Xưa thật là xưa, tại đế chế A-Còng, có một quan nhớn ở một xứ sương mù kia sinh ra được một cô con gái đẹp như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Đến tuổi trăng tròn thì biết bao con ông cháu cha, đeo đuổi. Hết nhắn tin Zalo thì đến FaceTime khiến nàng không có thời gian nào để học. Cuối năm, mắc bệnh thành tích, bố mẹ phải chạy bằng phổ thông để Tiên Dung thi vào đại học. Thay vì đậu bình thường như mọi cán bộ học tại chức, Tiên Dung có cái tính muốn các Fan vừa biết mình vừa đẹp vừa đậu cao hơn thiên hạ nên bố mẹ phải bỏ ra một số tiền lớn, bồi dưỡng các giám khảo tại chức để được chấm đậu thủ khoa. Báo chí trong vùng đến phỏng vấn, xin tiền cò, để viết bào bơm Tiên Dung tận mây xanh, nào là học sinh tiên tiến, nữ anh hùng Ma-ri-cu-ri của Việt Nam thời đại A-CÒng, xin ý kiến chỉ giáo để giúp các học sinh nghèo, học tập theo tư tưởng của Bác Tiên Dung.
Được báo chí xưng tụng là Bác nên Tiên Dung tưởng mình là mẹ già của dân tộc nên cương lên nói nhờ học qua Zalo, từ bé 2 tuổi đã đọc các sách về tư tưởng đạo đức cách mạng, năm lên 3 đã đọc hết toàn tập đồng chí Lê-Nin, lên 4 thì đọc Tư Bản của Bác MacDonald, và toàn tập Hegel, lên 5 thì toàn bách khoa tự điển. Tiên Dung cương lên nói sẽ xuống bến Bạch Đằng, lên tàu đi tây để tìm đường cứu nước theo gương của BÁc. Trong làng, ai nấy cũng ngưỡng mộ Tiên Dung, đem hình ảnh, cho con cháu xem và kết nói bạn, fan ở Zalo, khiến tài khoản của Tiên Dung bổng có triệu Like.
Trâu cột ghét trâu ăn, các bậc phụ huynh khác giàu có trong vùng, bức xúc, trả tiền nhiều mà con không được phép đậu thủ khoa, chỉ hạng bình thường nên kiện nhau mới lòi ra các lò luyện thi Tú tài khắp nước mở rộng hồ bao, giúp bồi dưỡng các cán bộ giáo dục, kiếm tiền lại vì các vị giáo sư của trường cũng mua bằng trước đây. Thằng chạy chức bán bằng cho thằng chạy bằng rồi chu kỳ cứ tiếp tục như vậy sẽ giúp Việt Nam có đến 100 triệu tiến sĩ trong 20 năm tới. Chúng ta sẽ có thần đồng, mới sinh ra đã đậu tiến sĩ trong vòng 3 năm.
Bố mẹ Tiên Dung, đi khoe khắp làng, đãi cả họ ăn mừng con gái đậu thủ khoa kỳ thi phổ thông, bạo mồm kêu sẽ tiếp tục đậu thủ khoa khi ra trường. Trong lòng chỉ muốn gã phức con gái cho khoẻ vì người xưa thường nói; có con gái trong nhà như có quả bom nổ chậm, không biết lúc nào nổ. Bọn con trai trong làng thì lại thích cưa bom. Họ nuôi con gái , tốn biết bao nhiêu tiền nên lựa xem nhà cùng giai cấp quan nhớn, có con đậu thủ khoa như Tiên Dung, lý lịch 3 đời trích dọc, trích ngang, mới dám kết nghĩa sui gia.
Có tên hầu mách, cho cô con gái đi thi hoa hậu thì có khả năng lọt vào mắt xanh của đại gia hay cán bộ lớn. Ông ta hỏi các cò thi hoa hậu. Họ đòi 4 tỷ mới chấm đậu nhưng trước đó phải qua một lớp tuner-up, tân trang ở lò thẩm mỹ có cò ăn chia với ban giám khảo. Thế là Tiên Dung phải bay sang HÀn quốc 1 tháng trời để dao kéo Kim CHi mổ xẻ, tân trang toàn diện như tài tử phim PHiên KHúc Mùa Đông.
Họ kêu nên học đàn hát vì cái này dễ ăn khách, làm xiêu lòng bạn giám khảo và nhân dân. Nhưng cũng phải chạy tiền mới được chấm đậu, nâng đỡ nhưng có nhiều con gái của các vị quan lớn đóng tiền nên về hạng năm, không được cử đi dự thi hoa hậu hoàn vũ về mua bằng. Chỉ được thi hoa hậu trong vùng. Còn hoa hậu thế giới thì phải đóng trên 10 tỷ mới được tuyển đi thi.
Qua phần thi tài lẻ của thí sinh thì Tiên Dung ghi danh vừa hát vừa đàn T’-rưng. Lúc đầu thầy dạy hát bản nhạc Ít lao o le-vờ (it’s now or never) nhưng vì giám khảo Việt Nam ăn tiền cò nên phải chấm đậu và cử 2 cô đi thi. Cô hoa hậu kia ra trình diễn trước nên hát bài hát hữu nghị với đế quốc mỹ It’s now or never khiến Tiên Dung quýnh lên khi đến phiên mình trình diễn. Cô nhớ hồi bé đi sơ tán, các anh chị trên rừng dạy bài “cô gái vót chông” nên hát với giọng thanh niên xung phong lên đường giết quân thù.
Như bao cô gái ở Tây Ninh, cô gái Tây Ninh ngồi bán bánh inh, bán bánh inh chỉ có một mình. Như bao cô gái ở Tây Ninh ngồi bán bánh inh. Còn đường còn bột còn inh, hết đường hết bột hết inh, cô gái Tây Ninh ngồi đâu inh đó, nay mai kia dập trái rồi, cô vẫn bán bánh inh, vẫn bán bánh inh.
Đến đây thì Tiên Dung láy một tràng dây đàn rồi bắt chước chim Hoạ Mi líu lo, ăn bánh inh khiến giám khảo chới với.
Như bao cô gái ở Playku, cô gái PLayku thì rất thích ku, cô thích ku từ sáng tới chiều, như bao cô gái ở Playku vì rất thích ku. Còn dầu còn nhớt con ku, hết dầu hết nhớt hết ku...............Tiếng chày khuya
Cắc cum cụp cum
Cum cụp cum, cum cụp cum
Cắc cum cum cụp cum.
Nghe thằng chồng lười, tru tréo Tiên Dung: Nếu mộng giàu sang thì em đã chẳng theo chàng. Ngoài đất nước ta, còn có núi sông nào khác?
Ngoài thế giới ta đang sống, còn có thế giới nào nữa không? Chúng ta cứ như ếch ngồi đáy giếng. Chàng hãy nghe em, thử một chuyến đi xa. Đem thế giới về Việt Nam.
Chửi Đổng Tử, bổng nhiên đột phá tư duy thốt lên: “Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?". Khiến Tiên dung Cô nương, mặt xanh như đít nhái, không hiểu thằng chồng vô khố này ăn phải bùa gì ở quán bia ôm mà thốt lên những câu cực kỳ phản động, không đúng lập trường cách mạng bị hủ hoá như bao thằng nghèo cùng đinh rồi được chút sung sướng.
Tiên Dung Cô nương nghiêm nghị, chỉ mặt thằng vô khố nói: “Tiền không phải là tất cả... nhưng... không có tiền thì vất vả không khố mà mặc”.
Nghe thế, Chửi Đổng Tử đành phải vâng lời, đi Hà Giang kêu kiểm lâm chặt hết cây cối để xuất khẩu qua xứ lạ, biến rừng thành bình địa, gây nạn lũ lụt khắp nơi. Người dân than oán, sai cóc nhái kêu thấu trời. Trời sai mấy con cóc nhảy ra ruộng kêu ọc ọc. Chửi Đổng Tử và Chửi Tiên Sư lên mạng, vào Ebay mua con tàu cũ, đặt tên ChuiShin để chở cây rừng, sừng tê giác,..chở đến xứ tàu lạ.
Xong lấy điện thoại chụp bú xua la mua để lai-chim với vợ, đem thế giới về Việt Nam nhưng hòn đảo nằm ngoài vùng phủ sóng nên chỉ biết chụp hình, đợi khi nào lên tàu lại sẽ phát hình. Bổng Chửi Đổng Tử thấy bóng dáng một cô gái bận bikini, từ dưới biển đi lên. Vừa đi vừa hát như Ursula Andress trong phim James Bond. Không cần biết anh là ai, không cần biết anh từ đâu,…
Mặc dầu vợ đã dặn trước khi lên đường, không được léng phéng với gái nước ngoài vì sợ SIDA nhưng anh chàng tò mò đi theo ngư nữ. Đi một hồi thì đến một cái am nhỏ ở đầu ghềnh, hương khói toả ra như miếu vợ chàng Trương thì cô gái biến mất. Từ trong khe núi có một ông cụ già râu tóc bạc phơ như ông Tây bán thịt gà chiên, bước ra. Ông ta cầm cây ba-toong, vừa đi vừa tu chai coca cola rồi hát rằng theo điệu Bolero:
Đào vừa ra hoa, người ta mới kêu là hoa đào. Đào vừa ra bông, người ta mới kêu là bông đào.
Đào cháy ra, cháy ra tro mới kêu là tro đào. Mấy em ngồi bên, người ta cũng kêu là đào.
Chửi Đổng Tử nghe đến bài hát thì lật đật chạy theo ông lão, vái lạy: Con trộm nghe câu hát, biết mình có phúc 10 đời, hôm nay được gặp bậc tiên nhân, bậc tiên đào. Con xin rũ lòng cho theo thầy học đạo Tiền để làm gì?
Ông cụ có râu như Tây bán thịt gà chiên phờ lai chít cân nói: Ta chờ ngươi từ 100 năm qua. Nói đoạn quay người đi trước, bước chân thoăn thoắt như Vương Vũ, bị Trịnh Phối Phối chém cụt tay, lết tha lếch thếch trong phim Độc Thủ Đại Hiệp. Chửi Đổng Tử theo sau, thấy mình đạp lên đá mà nhẹ như đi trên mây, như TRịnh pHối Phối phi thân ngày xưa. Một chốc tới am cỏ, nhìn xuống xa vời không thấy bãi đá, cây rừng đâu cả. Chỉ thấy mây đen bao phủ bầu trời. Ông cụ giữ Chửi Đồng Tử ba ngày, truyền dạy pháp thuật Bia Ôm Xập-Xám. Ông lôi ra một USB, cắm vào mồm Chửi Đổng Tử, để tải phần mềm về đầu của Chửi Đổng để khỏi tốn thì giờ học. Chương trình học trùng tu tại chức cơ bản. Không cần học vì đã có quy trình rồi.
Vấn đề là phần cứng của Chửi Đổng Tử chạy rất chậm như hệ 286, không thể đáp ứng với CPU mới. Thay vì 3 giây thì cần đến 3 ngày mới tải xong phần mềm vào bộ nhớ của Chửi thị. Trời trên núi, về đêm lạnh, gió thổi ù ù khiến Chửi Đổng tử lo lắng vì hồi chiều đi ở dưới biển thì trời nắng. Như hiểu được tâm ý của Chửi Thị, ông lão cười rồi đưa cục gạch, bảo bỏ vào bếp lửa. Chiều tối thì lấy cục gạch nướng ra, lấy cỏ mây, cuốn lại rồi bỏ vào chăn, để ngủ, sưởi ấm cả đêm. Rất là sinh thái, hữu cơ, không phá hoại môi trường. Hắn thấy ý dùng gạch sưởi ấm mùa đông cực hay, nguyện khi trở lại quê, sẽ kêu dân trong làng đốt gạch sưởi ấm mùa đông. Khỏi tốn điện, khỏi phải xây đập thủy điện khiến dân tình bị lụt lội hàng năm khi nhóm lợi ích xã nước.
Trước khi chia tay, cụ cho Chửi Đổng Tử một cái ba-toong như tây thực dân khi xưa đi kinh lý và một cái SIM điện thoại, dặn: Phép biến hóa ở cả trong hai thứ này. Gậy này là của Hoàng Dung, đệ nhất Cái Bang, này ta truyền lại cho ngươi để khi nào chụp hình tạo dáng thì lấy điện thoại kẹp vào gậy này rồi cứ bấm nút để chụp hình tự động. Để tải lên mạng câu Like. Còn cái Sim điện thoại thì để gắn vào điện thoại có đủ loại App để sử dụng ở làng. Đặc biệt nó có thể vượt tường lửa.
Chửi Đồng Tử xuống núi, ngoảnh lại đã không thấy am miếu vợ chàng Trương đâu. Mò mò cũng không thấy bóng dáng cô gái bikini đâu cả. Làn sương mù che phủ cảnh tiên giới. Chửi Đổng Tử đi khắp bờ biển, không thấy tàu vinashin đâu hết, trong lòng sợ hải, muốn khóc. Cứ tự trách thầm, cũng vì cái bệnh mê gái, không nghe lời vợ mà ra nông nổi. Trước khi đi Tiên Dung đã dặn, cẩn thận vì bọn gái xứ nước ngoài kinh lắm. Chúng biến thiên hình vạn dạng như bạch xà thanh xà. Bò bùa cho mà chết.
Nhìn phía xa chàng thấy trên mặt biển thấp thoáng một chiếc tàu, vội gom cây khô để đốt lửa trại cho họ thấy, dơ tay vẫy gọi, tay mở điện thoại mới của ông tiên cho, hệ thống 5 Gờ nên gọi được khẩn cấp, cầu cứu. Thuyền ghé vào bờ, không ngờ gặp đúng những tên kiểm lâm, chặt cây đốn rừng Hà Giang đã cùng Chửi Đổng Tử đi buôn. Chúng mừng rỡ kể lại hôm ấy Chửi Đổng Tử lên đảo rồi lạc trong khe núi. Mọi người chia nhau tìm kiếm hồi lâu không thấy đành phải nhổ neo đi tiếp. Ai cũng nghĩ Đổng Tử đi theo ngư nữ về quán bia ôm thuỷ cung của thần Thuỷ Tinh.
Sau khi bán hết ngà voi, cây cối và thuyền vinashin cho sắt vụn. Mọi người mua thuyền của xứ lạ, tốt hơn Vinashin, quay mũi dong buồm về đến đây, tính ghé lại, thắp 3 nén hương cho Chửi Đổng Tử siêu thoát về miền cực lạc với quán bia ôm, không ngờ lại gặp họ Chửi đây. Một người nói: Vừa đúng ba tháng... Chửi Đổng Tử như bò đội nón, chợt nhớ lại: Chàng ở trên núi chỉ có ba ngày. Thì ra một ngày trên cõi tiên bằng một tháng dưới hạ giới như hai ông Lưu Nguyễn đã từng kể.
Tiên Dung, tưởng tên Chửi Đổng đã đi theo cô gái bia ôm, nay thấy chồng đắc đạo trở về thì mừng lắm. Không vợ đố mày đắc đạo. Nàng xin Chửi Đổng Tử truyền dạy phép thuật, cả hai vợ chồng cùng tu luyện, Ngọc Nữ Chân Kinh. Ăn chay, không giã gạo trên sóc bom bon 1 tháng rồi đi hành đạo, cứu nhân độ thế trên you-tu-be. Mỗi ngày lái-chim, khắp nơi đồn xa tiếng lành khiến sự nghiệp cứu nhân độ thế của hai vợ chồng càng ngày càng phát triển cực tốt, tiền vào như nước.
Tiên Dung nói: Ta đã hằng sản hằng tâm cứu người nghèo, giúp kẻ khó, làm cho nhiều người không có nhà ở, cơm ăn, áo mặc để cúng cho ta. Nhưng cái sự đau ốm, tử biệt sinh ly thì vẫn chưa làm cho trăm họ vợi đau khổ phần nào.
Đúng lúc năm ấy, bia Corona và cô-vi 19 xâm nhập làng xóm khiến người dân chết rất nhiều. Có nhà chết không còn một ai. Có làng đầu xóm, cuối xóm ngày đêm vang tiếng người khóc thảm thiết. Sư sải, thầy pháp đều sợ, không dám đến làm ma chay dù trả tiền gấp 10 lần. Đêm đêm nghe tiếng CÔ Vì rên xiết. Người chưa kịp chôn người chết đã bị "CôVi19" bắt đi, lăn ra tắt thở. Đi trong xóm thôn, mùi đống rấm cháy ẩm ướt do nhân dân đốt trừ tà ma bốc lên mà thấy rợn người.
Cuối cùng phải cách giãn xã hội, công an rào kẽm gai khắp nơi nhất là các xóm lao động. Ra chỉ thị f1, f2, f bú xua la mua,… có người gọi điện thoại kêu nhà có người bệnh nhân. Công an rất tuân theo nghiêm lệnh, không bồi dưỡng thì không được cấp giấy đi đường. Cho rằng bánh mì không phải là thực phẩm, quay Zalo giải thích rõ ràng, bỏ lên mạng để giáo dục cộng đồng mạng.
Trước tai họa của nhân dân, Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ra tay cứu vớt. Thay vò ở nhà lai-chim, chửi rủa thiên hạ, hai vợ chồng cầm ba-toong xuống đường cứu nhân độ thế. Hai vợ chồng may đồ bảo hộ, để khẩu trang, diện trang, chim la đa trang,…rồi xách ba-toong và cái điện thoại lên đường.
Người chết nằm đó, chỉ cần Chửi Đổng Tử cầm ba-toong thần phai-dơ và cái điện thoại Moderna đâm một mũi vào người thì người đó mở mắt hồi sinh. Trong khi đó, Tiên Dung lai-chiêm cho fan cuồng, fan cứng cua mình xem. Nghe tin làng bơ của tên Sơn Đen, chim sóc chết nhiều lắm. Chửi Đổng Tử chim-lai về hướng đó rồi cùng Tiên Dung ngồi lên cái ba-toong, bay vun vút qua sông, qua Thái Bình Dương, đến vùng Ka-Ni. Khi hai người tới nơi thì hầu như cả làng không còn bóng người, xác chết nằm phơi như bánh tráng, khắp trong nhà ngoài ngõ như năm Ất Dậu.
Những người đang hấp hối cũng chỉ biết nằm thoi thóp thở. Chửi Đổng Tử phải đến gần cầm ba-tooong đập mấy cái liền vào từng xác chết, gọi: wake úp wake úp and Make Love with me! Những xác người từ từ mở mắt lờ đờ rồi ngồi nhỏm dậy. Tiên Dung thì lấy xe cần cẩu, cẩu cái ly hương đi.
Khi biết mình vừa được sống lại họ quỳ lạy tạ ơn rối rít. Đưa bì thơ cúng đường bồi dưỡng. Chửi Đổng Tử cười, hỏi: Khỏe chưa? Đáp: Thưa, khỏe như vừa bồi dưỡng Viagra ạ. Chửi Đổng Tử: Khỏe thì ra sân nhảy Cha Cha Cha cho ta xem ! Cha cha con gái lấy chồng chà và. Buông tui ra vì tôi có chồng rồi mà. Chửi Đổng Tử kêu tui không buông vì tối cũng có vợ rồi mà. Xê ra xa,..
Người nghe, tất thảy reo hò ầm ĩ kéo nhau ra sân, ra bãi ôm nhau, nhảy tuýt, Bolero theo tiếng trống thúc dồn dập của người cầm chịch. Mọi người dành nhau micro để hát karaoke. Lại chửi nhau như trước Đại Dịch. Các cán bộ y tế chạy lại, kêu test lại để kiếm chút tiền bồi dưỡng. Thử nghiệm cho thấy âm tính, hết bệnh như cô-vi đã bị cái gậy đánh đuổi biến mất.
Truyền hình cho hay là tàu Cát Linh chạy được rồi. Tiên Dung lai-chiêm giải thích là bọn tàu lạ, chúng yểm cái Lư đồng ở thủ đô nên dân tình chết, tàu Cát Linh không chạy được. Này chỉ cần cẩu cái Lư hương được yểm trấn là xong. Mọi người hoan hô hoan hô cặp vợ chồng vô khố nay hữu khố.
Bổng họ ngoảnh nhìn thì cứu tinh của họ, ông bà Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đã đi từ lúc nào, ngoài vùng phủ sóng, không một lần từ giả. Hai người tiếp tục đi đến những thôn khác, đáp ứng lời nguyện cầu của dân làng khác đang có dịch bệnh hoành hành. Trời đã gửi hai vị tiên giáng trần để cứu nhân độ thế và qua mạng lai-chiêm.
Một bữa nọ hai người đi mải miết trên đường thì trời xập tối. Làng xóm còn xa, chung quanh gò hoang, đầm nước vắng vẻ, sương đêm bốc lên lạnh lẽo. Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đều cảm thấy mỏi mệt bèn bảo nhau dừng chân tạm nghỉ. Hai người chọn 1 nơi để đốt lửa, nướng cục gạch để tối bỏ giữa hai chồng sưởi ấm mối tình hữu nghị của tên vô khố và Tiên mua bằng giả. Chửi Đổng tử cắm chiếc ba-toong xuống, úp điện thoại lên rồi ngồi bên dưới tựa vào vai nhau nhắm mắt thư giãn. Tay cầm ly rượu vang đỏ Château Margaux nhất nha nhấp nhi, mơ mơ màng màng.
Bổng nhiên quanh chỗ hai người ánh sáng chói lòa. Rồi trong phút chốc cả một tòa thành quách, lâu đài, cung điện, biệt phủ hiện ra như ở Las Vegas, đèn đuốc sáng rực ngập trời. Trời đã sáng, dân đi lao động lại trong các xưởng làm hàng nhái gia công cho người Tàu, thấy có sự lạ, bảo nhau theo đến rất đông.
Người ta thấy cổng thành cờ xý rực rỡ, lính canh uy nghiêm, xe thiết giáp ra vào rầm rập. Nhìn vào bên trong thấy lâu đài tráng lệ, tỳ tướng, quân hầu, thị nữ bận bikini, bưng nước ngọt và rượu cho khách, đứng giàn hai bên như đang tấu trình công việc. Ngồi trên giữa chính điện là Chửi Đổng Tử - Tiên Dung, mặc áo hoàng bào thêu long phượng của nhà thiết kế thời trang Yves Xăng Lò-rèn, nét mặt oai nghiêm như trong tuồng Bao Công xử trảm.
Biết mình có diễm phúc được bậc thiên tiên che chở, dân các miền bảo nhau kéo về quy phục, lập thành phố xá đông vui như một nơi đô hội. Đặt tên là thành phố Vô Khố. Khách phương xa tới nước mình trước khi đến Vô Khố Châu đều dừng thuyền lên bờ vào làm lễ ra mắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Người ta đi hội, xin ấn lộc để làm quan. Họ không đi Côn Đảo để cúng cô Sáu nữa mà đến viếng thăm vợ chồng Chửi Đổng Tử, cúng kiếng đủ trò. Đêm ngày rần rần người ta đi lễ, khói hương bay mịt mù như cảnh tiên. Phố này khi xưa nghèo khó, nay đất lên chín tầng mây, đắt hơn cả Thủ Thiêm. Thiên hạ đổ xô mua để lập nhà nghỉ , khách sạn quán ăn nhất là bán hàng đồ mả để cúng hai vợ chồng A-Còng lai-chim.
Ngày tháng trôi qua, Chửi Đổng Tử - Tiên Dung mải miết hành nghề cứu dân và thu tiền. Những lúc rỗi hai người lại ngồi bên nhau trò chuyện. Chửi Đổng Tử: Từ ngày phát hiện ra nàng, cuộc đời ta thay đổi nhưng cũng chưa bao giờ mơ ước được có hôm nay. Tiên Dung đáp: Do có sự xếp đặt của cách mạng cả thôi. Chửi Đổng Tử lại nói: Như cái sự mong muốn của ta là con người thoát cảnh nghèo nàn, được sống ấm lo hạnh phúc thì đã đạt một phần. Tiên Dung lắc đầu: Con người có thể sống dư thừa ấm no, nhưng hạnh phúc thì còn tùy thuộc... Đổng Tử gật đầu: Nàng nói chí phải. Ai chẳng biết lúc trăng tròn đầy là đẹp, nhưng không biết trăng non đầu tháng mọc nơi hoàng hôn, trăng khuyết rụng ngay buổi bình minh nơi mặt trời mọc. Đạo ta còn phải cần phát huy rộng thêm khắp thế giới đại đồng.
Lần ấy Chửi Đồng Tử - Tiên Dung vừa rời lâu đài đi dã ngoại tới Đà-Nạt thì gặp một người con gái đang cấy lúa bên đường. Thấy Chửi Đổng Tử dừng xe ngắm nhìn cô gái xinh đẹp, Tiên Dung hiểu ý chồng bèn đến gần nói với cô ta: Em là người tiên hay người trần? Thiếu nữ trả lời: Em là tiên nâu ở Tây cung xuống giả là người trần đó thôi. Cũng như hai vị, nay đã đắc đạo. Cuộc hội ngộ hôm nay hẳn do ý cách mạng. Tiên Dung nói: Do trời định đoạt nhưng con người mưu toan. Trong phán quyết của trời, con người có dự phần.
Chửi Đổng Tử hỏi: Ta đã học được trong đạo phép cải sinh hoàn tử, các nàng có đi theo ta không. Cả hai nàng cùng đáp: Cứu người là việc thiện, sao chúng em lại không theo? Từ đấy Chửi Đổng Tử có thêm người vợ thứ, vốn là tiên nữ Tây cung đầu thai vào một nhà họ Nguyễn có nghề thuốc nam gia truyền, dân trong vùng quen gọi là nàng Ngủ. Từ bé tới lớn, cô nàng chỉ ngủ li bì, không chăm sóc nhà cửa gì cả. Bố mẹ la mắng thì kêu con là con cách mạng được lệnh xuống đây lấy một thằng phải gió.
Nàng Ngủ đáp lại đúng mong ước của Chửi Đổng Tử: Con người sống no ấm nhưng còn phải luôn khỏe mạnh không bệnh tật đau ốm. Mà cái sự bệnh tật đau ốm thì xảy ra thường ngày. Phép làm cho con người khỏi ốm đau cũng là kéo dài sự trường sinh, uống sữa ông thọ. Mẹ Tiên Dung, gọi dân tộc cho biết bố nàng bị bệnh lạ vì đi tăng 3, nhiều quá. Tiên Dung kêu Ngủ Thị, em thay chị về chữa bệnh cho bố. Chị sợ bố thấy mặt chị bị học máu mồm chết tươi.
Nàng Ngủ đã về Đà-Nạt chữa bệnh cho bố Tiên Dung. Khi bố Tiên Dung khỏi bệnh truyền đem đô la ra tiễn. Nàng Ngủ cúi đầu lạy tạ, thưa chính công nương Tiên Dung nghe tin cha ốm đã cử nàng về thay mặt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung báo hiếu. Sợ gặp mặt thì cha bị thổ huyết mà chết.
Nhưng rồi thanh thế Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ngày càng rộng lớn. Tiếng đồn về lòng nhân đức, sự cảm phục tài năng phép thuật cứu được người chết sống lại càng ngày càng xa. Thêm vào đó những lời đồn đại về cung điện nguy nga, lâu đài thành quách rộng lớn, phố chợ đông vui, nhiều người về quy phục đến tai bố Tiên Dung. Nghe lời sàm tấu của các cò, bố Tiên Dung quyết định nhờ công an đi đánh bắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung về hỏi tội, luôn tiện cưỡng chế nhà cửa, đất đai, lâu đài, xây không giấy phép của sở tài nguyên môi trường.
Cảnh sát cơ động của bố Tiên Dung sát khí đằng đằng, súng ống sáng loá với lựu đạn cay chỉ một ngày tốc thẳng tới nơi. Nhưng vì trời tối và còn cách con sông rộng nên các tướng truyền hạ trại ngày mai sẽ tấn công bắt trói giải nghịch tử nghịch nữ về đồn.
Trong lâu đài, ai cũng muốn làm sáng tỏ nỗi oan ức vì sự hiểu lầm của cha Tiên Dung. Chửi Đổng tử gãi đầu nhớ ông già khi xưa: “Nếu đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thì cứ nghèo mãi. Còn nếu đặt mục tiêu làm giàu, thì cái nghèo tự khắc biến mất lúc nào. Tiên Dung cũng khuyên mọi người: Đạo làm con không được chống lại cha. Hai người truyền đóng cửa thành. Bố Tiên Dung cho người cắt dây cáp để Tiên Dung không lai-chiêm, nói xấu lãnh đạo được.
Cảnh sát cơ động còn đang bàn tính. Dân trong vùng còn đang lo lắng chờ đợi. Thì nửa đêm trời nổi sấm chớp, mưa như trút nước, gió mạnh đổ rạp ngọn cây. Tự nhiên ánh sáng chiếu lòa như giữa ban ngày, những người bạo nhất dám hé mắt nhìn ra thấy trong tiếng ầm ầm cả tòa lâu đài thành quách của Vô KHố Châu, đang bốc khỏi mặt đất rồi bay vút về trời như cây đa thằng Cuội ngày xưa. Sau đó mưa tạnh, gió yên. Cho đến sáng cảnh sát cơ động mới dám cử người đi dò la rồi lần lượt sang sông. Đến nơi, ai nấy kinh hãi nhìn nhau vì trước mặt chỉ là một đầm nước rộng mênh mông. Cả tòa thành lớn cùng tiên chủ, quân hầu không để lại vết tích gì.
Bố Tiên Dung hay tin, về tận nơi xem xét. Bấy giờ mới tường mọi việc. Ông cho đặt tên đầm là Nhất Bơ Uyển (vườn bơ số 1). Lại truyền xây miếu thờ Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Hàng năm đến ngày 35 tháng 13, là mọi người đều tụ tập về đây để làm lễ tưởng niệm công đức để noi gương sáng của một người không có cái khố, sau này, lấy được hoa hậu, trở thành tiên. Người người đi về đây để xin ấn, xin lên chức, làm ăn khấm khá. Trước cửa họ cho đúc một bức tượng của ông thần giữ cửa gọi là Hắc Sơn. Xong om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét