Fentanyl thảm hoạ tại Cali

 Mình thấy xe buýt Cali dạo này quảng cáo về nạn Fentanyl, thấy đề California more 4,000 killed by Fentanyl. Vấn đề ma tuý rất trầm trọng, có thể dự đoán cho tương lai Hoa Kỳ. Ai cũng biết là ma tuý đều được đưa qua biên giới Mexico và nguồn cung cấp là từ Trung Cộng. Mình đọc qua cuộc báo cáo tại quốc hội Hoa Kỳ cập nhật hoá ngày 8 tháng 12 năm 2022.

Theo mình đoán thì Trung Cộng muốn trả thù tây phương đã bán thuốc phiện, làm giàu trên xương máu của cha ông họ. Ngược lại thì người Tàu, nhóm người hảo hớn, phản Thanh phục Mình, gây quỹ cách mạng bằng cách bán thuốc phiện cho người Việt tại Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp, khi họ đánh chiếm Việt Nam thì 50% người đàn ông Việt Nam bị nghiện thuốc phiện do người Tàu, hoả hớn cung cấp. Hồi nhỏ mình thấy mấy người lớn, cứ kêu mình là tay hảo hớn, hãnh diện vì đầu độc người Việt. Chán Mớ Đời 

Hình như ở vùng Tam Giác Sắt, có một ông tướng tàu, bị quân Mao Trạch Đông đánh chạy, qua đến Miến Điện. Ông ta trồng thuốc phiện để gây quỹ chống tàu cộng rồi dầu dần giàu có nên chả mong chống cộng như các tay hảo hớn Phản Thanh Phục Minh và được Mao thị bỏ quên, không đánh phá.

Từ đó, người Pháp mới chiếm thị trường thuốc phiện và rượu để bán cho người Việt, làm giàu. Hút thuốc phiện thì sẽ mất đi ý chí chống ngoại xâm. Mình nghe mấy ông như Nguyễn Hải Thần, chống pháp ở bên biên giới Việt hoa, ngày ngày đi ngã bàn đèn thì còn đánh đấm gì nữa. Ông Văn Cao kể trong hồi ký cua rông ta là được lệnh đi ám sát mấy tên không theo đảng Cộng Sản. Cứ mò vào các nơi có ả phù du là tìm ra và giết chết mấy người này.

Fentanyl la một loại thuốc được xem như một loại thuốc an thần, giảm đau được bào chế bởi các tố chất thuốc phiện năm 1959. Sau này vì người ta sử dụng bừa bải nên Liên Hiệp Quốc nhờ các cơ quan an ninh kiểm soát. Được biết tại Hoa Kỳ có đến 73,000 chết vì overdose từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm nay 2022. 

Khi con mình đi học trung học, mình có đi họp phụ huynh thì được biết là 1/3 học sinh đều chơi sì ke ma tuý. Chúng chỉ cần nhắn tin để mua rồi các tay bán, đem lại nhà. Khi hết tiền học sinh ăn cắp tiền của bố mẹ, ngủ với khách để có tiền hay ăn cắp xe cộ,…

Trước năm 2019, Trung Cộng được xem nơi sản xuất và cung cấp nhiều nhất loại thuốc này. Được biết loại thuốc này có rất nhiều giả mạo nghe nói đến 60%, gây nên tai hại, chết vì overdose. Trung Cộng sản xuất và cộng tác với nhóm buôn bán ma tuý Mexico, nơi đưa ma tuý vào Hoa Kỳ. Từ ngày ông Biden lên , biên giới được mở cửa. Có ông thợ mình quen, bảo là tốn $50,000 để trả cho bọn này đem vợ và mấy đứa con sang Hoa Kỳ. Nay được chính phủ Cali cấp nhà, cho đi học đủ trò. Một ông thợ khác, có giấy tờ nhưng bà vợ nghe lời nên đem con về Mễ, làm giấy tờ đàng hoàng mà nay đã trên 10 năm chưa xong. Tốn mấy chục ngàn cho luật sư.

Nước Ấn Độ được xem là nước cung cấp sản xuất thuốc tây nhiều nhất trên thế giới. Không biết vụ đấm đá giữa người Ấn và người Tàu tại biên giới có liên quan gì đến vụ buôn bán thuốc hay không.

Hoa Kỳ đàm phán với Trung Cộng đẻ yêu cầu họ ngăn chận sự sản xuất fentanyl qua Hoa Kỳ nhưng khi bà Pelosi bay qua thăm bà tổng thống Đài Loan thì Trung Cộng tuyên bố không hợp tác vụ chống phòng ngừa vào Hoa Kỳ.

Ai tò mò thì đọc thêm trên trang nhà của DEA, cơ quan bài trừ ma tuý của Hoa Kỳ. https://www.dea.gov/onepill

Hoa Kỳ và các nước tây phương được xem là nơi tiêu thụ nhiều nhất ma tuý, sì ke. Họ bỏ không biết bao nhiêu tiền để phòng chống ma tuý. Đời sống hôm nay khiến con người bị áp lực nhiều và để giảm bớp áp lực, họ cần đến thuốc an thần.

Những người nổi tiếng như tài tử, cầu thủ đá banh,…tưởng họ hạnh phúc vì lúc nào hình chụp cũng nở nụ cười tươi như hoa nhưng phía sau các hình ảnh ấy la những sự tàn phá khủng khiếp đến nổi họ phải quyên sinh hay sử dụng thuốc quá độ.

Hôm kia, đọc bài báo đức ngữ cho thấy ông cựu thủ môn của Đức quốc , Oliver Kahn, cho hay bị trầm cảm nên đã để thua chức vô địch thế giới vì quá nhiều áp lực của các công ty quảng cáo, khán giả, câu lạc bộ chưa nói đến vợ con.

Có lần mình nói chuyện với một anh quen. Mình hỏi lý do anh ta uống rượu nhiều. Anh kêu là nghiện rượu. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 







Sử dụng máy rữa chén gây ung thư?

 Mình chuyên rữa chén bát bằng tay và úp trong máy rữa chén nhưng gần đây đọc một bài nghiên cứu thì được biết rữa chén bằng máy ít tốn nước hơn là rữa bằng tay nên mình bắt đầu dùng máy. Vấn đề dùng máy là phải dùng bột giặt. Ly tách lại phải bỏ thêm loại xà bông rinse aid làm cho sạch tưng.

Khi xưa, ở Đà Lạt mỗi năm cứ đến mùa cưới là phải rữa chén mệt thở ngoài chợ. Lý do là người ta mướn chén bát của bà cụ để đãi khách, sau đó đem trả lại, mình phải rữa để xếp lại từng lố để bán cho khách vào mùa tết. Nay nghĩ lại có lẻ vì dính xà bông nhiều nên mình hơi tàng tàng, ăn nói bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Gần đây mình có đọc một nghiên cứu của viện nghiên cứu Swiss Institute of Allergy and Asthma Research hợp tác với đại học Zurich đưa đến những kết quả khá nguy hiểm khi sử dụng máy rữa chén. Lý do là xà bông toàn là chất hoá học, còn dính lại trên chén bát sẽ làm hư hại đường ruột của mình khi sử dụng.

Chúng ta biết đồ chén bát nhập cảng từ Trung Cộng, được sơn phết với loại sơn có chất chì mà Hoa Kỳ cấm. Đồ chơi cũng vậy khiến trẻ em mút ăn sơn có thể đưa đến nguy hiểm của não bộ. Khi thuê nhà hay bán nhà, chủ nhà đều đưa cái giấy báo cáo là nhà nào xây tước năm 1978, có thể có asbestos hay chất chì, để lỡ con của người ta bị lộn xộn trí não thì đâm đường kiện thì mình có báo trước cho họ hay.

Nhiều khi họ ở đâu trước đó, nhà có asbestos hay chất chì, con họ ăn mấy thứ này rồi khi dọn đến nhà mình mới được nhà trườn phát hiện là mệt cho mình. Do đó, khi mua một căn nhà, việc đầu tiên là mình thay hệ thống sưởi, máy lạnh và hệ thống ống nước cũ nếu làm bằng ống gan. Thứ nhất là muốn gia đình mướn nhà ở bình yên, hai là tránh thảm hoạ về sau.

Ngày nay, tiệm ăn, trường học đều dùng máy rữa chén để làm khô nhanh chóng. Trung bình máy rữa chén rữa 60 giây chuyển nước nóng và xà bông với áp suất cao, sau đó lại làm thêm một vụ này rồi đến tráng chén bát trong máy.

Vấn đề là không có thêm một chu kỳ khác để làm sạch các chất hoá học còn sót lại, tạo thêm chất độc còn sót lại trên chén bát và được máy làm khô. Cộng thêm vụ sown có chất chì, khi nóng có thể bị tan ra. Khi chúng ta sử dụng lại các loại chén bát này để ăn vô hình trung các chất hoá học theo thức ăn vào đường ruột của chúng ta. Họ tìm thêm các nguy hại đưa đến dị ứng thức ăn, béo phì, gan bị sơ cứng, nhức mỏi, trầm cảm đủ trò,…

Họ dẫn chứng cả đống độc tố mà ai không học hoá học thì sẽ như bò đội nón nên mình chỉ bình dân học vụ lại đây. Họ giải thích là da của chúng ta hay phổi bị các chất hoá học từ từ làm hư đi. Ngày nay có đến trên 2,000 chất hoá học được sử dụng mà người ta không biết sự tàn phá, ảnh hưởng của chúng ra sao. Phụ nữ thích làm đẹp, son phấn hàng ngày, đàn ông ngu như mình cứ ôm hôn môi son thắm thiết là chỉ có chết dần chết mòn. Ôi đàn bà! Ôi Đàn Bà. Từ ngày ông covid ra đời, đi đâu cũng thấy thiên hạ xịt chất hoá học để khử trùng. Cứ tưởng tượng sau đó cầm cái hamburger lên ăn rồi bao nhiều chất hoá học dính vào bánh đưa vào mồm, theo đường ruột sẽ huỷ hoại từ từ hệ thống miễn nhiễm.

Thử nghiệm của viện nghiên cứu này cho biết các chất hoá học như alcohol ethoxylates dùng để rữa chén tiêu huỷ các tế bào trong ruột, khiến bị viêm đủ trò. Ai tò mò thì đọc thêm. Mình đọc đến đây là ngọng rồi.

 The Journal of Allergy and Clinical Immunology.


Buồn đời, mình đọc thêm tài liệu nghiên cứu thì thất kinh vì xà bông có thể đem lại bệnh ung thư. Họ tìm thấy đến 25 chất như acetaldehyde và benzene. Mấy loại thuốc tẩy cho sạch màu trắng trinh nguyên, có mùi cực độc.


Da của chúng ta như miếng mousse nên có thể thấm các loại gì đụng tới và khi các hoá chất này thấm vào sẽ đưa đến các hiệu chứng như ngứa, khô da,…và đưa đến ung thư da.


Có loại hoá chất Phthalates được sử dụng trong xà bông giặt mà các nghiên cứu cho thấy sẽ làm giảm tinh trùng cũng như biến dạng hòn dế. Cái bào thai có thể bị ảnh hưởng khi người mẹ mang thai giao cấu, và mấy loại này chạy tuốt vào âm hộ phụ nữ. Do đó khi giặt máy thì nên xả thêm một lần nước (rinse). Chán Mớ Đời 


Các độc tố này có thể làm chúng ta bị nhức đầu hay các hoá chất Nonylphenol Ethoxylate sẽ làm hormone biến thái, gây khó khăn cho phụ nữ.


Ngoài ra họ khuyên chúng ta nên để ý đến các loại mùi giả tạo khiến chúng ta thích. Mình gửi dầu xanh về cho bà cụ, do Tân Gia Ba sản xuất vì tin tưởng hơn. Bà cụ không bằng lòng, hỏi sao không mua dầu của Trung Cộng. Mình nói họ bỏ toàn là hoá chất làm mùi khiến người ta thích nhưng rất độc. Bà cụ vẫn thích mùi dầu của Trung Cộng làm. Chán Mớ Đời Phụ nữ thích bỏ nước hoa lên người, chồng ngửi hàng ngày nên đi tây phương cực lạc sớm.


Như chúng ta biết là các hoá chất đa số là từ các chất dầu hoả mà ra nên có thể gây độc hại cho phổi của chúng ta hay phá huỷ các mạch máu và hệ thống thần kinh. Con nít hay thích mua keo để ngửi vì không có tiền chơi ma tuý.


Các loại thuốc tẩy hay sodium hypochlorite rất cực độc tương tự Dioxane cũng cực độc, được sử dụng để làm xà bông. 


Mình nhớ mấy đứa con khi xưa đi bơi hàng ngày, từ từ tóc chúng trở nên vàng nâu vì chất hoá học khử trùng được bỏ vào nước.


Mình có kể vụ dầu ăn được làm bằng các chất hoá học lấy từng dầu hoả. Các tay tài phiệt dầu hoả biến các chất dư thừa này thành dầu ăn rồi làm màn PR kêu dầu dừa, dầu đậu phộng là dỗm nay họ khám phá ra nguyên hồ sơ của mấy công ty này nên dạo này không thấy báo chí chửi dầu dừa,..


Thôi ngừng ở đây, phải đi rữa chén bằng giấy, đeo găng tay cả mụ vợ thức dậy lại la. Chán Mớ Đời


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 


Tại sao làm Family Limited Partnership để con cháu thừa kế?

 Tuần này, trên đài truyền hình Little Sàigòn, mình sẽ nói chuyện về đề tài thừa kế tài sản tại Hoa Kỳ với luật bắt đầu năm 2017 “Tax Cuts and Jobs Act”, tài sản thừa kế được miễn thuế cho con cháu khi qua đời là 11.06 triệu/ người, hai vợ chồng thì được 22.12 triệu nhưng đạo luật này sẽ hết hạn vào năm 2025, để trở lại luật trước 2017 là 5.49 triệu/ người hay 10.98 triệu cho hai vợ chồng.

Con số này không ảnh hưởng đến 90% người Mỹ, nhưng số còn lại cần phải xem lại di chúc, cách thức quản lý tài sản của mình vì trong 9 tháng con cháu phải tìm ra số tiền để đóng thuế thừa kế tài sản.

Nếu trên số tiền được miễn thuế thì phải đóng lên tới 40% số tiền. Số tiền được miễn thuế đến năm 2025 là 12.06 triệu/ người. Sau đó thì trở lại 5.49 triệu/ người 

   Ông Jack Fullerton dạy mình mua nhà đầu tư vừa mới qua đời tháng 7 vừa rồi. Hai người con trai hưởng gia tài, thừa kế mấy căn nhà của ông ta nhưng họ cần 2 triệu để đóng thuế. Mình đang thương lượng với hai người con để mua vài căn nhà để họ có tiền trả thuế. Mình hơi ngạc nhiên là ông ta dạy mình nhưng khi qua đời vẫn bị sở thuế hành con ông ta. Có lẻ về già, đau ốm nên không có đủ sức để làm giấy tờ chuyển sang cho hai người con. Mình nhớ ông ta hay than với mình là ngủ không được. Về già mà ngủ không được thì hại não đêm dài.

Mình biết có nhiều người, về già cứ lo sợ, không dám viết di chúc. Họ cứ đọc bài viết trên mạng, kêu gọi đừng giao hay chuyển tài sản qua cho con họ, sợ con dâu hay rể cho ra đường ở. Mấy người viết nói thêm, nói quá để câu like. Ở Hoa Kỳ, khi có giấy tờ thì không ngại vụ này.

Hôm qua mình đi chơi với ông nuôi ong trong vườn, sau đó ông ta mời đi ăn sáng. Mình hỏi ông ta đã làm Living trust chưa, vì có dạo ông ta hỏi mình và có đưa số điện thoại của luật sư đã làm LT cho mình. Ông ta kêu sợ chết nên chần chừ. Từ từ ông ta giải thích ở với bà vợ này là bà thứ 3. Mỗi lần ly dị là tốn tiền nên nhà và tiền bạc của ông, không có đứng tên bà vợ hiện nay. Trong khi đó, bà vợ đương thời, lo ngay ngáy, nói với mình là ông ta có di chúc cũ với bà vợ trước, nay đã chết sau khi bỏ ông ta. Ông ta chưa làm lại di chúc còn Living trust thì thua non.

Mình giải thích cho ông là bà Betty, bán nhà cho mình cho vay lại. Khi chết, con bà ta không có tiền trả luật sư để làm giấy tờ, xoá cái trust của bà Betty để mình có thể trả tiền hết cho họ. Ông cứ lo ngại thì khi ông bị coma hay chi đó, vợ ông không thể quyết định, không thể rút tiền để chi tiêu, lo cho ông.

Ông cho biết là khi qua đời, ông ta muốn những gì của ông thuộc về bà vợ thứ 3. Vấn đề là ông không muốn tiền của ông lọt vào tay con riêng của bà vợ hiện nay vì chúng ghét ông ta. Ông ta muốn khi bà vợ chết thì tiền của ông để lại, sẽ được chuyển cho con trai của ông ta. Ông ta do dự làm di chúc là nguyên cớ này.

Mình nói như vậy, ông có thể ghi trong di chúc, là sau khi ông qua đời, căn nhà của ông sẽ bán lại cho tôi, và cho vay lại. Hàng tháng, tôi trả tiền lời cho vợ ông vì bà ta sẽ về Philadelphia để sống với con cháu. Bà ta có an sinh xã hội của bà và của ông thêm số tiền tôi trả hàng tháng sẽ có một cuộc sống vui vẻ. Sau khi bà ta qua đời thì tôi sẽ trả tiền cho con trai ông ở Colorado.

Một vụ khác mình gặp. Hôm trước, đi học văn hoá bổ túc, mình ghé nhà anh bạn học cũ Đà Lạt chơi vài ngày, anh ta kể về gia cảnh nhất là ông bố của anh ta. Bà mẹ thì chết lâu rồi. Ông bố có căn nhà ở Cali, hè ông ta bay về chơi với con cháu, rồi mùa đông thì bay về miền đông bắc. Căn nhà ở Cali thì bỏ trống. Ông bố không biết là nhà bỏ trống hơn 30 ngày thì bảo hiểm sẽ không đền nếu có hư hao gì (nếu họ khám phá ra).

Con cháu nói ông ta về Cali ở để lỡ có chuyện gì thì con cháu còn chạy qua chạy về chớ ở miền đông bắc thì ngọng. Anh bạn kêu ông bố không muốn làm living trust vì sợ chết. Khi ông ta qua đời thì con cháu phải mất thì giờ bay qua vùng Đông bắc để lo hậu sự, tốn tiền con cháu. Ngoài ra phải ra toà thừa kế ở hai tiểu bang, tốn tiền gấp hai. Tiền bạc ông ta để lại sẽ bị bán tháo rẻ tiền để trả tiền luật sư. Chưa kể đến con cháu tranh dành gia tài, chia của. Bây giờ thì ai cũng nói ngon lắm, không cần nhưng khi đụng trận là giông bão nổi lên trong gia đình. Do đó phải làm giấy tờ sớm chừng nào hay ngày ấy. 

Ông bố người bạn ở tiểu bang khác, lại có nhà ở Cali. Khi qua đời thì con cháu phải lo hai cái Probate; một ở tiểu bang ông ta ở và một ở Cali vì tài sản nằm ở đây. Tiểu bang Cali không đánh thuế thừa kế nên tốt nhất là dọn về Cali ở, bán căn nhà ở tiểu bang mưa tuyết.

Đi chơi gặp nhà cửa ở Á Căn Đình rẻ, muốn mua nhưng lại ngại vì sau này, khi mình đi xuống địa ngục thì vợ con phải bay qua bên đó làm thủ tục bán nhà, đóng thuế đủ trò. Gặp hai ông cựu giám đốc ngân hàng Citi, kêu nên mua nhà ở Salt Lake City hay Park City vì sẽ tổ chức thế vận hội trong vài năm tới. Thấy thì ham thiệt nhưng nghĩ lại nên dạy mấy đứa con nghề của mình thì tốt nhất và đi chơi với đồng chí gái đến khi hết còn lết được.

Hôm qua, vừa xuống phi trường, được tin ông Rich Dad của mình vừa qua đời. Ông ta dạy mình rất nhiều trong cách mua bán, cho thuê nhà cửa. Con gái mới báo tin là một ông Mỹ quen, khi mấy đứa con còn đi bơi ở trung học. Ông ta nói vơi mình là khi về hưu, sẽ bán căn nhà ở Cali rồi dọn về một nơi nào đó rẻ sống hưởng tuổi già. Năm ngoái, ông ta gọi hỏi thăm tin tức con mình và cho biết tình hình con của ông ta, rủ đi ăn thì ông kêu bận đi làm. Cho thấy đời rất ngắn và cũng rất dài. Chỉ có vấn đề là không biết ngày giờ bị gọi.

Anh bạn còn kể là ông bố hay lên mạng đọc mấy bài báo viết từ Việt Nam, kêu con cái bất hiếu, đừng chuyển gia tài sản cho chúng, sẽ bị đuổi ra khỏi nhà,.. khiến ông ta đâm nghi ngờ con cháu. Thế là từ 10 năm nay, con cháu kêu ông bố làm di chúc nhưng chả nhúc nhích. Ông bố biết mình, nói anh bạn cứ nói ông bố liên lạc với mình rồi mình giải thích vấn đề cho ông bố. Mình thích hóng chuyện thiên hạ từ bé.

Nguy hiểm khi đọc tin tức trên mạng. Đừng có dại nghe vớ vẩn rồi tiền mất tật mang như trường hợp ông Mễ, chuyển tên nhà cho con trai rồi thằng con lăn đùng ra chết, cô con dâu bán nhà cho mình. Mình có 1 ông thuê nhà người Việt, để con gái đứng tên để ăn trợ cấp. Một ngày đẹp trời, bị ra đường, phải mướn ga ra cho rẻ vì vợ chồng cô con gái đánh bài thua ở Las Vegas, mượn nợ thế chấp căn nhà và không trả bị ngân hàng tịch thu.

Nếu ông bố, mua nhà rồi chuyển tên qua cho con gái, bắt hai vợ chồng ký giấy nợ giá trị giá tiền của căn nhà, chỉ được xoá khi ông ta qua đời thì cô con gái sẽ không được mượn nợ, không mất nhà nếu ly dị. Ông  Jeffrey, nha sĩ mà mình quen, cho con gái tiền để mua nhà như giúp đỡ, không bất hai vợ chồng cô con gái ký giấy nợ. Một ngày đẹp trời, mây đen kéo đến, thằng rể đâm đơn ly dị, chia gia tài thế là ông ta ngọng. Tiền nhổ răng mấy ngàn người theo mây khói.

Trở lại vấn đề của ông bố người bạn. Khi ông bố nằm xuống, con cháu phải lo vụ ra toà thừa kế vì ông bố không chịu làm living trust, tốn tiền rồi anh em cãi nhau vì phải ứng tiền ra trước để lo luật sư toà án đủ trò. Sau khi toà tuyến bố thì mới có thể lấy tiền, tài sản của ông bố để lại với các chi phí. Cuối cùng thì con cháu hưởng chút đỉnh còn vào tay luật sư hết. Nên nhớ có tài sản hai nơi thì phải ra toà thừa kế hai nơi. Cho nên ai có nhà cửa ở nhiều tiểu bang thì nên gộp lại một nơi cho con cháu dễ thở sau này.

Cho thấy càng về già, chúng ta không có chủ lực để làm những việc rất đơn giản như ông Jack. Ông ta dạy mình đủ thứ nhưng vẫn không làm quyết định cuối cùng, nay 2 người con phải bán nhà để trả thuế thừa kế.  2 triệu đô la, giúp cháu ông ta ăn học trường cao cấp. Nay mình học được cái gì thì áp dụng ngay nếu đợi vài năm nữa, con đến thăm, hỏi Ai rứa? Chán Mớ Đời. 2 triệu đô la khá nhiều, nếu giữ được 2 triệu đô la thì con cháu ông ta hưởng, có thể cho cháu đi học trường tư,…đại học đủ trò.

Hai người con nhận được mấy căn nhà cũng điên đầu vì di chúc để lại là không được bán nhà. Chán Mớ Đời 

Lý do là luật thừa kế cho miễn 11.18 triệu đô la (2022) và còn lại thì phải đóng thuế tài sản thừa kế, lên đến 40% thuế Liên Bang và Cali thì bắt đóng mệt thở. Ông ta có trên 15 căn nhà cho thuê nên tài sản chắc chắn là trên 11.18 triệu. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, luật thừa kế tài sản chỉ được trừ 1 triệu đôla còn lại phải đóng thuế. Khi ông Bush con lên thì ký sắc luật đến trên 10 triệu rồi lên từ từ. Có một năm miễn thuế thì tự nhiên có nhiều người Mỹ giàu có, ngay cả tỷ phú, lăn đùng ra chết, con cháu không phải đóng thuế. Tưởng tượng, con cháu đóng thuế 40% trên 1 tỷ đô la. Đến khi Obama lên thì giảm xuống 11.18 triệu và từ từ đi xuống đến 5.2 triệu vào năm 2025.

Vấn đề là khi Covid xẩy ra, chính phủ Hoa Kỳ mượn tiền để cho thiên hạ khi bị cấm cung nên trong tương lai, có thể chính phủ Hoa Kỳ sẽ giảm nữa, và bắt đóng thuế đủ trò để có tiền trả nợ. Năm nào, ngân sách chính phủ đều thâm thụt cả, phải mượn thêm tiền. Họ sẽ ra luật đánh thuế tiếp, có thể giảm xuống 1 triệu như xưa. Nhà ở Cali trung bình đã 1 triệu với lạm phát thì vài năm nữa có thể lên 2 triệu.

Nếu ông Jack chết vào năm 2025 thì hai người con đóng thuế mệt thở, thêm 3, 4 triệu nữa. Xem như gia tài bay theo cánh chim biền biệt 50%.

Hai lô đất mình mới mua ở vùng Opportunity Zone, sẽ xây 2 căn nhà trên 2 lô để cho thuê. Nếu khá khá thì sẽ làm thêm ADU, thành phố cho phép thêm 2 ADU hoặc 3. Một căn tốn $120,000, cho thuê được $1,200/ tháng xem như 10% tiền lời. Có điện và nước, chỉ cần làm hầm phốp là xong.

Theo đạo luật ban hành năm 2018 Tax Cuts and Job Act thì khi hai vợ chồng qua đời thì tài sản được miễn thuế 11.18 triệu cho mỗi người, hai vợ chồng thì xem như trừ được $22.36 triệu đô la. Ông Jack ly dị vợ nên bao nhiêu nhà ông ta để lại thì hai người con chỉ được miễn 11.18 triệu, và còn lại thì đóng thuế đến 2 triệu đô la. Họ phải tìm ra 2 triệu đô la để đóng thuế trong vòng 9 tháng sau khi ông bố qua đời. Nay nhà xuống nên chắc phải bán nhiều nhà hơn dự định.

Nếu ai có một căn nhà thì không ngại lắm, vấn đề là lạm phát. 30 năm về trước khi mình đi cua đồng chí gái thì một gallon xăng chưa đến 1 đô la, nay là 5 đô, xem như nhân gấp 5 lần. Thí dụ ai có căn nhà hiện tại giá 1 triệu ở Cali thì 30 năm nữa khi lăn ra, đi Tây thì có thể căn nhà lên đến 5 triệu, chưa kể mấy loại tiền hưu trí, xe cộ, đủ thứ,…

Mình đi học văn hoá bổ túc, trùng tu cho nông dân tại chức ở Puerto Rico vừa qua thì mấy ông thần luật sư, cho biết là nên sử dụng Family Limited Partnership để hoạt động, sẽ giúp con cháu sau này không bị vụ 5.2 triệu lộn xộn. Mình có thể cho con mình vào partner trong tổ hợp gia đình nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Mỗi năm có thể cho mỗi đứa $16,000, hai vợ chồng cho 2 đứa con mỗi đứa $32,000 không phải đóng thuế qua giấy tờ. Năm 2023 thì lên đến $17,000/ đứa con, xem như hai vợ chồng cho mỗi đứa con được $34,000, hai đứa thì $68,000. Khi xưa, mình có làm pháp nhân này để xây nhà cửa nhưng không rành về kế toán lắm, mấy đứa con còn nhỏ nên chuyển qua dạng S Corporation. Nay thừoi cơ chins muồi nên phải đổi lại.

Vợ mình về hưu nên có thể được công ty trả lương và dùng đó để trả lương giúp chuyển 401(k) của đồng chí gái qua Roth 401(k), để khỏi phải đóng thuế.

Làm như vậy thì có thể làm solo 401(k) cho mỗi đứa để có thể bỏ vào để được phép trừ thuế lên đến năm 2023 là $330,000. Sau này mình đi Tây thì tự động mấy đứa con có thể thay thế điều hành công ty của gia đình, không phải thuế má, lo sợ thuế thừa kế gì cả. Cách đây mấy năm, báo chí có đăng vợ chồng ông chủ Facebook đã thành lập vụ này để chuyển tài sản dài dài vĩnh cửu.

Trong trường hợp mấy đứa con cà chớn, không biết điều hành thì mình có thể ghi lại di chúc là trả tiền cho một pháp nhân nào đó mình tin tưởng để điều hành, còn mấy đứa con thì cứ lãnh tiền hàng tháng mà xài, nuôi cháu mình. Một trong 3 ông dạy mình, có nói là ông nội để lại di chúc qua cái trust mà đến nay, con trai tức là chắt của ông ta vẫn còn lãnh tiền hàng tháng từ Trust ông này thành lập.

Hôm nay, mình có nói chuyện với ông cố vấn tài chánh mà mình đi học, có thằng con ngồi cạnh để nghe. Cuối cùng thì mình nhờ ông ta thành lập Family Limited Partnership để mình chuyển tài sản sang, có hai đứa con trong ban quản trị nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Chỉ có đồng chí gái và mình có quyền quyết định.

Thật ra khi xưa, khi khởi đầu, mình đã làm FLP nhưng vợ còn đi làm, mấy đứa con nhỏ nên thấy hơi lộn xộn nên chuyển qua S Corporation. Nay thì vợ về hưu và mấy đứa con lớn, hiểu chuyện một chút. Thằng con mình chịu khó đi học thêm nên cũng bắt đầu hiểu thêm nên hy vọng sẽ để nó quản lý sau này.

Người bán miếng đất để lại mấy chiếc này. Mình kêu một tên quen, biết sửa xe, lên kéo về để sửa lại, công hắn một chiếc và mình mình một chiếc. Họ đã đến dọn sạch hết

Hôm trước mình có nhờ ông luật sư CPA, bạn ông này làm Opportunity Zone funds, thật ra là trả cho ông ta luôn, để chuyển số tiền lời mình mới bán lô đất hồi tháng 9 vừa qua, để có thêm thời gian lựa chọn mua nhà cửa, sửa chửa để 10 năm sau bán không phải đóng thuế. Trên nguyên tắc tháng 3 năm tới là chết hạn cho mình mua nhà khác để thay thế theo luật 1031 exchange. Nay có opportunity zone funds thì mình có thêm 18 tháng để thực hiện. Nhà sang năm sẽ xuống nhiều hơn, sẽ có cơ hội mua được giá tốt.

Mình có mua được 3 căn còn bao nhiêu tiền lời thì chuyển qua O.Z.F.

Cuối cùng đồng chí gái nghỉ hưu, có 401(k) của sở, phải chuyển qua Solo Roth 401(k) từ từ để khỏi phải đóng thuế nhất là vào năm 70.5 tuổi, không phải lấy ra nếu không sẽ bị phạt.

Hôm qua, mình chạy lên vùng 29 Palms để gặp tên làm nhà tiền chế. Sáng nay mình chạy lên city với thằng con để hỏi chuyện xây hai căn nhà tiền chế, cho thuê rồi 10 năm sau bán không phải đóng thuế vì thuộc vùng Opportunity Zone. Thằng con chịu khó học nên chắc sau này nó khá hơn mình, thoát cảnh làm nông dân khu đen như bố.

Nếu ông Jack thành lập Family Limited Partnership, bỏ tên hai người con trong thì nay chúng không phải bán nhà để kiếm 2 triệu đóng thuế. Không phải lộn xộn với toà án thừa kế bú xua la mua. Ai không có nhà cửa, tài sản nhiều thì làm living trust là xong. Còn nếu tài sản nhiều thì nên sử dụng FLP.  Lấy vợ lấy chồng, ly dị cũng không sợ bị mất tiền trong FLP vì dâu rể sẽ không có tên trong sổ phong thần của công ty.

Bà Betty bán cho mình nhà cửa, cho vay lại. Có làm living trust nhưng không hiểu sao con bà ta chưa làm xong vụ thừa kế. Nghe hắn kể là chưa có tiền trả luật sư. Chắc là hắn tiêu xài nhiều, nay mới mỗ tim xong nên chả thiết làm gì. Mình muốn trả hết số tiền nợ bà ta nhưng chưa được vì hắn chưa thuê luật sư để làm vụ này. Cho thấy làm living trust cũng phải chi tiền cho luật sư mà nếu con mình xài bố nó hết tiền để lại thì cũng mệt.

Hôm kia nói chuyện với anh bạn quen. Anh ta than là thằng con độc nhất, kêu nó không thành công tại Hoa Kỳ là vì nó sinh ra tại Hoa Kỳ. Nay nó chỉ bám vào bên vợ. Vợ anh ta qua đời lâu rồi. Anh ta về Việt Nam gặp cô nào lấy, bảo lãnh nhưng không biết chừng nào sang. Anh ta mới bán căn nhà, mua cho cô vợ ở Hà Nội 1 căn hộ mấy trăm ngàn. Thằng con chả được gì nên chửi thể, từ bố luôn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Lại điên điên leo núi năm 2023

 Năm nay, buồn đời mình leo núi 7 ngày ở Peru rồi 3 ngày lên đỉnh Whitney, lâu nhất là 10 ngày lên đỉnh Kilimanjaro. Nghĩ chắc mình điên điên, bỏ vợ con leo núi khơi khơi, ngủ bờ ngủ bụi. Về nhà, viết bản tự phê tự kiểm, tự hứa không leo núi nữa. Rồi từ từ con vi-rút lại hành mình, lại muốn lên đường nữa.

Sự thôi thúc lên đường cũng là một điểm mừng vì nếu ngày nào đó mình không còn muốn đi nữa, mới là mệt. Nhiều người bạn cứ réo mình là khi nào đi leo núi gần gần thì báo cho tôi biết. Đến khi mình báo thì lại kêu bận cái này, đau chân, đau gì đó.

Đồng chí gái thì cuối tuần đều đi dã ngoại với mấy nhóm Meet-Up nên cũng mừng. Mụ vợ mà đau là khổ thân mình. Mình thì vào vườn leo đồi, lượm bơ cũng oải rồi.

 Mình đang xem phim tài liệu, thiên hạ leo núi Hy Mã Lạp Sơn, tò mò muốn leo EBC hay ABC, thấp hơn Kilimanjaro 1,000 bộ. Nếu đi là tháng 11 sang năm, mình sẽ có nguyên mùa hè để tập leo các núi xung quanh miền nam Cali. Hy vọng đồng chí gái sẽ theo mình trong chuyến này, phải tập với vợ.

Đầu năm 2023, vợ chồng mình sẽ viếng thăm Chí Lợi, Á Căn Đình và Nam Cực. Dạo này đang chuẩn bị, áo quần để chống cái lạnh của Nam Cực. Vấn đề là tháng giêng thì vùng Nam bán cầu như Chí Lợi và Á Căn Đình là mùa hè nên trời nóng nhưng xuống Nam Cực thì lại lạnh nên đồng chí gái không biết bận áo quần ra sao. Đi về thì ăn Tết Bolsa rồi đi Việt Nam, thám hiểm động Sơn Đòng. Chưa biết đi đâu sau đó, chắc Thái Lan với vợ và bà cụ đi theo. Mình chỉ về Đà Lạt có 2 đêm nên không biết có gặp được bạn bè cũ hay không.

Hình ảnh này thấy khá đúng khi thấy người địa phương ăn uống, chạy như bay trong khi mình thì thở không ra

Mình chỉ lên căn cứ đầu tiên của mấy người muốn lên đỉnh Everest. Đa số muốn lên đỉnh, phải mất mấy tháng để làm quen với cao độ nếu không thì không lên nổi. Nay thì có thể dùng bình oxygen nên không cần phải tập luyện nhiều và mất thời gian như xưa. Như leo núi Kilimanjaro, nhóm tụi này mất 10 ngày để leo từ từ để giúp cơ thể thích ứng với cao độ mà 50% của nhóm không lên nổi, phải bỏ cuộc.

Đi leo núi về, nhiều người hỏi cảm giác ra sao khi lên tới đỉnh. Thú thật mình không cảm nhận những gì như họ nghĩ. Lý do chính không phải đạt đến đỉnh mà là những điều mình học hỏi trong cuộc hành trình lên núi. Mình hiểu thêm về cơ thể và suy tư mình hơn,… khó diễn tả lắm. Không có internet, không tắm rữa, chỉ đi rồi ăn, uống rồi ngủ. Không cần ăn ngon, mặt đẹp. Phụ nữ cũng không thấy son phấn gì cả. Có thể gọi là sống tự do, thoải mái hoàn toàn một tí, đơn giản cuộc đời. Sống thật, không bị ràng buộc bởi những lề lối giao tế của xã hội. Ngủ bờ ngủ bụi, thấy chúng ta có thể có một cuộc sống khác, bình dị hơn, tối giản hơn.

Mình thấy mấy người bạn, gửi email những bài viết kêu gọi Đời là vô thường, buông bỏ hết nhưng lại thấy họ đi chơi có mấy ngày mà vác theo hai cái Vali. Trang điểm tối đa, xeo-phì toả sáng. Chán Mớ Đời 

Tuần trước đi chơi với mấy người bạn ở Mễ tây Cơ, mình thấy không cần ăn uống cho ngon, hay uống rượu khi ăn cơm ở tiệm sang. Bằng lòng với những gì có, không cần ăn tiệm ngon, sang trọng. Không nên hành hạ cơ thể mình, đi ngủ sớm trong khi đồng chí gái đi hát karaoke tới sáng mới về phòng. Vui thì vui như không muốn quá độ xuân thì.

Mình ít nói nhưng phải bắt chuyện với mấy người đồng hành từ khắp nơi trên thế giới, gặp nhau vài ngày để cùng nhau đồng hành một chặn đường rồi ai nấy trở về với cuộc sống riêng tư. Mình cảm ơn họ đã đi chung một chặn đường đời ngắn ngủi như những người đã quen biết khi xưa rồi nay ít gặp hay mất liên lạc. Nói lên có hợp sẽ có tan, không có gì vĩnh cữu để mình cố níu kéo lại trên dòng sông không trở lại.

Leo núi, hoà vào thiên nhiên thì mới cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên, mới hiểu đời sống đô thị đã tha hoá chúng ta, khiến chúng ta mất phương hướng, cảm nhận về đời sống thường nhật. Chúng ta muốn hơn thua, ganh đua với đồng nghiệp,.. Mình mua cái vườn bơ để chia lô bán đất xây nhà nhưng mấy cây bơ giúp mình tìm lại thiên nhiên, trở về với những gì mình đã từng trải nghiệm ở Đà Lạt khi xưa. Cảm thấy hạnh phúc hơn xưa. Thật sự trở lại với chính mình, bần cố nông.

Khi leo lên núi mới thấy uống nước ngon nhất khi khát, dù nước này mình uống mỗi ngày ở vòi nước ở nhà. Mới thấy chúng ta cần chuẩn bị thay đổi tuỳ môi trường. Lên núi trời nắng, nóng nực bổng nhiên mây đâu kéo đến lạnh, phải bận áo hay mưa giông,… có lần mình thấy một tên trẻ tuổi xuống núi. Hắn leo núi mà chỉ đem một chai nước nhỏ. Khát nước, hắn kêu mình chia cho hắn nước uống. Cho thấy chúng ta cần phải chuẩn bị đủ loại trong ba lô. Đề phòng bất trắc xẩy ra trong cuộc đời, phải đem theo hộp cứu thương, máy định vị,… không bao giờ ỷ y vào bản thân mình.

Leo núi tương tự, có nhiều nguy hiểm có thể xẩy ra nên phải thận trọng. Năm nay, mình leo núi Whitney nhưng trời mưa giông, lạnh nên cả nhóm phải quay lại dù chỉ còn 1 tiếng là lên đỉnh. Mình học được bài học quý hơn là lên tới đỉnh. Quan trọng không phải leo lên đỉnh mà sống sót trở về. Cuộc đời là một cuộc trải nghiệm lâu dài, không phải một canh bạc để chúng ta tố một ăn hai thua. Quan trọng là trải nghiệm, rút kinh nghiệm, học hỏi từ trải nghiệm, giúp mình sống tiếp tục tốt lành hơn.

Mình nhận thấy cơ thể quan trọng nên ăn uống cẩn thận lại. Tuần rồi đi chơi với mấy người bạn ở Mễ tây Cơ. Mình nói đi về bến tàu độ 2 dậm, thay vì 4 dậm để đồng chí gái đi theo. Có hai người khác cũng đòi đi theo trong khi mọi người lấy taxi về. Anh bạn cùng tuổi kêu ngáp ngáp thở không nổi trong khi mình thì đi ào ào, nói oang oang. Anh bạn này uống rượu không biết say từ khi còn ở Việt Nam. Nghe anh ta kể là hư thận từ Việt Nam khi uống rượu nấu bằng khoai mì.

Những đỉnh núi trên mấy châu mà thiên hạ muốn chinh phục. Xem hình này mình mới thất kinh vì Nam Cực sắp đi quá rộng lớn mà thuyền chỉ đến ở mũi nước Á Căn Đình. Chỉ mong là không bị sóng đánh khi qua eo biển, nơi hội tụ hai luồng nước của Đại Tây Dương và Thái BÌnh Dương.

Tháng vừa rồi, có 11 người chết trên đường leo núi Everest, để theo đuổi câu lạc bộ 7 đỉnh núi (Thất Sơn) cao nhất thế giới. Mấy cái chết này bắt chính phủ Nepal duyệt lại cách cấp phát giấy phép leo núi. Nghe kể thiên hạ đi đông như kiến mà đường lên đỉnh rất hẹp. Mình nhớ 7 ngày đi theo đường mòn Saltankay để về Machu Picchu. Mấy ngày đầu thì xem như chỉ có toán của tụi này đi nhưng khi nhập vào đường mòn Inca (Inca trail) thì số người tham gia hành trình đông như quân Nguyên. Thiên hạ dành nhau đi trước khiến rất nguy hiểm vì có thể bị lọt xuống núi. Mấy đêm trước, cắm trại chỉ có nhóm tụi này và mấy con ngựa ăn cỏ, lên đến Inca Trail thì mấy trăm người, chen chút nhau trong một mảnh đất trại nhỏ, ồn ào mất hết hồn thiêng sông núi Inca.

Tương tự lên Kilimanjaro thì có nhiều toán, được cái là họ cắm trại rãi rác nên cũng đỡ ồn. Chỉ có đêm lên đỉnh núi thì đông như quân Nguyên, phía sau như thúc mình đi mau. Ai bị áp lực đi mau thì từ từ rụng hết.

Đang đi mà cứ nghe báo động phía sau là phải nép vào núi vì mấy người khuân vác, sợ trễ nên họ chạy như bay. Họ tránh mình nhưng đồ đạt họ vác, phía sau lưng cồng kềnh, rộng hơn thân hình của họ nên có thể kéo mình bay xuống núi. 

Mấy người leo đỉnh Everest cho rằng nhìn xung quanh có hơn 250 người đang tìm cách leo đỉnh. Khi xưa, leo lên khó khăn. Nay, ai có tiền, bỏ ra độ $70,000 là có người đưa họ lên đỉnh Everest, đeo bình oxygen để thở. Do đó, khắp thế giới hội tụ lại dân muốn lên đỉnh cao nhất đông như quân Nguyên. Mình thì chắc chắn không lên nổi nên sẽ cố gắng leo tới căn cứ thứ 1. Cao độ là 5,364 mét trên mặt biển hay 17,598 cao bộ, thấp hơn đỉnh Kilimanjaro, cao hơn một tí Saltankay độ 1,000 cao bộ. Leo lên tới đây, cũng nguy hiểm vì lỡ tuyết rơi là ngọng dù đi mùa khô.

Điểm này thấp hơn đỉnh Kilimanjaro đến 2,000 cao bộ nên mình nghĩ chắc sẽ leo lên được. Mình muốn đi chung với đồng chí gái để trải nghiệm chung mới vui. Đi Việt Nam về thì sẽ tập luyện với đồng chí gái. Nếu đồng chí gái leo lên được đỉnh San Antonio độ 10,000 cao bộ vài lần thì mình nghĩ cô nàng sẽ leo được lên EBC hay ABC. Nếu cô nàng leo không nổi thì đi xuống. Quan trọng là trải nghiệm trong cuộc hành trình, không phải lên được trên đỉnh.

Mình đang liên lạc với công ty bên Nepal để chuẩn bị đi bên đó, sau ghé lại Uzbekistan luôn rồi bay về.

Mấy người thích leo núi muốn trở thành hội viên của câu lạc bộ 7 đỉnh núi cao nhất thế giới, đúng hơn là 5 châu. Một trong mấy ngọn núi này ở Úc Đại Lợi rất thấp nhưng được xem là cao nhất Úc Châu nên thiên hạ cũng bò lại đây để leo. Mình tính viếng thăm Úc Đại Lợi rồi leo núi này cho xôm tụ rồi lấy du thuyền đi về Đông Nam Á. Cho đồng chí gái viếng lại hải trình vượt biển tìm tự do.

7 núi này gồm Denali ở Alaska, Aconcagua ở Á Căn Đình, Kilimanjaro ở Phi Châu, Puncak Jaya/ Kosciuszko ở Úc Châu, Everest ở Á Châu và Mont Blanc Âu Châu, còn Vinson ở Nam Cực. Nghe nói chỉ có 30% là thành công lên đến đỉnh Aconcagua ở Nam Mỹ nên mình quên cho rồi. Hành trình phải đi là 21 ngày. Đi Kilimanjaro có 10 ngày là mình đã oải rồi nay gấp 2 lần.

Mình đang lên chương trình viếng hai xứ này vào tháng 6 2023 khi ít du khách vì 10 năm nữa thì đông như quân Nguyên

Mình sẽ trở lại Machu Pichu với đồng chí gái nhưng chỉ leo có 1 ngày thôi cho vợ ngắm cảnh bình minh ở Machu Picchu. Cảnh tượng quá đẹp cứ như trên thiên thai, mây bao phủ từ từ ló dạng dưới ánh sáng bình minh. Sau đó đi equateur rồi Galapagos.

Du khách đến đây bằng xe buýt nhưng nếu chịu khó thì đi một con đường mòn lên trong ngày rồi cắm trại ngủ qua đêm, sáng dậy đi ra cổng trời, đợi bình mình lên. Không nên đi xe buýt vì chả thấy gì cả. Ngoài Machu Picchu, Peru còn những chỗ khác để leo cũng khá mệt vì cao độ. Nghe dân tình đang đánh nhau, chết không biết bao nhiêu mạng. Tháng 4 vừa rồi, thấy ở Cuzco, thiên hạ đứng biểu tình gì đó. Nếu đi năm nay chắc rẻ vì thiên hạ sợ lộn xộn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Sự điên rồ của chiến tranh

 Hôm trước, gọi điện thoại, hỏi chuyện anh bạn Ukraine là chuẩn bị hòa đàm chưa thì anh ta kêu, phải đánh chết Putin luôn khiến mình thất kinh. Bao nhiêu người chết từ hai bên mà không chịu ngừng. Có thể anh ta ở Hoa Kỳ nên hô hào mạnh miệng chớ người dân ở Ukraine hay Nga, chắc chỉ muốn chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh chỉ đem lại chết chóc, hận thù và mất mát.

Dạo này thấy tổng thống Ukraine viếng thăm Hoa Thịnh Đốn, xin viện trợ trong khi Putin cho sứ thần gặp anh Trung Cộng, rồi thân chinh với mấy bộ trưởng đi Belarus, sát biên giới Ukraine. Chắc họ đang chuẩn bị đánh lâu dài hơn, không chịu chấm dứt chiến tranh. Mấy tên thượng nghị sĩ Mỹ ho hào đánh Putin đến tận cùn gần số, theo mình nên gửi mấy ông thần qua đó để họ đánh để hiểu thế nào là chiến tranh. 

Tình hình thì Putin cho bắn phá hết nhà máy điện ở Ukraine. Nếu khi xưa, Hoa Kỳ áp dụng chiến thuật này ở ngoài Bắc thì chắc chiến tranh không ác liệt, người chết như rạ tại chiến trường miền Nam.

Từ khi khối Liên Xô xụp đỗ đến nay, đánh dấu thời kỳ hoà bình thịnh vượng nhất trên thế giới từ 3 thập kỷ qua. Không có chiến tranh lớn, ngoại trừ vài cuộc chiến địa phương. Các nhà lãnh đạo cũng như kinh tế gia đều hiểu rằng, ngày nay chiến tranh không giúp đất nước họ phát triển và giàu có như xưa. 

Khi xưa, quân đội La MÃ đánh thắng quân Ả Rập vùng Carthage mà ông tây bà đầm gọi Les Guerres Puniques khiến mình chới với, chả hiểu đâu là đâu khi chỉ trên bản đồ vùng Carthage, ở Địa Trung Hải, khiến sau này mình phải bò lại vùng Bắc Phi và đảo Sicily để kiểm chứng lại những gì đã học khi xưa. Hai cường quốc, hai đế chế to lớn cùng thời. Người la mã giàu có vì cướp bóc ở các thành phố của người Carthage (Tunisia ngày nay), bắt người dân xứ này làm nô lệ hay bán, lấy vợ con của họ. 

Ngày xưa, học lịch sử về thời đại này khiến mình điên đầu vì ông Tây bà đầm nói sơ sơ nên hiểu ba chớp ba nhoáng. Thật ra vùng Bắc Phi ngày nay, khi xưa được gọi là Carthage, người dân ở vùng này được gọi Les carthageniens, tiếng Latinh gọi là Poeni nên tây đầm gọi punique nên 3 cuộc chiến tranh được mệnh danh les Guerres Puniques. Do từ Phéniciens mà ra. Học tiếng tây đã khó ông tây bà đầm còn bồi thêm đủ loại. May sau này mình sang tây nên có đọc lại mới giác ngộ cách mạng.

Đó là cách làm giàu khi xưa đi chinh phạt, tương tự ăn cướp rồi tự xưng vua chúa. Mình rất mê thời đại này, đấu trí giữa các tướng la mã và Hannibal. Cho thấy từ ngàn xưa, người Bắc Phi đã đánh nhau với người Âu châu, chiếm đóng các vùng miền nam của âu châu. Nếu Hannibal chiến thắng thì có lẻ cuộc diện thế giới ngày nay đã thay đổi theo nền văn minh của người Ả Rập.

Hôm nay, có trận bán kết giữa đội tuyển Pháp và Ma-rốc, báo ả rập nhắc lại thắng bại giữa người Pháp và người Ả rập. Khi xưa, ông tây bà đầm dạy về ông Charles Martel đánh đuổi người ả rập chiếm đóng về lại miền nam từ Poitiers. Mình cứ tưởng ông này làm rượu Remy Martin. Lại bắt học Chansons de Roland, ông vua Charlemagne, bỏ chạy, để lại Roland ( một Lê Lai tây) để chống cự quân ả rập rồi chết tức tưởi. Vợ Roland đẹp nên ông vua Charlemagne cố tình giao công việc Lê Lai để đem bà vợ lên giường xơi tái với mắm tôm.

Xem mấy đoạn phim, thấy lính Nga, cướp bóc, chở hàng tấn máy giặt, tủ lạnh về xứ họ không khác chi bộ đội sau khi ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Nghe kể miền nam nhận họ, miền bắc nhận hàng. Hàng hoá, máy móc từ trong nam được đưa ra miền bắc.

Sau hai trái bom nguyên tử tại Nhật Bản, các nước không muốn đánh nhau trực tiếp, chỉ uỷ nhiệm các nước bé tí đánh nhau như Triều Tiên rồi đến Việt Nam, đến Nicaragua, Angola,… dân mấy xứ này được nhận trách nhiệm, rất hãnh diện làm quân lính, ngày đêm canh gác cho thế giới ngủ an bình.

Theo thống kê trong thế chiến thứ 2, có gần 300,000 quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong vòng 4 năm nên từ đó họ không muốn đánh nhau nhiều nên uỷ nhiệm thiên hạ đánh dùm mình. Chiến tranh Việt Nam cũng lấy của họ trên 50,000 người.

Từ khi khối Liên Sô xụp đỗ, thế giới hưởng thái bình, ngoại trừ vài cuộc chiến nhỏ trên thế giới, nội chiến, khủng bố hồi giáo. Các cuộc chiến này không giết nhiều người bằng bệnh béo phì, tiểu đường hay tự tử. Năm 2019, trước Covid, thống kê cho biết có 70,000 người chết vì chiến tranh hay bị cảnh sát bắn chết, 700,000 người quyên sinh, 1.3 triệu người chết vì tai nạn xe cộ và 1.5 người chết vì bệnh tháo đường. Nội Hoa Kỳ, hàng năm có trên 600,000 người chết vì ung thư so với 70,000 người chết vì chiến tranh ở các xứ mà người Mỹ không biết đến.

Sau khi Liên Sô xụp đỗ thì các nước sống an bình, không sợ bị ngoại xâm nên ngân sách quốc phòng được cắt giảm. Nhờ đó mà các quốc gia có tiền để chi cho giáo dục, y tế cho người dân xứ họ. Trong lịch sử nhân loại, quân đội chiếm ngân sách quốc gia nhiều nhất. Đế chế la mã phải chi trả đến 50-75% ngân sách thường niên, nhà Tống bên tàu lên đến 80% ngân sách quốc gia, đế chế Ottoman cũng phải chi 60% và đế chế Anh quốc chi phí đến 75% cho quốc phòng. Trong thế kỷ 20, thời kỳ chiến tranh lạnh, các quốc gia mượn nợ để trang bị quốc phòng, hầu chống lại xâm lăng của các nước láng giềng.

Hoa Kỳ chi 11% ngân sách quốc gia hàng năm cho quốc phòng, khá nhiều trong khi mấy nước Âu châu thì ít khiến ông Trump phải la làng, kêu gọi đóng góp thêm. Mấy quốc gia này kêu fuck you Trump. Nay thì chạy theo Biden mua súng ống, gia tăng ngân sách quốc phòng. Các tập đoàn bán vũ khí, kêu truyền thông thành lập 2 phe chửi nhau cho vui nếu không người Mỹ làm loạn. Trên thực tế thì tổng thống nào lên cũng phải bán súng ống cho họ. Muốn bán súng ống thì phải có chiến tranh.

Không có thị trường nào làm giàu nhanh chóng bằng bán vũ khí. Một quả đạn bắn phi cơ giá hơn một chiếc xe hơi. Xe hơi thì chạy cả 10 năm tình cũ, còn đạn chỉ bắn được một phát. Khi mình đi chơi ở Phi CHâu và Trung đông, thấy người Tàu, Nhật Bản đầu tư vào mấy vùng này như bán xe hơi của họ chạy đầy đất nước này, mình chợt giác ngộ cách mạng là bán súng ống giàu hơn.

Hoa Kỳ trang bị và huấn luyện quân đội Ukraine từ năm 2014, sau khi ông thần Putin, buồn đời, không có gì vui, xua quân chiếm đóng nhiều phần đất của Ukraine, khiến mấy xứ lân cận, sợ phải ra chiến trường, nên uỷ nhiệm cho dân Ukraine, nên hồ hởi giao súng ống, tiếp tế, đủ thứ, ráng đừng để lính Putin sang xứ họ, dân tình bị cướp, gái bị hiếp dâm. Dân Ukraine lãnh đủ, được xem là tiền vệ chống lại bạo cường, bảo vệ tự do.

 Nay mấy nước Âu châu lại chạy mua súng ống của Hoa Kỳ, hết ai dám mua vũ khí của Nga Sô dù được lại quả. Các công ty vũ khí Mỹ sản xuất ngày đêm 24/7. Ai nấy đều gia tăng ngân sách quốc phòng, khiến các chương trình về y tế và xã hội sẽ bị giảm cắt. Người nghèo lại càng khổ hơn xưa. Các y tá ở Anh quốc bắt đầu làm reo.

Trên YouTube, có đăng bài diễn văn của tổng thống Eisenhower trước khi rời nhiệm chức. Ông ta kêu gọi người Mỹ phải cẩn trọng với tập đoàn bán vũ khí, dù ông là một cựu tướng lãnh, người hùng của thế chiến thứ 2. tổng thống Kennedy, không nghe lệnh, allez lãnh viên đạn vào đầu. tổng thống Reagan cũng bị hay ông tổng thống Carter cũng suýt bị cho ăn kẹo. Cách đây mấy năm, mình có đọc tài liệu về vụ ám sát ông Kennedy, nay họ bắt đầu cho thiên hạ xem.

Chiến tranh Việt Nam, xẩy ra để các tập đoàn này bán hết vũ khí còn thừa của thế chiến thứ 2. Mình nhớ tết Mậu Thân, sinh viên võ bị, ôm súng Garant to đùng hay súng Carbin M1 của thế chiến thứ 2 còn sót lại, bắn từng viên một trong khi Việt Cộng đã có AK 47, bắn liên thanh. Chỉ sau này mới được trang bị súng ống của lính Mỹ như ẢR 15,… AK vẫn là súng tốt hơn.

Khi xưa, các nước đánh chiếm nhau, cướp bóc, bán nô lệ làm giàu như thời La MÃ, Mông Cổ, Ottoman,.. vấn đề ngày nay, chiến tranh không đưa đến sự giàu có mà nghèo khó. Anh quốc trang bị súng ống để đánh thế chiến thứ 1, cho tan các đế quốc Ottoman và Hung Áo. Rồi đánh Hitler dù đã ký cam kết hoà ước qua ông Chamberlain để rồi đưa đến ngày tàn của đế quốc Anh quốc. 

Ngày nay, trí tuệ, kỹ nghệ, khoa học mới giúp đất nước giàu có. Các công ty như Microsoft, Google, Apple,.. đã làm lên biết bao nhiêu tiền. Hồi mình viếng San Jose lần đầu tiên, nghe nói Silicon Valley nhưng đâu có silicon gì đâu nhưng đã tạo ra cuộc cách mạng kỹ nghệ điện tử cho nhân loại và giàu có. Các công ty này đã được xây dựng bằng kỹ sư, trí tuệ chớ không phải quân lính đi hôi của.

Nhật Bản, Đức quốc, Ý Đại Lợi bị tàn phá trong đệ nhị thế chiến nhưng sau đó kinh tế họ đã vượt được lên. Trung Cộng đã phát triển nhanh chóng sau khi thức tỉnh sau khi quân lính của họ tràn sang biên giới để đánh cho Việt Nam một bài học, như tình trạng Putin hiện nay ở Ukraine. Được cái là Đặng Tiểu BÌnh nhận ra ngay sự yếu kém về quân đội lỗi thời của Trung Cộng nên kéo về, ra lệnh cải cách đất nước.

Đoàn quân nga cướp bóc, chuyên chở máy lạnh, máy giặt, không thể nào đền bù được sự mất mát to lớn của cuộc chiến. Tương tự kỹ nghệ Việt Nam Cộng Hoà bị tháo gỡ đem ra bắc đã làm kiệt quệ nền kinh tế sản xuất miền nam. Dạo ấy, Việt Nam Cộng Hoà đã lắp ráp xe hơi Citroen mang tên Ladalat. Máy móc vẫn phải nhập cảng từ Pháp nhưng mấy thứ phụ kiện là có thể sản xuất tại Biên Hoà.

Ngày nay toàn là nhà máy của ngoại quốc được thiết kế tại Việt Nam. Các nhà máy Biên Hoà trước 75, được xem là khá nhất Đông Nam Á dù trong thời chiến tranh. Năm 1995, mình về Hà Nội có đi thăm một cơ xưởng chế xà bông thủ công nghệ tại Hà Nội mà người ta rất hãnh diện khiến mình thất kinh vì trước 75, Sàigòn đã có công ty lớn sản xuất đại trà xà bông Cô Ba và bột giặt Viso. Mình quen với gia đình có hãng xưởng này.

Cuốc chiến Ukraine đã đưa ra thêm cái lỗi, hậu quả của chế độ xã hội chủ nghĩa được thành lập từ khi Bolshevik cướp chính quyền năm 1917 đến nay. Một anh bạn có cơ sở làm ăn tại Nga, có trên 600 nhân công người nga kể rằng; anh ta muốn đem một đường ống ga từ ngoài đường vào nhà máy để giúp tăng năng suất. Anh ta đã chi hơn 1 triệu đô la để các quan nhớn duyệt xét mà 13 năm nay vẫn chưa được thực hiện được.

Anh ta kể là hệ thống quan liêu của xã hội chủ nghĩa vẫn còn đấy. Điển hình là mùa đông, máy sưởi được dành cho khu A vào ngày thứ 2, thì họ cứ cho sưởi ấm dù trời nóng. Ngược lại trời lạnh thì khu B vẫn chưa được sưởi ấm. Ở Hoa Kỳ, anh ta nói trời nóng, không cần sưởi thì tự động tắt mở, còn ở Nga thì do công ty làm, chỉ có cách mở cửa sổ cho hơi nóng ra ngoài, tốn vô ích.

Mình hỏi với tài trí của anh, sao không làm cái gì lớn hơn thay vì sản xuất xì dầu. Anh cho biết, nếu làm gì lớn sẽ bị người Nga dành cái này của anh nhé. Người Việt ở Nga khó làm ăn lớn như tại Hoa Kỳ. Mình nghe kể các đại gia từng du học ở khối Liên Xô, lo buôn bán, chuyển hàng về Việt Nam làm giàu.

Các thể chế dân chủ đang gặp lộn xộn, chửi nhau bú xua la mua nên người dân muốn có một nhà lãnh đạo mạnh nên các phong trào cực hữu hay cực tả nổi lên. Ý Đại Lợi có đến 35% đảng viên cộng sản khi mình làm việc tại đây, nay họ bầu cho Đảng cực hữu, trở lại thừoi Mussolini.

Khi thất cử trước ứng cử viên Kennedy, ông Nixon, không muốn cãi vã, kiện tụng vì có dấu hiệu gian lận bầu cử ở Chicago. Ông ta kêu vì quyền lợi quốc gia nên gọi điện chúc mừng ông Kennedy và hứa sẽ cộng tác hết mình. Nhờ vậy mà sau này, ông ta đắc cử tổng thống.

Định nghĩa về quả bom khá đúng. Mình đoán truyền thông Trung Cộng, Nga,..đều cho ngược lại

Ông Al Gore sau khi kiện tụng, cũng phải chấp nhận trò chơi dân chủ dù thua mấy trăm lá phiếu tại Florida, nơi em của ông Bush làm thống đốc. Nếu thống đốc Florida dạo ấy là dân chủ thì chắc chắn ông Gore đắc cử. Ngày nay, thất cử thì người ta kêu gian lận và không chấp nhận cuộc chơi dân chủ và cứ rêu rao trên thế giới phải dân chủ hoá. Cuộc bầu cử nào cũng có lộn xộn, phiếu đếm lung tung vì cách bầu cử.

Từ mấy năm nay, có những phong trào dân tuý được trỗi dậy tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Cộng, BA Tây, Ba Lan, Ý Đại Lợi, .. người dân Anh quốc bỏ phiếu Brexit đã nói lên sự đòi tự do quyết định số mình của họ thay vì dựa vào các nước lân cận,.. người dân không muốn bị toàn cầu hoá mà trở về cuộc sống của nước họ, ai chết mặc ai. Một người ở một làng nhỏ ở Hy Lạp không muốn bị một nhóm nào ở Bruxelles quyết định tương lai của họ.

Có mấy nước muốn chống lại tây phương như BRICS, họ không muốn bị tây phương khống chế nên tìm cách hợp tác để buôn bán, không lệ thuộc vào Mỹ kim. Ông hoàng xứ ả rập gặp các nhóm BRICS này để tìm cách buôn bán thì đùng một cái, không quân Hoa Kỳ đánh bom ở biên giới, lính Ba Tư xâm nhập biên giới, đánh bom bú xua la mua thế là ông hoàng quay đầu lại và Hoa Kỳ bỏ vụ lên án ông hoàng này giết ông nhà báo đối lập. Cho nên không nên tin tưởng vào các giới truyền thông. Ông Ayatollah muốn giết ông tướng nào đó hổn hào không nghe lời, điện thoại cho ông Trump thế là ầm, ông tướng này banh xác. Ông hoàng ả rập muốn xé lẻ với Trung Cộng,.., Biden gọi điện thoại cho ayatollah, súng cối bắn vào xứ ả rập. Nay thấy biên giới ấn độ và Trung Cộng xáp lá cà. Khó mà thân mật làm ăn với nhau.

Putin đem quân đánh chiếm Ukraine, xem đó là cách phòng ngừa bị tây phương bao vây, không có đường ra cửa biển Địa Trung Hải. Ông ta để binh lính nga cưỡng hiếp phụ nữ Ukraine, cướp bóc, đem đồ gia dụng về xứ Nga như quân lính lính Mông Cổ đánh chiếm các nước láng giềng hay quân đội Hitler lấy các vật giá quý báu, tranh ảnh,.. xứ Nga này bị Mông Cổ chiếm đóng nên ảnh hưởng khá nhiều về văn hoá Mông Cổ. Mình có xem bộ phim đức, kể thời lính của Stalin chiếm đống xứ họ. Đàn bà bị hiếp dâm gần như 100%. Mình đoán lính Mỹ, Anh quốc,..chắc cũng có nhưng không đến nổi như quân Nga.

Putin chuẩn bị cuộc xâm chiếm để lập lại đế quốc Liên Sô. Các kinh tế gia quan sát Nga bán dầu khí nhưng không tăng trưởng nền kinh tế của họ nên ước tính 30% ngân sách quốc gia được dành cho quốc phòng để chuẩn bị đánh chiếm Ukraine và các xứ lân cận. Tình báo thì họ biết cả.

Xui cho Putin là đụng phải tinh thần chiến đấu của dân Ukraine nên cho dội bom các hạ tầng cơ sở để giúp dân Ukraine bị lạnh buốt trào mùa đông. Mình chỉ muốn chiến tranh cho xong để người dân khỏi khổ. Người dân Ukraine đã sống 70 năm dưới ách đô hộ của người Nga nên họ không muốn sống lại cuộc sống của cha ông họ.

Nhờ qua cuộc chiến này, người ta mới hiểu tử huyệt của hệ thống hậu Liên Xô. Tham nhũng lan tràn đến cội rể của chế độ. Quân đội được trang bị vũ khí như đồ chơi nên khi lâm trận là ngọng. Xứ này không thay đổi cách sinh hoạt thì xem như bị bỏ rơi trong thế kỷ thứ 21 này.

Nên nhớ là Việt Nam Cộng Hoà thua vì giá dầu hoả lên quá cở thợ mộc. Số tiền viện trợ hàng năm cho Việt Nam Cộng Hoà không đủ mua nhiên liệu, súng ống,… Liên Xô viện trợ cho Hà Nội vì có dầu hoả bấn trên thế giới, giàu sụ. Tương tự Liên Xô xụp đổ vì giá dầu thời Reagan xuống quá thấp. Nghe kể là Hoa Kỳ ép mấy ông vua dầu hoả hạ giá dầu thấp khiến ngân sách Liên Xô thâm hụt và tan vỡ.

Cuộc leo thang chiến tranh và Ukraine được uỷ nhiệm đánh Nga dùm cho Tây phương trong khi Putin muốn hoà đàm

Khi giá dầu lên cao, các bộ trưởng tài chánh của OPEC đang họp lên giá dầu ở Wien, Áo Quốc thì họ cho Carlos, tên khủng bố nhà giàu với đồng bọn vào, bắt mấy ông bộ tưởng làm con tin. Mấy ông này hiểu là phải giảm giá dầu nếu không là chết. Kissinger còn lên tiếng sẽ cho quân đến trấn đóng mấy mõ dầu. Đọc tài liệu được giải mã thì nhìn lại lịch sử mới hiểu vấn đề khi xưa.

Đọc báo ngoài luồng thì Hoa Kỳ vớt 83% dầu hoả sản xuất của Syria hàng ngày miễn phí. Mấy triệu người dân xứ này phải bỏ quê hương chạy tỵ nạn khắp nơi như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan mà mình có dịp viếng thăm tháng 7 và tháng 10 vừa qua. Dầu ở Iraq cũng được mua rẻ.

Mấy kỹ sư ở vùng Silicon Valley, đã cho thấy kỹ thuật khoa học mới giúp cuộc sống con người trên thế giới khá hơn, đã giúp các nước nghèo phát triển vì được các công ty ở Silicon Valley mướn. Không có Silicon Valley, Trung Cộng không được phát triển như ngày nay. Nam Hàn, Đài Loan,…tương tự. Các công ty này mướn các nước ở Á châu để sản xuất cho rẻ, giúp kỹ thuật được cập nhật hoá nhanh.

Cuộc chiến Ukraine sẽ giúp con người hiểu rõ hơn là muốn an sinh hạnh phúc thì cần giúp đỡ nhau, nương tựa mà sống. Không nên ganh tị rồi quay lại chém giết nhau sẽ khiến nhân loại đi thụt lùi. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Tìm lại dấu chân Mễ Tây cơ


Đi chơi Mễ Tây cơ lần này sau 10 năm vắng bóng, như đi tìm lại dấu vết chân xưa. Kỳ này, không có hai đứa con theo nhưng bù lại có mấy người bạn của đồng chí gái đi chung. 

Vợ mình lên Seattle thăm mấy người bạn học Trưng Vương xưa, được giới thiệu làm quen với mấy người trên đó. Họ rủ đồng chí gái đi du thuyền. Mình thì không thích đi lại chỗ cũ, muốn khám phá cái mới, kỵ đi chơi mà được chờ thiên hạ. Đợi mụ vợ không là đã thấy mệt nay có thêm 7 bà nhưng vợ muốn đi chơi với bạn nên phải đi theo làm tiểu đồng. 

Trước ngày đi mình nghe nói có đến 11 người đi chung khiến mình thất kinh. Mình tưởng chỉ hai chị bạn đã gặp và một cặp vợ chồng đã đến nhà mình. Ai ngờ lại có thêm gần 1 tá. Trong đó có 3 thằng đàn ông già. Cuối cùng thì một cặp không đi được vì ông chồng bệnh. Còn lại 2 thằng và 7 bà. Cho thấy đến tuổi này, còn đi được thì chúng ta nên đi vì không ai biết trước ngày mai. Một ngày nào đó, lại kêu lực bất tòng tâm rồi tự xeo-phì. Chán Mớ Đời.

Mình lái xe xuống San Diego đậu gần bến tàu rồi đi xe buýt lên tàu. Đây là lần đầu tiên mình đi tàu du thuyền lớn như một thành phố mấy ngàn người. Cốt nông dân ngu ngu ra phố lần đầu tiên nên cứ ngóng nhìn đủ thứ. Chiếc tàu to kinh hoàng, có đến 12 tầng. Mình thích nhất là thiết kế của tiệm ăn chính, kiểu art deco. Giữa tàu có cái hồ bơi nhỏ và mấy cái spa. Điểm ngạc nhiên, thấy đa số du khách lớn tuổi nhưng nghĩ lại vào mùa này con nít đi học nên rẻ. Dân về hưu lợi dụng đi chơi. Có rất nhiều người đi một mình và đi xe lăn. 
Cabo San Lucas nơi mà du khách Mỹ đến đây hàng năm để câu cá biển. Nghe nói có câu đua, đoạt giải gì đó. Nơi này là giao thoa của hai luồng nước nam bắc Thái Bình Dương

Hai vợ chồng lên tàu đâu 12 giờ, đúng lúc ăn trưa, sau đó về phòng, đi vòng vòng cho biết chiếc tàu ra sao. Tàu khởi hành từ 5 giờ chiều, chạy hai ngày mới đến Cabo San Lucas, điểm dừng đầu tiên. Hải cảng nhỏ nên tàu cặp bến ở ngoài xa rồi họ cho mấy tàu cứu sinh, đưa hành khách vào bờ. Mình đếm độ 22 chiếc, được treo hai bên hông tầu để đưa hành khách vào bờ hay khi gặp cảnh như phim Titanic, không phải chèo, hay tặng áo cứu hộ cho cô con gái mới quen để chết trong cái lạnh băng giá.

Thuyền cứu sinh chạy bằng dầu, có cái ròng rọc đưa xuống nước rồi cho mọi người lên. Mình liên lạc với công ty để đặt mướn tàu đi ra cái mõm của thành phố này có mấy tảng đá to đùng ngoài biển, đặc biệt nhất là có cái arch nổi tiếng. 15 năm về trước gia đình mình có đến đây chụp hình rất đẹp. Ra tới nơi thương lượng rẻ hơn nhưng chỉ cho xuống tàu có mấy tiếng nên trả thêm $5/ người cho khoẻ nhất lại đi đông, thiên hạ chửi mình.

Tàu cứu sinh thả hành khách lên bờ, xem bản đồ thì phải đi vòng đến bên kia bến tàu mất 2 dậm. Lên tàu ra đến nơi chụp hình cho mấy bà xong thì về. Mấy bà xin đi shopping nên mình với anh bạn kêu đi về trước, hẹn gần chỗ lên thuyền cứu sinh để về cùng lúc. 

Hai thằng chả biết làm gì, trời nắng nên ghé vào tiệm cà phê uống nước đấu láo cho qua thời gian đợi chờ vợ nhà. Tháng 12 mà tại đây nóng như mùa hè ở Cali.

2 tiếng sau họ trở lại với mấy bà người Việt cũng đi chung tàu. Mình chợt nhận ra mấy bà mà hôm đầu tiên lên tàu. Đồng chí gái gọi mình xuống để xem tàu nhổ neo. Mình đi tìm không gặp, thấy mấy bà ngồi, có một bà hao hao giống vợ anh bạn nên chạy lại hỏi các chị có thấy vợ tôi đâu không. Họ nhìn mình như bò đội nón. Chán Mớ Đời 

Lên tàu thì họ khám an ninh rà máy. Đưa cái thẻ phòng ra để họ scan, hiện ra cái mặt mình trên màn ảnh thế là được qua, lên tàu. Khỏi phải đem theo sổ thông hành. Cái này mà dân ăn gian, đeo mặt nạ giống người đi xuống tàu rồi lên tàu với tấm thẻ là cũng hơi mệt.

Về phòng tắm rửa đến 7:30 thì xuống phòng ăn đã đặt trước. Có nhiều tiệm ăn nhưng chỉ có tiệm này thì lớn nhất, thức ăn thì theo thực đơn không như tiệm trên lầu có cửa sổ nhìn ra biển, ăn kiểu bao bụng. Mình ăn sáng rồi đợi tối ăn luôn. Không ăn trưa. Đồng chí gái thích ăn bao bụng vì có thể nhìn thấy thức ăn để lấy. Vợ mình không quen ăn thức ăn tây Mỹ nên khi nhìn thực đơn là ngọng. Cứ gọi mấy món gì mụ vợ không thích nên luôn bắt mình tiếp thu, dọn sạch phần ăn của mụ, rồi lấy thức ăn của mình.

Người Mỹ họ ăn uống lạ lắm, không như tây. Họ kêu rượu đỏ uống, lại gọi tôm hùm, cá đủ trò. Chán Mớ Đời mình thì gốc nông dân nên uống nước cho chắc ăn, không sợ bị tây hay bồi chửi phú quý học làm sang.

Đa số mấy tiệm ăn như cơm pháp, cơm ý thì phải đặt chỗ trước nhưng phải trả thêm tiền. Anh bạn nói là đi tàu chỉ thích ăn ở tiệm này chớ không muốn trả thêm tiền. Thật ra thì thực đơn được thay đổi mỗi tối tha hồ ăn thả dàn. Hôm đầu tiên mình thấy một chị đi chung kêu thịt bò steak phải trả thêm $20 nhưng hôm sau lại thấy món này không phải trả tiền thêm nên gọi ăn, khá ngon. Thêm dạo này, bổng nhiên không thích tìm tòi ăn uống nữa. Thấy cũng rứa. Nếu đi riêng với đồng chí gái thì mình sẽ ăn ở mấy tiệm tây và ý, đặc thù hơn là tiệm đông người này.

Ăn xong cả đám đi vòng vòng có những nơi trình diễn ca nhạc, chơi lô tô ghé vào hay sòng bài. Mấy người này thích hát nên kiếm một cái phòng nhỏ rồi kéo nhau vào, đem cái micro karaoke ra rồi mở YouTube karaoke thay phiên hát. Sau đó họ lên phòng ai hát tới khuya. Mình để đồng chí gái đi làm ca sĩ nghiệp dư rồi về phòng ngủ. 

Trong khi mình ăn thì tàu nhổ neo đi xuống miền nam Mễ Tây Cơ. Có thư để trước cửa phòng cho biết là đổi giờ vì múi giờ khác. Sáng hôm sau thì tàu đã cập bến Mazatlán. Ăn uống xong thì xuống bến. Mình gặp một chiếc xe taxi van chở được cả đám thương lượng được $180 cho một ngày. Kêu ông tài xế chở đi viếng chỗ làm rượu tequila cách thành phố 46 phút lái xe. Có kể riêng về vụ này. 

Viếng thăm nơi làm rượu thì họ cho uống thử tequila. Mình không uống nhưng thấy đồng chí gái và chị bạn uống 3 shot. Uống xong lên xe thấy chị bạn xỉn nên kêu xe đưa về tàu nghỉ ngơi. Mình tưởng đồng chí gái cũng xỉn ai ngờ cô nàng kêu đi ra phố. Xe chở ra phố để mấy bà đi mua sắm rồi về lại tàu. 
Bức tranh được hoàn thành bởi những chiếc xe nhỏ cho con nít rồi sơn lên

Lại ăn như điên. Anh phục vụ viên thích nhóm mình vì mình cho boa hậu. Cuối hải trình thì công ty chặt mỗi người đâu 18% cho tiền boa các người phục vụ trên tàu. Không biết là họ nhận bao nhiêu nên họ rất vui khi được mình cho thêm tiền. Ăn xong đi xem thiên hạ hát. Ca sĩ và ban nhạc hát những thể loại nhạc xưa vì du khách đa số là già. Mùa này chỉ có dân già rảnh đi chơi vì rẻ. Mùa hè thì giá đắt hơn. Mấy người kéo nhau về phòng ai để làm ca sĩ mình thì bò đi ngủ sớm. 

Hôm sau tàu ghé lại Puerta Vallarta , lại đổi thêm múi giờ theo giờ thủ đô Mexico. Ăn xong cả đám lại xuống tàu lên bờ. 

Có một chị muốn mọi người theo cô nàng nhưng lại không biết đường nên cả đám cứ đi theo cuối cùng vào ngã cụt. Rồi đổi ý đủ trò nên cuối cùng nhảy lên taxi ra phố. Anh bạn nổi khùng đòi về nên mình phải làm nghề Tôn Tẩn. Mấy bà đi mua sắm còn hai tên già ra malicon uống nước đợi đàn bà mua sắm. Phải công nhận malicon của thành phố này được thiết kế quá hay. Rất đẹp. Phải chi bến Ninh Kiều được thiết kế như đây chắc đẹp. 

Mấy bà mua sắm xong thì ghé ra tiệm nước lại kéo thêm một cặp từ Seattle. Mấy bà đói nên kêu nacho xong xuôi thì về. Mình và đồng chí gái đi bộ về khiến một chị và anh bạn đi theo còn mấy người kia kêu taxi về. Đi bộ cũng được trên 4 dậm đường. Mình nói có 2 dậm nên mấy người kia đi theo. Nói nhiều sợ đồng chí gái ngại. Rốt cuộc đi bộ xem như đi qua phố xá của họ luôn. Khá dễ thương. 15 năm không đến thành phố này, nay họ xây cất rất nhiều. 

Lại ăn tối mệt thở. Sau đó thì nhổ neo, lênh đênh trên biển đến hai ngày trở về San Diego. Chả biết làm gì cho qua ngày ngoài tập nội công. 

Đi du thuyền lớn lần đầu thì thấy cũng khá vui. Có anh bạn đi chung nói chuyện với nhau. Có cái hay là xuống bến tàu, đi chơi trong ngày rồi chiều về bến lên tàu cũng tiện, khỏi phải mang theo Vali, vào khách sạn. Cũng là cách đi du lịch khác với cách mình đi thường. Có điều là chỉ biết những thành phố dọc bờ biển, không đi những nơi xa được. Chỉ trải nghiệm được vài tiếng đồng hồ ở hải cảng này. Người ta khuyên là đi chơi xa, nên đi theo các vụ tổ chức viếng thành phố của công ty hàng hải. Lý do la nếu trễ thì họ đợi, tàu không nhổ neo còn đi tự túc thì xem như phải kiếm đường lên tàu sau này.

Anh bạn cho biết là các phục vụ viên trên tàu được công ty hàng Hải tuyển dụng rất kỹ lưỡng. Tiếng anh khá mới được tuyển chọn và được huấn luyện nên người Việt chưa lọt vào được. Người nam dương chiếm 60%, đến thái Lan, mã lai Phi luật Tân và ấn độ. Cứ như chế độ thực dân vẫn tiếp tục. Cũng dân xứ nghèo đi làm tôi mọi cho dân xứ giàu. Mấy phục vụ viên như mấy thầy thông thầy ký khi xưa, học được chút vốn tiếng pháp tiếng anh để đi làm thông ngôn hay thư ký cho thực dân. 

Cũng dân của các xứ độc tài tham nhũng phải rời bỏ quê hương đi xa kiếm ăn nuôi gia đình. Nhớ dạo viếng thăm Nam Dương, bạn mình nói là bao nhiêu kinh doanh đều nằm trong tay dòng họ của Tên độc tài Suharto. Phi luật Tân có đến 12% dân số đi làm culi khắp nơi cũng vì tên độc tài Marcos, rồi đến bà Aquino nay trở lại con trai Marcos. 

Ở Bolsa, có nhiều tiệm mát xa của người Tàu, toàn là người tàu sang đây làm việc một năm rồi về, để dành một số tiền mà cũng phải cúng cho đám đem qua khá bộn. Nên khi Tập thị kêu giấc mơ Trung Cộng là nghĩ đến mấy người tàu bỏ xứ đi kiếm tiền ở Hoa Kỳ hay Âu châu.

Nếu xét quan điểm của người đi làm cách mạng thì có thể đây là hình tượng của chế độ Tân thực dân. Mình và mấy người bạn ăn ké Hoa Kỳ. Đặc biệt là có một tên da trắng làm quản lý, coi ngó đám da vàng phục vụ du khách. Cứ như xưa, một tên Tây thực dân đầu xỏ, cai quản đám culi người Việt. Chỉ có tự nguyện đi làm vì lương bổng làm culi cho ngoại bang gấp 3 lần ở xứ họ. Mấy anh làm phòng cho mình, kêu khi họ gửi giấy tờ hỏi về họ thì cho điểm tố tốt nêu không lại mất việc.

Mình hỏi hai anh chàng dọn phòng thì họ cho biết không được phép nói lương bổng của họ nhưng cho biết gấp ba lần đi làm tại xứ họ. 

Mình mở điện thoại ra học bài câu tiếng nam dương để nói chuyện với mấy người phục vụ khiến họ cười thân thiện. 

Tối nay là bữa ăn cuối của nhóm. Sáng mai sẽ trở lại San Diego, lấy xe về bolsa. Đầu năm mới lại đi tàu ra Nam Cực. Sao thiên di lại chiếu vào cung mệnh. Lại lên đường như xưa. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sách điện tử đóng cửa thư viện tại Hoa Kỳ

 Trong thành phố của mình đang ở từ 20 năm qua, có 3 thư viện. 1 thư viện lớn và 2 thư viện vệ tinh nhỏ hơn để cho 140,000 dân cư sử dụng. Ngoài ra, Quận Cam có cho phép dân cư trong vùng mượn sách ở các thư viện trong Quận. Mình có thẻ thư viện của thành phố đang ở và thẻ thư viện của Quận Cam nên có thể mượn sách báo của các thư viện trong vùng. Ngoài ra, họ còn có xe thư viện di động, để đến những nơi dân cư không có xe, phương tiện đến thư viện để giới nghèo có thể mượn sách. Mình được biết là ngày nay, chúng ta có thể mượn sách điện tử ở khắp nơi trên Hoa Kỳ.

Dạo mấy đứa con còn bé, mỗi tuần đều dẫn chúng ra thư viện gần nhà để đọc sách hay mượn và trả sách. Lên trung học đệ nhất cấp, hè cho chúng xung phong giúp xếp sách trong thư viện. Có năm thư viện hết tiền, mình có tặng Mỹ kim cho thư viện để mua sách cho trẻ em đọc vào mùa hè. Chương trình mùa hè này khuyến khích con nít đọc sách thay vì chơi. Mấy đứa con mình đọc 5 cuốn sách thì được một phiếu ăn hamburger miễn phí do tiệm ăn In & Out tài trợ, và tiệm sách Barnes & Noble tặng một cuốn sách. Chỉ cần được quản thủ thư viện ký giấy mỗi lần mượn sách. Họ chỉ cho sách ế nhưng có sách là chúng mừng, muốn đọc thêm sách.

Dẫn con đi mượn sách nên mình cũng mượn sách để làm gương cho con, đến khi con lớn thì chúng mượn sách ở trường trong khi mình mượn sách điện tử từ thư viện, khỏi mất công bò lại thư viện, nhất là hạy quên, phải nộp phạt trễ. Lâu lắm rồi mình chưa trở lại thư viện. Tuần báo hay báo thường nhật, mình có thể đọc qua internet như The Economist, chỉ cần có cái App, rồi bỏ số thẻ thư viện của mình rồi tải về đọc. Đỡ tốn tiền mua như khi xưa.

Có internet mượn sách cũng đỡ. Chỉ cần bỏ tên mình rồi khi có sách, họ email cho mình biết để bò lại thư viện để làm thủ tục mượn sách. Dạo này đi chơi nhiều, mình đem theo sách để đọc vì ở ngoại quốc Internet không nhanh như ở Hoa Kỳ. Tìm lại cái thú khi xưa, ở Đà Lạt, trời mưa vào mùa hè, chỉ biết mướn sách của tiệm sách Minh Thu ở Phan Đình Phùng về đọc trên giường, lăn qua lăn lại để đọc, chỉ ngưng khi ăn cơm. Nhà mình đông anh em nên đến giờ ăn là phải chạy xuống nếu không thì hết cơm.

Hôm trước, đi trả sách, buồn đời, đứng nói chuyện với bà quản thủ thư viện vì bà ta kêu lâu quá không gặp mình, tưởng đã dọn nhà. Lý do bà ta nhớ là khi xưa mình có cho thư viện $2,000 để giúp chương trình đọc sách mùa hè. Họ mua thêm sách bằng tiếng Tây Ban Nha cho học sinh gốc la tinh đọc. Sách việt ngữ mình không xài nữa, cũng đem tặng thư viện.

Thư viện chính của thành phố mình đang ở. Mới được xây xong độ 10 năm

Nói chuyện với bà ta thì mình thất kinh, không ngờ Internet và sách điện tử đã thay đổi thư viện và cuộc sống của các nhà văn. Sách điện tử chỉ được phép cho mượn 26 lần trong khi sách mua thì có thể cho mượn hoài, đến 90-100 lần mới rách bìa, phải dán lại. Đưa đến tình trạng ngân quỹ thiếu hụt.

Các nhà văn không nổi tiếng lắm, viết sách thì cũng có người mua, thư viện mua về cho thiên hạ đọc nên cũng sống qua ngày. Nay mỗi năm thư viện chỉ có ngân sách là $400,000 để mua sách mà ai cũng muốn mượn sách điện tử thế là ngọng. Thư viện phải mua sách điện tử loại nổi tiếng, thế là nhà văn thường đói. Họ viết sách, tiểu thuyết bình dân học vụ người Mỹ đọc, cũng kiếm cơm qua ngày, nay thì không bán được cho thư viện thì ngọng.

Mình sống tại nhiều quốc gia thì công nhận người Mỹ đọc sách ít nhất. Ở Âu châu khi sinh nhật hay giáng sinh, bạn bè tặng nhau sách nên phải đọc nêu không lần sau gặp nhau lại, chúng hỏi là ngọng. Trong khi ở Hoa Kỳ thì tặng áo quần hay bánh kẹo khiến họ mập ra. Mình quen kiểu Tây nên hay mua sách tặng bạn bè khiến họ nhìn mình như bò đội nón. Chán Mớ Đời 

Có một nhà văn khởi đầu bán sách năm lên 50 tuổi và từ đó xuất bản được 13 cuốn sách, khỏi cần đi làm, chỉ viết tiểu thuyết là có cuộc sống thoải mái. Nay bà ta than là sách điện tử đã khiến tiền hoa hồng giảm rất nhiều.

Lý do là khi chúng ta mượn sách điện tử, độc giả không mua nhiều nên nhà xuất bản không trả tiền. Có anh bạn học cũ, bỏ công sức ra lựa những bài tiêu biểu nhất của mình, viết về Đà Lạt,…rồi làm thành cuốn sách mang tên Mực Tím Sơn Đen, rồi bỏ lên Amazon. Ai mua thì họ in ra rồi gửi đến. Nghe nói nhà xuất bản phải bán trên 1,000 cuốn thì anh bạn mới bắt đầu nhận hoa hồng. Mình biết vài người bạn học cũ của đồng chí gái, ở Việt Nam có gửi mua sách qua Amazon. Bán 1,000 cuốn chắc đến tết Ma-rốc quá.

Vấn đề ngày nay, thư viện cho mượn sách điện tử khoẻ hơn là sách in bằng giấy. Ít mất công bỏ lại chỗ cũ mà lại đến tay nhiều người đọc. Sự thay đổi sách điện tử rất quan trọng như khi ông Guttenberg chế ra máy in chữ. Có thể thay đổi cách sinh hoạt tri thức của chúng ta rất nhiều.

Khi chúng ta mua một cuốn sách thì theo luật bản quyền Copyright Act, chúng ta có thể cho thuê và bán tuỳ theo chúng ta thích. Có cuốn sách của một nhà đầu tư tại New York mà giới học nghề đầu tư địa ốc muốn mua, lên giá tới mấy ngàn đô la mà người bán không cần trả huê hồng cho tác giả hay nhà xuất bản. Mình có mượn ở đâu để đọc. 

Năm 2008, bà Oprah Winfrey, mời ông chủ Amazon lên chương trình của bà ta để chỉ cách đọc sách qua KIndle và từ đó mọi người đọc sách báo qua kIndle. Người Mỹ bắt đầu tập đọc sách qua sách điện tử và đã thay đổi cách chúng ta đọc và học từ đấy. Đi máy bay, thấy thiên hạ lấy kindle ra đọc khá nhiều. Đọc kindle, chúng ta có thể thay nét chữ, chữ to hơn, không như đọc sách in phải đeo kính đủ trò. Mình có iPad nên đọc qua IPad cũng ok.

Trung bình một cuốn sách in giấy có thể cho mượn từ 30-100 lần là te tua. Thư viện thường để bán hạ giá 1, hay 2 đô để tống khứ, đỡ tốn kệ sách. Trong khi sách điện tử thì không bị vấn nạn này, thiên hạ khỏi chặt cây để làm giấy, bảo vệ môi trường,…

Vấn đề là mua sách điện tử khá phức tạp. Để tránh người ta mua sách điện tử rồi xoay qua bán lại như sách in giấy, các nhà xuất bản khôn hơn, chỉ cho phép thư viện cho mượn 26 lần/ cuốn. Sau 26 lần thì cuốn sách điện tử sẽ biến trong danh mục của thư viện. Thư viện phải tốn $15-16 đô la để mua thêm. Ngân sách của thư viện nhỏ chỉ có $400,000/ năm, nay phải mua gấp 3 lần sách điện tử thay vì mua 1 lần sách in giấy.

Sách mới ra, độc giả đều hồ hởi đón đọc nhưng thư viện chỉ được quyền mua một cuốn sách điện tử trong vòng 8 tuần lễ đầu ra mắt sách. Do đó độc giả phải chờ rất lâu. Khi mình mượn sách giấy in thì chỉ tốn độ 2 tuần là có ngay còn sách điện tử thì đợi mấy tháng. Lý do là để tên ở thư viện thành phố và các thư viện khác của Quận Cam. Thế là ngọng. Dạo này mình mua sách điện tử để đọc nhanh hơn là mượn từ thư viện.

Các thư viện đang xin chữ ký để đòi hỏi các nhà xuất bản bỏ vụ 8 tuần lễ đưa đến tình trạng này, nhà xuất bản thích thư viện vì mua sách của họ, thư viện yêu thích các tác giả nhưng mọi người đều ghét Amazon. Chỉ ông thần này là làm tiền trên xương máu của tác giả, nhà xuất bản.

Có một cái App tên Libby mà mình sử dụng từ 10 năm nay để mượn sách thư viện, tải về, lên xe là mở sách để nghe hay mượn audio. Thời buổi này lười đọc sách thì bấm cái nút read là tự động điện thoại đọc sách cho mình nghe để khỏi buồn ngủ. Mình có thử viết một bài bằng đọc cho iPad nghe và viết lại. Hơi chậm một tí nên phải gõ.

Hôm qua, lái xe trên xa lộ, trời mưa, bổng phía bên tay trái có một chiếc xe thắng hay sao đó, quay vòng vòng trước xe mình. May quá chạy chậm và đã thấy nên hạ pedale nếu không thì chắc mệt.

Để khỏi đợi, độc giả có thể làm nhiều thẻ thư viện và cứ bỏ tên mỗi thẻ của thọ là không bao giờ phải đợi nhưng phải về hưu, có thì giờ để chuyển đổi trên máy điện toán. Mình ở Quận Cam nhưng có thể làm một thẻ thư viện ở New York, khắp nơi rồi cứ lên mạng ghi danh thì có thể mượn ngay. Vấn đề là mất dạy, không công bằng.

Lượng độc giả mượn sách đợi khắp nơi sẽ khiến nhà xuất bản không bán được sách, thư viện không cho mượn sách thì các quản thủ thư viện sẽ bị sa thải,…

Tương tự kỹ nghệ thâu băng nhạc để bán cũng lâm vào trường hợp này. Thiên hạ lên thư viện để mượn và nghe. Trước đây, mình hay mượn băng nhạc của thư viện để nghe trong xe với mấy đứa con để chúng làm quen với Schubert, Beethoven,… khi mình sang Pháp, chả biết gì hết khi nghe tây đầm học chung nói về âm nhạc hội hoạ nên khi có con phải cho chúng biết ngay từ bé để khỏi bị ngu ngu như bố chúng.

Trước đây mình thích mua sách điện tử vì rẻ nhưng nay thấy cũng đắt tương tự sách in nên mua sách in đọc cho đã. Hoá ra là các nhà xuất bản nghĩ là nếu bán sách điện tử rẻ thì họ không lời vì 45% sách của  nhà xuất bản MacMillan được bán cho thư viện. Thế là họ tăng giá lên vì thư viện chỉ có một ngân sách hạn định.

Tình trạng này đưa đến việc đóng cửa thư viện tại nhiều nơi. Có anh bạn kêu thư viện cua thành phố Yorba Linda đóng cửa, sau đó thì một tiệm ăn In&Out được mở như kiểu người Mỹ thích ăn hơn thích đọc. Chán Mớ Đời 

Có những tổ chức bắt đầu kêu gọi các đại biểu làm luật, bắt các nhà xuất bản bán rẻ sách điện tử cho thư viện. Hy vọng quốc hội sẽ can thiệp vụ này vì nếu không thư viện sẽ biến mất, sẽ giúp ngu dân trí người Mỹ. Hiện nay, người Mỹ đọc sách ít hơn người sinh sống tại âu châu. Thử tưởng tượng, người Mỹ mà đọc sách nhiều như người Âu châu, chắc xứ họ tiến xa hơn.

Theo thử nghiệm thì được biết người đọc sách sống lâu hơn người không đọc sách. Còn ai đọc bờ lốc của mực tím sơn đen thì chắc sẽ thọ rất lâu vì có nhiều người đọc cho biết là trên 80 tuổi. Có nhiều người như không ngủ vì mình mới tải một bài lên bờ lốc là đã thấy có người đọc. Bờ lốc https://www.muctimsonden.com/  là do hai anh chàng quen đọc bài mình viết nên bỏ công sức ra để chuyển tất cả những bài mình viết trước đây về bờ lốc để tìm kiếm cho dễ hơn trên facebook. Mình thì nông dân nên i tờ về thông tin công nghệ.

Tóm lại muốn sống lâu thì đọc bờ lốc của Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Những bông hồng Văn Học #9 “Tết cuối cùng tại Đàlạt”

 Sau lần đi picnic ở thác Datanla, nhóm con trai mình chơi thân dạo ấy, tổ chức các buổi picnic ở Thung Lũng Tình Yêu với các đối tượng trong trường hay đi quyên tiền, cứu trợ bảo lụt miền trung với nhau. Tên nào may mắn rủ được đối tượng đi chung còn không thì đi ké. Nhóm mình dạo ấy gồm Hùng Con Cua, Võ Hoàng Đa, Nguyễn đình Tài, Dương Quang Trí, Phạm Thành Nguyên, Mai Thanh, Cái Bớt người xưa, Phi Liên-xô, Nga Chè Mây Hồng, Kim Chi. 

Tết năm 1973, cả đám rủ nhau đi Ninh Chữ chơi, sáng đi chiều về. Dương Quang Trí mượn xe van Batman của bố hắn, chở cả bọn đi. Mấy cô lo chuyện ăn uống, mấy tên thì lo chuyện xăng nhớt. Mình chôm một cang xăng nhà binh của ông cụ, đem theo, để phía sau xe với bánh mì do Phi Liên Xô và mấy cô, chuẩn bị. 

Sáng mồng 3, Trí mượn xe ông bố, chạy đi đón mấy tên con trai rồi ghé đón mấy cô rồi trực chỉ Đơn Dương, đèo Ngoạn Mục. Băng trước gồm Trí tài xế, Nga Mây HỒng, Cái Bớt Người Xưa, và mình. Băng sau là Hùng Con Cua, và đối tượng Phi Liên Xô, em cô nàng thêm Đa, Tài và thằng Nguyên. Chạy đâu xuống Song-Pha thì đổi tài xế, mình lái đến bãi biển Ninh Chữ. Bãi biển ngày Tết, chả có thằng Tây nào hết, 10 mạng nhảy xuống, đi vòng vòng chơi. Trên bãi biển NInh Chữ có loại cây gì mà rớt quả hay lá khá đau chân. 

Dạo ấy xe của ông Marcel có máy cassette, hiện đại nên mở nhạc của mấy cô đem theo, nào là Mamy Blue, nào Carpenter, nào là Christophe, đến Ngày Xưa Hoàng Thị,… khi nghe bài “Ngủ đi mộng vẫn bình thường,…”, ngồi bên Cái Bớt Một Thời, mắt lim dim, thả hồn theo tiếng nhạc. Phê không thể tả.

Đến khi đến bãi biển Ninh Chữ thì trời lại phụ lòng các hoa khôi, cang xăng bị xóc, mình lại không đóng kỹ nên xăng văng ra ngoài, thấm ướt bánh mì do mấy cô làm. Thế là cả đám đói meo. Ngồi nhìn biển như ông Trần Tiến kể.

Biển chiều nay sóng vỗ 
Tóc em xõa bay mênh mang biển xa 
Em đã đến bên tôi hồn nhiên 
Đôi chân giỡn sóng xô bờ

Dạo ấy đâu có màn áo tắm bú xua la mua như ngày nay, dân Đàlạt xuống chỉ cởi áo len ra, đi bộ trên cát vui với nhau. Lâu quá, mình không nhớ rõ chỉ nhớ là bánh mì bị tẩm xăng thay vì xì-dầu nên cả đám đói meo râu vào 3 ngày Tết. Chán Mớ Đời 

Đói quá nên cả bọn, kêu nhau chạy về Song Pha, kiếm tiệm nào ghé vào ăn cái gì cho đỡ đói. Xe đậu trên cát nên bánh xe quay vòng vòng khiến cả đám con trai nhảy xuống đẫy mệt thở ra khỏi bãi cát.

Ghé vào tiệm bên đường, mình kêu ly nước coca cola, Cái Bớt Người Xưa cũng kêu một chai coca tương tự. Phải công nhận SOng Pha nóng kinh khủng, ở biển thì mát, vào đây, dưới chân núi, nóng kinh hoàng. Mình khát quá nên nốc ly nước có đá, thấy buốt thần kinh, Cái Bớt Ngày Xưa, nhìn mình hỏi lại buốt đầu há. Mình buốt quá đành gật. Từ đó sợ uống nước ngọt có đá.

Sau này sang Tây, nghe bản nhạc của Enrico MAcias “Adieu mon pays “ có đoạn: “

J'ai quitté une amie
Je vois encore ses yeux
Ses yeux mouillés de pluie
De la pluie de l'adieu
Je revois son sourire
Si près de mon visage
Il faisait resplendir
Les soirs de mon village

Khiến mình nhớ đến cô nàng khi cả hai ngồi trong quán bên đường ở Song Pha.

Tết năm đó, thay phiên nhau đi ăn nhà mấy người bạn học chung nhưng bắt đầu lo đến kỳ thi tú tài sắp tới nên tự nhủ lo học, không đi chơi nữa.

Ngày cuối niên học, mình và thằng Nguyên chơi ngu, đi bộ ra Khu Hoà Bình rồi lội bộ về nhà dưới mưa. Sau đó hai thàng bị cảm lạnh, đau chới với cả tháng. Học thi chả được gì cả. Sau Chán Mớ Đời mình chạy qua nhà thằng Nguyên rủ nó vào Thung lũng Tình Yêu tắm. Kệ xác, đau cho đau luôn. Ai ngờ tắm hôm đó xong, về nhà thấy khoẻ lại nên từ hôm đó, cứ ngày nào hai thằng đều chạy vào Thùng Lũng Tình Yêu để bơi cả. Bơi xong thì nằm mơ tới ngày du học, mình thì mơ về bên tây còn thằng Nguyên mơ về Gia Nã Đại, nơi anh nó đang du học.

Khi đi thi, mình thấy đám bạn học, mặt mày trắng hếu trong khi mình thì đen như cột nhà cháy. May sao năm đó bà rá thi đậu, rồi được học bổng đi tây.

Gặp vội vàng để chào vài người quen hay bạn học. Bổng nhiên mình cảm thấy có gì hơi khác lạ. Bạn học bổng nhiên không thân mật với nhau như trước khi thi Tú tài. Có lẻ họ không thích mình đi du học. Mình cũng muốn dọt lẹ qua Tây cho yên vì Việt Nam Cộng Hoà vừa mất Phước Long. Lạng quạng, họ cấm xuất ngoại rồi đôn quân thì chết giấc mơ đi Tây kiếm đầm.

Mình chỉ ghé trường Văn Học, chào mấy người thầy và cảm ơn thầy Lưu Văn Nguyên đã giúp mình bổ túc hồ sơ du học, đã viết giới thiệu cho trường đại học bên Tây. Thầy cũng là người đã đưa ra đáp án cho mình. Mình nói tương lai chỉ có đi lính rồi chết thì thầy bảo em ráng học, đậu cao để xin đi du học. Ngày mình rời Đà Lạt, lên máy bay lần đầu tiên, trời bắt đầu lạnh, báo mùa đông đến thành phố nơi mình sinh ra. Để rồi 20 năm sau mình mới trở lại nơi nhau cắt rốn với nhiều ngậm ngùi của kẻ xa quê, mất quê hương.

Nguyễn Hoàng Sơn