Long term care

Có lẻ chừng 10 năm nữa, một số trong đám bạn mình sẽ vào viện dưỡng lão vì trong cuộc sống ở Hoa Kỳ, khó mà sống với con cháu như ở Việt Nam vì không muốn làm khổ chúng.
Khi mẹ vợ mình lẫn, con cháu phải mướn người lo, chăm sóc cho bà cụ. Mỗi lần chị giúp bà cụ đi chơi cuối tuần, mình phải thế đồng chí gái đến nhà ngủ lại để canh mẹ vợ. Ban ngày bà cụ ngủ nhưng ban đêm lại thức, đi đi lại lại.
Mình nhớ có lần đang ngủ, bà cụ đánh thức mình dậy, hỏi sao anh ngủ hoài rứa rồi hỏi đủ thứ chuyện khiến mình ngủ không được. Mình không muốn sẽ hành con cháu sau này kiểu này.
Mình có quen bà Inge, năm nay 84 tuổi, mắt loà nên không lái xe. Bà ta mướn người chở đi chợ, đi thăm bạn,.... Bà ta vẫn sống tại nhà của bà, không phải vào viện dưỡng lão nhưng số người được như bà rất ít.
Cách đây hai năm, bà hàng xóm mỹ, béo như lợn lại cao to. Ông chồng lại bé con nên lâu lâu chạy qua nhà mình nhờ đỡ bà vợ dậy vì té, đứng dậy không được. Rồi một hôm bà ta bị tai biến nên cho vào viện dưỡng lão. Ông ta kể tốn một ngày $150 gần $5,000 cộng thêm chi phí lặt vặt hay $60,000/ năm.
Có người không muốn ở nursing home thì xin vào ở những nơi assisting living care, những căn nhà có nhiều phòng, có người lo ăn uống thuốc, chở đi bác sĩ.... Những chỗ này không rẻ, tốn độ $2,000 trở lên nhưng với điều kiện là mình có thể tự đi chuyển, tự lo...... Nghèo hơn thì phải vào nursing home. Mình vào nursing Home thì hy vọng sẽ không bao giờ bị đưa vào đây.

Vấn đề là lấy tiền đâu để trang trải chi phí. Nếu có tiền như bà Inge thì chỉ nằm ở nhà, có người tới lo cho bà ta đến khi đi về đất Chúa. Còn đi nursing Home thì phải vô sản thì mới được chấp nhận vào. Người nào có nhà thì vẫn được giữ căn nhà với mình với điều kiện là ký giấy tờ, cho biết nguyện vọng sẽ trở lại nhà khi nào khỏe hơn nhưng một khi qua đời thì họ sẽ dựa vào nhà để hoàn lại tiền cho những năm tháng nuôi mình.
Nhiều người nghĩ là sang tên nhà cửa tài sản cho con cháu để trở thành vô sản nhưng nhà nước sẽ xét lại, xem những tài sản mình đã chuyển nhượng cho ai trong vòng 5 năm. Cho nên muốn làm cái này thì phải chuẩn bị làm ngay 60 tháng trước khi vào viện dưỡng lão nếu không thì họ bắt mình trả đến khi chỉ còn $2,000. Có nhiều cách để chuyển nhượng gia sản cho người thân mà không bị luật lệ 5 năm.
Thật ra nếu mình hiểu vấn đề thì trong Living Trust, chỉ cần thêm khoảng “Will return”, cho biết mình sẽ trở lại ở căn nhà trước khi vào viện dưỡng lão thì chính phủ không bắt mình, phải bán để trả chi phí trước khi được chính phủ trợ cấp. Lấy nhà cho thuê khi mình vào viện dưỡng lão, để trả chi phí.
Để tránh trường hợp ông Jose, người mướn nhà của mình. Ông ta nghe ai khuyên là chuyển tên sổ đỏ cái nhà qua cho thằng con để được lãnh trợ cấp. Vài năm sau, thằng con lăn đùng ra chết, con dâu đòi bán cái nhà nhưng ông ta không cho vào, đuổi cũng không được vì ông ta không ký giấy tờ gì cả, thêm sợ dòng họ chửi bới. Cuối cùng kêu mình lại bán cái nhà giá 1/3 giá thị trường. Mình mua xong thì gõ cửa, nói la chủ mới, cho ông ta ở đó nhưng phải trả tiền nhà. Xong om
Có người có tài sản tại nhiều tiểu bang thì khi qua đời thì nhiều khi phải làm probate tại mỗi tiểu bang có tài sản của mình. Mình đang nói bà chị vợ bán căn nhà cho thuê ở tiểu bang Nevada và Cali cho thằng con đang ở Cali để tránh phiền phức cho con cháu sau này. Cứ tưởng tượng con cháu, phải bay sang tiểu bang khác để ra toà probate, mất công, mất tiền,… giản đơn hoá cuộc đời.
Nếu thương con thì không nên dính dáng vào đời sống thường nhật của chúng, tìm một nơi nào an bình để sống những ngày còn lại trong hoàng hôn của đời người.
Có dạo mình tính chia một số lô để làm Mobile Home cho đám bạn, họp mặt ăn uống cả ngày, hò hát cho vui vào tuổi già nhưng tính lại thì vài năm sau là họ phải vào viện dưỡng lão nên phí tiền nên thôi trồng bơ cho vui đời.
Tuần tới, Mình sẽ gặp luật sư để sửa đổi vài thứ để cập nhật hoá tình trạng gia đình. Mấy ngày nay đang suy nghĩ nhiều cách, hy vọng cuối tuần này sẽ viết ra những gì cần sửa đổi.
Khi nói đến chuyện chắc chắn chết trong tương lai, không ai muốn nhắc đến hay bàn nhưng đó là hệ quả đương nhiên sẽ đến, chỉ có một ẩn số là không biết khi nào, ngày nào, phút nào cho nên chúng ta cần lấy can đảm, nhìn thẳng vào vấn đề, để viết xuống di chúc,.... 15 năm trước sau khi vợ chồng mình làm xong di chúc, living trust thì cảm thấy bớt lo. Nay chỉ cần cập nhật hoá vì sau 15 năm, con cái lớn hơn, tài sản thêm chút ít,…
Nhs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét