Trang

Recycling, tái sinh rác về đâu

Khi sang Hoa Kỳ làm việc, mình mới phát hiện ra vụ rác rưỡi. Phải thanh lọc, nào là loại tái sinh, loại rác, loại cây cối,…đủ trò. Lâu lâu, mấy đứa con đi học xa về, dạy mình phải bảo vệ môi trường, không được mua ống hút bằng nhựa, mua loại bằng tre đủ trò. Chúng chả đóng tiền rác nên cứ lên mặt dạy dỗ đấng sinh thành. Chán Mớ Đời
Nhớ ông anh vợ kể thằng con đến tiệm xin tiền đi chơi với gái, anh ta đưa tiền cho khiến thằng con cảm động, nói ba nên làm việc lại, đi nghỉ hè, dưỡng sức. Anh ta kêu mả cha mi, tau không đi buôn bán thì mần rằng có tiền cho mi ăn diện đi chơi với bồ. Chán Mớ Đời 
Vụ người Mỹ trở nên điên rồ về tái sinh rác, khởi đầu bởi chiếc tàu chở rác tên Mobro. Vấn đề là có dính dáng đến xã hội đen của Hoa Kỳ (Mafia). Người Mỹ phải đội ơn tên trùm xã hội đen Salvatore Avellino, kiểm soát vấn đề chuyên chở rác của thành phố New York. Nhờ hắn mà người Mỹ mới để ý tới rác phế thải và ủng hộ vụ tái sinh rác.
Mấy chục năm trước, ông trùm xã hội đen Avellino, có một đối tác tên Lowell Harrelson ở thành phố Mobile, tiểu bang Alabama. Ông này không thuộc xã hội đen. Người ta tìm ra ông Harrelson, ngày nay 85 tuổi và ông cho biết vụ chiếc tàu Mobro, là điểm đen tối nhất cuộc đời ông ta.
Ông ta kể là khi còn bé, ở nhà làm nông Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen nên không bao giờ có rác vì cả gia đình ăn những gì họ nuôi, trồng rồi chôn hay đốt để trồng cây bón phân nên không bao giờ thấy cái thùng rác. Ngày nay thì ôi thôi đủ loại rác. Phú quý sinh rác rưỡi Chán Mớ Đời 
Ông ta làm nghề xây dựng nhưng vào thập niên 80, sau cuộc khủng hoảng dầu hoả, người Mỹ bắt đầu chú ý đến những năng lượng khác thay vì dầu hoả và ông ta nghe đến một ông nào ở Westchester, New york. Ông này dùng rác để biến thành năng lượng nên ông ta muốn dùng ý tưởng giản dị này để làm giàu, biến rác thành điện năng. Lấy rác từ các bãi rác biến thành năng lượng. Muốn làm vậy thì cần rác rất nhiều và nơi mà có rác nhiều nhất thời đó là New York, nơi mình từng sinh sống được 5 năm trước khi dọn về Cali, lập gia đình.
Dạo ấy New York, bắt đầu thiếu đất để làm bãi rác nên ý định của ông Harrelson là quá tốt cho thành phố. Vấn đề là rác của thành phố đều do xã hội đen thầu hết nên ông ta liên lạc với Sal Avellino. FBI bắt đầu gõ cửa nhà ông ta vì liên hệ với xã hội đen.
Ông Harrelson này tư duy đột phá là mua rác từ New York, chở xuống North Carolina để biến thành thiên đàng Methane. Ông ta mua đất ở vùng này để biến rác thành điện năng.
Vấn đề là chuyên chở rác xuống miền nam. Phương tiện chuyên chở rác rẻ nhất là bằng xà lan. Ông ta mua một chiếc ở Florida, đặt tên là Mobro 4000 và kiếm được một tàu kéo xà lan tên Break of Dawn. Đúng là cái huông với cái tên Phá Bình Minh.
Ngày 22 tháng 3 năm 1987, chiếc tàu này chở 3,186 tấn rác. Ông Harrelson nói với thuyền trưởng là mau mau trở về để lấy chuyến khác. Chiếc tàu định mệnh “rác tái sinh Exodus” này di chuyển rất chậm rồi từ từ thiên hạ bàng quang bắt đầu chú ý, thắc mắc không biết chiếc tàu này chở gì.
EPA, cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ mới ra thông cáo là cấm xã rác có chất độc hại bừa bãi như Abestos, Mold, sơn có chất chì,… khiến toà án cấm không cho chiếc tàu chở rác xuống tiểu bang North Carolina. Thế là ông Harrelson ngọng. Mình nhớ dạo đó mới sang New York làm việc thì đọc báo hàng ngày cứ nghe báo chí nói về chiếc tàu Exodus Rác này, đi tìm miền đất hứa để tự thiêu. Chán Mớ Đời 
Tiện đây xin kể thêm về cơ quan EPA của Hoa Kỳ. Họ rất mạnh, ai mà có đất trống, không làm hàng rào thì có thể thiên hạ buồn đời, đem rác đến đỗ vào đấy. EPA cho thanh tra mà khám phá ra có chất độc như Asbestos, sơn có chì,… là bị phạt nặng, phải làm sạch đất bị ô nhiễm tốn rát nhiều tiền. Mình biết một ông mỹ chuyên mua mấy cây xăng cũ bị bể hầm chứa xăng, lan ra ngoài, bị EPA phạt nặng. Chủ đất bán rẻ như cá chiều 30. Sau đó mướn một kỹ sư làm sạch đất, ký giấy chứng nhận là có thể bán bạc triệu. Mình có lần tính móc nối với một tên kỹ sư về môi trường nhưng rồi hắn thích ăn 1 mình nên Chán Mớ Đời.
Ông ra lệnh cho thuyền kéo ra biển, đợi ông ta tính tiếp. Ông tìm cách chở đến Florida, thì ở bến tàu có 10,000 người đứng dàn chào, thế là phải chạy đi chỗ khác. Xuống Mississipi, Louisiana, trực thăng bay vòng vòng quay truyền hình thế là phải chạy nữa.
Chuyến tàu tưởng chỉ có hai ngày hải trình biến thành chiếc tàu rác vô thừa nhận như chiếc Exodus ngày xưa. Tàu chạy xuống Mễ Tây Cơ, Belize, Bahamas đều bị hải quân của mấy xứ này đuổi ra hải phận quốc tế. Chuyến đi này với rác bao nhiêu ngày ở biển nắng, ruồi bọ sinh sôi nẩy nở đông còn hơn quân nguyên.
Cuối cùng, sau 6 tháng lênh đênh trên biển, có một ông toà ra lệnh chiếc tàu trở về New York để đốt rác. Của New York trả về New York. Xong om
Nhờ vụ chiếc tàu chở rác Mobro này mà đã gây ý thức cho người Mỹ về vấn đề rác và từ đó, họ ra những chương trình tái sinh rác, bảo vệ môi trường đủ trò.
Theo thống kê thì vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ có độ 10,000 bãi rác nhưng ngày nay thì ít hơn 3,000 bãi rác. Thành phố cho xe rác đến lấy rác từng loại, bắt người dân thanh lọc các loại rác. Nhà mình có 3 loại thùng rác. Một để rác, một để rác tái sinh như giấy, một để cỏ, cây, lá,…
Hình như Việt Nam bắt đầu có chương trình này để cán bộ ăn rác.
Đáng mừng.
Khoan vội.
Người Mỹ vẫn tiếp tục tiêu thụ, rác càng ngày càng nhiều nhưng lại ít bãi rác. Chuyện thần tiên. Mình có xem một phim tài liệu về rác của các sòng bài ở Las Vegas, đồ ăn buffet bỏ mứa đủ trò. Có dịp mình kể vụ này khá quan trọng. Người Mỹ ăn uống như điên nên to béo nhất thế giới.
Dạo mình đi thầu xây cất, hay chửi rác công trường đi đỗ ở mấy bãi rác ở Irvine. Đúng hơn là núi rác. Kinh
Từ khi Trung Cộng thi công sản xuất đồ rẻ cho người Mỹ tiêu dùng thì bao nhiêu tàu bè chở hàng hoá từ Trung Cộng đến Cali hay vùng bắc Cali. Không lẻ lại về Trung Cộng tay không. Tốn dầu. Tư bản đỏ nghĩ ra một cách làm tiền khác. Lấy rác của mỹ về nước để tái sinh. Cũ người mới ta. Do đó mà các bãi rác ở Hoa Kỳ giảm xuống trong khi bãi rác ở Trung Cộng lại gia tăng.
Cuộc đời vẫn đẹp sao khi có người khác thầu rác của mình. Kêu người dân bỏ tiền ra trả. Hơn $100/ tháng. Một ngày phải tốn $4 để đổ rác. Kinh
Dạo mình còn thầu xây nhà cửa, khi phá nhà cũ thì phải mướn đám chuyên nghiệp, có bằng phá nhà, rồi chúng đem rác qua tiểu bang Arizona hình như vùng Nogales vì tiểu bang Cali không cho phép các chất thải có nguy hiểm đến môi trường. Tốn khá nhiều tiền. Nếu không thì bị phạt chết bỏ.
Về già mà chúng bắt mình phải lựa 6 thùng tái sinh này thì chỉ có loạn óc. Chán Mớ Đời 
Đùng một cái, từ hơn 1 năm nay ông tàu khựa kêu là không nhận rác nữa khiến anh mỹ chới với. Ở Hoa Kỳ, các bãi rác không nhận thêm lại tăng tiền. Mình phải trả tiền rác thêm. Thành phố không đứng ra thầu lấy rác nữa mà giao cho tư nhân vì không có ăn. Nhiều thành phố từ chối lấy rác luôn. Các công ty bán tivi, máy điện toán,… bổng chặt thêm tiền môi trường để khi mình quăng thải máy điện toán, tivi,… nay lại có trò nhận rác điện tử, ai có máy điện toán, đồ điện tử, muốn quăng thì đem lại nơi nào đó trong thành phố theo hẹn.
Có vài nước như Nam Dương, Mã Lai hay Việt Nam chịu nhận rác của người Mỹ nhưng một thời gian nào đó sẽ ngưng. Vấn nạn rác vẫn hiện hữu cho đến khi nào người ta tìm ra giải pháp.
Vấn đề là rác tái sinh tạo ra những hệ luỵ của nó. Thí dụ chai lọ như confiture ăn thì ngon nhưng phải tái sinh cái lọ. Phải xịt nước rữa mệt thở trong khi Cali lại thiếu nước. Điên rồ. Dùng hoá chất để tẩy chất dơ, vi trùng thì bị kêu là tàn phá môi trường.
Các khoa học gia cho rằng các lon bia, coca,… làm bằng nhôm mà chôn đi sẽ đem lại những hệ luỵ môi trường. Ở Việt Nam có vụ Bau xít hay ở Ba tây vụ này còn lớn gấp mấy lần Việt Nam. Đốt thì làm ô nhiểm môi trường do đó vấn đề của thế giới ngày nay là rác. Tái sinh cũng thua non.
Em tính tìm cách nào thầu rác để làm ra tiền nhưng nghe lời ông Harrelson nên đành quên ý tưởng đó ngay. Dễ hiểu, rác ăn không vô. Tiếng Việt mình không có cụm từ “Ăn Rác”. Tên nào hiếp dâm còn phải ăn nên người Việt gọi là “Ăn Hiếp”. Trong 124 cụm từ kép có từ “ăn” thì không có ăn rác. Chán Mớ Đời
Gần đây có nhiều công ty chế tạo đồ bằng loại tự huỷ, không phá huỷ môi trường. Hoạ may.
Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét