Đi học làm nông

Tuần này đi học về làm nông ở đại học Riverside thì khám phá ra nhiều điều mới lạ.
Điểm thứ nhất là chỉ có 1% trái cây hay rau cải mua ở chợ là do các nông trại địa phương trồng. Còn 99% là đến từ nơi khác, tiểu bang hay các quốc gia khác. Do đó thức ăn, trái cây, rau cải không tươi. Tốn tiền chuyên chở lại không còn nhiều chất dinh dưỡng.
80% chất dinh dưỡng trong rau quả là những ngày gần chín mà nay họ hái non trước mấy tháng thì chả có bổ cả. Tên hàng xóm mỹ cho mình cà chua hắn trồng ăn tươi quá ngon. Còn mua ở chợ về Chán Mớ Đời .
Điển hình trái bơ Cali mà mình trồng, các công ty mua sĩ, để dành bán cho Nhật Bản, Trung Quốc, Tân Gia Ba,… còn bơ mà dân Cali ăn là đến từ Mễ Tây Cơ hay Peru,…rẻ hơn mới giúp họ giàu.
Diễn giả chính hôm nay là người đại diện cho công ty David Wilson ở Cali, cho rằng mấy trái Cherry mà đã được “hybridizing” như kiểu “Pluot” được ghép bởi “Plum “ (mận) và “Apricot” (trái mơ). Người Nhật Bản cho người sang Cali, đến vườn của ông ta, rữa cho sạch rồi gói giấy lại cho kỷ, bỏ hộp, chở về Nhật Bản bán $50/ hộp. Nghe nói bơ Cali được bán ở Nhật Bản là $10/ trái. Kinh
Lần sau đi Nhật Bản, mình chở theo một cần xé bơ qua đó rồi ngồi ở phi trường bán kiếm tiền đi chơi. 1 thùng trung bình là 1,000 cân anh độ 2,500 trái. Lấy $4/ trái x 2,500 = $10,000. Đủ tiền đi chơi. Chỉ sợ đồng chí gái không muốn ngồi với mình để bán. Khi xưa, ở Việt Nam, cô nàng đi bán khoai, mắc cở nên cô bạn nói để tao bán dùm. Cô ta đem về nhà nấu chín rồi cho mấy đứa em ăn hết vì đói. Không hoàn tiền lại. Hết vốn. Giả từ đời bán khoai lang ăn khoai mì.
Hôm qua vô vườn có mấy cây bơ còn trái để dành ăn. Đem theo thang leo lên 4, 5 thước để hái, đồng chí gái đem cho bạn bè, đồng nghiệp. Chán Mớ Đời
Cho thấy thời nay, lý do trái cây rau cải đắt vì chuyên chở. Tốt nhất là mua tại chợ địa phương, tươi hơn hay tiện nhất là trồng ở nhà. Thật ra trái cây, rau quả ở chợ nhà nông cũng giả hiệu. Họ mua ở chỗ bán sỉ rồi đem ra bán, khiến mọi người tưởng là hữu cơ và địa phương.
Chỗ đại học, họ có cho đi xem mấy cây của họ trồng giống. Ăn một trái mận Sierra Rosa quá ngon. Họ cho mình hái được 10 trái, ăn phê không thể tả. Kiểu này chắc mình phải mua giống trồng tại nhà để ăn, khỏi mua ở chợ vì đến tay mình quá cũ. Ăn cái xác không hồn không chất bổ.
Như mình đã kể, lái buôn, họ có chỗ cất giữ nên đợi khi thị trường lên thì bán do đó trái cây hay rau cải có thể để rất lâu. Mình đi tiểu bang Idaho để xem vườn trồng khoai tây, họ ủ khoai cả năm hơn để bán. Mình có một hộp kiwi mua ở Costco mà mấy tháng nay quên ăn, vẫn tỉnh bơ như tây. Chán Mớ Đời
Họ có cho địa chỉ mấy tiệm mua đồ địa phương nên mùa tới mình sẽ liên lạc họ để bán thay vì bán cho Parking house, rẻ như bèo. Họ mua của mình 1/3 giá thị trường. Dạo này một trái bơ giá $2, $3 đô la mà hết mùa trong khi Parking house có giữ nên giàu. Mình còn độ vài chục trái trên cây, để dành ăn từ từ đến cuối năm.
Họ cho biết là mấy cây có hoa rồi trái nhưng 80% trái nhỏ sẽ rụng nhưng nếu trồng nhiều cây gần nhau thì sẽ có trái nhiều hơn vì cross-pollination. Do đó tỏng vườn cứ 8 cây Hass htif có trồng một cây zutano ở giữa để giúp phán hoa của hai loại bơ tạo phấn hoa cho nhau.
Cuộc đời lạ thật, không ngờ mình lại làm nghề nông khi về già, lại phải đi học đủ trò.
Hôm nay lại bò xuống Fallbrook, thủ phủ của bơ Cali để học về phân bón cây. Có hai ông tiến sĩ dạy đại học về nông nghiệp Cali, cho thấy phân bón tuỳ theo địa phương. Khá hay. Không ngờ học hoá học ngày xưa, đến 50 năm sau mới có dịp ứng dụng.
Mỗi năm, mình đều lấy lá và đất của vườn, gửi cho phòng thí nghiệm để họ cho xem cần loại gì để bồi dưỡng cho đất. Mình có viếng thăm mấy vườn bơ khác để xem cách họ phân bón thì thấy máy móc của họ lộn xộn quá. Hôm trước, mình ghé lại một vườn bơ thì anh chàng quản lý chỉ mình thấy cách tưới phân bón theo hệ thống tưới. Thấy giản dị nên đặt mua tại chỗ trên amazon rồi mua cái tank 550 gallon. Gửi cho công ty bán phân bón, bản kết quả của xét nghiệm đất và lá. Họ chở tới rồi bơm phân nước vào cái bồn. Mình chỉ mở vòi là tự động bơm vào hệ thống tưới. Xong om.
Nhờ đi học chương trình này mới hiểu rõ mấy kết quả xét nghiệm đất lá và đất. Mới khám phá là muối giúp giữ nước, lại có thể làm chết rễ. Chán Mớ Đời
Do đó kết quả xét nghiệm rất quan trọng để xem phải bỏ thêm Gypsum hay không để giúp vụ này. Nhất là tưới nước ra sao để cho oxy vào cây. Cái mình học được quan trọng nhất là phải tưới trước khi trời nóng.
Năm ngoái, có 3 ngày trời cali nóng như điên, mình có tưới mấy ngày này nhiều hơn nhưng cây rụng trái nhỏ rất nhiều nên năm nay thu hoạch không nhiều, được cái là bảo hiểm đền.
Ông tiến sĩ kêu là phải xem thời tiết rồi tưới trước 2, 3 ngày vì khi nóng đến thì cây sẽ bế môn toả cảng, mặc lá hay quả rơi,… từ ngày có vườn, mình phải đều xem thời tiết cả tuần hay cả tháng trước.
Hôm nay đến xem một cái vườn của dòng họ mỹ nào. Mình có 20 mẫu anh, trong khi họ có đến 500 mẫu. Kinh. Họ trồng cam, bơ,…đủ trò, không cần bán cho Parking house vì họ tự lo bán luôn. Mình mới quen một tên, hắn bán cho một tên mễ khác, giá khá hơn là tụi mua sĩ của mình.
Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Súng ống và tư bản

Dạo này, trời nóng thiên hạ nổi điên dễ dàng, vác súng bắn thiên hạ như điên. Ở Việt Nam có bà nào đi máy bay với con mà la bải bải, bị còng tay khiến đàn ông cảm thấy hạnh phúc, khi chợt nhận ra vợ mình hiền hơn bà đại uý công an nhà nước.
Chỉ tiếc là phụ nữ, không thấy ai xuống đường ủng hộ, khen bà này cả. Nhờ bà này mà mấy ông chồng đâm ra thương mụ vợ của họ, dù có bị đì từ thời ăn lông ở lỗ đến nay. Hôm qua mình đi ăn với ông nuôi ong trong vườn mình. Ông có 3 đời vợ, nay 76 tuổi mà vẫn rên về bà đệ tam thê. Ông ta còn bồi thêm là con trai của ông kể là mỗi lần gặp bạn, uống cho say để kể về vợ họ. Chán Mớ Đời
Hoa Kỳ là một nước hơi khác lạ. Nếu xét về hạ tầng cơ sở, thì hội “American Society of Civil Engineers” cho điểm D. Tệ nhất. Mình đi Nhật Bản tháng 4 vừa rồi, thấy nhà cửa, đường xá, xe lửa,.. Sạch sẻ, ngăn nắp còn đi xe lửa mỹ Amstrak thì Chán Mớ Đời.
Hoa Kỳ là nước giàu có trong lịch sử thế giới. Có rất nhiều tài nguyên, tiềm năng về nông nghiệp, khoáng sản, đất đai rộng lớn. Chạy xe cả mấy ngàn cây số, không thấy thay đổi.

Vụ luật Rent Control

Dạo này các thành phố tại Cali như Long Beach, bầu vụ luật Rent Control, các đại biểu quốc hội tiểu bang, đòi biểu quyết mấy sắc luật “Rent Control” toàn tiểu bang, không cho tăng giá tiền mướn nhà, người mướn nhà ra thì phải trả tiền cho họ đi ra, khiến ai có nhà cho thuê đều lo ngại.
Mình bắt chước mấy tên mỹ quen, họ sinh ra và lớn lên tại xứ này nên quen hiểu tình hình, cần phải binh đường khác. Mua mấy building ở tiểu bang khác, các công ty mướn căn phố này rồi cho các người khác thuê mở tiệm Pizza Hut,….mình có kể rồi.

Vi khuẩn và bệnh béo phì

Nhớ dạo mới sang Hoa Kỳ, mình mua một cái pizza ở New York to đùng. Đem về, tính ăn 1/4 vì to gấp 4 lần pizza bên âu châu. Ăn xong 1/4 rồi uống coca cola độ vài phút sau lại thấy đói nên ăn tiếp rồi cuối cùng tọng hết cái pizza to đùng. Cái lạ là vẫn cảm thấy đói dù cái bụng căng như cái trống phụ nữ có thai.
Đọc sách thì họ giải thích cái ruột mình cứ kêu đói vì chưa được bồi dưỡng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Pizza có thể có nhiều loại dinh dưỡng nhưng cơ thể, ruột lòng cần thêm nhiều loại dinh dưỡng khác. Cái ruột đánh điện tín lên nảo bộ là còn cần dinh dưỡng khác nên người ta hiểu lầm cứ thấy đói, thay vì ăn các loại dinh dưỡng khác thì họ lại tọng thêm pizza, khiến cơ thể béo phì ra vì ăn quá nhiều.

Cristina K

Dạo ở Luân Đôn, mình có xem vỡ nhạc kịch “Evita” nói về bà vợ Eva của tổng thống Juan Peron của Á Căn Đình. Bao nhiều huyền thoại nói về cặp vợ chồng này, đã đưa một nước Á Căn Đình giàu có trở thành một nước nghèo qua các chương trình xã hội chủ nghĩa của họ, tương tự ngày nay ở Venezuela, vẫn kiên định tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa.
Mấy thập kỷ sau, người dân Á Căn Đình hình như quên những gì vợ chồng Peron đã làm. Họ vẫn còn sự đam mê nhảy Tango nên lại bầu cho hai vợ chồng Kirchner, hết ông chồng làm tổng thống lại đến bà vợ, tên Christina Kirchner.
Khi vận động bầu cử, bà kêu Á Căn Đình không sáng tạo, sản xuất gì cả, và tuyên bố sẽ đem công ăn việc từ Á Châu, Mễ Tây Cơ,…về Á Căn Đình. Thế là nhân dân hoan hô, bỏ phiếu cho bà ta lên tổng thống.
Bà yêu cầu các công ty địa phương sản xuất tại nước nhà, và đánh thuế các hàng nhập cảng từ 30% đến 40%. Bà ta cho rằng không nên nhập cảng các hàng điện tử, người Á căn đình có thể làm tại đây Ma zê in Á Căn Đình.

Thế giới vô biên giới


Brexit hay Bờ hết xích

Đi âu châu kỳ rồi mình thấy khá lạ. Các nước như Anh Quốc, Tiệp Khắc, Hung Gia lợi,…lại sử dụng tiền tệ quốc gia họ thay vì Euro như ở Pháp, Ý Đại Lợi,…dù họ là thành viên của Liên Hiệp Âu Châu.
Mấy năm trước, sau cuộc trưng cầu dân ý, người Anh bỏ phiếu; muốn rút khỏi Liên Hiệp Âu Châu mà người ta gọi ví von “Brexit”. Cho đến nay đã 3 năm, Anh Quốc đã thay đổi 3 vị thủ tướng mà vẫn chưa ngã ngủ vấn đề. Cho thấy vào thì khó mà ra còn khó hơn như người ta lập gia đình đã tốn tiền, khó khăn đến khi ly dị thì càng mệt gấp bội.
Năm 2017, người ta đoán là Liên Hiệp Âu Châu sẽ bị tan rã vì bao nhiêu lộn xộn với Hy Lạp, Ý Đại Lợi,… Ngay ông Thổ Nhĩ Kỳ muốn vào nhưng nay, chắc lại có ý định quay về Á châu, chơi với anh ba tàu với con đường và một vòng đai.

Lãng mạn không bằng lãng xẹt

Dạo này đồng chí vợ hay xem chương trình “Bạn muốn hẹn hò” trên Du-tu-be nên lâu lâu mình coi ké, sau khi tập võ về. Mình nhận thấy mấy cô gái Việt đòi hỏi mẫu người đàn ông phải lãng mạn khiến mình hỏi mụ vợ, sơn đen có lãng mạn không. Đồng chí gái kêu ôn lãng xẹt thì có. Chán Mớ Đời
Nói chung thì mẫu người đàn ông mà phụ nữ Việt đòi hỏi thì mình chỉ có dính được phần chiều cao còn ngoài ra thì những tiêu chuẩn họ đưa ra thì mình đều trớt quớt hết. Hèn gì mình bị ế vợ đến năm 36 tuổi mới được đồng chí gái, dạo ấy cũng ế tàn canh, thuộc dạng khuyến mãi 50% Off, lôi lên xe bông về nhà vợ.
Phải chi khi xưa, có những chương trình thực tế kiểu này trên truyền hình thì chắc cuộc vạn lý trường chinh tầm thê của mình, ế vợ ngắn lại. Xem chương trình này thì mới hiểu thị trường gái gú ra sao, đòi hỏi tiêu chuẩn thế nào, để sửa đổi, giác ngộ cách mạng mới dám đăng ký quản lý đời em gái sầu mộng nào. Đụng tới cô nào là bị đá banh xác, thậm chí lâu lâu còn bị đá giò lái. Nghĩ lại vẫn còn thất kinh.

Dạo làm việc ở Thuỵ Sĩ, có tên bạn dạy chung trường đại học bách khoa Lausanne, kêu mày muốn kiếm vợ thì phải học đánh đàn, hát hò cho có vẻ nghệ sĩ,…thì cưa gái mới đỗ. Thế là mình vào thư viện mượn cuốn sách dạy đàn của ông Phạm Duy, rồi mua lại cây đàn của hắn để học. Hắn mua cây đàn khác chiến đấu hơn nên dụ mình bán lại cây đàn dỗm.
Mỗi lần gặp cô nào, mình đều nghe lời thằng bạn, đem đàn ra hát hò thì không bao giờ thấy họ trả lời điện thoại nữa. Bố mẹ kêu em không có nhà.
Xem chương trình này thì mình mới hiểu lý do ế vợ. Mấy tên lên chương trình cứ hát bú xua la mua, cái khổ là họ hát cực dỡ khiến mình nhớ đến những ngày xưa thân ái bị ế đào. Chắc mình cũng thuộc loại đẳng cấp soái ca miệt vườn cực dỡ.
Đến khi gặp đồng chí gái, mình cũng đem đàn ra hát như Hoàng Quý khi xưa với cây đàn bỏ quên. Khác với ông nhạc sĩ bị cô láng giềng bội ước đi lấy chồng, mình chỉ nhớ và hát mấy bài hát khi xưa như: “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh, vận nước ta gặp hồi gian nguy. Anh em ta ơi cùng nhau kết đoàn, cùng nhau chống giặc không gì hay hơn. Nhân dân tự vệ cần súng cầm dao, gậy gộc xuống đường….”
Những bài hát mình thường nghe trên đài phát thanh Đàlạt khi xưa trong chương trình Nhân Dân Tự Vệ, phát thanh từ 7:30 tối thứ năm mỗi tuần hay
Bình Long quê hương tôi nằm trên máu lửa u buồn.
Bình Long thân yêu ơi! Bình Long ai chết thảm thương.
Thương rất nhiều đồng bào vô tội ngã gục.
Và nợ máu trả bằng máu, đây xác giặc đầy đường.
Bình Long quê hương tôi mồ chôn xác giặc ngông cuồng.
Hằng trăm T-54 còn nằm phơi xác ngổn ngang.
Trên cả ngàn giặc cộng chết nằm đầy đồng.
Nhờ chiến sĩ những anh hùng đứng lên giết giặc giữ nhà.”
Được hát đi hát lại cả ngày trên đài Sàigòn và đài quân đội khi xưa trong mùa hè Đỏ Lửa.
Kỳ này may mắn đồng chí gái, không bỏ chạy như mấy cô kia nhưng lại phang một câu xanh rờn: “Ôn, tui nói thiệt ôn đừng buồn hỉ, giọng ca ôn rất tồi. Nếu ôn muốn lấy tui thì đừng bao giờ rờ tới cây đàn”.
Thế là mộng thành ca sĩ của mình chấm dứt từ đấy. Đập vỡ cây đàn để được vợ. Lúc đó mới hiểu ông thầy dạy đàn ở Đàlạt khi xưa ở đường Tăng Bạt Hổ. Nghe nói ông này là dân nằm vùng ở Đàlạt, tên Hà thì phải. Ông ta lắc đầu nhìn mình, nhịp không ra nhịp, khảy đàn không ra khảy rồi kêu anh sau này trong mấy loại đàn, anh chỉ có chơi được loại “đàn bà” còn các loại đàn khác thì đừng mơ tưởng đến.
Câu nói của ông ta đã chấm dứt từ đó đời nghệ sĩ chưa lộ của mình và trù dập một “thiên tai”. Dạo ấy mình cứ tưởng ông ta ganh tỵ một tài năng mới xuất hiện. Nay mới hiểu là ông ta thương mình, dù muốn mình tiếp tục học để ông ta có tiền. Mình nhất quyết thà dốt, mai mọt một tài năng chưa có nhưng không để người khác sĩ nhục.
Lãng mạn là hình ảnh con người hay mơ tưởng một khung cảnh đẹp mà chúng ta đang sống thực trong dung dịch êm đềm đó. Mình rất khô khan trong tưởng tượng vì tính rất thật tế của một nông dân. Có cuốc đất mới có ăn, đầu óc toàn là đất với cuốc.
Tối hôm qua, đang ngồi lướt ipad, mụ vợ bổng nhiên nói: phải chi anh lấy bà nha sĩ thì nay hai người hợp. Mình quay lại hỏi hợp ra răn. Mụ vợ không nhìn, cắm cúi vào ipad trả lời. Cả hai đều mập. Chán Mớ Đời
Sau 3 thập kỷ làm người chồng nhân dân, thùng nước gạo cho đồng chí gái, mình nay lên tầm hạng “heo nọc”. Mình thuộc dạng đời một người trai, ước mơ rất nhiều, trời không cho được mấy, đến khi lấy vợ chỉ còn mấy tấm hình ngày xưa đem theo lên xe bông về nhà vợ.
Trong mấy tấm hình có ảnh của một đối tượng một thời. Người đã cho mình tiếng sét ái tình (coup de foudre) lần đầu và cũng là lần cuối. Mình đoán mụ vợ chắc so sánh với cô này nên khi thấy hình ảnh cô này ngày nay, béo như heo nái khiến đồng chí gái cảm thấy vui sướng như có bác hồ trong ngày vui đại thắng.
Mình không gặp lại cô nàng từ 1987, khi sang Hoa Kỳ làm việc. Hai năm trước, thằng con đi theo đoàn thiện nguyện y tế về Việt Nam. Sau hai tuần thì phái đoàn gửi cho mình cái video, tóm tắc lại những hoạt động của chuyến đi. Mình thì cố xem thằng con ở đâu, chưa được hai giây còn mụ vợ thì chỉ một bà trưởng nhóm nha sĩ, được video zoom tới từ từ, chậm chậm rồi kêu bà bồ anh khi xưa kìa rồi bấm nút quay lại cho mình xem mấy lần rồi hỏi thoả mản chưa với nụ cười rực rỡ trên môi. Chán Mớ Đời

Bao kỹ niệm từ khung trời của những ngày xưa thân ái ào ào cuộn về như thác Prenn ngày nào. Số là mình đi du lịch lần đầu tiên sang Hoa Kỳ, ghé lại Massachussetts thăm một anh bạn học cũ đang làm luận án tiến sĩ ở MIT, luôn tiện viếng thư viện Kennedy và viện bảo tàng nghệ thuật cận đại tại đây.
Anh bạn rủ đi ăn cơm với hai cô sinh viên. Một cô sinh viên Harvard có ông bố đang dạy tại đây về văn chương Việt Nam thì phải và một cô sinh viên nha khoa B.U. Khi gặp cô này thì mình ngất ngư mà cô nàng sau này kể cũng chới với như chưa bao giờ trải nghiệm. Đó là coup de foudre mình nghĩ chỉ xẩy ra một lần trong đời người.
Sau này cô nàng bay sang Luân Đôn thăm mình. Mình gọi về Pháp cho mẹ tên bạn, có cái nhà nghỉ hè ở làng Vauville, cạnh Cherbourg vùng Normandie. Bà mẹ kêu mình cứ đem cô nàng sang chơi, ghé nhà cô em bên cạnh để lấy chìa khoá.
Vauville là một cái làng nhỏ ngay bãi biển, độ 237 dân cư. 2/3 là dòng họ tên bạn. Họ lấy địa chỉ ở làng để đi bầu thay vì bầu ở Paris. Khác với Deauville, một thành phố du lịch khá nổi tiếng của người Pháp ở phía bắc, cạnh Cherbourg, có festival xi nê, nhỏ hơn là festival ở Cannes, miền nam nước pháp.
Căn nhà này mình có đến chơi vài lần với gia đình tên bạn khi còn sinh viên. Nằm sát bờ biển, có vài lô cốt của đức quốc xã khi xưa mà trong mấy phim chiếu về cuộc đổ bộ của quân đội đồng minh lên bãi biển Normandie để giải phóng Pháp quốc.
Mình và cô nàng đi xe lửa rồi lấy tàu vượt biển Manche đến Cherbourg thì em họ tên bạn ra đón đưa về nhà. Trưa chiều thì ghé nhà bà dì tên bạn ăn cơm. Vào tháng 9 nên không có du khách, bãi biển chỉ có mình và cô nàng. Tối tiếng sóng đánh vào ghềnh đá nghe nức nở. Mình dẫn cô nàng đi viếng khắp nơi mà mình đã đi với tên bạn. Thế gian và không gian tường như chỉ có mình và cô nàng , lâu lâu có vài con bò gặm cỏ non kêu bò bò. Đẹp không thể tả.
Rồi một hôm nhận được cú điện thoại của bố cô nàng, yêu cầu mình ngưng liên lạc với cô nàng thế là Capri! C’est fini. Mình vẫn nhớ lần cuối, ở phi trường Heathtrow, đứng ôm hôn cô nàng còn chân thì đạp lên cái vali vì sợ tên nào vớt mất như Adieu Jolie Candy. Rất là lãng mạn. Chán Mớ Đời
Sau này ở New York, có một cô rủ mình đi cắm trại ở Rhodes Island. Lái xe mấy tiếng đồng hồ đến nơi cắm trại thì chả có thằng tây nào cắm ở đất trại. Lý do là trời mưa. Nằm trong lều nghe tiếng mưa lộp độp như bài hát giọt mưa trên lá,… cô nàng hỏi lãng mạn không, nghe mưa rơi, gió rít, mình chỉ sợ là nó thổi bay cái lều manh mong. Chán Mớ Đời
Chiều hôm sau, trời tạnh, cô nàng rủ đi xem hoàng hôn trên biển. Chả biết cô nàng nghe ai nói, đòi đi lên tàu ra khơi vừa ăn tối trên tàu, rất sang. Vừa ra khỏi đầu tàu, ngồi trên ghế, chưa kịp đóng vai con thuyền Tai Ta Nít thì bên Tai mình nghe “oẹ”. Cô nàng nôn hết thức ăn lên vai mình.
Cái này gọi là Lãng Xẹt. Con đường từ Lãng Mạn qua Lãng Xẹt rất ngắn chỉ cần (x) có số âm. Mình không bao giờ gặp lại cô nàng.
Chán Mớ Đời

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tờ giấy phạt se duyên

Hôm qua, lấy thư vào thì thấy thư của luật sư quảng cáo, phụ giúp xoá ticket vì chạy xe vượt đèn đỏ nên mình đoán hai đứa con hay mụ vợ, mất cảnh giác máy chụp hình của bọn đế quốc tư bản. Mở thêm lá thư của toà án thì thấy hình ảnh mụ vợ thủ trưởng vô tư vượt đèn đỏ. Hỏi mụ thì mụ làm bộ mặt ngơ ngác như bò đội nón còn kêu “what” như ta đây ngây thơ vô số tội. Chán Mớ Đời
Lâu lâu, mụ vợ hay bị cảnh sát thổi phạt vì chạy nhanh quá tốc độ. Phải đi học xoá ticket. May là xe mua bảo hiểm thương mại qua công ty nên không bị tăng tiền bảo hiểm.
Mấy người lái xe mà cứ bị phạt hoài là công ty bảo hiểm tăng tiền nhiều lắm nhất là con nít chạy. Mình nhớ lúc thằng con lên 15 tuổi thì hãng bảo hiểm lên tiền bảo hiểm gấp đôi. Lý do là con mình đến tuổi tập lái xe nên họ chém thẳng tay. Mình phải chuyển xe qua công ty để mua bảo hiểm thương mại. Nhân viên của công ty có quyền lái nên hạ tiền bảo hiểm ít hơn.
Nghĩ lại nhờ cái tính chạy xe hay bị phạt của đồng chí gái mà mình mới được lấy vợ. Lần đầu đi chơi với đồng chí gái, cô nàng bị phạt vì đậu xe chỗ cấm đậu xe. Cô nàng kêu lỗi tại mình. Thôi thì Mea Culpa cho khoẻ. Chán Mớ Đời
Số là sau khi trải nghiệm mối tình hữu nghị lãng xẹt với cô nàng nôn tháo nguyên bữa cơm trên tàu khi ra biển ngắm hoàng hôn, đóng phim Titanic, tạo dựng những giây phút bất tử cho cuộc tình hữu nghị lãng xẹt, mình Chán Mớ Đời nên tính dọn về Cali khi nghe tên bạn học cũ Đàlạt xưa, kêu về đây, kiếm vợ cho. Vợ tên này mát tay làm mai làm mối, có hai thằng bạn học chung khi xưa, đã được vợ nó giúp giải phóng khỏi giai cấp ế vợ.
Mình tính lên Boston để chào mấy người bạn và gia đình chị Chấn, quản thủ thư viện đại học Harvard, người đã cho mình mượn sách việt ngữ trong suốt 5 năm qua để mò về văn hoá Việt Nam.
Có tên bạn đang làm luận án ra trường tại MIT. 3 anh em tên này nổi tiếng học cực giỏi, tên anh tốt nghiệp với 7 bằng của đại học MIT. Tên bạn này kêu anh Sơn lên đây, em giới thiệu cô bắc kỳ này xinh lắm. Cô ta từ Toronto qua làm việc. Mình thì cứ ô kê ô ka nhưng oải lắm vì mới tháo gỡ được một cuộc tình hữu nghị đầy nôn ói mà chó mỹ còn chê.
Lên Boston để chào bạn bè và người quen thì tên bạn rủ đi chơi. Mình hay bị dân MIT làm mai làm mối. Lần đầu tiên đến MIT thăm tên bạn học cũ Đàlạt thì được giới thiệu mối tình lãng mạn và tên làm mai dông cho mình sau này, xem là đàn em của tên bạn nên sau này tên bạn tốt nghiệp đi làm ở Austin thì mình vẫn lên Boston chơi với đám sinh viên gốc Việt ở vùng này.
Sinh viên gốc Việt nghèo nên các lễ như Tạ Ơn, không bay về thăm gia đình được nên họ hay tổ chức buổi cơm lễ Tạ Ơn cho nhau nên mình hay được mời tham dự. Mình ở New York thì cũng không gia đình nên bò lên để đổi sách mượn của thư viện Harvard qua chị Chấn.
Trong những lần sinh hoạt với nhóm sinh viên tại đây, mình được lọt vào mắt xanh của đồng chí gái nhưng không biết cô nàng. Tên bạn dặn mình đừng có thả thính tùm lum vì sợ mất chính nghĩa. Dạo ấy mình hay giúp sinh viên tổ chức các buổi nói chuyện về văn hoá Việt Nam, giới thiệu tranh hoạ, nhạc cổ truyền,…như mời gia đình của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa chơi sáo và trống Việt Nam, hay giáo sư Nguyễn Thuyết Phong, dạy âm nhạc dân tộc học biểu diễn đàn tranh, đàn bầu,… hay giáo sư Nguyễn Quỳnh của đại học Columbia nói chuyện về tranh hoạ. Những buổi này giúp sinh viên gốc Việt có chút hiểu biết về văn hoá Việt Nam, giúp họ cảm thấy hãnh diện về nguồn gốc của họ.
Anh Quỳnh là người việt mà mình quen có hai bằng tiến sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ. Viết đến đây thì mới nhớ, tháng 9 tới anh ta sẽ sang Cali vì nhật báo người Việt tổ chức triển lãm tranh của anh ta, sẽ ngụ lại nhà mình và mượn tấm tranh mình mua 6 năm về trước để triển lãm. Anh này là hoạ sĩ độc nhất gốc Việt có tranh được viện bảo tàng Gugenheim ở New York mua treo nên mình phải mò đi kiếm khắp nơi thì hoá ra anh ta dạy ở Columbia. Năm ngoái sang Texas mình chạy đi thăm anh ta ở San Antonio. Chị vợ chịu lạnh New York không được nên dọn về Texas dạy học.
Tên bạn muốn giới thiệu một cô kỹ sư nào từ Gia Nã Đại qua làm việc nhưng khi gọi điện thoại thì không có nhà, cô ở chung nhà bắt điện thoại. Anh ta rủ đi chơi thì cô này cũng chuẩn bị dọn về Cali vì bố mẹ đi đoàn tụ ở Cali nên nhất trí. Ai ngờ gặp lại Sơn đen.
Sau này cô nàng kể là trong những buổi văn hoá về Việt Nam thì cô nàng phát hiện ra đồng chí Sơn đen. Cô nàng dạo ấy là chủ tịch tổng hội sinh viên gốc Việt ở vùng này. Mình thì không muốn bị tai tiếng thả dê bậy bạ nên không để ý mấy cô.
Đi chơi với tên bạn, thì tên bạn nhờ đồng chí gái dẫn mình viếng thăm Boston ngày hôm sau trước khi mình lên máy bay về New York. Cô nàng nhận lời, hẹn sáng mai 8:00 sáng ở quán Au Bon Pain ngay Harvard Square. Mình đi bộ ra đó thì gặp đồng chí gái kêu “you are late” rồi lật đật chạy đi lấy xe. Cô nàng thấy tờ giấy phạt đậu bậy nên mình kêu để mình trả tiền phạt cho.
Sau đó cô nàng chở mình đi ăn phở Pasteur rồi dẫn đi viếng chợ Quincy thì phải. Khu này mình đi nát nước, vẽ khi viếng thăm lần đầu tiên nhưng cứ nhận lời đi lại. Đồng chí gái kể là sẽ dọn qua Cali, mình nói tháng tới mình sang Cali đi phỏng vấn vì sợ cái lạnh của New York. Thế là hẹn gặp nhau tại Cali.
Mấy tuần sau, mình nhận điện thoại của đồng chí gái hỏi răng chưa đóng tiền phạt. Mình mới nhớ đến tấm giấy phạt, bỏ quên ở đâu rồi nên kêu cô nàng giá bao nhiêu, mình gửi ngân phiếu lên.
Qua Cali đi phỏng vấn thì có gặp đồng chí gái lại, đi ăn uống rồi mình được nhận nên dọn về Cali, đi làm ở Los Angeles.
Cuối tuần, mình chạy về Quận Cam chơi, ngụ lại nhà mấy người bạn. Đồng chí gái cũng đang tìm việc nên có tên bạn nói, đưa resume cho hắn rồi một ngày đẹp trời, hãng của bạn tên này gọi đi phỏng vấn. Trước khi đi phỏng vấn, bạn tên này mớm cho đồng chí gái về công việc,… đồng chí gái có việc thế lại càng gần mình hơn, đi chơi với đám bạn của mình dần dần thấy đi chơi với cô nàng, mình cảm thấy bình yên, không cãi cọ, cãi quét, cãi càn như đối tượng nôn ói. Có lẻ tình yêu đến khi ta tìm được sự bình yên khi đi bên cạnh, không cần nói nhiều.
Một ngày đẹp trời, đồng chí gái rủ mình mua nhà thế là mình nhất trí, rút tiền ra đặt cọc mua chung căn nhà ngoại ô, làm tổ uyên ương được 6 tháng thì phải cho thuê vì bố mẹ vợ kêu về ở chung để chăm sóc, bắt mình ở rể.
Mình nói trời sinh ra Sơn đen để đóng tiền phạt cho đồng chí gái
Còn đồng chí gái thì kêu Ôn cứ thương tui, còn để thế giới để tui lo.
Xong om
Mụ vợ kêu không biết toà phạt bao nhiêu vì không thấy ghi, kêu mình tìm dùm. Phải vô trang nhà của toà để mò ra. Phải trả $536.90 Chán Mớ Đời
Có đám luật sẽ gửi thư kêu trả $150 họ lo hết. Thông thường ra toà thì cần có mặt người viết giấy phạt làm chứng nhưng thường thì cảnh sát bận nên không ra toà. Luật sư yêu cầu cảnh sát đã viết giấy phạt có mặt để hỏi chuyện. Không có thì toà tha.
Mụ vợ chuyên lái xe ẩu nên cho đi học bằng lái lại cho chắc ăn. Lâu lâu vượt đèn đỏ lở tông thiên hạ mệt lắm.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

25 năm 2 đời người

Đồng chí gái nổi hứng muốn tổ chức kỷ niệm 25 năm quản chế, cải tạo đời mình, đánh dấu 1/4 thế kỷ đầy đau thương, nhiều máu lửa, nội chiến từng ngày nên phải chìu vợ theo đúng quy trình của người chồng nhân dân dù năm nay có nhiều hội ngộ với bạn học cũ của hai vợ chồng đến bà con bên vợ về hiệp kỵ. Cuộc đời không biết được mai sau nên cứ còn sức khoẻ thì cứ vui chơi để rồi mai sau chống gậy đi tìm lại những dấu chân vừa đi qua của một kiếp người.
25 năm máu lửa, nội chiến từng ngày, đêm nằm cạnh kẻ nội thù, ngáy to trong đêm trường với châm ngôn " đêm nằm thì ngáy o o, chồng thương chồng bảo ngáy cho vui nhà". 1/4 thế kỷ, tuy dài nhưng khi đã đi qua thì nhìn lại bổng thấy như cơn mơ. Mới ngày nào, còn sinh viên, mình đánh đàn hát tán đầm với bản nhạc "Ma Liberté" của Georges Moustaki, người gốc Hy Lạp tỵ nạn tại Pháp, nói lên thống khổ của con người tỵ nạn, từ bỏ quê hương, chạy trốn để tìm Tự Do.

Nên hay không đánh thuế băng vệ sinh

Lâu lâu mình thấy có nhiều còm trên mạng về sự khác biệt lương bổng nam nữ. Có người chửi rủa nào là Sexist, nào kỳ thị đủ trò nhưng không dám thò mồm vào vì sợ bị chửi.
Câu hỏi tại sao lương bổng phụ nữ ở Hoa Kỳ ít hơn giới nam. Người ta đòi quyền bình đẳng nên có người đổi giới tính, thông thường từ nam tính qua nữ tính nên mình càng ngu lâu dốt bền. Đàn ông có quyền lợi nhiều hơn thì phải đổi giới tính nam đây thì lại ngược lại. Tréo cẳng ngỗng.
Một tên thợ hồ được trả tối thiểu $25/ giờ tương đương với bà giúp việc chùi nhà dọn dẹp $25/giờ nên mình không hiểu người ta cứ rên la cho có lệ hay không chịu tìm hiểu.
Người ta giải thích lý do phụ nữ thường nghỉ mấy năm để chăm sóc con cái nên khi đi làm lại, mất nhiều năm nghề nghiệp lương ít hơn. Đồng chí gái có tên em họ là bác sĩ, lấy cô vợ cũng y sĩ. Đến khi họ có con thì cô vợ ở nhà, chăm nuôi hai đứa con, xem như cái bằng bác sĩ học cho đã rồi treo chơi. Đó là quyền tự do của cô vợ, cô ta chọn thiên chức làm mẹ hơn là khám bệnh nhân.

Đất Xanh - Groenland

Bài này mình viết tháng 9 năm 2019, thời ông Trump 1.0, đã nói về vụ Hoa Kỳ muốn mua vùng Đất Xanh Groenland mà người Đan Mạch chiếm đóng của người Nà Uy khi xưa. Nay lại mang tính thời sự lại vào nhiệm kỳ Trump 2.0 nên tải lại cho thấy vụ việc mua vùng đất này là có cái lý về chính trị và quân sự cua Hoa Kỳ. Mình đi khắp nơi trên thế giới thì thấy Trung Cộng đã xâm nhập rất nhiều ở Phi Châu, Trung Đông, Trung Á, và Nam Mỹ. Tạo ra sức gọng kiềm vào Hoa Kỳ.
Dạo này thiên hạ xúm lại đập ông Trump nữa về vụ huỷ bỏ chuyến công du tại Đan Mạch do bà hoàng hậu xứ bắc Âu này mời. Lý do là bà thủ tướng xứ này kêu ý định của ông Trump mua Đất Xanh (Groenland) của xứ Đan Mạch là ngu xuẩn.
Cái lạ là khi ông Trump làm điều gì tốt thì báo chí như ngủ quên. Tuần rồi xem đài truyền hình C-SPAN, thấy ông Trump ký sắc lệnh, bãi nợ đại học cho cựu chiến binh, không thấy báo chí nhắc đến.
Cái khổ là người ta quên xứ Đan Mạch này đã từng bán cho Hoa Kỳ 3 phần đất của họ ở Trung Mỹ ở đầu thế kỷ 20: Saint Thomas, Saint John và Saint Croix với giá 25 triệu đô la vào năm 1917. Thì nay, Hoa Kỳ có thể tiếp tục hỏi mua phần đất Đất Xanh của cựu đế quốc Đan Mạch này.
Vùng Groenland là cựu thuộc địa của Đan Mạch như 3 thuộc địa cũ Saint Thomas, Saint John và Saint Croix. Khi Đức quốc xã tiến chiếm Đan Mạch trong thế chiến thứ 2 thì vùng thuộc địa Groenland này không được chính quyền Đan Mạch chăm sóc nên có khuynh hướng gần với Hoa Kỳ và Gia Nã đại hơn.
Cứ mỗi năm vào ngày 31 tháng 3, 3 thuộc địa cũ của Đan Mạch là U.S. Virgin Islands đều làm lễ tưởng nhớ ngày Đan MẠch chuyển nhượng phần đất đai này cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thương lượng với Đan Mạch để mua mấy cựu thuộc địa của họ ở Trung Mỹ gần 50 năm mới ký giấy tờ.
Theo sử gia Isaac Dookhan, Hoa Kỳ thành công trong việc làm áp lực mua mấy cựu thuộc địa, bằng cách hăm doạ, dùng quân sự chiếm đóng trong thời kỳ thế chiến thứ nhất để tránh quân đội Đức quốc chiếm đóng, gây nguy hiểm cho an ninh của Hoa Kỳ mà chủ thuyết của tổng thống Woodrow Wilson đã đưa ra, bảo vệ Hoa Kỳ tại châu mỹ.
Đan Mạch chiếm đóng 3 hòn đảo này vào thế kỷ 17, 18 mà họ gọi Tây Ấn Độ của Đan Mạch. Vùng trung mỹ thường được gọi Tây Ấn Độ vì khi Kha Luân Bố tìm cách đến Ấn Độ bằng đi về hướng Tây nên khi đến Mỹ châu ông ta gọi là vùng Tây Ấn Độ. Người đan mạch cũng như các đế quốc âu châu khác, bắt cóc hay mua người phi châu đem sang thuộc địa của họ làm nô lệ, khai thác các cánh đồng trồng mía để làm đường bán cho âu châu. Đến năm 1840 thì thị trường đường xuống nên Đan Mạch thấy giữ mấy hòn đảo này tốn tiền.
Tháng 7 năm 1848, dân chúng đảo St Croix, vùng lên đòi tự trị nếu không họ đốt phá hết hòn đảo này và họ được tự do nhưng không biết làm gì ăn ngoài trồng mía mà giá đường thì rẻ như bèo, tốn tiền chính phủ đan mạch. Vùng này không hợp để kỹ nghệ hoá đến cuối thế kỷ 19 thì Hoa Kỳ ngại các hòn đảo này có thể gây nguy hiểm cho nền an ninh của Hoa Kỳ vì trong thời gian nội chiến, người Pháp muốn giúp người Mỹ của 11 tiểu bang muốn thoát khỏi Liên Hiệp Châu Mỹ may là người Mễ đánh bại quân pháp dành lại độc lập mà họ hay tưởng niệm trận chiến thắng Cinco di Mayo, ngày 5 tháng 5.
Hoa Kỳ khởi đầu thương lượng mua 3 hòn đảo của Đan Mạch từ năm 1865, khi nội chiến vừa chấm dứt nhưng thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ ý định này. Đến năm 1890 thì tiếp tục thương lượng lại sau khi cuộc chiến Hoa Kỳ và Tây Ban Nha năm 1898. Sau cuộc chiến này, Hoa Kỳ chiếm Puerto Rico, đảo Guam và giúp Phi Luật Tân dành được độc lập từ người Tây Ban Nha nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ đảo Guam và Puerto Rico.
Mật ong rừng
Thượng viện Hoa Kỳ chấp nhận vụ mua 3 hòn đảo nói trên nhưng quốc hội Đan Mạch lại nổi hứng khước từ dù chiếm đóng 3 hòn đảo này làm hao tổn ngân sách Đan Mạch mà không làm cái trò gì cả.
Năm 1915, Hoa Kỳ sợ Đức quốc xã chiếm đóng nên càng ráo riết thương lượng vì sợ Đức quốc chiếm đóng Đan Mạch rồi vớt luôn mấy hòn đảo này nhưng Đan Mạch không chịu nên Hoa Kỳ tuyên bố sẽ chiếm đóng 3 hòn đảo này để tránh Đức quốc chiếm đóng và cuối cùng Đan Mạch đồng ý và ký hiệp ước ngày 16 tháng 1 năm 1917 và ngày 31 tháng 3, 3 hòn đảo này được chính thức chuyển nhượng cho Hoa Kỳ với số vàng là 23 triệu đôla.
3 hòn đảo này được gọi là U.S. Virgin Islands, người dân sở tại có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng quyền bầu cử lại là chuyện khác.
Ngày nay, dân cư của U.S. Virgin Islands và các vùng đất như Puerto Rico, Guam, American Samoa và Northern Mariana Islands đều có quốc tịch Hoa Kỳ nhưng không có tiếng nói chính trị, không được bầu đại diện của họ vào quốc hội Hoa Kỳ.
Vụ ông Trump nói chơi chơi mua vùng đất này cũng có lý, vì Đan Mạch ngày nay khác với Na Uy có dầu lửa. Bảo vệ vùng đất rất tốn tiền, mà dân cư lại có vẻ gần Gia Nã Đại và Hoa Kỳ hơn. Chỉ là một ý tưởng nhưng biết đâu 50 năm sau Hoa Kỳ có thể sở hữu miếng đất này để củng cố nền an ninh của lãnh thổ Hoa Kỳ.
Đan Mạch cho di dân đến vùng này từ mấy thế kỷ trước nhưng đều thất bại vì xứ này lạnh hơn cả Na Uy và Băng Đảo. Ngược lại đối với Hoa Kỳ vùng này rất quan trọng về quân sự, sẽ ngăn chận hải quân nga sô đi đường này sang Thái Bình Dương, ….thay vì đi qua Đại Tây Dương, ấn độ dương,…
Mua vùng Đất Xanh này tương tự như khi xưa Hoa Kỳ mua tiểu bang Alaska. Khởi đầu là một ý tưởng nhưng khi thời cơ chín muồi thì quốc hội trong tương lai có thể biểu quyết để mua vì Đan Mạch, một nước nhỏ, tốn tiền để giữ đất cha ông họ tiếm chiếm của Na Uy.
Xong om

Thuế Hoa Kỳ

Hôm nay là ngày chót để nộp hồ sơ thuế cá nhân ở Hoa Kỳ. Mình đã gửi trước khi đi nên ngồi lêu bêu nghĩ xem cái xứ mỹ này nó đánh thuế ra sao.

Ngày xưa, ngày xửa có một gia đình mỹ, sinh được 3 người con. Thằng A, Thằng B và Thằng C. 3 anh em sống vui vẻ rồi lớn lên yêu nghề thợ mộc do ông bố được truyền lại. Lớn lên lập gia đình, mỗi người có 2 người con. Cả ba làm thợ mộc lương như nhau $25/ giờ nhưng tính tình lại khác. Mỗi người chú tâm vào những gì mình thích nên làm việc tuỳ theo hứng và đòi hỏi cá nhân. A làm 20 giờ/ tuần, B làm 40 giờ / tuần còn C thì làm 60 giờ/ tuần.

A thì thích là theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên đi làm bán thời gian, lương được $20,000/ năm còn thời gian thì anh ta đi chơi thể thao, cắm trại trên rừng, biểu tình chống phá hoại môi trường… B thì làm toàn thời gian vì anh ta không thích cắm trại, chơi thể thao còn C thì làm nhiều thời gian, để dành tiền để đầu tư cho mai sau.

La Mã ngày nay

Hôm qua, hai vợ chồng đến dùng cơm tối tại nhà một gia đình Ý mà 35 năm nay không gặp lại. Những lần trước về lại âu châu từ khi mình sang Hoa Kỳ làm việc thì chỉ quanh quẩn ở Paris, Grenoble, London và Venezia nên không có thời gian đi thăm bạn cũ ở xa.
Điều mình nhận thấy là thủ đô nước Ý kỳ này trở lại sau 35 năm thì có rất nhiều người ngoại quốc sinh sống. Khu gần Piazza Della Republica, theo lời giải thích của thằng Maurizio thì độ 15 năm về trước, người Tàu sang đây mua nhà cửa rồi họ ở tập thể như các chung cư tập thể bên tầu, nhét 30,40 người ở trong một căn hộ nhỏ, từ đó các quán tiệm ăn tầu, ấn độ, Bangladesh,.. mọc lên.
Mình thấy các tiệm bán đồ chạp phô, lặt vặt đều do người Bangladesh làm chủ. Gần nhà nghỉ có một tiệm này, mình hỏi mấy giờ đóng cửa vì tính đi ăn cơm nhà Turriziani về, ghé vô mua nước và trái cây thì được biết là họ đóng cửa vào một giờ sáng. Theo mình được biết thì dân Ý rất lười so người đức, tây nên không ai mở cửa đến 1 giờ sáng chỉ có người ngoại quốc mới chịu khó.
Người âu châu họ sinh ở đất này nên không còn chịu khó như cha mẹ, ông bà của họ khi xưa, sau cuộc đại chiến thế giới. Họ được nhồi nặng qua bao nhiêu năm với các cuộc đình công, đòi hỏi quyền lợi cho giới thợ thuyền lao động. Dần dần thế hệ con cháu của họ không chịu khó làm việc tay chân, chỉ muốn làm theo năng suất, và hưởng theo nhu cầu theo tinh thần của xã hội chủ nghĩa.

Tapas

Cách đây mấy tuần, đồng chí gái và mình có ghé ăn một tiệm ở Huntington Beach, bán toàn các món Tapas khiến mình nhớ đến chuyến du hành tại Tây Ban Nha khi còn sinh viên. Mình quen vài cô sinh viên gốc Tây Ban Nha khi ở Luân Đôn, rồi họ rủ sang viếng xứ họ khi nghỉ hè.
Dạo ấy đi du lịch, mình chỉ để ý đến gái gú, kiến trúc và thức ăn. Thật ra thời đó, sinh viên không tiền, làm Mít ba lô, đi quá giang xe, nay đây mai đó nên không có tiền để ăn món lạ trong tiệm ăn sang trọng. Hôm trước nói chuyện với cô em họ của đồng chí gái, đi du học trước mình mấy năm, kể khi viếng thăm đảo Capri, Ý Đại Lợi.
Mình nhớ hồi còn bé bé nghe bản nhạc "Capri, c' est fini!" do Hervé Vilard hát nhưng không biết Capri ở đâu, đến khi sang Ý thì mới biết là một hòn đảo gần thành phố Napoli, phía nam của La Mã. Khi đi xuống vùng này thì mình bắt buộc phải đi tàu ra đảo, ngồi vẽ cạnh một biệt thự rất đẹp. Bổng có ông ý, chủ nhà kêu vô ăn cơm với gia đình ông ta, sống ở La Mã, hè ra đây nghỉ mát.

Chinese exclusion act

Hôm qua, đi đón thằng con ở ga xe lửa. Trên đường về nhà, thằng con hỏi có biết vụ bác sĩ gốc Việt, bị lôi ra khỏi máy bay, máu me. Mình nói biết và hỏi lại trong trường đại học, nhóm sinh viên á đông có làm gì không, họp hội thảo,… thằng con kêu không vì tinh thần á đông không thích tranh đấu.
Mình nói nếu việc ấy xẩy đến cho một người da đen hay gốc la tinh thì trong đại học đã xuống đường, kêu gào kỳ thị chũng tộc còn da vàng thì cuối mặt làm thinh. Vấn đề là nếu làm thinh, nghĩ không đụng đến mình vì không dính dáng gì đến mình nhưng nếu đã xẩy ra cho người khác thì sẽ có ngày đến phiên mình thì ai cứu. Thấy da đen, La tinh ngay cả người da trắng bị đánh đập thì mình phải la toáng lên nhân danh nhân quyền.
Trong thời đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ đánh nhau với Nhật Bản, đức, và Ý. Chính phủ mỹ lùa các người Mỹ gốc Nhật vào trong các trại tập trung trong khi người gốc Đức, Ý thì vẫn nhởn nhơ sống tự do trong xã hội. Vào thế kỷ 19, có luật cấm người di dân gốc Á châu qua Chinese Exclusion Act, mới được xoá bỏ vào năm 1949.

Kẻ lưu vong là ai?

Mỗi lần mình gặp bạn học cũ hay người quen khi xưa, đều nghe họ nói mày sướng, không phải bắt buộc sống với Việt Cộng cho dù mình cũng mang kiếp lưu vong như họ. Lý do là lưu vong đều khởi đầu bởi một bi kịch chính trị để rồi biến thành một bi kịch văn hoá nơi xứ lạ quê người.

Đồng chí gái hay mấy người em mình sinh sống tại hải ngoại, bắt buộc đi tìm một con đường sống bất chấp hiểm nguy trên con đường vượt biển, có thể nói là lao vào cái tử để tìm con đường sống. Có nhiều người bạn kể họ vượt biển nhiều lần, bị lừa hết tiền bạc, vào tù ra khám, giả điên giả rồ để qua mặt công an.

Mình thì bắt đầu cuộc đời lưu vong bởi một bi kịch văn hoá. Mình thoát ra khỏi Việt Nam bằng cách đi du học trước bi kịch chính trị của quê hương; Sàigòn thất thủ. Không chứng kiến đất nước đổi chủ, thấy thiên hạ chạy loạn lo sợ bị Việt Cộng tắm máu, pháo kích, tù tội mà người Việt điển hình bà cụ mình, cứ mỗi lần gặp mình là kể chuyện thời gian sau khi mình rời Việt Nam, như một vết thương tâm lý sau bao nhiêu năm vẫn chưa lành hẳn với thời gian. Mấy người em mình cùng trải nghiệm thời gian ấy nên không thấy có chi là đặc biệt, cười thầm mỗi khi bà cụ bắt đầu cuộc độc thoại.
Mỗi lần nghe bà cụ tâm sự thì mình chỉ ngồi yên, lắng nghe như một bác sĩ tâm lý, ngồi nghe người bệnh, giải bày nội thương tâm lý. Mình vẫn cảm nhận sự tức tưởi của bà cụ, bị hàng xóm thay đua lập chiến công, tố khổ bà cụ và gia đình mình thuộc giai cấp phản động và những may mắn giúp thoát khỏi tấm bi kịch đến ngày nay.

Hôm trước có cô bạn học cũ ở Văn Học, hàng xóm với mình khi xưa, viết thư nói cô nàng mất thời gian khá lâu để đọc những gì mình viết trên diễn đàn. Cô này mới tìm về tổ ấm Văn Học gần đây, sau này cứ thấy email của mình chắc là ớn. Xong om.

Cô nàng hỏi sao mình viết nhiều mà ý tưởng lấy từ đâu ra. Mình trả lời là từ đồng chí gái. Lấy vợ bị đì quá nên con người cần một chỗ để giải bày những uẩn ức của một đời người mang tiếng sợ vợ. Đúng hơn là mình sống ở hải ngoại độc thân, không gia đình bên cạnh, như con thuyền không bến bờ nên đi nhiều, gặp chỗ nào vui thì dừng lại, kiếm việc làm rồi khi chán hay hết hạn làm việc thì lại tiếp tục lên đường như Ulyssus của Homer, đi trên con đường vô định để rồi một hôm, nói như Gẻorges Moustaki, phản bội Tự Do để đổi lấy nhà tù tình yêu với một cán bộ quản giáo xinh đẹp quản thúc, quản chế tại gia đến nay.

Bi kịch của kẻ lưu vong không phải chỉ thay đổi chỗ ở, không gian thôi mà còn phải thay đổi cách suy nghĩ, cách cảm nhận, cách phát biểu qua một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Thật ra ở Việt Nam, người dân miền Nam cũng phải học cách phát biểu những từ cách mạng xa lạ ngay chính trên quê hương của họ. Mình nhớ sau khi ở Ý một năm, mình trở lại Pháp thì trong đầu tiếng Ý cứ lùng bùng, mất cả tháng mình mới nói và suy nghĩ theo tiếng Tây lại. Nhìn lại thì mình đã lưu vong từ bé khi học trường Tây. Về nhà thì nói tiếng Việt nhưng vào lớp, nơi mình thâu nhận kiến thức thì phải tấu bằng Pháp ngữ. Hôm trước, có anh chồng của cô bạn học yersin xưa kể là bà xã anh ta đọc tiếng Việt không hiểu, từ bé học trường pháp rồi đi tây đến nay.

Mình mới nhận thức rằng cô bạn học cũ cũng lâm vào tình trạng của mình khi xưa. Mình thì lên trung học thì dần dần tiếng tây bớt phát triển, tiếng Việt cũng sơ sơ, may mà mình qua Văn Học được hai năm cuối trung học phổ thông nên còn ngáp ngáp được chút việt ngữ. Do đó mình khởi đầu cuộc đời lưu vong bằng một bi kịch văn hoá từ bé khi ông bà cụ cho học chương trình Pháp.

Nhiều người ngạc nhiên, kêu sao mình nhớ nhiều về Đà Lạt. Người Mỹ hay kêu "you are what you remember". Cái khổ của người lưu vong là mối quan hệ của họ chỉ được thể hiện qua Nổi Nhớ về quá khứ cho nên mọi kỷ niệm như được tô lên một lớp sơn óng ánh rất đẹp. Nổi nhớ chỉ quy về một không gian, một chốn như mình về Đà Lạt thời bé. Sau này là những thời gian sinh sống tại Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Anh quốc, New York,...

Nổi nhớ giúp mình đi ngược thời gian như chiếc xe trong cuốn phim "Back to the future", trở lại thời còn sinh sống tại Đà Lạt. Nhớ tới Đà Lạt khi xưa chưa đủ mình lại muốn đi xa hơn về thời bố mẹ mình còn trẻ, gặp nhau ra sao rồi dần dần mình muốn biết thêm về ông bà nội, ông bà ngoại.

Marcel Proust trong cuốn " À la recherche du temps perdu", cũng chỉ vật vã nhớ đến cái làng Combray dù ông ta không phải lưu vong như người Việt hay những người tỵ nạn khác trên thế giới. Cũng có thể vào thời đại của ông, di chuyển khó khăn, sống ở Paris cũng là đã xa như một kẻ lưu vong tương tự thi sĩ Nguyễn Bính khi xưa, ra tới Huế đã thấy xa xôi không có tháng ngày. 
Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội
Bốn tháng hình như kém mấy ngày

Kẻ lưu vong luôn luôn đứng ở làn kết nối của hai nền văn hoá
Khi chúng ta thoát khỏi ngục tù quê hương thì chúng ta lại rơi vào một nhà tù khác, đó là nhà tù của Quá Khứ, nhà tù của Trí Nhớ. Sợ quên nên chúng ta bổng đâm ra bảo thủ. Mình đọc báo, thấy mấy người lớn tuổi kêu gọi không để con em mất gốc, phải bắt chúng học tiếng Việt, nào tiếng việt còn nước Việt còn như ông Phạm Quỳnh khi xưa nói, ôi thôi đủ thứ. Chúng ta lo sợ sau khi đánh mất quê hương, lại sợ đánh mất tiếng Việt, văn hoá của nơi sinh trưởng, quên đi những mối quan hệ mới đan xen kẽ với nhau trong cuộc sống mới tại nước sở tại, quên đi chúng ta đã thay đổi dần dần bản thể, mất căn cước của người Việt xưa kia.

Năm ngoái về thăm Đà Lạt, mình có gọi điện thoại cho anh bạn học cũ, ở Pleiku, nói sẽ không lên thăm anh ta được vì thời giờ eo hẹp. Câu đầu tiên anh ta nói: "nghe lại được tiếng Đà Lạt của mình, sau bao năm". Mình buồn cười, có lẻ anh ta ở xứ Thượng nên nghe thổ dân nói giọng Ra đê hoài nên mừng khi nghe lại giọng lai Quảng của người Đàlạt. Thật ra khi người lưu vong, vì sợ mất cái gì từ Việt Nam, trở nên bảo thủ do đó mình giử giọng nói của Đà Lạt và khi nói tiếng Việt thì cố gắng không chêm tiếng tây tiếng tàu vào ngoại trừ khi gặp ai nói tiếng Việt chêm tiếng Tây tiếng Tàu thì dùng từ tiếng Việt họ không hiểu như hôm trước mình nói về Đại Vực, đồng chí gái hỏi cái gì thì nói Grand Canyon.

Người lưu vong là một tù nhân của quá khứ, có tâm lý bảo thủ nên quên là Việt Nam ngày nay cũng vận hành theo năm tháng do đó khi về thăm Việt Nam, ai ở hải ngoại về đều thất vọng, ngoại trừ mấy anh chàng đi tìm chân dài chân ngắn. Người thì chê tiếng Việt ngày nay dùng những từ quái đản. Nhớ lần đầu tiên về thăm Đà Lạt năm 1992, lúc Việt Nam mới mở cửa thì Đà Lạt dạo ấy vẫn còn những vóc dáng của năm tháng trước 75, chỉ khác là già đi, cũ kỷ, buồn thê lương vì mình về vào mùa mưa. Ngày nay về thì không nhận ra Đà Lạt thủa xưa, gặp ai đi Đà Lạt về đều than như bọng vì họ chưa thoát được nhà tù của trí nhớ.

Chúng ta ra đi, rời bỏ quê hương có nghĩa là sự dừng lại, những hình ảnh xưa, kỷ niệm cũ như hoá thạch từ giây phút lên thuyền hay máy bay. Ulyssus của Homer trở về quê hương cũng bàng hoàng khi ông ta so sánh nhà tù trí nhớ và hiện tại mà quên đi cuộc sống ở quê hương vẫn thay đổi theo thời gian. Lưu Nguyễn lọt vào Thiên Thai, trở về quê xưa, không tính đến sự cách biệt thời gian nhiều hay ít ở cỏi tiên và trần thế. Hình ảnh của hai ông này về quê hương dừng lại từ giây phút họ rời làng quê. Khi mình về Đà Lạt, thì hàng xóm cứ lộn mình với người em kế, nhiều đứa bé khi xưa nay lớn, không có khái niệm gì về mình cả vì họ không tự nhốt, giam hảm trong nhà tù của trí nhớ.

Tình cảm sợ mất gốc khiến người lưu vong bị phân thân giữa cái văn hoá việt và văn hoá tây phương, không giúp chúng ta thâm nhập vào văn hoá của nước sở tại. Chúng ta dừng ở điểm gạch nối của Franco-Vietnamien hay Vietnamese-American hay Italiano-Vietnamita... Chúng ta bị day dứt, dày vò trong nhà tù của ký ức vô hình trung biến chúng ta thành những kẻ bên lề, trong xã hội mới. Văn hoá Việt thì chúng ta không thông, cứ kêu họ dùng danh từ quái đản, không thuần tiếng Việt mà văn hoá Tây phương thì chúng ta không có khả năng hay không muốn tiếp nhận.
Chúng ta tôn sùng văn hoá Tây phương nhưng không dám bồi dưỡng cho tri thức của mình vì sợ phản bội văn hoá Việt như một người đàn ông có vợ, ray rức khi thấy một cô gái đẹp như một anh bạn trong lúc tâm sự, bổng nói anh ta chỉ tiếc là không lấy được người anh ta thương.

Dạo này mình nhận thấy có nhiều người vô gia cư gốc việt xuất hiện tại Bolsa. Người ở Việt Nam thì thèm muốn được qua đây nhưng qua đây rồi thì bị lâm vào cái bệnh nhà tù của quá khứ; khi xưa từng là ông này bà nọ, không muốn trở lại con số không, không muốn hội nhập rồi bị khủng hoảng kinh tế, tâm thần rồi lang bang như nhà thơ nổi tiếng một thời, chết trước sân chùa.

Khi bạn học cũ tìm lại nhau qua diễn đàn thì tâm lý tương tự của kẻ lưu vong, tự nhốt trong nhà tù quá khứ, của ký ức. Chúng ta hồ hởi tìm lại nhau nơi chốn dừng lại, điểm khởi đầu của cuộc đời lưu vong. Mình đi trước 75 nên chốn dừng lại của mình khác với người di tản trước 30/4/75. Người đi vượt biển có điểm dừng, kỷ niệm bị hoá đá, khác với những người đi trước do đó khi gặp lại nhau trên diễn đàn lúc đầu thì vui vì ai cũng muốn tìm lại những hình ảnh quá khứ của mình hay của người bạn một thời học chung, lại quên đi sự vận hành cuộc sống của những bạn chung khi xưa.

Một anh bạn kể về một người bạn khác, anh ta rất thất vọng khi gặp lại người bạn mà anh ta rất mến khi xưa. Nay thì chịu không nổi vì anh bạn kia ăn tục nói tục mà tri thức của anh ta không chấp nhận. Anh bạn quên là người bạn kia sống trong môi trường làm ăn tại Việt Nam thì phải như vậy. Đi với ma thì phải bận áo giấy, đi với bụt thì bận áo cà sa. Dần dần dân cư trên mạng thất vọng, muốn tìm lại chút hương xưa như chúng ta như Từ Thức trở về bến cũ, không tìm lại những hoài niệm, những hoài bão của một thời, rồi chúng ta lặng lẽ rời diễn đàn, không muốn tham dự họp mặt, hội ngộ vì không muốn thất vọng thêm, không muốn thoát khỏi nhà tù của ký ức, của nỗi nhớ của kẻ lưu vong.
Thật ra nói chuyện với bạn cũ khi xưa còn sinh sống tại Việt Nam thì mình đoán họ cũng sống kiếp lưu vong như mình vì tuổi trẻ của họ cũng có những hoài niệm, hoài bão chung của một thế hệ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà. 30/4/75 cũng đổi đời họ, biến họ thành những kẻ lưu vong trên chính đất nước của họ. Có người thích ứng với chế độ mới, trở thành đảng viên hay CM30, có người không thích ứng được thì vẫn làm kẻ đi bên lề của sự chuyển động của lịch sử, manh động của xã hội với thời gian. Khi gặp nhau chúng ta như tìm nhau vài tiếng đồng hồ trong nhà tù của quá khứ, của ký ức rồi sau đó ai về nhà nấy.

Cái khó của kẻ lưu vong là làm sao phá vở được nhà tù của ký ức, của nổi nhớ để cùng đi chung quảng đường đời còn lại, cùng chung tạo những kỷ niệm mới với nhau trong tình bạn của thủa nào, đã dứt đoạn. Khi gặp lại nhau trong nhà tù của trí nhớ thì chúng ta không khỏi so sánh những người bạn học chung một thời.

Ngày nay, chúng ta còn gì ngoài tình bạn, không nên để quá khứ lấn chiếm hiện tại. Sau bao năm sống kiếp lưu đầy trên xứ người hay trên chính quê hương mình, chúng ta chỉ còn lại là tình đồng môn, đồng hương và một trời kỷ niệm. Chia sẻ một bài hát, một bài văn, một hình ảnh, một nụ cười là một hạnh phúc trời ban.
Nguyễn Hoàng Sơn 

Sombre Dimanche

Nhớ hồi nhỏ, nghe người lớn nói chuyện về một bản nhạc mà nhiều người nghe đã phải tự tử nên sợ quá không dám nghe. Sau này qua tây, mùa đông nhớ nhà, nằm trong căn phòng ô sin nghe Khánh Ly hát "chiều chủ nhật buồn nằm trên căn gác…" chán đời mở radio France Culture thì được nghe đến chương trình về lịch sử bản nhạc do một nhạc sĩ gốc Hung Gia Lợi làm mà người Pháp đặt cho cái tên "Sombre Dimanche".
Phát ngôn viên kể là bản nhạc này nổi tiếng và bị cấm tại nhiều quốc gia, do nhạc sĩ gốc Hung tên Rezső Seress phổ nhạc bài thơ của nhà thơ László Jávor vào năm 1933. Thật ra là lúc nhạc sĩ Rezső Seresss mới làm bản nhạc tại Pháp thì không có nhạc xuất bản nào nhận xuất bản, đến năm 1933 thì được in với lời của thi sĩ Javor, nói về người tình đã qua đời và ông ta mong muốn được chết theo, khác với ca từ của nhạc sĩ, mới được chú ý và bị cấm sau đó nhất là người ta quên những ca từ của nhạc sĩ luôn.
Lý do cấm là nghe nói bài này tạo nên một phong trào tự tử ở thủ đô Budapest và trên thế giới. Khởi đầu tại Berlin, một thanh niên yêu cầu ban nhạc chơi bản nhạc này trong một quán nghe nhạc, sau đó về nhà, tự bắn vào đầu, để lại một lá thư tuyệt mệnh với những ca từ của bản nhạc này. Rồi có mấy vụ tự tử ở các xứ khác xẩy đến với những ca từ của bản nhạc này bên cạnh. Người ta nói có lẻ vì thời gian này có khủng hoảng kinh tế, người ta lâm vào trường hợp bi đác, không tiền, không công ăn việc làm, lại nghe bài hát buồn nên khiến người ta quyên sinh.

Sự thành hình Duty Free

Tuần rồi ở Paris, mình mua cho mụ vợ cái mũ phớt và khăn choàng, đến chỗ détaxe tại gallérie De Lafayette, thì lại không mang theo sổ thông hành nên họ không cho làm giấy tờ nên định bụng ra phi trường làm . Ai ngờ ra phi trường họ đòi giấy tờ làm tại Lafayette. Chán Mớ Đời khi xưa, Tây cho học bổng mấy năm trời nên không buồn. Hình như mua đồ thì nói tiệm làm giấy tờ cho mình để nộp khi ra phi trường làm thủ tục lấy tiền thuế lại. Mình có hỏi bà chủ tiệm khăn choàng thì bà kêu máy bị hw, nên bớt 10%. Ra phi trường phải có boarding pass của ngày hôm đó và giấy tờ của tiệm mua sắm, scan vào thì họ mới trả lại. Bác nào đi Tây nhớ điểm này nếu không ra phi trường lại như em. Ai ở Paris mà muốn mua đồ không thuế thì nhờ người quen viếng thăm, làm giấy tờ xong thì lấy đem về nhà xài. Xong om. Chịu khó đi xe điện ra phi trường tốn độ 9 Euro. Phải mua bằng tiền mặt vì bằng thẻ tín dụng là ngọng vì du khách sẽ hưởng tiền đó.
Đi chơi, phải quá cảnh tại các phi trường quốc tế, nhất phi trường Istanbul, mình rất sợ đồng chí gái cứ rảnh chạy đi mua đồ rồi bắt mình khiêng. Cô nàng kêu Duty Free nhưng Free ở đây thì lại đắt hơn ở ngoài phi trường gấp 3 lần. Vì tiền mướn chỗ trong phi trường rất đắt.
Lần đầu tiên mình thấy chữ Duty Free, cách đây 50 năm khi trên đường đi Tây, máy bay dừng lại ở phi trường Vọng Các, Tân Đề Li và Teheran nhưng không hiểu gì, thêm phần lo sợ bị lạc nên cứ kiếm mấy tên hành khách trong máy bay, ngồi gần mình, họ đi đâu thì mình lò dò đi theo như công an khu vực. Sau này đi làm ở London, lâu lâu bay về Paris vào cuối tuần để thăm mấy người em mới biết Duty Free, có nghĩa là miễn thuế. Lần đầu tiên về Việt Nam, mình có mua một bịch thuốc 555, để tặng ông cụ và khi bà cụ dẫn mình đến khai báo ở đồn công an khu vực thì bà cụ lấy mấy bao bồi dưỡng mấy anh đầy tớ nhân dân.
Khi xưa, hành khách bay qua Đại Tây Dương bằng máy bay chong chóng nhỏ, thậm chí có máy bay đậu trên nước thì họ đáp xuống phi trường gần nhất để lấy nhiên liệu. Gần nhất là phi trường Shannon, Ái Nhỉ Lan từ Hoa Kỳ và cũng từ phi trường này tạo dựng một nền thương mại Duty Free khắp nơi trên thế giới khi du khách đi máy bay.
Ông Brendan O’Regan, người Ái Nhỉ Lan có công, khởi đầu ngành thương mại Duty Free và phi trường quốc tế Shannon. Ông này được bằng tiến sĩ danh dự nên người ta hay gọi ông ta là tiến sĩ nhưng thật tế thì ông ta khởi nghiệp là người bán rượu ở quán rượu.
Dạo ấy, hành khách đa số là người giàu có, các tài tử nổi tiếng ở Hoa Kỳ và Âu châu, ngồi trong các máy bay nhỏ bé, bị nhồi lên nhồi xuống trên không trung nên khi xuống phi trường đợi tiếp nhiên liệu thì họ cần có đồ ăn thức uống nên ông O’Regan mở tiệm ăn ở phi trường, đặt tên là lạ cho mấy món ăn, để hấp dẫn du khách giàu sang như Kerry Lamb, Dublin Prawns,.. Có thức uống đặc biệt mà ông ta làm cho thực khách là Irish Coffee, cà phê Ái Nhỉ Lan mà ngày nay khắp thế giới dùng sau khi ăn cơm.
Dạo mình sang Ái Nhỉ Lan chơi, nghe đến Irish Coffee nên uống thử, ai dè là rượu mạnh pha cà phê và cream rất đặc. Tây thì sau khi ăn cơm, họ uống rượu mạnh như Courvoisier rồi thêm ly cà phê, đây chắc họ lười nên pha hằm bà lằn mọi thứ cho tiện.
Ông ta còn mở một tiệm nho nhỏ bên cạnh tiệm ăn để bán những vật lưu niệm và rượu mạnh. Thời ấy, cái gì cũng bị chính phủ đánh thuế và ông ta khám phá một mánh: số là từ thế kỷ 17, các thuỷ thủ của xứ Anh đều được miễn thuế khi họ lên thuyền ra khơi, đi tìm thuộc địa cho hoàng gia Anh hay buôn bán, có lẻ để giúp họ ngủ lâu để tránh say sóng. Các con tàu rời Anh quốc đưa người di cư sang Hoa Kỳ, chở bia và rượu nhiều hơn thức ăn, bia được dùng thay nước uống và có chất bổ, lại giúp thiên hạ ngủ quên đời. Mình nhớ khi đi từ Hy Lạp sang Crete bằng tàu thuỷ, lên tàu vô cabin mình chơi một viên thuốc say sóng, tối thức dậy làm một viên khác, ngủ đến sáng.
Năm 1950, ông O’Regan bay sang Hoa Kỳ, và trở về bằng du thuyền SS America. Ông ta nhận thấy là rượu được bán trên du thuyền này rẻ hơn ở phi trường, vì đang ở hải phận quốc tế. Do đó khi về nước, ông ta yêu cầu chính phủ miễn đóng thuế rượu ở phi trường vì máy bay được xem là những du thuyền trên không trung. Chính phủ Ái Nhỉ Lan kêu miễn thuế cho tụi nhà giàu? Tương tự chính phủ Việt Nam thích đánh thuế visa du khách nhưng lại quên là nếu không đánh thuế thì du khách viếng Việt Nam nhiều hơn và tiêu xài, tạo công ăn việc làm cho người dân thay vì chỉ làm giàu cho mấy tên cán bộ ở các toà lãnh sự. Nay nghe nói đã bỏ vụ này.
Cuối cùng ông ta thuyết phục được chính phủ là nếu không đóng thuế thì du khách, thay vì chỉ ghé ngang, chờ đợi máy bay lấy nhiên liệu, sẽ ở lại, đi du lịch ở xứ Ái Nhỉ Lan. Ông ta bán được thì sẽ đóng thuế, trong khi đó du khách sẽ đi thăm viếng các nơi, mua đồ khác và đặc biệt là có đô la vì du khách đến sẽ trả bằng ngoại tệ. Ông ta mở tiệm miễn thuế đầu tiên ở phi trường vào năm 1951 trước khi mình ra đời.
Lúc đầu người ta chú trọng bán rượu mạnh và thuốc lá, họ có bán thêm mật ong, mấy đồ đặc sản địa phương như mình thấy ở phi trường Liên Khương hay Tân Sơn Nhất. Chính phủ rất lo ngại vì đám Mafia có thể buôn lậu vì giá bán chỉ 1/3 ở ngoài, nên bắt ông ta phải kiểm điểm hàng hoá mỗi ngày.
Loại sô-cô-la này được bán chạy nhất tại các phi trường quốc tế. Mình có kể lý do rồi. Ai buồn thì tìm đọc trên bờ lốc của mình. Sô cô la này xuất phát từ Thuỵ Sĩ nhưng do một công ty mỹ làm chủ, nay họ muốn chuyển nơi sản xuất qua Bratislava nên phải gỡ bỏ cái huy hiệu ngọn núi của xứ Thuỵ Sĩ
Các thương hiệu khác bắt đầu để ý đến cách quảng cáo ở phi trường trong gian hàng của ông O’Regan, nên dần dần người ta thấy đồng hồ Omega Thuỵ Sĩ, máy chụp hình, nước hoa Chanel #5,… được bày bán nhất là sô cô la Toblerone của Thuỵ Sĩ, do ông Tobler + thêm cái tên Ý “Torrone”, có nghĩa Nougat, hoá thành Toblerone mà ngày nay người ta chỉ thấy loại sô cô la này ở phi trường. Điểm đáng lưu ý là loại sô cô la không bị đánh thuế nhiều như rượu hay thuốc lá nhưng rất được thành công về thương mại. Có lẻ người ta đi chơi hay công tác, bận bịu nên khi ra phi trường thì nhớ đến con cái ở nhà nên mua làm quà đem về. Mình mà còn dư tiền bản xứ thì đem ra mua hết mấy loại này đem về cho vợ như năm ngoái leo núi Machu Picchu.
Thương vụ này quá thành công, ai cũng muốn ghé Ái Nhỉ Lan để mua đồ miễn thuế, khiến các phái đoàn thương mại trên thế giới phải đến quan sát và phi trường Amsterdam mở một thương hiệu miễn thuế vào năm 1957 rồi DFS mở tiệm đầu tiên ở Hoa Kỳ, ở Hạ Uy Di vào năm 1962 và ngày nay số lượng buôn bán ở phi trường trên thế giới lên đến $70 tỷ đô la, trong số đó có đến 5 tỷ đô la là kẹo bánh sô cô la. Người ta nói là có nhiều người mua sô cô la ở phi trường hơn là người dân ở Ấn Độ.
Nếu ông O’Regan mà làm “patent” cho ý tưởng bán miễn thuế thì ông ta đã trở thành tỷ phú.
Nếu xét về giá cả thì hơi quái đản, thuốc lá mỹ mua ở Âu châu lại rẻ hơn ở Hoa Kỳ, như Whisky của mỹ được bán 2/3 giá ở Hoa Kỳ. Rượu Pháp được bán ở Ý, lại đắt hơn ở Hoa Kỳ, tương tự sô cô la Toblerone, giá gấp đôi ở Hoa Kỳ. Ngoài ra các hàng mỹ phẩm rất đắt.
Khi phi trường Shannon mở tiệm Duty Free đầu tiên thì buôn bán đắt nhưng khi khắp nơi trên thế giới cũng bắt chước nên thị trường cạnh tranh, tiền mướn ở phi trường cao hay lương nhân viên cao nên rốt cuộc mua hàng ngày nay ở phi trường thật ra cũng không rẻ, thà mua ở trong thành phố rồi đến phi trường, đưa sổ thông hành để lấy lại thuế, có lẻ rẻ hơn thêm lấn cấn với cái túi.
Mấy năm trước đi Pháp, mình có mua cho đồng chí gái cái ví LV, bỏ trong vali, gửi đồ xong xuôi lại phòng quan thuế để lấy lại tiền thuế thì họ hỏi cái ví đâu, nói bỏ trong vali rồi nên bù trớt. Mất 15% thêm bị vợ nhằn.
Chán mớ đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn