5 điêu khắc gia, 5 thế kỷ, 1 giáo đường

 

Mình đang chuẩn bị đi bộ trên đường mòn Via Francigena, hành hương của người công giáo ở Ý Đại Lợi. Con đường này theo lịch sử khởi đầu từ Canterbury, Anh quốc đi qua Pháp quốc, Thuỵ Sĩ và Ý Đại Lợi. Mình chỉ khởi đầu ở Lucca, Ý Đại Lợi và sẽ ghé lại thành phố Siena, tỉnh đầu tiên mình đến khi đi du lịch lần đầu tiên ở Ý Đại Lợi tháng 4 năm 1976. Vợ cho đi 3 tuần. Xem như 49 năm sau sẽ ghé lại thành phố này nổi tiếng với Palio, đua ngựa vào tháng 7 và tháng 8. Nghe nói năm nay vì trời mưa nên dời lại.


Mình thích trở lại thành phố Siena vì khi xưa có vẽ tại đây nhưng năm thứ 1 nên muốn trở lại để viếng lại ngôi giáo đường danh tiếng ở đây. Thật ra chỉ có kiến trúc sư mới để ý vụ này còn du khách đa phần đến để xem Palio, hay chụp ảnh. Lý do nhà thờ này được thiết kế bởi 5 kiến trúc qua 5 thế kỷ, mới có hình ảnh ngày nay mà du khách đến chụp hình.


Khởi đầu là kiến trúc sư Nicola Pisano, vào năm 1265, ông ta thiết kế bục giảng cứ như thời là mã. Ông ta không những tạo dựng lại kiên trúc một mà tạo dựng hình tượng rất tuyệt Mỹ. 


Mặt tiền do Giovanni Pisano

rồi khi ông ta qua đời thì người con tên Giovanni Pisano tiếp tục sự mệnh của cha. Ông ta là kiến trúc sư trưởng phụ trách mặt tiền của nhà thờ, ông ta điêu khắc các tượng thánh được kể trong kinh thánh, các triết gia….


Donatello

Sau khi ông này ngưng thở thì đến kiến trúc sư Donatello vào năm 1450, thời Phục Hưng. Ông này tạc tường thánh John the Baptist khiến thiên hạ bị cú sốc. Ông ta đưa chủ nghĩa hiện thực của thời phục Hưng trở lại sự sự thô sơ và đầy khó chịu. 
Rồi sau đó nghệ nhân Michelangelo xuất hiện và tạc 4 thánh trên bàn thờ Piccolomini: thánh Paul, Peter, Gregory và Augustine. Nhìn các tượng thánh người xem cảm nhận được năng lượng từ các bàn tay, áo quần và những ánh mắt.


Mấy tượng do Michelangelo tạc dựng

Đến năm 1660, có đức giáo hoàng sinh tại thành phố Siena này, muốn xây thêm một nhà nguyện. Ông ta kêu kiến trúc sư Bernini đến và thiết kế  nhà nguyện theo kiến trúc baroque. Được xem là tuyệt đỉnh của trường phái này. Khi ông I M Pei trúng giải thưởng xây viện bảo tàng Louvre tổng thống Francois Mitterand nói với ông ta sex bảo đảm ông sẽ thực hiện được đồ án thay vì kiến trúc sư Bernini khi xưa, đã được vua Tây kêu qua để thiết kế tiên điện Louvre nhưng vượt cuối bị người Pháp chống đối nên phải về Ý Đại Lợi ăn spaghetti. Ông tạc tượng thánh Jerome và Mary Magdalena như đúng chống lại các thách thức tâm linh. 



Giáo đường có sự tham gia của 5 kiến trúc sư; Nicola Pisano với Cái bục giảng. Con trai ông ta Giovanni Pisano thiết kế mặt tiền, Donatello là tượng đồng đến Michangelo với những thánh quan trọng của nhà thờ và ông Bernini tạo dựng các tâm hồn. 


Điều vui là không ai biết trước sự việc thành hình của giáo đường thành phố Siena như ngày nay. Không nằm trong bản dự án sơ đồ của gia đình Medici ở vùng này mà thiên tài của 5 thế kỷ của Ý Đại Lợi hội tụ tại một nơi, tỉnh lỵ nhỏ bé này. 


Du khách đến viếng nhà thờ có thể đi ngang qua những tác phẩm của Michelangelo hay những hình ảnh đau thương của tác phẩm do ông Bernini điêu khắc rồi sau khi chụp hình họ sẽ rời xa và không biết là đã viếng hình ảnh của 5 cuộc cách mạng nghệ thuật kéo dài suốt năm thế kỷ. 


Mình sẽ ở lại thành phố này hai đêm để có thì giờ xem xét, ngắm lại nhưng gì đã được thầy giáo giải thích khi xưa nhưng sinh viên năm thứ nhất nên chỉ nghe như vịt nghe sấm. 


Đi tìm lại dấu chân xưa của một thời ngủ dại. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc Sơn tử

Những con đường Trường Sơn đặc biệt


Đọc mấy bài viết của ông Mỹ, cựu phi công tham chiến tại Việt Nam, kể lại các điệp vụ, nhảy toán, thám thính của ông Nguyễn Văn Cư, thuộc lực lượng đặc biệt của Việt Nam Cộng Hoà. Kể về những vụ nhảy toán vào con đường Trường Sơn, để thâu thập tin tức để thả bom. Người Mỹ bỏ bom không biết bao nhiêu tấn, thậm chí còn rãi bột da cam mà ngày nay các cựu chiến binh Hoa Kỳ, vẫn còn bị ảnh hưởng. Nhưng tại sao không chận được đường tiếp tế của Hà Nội vào nam. Tò mò mình đọc được cuốn sách của ông Đặng Phong, giáo sư viện Kinh Tế Hà Nội. Nói ngoài con đường mòn chính từ Thanh Hóa qua Lào, Hà Nội còn gầy dựng những con đường Trường Sơn khác thì mới hiểu thêm chút gì về cuộc tiếp liệu của Việt Cộng trong chiến tranh Việt Nam. Nhìn lại thì phải nói là Viẹt Nam Cộng Hòa quá giỏi đã cầm cự được Việc Cộng suốt 20 năm sau hiệp định Geneva. Gần đây mình đọc đâu đó nói có trên 300,000 lính tàu bận đồ bộ đội tham gia chiến tranh Việt Nam. Để mình xem lại mấy tấm ảnh người tàu bận đồ bộ đội. Nếu đúng thì có lẻ vì vậy mà Hoa Kỳ không muốn đánh tới bến, sợ Trung Cộng chơi thêm cú Triều tiên năm 1953.


 Chỉ tìm thấy bản đồ từ Hải cảng Cao Miên đến vùng Pleiku, chưa tìm ra bản đồ đến miền Tây nam bộ. Ai có cho em xin để bổ túc.


Con đường Trường Sơn qua hải cảng Cao Miên. Mình thấy quan trọng nhất, hiểu lý do ông Hoàng Thân Sihanouk cho phép Việt Cộng chuyển tiếp liệu qua Hải cảng của xứ Khờ Me đưa đến sự thất bại chống cộng sản của Việt Nam Cộng Hoà. Vì làm vậy ông ta mất đi sự trung lập mà tổng thống De Gaulle muốn biến Đông Dương trở thành trung lập.


Sau hiệp định Geneva, Việt Nam bị các nước lớn chia làm đôi như xứ Triều Tiên, Đức quốc. Cựu ngoại trưởng Trần Văn Đổ kể là hai phái đoàn người Việt đại diện tham dự hội nghị cho vui vì một hôm, ông Phạm Văn Đồng, gọi điện thoại ở khách sạn cho ông Đổ, cho biết phái đoàn Liên Sô nói họ đã thống nhất với Hoa Kỳ, Pháp chia cắt Việt Nam ở vỹ tuyến 17. Thế là ngọng. Người Việt không có quyền nói gì cả về sinh mệnh của quốc gia họ. Sau đó, hai phe người Việt, đại diện cho hai khối đánh nhau chí choé cho ngoại bang từ 1954 đến 1975. Tương tự ngày nay, mấy nhóm như Hezbollah, Houthi, Hamas,.. đánh dùm cho Ba Tư này nọ.  Hay Ukraine đánh cho Âu Châu và Hoa Kỳ. Dân chết chớ chả ăn nhập gì đến tương lai của họ.


Họ kêu 2 năm sau, tổng tuyển cử để thống nhất lại Việt Nam. Vấn đề là ngoại bang chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17, lại quên chú ý đến số người dân vì tính ra người dân ở Bắc Việt từ Cửa Tùng trở lên có 3 triệu người hơn miền Nam sau khi có 300,000 người miền Nam tập kết ra Bắc và 1 triệu người di cư vào nam. Thời đó Việt Nam có độ 18 triệu ngoài Bắc và 15 triệu trong Nam. Ngoài ra Đảng cộng sản còn cài đặt lại miền nam nhiều cán bộ, để tạo dựng cơ sở đánh phá miền nam. Cho thấy họ không chủ trương thống nhất đất nước bằng hoà bình mà bằng quân sự.


Ông Diệm về nước làm thủ tướng rồi truất phế ông Bảo Đại, đắc cử tổng thống của đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà. Có thi hành chương trình Ấp Chiến lược, bắt chước của người Anh quốc tại Mã Lai. Mình đọc đâu đó thì ông Phạm Ngọc Thảo được cử thực hiện vụ này. Ông này lại là tình báo của Việt Cộng nên huề cả làng. Sau đó người Mỹ phải bỏ vụ này. Nhìn lại thì ông Diệm, phải lo giặc trong thù ngoài. Bình định nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn, Ba Cụt,… một mặt phải truy lùng Việt Cộng nằm vùng. Một mặt có nhóm thành phần thứ 3, chống đối, giựt dây bởi Hà Nội. 


Trong cuốn sách, kể là những năm 1960, nhu cầu chi viện cho miền Nam gia tăng. Dạo ấy, sau khi Stalin bị KHruschov lên án Stalin khiến Mao Trạch Đông nổi điên nên hai nước có lộn xộn nên đường tiếp tế của Liên Xô qua ngõ Trung Cộng hơi gặp khó khăn. Do đó họ tìm đường khác, con đường Cao Miên. Tàu của liên Xô cứ vô tư cập bến hải cảng Sihanoukville. 


Hà Nội cử ông Ca Văn Thỉnh làm đại sứ tại Cao Miên. Ông này khi xưa có dạy học tại Sàigòn và hoàng thân Sihanouk là học trò nên giúp quan hệ hai nước hữu nghị, thắt chặt hơn và cho phép Hà Nội chuyển vũ khí của liên Xô đến Hải cảng Sihanoukville. Nghe nói khi xưa ông Sihanouk qua Sàigòn học ở trường Chasseloup-Laubat, họ không nói ông Thỉnh có làm giáo sư ở trường này. Nhiều khi Việt Cộng cứ nói đại cho vui. Mình có ghé lại Hải cảng này mấy năm trước. Toàn là tàu và người Tàu. Họ xây cất sòng bài khắp nơi, nghe nói nay te tua vì người Tàu hết tiền đi chơi. Xây cất bú xua la mua. Từ Hải cảng này họ chuyên chở đến các mật khu Việt Cộng gần biên giới Việt Nam Cộng Hoà.


Dạo này Cao Miên và Thái Lan muốn đánh nhau. Điểm đặc biệt là ông Hun Sen là gốc tàu, mà bà thủ tướng thái lan cũng gốc tàu. Không biết khi điện đàm, họ nói tiếng gì, tàu hay anh ngữ.


Họ thành lập Đoàn Hậu Cần 17, chuyên tổ chức tiếp nhận từ miền Bắc qua cảng Sihanoukville , rồi từ đó chuyển vận đến B2, Nam Bộ, vùng tạm chiếm.


Người phụ trách là ông Nguyễn Gia Đằng, tự Tư Cam, lót đường hối lộ mấy tướng tá Cao Miên hay giao 1/3 khí tài cho quân đội Cao Miên. Từ năm 1966 đến 1975, họ đã tiếp nhận 20,478 tấn vũ khí, 1,284 tấn quân trang, 731 tấn quân y, 65,810 tấn gạo, 5,000 tấn muối.


Họ thành lập công ty thương mại Hắc Lỷ, có giấy phép kinh doanh khắp Cao Miên, mua hàng hoá của người cao miên và tiếp nhận hàng hoá từ Hải cảng rồi chuyển vận đến bưng, chiến trường. Công ty khá lớn vì có đến 564 nhân viên, đa số là Việt kiều và người cao miên làm việc cho công ty. Họ chuyển vận với 150 xe vận tải, có thuê thêm của người cao miên, và ca-nô để vận chuyển hàng hoá đến các chiến trường tại Việt Nam.


Họ kể đưa ông Đức Phương làm chủ hãng. Hà Nội chuyển tiền và vàng cho ông này hoạt động. Ông ta kết thân với tư lệnh an ninh Nam Vang, Unxiut nên có thể thuê xe vận tải của quân đội Cao Miên để chuyển vận khí tài. Ông ta tặng bộ trưởng an ninh cao miên một chiếc xe Merểcdes mới và ông thần này tặng lại ông chiếc xe cũ của ông ta. Thế là cứ chạy xe này phong phong khắp cao miên, không ai chận hỏi.


Từ biên giới họ chuyển vận về Tây Ninh, Long An, đồng Tháp, miền Tây,… họ thành lập đoàn thanh niên xung phong để lo công việc tải đạn được này. Nói là xung phong nhưng trên thực tế họ bắt xung phong như sau 75, họ đem thanh niên miền nam xung phong nghĩa vụ quốc tế qua Cam bu chia. Nói là xung phong chớ bị bắt làm tù không lương. Họ dùng thuyền để chuyển vận quân trang qua kinh Vĩnh Tế, sau này Việt Nam Cộng Hoà khám phá nên chận đánh khá nhiều. Máy bay bỏ bom cũng nhiều và năm 1969, gần như không còn vận tải qua đường ngày nữa vì Việt Nam Cộng Hoà càn quét nhiều.



người Tàu bận đồ bộ đội tại chiến trường Việt Nam 

Tổng kết từ năm 1967 đến 1974, họ đã vận chuyển cho miền Tây 13,650 tấn vũ khí, đưa người về miền Tây hơn 30,000 gồm bộ đội và cán bộ. Sau Hoa Kỳ kêu tướng Lonnol lật đổ ông Sihanouk thì con đường này bị chặn. Việt Nam Cộng Hoà đánh qua Cao miên khiến bọ đội bỏ chạy rút lui  về hứng Hạ Lào, ông tướng Đổ Cao trí muốn truy sát nhưng Hoa Kỳ không cho, buồn đời trực thăng ông ta nổ trên trời. Sau đó Việt Cộng sử dụng đường khác. Nếu người Mỹ cho phép thì có lẽ đã truy kích đến Hạ Lào thì có lẽ mấy năm sau không có sự thất bại của Lam Sơn 719. Khi Việt Cộng đã cũng cố lực lượng và chờ đợi phe ta. (còn tiếp)


kỳ sau rảnh mình kể vụ kinh tài, rất quan trọng cho sự nghiệp đánh chiếm miền nam.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử

Làm video Đà Lạt xưa qua hình ảnh cũ

 

Có ông thần gốc Đà Lạt, một hôm kêu về hưu nên buồn đời làm video với mấy tấm ảnh Đà Lạt xưa mà mình đăng trên bờ lốc. Anh ta gửi mình xem và xin thêm mấy tấm ảnh. Mình giới thiệu ông thần với cựu học sinh Đà Lạt đã gửi mình đâu trên 800 tấm ảnh mà mình chưa có thì giờ xem hết. Qua cloud thì biết có trên 2,500 tấm ảnh Đà Lạt trước 75.

Mình có tấm ảnh này lâu rồi. Có kể chụp từ cầu Cẩm Đô, thấy mấy bậc thang Đi lên dốc nhà Làng. Đi thẳng thì qua nhà chú Lìn bán hủ tiếu ngoài chợ cạnh hàng mẹ mình. Rồi Đi lên thêm vài thang cấp đến đường Minh Mạng, đối diện tiệm chè Vọng Nguyệt Lầu. Còn không thì nhìn xéo từ khách sạn Cẩm Đô có mấy thang cấp nay vẫn còn để dân Đà Lạt đi lên gọi là dốc Nhà Làng. Lên hết dốc sẽ có một cái hẻm bên trái khi xưa có tiệm hớt tóc, sau 75 thấy một bạn hàng của mẹ mình người Huế ở đây, quên tên, rồi đến đường Minh Mạng nơi bà bán bánh căn từ chợ dọn lên đây. Hoặc tiếp tục con đường đi tới gần nhà mẹ của ông Lê Xuân Ái, tập kết, bạn của tướng Tôn Thất Đính sẽ có một con hẻm bên tay phải, phía trên là nhà Chú Ký, bạn đồng ngủ với ông cụ và sau này đi tù và ra tù cũng ngày với ông cụ, đi tới thì sẽ có con đường lên dốc đến đường Duy Tân. Trong khu vực này mình chỉ biết nhà chú Ký và dì Huê, con vợ đầu của ông Nguyễn Văn Ngạch, dưới chợ, có ông chồng trốn lính, khi xưa Mở trường dạy con nít ở nhà. Mình có ở lại nhà mấy đêm xem đài truyền hình Mỹ. Dđạo đó, dân ngoài phố xung quanh Khu Hoà Bình xem truyền hình tương đối rõ nhất vì ở trên cao. Bắt antenne trên cao nên rõ.


Mình đang dự định đọc lại mấy bài đã kể Đà Lạt xưa. Bổ túc thêm các chi tiết đã được thiên hạ phản hồi giúp mình hiểu thêm về Đà Lạt và hình ảnh mới nhận sau khi viết. Em buồn đời chỉ kể chuyện ngày xưa, có nhiều chi tiết do người lớn kể lại nên không rõ lắm. Ai biết thì cho em hay, em bổ túc lại.


Nay thấy ông thần này làm video với hình ảnh cũ xưa. Không biết có nên nhờ anh ta hợp tác làm video rồi đọc giải thích vì viết khó lột tả được những gì mình muốn giải thích từng địa điểm vì nhiều người xem còm đủ tên địa điểm. nhất là giới trẻ sau này. thế hệ mình trở về sau thì đã bắt đầu quên quên.


Hôm qua ông thần gửi lại một video được cập nhật hóa thêm hình ảnh cũ Đà Lạt. Em ghi lại dưới đây. Bác nào thích thì xem và cho thêm ý kiến để ông thần video này tiếp tục thực hiện các video khác. 


Em thấy ông thần bỏ thêm vài tấm sau 75 nên hơi bị sượng một chút vì thấy xe và người dân che mặt đời nay nên đứng hình một chút. Được cái là ông thần dùng AI để chỉnh sửa lại hình ảnh nên xem rất rõ. Chắc mình phải xin ông thần mấy tấm ảnh này để tải lên cho bà con xem.


Tôi vừa mới làm lại video Đà Lạt, gởi đến anh xem và tùy anh xử dụng 


https://youtu.be/qcWG4ưl3xms


Chúc các bác một cuối tuần vui vẻ. Nay em đi ăn cưới có cháu bên vợ kêu bằng chú mà đã có cháu ngoại. Vậy cháu ngoại của cháu vợ mình, kêu mình bằng gì? Ông cố chú?ông chú, hay ông chú cố. 

Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc Sơn tử


Những huyền thoại về chiến tranh Việt Nam không đúng sự thật

Buồn đời mình đọc mấy bài viết về người Mỹ vẫn chưa hiểu hay hiểu sai về chiến tranh Việt Nam. Có lẻ cuộc chiến Việt Nam vẫn để lại cho Người Mỹ rất nhiều ngộ nhận về cuộc chiến đẫm máu mà Hoa Kỳ đã mất trên 50,000 binh sĩ tại chiến trường Việt Nam. Khác với các cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã từng tham dự. Nói chung thì từ đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ không có chiến công nào hiển hách cả. Sang Á Phủ Hãn, Iraq,..ôm đầu máu chạy, tốn không biết bao nhiêu tiền. Được cái là học được kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam nên ít thấy hình ảnh trên đài truyền hình. Nên dư luận Hoa Kỳ không bài chống dù cuộc chiến ở Á Phú Hãn kéo dài hơn 20 năm. Khi rút lui, họ đều mừng rỡ như trút được cái nợ đời.

Mình đọc đâu đó, không biết báo tàu hay báo mỹ nói về 300,000 lính tàu tham chiến tại Việt Nam. không biết thời đánh Tây hay đánh mỹ lâu quá , không ghi chép lại, chỉ thấy lạ nên giữ thôi


lính tàu bận đồ bộ đội ra trận



Cuộc chiến Việt Nam sau 50 năm, vẫn chưa được giải mả, giải độc dư luận Hoa Kỳ. Bao nhiêu tranh cãi vẫn còn ghi dấu trong tâm thức người Mỹ. giới cánh tả vãn xem là chiến công hiển hách của họ, đã tranh đấu phản chiến. it ai lên tiếng xin lỗi các chiến binh hoa kỳ, hình như chỉ bà ca sĩ Joan Baez đã lên tiếng xin lỗi. bên pháp thì có nhà báo De Lacouture hay Olivier Todd.

Khác với những điều chúng ta biết, đúng hơn là được dạy hay tuyên truyền, gần 2/3 người Mỹ tham chiến tại Việt Nam đều tình nguyện nhập ngủ. Chỉ có 1/3 là bị nhập ngủ. Dạo đó người Mỹ phải đi quân dịch sau khi đủ 18 tuổi. Chỉ có sau này mới bãi bỏ vụ đi quân dịch, chỉ có tình nguyện tham gia quân đội. Khi xưa, mình ở Âu châu cũng có vụ đi quân dịch, nay nghe nói họ bỏ vụ này sau khi Liên Xô tan rã. 

Nhiều thanh niên nhập ngũ vì lòng yêu nước, truyền thống quân sự gia đình, hoặc để lựa chọn ngành nghề thay vì chờ đợi lệnh gọi nhập ngũ. Cơ hội kinh tế, đào tạo chuyên môn và thăng tiến trong sự nghiệp cũng là động lực thúc đẩy các tình nguyện viên.

Thực tế này làm phức tạp thêm câu chuyện đơn giản về sự phản đối nghĩa vụ quân sự của toàn dân. Mặc dù chế độ nghĩa vụ quân sự vẫn còn gây tranh cãi và bất bình đẳng, việc công nhận tỷ lệ tình nguyện viên cao mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về việc ai đã chiến đấu và tại sao. Bush con đi lính bảo vệ quốc gia, Clinton thì trốn đi xứ khác, hình như ông Trump cũng không đi lính...

Hình ảnh những người lính trở về bị khạc nhổ và ngược đãi trên toàn dân đã bị phóng đại quá mức. Họ kêu “babies killers” vì những vụ tàn sát như Mỹ Lai đã khiến người Mỹ lên án, và từ đó phong trào chống chiến tranh. Mặc dù một số cựu chiến binh đã phải đối mặt với sự thù địch, đặc biệt là ở một số khu vực đô thị hoặc khuôn viên trường đại học, nhiều cộng đồng đã chào đón những người lính của họ trở về nhà bằng các cuộc diễu hành và sự ủng hộ.

Nghiên cứu của nhà sử học Jerry Lembcke cho thấy những câu chuyện lan rộng về các cựu chiến binh bị khạc nhổ xuất hiện nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, chứ không phải trong chính cuộc xung đột. Hầu hết những người biểu tình phản chiến đều hướng sự tức giận của họ vào các chính sách của chính phủ và lãnh đạo quân đội, chứ không phải vào từng quân nhân.

Chúng ta thấy dạo này cơ quan ICE, truy lùng các người di dân lậu, khiến người Mỹ chống lại chiến dịch, ra tay chống lại, cản trở các nhân viên công lực làm việc. Biểu tình, chận nhân viên công lực. 

Sự khác biệt về khu vực đóng một vai trò quan trọng trong cách các cựu chiến binh được đón nhận, với nhiều cộng đồng nông thôn và bảo thủ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những người đã phục vụ.

Hollywood thường chiếu phim về Việt Nam như cuộc chiến quy ước trong rừng nhưng trên thực tế thì phức tạp hơn. Quân đội Hoa Kỳ phải sử dụng các chiến lược về chiến tranh tâm lý, tuyên truyền, bình định các làng mạc thêm ngoài đụng trận với Việt Cộng. Các đơn vị hoạt động đặc biệt như Mũ xanh đã làm việc rộng rãi với người dân bản địa, huấn luyện lực lượng phòng thủ địa phương và thu thập thông tin tình báo. Chương trình Phượng hoàng đặc biệt nhắm vào cơ sở hạ tầng của Việt Cộng thông qua thu thập thông tin tình báo và các hoạt động có mục tiêu.

Lực lượng ven sông hải quân tuần tra các tuyến đường thủy phức tạp, trong khi các đơn vị kỵ binh không quân tiên phong trong các chiến thuật tấn công bằng trực thăng. Cách tiếp cận đa diện này phản ánh sự thích nghi của quân đội với một cuộc xung đột phi truyền thống, thách thức học thuyết chiến tranh truyền thống của phương Tây.

Quân đội Mỹ thực sự đã giành chiến thắng gần như tất cả các cuộc giao tranh quy ước lớn với quân đội Bắc Việt và du kích Việt Cộng. Hỏa lực, hỗ trợ trên không và huấn luyện vượt trội của quân đội Hoa Kỳ đã mang lại cho họ những lợi thế chiến thuật quyết định trong các cuộc đối đầu trực tiếp.

Kết quả của cuộc chiến không được quyết định bởi những thất bại trên chiến trường mà bởi những thất bại chiến lược và ý chí chính trị suy yếu. Nam Việt Nam cuối cùng đã thất thủ hai năm sau khi quân đội chiến đấu Mỹ rút lui, không phải vì lính Mỹ không thể giành chiến thắng trong các cuộc đấu súng.

Tình cờ mình đọc cuốn sách của ông nào ở ngoài Bắc về con đường mòn Hochiminh. Thật ra có đến 4-5 con đường mòn hochiminh, tiếp liệu cho cuộc đánh chiếm miền nam. Hóa liên Xô tiếp tế súng đạn cho họ, chở thẳng đến Hải cảng Sihanoukville rồi từ đó chuyển vận về căn cứ sát biên giới. Nghe họ kể là các tướng lãnh cao miên tham nhũng đòi tiền hoặc chia cho họ súng đến 1/3. Để hôm nào mình kể vụ này. Để hiểu lý do Việt Nam Cộng Hoà thất bại.

Sự khác biệt này quan trọng vì nó nhấn mạnh rằng chiến tranh hiện đại không chỉ đơn thuần được chiến thắng bằng sức mạnh quân sự. Các mục tiêu chính trị, sự ủng hộ của dân chúng và sự kiên nhẫn chiến lược thường quyết định kết quả cuối cùng hơn là người chiến thắng trên chiến trường. Như trường hợp Mậu Thân, Việt Nam Cộng Hoà và quân đội Mỹ chiến thắng lớn, cộng quân thất bại nặng nề, người dân miền nam không ai đứng lên tiếp tay họ để dành lấy chính quyền, ngược lại bỏ chạy mệt thở, trốn họ đến nổi họ điên tiết lên pháo kích đoàn dân chạy tỵ nạn. Nhưng về mặt chính trị, họ đã chiến thắng, tạo dựng lên phong trào chống chiến tranh Việt Nam, khắp Hoa Kỳ và Âu châu.

Có 

Cuộc chiến đã lan rộng ra xa khỏi biên giới Việt Nam, bao trùm phần lớn Đông Nam Á. Các chiến dịch ném bom ồ ạt ở Campuchia và Lào - một số được giữ bí mật với công chúng Mỹ trong nhiều năm - đã thả xuống lượng chất nổ nhiều hơn cả lượng chất nổ được sử dụng trong toàn bộ Thế chiến II.

Đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến đường tiếp tế của Bắc Việt Nam, chạy qua hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Lực lượng Mỹ và đồng minh đã tiến hành nhiều chiến dịch xuyên biên giới nhằm phá vỡ các tuyến tiếp tế và nơi ẩn náu của địch.

Thái Lan là nơi đặt các căn cứ không quân lớn của Mỹ, nơi các cuộc ném bom được thực hiện hàng ngày. Khi máy bay cất cánh từ phi tường Utapao, là gián điệp của Bắc việt đã biết và đánh điện cho Hà Nội. Trong khi đó, các hoạt động hải quân mở rộng khắp Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, biến đây thành một cuộc xung đột khu vực thực sự, gây bất ổn cho nhiều quốc gia trong nhiều thập kỷ sau đó.

Không chỉ là những người nông dân bình thường với súng trường, nhiều chiến binh Việt Cộng rất kỷ luật và tinh thông chiến thuật. Ban lãnh đạo của họ thường bao gồm những cựu chiến binh giàu kinh nghiệm, những người đã chiến đấu chống lại quân đội Nhật Bản và Pháp trong nhiều thập kỷ. Tướng tá đều được điều từ Bắc việt xuống chiến trường miền nam.

Việt Cộng duy trì các hệ thống đường hầm, bệnh viện dã chiến và mạng lưới tiếp tế phức tạp khiến các nhà hoạch định quân sự Mỹ phải bối rối. Việc thu thập thông tin tình báo của họ cực kỳ hiệu quả, với những người ủng hộ trên khắp xã hội Nam Việt Nam cung cấp thông tin quan trọng. Mình đọc phần họ tiếp tế từ miền Bắc, thêm nằm vùng miền nam hay từ Cao Miên qua rất kinh khủng. Việt Nam Cộng Hoà đứng vững đến 1975 là quá giỏi.

Khả năng trà trộn vào dân thường, tấn công bất ngờ rồi biến mất của họ đại diện cho chiến tranh du kích kinh điển được thực hiện với kỹ năng đặc biệt. Lính Mỹ thường xuyên nhận xét về quyết tâm, sự tháo vát và hiệu quả chiến đấu của đối thủ bất chấp những bất lợi về vật chất.

Quân đội Hoa Kỳ đã rải hơn 20 triệu gallon chất diệt cỏ tương tự như chất độc da cam trên khắp miền Nam Việt Nam - đồng minh của Mỹ - chứ không chỉ riêng lãnh thổ của kẻ thù. Những hóa chất này đã phá hủy thảm thực vật để ngăn chặn sự ẩn náu của lực lượng đối phương và dọn sạch vành đai xung quanh các cơ sở quân sự.

Quân nhân Mỹ thường xuyên hoạt động tại các khu vực mới bị rải chất độc, vô tình phơi nhiễm với chất dioxin nguy hiểm. Người dân Việt Nam tại các khu vực bị rải chất độc đã bị ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức và các dị tật bẩm sinh kéo dài đến tận ngày nay. Mình thấy trên các mạng xã hội, các cựu binh sĩ Mỹ đều nhắc đến vụ này và hậu quả vẫn theo họ đến ngày nay.

Tác động môi trường nghiêm trọng đến mức nhiều khu vực rộng lớn của Việt Nam vẫn bị phá rừng trong nhiều thập kỷ. Chiến dịch hóa chất lan rộng này là một trong những chiến dịch chiến tranh môi trường lớn nhất trong lịch sử, với những hậu quả vượt ra ngoài mục tiêu chiến đấu và ảnh hưởng đến cả bạn và thù.

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 đã gây ra tổn thất quân sự nặng nề cho cả Việt Cộng và quân đội Bắc Việt. Gần 45.000 chiến sĩ cộng sản đã thiệt mạng, mình lại nghe nói đến 300,000 nên không biết đâu là sự thật, so với khoảng 4.000 quân Mỹ và Nam Việt Nam, trên thực tế đã tiêu diệt Việt Cộng như một lực lượng chiến đấu hiệu quả.


Tuy nhiên, tác động tâm lý lên dư luận Mỹ đã biến thất bại quân sự này thành một chiến thắng chiến lược. Những thước phim truyền hình về cuộc giao tranh ở Sài Gòn và các thành phố khác trái ngược với tuyên bố chính thức rằng cuộc chiến đang diễn ra tốt đẹp.

Bài xã luận nổi tiếng của Walter Cronkite đặt câu hỏi về khả năng chiến thắng của cuộc chiến sau Tết Mậu Thân đã phản ánh bước ngoặt này. Cuộc tấn công cho thấy rằng bất chấp sự tham gia của Mỹ trong nhiều năm, lực lượng địch vẫn có thể tiến hành các cuộc tấn công phối hợp trên toàn quốc, làm suy yếu niềm tin vào chiến thắng cuối cùng. 

Ảnh hưởng của truyền thông lên dư luận về Việt Nam là đáng kể nhưng không mang tính quyết định. Các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến đã bắt đầu suy giảm trước khi các bài viết chủ yếu mang tính tiêu cực.

Các bài viết ban đầu thực sự có xu hướng ủng hộ các bài viết chính thức của chính phủ. Chỉ sau khi khoảng cách về độ tin cậy giữa các tuyên bố của Lầu Năm Góc và thực tế xuất hiện, việc đưa tin mới trở nên quan trọng hơn.

Những mối liên hệ cá nhân với cuộc chiến - việc các thành viên gia đình đang phục vụ, các báo cáo thương vong ngày càng tăng và các chi phí kinh tế - đã định hình dư luận mạnh mẽ hơn so với việc chỉ đưa tin trên truyền thông. Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận rất phức tạp, với việc các nhà báo thường phản ánh những nghi ngờ hiện hữu thay vì tạo ra chúng, hoạt động như những sứ giả của một cuộc xung đột ngày càng không được lòng dân hơn là những người kiến tạo nên nó.


Phong trào phản chiến bao gồm nhiều nhóm khác nhau với những thái độ khác nhau đối với các quân nhân. Nhiều tổ chức biểu tình nổi tiếng đã tách biệt rõ ràng việc phản đối chính sách của chính phủ với thái độ đối với từng người lính.

Cựu chiến binh Việt Nam phản chiến đã trở thành một trong những tiếng nói phản chiến mạnh mẽ nhất, với hàng nghìn quân nhân trở về tham gia các cuộc biểu tình. Sự hiện diện của họ đã làm phức tạp thêm câu chuyện về người biểu tình so với binh lính.

Nhiều nhà hoạt động đã làm việc trực tiếp với các cựu chiến binh về các vấn đề như điều trị PTSD, phơi nhiễm chất độc da cam và các quyền lợi. Ghi chép lịch sử cho thấy nhiều nhóm phản chiến đã phát hành các tài liệu bày tỏ sự ủng hộ dành cho quân đội trong khi phản đối các chính sách đưa họ vào chiến tranh, thể hiện một lập trường tinh tế hơn là sự thù địch hoàn toàn đối với những người đã phục vụ.

Hoa Kỳ đã ném nhiều bom trong Chiến tranh Việt Nam hơn cả trong Thế chiến II - hơn 7 triệu tấn. Bắc Việt Nam đã phải chịu đựng các chiến dịch ném bom dữ dội hơn bất kỳ quốc gia nào từng trải qua trước đây, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu.

Chiến dịch Thunderbold Sấm Rền và Chiến dịch Linebacker đã không thể lay chuyển quyết tâm của Bắc Việt Nam hoặc ngăn chặn sự xâm nhập vào miền Nam. Các lực lượng du kích nông thôn đã chứng tỏ khả năng chống chịu đáng kể trước sức mạnh không quân thông thường, phân tán vào rừng rậm và các đường hầm ngầm.

Nền kinh tế nông nghiệp phi tập trung của Bắc Việt Nam và sự hỗ trợ của Liên Xô/Trung Quốc đã giúp họ chống chọi được các chiến dịch ném bom. Các nhà sử học quân sự hiện nay thừa nhận rộng rãi rằng ném bom chiến lược đã mang lại hiệu quả giảm dần trong cuộc xung đột này, khiến lập luận "ném bom nhiều hơn sẽ thắng" trở nên khó hiểu khi xét đến quy mô chưa từng có của các hoạt động không quân được tiến hành.

Xung đột ở Việt Nam có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều so với hệ tư tưởng Chiến tranh Lạnh. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chống thực dân Việt Nam đã được Hà Nội sử dụng qua tuyên truyền, thúc đẩy nhiều chiến sĩ đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài qua nhiều thế hệ, đầu tiên là chống lại sự cai trị của Trung Quốc, sau đó là chủ nghĩa thực dân Pháp, sự chiếm đóng của Nhật Bản, và cuối cùng là sự can thiệp của Mỹ. Mình có xem phim tài liệu giải mả về tổng thống JFK. Ông này chống lại việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Lý do là khi ông ta làm thượng nghị sĩ được thượng viện Hoa Kỳ gửi đi Việt Nam để xem xét tình hình, có nên giúp Pháp quốc ở chiến trường Đông-Dương. 24 tiếng đồng hồ sau khi ký sắc lệnh rút các cố vấn Mỹ tại Việt Nam về thì ông ta bị ám sát. Cũng như trước đây tổng thống Ngô Đình Diệm, không muốn Hoa Kỳ đưa quân qua Việt Nam nhiều.


Chính quyền miền Nam Việt Nam dưới thời những nhân vật như Ngô Đình Diệm mang tính độc tài hơn là đại diện dân chủ. Nhiều người miền Nam không hoàn toàn ủng hộ phe nào, bị kẹt giữa các quan chức chính phủ tham nhũng và những người cách mạng cộng sản. Họ thành lập thành phần thứ 3 và bị loại khỏi vòng chính trị ngay sau 30/4/75.

Các yếu tố tôn giáo càng làm vấn đề trở nên phức tạp hơn, với căng thẳng Phật giáo-Công giáo và chính trị dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến lòng trung thành. Khuôn khổ dân chủ-cộng sản được đơn giản hóa đã không nắm bắt được những động lực địa phương phức tạp này, những yếu tố cuối cùng đã tỏ ra quyết định trong việc quyết định kết quả của cuộc xung đột.

Thuyết domino dự đoán rằng nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản, các nước láng giềng chắc chắn sẽ đi theo như những quân cờ domino đổ. Sau khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, Lào và Campuchia đã trở thành cộng sản, dường như đã xác nhận lý thuyết này.

Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines đã thành công trong việc chống lại sự tiếp quản của cộng sản. Các quốc gia này đã thực hiện các chiến lược chống cộng sản của riêng mình trong khi phát triển kinh tế, chứng minh rằng điều kiện địa phương quan trọng hơn vị trí gần các quốc gia cộng sản.

Bản thân Việt Nam sau đó đã cải cách nền kinh tế theo định hướng thị trường và hiện vẫn duy trì mối quan hệ tích cực với Hoa Kỳ. Kết quả trái chiều này cho thấy học thuyết domino đã đơn giản hóa quá mức các động lực khu vực phức tạp và đánh giá thấp hoàn cảnh và khả năng tác động riêng biệt của mỗi quốc gia.

Những tội ác như Thảm sát Mỹ Lai, nơi quân đội Mỹ giết hại hàng trăm thường dân Việt Nam, đã xảy ra và đại diện cho những tội ác chiến tranh thực sự. Tuy nhiên, những sự việc như vậy chỉ là ngoại lệ chứ không phải là thông lệ tiêu chuẩn đối với 2,7 triệu người Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam.

Hầu hết các đơn vị Mỹ hoạt động theo các quy tắc giao chiến được thiết kế để giảm thiểu thương vong dân sự, mặc dù những quy tắc này đôi khi khó tuân thủ trong điều kiện chiến tranh du kích. Nhiều cựu chiến binh nhớ lại việc đã tích cực làm việc để bảo vệ thường dân Việt Nam và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng địa phương.

Tom Hayden Phản chiến

Sự phức tạp về mặt đạo đức của chiến tranh chống nổi dậy, nơi kẻ thù không mặc quân phục và đôi khi sử dụng thường dân làm lá chắn, đã tạo ra những tình huống khó xử về đạo đức thực sự cho quân đội. Việc nhận ra sắc thái này không phải là lời bào chữa cho những hành động tàn bạo đã được xác minh, mà là bối cảnh để hiểu được các khía cạnh đạo đức của cuộc xung đột.

Chiến tranh Việt Nam không phải là một cuộc xung đột vô nghĩa, mà đã thay đổi căn bản xã hội và thể chế Mỹ. Quân đội chuyển sang lực lượng tình nguyện, chấm dứt chế độ nghĩa vụ quân sự đã tồn tại từ Thế chiến II.

Về mặt chính trị, Đạo luật Quyền hạn Chiến tranh đã hạn chế quyền điều động quân đội của tổng thống mà không có sự chấp thuận của Quốc hội. Truyền thông ngày càng hoài nghi về các tuyên bố của chính phủ, tạo nên mối quan hệ đối đầu với các nguồn tin chính thức, kéo dài đến ngày nay.

Trải nghiệm của các cựu chiến binh Việt Nam đã dẫn đến việc công nhận PTSD là một tình trạng bệnh lý và cải thiện các dịch vụ dành cho cựu chiến binh. Về mặt văn hóa, cuộc chiến đã khơi mào những cuộc tranh luận dai dẳng về lòng yêu nước, bất tuân dân sự và vai trò toàn cầu của Mỹ, những vấn đề vẫn còn ảnh hưởng đến nền chính trị của chúng ta. Những hậu quả lâu dài này khiến Việt Nam trở thành một trong những cuộc xung đột có hậu quả nặng nề nhất của Mỹ, bất chấp kết quả gây tranh cãi của nó. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn