Từ vườn đến chợ

Có lần mình vào chợ 99 Cents mua đồ, thấy trái cây và rau quả rẻ nên mua về, rồi quên dùng cả mấy tuần thì vẫn thấy rau quả không hư thối. Từ dạo ấy mình không dám mua rau quả ở tiệm này nữa.
Từ ngày xem cuốn fim "supersize me", kể chuyện một anh chàng ăn McDonald 3 bửa cơm mỗi ngày trong vòng 30 ngày, mấy đứa con mình không dám ăn Happy Meal. Phóng viên cho thấy khoai Tây chiên của tiệm này không hư sau 30 ngày trong khi khoai Tây chiên của người ta làm tại nhà thì trong vòng 24 tiếng là đổi màu, mốc meo.
Hôm qua mình xem chương trình TED, có một tiến sĩ làm việc tại Media Lab của đại học MIT. Ông này đang làm chương trình trồng cây, rau với máy điện toán. Hy vọng một ngày nào cái nhà trồng rau của ông ta bán rẻ thì mua về trồng rau ăn cho chắc ăn. Nếu mình không lầm thì ở Vancouver họ có làm vườn chiều dọc trong nhà.

Ông này hỏi cử tọa là quả táo mà ông ta đang cầm trong tay, được hái từ cây lúc nào. Có người trả lời 1 hay 2 tuần,.. Ông ta cho hay là 11 tháng. Vâng mười một tháng! Coi như là chất bổ chất béo gì biến mất từ lâu.
Ông ta giải thích sau khi hái, người ta dú trái táo trong phòng kín với những khí hoá học mà có một người thợ làm việc tại đó, lén vào phòng dú để lấy một trái bị chết ngạt.
Lúc mình viếng Packing House, nơi họ chở bơ hái từ vườn mình về. Việc đầu tiên là họ bỏ bơ vào phòng lạnh rồi tuỳ khách hàng mua vào thời gian nào thì họ sẽ đem vào phòng dú cho chín đúng thời hạn để giao hàng cho khách hàng.
Thí dụ các nhà hàng Chipotle chỉ muốn bơ được giao trước 24 tiếng đồng hồ nên Packing House phải dùng máy điện toán để dú trái bơ cho đúng hạn kỳ.
Vườn mình được chứng nhận GAP certified (good Agriculture practices) nên có thể bán cho chợ Costco. Tuần rồi có khách hàng từ Đức đến viếng vườn mình. Tên đại diện Packing House mua bơ của mình, đem lại vườn cho khách hàng xem cách trồng cây và sạch sẽ.... Mình có viếng nhiều vườn bơ tỏng vùng nhưng phải tự khen mình là vườn rất đẹp và tương đối khá sạch sẽ.
Theo mình được biết thì Packing House ở Cali bán bơ trồng tại Cali qua các nước Á châu như Nhật, Tân Gia Ba và Trung Quốc. Một trái bơ ở nhật giá $8. Dân giàu muốn ăn đồ sản xuất tại mỹ.
Nhiều người hỏi mình vì sao bơ mà họ mua tại chợ bị đen ở trong. Mình không biết giải thích ra sao cho đúng.
90% bơ tiêu thụ tại Cali là được nhập cảng từ Mễ Tây Cơ và Chí Lợi hay Peru. Ở Cali chính quyền không cho hái trái nếu độ dầu chưa đủ cho nên bơ của vùng Cali thường được bán từ tháng 3 trở đi vì có tối thiểu lượng dầu trong quả. (Trong vòng 3 tháng).
Bơ nhập cảng thì không theo tiêu chuẩn của tiểu bang Cali nên ăn rất lạt. Họ hái non từ cây rồi cho vào phòng lạnh, chuyên chở qua biên giới rồi Packing House cất rồi dú trước khi bán ra thị trường. Có thể trái bơ mà mọi người mua ở chợ, đã được hái từ 11 tháng trước rồi khi giá thị trường lên thì họ bán ra lấy lời. Cái khổ là các chất dinh dưỡng của trái bơ đều tan biến cả.
Bơ vườn mình thì ngon nhất là mùa hè khi độ dày cơm chắc và nặng hơn. Ăn nể là ngon khỏi cần làm kem. Bơ có đặc điểm là không chín trên cây, chỉ chín sau khi hái. Trung bình là sau một tuần là bơ chín còn nếu ai muốn nhanh hơn thì bỏ trong bịch giấy với chuối thì chín sớm hơn. Khi thấy hơi mềm mềm thì bỏ vào tủ lạnh. Chớ bỏ vào tủ lạnh trước khi chín vì sẽ bị đen như chuối.
Khi xưa ở Âu Châu thì ăn trái cây theo mùa, nay ở mỹ thì mùa nào muốn ăn trái nào cũng có vì họ nhập cảng từ các nước ở miền nam bán cầu, có 4 mùa ngược với Hoa Kỳ.
Mùa nào ăn trái đó thì tốt vì cơ thể mình từng mùa cần rau quả của mùa đó. Hè nóng thì ăn cam, có tính âm, ngược lại mùa đông thì ăn trái dưa hấu, có tính dương. Hè ăn dưa hấu thì nóng gặp dương thì nổi mụn. Mùa xuân thì ăn quýt vì có tính bảo hoà.
Ông bác sĩ Trần Đại Sỹ, tốt nghiệp tại Pháp, có viết cuốn sách về đông y khá rõ ràng. Đọc để biết ăn uống sao cho theo mùa.
Tóm lại nên mua rau quả ở chợ nông dân (Farmers market) vì tươi, hái hôm qua nên có chất bổ. Vài hàng cho mấy bác biết tình hình rau quả ở Cali, từ vườn đến chợ.
Hôm nay có gửi bơ cho bạn ở Virginia và San Jose.
Nhs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét