
Có điểm lạ là Liên Hiệp âu châu gồm có nhiều nước nhưng có đến 9 nước không sử dụng đồng Ẻuro như Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi,… nay Ý muốn rút khỏi tiền hệ thống tiền tệ Ẻuro, tương tự xứ Hy Lạp,… nên đến mấy xứ này phải đổi tiền mệt thở nên ai đi mấy xứ này, theo mình cứ đem theo tiền đô, đừng đổi gì cả. Đưa tiền Tiệp Khắc ở Hung Gia Lợi hay Áo, chúng cóc nhận, đưa tiền đô chúng như thằng Bờm được phú ông đưa nắm xôi, nhận ngay cả đi vệ sinh. Chán Mớ Đời
Thế kỷ 20 có đến hai cuộc chiến long trời lở đất, giết hại hàng triệu người ở Âu châu, còn thế kỷ 21 thì Âu châu đang sống an bình, thương mại tấp nập giữa những thành viên âu châu. Chạy xe trên xa lộ thì thấy xe chở hàng hoá, chạy xuyên các nước đầy xa lộ nhất là gần đến biên giới.
Đây là lần thứ hai mình đến Áo quốc sau ngót 40 năm trời, 2/ 3 đời người. Lần đầu tiên khi mình học năm thứ 3, làm hướng dẫn viên du lịch cho đám trẻ tây đầm, đi Amsterdam, Đức và vòng Áo quốc trong vòng 1 tuần lễ, không công nhưng được đi miễn phí. Chạy như ma đuổi trên xe buýt nhưng mà vui. Thật sự nhìn lại thì đi viếng thủ đô là đủ rồi không cần viếng cả nước. Nếu có thì giờ thì viếng còn không thật ra chả có gì lạ. Có lẻ mình đi khá nhiều nước nên thấy không cần phải đi sâu vào các tỉnh lỵ. Chắc mình già nên chả muốn học hỏi dân tình ra sao.
Nước Áo này ít được ai biết đến, khi phim The Sound Of Music ra đời, nói về cuộc đời các ca sĩ gia đình Von Trap do Julie Andrews và Christopher Plummer đóng thì ai cũng muốn đi viếng xứ này trong khi phim được quay cảnh ở Thuỵ Sĩ nên dân chúng Thuỵ Sĩ chửi mệt thở.
Xe chạy qua biên giới Hung-Áo thì thấy toàn là mấy cây quạt gió để lấy năng lượng xanh, ở Cali thì thấy có mấy trăm cái khi chạy về Palm Spring còn đây thì phải tính cả ngàn hơn, cho thấy chính phủ xứ này muốn bớt dựa vào dầu hỏa càng ít càng tốt. Thấy thiên hạ thèm xe Tesla mệt thở, có một tiệm bán xe hơi, triển lãm xe Tesla trong thành phố rất hoành tráng. Xăng tương đối rẻ hơn Prague và Budapest.
Hồi nhỏ học lịch sử thì biết Vienna là thủ đô của Áo quốc nhưng đến khi sang Tây, coi cuốn phim cũ “The Third Man” có Orson Welles đóng, Graham Greene viết bản thảo thì mình mới tò mò tìm hiểu thủ đô này. Hoá ra sau đệ nhị thế chiến thì thành phố này cũng tương tự như Berlin, bị chia thành 4 vùng do các quân đội đã đánh bại đức quốc xã. Mỗi lần qua khu vực khác là phải xin phép cào cào như trong phim “đệ tam nhân”. May cái là các người lãnh đạo Áo quốc sau cuộc thất trận, rất khôn ngoan. Họ mời các thủ lãnh của 4 quân đội, Nga, Mỹ, Anh và Pháp đến khu giải trí, nơi làm rượu vì thủ đô này có những nơi còn trồng nho để làm rượu, đa số là rượu trắng mà mình sẽ đem vợ lên đó chơi ngày mai. Họ cho uống rượu, gái gú rồi thương lượng cho họ được tự do và sẽ ở trong vị thế độc lập, không nghiên về phía tự do hay Liên Sô và sống sót đến ngày nay nếu không thì chắc cũng bị chia đôi kiểu tây đức và đông đức.
Do đó trong thời chiến tranh lạnh thì Áo quốc được xem ổ gián điệp của hai bên tư bản và cộng sản. Hội họp quốc tế đều được tổ chức tại thành Vienna, như JFK và Krutchev có họp mặt tại xứ này. Có lần đám khủng bố của Carlos bắt mấy bộ trưởng dầu hoả của OPEC làm con tin. Nay theo tài liệu thì có lẻ Hoa Kỳ đã tổ chức ngầm vụ này để dằn mặt nhóm OPEC này không được tăng giá dầu khơi khơi.
Cả tuần nay, dẫn vợ con đi bộ ná thở, mỗi ngày tối thiểu 9 dậm đường nên đến thủ đô Vienna, mình mua thẻ đi tàu, xe buýt cho 3 ngày để vợ con bớt lội bộ, thấy vợ con đừ sau 6 ngày Vạn Lý Trường Chinh với Sơn Đen. Ngày nay đi chơi, sướng chả cần mua bản đồ như xưa. Mình lên Apple, tải về cái App để mua thẻ xe điện qua App rồi đi. Chả ai soát vé, có vài người mua vé nhưng phần đông chắc mua vé tháng để di chuyễn, cứ 3 phút là có một chuyến. Muốn tới đâu là mở bản đồ Google ra là khỏi lạc, khỏi cần chận người sở tại lại, hỏi đường như ngày xưa. Ngồi xe buýt đi chơi cũng sướng khỏi cần trả tiền xe buýt hop on hop off.
Dẫn vợ vào khu phố cỗ xem cung điện của dòng họ Hofburg, rồi xem mấy dinh thự bên cạnh, di sản của đế quốc Áo-Hung, rất hùng vĩ. Ở ngoài thấy du khách đi xe ngựa, có đâu 2 chục chiếc mà hôi mùi cứt ngựa đầy đường nên nghĩ khi xưa, đường phố lắm cứt ngựa chắc hôi lắm. Coi xi nê hay tranh ảnh thì không ngửi mùi được nên thấy thơ mộng, chớ đang ngồi ôm nàng bổng con ngựa làm một bãi trước mặt thì nồng nàn mùi kít dâng lên lại tưởng em mới làm một chưởng thì chán mớ đời.
Trời lạnh lạnh, thấy mấy ông ngồi lái xe ngựa, lấy mềm trùm cho mấy con ngựa, che mắt chúng lại thấy tội tội mấy con ngựa. May mụ vợ không đòi đi xe ngựa như ở Rome. Mình thấy nhiều du khách á đông nhất là phụ nữ đi chơi một mình, vào tiệm ăn, ngồi một mình cho thấy ngày nay phụ nữ không còn bị bó buộc như xưa, không cần đàn ông mới đi tham quan, du hí. Mình nói với vợ là 40 năm về trước, anh tới đây người ta thấy là lạ nhìn hoài vì ít thấy người á đông còn ngày nay họ chán với du khách tàu khựa. Nói chung thì du khách Á châu vào mấy tiệm nổi tiếng đa số là người Nam Hàn. người Tàu thì họ đi từng đàn, tai đeo cái earphone để nghe người ta giải thích khi đi qua khu vực nào.
Ngày xưa mình mê các loại kiến trúc đầy quyền lực này như các điện Versailles, Schoenbrunn, La Mã,… nay thì thấy những chế độ này chỉ toàn đem lại tang tóc cho người dân và nhân loại nên chả thiết. Thời xưa chắc họ làm thịt chim hết vì ngày nay họ phải lấy lưới để che phủ các tượng nếu không chim bay đậu, ỉa đầy mất công dọn do đó xem viếng các cung điện cũng bớt đẹp vì lưới treo đầy che đậy.
Sau đó, dẫn vợ đến xem tiệm Cafe Central, nơi Sigmund Freud, Trosky, Stalin,…đã từng ghé lại. Khung cảnh đẹp nhưng phải xếp hàng nên dẫn vợ đến tiệm bánh Demel nổi tiếng khung thành Vienna. Nói cho ngay chỉ toàn là du khách ghé lại ăn nên khung cảnh hơi mất tính cách địa phương, nhưng đã đến Vienna thì phải ghé lại để ăn cái bánh Sachertorte, sô cô la cũng như ghé Paris mà không ghé tiệm cà phê Les deux magots, ăn kem trên đảo Cité …để tưởng mình đang ngồi với Jean Paul Sartre, Heminway,…
Cái bánh bé bé giá 8.5 Euro nên phải ăn từ từ, không khen ngon hoá ra mình ngu mà khen ngon thì càng ngu lâu dốt sớm thêm. Vấn đề là bánh này có hai nơi làm; một là khách sạn Sacher, hai là tiệm Demel. Số là khi xưa, người học làm bếp mới 16 tuổi, tên Sacher làm cái bánh này cho ông Metternich, ngoại trưởng của Áo quốc thời đó, đối địch với Talleyrand của Pháp, rồi sau đó ông ta đi tứ xứ làm ăn trước khi trở về Vienna để sinh sống và mở khách sạn Sacher rồi bị phá sản. Ai đó mua lại khách sạn này nhưng vẫn để tên Sacher vì tiếng tăm về món bánh chôcolat được ngoại trưởng Metternich khen tặng.
Sau này con cháu lại đi học nghề ở tiệm Demel nên hai bên kiện tụng nhau vì ai cũng tự xưng là bánh nguyên thuỷ. Cuối cùng họ nhất trí là khách sạn Sacher được phép gọi là nguyên thuỷ, khác biệt là có hai lớp bánh có tẩm confiture khác nhau còn Demel thì được phép gắn cái hình tam giác bằng sô cô la để Sacher mà mình ăn hồi chiều. Mai phải dẫn vợ đến khách sạn Sacher để ăn loại kia để xem có khác nhau? Không biết bao giờ trở lại xứ này thôi thì ăn thử cho biết. Nói chung thì mình nhận thấy phần bánh ăn ở Demel, không ngọt lắm, chỉ có phần chocolat mõng ở trên thì có tẩm đường. Để mai ăn phần kia rồi sẽ báo cáo.
Người Áo nói là món croissant và baguette của Tây, thật ra là do một tay làm bánh gốc Áo, tên August Zang vào năm 1839 khi ông ta cư ngụ tại Paris và mở tiệm bánh Boulangerie Viennoise, bánh Kipferl của Áo quốc trở thành Croissant ở Pháp. Ở lương phi trường Tân Sơn Nhất, họ gọi là bánh sừng trâu. Còn baguette thì nghe nói nhưng mình chưa đọc được tài liệu này nhưng gặp người Áo thì họ cứ gọi như thế. Thời nay thì ở xứ nào cũng có baguette nên chịu.
Âu châu thì mình đã đi Bắc âu nhưng các nước thuộc khối cộng sản ngày xưa thì chưa nên cần đi viếng Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Ba Lan và vài xứ gần Nga Sô như Nga Sô, Lithuania nhất là các xứ của Nam Tư ngày xưa nên chắc sẽ không bao giờ trở lại Vienna dù đẹp.
Hôm nay trên đường về, ghé lại khách sạn Sacher để ăn cái bánh gâteau chocolat nổi tiếng. Mỗi đêm ngụ tại khách sạn này tốn $500, dân giàu mới ngụ tại đây để xem Opera, đối diện nhưng có lẻ họ làm tiền nhiều nhất là bán bánh chocolat cho du khách. Cũng toàn là du khách đứng xếp hàng, may là trời mùa thu nên ít du khách, độ 50 người đều đều vì khi mình ra cũng từng số người ấy đứng đợi. Khung cảnh rất sạch sẽ, đẹp, tường được trang trí bằng vải nhung đỏ, nhà vệ sinh sạch sẽ hơn tiệm Demel. Bánh thì cũng tương tự, chỉ khác là cái miếng chocolat để tên khách sạn hình tròn còn ở Demel thì hình tam giác như họ đã thương lượng khi ra toà. Nói chung thì mình thích không khí của khách sạn Sacher hơn là tiệm Demel. Cho tiền Boa, phục vụ viên rất vui, cứ kêu Danke Schoen Danke Schoen ná thở.
Đồng chí gái kêu món Schnitzel bê, thịt bê họ lăn với bột rồi chiên, ăn cũng khá nhưng đồng chí gái không quen với thức ăn tây phương nên cứ kêu thèm đồ ăn Việt Nam. Đồng chí gái hỏi anh nói tiếng gì với nó vậy, mình trả lời tiếng đức vì ở Prague và Budapest thì mình ngọng chỉ hỏi bằng tiếng Anh, nay qua vùng đức ngữ thì tự nhiên tiếng đức từ đâu trôi dạt về lại. Ngày nay đi chơi mọi xứ, đa số người ta đều nói tiếng Anh cả, 40 năm về trước mình đến xứ này cứ hỏi Wo sind die toiletten? Mệt thở. Dạo đó chỉ khạc được vài câu để hỏi đường, học từ ông cha Leahy ở giáo hoàng chũng viện Đàlạt, sau này đi làm ở Zurich mới học thêm đức ngữ ở trường Berlitz hàng đêm.
Ở trong Liên Hiệp âu châu, các đại học có dạy lớp bằng tiếng Anh để các sinh viên trong vùng học, thông thạo anh ngữ để nói chuyện nên nhờ vậy mà giới trẻ ngày nay đều biết anh ngữ. Có bà chị dâu, gửi con gái qua Hung Gia Lợi học y khoa cho rẻ và không cần thi bằng MCAT, nay về lại Hoa Kỳ thì khốn đốn để lấy lại bằng tương đương taị Hoa Kỳ để xin đi thực tập hành nghề ở Hoa Kỳ. Nhóm y khoa không muốn y sĩ các nước đến mỹ lấy bệnh nhân của họ nên thi cử rất khó. Có một tên ấn Độ tốt nghiệp tại Ấn Độ, kêu thà bỏ sức ra đi học lại ở Hoa Kỳ còn hơn luyện thi lấy bằng tương đương.
Sau đó đi bách bộ trong khu vườn, và phố cỗ, không có xe, toàn là đường dành cho bộ hành, ai đi xe đạp đều dắt xe đạp, không được đạp. Thành phố này, họ làm nhiều đường riêng cho xe đạp và đường cho bộ hành, xe cộ thì khỏi nói, phải đợi mệt thở. Thật ra, đi xe Tram hay xe buýt điện là nhanh nhất. Xe taxi trong thành phố toàn là xe Mercedes, còn ở ngoại ô thì Toyota. Mình xem thử Uber thì thấy khá đắt. Có nhiều bãi đậu xe đạp mà người dân là thành viên, nên có thể lấy xe đạp chạy đi đâu xa với cái App trong điện thoại tương tự ở Paris, Bảrcelona, Roma, Prague, Budapest,… hình như họ có xe hơi mướn chạy mấy giờ kiểu ở đại học bên mỹ, mình có thấy vài chiếc gắn bảng.
Đi một hồi vợ lại đói kêu muốn ăn Goulash, mình hỏi hôm qua kêu là chán đồ Hung Tiệp rồi, khiến mụ vợ lườm. Ghé tiệm ăn thêm, thấy mấy cái bánh tây đẹp nức nở. Bánh bên này không ngọt như ở Hoa Kỳ, mấy cái bánh có tẩm rượu Rhum ăn mê tơi. Có mấy cái xe bán Wurst, một loại hot dog mà to gấp 3 lần. Dân tình mua, rồi kéo ghế ăn trên lề đường, thêm một ly bia. Bia hơi ở đây rẻ gấp 4 lần nước uống. Chán Mớ Đời.
Dẫn vợ lại Stefenplatz, có nhà thờ nổi tiếng còn một tháp chuông. 40 năm trước mình đến, thấy họ đang sửa chữa, nay cũng vẫn còn sửa chữa. Khu shopping thì quá sang, có trụ bằng đá cẩm thạch. Tiệm Louis Vuiton to lớn có đến 3 tầng lầu. Mình khám phá ra là tường làm bằng gạch rồi họ tô xi măng và cát lên rồi kẽ lằn giống như đá. Hoá ra ở Paris cũng vậy. Xây tường bằng đá, cao 7 tầng thì quá nặng. Có nhiều building xây kiểu kiến trúc hiện đại cũng đẹp mắt, có một cái do kiến trúc sư Kool Haas. Nói chung thành phố này đa số nhà cỗ thì được thiết kế theo kiểu Baroque (Barocco) nên hơi rườm rà.
Sáng nay vợ con dậy trễ nên ra đường lúc 12 giờ trưa. Lấy xe điện 43 rồi đổi qua xe buýt 10A để đến lâu đài Schönbrunn, tiếng Việt tạm dịch là dòng suối đẹp. Chỗ này to lớn, khi xưa hoàng đế ở đây. Vào cổng có hai cái tháp bút chì có hai con ó tượng trưng cho triều đình họ Hápsburg. Nói chung về kiến trúc thì không đẹp bằng điện Versailles của Pháp nhưng về thiết kế đô thị thì ăn đứt. Rộng đến mấy ngàn mẩu đất, vườn đẹp nức nở hơn Versailles.
Cửa vào khách sạn 4 Mùa ở Budapest, quên tải trên bài về Budapest. Nói chung thì hi xưa Budapest thuộc về đế quốc Áo_hung
Vườn được thiết kế bởi Jean Trenet, đệ tử của Andre Le Nôtre, người thiết kế vườn Tuileries, Versailles mà ông Piere Charles L’Enfant bị ảnh hưởng để vẽ thủ đô Hoa Thịnh Đốn sau này. Từ ngoài đi vào thì thấy lâu đài, xung quanh là vườn được thiết kế theo kiểu Le Nôtre, phía sau thì có vườn hoa, rồi để cái hồ bể nước Neptune mà dân đây gọi là Parterre sau đó lên cái đồi cao 60 mét xa chới với thì đến cái hồ, được chia cắt bị chia cắt làm hai bởi cái nhà Gloriette, tương tự Petit Trianon của Versailles nhưng đẹp hùng vĩ hơn, đứng sừng sựng trên đồi cao rồi phía sau là nữa cái hồ rồi đến khu rừng để vua chúa đi săn ngày xưa.
Vườn tược này cũng như Versailles được thiết kế trong thời đại được xem là chủ nghĩa lãng mạn, nên nhớ bà nữ hoàng Marie Antoinette là công chúa đế quốc Áo, lấy vua xứ Pháp coi như hai đế quốc thống nhất với nhau qua con cháu. Người dân đói khổ trong khi vua chúa thì theo thuyết lãng mạn, bận đồ nông dân đi vắt sữa dê,…khiến nhân dân nổi giận, lật đổ chính quyền, chém đầu vua chúa.
Xứ này độc lập, không theo tư bản và cộng sản nên có đường, quảng trường tên Engel, Karl,…đủ trò. Họ quảng cáo tranh của hoạ sĩ Gustav Klimt, người Áo gốc Do Thái nên trong thời Nazi thì gia đình này bị đày đi lò ga và trại tập trung hết. Có một bà sống sót, sau này sang Hoa Kỳ sinh sống, tranh đấu đòi lại cho bằng được bức tranh mà Klimt vẽ dì của bà ta, có một nữ trang đeo ngay cỗ và được chính phủ Áo bị toà án buộc phải trả lại cho bà ta. Đi xứ này cũng như ở Đức thì không nên nhắc lại quá khứ Nazi, mình thấy có nhiều quảng cáo hay viết bằng sơn nói đến nhóm Neo Nazi.
Đọc lịch sử thì được biết thời đại kỷ nguyên ánh sánh, tạo dựng các thuyết lãng mạn, con người bắt đầu suy nghĩ phản động, không cần Chúa nữa, họ giải thích mọi việc qua khoa học nên không còn sợ vua chúa nên dám đứng dậy bắt vua chúa ra chém đầu. Nhân loại sống nhờ các câu chuyện truyền tụng cho nhau và họ tin tưởng để hoà nhịp tạo dựng mọi thể chế xã hội mà lịch sử cho thấy từ mấy ngàn năm qua.
Nếu so sánh thì mình thích điện Schoenbrunn hơn điện Versailles. Thành phố này có lẻ có mỹ thuật hơn, các nhà thơ kịch, hí viện tổ chức hoà tấu nhạc, chắc vì du khách, còn ở Paris thì có lẻ trí thức hơn. Thành phố Vienna khu cỗ rất đẹp hơn là Paris, ít xe nên không cảm thấy bị ô nhiểm. Mai sẽ ra xem dòng sông Danube chảy ngang thành phố này.
Trên đồi nhìn xuống lại lâu đài của vua chúa khi xưa
Bắt đầu mùa thu nên lá vàng đỏ, khá đẹp nhưng nếu đến độ 2 tuần nữa thì sẽ đẹp và lạnh hơn. Đi ra, lấy xe điện ngầm đến Karlplatz để đi viếng vườn Belvedere, nơi vua chúa ở vào mùa hè. Xe điện ngầm cũng có sách báo treo cạnh ghế ngồi cho hành khách hay du khách đọc. Thằng con hỏi sao không thấy xét vé, cho thấy văn minh là chỗ người ta tự trọng, tự mua vé, không như ở New York, Nam Hàn, Hương Cảng,… phải có máy để rà vé. Mình mua vé qua Iphone nhưng chả thấy có máy rà như ở Nam Hàn hay Hương Cảng, New York nên đi luôn, đưa Iphone ra giả bộ rà cái máy bấm vé. Có lẻ dân ở đây rất tự trọng, ít ăn gian nên họ không cần máy rà vé tốn tiền.
Có điểm lạ là không có sập bán báo như ở Paris hay Luân đôn, thấy trên lề đường có mấy cái cột sắt, gắn mấy cái bịch nylon lớn để báo ở trong và một cái hộp để bỏ tiền vào và được khoá kỹ bằng một cái ống khoá to chảng. Ai muốn mua báo thì bỏ vào 0.60 Xu rồi rút tờ báo ra thay vì mấy cái thùng báo ở Hoa Kỳ.
Sau đó lại lấy xe điện vào thành phố ăn bánh Sacher ở khách sạn Sacher, bên cạnh nhà hát Opera. Cái hay ngày nay với điện thoại là đi xe điện là cứ bấm lên rồi nó chỉ lấy xe điện ở đâu, đủ trò không cần hỏi thăm đường. Chỉ tiếc là hệ thống internet của họ còn là 3 Gờ nên khá chậm, không như ở Hương Cảng hay Nhật bản hoặc Nam Hàn. Lúc này thấy đồng chí gái oải rồi nên đi chơi nữa buổi thôi cả không cô nàng ốm thì lại khổ. Mai là ngày chót sẽ đi ăn sáng chỗ gần như nhà mà thằng bạn chỉ rồi ra dòng sông Donau xem, chắc chả có gì vì trong thế chiến thứ hai thì bắn nhau tan nát rồi ghé vườn nho nơi họ làm rượu xem.
Sáng này thức dậy thì trời mưa nên lò mò đi mua bánh mì và croissant cho vợ. Nhìn thực đơn của nhà hàng mà thằng bạn giới thiệu gần nhà thì thấy cũng toàn đồ ăn khó tiêu. Ich habe die nase voll với đồ ăn Trung Âu, không có chi là đặc sắc cả. Đi ngoại đường thì toàn là tiệm ăn Ý, ở Prague thì tiệm ăn Pháp, còn tiệm ăn địa phương thì không có chi là đặc sắc.
Trời lạnh và mưa nhưng đã đến nên đành phải lội ra ngoài với cái dù. Đi đến chỗ nuôi bươm bướm trong vườn nhiệt đới, thấy họ nuôi mấy cái kén rồi sinh ra bươm bướm, đủ màu sắc. Họ đặt một cái đĩa có chuối được cắt để bướm đậu ăn. Lại gặp họ đang làm lễ gì mà thấy nhiều tổ chức bận áo quần cổ truyền nhưng toàn là đàn ông, lại nghe họ chơi nhạc Beethoven. Có tên nào đọc diễn văn nên bỏ đi.
Hai vợ chồng bò ra dòng sông Danube nhỏ vì con sông này tách vô tạo thành một hòn đảo to hơn đảo Louis ở Paris. Dọc bờ sông thấy đủ loại Graffiti, hơi sợ sợ. Vợ đi mua sắm, may quá chủ nhật nên chỉ có những hàng bán đồ lưu niệm mở cửa. Sau đó ghé vào tiệm Cà phê Central nổi tiếng, đứng đợi 20 phút mới được vào.
Tiệm này do kiến trúc sư Heinrich Von Ferstel, người Áo thiết kế sau khi đi Ý đại lợi về vào năm 1856-1860, có ảnh hưởng của kiến trúc thành phố Venice, sử dụng đá cẩm thạch khá nhiều, nằm ngay góc đường tam giác. Trong tuần thì có thể gọi đặt chỗ trước nhưng cuối tuần thì chịu thua. Trước kia là thị trường chứng khoán, sau này mới là tiệm cà phê. Họ có đâu 12 loại cà phê, ngay cả cà phê sữa đá. Mình không uống cà phê nên không thử, cứ uống sô cô la mệt thở.
Tiệm cà phê Central nổi tiếng vì khi xưa các nhà cách mạng và thi ca đều đến đây ăn uống. Nay chỉ toàn là du khách như mình đến.
Tiệm cà phê Central nổi tiếng vì khi xưa các nhà cách mạng và thi ca đều đến đây ăn uống. Nay chỉ toàn là du khách như mình đến.
Bước vào thì thấy ngay cái hình nộm của nhà văn Peter Altenberg, nổi tiếng một thời ở thành Vienna, ngồi trên cái ghế. Dạo ấy ông này đói nhưng được cái là gái mê thơ của ông ta, cũng có người trả tiền cho ông ta sống qua ngày đến khi ra cuốn sách khác hay in tập thơ. Ông ta đến hàng ngày nên để địa chỉ ở đây.
Tiệm này, ông ta và các nghệ nhân hay những nhân vật lịch sử khác của thành phố đến đây tụ tập như La Coupole ở Paris, như Leon Trotzky, Stalin chạy trốn cảnh sát của Sa Hoàng, để âm mưu lật đổ Nga triều với Lenin. Nhà hội hoạ Adolf Hitler trước khi bị bắt vào tù sau đó trở thành nhà độc tài, đưa đến cuộc thảm sát mấy chục triệu người ở thế chiến thứ 2 hay nhà phân tâm học Sigmund Freud hay hoạ sĩ tài danh Gustav Klimt, cũng gốc Do Thái. Nói chung các văn hóa của người Do Thái hồi đệ nhị thế chiến đều bị tàn phá hết bởi đạo quân Nazi.
Sau khi đợi 20 phút, hai vợ chồng được cho vào ghế ngồi, rộng rãi hơn khách sạn Sacher hôm qua. Mình gọi Goulash tương tự bò kho Việt Nam, thêm đĩa sà lách, đồng chí gái thì gọi cá hồi. Ăn xong, đồng chí gái gọi hai cái bánh đẹp nức nở, ăn vô nức nở, ngon hơn là Sachertorte. Sau đó thì từ từ đi bộ ra lấy xe điện về.
Trời lạnh nên bỏ vụ đi viếng vườn nho, làm rượu của vùng này vì thằng con bị cảm. Lần trước đi thì mình nhớ họ làm rựou trắng hình như là Ríesling thì phải. Ở nhà cho ấm cả đi ngoài, áo quần không phải loại ấm nên sợ vợ đau. Thôi ở nhà xếp đồ, chuẩn bị ngày mai lên đường sang Hy Lạp.
Xong om
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét