Quân tử = tiểu nhân

Hồi nhỏ thường nghe người lớn nói về Nguỵ Quân Tử, Nhạc Bất Quần trong tiểu thuyết Kim Dung hay câu "quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn". Nghe nhưng không hiểu. Mình chỉ biết khi đọc Tam Quốc Chí, là Tào Tháo lên ngôi sáng lập nhà Nguỵ nên đoán Nguỵ Quân Tử là người của nước này.
Sau này qua Hoa Kỳ đi làm, mượn sách của thư viện Harvard về Việt Nam để đọc. Mình thích đọc sách của ông Nguyễn Hiến Lê vì viết ít văn hoa tận trời xanh. Mấy cuốn của ông viết về Nho Giáo, Luận Ngữ, Khổng tử tuy khó nuốt nhưng cũng cố đọc đi đọc lại để làm ngụy quân tử vì Việt Cộng kêu dân miền nam là Nguỵ. He he he.
Theo mình hiểu, xã hội của người Tàu khi xưa đã có Nho Giáo 儒教 trước khi ông Khổng Khâu ra đời nhưng vì ông này có công quảng bá Nho giáo nên người Tàu hay kêu Nho Giáo là Khổng Giáo. Nho giáo là một hệ thống giáo dục nhằm đào tạo những người, bầy tôi để phục vụ cho vua chúa.
Tiếng Tầu chữ "Nho" được viết ghép bởi hai chữ "nhân" (người) và "nhu" (cần thiết) do đó Nho Giáo là trường đào tạo các người ra làm quan, như khi xưa Pháp họ dạy nhiều người làm thông ngôn (thầy ngôn), và làm thơ ký (thầy ký) hay VNCH khi xưa có trường Quốc Gia Hành Chánh, bắt chước hệ thống của Pháp có trường École Nationale d' Administration, thường được gọi tắc ENA, được thành lập dưới thời hoàng đế Napoleon.
Nói vậy chớ không phải ai có học đều được ra làm quan. Những người được bổ ra làm quan, được gọi là "Sĩ", được đào tạo, quản lý bởi một ông quan Tư Đồ. Họ được huấn luyện 6 nghề: Lễ (cúng tế), Nhạc (đàn hát múa ca), Xạ (bắn cung, võ học), Ngự (ngựa, lái xe), Thư ( ghi chép) và Số ( bói toán, Kinh Dịch). Xã hội người Tàu nói chung có 3 giai cấp: Vương Hầu, Quân Tử và Tiểu Nhân.
Vua chúa là giai cấp của những người thống trị, có đầy tớ, ruộng vườn. Tiểu nhân có nghĩa là dân ngu khu đen, sinh ra để phục vụ Khanh Tướng, vương hầu còn giai cấp Quân Tử là gạch nối giữa hai giai cấp kẻ thống trị và kẻ bị trị. Những người được đào tạo để phục vụ cho nhóm thống trị được gọi là Quân Tử.
Dần dà người Tàu có lẻ quên lịch sử của sự hình thành giới Nho và Sĩ nên lầm lẫn đề cao các nho sĩ như một biểu tượng về nhân cách để sống: chính nhân quân tử và tiểu nhân lúc đầu chỉ những người nghèo, dân chúng sau biến thành người nhỏ mọn có ý tưởng xấu xa. Tương tự dân gian Việt Nam dùng cụm từ Sở Khanh, một nhân vật của Truyện Kiều để chỉ những người đàn ông chơi gái rồi chạy làng, Hoạn Thư để ám chỉ người đàn bà ghen tuông, Thúc Sinh như Sơn Đen sợ vợ ....

Ông Khổng Khâu là một "sĩ", 19 tuổi được bổ làm quan lo việc thu thuế, sau thì được cho giữ một đàn súc vật dùng vào việc cúng tế. Nhờ thời gian này mà ông ta đâm ra mê việc cúng tế, lễ liết,... Sau này ông được cử đi du học ở nước Chu về cúng bái nên khi về lại nước Lỗ thì được mọi người kính nể như khi xưa ai đi du học bên tây về, dù đậu bằng nhảy đầm vẫn được dân chúng kính nể kêu u chầu. Ôn nhớ been Tây về.
Nhưng phải đợi đến năm 51 tuổi thì ông ta mới được vua Lỗ, phong cho chức cao. Nhưng sau một năm thì ông ta từ chức. Lí do là trong một buổi lễ, vua không chia phần cúng cho ông ta, có lẻ từ đó có câu "người quân tử ăn bất cầu no". Rồi bỏ nước ra đi tìm cách làm quan ở xứ khác. Khi trình CV, hồ sơ lý lịch trích ngang trích dọc cho các vua xứ khác, hỏi vì sao bỏ nước, ông kêu vua xứ Lỗ không chia phần thế là mất toi 11 năm, đi lang thang, vô gia cư, may có mấy người học trò đi theo, cứu.
Điểm hay ở ông Khổng Khâu là khi đi đường, đói quá, nên ai muốn bỏ nhà theo ông ta, ông đều nhận cả bất chấp họ thuộc giai cấp nào. Có lẻ đói quá nên ông ta trở nên thực tiễn, không kệ nệ giai cấp và khám phá ra nhiều học trò, xuất xứ từ giai cấp cùng đinh vẫn thông minh, đối đáp hay hỏi ông ta nhiều câu rất khó trả lời thêm biết nuôi ông ta.
Do đó, sau 11 năm tình cũ, kiếm cơm ở xứ người không được, ông ta đành trở về nước Lỗ và xin phép vua, được mở trường tư kiếm sống. Có lẻ đó là lần đầu tiên, một sĩ được mở trường dạy học, kiếm cơm vì trước đó khi các "Nho", được đi học và nếu không được tuyển lựa để vào trường thành "Sĩ" thì chỉ biết về quê, đi chăn trâu. Nay nhờ ông Khổng Khâu mà các Nho, không đậu tuyển thì về quê, có thể mở trường dạy học kiếm cơm, do đó các nhà nho mới nhớ ơn ông ta nên tôn thờ như thánh tổ. Không biết có phải vì vậy cụm từ "tổ sư" ra đời từ đó.
Thời đó xã hội được chia theo trật tự thì đa số người được đi học là gia đình có chút tiền, cho nên con cháu của giai cấp cùng đinh thì không bao giờ ước mơ được đi học để làm quan. Do đó khi ông Khổng Khâu, mở trường dạy học và ai cũng có thể theo học, đánh dấu cuộc cách mạng văn hoá lớn lao cho giai đoạn đó.
Khi về lại nước Lỗ thì ông đã 68 tuổi, tuổi mà người Mỹ cho nhận an sinh xã hội hưu trí, ông bỏ mộng làm quan và chú tâm vào viết sách, để đệ tử của ông dạy học còn ông làm hiệu trưởng thu tiền. Nghe nói dạo đó trường tư thục của ông ta có đến 3 ngàn học sinh. Mấy người không vào được trường công thì ghi tên đóng tiền học tư thục. Có lẻ từ dạo đó phát sinh ra câu "tiên học phí hậu học văn".
Có câu chuyện khi ông và học trò sang nước Tề, được một người tặng cho gạo. Ông sai Nhan Hồi, học trò cưng nhất thổi cơm trong khi ông đọc sách. Bổng ông thấy Nhan Hồi ăn vụng nên trước bữa ăn, ông ta hỏi học trò là muốn dùng cơm để cúng cha mẹ trước khi ăn nhưng không biết cơm có sạch.
Nhan Hồi nói là không. Vì khi trưa, trong lúc nấu cơm thì khi dỡ nắp ra xem thì có bồ hón rơi xuống nên ông ta vớt ra, tính đổ đi nhưng tiếc vì thầy trò đều nghèo đói nên ăn phần đó và sẽ không ăn phần cơm chiều. Ông ta đợi 30 năm mới được làm quan lớn nhưng vì vua không chia đồ cúng nên bất mãn, từ chức đi xứ khác kiếm ăn. Khi thấy học trò nấu cơm, ăn trước ông ta không hiểu nguyên cơ, nói xiêng nói xỏ.
Ông viết sách và nói chỉ kể lại những gì người xưa nói và làm. Ông nói: "thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ", ta chỉ thuật lại mà không sáng tác, ta tin vào những gì của người xưa. Có lẻ câu nói này đã gây ảnh hưởng tai hại cho xứ Tầu, người Tàu hay nói đúng hơn các nho sĩ, theo gương của ông mà không muốn sáng tác, tư duy đột phá, một hai kêu kính lão đắc thọ.... Cứ giữ và tiếp tục làm như người đi trước vì theo ông người xưa đã suy nghĩ đúng, không cần thay đổi. Nếu học thầy có trình độ lớp 3 thì vẫn xem lời thầy là tuyệt đối nên trò không bao giờ hơn thầy.
Khi đi học, học sinh thích thầy A hơn thầy B dù họ đều dạy chung một đề tài nhưng thầy A dùng trí óc mình, trợ cụ như hình ảnh, máy điện toán,.. để truyền đạt cho học sinh, giúp dễ hiểu bài hơn thầy B. Thầy A vô hình trung đã thay đổi cách nhìn về môn học này, giúp học sinh có thể tư duy thay vì gò bó như thầy B, cứ giảng dạy theo lối của thầy mình khi xưa đã truyền lại mình.
Khi các nhà tư tưởng của Hy Lạp thành lập nền móng triết lý Tây phương, các thế hệ sau, tư duy theo thời đại của họ và uyển chuyển thay đổi cách nhìn, phong phú hoá, bồi đắp thêm cho tư tưởng, văn hoá của họ.
Khi thiên chúa giáo trì trệ, đã biến xã hội Tây phương trong thời đạo đen tối (Dark age), người Tây phương được tự do, nẩy ra những ý tưởng mới và giúp phục Hưng lại xã hội của họ. Họ đã thay đổi những suy nghĩ về tôn giáo của bằng cách tạo ra ánh sáng niềm tin mà đạo Tin Lành đã giúp xã hội của họ đi lên và trưởng thành như ngày nay. Tôn giáo nay không ngừng thay đổi nên có rất nhiều nhánh tại Hoa Kỳ. Nghe nói Vatican đang điều nghiên về cho phép nữ tu có thể làm lễ trong nhà thờ hay cho phép li dị.
Ông Khổng Khâu viết lại được 5 cuốn sách, gọi là Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Nhạc, Kinh Lễ. Ngoài ra ông ta còn soạn bộ Xuân Thu nhưng thất lạc khá nhiều. Về sau các nho sĩ khác viết thêm 4 cuốn sách, thường được gọi là Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Ngũ Kinh và Tứ Thư là những cuốn sách căn bản của Nho Giáo. Khi xưa các nho sĩ đi học chỉ cần học cho thuộc làu mấy cuốn này và các câu trả lời Khổng tử cỏn như ri, Mạnh Tử nói thế kia là đậu thêm đừng viết tên vua chúa vì kỵ huý.

Nho giáo được các nho sĩ đóng góp qua nhiều thời đại, trong đó có hai người khá nổi tiếng là Mạnh Tử và Tuân Tử. Người ta thường gọi Nho Giáo là đạo Khổng Mạnh còn Tuân Tử thì rất giỏi, lý luận rất hay nhưng thoái đời, ai hơn mình thì bị chê bai, phỉ báng. Sau này qua các triều đại, có nhiều người muốn cải tổ Nho Giáo như Vương Thông, Vương An Thạch,..., nhưng bị nhóm thủ cựu chống đối, hạ bệ như trường hợp Vương An Thạch. Do đó thiên hạ hay bị lầm lẫn giữa Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho,... Vì mỗi triều đại tìm cách thay đổi Nho giáo thì không bền vững vì nhóm nho sĩ xôi thịt, chống đối vì sợ mất quyền lợi riêng tư.
Theo tài liệu của tầu thì khi ông Vương An Thạch này, cho quân sang đánh Việt Nam thì nhóm thủ cựu cho người sang báo cho vua Việt Nam biết và cử Lý Thường Kiệt ra biên ải phục kích nên quân đội nhà Tống thua, khiến triều đình hỏi tội Vương An Thạch, nghi ngờ về những cải cách của ông ta đề nghị, khiến ông này phải từ quan về làm vườn.
Nếu xét về Nho Giáo, ông Khổng Khâu không có đóng góp gì mặt tư tưởng nhưng một cách gián tiếp ông ta đã đóng góp vào sự trì trệ làm cho Nho giáo không phát triển được từ trên 20 thế kỷ qua. Các cụ cứ nói "ôn cố tri tân" cho nên cứ dùng quá khứ để rồi không thay đổi dù cho thế giới, vật đổi sao dời. Trung Quốc và các nước lân cận bị ảnh hưởng của Nho Giáo đã dậm chân tại chỗ từ 2 ngàn năm nay.
Xong om
Nhs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét