Sáng này thức giấc, mở tin tức đọc rồi lên mạng thì thất kinh. Hai cô em ở Việt Nam tải hình, ăn mừng 50 năm Hoà Bình, to tổ chảng với lá cờ mà thi sĩ Trần Dần từng viết:
“Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.”
Cho thấy lá cờ tổ quốc rất khác nhau, tuỳ môi trường cũng như mỗi người. Đối với em mình sinh sau đẻ muộn sống tại Việt Nam trên 50 năm thì lá cờ đỏ là hình tượng của tổ quốc còn đối với mình là sự hãi hùng suốt 18 năm sinh sống tại Việt Nam nhất là Mậu Thân và những vụ đặt chất nổ tại Đà Lạt xưa. Những đêm phải ra phố ngủ với ông cụ, sợ Việt Cộng về đập cửa đem ra bắn.
Mỗi lần mình leo được một đỉnh núi cao trên thế giới như Kilimanjaro, Machu Picchu, Whitney,… mình hay chụp hình với lá cờ Việt Nam Cộng Hoà gửi cho nhà, khiến em mình ở Việt Nam muốn xỉu, kêu hình nhạy cảm. Có cô em hỏi lý do mình hay chụp hình với cờ Việt Nam Cộng Hoà, nói đó là tinh thần của bố suýt bị Việt Cộng giết ở quê, chạy vô nam rồi sau 75 bị đi tù 15 năm. Đi đâu mình cũng đem theo như có ông cụ đi bên cạnh. Mặt trời như tự do, tự do như con đường soi sáng lối cha đi. Cha ơi đã có con lên đường theo cha. Con đường mới dắt ta về tình người.
Đồng chí gái đẹp như vợ tuiNgày này 50 năm về trước, mình ở Paris. Đi làm chui vì mới qua Tây trễ niên học nên đi làm chui. Sinh viên ngoại quốc không được đi làm, phải có Permis de travail. Mình ở ngoại ô Paris, Pantin nhưng đi làm ở Issy Les Moulineaux, đi xe mất cả tiếng thêm làm tăng ca đến 10, 11 giờ đêm mới về tới nhà là nữa đêm. Sáng phải dậy 6 giờ đi làm, mất cả tiếng đồng hồ mới đến chỗ làm nên chả biết trời trăng gì cả. Chỉ đọc tin tức ké ở sạp báo ở cửa Métro. Đâu có tiền để mua báo.
Hôm đó bà chủ sai đi giao hàng cho khách hàng. Mình làm việc tại một nhà in nên giao giấy tờ in gấp gì đó các công sở. Hôm đó lấy taxi lần đầu tiên ở Paris. Lên xe Mercedes sang không thể tả. Ở Việt Nam chỉ có người giàu mới chạy Mercedes còn đây Tây đầm chạy taxi loại xe này. Đó là phồn vinh giả tạo của bọn thực dân Sài lang. Ông tài xế hỏi người gì, kêu người Việt. Ông ta kêu sáng nay Sàigòn đầu hàng thấy có nhóm người chạy vào tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hoà phá phách. Nghe tới đó mình muốn xỉu luôn. Tối đó, đi làm về, ghé mua tờ báo Le Monde ra buổi chiều về đọc.
Đây là nơi điểm hẹn của cậu họ mình làm cho CIA, chiến dịch Phượng Hoàng, để bốc gia đình cậu đi. Về nhà đón bà mợ đi theo thì khám phá bà mợ là Việt Cộng nằm vùng nên lỡ chuyến hẹn. Ngày này 50 năm về trước, cậu tự tử chết. Cho thấy vợ chồng còn lộn xộn, kiểu mẹ mình khi xưa theo việt minh, bị mật thám Tây bắt còn ông cụ mình thì việt minh tìm cách giết. Chán Mớ ĐờiCó ông thần nào còm cho rằng là có mặt mỗi ngày ở tòa đại sứ, không thấy ai phá phách. Có người là Đảng viên cộng sản pháp lại kêu ông ta là người đầu tiên chạy vào tòa đại sứ ngày hôm ấy. Tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hoà mình có đến trình diện mấy ngày đầu đến Paris. Gặp ông lãnh sự giảng đạo Đức cách mạng khiến mình đã ngu càng ngu hơn. Đại khái là nói mình không nên nghe lời Việt Cộng tuyên truyền chi đó. Sau này mới hiểu là ở Paris, người Việt đa số là Việt kiều yêu nước, hậu thuẫn cho Hà Nội. Dạo đó Việt Nam Cộng Hoà có tòa đại sứ còn Hà Nội thì không, chỉ có văn phòng đại diện của họ tại pháp. Hình như Hà Nội tịch thu hết tài sản của người Pháp tại miền Bắc. Nên De Gaulle chửi thề không có bang giao.
Không ngờ ngày hôm ấy đánh dấu, khởi đầu cuộc đời vô tổ quốc, lưu vong cuộc đời tỵ nạn và mất liên lạc với gia đình suốt 3 năm trời. May mắn là liên lạc được sau này. Chớ nhiều người mất tích luôn. Mình có chị bạn mất tích mấy người anh và ông bố khi di tản. Gia đình chia nhau đi, con trai đi với ông bố, con gái đi với mẹ. Sau này nghe thầy bói kêu là trực thăng chở mấy ông anh và bố bị bắn rớt.
Đồng chí gái có cô bạn học Trưng Vương, kể khi ra phi trường đi Pháp thì chỉ mua được 2 vé máy bay nên bà mẹ đi với ông anh sang Tây, đưa tiền cho bà vú ở lại lo cho hai chị em. Sau 30/4/75 thì bà người làm trốn về quê. Hai chị em sống ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam. Trước khi về Việt Nam thì ở Úc Đại Lợi vì ông bố làm ngoại giao, được đổi sang Pháp nên tiếng Việt hơi ngọng ngọng. May ông bố là dân Tây nên mấy năm sau được chính phủ pháp can thiệp cho đoàn tụ gia đình. Nhưng cũng trải qua mấy năm trời bị Việt Cộng và dân CHÁn Mớ Đời 30 hành.
Sau đó đến 5 giờ sáng đi tập ở Đông Phương Hội về thì lại đi họp toastmaster rồi lại đi xem đồng chí gái trình diễn nhạc ngày 30/4. Rất buồn. Sau đó mình ghé lại thư viện Việt Nam thì như mọi năm, họ để bàn thờ các tướng tuẫn tiết ngày này 50 năm trước sau khi vị tổng thống cuối cùng tuyên bố đầu hàng. Ông này là người cầm đầu khai tử đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà và cũng là người đứng đầu cuối cùng của đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà. Cũng ngày này, 50 năm trước một người cậu họ, con ông chú ruột của mẹ mình tự tử. Nên thắp nén hương cho cậu.
Mình nghĩ chính phủ Việt Nam hay người Việt tại Việt Nam nên thông báo cho Amazon, bỏ cái biển quảng cáo hàng này vì hạ nhục lá cờ của họ. Mình đoán là bên Nhật Bản họ bán mấy cái nàySau đó lại chạy qua tượng đài chiến sĩ trận vong nhưng thấy xe cộ, cảnh sát đầy nên đoán chắc họ tổ chức gì đó nên để mai trở lại khi không có ai cho riêng tư hơn. Mình ghé lại thăm ông cậu, cả mấy tháng nay bận nên không ghé thăm cậu. Thấy cậu than buồn. Than chắc sắp chết, bệnh nhưng không muốn mổ xẻ gì nữa.
Vợ mình từ ngày về hưu, khám phá ra đam mê hát hò, học chơi Tây ban cầm với mấy người bạn. Càng ngày mình càng khám phá ra bà vợ rất giỏi. Cứ 3 tháng lại có buổi trình diễn tài năng lão niên của bạn học và đồng chí gái. Hôm nay chương trình nói về 50 năm xa xứ. Chị dẫn chương trình nói chúng ta họp mặt hôm nay, hát những bài ca không phải để nguyền rủa nhà cầm quyền mà để nhắc nhở chúng ta những giai đoạn lịch sử của đất nước và để nhắc nhở con cháu mình hiểu lý do chúng ta, bỏ nước ra đi tìm tự do. Tự do như con đường soi sáng lối ta đi. Tự do như niềm tin.
Để mở đầu chương trình, có 4 anh vừa hát vừa đàn bản nhạc “Nhớ Mẹ” của tướng Lê Minh Đảo và đại tá Đỗ Trọng Huề, sáng tác trong trại tù ở miền Bắc. Khi xưa, thấy mấy người lính hay xâm trên cánh tay, xa quê hương nhớ mẹ hiền khiến mình như bò đội nón. Cứ nghĩ đi lính là phải nhớ người yêu đến khi sang Tây thì mình công nhận là nhớ mẹ mình nhiều nhất. Sau này có vợ mà đi chơi xa một mình thì lại nhớ mụ vợ càm ràm. Năm ngoái đi Tây chơi một mình bổng nhiên nhớ vợ. Chán Mớ Đời chắc ghiền bị vợ càm ràm
Những chiều buồn trên đất bắc con hướng về nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ miền nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá?
Và đem thê lương che kín núi sông này
Mẹ ơi, mẹ biết không
Còn cháy mãi trong con
Những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con
Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền
Những chiều buồn trên đất bắc con hướng về nam con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sắp đứt
Gió về nghẹn ngào như tím ngắt
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc
Giã từ miền nam tang tóc, con sống trầm luân kiếp sống lưu đày
Hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
Trăng sao tin yêu ai dối trá
Đất trời hiền hòa ai đốt phá
Và đem thê lương che kín núi sông này
Mẹ ơi, mẹ biết không
Còn cháy mãi trong con
Những lời mẹ cầm tay nói
Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con!
Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều
Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
Hồn con lưng lưng con nhớ mắt mẹ hiền
Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều
Cứ mỗi lần mình nghe bản này thì nổi da gà, ai xa quê hương đều nhớ mẹ mình. Lại tưởng tượng ông cụ khi xưa ở tù chắc cũng đồng tâm sự. Em về đi thôi đừng lên thăm người tù K18, nhắn mẹ già anh vẫn nhớ đến Mẹ. Về đi em đừng lên nữa em ơi, còn thương nhau thì xin sống nuôi con. Van em đừng đến nữa em ơi….
Tiếp theo là bản nhạc “Bến Xuân” của Phạm Duy và Văn Cao nói về căn nhà của họ khi ra đi, và trở lại
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân
Từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
Cành đào hoen nắng chan hoà!
Chim ca thương mến, Chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất trầm vương,
Dìu nhau theo dốc mới nơi ven đồi
Còn thấy chim ghen lời âu yếm
Tới đây chân bước cùng ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân.
Sương mênh mông che lấp kín non xanh
Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha lưu luyến tình vừa qua.
Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
Em vắng tôi một chiều
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu
Từng đôi chim trong nắng khẽ ru u ú ù u ú
Lệ mùa rơi lá chan hòa
Chim reo thương nhớ, Chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất về đâu
Người đi theo mưa gió xa muôn trùng
Lần bước phiêu du về bến cũ
Tới đây mây núi đồi chập chùng
Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng
Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân.
Mình tiếc cho thiên tài âm nhạc Việt Nam, ông Văn Cao làm ít bài hát vì bị cấm sáng tác. Cứ tưởng tượng nếu ông Văn Cao vào Nam như ông Phạm Duy thì chắc kho tàng âm nhạc Việt Nam ngày nay có nhiều bài hát hay hơn. Thay vào đó họ ca tụng những vần thơ của Tố Hữu như:
“Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu
Cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”
Sau đó, có anh bạn bác sĩ về hưu sớm, để học đàn chơi nhạc theo đam mê của mình, cùng đồng chí gái và một chị bạn khác trình bày bản nhạc “Anh Không Chết Đâu Em” của Trần Thiện Thanh là một thiên anh hùng ca bi tráng về cuộc tuẫn tiết của Trung Úy Nhảy Dù Nguyễn Văn Đương, pháo đội trưởng Pháo Đội B3, trên đồi 31 ở Hạ Lào. Mình nhớ dạo ấy có chiến dịch Lam Sơn, trễ gần 2 năm sau khi lính Việt Nam Cộng Hoà đánh vào Cao Miên, tướng Đỗ Cao Trí muốn đánh truy sát Việt Cộng nhưng Mỹ không cho và ông ta bị nổ máy bay. Dạo ấy Việt Cộng tổn thất rất nhiều trong cuộc tổng công kích Mậu Thân 2, 3 lần nên rút về biên giới Cao Miên thì có vụ cáp duồn nên Việt Nam Cộng Hoà vượt biên giới để cứu người Việt bên đó.
Sau đó là màn song ca vợ chồng “anh vẫn mơ một ngày về” của Nguyệt Ánh. Hình như mình nghe bài này lần đầu khi viếng hai vợ chồng anh bạn gốc Quảng Nam ở Ý Đại Lợi. Vợ anh ta hát bài này rất hay. “Quê chúng ta không còn cộng thù. Ca bài quê hương thanh bình…”
Sau đó là Đêm nhớ về Sàigòn của Trầm Tử Thiêng, ông ta là một trong những người sáng lập ra thư viện Việt Nam tại Bolsa nên vẫn còn di ảnh của ông tại đây.
Đêm Nhớ Về Sài Gòn
Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi
Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi
Đường im nghe quá khứ trong sầu
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau
Tình lẻ loi canh thâu
Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông
Gợi bao nhiêu cho cùng
Yêu me một khối tình quê
Yêu em từng bước tình si
Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về
Ta như cậu bé mồ côi
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi
Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn
Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương
Cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu
Phải công nhận nghe bài hát này rầu. Do đó mình ít khi nghe nhạc Việt Nam vì quá buồn. Nghe xong chả biết làm gì. Có lẻ vì vậy mấy người bạn mình thích uống rượu để hát nhạc việt.
Thi sĩ Huyền Chi, Hồ Thị Ngọc BútSau đó đến bản nhạc “Thuyền viễn xứ” của Phạm Duy phổ nhạc thơ của Huyền Chi. Nhà thơ Huyền Chi tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, còn có bút danh Khánh Ngọc, sinh năm 1934 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam, khoảng những năm 1948-1949, bà sống cùng chị gái tại Đà Lạt đến năm 1950 về Sài Gòn, vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Thời gian ở Sài Gòn, Huyền Chi sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký toà soạn chuyên trách mục thơ cho tạp chí Phụ nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Năm 1952, bà xuất bản tập thơ Cởi mở trong đó có bài Thuyền viễn xứ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành một nhạc phẩm nổi tiếng. Nhà thơ Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồng ra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Lúc này, bà mở một hiệu… bà này được xem là một trong những nữ thi sĩ đầu tiên của Việt Nam.
Sau đó là bản nhạc của nhạc sĩ Nam Lộc “XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI” (Return Life A Smile)
Tôi bước đi, khi Saigon trong cơn hấp hối,
Như một người tình phụ thở hơi cuối cùng.
Tôi bước đi, Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời,
Khu thương xá cửa khép cuộc đời,
Những con tầu ngơ ngác ra khơi.
.
Tôi bước đi, qua đường rừng chông gai tăm tối,
Như cuộc đời ở lại từ khi mất người.
Tôi bước đi, như con rết lê lết cuộc đời,
Như thân bướm đôi cánh rã rời,
Lấy u sầu che dấu tả tơi.
.
Tự do ơi tự do! Tôi trả bằng nước mắt.
Tự do hỡi tự do! Anh trao bằng máu xương.
Tự do ơi tự do! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ tự do, ta mang đời lưu vong.
.
Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió,
Như một người tìm đường về nơi đáy mồ.
Tôi bước đi, vì không muốn làm kẻ tội đồ.
Vì tôi muốn lại kiếp con người,
Muốn cuộc đời còn có những nụ cười.
Có một thân hữu hát “biết bao giờ trở lại” Ngô Thụy Miên
Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Sàigòn ơi, sao em còn mãi trong tim tôi
Ôi những con đường ngày nào còn nghe lá rơi
Nụ cười còn tươi nét môi
Hay áo mầu phai úa rồi
Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Hỏi lòng nhau cơn mưa nào xóa đi thương đau
Bao tháng năm dài miệt mài đời như khói sương
Nghìn trùng giòng sông vấn vương
Để nhớ thương lệ mắt buồn
Tôi vẫn mơ thành phố cũ lối xưa đi về
Dù hồn nghe tái tê, tìm đâu thấy những cơn mộng mê
Một ngày nào đó như cánh chim bạt gió
Có nghe mùa thu qua xót xa tình phôi pha
Tôi vẫn tin, tôi vẫn tin mãi sẽ có ngày trở lại
Để cùng em rong chơi tìm những cánh sao rơi
Cho tiếng hát buồn ngày nào nhịp vang phố vui
Nụ cười về trên nét môi
Hạnh phúc tôi, một góc trời
Cuối cùng thì đồng ca bài “Bên em đang có ta” của Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, hát cho các trẻ em vượt biển không được đệ tam quốc gia nhận nhập cư. Nghe nói nhờ bài hát này mà các em được Hoa Kỳ nhận vào Hoa Kỳ.
Sau đó mình đi viếng thư viện Việt Nam và đài chiến sĩ trận vọng ở thành phố Westminster, rồi bò về nhà. Thấy buồn. Mới đó mà đã 50 năm của một đời người. Chả là gì trong lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam. Hy vọng 50 năm sau, người Việt ở Việt Nam sẽ sống hạnh phúc, không ai phải xuất khẩu lao động làm cu li cho tư bản Sài lang. Chán Mớ Đời
50 năm trước, người Việt xếp hàng trước cổng tòa đại sứ Hoa Kỳ để tìm đường rời khỏi Việt Nam. Tránh biển máu, ai còn lại thì bị trả thù lâu hơn trong các trại cải tạo, có người lên đến 20 năm hay bỏ xác trên rừng hoang.50 năm sau người Việt vẫn xếp hàng trước tòa đại sứ Hoa Kỳ để rời khỏi Thiên đường Mù Hay cầm cố nhà cửa để đi lao động quốc tế để bọn tư bản ở đế quốc Sài lang bốc lột. Hình ảnh này mình có thấy 1 lần tại phi trường Tân sân Nhất. Nghe nói ngày nào cũng có. Hà Nội đặt chỉ tiêu thêm mỗi năm 500,000 xuất khẩu lao động, mỗi người gửi về 500 đô một tháng là giàu to. Khỏi cần phát triển đất nước. Chắc là trong bí kíp Không làm mà vẫn có ăn. Trong khi Tân gia Ba lợi tức hàng năm của người dân trung bình là $83,000, hơn cả người Mỹ còn Việt Nam Chán Mớ ĐờiSơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Làm tôi buồn đứt ruột
Trả lờiXóaNên đi học lại cách viết ra tiếng Việt cho đúng câu văn, đúng chính tả, sắp xếp lại ý nghĩa cho rõ ràng. Văn viết rất khác xa với văn nói, không phải muốn viết ra như thế nào cũng được. Sống ở đời, nếu thấy có gì sai sót là nên chỉnh sửa lại ngay, nếu không muốn người khác coi thường!!
Trả lờiXóaTheo tôi nghĩ, lối hành văn này là đặc trưng của tác giả và tôi rất thưởng thức. Ông ấy không đến nỗi không biết viết tiếng Việt cho ra hồn đâu, ngược lại là khác.
XóaTôi thích hầu hết những bài viết của tác giả , tuy ở bên Tây nhưng vẫn nhớ nhiều chuyện ở quê hương . Chúc luôn khỏe để viết nhiều .
Trả lờiXóaBài viết rất hay và cảm động! Mới đó mà đã 50 năm rồi từ ngày VNCH không còn nữa và hàng triệu người Việt ra đi tìm tự do. Cảm ơn tác giả và chúc anh, người đồng hương Dalat, luôn luôn khỏe mạnh để tiếp tục chia xẻ những kỷ niệm ngày xưa còn ở quê hương và thành phố sương mù!
Trả lờiXóa