Hôm nay đọc trên nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam thấy họ đăng tải hình ảnh được Hà Nội đăng khi xưa, hình ảnh một nữ dân quân “anh hùng”, cao 1.47 mét, áp giải một tên Mỹ cao 2 mét, to cao. Kèm theo đó là hình ảnh 2 người này gặp lại nhau 22 năm sau.
Hình ảnh nữ dân quân Nguyễn thị Kim Lai, cầm súng chụp hình bên cạnh tù binh Mỹ Robinson năm 1965 được Hà Nội sử dụng để tuyên truyền. 30 năm sau ông Robinson về lại Việt Nam và có chụp hình với bà Nguyễn thị Kim Lai vào năm 1995. Hình ảnh của hai người này gần đây.Đại úy (chức vụ khi về hưu) William A. “Bill” Robinson được xem là tù binh chiến tranh (POW) bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ, chịu đựng 2.703 ngày (hơn bảy năm rưỡi) trong các trại tù của Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam.
Ông Robinson sinh năm 1943 tại Roanoke Rapids, tiểu bang Bắc Carolina, Robinson nhập ngũ vào Không quân Hoa Kỳ năm 1961. Ông được đào tạo để trở thành kỹ thuật viên bảo trì trực thăng và làm trưởng phi hành đoàn trên nhiều loại trực thăng, bao gồm H-19 Chickasaw và HH-43 Huskie. Đến năm 1965, ông được điều động đến Phi đội Cứu hộ trên không số 38 tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Nakhon Phanom, Thái Lan.
Tấm ảnh chụp do một nhà báo tại Hà Tĩnh tên Phan ThoanNgày 20 tháng 9 năm 1965: Robinson là một thợ máy bay trên một chiếc trực thăng cứu cấp, mật danh “Dutchy 41”, được giao nhiệm vụ cứu một phi công F-105D bị bắn rơi, Đại úy Willis E. Forby, tại tỉnh Hà Tĩnh, miền Bắc Việt Nam. Trong khi làm nhiệm vụ, chiếc trực thăng đã bị hỏa lực mặt đất của đối phương bắn trúng, bị rơi sau khi rơi xuống rừng 90 feet, và cả bốn thành viên phi hành đoàn đều sống sót sau khi máy bay rớt xuống đất. Không may mắn họ đã bị bắt trước khi máy bay khác có dịp đến cứu. Phi hành đoàn bao gồm Đại úy Thomas Curtis (phi công chính), Đại úy Duane Martin (phi công), binh sĩ hạng nhất William Robinson và binh sĩ hạng ba Arthur Black. Mình không rành hệ thống cấp bật của không quân Hoa Kỳ. (Airman 1st class và airman 2nd class).
Sau đó, Robinson và phi hành đoàn bị lực lượng Bắc Việt bao vây. Ông đã bị chụp ảnh tuyên truyền, trong đó một nữ dân quân hộ tống ông, đánh ông để buộc ông cúi đầu xuống. Robinson đã tuân theo khóa huấn luyện tù binh chiến tranh để nhìn thẳng vào máy ảnh như một chiến thuật sinh tồn, hy vọng hình ảnh của mình sẽ đến được với các tù binh đồng cảnh ngộ. Ông này xui là được chụp hình, và tấm ảnh được sử dụng tuyên truyền nên bị ở tù lâu nhất.
Ông Robinson đã trải qua thời gian bị giam cầm tại nhiều trại tù của Bắc Việt, bao gồm:
• Một thời gian ngắn tại "Hanoi Hilton" khét tiếng (Nhà tù Hỏa Lò). Hình như họ đã đập phá nhà tù xây thời thực dân. Trại Briarpatch khét tiếng và nhiều khu nhà khác nhau tại Cu Lộc, được các tù nhân gọi là "Vườn thú" (zoo).
• ông Robinson phải chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt, như các phòng giam nhỏ so với thể xác của ông ta, nơi ông có thể chạm vào cả hai bức tường bằng cánh tay dang rộng, có một tấm ván giường gỗ hẹp và một cái xô để vệ sinh. Cao 2 mét thì ở với tiêu chuẩn tù Việt Nam thì khó khăn.
• ăn chủ yếu là "cỏ" (được những quản giáo gọi là rau), dẫn đến việc sụt cân đáng kể (trung bình 40–60 pound đối với tù nhân chiến tranh). Ai muốn ốm cứ về Việt Nam vào trại giam cải tạo 1 tháng là hết bệnh ngay. Xuống mấy chục cân. Khỏi phải tập tạ, ăn uống cai này nọ.
• Bị tra tấn, quấy rối và đe dọa hàng ngày, khi Bắc Việt khai thác tin tức và sự hợp tác để tuyên truyền. Robinson đã chống cự, noi gương cho những người bạn tù. Ai muốn biết thêm về sự khai thác cảu Hà Nội, thì đọc cuốn Thép Đen của Đặng Chí Bình. Rất có hệ thống.
Đại úy Duane Martin, phi công phụ, ban đầu đã trốn thoát nhưng sau đó đã bị lực lượng Pathet Lào bắt giữ tại Lào. Các báo cáo cho rằng ông đã bị giết trong một nỗ lực trốn thoát và thi thể của ông không bao giờ được tìm thấy, khiến ông trở thành một trong số gần 600 người Mỹ mất tích tại Lào. Vấn đề là trên nguyên tắc Hoa Kỳ không có quân tại Lào và Cam Bốt nên khó tìm mộ xác của lính Mỹ tại đây. Chỉ đi qua đường dây tư nhân thay vì chính phủ. Mình nghe thiếu tá Phong kể ở tù vùng Điện Biên Phủ, trốn trại chạy qua Lào, bị dân Lào đi báo cho bộ đội , đến khệnh cho một trận, đem về Việt Nam nhốt lại.
Đại uý Duane Martin, trốn thoát qua Lào nhưng bị bắt, rồi đào tẩu với một thiếu uý hải quân tên Dieter Dengler ngày 30 tháng 6, năm 1966 và bị bắn chết.Ông Robinson được thả vào ngày 12 tháng 2 năm 1973: Robinson, Curtis và Black đã được hồi hương sau hơn bảy năm bị giam cầm, theo Hiệp định hòa bình Paris. Họ được chào đón như những người hùng, trái ngược với cách đối xử của những cựu chiến binh Việt Nam trước đó. Các cựu chiến Mỹ hay kể là khi họ trở về nước, thường được xem là kẻ giết trẻ em, phụ nữ vô tội.
Hình chụp khi họ quay phim hai nhân vật hội ngộ để chiếu cho người Mỹ xem, là đến lúc bỏ cấm vận, lập bang giao.Chuyện hy hữu là ông Robinson có trở lại Việt Nam vào năm 1995, và gặp lại nữ dân quân Nguyễn thị Kim Lai. Đọc báo Hà Nội cho hay cuộc gặp gỡ đã được dàn dựng cho một đài truyền hình Nhật Bản, Mỹ không dám đứng ra nên mượn anh Nhật Bản làm hộ để cho người Mỹ xem, đến lúc lập lại bang giao. Xin trích lại đây:
“Cựu nữ du kích cho hay, năm 1995, qua bức ảnh, cố đạo diễn Lê Mạnh Thích của Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đến gặp, ngỏ ý muốn bà hợp tác làm bộ phim "Cuộc hội ngộ sau 30 năm", do hãng truyền hình NHK (Nhật Bản) tài trợ. Phim sẽ có phân cảnh bà và Robinson gặp lại nhau. Bà Lai nhận lời.
Vài tháng sau khi bấm máy, sáng một ngày tháng 9.1995, đang bế cháu ngồi chơi bên nhà hàng xóm, bà nghe tiếng gọi: "Bà Lai ơi, về đi, có người nước ngoài tới hỏi thăm". Tất tả đi về, bà thấy người đàn ông cao lớn đứng ở cổng, sau phút định thần, bà thốt lên: "Anh Andrew Robinson".
Sau những cái ôm mừng gặp mặt, cả bà Lai và Robinson chia sẻ, từ giây phút giáp mặt năm 1965, họ đã nghĩ sẽ không bao giờ gặp lại. Trong câu chào hỏi đầu tiên, Robinson cười nói: "Cô cũng không lớn hơn hồi đó bao nhiêu". Bà Lai đáp: "Này, vẫn trẻ khỏe như xưa nhỉ".
Bà Lai tâm sự với Robinson, từ khi "nổi tiếng bất đắc dĩ", cuộc sống ít nhiều thay đổi. Ngày chồng đem lòng thầm thương trộm nhớ bà, sau này khi đã kết hôn, ông thường nói "ngày xưa tán cho hay, không nghĩ bà sẽ đồng ý, bởi bà quá nổi tiếng sợ không thích tôi". Hai người sống hạnh phúc, con cái trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định. Năm 2008, chồng bà Lai mất.
Nguyễn Kim Lai, người xuất hiện trong bức ảnh tuyên truyền nổi tiếng liên quan đến việc bắt giữ phi công William A. “Bill” Robinson trong Chiến tranh Việt Nam. Bà Nguyễn Kim Lai được ghi nhận là một nữ dân quân Bắc Việt, người đã xuất hiện trong bức ảnh chụp ngày 20 tháng 9 năm 1965, tại Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Trong ảnh, bà đang áp giải William A. Robinson, một binh sĩ không quân Mỹ to đùng, bị bắn rơi, với một khẩu súng trường. Bức ảnh này được sử dụng làm công cụ tuyên truyền của Bắc Việt, nói lên sự kiên cường của người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, trước quân đội Mỹ. Khiến ông Tố Hữu đột phá tư duy làm bài thơ:
"O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu!".
Hình ảnh sau đó được in trên tem bưu điện Bắc Việt năm 1967, tuyên bố về việc bắn hạ khoảng 2.000 máy bay Mỹ.
Vào thời điểm chụp bức ảnh (1965), Nguyễn Kim Lai được cho là 17 tuổi. Bà có chiều cao 1,47 mét và nặng 37 kg, tương phản với Robinson, người được mô tả cao hơn 2 mét và nặng 125 kg. Sự tương phản này được nhấn mạnh để làm nổi bật tinh thần chiến đấu của một nữ dân quân nhỏ bé trước một tù binh Mỹ cao lớn.
Bức ảnh chụp Nguyễn Kim Lai áp giải Robinson là một phần của chiến dịch tuyên truyền rộng lớn hơn của Bắc Việt, nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của người dân và thể hiện sức mạnh của lực lượng dân quân trước quân đội Mỹ. Các hình ảnh như vậy thường được sử dụng để minh họa sự đoàn kết và quyết tâm của toàn dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, trong cuộc chiến.
Các áp phích và hình ảnh tuyên truyền của Bắc Việt, bao gồm cả bức ảnh có Nguyễn thị Kim Lai, được thiết kế để tuyên truyền và củng cố ý chí chiến đấu. Những hình ảnh này thường miêu tả phụ nữ trong vai trò chiến sĩ, như được thấy trong các triển lãm nghệ thuật tuyên truyền, nơi phụ nữ được khắc họa là “những chiến binh quả cảm” hoặc “sẵn sàng trên đường chiến đấu”. Có thể bà Dương Thu Hương xem được bức ảnh này nên xung phong vào Nam, đánh Mỹ cứu nước để rồi kêu chính miền nam giải phóng bà ta ra khỏi thiên đường mù. Chán Mớ Đời
Người Mỹ rất hay, chuyện qua rồi, họ sẵn sàng gặp là kẻ cựu thù, như ông McCain, đã trở lại Việt Nam, đến Hà Nội, hồ Trúc Bạch nơi ông ta bị bắt. Họ bắt tay giúp đỡ Đức quốc và Nhật Bản vực dậy, giàu có như ngày nay. Hay ông Robinson gặp lại bà Kim Lai, vui vẻ chụp hình, không diễn biến hoà bình. Hôm nay là kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức quốc Xã nhưng chả thấy người Mỹ diễu binh hay gì cả. Họ sống nhắm tới tương lai hơn là các thành tích cũ của quá khứ. Quá khứ đã sang trang, họ nhắm vào tương lai, giúp thế hệ con cháu sống khá hơn đời họ. Xong om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét