc hành lý. 

Lên máy bay còn lo sợ có ai trùng ghế đến khi máy bay đóng cửa mới yên tâm. Giờ không biết đến Sydney có lấy được Vali hay không. Thôi thì tới đâu hay tới đó. Cùng lắm đến chỗ thất lạc hành lý đưa địa chỉ khách sạn cho họ đem lại. 

Mình quên xem tin nhắn của Expedia, có báo cho hay chuyến bay đổi. Tới phi trường, có hành lý hết. Hú vía


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Viếng đột xuất Tân Tây Lan

Mình chưa bao giờ nghĩ viếng xứ Kiwi này. Trên đường về Việt Nam ăn tết, thường máy bay phải ngừng lại một nước như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài loan,.. nên mình hay ở lại thêm vài ngày để xem mấy xứ này. Lúc đầu tính ngừng lại Đài Loan trên đường về Mỹ, kỳ này thấy vé ghé lại úc đại lợi rẻ hơn là đi Đài Loan nên quyết đinh đến xứ Kanguru, xem như mình đã đi hết các châu của thế giới, sau khi đã đến Antartica, và Nam Cực hai năm trước.

Trong khi soạn chương trình thì mình nhận tin một anh bạn học khi xưa ở Đà Lạt, và một cặp vợ chồng quen qua mạng xã hội, và một thân hữu của Đông Phương Hội, hỏi ngày giờ đến Melbourne. Mình để trồng thời gian mấy ngày để đi chơi và tính đi xe lửa từ Melbourne đến Sydney để xem phong cảnh xứ này. Cũng định đi viếng sâu vào xứ Úc, viếng các nơi dân bản địa sinh sống nhưng vé máy bay xa xôi, phải đổi tùm lum, bổng thấy bản đồ Tân Tây Lan bên cạnh xứ Kanguru nên xem vé còn rẻ hơn bay nội địa xứ Úc nên đột xuất bay qua Tân Tây Lan để xem xứ Kiwi ra sao khiến cô em hỏi anh đi được bao nhiêu nước rồi. Mình nói không nhớ độ trên 80 quốc gia từ 51 năm qua.


Xứ này nhỏ chỉ có độ trên 5 triệu người dân, gồm da trắng chiếm độ 60%, á châu độ 25%, người bản địa Maori đâu 18%. Thêm dân từ vùng ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ khá đông. Vị nguyên thủ của họ cũng như Úc đại Lợi là vua Charles III mà gần đây trong chuyến công du, ông ta bị một bà nào thượng nghị sĩ ở Úc đại lợi, chửi te tua. Đời sống rất đắt, ăn uống đắt hơn bên Mỹ. Nhưng thịt bò rất mềm, nuôi ngoài cánh đồng, ăn cỏ thay vì ăn bắp như bên mỹ.

Đồng chí gái lái tàu, thật ra có 2 tay lái trên chiếc tàu lịch sử đã thắng giải America Cup năm 1995

Xứ này đi trước Úc đại lợi đến 3 múi giờ và Việt Nam đến 6 múi giờ nhưng trời 8 giờ tối vẫn còn sáng. Đến phi trường thì mình ghé mua esim để có số điện thoại địa phương, liên lạc khi đặt tour đi chơi để liên lạc với tài xế này nọ. Còn nếu không thì mua trên mạng, internet để sử dụng, rẻ hơn. Mình dùng Ảiralo, tải eSim xứ nào muốn đi về điện thoại rồi trả tiền để kích hoạt. Hết data thì nạp thêm. Mình quên gọi điện thoại cho At&T ttuowsc khi đi, để mở khoá điện thoại của vợ nên không cài được eSim cho vợ nên phải làm hot pot cho vợ xài ké.


Sau khi ăn sáng, hai vợ chồng đi bộ ra bến tàu thấy một chiếc du thuyền to đùng đang cập bến. Mình có thấy các chuyến Hải hành từ Úc châu đến xứ này và vòng vòng nhưng chắc sẽ không bao giờ đi vì khá xa. Có chuyến đi từ Úc về á châu nhưng mất cả tháng. Thật sự ở Hoa Kỳ và Gia-nã-đại phong cảnh rất hùng vĩ, có nhiều chỗ chưa đi. Sau này chán đi ngoại quốc, lái xe tàng tàng đi những tiểu bang mà mình chưa có dịp đi.


Chụp hình cho vợ trong khi thương mại thời trang loại xịn. Sau đó ghé vào ăn kem rồi thẳng bước đến bến tàu. Mình có đặt chỗ trên du thuyền loại chạy bằng buồm. Đúng hơn là chiếc tàu buồm đã thắng giải America Cup năm 1995 khi đánh bại Hoa Kỳ lần đầu tiên. Nghe nói ngày nay muốn đua America cup có ít nhất 500 triệu. 

Khi tàu chạy ra biển thì phải đi ngang một chiếc cầu, được kéo lên hai bên để tàu với mấy cột buồm cao ngất chạy qua. Tàu ra khơi thì họ kêu ai xung phong cầm đồ quay buồm lên. Tính đưa tay như nghe nói là nặng 200 ký thêm gió thổi nên không chơi dại. Có 3 cặp nhảy ra quay cần để kéo dây lên. Họ có 4 loại dây 4 màu để nhận ra kéo cột buồm nào. Thấy có hai cột buồm. Tàu chạy theo lộ trình của giải America cup sau 1995. Khi thắng thì pHải tiếp theo được tranh tài tại xứ mới thắng. Không hiểu sao dạo đó lại xem giải này dù chả biết gì về hàng Hải.  Chụp hình cho vợ rồi tàu quay lại bến sau 2 tiếng đồng hồ. Thấy bến tàu được tự động hóa cách lấy containers. 

Áo phao rất nhỏ, khi đụng trận thì có sợi dây kéo thì tự động mở ra khắp người để giúp mình nổi trên biển

Xuống bến tàu đi vòng vòng vì chưa đói để đồng chí gái xem đồ rồi ghé vào ăn xíu mại và mì Tú xuyên. Đi vòng vòng trong khu Á châu vì toàn là tiệm ăn á châu. Đồng chí gái bổng thèm ăn cơm Việt Nam nên ghé tiệm ăn Việt Nam. Thịt rất ngon như bò và heo. 


Tối về khách sạn ngủ sớm vì sáng mai phải dậy sớm. Xe đón 6 giờ sáng chở đi xa viếng mấy khu đặc biệt ở ngoại thành như văn hóa của người bản địa. 

Tân Tây Lan có trên 5 triệu dân nhưng được cái giống dân gốc Á châu có đến 25% nên đi ngoài đường thấy đông người á châu. Da trắng độ 60% và người bản địa Maori thầu số còn lại. Mình thấy nhiều người á châu đi với người da trắng cũng như mấy cô trẻ á châu đi với mấy ông già xứ này. Chắc họ chán mấy bà da trắng thức tỉnh xâm hình hay ra lệnh nên qua Thái lan vớt một bà về cho khỏe đời. 

Kỹ nghệ chính của xứ này là nông nghiệp. Hôm nay đi chơi xa mới thấy hai bên đường các nông trại nuôi bò ăn cỏ, họ trồng bắp không GMO. Mình mê thịt bò ở đây, rất mềm cứ ở trên đồi gặm cỏ không bị stress như bò nuôi trong chuồng như ở Mỹ nên mềm quá. Ăn sướng ghê. 

Hôm nay, xe đến đón hai vợ chồng đi viếng mấy cái động và nơi có suối nước nóng. Tò mò đi chớ đã đến Sơn Đoòng và động Phong Nha thì mấy chỗ này chán lắm. Đến chỗ suối nước nóng thì nhỏ xíu nếu so sánh với bên mỹ ở công viên Yellowstone. Chụp hình cho vợ vui rồi kêu tài xế chở về. 

Đi tân Tây Lan xem như lần đầu cũng lần cuối vì chả có gì xem cả. Được cái hôm nay thấy con chim Kiwi, một con đực một con cái. Nghe nói đến chim này nhưng đến nơi thì khám phá ra loại chim này sống về đêm như chim cú hay dơi và là loại chim hiếm, đang bị tuyệt giống.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đến Melbourne, Úc Đại Lợi


Máy bay đáp xuống phi trường Melbourne, Úc Đại Lợi, trạm đầu tiên của hai vợ chồng. Sau khi khai báo đem bánh phồng tôm của Việt Nam qua hải quan và sở di trú thì đợi lấy hành lý. Trên nguyên tắc mình muốn đi nhẹ nhàn, ít hành lý gọn gàng rồi ở Việt Nam, đồng chí gái mua áo quần rồi bạn bè cho đủ thứ như bánh phòng tôm, lại phải mua thêm vali. Sáng nay mình mới khám phá là có cả hạt điều và hạt sen, quên khai báo. Tờ giấy khai báo kêu khai gian sẽ không được vào Úc. Mình nhớ có lần chạy qua biên giới gia nã đại và Hoa Kỳ, đồng chí gái mua trái cây ở Vancouver rồi bị quan thuế chận lại bắt ngồi mấy tiếng đồng hồ. Nên ngại vụ này nên khai báo quên mụ vợ có mua đủ thứ khác không biết. 

Đồng chí gái tại phi trường Melbourne, Úc đại Lợi

Ra cổng thì ghé lại mua eSim, vừa cài đặt xong thì nghe điện thoại của một chị quen trên mạng. Mình ngạc nhiên là chị ta kêu đợi mình ở khách sạn từ sáng giờ, chị ta kêu hai vợ chồng sẽ quay lại đón mình ở khách sạn để dẫn đi chơi. Đến khách sạn thì khám phá ra mình lộn ngày, mình đặt phòng đêm hôm qua vì xớn xác không xem kỷ là đi ban đêm thì đến sáng hôm sau sẽ qua một ngày. Chán Mớ Đời 


Vợ ngủ không được trên máy bay cả đêm trong khi nghe mình ngáy bên cạnh, lên phòng ngủ bù để một mình đi chơi với cặp vợ chồng đã gặp một lần tại hội ngộ Nguyễn Bá Tòng ở Cali. Mới chào hỏi, đã thấy mấy chị cựu học sinh NBT, chạy lại hỏi nhà vệ sinh. Có chị lái xe 3 tiếng đồng hồ lên Melbourne, làm tài xế Uber để chở đi chơi dù mình chưa bao giờ biết. Rất cảm động.

Vườn hoa tại Melbourne

Họ đề nghị đi ăn trước rồi đi chơi sau. Đến quán ăn Việt Nam, ăn rất ngon. Có món nghêu xào, ăn với dầu chá quẩy, khá lạ thêm món lẩu cua đồng rất ngon, thấy họ làm khổ qua với nhân, có thịt bò úc, ăn tái với mướp. Có lẻ món lẩu ngon nhất mình ăn đến giờ. Sau đó, họ chở đi thăm viếng một vườn hồng, trễ giờ nên không viếng lâu đài được. Đi vòng vòng vườn hoa rất dễ thương. Mấy bà nữ sinh nbt tha hồ chụp hình.

Đang đi, mình nhận tin nhắn của ông cậu họ, em của ông cậu hôm trước về gặp ở Đà Lạt. Ông cậu đồng tuổi mời đi ăn cơm, rồi thêm ông thần phong trần, con trai của tiệm may Văn Gừng khi xưa nhắn tin. Mình nói hẹn tại tiệm ăn với ông cậu cho gọn. Mình mất một ngày ở Melbourne rồi. Đến nơi thì thấy lù lù tên bạn học khi xưa, đúng hơn là bạn đánh bi-da. 54 năm mới gặp lại. Thế là mình có duyên gặp một người quen trên mạng, cũng như 2 cựu cư dân Đà Lạt tại một chỗ. Hai vợ chồng kêu mình, đổi vé ở lại chơi thêm. Nếu không có vụ mùa hái bơ, có thể ở lại chơi thêm. Lần sau đi Việt Nam sẽ đi ngõ quá cảnh tại Úc Đại Lợi vì vé rẻ hơn đi qua Nhật Bản hay Đài Loan. Ghé lại ít ngày chơi. Xứ này hiền hòa. 

Gặp lại bạn học một thời sau 53 năm

Đồng chí gái nhắn tin, kêu về đánh gió. Thế là mấy chị cho chai dầu đem về. Cạo gió cho đồng chí gái xong thì đi ngủ. Sáng nay thức giấc, cô nàng kêu đỡ rồi. Ngủ được là cô nàng ok đi shopping tiếp. Chán Mớ Đời 

Fitzroy công viên. Lúc đầu mình nghe thì tưởng là như ở Anh quốc, Viceroy nhưng đến nơi thì mới được được tên thống đốc vùng này khi xưa
Gà hoang trong công viên.
Hoa súng
Cổng vào khu phố Việt. Nghe nói khi xưa đông đúc lắm, sau họ cho phép dân buôn bán sì ke đến đây trụ, dân tình sợ nên xa lánh khu vực này nhà cửa xuống, tiệm ế ẩm
Mình có ghé tiệm phở của một anh quen với Đông Phương Hội. Bỏ vợ con chạy qua Cali tập với tụi này mấy tuần lễ tại một khu phố, nghe nói khi xưa đông người lắm, rồi có cái chợ trong khu vực bị cháy, nên xuống cấp, bớt người Việt đến ăn uống.

Sáng nay, Hai vợ chồng nhờ một tài xế Uber khác đến đón tụi này đi viếng Melbourne. Gọi cho vui vì là bạn. Khi xưa, mình đi chơi thì thích viếng các công trình kiến trúc đẹp nhưng nay thích nói chuyện với thân hữu hay để cuộc sống nhẹ nhàng, tận hưởng giây phút đang đến. Ông thần Uber đề nghị đi viếng công viên Fitzroy, tên của một cựu thống đốc NSW, đoán là New South Wales. Tại đây thì rất dễ thương, công viên như bên Anh quốc, nhưng trời nắng ấm, không mưa cả ngày như ở Anh quốc. Đi lòng vòng thấy cái hồ sen đẹp chụp hình mệt thở. Hai vợ chồng rủ đi thuyền, có ông lái đò gốc Tô Cách LAn, fan cuồng của đội Celtic Glasgow đi du lịch, xin việc tạm thời để có tiền đi khám phá thế giới. Anh ta kể đã qua Cam Bốt, Việt Nam,… ông thần Uber, một thừoi sinh sóng tại Texas 10 năm thì theo dõi Superbowl bên Mỹ. Nhớ cô em về Việt Nam, kêu năm nay đội của em the Eagles vào chung kết chắc thắng. Cô này ở Philadelphia, mình nói sang Hoa Kỳ 40 năm nhưng chưa bao giờ xem trận banh bầu dục và cũng chả hiểu tại sao họ chạy rồi húc nhau. Đa số các cựu cầu thủ của môn thể thao này bị chấn thương sọ não.

Sau đó bác Uber đề nghị viếng vườn Bách Thảo của thành phố này, đi để mấy bà chụp hình. Chỗ này rất dễ thương, hoa nở đẹp. Đặc biệt có căn nhà của ông James Cook sinh ra ở vùng Yorkshire, Anh quốc, được một người giàu có đã mua đem căn nhà này qua Úc Đại Lợi, và đặt tại công viên này. Có mấy bà và ông bận đồ thời James Cook còn ở truồng để thiên hạ mua vé vào chụp hình.

Nhà nơi ông James Cook sinh ra ở đồng quê vùng Yorkshire, Anh quốc, được đem qua Úc để xây lại tại đây. Ở Cali, có cặp vợ chồng mua hai căn nhà cổ xưa ở Việt Nam đem qua mỹ và xây lại. Khá đặc thù. 

Ông James Cook là người đổ bộ lên châu Úc, và tuyên bố là New South Wales. Theo lịch sử thì người đâu tiên ở Âu châu đến châu Úc là một người hòa Lan. Theo mình hiểu lúc đầu, Anh quốc gửi mấy người tù máu lạnh sang đây như người Pháp khi xưa gửi tù hình sự nặng qua đảo La Guyane mà phim Le Papillon có nói đến. Dần dần tạo dựng lên xứ Úc đại Lợi này. Mai đi Tân Tây Lan rồi về Sydney, kể tiếp. Có cô nào ở Sydney nhắn tin sẽ dẫn đi chơi ở Sydney. Ở Melbourne có cặp vợ chồng quen trên mạng dẫn đi chơi. người Việt ở xứ này Hiếu khách. Bên này xe chạy bên trái nên không dám mướn xe nhưng họ có Uber. Ra phi trường là có ngay. 

Bên Úc, chỗ đi tè công cộng, họ thiết kế kiểu này rất hay, đứng trên tấm lưới rồi tè, nước tiểu có văng thì chảy xuống trên tấm lưới nên sạch sẽ, không có vụ như bên mỹ, nước tiểu tùm lum trên sàn nhà

Đi viếng Melbourne không chạy như giặc như ở Việt Nam. Đi theo mấy người quen trên mạng, nhẹ nhàng để tận hưởng không gian, cảnh vật nhất là tình người Việt tha hương rất ấm áp. Khiến mình nhớ đến bài thơ của Lâm Giang
Tình cờ gặp bạn đồng hương
Tại nơi đất khách, phố phường xa xôi
Hay chăng là bởi duyên trời
Mừng vui háo hức, nhẹ vơi nỗi niềm

Hôm nay bay đi Tân Tây Lan 4 ngày rồi bay về Sydney. Hình như hai vợ chồng có lộc ăn ở Úc vì chưa đi, đã có người ở Sydney, nhắn tin mời ăn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Một ngày tại Sàigòn

 Một ngày tại Sàigòn 

Hôm nay thức dậy, đồng chí gái có hẹn với bạn nên mình nhắn tin anh bạn quen qua mạng xã hội. Anh ta là người đã làm và trang trí bờ lốc mực tím Sơn đen. Lần trước về thì anh ta đang ở miền Tây nên không gặp được. Sáng nay mới nhắn tin thì anh ta gọi lại kêu đang ở Bình Dương và hẹn sẽ chạy lên gặp. Chịu khó chạy 1 tiếng lên, đúng là phượt thủ. 

Có ông này chở cần xé vú sữa, hỏi mua không. Ông ta cắt cho ăn tại chỗ. 2 ký giá 120k. Ngon thì mua nhưng sắp ra phi trường nên trả ông ta 100k để ăn một trái. Quá ngon cần xé chưa bán được cân nào mà đã 12 giờ trưa. Kiếm ăn ở Sàigòn không phải dễ. Ông ta bóp bóp trái vú sữa trước khi cắt

Mình gọi gờ ráp cho đồng chí gái rồi đi với anh bạn kiếm cà phê ngồi Nói chuyện. Anh này cùng tuổi nên nói chuyện khá hợp nhau. Khi nghe giọng anh ta thì không phải dân Sàigòn chính cống nên hỏi thì được biết sinh ra tại Phú Yên rồi đi bộ đội qua bên Cao Miên rồi gặp vợ ở Sóc trăng nên xin làm rể miền Nam. Sau 5 năm Bồi dưỡng mối tình hữu nghị thì anh ta buồn đời lên cao nguyên làm thợ mộc rồi năm năm sau vợ chồng lại hợp nhất, lấy đất Sàigòn làm ăn, sinh con đẻ cái. 

Anh ta kể năm qua gần trắng tay vì tin tưởng bạn bè. Ủy quyền cho họ để mượn tiền ngân hàng mua đất bên cạnh nhưng họ không mượn được và bán luôn không thông báo cho biết. Phải năn nỉ nên được trả lại một ít. Chán Mớ Đời 

Anh bạn này hút thuốc nhiều. Ngồi nói chuyện hai tiếng mà anh ta phủ đầy hai gạt tàn thuốc lá. Nói chuyện uống cà phê mệt nên kêu cơm ăn. Rất ngon lâu lắm mới ăn lại cải chua kho cá. Cơm ở đây ngon hơn ở Quảng Ngãi. 

Ngồi nói chuyện với anh bạn thì khám phá hệ thống Grab giao hàng và nhận hàng. Hóa ra nền kinh tế ở Việt Nam nay rất đa dạng với Grab. Anh bạn nói họ gọi mua đồ rồi gọi xe Grap chở lại nhà hay tới lấy. Mình cứ thấy mấy bà mấy cô lên xuống lấy đồ ăn hay đồ mua. Rất hay ngược lại các mặt bằng đóng cửa khá nhiều dù đã qua Tết. Anh bạn cho biết là họ chỉ mua qua mạng đồ đạt rẻ dưới 500k vì sợ lừa đảo. Em rể gửi cho mình mật ong rừng từ Đà Lạt rồi grab đem lại khách sạn cho mình. Vận cứ uyển được cải thiện. 

Sau đó mình có hẹn gặp anh bạn học khi xưa ở Đà Lạt. Thấy anh bạn này khá xuống sắc. Anh này đi vượt biên cả chục lần không thoát nên ở lại lấy vợ. Khi xưa rất hiền có tập võ với mình buổi sáng ở ngã ba chùa. Có hai cháu nội còn con gái thì chưa muốn lấy chồng. Kể chuyện đời xưa khá vui, bạn ai còn ai mất. 

Sau đó lên phòng đợi vợ đi chơi với bạn về rồi ngủ. Còn phải lên đường thêm hai tuần nên phải giữ gìn sức khỏe. 2 tuần ở Việt Nam chạy mệt thở từ Hà Nội lên Ba Vì đến Đà Lạt rồi xuống Nha Trang rồi Quy Nhơn, Hội An rồi Huế cuối cùng là sf nên khá mệt đừ. Có người nhắn tin kêu muốn gặp nhưng mình đã lên máy bay đi Úc. Có người ở Sydney, nhắn tin trước khi mình đi nên sẽ gặp mặt khi mình quay về Sydney sau chuyến đi Tân Tây Lan.

Tối nay bay đi Úc Đại Lợi lần đầu tiên cho biết xứ kanguru sau đó Tân Tây Lan rồi về Cali hái bơ trả nợ. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn