Nên hay không nên uống statins

Hôm nay, mình đi khám bác sĩ nhãn khoa. Ông ta hỏi mình có bị tiểu đường, mình nói không. Ông ta hỏi AC1 của mình là bao nhiêu, mình 5.9. Ông ta kêu quá tốt, rồi hỏi bác sĩ chính của mình nói sao. Bác sĩ mình bắt mình uống thuốc statin để phòng bị tiểu đường. Ông ta hỏi mình có uống không, mình nói không. Ông ta nói nên nghe bác sĩ riêng của mình. Chán Mớ Đời 


Từ ngày bác sĩ riêng của mình kêu uống thuốc để ngừa tiểu đường thì mình kêu không nên không thấy thư ký ông ta gọi nữa. Chỉ có phụ tá gọi, kêu đi khám định kỳ vì mỗi năm Medicare cho mình đâu cả chục ngàn nên bệnh viện cứ réo mình đến khám bệnh để họ vớt tiền của chính phủ. Bác sĩ bận nên họ mướn thêm những người phụ bác sĩ, để đo, cho uống thuốc vớ vẩn. Quan trọng là đi các bác sĩ chuyên khoa.

Câu hỏi tại sao cần bác sĩ gia đình. Lý do là bác sĩ gia đình là người viết giấy giới thiệu các bác sĩ khác mà mình cần đi như bác sĩ về nhãn khoa, về chân, hay bác sĩ chuyên về soi ruột,… cứ 5 năm, mình phải đi soi ruột định kỳ mà bác sĩ gia đình của công ty bảo hiểm, phải viết giấy giới thiệu thì công ty bảo hiểm mới trả tiền. Bác sĩ gai đình ngày nay, có nhiệm vụ như gác dan, viết giấy cho phép đi khám bác sĩ chuyên khao hay không. Ngoài ra chỉ kê toa uống thuốc ngừa tiểu đường, thuốc ho, trụ sinh,…


Càng ngày mình càng thấy nhiều bác sĩ lên án cách điều trị của y khoa tây phương hiện nay, ảnh hưởng bởi các công ty thực phẩm, dược khoa,… nhất là vì lợi nhuận. Thay vì lương y như từ mẫu, ngày nay chúng ta có lương y như ác mẫu. Chán Mớ Đời 

Y tế


Gần đây, sau một buổi thuyết trình về y khoả hiện nay, bác sĩ Aseem Malhotra, chuyên gia về mỗ tim, trả lời khi khán giả hỏi, ông có sợ về tính mạng bị đe doạ. Ông ta trả lời có nhưng thiên chức bác sĩ, bắt buộc ông ta phải lên tiếng.


Ông ta cho biết ngày nay, bác sĩ có rất nhiều bệnh nhân, có 5 phút để khám bệnh nhân, không có thì giờ hỏi han thêm về cơ thể, dinh dưỡng nhất là bác sĩ bị thông tin sai lệch, lầm lỗi đưa đến chẩn bệnh sai hay chửa bệnh sai. Mình thấy bác sĩ mình chỉ xem hồ sơ y liệu của mình trước khi vào phong khám.


Lý do là ngày nay, kỹ nghệ y tế là nơi kiếm tiền rất khủng. Các nghiên cứu y khoa được bảo trợ bởi các công ty dược phẩm, thực phẩm, dùng các nghiên cứu để giúp họ làm thêm lợi nhuận, giúp các người mua cổ phần cua công ty làm giàu, không phải để giúp bệnh nhân chóng lành. Quan trọng hơn là giáo dục y khoa hiện tại đã không hướng dẫn, giúp các y sĩ nhận thức về thông tin nhận được, thường được đặt trên lợi tức thay vì bệnh nhân.


Điển hình là gắn mấy cái stent cho bệnh nhân dù không cần thiết. Theo thống kê thì 43% bác sĩ chuyên về mỗ tim, thông tim, biết là gắn mấy cái stent không giúp ích gì cho bệnh nhân cả nhưng họ vẫn làm vì có tiền. Ngành thông tim của Hoa Kỳ lên đến 2.4 tỷ Mỹ kim hàng năm. Có bài báo viết trên British Medical Journal cách đây 10 năm nói về trường hợp ông tổng thống Bush con, đạp xe đạp 160 cây số mỗi tuần, nhưng cũng phải gắn stents khi đi khám bệnh định kỳ và sau đó ông ta kêu không đạp xe đạp nữa, dù có lần ông ta quay video đạp xe đạp với Louis Amstrong, 7 lần thắng vòng đua Pháp quốc. Bác sĩ chắc không nói với ông ta, thông tim không giúp gì cả nhưng vì an ninh quốc gia phải làm.


Thống kê cho biết là 88% các người thông tim, gắn stents, không phòng ngừa bệnh đột tử hay kéo dài mạng sống của họ. Nhiều ông bác sĩ kêu mới thông tim hay mỗ tim bệnh nhân thì mấy tháng sau hay một năm là thấy bệnh nhân trở lại lên bàn mỗ. Nhiều ông có chút y đức, tự hỏi tại sao. Họ đi tìm hiểu vấn đề và nói lên sự thật. Sau khi làm trên 1,000 ca mỗ này, họ gặp nhiều trường hợp lộn xộn, bệnh nhân có thể chết trên bàn mỗ mà kết quả cho thấy cứu họ bệnh đột tử trong tương lai.

Những nguyên nhân đưa đến y tế ngày nay


Ông bác sĩ nói những người chết trên bàn mỗ, nhiều khi có thể còn sống đến ngày nay nếu không nghe lời bác sĩ muốn mỗ để kiếm tiền cũng như nhà thương.


JAMA có làm một cuộc thăm dò sau đó, báo cho bệnh nhân biết là thông tim chưa chắc sẽ cứu họ khỏi bị đột quỵ thì như phép lạ, 70% số bệnh nhân đồng ý lên bàn mỗ, chỉ còn lại 45%. 25% ít hơn, có thể giảm 824 triệu đô la hàng năm. Số tiền này lớn, có thể dùng vào giáo dục hay ngành khác.


Vấn đề là y tế Hoa Kỳ chi tiêu hàng năm lên 4.2 ức Mỹ kim nhưng hậu quả còn tồi tệ hơn các nước khác. Xin nhắc lại là Ức Mỹ kim, 4,200 tỷ Mỹ kim. 2 triệu người cao niên Mỹ chết hàng năm và ngốn đến 30% ngân sách medicare. Trung binh 20% số người này bị lên bàn mỗ vài tháng trước khi họ về đất CHúa. Nếu tốn $100,000 hay hơn, để chết 1, 2 năm sau thì có nên hay không? Chán Mớ Đời 


Có nghiên cứu của ông Jack Weinberg, cho biết là thăm dò 150 bác sĩ sản khoa, bệnh đàn bà, thì có đến 25% bác sĩ không biết là chỉ có 1 trên số 2,000 người được khám ngực truy tầm ung thư là có thể cứu sống. Tuần này, vợ mình đi bác sĩ để lo vụ này. Nhà thương hay văn phòng bác sĩ cứ nhắn tin cho mình hàng ngày để nhắc nhở vợ. Tiền nhiều.


Các dữ liệu của RCT cho thấy 28,000 bị đột quỵ thì có đến 15,000 đã nói chuyện với bác sĩ về stents xem như chỉ có 1.3% là giảm số tử vong. Tương tự nếu bệnh nhân uống 10 mg statins trong vòng 4 năm tới thì chỉ có 1/7 là có thể ngăn ngừa bệnh nhân không bị tai biến. 4 năm thôi còn sau đó thì vẫn tiếp tục. Trong khi đó, người ta biết các hệ ứng phụ khiến người uống thuốc statins bị lộn xộn. Đau nhức, khó chịu trong người,…


Có một nghiên cứu của Harvard do ông JOhn Abramson, đăng trên BMJ, xét lại các dữ liệu về statins thì được biết là các người với 10% có nguy cơ bị bệnh van tim, uống statins trong vòng 10 năm, kết quả cho thấy là statins không giúp phòng ngừa họ bị đột tử. Chỉ có 1/140 ca mới phòng ngừa được bệnh đột quỵ ngược lại bệnh tiểu đường có thể gia tăng nếu dùng Statins. Chán Mớ Đời 


Mình có hỏi một bác sĩ quen, sao không kiêng cử ăn uống vì ông ta rất béo to. Ông ta cho biết là có thuốc statins. Nay ông ta đã qua đời vì đột quỵ.


Ngoài ra 1 trong 5 người uống statins bị hệ ứng của thuốc này. Năm 2014, có ông giáo sư đại học Oxford, tên Roy Collins, viết thư cho ông bác sĩ và BMJ, kêu rút bỏ bài báo. Tờ báo kêu ông ta nên viết một bài để giải thích lý do bài báo sai để độc giả có thể so sánh nhưng ông này không bao giờ nộp bài để cho họ đăng.


Thường các cuộc nói chuyện về y tế, các công ty dược phẩm, gửi các chuyên gia của họ tham dự, rồi họ hỏi những câu là lạ để gieo vào đầu khán giả những nghi ngờ về bài nói chuyện. Báo chí được mua để đăng tin định hướng dư luận.


Tài liệu cho biết trong số 100,000 được bác sĩ kê toa uống statins thì 75% ngưng dùng trong vòng 1 năm vì hệ ứng, và 1/3 bệnh nhân ngưng đi khám bác sĩ lại vì sợ bị bắt uống thuốc hay chọn bác sĩ khác. Ở Hoa Kỳ, họ cứ cho thuốc 3 tháng để bệnh nhân trở lại, vớt chút tiền để kê toa khác.


Từ năm 2000 đến năm 2008, 667 loại dược phẩm mới được FDA chấp thuận cho người Mỹ dùng thì chỉ có 11% thuốc là mới, còn 75% là dùng loại cũ để chế tạo lại. Các công ty dược phẩm bỏ tiền quảng cáo thuốc gấp 19 lần tiền bỏ ra để trả cho các cuộc nghiên cứu. Mình ngưng xem đài truyền hình vì cứ thấy họ quảng cáo thuốc này thuốc nọ, cuối cùng thì có hàng chữ nếu bị hệ ứng thì ngưng ngay.


Ông bác sĩ có viết mấy cuốn sách về dinh dưỡng sau khi nghiên cứu dinh dưỡng của một làng nhỏ bên Ý Đại Lợi. Người Việt hay nói bệnh tòng khẩu nhập, muốn chữa bệnh thì ăn uống cẩn thận để giúp chữa bệnh. Bệnh không đến trong một giây đồng hồ, như mưa lâu thấm đất. Muốn đi ngược lại thì chúng ta cần xem thức ăn của mình, đừng ăn đồ ngọt, tinh bột nhiều là từ từ sẽ thay đổi.


Mình có kể về các phương pháp chế độ dinh dưỡng rồi. Ai tò mò thì tìm đọc. Có người cho biết là có theo chế độ ăn uống đó và đã uống cân , có người cho biết điên 5, 6 lý lô. Mình có hai tên bạn Mỹ, đã theo chế độ dinh dưỡng đó và đã xuống nhiều 60 cân trong vòng 1 năm. Nay họ kêu khoẻ lắm. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Đường Phan Bội Châu

Khi chợ Cây (chợ Gỗ), tiền thân khu Hoà Bình bị cháy thì chợ Đà Lạt được chuyển tạm thời ra đường Phan Bội Châu không xa lắm chợ Cây bị cháy. Đường Phan Bội CHâu này khởi đầu từ bến xe Tùng Nghĩa, chạy vòng vòng xuống đường Võ Tánh, gặp đường chạy lên dinh tỉnh trưởng Đà Lạt Tuyên Đức.

Hồi nhỏ hóng chuyện người lớn thì nghe họ kêu tên đường này “đường Văn Võ Lên”. Tương tự đường Ma ri xanh Phúc, lớn lên mới hiểu là đường Phan BỘi Châu, và đường Duy Tân. Qua tây mới hiểu mấy con đường mà người lớn gọi Ma ri xanh phúc là đường Maréchal Foch, còn Văn Võ Lên là đường Phan Bội Châu,.. hồi nhỏ lấy làm lạ vì thường người ta gọi họ trước đến chữ lót như Võ Văn Lên. Hỏi người lớn thì bị ăn bợp tai nên ngu hoàn ngu đến sau này đi Tây mới mò ra.
Chợ ở đường Phan Bội Châu làm bằng tôn khi Chợ Cây bị cháy

Thời tây, đường này được gọi là Van Vollenhoven, tên của một cựu toàn quyền thuộc địa pháp. Mình rất ngạc nhiên, tên này thuộc dân xứ Hoà Lan hay Flanders bên Bỉ. Sau này, đọc tài liệu mới hiểu bố mẹ ông ta người gốc Hoà Lan nhưng có cơ sở làm ăn, di dân ở Algiers, Algérie, thuộc địa cũ của Pháp. Mấy người gốc Âu châu, sinh sống tại Algerie, thường được gọi Chân Đen (pieds noirs) như nhà văn hào Albert Camus, sinh tại Algerie nhưng khi đoạt giải Nobel thì được liệt kê là người Pháp. 


Tương tự mấy người sinh tại Nam kỳ, Cochinchine của pháp, được quốc tịch Tây như ông tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Hinh, Bảy Viễn,… mình nghĩ bà hoàng hậu Nam Phương, cũng là dân tây vì sinh tại Nam Kỳ. Mình đọc đâu đó, tên được triều đình đặt cho vợ ông vua Bảo Đại là Nam Hương, nhưng ông thần thư ký viết sai thành Nam Phương. Ông Bảo Đại có ra chiếu dụ sửa lại nhưng cái tên Nam Phương dính cứng trong đầu người Việt. Nhạc sĩ Enrico Matias, gốc Do Thái và Berber, sinh tại Algerie nhưng khi xứ này dành độc lập từ người Pháp, phải trở về Pháp, nơi gia đình, cha mẹ ông bà chưa bao giờ đặt chân đến. Hơn 60 năm, chính phủ Algeria vẫn không cho ông ca sĩ này về thăm nơi sinh ra. Hận thù còn dài.


Ông Van Vollenhooven, xin vào quốc tịch Pháp, theo học trường thuộc địa (École coloniale) rồi được cử đi làm toàn quyền tại nhiều thuộc địa của Pháp tại A CHâu, Phi Châu. Sau này, thế chiến thứ 1 xẩy ra, ông ta về pháp, tham gia quân đội rồi chết tại chiến trường Val de Marne. Nếu mình không lầm thì ông Trần Trọng Kim có theo học trường này và ông Hồ Chí Minh có viết đơn xin theo học trường này nhưng bị từ chối. Buồn đời, ông ta xuống thuyền đi Tây. 


Nếu người Pháp cho ông Hồ theo học trường Bảo Hộ, ra làm thông ngôn cho người Pháp, thì có lẻ lịch sử Việt Nam đã thay đổi, tương tự trường hợp ông Võ Nguyên Giáp. Theo ông Vũ Quốc Thúc, bạn học của ông Gíap kể; ông Giáp bị người thầy Pháp đánh rớt, dù rất giỏi, hình như ông kiêu ngạo, không được đi du học bên Pháp như ông và ông Nguyễn Mạnh Tường. Buồn đời, ông ta đi theo cách mạng. Số ông ta là sát quân thay vì cứu người khỏi lao tù.

Chợ đường Phan Bội Châu. Mình đoán là chụp từ dãy nhà Đội Có, bến xe Đà Lạt 

Thời mình lớn lên tại Đà Lạt thì đường Phan Bội Châu đã gỡ bỏ cái chợ sau khi họ xây xong chợ Mới nên mọi dịch vụ buôn bán đều chuyển về dưới chợ Mới. Thế vào đó họ xây một dãy phố dựa vào sườn đồi của dinh tỉnh trưởng, còn phần bên kia đường được dời bỏ, như khu phố, phía trên nhà hàng La Tulipe Rouge, nhìn xuống phía sau chợ Mới. Nếu mình không lầm có cầu thang nhỏ đi xuống chợ khúc này.

Chợ Cây lúc chưa bị cháy. Ta thấy đường Phan Bội Châu, không thấy chợ tôn khi chợ Cây chưa bị cháy. Lúc này, bến xe ở trước mặt chợ, đối diện tiệm Vĩnh Chấn

Cách đây mấy năm, tình cờ khi làm việc với nhóm BNLV, về chương trình Masks Save Lives, tình cờ gặp một chị gốc Đà Lạt, cho biết là con gái của tiệm bán cà phê ở đường Phan Bội Châu, không nhớ tên gì. Dạo ấy mình không uống cà phê nên chưa bao giờ bước chân vào tiệm cà phê ở Đà Lạt. Chị ta là giáo sư đại học Pomona, đang pha chế một loại cà phê tại Hoa Kỳ để cung cấp cho người Mỹ. Chúc chị ta thành công. Trong vụ covid, mình có liên lạc với hai cô gái gốc Đà Lạt, nay là tiến sĩ tại Hoa Kỳ.

Đường Phan Bội Châu khúc sau chợ, có cái talus xây to đùng. Khúc này không thấy xây cất. Có cầu thang đi lên đường này nhưng chả ai đi cả vì chả có phố xá. Khá lắm là dân ở đường Võ Tánh đi thôi. Nay thì ôi thôi Chán Mớ Đời 

Mình chỉ nhớ đầu đường Phan Bội Châu, có tiệm bán xe gắn máy của dì Cháu, bà con, em chú bác ruột với mẹ mình. Có bến xe Tùng Nghĩa và quán hàng ăn. Hình như ai đi Thái Phiên, Trại Hầm cũng lấy xe tại đây. Có một cây xăng bị cháy năm Mậu Thân, khói đen đầy trời, từ nhà mình ở Hai Bà Trưng vẫn thấy. Thêm sau đó có tiệm phở Tùng, cạnh phở Bắc Hương có lần bị cháy, sau xây cất lại.

Tiệm phở Tùng lúc chưa bị cháy. Con gái của tiệm giò chả Mỹ Hương hay Quốc Hương kể cho mình biết là mấy tiệm này là của gia đình, sau khi phở Tùng bị cháy, bố mẹ tính xây khách sạn nhưng không ai chịu đầu tư cả.
Khách sạn Thanh Bình là của dượng Ngô Viết Thụ. Mình đoán lúc dượng thiết kế khu phố xung quanh chợ thì được mua một miếng đất đầu chợ. Sau này, vẽ để xây khách sạn sau hiệp định Paris, hoà bình đến rồi. Có ông Đàng hùn 835 cây vàng nhưng Việt Cộng vô thì mất hết. Tương tự ông Võ Quang Tiềm cũng sở hữu nhiều nhà rồi mấy ông Việt Cộng vào giải phóng mặt bằng hết. Ngay nhà ông Tiềm chỉ được ở phía sau. Phía trước họ lấy. Chán Mớ Đời 

Mình đang đọc hai cuốn sách viết về ông toàn quyền Paul Doumer mà người Việt hay tếu kêu thằng Đu-me. Báo chí tây khen ông này đã đem văn minh của pháp để khai trí dân của các thuộc địa của pháp. Ông ta kêu phải để người Pháp cai trị trực tiếp, ngược với toàn quyền tiền nhiệm, để cho người bản xứ cai quản các thuộc địa. Nhờ chính sách của ông ta giúp thu thuế người thuộc địa. Ai không đóng thuế thì bị tịch thu nhà cửa, ruộng nương giúp các ty sở thuế pháp thu được nhiều tiền nên sau này được bầu tổng thống Pháp. Ở chức vị được 18 tháng thì bị ám sát. Ông này có điểm hay thời đó là sinh ra con nhà nghèo, đi làm ban ngày, tối đi học thêm, đậu bằng kỹ sư đủ trò, lên làm được tổng thống. Cho thấy ông ta rất có chí, tham vọng nhiều. Khen chê thì tuỳ người.


Ngược lại chính sách này đã đưa đến sự chống đối của người dân bản xứ. Thay vì hợp tác như với chính sách của toàn quyền tiền nhiệm của ông, họ đã đứng dậy chống lại hành chánh thực dân sưu thuế quá nặng.


Các cuộc chiến vũ trang này đã đưa đến Điện Biên Phủ và Algerie. Cuộc chiến dành độc lập của người Algerie chết rất nhiều người cả hai bên, đưa đến chia rẻ trong quân đội Pháp. Có ông thần nào kêu là dân trường tây, từ bé đến hết trung học, nhưng ghét tây vì chính sách chia để trị của họ, để lại đau thương, hận thù cho các thuộc địa cũ của họ như Việt Nam được chia ra 3 kỳ,… lại khen Anh quốc đủ trò. Có người kêu vua Minh Mạng chia ra ba kỳ. Đây là lần đầu tiên mình nghe đến thuyết này. 


Nếu mình không lầm, Anh quốc trao trả lại độc lập cho Ấn Độ nhưng đã khiến xứ khổng lồ này bị nội chiến, hận thù , chiến tranh đến ngày nay. Nước này bị tách rời làm hai thành Pakistan, Ấn Độ, chưa kể vùng Kashmir, Sri Lanka,… nếu đi xuống Phi Châu thì càng te tua nữa.


Chính sách của ông toàn quyền tiền nhiệm thực hiện tương tự ngày nay tây phương, Hoa Kỳ đang áp dụng tại các nước trên thế giới và Trung Cộng đang theo bước chân của họ để thống trị toàn cầu. Cứ để thằng bản xứ ăn trên đầu ngồi trên cổ dân địa phương, đánh đập, đàn áp nếu họ không nghe lời. Cứ mượn tiền trả tiền lời, cho công ty của nước họ vào làm ăn, miền thuế,… khỏi cần phải đem quân đội đến chiếm đóng tốn tiền. Họ không mang tiếng đế quốc gì cả. Ai chống đối thì chính quyền địa phương bỏ tù ra côn đảo như thực dân ngày xưa. Chính sách của giới vua chúa, trưởng giả từ thời xưa còn ông Doumer, từ dân nghèo đi lên nên nghĩ phải giúp người dân bản địa đi lên, thậm chí người Pháp tại mẫu quốc tương tự cuộc đời của ông. Do đó mới thấy các chương trình vĩ đại tại Đông Dương như thành lập khu nghỉ dưỡng Đà Lạt với bao nhiêu tốn kém. Cuối cùng đường lối này nguy hiểm nên giới giàu có Pháp phải giết ông ta.


Các đường phố Đà Lạt lúc mới được thành lập đều mang tên các nhân vật lịch sử của pháp, ngoại trừ vài tên Việt Nam như Gia Long,…


Mình nhớ vài tên đường chính của thị xã Đà Lạt: đường Gia Long thời tây, đến thời Việt Nam Cộng Hoà đổi thành Lê Đại Hành. Không hiểu sao, họ lại dẹp tên ông vua này, người có công thống nhất Việt Nam.

Đường Đồng Khánh đổi lại đường Thành Thái. Mỗi lần đi xi nê ở rạp Ngọc Lan là phải đến con đường này. Đường Maréchal Foch đổi thành Duy Tân. Đường Annam, đổi thành đường  Hàm Nghi.


Đường mình sống hơn 12 năm là đường Hai Bà Trưng, vào thời tây được gọi là đường Pasteur. Sau này họ lấy đường Roume đổi tên thành Pasteur. Đường Roume, mang tên ông toàn quyền có tên khá dài Phillips Rose Roume de Saint- Laurent. Ông này chỉ cai quản các xứ khác nhưng có công với đàn áp các vụ nổi dậy chống thực dân Pháp tại các thuộc địa phi châu nên được đặt tên đường tại Đà Lạt.


Đường Elie Cunhac sau này được đổi thành Bà Triệu, ngay cầu Bá HỘ Chúc và Cường Để lên đến đường Yersin. Elie Cunhac, được xem là người cho chắn bờ để xây 2 hồ Lớn, hồ Nhỏ sau này, vào năm 1932 có trận lụt khiến cái đập của hồ Lớn bị vỡ, làm lụt khu dân cư người Việt nên người Pháp nhập hai hồ lại. Sau 1955, được đổi tên là hồ Xuân Hương. Khi người Pháp rút về, hội đồng thị xã Đà Lạt có ông Nguyễn Vỹ kêu gọi đổi tên đường thời pháp thành tên các danh nhân Việt Nam. Nay mình về Đà Lạt thì không biết mấy tên đường vì không biết họ là ai. Chỉ đoán là những người có công với cách mạng như Lê Văn Tám.


Thật ra hồ Xuân Hương đã khởi đầu đào dưới thời ông Labbé, đến thời ông Cunhac lên Đà Lạt làm việc thì tiếp tục đào thêm cho rộng hơn và hoàn thành. Mình có xem tấm bản đồ khi xưa. Ông này là người phụ đo đạt về trắc địa. Ông ta có chụp một tấm ảnh ở HUế nhưng không hiểu sao, lại được chú thích tại Đà Lạt, khiến mình đi tìm mỏi mắt mà không định vị được nơi nào bằng phẳng như tấm ảnh. Sau có đọc một bài viết của ông nào về Huế, thấy tấm ảnh đó.


Tình cờ mình vào bờ lốc của ông người Pháp, có tên là Cunhac nên tò mò đọc chuyến du lịch tại Việt Nam. Anh ta kể về người mẹ của mình, sinh sống tại đây và Blao. Anh ta đi lại con đường Auger (nay là Yagut), số 24 nơi mẹ anh ta có thời gian sinh sống khi đi học tại trường Couvent des Oiseaux. Rất cảm động, khi thấy người con đi tìm về nơi mẹ sinh ra tại xứ khác và lớn lên tương tự ông tây nào sinh tại Việt Nam, và sống được 10 năm tại Đà Lạt và Sàigòn. Viết cuốn sách về kỷ niệm thời bé.

Ông tây có họ là Cunhac, kêu là hậu duệ của ông Cunhac, có thời làm việc tại Đà Lạt, người cho đào rộng cái hồ Xuân Hương ngày nay. Ông này lo đo đạt trắc địa của chính phủ pháp.
Ông ta bò đến đường Auger nay là Yagut, nơi căn nhà của gia đình mẹ ông ta sinh sống. Thất vọng vì ngày nay, chủ mới xây phá lại. Thấy hai cột trụ to và cao thấy rất đẹp, được thế vào hai cột trụ bé bỏng, có miếng đất, họ xây luôn căn nhà nhỏ bên cạnh. Chán Mớ Đời 
Ông ta so sánh nhà thờ COn GÀ khi xưa, lúc mẹ ông ta làm lễ Communion, không biết tiếng Việt gọi là gì vì mình là người lương. Thấy hình bà sơ, mình nhớ khi xưa mấy bà sơ đội cái mũ to đùng này.
Ông ta ghé lại trường Couvent Des Oiseaux, nơi mẹ ông ta học tiểu học 
Nhà nguyện và nơi hình của gia đình làm kỷ niệm khi xưa, ông ta chụp hình để gửi cho bà mẹ xem
Ông ta vào xin bà sơ cho xem giấy tờ năm bà mẹ đi học 1942 nhưng không có ảnh của lớp năm đó. Hình ảnh mấy cô gái Đà Lạt, đi lễ, mình đoán trên cầu Ông đạo
Hình này cho thấy căn nhà ở Blao (Bảo Lộc), nơi ông ngoại của ông ta đến để lập nghiệp trồng trà. Căn trên là lúc mới đến, sau thì ở căn thứ dưới. 

Xem hình này thì mình nhớ đến ông ngoại mình, từ Huế vào Bảo Lộc, trồng trà. Em trai của ông ngoại mình làm quan nên có xin mấy miếng đất cho anh và em ở Bảo Lộc để trồng trà Nguyễn Đăng. Phía bên ngoại mình khi xưa, ở Bảo Lộc hết, nay vẫn còn vài người nhưng đa số con cháu là đi khắp nơi, Hoa Kỳ, Pháp, Úc,…

Nhà thờ nơi mẹ ông tây được rữa tội tại Bảo Lộc

Nhớ hồi nhỏ vào nhà ông Sáu, em ông ngoại, mình thấy treo da cọp mà ông ta săn bắn. Kinh. Về Sàigòn kỳ rồi, mình có gặp lại cháu ngoại của ông Sáu lần đầu tiên.


Thôi để ngưng ở đây, hôm nào buồn tình thì viết thêm về mấy con đường Đà Lạt xưa mang tên tây với lai lịch của mấy người được đặt tên cho đường. Đang viết lại kể chuyện ông tây đi tìm nơi chôn nhau cắt rốn của bà mẹ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 






Tiễn biệt chim đầu đàng Bút Nhóm Lửa Việt

“Mày và thằng Lâm còn có gì để bám vào. Tao không vợ con, không nhà cửa, không có gì để lo ngại cả. Chúa gọi tao ngày nào thì tao sẵn sàng lên đường”. Đó là lời anh bạn nói với mình khi báo tin bị ung thư cách đây mấy năm.


Mình thấy anh ta nói rất bình tỉnh, chẳng bù lại mình khi đi mỗ cục bướu. Trong khi chờ đợi kết quả khám nghiệm, xem bướu lành hay bướu ung thư. Mình phải đọc suốt 2 tuần lễ đợi chờ, 5 cuốn sách về ung thư để chuẩn bị tinh thần. May quá, bướu lành nên từ dạo đó, ăn uống điều độ như có tiếng chuông báo động, mách bảo mình.


Có lần anh ta đến viếng vườn mình với một linh mục khác, ở giáo phận cạnh vườn mình, cũng cho biết là bị ung thư khiến mình thất kinh. Trước đây, mình không có ý niệm rằng các người đi tu, kẻ thừa sai của Thiên Chúa, cũng bị ung thư như người đời. Sau đó đi ăn, nói chuyện thêm, mới hiểu họ có một niềm tin mãnh liệt về Thiên Chúa, là kẻ thừa sai của ngài, dọn mình, chuẩn bị về Thiên Quốc. Mình sẽ xuống Địa Ngục, không gặp lại họ. Chán Mớ Đời 


Hôm qua đi đám tang anh bạn, mình không dám đến gần linh cữu để xem mặt lần cuối. Thật ra, mình gặp anh ta 3 ngày trước khi anh được Chúa gọi về. Anh đến nhà với một linh mục khác vào lúc 9:15 tối, sau khi dự đám tang ai đó ở Quận Cam, để nhận quà của giáo dân ở Việt Nam, nhờ mình đem về, để gây quỹ giúp người nghèo. Cả ba nói chuyện về giúp đỡ người Việt sinh sống tại Ukraine, đang vào mùa đông, cần máy sưởi, đến các nạn nhân động đất ở Syria, bị tây phương bỏ quên. Họ cần Thổ Nhĩ Kỳ nên bao nhiêu trợ giúp nạn nhân dồn vào Thổ Nhĩ Kỳ, còn người Syria thì bị lãng quên. 


Cuối cùng hơn 10 giờ đêm, hai vị linh mục ra về, mang theo hai thùng bơ của vườn mình, cho tu viện. Lần trước anh bạn đến vườn mình, đem bơ về thì mọi người trong tu viện rất ưa thích nên mỗi mùa mình đều gửi tặng. Không ngờ, đó là hình ảnh cuối cùng của anh bạn, đem hai thùng bơ bỏ lên sau xe.


Mình hẹn gặp lại nhau ở tu viện Don Bosco, 3 ngày sau để bàn về mấy chuyện này, nhất là thiết kế và kêu thợ xây thêm khuôn viên của Hang Đá để làm lễ nhà thờ ngoài trời. 1 tiếng trước giờ hẹn, mình nhắn tin cho biết đang chuẩn bị lên Rosemead. Ai ngờ mở điện thoại ra thì được tin nhắn anh ta đã được Chúa gọi về.


Hôm qua, đến nơi để linh cửu của anh bạn, cho bạn bè, giáo dân thăm viếng, mình kiếm một chỗ riêng để ngồi, hồi tưởng vài kỷ niệm về anh ta, về những sinh hoạt đã đồng hành một đoạn đường đời suốt 35 năm qua.


Những ngày tháng, gây quỹ giúp tỵ nạn qua chương trình Chén Gạo Tình Thân, tổ chức biểu tình chống cưỡng bách hồi hương người Việt tỵ nạn tại các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, các buổi họp mặt, sinh hoạt giới thiệu văn hoá Việt Nam cho sinh viên gốc Việt và Mỹ tại các đại học vùng Đông Bắc, chưa kể các trại hè, giúp giới trẻ gốc Việt tìm về nguồn. Nếu không có những trại hè này thì chắc mình chả bao giờ đọc lại sách báo việt ngữ, thậm chí còn viết bài cho báo của Bút Nhóm Lửa Việt.


Nhớ đến những buổi gặp gỡ, hàn huyện với anh bạn, kể về những chuyện của giáo dân. Những câu chuyện của người khác được anh bạn kể, như những bài giảng ở thánh lễ, giúp mình nhìn lại mình, để sửa đổi tâm tính.


Tuần vừa rồi, mình dự một họp mặt tiễn một người bạn gốc đức về Thiên Quốc. Chỉ có đâu 20 người đến dự. Đa số là những người quen, bạn trong nhóm yêu thơ của người bạn. Nói về tài sản thì chắc chắn bà bạn gốc đức, giàu có hơn anh bạn của mình. Cuối đời, ngay con cháu không về tham dự, dù được nhận gia tài của bà để lại.


Bà bạn giàu có nhưng sống cô quạnh, con cháu không nói chuyện từ lâu. Con trai từ pháp về cũng bị bà ta đuổi ra khỏi nhà. Buổi tiễn đưa chỉ có mấy thi sĩ của nhóm bà ta, đến để đọc thơ. Ngược lại, anh bạn vừa qua đời, bạn bè khắp nơi, từ Pháp, từ miền Đông Bắc,… bay về, chưa kể giáo dân và các linh mục.


Hôm qua, rất đông người đến viếng linh cữu của anh bạn. Những người đã đồng hành với anh ta từ mấy chục năm qua, đến từ miền Đông Bắc và khắp Hoa Kỳ. Mình có gặp lại hoạ sĩ Vũ Đình Lâm từ Paris, người đã sát cánh với Bút Nhóm Lửa Việt từ đầu, vẽ các thiệp tết, báo Xuân,… anh ta sang Hoa Kỳ chơi để bàn với anh bạn về chương trình 117 vị thánh tử đạo Việt Nam.


Mình gặp cha bề trên của anh bạn. Cha nói sẽ tiếp tục ý tưởng, chương trình của anh bạn muốn thực hiện tại nhà dòng, trùng tu lại tu viện được xây cất trên 60 năm qua và phát triển thêm. Mình hẹn với anh bạn, đến để vẽ khuôn viên hang đá ở ngoài, và cho biết giá cả, xây cất để trình lên giáo phận. Không ngờ chưa gặp thì anh đã được Chúa gọi về.


Từ khi Covid xẩy ra thì tu viện được giáo dân vùng Los Angeles, chiếu cố đến nhiều vì có thể làm lễ ngoài trời, nơi hang đá, vì mọi người phải đứng cách nhau 6 bộ. Anh ta kể trước kia, mỗi tháng chỉ lo tang lễ 2 lần, nay thì mỗi tháng, anh bạn phải lo đến 63 tang lễ nên có tài chánh, có thể thực hiện giấc mơ của anh ta. 


Đêm cuối cùng gặp nhau, anh ta hỏi từ đây đến tháng 10 có đi đâu ngoài Hoa Kỳ nữa không. Mình nói không, sau tháng 10 thì có thể leo căn cứ đầu tiên của núi Everest. Anh ta hẹn liền để thiết kế công trình nới rộng khuôn viên Hang Đá, đã bàn trước đây.

Linh mục Phao Lồ, Nguyễn Hoài Chương


Minh có gặp và nói chuyện với cha bề trên của anh ấy. Nếu giáo phận vẫn muốn tiếp tục chương trình của anh bạn, mình sẽ cố gắng giúp giáo phận, thực hiện giấc mơ cho anh ta. Anh ta nói về chương trình này từ lâu nhưng thủ tục, quá trình xin phép giáo phận khá lâu.


Mình nhớ khi xưa, ở New York, cuối tuần, anh ta hay ghé nhà mình rồi kêu lên xe, chở đi lòng vòng, thăm các giáo dân. Có lần đến thăm một gia đình, bà chủ nhà hỏi mình là thầy hay cha để tiện xưng hô khiến mình thất kinh. Dạo ấy mình hay bận đồ đen khiến ai cũng tưởng là linh mục khi đi chung với anh. Anh ta kêu tao mà giới thiệu mày là linh mục là hết lấy vợ. Mày lấy vợ công giáo thì tao miễn phần học giáo lý hôn nhân. Từ đó mình gọi anh ta là Bố. Sau này thấy anh ta tự xưng qua i-meo là Bố Già.


Mình cảm ơn Bố Già, đã đồng hành với mình một đoạn đường đời từ 35 năm qua. Anh bạn thích nói chuyện với mình, lý do là có thể xưng tao gọi mày, khác với khi có mặt giáo dân.


Mình nhận được tin nhắn của nhiều người đã quen biết và đồng hành với Bố Già từ nhiều năm qua. Mình xin mạn phép chia sẻ 1 tin nhắn: 


Trong tuần này tôi nhận được tin báo tang về Cha Chương ở trong Facebook feed của mình từ nhiều friend khác nhau. Điều này cho thấy hai nhận xét. Thứ nhất là một số Facebook friend mà tôi chưa hề gặp mặt nhưng cũng chia sẻ một mẫu số chung. Thứ hai là Cha Chương đã giao thiệp và quen biết rộng. Từ một linh mục dòng Mary Knoll đi phục vụ tại Nhật Bản cho đến nhóm Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể của tôi tại Houston, Texas. Quen biết và giao thiệp rộng là tính cách của những người dấn thân phục vụ. Họ biết một mình họ không thể nào cáng đáng được mọi công việc và có thể phát triển lớn nên giao thiệp rộng rãi để tạo ra một hệ thống, mạng lưới (network) và đặc nền móng để người khác thấy được tầm nhìn của họ và dùng sự hợp lực của nhiều người đóng góp công sức hầu làm được việc to lớn hơn. Giống như Mẹ Teresa thành Calcutta chỉ là một nữ tu nhỏ bé nhưng Mẹ nhận sự giúp đỡ của nhiều ân nhân để thực hiện công việc chăm sóc người nghèo của dòng.

Cha Chương lớn hơn tôi đúng một con giáp. Lúc tôi biết Cha thì tôi còn đang làm huynh trưởng trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại hải ngoại. Tôi thì ở trong lứa tuổi hai mươi và Cha thì đã trong lứa tuổi ba mươi. Lúc đó Cha đã có mái tóc bồng bềnh như một lãng tử mà lại ăn nói hoạt bát như một nghệ sĩ nên nếu Cha không mặc áo dòng thì ít ai có thể nghĩ rằng đây là một linh mục. Cha xưng “anh” với các anh lớn hơn tôi. Các bạn tôi thì gọi cha bằng “Bố”. Tôi không ở trong nhóm trực tiếp liên lạc với Cha nên chỉ chào hỏi mà không có dịp nói chuyện. Lúc đó tôi có đọc tập san Lửa Việt do Cha chủ trương và thấy tờ báo rất phong phú. Tôi có ý định muốn cộng tác. Nhưng rồi bận rộn với cuộc sống nên tôi không có dịp thực hiện ý định và từ đó không còn cơ hội để liên lạc với Cha. Tuy nhiên nhóm Lửa Việt của Cha cũng mang lại một kỷ niệm không bao giờ quên trong quá trình trưởng thành của tôi.

Qua Lửa Việt tôi biết được các trại hè do nhóm Về Nguồn tổ chức. Năm đó họ tổ chức trại hè tại tiểu bang Kentucky. Tôi và các bạn mướn xe và lái 15 tiếng từ Texas đến Kentucky để tham dự trại hè này. Thời đó vì còn là trai trẻ và để tiết kiệm, chúng tôi thay phiên nhau lái xe thâu đêm để khỏi phải tốn tiền và thời gian ngủ lại nhà trọ. Ban tổ chức mời được ba diễn giả. Người đầu tiên nói chuyện với chúng tôi là nhà văn Phan Nhật Nam. Tôi không biết bao nhiêu trại sinh cùng lứa tuổi tôi biết tác giả của “Mùa Hè Đỏ Lửa”, “Dọc Đường Số Một”, “Tù Binh Và Hòa Bình” là ai. Nhưng riêng tôi, tôi đã đọc hết ba cuốn sách này. Tuy nhiên ông không kể chuyện đi lính hoặc viết văn của ông mà lại kể thời gian ông sống ở trong tù Cộng Sản. Trong thời gian 14 năm lao động ở trong tù Cộng Sản, ông đã áp dụng tinh thần Hướng Đạo sinh mà ông học được hồi còn trẻ để sống sót lao tù Cộng Sản. Hai người diễn giả còn lại không diễn thuyết mà biểu diễn nhạc cho chúng tôi nghe. Nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghĩa thổi sáo và gõ đàn t’rưng rồi kể chuyện hồi nhỏ ông đã theo học thổi sáo như thế nào và ông đã sáng chế cách gõ đàn t’rưng như thế nào để đạt được âm thanh khác lạ. Người diễn giả cuối cùng là một bác sĩ mà tôi đã quên tên. Ông này chơi đàn bầu. Ông cũng giải thích về những tinh hoa và nghệ thuật của đàn bầu. 

Ở lứa tuổi hai mươi đó, tôi ngưỡng mộ những người viết lách, làm văn chương như Cha Chương hoặc nhà văn Phan Nhật Nam. Nhưng buổi trình diễn của hai người nghệ sĩ lớn tuổi lại đem cho tôi một ấn tượng sâu đậm hơn. Nó cho thấy tôi cần chọn một cái gì mà mình thích rồi phải cố gắng để trau dồi kiến thức, thực tập và rèn luyện để có được một trình độ cao rồi mới có hữu dụng. Phải chọn một thứ rồi trở nên thật là giỏi trong lãnh vực đó chứ không thể cái gì cũng muốn biết sơ sơ rồi cuối cùng không làm nên tích sự vì không đủ khả năng làm hơn những gì người khác đã thực hiện. Tôi chọn cho mình con đường nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nên bao nhiêu năm tháng tôi đã dành thời gian để trao dồi kiến thức về văn hóa Việt Nam. Lâu lâu tôi lại nhớ về kỷ niệm trại hè Về Nguồn và buổi trình diễn nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghĩa, nhắc nhở cho tôi tiếp tục kiên trì trong con đường mà mình đã chọn. 

Tôi chia sẻ kinh nghiệm cá nhân tôi để cho thấy khi chúng ta quan tâm và giúp đào tạo người trẻ, nó sẽ có những ấn tượng và ảnh hưởng lâu dài sau này. Những người như Cha Chương thật sự là giống như những người chăn chiên nhân lành. Họ thương yêu đàn chiên, biết nghe tiếng chiên và sẵn sàng dấn thân để tạo cơ hội cho đàn chiên là những con chiên non trẻ để giúp cho chúng nó phát triển một đời sống hữu ích cho xã hội. Có thể suốt đời của tôi sẽ không có đóng góp gì đáng kể cho văn hóa Việt Nam vì không phải hạt giống nào cũng có thể nào mọc lên thành một cây cổ thụ. Nhưng nếu chúng ta không gieo hạt giống thì làm sao có cây. Khi có cây mà chúng ta không vun sới thì làm sao có hoa trái nói chi tới nó phát triển đến trở thành cây cổ thụ. Thầy của tôi đã dày công phiên âm các tác phẩm Nôm cổ. Tôi hứa với Thầy của tôi là sẽ khai triển những gì mà ông đã bỏ công ra thực hiện. Việc này giống như thầy tôi đã bỏ công ra giết con gà để những người không biết giết gà như tôi có thể biến chế thịt thành những món ăn ngon miệng. Gia tài văn hóa cha ông để lại cũng chỉ có nhiêu đó, nhưng tùy theo sự hiểu biết của mình mà khai triển ra thành bao nhiêu biến hóa mới. Nhưng tất cả cũng phải bắt đầu từ hạt giống được gieo vào đất tốt. Xin cám ơn những người như Cha Chương và Thầy của tôi.”



“My Dear Cha Chương,


There aren’t words to describe how much I will miss you and how grateful I am to have known you. From a young age, you have always inspired me from your incredible work with the poor to the way you were able to connect with people of all ages. I was never able to tell you this, but your hard work with Lua Viet Youth Association inspired me to attend physician assistant school. I always said to myself that one day when I am a PA I could go to Vietnam with you on a mission trip. I promise to do that still, but this time with you watching over me from heaven. You have been a role model to me since I was young and I was so blessed to have a teacher like you to guide me and enrich my faith. I will miss all your jokes, your inspirational yet funny homilies, and your kindness. Even though you’re not here anymore, I know that you’re up in heaven right now, looking over us and keeping us safe. Thank you for making the world a better place and for bringing such a bright light to the Catholic community. “


Có rất nhiều tin nhắn nhưng 2 tin nhắn trên đã nói lên thành quả của việc làm của các anh chị em của Bút Nhóm Lửa Việt, đã đồng hành với anh ta 40 năm qua. Giúp giới trẻ Mỹ gốc Việt, tìm về cội nguồn, hãnh diện về gốc gác của mình. Khi con cháu chúng ta tại Hoa Kỳ hay tại một quốc gia nào khác, hiểu được lịch sử, hãnh diện về cha mẹ, cũng như Việt Nam Cộng Hoà thì sẽ giúp con cháu chúng ta thăng tiến trong xã hội ở xứ người.


Mình nhớ các sinh viên gốc việt tham dự các sinh hoạt với anh chị em BNLV, đều cảm ơn những người đi trước, kể lại cho họ những gì thật sự xảy ra tại Việt Nam khi xưa. Họ sang Hoa Kỳ lúc còn bé, không hiểu gì về Việt Nam. Vào đại học thì thầy giáo, đa số thuộc thành phần thiên tả, chống chiến tranh Việt Nam. Mời người của Hà Nội đến nói chuyện,  rồi trình diễn “Múa rối nước” hay văn nghệ, sẽ thu hút các giới sinh viên gốc Việt theo họ. Hà Nội rất giỏi về tâm công trong thời gian chiến tranh Việt Nam, để thu phục giới trí thức tây phương ủng hộ họ. Họ nghiên cứu rất kỹ về Nguyễn Trãi.


Các anh chị BNLV mời các nhạc sĩ như giáo sư Nguyễn Thuyết Phong, dạy nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam tại đại học Hoa Kỳ, biểu diễn và giải thích nhạc cụ Việt Nam, tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa và gia đình mà khi xưa, mình có nghe được một lần tại Đà Lạt. Mời bác Huỳnh Sanh Thông của đại học Yale nói chuyện về Truyện Kiều, giáo sư Nguyễn Quỳnh nói về hội hoạ Việt Nam,…

Hoạ sĩ Vũ Đình Lâm, tại Paris


Các sinh viên gốc Việt tham dự các sinh hoạt này, cảm thấy hãnh diện về văn hoá Việt Nam, không cảm thấy nhục nhã của con cháu Việt Nam Cộng Hoà, bị giới truyền thông thiên tả chửi bới thậm tệ. Khi họ thấy các người vượt biển tỵ nạn cộng sản, nên dám đồng hành cùng các anh chị em BNLV, tổ chức biểu tình, chống cưỡng bách hồi hương tại đại lộ số 5, nổi tiếng nhất của thành phố New York. Cảnh sát chận xe để đoàn biểu tình được  tự do đi trên đại lộ, phát truyền đơn, kêu gọi người Mỹ ủng hộ, nhận thêm người tỵ nạn cộng sản. Có các dân biểu Mỹ đến tham dự  và nhận mấy chục ngàn chữ ký của người Mỹ kêu gọi chính phủ Mỹ, chống cưỡng bách hồi hương, thu nhận thêm người Việt tỵ nạn cộng sản.


Cha mẹ sang đây, bận làm ăn, không có thì giờ giải thích về tỵ nạn cộng sản. Cứ nghe đến cộng sản là họ chửi nhưng không giải thích. Con cái đi học ở Hoa Kỳ, chúng chỉ phục khi được giải thích nguyên nhân. Người Việt sống về cảm tính nhiều hơn nhưng không quen giải thích do đó con cháu không phục. Thêm đi học thì tài liệu về chiến tranh Việt Nam, người Mỹ rất nhục vì thua cuộc chiến nên đổ lỗi cho Việt Nam Cộng Hoà. Kêu chính quyền tham nhũng, đủ trò vô hình trung khiến con cháu người Việt xem thường sự chiến đấu của cha mẹ khi còn ở Việt Nam.


Mình có thời đi học tại Paris, gặp nhiều giới trẻ gốc Việt, rất hãnh diện về cuộc chiến Việt Nam, kiểu David mà dám chọi Goliath nên họ được Hà Nội thu phục, mang danh Việt kiều Yêu nước.

Làm báo Xuân BNLV, gây quỹ giúp Tỵ Nạn


Nếu Hà Nội được lập bang giao là xem như thế hệ con cháu sẽ bị Hà Nội thu phục. Do đó giới trẻ gốc Việt, thậm chí người Mỹ cần được giải độc về sự thất bại tại Việt Nam. Phải thành thật với lớp trẻ.


Ngày nay thì dễ vì có rất nhiều giới trẻ đã sinh sống tại Việt Nam sau 75. Họ hiểu thế nào là cộng sản nên không cần giải độc nhưng vào thập niên 80, phải giả thích vì sao làn sóng người Việt vượt biên, thà chết trên biển cả, đến sống lây lất trong các trại tỵ nạn. Báo chí tây phương cứ đổ lỗi là tỵ nạn kinh tế. Ngày nay, vẫn có nhiều người bỏ nước ra đi, có thể chết ngạt trong các thùng trên xe tải, hay đi du lịch rồi trốn ở lại.


Con mình theo phái đoàn y tế về Việt Nam vào mùa hè, thấy cán bộ và gai đình đến dành chỗ cua người nghèo, để khám bệnh, và hiểu được lý do mẹ chúng phải vượt biển tìm tự do. Do đó, Hà Nội rất sợ các phái đoàn y tế đến Việt Nam chữa bệnh cho người nghèo.


https://youtu.be/iit7aKRh5js



Có lẻ giây phút mình cảm nhận được việc làm của anh chị em BNLV đúng, khi đọc tiểu luận của thằng con, xin vào đại học. Mình cho nó học chơi đàn bầu của Việt Nam. Cháu kể là khi nghe tiếng đàn bầu lần đầu tiên, nghe rất quen thuộc nên muốn học và tập đàn món đàn này. Đến khi cháu đánh thuần thuộc mới nhận ra bản thể của mình là người Việt.



Nguyễn Hoàng Sơn 


Con ngựa thành Troy

Nhớ hồi nhỏ học bi kịch Andromaque của Jean Racine, nói về cuộc chiến 10 năm, những anh hùng thần thoại của Hy Lạp, thân phận đau buồn của Andromaque, vợ của hoàng tử Hector và cha chồng là vua Priam, đứng trên thành Troy, nhìn Achilles giết chồng, con rồi kéo lê suốt mấy ngày để trả thù cho người bạn Patroclus, bị quân đội thành Troy giết. 

Khi mình đi chơi, viếng Hy Lạp thì bao nhiêu chuyện thần thoại, được nghe kể hay đọc từ bé khiến óc tò mò của mình, bắt mình phải đi đến những địa danh, được kể khi xưa, nhất là con ngựa thành Troy. Thật ra thành TROY này ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Họ có làm con ngựa giã để du khách chụp hình toả nắng.

Mình khởi đầu cuộc hành trình từ Thessalonika, vùng Macedonia, quê hương của vua  Philip II, cha của đại đế Alexander. Cũng từ đây, ông Alexander đã chinh phục các vùng đất bao la, được xem là đế quốc đầu tiên của nhân loại. Mình và cô bạn mướn xe, chạy xuống từ từ, qua các thành phố như Sparta, đến Olympia, quê hương của thế vận hội, rồi đến thủ đô Athens. Từ đây mới đi tàu qua đảo Crete.

Đảo này, theo truyền thuyết, khởi đầu nền văn minh Minoan, theo tên của vua Minos. Tương truyền trên đảo này có một con quái vật có hình dáng đầu bò dáng người, ăn thịt người, tên Minotaur nên vua Minos, mới nhờ một kiến trúc sư, tên Daedalus xây một mê cung (labyrinthe) để nhốt con quái vật trong này. Lúc mình đến hòn đảo này thì có viếng thành Knossos, quá tuyệt đẹp dù xây cách đây trên 3000 năm, vẫn còn màu đỏ rất đẹp. Nghe nói Mê Cung là đây nhưng chỉ được xem viếng có một phần nhỏ. Mình phục dân của nền văn minh này vì mấy ngàn năm trước, họ đã hiểu sức nặng của mái nhà, đè xuống mấy cột trụ và sẽ có lực phản hồi từ dưới đất lên, sẽ làm gẫy phần giữa cột trụ, nên các trụ đá của họ xây thời đó, đã được làm to hơn ở giữa, giúp đứng vững đến hơn 3000 năm sau. 

Nghe kể, con của vua Minos bị giết hại ở Hy Lạp nên ông ta bắt mỗi năm, dân Hy Lạp phải cúng tế 7 cặp trai gái đồng trinh cho thần Minotaur do bà vợ của vua, giao hợp với con bò rồi có mang, sinh ra quái vật đầu bò thân người nên chỉ ăn thịt người. Có một anh chàng tên Theseus, dân Hy Lạp sang đảo Crete, quyết giết con quái vật để tránh dân Hy Lạp chết vô tội. Anh này tán con gái của vua Minos, để cô này đánh cắp cái bản đồ của Mê Cung tương tự Mỵ Châu đánh cắp cái nỏ thần cho Trọng Thuỷ. Anh chàng này lấy cái dây buột vào người rồi lần mò đi vào Mê Cung. Sau khi giết được quái vật thì mới lần theo sợi dây để ra khỏi mê cung. 

 Anh chàng Theseus sau khi công thành danh toại thì bỏ cô con gái của vua Minos để trở về Athens. Trước khi đi, ông bố của Theseus là vua Aegus dặn, nếu thắng được Minotaur thì cho khói trắng còn bại thì khói đen. Có lẻ đây là một hiệu ước của người Tây phương khi liên lạc với nhau từ ngàn xưa, khi chưa có Morse, điện thoại,...., vì khi người ta bầu được vị lãnh đạo tối cao của Thiên Chúa Giáo thì họ cũng cho khói trắng ra ống khói của toà thánh Vatican. Thủy thủ quên lời dặn hay gỗ bị ước nên làm khói đen khiến ông vua, nhảy xuống biển tự tử, do đó biển Aegean ngày nay được mang tên của vua này. 

 Viếng thăm nước Hy Lạp thì chỉ thấy toàn là núi đồi và biển. Người Hy Lạp trở nên giàu có nhờ họ biết đóng tàu bè, di chuyễn trên biển, buôn bán nên sung túc, tạo dựng được một nền văn minh tiên phong cho các nước Tây phương mà người ta thường gọi Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh La-Hy. Dân chúng ngày nay, chỉ sống vào sản xuất dầu olive, du lịch. Ông Onassis, khi xưa giàu có nhờ có tàu để chuyên chở, buôn bán.

 Hồi nhỏ mình có coi ở rạp Hoà Bình, phim "La Colère d' Achille", kể chuyện một bà sinh con trai, rồi nhúng người con xuống dòng sông Styx để giúp con trai, có mình đồng da sắt để ra trận không bị chết nhưng vì bà ta nắm cái gót chân nên sau này, Achilles bị Pâris, nhắm cái gót chân, không phải da sắt, để bắn tên và hạ sát, do đó người tây phương hay dùng thành ngữ "gót chân của Achilles" để diễn đạt, ai cũng có cái nhược điểm.

Ông vua thành Troy, Priam có đến 46 người con, trong đó có Pâris. Theo truyền thuyết, khi có mang Pâris, bà Hebuka, vợ của vua Priam nằm mộng, được thần linh báo là Pâris, sau này sẽ phá nát, gây sụp đổ đất nước này, và khuyên bà ta nên giết đi. Bà ta bỏ người con mới sinh ra trên núi Hia nhưng Pâris, được mấy người chăn cừu nhặt, đem về nuôi.

 Thành Troy, nay thuộc về nước Thổ Nhỉ Kỳ, thuộc vùng Tiểu Á (Asie Mineure) mà khi xưa học lịch sử, mấy ông Tây bà đầm giảng hoài mà chả nhớ đâu ra đâu, nằm gần eo biển của Biển Đen và biển Aegean, nơi giao thoa của các tàu thương, chuyên chở cái ruộng thóc từ các quốc gia xung quanh Biển Đen (Hắc Hải) và Agean.

 Lớn lớn một chút thì học văn chương Pháp, ông Tây có dạy về bi kịch "Andromaque" của Jean Racine. Mình chỉ nhớ mang mán là trong tiệc cưới của bố mẹ Achilles, có một bà thần nào, hình như Artemis, nữ thần chiến tranh, không được mời tham dự nên gửi một trái táo, để tặng người đàn bà đẹp nhất buổi tiệc. Có 3 nữ thần tại bửa tiệc, không ai chịu thua ai về sắc đẹp nên hỏi thần Zeus. Ông này tuy là thần nhưng cũng sợ làm phật lòng đàn bà nên từ chối khéo, chỉ tên chăn cừu Pẩris, đang ở ngoài đồng và nói hỏi tên chăn cừu. 

 Chuyện này xẩy ra 1400 năm trước Tây Lịch, đã nói đến trái táo. Mình không biết huyền thoại trái táo trong vườn địa đàng của thánh kinh, phúc âm sau Tây Lịch, không biết có dính dáng, bắt nguồn từ câu chuyện này. Ai biết cho em xin.

 Ba nữ thần này ra sức dụ dỗ tên chăn cừu, cho tiền bạc, uy quyền, cuối cùng tên chăn cừu thuộc loại mê gái như mình nên hắn nghe lời dụ dỗ của Aphrodite, nữ thần tình yêu, do đó từ Aphrodisiac xuất phát từ nữ thần tình yêu. Nữ thần này hứa sẽ cho hắn người đàn bà đẹp nhất thế gian, Helen. Xui cho hắn là khi hắn gặp Helen thì cô nàng đã lấy chồng nhưng hắn vẫn dụ dỗ cô này, bỏ chồng trốn theo hắn về thành Troy.

 Ông chồng bị cắm sừng, Melanaus, vua của vương quốc Sparta, nằm ở vùng Peloponnese ngày nay, kêu gọi người em là Agamemnon, một chiến tướng nổi danh rất tàn bạo, tiêu diệt kẻ thù hoàn toàn mà người tây phương khi nói đến từ Agamemnon để nói lên sự tiêu diệt tuyệt đối. Họ đem quân đi đánh nhưng gần 10 năm bao vây thành Troy, vẫn không hạ nổi. Ngày nay, người ta khám phá thành này có đến 9 lớp nên kỹ thuật chiến tranh thời ấy, không thể công phá được. Trong đoàn quân này, có Achilles là tướng giỏi nhất nhưng lại không ưa Agamemnon, nên không chịu ra trận, chỉ uống rượu nhậu như trong phim mà mình đã xem ở rạp Hoà Bình.

 Cuối cùng Patroclus, bạn của Achilles, lấy áo giáp của Achilles ra trận bị giết nên ông thần mình đồng da sắt này nổi điên lên, ra trận để trả thù cho bạn, giết hoàng tử Hector. Trong cuốn Andromaque, kể rất hay về Andromaque chứng kiến cảnh chồng chết và vua Priam đi xin xác con về để chôn.

 Cuối cùng, phá không được thành Troy, nên quân đội của Agamemnon rút lui, bỏ lại một con ngựa gỗ, đóng bằng gỗ của một chiến thuyền. Dân chúng trong thành mừng quá vì tưởng hết nạn can qua. Kéo con ngựa vào thành rồi ăn mừng cả đêm. Trong đêm tối, tàu của đội quân Agamemnon, trở lại, các binh lính núp trong thân con ngựa gỗ, chui ra để mở cửa thành và tàn sát thành này, bắt lại Helen. Pẩris lấy cung bắn vào gót của Achilles và giết tướng này.

Trong bi kịch của Andromaque của Jean Racine, dạo ấy học nhưng chả hiểu, sau này sang tây, đọc lại thì mới cảm được cái tình, lòng của bà này đối với chồng, hoàng tử Hector. Bà ta đang mang thai một người con của Hector, nên phải bấm bụng chịu để kẻ thù hiếp dâm, để cứu lấy đứa con. Thông thường khi xưa, sau khi đã chiếm một thành phố, đoàn quân chiến thắng sẽ giết hết đàn ông và hiếp dâm phụ nữ, bắt làm vợ.

Nguyên do là để trừ hậu hoạn, không có đàn ông chống trả, trả thù trong tương lai. Hiếp dâm phụ nữ, bắt làm vợ thì sau này con của họ sẽ không phản lại cha mình nên phụ nữ đang có mang là bị giết. Sau này vào cuối thế kỷ 20, khi đoàn quân theo thiên chúa giáo chiếm đóng Kosovo, họ đã giết người theo đạo hồi giáo không nương tay và hiếp dâm phụ nữ đến khi quân đội NATO, nhảy vào ngăn chận cuộc diệt chũng này. 

Các nước nhỏ khi xưa đã thống nhất, tạo dựng nước Hy Lạp ngày nay, đã tạo dựng một nền văn minh rất cao, với khái niệm Dân Chủ, với những triết lý khởi xướng bởi các nhà hiền triết như Plato, Socrates, Aristotle,... Ngày nay, nước Hy Lạp là một trong những nước nghèo nhất của Âu châu. Dân họ bị đô hộ trên mấy trăm năm bởi đế quốc Ottoman, do Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay lãnh đạo. Khi mình viếng thăm năm 1983, nước này rất nghèo so với Âu châu. 

Các lịch sử gia hay tâm lý gia cho rằng, khi nền văn minh Hy Lạp lên tột đỉnh thì người Hy Lạp đâm ra bị bệnh tâm thần, họ cứ tự cho mình là nữa thần, nữa tục, có quyền uy, hằm bà lằn nên xã hội bớt tiến bộ. Họ cứ tự chế ra các thần thánh, anh hùng kiểu Lê Văn 8, Fan Đình Giót,.... Dạo mình ở Âu Châu, nước này nổi tiếng về bệnh đồng tính luyến ái từ thủa xưa, khiến tinh thần đấu tranh, chiến đấu không còn như những đội quân Sparta mà Hollywood đã kể trong cuốn phim "300", nói về lòng cảm tử, thiện chiến của 300 người lính Hy Lạp, chống lại đạo quân của Ba Tư.

Ngày xưa, học lịch sử với ông tây bà đầm, rất chán vì chả hiểu gì cả. Cứ nghe nói về nền văn minh nhân loại được xuất phát từ Tiểu Á (Asie Mineure), nền văn minh Mesopotamie, vùng có dòng sông Tigris, có thành phố Babylon mà ngày nay là các nước như Syria, Iraq, Kuwait, Ba Tư,... Học các tên xa lạ như Dorique, Ionique,..., sau này học kiến trúc thì mới được học lại lịch sử thì mới hiểu.

Khi sang Hy Lạp, đi viếng các đền, các nhà hát lộ thiên,.., mà khi xưa các bi kịch Hy Lạp thường được trình diễn thì mới thấy trí óc con người quả là tột đỉnh. Học trường tây nhưng chả hiểu gì lắm, mỗi lần ông tây bà đầm hỏi là cứ đực ra như ngỗng ị nhưng may, sau này sang Pháp lại học về kiến trúc nên mới được bồi dưỡng lại những điển tích, những huyền thoại của nền văn minh La-Hy.

Lấy kinh nghiệm của mình để xét lại các cụ ngày xưa, học chữ Hán. Mình hay nghe người ta nói sôi kinh nấu sử. Nghiệm ra là họ học chữ Hán, tương tự mình khi xưa học trường tây nên chỉ học sử của Tầu như mình học "nos ancêtres sont des gaulois". Cho nên cha ông mình có thể, thuộc lầu, rành về chuyện Tào Tháo trong Tam Quốc Chí, rành về Nhà Chu, Nhà Tần,.., hay Đông Chu Liệt Quốc,.... nhưng i tờ về lịch sử Việt Nam. Sau này hứng hứng, vớt lịch sử của người Hoa, cải biên lại của mình như họ Hồng Bàng, Vua Hùng, Thánh Gióng,....

 Ông Homer sinh vào thời người ta dùng mẫu tự của người thương buôn Phoenician nên hai tác phẩm Illiad và Odyssey được ghi chép để lại cho hậu thế, giúp ngày nay người ta hiểu thêm về thời đại cuộc chiến thành Troy. Có đi viếng xứ này với bao nhiêu núi non thì mới hiểu được tâm hồn của người dân Hy Lạp. Đầu óc của họ hơi bị lệch lạc, tự xem mình là nữa thần nữa người. 

Khi xưa, các giống dân Phoenician mà ngày nay là Lebanon, Syria, Do Thái, nổi tiếng là những con buôn rất giỏi khiến quốc gia của họ trù phú. Khi giao dịch buôn bán với các nước lân cận thì họ dùng mẫu tự để ghi chép và đối thoại. Tương tự ngày nay, anh ngữ rất được phổ thông khi giao tiếp với đối tác tương tự pháp ngữ được dùng vào thế kỷ 19.

 Ngược lại thì fong cảnh của xứ này quá đẹp nhất là các đảo. Mình nhớ lúc chạy ngang ngọn núi Parnassus thì ghé lại viếng, đột suất mướn đồ trợt tuyết. Ngọn núi chỉ có mình và cô bạn Alice, trượt tuyết từ trên núi xuống. La hét để xem thần Apollo và các Muse có xuất hiện. Những hòn đảo nhỏ được phết vôi màu trắng bên cạnh biển màu xanh khiến mình cứ mơ mơ được sống thời cuộc chiến thành Troy để xem các thần linh đánh nhau ra sao. 

 Hy vọng sẽ có ngày trở lại xứ này với vợ. (Năm vừa rồi đã đưa vợ đến đây)

Nhs