Đón Xuân này nhớ Xuân xưa


Hai vợ chồng bay từ Nam Mỹ về đến nhà chiều 30 Tết. Vợ chồng cô cháu ra đón ở phi trường, đem theo trái cây, bánh tét, bánh chưng nhờ chị dâu mua dùm. Về tới nhà đã gần 9 giờ tối, kịp bày biện cúng rước ông bà. Phải khấn thổ thần đất đai bằng tiếng Mễ, để họ cho ông bà hộ khẩu tạm trú để vào nhà, ăn tết với vợ chồng mình. Phải cúng rượu Tequila cả thổ thần là người Mễ. Cúng rượu đế là họ ngọng, không phát hộ khẩu tạm trú là mệt. 

Thiệp Xuân của Bút Nhóm Lửa Việt năm nay do một anh bạn hoạ sĩ Vũ Đình Lâm ở Pháp thiết kế. Khi xưa, anh ta chuyên vẽ thiệt Tết cho tụi này bán kiếm tiền để giúp tỵ nạn. Nay thiên hạ cứ gửi thiệp qua internet nên anh ta thất nghiệp.

Một ông thầy Phong Thuỷ kể mình như vậy. Người ta nhờ ông ta cúng thổ thần đất đai nhưng cúng rượu tây nên không linh nghiệm và có lần đi Đông Kinh, Nhật Bản để xem phong thuỷ, cúng rượu Mỹ thì không linh. Sau phải đổi rượu sake mới thấy địa linh, giúp gia chủ kiếm chỗ chôn cất cha mẹ. Cho chắc ăn, mình khấn bằng tiếng Mễ, xin chiếu khán cho ông bà mình được qua hải quan cho nhanh, không phải rà xét, khám an ninh như ở phi trường.


Con cháu đang tranh nhau lượm tiền của đồng chí gái thảy xuống sau màn lì xì. Mục này của đồng chí gái làm từ bao nhiêu năm qua trở thành thông lệ. Lo tổ chức giáng sinh, tết cho mấy cháu. Mấy bà chị dâu thì biến mất. Càng ngày càng tốn tiền vì cháu có vợ có chồng, sinh con đẻ cái thêm nên phòng bì càng nhiều. Mình phải thủ trước Noel, có cô người Việt làm ở ngân hàng, để dành tiền mới và phong bì lì xì cho mình. Nếu cận ngày là xem như hết tiền mới và phòng bì lì xì. Ngân hàng họ để sẵn trước cả tháng để khách hàng á châu ra đổi tiền mới và được bao lì xì miễn phí. Không có đồng chí gái thì không có những hội họp đại gia đình. Từ từ kêu mấy đứa cháu tổ chức để sau này, thế hệ mình đi tây thì chúng vẫn tiếp tục thông lệ ở xứ người. Nếu không thì ra đường, không ai nhận ra ai.

Cúng xong thì đi ngủ, trái giờ nên mình dậy sớm, thấy nhắn tin từ Việt Nam. Thấy hình ảnh bà cụ, mấy người em và cháu ăn tết ngày mồng một ở nhà. Thấy vui vì thế hệ cháu mình cũng đánh xì lác. Vui như nhìn lại hình ảnh khi xưa, một thời còn bé. Chắc không có cảnh đi sang hàng xóm khi xưa, khoe áo quần mới vì ngày nay, nhà nào nhà nấy đều có cái cổng to đùng.


Dạo ấy, mỗi năm bà cụ sắm cho một đứa 2 bộ đồ. Quần áo bận một tuần thay. Nay con cháu mình sao quần áo đâu loạn. Đầu năm có áo mới nên hạnh phúc, chuyển giao áo quần cũ cho mấy đứa em kế. Chúng cũng mừng vì cũ anh mới em. Lớn lớn một tí gần bằng ông cụ là được tiếp thu áo quần cũ của ông cụ, cũ bố mới con. Lưng quần thì rộng nên phải lấy đợi dây điện, làm cái nịt đến khi đi tây mới được bà cụ mua cho cái nịch để không thua kém tây.


Mình quen cách xưa nên bận đi bận lại áo quần khiến đồng chí gái hay la. Kêu mua áo quần mới mà không bận. Mình thấy phải tối giãn cuộc đời như khi xưa ở Việt Nam thì mới thấy hạnh phúc trong tầm tay. Leo núi Kilimanjaro 10 ngày không tắm rữa, đâu có chết thằng tây con đầm nào.


Chỉ cần hai bộ đồ thay đổi là được rồi. Đâu cần phải vận đồ này đồ nọ, mệt óc suy nghĩ sao cho hợp gu. Nông dân quanh năm, chỉ thấy lao động nên không cần. Vào vườn chỉ thấy chim sóc và coyote. Không lẻ tạo dáng cho chúng xem.


Khi xưa, mỗi lần tết đến, mẹ mình hay ra nhà bà Phúng đổ xâm hường. Cứ đến cầu thang là nghe leng keng mấy hột xí ngầu trên lầu 1. Mình có kể vụ này rồi, chơi bài chòi, đổ xâm hường của người Huế ra răn rồi. Khách tới nhà, hỏi bố mẹ đâu, nói là đi thăm bà con, họ nhắn lại có bác này bác nọ ghé thăm nhưng quên lì xì. Dạo ấy mình chỉ thích ông bà cụ ở nhà tiếp khách để mình có lì xì.


Ông cụ mình thì đi theo mấy ông bạn Bắc kỳ, đánh tổ tôm như để nhớ lại thời còn ở quê. Mẹ mình thì đổ xâm hường như tìm lại không gian của Huế xưa. Dạo đó còn nhỏ mình không hiểu nên trách bố mẹ. Nay về già mới hiểu bố mẹ mình.

Hình ảnh đẹp nhất đầu năm 2023

Những hình ảnh gia đình xum họp ở Đà Lạt, đem mình về miền lơ bơ của thời xa xưa. Thường trước Tết, ông cụ kêu mình lấy bộ lư hương và cái bình bông vỏ đại bác trên bàn thờ xuống để chùi cho sạch bóng. Đồ làm bằng đồng cả năm bám khói đen xì. Ngoài ra phải chùi cái bình bông cổ cò để cắm cành Anh Đào.


Mình chạy ra tiệm bên cạnh nhà sách Thiên Nhiên, ở đường Minh Mạng, mua chai chùi đồ bằng đồng. Đồ đồng có cái lạ là càng chùi chúng càng ra màu đen nên phải chùi hoài. Mình bắt đầu cặp chân đèn, sau đó đến cái lư hương, rồi đến cái bình bông là cái vỏ đạn đại bác. Nặng chình chịt mà miệng phải khấn ông bà khi đem xuống.


Khi xưa ông cụ đi lính, từ khi bị Việt Minh, ở quê, bao vây nhà ông bà nội ban đêm, khi mọi người đang ngủ để giết vì không theo họ. Trốn thoát được vào nam, đi lính để được đi đây đi đó trên 4 vùng chiến thuật. Khi giải ngủ, ông cụ có gia tài là một hộp đồ nghề của y tá chiến trường, gồm một hộp sắt có kim chích và cái kéo để cắt băng bó và cái nón sắt của lính.


Lúc đầu giải ngủ, không có công ăn việc làm, ông cụ đi chích dạo kiếm tiền, phụ bà cụ nuôi mình. Ngoài ra còn đem về cái nón sắt, bà cụ dùng làm cái cối để quết chả, dầm tỏi, hành khi nấu ăn. Mỗi lần, nhà mình làm chả cá là hàng xóm biết vì tiếng chày dập vào cái nón sắt nghe bộp bộp trong đêm. Thêm cái vỏ đạn đại bác bằng đồng to đùng để làm bình bông trên bàn thờ.


Chùi xong xuôi thì phơi nắng một lúc rồi đem lên bàn thờ. Trong lúc phơi nắng thì lau bàn thờ cho sạch bụi và nhang tàn. Sau đó mang cơm trưa ra cho bà cụ ở chợ. Xách gà mèn có 4 tầng, tầng chót là cơm, tầng thứ 2 là món xào, tầng thứ 3 là canh và tầng 4 là rau luộc.


Đi lang bang, băng qua hai con suối từ Số 6 chảy về, và vườn rau đến Phan Đình Phùng, chỗ nhà thuốc tây Lâm Viên rồi lên đường Minh Mạng, ra chợ. Ngày thường, bà cụ ăn ở ngoài chợ nhưng cuối tuần, mình nghỉ học nên bới cơm, đỡ tốn tiền.


Ông cụ ngủ trưa xong, ra chợ, dẫn mình đi lựa cây đào để về chưng ba ngày tết. Cành nào đẹp, biểu hiệu cho năm mới phát Lộc phát tài. Trước cửa chợ Đà Lạt, có dãy hàng hoa. Hai cha con cứ lượn tới lượn lui để xem cây anh đào. Cứ mỗi lần, ông cụ thích cành nào, hỏi bà bán hoa. Câu trả lời của mấy  bà này làm ông cụ giật bắn người vì đắt quá. 

Chợ Hoa Đà Lạt năm xưa


Cuối cùng ông cụ chọn một cành rồi đem về nhà, bỏ vào cái bình hoa cổ cò mà mình đã chùi sạch. Bỏ thêm 2 viên aspirin, nghe nói để lâu tàn. Sau đó, ông cụ lấy mấy tấm thiệp chúc tết của thân hữu, móc lên cành như trang trí cây đào. Ông cụ sung sướng và hãnh diện sau khi kết thiệp chúc tết, cứ đứng ngắm nghía, rồi kêu mình xoay cái chậu hoa qua trái, qua phải.


Hôm sau, mình ra chợ phụ bà cụ, dọn hàng, mở cửa sập. Trước khi đem giỏ rau cải, thịt cá về cho chị người làm nấu ăn, bà cụ kêu ra hàng bà bán nhánh Anh Đào cho ông cụ hôm qua, quên tên. Nói đưa cho má con 2 bó bông vạn thọ đẹp nhất và hai chục hoa Huệ. Cứ nói tên bà cụ là bà bán hoa, lấy ngay hai bó đẹp nhất để bàn thờ và một trưng ở phòng khách. Ông cụ mình thay vì trả giá, nên kêu tôi là chồng của bà Thuận, là khỏi mất công trả giá. Bà này thân với mẹ mình.


Mình ở chợ đến tối mới về. Lý do là có chợ Tết chợ đêm. Trước Mậu Thân, Đà Lạt có chợ đêm khi Tết về. Hình như chỉ có 2 tuần trước tết. Phải đóng thêm thuế. Thấy ông cò đi ngang, đưa biên lai, rồi bỏ túi tiền bà cụ hay mấy người bạn hàng của mẹ mình. Bà cụ có cái kho hàng nên khi hết đồ bán thì mình vào kho, lấy ra để trưng bày cho người mua. Nói chung mình không biết buôn bán dù ra chợ từ bé. Mình không nhớ đã bán được gì cho bà cụ. Ngoài việc, sáng dọn hàng ra trước khi đi học, chiều dọn vào. Lý do là bà cụ cứ mang bầu hoài. Bà hoạ sĩ Bé Ký cứ vẽ hình ảnh ngươi mẹ và đứa con, tượng trưng cho chữ Hảo. Trong suốt 17 năm ở Đà Lạt, mình chỉ thấy bà cụ mang bầu như chữ Hảo. Vừa sinh xong, ở cử được một tháng, lại nghe có bầu lại.


Đến chiều thì có cô em kế phụ mình rữa chén đĩa. Mình không hiểu lý do nhưng thường cận Tết, thiên hạ làm đám cưới nhiều. Khi xưa, đám cưới, họ mời bà con đến ăn cưới tại nhà. Hàng xóm qua phụ nấu ăn, cho mượn cái bàn, mấy cái ghế. Chén đĩa thì hơi rắc rối, có thể lầm của nhà này qua nhà kia nên họ mướn chén đĩa của bà cụ. Ăn xong theo bản tính dân tộc việt, ít ai rữa chén lắm nên đem ra trả cho bà cụ và trả tiền rữa chén đĩa dơ luôn.


 Mình và cô em gái kế thầu vụ rữa chén đĩa này. Trong xóm mình khi xưa, khi nhà ai có kỵ giỗ đều chạy qua nhà mình mượn chén đĩa và ghế. Cái khổ là họ mượn ghế để mời khách nhưng anh em mình đến giờ cơm phải đứng ăn vì không có ghế ngồi. Nếu hàng xóm tốt thì họ đem trả ghế, chén đĩa kèm theo hai chén chè và một đĩa xôi. Còn không xem như anh em hy sinh đứng để hàng xóm ngồi trong tinh thần tương thân tương trợ.


Nói tới vụ xôi chè. Mỗi lần nhà mình có kỵ giỗ là ông cụ sai đem chè và xôi qua nhà hàng xóm biếu lấy thảo. Mình thấy chè, xôi nhiều, định bụng sẽ ăn một trận cho đã đời. Xóm mình có đến 7 gia đình nên quay đi quay lại không còn gì cả. Chán Mớ Đời 


Bà cụ cho thuê chén đũa với 20% giá vốn. Nếu họ làm bể thì tính thêm 100%. Trả tiền rữa chén đĩa đâu 5%. Bà cụ cứ chỉ mình và cô em gái bé nhỏ, ngồi rữa chén bên cạnh cái bồn nước khi họ trả giá. Tui đâu có ăn lời, tụi hắn rữa chén để mua áo quần mới cho ba ngày Tết.  Rữa xong phải úp cho khô, rồi lấy giấy báo gói lại rồi chồng lên nhau cho đủ 1 tá, lấy dây lát cột lại, bày lên bán lại như mới. Xong om


Thường thì độ 8 giờ tối thì mẹ mình kêu thằng Dư, hàng xóm, anh con Thuý, có mẹ bán cơm ngoài dãy đồ ăn, kế bên đồn cảnh sát. Khi nào về thì dẫn mình đi theo. Sau này lớn lớn một tị thì mình và cô em đi về chung.


Mấy ngày trước Tết, bà cụ sai mình đem nếp, đậu xanh và thịt vào nhà bác Tám ở đường Tăng Bạt Hổ, có hai thằng con trai tên Phước và Hải và mấy cô con gái. Hình như có một chị tên Nga, nhà đông con gái lắm nên không nhớ nổi. Dạo ấy, bác Tám có sạp bán đồ đi học, văn phòng trên lầu. Cứ đến mùa tựu trường, là đem danh sách, thầy cô bắt mua cái gì, chạy ra Bác mua như Porte-plume, encrier,.. bác Tám trai nấu bánh tét và bánh chưng ở phía đồi bên kia dốc đi xuống nhà bác. Mình nhớ vạc đất been cạnh nhà rất rộng. Sau này chắc khẩm bạc.


Sau này, bác Tám nghỉ bán ngoài chợ, mượn tiền mẹ mình để xây nhà lầu, mở tiệm chè Mây Hồng. Sau 75 thì xù nợ nên hai nhà không qua lại nữa. Hôm trước nghe tin bác C, khi xưa ở đường Hàm Nghi, mượn tiền bà cụ rồi cũng xù, dọn về gần khu nhà mình, bị bệnh nằm liệt giường cả 10 năm, mới qua đời. Ngày 30 thì đem giỏ đến nhà bác Tám lấy bánh tét và bánh chưng đem về. Nói cho oai chớ thường là 1 cặp bánh tét, 1 cặp bánh chưng để ăn tết.


Chạy lên nhà bà Thủ, khiêng một két nước cam vàng và 2 chai bia con cọp để mời khách. Tết có khách đến nhà chúc tết, khách nào quý là biết liền. Mẹ mình kêu đem chả thủ, thịt đông, đem nước cam vàng là khách xịn, còn chỉ kêu pha trà đem ra để ăn mức là khách xoàn. Vấn đề khách xoàn cho lì xì khá hơn khách xịn. Cho thấy mẹ mình có vấn đề tin bạn nên hay bị khách xịn giựt hụi. Khách về, mấy anh em chia nhau uống những giọt nước cam vàng còn sót lại trong chai.


Trong xóm mình, cũng có nhà nấu bánh chưng, bánh tét. Trước Mậu Thân thì có nhà ông Kiếm, người Quảng Trị, nấu bánh tét. Hình như chỉ có người Bắc mới nấu bánh chưng. Tối tối, ra ngồi với thằng Sữu, con ông Kiếm, xem nồi bánh bánh tét. Ông Kiếm, để 3 cục hắc lô, rồi bắt cái thùng thiết lên, bỏ củi ở dưới. Chỉ này, ông ta lấy của xe hủ lô. Dạo ấy, làm đường người ta dùng xe hủ lô để cán đường cho bằng. Xe này chạy bằng hơi nước nên lấy củi đốt. Lâu lâu thấy ông ta lấy cái ấm nước nóng, châm thêm nước và nồi.


Ngồi chồm hổm, nghe mấy tên lớn tuổi hơn mình trong xóm như thằng Dư, thằng Sữu hay anh Bình kể chuyện ma. Kinh. Chúng nói về ma-lai. Ban ngày là người bình thường, tối lại cái đầu của nó tự rút ra khỏi thân mình, đi ăn cứt người. Ai mà ỉa vất, chúng ăn được thì biến thành ma-lai, khiến mình sợ không dám ỉa vất nữa. Chịu khó ra cầu tiêu tập thể ở cuối xóm.


Dạo ấy, nhà trong xóm không có thiết kế theo kiểu bây giờ có nhà cầu trong nhà. Nhà chỉ có 1 gian làm bếp, còn chỗ ở thì có hai phòng ngủ. Có 3 cầu tiêu công cộng cho cả xóm, 7 gia đình. Ban đêm mà đi cầu phải thắp nến để đi. Vào nhà cầu thì nhỏ nến trên nền rồi cắm xuống nhưng thường đang đi là bị gió thổi tắt nến rồi, nên vào cầu tiêu là lạng quạng, sợ ma. Nay chúng kể chuyện ma-lai nên càng són đái.


Mình hay xem con Thuý, hàng xóm, em thằng Dư, có ngấn cổ hay không vì con này hay ỉa vất chỗ vườn bà Kiếm. May nó không có ngấn rút cổ ra ban đêm. Người lớn kêu khi ngủ đừng có trùm mềm vì hồn vía đi đâu, về không thấy cái mặt da đen của mình sẽ bay mất, mình sẽ mất hồn. Mà đúng thật! 


Mình mất hồn vì thắc mắc tại sao con Thuý đi tè lại ngồi, không đứng như mình. Một hôm, nó kêu mình đi trốn với nó, rồi bảo mình vạch quần cho nó xem con chim của mình rồi nó cho xem cái lỉm của nó. Nó xem chim mình xong kêu cu đen và từ đó cả xóm kêu mình là cu đen để khỏi lộn với mấy tên khác ở nhà gọi là cu. Mình bảo nó cho xem chim nó thì hồn vía mình bay đi đâu, chưa trở lại nên mình đâm ra ngu ngu từ đấy đến nay. Sau này, con Thuý và Thằng Dư dọn lên Ban Mê Thuộc và không bao giờ gặp lại. Nếu gặp lại, mình sẽ hỏi nó, ngoài mình ra, có xem chim thằng Đắc trong xóm hay ai khác mà so sánh cu mình đen. 


Tháng 2 này mình về Sàigòn hai hôm, không biết có duyên gặp lại mấy cô hàng xóm khi xưa hay không. Cuộc đời, có duyên thì gặp lại còn không trên mạng cũng vui chán. Kỳ này về, bay ra Hà Nội, thăm quê, cúng xin ngày xây lại căn nhà thờ họ.


Đang bay bay về Đà Lạt thủa xưa, bổng nhiên nghe tiếng điện thoại báo có người nhắn tin. Hóa ra hai người bạn, báo tin đám cưới con của họ, mời đi dự vào tháng 4 và năm. May quá, không dự định đi chơi hai tháng này nên trả lời tham dự. 


Nhớ sực là mồng một tết nên gọi điện thoại chúc tết ông cậu và bà dì ở Mỹ. Nhắn tin vài người quen, chúc tết. Không còn xa xỉ thời gian như xưa, gọi hỏi thăm nhau. Nay thấy thiên hạ, lượm ở đâu những câu chúc tết với hình ảnh rồi gửi cho bạn bè hàng loạt. Không còn gì đặc biệt từ tâm, nay chỉ lượm ở đâu rồi gửi hết cho mọi người. Dần dần mình không biết có thân với mình hay không. Đâu là bạn, đâu là người quen.


Mình chỉ lựa vài người thân thích nhất như anh chị vợ, thảo một đoạn chúc tết riêng, chúc được nhiều sức khoẻ. Mình còn nợ mấy lá thư chúc tết, viết tay cho mấy người quen ở Âu châu. Họ lớn tuổi nên không biết đến internet.


Khi xưa, mình hay viết thư chúc tết, kể lại những gì xẩy ra trong năm. Nay thì lười vì con lớn hết. Không có gì lạ để kể. Chưa có dâu rể nên chưa có cháu để khoe.

Thường ở nhà mình thì đông hơn, có nhiều đứa cháu phải về bên chồng nên vắng bớt.

Hôm qua, mới xuống phi trường, đã nhận tin ông Rich Dad qua đời, rồi con gái báo tin một ông bạn người Mỹ, quen khi mấy đứa con đi bơi cùng đội với con ông ta. Có hẹn với ông ta qua tết đi ăn cơm. Nay chưa về hưu đã lăn đùng, được Chúa gọi về. Mình nhớ những gì ông ta mơ ước, sẽ làm sau khi về hưu, năm tới. Nghe nói tác giả bài Mặt Trời Bé Con cũng vừa qua đời.


Đang ngồi, đọc cuốn sách, mua trước khi lên đường. Tự nhủ sẽ đọc trong 4 ngày trên tàu khi vượt eo biển Drake về miền Nam Cực. Ai ngờ sóng đánh ngất ngư nên chả dám đọc. Cầm cuốn sách là thấy lắc Lư con tàu đi đến chóng mặt. Internet cũng yếu, lúc có lúc không nên chả có mò tin tức gì cả. Chỉ nằm trên giường, vắt tay lên trán để nghĩ đến sự ngu dại, bỏ tiền để bị say sóng. Xem như một lần đi một lần Vĩnh biệt. Don’t cry for Sony! Argentina.


Đồng chí gái đi ra, đưa cho cái áo dài và cái quần, kêu bận vào đi ăn Tết ở nhà thằng cháu. Mọi năm, ăn Tết đại gia đình được tổ chức ở nhà mình để anh em con cháu tụ họp ăn uống, lì xì và đánh bài hay bầu cua cá cọp. Năm nay đi chơi xa nên thằng cháu xung phong lãnh đạn dùm.


Đồng chí gái mua cái áo dài này lâu lắm, chỉ mặc một lần để chụp hình. Mình hỏi sao không mua áo the. Mụ vợ kêu cái này đẹp vui hơn. Mình thì thấy rồng rắn, cọp beo gì đó, màu mè như tuồng chèo nhưng vợ bảo thì nghe, cho thái bình đến đầu năm. Đầu năm phải kiêng đối thoại và cử đối choại, chỉ vâng lệnh thủ trưởng thì cả năm mới yên vui gia đạo. Mừng Xuân mừng thủ trưởng.

Đi đến Phước Lộc Thọ, đón anh vợ, thấy trực thăng đi diễn hành đủ trò. Họ kéo cả trực thăng cũ.

Vấn đề là phải ra Phước Lộc Thọ đón ông anh vợ. Ông anh ở cách nhà mình có 5 phút đi bộ mà đồng chí gái hẹn đón ông anh ở Phước Lộc Thọ. Lý do là ông anh vợ bắt đầu trả nhớ về không, con không cho lái xe, rút bằng. Bà chị dâu bán ở Phước Lộc Thọ, nên hay chở ông anh ra đó chơi vì ở nhà buồn. Mình không dám đối thoại, không dám tôi đối thoại là tôi hiện hữu, hỏi đồng chí gái, sao không nói anh ta đợi ở nhà, qua đón đi luôn tới nhà thằng cháu, cách nhà mình 10 phút. Phải chạy đi chạy lại. Có kiêng có cử có lành.


Ra Bolsa, cảnh sát đóng cửa mọi nơi tụ về Phước Lộc Thọ vì có diễn hành Tết ở Bolsa. Mình nhìn bản đồ xem chỗ nào ít kẹt xe để chạy. Cuối cùng mình đậu xe ở trường học, rồi đi bộ đến Phước Lộc Thọ, đón anh vợ. Lại bị anh vợ sặc cà rây, bắt anh ta đợi đến 2 tiếng đồng hồ. Mình chỉ biết cười cầu tài. Có kiêng có cử mới có vợ. Dẫn ông anh vợ đi bộ lại xe. Mình quen đi nhanh, quay lại thấy anh ta chạy theo, kêu đậu mô mà xa rựa. Chán Mớ Đời 


Đi trên đường thấy người Việt đông như quân Nguyên, đi xem diễn hành, thấy xe chở trực thăng, mấy ông cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, bận quân phục đi ào ào. Có hình ảnh rất thương, bà vợ đẩy xe lăn ông chồng, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà. Mấy bà thì bận áo dài, còn con cháu thì bận áo dài mang giày bata. Du khách việt khắp nơi về ăn tết đông lắm. Có ông Mỹ bận áo dài, cõng hai đứa con, bà vợ người Việt, vận áo dài, cầm tay đứa thứ 3, lọt tọt đi sau.


Nhớ bà dì kêu có hai đứa cháu nội, quen hai đứa bạn người Tàu hết. Mình nói thì lấy ai cũng được, miễn là người tốt. Dì kêu, con gái lấy chồng ngoại thì được. Còn con trai mà lấy vợ Mỹ là khổ. Hỏi răn rứa. Dì giải thích là phụ nữ da trắng xài tiền nhiều lắm, không chắc chiêu như phụ nữ Việt Nam. Có người bạn, có thằng con, lấy vợ Mỹ. Hắn đưa tiền cho mạ hắn giữ. Mạ hắn lại đưa lại cho con dâu khiến thằng con la chới với. Kêu con đưa cho mạ để giữ vì con vợ con tiêu xài, không biết tính toán.


Cuối cùng, dẫn anh vợ đi bộ 1 dặm thì cũng đến xe. Thấy mụ vợ đứng ngoài xe là biết có chuyện, có sự cố. Cô nàng bỏ điện thoại trong xe, bước ra xe để ngóng tin ông anh, tự hỏi sao thằng chồng, đầy tớ nhân dân đi lâu thế. Tesla khóa cửa thế là ngọng, không vào xe được. Không gọi mình mở xe từ xa được vì không có điện thoại. Thấy mụ vợ hầm hầm như lỗi của mình, khiến mụ đứng nắng Little Sàigòn mà chợt mát bởi vì đồng chí gái bận áo dài Bolsa.

Cháu gái đang hôn anh vợ sau khi được lì xì. Ông anh này rất tình cảm, thương em út, cháu. Gặp mình cho đi bộ ná thở

Đến nhà thằng cháu thì đám cháu đã ăn sạch nồi bún riêu, chỉ có bánh tét là chúng chê, để dành cho mình nên phải ăn. Chụp hình, lì xì cả nhà rồi về ngủ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Giả từ Argentina

 

Sáng nay, thức dậy vào 4 giờ sáng để chuẩn bị đi ra phi trường. Hôm qua, từ Ushuaia bay về thủ đô xứ này, về đến khách sạn đã 3 giờ chiều. Đồng chí gái đói vì quá trưa mình kêu ráng đợi nhưng cô nàng trợn mắt. 


Tính đi ăn tiệm gần khách sạn nhưng sắp đóng cửa chỉ mở cửa lại vào lúc 7:30 tối trong khi mụ vợ đói meo. Mình thì có thể nhịn ăn vài ngày không sao. Hai vợ chồng lấy Uber đi ăn ở tiệm hải sản lần trước rất ngon. Lần trước, ăn xong hai vợ chồng đi bộ đến mấy dặm về lại khách sạn, nay bị con tàu lắc lư, vật lên vật xuống mấy ngày nên hết muốn đi bộ. 


Kêu món hải sản hầm bà lằng, 2 loại cá, mực, tôm sò Nướng ăn phê lắm. Kêu thêm empanadas hải sản mà lần trước có gọi nhưng hết. Không ngon bằng ở Chí Lợi. Ở quận Cam thì mình chỉ ăn có ba loại empanadas thịt và rau ở El gaucho. Gọi thêm món tôm lăn bột chiên vì còn dư tiền pesos. Rất ngon. 

Tiệm ăn Hải sản thích nhất thủ đô xứ này. Mosaic trên tường rất đẹp

Thật tình ăn cơm trên tàu 11 ngày khiến mình ớn ăn đến cận cổ. Chả làm gì cứ ăn rồi ngủ. Lâu lâu xuống bờ 1 tiếng đồng hồ chụp hình cho đồng chí gái tạo dáng. Có lẻ sau này sẽ tránh đi du thuyền vì chỉ có ăn và ngủ. Du lịch trên bờ có thể đổi tiệm ăn, cuốc bộ ngắm phố và thay đổi món ăn. Không đói không ăn, còn đã trả tiền trên tàu nên cứ nghĩ không ăn lỗ nên ăn nhiều lại khổ sở. Thấy cảnh vui thì bò vào thử món lạ còn trên thuyền thì cảnh cũ trong tiếng sóng đạp vào cửa sổ ở lầu hai, một ngày như mọi ngày, tôi lại ăn rồi ăn. 

Món tôm lăn bột chiên của họ làm rất ngon và mềm

Nói chung mình rất hợp với thức ăn xứ này. Mình thích ăn thịt nhưng đồng chí gái thì Hải sản nên phải ăn theo vợ. Mấy món thịt nướng hay steak ở xứ này ăn rất ngon. Món thịt cừu nướng củi ở Ushuaia rất đỉnh nhưng món cua hoàng đế thì phải công nhận có một không hai. Mấy ngày sau mà đồng chí gái vẫn nhắc đến. Hy vọng một ngày nào đó có cơ hội trở lại để viếng vùng Patagonia. 

Bánh tây họ làm nhiều lớp thấy hấp dẫn nhưng sợ ngọt
Họ làm bánh kiểu ý khá nhiều 

Ăn xong mụ vợ đòi đi ăn kem ở tiệm kem bên cạnh thay vì ở tiệm ăn. Có món kem wasabi cay cay như ăn sushi. Mình không ăn, ngồi nhìn mưa bay bên vợ, trên bầu trời Buenos Aires như đang khóc cho dân tộc này tương tự bài hát của vở ca nhạc kịch Broadway mà mình đã xem ở Luân Đôn. 


Một dân tộc ấm no khi có nhà cầm quyền tích cực giúp cuộc sống người dân khá hơn còn gặp bọn chỉ lo làm giàu cho bản thân. Người dân chỉ biết chịu đựng hay rời quê hương tìm con đường sống như bao người láng giềng chạy qua đây như dân Venezuela giàu có một thời. Nghe mấy người di dân này kể thì quê hương họ còn tệ hơn nhưng đi Hoa Kỳ thì không dễ còn xứ này này chấp nhận hết các người tỵ nạn chiếu theo hiến pháp của họ nên đến kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. 


Khi xưa, người ta bỏ quê ra tỉnh hay thủ đô đến kiếm việc làm nuôi gia đình nay thì bỏ nước ra đi. Xe cộ di chuyển xa được. Có người chết dọc đường trên xe vận tải hay vượt biên giới,… hệ luỵ trần gian cho những người không may sinh nhầm quê hương.


Năm vừa qua, mình đi nhiều nước, thấy nhiều người tỵ nạn, phải bỏ quê hương ra đi, ở lây lấc trong các trị tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan,…


Bà thủ tướng xứ Tân Tây Lan vừa từ chức. Đó là một dịp may cho xứ này vì chính sách của bà ta chỉ có đem lại tan thương cho dân xứ này. Bà ta được bầu lên với chương trình mà các kinh tế gia rất sợ hải, đưa xứ này trở thành xứ đầu tiên trên thế giới không sử dụng dầu hỏa nữa. Hình như mình có nói đến vụ này rồi. Sự điên rồ của tôn giáo môi trường xanh. Họ có một cô gái làm thánh gióng, kêu gọi bảo vệ môi trường từ xứ Thuỵ Điển. Tuần vừa qua, ông Al Gore lên tiếng bú xua la mua ở đại hội Davos, nơi các nước giàu họp thường niên để quyết định sống chết cho các nước nhỏ. 


Cái hay là bà thủ tướng đã nhận ra lỗi lầm của mình và xin từ chức trước khi quá muộn. Khi người ta cảm thấy, suy nghĩ và chương trình của mình đưa đến đại họa cho quốc gia. Khi họ biết sai lầm và từ chức để ai khác có khả năng lèo lái đất nước trên đường canh tân trong thế kỷ 21. Mình không ưa chính sách của bà ta nhưng cảm phục lòng tự trọng của bà. 

Đồng chí gái trên cầu phụ nữ

Tương tự chính quyền Biden hay các nước khác như Đức quốc cũng tuyên bố theo con đường sử dụng năng lượng xanh. Thật ra đường lối đưa ra để tránh phụ thuộc vào năng lượng dầu hỏa nhưng với chỉ tiêu quá gần thì chỉ có cách làm kiệt quệ nền kinh tế. Người dân phải trả giá quá đẮt. Anh quốc với hai cuộc chiến tranh thứ nhất và thế chiến thứ hai đã làm kiệt quệ kinh tế xứ này và không ngóc đầu lên nổi. Mất hết thuộc địa. Sang Anh quốc, không bao giờ hoàn hô thủ tướng Churchill vì những bài diễn văn nẩy lửa của ông ta đã đưa đế quốc Anh quốc đến bờ diệt vong và không ngất đầu lên nổi từ năm 1945 đến nay. 


Nhờ chiến tranh Ukraine mà Đức quốc phải sử dụng than đá lại. Trung Cộng sử dụng than đá cho 50% năng lượng cho xứ này và phải nhập cảng than đá từ nhiều nơi trên thế giới khiến bầu trời của các tỉnh lớn về công nghệ đen xì. Ông Đức không chịu đưa xe tăng cho Ukraine đánh Putin vì Liên Hiệp Âu Châu không chịu phải trả 200 tỷ euro để họ cải biến kinh tế khiến ông tây Macron chới với.


Cứ lấy thí dụ ruộng năng lượng mặt trời ở gần biên giới tiểu bang Cali và Nevada. Ai đi Las Vegas sẽ thấy bên tay trái có mấy trăm mẫu đất được dựng các panel năng lượng mặt trời. Đọc báo, cho biết phải bỏ sau khi đã tốn trên 500 triệu đô la. Lý do là thu nhận năng lượng mặt trời ít mà tiền bảo trì các tấm năng lượng này cao hơn. Kỹ thuật chưa cao lắm để đưa đến sự thương mại hóa. 


Chạy qua Arizona sẽ thấy mấy quạt gió khắp nơi ở vùng gần Palm Springs nhưng có chiếc hoạt động có chiếc không mà mỗi cái quạt gió tốn 1 triệu đô la và tiền bảo trì rất cao. 


Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là tăng giá dầu và ga cao để đầu tư vào năng lượng xanh. Năng lượng xanh chỉ có thể giúp một phần nào đó trong khi người Mỹ càng ngày càng sử dụng năng lượng nhiều hơn trong khi đó giá dầu và ga gia tăng sẽ đưa đến các hệ lụy khác như lạm phát. 


Thế giới đang thay đổi sau vụ Covid, người ta cho biết Trung Cộng sẽ là kẻ thua nhiều nhất. Hoa Kỳ có thể thay đổi nhanh chóng với sự ủy chuyển của chính thể cộng hòa. Sẽ kể sau.


Các xứ Nam Mỹ phải độ lại xe của mình để chạy bằng ga thay vì xăng dầu. Giá xăng dầu của họ tương đương với Cali mà lợi tức thì thấp hơn rất nhiều. Các xe taxis hay Uber mình đi đều có bình ga to đùng phía sau xe.  Kiểu ở Việt Nam họ độ lại xe chạy bằng than sau 75.


Sử gia Joseph Tainter nghiên cứu sự sụp đổ của 27 nền văn minh trong suốt 45 thế kỷ của loài người từ đế quốc La mã đến những nền văn minh nhỏ như Kachin ở Miến Điện. Ông ta cho rằng các nền văn mình bị tàn phá nhưng vẫn xây dựng lại được như đế chế La mã đã bị đoàn quân của những bộ lạc Celtic dẫn đầu bởi Brennus vào 387 năm trước công nguyên. Đoàn quân này giết gần hết các thượng nghĩ sĩ của thành la mã nhưng họ vẫn xây dựng lại được một đế chế hùng mạnh được 8 thế kỷ trước khi Attila đánh phá La Mã. Từ đó đế chế La mã không trỗi dậy lại được như trước đó. Bởi vì người dân chán nản, không muốn xây dựng lại. Từ từ đưa đến sự diệt vong.


Nhân vật Attila rất quan trọng, ông ta là con vua, bị đưa sang la mã sinh sống kiểu khi xưa họ giữ hoàng tử làm con tin để khỏi đánh nhau. Tại la mã thay vì ăn chơi nhảy đầm, gái gú như ông Bảo Đại, ông ta bỏ thời gian để nghiên cứu nền văn minh la mã và kỹ thuật chiến tranh và quân sự của đế chế này. Sau này ông ta trở về nước và tiến chiếm đánh gần tan tành đế chế này. Nếu không có đức giáo hoàng kêu gọi, có lẻ ông ta đã biến la mã thành bình địa. 


Ông Tainter giải thích là sau một trận tại ương thì người dân hay cộng đồng ra sức xây dựng lại sự đổ nát sau các biến động, dịch,… chỉ trừ khi con người đã mất niềm tin vào giới lãnh đạo, tham nhũng nên họ rời bỏ đi nơi khác để làm lại cuộc đời. 


Mình về miền trung gặp mùa lũ, lụt lội. Mới hiểu tại sao người Huế bỏ xứ vào Đà Lạt làm ăn. Họ làm cả năm để rồi khi mùa mưa đến lụt lội tàn phá hết những gì họ xây dựng năm này qua tháng nọ. Cách duy nhất là khi chán nản thì bỏ xứ mà đi. Ai cũng yêu quê hương nhưng sự chán chường, mất hy vọng vào tương lai thì họ sẽ bỏ đi thật xa. 


Nói chuyện với các tài xế Uber, di dân từ Venezuela thì đều được trả lời như vậy. Họ không còn tin tưởng ở giới cầm quyền, tham nhũng nên bỏ nước ra đi. 


Mình nói chuyện với nhiều người được xem là hạt giống đỏ, được gửi đi học ở Liên Sô, có bằng hữu nghị, nay họ chạy qua Mỹ, vào quốc tịch Mỹ, hạ cánh an toàn. 


2 tuần trước mình đến đây, 1 đô La ăn 350 pesos, nay trở lại lên đến 375 pesos, chẳng bù vào khi xưa 1 đô La ăn 3 pesos. Dân tình rên qua tiếng ộc ách của con cóc nhưng ông trời chỉ biết khóc te te xuống khiến mấy phục vụ viên chạy ná thở để che mưa các bàn ăn. 


Mưa ở đây không như ở Đà Lạt, chỉ nhẹ nhàng gió thổi bay các khăn bàn đặt ở lề đường. Mình thấy nhiều loại bánh làm rất chiến đấu trong tiệm. Nhiều lớp sô cố la nhưng không dám ăn, tránh ăn ngọt. Bắt đầu lại chế độ dinh dưỡng ở nhà. Đi chơi thấy lên ký. 

Mình thích nhất empanadas của xứ này. Xứ này sản xuất cacao nhưng không dám ăn, đành hẹn khi khác.

Xuống tàu Tây thấy mấy món tráng miệng từng ăn khi xưa nên có ăn lại cho thỏa mãn ký ức một thời tuổi trẻ, thời sinh viên chỉ nghĩ đến ăn, đến bữa cơm sắp đến sẽ có gì hay chỉ bánh mì bơ. Dạo đó không hiểu sao mình đói liên miên, ăn không biết no. Nay thì lại tự vô thất, không ăn nhất là những thứ độc như đồ ngọt, bánh trái. Ăn cho ký ức nhưng không còn thấy ngon hay hấp dẫn như thời sinh viên đói khát. 


10 ngày trên biển, khửu giác và lưỡi mình như đi tìm lại những hương vị của thức ăn một thời. Hết nếm các loại fromage đến nếm bơ bánh mì. Hết pain de campagne lại đến baguette rồi đến bOeuf bourguignon, canard à l’orange hay croissant rồi pain au chocolat hay terrrine de canard,… blanquette de veau, kể sao cho hết. 


Điểm vui là bữa ăn cuối cùng họ có món bún thịt nướng mà họ gọi tên là “bun bo” nhưng mình không ăn. Hình như họ có làm nem cuốn như người Việt, cắt nhỏ từng đốt tay, mình không ăn. Chỉ có đồng chí gái ăn thử, được trình bày trong cái đĩa sâu thay vì tô như người Việt mình. Vài cọng hành, vài cọng xà lách, vài lát thịt. Đúng là ăn như Tây. Ai biết ở Bolsa tiệm nào bán bún thịt nướng ngon cho em biết. Lâu quá chưa ăn lại. 


Khi xưa, trước khi ăn cơm, người ta đọc kinh, cảm ơn thượng đế đã ban Phước lành, bữa cơm hàng ngày. Nay thì họ chụp hình trước khi ăn để cảm ơn ảo đế, công ty điện thoại đã cho họ bữa ăn qua hình. Thay vì Amen, họ kêu Cheese Chán Mớ Đời 


Đồng chí gái lặng lẽ bên cạnh ngốn nghiến hai scoop kem sô cô La và wasabi trong khi mình uống ly nước lạnh hơi nồng nồng mùi chlorine. Đồng chí gái kêu mập cho mập luôn, hỏi làm sao sống khi tiệm ít khách. Mình nói tiệm ăn ở đây thường mở cửa vào lúc 7:30 tối. Người dân sở tại ăn tối trễ. Nay mới 6 giờ chiều. Nói cho ngay xứ này chắc ít ai ăn tiệm vì vật giá leo thang 10% trong 2 tuần lễ. 


Trong tiệm cũng bắt gặp cái bệnh trầm kha khắp nơi thời đại a còng. Thấy cặp vợ chồng trẻ và 1 đứa con. Vợ chồng ngồi hai bên đứa con, đang xúc kem ăn trong khi hai vợ chồng lướt sóng điện thoại thông minh. Chẳng bù khi xưa, mấy đứa con còn bé, đi ăn tiệm là hai vợ chồng cười hạnh phúc nhìn con ăn, dạy con cách ăn, quay video.  Một cặp khác uống cà phê, bên nhau, mỗi người chú mắt vào điện thoại của mình. Có lẻ đến 10-20 năm sau người ta mới hiểu được hậu quả của ngồi bên nhau lướt sóng thay vì cất tiếng đối chọi hay đối thoại của thế hệ mình khi xưa. 


Hôm trước có vài bạn xứ Hội An ghé nhà chơi nhân dịp có mấy người bạn học của đồng chí gái từ Việt Nam sang chơi. Họ ngồi đánh ghi ta hát, thấy không gian ấm cúng đượm tình thân hữu hơn là karaoke và ban nhạc bú xưa la mua. 


Mình nhớ khi xưa trong giờ ra chơi, trong lớp các bạn học ngồi hát cho nhau nghe, không gian thấy hạnh phúc nhẹ nhàng không cần âm thanh nổi, không cần hát hay nhưng có cảm giác gần nhau. Chia sẻ những tình cảm dành cho quê hương hay muốn tình yêu ban đầu, xót xa cho thân phận của người dân xứ nhược tiểu, phải đánh nhau cho cuộc chiến ủy nhiệm của tư bản và cộng sản như ngày nay người dân Ukraine đang chịu đựng trong tiếng cổ võ, reo hò của truyền thông. 


Ngày nay tuy có micro, mixer đủ thứ dụng cụ, âm thanh máy móc nhưng thấy thiếu thiếu một cảm giác khó tả. Người hát như lướt không gian về miền đâu đâu. Không ai nghe họ hát vì những người khác, thay vì lắng nghe người hát, cũng mò mò trên điện thoại bản nhạc nào để hát như bài hát khi xưa chúng ta yêu nhau tuy xa mà gần tuy gần nhưng cách xa. 


Hát xong thì được vỗ tay như một thói quen lịch sự nhưng không thật lòng. Không nhớ họ vừa hát bản gì, miễn sao đừng đụng hàng. Có nhiều lần mình được mời đi ăn uống ở nhà bạn. Thấy ban nhạc và mấy người muốn làm ca sĩ vào một phòng riêng để hát còn mọi người ở ngoại ăn và zo zo. 


Chúng ta từ từ đi vào luồng tự kỷ, xa rời thực tế. Từ từ chúng ta tự biến thành con ốc đảo, uốn éo tạo dáng như con công quên nhìn xung quanh, chúng ta bị cuốn hút vào một trạng thái nữa thật nữa bi ai. Chúng ta chửi ai chê ta hát dỡ, ai không khen ta khi chụp hình tạo dáng thì xù luôn, ta sẽ ghét những ai không cảm ơn khi ta nhấn like,….


Chúng ta bị tuyên truyền định hướng dư luận. Người theo phe phái nào thì cứ tìm những nơi có tin tức bị hoán đổi, xào nấu theo ý mình rồi chửi những ai đi ngược với quan điểm của mình, chụp lên cái nón cối hay phản động hoặc dân chủ hay cộng hòa. Chúng ta không còn tự chủ, bình tĩnh để nghe người khác, không đồng quan điểm. Chúng ta không nhìn nhau như đồng loại, là người Mỹ, đồng hương, chỉ nhìn thấy thế lực thù địch và đồng minh. 


Khi xưa, các ông cố đạo hay sư là những người định hướng hành vi chúng ta hàng ngày trong cuộc sống. Ngày nay, các cố đạo hay sư ông được thay thế bởi các phát ngôn viên đài truyền hình, các nhà báo với thiên kiến của họ để thuyết phục chúng ta, giúp họ bán quảng cáo làm giàu vô hình trung chúng ta trở thành những nạn nhân của sự tuyên truyền, quảng cáo. Chúng ta hân hoan hãnh diện là những khách hàng của sự tuyên truyền và quảng cáo cao cấp. 


Amazon, google, các mạng xã hội biết chúng ta rất rõ hơn cả chính chúng ta và dùng kỹ thuật toán bắn các quảng cáo cho chúng ta để làm giàu. Một anh chống cộng sẽ được mạng xã hội tải về các tin tức tiêu cực của nhà cầm quyền để anh cố gắng đọc tin tức, thường được xem là fake news để bán quảng cáo. Một anh chống phản động sẽ được nhận tin tức tiêu cực fake news của người chống nhà cầm quyền đưa đến tranh cãi và càng tranh cãi thì giúp họ càng làm giàu. 


Từ khi mình ghi danh đi Antarctica thì mình nhận email, hay quảng cáo về các chuyến du thuyền trên mạng xã hội. Phải xóa khá nhiều nhưng lại lòi ra quảng cáo khác. Chán Mớ Đời 


Các nhà truyền giáo ngày nay như bà Oprah và các người nổi tiếng khác đều ngưng làm việc cho các đài truyền hình và mở kênh hay trang nhà của họ và trực tiếp bán quảng cáo. Người dân cứ tin mấy người này như tin các cố đạo khi xưa thì càng nghe càng bị quảng cáo. Làm các con bò để cho mấy cố đạo giáo sĩ đương thời vắc sữa. Bù lại chúng ta cảm thấy hớn hở như sau cuộc truy hoan vì có nhiều người đồng chí hướng ủng hộ Trump hay Biden. Từ xưa, nhà cầm quyền và bọn con buôn đều tìm cách tẩy não chúng ta để cầm quyền lâu và làm giàu. 


Cuộc bầu cử vừa qua, truyền thông vớt mấy tỷ bạc nhờ quảng cáo và chúng ta ăn mừng phe ta thắng. Kỹ thuật toán biết rất rõ khu vực nào theo cộng hòa và khu nào theo dân chủ để bán quảng cáo. Dân trong vùng đó sẽ nhận được tin tức tùy theo quan điểm chính trị của họ với nhiều fake news. Hay vô mạng là thấy quảng cáo tin tức hạp với thị hiếu của mình. 


Xứ này cho phép người di dân đến rất nhiều chiếu theo hiến pháp của họ. Họ cho biết là 50% dân số của Buenos Ảires đều là dân di cư từ năm 1869. Nghe nói đâu 6 triệu người, xem như 11% dân số, từ các nước xung quanh được gọi là Mercosur như Bolivia, Peru, Venezuela nhiều nhất. Nhà thương miễn phí, trường học miễn phí, đại học cũng không đóng tiền, sinh con thì chính phủ cho tiền khuyến khích sinh sản, người dân thì trốn thuế và nợ công càng ngày càng lên cao. Dân Phi Châu cũng bò đến đây, không phải bị bắt làm nô lệ nhưng quy chế tỵ nạn. Nghe nói có đến 5,000 người đến từ Senegal. Việt Nam, Campuchia cũng có nhưng chắc ít. 


Thấy người Mỹ đến đây mỗi năm trên 20,000 người. Về hưu cũng nên về đây ở. Lấy đô la đổi ra tiền pesos gấp đôi. Hai vợ chồng lãnh tiền an sinh xã hội, xem $4,000/ tháng đổi ra đây được $8,000. Thuê một căn hộ chiến đấu $800, tha hồ mà ăn tiêu.


Khi người dân không tin vào tài lãnh đạo của giới cầm quyền mới nảy sinh ra đô La xanh, giá gấp đôi hối đoái chính thức của chính phủ. Người dân tìm cách đổi tiền ra đô La và tránh đóng thuế bằng cách trả tiền tươi. 


Sinh viên ngoại quốc đến học rất đông vì không phải đóng tiền, sau đó ở lại luôn. Dân số chỉ thua Ba Tây thôi còn các nước khác thì nhỏ bé hơn. Khi xưa mình đi học ở Tây không phải đóng tiền. Nay con mình ở Hoa Kỳ hay cháu mình ở Việt Nam đóng mệt thở cho thấy xứ này có điểm hay là giáo dục miễn phí. 


 Ở Hoả Địa Ushuaia, xe chạy ngang đại học ở đây thì hướng dẫn viên cho biết sinh viên ngoại quốc đến đây học rất đông vì miễn phí. Dân vùng này đa số là thổ dân như cô hướng dẫn viên. Cô ta kêu không nói được tiếng mẹ đẻ vì cha cô muốn cô ta trở thành một người Á căn đình. Từ từ các văn hóa khác của xứ này sẽ bị mất dạng và chỉ còn lại một văn hóa toàn cầu hóa. 


Đi đâu mình cũng thấy người bản xứ uống CoCa cola, ăn Kentucky fried chicken, bận quần bò, nghe nhạc Mỹ hay Anh quốc. Mở truyền hình thì thấy toàn chương trình của Hoa Kỳ. Các chương trình dành cho thiếu nhi của Disney được phổ biến đầy. Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đã khởi đầu từ khi còn bé. Lớn lên thì mấy chương trình bóng rổ của Hoa Kỳ được người dân sở tại mê như điên. Đi ngoài đường thấy bận áo Lakers, Celtics, Chicago đầy.

Lý do làm phim hay chương trình đài truyền hình rất đắt nên mua hay mướn các chương trình của Hoa Kỳ là khỏe vô hình trung người sở tại bị ảnh hưởng văn hóa Mỹ từ bao giờ. Nhất là văn hóa Mỹ rất sống động, khuyên khích con người tự nghĩ, sáng tác và nếu ý tưởng hay thì sẽ có người mua và làm phim. Thấy quảng cáo phim Avatar 2 đầy đường.


Sau này anh có chống Mỹ thì cũng đã bị Mỹ hóa. Mình nhớ dạo bộ trưởng văn hóa pháp, ông Jacque Lang, lên tiếng chống văn hóa đế quốc Mỹ. Có vài người bạn học thiên tả ủng hộ ông này, nhưng lại kêu thèm ăn Macdonald. Tiệm ăn Macdonald ở trên đại lộ Champs Elysees của Paris được xem là quán ăn kiếm tiền nhiều nhất xứ pháp.  Chán Mớ Đời 


Họ cho biết người Tàu sang đây lên đến 1/2 triệu người. Làm việc rất chăm chỉ nhưng có tội mê sòng bài. Mình gặp vợ chồng tiệm ăn tàu, kể di dân sang đây từ 18 năm qua. Một cặp trên tàu cũng kêu di dân qua Anh quốc từ 10 năm qua, đóng 1 triệu đô như eb5 của Hoa Kỳ. Một cặp người Úc gốc tàu, di dân qua xứ kanguru mấy chục năm. Có 5,000 người Mường được xứ này nhận làm con nuôi sau chiến tranh Việt Nam. Chắc có người Việt nhưng đoán rất ít. 


Dân tình nói tiếng Tây Ban Nha nhưng phát âm hơi khác và dùng từ hơi khác nên lâu lâu mình bị ngọng vì dùng từ mễ. 


Hôm nay, ở Hải quan mình thấy một cảnh rất đẹp. Hai vợ chồng đẫy xe con nhỏ, đang đứng xếp hàng thì một ông Hải quan, chạy lại, mở hàng rào, mời cặp vợ chồng có con nhỏ đi vào trước để khỏi chờ đợi lâu. 


Mình nghĩ hình ảnh này nói lên tính thân thiện, tình người của dân xứ này. Một nước vô địch thế giới về túc cầu và lạm phát. Sáng nay taxi chở qua lại đại lộ lớn nhất thế giới, ông tài xế kể hôm ăn mừng chiến thắng, 5 triệu người dân ở thủ đô bò ra đây ăn mừng. Phải mất một tuần lễ để quét dọn rác. Chạy nhanh qua trung tâm túc cầu của xứ này. Ông ta kể hôm đội banh về nước. Phải mất 5,000 cảnh sát làm trật tự, phải mất 6 tiếng đồng hồ từ khách sạn ra phi trường. Một điểm vui là xứ này đi đâu cũng thấy đài truyền hình chiếu đá banh dù 1,2 giờ sáng. Xem như 24/24. 

Tượng đài người di dân đã làm cho đất nước này cường thịnh một thời.

Nhà cầm quyền sử dụng các môn thể thao để giúp người dân quên đi nổi lo hàng ngày như đế chế la mã đã thực hiện khi xưa để bảo vệ giới cầm quyền. Người dân xứ này hãnh diện với chức địch thế giới nhưng khi cơn men chiến thắng qua rồi, trở lại thực tế thì còn nổi buồn nào hơn khi thấy tiền mình hôm qua nay xuống giá. 


Nói chung xứ này gây ấn tượng tốt cho mình. Không biết có dịp trở lại hay không vì bay hơi xa. Sáng nay, trước khi rời khách sạn, mình chợt thấy lần cuối tấm ảnh của bà tổng thống Peron, nổi tiếng đã đưa đất NƯớc này từ giàu sang đến vô địch thế giới lạm phát. Khách sạn mình ở là tư dinh của bà ta trước khi lên làm tổng thống. 

Hai vợ chồng ăn trên tàu. Ăn ngày chưa đủ tranh thủ ăn đêm , kinh

Hy vọng xứ này sẽ vực dậy để trở lại giàu có như xưa thế kỷ 19. Người dân rất hiếu khách, ai sống không được từ xứ họ, có thể qua đây làm lại cuộc đời.


Don’t cry for sony Argentina. 

Nguyễn Hoàng Sơn

Từ giả Hoả Địa Ushuaia, Tierra del Fuego


Sau khi mất gần 2 ngày, vượt eo biển Drake để trở về lại Hoả Địa Ushuaia, nơi tận cùng của thế giới loài người, mình được nhìn thấy Cap Horn mà khi xưa học cuốn 2 English for today của Lê bá Kông, có nói đến ông Ferdinand Magellan, người Bồ đào nha đã đến tận cùng của Nam Mỹ trong chuyến thám hiểm vượt đại Tây dương. 


Mình học hội việt Mỹ đến cuốn thứ 3 hay 4 trong 6 cuốn của trung tâm Ziên Hồng gì đó nhưng chỉ có cuốn số 2 là để lại mình nhiều dấu ấn vì họ nói về thám hiểm, thành phố trên thế giới. Nhờ vậy mà mình thích đi giang hồ từ dạo ấy, đến những nơi mà cuốn sách nói đến. Bộ sách học anh ngữ English For Today, do 25 giáo sư Mỹ soạn, được ông Lê Bá Kông, mua bản quyền, in lại tại Việt Nam, bán cho học sinh rẻ hơn sách in tại Hoa Kỳ. Nội bán sách này, ông ta cũng giàu nức Sàigòn.


Chuyện lạ là ông Magellan gốc Bồ Đào Nha nhưng lại được triều đình Tây Ban Nha cung cấp tiền để thám hiểm, tìm ra Mỹ châu. Thậm chí nghe kể khi ông Magellan ra đi, có tàu của Bồ Đào Nha rượt theo để bắt lại, vì theo Tây Ban Nha không phò vua xứ Bồ. Tương tự ông Kha Luân Bố cũng làm việc cho triệu đình Tây Ban Nha đi tìm ra Mỹ châu. Có lẻ do đó mà xứ Tây Ban Nha tìm được nhiều thuộc địa ở Nam Mỹ hơn xứ Bồ chỉ có lấy Ba Tây làm thuộc địa ở vùng này. 


Triều đình hai xứ Tây Ban Nha và BỒ Đào nha đều chu cấp tiền cho các chuyến thám hiểm, có lẻ vì vậy họ mất hết tiền bạc như đánh bài vì các con tàu thám hiểm ra đi nhiều nhưng ít con tàu trở lại. của cải mất hết thêm phải chu cấp cho gia đình thủy thủ đã bỏ mình trên biển cả. Điển hình là 3 con tàu Anh quốc đi xuống Nam Cực, chỉ có tàu của ông Drake là sống sót trở về còn hai chiếc kia theo hà bá.

Đến xứ này chỉ có 2 món ăn, thịt trừu nướng và cua hoàng đế

Trong khi đó các con tàu của Anh quốc và Hoà Lan thì được chung góp bởi các nhóm nhà giàu, thương gia. Họ chỉ đóng một phần nào nên nếu tàu không trở lại thì họ chỉ mất một số vốn thay vì mất hết như triều đình Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Từ các cuộc góp vốn, cổ phần sinh ra chủ nghĩa tư bản được thành hình qua các cuộc thám hiểm buôn bán ở xứ xa xôi, đưa đến chủ nghĩa thực dân, bắt cóc người da đen đem qua Mỹ châu hay xâm chiếm các nước yếu kém hơn mình và có tài nguyên. Mình có kể vụ này rồi.


Triều đình Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều bỏ tiền cho chi phí mỗi chuyến đi nên dần dần mất hết vốn khi tàu không trở lại. Rồi các thuộc địa nổi dậy chống lại triều đình, dành độc lập khiến họ mất hết và trở nên nghèo trong khi các nước khác ở Âu châu theo phương hướng tư bản, thành lập các công ty có cổ phần giàu to và chiếm dần các nơi đáng lẻ là thuộc địa của hai xứ này. Điển hình là miền nam và miền Tây Hoa Kỳ đã từng có các cố đạo Tây Ban Nha đến đây xây dựng tu viện để giúp các người dân sở tại trở về đạo mà học sinh tiểu học ở Cali phải học lịch sử các tu viện này. 

Khi xưa học Hội Việt Mỹ mình rất dốt, xong được cuốn thứ 3 màu xanh lá cây, có học cuốn 4 được vài bài rồi đi tây. Cuốn thứ 2 (the world we live in) để lại cho mình nhiều dấu ấn nhất.

Gần hai ngày trời hai vợ chồng cùng một lứa trên giường lận đận, chỉ mong cho qua nhanh eo biển Drake khét tiếng làm đắm tàu rất nhiều khi đến Nam Cực. Eo biển này được đặt tên nhà thám hiểm Anh quốc tên Francis Drake, được xem là người đầu tiên vượt qua eo biển này trong khi hai chiếc tàu đi chung bị chìm đắm trong biển sâu. 


Nếu nhìn quả địa cầu thì chúng ta thấy eo biển này liên quan đến đại Tây dương, Thái Bình dương và Ấn Độ dương. Mình không nhớ quả địa cầu xoay chung quanh mặt trời với vận tốc bao nhiêu nhưng chắc chắn vận tốc từ đường xích đạo equateur chậm hơn ở Nam Cực. 


Được biết là mỗi giây đồng hồ nước từ đại Tây dương đổ qua thái bình dương từ 120 đến 200 triệu mét khối nước xem như gấp 9 lần con sông Amazon. 


Chuyến đi vượt qua eo biển Drake tương đối ít sóng hơn nhưng cũng làm hai vợ chồng chới với, ngủ li bì. Không thiết ăn, chỉ uống trà gừng. Chuyến về thì thuyền trưởng cho thấy hình ảnh khí tượng lấy từ vệ tinh khiến cả tàu thất kinh, gió lên trên 65 km/ giờ và sóng từ 5-8 mét cao. Họ đóng tất cả các cửa ra ngoài bong tầu, sợ bà vợ nào rủ ông chồng già ra đây hôn hít rồi cho ngã xuống biển. Sóng kinh hoàng, hai vợ chồng ngủ như người say rượu, chập chờn. Uống trà gừng đi tiểu. Chai nước trên bàn đều rơi xuống đất nghe leng keng, mình phải vì dậy để mấy chai xuống đất, nằm trên khăn tắm. 


Nghe ông Mỹ quen, đã đi Nam Cực với một tàu khác, nhỏ hơn. Họ phải lấy dây nit dài của giường để ràng lại thân mình trên giường, sợ sóng làm lật xuống giường. Kinh


Sóng gió rồi cũng qua đi, hai vợ chồng hoàn hồn, xuống lầu ăn trưa. Sau đó xem show Paris Express, một loại show của cabaret mà ở pháp khá thịnh hành một thời, có màn của Josephine Baker, Edith Piaf với bản nhạc Non, je ne regrette rien và màn nhảy French can-can. Tàu chạy chậm lại để vào bờ lúc 6:30 chiều. Nếu họ chạy nhanh thì có lẻ vào đến trưa, chắc để khỏi trả thêm tiền đậu bến. 


8 giờ chiều, hai vợ chồng xuống tàu, ra phố, viếng thành phố Hoả Địa Ushuaia. Thành phố được xây dựng trên đồi, từ xa xa đã thấy nhà tù rộng lớn trên đồi mà khi xưa họ chuyển các tù nhân mang án khổ sai ra đây, không cách chi mà trốn đi đâu cả vì xung quanh chỉ có gió lạnh.  Mình đã kể là các đế quốc khi xưa, đem tù khổ sai đến các vùng này để khai thác, tạo dựng thuộc địa cho mình. 


Tây Ban Nha và Bồ đào nha đem tù sang Nam Mỹ và Phi châu và Á châu. Tương tự Anh quốc đem qua Bắc Mỹ châu và Úc đại lợi hay nhà Nguyễn cũng đem tù xuống vùng Thủy chân Lạp để khai thác, mở mang bờ cõi ,….


Khác với nhà tù khổ sai của pháp khi xưa như ở đảo Guyana, mà cuốn sách người tù papillon kể, trời nắng mà thiên hạ còn khó thoát. Kiến trúc nhà cửa vùng này khá mới như ở Lausanne, Thụy Sĩ. Mình ước gì Đà Lạt được tiếp tục thiết kế, phát triển như vậy. 

Rất giống THUỴ sĩ
Ước gì Đà Lạt đã được thiết kế tương tự

Đồng chí gái thèm món cua biển nên mở gú gồ ra xem. Ra khỏi phòng quan thuế thấy ông cán bộ, mình hỏi xem tiệm nào ngon. Ông ta chỉ một tiệm, bò vào thì hỏi có nguyên con cua hùm không. Bà phục vụ viên kêu hết rồi, chỉ còn càng nên mụ vợ lắc đầu đi ra. Thấy tiệm ăn người thủy thủ già, El Marino VIEJO có 4.5 sao nhưng thấy mấy chục người đang xếp hàng vì nhà hàng mới mở được 30 phút mà đã đầy nên mình dẫn vợ đến tiệm ăn tàu mang tên trúc Bamboo và một tên Tây Ban Nha khá dài. Có đến 4.6 sao. 

Độ 3 ký lô
Sau khi hấp
Nói là tiệm ăn tàu nhưng thực đơn là đồ ăn Á căn đình. Có vài món tàu như cơm chiên. Tiệm ăn ở đây đều bán thịt cừu nướng và cua hoàng đế. Thịt cừu nướng thì mình đã ăn khi đến ngày đầu tiên. Mình thấy nhà hàng nào cũng có cái lò nướng để ngoài. Cái lò được xây theo hình tròn độ 1 mét bán kính. Phía trên có mái hút khói cách cái lò độ 1.5 mét. Họ cắt 6 con cừu ra làm hai rồi ép vào cái khuôn sắt rồi lấy dây kẽm to độ cây đinh 12d, xuyên qua người con cừu rồi đặt nghiêng nghiêng về phía trong trên một cái khay để củi đốt lên làm chảy mỡ xuống. Họ phết muối hột to trên thân con cừu. Lần này mình ăn cua hoàng đế với vợ. Trên tàu hồi trưa đã ăn blanquette de veau rồi. 


Lò nướng thịt cừu


Hỏi bà chủ thì được biết hai vợ chồng gốc Bắc kinh, di dân sang đây được 18 năm. Có cậu con trai ăn đồ xứ này nên thấy bớt giống tàu. Lần đầu tiên nói tiếng Tây Ban Nha với người Tàu. 


Đồng chí gái chỉ trong hồ nước một con cua hoàng đế đang lớ ngớ chào cô nàng hola, còn sống, bà chủ kêu 20,000 pesos mình ok. Đồng chí gái thích thì phải mua thôi.  Bà ta vớt ra cho đồng chí gái chụp hình tạo dáng với con cua hoàng đế trước khi ăn cua hấp. Mình cầm thử, nặng độ 3 kí hay độ 7 cân anh, to chưa từng thấy rồi từ biệt nó để đầu bếp cho vào nồi hấp để dcg bồi dưỡng. Ở mấy tiệm ăn bao bụng như bellagio ở Las Vegas, chỉ thấy càng cua đông lạnh. Đây cả nguyên con còn sống như tôm hùm hay cua ở các tiệm tàu. Chỉ khác là to hơn tôm hùm và cua sống ở tiệm tàu.  


Họ đem ra trên một cái khay to đùng với hai cái kéo to như để cắt vỏ bánh xe hơi. Hai vợ chồng cầm kéo cắt càng ăn tuyệt vời. Hôm trước trên tàu có cho ăn homard thấy họ cắt từng khúc như ngón tay, rắc thêm chút caviar, ăn đã thấy đỉnh nhưng cua này phải công nhận số một. 


Thấy đồng chí gái ăn như hổ cái ngấu nghiến thấy dễ thương. Ăn xong trả bằng đô la họ thối lại đô la theo hối xuất xanh giá 330. Tính ra là 23,000/330= 70 đô. Nếu trả bằng thẻ tín dụng thì $140. Đồng chí gái kêu chưa bao giờ ăn cua mà ngon như vậy. Ăn xong đồng chí gái ăn thêm kem và phần của mình. 


10 ngày trên tàu ăn đồ ăn pháp cũng ớn. Ngày nào cũng mấy món khai vị như cá hồi lát, prosciutto và saucisse. Món chính thì có thay đổi. Mấy ngày đầu mình ăn toàn steak Á căn đình rất ngon nhưng độ vài lần là oải. Fromage ngon nhưng cũng tương tự mỗi bữa nên chắc lần sau đi đâu mình kiếm tàu của Ý Đại Lợi để đi, ăn đồ ý. Tàu Mỹ thì Chán Mớ Đời cứ hamburger và thịt bò không ngon bằng thịt bò Á căn đình. Cho thấy cái gì mà nhiều quá cũng mau chán. 

Ushuaia trong ánh sáng bình minh

Ăn xong hai vợ chồng dắt tay nhau đi bát phố. Thành phố núi Rất dễ thương. Ước gì Đà Lạt được thiết kế phát triển như đây, rất giống Thụy sĩ.  Xứ này xã hội chủ nghĩa, công đoàn lao động mạnh nên phố xá, tiệm đóng cửa ngoại trừ mấy tiệm ăn và cà phê cho du khách. Chỉ thấy du khách đi thả bộ. Tiệm ăn mở cửa vào lúc 7:30 chiều đến 11:00 tối. 


Cuối cùng thì bò về tàu, xếp Vali bỏ ngoài cửa phòng để họ đem xuống tàu dùm và chất vào xe buýt đưa ra phi trường. 


Đi xứ này mới thấy mặt trời vào ban trưa lại nằm ngay hướng Bắc thay vì hướng nam như ở Cali. Ở Hoả Địa thì mặt trời mọc vào 4:32 sáng và đi ngủ lúc 9:34 tối. Trong khi ở Nam Cực thì mặt trời đi ngủ vào lúc 23:26 và thức dậy đây 3:27 sáng. Kinh. 


Sáng dậy sớm, ăn sáng xong lên xe buýt ra phi trường để về Buenos Aires, ngủ lại một đêm rồi sáng mai bay về Cali cúng giao thừa, mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Bây giờ hối đoái xanh 1 đôla ăn 375 pesos, xuống thêm 10%

Đồng chí gái thu dọn chiến trường hết. Có chén ớt bột cay trộn với dầu olive, ăn rất lạ và ngon.


Chuyến đi này trải nghiệm khá vui, chỉ có phần vượt eo biển Drake hai lần là chới với. Những gì mình học khi xưa về địa lý nay xuống Nam Mỹ thì bị đảo lộn. Tại sao họ không dạy mình khi xưa những vấn đề này khi nói đến các cuộc Thám hiểm của Magellan. Chắc thầy cô cũng không biết cho thấy những gì chúng ta học hay biết hôm nay chưa chắc là đã đúng. Có thể đúng tại nơi chúng ta sinh sống nhưng ở nơi khác lại khác. Không có cái gì kiên định cả. Thế giới đang thay đổi lớn về kinh tế, sản xuất, địa chính nên chúng ta không thể bất di bất dịch để bị thua xa thế giới ở thời đại a còng này.  (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn