Sự Suy Giảm Dinh Dưỡng Trong Rau Củ (1920 - 2020)

Đi Ý Đại Lợi thì mình được ăn thức awn như rau quả rất tươi so với Hoa Kỳ nên tò mò tìm tài liệu đọc thì bên Pháp cho biết là có sự suy giảm chất dinh dưỡng trong thực phẩm người Pháp dùng hàng ngày đến 40% tỏng khi tại Hoa Kỳ thì có đến 90% khiến mình thất kinh. Người ta đổ lỗi cho ngành canh nông hiện tại, tìm cách gia tăng các sản lượng với các chất háo học cũn như thay đổi hạt giống. Họ cho biết khi xưa, cây lúa rất cao gần bằng người Mỹ, nay chỉ còn 4 chân bộ để cho ra nhiều hạt lúa đã được thay đổi GMO.

Nhiều người lên án nông dân ham lợi nhưng trên thực tế, các hổ trợ cua chính phủ Mỹ cho nông dân thường là cho các nông trại lớn do các công ty thực phẩm làm chủ vì nông dân sống khó khăn nên con cháu không muốn tiếp tục nghề nông và được các công ty thực phẩm mua lại. Điển hình là Monsanto mua mấy chục triệu mẫu đất trồng trọt ở Ukraine hay ông Bill Gates là người sở hữu nhiều đất canh nông nhất ở Hoa Kỳ. 

Ai đến Hoa Kỳ đều nhận ra người Mỹ ăn rất nhiều nhưng lại to béo, và bệnh hoạn nhiều hơn người ở Âu châu. Lý do là chế độ dinh dưỡng cua thọ rất ít chất dinh dưỡng, vì trong thực phẩm có đến 90% chất dinh dưỡng suy giảm so với 100 năm trước.

Mình nhớ có lần mua một pizza to đùng về awn với mấy đứa con. Hỏi chúng thì chúng đi chơi với bạn nên mình ăn, lúc đầu 1 lát rồi từ từ nguyên cái bánh to đùng nhưng vẫn còn đói. Đọc tài liệu thì thì được biết khi chúng ta ăn thì cơ thể tiếp thu chất dinh dưỡng nhưng vì các chất dinh dưỡng bị suy giảm nhiều nên chưa đủ nên cơ thể cứ gào thét thêm là cần thêm chất dinh dưỡng nên tiếp tục ăn.

Qua Âu châu thì mình ăn rau cỏ, bánh trái thì khám phá là mau no. Có lể vì thực phẩm bên đó tươi và hái trễ nên có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cà chua cua thọ cho ăn màu đỏ rực tỏng khi cà chua bên Mỹ, được hái non nên khi mua chỉ còn màu xanh hơ hường thì chắc không có đủ chất dinh dưỡng.


Sự Suy Giảm Dinh Dưỡng Trong Rau Củ (1920 - 2020)


1. Sự Suy Giảm Canxi

Canxi rất quan trọng cho sức khỏe xương, chức năng cơ và tín hiệu tế bào.

Vào những năm 1920, các loại rau thường chứa khoảng 60 mg canxi mỗi 100 gram. Đến những năm 2000, con số này giảm xuống còn khoảng 15 mg mỗi 100 gram.

2. Sự Suy Giảm Magiê

Magiê cần thiết cho hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm sản xuất năng lượng và tổng hợp DNA.

Dữ liệu lịch sử cho thấy hàm lượng magiê giảm từ 30 mg mỗi 100 gram vào những năm 1920 xuống khoảng 8 mg mỗi 100 gram vào đầu những năm 2000.

3. Sự Suy Giảm Sắt

Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy trong máu và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

Hàm lượng sắt trong rau củ đã giảm đáng kể, từ 3 mg mỗi 100 gram vào những năm 1920 xuống chỉ còn 0.5 mg mỗi 100 gram ngày nay.


Biểu Đồ 1: Tỷ Lệ Suy Giảm Hàm Lượng Dinh Dưỡng (1920 so với 2000)


Dưới đây là bảng so sánh tỷ lệ suy giảm canxi, magiê và sắt từ những năm 1920 đến những năm 2000:


Chất dinh dưỡng 1920s-1930s (mg mỗi 100g) 2000s (mg mỗi 100g) Tỷ lệ suy giảm (%)

Canxi 60 mg                                                         15 mg                             75%

Magiê 30 mg                                                         8 mg                                73%

Sắt         3 mg                                                         0.5 mg                             83%


Những con số này cho thấy sự sụt giảm đáng kể ở cả ba khoáng chất, có nghĩa là chế độ ăn hiện đại cần được bổ sung hoặc đa dạng hơn để đáp ứng mức độ dinh dưỡng như trước đây.


Biểu Đồ 2: Hình Ảnh Suy Giảm Khoáng Chất Theo Thời Gian (Biểu Đồ Đường)


Dưới đây là biểu đồ minh họa xu hướng suy giảm khoáng chất từ những năm 1920 đến những năm 2000:


1. Trục X: Năm (từ 1920 đến 2020).

2. Trục Y: Hàm lượng khoáng chất tính bằng mg mỗi 100g.


  60 |                                   *

     |                                  *

     |                                 *

     |                               *

  30 |               *

     |              *

     |             *

     |           *

     |         *

   8 |       *

     |     *

     |   *

     | *

     -------------------------------------------------

     1920s    1940s    1960s    1980s    2000s   2020s


Nguyên Nhân Gây Ra Sự Suy Giảm Dinh Dưỡng

1. Suy Kiệt Đất: Việc canh tác đất liên tục mà không nghỉ ngơi hay luân canh cây trồng làm cạn kiệt khoáng chất trong đất. Khi xưa học địa lý với ông Tây, ông ta giải thích la bên Mỹ, đất rộng nên người ta luân canh, trồng trọt năm nay rồi sau khi gặt hái thì bỏ trống để nuôi bò. Phân của chúng ị sẽ giúp bón phân đất tốt nên năm sau trồng thì sẽ tốt lúa.

2. Sử Dụng Phân Bón Hóa Học: Các loại phân bón hiện đại chỉ tập trung vào N-P-K (Đạm - Phốt-pho - Kali) mà bỏ qua các khoáng chất khác như magiê và canxi. Khi đi viếng Ai Cập, thì khám phá ra dòng Nile đã nuôi dân tốc Ai Cập suốt thấy ngàn năm. Hằng năm, phù sa từ miền nam chảy về Địa Trung Hải kéo theo phù sa từ các vùng Nam Phi châu, giúp bồi đắp thung lững NIle, giúp người trồng trọt gặt hái được nhiều lúa và thực phẩm khác. Ông Nasser chơi cha thiên hạ, kêu Liên Sô xây một cái đập to đùng và chận hết phù sa khiến nông dân Ai Cập phải mua phân hoá học để trồng trọt. 

3. Các Giống Cây Trồng Năng Suất Cao: Chọn lọc giống cây trồng ưu tiên năng suất và ngoại hình hơn là mật độ dinh dưỡng, điều này có thể làm giảm hàm lượng khoáng chất trong cây trồng.

4. Mức CO₂ Tăng Cao: Mức độ CO₂ trong không khí cao có thể làm tăng sự phát triển của cây nhưng lại làm giảm nồng độ dinh dưỡng trong mô thực vật.


Giải Pháp Cải Thiện Dinh Dưỡng

1. Nông Nghiệp Tái Tạo: Sử dụng luân canh cây trồng, cây che phủ và giảm cày xới để phục hồi dinh dưỡng trong đất.

2. Canh Tác Hữu Cơ: Các phương pháp hữu cơ chú trọng sức khỏe của đất có thể giúp cải thiện sự giữ lại khoáng chất trong đất và trong cây trồng.

3. Đa Dạng Hóa Chế Độ Ăn: Vì các loại rau củ hiện đại có thể không đáp ứng được mức độ dinh dưỡng trước đây, việc đa dạng hóa bữa ăn bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng (như hạt, quả và ngũ cốc nguyên cám) và xem xét việc bổ sung thực phẩm chức năng có thể giúp lấp đầy khoảng trống.

Ngày nay, chúng ta có thể trồng trọt ở nhà, với phân hữu cơ tự làm để nấu ăn. Vấn đề là ở trong thành phố, khó có chỗ để trồng trọt cũng như đi làm không có thời gian để trồng trọt.

3 tuần ở Âu châu, phải công nhận ăn uống thấy khác với tại Hoa Kỳ. Nhớ hôm đến nhà anh bạn ở trong một cái làng ý nhỏ, cho một cái tô phở toàn là rau, cà chua tươi, chang thêm dầu ô líu ăn hết xẩy. Thịt bò ở đây, được nuôi trên cánh đồng bán gái đắt hơn bò được nuôi trong nông trại. Hôm ăn steak tartare ở Paris, thì phải công nhận thịt bò ăn nức nở. Kiểu này cứ mỗi năm qua Âu châu ở 1 tháng awn đồ bên ấy cho dưỡng thèm, thêm chất dinh dưỡng.

Người ta cho biết các chất bổ sung được bán tỏng tiệm, không đủ mà tốt nhất phải ăn rau cải để cơ thể thanh lọc tạo các sinh tố với ánh mặt trời này nọ. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Khi về già có cần được con cháu chăm sóc


Hôm nay tình cờ đọc trên mạng, câu chuyện một ông Mỹ kể là có 2 người con trai đến viếng bất thình lình. Một người là bác sĩ và một người là kỹ sư, rất thành công trong sự nghiệp. Tuần vừa qua, vợ ông ta qua đời, khiến ông ta chới với vì mất đi người bạn đời, không biết làm sao trong tương lai khi không còn người vợ bên cạnh. 

3 cha con ngồi nói chuyện, bàn tính chuyện tương lai khiến ông ta nổi da gà vì hai người con khuyên ông ta không nên sống một mình, nên vào một viện dưỡng lão. Ông ta cho rằng sống đơn độc không làm ông ta sợ nhưng hai người con tiếp tục thuyết phục là họ rất “lo ngại”. Họ cho biết là căn phòng trống trong căn nhà của họ nay được làm văn phòng, để làm việc tại, nói như Tây télétravail, nên họ không thể đem ông ta về ở chung.

Ngoài ra hai người con trai và vợ đều bận rộn hết, nên không có thì giờ lo cho ông. Thêm các cháu nội đều học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm nên họ không có thời gian để chăm sóc cho ông. Ông ta nói thì mướn người giúp việc thì cả hai đều kêu đâu được phải mướn 3 người làm 3 ca nên lỡ có chuyện gì thì tiền của họ để dành sẽ tiêu tan theo mây khói.

Ông ta nhất quyết không chịu vào viện dưỡng lão thì hai người con kêu thì bán căn nhà, sẽ giúp thanh toán được một thời gian.

Cuối cùng ông ta chịu thua vì không thể đối diện sự thật thủ phàng về sự vô ơn và lạnh lùng của hai người con. Ông ta không dám lên tiếng kể về những sự hy sinh của ông ta không đi nghỉ hè, ăn uống ở tiệm sang trọng, mua xe mới để cho hai người có đủ tất cả. Cuối cùng ông ta làm hai Vali và đi xa để không phải nhìn hai người con nữa: viện dưỡng lão. Xa hai người con và cháu nội.

Nhìn lại ông ta cho rằng đó là lỗi của ông ta. Lỗi của ông ta, hy sinh đời bố củng cố đời con, cho mấy người con tất cả gì họ muốn có, thay vì dạy chúng phải “earn it” không biết dịch tiếng Việt ra sao. Để khi đọc lại sẽ tính. Có một chị quen kể, bà chị lấy tiền hưu trí ra trả tiền học đại học cho cô con gái. Đến khi lấy chồng, cô con gái lấy chồng Mỹ và cảm thấy mắc cở vì mẹ mình không nói tiếng Mỹ thông thạo. Nay mẹ về hưu không có tiền già nhiều, con cũng không đến thăm.

Ông ta nghĩ nên dạy con cái là phải làm việc tích cực, giúp đỡ cha mẹ phụ việc nhà, cảm nhận là một thành viên của gia đình. Thay vì làm hết tất cả để cho con vui sướng, học hành. Cảm nhận được yêu thương và tôn trọng thay vì người ở tạm trong nhà, một vị khách. Chúng sẽ hiểu thành công bằng trách nhiệm, lớn lên sẽ cảm ơn cha mẹ đã dạy chúng trở thành người hữu dụng cho xã hội.


Lòng biết ơn phải được rèn luyện; nó không đi kèm trong trái tim con người trừ khi tình yêu và lòng kính sợ Chúa được thấm nhuần trước. Họ phải biết rằng khi họ trở nên "già", họ sẽ muốn được con cháu đối xử tốt, và điều đó không đạt được bằng tiền bạc, mà bằng lòng tốt được gieo trồng trong trái tim họ. Người Mỹ, đa số theo đạo Tin Lành nên nhắc đế Chúa.


Chúng ta hãy giáo dục con cái chúng ta về các giá trị, mà không quên rèn luyện mối quan hệ yêu thương. Khi về già, người ta rất lo sợ sự cô đơn. Câu chuyện buồn nhưng có lẻ đa số những ai về già đều dính phải vụ này khi ở ngoại quốc. Nhìn lại thì thấy sai sai những gì đã làm khi nuôi con nhưng đã muộn.


Đọc mấy còm của dân cư mạng thì lên tiếng đủ thứ. Mình tóm tắt lại những gì đọc mấy còm  của thiên hạ. Có người cho rằng, chúng ta sinh con ra thì phải có bổn phận lo cho chúng, không được mong gì cả khi về già. Lý do là chúng đâu có muốn ra đời. Hai vợ chồng hò giã gạo, không dùng bao cao su nên mới xẩy ra chuyện này.


Có người lại kêu không được con mình phải có bổn phận lo cho mình khi về già, không thể để chúng vô ơn như vậy.


Vậy ý kiến các bác ra sao? Em thì nếu chúng không về báo cô mình là một niềm hạnh phúc. Đã làm tròn bổn phận, còn được con chăm sóc hỏi han thì là bonus.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thức ăn tại Âu châu khác Hoa Kỳ


Đi Âu châu kỳ này, nhất là Ý Đại Lợi, mình được nếm lại những món ăn khi xưa khi đi học và làm việc ở đây. Phải nói là thức ăn rất tươi, được trồng trong làng, không sợ bị chất bảo quản này nọ. Còn các thành phố lớn thì không biết, vì chỉ đến các thành phố nhỏ và thân hữu mời ăn tại nhà với những đặc sản do chính tay họ làm hay mua từ các nông trại trong vùng. Hôm đi ra chợ trời, đến chỗ nông dân bán thịt và salami, thấy thiên hạ xếp hàng đông như quân Ý Đại Lợi.

Hôm đầu tiên thì cô em nấu đồ ăn pháp cho ăn. Được ăn lại các loại fromage của pháp. Ngon cực. Hôm sau thì đi ngoài Paris về thì ghé tiệm Ma-rốc ăn tajine với merguez. Kể cũng vui, về Paris mình chỉ thèm ăn lại harissa và merguez. Nhớ khi xưa, người ả rập hay nướng merguez trên lề đường rồi kẹp vào baguette trét chút harissa. Vừa đi vừa ăn vừa hít hà cay cay nhất là vào mùa đông. Giờ không thấy bán trên đường nữa. Sau đó có ăn tại tiệm ăn nổi tiếng Train Bleu, rất Tây và rất ngon nhưng cũng rất đắt. Ăn lại foie gras mà mình nhớ lần đầu tiên được ăn tại một tiệm ăn bên cạnh dòng sông Loire khi mình đi viếng các lâu đài danh tiếng ở vùng này.

Ngày đầu tiên ở Ý Đại Lợi tại nhà anh bạn, cho ăn mấy món salami làm tại làng. Anh ta ở thị trấn nhỏ ai cũng biết nhau cả. Mấy anh bạn kể là mua rượu làm trong vùng giá $1.5/ lít. Nếu họ bỏ chai thì đâu $20. Vùng này nổi tiếng trồng nho làm rượu. Hôm sau đi viếng thành phố Montagnana nổi tiếng với món prosciutto crudo nên khi vào tiệm là ăn món này. Ngon hơn của vùng Parma. Mấy người bạn gọi thêm cho mình đĩa thịt loại roasted beef nhưng họ thái mỏng ăn với parmigiana và dầu olive. Tối ăn ở nhà anh bạn lấy vợ ý thì cho ăn thịt và saucisse nướng mua trong làng. Trước tiên mỗi người một tô kiểu ăn phở toàn là rau, bỏ dầu olive vào ăn. Ngon kể gì nên sau đó mình mua 4 lít đem về Mỹ. Một chai 1.5 lít nguyên chất giá $13, 14 euro, phải trả thêm cước phí cho máy bay $80 nhưng vẫn lời chán vì bên Mỹ , giá một 0.75 lít dầu nhập cảng từ Tây Ban Nha, chất lượng kém hơn ở Ý Đại Lợi họ bán $33, xem như 1.5 lít là giá $100, 4 chai như vậy là $400. Còn loại dầu trồng tại Cali thì đắt hơn. Ăn hết mình sẽ nhờ anh bạn liên lạc với người quen ở Sicilia sản xuất rồi gửi thẳng cho mình trả tiền. Nghe nói dầu olive được khắp thế giới ưa chuộng nên bắt đầu có thứ giả, trộn tùm lum. Mình có xem phim tài liệu về vụ này khi Mafia dính vào buôn bán. Phải nói từ ngày sang Mỹ đến giờ mới ăn lại bữa cơm ý ngon như vậy. Vấn đề là dân ở đây ăn trễ, 8:00 tối mới vào ngồi bàn trong khi ở Hoa Kỳ mình chuẩn bị lên giường. 




Đi ngang mấy tiệm ở Venice họ trưng bày bánh và kem thấy phát thèm.

Hôm sau đi Slovenia, thấy toàn tiệm bán hamburger và pizza nên không ai muốn đụng đến. Cuối cùng ăn ở tiệm bán đồ ăn của Sarajevo, mình gọi cái súp ăn với bánh mì. Loại goulash mà dân hung gia lợi hay ăn trong khi mấy người kêu loại thịt bằm nướng như saucisse nhỏ bỏ vào nữa cái bánh mì của người hồi giáo thường thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Rất ngon nhưng hơi nhiều nên mấy chị vợ đưa cho mình ăn cho biết mùi. Tối đó thì ớn thịt nên mọi người vào tiệm Ấn Độ ăn tàu hủ cà ri cay. 

Thịt nướng của vùng Sarajevo ăn với bánh mì như kebab
Goulash của dân miền này

Hôm sau trên đường về trieste thì ghé ăn cơm ý với pasta sugo và thịt gà làm kiểu Milanese. 

Hôm sau viếng Venice thì ăn gelato rồi về nhà ăn cơm mấy món ý nhất là món bánh mì pane integrale (pain complet) do anh bạn làm. Bột mì trấu mà bên Mỹ gọi whole wheat. Loại bánh mì ăn từ lâu đời, xây hạt lúa cả vỏ trấu đến khi họ tìm ra cách lột vỏ hạt lúa. Thì bột mì mới trắng. Bột mì trấu có nhiều chất dinh dưỡng hơn và giảm độ đột biến tăng đường. Mình thấy khác với bánh mì tại Hoa Kỳ là bánh mì loại này rất cứng trong khi tại Hoa Kỳ thì mềm xèo. Có lẻ bánh mì ngon nhất là ở tiệm ăn Train Bleu. Mình xơi 5 ổ bánh mì này. Mình đã kể ăn tại nhà hàng danh tiếng Train Bleu rồi. 


Mình mê bánh mì này, làm 5 ổ khiến ông bồi người Pháp sợ luôn
Couscous món thuần tuý cua người Ma-rốc 

Hôm qua, cô em đi mua croissant và pain au chocolate ở tiệm nghe nói nổi tiếng vùng yvelines mình ăn no luôn tới chiều. Tối cô em cho ăn choucroute, đặc sản miền Alsace mà bên Mỹ ít khi thấy tiệm ăn Đức. Có ăn vài lần nhưng dỡ lắm. Choucroute rất tốt cho đường ruột. Costco có bán nhưng dỡ. 

Hôm đến nhà tên bạn được cho ăn thịt vịt lại nhất là thấy cái máy mà Tây gọi là girolle để bào fromage. Thường họ dùng loại fromage tête de moine (đầu ông cố đạo). Máy này mình mua tặng bố mẹ hắn nay hắn thừa hưởng. Chiều gặp mấy bạn học cũ ở Yersin Đà Lạt khi xưa thì ăn vịt quay và heo quay chắc mua ở khu 13. Tội lắm! Chủ nhà gọi cô em mình hỏi mình thích uống rượu gì để anh ta chuẩn bị, nghe nói mình uống nước nên đỡ phần này cho chủ nhà. Có tên bạn khi xưa Đà Lạt, kêu hội ngộ gì mà không thấy rượu bia trong hình. Mình nói Tây nó khác, rượu sau khi khui thì họ đỗ vào một cái bình bằng pha lê, có cái vòi dài thòn lòn để giữ rượu nếu không sẽ bị oxy hoá nhanh. Nói chung thì các thân hữu đón tiếp mình rất chu đáo.

Hai bữa cơm khá đặc thù ở paris là ở nhà ga Lyon và couscous. Nhưng có lẻ bánh mì và croissants là ngon tuyệt vời. Nhất là ăn với foie gras. Thằng cháu mình thích nấu các món lạ cua pháp nên nghe cậu Sơn thèm ăn lại foie gras nên nó làm. Ăn ngon cực.

Sáng nay, cô em đi mua croissants và pain au chocolat cho mình ăn rồi thêm một ổ pain complet đem về Mỹ ăn cho đỡ nhớ. Có lẻ sau này chán đi du lịch các nước, mình rủ đồng chí gái về Âu châu, tà tà mỗi nơi để ăn thực phẩm ngon và chất lượng. 

Vấn đề là Âu châu đang Mỹ hóa từ từ về thực phẩm vì thấy các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Hoa Kỳ mọc khắp nơi. Khi xưa mình nhớ chỉ có một hay hai tiệm ăn MacDonalds ở Paris, nay thì quá nhiều. Hình ảnh ông Tây đội béret với ổ baguette dần dần sẽ mất đi trong ký ức của loài người. Sang Ý Đại Lợi hay Slovenia tương tự cứ thấy hàng quán hamburger và pizza. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Về Cali lại nhớ Paris

Về Paris lại trái múi giờ nên khó ngủ, lại thức giấc trong đêm dài, lại nhớ đến chuyến đi vừa qua. Được gặp lại người thân, bạn sau 40 năm không gặp. Ghi lại đây để cả tuần sau lại quên hết. Đời sống ở Âu châu rất chậm so với Hoa Kỳ nên sẽ quên mau. Từ xe hơi, xa lộ nay họ đi xe đạp, đi bộ nên tốn thì giờ, bắt đầu ăn thức ăn nhanh như người Mỹ. 


Có anh bạn kêu vé đi pháp rẻ lắm nên đánh bạo xin phép vợ đi thăm gia đình cô em, bà Cayla, bà Marco luôn tiện ghé Ý Đại Lợi thăm vài người bạn quen thời sinh viên, đã mấy chục năm không gặp. Đồng chí gái đang theo họ khóa guitar và chuẩn bị bữa tiệc Halloween nên không đi cùng được. Tính luôn tiện viếng Slovenia và Croatia vì sát vùng Veneto nhưng giờ chót thì nghĩ sang năm đi với vợ mấy xứ thuộc Nam Tư khi xưa. Mấy xứ thuộc đế chế ottoman khi xưa nên có người theo hồi giáo và các tôn giáo đều sống vui vẻ mấy trăm năm đến khi liên sô sụp đổ thì họ muốn tự trị nên hàng xóm từ mấy 100 năm, đánh nhau tàn sát nhau như xứ ấn độ và Pakistan sau khi quân đội Anh quốc rút lui thuộc địa của họ và trao trả độc lập. 

Vận động trường Pháp quốc (state de France) nơi làm lễ bế mạc thế vận hội 2024

Đến paris thì thằng cháu mới ngày nào bé tí ti, nay to con như Tây, bận đồ láng cón, đi làm ra, đem xe ra phi trường CDG đón cậu Sơn chở về nhà. Chạy vào peripherique thì bắt đầu kẹt xe khiến mình nhớ 50 năm về trước, đến phi trường này, có ông cậu họ ra đón chở về nhà. Ngồi xe bị say xe muốn ói. Mấy tháng đầu ở Paris sợ đi xe hơi thậm chí xe buýt cũng làm mình muốn nôn. Nay thì không sợ nữa. Không hiểu lý do. Dù khi xưa ở Đà Lạt, mình đi xe hơi xe đò không sao. Có lẻ bị ngộp trong không gian tù túng không quen nhất là trời lạnh, họ đóng cửa sổ xe và cho chạy máy sưởi. Có thể chưa quen hít thở ở vùng lạnh khác với vùng nhiệt đới của Việt Nam.

Xe chạy ngang Stade De france được xây để tổ chức giải túc cầu mấy năm về trước. Và cũng là nơi bế mạc thế vận hội năm nay. Thấy không có gì đặc biệt rồi kế bên thấy một binh đinh có mái cong như con cá nên hỏi thằng cháu. Nó nói là hồ tắm được xây cho thế vận hội vừa rồi nhưng kiến trúc sư cắt cớ chỉ thiết kế cho 3000 khán giả thay vì như tiêu chuẩn của tổ chức thế vận hội quốc tế đưa ra là 6000 nên phải làm cái khác. 


Hồ bơi làm cho thế vận hội nhưng chỉ chứa được 3,000 khán giả nên không được sử dụng. 

Nói cho ngay thì kiến trúc hiện đại của pháp không có gì đặc sắc so với quốc tế. Tiền thuế của dân pháp tiêu theo chiều gió. Bên trái thì thấy làng thế vận hội nhưng vì có bức tường chặn tiếng động nên chỉ thấy sơ sơ không hoàn toàn lắm nên không rõ kiến trúc ra sao. Ông trời xứ Camembert bổng nhiên mưa như điên suốt mấy ngày đầu. Về nhà cô em mình mệt đừ nên cũng không muốn ăn. Ngủ chút xíu thì thức giấc vì trái múi giờ. Hôm sau đi gặp bà Cayla rồi bà Marco ở Mantes La Jolie đưa mình về miền quá khứ của 50 năm về trước.

 18 tuổi, từ giả thơ ngây đến pháp với một cái Vali to đùng, với 1,200 quan pháp, bỏ vào Caisse d’épargne khởi đầu cuộc đời tha hương đến ngày nay. Đúng là không ai có thể đoán trước tương lai. Để rồi đúng 50 năm sau, cũng vào thời gian này, mình lại trở lại Paris như đi tìm lại những dấu chân sau cuộc hành trình 50 năm một đời Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Sinh sống tại 5 quốc gia, 13 thành phố trên thế giới.

Thành phố Montagnana, Veneto, Ý Đại Lợi . May quá đến Veneto thì trời đẹp, khi mình đi thì mưa như bão.
Vợ chồng 2 anh bạn thân từ Torino xa xưa, gặp lại sau 38 năm

Hai ngày sau thì bay sang Ý Đại Lợi, đáp xuống phi trường Venezia Marco Polo. Gặp lại vợ chồng anh bạn từ 38 năm nay không gặp. Tay bắt mặt mừng vì còn sống gần 4 thập kỷ. Anh bạn kêu còn sớm, vậy tau chở mày đến viếng mấy biệt thự nổi tiếng ở vùng này. Đặc biệt bạn thân khi xưa, nay gặp lại đều mày tao. Anh ta chở dọc theo con sông Brenta, vùng Veneto mà mình có đọc, người ý có tổ chức du thuyền trên sông này với đầu bếp danh tiếng ý và viếng thăm các biệt thự vùng này. Biệt thự đầu tiên là Pisani còn được gọi là Nazionale rất to, diện tích là 11 mẫu, chỉ thua villa Borghese ở Rome. Sau được hoàng đế Napoleon đệ nhất mua cho bà vợ thứ hai ở. Chỗ này có nhiều lịch sử như Mussolini gặp Hitler ở đây và quân đội Mỹ chiếm làm tổng hành dinh sau đệ nhị thế chiến. Chỉ tiếc là mình không có thời gian như xưa, ngồi vẽ nên chỉ chụp vài tấm ảnh kỷ niệm, biết đâu mình sẽ tập vẽ lại khi không còn đi nữa.

Piazza San Marco đầy kỷ niệm thời sinh viên

Sau đó anh bạn đưa đi viếng biệt thự La Rotonda do kiến trúc sư Andrea Palladio thiết kế, tạo nên phong trào Palladioist, được người Anh quốc yêu mến và sử dụng, theo đến tận bên các thuộc địa của họ như Hoa Kỳ, Ấn Độ. Quá đẹp! Khi xưa muốn viếng thăm nhưng dạo đó không xe buýt cũng như lữ quán thanh niên tại vùng này để viếng thăm. Có lẻ lần sau ghé sang vùng này, mình sẽ mướn xe chạy viếng các ngôi nhà do ông ta vẽ. Nếu ai đi Vicenza và Venice sẽ thấy ảnh hưởng của ông ta về kiến trúc ở đó nhất là các cửa sổ, thường được gọi cửa sổ phong cách Palladio. Mình bị ảnh hưởng của ông ta rất nhiều khi thiết kế các dự án, sử dụng hình học, rất giản dị nhưng kích thước rất bình quân. Điểm lạ là ảnh hưởng của ông ta rất nhiều qua kiến trúc của người anh quốc, thậm chí toà Bạch Cung được xem là có chút ảnh hưởng của Irish Palladioism. Không như kiến trúc của Pháp ngày nay, bị ảnh hưởng của triết nhân Jacques Derida nên loạn cào cào với chủ nghĩa deconstruction.

Về chiều nên anh bạn chở về nhà để chuẩn bị ăn cơm. Ai đi vùng Vicenza thì nên ghé đây xem. Nhớ ngày thứ 7 gọi giữ chỗ trước vì họ chỉ mở có 2 tiếng nhưng được xem tất cả ngôi biệt thự. 

Có vợ chồng anh bạn từ Torino cũng lái xe trên 500 cây số đến chiều đó thêm gặp vợ chồng anh bạn, sinh viên Milano khi xưa, có đá banh một hai lần. Cảm thấy mấy anh bạn này mình quen có 6 tháng nhưng 40 năm sau vẫn quý mình, lái xe mấy trăm cây số để gặp. Thế là xem như gặp lại 2/3 sinh viên du học quen khi xưa, có hai người hiện ở Thụy Sĩ, còn thì ở Hoa Kỳ. Ai nấy cũng về hưu nên cuộc sống có vẻ nhàn, kể chuyện làm vườn trồng cây vì con cái không chịu lấy chồng lấy vợ nên chưa nghĩ đến chuyện giữ cháu. 

Anh bạn học Milano, lấy phụ dâu của vợ anh bạn, người ý. Cô vợ người ý giúp tỵ nạn người Việt trong làng nên làm đám cưới thì cô dâu mời làm phụ dâu. Bên làm phụ rể bên làm phụ dâu, gặp nhau thì choáng nụ cười tỏa spaghetti khiến anh bạn làm rể gia đình ý, sinh sống tại đó trên 40 năm nay như một dân làng người ý, trồng nho với cha vợ nhưng khi cha vợ qua đời mệt quá thì nhổ nho trồng cỏ nên phải mua xe máy cắt cỏ. Anh ta cũng nhất trí với mình là trái cây hữu cơ là bựa, được các công ty thực phẩm bơm lên để bán đắt thêm tiền. 

Biệt thự Pisani đang được trùng tu

Hôm sau, cả đám rủ nhau đi viếng thành phố nhỏ trong vùng Veneto có tên là Montagnana, tạm dịch là Núi Na. Chả thấy núi đâu cả nhưng thành phố được xây trong tường thành thời trung cổ vẫn còn y nguyên. Đặc biệt là thành phố này có món prosciutto crudo danh tiếng. Họ không cho đem loại đặc sản này vào Hoa Kỳ. Nếu không mua một cái đùi heo đem về treo ở nhà rồi lâu lâu lấy dao khứa vài lát ăn. Trưa cả đám kéo vào tiệm ăn món đặc sản của thành phố rồi chạy đến một thành phố khác để mình viếng thăm nơi sinh trưởng của thi sĩ Petrarca được xem là người đầu tiên khởi xướng chủ nghĩa nhân bản dẫn đến thời đại Phục Hưng của Ý Đại Lợi. 

Biệt thự La Rotonda của kiến trúc sư Palladio, bên trong và ngoài. 

Hôm sau cả bọn lấy xe lửa đi vào Venezia. Tháng 10 mà du khách vẫn đông như quân Nguyên. Đây là lần thứ 6 mình đến thành phố này, mà người Pháp hay nói đến Venice một lần rồi chết nên cảm xúc tuy dâng tràn nhưng không bằng lần đầu đi năm 1977. Đi bộ loanh quanh đến quảng trường San Marco, đi vòng vòng ăn gelato rồi về. Bạn mình họ đi mệt thở rồi. Ai quen đến vùng này, họ cũng dẫn ra đây nhất nay già rồi nên đi đứng nhiều không tốt. Hai kỷ niệm ở Venezia là lần đầu tiên đến đây thì tối cả bọn ra đây nghe nhạc, do cá chân nhạc tam tấu hay ngủ tấu trong không gian khá ảo vì đèn đuốc không như ngày nay. Có du khách nhưng ít hơn ngày nay. Chiều tối vắng du khách. Điểm thứ hai là có tên bạn trả tiền ly kem thì tên bồi đếm tiền thối tính rõ là 7,000 lira nhưng đến khi tên bồi đưa cho anh ta thì buồn đời anh ta đếm lại thì chỉ còn 5,000. Nên kêu lại thì tên bồi đếm lại cũng 7,000. Từ đó mình đi Ý Đại Lợi là cẩn thận khi nhận tiền thối lại, phải tính lại nay với thẻ tín dụng hay điện thoại cầm tay nên khỏe. 

Đi qua một rạp xi nê nay đóng cửa khiến mình nhớ đến cuốn phim il Paradiso của đạo diễn ý, nói về thiên đường của ông ta khi còn bé ở trong làng, nay người ta hết xem phim ở rạp mà xem video ở nhà. Có thể xem nhiều phim trong ngày thay vì phải đợi mấy tuần lễ như xưa. Mình về Đà Lạt chỉ thấy rạp Hoà bình khi xưa là còn loe ngoe vì Ngọc Hiệp và Ngọc Lan trở thành khách sạn. Thậm chí mấy rạp xi-nê ở Champs Elysees cũng đóng hết. Mình nhớ có một rạp chiếu phim Emmanuelle trước khi mình đến Paris và suốt 8 năm trời mình đi học ở paris mà nay về không thấy bóng dáng nhất là rạp của hãng Gaumont khi xưa có ghế bằng da ngồi xuống là nó lún từ từ sướng chi là sướng. 

Sang đây thấy ai cũng xem Netflix. Cho thấy văn hóa Mỹ đã tràn ngập Âu châu. MacDonald, Burger King, pizza hut, five guys hay subway mọc đầy khắp phố. CoCa cola đầy, giới trẻ bận jeans dân tình mang giày bata không như xưa ra đường là cao gót này nọ. Mình đoán ông Jacques Lang, cựu bộ trưởng văn hóa pháp một thời lên án văn hóa đế quốc của Mỹ, kêu gọi trong sáng hóa tiếng pháp, loại bỏ tiếng anh. Ông ta như ông Phạm Quỳnh kêu còn tiếng pháp là còn Pháp quốc, chắc phải đội mồ dậy. Nay thì tiếng anh, hàng quán đề bảng hiệu tiếng anh. Giới trẻ nhảy rap hát nhạc Mỹ. Truyền hình Tây cũng bị ảnh hưởng nhiều. Khi xưa thì họ mướn phim bộ Mỹ xem, nay vẫn vậy. Chương trình đố vui để học như bên Mỹ.

Nghe mình muốn đi viếng Slovenia nên mấy người bạn mướn Airbnb rồi chở mình qua đó cách Venice độ 3 tiếng lái xe như quận Cam chạy lên Malibu. Xứ này buồn nghe nói dân tình tự tử nhiều. 




Thủ đô của Slovenia có cái tên khó đọc và viết. Kiến trúc như Đức quốc hay Thuỵ Sĩ.

Hôm sau chạy về nhà ghé thành phố Trieste, thủ phủ của vùng tự trị Friuli,  xem như thành phố cuối cùng của đông Bắc của Ý Đại Lợi. Ai đi du thuyền ở vùng này thì sẽ được cập bến ở Hải cảng này thì nên bỏ thời gian đi xem lâu đài nghỉ mát của em hoàng đế của đế chế Áo-Hung. Đệ nhất thế chiến là Anh quốc chơi cha gây chiến cho ám sát em của hoàng đế, đánh tan hai đế chế áo-hung và ottoman giúp họ làm bá chủ hoàn cầu được vài năm thì ông thần Hitler nổi điên lên đánh bú xưa la mua khiến đế chế Anh quốc tàn luôn cho đến nay. Tại đây có một nghĩa địa tử sĩ của thế chiến thứ 1. Mình co kể vụ này rồi khi quân đội Ý Đại Lợi đánh chiếm vùng này, bị quân áo hung giết như rạ. Có đâu trên 100,000 nấm mồ. Trời tối nên không ghé thăm được.

Nay anh Mỹ khơi chiến tùm lum từ mấy thập niên qua nên chắc cũng sắp te tua. Nợ như chúa chổm. Tuần này đánh dấu Putin mời thiên hạ họp bàn cách làm ăn ra sao khỏi qua tiền đô la. Có lẻ vì vậy mà ông trump kêu không đánh thuế lợi tức mà đánh thuế trên đồ mua này nọ. Thế giới vẫn cần dân Mỹ tiêu thụ vì là thị trường lớn nhất thế giới (có tiền) thì đánh thuế vào sản phẩm. Chỉ cần hết chiến tranh là khỏe đời thiên hạ. Ai làm gì thì kệ họ đừng xen vào kêu dân chủ hóa này nọ. Vụ này mình không tin vì đưa đến sự mị dân. Khi không nói về chính trị là sao. Chán Mớ Đời

Đi chơi thấy bạn bè có cặp có đôi mình lêu bêu nên bắt đầu nhớ vợ. Lúc đầu tính đi Lucca và Sienna để nhớ lại thời xưa nhưng thôi để dành đi với vợ vì vợ chưa đi mấy chỗ này. Mình đi theo vợ chồng anh bạn về Torino nơi mình làm việc 6 tháng ở đây. Đi thăm tu viện Don Bosco nơi xuất phát dòng tu mang tên này. Có ông cha từ Việt Nam sang làm việc ở đây, dẫn đi viếng trường và viện bảo tàng. Hiện nay người ý ít đi tu nên tu viện chỉ còn mấy ông cố đạo lớn tuổi về hưu nên họ cần các cha trẻ nên phải kêu gọi các cha ở xứ khác sang để giảng đạo. Tối hôm sau chị vợ nấu phở để mời ông cha gốc Nam Định đến ăn. Hỏi cha vì sao đi tu. Cha nói thời xưa đói nên giáo dân hay cho con đi tu được lên chức Cố, trong làng kính nể. Đó là một hãnh diện của giáo dân nghèo. Trời mưa ông cha đạp xe đạp đến ăn, nói chuyện tiếng Việt. Chắc hạnh phúc lắm. Mình nhớ khi xưa sang Ý Đại Lợi gặp Việt Nam là mừng hết lớn. Ở paris thì phải xem xét dân tổng hội sinh viên hay đoàn kết. Mình nhớ những lần ăn cơm Việt Nam tại Ý Đại Lợi như phở ăn với spaghetti vì không có tiệm bán bánh phở. Nay thì tiệm tàu đầy. 

Nay họ dẹp xe, làm phố đi bộ khá dễ thương
Trong các con đường có mái che
Di tích thành cổ la mã

Anh bạn dẫn mình đi lại nhưng nơi mình từng ngồi vẽ khi xưa như chợ nông dân hay các tường thành la mã. Thành phố chận xe lại nên trung tâm thành phố trở thành phố đi bộ rất dễ thương. Chỉ buồn là các tiệm bán lẻ nhỏ khi xưa như bán bánh mì, tạp hoá hầu như đóng cửa hết vì thiếu khách hàng. Sau COVID người ta quen mua qua mạng hay siêu thị nên đã thay đổi cách mua sắm của người ý. Làm chủ phố mấy chỗ này chắc sót ruột. Đi trên nhưng con đường khi xưa, thấy phố xá đóng cửa sắt với những graffiti thấy rõ tình hình kinh tế của Ý Đại Lợi. Dân số ý đang lão hoá, nên chính phủ ra chương trình bán 1 Euro một căn nhà ở các làng mạc với điều kiện, tu bổ lại trong vòng 2 năm nếu không sẽ bị phạt. Trùng tu lại thì mất 2, 300,000 euro nên cũng không thành công lắm.


Xứ này tỷ lệ sinh sản là 0.8 nên họ đoán là vào năm 2050, là mệt. Con mấy người bạn chưa vợ chưa chồng như người ý. Vé máy bay rẻ về Paris đến vào 11:00 giờ đêm mà lỡ trễ thì hơi mệt. Xe lửa thì nghe nói hầm xe lửa chỗ Modena mà khi xưa mình hay đi mỗi tháng về Paris để lãnh tiền học bổng, bị sụp. Phải đi xe lửa rồi xe buýt chở qua bên kia đường hầm này nọ mới lên xe lửa từ pháp. Còn xe lửa đi qua Milano thì phải đổi ba trạm tại Thụy sĩ cũng mất 11 tiếng nên mình đi flixbus xem sao vì bên Mỹ họ cũng thiết lập các tuyến đường của công ty Flixbus này.

Điểm mình nhận thấy là dân Tây vẫn hút thuốc kinh hồn. Ngoài đường ngoài phố cứ ngửi mùi thuốc lá. Nhất là phụ nữ. Khi xưa từ Việt Nam sang mình đâu có bao giờ thấy phụ nữ ở Việt Nam hút thuốc điếu. Có mấy bà già hút Cẩm lệ thì quen nhưng không hiểu sao lại cảm thấy khó chịu khi thấy đầm hút. 10 cô học chung lớp vị chi có độ phân nữa hút thuốc lá.

Về lại paris thì mới tính chuyện gặp lại bạn bè người quen. Gặp lại mấy người bạn Tây đầm khi xưa rồi bạn học thời Đà Lạt nay ở pháp. Đặc biệt là có hai người gốc Đà Lạt, hay đọc bờ -lốc của mình, tự xem là Fan Kứng của bờ-lốc muctimsonden.com và liên lạc nên mình có nhắn tin trước khi đi, khi mình đến paris là họ gọi điện thoại hay nhắn tin hẹn gặp.

Mình xài eSIM của Pháp nên chỉ khi về nhà mới xét eSIM của Hoa Kỳ nên khi họ gọi hay nhắn tin thì mình không biết. Lần sau thì sẽ không mua eSIM có số điện thoại vì họ đã liên lạc với mình qua WhatsApp hay Viber hoặc Messenger. Chỉ mua eSIM có Internet. Vừa rẻ vừa khỏi mất công chuyển qua chuyển lại vì chả ai có điện thoại mình ở pháp ngoại trừ gia đình cô em.

Hẹn hai người này trong một buổi chiều ở khu opera và quartier Latin. Được đi lại những con đường, vườn xưa lối cũ của một thời sinh viên, sánh vai mấy người bạn lang thang ngồi vẽ. Hay bên dòng sông Seine mà sau cơm trưa, mình vác đồ đi vẽ vì không có tiền đi uống cà phê như đám bạn học chung. Nhờ đó mà sau này mình vẽ khá khá, bán được tranh cũng như vẽ kiến trúc nên đi xứ nào cũng tìm được việc làm kiến trúc sư. Nhìn lại thì có đến 5 quốc gia. May mình gặp đồng chí gái nếu không chắc đi Nhật Bản vì dạo đó đang có người rủ mình qua Nhật Bản làm việc. Đó là quá khứ nay chỉ làm nông dân bình thường và người chồng nhân dân của đồng chí gái. 

Mấy ngày ở paris, đi bộ với cô em. Mình không để ý vì 8,9 cây số là chuyện thường đối với mình nhưng cô em kêu đi hết nổi, mới nhớ sực là cô em đã 66 tuổi nên phải lấy xe điện ngầm về. Lâu lắm rồi anh em mới có dịp nói chuyện về vấn đề cá nhân. Thường gặp nhau là toàn gặp đại gia đình hay mình đi với đồng chí gái nên ngủ khách sạn nên kỳ này khá vui, chia sẻ những lo toan. Cô em chịu khó nấu mấy món Tây mình thích khi xưa, giặt áo quần, chăm sóc chu đáo như cô em út ở nhà mỗi khi mình về Đà Lạt. Cũng vui em út không gần nhau từ 50 năm nhưng vẫn chăm sóc mình rất chu đáo. Đi chơi mình cũng kéo bà cụ đi 9, 11 cây số, chỉ có năm ngoái là bà cụ đi 2 km là rên đau lưng. Thường là kêu không mệt.

Kỳ này đi không có vợ nên mình muốn tìm lại những dấu chân xưa. Nay paris, họ tổ chức rất nhiều triển lãm, viện bảo tàng mới mọc như nấm để thu hút du khách. Khi xưa có thẻ sinh viên mình vào mấy chỗ này đều mỗi tuần vì trời lạnh vào đây sưởi ấm. Mình bỏ nghề kiến trúc làm nông dân nhưng bạn và cô em mình cứ đinh ninh mình thích nghệ thuật kiến trúc như xưa nên dẫn đi xem các dinh thự đẹp và xem triển lãm hội họa. Có anh bạn kêu mày nên vẽ lại đi, cả bỏ uổng thấy cũng có lý. Chắc mình cũng nên tập vẽ lại. Vợ tập đàn mình ngồi vẽ chân dung chân dung sao em không như một thiên thần. Mình cũng bắt đầu ngứa tay lại, chắc phải chạy đi mua giá vẽ cọ Sơn này nọ lại.


Hôm trước đi lang thang đến Place Des Vosges, nơi khi xưa văn hào Victor Hugo ở, viết những sách bất hủ. Nay thì họ phải sửa chửa lại vì sức nặng bao nhiêu tháng ngày. Mình có vẽ nhiều lần tại khu vực này khi xưa. Không nhớ khi xưa có hàng rào hay không vì nay thấy họ rào lại.


Tại phi trường CDG, họ có làm phòng cầu nguyện của tam giáo chính ở Âu châu: thiên chúa giáo, do thái giáo và hồi giáo. Không biết có bắn nhau hay không. Phải công nhận cách xây tổ chức phi trường này rất lộn xộn. Có 3 terminal phải đi bộ, xe buýt đâu chả thấy rõ.

Chuyến đi đột suất để gặp lại 2 người đàn bà đã giúp đỡ mình khi xưa khi mới sang pháp nay đã gần 100 tuổi khiến mình mừng vì khi họ qua đời chưa chắc mình có thể bay về. Thêm liên lạc được với người mợ đầm mà ông bố khi xưa đã bảo lãnh mình sang pháp. Dạo ấy đậu cao mới được du học nhưng chính phủ Việt Nam Cộng Hoà không có ngoại tệ vì Hoa Kỳ cúp viện trợ đúng hơn là giảm, chuẩn bị rút khỏi miền nam. Muốn đi du học thì phải có người bảo lãnh tài chánh mà ông bố vợ của ông cậu bà con mình, làm cho mình mới nộp xin du học được. Ông cậu mình qua đời lâu rồi khi mình đi làm ở Ý Đại Lợi. Mình tìm ra điện thoại của mợ hơi trễ nên không đi thăm được vì mợ về hưu ở gần thành phố Cannes. Nếu khi ở Torino, mình liên lạc được thì chạy cái vèo độ 100 cây số. Mợ nhận ra mình và mình hứa sẽ đến thăm mợ lần sau luôn tiện thăm cậu Miên, con trai út của Ông bà Võ Quang Tiềm, bà con bên ngoại của mình. Người đã thuyết phục mình học kiến trúc.


Khi xưa ông Marcel Proust loay hoay với cái làng của Ông ta nay mình lại loay hoay với paris và Ý Đại Lợi, Thụy sĩ hay London, những nơi mà mình có những chuỗi ngày tháng năm đẹp của tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết. Viết lại đây vì biết đâu một ngày nào mình sẽ quên hết những kỷ niệm của tuổi thanh Xuân. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn