Đi Âu châu kỳ này, nhất là Ý Đại Lợi, mình được nếm lại những món ăn khi xưa khi đi học và làm việc ở đây. Phải nói là thức ăn rất tươi, được trồng trong làng, không sợ bị chất bảo quản này nọ. Còn các thành phố lớn thì không biết, vì chỉ đến các thành phố nhỏ và thân hữu mời ăn tại nhà với những đặc sản do chính tay họ làm hay mua từ các nông trại trong vùng. Hôm đi ra chợ trời, đến chỗ nông dân bán thịt và salami, thấy thiên hạ xếp hàng đông như quân Ý Đại Lợi.
Hôm đầu tiên thì cô em nấu đồ ăn pháp cho ăn. Được ăn lại các loại fromage của pháp. Ngon cực. Hôm sau thì đi ngoài Paris về thì ghé tiệm Ma-rốc ăn tajine với merguez. Kể cũng vui, về Paris mình chỉ thèm ăn lại harissa và merguez. Nhớ khi xưa, người ả rập hay nướng merguez trên lề đường rồi kẹp vào baguette trét chút harissa. Vừa đi vừa ăn vừa hít hà cay cay nhất là vào mùa đông. Giờ không thấy bán trên đường nữa. Sau đó có ăn tại tiệm ăn nổi tiếng Train Bleu, rất Tây và rất ngon nhưng cũng rất đắt. Ăn lại foie gras mà mình nhớ lần đầu tiên được ăn tại một tiệm ăn bên cạnh dòng sông Loire khi mình đi viếng các lâu đài danh tiếng ở vùng này.
Ngày đầu tiên ở Ý Đại Lợi tại nhà anh bạn, cho ăn mấy món salami làm tại làng. Anh ta ở thị trấn nhỏ ai cũng biết nhau cả. Mấy anh bạn kể là mua rượu làm trong vùng giá $1.5/ lít. Nếu họ bỏ chai thì đâu $20. Vùng này nổi tiếng trồng nho làm rượu. Hôm sau đi viếng thành phố Montagnana nổi tiếng với món prosciutto crudo nên khi vào tiệm là ăn món này. Ngon hơn của vùng Parma. Mấy người bạn gọi thêm cho mình đĩa thịt loại roasted beef nhưng họ thái mỏng ăn với parmigiana và dầu olive. Tối ăn ở nhà anh bạn lấy vợ ý thì cho ăn thịt và saucisse nướng mua trong làng. Trước tiên mỗi người một tô kiểu ăn phở toàn là rau, bỏ dầu olive vào ăn. Ngon kể gì nên sau đó mình mua 4 lít đem về Mỹ. Một chai 1.5 lít nguyên chất giá $13, 14 euro, phải trả thêm cước phí cho máy bay $80 nhưng vẫn lời chán vì bên Mỹ , giá một 0.75 lít dầu nhập cảng từ Tây Ban Nha, chất lượng kém hơn ở Ý Đại Lợi họ bán $33, xem như 1.5 lít là giá $100, 4 chai như vậy là $400. Còn loại dầu trồng tại Cali thì đắt hơn. Ăn hết mình sẽ nhờ anh bạn liên lạc với người quen ở Sicilia sản xuất rồi gửi thẳng cho mình trả tiền. Nghe nói dầu olive được khắp thế giới ưa chuộng nên bắt đầu có thứ giả, trộn tùm lum. Mình có xem phim tài liệu về vụ này khi Mafia dính vào buôn bán. Phải nói từ ngày sang Mỹ đến giờ mới ăn lại bữa cơm ý ngon như vậy. Vấn đề là dân ở đây ăn trễ, 8:00 tối mới vào ngồi bàn trong khi ở Hoa Kỳ mình chuẩn bị lên giường.
Đi ngang mấy tiệm ở Venice họ trưng bày bánh và kem thấy phát thèm.
Hôm sau đi Slovenia, thấy toàn tiệm bán hamburger và pizza nên không ai muốn đụng đến. Cuối cùng ăn ở tiệm bán đồ ăn của Sarajevo, mình gọi cái súp ăn với bánh mì. Loại goulash mà dân hung gia lợi hay ăn trong khi mấy người kêu loại thịt bằm nướng như saucisse nhỏ bỏ vào nữa cái bánh mì của người hồi giáo thường thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Rất ngon nhưng hơi nhiều nên mấy chị vợ đưa cho mình ăn cho biết mùi. Tối đó thì ớn thịt nên mọi người vào tiệm Ấn Độ ăn tàu hủ cà ri cay.
Thịt nướng của vùng Sarajevo ăn với bánh mì như kebabGoulash của dân miền này
Hôm sau trên đường về trieste thì ghé ăn cơm ý với pasta sugo và thịt gà làm kiểu Milanese.
Hôm sau viếng Venice thì ăn gelato rồi về nhà ăn cơm mấy món ý nhất là món bánh mì pane integrale (pain complet) do anh bạn làm. Bột mì trấu mà bên Mỹ gọi whole wheat. Loại bánh mì ăn từ lâu đời, xây hạt lúa cả vỏ trấu đến khi họ tìm ra cách lột vỏ hạt lúa. Thì bột mì mới trắng. Bột mì trấu có nhiều chất dinh dưỡng hơn và giảm độ đột biến tăng đường. Mình thấy khác với bánh mì tại Hoa Kỳ là bánh mì loại này rất cứng trong khi tại Hoa Kỳ thì mềm xèo. Có lẻ bánh mì ngon nhất là ở tiệm ăn Train Bleu. Mình xơi 5 ổ bánh mì này. Mình đã kể ăn tại nhà hàng danh tiếng Train Bleu rồi.
Mình mê bánh mì này, làm 5 ổ khiến ông bồi người Pháp sợ luôn
Couscous món thuần tuý cua người Ma-rốc
Hôm qua, cô em đi mua croissant và pain au chocolate ở tiệm nghe nói nổi tiếng vùng yvelines mình ăn no luôn tới chiều. Tối cô em cho ăn choucroute, đặc sản miền Alsace mà bên Mỹ ít khi thấy tiệm ăn Đức. Có ăn vài lần nhưng dỡ lắm. Choucroute rất tốt cho đường ruột. Costco có bán nhưng dỡ.
Hôm đến nhà tên bạn được cho ăn thịt vịt lại nhất là thấy cái máy mà Tây gọi là girolle để bào fromage. Thường họ dùng loại fromage tête de moine (đầu ông cố đạo). Máy này mình mua tặng bố mẹ hắn nay hắn thừa hưởng. Chiều gặp mấy bạn học cũ ở Yersin Đà Lạt khi xưa thì ăn vịt quay và heo quay chắc mua ở khu 13. Tội lắm! Chủ nhà gọi cô em mình hỏi mình thích uống rượu gì để anh ta chuẩn bị, nghe nói mình uống nước nên đỡ phần này cho chủ nhà. Có tên bạn khi xưa Đà Lạt, kêu hội ngộ gì mà không thấy rượu bia trong hình. Mình nói Tây nó khác, rượu sau khi khui thì họ đỗ vào một cái bình bằng pha lê, có cái vòi dài thòn lòn để giữ rượu nếu không sẽ bị oxy hoá nhanh. Nói chung thì các thân hữu đón tiếp mình rất chu đáo.
Hai bữa cơm khá đặc thù ở paris là ở nhà ga Lyon và couscous. Nhưng có lẻ bánh mì và croissants là ngon tuyệt vời. Nhất là ăn với foie gras. Thằng cháu mình thích nấu các món lạ cua pháp nên nghe cậu Sơn thèm ăn lại foie gras nên nó làm. Ăn ngon cực.
Sáng nay, cô em đi mua croissants và pain au chocolat cho mình ăn rồi thêm một ổ pain complet đem về Mỹ ăn cho đỡ nhớ. Có lẻ sau này chán đi du lịch các nước, mình rủ đồng chí gái về Âu châu, tà tà mỗi nơi để ăn thực phẩm ngon và chất lượng.
Vấn đề là Âu châu đang Mỹ hóa từ từ về thực phẩm vì thấy các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Hoa Kỳ mọc khắp nơi. Khi xưa mình nhớ chỉ có một hay hai tiệm ăn MacDonalds ở Paris, nay thì quá nhiều. Hình ảnh ông Tây đội béret với ổ baguette dần dần sẽ mất đi trong ký ức của loài người. Sang Ý Đại Lợi hay Slovenia tương tự cứ thấy hàng quán hamburger và pizza. Xong om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét