Phát triển để tự sát

Người ta hay nói đến các đế quốc như Anh quốc, Pháp quốc,.. nhưng hay quên Tây Ban Nha từng là một đế quốc, đem quân đi chiếm đóng khắp nơi, á châu có Phi Luật Tân, Mỹ Châu, và phi châu,.. ngày nay các nước nói tiếng Tây Ban Nha đông nhất thế giới. Mình hay thắc mắc tại sao một đế quốc giàu sang, thậm chí thời đế quốc la mã, xứ này đã giàu có nhất đế chế la mã, có nhiều vị hoàng đế như Trajan, Hadrian,…


Như người ta hay nói ai giàu ba họ ai khó ba đời, có thịnh thì lại có suy.

Ngày nay Tây Ban Nha có độ trên 47 triệu người, GDP quốc gia là trên $1.2 ức và có hệ thống đường xe lửa cao tốc đứng thứ nhì trên thế giới sau Trung Cộng. Mình có đi Uzbekistan và Tây Ban Nha đã xây cho họ đường xe lửa cao tốc, rất tốt. Nếu xây cao tốc thì nên nhờ người Tây Ban Nha xây, tuy đắt hơn anh ba tàu như chất lượng bền. Mình xem video bên tàu xe lửa cao tốc của tàu có thể chạy 300 cây số nhưng vì bị tai nạn nên họ chỉ cho chạy 200 km. Tây Ban Nha có lượng du khách viếng trên 100 triệu người mỗi năm, gấp đôi dân số của xứ này, khiến dân tình chống đối vì làm giá thuê nhà gia tăng cho dân địa phương. Thấy video dân tình chửi bới du khách ở Barcelona….


Vấn nạn ngày nay là Tây Ban Nha chỉ có 10% dân số sinh sống trên 70% diện tích của quốc gia. Nếu nhìn ban đêm thì chỉ thấy các vùng cạnh Barcelona, Madrid,… mấy thành phố lớn là có ánh đèn sáng còn ngoài ra thì mù mịt như hình ảnh Nam Hàn và Bắc Hàn.



Người Tây Ban Nha gọi hiện tượng dân số ngày nay là Espanovacia, tạm dịch là Tây Ban Nha trống không. Ở vùng quê, tỷ lệ dân số với đất đai ít hơn cả các nước Bắc Âu hay tiểu bang Kansas. Có lần thiên hạ gọi mình kêu bán cái tiệm 1 Dollar ở Kansas. Mình xem thành phố chỉ có gần 2,000 người dân nên khỏi cần đi xem cũng từ chối.


Vấn nạn này không gây ra bởi thiên tai mà bởi các kế hoạch phát triển của chính phủ xứ này từ 60 năm qua. Nhà ở quê giá bán rẻ như bèo. Tương tự ở Ý Đại Lợi, nghe nói có nhiều làng bán nhà với giá 1 Euro với điều kiện phải sửa chửa chi đó đến mấy trăm ngàn. Ai ở Việt Nam muốn qua Âu châu, chỉ cần mua nhà 1 Euro rồi bỏ tiền sửa, có giấy tờ hạ cánh an toàn.


Lấy thí dụ vùng Selta Burga, có diện tích bằng tiểu bang Virginia có 1.8 triệu dân cư thì vùng này chỉ có gần 500,000 dân cư. Hay 8 dân cư cho mỗi cây số vuông.


Phải nói về địa lý của Tây Ban Nha, có rất nhiều đồi núi như Thuỵ Sĩ và Áo quốc. Nhưng đồi núi của Tây Ban Nha ngoài phía Bắc ngay biên giới Pháp quốc, thì đồi núi ở xứ này cắt ngang xứ này nên gây trở ngại cho việc lưu thông.

Thủ đô Madrid nằm ở giữa, thấy địa hình phía Bắc là dãy núi Pyrénées rồi vòng vòng có thêm nhiều dãy núi


Tò mò mình kiếm thêm tài liệu thì được biết mấy vùng bị gần như bị bỏ hoang ngày nay, bao nhiêu thế kỷ qua là vùng nông nghiệp. Các vùng này chỉ có độ 50 người dân cư thì trước đây nuôi sống cả mấy trăm gia đình. Sự thay đổi không phải tự nhiên mà do chính sách hoạch định của chính phủ.

Valle de los caidos gần Madrid, ddai tưởng niệm liệt sĩ bên thắng cuộc còn bên thua cuộc chả được gì cả. Sau gần một thế kỷ con cháu cũng chả được nhắc đến

Khi mình đi viếng Tây Ban Nha nĂm 1978 khắp xứ này trong vòng 3 tháng hè thì nhận thấy hệ quả của cuộc nội chiến, chấm dứt từ năm 1939 vẫn tồn tại và gây nhiều ảnh hưởng. Sau cuộc chiến thì ông Francisco Franco thành lập một chính quyền phát xít gần 40 năm. Phát triển theo kiểu bế môn toả cảng. Không tham gia Liên Hiệp Quốc. Kiểu tự cấm vận vì sợ ảnh hưởng của cộng sản đang hoành hành ở Âu châu. Thanh lọc các tàn dư của phe thua cuộc. Khi mình sang pháp năm 1974, 25% cử tri pháp bầu cho Đảng cộng sẩn và 35% cử tri Ý Đại Lợi bầu cho Đảng cộng sản. Trước khi mình rời Âu châu thì người dân Tây Ban Nha bầu cho Đảng xã hội khiến quân đội chiếm đóng quốc hội đến khi ông vua Juan Carlos lên đài truyền hình ra lệnh binh lính trở về doanh trại mới cứu vãn được nền dân chủ mới được thành lập sau khi El Gaudillo qua đời. Sau này người ta khui ông vua Carlos này đủ trò, tham những này nọ. 


Cũng phải giải thích là xứ này có nhiều vùng thời mình ở Âu châu, đòi tự trị. Lâu lâu thấy bom nổ đủ trò như ở vùng Basque, Catalunya,… nói chuyện với người dân thì bên thua cuộc chã được gì cả. Đất nước xem như thuộc bên thắng cuộc. Bên thua cuộc không được tham gia hay làm chức lớn gì cả. Mình có ghé Valle de Los Caidos, nơi họ làm đài tưởng niệm những người chết vì cộng sản còn phe theo cộng sản thì ở tù sau được thả rồi sống lây lấy qua ngày. Mình có xem một phim tả cảnh anh chàng theo cộng sản trốn trong nhà vợ nuôi mấy chục năm. Vì sợ ra đường là dân phát xít xơi tái. 


Mình về trường, thiết kế một đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở Mũi Cà Mau qua đồ ăn tự do. 


Đến năm 1959, ông Franco mà họ gọi El Gaudillo mới đột phá tư duy, phải kỹ nghệ hoá đất nước, phải đổi mới, không ăn mừng trên chiến thắng phe thua cuộc Hoài . Họ tập trung vào những nơi để phát triển. Ngoại quốc bắt đầu nhảy vào đầu tư. Năm 1949, Tây Ban Nha chỉ có 49,000 chiếc xe hơi, đến giữa thập niên 1960, số này lên đến hơn 1 triệu. Những năm này, Tây Ban Nha được xem là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới cùng với Nhật Bản.


Các hạ tầng cơ sở được xây dựng, tập trung vào các thành phố lớn. Chính sách kinh tế tập trung khiến dân cư ở vùng quê chạy ra thành phố kiếm công ăn việc làm và có đời sống tốt hơn ở làng quê. 


Thống kê cho thấy sau 20 năm thì dân cư ở thôn quê giảm từ 43% xuống 27%. Nhiều làng quê mất giới trẻ có sức lao động , chỉ để lại người già và con nít. Vụ này mình thấy tương tự như ở Trung Cộng, khi Đặng Tiểu Bình kêu gọi phát triển. Có anh bạn gốc Chợ Lớn kể về quê cha để tiếp tục cơ sở trồng trà của gia đình từ mấy đời. Kiếm không ra người làm vì trai tráng đều ra thành phố lớn kiếm việc làm vì vui, chớ ở quê thì Chán Mớ Đời . 


Hay về quê mình thấy dân trong làng đi vào nam lập nghiệp khá đông hay lao động nước ngoài. Ở quê còn mấy chú họ hưu trí. Nay quê mình được sát nhập vào Hà Nội nên giới trẻ đi làm ở trung tâm Hà Nội tối về làng ở. Nếu không chắc bỏ nhau Đi hết. 


Nhớ khi xưa, mình viếng vùng Munster, Alsace, có quen 2 cô đầm. Sau này trở lại thăm, trước khi đi Anh quốc thì thấy hai cô đều cặp Bồ với hai ông Tây đen vì trai trong làng ra Paris, Strasbourg kiếm việc làm. Còn mấy ông Tây đen làm trong hãng xưởng ở Mulhouse, cuối tuần chạy lại thành phố có fromage nổi tiếng tán gái nhờ tình trạng trai thiếu gái thừa. Mấy chục năm nay không liên lạc nay chắc lấy chồng phi châu hết. 


Sự việc gây ra hậu quả trầm trọng đến ngày nay. Họ để lại người già, không có nhân công để làm kinh tế vùng quê trong làng hoạt động, học sinh không có trường lớp. Y sĩ, nha sĩ không ai về quê mở phòng mạch. .. đưa đến tình trạng giảm dân số đến ngày nay.


Ngoài ra còn môi trường không được canh tác hay rừng không được người nông dân chăm sóc, dọn dẹp nên gây nhiều hỏa hoạn cháy rừng mà cách đây mấy năm nghe đến. 


Khi một làng mất số lượng thanh niên, không những mất dân số của làng mà còn mất luôn cả tương lai. Các người lớn tuổi ở lại, không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế, bắt đầu đóng cửa rồi đến các trường học. Học sinh phải đi xa để tiếp tục học khiến cuộc sống ở làng không thể đáp ứng được với cuộc sống hiện đại của người dân. Rồi đến ông làm bánh mì về hưu, không có ai truyền nghề lại. Kết quả ngày nay 5,000 trên 8,131 đô thị, chưa có đến 1,000 dân cư. Độ trên 1,400 được xem là có nguy cơ biến mất vì dân số dưới 100 tuổi và không có sinh sản gì cả. Các nơi này sẽ biến mất sự sống dù đã được thành lập từ thời trung cổ. Xem các thống kê thì các ngôi làng này mất dân cư rất nhiều vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Khi chính quyền bắt đầu hoạch định chương trình phát triển kỹ nghệ hóa Tây Ban Nha. 


Nếu du lịch xứ này chúng ta sẽ thấy hệ thống hạ tầng cơ sở rất tối Tân, hệ thống xe lửa cao tốc 300 cây số chỉ thua Trung Cộng. Thủ đô Madrid được xem là trung tâm kỹ nghệ chính của Âu châu với hệ thống fiber optic và 5G có thể sánh với  thế giới. Nhưng nếu lái xe đi ra ngoài mấy thành phố lớn thì người dân chả có gì cả. Có những vùng xe lửa cũ kỷ vẫn được sử dụng, xe chạy độ 30 cây số một giờ. Dân xứ này nổi điên khi thấy trên mạng xã hội quay cảnh xe máy cày chạy nhanh hơn xe lửa miền quê. Hệ quả của sự phát triển tập trung trung ương. 


Nghe nói Việt Nam Dạo này sát nhập các tỉnh thành lại với nhau. Xem như tập trung lại thì nguy cơ có thể có nhiều hệ quả khó lường trước. Chính quyền ở ngay Đà Lạt mà đã phá banh ta lông xứ mộng mơ một thời. Nay chính quyền dời về Khánh Hoà thì lại càng xa, ông đầu tỉnh năm lên viếng vài lần là ngọng thêm. 


Họ đưa ra thí dụ một làng của ông Jose. Vào những năm 1950, khi ông ta còn trẻ ngôi làng này có 800 dân cư, 5 quán bar, hai tiệm bán bánh mì, 3 tiệm bán thực phẩm thậm chỉ có rạp chiếu bóng cho dân xem vào ngày chủ Nhật . Này Ông ta 67 tuổi hưu trí cũng như các người khác trong làng. Ông ta cho biết đứa bé cuối cùng được sinh ra trong làng cách đây 12 năm. Và gia đình này đã dọn đến thành phố lớn. Trong làng không có bác sĩ, tiệm tạp hóa chợ, không trường học. Mỗi tuần hai lần có một ông bán dạo , lái xe qua làng bán những đồ cần thiết cho dân sống sót. Mình có xem một phim kể một ông người Ý Đại Lợi tậu chiếc xe để chở sách làm thư viện di động chạy làng này qua làng khác trong tuần để cho mượn. Sách cả người già không có Internet ở quê. Không biết nhà thờ có gửi các ông cha đến mấy làng này hay không   


Họ tính ra trong các làng 140 người nam chỉ có 100 người nữ. Lý do phụ nữ chạy ra thành phố để làm việc đeo đuổi nghề nghiệp của họ. Biến các cùng làng quê toàn là đàn ông. Mình có viếng Madrid năm 1978, nay nghe nói thủ đô này nhiều đồng tính lắm. Chắc vì lý do này. Kiếm không được phụ nữ thì đành theo đàn ông. 


Kỹ nghệ hóa canh nông đã khiến các máy cày thay thế các nông dân khi xưa thường di chuyển từ làng này qua làng kia để làm việc theo mùa. Nên canh nông phát triển và rẻ so với mấy nước Âu châu phía Bắc. Nhớ khi xưa ở Âu châu hay thấy rau quả từ Tây Ban Nha rẻ. 


Năm 1986 khi Tây Ban Nha gia nhập cộng Đồng Âu châu, phân phối mỗi nước canh tác đại trà khác với cách thức canh tác của các nông trại nhỏ từ bao thế hệ. Trợ cấp từ Âu châu đến các công ty lớn còn mấy địa chủ nhỏ thì ngọng kiểu ở Hoa Kỳ. Các công ty thực phẩm lớn vớt hết các trợ cấp của chính phủ. Bao nhiêu ngành công nghiệp của kinh tế đều tập trung ở các thành phố. Dần dần miền quê của Tây Ban Nha không còn sự đóng góp vào nền kinh tế Âu châu. 


Thêm Tây Ban Nha áp dụng chiến dịch sử dụng năng lượng xanh nên quạt gió được dàn dựng khắp nơi. Tháng 4 vừa rồi Tây Ban Nha bị cúp điện nên thiên hạ bò ra đường sinh hoạt nhảy múa nấu ăn ngoài đường. 


Du lịch đem lợi nhuận vào mùa hè nhưng cũng chỉ có các thành phố lớn là hưởng lợi. Sự toàn cầu hóa hay Âu châu hóa đã bỏ rơi các vùng quê Tây Ban Nha khiến người dân phản kháng. Nghe nói đâu có trên 100,000 người biểu tình đòi chính phủ đếm xỉa đến họ. Có phòng trào gồm 120 diễn đàn tổ chức mang tên Revua da Espagna Vasiada lên tiếng đòi can thiệp việc suy giảm dân số ở vùng quê đã giúp chính phủ thành lập thêm một bộ để nghiên cứu việc này. Lại thêm hành Chánh trung ương. 


COVID 19 xảy ra. Dân tình chạy về quê tránh nạn và cảm thấy đời sống ở đây thích hợp hơn nếu có hạ tầng cơ sở như Internet. Tây Ban Nha thấy sự phát triển về Internet từ 6% năm 2015 lên đến 79% năm 2023. Hy vọng sẽ giúp dân tình trở lại quê xưa sinh sống. Học thì có Internet qua mạng. 


Nhiều làng mạc lợi dụng sự việc và kêu gọi người dân thành phố trở lại miền quê như cho nhà không, giảm thuế này nọ. Các gia đình trẻ tìm thấy nhà cửa rẻ hơn thành phố và rộng lớn hơn nhưng có lẻ đã quá trễ để lật ngược tình thế dân số của Tây Ban Nha. 


Về cử tri thì các cùng quê tính ra có đến 4 lần nhiều hơn dân thành phố. Vấn đề toàn là người già nên họ chỉ chú tâm kiếm phiếu với các luật về hưu trí để mị dân. Ngày nay tỷ lệ sinh sản của người Tây Ban Nha cũng giảm nhiều nghe 1.14 trong khi họ cần đến tỷ lệ 2.1 để cân bằng dân số. Có lẻ vì vậy họ khuyến khích di dân. Có anh kia quen, đầu tư vào Hoa Kỳ theo chương tình EB5, có thẻ xanh nhưng cuối cùng chương trình đầu tư nghe nói bị lừa, luật sư ăn hết không thành công nên chưa vào quốc tịch Hoa Kỳ được nên phải chạy qua Tây Ban Nha mua nhà, có giấy tờ ngay và sau 5 năm thì vào quốc tịch.


Ví dụ sự phát triển của Tây Ban Nha có thể giúp các nước trên thế giới học bài học về phát triển. Phải để ý đến sự phát triển các vùng xa, miền quê. Lý do là vùng quê, miền xa là nơi còn tồn tại văn hoá ngàn năm của dân tộc, bỏ hết thì chúng ta sẽ mất bản thể của chúng ta và sẽ bị tha hoá, khủng hoảng căn cước một đời. Chưa nói đến thế hệ con cháu mình.


Mình viếng 3 xưa Trung Á vừa qua, thấy họ đang phát triển nhanh sau khi dành độc lập từ khi liên Xô tan rã. Thay vì uống trà, nay thiên hạ uống CoCa cola nhiều hơn. Từ từ họ sẽ bị toàn cầu hóa và mất đi bản sắc của họ. Hay xem Trung Cộng ngày nay, các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy họ mất hoàn toàn bản thể của cha ông khi ra thành thị rồi nay kinh tế te tua, chỉ biết ra đường ngủ. Chán Mớ Đời 


Nên nhớ khi xưa, Tây Ban Nha bị người Bắc Phi, đạo hồi giáo chiếm đóng 400 năm. Nay dân số suy giảm thì có thể từ từ người hồi giáo , phi châu sẽ cai quản vùng đất này như tổ tiên họ khi xưa. 1000 năm sau, ai học sử địa sẽ học về ngày tàn của đế chế Tây Ban Nha và bị người di dân từ Bắc Phi cai trị. Ngày xưa khi em đi chơi ở Tây Ban Nha thì không thấy người da đen hay hồi giáo nhưng nay thì thấy trong đội banh quốc gia của họ có rất nhiều cầu thủ gốc phi châu. Như cầu thủ Hakimi, hay thần đồng Yamal,… nghe nói Daoj này mấy người đến từ Bắc phi, buồn đời hay kéo mấy ông hài Tây Ban Nha đánh chơi cho vui nên dân tình bắt đầu gậy gộc Xuống đường khiến truyền thông kêu phát xít cực hữu. Có lẻ không nên ghé Tây Ban Nha dạo này cho chắc ăn. 


Nghe nói họ đang dự tính xây một đường hầm từ Ma-rốc qua eo biển Địa Trung Hải. Nhớ khi xưa đến Algeciras, Hải cảng của họ cuối đất nước như Cà May của Việt Nam Cộng Hoà. Đứng nhìn thấy bên kia bờ biển là Tangier nên em buồn đời, xuống tàu đi qua đó, gặp ông kiến trúc sư Võ Toàn, tốt nghiệp kiến trúc tại Paris  xong bò qua xứ này sinh sống. Vẽ đủ thứ cho xứ này. Ông  ta kêu mình ở lại vẽ cho ông ta nhưng trả bèo quá nên em về Paris rồi đường đời đưa em qua Thuỵ Sĩ rồi…cuối đời làm nông dân.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắn sơn tử

 

Hai chai bia đổi lấy nhiều mạng người

TWO BOTTLES OF BEER

   By

      Sgt. Nguynh van Cu'

       as told to Tony Spletstoser

 

 Ông Tony Spletstoser, cựu chiến binh tại Việt Nam viết lại theo lời kể của ông Nguyễn Văn Cư trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Mình chắc tên ông ta là Cư vì trong một bài khác, ông ta nhắc đến tên người chị tên “An”. Gia đình có 4 chị em, chắc bố mẹ đặt tên An Cư Lạc Nghiệp.


Chúng tôi đóng quân ở căn cứ của lực lượng đặc biệt, cạnh núi Khỉ phía trên quân cảng của Đà Nẵng. Bạn tôi và 5 đồng đội mới trở về căn cứ sau một cuộc nhảy toán khá nguy hiểm. Họ được thẩm vấn về cuộc trinh sát ở chỗ Việt Cộng đóng quân. hôm trước, xem một phim người nhái Hoa Kỳ thì cũng thấy một toán gồm 6 người.


Họ thoát chết trở về cho thấy các cuộc huấn luyện kỹ lưỡng đã giúp và minh chứng giữa thành công và thất bại. Sau phần thẩm vấn họ mệt mỏi nên ghé qua căng tin tìm đồ gì ăn và thức uống lạnh. 


Bạn tôi hỏi người lo phần căng tin nấu gì cho cả toán ăn rồi tiện tay mở phía sau quầy xem có gì uống thì thấy hai chai bia. Anh bạn sáng hai con mắt kêu hỏi trung sĩ có hai chai bia. Trung sĩ, anh nuôi kêu không được hai chai này của chỉ huy dành cho khách quý. Anh bạn tôi nói giờ đã 10 giờ đêm và ông ta đã ngủ. Không ai đến viếng cấp trên trước sáng ngày mai. Tôi đưa tiền anh, mai anh đi chợ mua 2 chai khác thế lại.

Trại LLĐB tại Plei Mei , Komtum. Mình thấy danh sách trại LLĐB khá nhiều khắp miền Nam, đông nhất vẫn là ở miền Trung

Ông trung sĩ buồn đời, chắc tối khuya mà phải nấu nướng cho mấy ông thần này, kêu bia này không bán. Anh không được lấy. Cũng có lý nhưng lính mới đi trinh sát 8 ngày, chỉ có cơm khô gạo sấy trong rừng về, suýt chết nên Ông ta có thể du di sớm mai đi mua bù lại. Anh bạn tôi cố giải thích cho anh nuôi ở căng tin là chúng tôi mừng quá, sống sót trở về nên muốn ăn mừng. Tôi đưa anh tiền để mai anh mua bù lại cho vị chỉ huy. Đồng ý. Không đồng ý. Bia này là của cấp trên, không được đụng đến. Thế là có chuyện. Chuyện bé xé ra to.


Anh bạn tôi nói tôi mệt mỏi cãi nhau với anh. Tui lấy hai chai bia này rồi anh muốn làm gì thì làm. Ông thượng sĩ nổi máu khùng lên chửi thề đủ trò rồi bỏ đi. Ông thần nổi điên vì có người cãi lệnh mình nên bò lên phòng của cấp chỉ huy và đánh thức ông này dậy. 


Ông này đang ngủ ngon lành bị đánh thức dậy nên điên tiết lên bận áo quần rồi lận cây súng vào lưng quần rồi đi theo ông thượng sĩ già đến câu lạc bộ. Ông thần đi vào, la lớn kêu mấy anh rời chỗ này ngay. Anh bạn tôi kêu dạ để tụi em ăn tô bún và uống xong rồi đi về. Ông thần hét to kêu phải rời khỏi chỗ này ngay lập tức nếu không tôi bỏ tù. Bỏ tù thì khỏi ra trận.


Đó là điều không nên thốt ra. Thường chúng tôi rất kính trọng cấp chỉ huy và các sĩ quan. Nhưng đồng thời cấp trên cũng thông cảm và hiểu cấp dưới. Phải đi hai chiều mới toại lòng nhau. Mấy người lính bỏ chai bia xuống. Vị sĩ quan quay gót và bỏ về, theo sau ông Trung sĩ. Không khí đang vui bổng chuyển qua nặng nề vì sự hiểu lầm hay sĩ quan phản ứng hơi quá qua các lời tố giác của vị trung sĩ anh nuôi.


Vị sĩ quan này biết mấy người này đã trải qua 8 ngày ở địa ngục khi đi thám sát ở căn cứ đóng quân của Việt Cộng vì ông ta mới thẩm vấn họ hồi chiều khi họ được trực thăng bốc về căn cứ. 


Sau khi ăn xong tô bún và uống hết hai chai bia. Mình đoán là chai bia con cọp chớ bia 33 thì nốc một cái là hết. Mấy người lính trở lại doanh trại. Họ biết là sẽ có chuyện lớn nhưng mặc kệ vì họ quá mệt mỏi sau chuyến đi. Trong khi mấy người kia đi ngủ thì bạn của tôi lấy cây súng AK-47 và lấy thêm 30 viên đạn. Bạn tôi bực tức vì vị cấp trên làm khó dễ chỉ vì 2 chai bia. Dù biết họ đã trải qua 8 ngày ở địa ngục. 


Ông trung sĩ không chú tâm đến công lao của mấy người lính vừa từ căn cứ của Việt Cộng trở về. Thêm Ông sĩ quan thì bực tức nghe lời ông trung sĩ đôn hót lại.


Bạn tôi lấy súng và rời doanh trại và đi lại căng tin trong đêm tối. Thấy vị sĩ quan, thượng sĩ và quân cảnh đứng trước cửa. Vị sĩ quan thấy bạn tôi thì nổi điên lên, bảo anh ta đi về doanh trại vì chúng tôi đang bận, bàn bỏ tù mấy anh về tội gì. Anh bạn tôi chậm rãi, nói không cần nữa và bắt đầu bắn vị sĩ quan rồi đến thượng sĩ và những người khác. Có một người thoát chết khi thấy bắn nên thụp người xuống và trốn đi cửa sau. 


   Bạn tôi trở về doanh trại. Chúng tôi không ai biết chuyện gì xảy ra vì chúng tôi quen tiếng súng trong căn cứ. Lính bắn thử súng đêm ngày. Bạn tôi ghé lại chỗ chúng tôi ngủ và chậm rãi nói. Tụi bây không phải lo nữa, tao đã thanh toán mọi việc. Sau đó trở lại căng tin nơi các xác chết nằm la liệt. Anh bạn chỉa mũi súng AK dưới cằm và bóp cò. Viên đạn bay qua đầu. Một đồng ngủ thức giấc và chứng kiến mọi việc nên chạy lại băng bó cho anh bạn. Anh ta vẫn còn sống, thều thào đừng cứu tao rồi lột băng ra. Họ kiếm được chiếc xe jeep chở anh bạn ra bệnh viện Đà Nẵng nhưng khi đến nơi thì bạn tôi đã tắt thở. 


Bạn tôi đã làm một điều không đúng nhưng đã lãnh trách nhiệm chung cho chúng tôi. Sau đó, các sĩ quan đều được thay thế và các sĩ quan được gửi đi họp về cách cư xử với lính lực lượng đặc biệt vì rất khó thay thế các người lính lực lượng đặc biệt so với hai chai bia quá đắt. 


 Có sự khác biệt giữa binh sĩ mỹ và Việt Nam Cộng Hoà được nuôi ăn. Lính Mỹ có đầu bếp, nhà bếp và có nhà ăn trong khi lính Việt Nam Cộng Hoà thì mỗi tháng cấp trên thâu tiền của binh sĩ và giao cho hai người lo việc đi chợ và nấu ăn cho binh sĩ. Vì trong trại lính không có tủ lạnh nên thường họ phải đi chợ mỗi ngày. Sau đó thì các binh sĩ chia phiên dọn ăn cho mọi người. Chuyện này không có gì phiền toái vì lực lượng đặc biệt ít người. Dân sự không được phép vào căn cứ.  


Còn quân đội thường thì họ có nhà thầu tư nhân nấu ăn và lo vụ phát thức ăn trong căng tin. Thường tiền binh sĩ đóng góp hàng tháng hay bị đi lạc vào túi các sĩ quan có nhiệm vụ lo thức ăn cho binh sĩ và mấy người có nhiệm vụ đi mua thức ăn. Do đó súp và thức ăn có phần ít ỏi hơn. Do đó ông trung sĩ lo vụ căng tin nghĩ mình là cha thiên hạ trong căng tin trở thành một PX nhỏ để buôn bán thêm lính việt ít lương nên đâu có tiền mua sắm như lính Mỹ trong PX. Theo tôi thì ông trung sĩ lo căng tin làm quá với mấy người lính mới sống sót trở về từ mặt trận.


Bạn tôi rất bình tỉnh  như các binh sĩ của Lực Lượng Đặc Biệt vì được huấn luyện không để sự nóng giận làm chủ mình. Tối nay anh ta không tỏ vẻ tức giận hay lớn tiếng. Nhưng có những điểm mà con người không thể bị đẩy vào chân tường. Có điều tôi rất ghét mà không bao giờ nói cho ai, nhiều khi chúng tôi nhận lệnh nhưng biết là sai. Như các đặc vụ vô ích mà cấp trên hay sĩ quan ngồi văn phòng ở căn cứ đột phá tư duy, đưa người vào chỗ chết. Tôi không muốn nói nhiều vì nghĩ chúng tôi đều huynh đệ chi binh cả.


Các sĩ quan đều lên chức qua chiến trận như chúng tôi nhưng khi họ lên cấp chỉ huy thì họ thay đổi và quên sự việc trong rừng. Ngay khi chúng tôi có tài liệu là sĩ quan ở bộ chỉ huy sai, chúng tôi không dám nói vì có thể được đưa đến các mục tiêu rất nguy hiểm và không bao giờ được trực thăng đến bốc về cả.


Khi cuộc chiến gần kết thúc, chúng tôi khám phá ra có nằm vùng trong bộ não chỉ huy. Cho dù chuyện gì xẩy ra chúng tôi vẫn thi hành nhiệm vụ, chống giặc. Tôi không bao giờ quên anh bạn được. Anh ta là một người đàn ông tốt, một chiến sĩ giỏi, can trường. Anh ta bị đưa vào chân tường nhiều lần. Vị sĩ quan và anh nuôi đã được huấn luyện và có kinh nghiệm, phải hiểu biết hơn. Mấy người này vừa trở về sau một chuyến đi đầy khó khăn, và họ đã xoay sở rất hay để thoát hiểm. Adenalin khiến họ như đang sử dụng ma tuý. Lẽ ra họ biết rằng là đừng bao giờ làm những điều  như chọc giận mấy người này trong tình trạng đó. Những người đàn ông vừa thoát hiểm trở về như chết đi sống lại. Sự việc đẩy bạn tôi khỏi tầm kiểm soát của mình. Tôi có nghe những bi kịch tương tự trong các đơn vị lực lượng đặc biệt của Mỹ. Đừng bao giờ dây dưa với một người vừa trải qua một ngày vô cùng tệ hại. Chán Mớ Đời 


Đọc câu chuyện này mình mới hiểu khi xưa, mấy người lính đi trận về thành phố hay đập lộn. Có thể một người bạn đồng đội vừa tử trận, họ đang buồn thì thấy mấy người dân sự trong thành phố như học sinh sinh viên, để tóc dài, kêu gọi hòa bình không chiến tranh này nọ. Chán Mớ Đời 

 Ban nhạc Băng Sao băng có bài hát về thành phố rất hay.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen tôi 

Hắc sơn tử

    

     

2 tấm ảnh Đà Lạt xưa mới tìm thấy



Tuần này mình nhận một tấm ảnh xưa của Đà Lạt do một anh gốc Đà Lạt, bên pháp gửi và thấy một tấm khác ở chợ dưới Đà Lạt trên tài khoản của ông Lê HUy Cầm ở Đà Lạt. Ông này lâu lâu lục đâu ra nhiều tấm ảnh lạ Đà Lạt xưa.


Tấm ảnh đầu tiên thì chụp khu Hoà Bình do anh bạn bên pháp gửi, cho thấy lúc mới bắt đầu với Chợ Xổm, trước khi Chợ Cây được xây cất. Tấm này chưa bao giờ thấy nhưng nhờ cái đồn cảnh sát ở chợ nên có thể đoán ra khúc nào. chỗ Việt Hoa sau này. Thấy mấy ông Tây sen đầm (gendarme). Nói chung đa số là người Tàu nên thấy đề tiếng tàu.


Khu vực này được xây dựng sau khi khu vực người bản xứ bị trận lũ lụt tháng 5 năm 1932 cuốn trôi đi. Người Pháp mới dời khu người bản xứ lên Khu Hoà Bình ngày nay. Lúc đầu chỉ là nhà bằng gỗ, hai tầng. Sau đó thì ông Võ Đình Dung xây bằng gạch hay hắc-lô. dãy nhà do ông Đội Có xây đầu tiên ở khu vực này.

Tấm ảnh này chụp về phía tiệm vàng của bà Bùi Thị Hiếu , con gái của ông Bùi Duy Chước, người làng Kế Môn. Bên trái của tấm ảnh là mấy tiệm của tấm ảnh đầu tiên
Chợ xổm Đà Lạt khi mới được dọn lên khu Hoà Bình
Hình này chụp từ dãy nhà của ông Đội Có nhìn về phía tiệm bánh mì Vĩnh Chấn sau này. Trạm biến điện sau này được dọn vào khu cạnh trường Đoàn Thị Điểm. Thấy đồn cảnh sát nên đoán tấm đầu tiên được chụp từ phía bên trái của đồn cảnh sát. Có dãy nhà 2 tầng sau này khi xây chợ Cây thì họ phá bỏ. Để xây mấy cái kiosque nhỏ. xem bản đồ phía dưới.
Hình chụp thấy dãy tiệm vàng Bùi thị Hiếu và nhà hàng Mekông chưa được xây bằng gạch, thấy con đường sau này mang tên Tăng Bạt Hổ. Sau mái chợ thấy dãy nhà của Đội Có.
Hình này chụp sau khi dãy nhà Bùi Thị Hiếu được xây bằng gạch còn dãy Mekong , Việt Hoa chưa được ông Võ Đình Dung xây lại.
Bản đồ này cho thấy dãy phố Đội Có, và Bùi Thị Hiếu đã được xây bằng gạch và ngói (được tô màu đen). Phần nhà hàng Mekong và Việt Hoa chưa được xây bằng gạch nhưng bằng gỗ như mấy tấm ảnh trên. Tấm ảnh được chụp vào thời lúc này. Phía bên phải (bên chợ Mới sau này) có dãy nhà gỗ mà hình trên đã cho thấy, sau này khi xây chợ Cây thì bị phá bỏ để thay vào đó các kiosque. phần tô màu vàng được phá bỏ. để xây Chợ Cây.
Bản đồ cho thấy khu Mekong , Việt Hoa đã được xây cất với chợ Cây. Khu dãy nhà 2 tầng bằng gỗ đã được phá bỏ và khu vực phốtô Hồng Châu được xây cất. khu Chợ Cây (rạp Hòa Bình sau này được tô màu trắng)
Khu vực người Tàu bị lũ lụt tháng 5 năm 1932 phá vỡ khiến người Pháp phải di chuyển chợ người bản xứ lên khu Hoà Bình

Hai tấm ảnh này cho thấy dãy tiệm vàng, cầm đồ Bùi Thị Hiếu, và Mekong chưa được xây bằng gạch 
Tương tự hình trên nhưng xa hơn. Có chú thích nouveau marchÉ. mình đoán được chụp trên balcon của dãy nhà hai tầng, đấu lưng với Chợ Mới sau này. bị phá bỏ khi xây Chợ Cây (rạp Hòa Bình)
Hình chụp từ dãy nhà Đội Có nhìn tới tiệm VĩnH Chấn, thuốc Tây Nguyễn Văn An
Bản đồ khu vực của người bản xứ, phố tàu nằm ở hạ lưu của sông Cam Ly bị lũ lụt tháng 5 năm 1932, phá vỡ.

chụp từ chỗ trước cà phê Tùng
Dãy nhà Đội Có được xem là xây bằng gạch đầu tiên ở khu vực này.
Bản đồ tô màu đỏ là các dãy phố đã được xây bằng gạch ngói. Phần màu xanh là khu rạp Hoà Bình, Chợ Cây còn khu Việt Hoa và Mekong thì còn làm bằng gỗ.
Sau khi xây chơ Cây, họ cho xây các kiosque nhỏ thay vào dãy phố 2 tầng bằng gỗ mà trên đây mình có tải ảnh.

Tấm ảnh này mình đã thấy trước đây.


Còn tấm ảnh thứ 2 của ông Lê Huy Cầm tải lên khiến nhiều người tranh cãi địa điểm nên mình ghi lại đây để mọi người tham khảo. Chỗ này là nơi đi lên cầu thang nối liền chợ Mới và đường Phan Bội Châu. Nếu không phải đi vòng ra tới cầu thang chỗ nhà hàng La Tulipe Rouge mới đi lên phố được hay phải vào chợ, leo cầu thang. Hai bên là hai dãy phố do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Cả phía bên kia chợ. Nên nhớ là chợ Đà Lạt không phải kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Đọc bào chợ Đà Lạt .


Khi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế sự nối kết chợ Mới Đà Lạt với khu Hoà Bình. Có đường nối chính; chiếc cầu hình chữ K, nối khúc photô Hồng Châu vào chợ lầu trên. Và cầu thang nối liền từ đường Lê Đại Hành xuống lầu dưới của chợ Mới, giữa khách sạn Mộng Đẹp và này hàng La Tulipe rouge. 


Ngoài ra có 2 cầu thang nhỏ nối liền CHợ Mới với đường Phan Bội Châu nhưng ít người đi nên ít ai nhận ra. Vì khu vực đường Phan Bội châu cũng ít người.

Đây là con đường chia cách Chợ mới và Chợ Cá, Rau, phía sau thấy cầu thang đi lên bên cạnh khu photo Hồng Châu phía đường Phan Bội Châu, chỗ tấm ảnh của ông Lê Huy Cầm tải lên.
Tấm ảnh này trông rõ hơn mấy cầu thang lên đường Phan Bội Châu. Giữa hai căn nhà lầu do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Mình nhớ nhà Nguyễn Văn Thuận đâu gần đây, cũng như nhà của Hùng Con Cua, và ông Đàng có một căn ở đây.
Đây hình ảnh chụp từ cầu hình chữ K do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế nhìn về đường Phan Bội Châu, chỗ Võ Tánh quẹo lên. Ít ai đi. Chỗ này có cầu tiêu công cộng của chợ nhưng mình ít khi vào vì dơ lắm. M
ình thấy thiết kế các cầu thang và Talus rất hay giúp đất khỏi bị trùi vì tường cao. ngăn từng khúc tránh bị đất trùi.
Đây là cầu thang nối từ Lê Đại Hành. Nhà hàng La Tulipe Rouge đang được xây cất còn khách sạn Mộng Đẹp thì chưa.
Cầu thang nổi hình chữ K. Căn nhà bên phải là của ông Nguyễn Văn Ngạch, bán ngủ cốc được bù đền vì căn nhà to đùng 2 tầng chỗ bà cầm giỏ của ông ta bị đập bỏ để xây cầu thang xuống chợ lầu 2. Bên cạnh ty thông tin cũng đã bị đập bỏ. Ai buồn đời thì tìm trên bờ lốc ,mình có kể vụ này với hình ảnh.
Hình này cho thấy khách sạn Mộng Đẹp đã được xây cất.

Bonus thêm tấm ảnh đường Hoàng Diệu khi xưa
Chắc trước khi mang tên La Tulipe Rouge, nhà hàng này mang tên Maxim's. Hình do anh Jimmy, yersinien đăng trên mạng.

Có ông thần tên Jimmy tải mấy tấm ảnh của tiệm ăn và vũ trường này, có thời mang tên Maxim's. Anh chàng này học Yersin trên mình mấy lớp. Chắc dân chơi ban nhạc. Lần đầu tiên mới biết tiệm này có thời mang tên Maxim's. Chỗ này nổi tiếng khi ông thần Xí Rổ, chém Đại Ca Thay khi lên Đà Lạt chơi. Nghe nói Xí Rổ rất giỏi võ. Mình chỉ nhớ có lần Tết, mình đến nhà Đào Văn Quý chơi, thấy ông Xí Rổ, hàng xóm mở sòng bài tài xỉu. Có ông nào thắng kêu ông Xỉ Rổ chung, ông ta rút con dao găm ra để chung khiến ông kia mặt xanh như đít nhái, đứng dậy bỏ đi. Thằng Quý kể là Ông Xí Rổ ăn gian, ông ta chỉ hắn là lấy miếng mousse nhỏ dán nơi cái chén, để chận viên lúc lắc. Nên khi đến xem mình cố ý xem dưới cái chén có miếng mousse như thằng Quý kể nhưng không thấy vì ông ta làm nhanh quá. sau 75 chết. 


Mỗi lần Tết, trong Phước Lộc Thọ họ bán chỗ để bán Tết. Có sòng bài, nghe nói ăn giữa lắm, mỗi ngày mấy chục ngàn đô la. Mình chỉ nghe chớ không thấy vì Tết chỗ này đông lắm, khó kiếm chỗ đậu xe.


Ngoài ra có một ông thần xin mình hình ảnh của Đà Lạt xưa để làm video. Mình có nhờ anh bạn, người cho mình cả ngàn tấm ảnh Đà Lạt xưa, gửi cho anh ta thêm mấy trăm tấm ảnh Đà Lạt xưa. Xem video sau đây. Hy vọng sẽ giúp anh ta có thêm tài liệu để  làm thêm nhiều video về Đà Lạt xưa. Bác nào thích thì nhấn like để ủng hộ anh ta tiếp tục làm video cũ.


https://youtu.be/jqQyLPSLsAI?si=KaxOQ_pCzvT_EfKo


Lâu lâu thấy tấm ảnh cũ của Đà Lạt khiến mình nhớ chút chút về Đà Lạt nên tải lại cho ai chưa bao giờ thấy. Có ông thần nào dân khu Ngọc Hiệp, kêu mình không hiểu gì về Đà Lạt mà không chịu chỉ cho mình sai chỗ nào để học tập nên mình ngọng. Mình sinh sau đẻ muộn nên chỉ biết chút đỉnh về Đà Lạt. Buồn đời mình kể lại chuyện xưa. Nếu ai thấy sai thì giải thích cho mình giúp mình hay người khác hiểu thêm về Đà Lạt thay vì kêu sai rồi không nói gì thêm. Nếu không nói ra thì ký ức của ông thần sẽ mất khi mai mốt đi tây. Xong om


Có bài mình kể về thi tú tài. Có lẻ các năm khác không có vụ khám sức khoẻ ở nhà thương Phương Lan. Nhưng năm mình thi tú tài IBM thì có vụ này. Mình chỉ đoán là họ tìm kiếm các thành phần nằm vùng hay trong rừng ra. Các nữ sinh không phải khám. Về Đà Lạt gặp mấy người bạn học Yersin xưa, kể có bà nào học Yersin tên Thu, nằm vùng , là người đặt chất nổ ở khách sạn Ngọc Lan khiến anh Đức, con ông Châu trên đường Thi Sách thiệt mạng.


Thằng Đa đi chung với mình lên nhà thương khám. Nó đi trước mấy người kể là có tên cỡi truồng, đưa chim đa đa cho bà y tá xem. Bà ta lấy cái kéo nâng con chim hắn, lật qua lật lại xem có bệnh hoa liễu hay gì đó. Bổng nhiên con chim phồng lên như bong bóng. Bà y tá, trở cái kéo khỏ lên con chim Hoành tráng của hắn rồi kêu “nứng nè con”. Tên này đau quá khiến thằng Đa đứng phiá sau cười, kể cho mọi người nghe. Thường thì tên Đa này kể chỉ tin độ 50%, hắn thêm mắm muối nhiều. Sau vụ này có mấy tên trong lớp nghe lời ai trên nhà thương xúi nên đi cắt bì da đầu, vào lớp mấy tên không dám nhắc tên rên rên. Chán Mớ Đời 


Mình nhớ trong lớp có một tên nhà ở Tùng Nghĩa, bố mẹ có tiệm thuốc Tây. Hắn sinh năm 1953 nhưng giấy khai sanh là 1959, trụt đến 6 tuổi. Tha hồ học thi rớt. Hắn ở trọ ở Ngã Ba CHùa, trong khu nhà của bà Mười Võ. Lâu lâu thấy hắn có người đến viếng, mặt mày hung tợn lắm, chắc Việt Cộng nằm vùng hay trong rừng ra. Chị Nga tiệm chè Mây Hồng, lúc đầu được hắn tán tỉnh cũng xiêu lòng nhưng sau khi thấy hắn dẫn đám bạn cô hồn các Đảng vào tiệm chè là mặt xanh như đít nhái, hết dám hữu nghị với hắn. Hắn rớt tú tài rồi biến mất tiêu.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Hắc sơn tử