Chất kiềm và axit trong dinh dưỡng

 Đi Âu châu thì thấy thực phẩm Mỹ đang xâm chiếm vào đời sống hằng ngày của người Âu châu. Khắp nơi các nhà hàng chuỗi thức ăn nhanh như MacDonald, Burger King, Subway, Pizza Hut, Starbucks mọc lên khắp nơi, dù Ý Đại Lợi và Pháp quốc được xem là cái nôi của các đầu bếp danh tiếng. Hay báo chí thường nói đến chế độ dinh dưỡng địa trung Hải, họ ca tụng các vùng này có người sống khoẻ mạnh, không bệnh tật và sống lâu. Tương tự người Nhật ở đảo Okinawa, sống an nhàn đến khi quân đội Mỹ đóng quân, bắt đầu ăn như lính Mỹ thế là ngọng.

  pH của máu theo axit và chất kiềm

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất đến sức khỏe hằng ngày của chúng ta. Những gì đưa vào cơ thể mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ: sinh hóa, tâm trạng, não, khả năng miễn dịch, cơ, gân, xương, dây thần kinh, thận, gan. Người xưa hay nói bệnh Tùng khẩu nhập. Bệnh đến từ thức ăn được đưa qua miệng.


Khi nói đến chế độ ăn uống, hầu hết mọi người, ngày nay đều ăn theo chế độ ăn kiêng kiểu phương Tây gây bệnh, nhiều thực phẩm có tính axit và ít thực phẩm có tính kiềm. Có lẻ người Á đông muốn to cao như người Tây Phương nên bắt chước, hiểu là tinh thần nô lệ từ bao năm bị đô hộ nên thèm muốn được sống như kẻ cai trị mình trước đây. Và người Tây phương hiểu điều đó nên ra sức quảng cáo hàng xịn bán rất đắt dù được làm tại Á châu, rồi bán lại cho dân bản xứ. Tinh thần nô lệ sẽ giúp họ quản lý chúng ta về ăn mặt cũng như tư tưởng tự do dân chủ bú xua la mua.

Kha khá 1 tí là thiên hạ đi mua quần áo thời trang của Tây phương, uống rượu Tây phương, nhảy đầm kiểu Tây phương, muốn sống theo lối Tây phương và từ từ xem thường những văn hoá của cha ông để lại. Mua không được đồ chính gốc thì mua đồ giả. Rốt cuộc chả biết ai thiệt ai giả nhưng người Tây phương hốt bạc.

Thấy bên Tây ăn bánh trái cây. Vừa có chất axit và chất kiềm. Bảo hoà? Không biết vì có đường

Chế độ ăn kiêng kiểu phương Tây, còn được gọi là Chế độ ăn chuẩn của người Mỹ (SAD), nhiều thực phẩm chế biến, thực phẩm chiên và thịt đỏ. Chế độ ăn này ít trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, axit béo omega-3 và protein như các loại hạt, hạt giống và cá. Khi chính phủ Mỹ nghe lời đề nghị của ông Ances Keys về dinh dưỡng cho người Mỹ thì từ mấy thập niên qua, người Mỹ từ thân thể bình thường trở nên béo phì như ngày nay. Vấn nạn là các nước khác cũng theo chế độ dinh dưỡng này nên chúng ta phải đặt câu hỏi, các công ty thực phẩm có liên quan gì đến các chế độ dinh dưỡng được quy hoạch tại các quốc gia ngày nay.


Dạo này có ông Robert Kennedy Jr., ủng hộ ông Trump, và nếu ông Trump đắc cử, sẽ để ông ta lo về cải thiện vấn đề dinh dưỡng cho người Mỹ nên các công ty dược phẩm cũng như thực phẩm đang lo lắng, chi tiền khá nhiều cho ứng cử viên Kamala.


Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng Chế độ ăn kiêng kiểu phương Tây làm tăng tình trạng viêm và cholesterol. Chế độ ăn này cũng gây ra và góp phần gây ra bệnh loãng xương, bệnh tim, chứng mất trí, ung thư, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường và các bệnh tự miễn.


Giải thích rất đơn giản. Cơ thể tiến hóa để hoạt động tối ưu khi được cung cấp môi trường phù hợp để hoạt động. Môi trường bên trong cơ thể chúng ta cần sự kết hợp lành mạnh của các chất dinh dưỡng và khi cơ thể không nhận được đủ lượng chất dinh dưỡng này theo thời gian, mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn.


Cách đây vài năm, có phong trào uống nước kiềm, lọc bỏ loại a-xít, bán đủ các máy lọc để giúp bảo hoà pH của máu huyết, khiến người Mỹ bắt đầu để ý đến vấn đề này. Các nhà thương ở Nam Hàn đều cho bệnh nhân uống nước có nhiều chất kiềm. Vì khi cơ thể có nhiều axit thì sẽ đưa đến bệnh tật. Vấn đề là máy loại này lọc nước có axit khá nhiều nên đồng chí gái hay la mình. Chỉ có cách chứa vào các thùng nhỏ để tưới cây ở vườn thay vì gắn vào ống cống đưa ra ngoài. Họ khuyến khích cân bằng axit - kiềm trong cơ thể vì có nhiều ảnh hưởng đến cơ thể và sức khoẻ. Độ pH (thế năng của hydro) quyết định độ axit hoặc độ kiềm của một chất và được đo trên thang điểm từ 0 đến 14. Độ pH càng thấp, dung dịch càng có tính axit. Độ pH càng cao, dung dịch càng có tính kiềm (hoặc bazơ). Khi dung dịch ở khoảng giữa phạm vi—không phải axit cũng không phải kiềm—thì dung dịch có độ pH trung tính là 7.

Cơ thể tự điều chỉnh độ pH trong phạm vi rất hẹp. Trong các cơ quan khác nhau trên khắp cơ thể, các hệ thống sinh lý được điều chỉnh chính xác liên tục hoạt động để giữ độ pH trong phạm vi cụ thể để có khả năng hoạt động tối ưu. Axit dạ dày, rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và là chất bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn, có độ pH thấp, khoảng 2-3. Khi độ pH của dạ dày không thể giảm đủ thấp, nó sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa và có thể gây ra chứng trào ngược axit. Hầu hết mọi người và các phương pháp điều trị y tế đối với chứng trào ngược axit đều cho rằng có quá nhiều axit trong khi thực tế, vấn đề có thể là do quá ít axit. Cái này khá đặc biệt.


Máu được giữ ở độ pH trung tính, từ 7,35-7,45. Vì vậy người ta khuyên không nên uống nước trong bữa ăn vì sẽ làm loãng axit giúp tiêu hoá thực phẩm vừa ăn, mà đợi đến 30 phút sau. Ngày nay chúng ta thấy người Mỹ uống coca cola với đá cục hay bia rượu trước và trong khi ăn nên pH rất khó mà bảo hoà.


Khi máu của chúng ta trở nên quá chua, các cơ chế sinh lý được điều chỉnh chính xác sẽ bắt đầu hoạt động để điều chỉnh độ pH ở mức lành mạnh. Một cách để thực hiện điều này là rút canxi và các khoáng chất khác từ xương. Trong nhiều năm, điều này có thể góp phần gây ra chứng loãng xương. Mình có kể vụ này rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc.


Thực phẩm có tính axit

Chế độ ăn uống phương Tây bao gồm các loại thực phẩm có tính axit như protein, ngũ cốc, đường và thực phẩm chế biến. Nhiều loại thực phẩm, vì chúng tồn tại trong tự nhiên, có tính kiềm, nhưng ngày nay thực phẩm chế biến và sản xuất biến đổi hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm và khiến chúng chủ yếu tạo ra tính axit. Người pháp hay ý uống rượu khi ăn để giúp bảo hoà pH như rượu đỏ thì uống khi ăn thịt đỏ, còn rượu trắng thì khi ăn đồ biển. Họ nấu ăn cũng bỏ rượu đỏ hay trắng để giúp bảo hoà các món ăn. Tương tự người á đông khi nấu ăn, họ bỏ gừng khi làm cá theo tính âm dương,…


Thực phẩm chế biến có tính axit cao và gần như bị loại bỏ hoàn toàn các chất dinh dưỡng. Bột tinh chế loại bỏ hơn 80% vitamin B, 85% magiê và 60% canxi khỏi lúa mì nguyên cám. Sang Ý Đại Lợi hay pháp mình ăn loại bánh mì trấu (pane integrale, Tây gọi pain complet, Mỹ gọi whole wheat) thì thấy khác hẳn với loại bánh mì tự gọi whole wheat bên Mỹ vì họ không biến chế. Ăn theo chế độ ăn uống phương Tây làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Nhất là rau, trái cây được hái trước khi chín nên mất gần 60-70% chất dinh dưỡng. Có một nghiên cứu của pháp cho hay là trái cây cũng như thức ăn ngày nay được bán tại Pháp quốc chỉ tồn tại độ 40% chất dinh dưỡng so với cách đây 70 năm. Hoa Kỳ thì chắc không còn gì cả vì hái quá sớm. Tại Ý Đại Lợi, mình đi theo vợ anh bạn vào chợ để xem tình hình ra sao. Thấy nhiều tiệm pizza hut, macDonald,… nhưng được cái là rau cãi tương đối còn tươi, cà chua thấy màu đỏ không như bên Mỹ màu xanh xanh hơi hường hường mà mua đồ hộp thì tiêu đời vì chất bảo quản này nọ.


Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, trà và rượu cũng có tính axit hóa cực cao. Căng thẳng và hoạt động thể chất (cả hai đều không đủ hoặc quá nhiều) cũng gây ra tình trạng axit hóa. Ở Ý mình có anh bạn hút thuốc quá cỡ còn hơn khi xưa. Một anh kia thì khi xưa cũng hút nhưng đã bỏ được 20 năm rồi từ ngày bị tai biến.


Ngoài việc thiếu hụt dinh dưỡng gây hại cho sức khỏe, lượng axit trong chế độ ăn uống hiện đại có thể dẫn đến sự gián đoạn cân bằng axit-kiềm trong các khoang cơ thể khác nhau và cuối cùng dẫn đến bệnh mãn tính thông qua việc mượn đi mượn lại các chất dự trữ kiềm của cơ thể.


Kiểm tra bằng Dải pH

Nếu muốn kiểm tra mức pH để xác định xem độ pH của cơ thể có cần được chú ý ngay lập tức hay không, chúng ta có thể mau và sử dụng dải pH. Làm như vậy cho phép chúng ta xác định hệ số pH của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng ngay tại nhà riêng của mình. Nếu độ pH trong nước tiểu dao động trong khoảng từ 6,0 đến 6,5 vào buổi sáng và từ 6,5 đến 7,0 vào buổi tối, cơ thể bạn đang hoạt động trong phạm vi lành mạnh. Nếu nước bọt của chúng ta duy trì trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 cả ngày, cơ thể đang hoạt động trong phạm vi lành mạnh. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra độ pH của bạn là khoảng một giờ trước bữa ăn và hai giờ sau bữa ăn.


Xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết cơ thể đang bài tiết axit và đồng hóa khoáng chất tốt như thế nào, đặc biệt là canxi, magiê, natri và kali. Các khoáng chất này hoạt động như "chất đệm". Chất đệm là những chất giúp duy trì và cân bằng cơ thể chống lại tình trạng quá nhiều axit hoặc quá nhiều kiềm. Ngay cả khi có đủ lượng chất đệm, mức axit hoặc kiềm vẫn có thể trở nên cực đoan. Khi cơ thể hấp thụ hoặc sản xuất quá nhiều axit hoặc kiềm này, cơ thể phải bài tiết lượng dư thừa. Nước tiểu là cách hoàn hảo để cơ thể loại bỏ bất kỳ axit hoặc chất kiềm dư thừa nào không thể đệm được. Nếu độ pH trung bình của nước tiểu dưới 6,5, hệ thống đệm của cơ thể bị quá tải, trạng thái "tự nhiễm độc" tồn tại và cần chú ý đến việc hạ thấp nồng độ axit. Khi đi bác sĩ họ hay thử nước tiểu của chúng ta để xác định vấn đề này.


Độ pH của máu phải được giữ trong phạm vi chặt chẽ, với phạm vi bình thường là từ 7,36 đến 7,44. Chế độ ăn mất cân bằng nhiều thực phẩm có tính axit như protein động vật, đường, caffeine và thực phẩm chế biến sẽ gây áp lực lên hệ thống điều hòa của cơ thể để duy trì tính trung tính này. Việc đệm thêm cần thiết có thể làm cạn kiệt các khoáng chất kiềm như natri, kali, magiê và canxi trong cơ thể, khiến người đó dễ mắc các bệnh mãn tính và thoái hóa.


Khoáng chất được lấy từ các cơ quan quan trọng và xương để đệm (trung hòa) axit và loại bỏ axit ra khỏi cơ thể một cách an toàn. Do phải làm việc này, cơ thể có thể bị tổn thương nghiêm trọng và kéo dài do tính axit cao - một tình trạng có thể không được phát hiện trong nhiều năm.


Nhiễm toan có thể gây ra các vấn đề như:

Tổn thương tim mạch Tăng cân, béo phì và tiểu đường. Các tình trạng bàng quang

Sỏi thận Thiếu hụt miễn dịch Tăng tốc độ tổn thương gốc tự do

Các vấn đề về nội tiết tố Lão hóa sớm Loãng xương và đau khớp. Mình thấy mấy người bị bệnh thống phong được bác sĩ ra lệnh không ăn thịt, vì có axit nhiều.

Đau nhức cơ và tích tụ axit lactic Năng lượng thấp và mệt mỏi Tiêu hóa và đào thải chậm

Nấm men/nấm phát triển quá mức Mất động lực, niềm vui và sự nhiệt tình Nhiệt độ cơ thể thấp hơn


Fluoride được hoà trong nước cũng như kem đánh răng được xem là độc tố cho não bộ.

Thực phẩm có tính axit hay kiềm?

Lưu ý rằng xu hướng tạo axit hay kiềm của thực phẩm trong cơ thể không liên quan gì đến độ pH thực tế của chính thực phẩm đó. Ví dụ, chanh có tính axit cao, tuy nhiên, các sản phẩm cuối cùng mà chúng tạo ra sau quá trình tiêu hóa và đồng hóa lại có tính kiềm cao nên chanh có tính kiềm trong cơ thể. Tương tự như vậy, thịt sẽ có tính kiềm trước khi tiêu hóa, nhưng nó để lại cặn axit trong cơ thể, vì vậy, giống như hầu hết các sản phẩm từ động vật, thịt có tính axit. Điều quan trọng là lượng thức ăn hàng ngày có tác dụng tự nhiên để cân bằng độ pH của cơ thể. Xem đường dẫn của NIH khiến mình càng ngu thêm vì xem ra thì những thứ họ kêu là tốt bổ chi đó đều nằm trong dạng axit. Chán Mớ Đời 


Biểu đồ này chỉ nhằm mục đích hướng dẫn chung về thực phẩm kiềm hóa và axit hóa. Xem đường dẫn các chất dinh dưỡng do NIH xuất bản


https://nbihealth.com/wp-content/uploads/2019/06/Foods-are-they-Acid-or-Alkaline-forming-2019.pdf


 Những thực phẩm này để lại tro kiềm nhưng có tác dụng axit hóa trong cơ thể.

Mặc dù có vẻ như trái cây như cam quýt có tác dụng làm axit hóa cơ thể, nhưng axit citric có trong chúng thực sự có tác dụng làm kiềm hóa hệ thống. Nên người ta kêu nên uống nước ấm với chanh để giúp tiêu hoá nhưng sẽ tạo ra chất kiềm. Vào tiệm ăn, cứ kêu nước nóng và lát chanh, không tốn tiền.

Ngoài ra có một chất rẻ tiền nhưng giúp bảo hòa chất kiềm trong cơ thể đó là baking soda. Người xưa hay dùng chất này để trị liệu trước khi thuốc Tây ra đời. 


Nói cho ngay cứ ăn mệt thở vì chúng ta không biết được ngày mai. Có lần đi ăn tiệm, có anh bạn cứ hỏi món này co chất béo, chất đạm khiến bà chủ Chán Mớ Đời kêu ăn lút cáng đi em. Thằng em chị nó cũng cẩn thận như em nhưng rồi xe đụng nó chết queo. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  

Gặp lại bạn học Yersin

 Gặp lại bạn học Yersin


Hôm qua như đã hẹn Tuấn , thường được bạn học khi xưa gọi Toto và bà xã ghé lại nhà đón, chở vào Paris đến nhà Mỹ Kia và anh Kế. Mỹ Kia thì không có học chung khi xưa. Cô nàng học Couvent sang Yersin khi mình đã chuyển trường, du học năm 74 cùng thời với mình, tương tự Diệu Hà và Huỳnh quốc Hùng. Ông chồng là anh Kế, rất vui hay tếu tếu nhưng rất giỏi. Khi xưa đi làm được Tây đầm trọng vọng, giao trách nhiệm cao. Mình hay liên lạc với anh ta qua nhóm Yersingroup vì cô vợ đọc không được tiếng Việt cũng như anh Thái Anh cũng đọc email mình cho vợ. Có lần Mỹ Kia hỏi mình sao không dịch ra tiếng pháp cho cô ta đọc ké. Viết một lần đã oải rồi, còn nói dịch tiếng pháp. Vấn đề là viết tiếng pháp để thiên hạ cười thì chỉ có dân ở Tây mới hiểu và cười. Mỗi lần mình kể chuyện cười ở hội Toastmasters mà dùng các câu chuyện của người Pháp thì dân ở Mỹ nhìn mình như bò đội nón. Hóa ra nhiều cô yersiniennes xa xứ quên tiếng Việt. Họ mời mấy người yersinien học cùng thời với mình lại nhà ăn cơm. May là kiếm được chỗ đậu xe nhanh chớ không thì cũng quay xà quầng lâu.

Tuấn là cháu nội của bác sĩ Lương, có phòng mạch ở đầu đường Phan Đình Phùng, phía dưới là nhà bảo sanh Trương Thị Lập, nhà ở gần nhà ga Đà Lạt, mình có đến đây bắn bi với anh chàng hồi nhỏ học grand lycee. Hình như là bố dạy anh văn ở trường Võ Bị và Hội Việt Mỹ.

Hôm qua tình cờ đi ngang ngân hàng nơi mình mở trương mục đầu tiên khi qua Tây 50 về trước. 

Cuộc đời thấy lạ vì khi xưa người Pháp đi bộ đi xe đạp rồi họ chế ra xe hơi chạy tứ xứ rồi nay lại trở về thời 100 năm về trước, rồi không có chỗ đậu xe nên nay đạp xe đạp hay đi bộ để khẳng định mình là trí thức, bảo vệ môi trường này nọ. Thấy Tây đầm đạp xe đạp cứ vênh váo cái mặt lên trời nên hay bị xe tông rồi đám écolo xuống đường biểu tình chống xe hơi. Nghe nói chạy trên périphérique họ muốn giảm tốc độ xuống 50 km/ giờ còn trong Paris thì 20-30km. Nghe kể xe ai mà to dài, được gán ngay phá hoại môi trường hay bị chúng đâm lũng bánh xe hay cạo rạch sơn. ở pháp nên mua xe hai chỗ ngồi nhỏ nhắn là tốt, dễ đậu xe. Vài năm nữa chắc đi xe ngựa. Mình thấy ở Porte Dauphine họ đã làm lại đường rầy và đường dây điện trên không cho xe điện Tram như thời trước đệ nhị thế chiến. Chứng tỏ Pháp quốc đang đi ngược với dòng lịch sử thì làm sao tiến bộ. Wifi cũng còn yếu so với Nhật Bản hay đại Hàn. Điện thoại chỉ có 4 gờ hay ít hơn. Mình mua eSIM ở pháp mà chạy như rùa. Chán Mớ Đời 

Mỗi lần về Paris thì mấy bạn học xưa đều có nhã ý mời vợ chồng mình dùng cơm. Mới tải hình đầu tiên paris là Toto hỏi liền. Có Diệu Vân, con gái hãng cưa Xu Tiếng và ông xã, hai vợ chồng đều Làm nha sĩ, về hưu chăm sóc cháu. Mình chơi thân với anh cô nàng và là người Đà Lạt đầu tiên gặp lại tại paris tại hội chợ Tết tổng hội năm 1976. Sau này qua đời  Sớm khi mình ở Cali. Có Hoa, con ông bà Bùi Vàng, em của Bùi Văn Đông, học chung khi xưa. Cô này lấy chồng tên Hoà cũng họ Bùi nên khi ra tòa thị chính làm giấy tờ đám cưới bị nghi ngờ là chọc quê các công chức Tây đầm. Lý do là viết tên là Hoa Bui còn ông chồng tên Hòa thì Tây đâu có bỏ dấu nên khi thấy hai người đều mang tên Hoa Bui là Tây đầm nổi điên. Sau phải bình dân học vụ cho mấy ông Tây bà đầm về chữ quốc ngữ do người Tây phương phiên âm. Mình kể cho Hoa là có gặp chị của Huỳnh Ngọc Ánh, con ông bà Huỳnh Ngọc Bữu, có tiệm vàng ở khu Hoà Bình, cạnh tiệm Thanh nhàn của hai bác Bửu Ngự, hàng xóm với mình. Chị ta hỏi mình “biết ai đây không?” Khiến mình ú ớ như bò đội nón. Dân Đà Lạt nhưng mình đâu có bao giờ gặp mặt hay nghe tên. Mấy người này đều cùng làng Kế Môn ở Huế nên họ thân nhau lắm. Làng Kế Môn có ông tổ thợ bạc, gốc Thanh Hoá sau này làm trong triều đình nhà Nguyễn, truyền dạy nghề thợ bạc rồi dân làng đi khắp nơi mở tiệm kim hoàn. Dân làng này vào lập nghiệp ở Đà Lạt nhiều, chính họ thành lập ấp Ánh Sáng năm 1955. Ông Bùi Duy Chước, bố của bà Bùi Thị Hiếu cũng là người làng Kế Môn, ông Hoàng Ngọc Bửu khi xưa học nghề ở tiệm ông Bùi Duy Chước. Cháu ngoại của ông Chước ở Paris, có liên lạc với mình. Đa số dân làng Kế Môn ở ấp Ánh sáng rồi theo thời gian họ làm ăn phát đạt nên bắt đầu mua nhà trong khu Hoà Bình, xem như ai là thợ bạc Đà Lạt là 90% dân Kế Môn. Bên Mỹ ở Houston dân gốc Kế Môn đông như quân Nguyên. Mấy tiệm vàng ở đây đa số là của người làng Kế Môn.

Như mọi lần Diệu Vân đem món khai vị với Patê trét bánh mì còn thì thịt vịt quay và heo quay. Bên Tây thì ăn cơm á đông uống rượu đỏ hay rose đủ trò. Cô em mình đem bánh Tây đến. Phải công nhận bánh Tây ăn ngon thiệt nhưng đắt tiền. Hôm trước ăn ở tiệm ăn, tarte aux figues. Cực ngon. Tính đi lại để ăn nữa nhưng lội vào Paris thấy ớn quá. Hôm nay chắc tà tà chuẩn bị mai về nhà với vợ. Trưa hai anh em bò đi ăn couscous của Ma-rốc lại. Xa Paris nhớ couscous. Ăn xong lội bộ vào trung tâm thành phố. Xung quanh ngôi nhà thờ có đến 7 lò bánh mì và bán bánh Tây. Tính ra dân Tây còn giữ thói quen mua bánh mì hàng ngày cho bóng. Khi xưa thời sinh viên ít khi ăn pain complet còn nay thì thèm.


Câu chuyện của mọi người chuyển từ chăm nuôi cháu ngoại cháu nội vì ai nấy đều lên chức ông bà hết qua tình hình kinh tế hiện nay. Mình đoán là tình hình ở Âu châu như Nhật Bản 30 năm qua. Dân không đẻ nên không cần tiêu thụ nhiều, già thì họ tiết kiệm cho những ngày tuổi hạc. Nhà cửa Thì xuống giá. Nhắc đến vụ hội ngộ lịch sử với cô giáo Ngô Thị Liên. Họ cũng muốn tổ chức lại họp mặt bạn học cũ xưa nhưng cũng khó vì nay ai cũng lên chức ông bà, bận chăm cháu dù rất mệt nhưng vui. Chắc phải động viên cô Liên đi Tây gặp lại học trò một chuyến. 

Bạn cũ Đà Lạt ăn như Tây vì không thấy đĩa gì cả. 

Trên đường về, GPS chỉ xe đi qua rừng Boulogne, thấy mấy chị em ta đứng đường ở bìa rừng khiến vợ Toto hỏi sao đi đường này. Ông thần này nói để cho Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen ôn lại thời xưa ở paris. Khi xưa mình ở Neuilly-sur-Seine nên mỗi sáng mưa gió tuyết hay chi mình cũng chạy bộ vào bois de Boulogne, không biết bao nhiêu cây số. Nhớ có lần đang chạy thì trong bụi vọt ra một tên Tây rồi một cô điếm chạy theo kêu trả tiền. Chắc ông Tây chơi quỵt rồi chạy làng. Nhờ chạy bộ mỗi ngày mà mình thấy cảnh đẹp trong rừng nhất là mùa thu, vừa chạy gió nhẹ nhẹ lay những lá vàng rơi rơi trước mặt để rồi được thay thế bởi những phấn tuyết của mùa đông. Cuối tuần thì đứa banh với mấy thằng Tây trong  rừng. Tìm chỗ nào trống thì mấy thằng Tây đá banh còn mình xin đứa ké rồi từ từ quen qua năm tháng.

Qua Ý Đại Lợi, một anh bạn nhắc lại có lần mình sang nhà anh ta rồi khuya nên ngủ lại, anh ta kêu thằng Sơn, sáng 5 giờ sáng bò dậy chạy bộ ngoài đường. Dạo ấy mình luyện tập chạy đua Stratorino. Hình như chỉ qua new York thì mình hết chạy xe vì toàn đường và xe cộ. Chỉ có chạy bộ trong Central Park khi tập để chạy đua chi đó. Chớ ở Anh quốc, Thụy sĩ và Ý Đại Lợi hay Pháp quốc đều chạy bộ mỗi ngày. Khởi đầu là ở Mantes La Jolie, đi làm sợ tốn tiền mua vé xe buýt nên mình chạy 2 cây số đi làm và 2 cây số về nhà. Chiều chạy đi về thêm 4 cây số riết quen nên về Paris mình cũng chạy mỗi sáng đến khi sang new York.

Lo 
Đến ăn cơm nhà anh bạn  thấy La girolle ngày xưa mua ở Thụy Sĩ cho họ. Sau 40 năm thấy lại vật kỷ niệm. 

Hồi trưa thì mình đến thăm và ăn cơm nhà con bà mẹ nuôi. Tên này khi xưa hay đi chơi với mình. Có lần mình dẫn hắn đi nghe Khánh Ly hát ở Palais de Congres, ai trở về xứ Việt. Vào nhà thì thấy hắn thừa hưởng cái máy cạo fromage mà Tây gọi La Girolle. Mình mua tặng gia đình bố mẹ hắn khi xưa khi đi làm ở Thụy Sĩ. Chắc cũng 40 năm mà họ vẫn giữ.


Ăn xong ngồi nói chuyện đến 12 giờ khuya rồi mọi người để lại cho anh Kế và Mỹ Kia thu dọn chiến trường. Đó là nổi khổ khi đứng ra tổ chức họp mặt, phải có trái tim rất to to mới dám làm. Toto cho biết là Từ Lê Bình về Việt Nam sinh sống, nói đến ông thần này khi xưa ai cũng Chán Mớ Đời. Ông ta hay đập lộn với bạn học nên ai cũng ngán. Qua pháp cũng mang tính đó. Chắc có vấn đề tâm lý. Có dạo mình có liên lạc anh ta kể là qua Tây cũng đánh lộn tùm lum rồi bặt tin khi mình mời tham dự hội ngộ với Ngô Thị Liên. Có nhắc đến Paul Đào Công Hào.

Toto sắp đi Việt Nam 5 tuần lo vụ hội thiện nguyện của pháp tại Việt Nam. 

Vô nhà là đi ngủ ngay. Lâu lắm mới đi ngủ quá 12 giờ đêm.


Đi ngang nhà hát mang tên nhà trí thức Tây có thời làm bộ trưởng văn hóa Tây. Tây hút thuốc rất nhiều. Nhất là các cô các bà nay họ có hút vape. Được cái là họ không cho hút thuốc trong nhà vì nhớ khi xưa đi học, trong atelier chúng hút thuốc như xe hoả.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lorenzo Nguyen, thiên tài âm nhạc Ý Đại Lợi

Qua Ý Đại Lợi khám phá ra nhiều điểm hay của người Việt tỵ nạn tại đây. Ở Ý Đại Lợi có rất ít người Việt sinh sống. Sinh viên du học khi xưa rất ít so với Pháp quốc hay Thụy sĩ. Trong thời kỳ thuyền nhân vượt biển, quốc hội của Ý Đại Lợi yêu cầu chính phủ đem tàu ra vớt người Việt tỵ nạn thuyền nhân. Họ cho 3 chiến hạm vớt đâu tổng cộng gần 2,000 người Việt, đem về Hải cảng quân sự vùng Veneto và các nhà thờ tại đây bảo lãnh tìm việc làm. Có rất nhiều người vẫn sinh sống tại vùng này. Sinh viên du học thì có nhiều người có gia đình bên Mỹ nên chuyển quê hương.

Các sinh viên du học chống cộng được cử đi làm thông dịch viên trong các trại tiếp cư, còn mấy ông Việt kiều yêu nước thì lên báo phát Truyền đơn kêu đuổi họ về nước vì tỵ nạn kinh tế này nọ. Tháng 11 này, người ý, họ tổ chức kỷ niệm 45 năm tỵ nạn. Ông hạm trưởng có viết cuốn sách về vụ này và mời người Việt tỵ nạn tham dự, tiếc mình không ở lại tham dự được nhưng tò mò xem sách ông ta viết kể việc này ra sao. Hỏi ra thì mấy Việt kiều yêu nước không ai về nước xây dựng tổ quốc cả. Vẫn ở Ý Đại Lợi nhập quốc tịch Ý Đại Lợi.

Trong số những người Việt tỵ nạn, có cháu anh bạn được sinh ra tại Ý Đại Lợi. Bố là thuyền nhân, gốc Bình Định, đến Ý Đại Lợi còn trẻ thời trung học. Rất thông minh vì học trường kinh tế danh tiếng Bocconi tại Milano. Mỗi ngày đi xe lửa từ Torino độ 150 cây số và tốt nghiệp trong vòng 3 năm thay vì 4 năm. Học xong thì thích âm nhạc hơn và được học bổng của viện âm nhạc Thụy sĩ ở Basel về dương cầm. Cháu tên Lorenzo Nguyễn lai Ý Đại Lợi. Có bài báo của Nhật báo La Stampa nổi tiếng tại Torino viết về thế hệ thứ hai của người Việt tỵ nạn. Khi xưa mình hay đọc tờ này. Trang nhà của viện âm nhạc Basel, Thụy Sĩ

https://www.musik-akademie.ch/en.html

Mình xin lượt thuật sau đây. 

Lorenzo Nguyen đã tạo dựng tên tuổi của mình như một nghệ sĩ dương cầm, đặc biệt qua vai trò là thành viên của nhóm tam tấu Trio Chagall. Nhóm tam tấu này, bao gồm Lorenzo Nguyen, Edoardo Grieco (violin), và Francesco Massimino (cello), đã đạt được sự công nhận quốc tế qua các buổi biểu diễn và cuộc thi. 


Theo anh bạn kể thì khi được nhận vào viện âm nhạc thuỵ sĩ thì hai người bạn chơi trong nhóm tam tấu không được nhận nên thằng bé dỡ chứng kêu không học khiến viện âm nhạc phải cho hai người kia học nhưng phải trả tiền. Còn cháu thì được học bổng. Cho thấy tinh thần tốt không phải được ưu đãi là bỏ bạn. Tham Phú phụ bần.

Sau một cuộc thi và đoạt giải tại Qatar thì đại sứ Việt Cộng bò lại chúc mừng và rủ về Việt Nam chơi. Khi xưa họ chửi phản quốc. Chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc, nay thì khúc ruột ngàn dặm.

Học xong thì bắt đầu đi thi các giải quốc tế và đoạt được nhiều giải. Nghe nói được trả tiền nhiều. Có con người bạn bác sĩ nhưng thích làm bánh nên bỏ nghề y sĩ làm bánh bán giàu hơn làm bác sĩ. 

Trang nhà của tam tấu

 https://www.trioconcept.it/en/

Thành tựu nổi bật của họ bao gồm giải Nhất tại Cuộc thi Nhạc cụ Dây Quốc tế Schoenfeld năm 2023 tại Trung Quốc và trở thành nghệ sĩ thuộc Young Concert Artists Trust (YCAT) sau khi lọt vào vòng chung kết xuất sắc tại Wigmore Hall ở London. Đây là những dấu mốc quan trọng, vì Trio Chagall là nhóm nhạc Ý đầu tiên đạt được các danh hiệu này .

Lorenzo Nguyen

https://www.lastampa.it/torino/2021/12/21/news/lorenzo_nguyen_chi_suona_il_piano_va_lontano-1901298


Nguyen và Trio Chagall chuyên biểu diễn nhạc cổ điển thính phòng, thường xuyên biểu diễn các tác phẩm của những nhà soạn nhạc như Schumann. Họ đã nhận được nhiều lời khen ngợi về sự diễn giải đầy năng lượng và trẻ trung, thể hiện qua các giải thưởng đặc biệt tại cuộc thi Premio Trio di Trieste, bao gồm giải cho màn trình diễn xuất sắc nhất của một tác phẩm Schumann .


Ngoài ra, Lorenzo Nguyen còn hợp tác biểu diễn cùng nghệ sĩ violin nổi tiếng Giulia  tại Sorbonne. Cả hai đã cùng nhau biểu diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc như Kreisler, Ravel và Respighi tại các địa điểm uy tín, bao gồm cả Cung điện Quirinale ở Rome . Những buổi biểu diễn này cho thấy sự đa dạng và chiều sâu của Nguyen trong vai trò nghệ sĩ dương cầm.


https://lettres.sorbonne-universite.fr/evenements/recital-giulia-rimonda-et-lorenzo-nguyen


Nguyen đã và đang khẳng định mình là một nhân tố triển vọng trong làng nhạc cổ điển với sự nghiệp cả solo lẫn biểu diễn nhóm. Nay nghe nói làm nhiều tiền hơn cha. Còn người em thì học cũng giỏi hỏi ông bác xem phải học gì. Bạn mình kêu học bác sĩ tâm lý nhưng cuối cùng ghi học về triết học. Có thể lai nên hội tụ được hai DNA nên giỏi. Xứ này tự do học gì thích có gì chính phủ nuôi. 


Một anh bạn du học khác kể về cô em được anh ta bảo trợ cùng bố mẹ sang Ý Đại Lợi lâu rồi. Mình có gặp 40 năm trước. Cô em sang Ý Đại Lợi  dù đã tốt nghiệp y khoa tại Việt Nam. Nhưng bằng cấp Việt Nam sau 75 không được công nhận tại Âu châu. Lúc đầu học ngành y tá cho nhanh để đi làm rồi từ từ học y khoa lại và đổ sau đó thi tuyển vào ngành gây thuốc mê gì đó với toàn người ý nhưng được nhận dù là mít. May là Lúc đó mới vào quốc tịch và 39 tuổi vì họ không nhận trên 40

Sau lấy chồng người Việt , giáo sư đại học. Nay cũng về hưu rồi. Mình phục dân quảng nam, ý chí rất mạnh. Gặp mình thì làm nông dân để khỏi học.

Cô con gái cũng tốt nghiệp y khoa ngành radiology. Được nhận vào nhà thương lớn ở Verona. Mình chỉ biết có 2 anh bạn này thời du học nhưng đoán chắc các gia đình thuyền nhân khác cũng thăng tiến trong xã hội đầy nhân bản, dù có chút kỳ thị. Nhưng vẫn đóng góp cho xã hội quê hương thứ hai của họ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Một chiều bên dòng sông Seine

 Chiều trên dòng Seine


Hôm nay mình có duyên gặp hai người đồng hương Đà Lạt. Một cựu học sinh của trung tâm giáo dục Hùng Vương và một cựu thụ nhân đại học Đà Lạt. Hai người này đọc bờ lốc rồi liên lạc nên quen nhau, mình đến Paris thì có liên lạc trò chuyện.

Ở nhà cô em ở ngoại ô Paris nên phải vào Paris nên hơi mất công nhưng cũng là dịp để hai anh em đi bộ trò chuyện như thời còn bé ở nhà. 

Một chị hóa ra ở gần xóm trên đường Thi Sách, có mẹ bán ngoài chợ, quen bà cụ mình. Có lần chị ta về Đà Lạt gặp mẹ mình rồi chụp hình gửi sang cho mình xem. Còn anh kia thì sinh viên chính trị kinh doanh. Một hôm anh ta gọi điện thoại qua mạng nói chuyện chơi, kể về cách sinh sống ở Paris ngày nay. 

Kỳ này về Paris thấy thay đổi hẳn theo chiều hướng tích cực. Có lẻ nhờ tổ chức thế vận hội nên họ cho sửa chửa lại nhiều, làm phố đi bộ và đường cho thiết mã nên ít xe cộ như xưa. Các tòa nhà to đùng được căn các biểu ngữ to đùng gần bằng cả chiều cao và ngang của cao ốc như nhà hát opera do kiến trúc sư Fournier thiết kế. Nhưng không màu mè như các thành phố như new York hay Đông Kinh. Với đèn đuốc màn hình với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt không thấy kít chó như xưa hình như cũng chưa thấy ai dẫn chó đi chơi ngoại trừ một ông ngồi ăn xin ôm con chó.

Pháp quốc đang được tái tạo về chủ nghĩa tư bản nên quảng cáo trước những di tích lịch sử như nhà hát opera 

Mình hẹn chị hàng xóm ăn trưa vì chị ta phải đi làm sau đó. Cho tiện đường xe điện ngầm nên hẹn ở gần La Fayette. Ăn tiệm Tây cho đỡ nhớ. Chị ta kêu cá còn mình kêu steak tartare, loại thịt băm ăn sống với hành và trứng. Mấy chục năm mới ăn lại sau đó làm cái bánh trái sung ngon cực. 

Phía sau opera
Tiệm Printemps khá thay đổi 
Thấy lạ kiểu quảng cáo của Tây 

Sau đó hai anh em vào galleries Lafayette mua cái mũ cho đồng chí gái rồi lết qua cầu Pont Neuf đến Fontaine Saint Michel để gặp anh thụ nhân. Gặp nhau tay bắt mặt mừng như đã gặp đâu rồi. Anh ta rủ lên vườn Lục Xâm Bảo mà 50 năm về trước khi mình sang Tây là vào đây ngày đầu tiên vì bài thơ của ông Cung Trầm Tưởng. Ngày nay thì các ghế bằng sắt màu vàng khi xưa đã được thay đổi thành màu xanh. Có nhiều người hơn xưa ngồi ghế, không còn bóng người Pháp đọc sách một mình vì các ghế gần sát nhau không rãi rác như xưa.

Đi đâu cũng thấy màu xanh ở Paris như phong trào xanh, bảo vệ môi trường. Từ áo người hốt rác đến người bán vé, các biểu ngữ thậm chí các đường vẽ Sơn cho xe đạp hay bộ hành. Xe đạp mướn đi trong Paris cũng xanh, khác với khi xưa màu xanh da trời của cờ tam tài. 

Phố tiệm nhỏ đóng cửa vì thương mại thay đổi người ta mua trên mạng hay siêu thị lớn. Có lẻ trong mùa thế vận hội mở cửa nay thì rụng như lá mùa thu. 

Có điều tương tự như ở Ý Đại Lợi là các tiệm nhỏ đóng cửa rất nhiều. Đi bộ trên Boulevard Saint Michel thì thấy hai bên cửa tiệm đóng gần phân nữa, vài tiệm bán sách cũ và quần áo cũ. Ngoài ra các tiệm ăn thức ăn nhanh của Mỹ như Subway, kem Hagen & Daez với giá cho sinh viên. Có vài tiệm cà phê có du khách ngồi ngắm trời nắng. Hôm nay là ngày đầu tiên thấy ánh mặt trời sau bao ngày mưa gió.

Đi một vòng vườn Lục Xâm Bảo rồi quay lại cầu để băng qua xem Notre Dame bị cháy mấy năm trước chưa sửa chửa xong. Họ làm một sân khấu dã chiến để du khách lên ngồi ngắm nhà thờ Đức bà Paris. 

Tại đây mình chia tay anh nhạc sĩ nghiệp dư để về vì cô em còn lo cơm nước cho hai đứa cháu đi làm về. Anh này kể về hưu thì anh ta chơi nhạc trong các nhà hàng tàu để thực khách lên xây mộng ca sĩ diva trong khi mấy ông chồng lăn xăn quay video. Về già thì đâu có ai còn sức để hát nên chỉ biết thều thào qua micro được mixer tăng đời dùm. Lâu lâu bị mấy bà chửi là đánh sai nhịp giọng Oanh vàng của họ nên lâu lâu phải câu like kêu chị hát tới nhưng phải nói nhẹ nhẹ vì sợ mấy bà khác ganh tị. 

Hai anh em lại bò về Beaubourg rồi đến trạm Les Halles, lấy xe điện về. Đi được 6.5 dặm Sơn Khê Paris. Mai thì có chương trình gặp con bà mẹ nuôi rồi tối thì gặp mấy ông thần bà thánh Yersin khi xưa cùng một thời ngồi lớp chung. Nghe nói ai nấy đều lên chức ông bà hết. Chúc mừng các bạn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn