Cầu xí ngày xưa

Gia đình mình dọn từ Ấp Ánh Sáng về cư xá Công Chánh ở đường Hai Bà Trưng, khi mình bắt đầu đi học Petit Lycée. Cư Xá Công Chánh, đa phần là nhà đôi 2 tầng, mái nàh hình chữ A, cứ mỗi căn là hai gia đình, hình như có 10 căn như vậy, bắt đầu số 41, căn kế là 41 Bis rồi có một biệt thự dành cho trưởng ty và một dãy nhà xây dính chùm lại, gồm 6 căn và một cầu tiêu công cộng, nằm cạnh căn cuối là nơi gia đình mình dọn về ở đó.
Tính ra vẫn sang hơn khu cư xá Địa Dư mà gia đình PNL và VTP ở, cùng đường, gần bên vì có đến 3 dãy nhà, 2 tầng, rồi ở giữa cheo veo 6 cái cầu tiêu, chỗ giặt đồ. Mấy ông làm ở Nha Địa Dư hay tụ tập cuối tuần, chơi Pétanque còn con nít thì chơi bắn bi. Hồi nhỏ mình hay bắn bi với đám con nít xóm này nhưng sau này hết dám vì chúng thua là đè mình lấy bi lại. Sau này gia đình PNL mua nhà ở đường Hàm Nghi, dọn về đấy ở cho văn minh hơn, gần phố xá.
Mới dọn về thì gia đình mình ở căn số 2 nên có địa chỉ là 47/2, căn đầu tiên là số 47/1 do ông bà Hai, không có con, làm cai lục lộ ở. Ông Hai, người Nam, bạn với bố của ông tướng Đổ Cao Trí, nên mỗi chiều, tài xế chở ông Bố của tướng Trí ghé lại nhà nhậu với ông Hai. Ông này ghét ca sĩ Hùng Cường nên mỗi lần đài phát thanh mở bài “những chiều không có em chi đó” là ông bố của tướng Trí kêu tắt radio. Sau này ông cụ mình, không chịu ăn hối lộ với đám cùng phòng nên bị chúng chơi đểu, bị đổi lên Ban Mê Thuột thì bà cụ có nhờ ông bố của tướng Trí giúp vì dạo ấy ông tướng Trí là tư lệnh của sư đoàn 23 hay quân khu 2 chi đó, nên ông cụ mình được về lại Đàlạt. Ông tướng này leo lên trực thăng thì bị nổ tung, người ta đồn do Mỹ giết hay chi đó tương tự vụ đàn em của ông Kỳ bị trực thăng Mỹ bắn lầm chết như rạ năm Mậu Thân. Ông tướng này có xây cái nhà to đùng ở cạnh hồ Xuân Hương, cạnh miếng đất của ông Thiệu, sau lưng là trường Yersin. Sau ông tướng Trí chết thì bà Thiệu hết dám xây nhà vì có thầy bói hay địa lý nào ở Hương Cảng sang, kêu xây là chết như tướng Trí vì hãm địa.

Nhà bên cạnh là nhà Bà T, có chồng chung với bà chị. Bà chị có lẻ ngày xưa ở Hà Nội, không ăn trứng gà nên khi lấy chồng không có trứng để làm bà Âu Cơ, sợ mất Kim Trọng, kêu cô em gái đóng vai Thuý Vân, đẻ con cho chồng. Mấy người con thì gọi mẹ ruột là Đẻ còn bà vợ lớn là Mẹ. Bà mẹ và ông bố ở Nha Trang, lâu lâu lên Đàlạt tham quan bà Đẻ. Bà Đẻ sinh 4 người con gái và một cậu con trai. Cô con gái đầu sau này lấy ông chồng ở Nha Trang lên, thổi sáo hay, tối tối, ăn cơm xong hai vợ chồng ra ngồi trên thang cấp trước nhà, ông chồng thổi sáo vi vu, lãng mạn chi đâu. Sau này cô này có con, ở cử, mỗi sáng bà Đẻ, chạy qua nhà mình đưa cái lon Guigoz, kêu mình đái vào đó để cô ở cử uống. Nhiều hôm, thức dậy đi tiểu rồi thì bà ta mới đem cái lon Guigoz qua, bắt mình cứ đứng, một tay cầm cái lon, một tay thì cầm chim, sợ nó bắn trật mục tiêu, miệng thì cứ xi xi xi hoài mà không ra nước tiểu. Chán mớ đời. Lớn lên, hàng xóm chả ai muốn uống nước tiểu của mình.
Sau này gặp đồng chí gái, mình đánh đàn hát để lãng mạn hoá cuộc tình hữu nghị răng hở môi lạnh, mụ vợ kêu xin lỗi anh, cái giọng của anh chát chúa lắm, cực tồi, thế là cuộc đời ca sĩ của mình cũng chấm dứt từ đó.
Nhà kế bên là nhà ông bà Kh, mà mình có kể chuyện ông tây đậu xe trong sân nhà mình khiến mình căm tức, thêm lấy hòn gạch của mình để chêm bánh xe nên mình lấy lại, khiến chiếc xe không người lái từ từ lăn xuống hố. Nhà bên nữa là nhà thằng Sữu, rồi đến nhà Con Thuý, em thằng Dư rồi nhà con Oanh.
Mấy căn nhà chữ A thì có cầu tiêu trong nhà, ngược lại dãy nhà cư xá của mình thì không, phải đi vệ sinh ở cầu tiêu công cộng ở cuối cư xá. Nhà mình ở số 2, nên mỗi lần đi vệ sinh là phải băng qua nhà của mấy gia đình khác mới đến thiên đường cầu xí.
Mỗi lần đi vệ sinh là phải lấy cái gầu làm bằng thùng dầu ăn mỹ, có in cái hình 2 bàn tay bắt tay nhau, với hình cờ của xứ Huê kỳ của nhân dân đế quốc thân tặng nhân dân Việt Nam nhưng mấy ông đại diện nhận quà của đế quốc, lại đưa cho vợ con đem ra chợ bán cho người dân miền Nam. Dùng xong thì người ta, lấy con dao bén đục cho bay cái nắp thùng dầu ăn này, lấy búa đóng dẹp xuống phần thiết bị cắt lồm chổm, để tránh đứt tay, rồi lấy miếng gỗ cưa cho vừa chiều ngang của thùng dầu ăn để làm cái quai. Muốn cho cái quai chắc, không tuộc hay quay vòng vòng vì lâu ngày gỗ teo lại làm lỏng cái đinh, khiến cái quai bị sút. Mình hay lấy cái võ xe đạp, cắt ra một mảnh nhỏ hình vuông độ 3 cm, kê miếng gỗ ngang cái miệng thùng rồi để miếng vỏ cao su bên ngoài rồi đóng 2 đinh, đối chiếu xéo vì nếu không sẽ làm tét miếng gỗ.
Mỗi lần đi tham quan hố xí là phải múc nước mưa trong mấy cái phuy, để dưới máng xối, rồi xách đi từ đầu xóm đến cuối xóm bằng ngã sau dãy nhà của cư xá. Phía sau nhà thì người ta lại trồng hai cột trụ, móc mấy sợi dây kẻm hay dây điện để phơi quần áo. Hồi bé, mình nghe người lớn cấm không cho đi dưới quần đen của phụ nữ, sẽ làm mình học ngu. Do đó, khi mình đi tham quan hầm xí thì phải đi ngang qua các cột phơi đồ giặt của hàng xóm. Mình cầm theo cái gậy, cứ thấy quần đen của đàn bà là lấy gậy khèo xuống đất để đi. Sau phi vụ oanh tạc ở hầm xí, mình đi về, gõ cửa nhà hàng xóm, kêu quần áo rớt. Sau này hàng xóm cứ thấy mình lấy cái thùng nước là lật đật, lấy quần đen, quần lót đem vào nhà.
Nhà xí của cư xá khá to, có 3 cái cầu xí, xem ra hai gia đình được đăng ký hộ khẩu một cầu xí. 47/1 và 47/2 có chung hầm xí. Ngoài 3 cái hầm xí thì có hai cái buồng tắm nhưng không có nước vì ống nước làm bằng gan, lâu ngày rỉ sét với trên đồi nên áp suất của nước từ các ống nước ở đường Hai Bà Trưng không mạnh, chạy lên được. Đàlạt lạnh nên không thằng mít nào dám tắm nước lạnh cho nên tên nào thiết kế nàh vệ sinh nhân dân của cư xá, chắc ở Sàigòn.
Cầu xí cư xá được xây theo hình chữ U, chỗ đi vào thì có 3 cái hầm xí cho 6 gia đình, bên trái hầm xí là hai buồng tắm không có nước, bên phải hầm xí là 3 cái bể nước để thiên hạ ra giặt áo quần nhưng vòi nước tịt vì ông nước bị sét rỉ, nước chảy le te như thằn lằn đái ra màu đỏ của sắt bị hoen rỉ. Hầm xí thì được xây trên hầm phốt nên cao hơn mặt đất độ hai nất thang, tráng xi măng, bồn cầu kiểu tây ngày xưa, ngồi chổm hổm, hai bên, có cái lỗ để nhắm cho nên đi cầu kiểu này phải canh toạ độ nếu không thì mệt vì kít bắn tùm lum, phía sau có cái bồn nước được gắn độ 1,8 mét.
Sau khi oanh tạc thì giặc lái kéo cái tay cầm, gắn sợi dây xích để nước theo cái ống nước chảy xuống càn quét tàn dư của chế độ cũ xuống hầm phốt. Cái khổ là ống nước bị rỉ sét nên không có nước do đó nhân dân trong xóm, phải xách thùng nước và tờ báo đi tham quan hầm xí. Vừa đọc báo xong thì dùng giấy báo cũ, xé ra từng mảnh nhỏ độ bàn tay, vo vo tròn tròn cho mềm rồi quẹt đít cho khỏi đau cái cổng dưới, rồi cầm thùng nước 1 Gallon xối xuống cho nên nếu bom rơi lạc tùm lum thì mệt vì chỉ đem theo một thùng nước, lại phải chạy về nhà hay ghé hàng xóm xin nước dội cầu. Xong om.
Sau này sang Tây, mình ở lầu 7, căn phòng Ô sin, cũng đi nhà vệ sinh phía ngoài hành lang, cũng có cái cái bồn cầu kiểu ni, cũng có cái cần kéo dây xích để kéo nước dội nhưng nước bên tây thì mạnh nên vừa kéo vừa nhảy ra xa nếu không nước xoè xuống bắn tùm lum dính chân mình. He he he. Sau này ra trường, đi ở nhà có cầu tiêu, nhà tắm trong căn hộ, mùa đông không phải bận áo manteau, đi vệ sinh bên ngoài, trời lạnh đông đít luôn, thấy đời mình sao sung sướng, hiện đại hoá vấn đề đái ỉa, quả là hạnh phúc.
Mùa nắng thì không sao nhưng gặp mùa mưa thì khốn vì mái nhà bị dột, ngói bị bể do mấy thằng con nít trong xóm như mình bắn ná hay chi đó. Nếu mình không lầm thì ngói làm bằng xi măng chớ không phải đất sét nên dễ bể. Nhân dân trong xóm, đi cầu vào mùa mưa thì phải đội nón lá, che dù hay áo tơi. Vừa ngồi chổm hổm vừa nghe giọt mưa rơi tí tách trên cái nón lá, vừa nghe sấm động Nam vang như nghe bản Sonate mùa mưa nên sau này mỗi lần nghe ai hát bản nhạc của ông Phạm Duy về giọt mưa trên lá là nhớ đến không gian ngày xưa đi cầu xí hay mình chế lại bài như mưa ngày nào rớt xuống cầu tiêu,…. Nếu kể cho tụi con chắc chúng tưởng mình nói ngoa, khó tưởng tượng được không gian ngày ấy. Ngày nay, chúng đi cầu xong, có máy bấm rữa đít của Nhật Bản, có cả nước ấm. Chán mớ đời.
Trong cư xá mình chơi với đám con nít trên đường Thi Sách như Đinh Gia Lành, đám anh em người Nùng…vì dưới đường Hai Bà Trưng thì xa thêm mấy gia đình công chức này không muốn con họ chơi với mình vì sợ tiêm nhiễm cái thú phá làng phá xóm thêm được xem là xóm nhà giàu vì có xe hơi, ăn sinh nhật, ăn bûche de Noël đủ trò. Tối tối, mình buồn không biết làm gì, hay lấy ná bắn xuống mái nhà của họ, ngồi nghe tiếng của viên sỏi lăn từ mái ngói xuống mái tôn, tính toạ độ nhờ vậy mà sau này mình giỏi toán. Xem cha con họ, mở cửa, mở đèn, trong nhà chạy ra xem như người ta xem hướng pháo kích của VC rồi cười trong khi họ kêu bơ thằng mất dạy, tau đào mả cha mi nờ,…
Mình để ý là mỗi lần chị C đi cầu là anh T, đang đứng chơi với bọn mình, cũng lật đật chạy về, xách thùng nước đi cầu. Tò mò một hôm mình nói với thằng K, em anh T thì hắn nói anh hắn đi xem bướm chị C. Thằng K, người Huế, nhỏ hơn mình 2 tuổi mà cái gì cũng biết, chuyện nhà nào trong xóm, nó cũng rành hết, nó có thiên chức làm công an khu vực. Sau này về thăm nhà thì gia đình đình nó đi mất tiêu từ khi Đàlạt di tản năm 75. Mình nói không tin nên nó dắt mình đi, tới cầu xí, nó bảo câm rồi hai thằng rón rén bò vào cầu xí. Mình thấy anh T cũng đang bò lom khom, trước cầu xí số 3 dành cho gia đình chị C và nhà thằng K.
Cầu tiêu được nâng cao nên cái cửa cũng được nâng cao, do đó anh T, lom khom bò dưới đất, nhìn lên qua cánh cửa. Viết tới đây mới nhớ khi xưa, học Petit Lycée , ngồi gần một thằng tên Hiển thì phải, Phạm Ngọc Hiển, gốc bắc kỳ, bố nó chạy chiếc xe Goebels màu xanh và trắng. Một hôm, bà thầy dạy thế cô Huệ, đi du học bên Tây, bà Decroix thì phải, vợ ông Proviseur của Grand Lycée, dạy thế cho hết niên học. Bà này bận váy đầm rộng nên trong lớp , phía sau có mấy thằng như Tuấn Trung, tò mò nên hay bò lổn ngổn dưới đất, nhìn lên váy bà đầm. Một hôm, thằng Hiển có lẻ chưa hiển thị đúng mức nên ngắm hoài, xui cho nó, bà đầm quay lại, thấy hắn bò dưới đất nên thưởng nó hai bạt tai, kéo ra cửa đứng, một lát sau, ông tây hiệu trưởng bò lại, béo tai thêm nữa. Từ đó không thằng nào dám nhìn bướm đầm nữa. Sợ đến khi đi Tây . He he he.
Hai thằng lén bò ra lại, mình hỏi thằng K, anh T muốn thấy bướm chị C để làm chi thì nó nói để lẹo. Mình hỏi lẹo như chó, nó kêu ừ, rồi nó nói đã thấy bướm chị C rồi khiến mình càng tò mò hỏi thêm, nó bảo mua nó viên kẹo gừng ở quán Bà Thủ thì nó vẽ lại cho. Dạo ấy, họ có bán kẹo gừng, chả biết họ bỏ cái gì ở trong nhưng cay cay như gừng, có bột mì màu trắng phủ ở trên. Hôm sau mình xin tiền bà cụ rồi mua hai viên kẹo gừng rồi đưa cho nó một viên, nó lấy tập ra vẽ cái hình tròn rồi một chấm đen ở giữa, kêu bướm chị C đó.
Mình kêu nó ăn gian, kêu trả kẹo cho tao, thằng K kêu anh T của nó vẽ trong tập của anh ta như vậy rồi kêu C ơi anh yêu em. Mình đè đầu nó xuống, cạy miệng để lấy lại cục kẹo, nó táp tay mình một cái rồi bỏ chạy vô nhà. Mình ức quá, bị thằng con nít chơi đểu. Hôm sau, cả đám chơi 5, 10 thì con Thuý, kéo mình núp ở khe cửa nhà ông bà K. Nhà khi xưa, có cửa kính, ổ khoá nhưng bên ngoài thì có thêm cái volet bằng gỗ như mỗi cửa sổ, tối người ta đóng volet lại rồi khoá cửa. Con Thuý kéo mình vào núp trong khe giữa cái cửa kính và cái volet. Con này mỗi lần chơi bịt mắt bắt dê, mình mà bị bịt mắt là nó cứ sàn sàn xung quanh, kêu to để mình bắt nó. Mỗi lần như vậy là nó ôm ghì lấy mình làm nghẹt thở, hỏi ai đây ai đây. Mình kêu Tổ cha mi, bỏ tau ra. Hôm ấy hai đứa núp trong khe cửa thì con Thuý kêu cho tao coi chim mày.
Mình thì có tính ngu vì gái từ bé, con gái nói cái gì cũng làm nên vạch cho cho nó xem, nó kêu cu mày đen quá rồi mình nói nó cho xem bướm nó. Nó kêu không được cho ai biết nghe, mình gật đầu lia lịa. Mình há mồm, xem bướm con Thuý, hoá ra khác với cái hình tròn và cái chấm của thằng K vẽ hôm trước. Miệng kêu u choa u choa trong khi con Thuý kêu cấm không được nói với ai. Mình đưa tay lên trời thề sống thề chết rồi đưa ngón tay út ra móc nghéo với con này. Sau đó mình kêu thằng K trả lại cục kẹo vì mình đã thấy bướm con Thuý, khác với cái hình của nó. Mình đã hứa với con Thuý là không nói với ai nhưng tiếc cục kẹo gừng nên phản lại lời thề hẹn ước hôm qua khiến con nhỏ bị ăn đòn một trận no nê, ba má nó cấm không được chơi với mình nữa, kêu mình là con nít mới mấy tuổi mà đã có máu dê. Oan Thị Kính. Sau này, gặp gái mình sợ lắm, không dám nghe lời vì sợ bị dụ rồi gia đình nó dọn lên Ban Mê Thuột nên không bao giờ gặp lại.
Con Thuý dọn đi thì có mấy gia đình khác từ Ban Mê Thuột dọn về, con gái đông như quân Nguyên nên mình lò mò chơi với chúng nên quên con bé cho mình xem bướm đầu đời. Trong mấy gia đình đó thì có hai gia đình Lá Diêu Bông. Một hôm, mình bắt chước ông Nguyễn Cao Kỳ, bay ra bắc oanh tạc, đang ngồi chỏ hỏ thì thấy bóng người đi vào nhà xí bên cạnh khiến mình đang ngon ơ, phải nhẹ nhàng từ tốn oanh tạc thì buồng xí bên cạnh vang lên những âm thanh quen thuộc của Mậu Thân ngày nào, đại liên M60 từ trực thăng rồi rocket bay ào ào. Mình hoảng quá, đứng dậy lén lén, đứng lên cái thùng dầu ăn đế quốc thân tặng nhân dân VNCH, nắm cái thành tường chắn hai bên, nhón người lên thì u chao, hoá ra Lá Diêu Bông. Đúng lúc ấy, cái thùng trượt ngang khiến mình bị té tê tái. Lá Diêu Bông nghe động nên dội nước cũng chuồn lẹ.
Xong om

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét