Hồi nhỏ nghe người lớn nói chuyện, hay kể về sự bố ráp, đổ bộ của lính thực dân Pháp, họ sợ nhất là lính Lê Dương và lính Mặt Gạch. Nghe đến Lê Dương, tuy tò mò nhưng con nít không được nói leo, thêm thuộc diện thân thích 3 đời ngang dọc thiếu văn hoá, ngu lâu dốt sớm, không dám hỏi nên mình đoán là lính của ông nào họ Lê tên Dương như Hà Nội có ông nào đi làm cách mạng, đổi tên Lê Nin, còn mặt gạch thì đoán là lính có mặt bằng gạch đến khi sang tây thì mới khám phá ra lính Lê Dương được dịch từ La Légion Étrangere, còn Mặt Gạch là dịch từ Malgaches, người dân của đảo Madagascar, thuộc địa của Pháp.
Pháp thiếu đàn ông đi lính nên tuyển mộ đàn ông ở các thuộc địa của mình như Đông Dương, Phi Châu, Trung Mỹ,…, đi lính để chống lại quân đội Đức trong thời kỳ đệ nhất thế chiến mà chính phủ Pháp gọi là quân đội thuộc địa (l' armée coloniale) sau này được đổi lại là quân đội hải ngoại (outre-mer). Dạo ấy Đông Dương được chia thành 5 kỳ như Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine), Lào và Kampuchia. Có 4 tiểu đoàn Bắc Kỳ và một tiểu đoàn Trung Kỳ còn được gọi là Sontay 1883. Người Pháp xem người được mộ tại các thuộc địa không giỏi chiến đấu, sợ sệt vì không phải đi lính cho quê hương của họ nên gọi mấy người này là Tirailleurs (Lính thợ), chắc dạo ấy để phân biệt với các binh chủng của mẫu quốc.
Lực lượng quân đội Malgache được thành lập từ năm 1896 khi đảo này bị quân đội Pháp chiếm đóng nhưng trong giai đoạn 1916-1917 thì được tăng cường thêm 50%. Theo tài liệu của giáo sư Arnaud Léonard thì có đến 41 ngàn lính Mặt Gạch được tuyển mộ trong giai đoạn này. Các cán bộ tìm cách tuyển mộ lính được lãnh lương thêm 2 quan cho một người tòng quân, nghe kể lương dạo đó là 20 quan Pháp nên các quan chức tìm cách dụ dỗ, tuyển mộ đi lính cho tây, trả cho những người tình nguyện nhập ngủ 200 quan. Lúc đầu họ cho những người đau ốm đi nhưng Pháp không chịu nên họ như ép buộc người dân đi lính cho Tây để được tiền huê hồng tuyển mộ lính.
Sau chiến tranh, mấy người này giải ngủ về lại quê, tìm mấy quan chức để trả thù trong khi quân đội của Đông Dương thì nhờ các quan lại của triều đình chiêu mộ nên rất có trật tự, không lộn xộn như ở xứ Madagascar nhưng quân đội của xứ Đông Dương thì không được xem là giỏi chiến đấu nên thường được sử dụng trong quân cụ, làm đường, xây cầu,… nên được gọi là Lính thợ (tirailleur).
Nhưng sau khi cuộc chiến kết thúc thì đồng tiền của Pháp bị mất giá nên những người tình nguyện đi lính, sống cực khổ mà tiền lương không khá nên họ căm thù người Pháp nên có lẻ từ đó mầm móng chống đối Tây thực dân mới lên cao. Mình không nhớ rõ là đọc ở đâu nhưng họ nói dạo ấy một đồng Đông Dương ăn 10 đồng quan pháp. Đi lính cho tây về hưu tưởng giàu có ai ngờ tiền lương thua tiền đông dương 1/10 do đó dạo ấy gia đình người Việt có chút tài sản là cho con đi du học ở Pháp.
Trong cuốn "coolies into rebels" của bà Kim Loan Vu-Hill, dựa trên một nghiên cứu của bà Mireille Lê Văn Hô, một người gốc Việt tốt nghiệp trường Chartes như ông Ngô Đinh Nhu, cho rằng có độ 91,102 lính từ Đông Dương, trong khi lính Senegal và Malgaches có đến 211,359 người, BẮc Phi có đến 267,000. Có thể Đông Dương xa nước Pháp còn Bắc Phi thì chỉ cần đi tàu vượt biển Địa trung Hải.
La Légion étrangère là một đội quân đặc nhiệm của Pháp, được thành lập năm 1831, đa số toàn người ngoại quốc, công dân Pháp, những tử tù, vào lính để xoá bỏ quá khứ, được vào quốc tịch Pháp. Có lẻ họ lấy tên này theo đội quân thiện chiến nhất của đế chế La Mã ngày xưa. Trong quân đội Pháp chỉ có đoàn quân Légion étrangere này là không tuyên thệ trung thành với nước Pháp mà chỉ trung thành với binh chủng này mà thôi.
Binh chủng này có bài hành khúc, đi 88 bước cho mỗi phút, khá nổi tiếng mang tên "Le Boudin" vì lính Lê Dương khi xưa hay đeo cái "bandoulière", đựng cái lều có hình giống cái dồi trường nên họ kêu "boudin". Bài này được viết đâu năm 1850 nhưng có nhiều phiên bản. Dạo sinh viên, mình hay ghé lại hội quán của cựu chiến binh Đông Dương ăn cơm nên lâu lâu gặp một vài ông cựu chiến binh trong đoàn quân Lê Dương và nghe họ hát rồi giải thích cho mình lịch sử của binh chủng của họ rồi họ hát bài này. Hôm nay bổng nhớ đến nên viết lại để ghi vài kỷ niệm một thời đi học.
Tiens, voilà du boudin, voilà du boudin, voilà du boudin
Pour les Alsaciens, les Suisses et les Lorrains,
Pour les Belges, y en a plus, Pour les Belges, y en a plus,
Ce sont des tireurs au cul. (bis)
1re sonnerie
Nous sommes des dégourdis,
Nous sommes des lascars
Des types pas ordinaires.
Nous avons souvent notre cafard,
Nous sommes des légionnaires.
1er couplet
Au Tonkin, la Légion immortelle
À Tuyen-Quang illustra notre drapeau,
Héros de Camerone et frères modèles
Dormez en paix dans vos tombeaux.
2e sonnerie
Nos anciens ont su mourir.
Pour la gloire de la Légion.
Nous saurons bien tous périr
Suivant la tradition.
2e couplet
Au cours de nos campagnes lointaines,
Affrontant la fièvre et le feu,
Oublions avec nos peines,
La mort qui nous oublie si peu.
Nous la Légion.
Refrain
Pour les Alsaciens, les Suisses et les Lorrains,
Pour les Belges, y en a plus, Pour les Belges, y en a plus,
Ce sont des tireurs au cul. (bis)
1re sonnerie
Nous sommes des dégourdis,
Nous sommes des lascars
Des types pas ordinaires.
Nous avons souvent notre cafard,
Nous sommes des légionnaires.
1er couplet
Au Tonkin, la Légion immortelle
À Tuyen-Quang illustra notre drapeau,
Héros de Camerone et frères modèles
Dormez en paix dans vos tombeaux.
2e sonnerie
Nos anciens ont su mourir.
Pour la gloire de la Légion.
Nous saurons bien tous périr
Suivant la tradition.
2e couplet
Au cours de nos campagnes lointaines,
Affrontant la fièvre et le feu,
Oublions avec nos peines,
La mort qui nous oublie si peu.
Nous la Légion.
Refrain
Qua bài hát, có những lời nhắc đến Tonkin (Bắc Kỳ) và Tuyên Quang, cho thấy binh chủng này có mặt tại chiến trường Việt Nam trong thời pháp thuộc. Chắc lúc đi bố ráp thì họ cướp bóc, hiếp dâm phụ nữ Việt Nam ở làng quê, nên dân tình sợ hải đoàn quân tinh nhuệ này và khi xưa mình nghe người lớn kể lại những hải hùng mà họ đã chứng kiến trước năm 1954. Xong Om!.
Nhs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét