Hôm trước, đồng chí gái đeo đôi bông tai rồi nói của bà cụ vợ cho, trước khi bị lẫn. Đồng chí gái kể, bà cụ vợ trước khi bị lẫn thì có đem vàng cho con cháu hết, chỉ không biết cái chuỗi ngọc của bà cụ thì không biết ai lấy, không dám nghi mấy người chăm sóc bà cụ.
Có nhiều người hỏi mình làm cách nào để giúp người già, làm di chúc, chuyện hậu sự của bố mẹ để một khi đụng trận thì biết đâu mà mò, để tránh tranh cãi giữ con cháu. Ngay chính ông bà cụ mình phải đến 15 năm sau, mình phải kêu taxi tới nhà, đưa đi gặp luật sư thì mới xong. Cho nên khó mà nói được vì càng về già, càng đối diện với cái chết, con người bổng sợ hãi. Mình nghe ông mỹ quen kể chuyện gia đình ông ta nên phải làm. Trong gia đình mình hay gia đình bên vợ thì mình được biết chỉ có vợ mình và bà chị vợ là có làm thôi còn ngoài ra thì bù trớt. Coi như "taboue".
Nếu chúng ta ra đi mà không để lại di chúc thì con cháu sẽ họp lại để bàn thì chắc chắn chúng sẽ không đồng ý. Người sẽ nói bố mẹ bảo họ là muốn được thiêu, người thì sẽ nói bố mẹ muốn chôn ở Việt Nam, thả tro ngoài biển Thái Bình Dương,... Đó là nói đến gia đình có anh em hoà thuận, không cần lãnh gia tài từ cha mẹ.
Mấy anh em mình thì còn lại 4 người ở Hải ngoại, coi như yên bề gia thất hết, ai cũng có nhà cửa hết. Ở Việt Nam thì còn lại 5 người thì cũng có nhà, có cuộc sống tương đối khá nhưng khi ông bà cụ làm di chúc thì có người không nhất trí vì có tin thần gia trưởng, phong kiến, cho mình là con trai thì phải hưởng gia tài của bố mẹ như xã hội phong kiến khi xưa. Cả nhà cãi nhau như mổ bò làm mình nhớ đến câu:" money don't change you but bring your true color out". Đó là chưa kể, khi ông cụ nằm xuống, con rơi con rớt có thể từ đâu xuất hiện, tranh gia tài. Tổng thống Mitterand khi chết bổng có con rơi ra mặt. Cuộc đời khó mà biết được.
Vấn đề khi con người đi gần tới đất Chúa thì lại sợ gặp Chúa mặc dù ngày đêm cầu nguyện nên không dám nói, bàn về chuyện hậu sự. Mình nhớ ông bà Phúng, mua sẵn hòm để trong nhà lúc họ trên 50 tuổi vì khi xưa người ta thọ đến 60 tuổi là mừng rồi, còn nay thì có thể sống đến 100 tuổi. Mình có bà dì, có mẹ chồng được nữ hoàng Anh quốc, gửi giấy chúc mừng sinh nhật thứ 100 ở Úc Đại Lợi.
Mình có quen một ông mỹ, kể là ông ta làm di chúc, living trust,..., cách đây cả 20 năm, nay ông ta rất yếu. Ông ta kể là mẹ ông ta không chịu làm di chúc,..., dù con cháu nhắc nhở nhưng bà mẹ kêu bà ta là con chiên ngoan đạo, chúa sẽ cho sống lâu rồi đùng một cái bà mẹ, được Chúa gọi về. Ông ta nói là mất 3 năm trời để lục lọi, giấy tờ của bà mẹ để ghi vào gia sản để qua toà án thừa kế. Tốn công rồi trả tiền luật sư rất nhiều, ông ta thà không nhận nhưng vì được người mẹ cho nên phải. Cho nên ông ta không muốn con cháu sẽ mất thì giờ như ông ta. Ông nói nếu mình thương con cháu thì nên làm di chúc để con cháu phụng mệnh mà theo.
Về già thì người già, lâu lâu tinh thần hơi bất bình thường. Mình nhớ bà mẹ vợ hay kêu ông anh vợ hay tới chăm sóc bà cụ, ăn cắp tiền của bà khiến ông anh nghẹn ngào. Có khi thì kêu bà giúp việc, khi thì nói người khác nếu bà nhớ ai đó. Mình nhớ lần đầu về thăm Việt Nam, có ghé thăm bà ngoại, đang ở chung với ông cậu. Mình cho mệ ngoại tiền thì bà cất liền, rồi nói nhỏ là sợ người ta lấy.
Mình đoán về già con người ta không làm ra tiền nữa nên họ rất sợ mất tiền. Con cháu nói thì họ nghĩ là con cháu muốn chia gia tài. Mình có ông mỹ kể là ông ta khoe với con là mới mua chiếc xe Lexus mà ông ta mơ từ lâu thì mấy người con kêu tại sao lại phải mua xe mới. Ông ta nói chúng nó nghĩ là tiền của chúng rồi nên không thích khi tao tiêu tiền.
Dạo bà dì của vợ qua đời, sau khi bị té. Bà chị bà con kể là cảnh sát, đuổi mọi người ra khỏi phòng để họ khám nghiệm, xem bà dì có thương tích gì, bị người nào cố ý đẫy té. Họ hỏi kỷ càng gia sản của bà dì,...., vì sợ có ai trong nhà mong bà dì chết. Sau không thấy có gia sản thì mới được ký giấy tử.
Hôm trước, mình có kể về long term care nhưng quên nói về chuyển sang tên cho con cháu, nếu muốn. Nhà nước sẽ đi ngược lại 5 năm, xem người ta chuyễn nhượng sang tên tài sản của mình cho nên nếu ai muốn chuyễn tên qua cho con cháu thì phải làm trước 5 năm trước ngày vào viện dưỡng lão nhưng sao mình biết được ngày nào mình phải vào chỗ cuối cùng của đời người.
Nếu mình ký giấy tờ vào viện dưỡng lão và nói sẽ trở lại nhà mình sau khi cảm thấy khoẻ lại thì nhà nước sẽ không đụng đến căn nhà hay gia sản $2000 của mình nhưng một khi mình qua đời thì nhà nước sẽ lấy cái nhà vào lúc đó để bán và trả biên lai số tiền đã chữa trị cho mình mấy năm qua.
Cách mà những người đầu tư vào nhà cửa thường làm là sang tên cái nhà vào một LLC rồi bán một phần cho con cháu rồi mỗi năm có thể cho con cháu (gift) mỗi người tối đa $14,000. Thí dụ: một cặp vợ chồng có 5 người con đã lập gia đình và có con. Hai vợ chồng có thể cho người con #1 $14,000 mỗi người vậy là $28,000 cho người #1 rồi $28,000 cho dâu hay rễ #1 coi như $56,000, cứ tiếp tục cho 4 người con khác coi như $56,000 x 5 cặp = $280,000 cho một năm. Nếu còn dư tiền thì cho cháu nội hay ngoại $14,000/ đứa thì sẽ hết tiền của trị giá căn nhà. Nếu năm này cho chưa hết thì đến năm sau. Nếu vào viện dưỡng lão thì khi chết nhà nước không có quyền tịch thu nhà vì thuộc về LLC.
Có cái này không nên làm là bỏ giấy tờ, tiền bạc nữ trang trong safety box của ngân hàng. Khi xưa ngân hàng mình cứ cho một safety box miễn phí mỗi khi mình mở một trương mục. Sau này khám phá ra một điều là nếu mình chết thì phải có giấy tờ của toà án thì người đại diện của estate (executor), mới được ngân hàng cho mở cho nên hết dùng.
Mình có viết "Letter of beyond" giải thích nhà cửa nào đứng tên dưới dạng trust nào, tên gì, “beneficiary” đều là Living Trust của gia đình, nợ bao nhiêu, trả hàng tháng bao nhiêu, cái nào không còn nợ, cho thuê giá bao nhiêu, người thuê là ai rồi Quickbooks .. . Living Trust để ở đâu, có hồ sơ được bỏ trên One Drive, Icloud và một loại khác để lỡ máy điện toán có bị hư.
Giáng Sinh về thì mình bỏ thời gian ra để xem lại nợ nần, ghi lại để xem Net Worth lên hay xuống ra sao, để lỡ quá mất trí nhớ thì vợ con biết mà lần. Ghi tên mấy người bạn đầu tư, để có thắc mắc thì nhờ họ giải thích dùm,…
Càng già càng có đủ trò để làm, chuẩn bị cho hậu sự thay vì đi nhậu, cà phê rồi mai sau khi không còn trí nhớ là phiền vợ con. Mình có tên bạn thua mình 2 tuổi, bổng nhiên cách đây 5 năm, trả nhớ về không. Trong tuần thì vào viện ở, cuối tuần vợ con đón về. Khổ cho vợ con.
Mình có bạn bè, gọi rên là bố mẹ sợ chết nên không dám nói hậu sự của mình. Hỏi mình phải làm sao thì mình ngọng. Mình nói Ông bà cụ mình cả 15 năm, dù nhà chả gì ngoài căn nhà được xây trên 50 năm. Cuối cùng mình phải nhờ em út bàn với luật sư rồi kêu taxi chở ra ký giấy tờ mới xong. Tối đó, cả nhà cãi nhau như cái chợ. Năm sau thì ông cụ ra đi.
Hú vía
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét