FDIC là gì?

 Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, vào ngân hàng là thấy tấm bảng to như nấm để chình ình, FDIC, (Federal Deposit Insurance Corporation). Hỏi bọn mỹ thì chúng kêu bỏ tiền trong ngân hàng thì phải lựa ngân hàng nào được bảo hiểm của FDIC thì mới dám gửi tiền nếu không có thể trắng tay, khiến mình thất kinh. Vấn đề là các ngân hàng có bảo hiểm của liên bang này thì tiền lệ phí khá cao so với những ngân hàng nhỏ hơn.

FDIC là một cơ quan độc lập bảo kê ngành ngân hàng, điểm quan trọng nhất là bảo hiểm tiền của người Mỹ bỏ vào quỹ tiết kiệm trong trường hợp ngân hàng bị phá sản hay thua lỗ. Ngoài ra, cơ quan này còn có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động của các ngân hàng trên toàn nước mỹ để xem họ có làm ăn bất chính hay không. Cơ quan này không phụ thuộc vào Quỹ Dự Trữ Liên Bang.

Vào ngân hàng nào cẫng thấy mấy bảng hiệu này.

Ngoài ra cơ quan này còn kiểm soát các dịch vụ ngân hàng, đúng theo luật ngân hàng như Fair Credit Billing Act, Truth Social in Lending Act, cho vay không phân biệt chủng tộc, màu da, hay Fair Dept Collector Practices Act, xem họ có vi phạm lỗi lầm khi tìm cách lấy tiền lại của khách hàng,.. 

Trên thực tế thì vấn nạn này vẫn còn áp dụng. Người da màu, thường không có tiền, mua nha ở các khu vực kém an toàn thì không được ngân hàng cho vay. Nếu cho vay thì tiền lời cắt cổ. Hôm tước đọc báo, thấy một cặp vợ chồng da màu, thưa kiện vì ngân hàng định giá căn nàh của họ ít hơn hàng xóm mỹ trắng đến 30%.

FDIC có văn phòng chính ở Hoa Thịnh Đốn, có hội đồng quản trị gồm thành viên của Office of the Comptroller of the Currency và Consumer Financial Protection Bureau.

FDIC chỉ bảo vệ quyền lợi khách hàng của các ngân hàng còn các Credit UNion Bank thì có National Credit UNion Administration (NCUA) lo. Credit Union là những ngân hàng nhỏ, không vì lợi nhuận. Được thành lập với các công đoàn, để giúp cho thành viên của họ. Cho vay rẻ hơn các ngân hàng vị lợi.

FDIC bảo vệ tiền của người Mỹ bỏ trong ngân hàng mỹ như:

Trương mục cá nhân hay thương mại, trương mục tiết kiệm, MOney Market, Certificate of Deposit (CD) cashier Check, MOney Order do ngân hàng phát hành. FDIC không bảo hiểm các cổ thiếu, trái phiếu, những trương mục đầu tư.

Vấn đề là FDIC chỉ bảo kê mỗi trương mục tối đa là $250,000. Nếu bỏ hơn thì vẫn được trả $250,000 mà không phải đưa liền, tuỳ theo cơ quan này có tiền hay không nhưng chắc chắn sẽ trả. 10 tháng, 20 năm sau không ai biết.

Như mình đã kể về FED, ngân hàng có quyền cho vay 8-10 lần số tiền mà họ có dự trữ. Nghĩa là nếu mình bỏ tiền $1,000 vào quỹ tiết kiệm, hay CD, 1, 2 năm mới lấy. Họ cho mình 1% tiền lời thì họ có thể cho vay $8,000 -$10,000 tuỳ theo ngân hàng. Trước năm 2008, họ có thể cho vay đến 20 lần số tiền dự trữ nên khi màn đêm buông xuống thì banh xác hết.

Có anh bạn kể làm tiền nhiều quá trước năm 2007, nên bỏ vào ngân hàng. Khi thấy khủng hoảng tài chánh năm 2008, may quá anh ta lấy CD ra trong khi ông anh rể kẹt trong đó mấy trăm ngàn, và FDCI trả lại $250,000 trong vòng 18 tháng.

Do đó, ông Larry có $800,000 tiền tươi để mua nhà trước khi ông ta chết, bỏ vào 5, 6 ngân hàng khác nhau để lỡ bị lộn xộn, không mất vốn hết. Mỗi nhà bank, chỉ để dưới $250,000 thì khi khủng hoảng tài chánh thì có thể rút ra cả hai hay nhiều ngân hàng. Còn bỏ vào một ngân hàng hết thì chỉ được lãnh có $250,000 là tối đa.

Điển hình là nếu chúng ta bỏ vào ngân hàng $200,000, sữa bao nhiều năm, tiền lời lên $12,000 thì chúng ta có thể lãnh $212,000. Còn bỏ $250,000, lời $15,000 thì chỉ được lãnh tối đa $250,000 vốn của mình còn tiền lời thì đợi mai sau.

FDIC bảo hiểm các loại trương mục của các ngân hàng, thành viên của FDIC như sau. Mình để tiến ganh cho ai ở Hoa Kỳ biết:

  • Checking accounts
  • Savings accounts
  • Money market accounts
  • CD accounts
  • Prepaid accounts, assuming certain requirements are met
  • Self-directed retirement accounts, including IRAs
  • Revocable and irrevocable trust accounts established at a bank
  • Bank-held employee benefit plans that are not self-directed
  • Corporation, partnership and unincorporated association accounts
  • Deposit accounts owned by government entities

Các loại trương mục không được FDIC bảo hiểm như annuities, mutual funds, stocks and bonds, Government, municipal và U.S. Treasury securities (trái phiếu).

Ai tò mò thì lên trang nhà của FDIC để tìm hiểu thêm. Ai nấy nên chuẩn bị cho cuộc suy thoái vồ tiền khoáng hậu sắp tới sau vụ bầu cử vào tháng 11 này. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Suy thoái kinh tế 2023?

 Mình mới bán một khu đất nên phải kiếm nhà mua để khỏi phải đóng thuế, nên dạo này chạy xanh đít để kiếm nhà hay chung cư để mua. Lý do là mình chỉ có 45 ngày để chỉ định tối thiểu 3 căn hộ muốn mua và 6 tháng để sang tên.

Xem như mình đã bán hết những căn nhà và căn hộ ở những vùng không mấy an ninh lắm để mua lại những căn hộ ở khu khá khá một tí, còn dư chút đỉnh thì đợi cuối sang năm, chạy ra đi mua lại như năm 2009-2010. Sáng nay, đang làm vườn, có ông thần mướn nhà cũ gọi, kêu là chủ mới đến đưa giấy tờ báo phải rời khỏi nhà trong vòng 60 ngày, rồi một bà khác gọi khóc đủ trò. 

Ông này sinh ra đời, ăn tiền thất nghiệp nhà nước Anh quốc đến 73 tuổi mới được làm vua. Hy vọng ông ta sống lâu để trị vị dân Anh quốc. Mình chỉ sợ ông ta uống sữa quá date của bà vợ già hơn ông ta, lăn đùng ra.

Mình lấy tiền nhà rẻ vì đồng chí gái không muốn tăng tiền nhà. Kêu tội người ta, nay mình bán thì chủ mới lên giá như điên. Chủ mới kể căn mình mới lên giá đâu $1,200, chủ mới lên $1,400, căn $1,250 lên $1,700,… họ giờ cảm thấy mình hiền hoà, trước đây thì họ la réo. Vấn đề là không có chỗ thuê nhà. Nhà Cali rất hiếm để thuê. Cali cần ít nhất thêm 5.5 triệu căn hộ. Nay thành phố thích xây các chung cư vì có quản lý sống tại đó thay vì vài căn hộ, không có quản lý ở tại chỗ, không được chăm sóc bừa bãi.

Xem biểu đồ này khiến mình thất kinh vì đúng như thời điểm 2007. Từ đây đến cuối năm chính phủ BIden sẽ kéo dài tình trạng để mọi việc như cũ vì tháng 11 này là bầu cử, không muốn mất phiếu nên năm sau là rớt đài rất nặng. Nếu biểu đồ đúng thì sẽ xuống thấp hơn là năm 2008 rồi mới ngóc đầu lên lại

Hôm trước, mình hỏi người làm thuế cho mình, xem có ai muốn bán nhà thì bà ta nói một bà mỹ mình quen gọi. Bà này cho mật mã để vào xem căn nhà của bà, làm lại để bán nhưng đúng lúc tiền lời lên nên bà ta ngọng. Bà ta hy vọng mình ra tay nghĩa hiệp cứu giúp.

Mình bò đi xem mấy căn nhà với đồng chí gái. Tới khu giá nhà xung quanh độ dưới 1 triệu, bổng thấy nhà bà ta, to đùng như cái đình, hai tầng lầu, nằm ngay ngã 3. Kiểu ở Bolsa, thấy người Việt mình mua nhà rồi đập bỏ xây cái mới to lớn, gấp 2 xung quanh, để khẳng định mình là dân chơi Little Sàigòn, biết bố mày là ai không? 

Người ta khuyên mua một căn nhà nhỏ trong một khu sang trọng tốt hơn mua một căn to lớn trong một khu nghèo hèn. Mình có cô bạn kêu xây nhà 30 năm trước, đập căn cũ ra xây căn mới, gía tổng cộng nhà cũ và nhà mới lên đến 750,000 trong một khu có giá trung bình đâu $400,000. 20 năm sau cô ta bán để dọn đi xuống Bolsa thì bán căn nhà đúng $700,000. Xem như lỗ vì trả thêm nợ trong suốt 20 năm đâu $500,000.

Vào xem thì thấy rộng rãi nhưng mình gọi kêu chịu thua. Khoá cửa, kêu xin lỗi không ra tay nghĩa hiệp được. Bà này mình hay gặp khi đi seminar, hay đầu tháng đi ăn cơm với nhóm flipper. Flipper là người mua nhà cũ, rồi sửa xây mới lại để bán kiếm lời. Nhóm này làm tiền khi nhà đang lên như mấy năm vừa qua nhưng khi nhạc rock vừa hết thì họ chới với vì dính chấu với mấy căn đang xây sửa, khiến dang dỡ đời em, nhất là họ tham, đánh lớn như bà mỹ này.

Nhóm người này thường họ mua và sửa chửa nhiều khi cả 10, 20 căn nhà một lúc. Thiếu thợ là ngọng, khó kiểm soát chất lượng nên lỗ vốn vào mùa đông địa ốc. Trễ một ngày là phải trả thêm tiền thuế, bảo hiểm, tiền lời mượn của tụi cho vay cắt cổ. Cho nên nhiều khi không lời còn lỗ mà khi thị trường địa ốc thay đổi như hiện nay là chỉ biết đứng khóc, đừng bỏ em một mình, tốn tiền nhiều lắm.

Có một ông chuyên viên địa ốc kêu mình mua một căn nhà ở xứ khỉ ho gà gáy rồi bán lại và cho vay lại người mua. Họ không có Credit tốt. Mình kêu nhà đang xuống nên mình mua và bán theo kiểu “land contract”. Nghĩa là họ ở đó như người mướn nhà và trả mình 9.5% tiền lời, trả thuế nhà rồi sau 5 năm thì họ mượn tiền ai khác, trả lại mình.

Mình mua của chủ nhà đang cho thuê, với giá $175,000 rồi bán theo land contract cùng giá $175,000. Người mua sẽ đưa mình tiền đặt cọc $40,000, nợ $135,000 với tiền lời 9.5% cho 5 năm. Lý do mình không bán luôn vì khi thị trường xuống thì có thể nhà sẽ xuống, người mua buồn đời, sẽ không trả tiền lời. Mình phải làm thủ tục xiết nhà, tốn thời gian và tiền. Với land contract thì họ như người mướn nhà, chỉ cần làm thủ tục 3 tuần lễ có thể đuổi họ ra. Thay vì 6 tháng hay 1 năm. Mai mình chạy lên trên đó xem nhà ra sao. Đã mở escrow. Tuần sau, đóng escrow.

Lên đây có căn nhà trong hai khu vực. Vấn đề là người mướn nhà chưa dọn ra. Một người mướn nhà có 4 con heo và 4 con heo sữa. Họ nói sẽ bỏ lại khi dọn ra. Có bác nào muốn đem về làm thịt.

Năm 1923, một nhóm thương gia Hoa Kỳ, họp mặt tại khách sạn Edgewater Beach tại Chicago. Trong số đó có ông Charles Schwab, đứng đầu ngành sắt thép, Samuel Insull, Howard Hopson, công ty ga, Ivar Kreuger, ….25 năm sau, 9 đại xì thầu này kết thúc cuộc đời họ như sau: Schwab chết không có một cắt trong túi sau khi mượn tiền thiên hạ để sống, nói chung đa số mấy tài tài phiệt này qua đời, trong nghèo khó, điên rồ, hay tự tử, bị tù đày.

Ngày nay, người ta nói là đang sống trong thời gian thay đổi, chuyển tài sản như 100 năm trước khi kinh tế suy thoái nên mọi người đang chuẩn bị trong khi chính phủ phải tuyên truyền, trấn an người Mỹ. Hôm trước, gặp một ông chuyên viên bán nhà, ông ta nói kỳ này sẽ không như năm 2008. Vào ngân hàng thì họ cho biết Bank Of America, đang cho mượn tiền mua nhà, không cần đặt cọc, cứ như những năm 2006. Kỳ này banh ta lông, chắc BOA sẽ banh xác. Ai có tiền ở BOA thì nên chuyển bớt.

Mình đoán là năm 1929, có vụ khủng hoảng kinh tế, suy thoái lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ ở thế kỷ 20. Kinh tế lên và xuống khiến mấy tay tài phiệt này bị trắng tay. Do đó mình hơi lo về cuộc suy thoái sắp đến của Hoa Kỳ. Kỳ này, không có Trung Cộng bảo kê, mua trái phiếu nữa vì Trung Cộng cũng đang lâm vào tình trạng này. Mấy hôm nay, nghe tin biến động ở Trung Cộng, Tập thị bị quản thúc tại gia bởi nhóm quân đội, không biết có đúng hay không.

Ngược lại, nghe kể khi ông Kennedy cha, ngồi để thiên hạ đánh giày. Bổng nhiên, nghe người đánh giầy bàn về cổ phiếu nào nên mua,… khiến ông ta thất kinh. Bán hết cổ phiếu, để dành tiền rồi khi suy thoái đến, ông ta chạy ra mua nhà cửa bán lạc xoong, khiến gia đình giàu có đến 3 đời rồi.

Mình đang suy nghĩ có lẻ nên đóng thuế để giữ tiền rồi sang năm nhà xuống chạy ra mua. Mua chung cư bây giờ thì sang năm mất công đi đuổi nhà, thiên hạ mất việc không có tiền, trả tiền nhà là mình ngọng tốn tiền luật sư, họ phá nhà phải sửa sang lại. Nghĩ đến số tiền ở phải đóng thuế khiến mình thất kinh. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tại sao người giàu không làm vì tiền?

 Dạo thằng con ra đời, mình muốn kiếm thêm tiền mua sữa và tả cho con nên lò mò tìm hiểu cách kiếm thêm tiền. Vào tiệm sách, tình cờ thấy cuốn sách “Rich Dad Poor Dad”. Không có tiền mua nên phải đứng một góc đọc. Có phần nói về người giàu không làm vì tiền, nghĩa là họ không đi làm, chỉ để tiền làm ra tiền. Đọc mà chả hiểu đến 20 năm sau, đọc một nghiên cứu cho rằng từ 1993 đến năm 2010, 95% lợi tức quốc gia lọt vào tay 1% người Mỹ giàu có nhất.

Rồi khủng hoảng tài chính 2008 đến, người Mỹ trung lưu mất gần như sạt nghiệp, trong khi đó người Mỹ giàu có lại giàu hơn. Nhiều người chuẩn bị về hưu thì quỹ tiết kiệm hay 401k mất gần trắng tay. Điển hình các nhân viên của hãng Enron, làm việc cật lực mấy chục năm, mấy thằng lãnh đạo tham tiền, khiến công ty phá sản, quỹ hưu trí của họ trắng tay.

 Theo mình hiểu là lợi tức gia tăng cho những doanh nhân và người đầu tư, còn người đi làm công thì không bao giờ giàu. Cuối tuần vừa rồi, đi học tài chánh, thằng con hiểu ra là W-2 sẽ không làm cho nó giàu ra.

Tiết kiệm chỉ dành cho những ai muốn thua trong cuộc chạy đua tài chánh. Mình nhớ khi đi làm ở Thuỵ Sĩ, hàng tháng, mình để hết tiền dư sau khi chi tiêu vào quỹ tiết kiệm và cảm thấy hạnh phúc, hãnh diện. Đến khi thấy thằng bạn, người Hoà Lan, lương ít hơn mình nhưng nó lại bỏ vào Mutual Funds, viết ngân phiếu, gửi về Hoà lan hàng tháng. Mình ngu, sợ bị nó chửi ngu lâu dốt sớm nên không hỏi đến khi lấy vợ thì đồng chí gái kêu bỏ tiền tiết kiệm hàng tháng vào Mutual Funds. Mình cũng ừ, chả biết gì, đồng chí gái lãnh đạo nên quang vinh sáng suốt.

Chúng ta quên một vũ khí thầm lặng khiến chúng ta mãi nghèo; đó là lạm phát.

Nhìn biểu đồ này, khiến mình thất kinh, báo hiệu thị trường chứng khoán đang xuống cực kỳ. Mỗi lần xuống đều thấp hơn lần trước nên hơi lo chưa biết mua cái gì. Tiền thì mất giá mà vàng cũng đang xuống, nhà cũng xuống nên mất ngủ vì mấy chuyện này. Càng đọc càng lo. Chán Mớ Đời  

Hiện nay, lạm phát lên 9.1% trong khi bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm ngân hàng thì chỉ có chưa đến 1%. Bỏ $100 vào quỹ tiết kiệm ngân hàng, cuối năm được tổng cộng $101 nhưng chỉ có thể mua đồ với giá trị của $91.

Trong cuốn Rich Dad Poor Dad, cho rằng căn nhà của mình mua ở, không phải là tài sản. Lý do là người Mỹ mua nhà, phải mượn tiền cho 15, 30 năm. Khi nào trả nợ hết thì mới thật sự làm chủ căn nhà sau 30 năm. Tương tự, khi đi mua xe, cũng mượn tiền ngân hàng để mua, sau 5 năm trả hết nợ thì ngân hàng mới gửi cho mình cái giấy hồng, chủ quyền chiếc xe. Lúc đó thì xe gần như bị phế thải.

Mình nhớ mua căn nhà trước khi làm đám cưới 2 tuần lễ, giá $179,000 cộng tiền giấy tờ và sơn phết, mua thảm mới lên đến đâu $187,000. 2 năm sau, kinh tế te tua, nhà xuống đến $130,000. Thiên hạ bỏ của chạy lấy người. Nhờ lạm phát nên từ từ giá nhà lên lại nếu không bán. Nếu bán là mất vốn.

Khi thằng cháu và cô vợ sắp cưới mua căn nhà 1 triệu, bỏ thêm $200,000 sửa sang lại khiến mình thất kinh. Lý do là sang năm nhà xuống là ngọng. Thật ra nhà đang đứng, chưa bán được. Nếu nhà xuống như những đầu năm 90 thế kỷ trước là thằng cháu ngọng, mất $400,000 như chơi. Phải đợi 10 năm sau mới leo lên lại.

 Mình xem biểu đồ trên khiến mình thất kinh, lo ngại, không biết tính toán ra sao. Để khỏi mất tiền nhiều. Các chuyên gia kinh tế đều nói sẽ có cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu. Từ 2008 đến covid 19, chính phủ in tiền như điên. Tháng 11 có bầu cử nên họ sẽ không dám thả ra, tìm cách cứu vớt đến khi qua bầu cử tháng 11 là để rớt đài.

Người ta nói khủng hoảng, suy thoái địa ốc nhưng trên thực tế là do người giàu tạo ra. Ông Warren Buffet nói người giàu tạo ra những “derivative “ mà ông ta gọi là “vũ khí hủy hoại tài chánh”. Khi các vũ khí phát nổ thì dân ngu khu đen bị đỗ lỗi.

Điển hình là những năm 2006 -2008, đám nhà giàu, ngân hàng tạo ra những loại nợ để bán cho dân nghèo. Sau đó họ xoay qua bán lại cho chính phủ, hiện nay các cơ quan chính phủ ôm gần 90% các nợ của người Mỹ. Khi banh ta lông thì họ đè dân ngu khu đen, bắt đóng thuế cho mấy thằng giàu đã ôm tiền bỏ chạy.

 Mình nhớ có một bà làm nhà hàng Mễ, lương được $18,000/ năm. Bà ta được mua một căn nhà trên $500,000, trả tiền lời có 1% năm đầu, mỗi tháng chỉ trả có $1,500/ tháng. Bà ta kêu bạn bè đến ở, mỗi người phải người trả $500. Tự nhiên bà ta mua nhà không đặt cọc tiền, không phải trả tiền nhà vì mấy người share phòng trả hết. Đùng một cái, năm sau tiền lời nhân gấp 4 lần thì bà ta ngọng, chả hiểu que Paso, no comprendo. Bị tịch thu nhà trong khi ngân hàng được chính phủ hổ trợ, giàu có hơn. 

Năm 2007, có đến $700 ức mỹ kim derivative mà nay thì có đến gấp đôi. Thú thật mình rất lo, không biết tương lai về đâu. Có lẻ sẽ theo cách năm 2006, 2007, bán nhà rồi ôm tiền đợi đến 2008, 2009 rồi chạy ra mua nhà lại. 

Dạo này, chính phủ Biden kêu đánh thuế nhà giàu. Đó là đạo đức giả vì người giàu không, hay đóng rất ít thuế. Khi ông Obama ra tranh cử, người ta khám phá ra ông ta đóng thuế 30% trong khi ông Mitt Romney đóng thuế có 13%. 13% là thuế của người Mỹ làm dưới $27,000/ năm. Nhờ đó mà người ta đánh ông Romney khiến ông ta thua dù đẹp trai hơn ông da đen. Tài sản của ông Obama khi vào toà Bạch Cung chỉ có đâu trên dưới 200,000 nay thì có trên 200 triệu đô la.

Tại sao người giàu không đóng thuế vì họ không làm để lãnh tiền hàng tháng. Họ dùng tiền để làm ra tiền. Ông Elan Musk, mượn tiền để tiêu xài nên không đóng thuế. Nay ông ta bán cổ phiếu Tesla, thì thuộc dạng đầu tư nên chỉ đóng theo thuế đầu tư, để trả nợ… chỉ có những người mỹ trung lưu như bác sĩ, nha sĩ, luật sư mới đóng thuế nhiều. Họ không thuộc loại tài phiệt.


Tại sao người giàu trở nên giàu có vì họ học về tài chánh. Trường học chỉ dạy đấu tranh, các giáo sư kêu gọi bọn trọc phú bốc lộc công nhân, chuyển đổi giới tính để cảm thấy hạnh phúc. Nếu không có tiền thì giới nào cũng đói.

Lâu rồi mình có đọc tin tức về Seattle, một cô nghị viên thành phố gốc Ấn Độ, rất nhân bản, đưa ra dự luật bắt các thương nhân ở Seattle phải trả lương tối thiểu cho nhan viên là $15/ giờ. Thiên hạ hoan hô. Các tiểu thương đóng cửa. Có bà Ấn Độ khác than có 2 tiệm pizza, nay phải đóng một cửa tiệm. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt, dành dụm từ mấy chục năm qua từ khi sang Hoa Kỳ, mở được 2 tiệm pizza. Nhân viên hoan hô thì hôm sau bị sa thải vì chủ không có khả năng trả lương tối thiểu $15/ giờ. Giới trẻ muốn đi làm kiếm thêm tiền cũng không được mướn. Xem như bà nghị viên chặt cầu, không cho giới trẻ đi làm thêm để hiểu về tài chánh. Chính phủ sẽ nuôi, đánh thuế thằng khác. Hoan hô xã hội chủ nghĩa. Gần đây, mình có xem video, bà nghị viên này nối gì đó, một số đông người Mỹ đến la hét, phản đối.

Trong chuyên đi chơi vừa qua, có chị bạn từ Seattle bay xuống đi chơi chung, kể là ra đường nay ở Seattle dân vô gia cư đầy đường mà chính phủ không làm gì cả. Đi chơi thì thấy tin ông thống đốc tiểu bang Florida, chở mấy chục người di dân bất hợp pháp lên vùng của giới thượng lưu Dân Chủ, nơi Obama, Clinton đều mua nhà với Kennedy,.. 2 ngày sau, là họ kêu cảnh vệ quốc gia tống cổ mấy người này vào trại lính ở Boston. Anh ngồi trong lâu đài, nói vơ nói vượn về xã hội công bằng nhưng người nghèo đến trước nhà anh thì kêu chó đuổi đi. Hai đảng chơi nhau để hốt phiếu trong cuộc bầu cử tới chớ họ cũng chả thương gì người nghèo.

Hôm trước, đọc tin tức thì được biết các giáo chức kêu gọi phải có chương trình dạy con nít ở lớp mầm non về giới tính khiến mình ngất ngư con tàu đi. Đáng lẻ họ nên yêu cầu chính phủ Cali, thành lập các chương trình giảng dạy về tài chánh căn bản tại học đường.

Có hai loại giáo dục; một là học để kiếm cái nghề chuyên môn để kiếm tiền sống và một học về tài chánh để giữ được tiền và phát huy, nhồi tiền, đầu tư. Vấn đề là dạy môn tài chánh thì người Mỹ sẽ không trở thành khách tiêu dùng, mua đủ thứ, tiêu pha,…

Tại sao người nghèo càng ngày càng nghèo, người trung lưu càng ngày càng ngập lụt trong nợ nần. Đa số chúng ta học về tài chánh tại nhà qua cha mẹ. Trong trường, thầy cô cũng đói, phải dạy thêm. Mình nhớ có một ông thầy dạy pháp văn ở trường Trần Hưng Đạo kể khi xưa, đậu vào Phú Thọ và Văn KHoa nhưng cuối cùng chọn văn khoa vì nghĩ nhàn và lương bổng cao dưới thời ông NGô Đình Diệm. Ai ngờ đến thời kiệm ước, nên phải đi dạy thêm Văn Học và mấy trường khác để có thêm tiền. Lời của ông thầy này, ám ảnh cả cuộc đời mình.

Tại nhà, bố mẹ nghèo có thể dạy gì về tài chánh cho con ngoài khuyên con học cho giỏi. Vấn đề là học cho giỏi nhưng không được trang bị về tinh thần và hiểu biết về tài chánh. Mình biết hai ông bác sĩ mà mình phục khi mới sang Cali. Họ làm mỗi năm lên đến 1 triệu đô mà 30 năm khi họ về hưu, không có gì cả. Bạn bè thương, mua cho chiếc xe cũ để chạy, ở mướn căn hộ trong khu nghèo. Lý do là họ chỉ được dạy về chuyên môn nhưng tài chánh căn bản thì không. Có lần mình đến phòng mạch, có bà vợ bác sĩ kêu: “lấy bác sĩ bi chừ lạ mạc em ơi” trong khi ông chồng đang khám bệnh mình. Chán Mớ Đời 

Mình khi xưa, cũng i tờ về tài chánh đến khi thằng con ra đời, mới thấy cần tiền mua sữa cho con nên mới đi làm thêm và trời đưa đẩy vào nghề mua nhà cho thuê nên phải đi học về tài chánh, luật lệ,..

Ngày nay, Hoa Kỳ bị te tua do được điều hành bởi các chính trị gia, không có khái niệm về tài chánh và tham nhũng. Tuần vừa qua, báo NYT có nói về các đại biểu làm được tiền, qua insider trading. Khi họp về chiến lược của Hoa Kỳ với các công ty mỹ, họ biết trước nên bán hay mua cổ phiếu của các công ty.


Xem bài này thì mới hiểu vì sao các chính trị gia chửi bới nhau để làm giàu. Họ được báo trước nên có thể mua rồi bán. Mỗi tháng chơi 1 cú như vậy là giàu to như bà Pelosi, không đi làm từ mấy chục năm nay ở quốc hội, có tài sản lên đến 680 triệu đô la.

Cứ tưởng tượng tất cả mọi học sinh tại Hoa Kỳ đều được giảng dạy về tài chánh căn bản 1 giờ cho mỗi tuần thì khi tốt nghiệp trung học, tất cả học sinh sẽ hiểu không nên tiêu xài hoang phí. Nên mua những gì làm ra lợi nhuận.

Khi mình còn nhỏ, đi chợ, thích cái gì, muốn mua, bố mẹ mình kêu đắt tiền. Sau này, mình mua nhà cho thuê, kêu căn A là để sau này cho thằng con học đại học, căn B là để trả tiền cho con gái đi học, căn C để gia đình đi nghỉ hè hằng năm, căn Đ là để gửi tiền chăm sóc bố mẹ hàng tháng,… mẹ mình cần tiền để cho  mấy người con thì mình xem trong quỹ căn nhà dành cho bố mẹ, rồi gửi thế thôi. Đồng chí gái cần mua gì cho bên vợ thì cũng trích từ quỹ này ra.

Mẹ mình buôn bán ở chợ, làm ra tiền nhưng không biết cách đầu tư ngoài các vụ chơi hụi hay số Đề nên hay bị thiên hạ giựt hụi. Nếu mẹ mình dùng tiền làm ra để mua nhà cho thuê thì sẽ không có nạn bị giựt hụi đều đều. An ủi là sau 75, có nhà là Việt Cộng tóm hết. Mình nghe kể ông Võ Quang Tiềm, làm ăn chắt chiu, đến khi 1940, thiên hạ chạy giặc vì nghe theo lời Việt Mình, bán nhà rẻ nên ông Tiềm bỏ tiền ra mua nhà rẻ. Sau chiến tranh, thiên hạ hồi cư thì phải mướn nhà của ông Tiềm nên ông ta giàu to.

Mình nhớ ông Tiềm người gầy gầy, móm móm, nói ngọng nên mình không hiểu khi ông ta hỏi nhưng mình ngưỡng mộ ông từ bé. Hình ảnh thứ hai gây ảnh hưởng trong đời mình, là một hôm dì Thương, con bà Phúng 11 Duy Tân, kêu mình đi với dì, đến một cửa tiệm ở đường Nguyễn Biểu, thấy một bà tàu, đưa tiền cho dì. Dì nói là lấy tiền thuê nhà khiến mình mê có nhà cho thuê từ đó. Hai người trong họ ngoại của mình ở Đà Lạt, đã có ảnh hưởng về cuộc đời mình; ông Tiềm và dì Thương đi lấy tiền nhà.

Còn tiếp


Nguyễn Hoàng Sơn 

Từ Sàigòn đến Kabul

 Mấy ngày nay, truyền thông rao tin Ả Phú Hãn rơi vào tay đoàn quân Taliban sau khi ông Biden ra lệnh triệt thoái quân đội mỹ. Người ta so sánh với Kabul và Sàigòn rồi lên án Hoa Kỳ đã bỏ rơi đồng minh. Khi mỹ rút lui, thường các chế độ thường được báo chí gọi là “ngụy”, nô lệ cho tư bản mỹ đều được thay thế bởi một chế độ độc tài chuyên chế, tắm máu, chống mỹ như Trung Cộng năm 1949, Hà Nội năm 1975, và Ba Tư năm 1979,…

Chúng ta thường thấy sau khi quân đội Hoa Kỳ rút lui thì các kẻ thù của Mỹ lại xoay qua đánh nhau như Liên Xô và Trung Cộng vào những năm 1960 ở biên giới, kéo dài đến khi chiến tranh lạnh kết thúc. Năm 1974, ông vua Haile Selasssie, của xứ Ethiopia, đồng minh của Hoa Kỳ bị lật đổ để thay thế vào đó một chế độ marxist thân Liên Xô, lại choảng nhau với một chế độ thân Liên Xô khác là Somalia, cuối cùng Somalia lại chạy về với Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Đông Dương vào năm 1973, và các đoàn quân Marxist tiến chiếm Việt Nam Cộng Hoà, Campuchia, Lào vào năm 1975 rồi nhóm cộng sản thân Liên Xô, Hà Nội lại đánh nhóm cộng sản thân tàu Khờ Me Đỏ. Sau đó Trung Cộng cho quân tràn sang biên giới đánh Hà Nội để biểu dương tình hữu nghị anh em cộng sản.

Khi ông Shah, vua Ba-Tư thân mỹ, đúng hơn được mỹ đặt lên ngôi, sau khi CIA giúp lật đỗ chính quyền dân sự Mozhadeh, do dân bầu theo bầu cử dân chủ, rồi tuyên bố quốc sản hoá các giếng dầu của Anh Quốc nên các công ty dầu hỏa phải lật đổ chính quyền Mosaddegh vì quyền lợi của họ. Năm 1979, ông vua này bị lật đổ bởi nhóm hồi giáo, sau đó lại đánh nhau với Iraq của Sadam Hussein. Sau này, Hoa Kỳ chiếm đóng thì nhóm Shia (thiểu số ở Iraq) lên nắm chính quyền, thân Ba Tư (cũng Shia). Năm 2011, Hoa Kỳ triệt thoái từ từ quân đội khỏi Iraq thì nhóm Sunni làm loạn, đánh nhau tơi bời hoa lá dưới dạng Islamic State. 

Nay Taliban trở lại nắm quyền thì các nước lân cận hơi lo. Trung Cộng thì lo họ ủng hộ nhóm hồi giáo Uighur mà gần đây, báo chí nói hơi nhiều hơn trước, chắc để chuẩn bị tâm lý người Mỹ. Pakistan cũng lo vì Taliban đang thoả hiệp với Ấn Độ, kẻ thù của họ. BA Tư tương tự cũng lo. Nga Sô cũng lo sợ vùng Trung-Á của họ.

Mình không rành chính trị nên tự hỏi có phải đây là lá cờ của Hoa Kỳ để các đối thủ của Hoa Kỳ phải đối địch với nhau như trước đây, đã từng xảy ra như tại Đông Dương, Trung Đông,.. mình chỉ hiểu một điều là vùng Trung Đông có dầu hoả, rất quan trọng cho nền kinh tế của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bị khủng hoảng dầu lửa một lần năm 1973 nên họ sẽ không bao giờ muốn bị lần thứ 2.

 Họ đem quân đánh chiếm Iraq, Á Phủ HÃn chỉ là cái cớ để diệt Bin LAden. Ngay chính cựu tổng tư lệnh của NATO, tướng Wesley Clark tuyên bố, khi được triệu hồi về Ngũ Giác Đài họp sau vụ tấn công ở New York, ông được cho thấy các chương trình chuẩn bị đánh 8 nước tại Trung Đông. Nay tính lại thì họ đã danh vào 7 nước ơn trung đồng, ngoại trừ Ba-Tw, có lẻ vì sợ xứ này sử dụng bom nguyên tử. Bây giờ họ rút lui để anh em hàng xóm đánh nhau chí choé giúp Do Thái được yên ổn làm giàu, chiếm đất của người Palestine. Xong om


Theo những tin tức mình đọc thì các nhân viên trong chính phủ Kabul thân mỹ, đa số là những người từng sinh sống, học tại Hoa Kỳ, hay chạy sang Hoa Kỳ khi Liên Xô tiến vào Kabul. Họ thấm nhuần chút gì về tự do dân chủ nên muốn áp đặt tại quê hương của họ với một văn hoá từ hơn mấy nghìn năm, rất khó thực hiện.

Nhớ dạo mình học thạc sĩ về môn phát triển đệ tam thế giới ở Thuỵ Sĩ. Mình có làm luận án về sự canh Tân Nhật Bản dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng. Dạo ấy người Nhật không cho lớp trẻ du học, kiểu như mình mới đậu tú tài đi tây. Họ mướn thầy ngoại quốc qua Nhật Bản để dạy cho sinh viên họ, rồi áp dụng những gì có sẵn tại Nhật Bản để phát triển. Họ chỉ cho những kỹ sư lớn tuổi, có kinh nghiệm ra nước ngoại học tập, để giúp Nhật Bản phát triển. Người lớn tuổi, có kinh nghiệm sẽ hiểu nước Nhật cần cái gì còn giới trẻ đi học thì chả biết gì hiện tình Nhật Bản, sẽ đem về hoàn toàn phiên bản học được từ nước ngoài, sẽ không áp dụng được cho Nhật Bản.

Mình có kể về Việt kiều yÊu Nước, du học Hoa Kỳ, các nước tây phương, thường rất trẻ, mới xong tú tài, dễ bị ảnh hưởng của nền văn hoá, chính trị của nước sở tại. Tây có 25% cử tri bầu cho đảng cộng sản thì tất nhiên người Việt học tập tại đây cũng sẽ bị ảnh hưởng chính trị và theo cộng sản. Họ đi lúc mới đậu tú tài thậm chí lúc học trung học nên không hiểu về hiện tình nước Việt Nam nên chống đối chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Giới học xong, không muốn về nước vì sợ đi quân dịch nên càng chống đối để có cớ được các nước tây phương cho ở lại.

Mấy người học xong về lại Việt Nam thì có nhiều nhóm. người Việt mình có tính “bảo hoàng hơn vua”, mình đi khắp âu châu, gặp người Việt sinh sống tại đây, đều khen xứ họ định cư còn chê các nước khác. Nhóm học ở tây về thì kêu tây là nhất, nhóm ở Hoa Kỳ về thì cho Hoa Kỳ là nhất nên choảng nhau, muốn phát triển, làm việc theo kiểu mỹ,… Mình nhớ hồi nhỏ, ông cụ làm công chức, trưa về nhà ăn cơm rồi ngủ trưa đến 2 giờ chiều mới có xe đến rước đi làm lại. Sau này, ông Hoàng Đức Nhã, ông Nguyễn Tấn Hưng, tốt nghiệp từ Hoa Kỳ về làm cố vấn cho ông Thiệu, kêu làm việc theo kiểu mỹ, nghỉ trưa có một tiếng. Thế là ông cụ phải bới cơm trưa vào sở. Sau một thời gian thì lại bỏ vụ này, cho phép về nhà ngủ trưa như thời tây. Chán Mớ Đời 

Ông Nguyễn Tất Thành, viết đơn xin thực dân cho theo học trường thuộc địa nhưng không được chấp nhận như ông Trần Trọng Kim, buồn đời ông xin giúp việc trên 1 chiếc tàu đi Tây. Sang Tây, đi làm nhân công, ông bị ảnh hưởng của nhóm tây cộng sản nên gia nhập, được gửi sang Liên Xô để được huấn luyện rồi gửi về Việt Nam hoạt động. Theo tài liệu mình đọc thì ông NGuyễn Tất Thành được giao một số tiền lớn, nếu đổi ra tiền ngày nay lên đến 4-5 triệu đôla để về hoạt động tại Việt Nam hay biên giới Tàu.


Ông Võ Nguyên Giáp cũng học chương trình Tây nên mê Napoleon, nghe kể ông đi dạy, say sưa kể về các trận đánh của Napoleon. Theo ông VŨ Quốc Thúc, đồng môn của ông, kể lại là ông Giáp rất giỏi nhưng hơi kiêu căng nên ông thầy tây ghét đánh rớt nên không được đi tây học luật như hai anh em ông. Buồn đời, ông Giáp mới tham gia kháng chiến. Có thể chính quyền thực dân thanh lọc các thành phần giỏi, thông minh, có tinh thần chống đối Pháp quốc nên ra lệnh cho thầy giáo là đánh rớt để trư hậu hoạn. Nếu không có liên xô và Trung Cộng giúp đỡ thì có lẻ trận Điện Biên Phủ không bao giờ xảy ra.

Giáo dục thời tây, được xem rất chọn lọc, họ chỉ muốn đào tạo những người làm culi cho họ, nghe, vâng lời họ. Không muốn đào tạo người giỏi, đến thời Việt Nam Cộng Hoà, thi cử cũng tiếp tục chế độ của Tây, chỉ có 30% xong tú tài. Lên đại học, thì chỉ có 10% vào các trường lớn như Phú Thọ,…còn thì học Văn Khoa hay sư phạm.

Quá trình xây dựng nền dân chủ rất cần nhiều thời gian. Ngay tại Hoa Kỳ, đã mất hơn 200 năm mới bãi bỏ  nô lệ, và sau đó phải đợi đến cái chết của ông mục sư Martin Luther King Jr., mới có luật được ra chống nạn kỳ thị chủng tộc. Người da màu được đi chung xe buýt công cộng, học chung trường. Trong khi đó họ lại đòi thực hiện một chế độ dân chủ trong một văn hoá xa lạ về dân chủ tự do.

Trên thực tế, chúng ta thấy Hoa Kỳ bảo kê các chế độ quân phiệt ở miền Nam Mỹ châu. Ba Tư bầu một ông thủ tướng theo tinh thần dân chủ, theo nguyện vọng của số đông người Ba Tư. Ông thủ tướng này phạm cái lỗi là nghe lời, bảo vệ quyền lợi người Ba Tư nên quốc hữu hoá các mõ dầu hoả, kêu đây là tài nguyên quốc gia.

Thế là CIA hỗ trợ mấy ông tướng lật đổ chế độ dân chủ và lập lên ông vua. Ông này muốn sống sung sướng giàu sang, không phải trốn ở hải ngoại như trước cuộc bầu cử thì phải để Hoa Kỳ và Anh quốc lấy dầu hoả của nước mình, bán với giá cắt cổ dân mình. Cai trị với một lực lượng công an tàn ác đến khi một ông Iman, lưu vong tại pháp, kêu gọi xuống đường chống đối ông vua.

Vua sợ quá, bỏ chạy ra nước ngoài, đưa ông Iman về nước, lại càng làm khổ dân tình hơn xưa. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Chuyện thường ngày

Đi Thổ Nhĩ Kỳ, mình có dịp đọc thêm về sự suy tàn của các đế chế như La Mã tại vùng này, sau đó đế chế Ottoman, đế chế Áo-Hung rồi đến đế chế Anh quốc. Đế chế nào cũng có sự kết thúc vì hậu bối đã đi khác con đường mà các tiền bối họ đã khai phá, thành lập đế quốc. 

Nói chuyện với dân bản địa, thấy họ đang kinh qua cuộc khủng hoảng kinh tế mà lạm phát lên đến 72%, hối đoái của họ giảm 25% so với tiền mỹ kim. Vấn đề là Hoa Kỳ cũng đang trên đường của Thổ Nhĩ Kỳ và Á Căn Đình.

Nhà cầm quyền hiểu vấn nạn này nên phải định hướng xã hội, qua các cuộc đấu tranh kỳ thị chủng tộc. Khi xưa, 2 ông Karl Marx và Hegel viết bản tuyên ngôn cộng sản, đưa ra một ý thức hệ, tôn giáo khác để thay thế cho thiên chúa giáo, tư thông với kẻ cầm quyền. Kêu gào đấu tranh giai cấp công nhân thợ thuyền với kẻ trưởng giả, chủ ông, bốc lột nhân công.

Ngày nay, họ vẫn dùng chiêu thức này, kêu gào sự bình đẳng giới tính, kỳ thị chủng tộc. Các giáo chức đề nghị dạy con nít ở lớp mầm non về giới tính, cấy vào đầu chúng tinh thần đấu tranh nam nữ, lại cái lại đực, để biến thành những con người cách mạng sau này. 

Cali kêu là vào năm 2035, sẽ cấm bán các loại xe chạy bằng xăng, các chuyên gia cho biết 13 năm nữa năng lượng xanh chỉ có thể cung cấp cho dân Cali được 12% số lượng người Mỹ tại Cali dùng.

Cứ lâu lâu một ông cảnh sát da trắng bắn chết một ông mỹ đen, các tổ chức chính trị kêu gọi biểu tình xung đột đủ trò nhưng khi ông mỹ trắng bị bắn chết thì không thấy báo chí, truyền thông nhắc đến. Họ thay đổi cuộc đấu tranh giai cấp công nhân-chủ tớ thành cuộc đấu tranh màu da, chủng tộc. 

Mỹ trắng đánh đập tấn công người da vàng thì báo chí ít nói đến, còn đụng tới da đen là mệt. Cho thấy tiếng nói chính trị của người da vàng còn rất yếu trong xã hội hợp chủng quốc. Chúng ta chỉ dạy con chúng ta học y khoa để kiếm tiền nhưng quên chỉ có chính trị mới bảo vệ quyền lợi của chúng ta nhất là thế hệ con em chúng ta mai sau. 

Trong thời gian đệ nhị thế chiến, chính phủ Hoa Kỳ bắt giam các gia đình người nhật trong các trại tập trung, đa số có quốc tịch Hoa Kỳ. Họ chiếm đất của họ sau này người Mỹ da trắng chiếm lấy, hoá ra có những mõ dầu. Năm ngoái mình đi bộ ở vùng Palo Verde, Cali. Vào trong một viện bảo tàng của khu vực này mới khám phá ra đây là đát của các nông dân gốc Nhật Bản, bị bắt rồi sau đó đất đai của họ bị chiếm hết. Nay là đất vàng. Gần đây, có một gia đình da đen, kiện lấy lại đất của gia đình họ ở vùng Los Angeles.


Cộng đồng nào cũng có bác sĩ, y sĩ ăn gian bảo hiểm, medicare,… nhưng tại sao, chính phủ nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Lý do là chúng ta không có tiếng nói chính trị nên họ đánh cộng đồng người Việt để răn đe các cộng đồng khác. Đọc tài liệu về mấy vụ này mới thấy cộng đồng người Việt không có tiếng nói chính trị.

Từ khi mình có Medicare, đi bác sĩ, chúng bắt mình đi cứ 3 tháng một lần. Chúng cứ nhắn tin kêu phải gọi lại để lấy hẹn để thử nghiệm bú xua la mua. Lần chót mình gặp bác sĩ, mình nói năm sau gặp lại nhưng chúng cứ cho người của nhà thương, tổ hợp y tế gọi mình hoài vì để làm tiền, tha hồ chặt chém quỹ y tế nhà nước. Thấy đường, mỡ gì của mình đều bình thường, chúng kêu phải phòng ngừa, phải uống thuốc. Mình kêu uống, chết bỏ khiến bác sĩ Chán Mớ Đời. Tại sao các công ty bảo hiểm không nhắm đến các tổ hợp y tế này vì quyền lực chính trị của họ cao tỏng khi mấy ông bác sĩ gốc việt ở Bolsa, lấy tiền ít hơn đám da trắng bị còng đầu.

Từ 1989, khi đế chế Liên-Xô bị sụp đỗ, Hoa Kỳ được xem là bá chủ toàn cầu. Khắp mọi nơi, người ta ca tụng Giấc Mơ Hoa Kỳ. Chúng ta đã trải qua hơn 30 năm thịnh vượng chưa từng thấy của lịch sử Hoa Kỳ. Nhà nhà, mỗi phòng một máy truyền hình, ai nấy đều có điện thoại cầm tay, máy điện toán cá nhân. Lý do kinh tế được toàn cầu hoá, một người ở bên Trung Cộng, thức đêm dậy sớm để hoàn thành một cái điện thoại cho người Mỹ hay âu châu tiêu dùng. Một người công nhân ở Việt Nam, Bangladesh thức sớm ngủ trễ, làm tăng ca để may cái áo hay cái quần cho Tây Đầm bận. 

Vấn đề là Hoa Kỳ có đi theo vết xe của của các đế chế trước đây, và nếu có thì ngày suy tàn ấy sẽ đến lúc nào. Thường chúng ta chỉ biết khi đã xẩy ra hay nhìn lại lịch sử mới định vị được thời điểm.

Ngày tàn của một đế chế đều do các nước khác, muốn chiếm địa vị của đế chế. Ta thấy Trung Cộng đang tìm cách lấn lướt Hoa Kỳ. Họ có những chương trình như bán rẻ ma tuý cho hệ thống buôn bán ma tuý của Mễ tại Hoa Kỳ và âu châu để đầu độc giới trẻ tây phương như trước đây Liên Xô đã từng làm trong thời chiến tranh lạnh, hay Anh quốc và Pháp quốc đã từng làm tại các thuộc địa của họ để làm giàu.

Có hai điểm đáng chú ý đang xảy ra tại Hoa Kỳ: chính quyền Biden đã ngưng tất cả mọi hoạt động khai thác dầu hoả, các mõ dầu hoả đang hoạt động dưới thời Trump, bị ngưng lại hết khiến xăng nhớt lên giá.

1/ năng lượng: mình thấy dầu Diesel đắt hơn xăng, so với thời mình mới sang Hoa Kỳ nên tò mò, kiếm tài liệu đọc thì thất kinh. Lý do là mọi máy móc, xe tải,…đều chạy bằng dầu Diesel. Nếu dầu Diesel ngưng sản xuất, đưa ra thị trường thì mọi thứ đều ngưng động, tàu chở hàng không di chuyển. 


Mọi sản phẩm của người Mỹ cần như thực phẩm, vật liệu xây cất. Muốn có xi măng, chúng ta cần đốt các loại đá cần thiết để làm nát ra làm xi măng ở độ cao hơn 1,800 độ F. Muốn làm đường thì cần nhựa đường từ các mõ dầu hoả. Các chính sách đang được thực hiện bởi một tôn giáo mới ra lò. Bảo vệ môi trường.

Dầu dự trữ Diesel giảm rất thấp từ 30 năm qua, giá lại lên cung trăng khiến mọi thứ đều tăng theo. Mình nghe kể là vào năm 1972, các nước sản xuất dầu hoả ở trung đông, tức giận vì Hoa Kỳ giúp Do Thái đánh bại liên quân của họ nên cấm vận dầu hoả. Người ta kể là đoàn người trong xe, đợi cả mấy dậm đường để đỗ xăng. 

Giá xăng lên khủng và Hoa Kỳ phải kết thúc chiến tranh Việt Nam. Giá dầu thô lên 500%, khiến Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà bị lạm phát. Cũng giá tiền nhưng mua sắm vật liệu ít hơn trước đây, thiếu xăng dầu, súng đạn thì đánh đấm gì nữa. Trong khi đó Liên Xô tha hồ viện trợ, dầu xăng cho T54 của Việt Cộng tràn ngập các chiến trường tại miền Nam. Bộ đội vào nam đánh trận, chỉ cần đem theo vàng, đưa cho dân nằm vùng đi mua gạo, không cần tiếp vận lương thực qua Trường Sơn.

Thiếu tá Phong, chỉ huy trưởng đại đội trinh sát 302 khi xưa, cho biết, có lần đi hành quân tong Núi Voi, bắt được đâu 500,000 đô la của Việt Cộng. Mình đọc tài liệu của Hà Nội, có mấy phong kể về đổi tiền đô la để giúp mua lương thực,.. cho bộ đội ở chiến khu, đánh binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà. Chán Mớ Đời 

Mấy người nằm vùng như cô Ba Chỉ, tiệm Bình Lợi, có môn bài bán gạo, tiếp tế cho Việt Cộng. Mình bảo đảm 100% các tiệm bán gạo Đà Lạt khi xưa, có môn bài đều bán gạo cho Việt Cộng. Không bán thì chúng đặt mìn như cây xăng Ngã Ba Chùa. Mỹ viện trợ gạo cho Việt Nam Cộng Hoà, mấy ông lớn lấy bán ra ngoài thay vì phát cho dân, các tiệm bán gạo đem tiếp tế cho Việt Cộng. Hỏi sao không thua. Chán Mớ Đời 

Các chuyên gia cho biết nếu Diesel bị cắt thì trong vòng 3 ngày, kinh tế của Hoa Kỳ sẽ ngưng hoàn toàn. Xe vận tải không có diesel để chạy thì hàng hoá sẽ không đến siêu thị, mùa đông sẽ không có sưởi ấm. Các tàu bè chở hàng hoá sẽ ngưng tại bến hay ngoài khơi…. Dầu Diesel là nguồn năng lượng chính thức của kinh tế Hoa Kỳ. Điện cũng không sử dụng được. Người ta nói năng lượng xanh vào năm 2035, mà chính quyền Biden quy định, sẽ không sử dụng dầu hoả nữa, chỉ chiếm 12% tổng số lượng Hoa Kỳ sử dụng. Mấy quạt gió sẽ không hoạt động vào mùa đông khi tuyết phủ.

Mình nghe mấy chuyên gia kinh tế nên mua cổ phiếu các công ty dầu hoả trước khi ông Biden nhậm chức. Ông này chơi cha, theo tôn giáo mới Bảo Vệ Môi Trường, có một cô Jeanne d’ Arc mới tên Greta, 13 tuổi từ xứ Thuỵ Điển, kêu gào thần môi trường đã hiện ra, bảo cô ta phải cảnh báo nhân loại ngày tận vong.

Vấn đề là khi dầu khan hiếm, người Mỹ phải trả một gallon xăng giá $50 thì sẽ hiểu tâm trạng người Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Giá xăng ở Thổ Nhĩ Kỳ tương đương với Hoa Kỳ nhưng lương của nhân công Thổ Nhĩ Kỳ thấp hơn người mỹ đến 10 lần. Một người Thổ Nhĩ Kỳ nói với mình lương tôi mua được 5 gallon xăng còn ông mua được 50 gallon, khác hơn nhiều.

Khi nào giá xăng lên $50 thì bạo loạn xảy ra mạnh. Dạo này thấy họ tường trình vụ người Mỹ chạy vào quốc hội Hoa Kỳ, để làm gương cho những người sau này, tình hình lộn xộn không được bạo động cầm cờ bú xua la mua.


Người ta bắt đầu hỏi lý do cách giãn xã hội, vụ cô vít hay cấm cung luôn như ở Trung Cộng, Hoa Kỳ, âu châu vì sợ dân bạo loạn như dạo này các ông nông dân hoà Lan, bị cấm không được trồng hoa tu-líp bán cho thế giới. Lý do là bảo vệ môi trường.

Dạo này mình đọc sách báo và xem tin tức, phỏng vấn mấy ông trùm đầu tư. Lý do là ai nấy đều báo động, cuộc suy thoái sắp đến. Người Mỹ hay nói đừng bao giờ tiên đoán, hãy chuẩn bị. Mình đi qua 3 cuộc suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ nên cũng ớn, nhất là nay đã hưu trí, không còn thì giờ làm lại từ đầu.

Mình chuyển 401k của vợ qua Money market trước mấy ngày thị trường chứng khoán xuống te tua. Nay lên lại được một chút trước khi xuống tiếp. Mình đang bán một mảnh đất, do dự chưa biết làm cách nào, mua lại nhà cửa cho thuê để tránh thuế hay là cứ đóng thuế 33% rồi đợi sang năm hay 2 năm tới, ra mua lại như năm 2008.

Lý do là nếu mua bây giờ thì sang năm mất giá 50%, tệ lắm ở Cali là 30% như năm 1995. Mất giá 50% mà lại có số nợ lớn. Cứ bình tỉnh đợi 2 năm nữa ra mua giá rẻ và số nợ ít hơn. Trong khi đó cứ đi chơi với đồng chí gái cho khoẻ đời, bớt lo nghĩ.

Mình phải chuyển đổi 401k của vợ qua nhiều trương mục khác nhau vì lỡ có chuyện gì không bị dính chấu một nơi. FDIC chỉ trả có $250,000 mà có thể trong vòng 20 năm.

Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, Nhật Bản là số 1 thế giới. Thị trường chứng khoán của họ lên như điên. Hoàng cung của nhật hoàng được đánh giá hơn cả tiểu bang Cali. Du khách Nhật Bản đi khắp nơi, mua đủ thứ vì quá rẻ. 


Đùng một cái, không 1 phát súng lệnh báo hiệu cả. Thị trường chứng khoán, địa ốc của Nhật Bản banh ta lông, xuống giá đến 90% mà 33 năm sau vẫn chưa ngất đầu lên. Tin tức cho hay thị trường địa ốc, chứng khoán Hoa Kỳ cũng đang lăn theo vết đỗ của Nhật Bản 30 năm về trước, chỉ chưa biết đáp án sẽ đến lúc nào nên mình hơi lo.

Dạo này, tranh thủ mua và đọc tin tức về tài chính rất nhiều để tìm cách binh cho mai sau. Mình đụng trận suy thoái kinh tế ở Cali mấy lần nên hơi lo. Năm 2008, vừa bị thì Obama cho in tiền, cứu giúp mấy ngân hàng làm ăn bất chính nên kéo lại được nhưng Hoa Kỳ lại ngập lúc đầu. Nay covid họ in tiền ra như điên. 

Có ông Harry Dent Jr. Mà mình theo dõi, mua tài liệu của ông ta từ hơn 20 năm nay, ông ta chuyên về dân số. Dân số Hoa Kỳ nhất là giới babyboomers sinh từ năm 1946 đến 1964, phân nữa đã về hưu. Giới trẻ thì ít sinh đẻ nên thiếu dân số, không ai đi làm để đóng thuế nuôi đám già về hưu như mình.

Do đó, Nhật Bản là tiên phong, xem như hết thuốc chữa, sau đó đến Trung Cộng với chế độ 1 con, xem như tương lai là hết. Hoa Kỳ còn vớt vát chút xíu vì dân di dân lậu đẻ như gà. Âu châu thì quên đi vì không chịu đẻ. Muốn cân bằng dân số thì mỗi gia đình phải có tối thiểu 2.1 con mà ở Đức quốc chỉ có 1.1 , tương tự Ý Đại Lợi,… hôm nay, đại diện Ý Đại Lợi lên tiếng bỏ cấm vận Putin vì không muốn bị Putin cấm không bán khí đốt.

Các nước bắt đầu buôn bán, trao đổi không cần dùng mỹ kim thì Hoa Kỳ sẽ mất vị thế cường quốc số  một thế giới. Một cuộc suy thoái đến là ngọng, in tiền ra mà cả thế giới không dùng nữa, sẽ như Thổ Nhĩ Kỳ và Á Căn Đình.

Kinh tế rất quan trọng về dân số. Ngay Việt Nam, với chế độ trai hay gái chỉ 2 mà thôi, cũng đang bị vấn đề này. Khi xưa, đẻ một đàn con, về già ít ra có một hay đứa chăm sóc, còn nay hai đứa thì coi như ngọng. Có con về thăm là một niềm vui chớ khó mà mong đợi chúng giúp đỡ, chăm sóc. Thuế sẽ gia tăng để chính phủ nuôi người già,… (còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Bưu điện Đà Lạt

 Hôm trước xem lại vài hình ảnh Đà Lạt xưa, do Nguyễn Kính gửi, thấy tấm ảnh của ty bưu điện Đà Lạt nên nhớ đến lần đầu tiên vào đây với anh em thằng Nguyên. Dạo ấy, mình xin du học bên Tây, còn hắn thì xin đi Gia-nã-đại, như Hùng Con Cua vì có anh du học bên đó. Chờ đợi giấy tờ lâu nên mẹ nó bàn ra bưu điện gọi điện thoại nói thẳng cho anh Nam của nó, đang du học tại Ottawa.

Vào nhà nó, thấy hình ảnh anh của nó gửi về, để tóc dài vì không tiền hớt tóc dài lê thê tới đất. Kinh. Được cái là nhìn mấy tấm ảnh này, khiến mình và nó lại mê đi du học thay vì mê gái như đám học chung lớp. Chán Mớ Đời 

Hôm đó mình bò sang nhà nó vì mới đi Sàigòn về. Giấy tờ mình thì xong xuôi rồi, đã nộp hồ sơ ở nha Du Học, chỉ cần đợi nghị định, họ cho phép hay không. Cuộc đời mình xem như có cái số đi tây. Ông cậu họ mình bên tây gửi giấy tờ về Đà Lạt cho mình thì 2 ngày sau, bên tây sở bưu điện đình công đâu đến 6 tháng trời. Mình nghe nói nhiều người xin đi du học bên tây dạo ấy, lỡ chuyến tàu vì hồ sơ hết hạn là đâu tháng 8, hay tháng 9 năm 1974. Đi tây năm ấy đáng lẻ đông như quân Nguyên nhưng vì đình công bưu điện của tây nên hồ sơ xin du học đi Tây lại ít vì thiếu giấy tờ của đại học bên tây, chấp nhận,…vì bưu điện đình công.

Mẹ nó nhờ mình chở hai anh em hắn ra bưu điện để gọi điện thoại qua Gia-nã-đại.

Ty bưu điện Đà Lạt nằm đối diện nhà thờ Con Gà

Mình đèo hai anh em, đến ngã 4 Cường Để thì kêu một tên xuống, đi bộ qua đường vì cảnh sát đứng ở đó. Anh hắn kêu hắn còn trẻ nên xuống đi bộ qua, mình chạy lại đường Cường Để, đối diện quán Ninh Hoà, đợi. Sau đó thì theo đường BÀ Triệu chạy lên Hùng Vương, đến gần Hội Việt MỸ thì kêu thằng nguyên xuống đi bộ vì sắp qua ty cảnh sát, hay gọi lại hỏi giấy tờ.

Vào trong bưu điện, anh Việt nói gì với bà ngồi nơi quầy rồi trả tiền. Sau đó người ta gọi về tổng đài Sàigòn, cho số bên Gia-nã-đại để họ gọi. Nếu bên kia bắt điện thoại thì họ sẽ báo cho Đà Lạt biết và cắm mấy lỗ cắm để liên kết với đường dây Đà Lạt.

Hình xưa nhất mình có, thấy mấy ông tây cửi ngựa nơi địa điểm sau này là khách sạn Du Pac. Việc đầu tiên chính quyền thực dân, xây dựng Đà Lạt là ty bưu điện để có thể liên lạc với các thành phố khác và Pháp.

Đang ngồi đợi thì thằng Nguyên đi bộ vào, thở hòng hộc. Một lát sau thì bà ngồi ở quầy kêu anh Việt vào phòng 1. Đúng hơn là phòng bé tị để cái điện thoại, có cửa xếp mà thường thấy trong các xi nê cũ. Họ vào đấy nói chuyện, đóng cửa lại cho riêng tư, không như ngày nay, nói điện thoại di động cứ chửi địt mẹ tùm lum trong khi thiên hạ đang nhai cơm. Chán Mớ Đời 

Anh Việt nói cái gì, la rống, mình ở ngoài vẫn nghe, kêu giấy tờ làm mau mau, sắp hết hạn. Hoá ra là đang 2, 3 giờ sáng ở Gia-nã-đại, điện thoại dựng cổ ông Nam dậy nên ông ta còn mớ ngủ nên phải kêu thằng Nguyên chạy vào, nói lại thì mới tỉnh giấc mộng. 

Mình đoán là hình chụp từ nóc nhà thờ Con Gà xuống hồ Xuân Hương, thấy một phần ty Bưu Điện
Ty bưu điện chụp từ trên không, thấy tháp chuông nhà thờ Con Gà
Ảnh thời tây, nơi mình vào đây với hai anh em thằng Nguyên, để nghe họ nói điện thoại qua Gia-nã-đại.

Mình chở hai anh em về nhà, chả thấy ai nói gì cả. Có lẻ đang lơ mơ về cuộc đàm thoại với ông anh mấy năm không gặp hay là lần đầu tiên nói điện thoại. Về nhà mẹ hai anh em cứ hỏi, giọng con trai đầu ra sao, có thay đổi hay không. Mình thấy lạ sao bà Cao cứ hỏi hoài vụ này đến khi đi Tây thì mới hiểu tâm trạng của bác ấy.

Cả tuần sau, thằng Nguyên gặp mình là cứ nói chuyện vụ điện thoại khiến mình ganh tị. Nó kể nghe giọng ông anh bên trời Gia-nã-đại ra sao, nghe rỏ như đang đứng trước mặt, mình nhìn nó thèm thuồng, u chau u chau. Nó được nói chuyện điện thoại lầu đầu tiên còn mình thì chỉ thấy trong phim như anh em nó vào trong cái phòng nhỏ để la rống. Thủa ấy Đà Lạt cái mấy trăm số điện thoại nên chỉ có nhà giàu lắm, và các công sở mới có gắn điện thoại.

Sau đó mình mơ, sau này qua tây đi làm, cuối tháng, có tiền, gọi điện thoại về nhà thăm bà cụ. Ai ngờ Việt Cộng vô khiến nhà bay hết, suýt đi kinh tế mới vì đám nằm vùng. Mình lại mất liên lạc mấy năm trời, hai mươi năm sau mới trở lại Đà Lạt. Nhà mình còn te tua hơn thời đi tây, nói chi điện thoại. Chán Mớ Đời 

Năm đó học sinh Văn Học có tên chung trong nghị định được du học, gồm có: Hùng Con Cua, Nguyên, Mình và mấy chị em họ Chử. Nay thì có hai tên trong nhóm này đã qua đời. Mình biết được nha du học chấp thuận đơn của mình nhờ HÙng Con Cua. Hắn ở Sàigòn, ra nha du học thấy nghị định nên làm bản sao rồi gửi lên Đà Lạt cho mình. Một hôm tình cờ, một cô em nhỏ đưa cho mình lá thư cua thằng Hùng Con Cua, nói là ông đưa thư quăn qua khe cửa lọt dưới ghế Salon. May quá nếu không thì chả biết đã được chấp thuận đi tây. Sáng hôm sau, đi xe đò MInh Trung về Sàigòn làm sổ thông hành và ra toà đại sứ Pháp để làm chiếu khán.

Đến khi qua tây, mình mới nghe điện thoại lần đầu tiên. Tuần lễ đầu sang tây, mình ở trọ nhà ông cậu bà con, con của ông bà Phúng, nơi mẹ mình vô Đà Lạt làm ô sin. Ông cậu lấy vợ đầm, kêu mình để tập hội nhập vào đời sống, văn hoá tây thì nghe chuông điện thoại thì bắt lấy vì nhiều khi mợ kẹt lo mấy đứa con. 

Một hôm, điện thoại reo, mình chạy lại bắt, đưa ống nghe lên kêu A-nô. Bên kia nói một tràng tiếng Tây, mình ú ớ, kêu “Attendez” rồi gác máy xuống, chạy lại nói bà mợ có điện thoại. Bà mợ hỏi ai vậy mình ngọng lắc đầu. Bà mợ chạy lại thì kêu sao mày lại gác máy. Lần đầu tiên trong đời, nói điện thoại với tây đầm nên nghĩ phải lịch sự, gác máy lại như trong xì Lê ma. Chán Mớ Đời 

Mình có một ông cậu em chú bác ruột với mẹ mình, làm cho CIA, mỗi lần cậu đến nhà mình thì chạy chiếc xe Goebel, có máy truyền tin với cái ăng teng cao dài. Một hôm, cậu đến rồi đi đâu với ông cụ mình, đem cái máy truyền tin vào trong nhà. Mấy anh em xúm lại xem cái máy lạ, lâu lâu nghe rè rè, rè rè. Bổng nhiên, máy có tiếng người gọi, kiểu copy copy. Mình đứng khoanh tay kêu dạ cậu con đi đâu rồi. Cái máy mất dậy cứ gọi hoài, copy copy khiến mình tưởng bên kia đầu dây không nghe nên rống lên cậu con đi rồi. Cuối cùng cậu mình về, trả lời. Hoá ra phải lấy cái ống nghe ra rồi bóp nó để nói rồi nhã ra để nghe. Chán Mớ Đời 

Ông cậu này trước 30/4 tự tử. CIA hẹn đón ở địa điểm để rước đi, cậu về nhà để đem vợ đi. Khám phá ra bà mợ là cán bộ nằm vùng nên tự tử chết. Chán Mớ Đời  

Tây đầm thấy mình, không cười chê như người miền nam chê bộ đội, đi bộ vô nam, thấy cái chi hay, đội về miền bắc. Mình gốc nông dân nên ngu lâu dốt sớm. Hôm trước thấy hình tiệm Givral ở Sàigòn. Hôm nào buồn đời, mình kể dân nông như mình về Sàigòn, vào tiệm Givral lần đầu tiên vì đọc Dung Sàigòn, có kể mấy chị em bà ta vào đây. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đi học với con

Cuối tuần này lễ lao động Hoa Kỳ, hai bố con đi học khoá tài chánh căn bản. Khoá này mình học nhiều lần nên mụ vợ kêu mình răng mà ngu rứa, học chi mà học hoài, tốn tiền. Chán Mớ Đời 

Ngày xưa mình đi học nhiều lắm, cuối tuần là đi học, bay vòng vòng qua bên Atlanta, Florida, tầm sư học đạo nên mụ vợ Chán Mớ Đời, chửi hoài. Nhiều khi đến nhà bạn, thấy vợ người ta học nấu món nhậu để chồng mời bạn bè đến nhậu. Mình thì không biết nhậu, chỉ thích đi học lại bị chửi. Lý do là mình không thích đi dự sinh Nhật vớ vẩn của con thiên hạ mà mình không quen biết, hay mấy bà già ông già như mình.  Chán Mớ Đời 

Thằng con, mình đã dẫn nó đi học khoá này năm lớp 11 nhưng lúc đó nó chới với, không lơ mơ gì cả, cũng ngu như bố. Năm ngoái thì mình kêu nó đi học lại khoá này, nó hiểu được chút nào vì đã đi làm nhưng mình thấy nó hơi sao lãng nên kêu năm nay đi học với bố lại.
Bạn bè và con cái đi học về khoá căn bản về tài chánh. Ông mập bên trái là kỹ sư nhưng sau này bỏ nghề mua nhà và đất giàu to ở Idaho, còn ông ngồi xe lăn mình gọi là Rich Dad, học chưa xong trung học, đi lính về, bán khoai tây ngoài đường rồi từ từ mua luôn mấy vựa khoai tây ở Idaho, mua nhà cho thuê. Nay 88 tuổi, bị ngã mấy năm trước, nay đi đứng khó khăn. Ông ta kêu mình đến nhà tuần tới, ông ta chỉ cho mấy nhà của ông ta, có lẻ ông ta muốn bán lại cho mình. Lý do mình mới bán một căn nhà và 4 căn hộ trên 5 mẫu đất, cần mua nhà khác nếu không sẽ bị đóng thuế 33%. Ai có nhà muốn bán ở miền nam Cali thì cho em hay. Em chỉ còn 45 ngày để mua.

Vào lớp thì gặp mấy tên bạn lâu năm, cũng dẫn con đi học. Con chúng cũng lớ mớ như con mình. Mình ngày xưa, chả để ý đến tiền bạc đến khi thằng con đầu lòng ra đời, mới khám phá ra cần tiền mua sữa và tả cho con nên phải đi làm thêm Job thứ 2. Loay hoay sao lọt vào nghề mua nhà cho thuê.

Thằng con chào ông nội giàu. Mình được ông này thương, dạy nghề. Cứ mình tìm ra được căn nhà nào thì gọi ông ta, ông ta bàn có nên hay không mua và thương lượng ra sao. Nay mình có một tên gốc đại hàn, theo học nghề mình. Bà vợ hôm qua nhớ 20 năm về trước, dọn nhà, cho nó bộ tự điển bách khoa cũ.

Mình chỉ muốn có đủ tiền mua sữa và tả cho con, ai ngờ đã thay đổi cuộc đời của mình. Thằng con, hỏi mình hôm qua, là mấy căn hộ mình mới bán là Best deal của mình? Vì mình mua giá 1 triệu, không có tiền, chủ nhà cho vay 1 triệu, nay bán được 2.5 triệu sau 5 năm. Nếu không mua lại nhà thì mình đóng thuế nữa triệu nên đang lo cháy đít để mua nhà khác. Nói như mẹ mình khi xưa, lấy nước lã làm nên hồ.

Mình nói không. Best deal là lấy được đồng chí gái. Lấy vợ như mua vé số, may mắn thì gặp một đồng chí gái tốt, lo lắng, hà tiện, làm ăn. Gặp cái xui thì lấy cô vợ chỉ lo mua sắm là khốn nạn cả đời, không bao giờ khá. Về nhà cứ khen chồng người ta rồi kêu số mình là con rệp, vô Phước này nọ.

Đã biết vô Phước thì phải tích đức, thay vì đi mua sắm quên đời.

Lớp này mình học cũng 5 lần rồi từ 20 năm qua. Mỗi lần đi, lại khám phá ra một điều khác mình chưa giác ngộ cách mạng. Lớp dạy về các loại thuế như hôm qua, loại nào đóng bao nhiêu phần trăm lợi tức, loại nào ít hơn. Thằng con nói là biết mua nhà cho thuê là đóng thuế ít nhất. Hôm nay sẽ sang phần đầu tư, để dành tiền,…

Năm này, nó chơi thị trường chứng khoán, mình và mẹ nó khuyên nhưng không nghe. Nó bỏ ra $1,000 rồi nhồi lên được gần $20,000. Hồ hởi phấn khởi nó đánh lớn, banh ta lông hết. Mình phải để nó kinh qua mới hiểu còn giải thích thì nó không hiểu. Mình chỉ nó mình mua cái gì và bán cái gì nhưng nó nghĩ mình già rồi, lẩm cẩm. Mình giải thích là khi xưa, bỏ ra $4,000 để đi học về mua cổ phiếu thị trường chứng khoán nhưng nó nghĩ nó thông minh hơn bố. Mình thì ai nhìn cũng nghĩ mình ngu, bần cố nông, hỏi bạn học khi xưa hay thầy cô dạy mình.

Mình đưa nó mật mã để đọc các tài liệu mình mua nói về cổ phiếu, Bitcoin để đọc thêm nhưng không thấy nó đọc. Nó nghĩ nó giỏi hơn mình. Nó không hiểu là tài liệu đọc miên phí trên mạng là đều do các công ty bựa ra để bán cổ phiếu của họ. Phải mua tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia. Họ đâu có cho đọc miễn phí đâu. Nói chung thì 10 công ty họ nói nên đầu tư thì đúng độ 7 công ty. Đủ lấy vốn.

Khi mình mua Zoom rồi khi công ty này lên đâu gần $400 thì mình bán, tương tự Shopify, anh bạn kêu mình mua đâu $180, 2 năm sau, anh ta gọi điện thoại hỏi mình còn không. Mình nói hai năm nay không để ý tới. Về nhà mở ra xem thấy lên hơn $1000 nên bán. Mình nói thằng con là nên ăn non, đừng có tham. Trời cho tới đó là cứ lấy. Bây giờ Shopify xuống te tua, Zoom cũng lè è.

Cái xui cho thằng con là muốn chứng tỏ nó giỏi hơn bố nó nên phải để nó kinh qua các hệ luỵ rồi mới giác ngộ cách mạng. Mình thì tìm mấy người như ông Rich Dad của mình học nghề. Họ chỉ cho mình những sai lầm của họ khi xưa, không có ai dạy hay cố vấn. Tại sao phải kinh qua các sai lầm khi có người cố vấn, chỉ bảo miễn phí.

Đi học tài chánh, mình giới thiệu nó mấy tên bạn, hy vọng chúng nói chuyện để vỡ cái đầu thằng con ra. Ai ngờ chúng kêu thằng con nên học nghề bố mày. Nó lại càng muốn tránh xa, dù nói là đa số mấy người ở đây, đều nể bố là sao. Chán Mớ Đời 

Bạn đầu tư thì khác với những người mình quen thường. Mỗi tháng hay có nhóm mỗi tuần, mình đi ăn cơm trưa hay ăn sáng. Chúng có deal gì, có tin tức gì cho biết, mua được cái gì thì ai nấy đều chúc mừng. Thứ nhất là cả đám học được thêm một cách mua nhà, thứ hai là cảm ơn người bạn đã chia sẻ. Có tên bạn mà mỗi tháng mình đi ăn cơm với nó, là mình bị nó cười. Lý do là cách đây hơn 10 năm, nó kêu mình đúng hơn cả đám là nên mua Bitcoin. Cả đám nhìn nó như bò đội nón, chỉ quen mua nhà cho thuê mà tên này cứ nói mấy chuyện cỏi trên. Mình hụt vụ bitcoin, nay tài liệu mình đọc thì nên đợi cho thị trường chứng khoán banh ta lông đã rồi cuối năm sau,nhảy vào bitcoin và vàng. Thật ra mình có mua nhưng ít, để tìm hiểu thêm về Ethereum, Solana,… khi thị trường chứng khoán, địa ốc banh ta lông rồi tính sau.

Còn mấy người bạn thường khác thì không nên nói về đầu tư vì họ chỉ nghe ai nói rồi kể lại hay đọc báo. Mình thì không tin báo chí tài chánh đọc miễn phí. Lý do mình bỏ $4,000 đi học về thị trường chứng khoán. Câu đầu tiên ông mỹ giải thích là bon giàu lũng đoạn thị trường. Lấy thí dụ, ông Warren Buffett muốn bán cái gì thì cho phép đài truyền hình phỏng vấn. Phóng viên hỏi mua cái gì, ông ta trả lời thí dụ bạc đi. Thế là hôm sau thiên hạ ùn ùn đi mau bạc, tỏng khi ông ta bán bạc, kiếm khẩm. Đó là lòi khuyên hay nhất giá $4,000.

Nếu nói thì họ sẽ ganh tỵ, mất bạn. Đi Party mình ít nói lắm, chỉ cắm cuối chánh niệm ăn rồi đợi khi nào đồng chí gái kêu về. Bạn mình gặp thường xuyên thì đồng chí gái không thích giao lưu vì toàn là già, chỉ nói chuyện về đầu tư.

Gặp mấy tên bạn, đem con đi học. Hoá ra chúng cũng như mình, muốn nhét vào đầu con chúng những căn bản về tài chánh hầu tạo căn bản về tài chánh giúp chúng trong tương lai. Người Mỹ đi làm, trung bình 5 tháng đầu trong năm để đóng thuế cho Uncle Sam, còn lại 6,7 tháng sau là tiền cho mình sống. Do đó phải hiểu về thuế vụ, đầu tư, cái nào miễn thuế, cái nào trả thuế sau,… không có cái vốn này thì chịu. Mình phải đợi đến năm 40 tuổi mới khám phá ra vấn đề này, trong khi con mình mà hiểu được ở tuổi 27 thì chúng sẽ khá hơn. Vấn đề là chúng có tự kỹ luật để làm theo. Chỉ cầu mong thôi.

Mình đang dạy nghề cho thằng con để nó lo quản lý mấy căn hộ cho thuê. Khi nó rành rồi thì để nó lo hết. Hai vợ chồng đi chơi trước khi xụm bà chè. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đà Lạt ngập trong mưa gió

 Mấy hôm nay, đọc tin tức thấy Đà Lạt bị ngập khiến mình nhớ đến những mùa mưa khi xưa, Đà Lạt cũng ngập trong nước lũ. Địa thế Đà Lạt là vùng đồi núi, có vài không gian là bằng, tạm gọi là thung lũng. Khi thiết kế đô thị, mấy ông tây bà đầm được thiết kế cho ở các nơi có đồi như dọc đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương,.. toạ độ trên cao nên khi mưa chảy xuống thung lũng, nơi họ đào thêm 2 cái hồ nhân tạo được gọi là Grand Lac và Petit Lac.

Hồ Lớn để người Pháp chơi các môn trượt nước, tắm, đua thuyền còn Hồ Nhỏ thì để thị dân sở tại dùng. Đến năm 1932, có một bão lũ lớn, phá vỡ cái đập của hồ lớn, tràn xuống phía thung lũng nơi người Việt và người Mọi ở , cuốn theo 15 người Việt chết. Từ đó họ mới dời khu chợ người Việt lên KHu Hoà BÌnh ngày nay, trước đó dành cho người Pháp. Còn vùng thung lũng thì để trồng rau, sau năm 1952, họ thành lập Ấp Ánh Sáng, phía trên đồi một tị.

Nhìn tấm ảnh này khiến mình nhớ ngày xưa cũng bị dính lụt như vậy ở góc Hai Bà Trưng và Cầu Cẩm Đô

Nếu nhìn bản đồ Đà Lạt, khu vực dành cho người Việt ở trước khi tây về nước, ta thấy hồ Xuân Hương, có suối Cam Ly chảy về phía Cam Ly qua khu LÒ Gạch, Lò Rèn. Ngoài ra phía Đa Thiện, Số 6, Số 4 có 2 con suối chảy về khu vực giữa Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng là thung lũng.

Nếu xem kỹ thì khu vực này được ông bà Võ Đình Dung mua hết, từ Mã Thánh, Số 4 về đến trường Việt Anh, rồi cho dân làm vườn Đà Lạt thuê. Ông Võ Đình Dung khi xưa là nhà thầu khoán, xây nhà ga xe lửa Đà Lạt, khu dãy Hoà Bình xung quanh hội trường Hoà Bình là của ông ta. Sau này tu hành, ông ta bán lại cho các thương gia Đà Lạt. Mình không biết hậu duệ của ông bà còn sống ở Đà Lạt hay không. Có cơ hội mình muốn hỏi thăm thêm chi tiết về ông thầu khoán nổi tiếng Đà Lạt một thời.

Bão lũ năm 1932, là phá vỡ cái đê của hồ Lớn, lụt và cuốn đi 15 mạng người Việt khiến chính phủ Pháp phải dời khu người Việt sinh sống lên khu Hoà Bình, dành cho người Pháp 
Bão lũ năm 1932, làm ngập vùng Đà Lạt xưa

Dọc bờ suối của đường Phan Đinh Phùng và Hai Bà Trưng có người ta ở mặt tiền, còn sau lưng là các nhà vườn. Nhà vườn thì dùng nước suối để tưới rau cải. Dân cư Đà Lạt sau Mậu Thân gia tăng khủng khiếp. Có lẻ do chính sách phá làng lùa nông dân vào thành phố của quân đội Hoa Kỳ, nhà cửa mọc lên bú xua la mua tại Đà Lạt. Thương phế binh cắm dùi. Xung quanh nhà mình thiên hạ cứ xin tôn và xi măng làm nhà. 

Sau Mậu Thân có chương trình tái thiết của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, thiên hạ xin tiền, xi măng để làm nhà lại. Mình nhớ gia đình dì Ba Ca, trên Số 4, chạy giặc xuống nhà mình, được chính phủ cho xi măng, làm hắc lô, rồi chở về nhà ở Số 4 bị bom đánh cháy, làm lại.

Dưới đường Hai Bà Trưng, có một lô đất đẹp, nằm giữa cư xá Địa Dư và trường Nữ Công Gia Chánh, của ai, mới cày xong nhưng vì Mậu Thân xảy ra nên họ ngần ngại xây cất nhà cửa thì thiên hạ cắm dùi chiếm hết. Xây nhà gỗ vớ vẫn xấu xí. Hình như nhà Lê Nam Sơn ở đây, học chung với mình, bố anh chàng là thợ may. Nghe nói sau 75, làm cách mạng lớn lắm, xách sacoche đi đây đi đó, nay nghe nói bán mì ở Bảo Lộc.

Phía sau còn đường Phan Đình Phùng, bổng nhiên có nhiều con hẻm được mọc lên vội vã, nha cửa mọc lên như nấm đông cô. Chỗ nào có dân cư chỗ đó có rác. Từ cuối hẻm mà ra đường Phan Đình PHùng để đỗ rác thì khá châm vì phải cuốc bộ độ 50-100 mét.

Trong khi đó bên cạnh họ có con suối từ Đa Thiện chảy về. Người dân ở gần, cứ đem rác ra đổ xuống suối, nước cuống trôi về Cam Ly khiến thác Cam Ly hôi như nhà xí. Được cái là các cặp tình nhân hay đến đây, viết tên mình quyện vào nhau, với cái mũi tên xuyên tim, rồi nắm tay nhau thề thốt, suối Cam Ly có cạn núi Lâm Viên có mòn nhưng mối tình hữu nghị đôi ta vẫn bền vững như hãng sơn Bạch Tuyết, ở Ba Son.

Gặp mùa mưa có nước trôi mạnh nên có thể kéo theo rác nhưng vào mùa khô là ngọng nên rác từ từ chất thành núi. Mỗi lần mình đi ngang qua mấy con suối này là thấy ruồi nhặng bay như quân nguyên. Đi ngang cầu Cẩm Đô là thấy rác và rác, không thấy suối đâu cả.

Rồi ngày qua đi qua đi qua, khi mùa mưa đến. Nước từ Đa Thiện chảy về bị các núi rác chấn lại nên từ từ dâng lên và tràn ngập các vườn rau và các con hẻm ở gần chợ nhỏ Phan Đình Phùng, ngay tiệm thuốc tây Lâm Viên và tiệm may của ông Ba Hoà. Đi ngang đây là thấy dân ở trong hẻm này, quét nước, múc nước đỗ ra ngoài nhà. Đa số xây thêm cái tường nhỏ nơi cửa bước vào nhà để nước đừng chảy vào trong nhà.

Phía bên đường Hai Bà Trưng cũng bị lụt nhưng chỉ có vùng thấp như chỗ nhà thầy Thành Bắp Sú, gần cầu Cẩm Đô. Khu nhà mình thì không nhưng nếu ra phía sau nhà của hai nhà ông Duy và ông Ngự thì thấy nước suối dâng lên rất cao, ngập mấy cây chuối của họ trồng.

Bà sơ và đám trẻ đi câu cá ở hồ Xuân Hương

Khúc trường Việt Anh cũng bị hay khu đường Cường Để, abattoir, nhìn xung quanh chỉ thấy sông và sông. Có lần nước dâng kéo trôi mấy thùng phân và thuốc sâu ở mấy khu vườn ở đường Nguyễn Trãi, Phan Chu Trinh, kéo thuốc sâu ra hồ Xuân Hương, làm mấy con cá chết, nổi lềnh bềnh, dân Đà Lạt đi vớt về ăn, trừ sán trừ sâu trong ruột luôn.

Mình nhớ có lần lụt, chạy xe về nhà, đi ngang qua cầu Cẩm Đô, đến đường Hai Bà Trưng thì bị ngập nước, ống bô. Thế là dẫn xe về rồi sau đó đem ra tên sửa xe Honda ở đường Cường Để, ngay cầu Lê Quý Đôn. Mất mấy ngàn để nghe anh ta hát: “người ta thường nói có tiền mua tiên cũng được, còn anh là thợ sửa hOnda, sức mấy có tiền mua em” Chán Mớ Đời 

Sau này mình về Đà Lạt, cứ thắc mắc là rác và ống cống Đà Lạt chảy về đâu. Khi xưa, ở chợ Đà Lạt, khi mưa, có mấy ông cống rãnh chảy ra bờ hồ, đúng hơn là thải xuống chỗ bến xe, xuống suối Cam Ly, chảy về khu Thác Cam Ly. Mình nghe nói là xứ Đan Mạch có viện trợ làm hệ thống ống cống rác chớ Việt Nam chả làm nên trò trống gì cả.

Mình để ý chỗ mấy con suối từ MẢ Thánh chạy về Cẩm Đô, được xây cất bằng các đá ong nhưng lại làm con suối nhỏ lại, không rộng như ngày xưa. Đi qua mấy chiếc cầu nhỏ rất ngắn không như ngày xưa, rất xa. Đi trên mấy tấm gỗ, nhúng nhúng khiến sợ lọt xuống suối.

Nhớ ngay cư xá Địa Dư, có chiếc cầu khỉ, sau này đoàn hướng đạo Lâm Viên, do anh Ngữ, con bà ấm Thảo, hướng dẫn làm chiếc cầu chắc hơn và có chỗ cầm tay để khi qua cầu. Anh Ngữ sau này, đi Thuỷ Quân Lục Chiến bị thương ở Thạch Hãn, mất một con mắt. Sau này , không biết trôi dạt về nơi đâu.

Đà Lạt ngày nay lụt thì dễ hiểu. Cây cối bị chặt hết, thay vào đó là nhà và nhà nên không giữ nước, nước từ cao cứ ụp xuống chỗ thấp. Mình về Đà Lạt, đi vòng vòng xem thì thấy mấy nhà kính, đúng hơn là nylon phủ khắp nơi, gây sức nóng trong không gian, không có cây cối gi cả. 

Ngay ở xóm xưa của mình, có nhiều cây cối, nay thì không có một ngọn cây, không có chim đậu, không còn nghe tiếng chim hót vào sáng bình minh như ngày nào. Mình chỉ thấy nhà và nhà, không biết ai sống bên cạnh, toàn là các cổng to đùng, chia cách hàng xóm láng giềng. Khi xưa, hết dầu, hết đường, có thể chạy qua hàng xóm mượn muỗng múi, thẻ đường. Nay mình hỏi ai sống bên cạnh, nhà mình lắc đầu. Chúng ta đã trở những con ốc đảo vô hình không để ý đến sự tàn phá của chúng ta đối với môi trường.

Khi mưa là chỉ thấy sông và sông. Cái đập ở cầu Ông Đạo đã bị vỡ một lần vì mưa bão vào năm 1932, cuốn trôi bao nhiêu nhà khi xưa. Nếu không khéo thì Đà Lạt sẽ bị phá tan vì sự phát triển quá tải, không nghĩ đến môi trường.

Chúng ta hay quên, chúng ta là nhân tố trong môi trường sinh thái to lớn. Nếu chúng ta cứ xây cất, phát triển vô tội vạ thì đời con cháu sẽ không còn môi trường để sinh sống.

Nhớ có một tập đoàn Tân gia ba mướn công ty của mình làm việc, thiết kế một dự án khu nghỉ dưỡng, ăn chơi ở Suối Vàng Dankia. Mình có hỏi vấn đề thanh lọc, xử lý rác rưới ở hồ Dankia thì bị dẹp qua một bên. Sau này dự án bị bỏ dỡ, mình mừng. Ai ngờ nay về lên Suối Vàng thì thất kinh, còn te tua hơn dự án của Tân Gia  BA khi xưa.


Từ ngày, mình mua cái vườn, có cọ sát với thiên nhiên môi trường, mới giác ngộ cách mạng về những sai lầm khi xưa, xây nhà vô tội vạ để kiếm tiền. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tấm ảnh thứ 2

 Nhìn tấm ảnh này thì quá đẹp. Đà Lạt một thời. Ngoài chợ Đà Lạt thì có lẻ xung quanh hồ Xuân Hương, để lại cho mình rất nhiều kỷ niệm của thời bé.

Ngay giữa hồ là Thuỷ Tạ, câu lạc bộ nước được người Pháp xây dựng mang tên “La Grenouillère”, lấy tên một câu lạc bộ nước, tại ngoại ô Paris, rất nổi tiếng vào thời người Pháp gọi La Belle Époque. người Pháp xa xứ, cũng xây dựng lại hình ảnh của quê nhà như người Việt mình ở hải ngoại, mở tiệm phở pasteur, quán ăn Dakao,…

Chỗ này là 1 trong ngã tư của Đà Lạt. Chỗ bùng binh Thuỷ Tạ, con đường bên tay phải là đường Cộng Hoà, khởi đầu từ bùng binh Thủy Tạ, chạy dọc theo hồ Xuân Hương, qua sân vận động, đến ngã ba Bà Huyện Thanh Quan và đường Nguyễn Trãi. Còn đường bên tay phải, phía dưới tên Nguyễn Tường Tộ, chạy về cây xăng Kim Cúc, đường Nguyễn Tri Phương để đi thác Prenn.

Bên tay trái, có con đường mình không nhớ tên, chỉ nhớ chạy vòng vòng lên đường Tự Đức, phía sau khách sạn Palace. Chỗ này nổi tiếng vụ đánh cướp ngân hàng Việt Nam Thương Tín hay Đông Phương ngân hàng. Mình có bò đến đây để xem ông tài xế lái xe ngân hàng, diễn lại vụ cướp, đem tiền lên kho bạc, ăn thông với mấy tên nào, giả bộ ăn cướp, rồi đem xe bỏ dưới đèo Prenn. Chỗ này cây thông rất nhiều nên có người người chụp ảnh Đà Lạt, đến chỗ này để thấy ánh sáng xuyên qua mấy cây thông và các nữ sinh đi học trong sương mù.

Cảnh sát lấy cung, khệnh cho vài đòn là ông thần tài xế, khai hết. Sau đó họ bắt được mấy tên đồng loã tại Sàigòn. Chỗ đường nhỏ này và đường Trần Quốc Toản, có cây xăng Esso.

Cận cảnh là những căn nhà nghỉ xây khi Đà Lạt mới được thành lập, trước khi xây khách sạn Palace. Nếu mình không lầm là 5 căn, mình đã kể.

Ngay góc đường Cộng Hoà và Nguyễn Trường Tộ, là nhà hàng Đào Nguyên. Trước 75, là nhà hàng có nhảy đầm. Câu lạc bộ thể thao mà người Pháp thành lập khi xây dựng khách sạn Palace, không có người đến nghỉ vì không có gì để tiêu khiển. Người Pháp mới thành lập câu lạc bộ thể thao, gồm quần vợt, và chơi các môn thể thao nước như bơi lội, đua thuyền ở Thuỷ Tạ. 

Nhà hàng Đào Nguyên, lúc đầu được tây gọi “La Chaumière”, túp lều tranh, mình có kể rồi, lười đi kiếm ảnh vì mái nhà được lợp bằng rơm như khi xưa ở Pháp, nơi người ta để rơm. Sau này họ cho xây mới lại. Khi Tây về nước, hình như có thay đổi nhiều tên đến Đào Nguyên là cuối cùng, mướn của thị xã Đà Lạt. Mấy nhà của Tây để lại thì thuộc về thị xã, lấy cho thuê để có tiền xây dựng Đà Lạt như chợ Đà Lạt, thao trường,… Chỗ này để người ta chơi thể thao xong thì vào đó uống giải khát hay ăn nhẹ. Sau này thời đệ nhị cộng hoà cho phép nhảy đầm. Thời ông Diệm thì cấm thì phải.

Có mấy sân quần vợt, hình như 4 thì phải. Khi xưa, chỉ các tay giàu có Đà Lạt mới ra sân. Hình như phải đóng niên liễm cho câu lạc bộ, mới được vào đây. Mình đánh ở ty Công Chánh ở đường Pasteur. Mình chỉ đến đây khi có đại hội thể thao quân khu II. Có lần hai anh em Đinh Quốc Tuấn và Đinh Quốc Cường, từ Phan Thiết lên đánh như vũ bão khiến mấy đại gia Đà Lạt dạo ấy, cho con đi học đánh quần vợt đẻ trở thành Đinh Quốc Tuấn thứ 2. Bên cạnh là Thao Trường, để khi nào buồn đời mình sẽ kể về thao trường thời võ sĩ Minh Cảnh đả lôi đài,…

Mình có kể về xây dựng Thuỷ Tạ rồi, nhìn qua bên kia hồ, thấy đồi cù dạo ấy xác xơ, ít cây cối hơn như ngày nay. Chỉ khác là khi xưa, ai cũng lên đây được, trai gái Đà Lạt thường hẹn hò ở đây. Mình phát hiện ra một cô hàng xóm, đi chơi với bồ tại đây. Khá vui.

Có lần chạy vòng vòng ở đây, để xem mấy cặp đang tự tình, bổng nhiên Dương Quang Trí, ngồi sau mình bị một trái cù từ đâu bay cái vù đến trúng ngay đầu. Mình ngồi trước và thằng Nguyên ngồi sau không bị mà tên ngồi giữa bị trúng. Kinh

Nhìn lại mới thấy ông bác sĩ Đào Huy Hách với ông Phó Bá Long, đang đi bộ, vác theo gậy đánh cù, đang đi tới. Họ đánh rồi trái cù chạm đất rồi văng lên trúng thằng Trí. Sau này, mình có thiết kế lại câu lạc bộ sân cù và khách sạn Palace, khi công ty được ông chủ DHL mướn làm.

Hồi nhỏ, mình có lên sân cù để xem nhảy dù. Có lần thấy ông Nguyễn Chánh Thi, anh chú bác với ông ngoại mình, làng Dưỡng Mong, Thừa Thiên. Thấy ông Thi nhảy dù, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà, về nhà mình bắt chước, leo lên mái nhà, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà nhảy xuống, té lăn cu Cheng, bể đầu, máu me tùm lum, nay còn cái xẹo to đùng.

Một lần khác thì thấy ông Lâm Quang Thơ, chỉ huy trưởng trường Võ Bị, nhảy dù xuống sân cù. Ngoài ra còn có vụ thi thả diều trên đồi Cù. Dạo ấy, mình hay đi theo mấy đứa lớn trong xóm ra đây. Hôm trước nói chuyện với anh bạn hàng xóm xưa, nhắc lại thằng Dư.

Hai bên Sân Cù, có hai hồ nhỏ; bên trái là hồ Đội Có, dành để bơm nước cho thị xã Đà Lạt, ty Công Quản Nước, năm bên cạnh, ông cụ mình làm tại đây dưới quyền ông Nguyễn Văn Tùng, bố của anh chàng tên Huân, học trên mình một lớp ở Yersin.

Hồ bên phải là hồ Tống Lệ, nơi mình hay ra đây câu cá với ông dượng mình nhưng chả được con nào. Mình có xem hình ảnh trước năm 1932, khi bão lũ cuốn trôi cái đê đập ở ngay Thuỷ Tạ thì không thấy hai hồ này. Mình đoán là tây cho làm hai cái hồ này để hứng nước để khi hồ đầy nước vào mùa mưa, để tránh nạn tức đê làm vỡ đập nữa.

Hồ Đội Có được người Đà Lạt gọi vì do ông Đội Có xây dựng, ông ta có dẫy nhà chỗ bến xe Tùng Nghĩa mà người Đà Lạt khi xưa hay gọi dãy nhà Đội Có. Toàn là dân thầu khoán, cai lục lộ khi xưa làm cho tây xong thì giàu có, xây nhà, mua đất như Đội Có, Võ Đình Dung, Nguyễn Văn Tiếng,..

Chúng ta thấy nhà sinh hoạt của hướng đạo Lâm Viên ngay bờ hồ, bên cạnh là ống nước bơm nước từ hồ Xuân Hương vào nhà máy nước bên cạnh hồ Đội Có nơi ông cụ mình khi xưa làm việc.

Đạo quán Lâm Viên, hình do Nguyễn Kính gửi, lễ rước của nhà thờ. Đạo quán này lúc mới được xây cất. Nếu mình không lầm có thời te tua sau đó được trùng tu lại

Chúng ta thấy nhà hàng Thanh Thuỷ, hình như mình có vào đây uống nước một lần khi xưa. Ai ở Sàigòn lên chơi, dẫn mình ra đây uống được chai nước cam vàng, mê ly. Lác đác trên hồ thấy mấy pê-đa-lô, nay họ gắn mấy con thiên nga nên hơi chán vì không nhìn thấy phong cảnh nhiều.

Cuối cùng bên tay trái có con đường nhỏ lác đá, đi lên khách sạn Palace. Xong om

Xem hình ảnh xứ người, nhìn Đà Lạt chỉ muốn khóc

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn