Cô bé lọ lem tây khác với Tấm Cám Ta

Bài này mình viết lâu rồi, Facebook nhắc lại nên mình đọc và sửa thêm vài phần.

Nhớ hồi nhỏ, học tiểu học, bà đầm dạy truyện “Cendrillon ou la Petite Pantouffle de verre”, một trong những chuyện cổ tích của ông Charles Perrault có thời làm quan cho triều đình của vua Louis 14, nếu mình không lầm là dưới quyền ông Colbert, bộ trưởng tài chánh. Khi xưa ông tây bà đầm dạy lịch sử nước pHáp, bắt học thuộc lòng, chả nhớ thằng tây nào cả. Đến khi sang pháp thì mới hiểu sơ sơ, nhớ lại mấy tên  như Colbert, Richelieu bú xua la mua.

Ông ta có viết mấy chuyện khác cũng được độc giả yêu thích như La Belle au bois dormant, Le Petit Chaperon rouge, La Barbe bleue, Le Maître chat ou le Chat botté và Le Petit Poucet. Có lẻ chuyện Cendrillon nổi tiếng nhất thế giới vì được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Mình là dân a nam mít mà học những truyện xứ tây đầm xa xôi thì cảm thấy là lạ nhưng để bụng vì nghe kể về quỷ râu xanh, cô bé quàng khăn đỏ, công chúa ngủ trong rừng,…thì mình cũng i-tờ chả hiểu gì lắm vì ít liên quan đến đời sống thường nhật tại Đà Lạt.

Ở Đàlạt dạo ấy, đâu có ai dám vào rừng để ngủ, Việt Cộng thường được người dân gọi là “ông kẹ” bắt. Đi xe đò còn bị chận lại, bắt đem vô rừng nên mình không mơ mấy vụ vô rừng để tìm công chúa ngủ trong rừng,…

Sau này qua tây mới khám phá ra những câu chuyện mà bà đầm dạy mình khi xưa là từ cuốn: “Contes de ma mère l’Oye” của ông Charles Perrault, ký dưới tên của người con trai ông ta để tránh tranh cãi với những văn sĩ thời đó. Mère l’Oye ở đây có nghĩa là vú nuôi, khi xưa hay kể chuyện cho con nít nhà giàu. Sau này các câu chuyện của ông được thay đổi bởi anh em Grimm ở xứ Đức, Balzac hay Disney một chút như công chúa ngủ trong rừng thức dậy khi có hoàng tử quỳ bên cạnh thay vì hôn lên môi, hay thợ săn đến kịp để mỗ bụng con chó sói, lôi cổ cô bé choàng khăn đỏ và bà ngoại ra hay Balzac đã đổi “Verre” (thuỷ tinh) thành “vair” (da lông sóc) cho đôi giày của cô bé lọ lem….

Sau này thăm viếng các nước theo cộng sản cũ, với khăn quàng đỏ khiến mình lại nghĩ đến cô bé đeo khăn quàng đỏ của ông Perrault ngày xưa, như Việt kiều yêu nước, ngu chi mà ngu lạ, cứ thấy chó sói (đảng cộng sản) lại tưởng là bà ngoại (hoá trang, phỉnh gạt) để rồi bị ăn thịt như bà ngoại cô ta. Có nước thêm tên thợ săn tư bản, đến bắn chết con chó sói để mỗ bụng, cứu hai bà cháu ngu dại tin theo lời chó sói.

Qua Ý Đại Lợi làm việc thì khám phá ra con nít xứ này cũng có “la Gatta Cenerentola” do ông Gamnattista Basile viết, hay ở Đức quốc thì có hai anh em họ Grimm viết trong “Aschenputtel”. Mình biết vì đi học thêm tiếng sở tại thì thầy giáo cũng đem mấy chuyện này ra dạy như khi xưa mình học tiểu học chương trình pháp, nên đoán là các xứ trên thế giới đều có dịch hay có những truyện cổ tích tương tự cô gái lọ lem.

Lần lần ra thì nhiều nơi trên thế giới đều có câu chuyện cô bé lọ lem, như chuyện của cô bé chăn ngỗng tên Mathilda ở Thuỵ Sĩ, khi mình đi làm ở Thuỵ Sĩ, được viết bởi bà Mathilde de Moribond (Mechthild von Moersberg ) chết năm 1152, trước ông Perrault gần 500 năm nhưng câu chuyện nói về chiếc nhẩn thay vì chiếc giày thủy tinh.


Người ta đi xa hơn thời Hy Lạp, Ai Cập cổ xưa cũng đã có những câu chuyện tương tự như Rhodopis (Con Mắt Hoa Hồng), vợ của vua. Khi xưa đang tắm ở suối thì con chim đánh cắp chiếc giày rồi thả trong hoàng cung rồi vua hỏi ai mang được thì lấy làm vợ. 

Ở Á Châu cũng có chuyện của Yexian trong Youyang Zazu của người Tàu hay chuyện 1001 đêm của Ba Tư hay Chujo-hime của Nhật Bản…. Chiếc giày của Trung Quốc nói lên cái chân nhỏ mà người phụ nữ tàu phải bó chân từ bé, kích thích người đàn ông trong công việc thoả mản sinh lý. Rảnh sẽ kể vụ này.

Adhémard Leclère, toàn quyền người Pháp ở Cam Bốt, có viết cuốn “Cambodge, Contes et légendes”, cũng có kể câu chuyện cổ tích của xứ Cam bốt tương tự câu chuyện Tấm Cám của Việt Nam. Ông goá vợ có con gái và một bà goá chồng cũng có con gái cùng tuổi, lấy nhau khiến xẩy ra mâu thuẩn giữa hai cô con gái. Một cô lấy chồng, là hoàng tử, về quê thăm mẹ, ông bố ganh tị với con gái của vợ kế nên tìm cách giết để thế vào con gái của mình,… ông tây này có kể về Tấm Cám của Việt Nam nhưng mình chưa đọc được bản pháp ngữ. Ai biết thì cho em xin. Em chỉ đọc được trên mạng cuốn sách của ông ta về xứ Cam Bu Chia.

Khi ông Perault tranh cãi nhau với giới hàn lâm pháp đâm chán đám trí thức tây. Sau khi vợ mất, ông lấy vợ khác thua đâu 21 tuổi, có con nhỏ tuổi nên bỏ thời gian để dạy con nên có ý viết những chuyện khuyên răng con về mặt đạo đức, khiến ông ta nổi tiếng đến ngày nay. Còn giới hàn lâm tranh tụng với ông ta ngày nay, chả ai nhớ. Cho thấy ai chửi thì cứ để họ chửi (vì đó là nghề của họ) còn ông ta cứ viết người ta càng yêu thích.

Mình chỉ nhớ khi xưa, học mấy câu truyện của ông ta thì thích nhất truyện “le Petit Poucet” kể về cặp vợ chồng tiều phu nghèo, có con đông, nuôi không nổi nên bàn đem con vô rừng để bỏ lại nhưng đứa con út nghe được nên sáng sớm, đi lượm đá để rãi trên đường để làm dấu, sau này lần theo các hòn sỏi mà về tới nhà. Lần thứ nhì thì không kịp kiếm sỏi nên lấy bánh mì bẻ ra để làm dấu thì bị chim muông ăn hết nên không biết đường về nhà, nên mấy anh em đứng khóc. May là bố mẹ bổng hồi tâm, chạy vào rừng, tìm lại bầy con. 

Từ đó, mỗi lần đi chơi với bố mẹ, mình hay sợ bố mẹ chơi kiểu cha mẹ Le Petit poucet nên cũng lấy một bọc đá, rồi rãi trên đường đi. Khi đi về thì trời tối, mình cũng chả nhận ra mấy hòn sõi trên đường nhựa. Mình giác ngộ rất sớm là mình thuộc thành phần ngu lâu dốt sớm mà đến ngày nay, mụ vợ mình lâu lâu hay hỏi ôn ăn chi mà ngu rứa. Chán Mớ Đời 

Lý do mình sợ vì ông bà cụ mình hay kể; lượm mình từ thùng rác ngoài chợ, ông bà cụ thấy tội, chắc của người thượng vức đấy nên da mình đen như cột nhà cháy nên đem về nuôi. Có lần mình nghe vậy, khóc như mưa phùn Đà Lạt, lần mò ra chợ Đàlạt, đến cạnh chỗ đống rác phía sau chợ, để xem bố mẹ ruột của mình có hồi tâm như cha mẹ của Le Petit Poucet, chạy ra đống rác kiếm mình. Đợi hoài không được mình lại bò ra trước chợ Đà Lạt, cạnh hàng bông, gần bến xe đò Chi Lăng, có nhiều người thượng đứng bán ngo để xem ai là bố mẹ mình. Đói quá nên mình chán đợi bố mẹ ruột, bò về nhà, lén vào bếp lục cơm nguội ăn trong khi bà cụ lo sợ đi tìm khắp nơi.

Sau này có con mình không bao giờ đem mấy chuyện tào lao, xịt bột, nói con lượm thùng rác, để chọc con mình, thậm chí chưa bao giờ đánh chúng.

Còn mấy chuyện kia thì mình không để ý lắm vì nói về con gái nhiều hơn đến khi có con, tối kể chuyện cổ tích cho con trước khi đi ngủ thì mình mới đọc lại để kể. Nhiều hôm đi học khuya, vợ mình đọc cho con nghe thì chúng không thích, nói đợi bố về. Lý do là mình kể chuyện tếu hơn. Đồng chí gái chấp nhận lấy mình dù nghèo cũng vì thích nghe mình kể chuyện ba lơn ngày xưa. Sau này mình hay sưu tầm truyện tếu để kể cho đồng chí gái nhưng từ ngày bắt đầu kể chuyện trên mạng thì hết thì giờ. Bác nào có chuyện tếu thì cho em xin. Xin cảm ơn trước.

Khi đọc cho con gái về công chúa ngủ trong rừng, mình nói con cũng thông minh, không thua gì con trai, nên không cần đợi thằng hoàng tử, hoàng chết nào cả. Cứ chịu khó học, làm lương cao thì mua sắm những gì con thích, không đợi thằng chồng giàu có cho phép mới mua đồ. Mình gieo trong đầu con gái tinh thần tự chủ, không có tinh thần thua thằng con trai nào cả. Mình kể trong hồi ký bà Condi Rice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, kêu là người phụ nữ da màu nên phải làm việc, học tập gấp 3 người da trắng ( làm việc gấp 2 để hơn da trắng và gấp 3 là vì phụ nữ trong một xã hội theo chế độ phụ hệ). 

Kể hết chuyện tây, chuyện mỹ thì mình lại kể chuyện cổ tích Việt Nam. Khi mình kể chuyện Tấm Cám thì con gái kêu nó không thích Cinderella Việt Nam. Hỏi sao thế, nó kêu tàn ác, giết em mình rồi còn làm mắm, gửi cho kế mẫu xơi. Kinh

Nghe con nói thì mình mới bắt đầu suy nghĩ so sánh hai câu chuyện. Trước đây, có lẻ vì sinh sống tại Việt Nam 18 năm nên không để ý lắm. Tây dạy dân an na mít Cendrillon, rồi họ dịch ra theo tư duy của người Việt thuần tuý, biến tấu thành chuyện khác cho hợp khẩu vị người Việt về mặt đạo đức cách mạng, vừa luân lý truyền thống của nước Đại Ngu. Ai ngu lâu dốt sớm, lên tiếng về mặt đạo đức dạy con trẻ,… sẽ bị chửi như tát nước vì tội mất gốc. Chán Mớ Đời 

Con nít ở Hoa Kỳ đi học, cũng học Cinderella như mình khi xưa bà đầm dạy về Cendrillon trong khi con nít học trường việt lại học Tấm Cám. Rất khác nhau về mặt đạo Đức, nhồi sọ con nít thủa còn bé.

Con nít ở Hoa Kỳ học về cô bé lọ lem để hiểu là chúng cần phải hẹn đúng giờ thay vì đồng hồ cao su. Cô bé ham nhảy đầm nên sau 12 giờ đêm là tùm lum trò xẩy ra. Câu chuyện này dạy con nít nên phải yêu thương động vật vì trong lúc gian khổ, chim gà đến giúp cô bé. Chúng ta cần có bạn bè vì trong lúc cần thiết, nguy nan sẽ được bạn bè giúp đỡ. Khác với Việt Nam, con nít được dạy cách khác, gặp chó dính lẹo là lấy đá chọi, lấy ná bắn chim, bắn gà, đủ trò,…

Cô bé lọ lem bị bà kế mẫu nhốt trong nhà nhưng cô bé vẫn cứ tìm cách rời khỏi nhà, cho thấy tự do của con người, không ai cấm cản được. Cô bé lọ lem muốn đi dạ hội, tìm mọi cách để đi được, không an phận. Chính sách lý lịch của Việt Cộng không cho con cháu của chế độ cũ đi học trong khi con họ dốt, phải tốn $45,000 để được nâng điểm nhưng nếu một người con cháu của chế độ cũ muốn học hỏi thì vẫn tiếp tục học được dù không phải đến trường. Mình có anh bạn lý lịch nguỵ quân nguỵ quyền nhưng vẫn tiếp tục, lén học anh ngữ qua đài BBC và VOA để rồi sau này Việt Cộng cần người biết anh ngữ, để giao tiếp với người ngoại quốc, bắt buộc phải mướn anh ta cộng tác.

Ngược lại cô bé lọ lem được biến thành chuyện Tấm Cám của Việt Nam, dạy con nít hận thù, tranh đoạt với chị em của mình, tàn sát lẫn nhau rồi làm mắm gửi cho kế mẫu xơi. Văn hoá Việt Nam, cho thấy con hai dòng không thân với nhau lắm. Ngược lại ở Hoa Kỳ thì khác. Mình có thằng cháu, bố nó ly dị, lấy vợ khác đã có con riêng. Khi cô con gái của kế mẫu có bầu, chồng đi thực tập nhà thương ở tiều bang khác thì nó túc trực. Hễ cô con gái của kế mẫu, không chung máu huyết chuyển bụng là kêu nó đến chở đi nhà thương đợi. Con anh con tui vẫn đề huề, đi chơi, nghỉ hè chung như bạn bè. Rất khác với cách cư xử anh em cùng cha khác mẹ tại Việt Nam.

 Qua câu chuyện này thì mình mới hiểu các cuộc thảm sát Mậu Thân, các cuộc pháo kích vào người dân bỏ chạy trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Quảng Trị ngày nào, nhất là các trại giam sau 1975 mà họ dệt lên bức tranh Trại Cải Tạo, để giết người đã chống lại họ 20 năm qua. Người chung một giống nòi mà tàn ác, đối xử dã man. Như bồi thường của ông quan nào về cái cách ruộng đất:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 

Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Có điểm vui là người tây phương, cái gì họ cũng đào sâu thêm về phân tâm học. Người tây phương quen thói quy nạp rồi suy diễn. Câu chuyện cô bé lọ lem được họ đem lên bàn mỗ, cho rằng câu chuyện này đưa ra hai hình ảnh về người phụ nữ: hình ảnh đẹp lý tưởng của người đàn bà, được mọi người chiêm ngưỡng, thèm muốn trong buổi dạ hội và hình ảnh hoang dại sau 12 giờ đêm. Bác trai nào thử sau 12 giờ đêm, ngắm vợ mình nằm ngáy như đang gọi phà Thủ Thiêm, mồm há ra, nước bọt đầy mồm thì trông rất cực phản cảm, khác với lúc trang điểm, lên đồ, đi dạ hội. Chán Mớ Đời

Trên tờ Le Figaro, có dạo bà Isabelle Germain có nói đến sự phức tạp của cô bé lọ lem, bắt nguồn từ giáo huấn khác nhau giữa con trai và con gái trong xã hội Pháp. Người ta dạy con trai các trò chơi và sách báo, chuẩn bị cho chúng, khi lớn lên đi chinh phục thế giới trong khi cha mẹ lại dạy con gái, đợi chờ một hoàng tử đẹp trai, con nhà giàu học giỏi như các bậc phụ huynh Việt Nam thường đề cập. Việt Nam thì dạy con gái công dung ngôn hạnh, đủ trò trong thời đại nông nghiệp. Vấn đề là ngày nay, ở thời đại A Còng, tư duy của chúng ta vẫn chưa cập nhật hoá với thời đại công nghệ thông tin,…

Đồng chí gái hay xem chương trình “Bạn Muốn Hẹn Hò”, vẫn thấy các người điều khiển chương trình, hỏi các cô gái hiện đại, có bằng cấp đại học câu “em có làm dâu được không?” Hoá ra người Việt đi hỏi vợ là để kiếm một ô sin về nuôi cha mẹ mình, trong khi họ la cà các quán nhậu, bia ôm. Xong om

Mấy người ghi danh để kiếm chồng, kiếm vợ đều hỏi một câu hỏi vớ vẩn: “quan niệm anh hay em về tình yêu?”, hay “có gia trưởng không?”. Trong giai đoạn dò xét hồ sơ lý lịch tình yêu ngang dọc, đồng chí gái rất là dễ thương, trọ trẹ giọng Huế khiến mình ngất ngư nên khi cô nàng kêu đăng ký quản lý đời mình thì mình nhất trí. Ai ngờ vâng ai ngờ, lấy nhau về là quản lý cuộc đời ô sin của mình. Đồng chí vợ đâu có bao giờ nghe lời than vãn của mình, cứ bảo mình câm ngay. Vợ nói không được cãi. Dần dần mới hiểu là mình gia nhập đảng Sợ Vợ từ hồi nào. Chán Mớ Đời 

Có nhà tâm lý học Bruno Bettelheim đi xa hơn, cho rằng cô bé lọ lem mang chiếc hài bằng thuỷ tinh, không giản nở vì nếu không thì các cô gái khác, có thể kéo căng ra để mang được. Cho rằng tác giả cố ý dùng hài làm bằng “thuỷ tinh” như ám chỉ đến cái âm hộ của phụ nữ. Được làm bởi một loại dễ vỡ nếu người ta xiết chặt mạnh bạo, một vật có thể mất dễ dàng sau một đêm dạ vũ, như muốn nói đến sự trinh tiết của cô gái. Trong xã hội cỗ xưa của tây phương, cụm từ để tuột giày, ý muốn nói là trao thân cho người đàn ông.

Dạo mình ở Pháp thì phong trào phụ nữ đòi bình đẳng, đủ trò nên không rõ nhưng mình đoán khi xưa, người Pháp chắc cũng chú trọng về mặt trinh tiết của phụ nữ nên có thể chiếc hài bằng thuỷ tinh của cô bé lọ lem, biểu tượng cho sự trinh tiết của người con gái mà không có cô con gái nào khác có thể mang chiếc hài thuỷ tinh của Cendrillon.

Nghiệm ra thì thuốc ngừa thai đã giải phóng được phụ nữ ngày nay, đưa sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới lên ngang hàng. Trong khi giáo điều của nhà thờ như cấm phá thai vô hình trung đã nô lệ hoá phụ nữ mấy ngàn năm qua. Đây cũng là một tranh luận khá thú vị. Để hôm nào, mình kể về vụ cấm phá thai ở cấp liên bang tại Hoa Kỳ.

Còn Tấm Cám của người Việt thì sao. Tại sao người ta vẫn kể, dạy cho con nít từ bé, chuyện Tấm giết hại em mình rồi làm mắm gửi cho kế mẫu ăn. Nếu mình không lầm thì người Việt đồng tình với sự việc này. Bởi vì Cám hung dữ, đã nhẩn tâm giết chị mình để làm vợ của vua. Thậm chí người ta còn làm phim. Mình thấy trên Amazon có phim Tấm Cám do Việt Nam sản xuất nhưng không dám coi. Đạo diễn là Ngô Thanh Vân. Cám có ác độc nhưng trên căn bản đạo đức, chúng ta không thể nào khuyến khích con mình, học trò mình, giết một người, nhất là em hay chị của mình.

Có thể một ngày nào đó, các nhà phân tâm học Việt Nam sẽ nghiên cứu ảnh hưởng Tấm Cám vào sự đối xử của bên thắng cuộc với bên thua cuộc. Là anh em, chung một màu da, máu huyết nhưng đối xử như kẻ thù.

Tên vua thì với tinh thần trai tài năm thê 7 thiếp thì có gái khác để chơi nên chả nói năng gì cứ đè Cám ra chơi như Việt Cộng ngày nay bảo vệ các đảng viên biến chất. Có ông nào bị thu hình, ôm con nít trong thang máy nhưng chả thấy bị lên án gì cả. Vì nếu bắt giam, không bảo vệ đảng viên, đồng chí của mình thì ai theo nữa. Họ theo vì quyền lợi và được bảo vệ dù phạm tội nếu không thì mọi người đã bỏ đảng gần đây, họ bỏ tù vài tên tép riêu để mấy tên quan nhớn xìa tiền ra là xong chuyện.

Người Việt tin theo thuyết luân hồi của phật giáo nên cứ tin vào sự việc đầu thai, cá bống rồi chim hoàng anh, cây thị,… nếu tô vẽ cho một Tấm hiền lành, thật thà sẽ được hưởng điều lành về sau thì cứ chết hoài đến khi cái ác trong người của Tấm, hiện ra thì giết em mình để chấm dứt sự việc, luân hồi,…

Người Việt chấp nhận việc Tấm giết em, làm mắm gửi cho kế mẫu ăn vô hình trung đã hợp pháp hoá “Cái Ác” về mặt đạo đức trong xã hội. Người ta chấp nhận việc kẻ thắng cuộc, đuổi vợ con nguỵ quân nguỵ quyền lên rừng thiêng nước độc, mà họ gọi là vùng kinh tế mới, để giết họ lần mòn hay bỏ tù cả triệu người trong các trại cải tạo là việc đương nhiên, là một hành động cách mạng, đúng theo quan điểm lập trường đạo đức cách mạng.

Họ bỏ tù, cho rằng người dân miền nam làm tay sai cho đế quốc mỹ, để rồi ngày nay họ cho con cháu họ sang Hoa Kỳ du học hay thậm chí định cư luôn tại xứ tư bản phồn vinh giả tạo. Sau 44 năm, không ai lên tiếng xin lỗi VNCH, cho rằng các anh đúng chúng tôi sai. Chúng tôi mất 20 năm đánh thắng các anh, rồi phải tốn thêm 20 năm để hiểu là các anh đúng. Ngày nay nhạc vàng được hát liên tu ti trên các kênh truyền hình tại Việt Nam. Chán Mớ Đời 

Có ông lãnh đạo nào kêu người ta thù ghét tôi nên bắt tôi phải nạp $45,000 để được nâng điểm cho con tôi.

Người dân ở Hương Cảng, xuống đường biểu tình chống đối luật dẫn độ, rất ngạc nhiên khi thấy những hình ảnh cảnh sát ở Hương Cảng mà người ta kêu là do người Tàu lục địa, cải trang đã bóp dế, đánh đập một cách tàn bạo các người biểu tình không bạo lực. Những hình ảnh cười khoái trá của đám cảnh sát như nói lên “Cái Ác hợp pháp”, không bị luật pháp trừng trị. Họ có thể đánh đập người dân một cách vô tội vạ như thể chưa có tội thì đánh cho có tội, có tội rồi thì đánh cho chừa.

Gần đây, mình đọc trên mạng những còm của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, chửi rũa người di dân lậu. Không một ai muốn bỏ nước ra đi cả nhưng vì sự sống còn của gia đình, họ phải vượt biên để đến Hoa Kỳ sống chui rúc âm thầm, không được luật pháp bảo vệ, để gửi những món quà nho nhỏ, tiền bạc về cho vợ con, cha mẹ ở quê nhà. Có trách là trách giới lãnh đạo của các xứ này.

Khi xưa, các người Việt tỵ nạn, kêu là sống không nổi với Việt Cộng, tự xưng là tỵ nạn chính trị nhưng sau vài năm, có quốc tịch mỹ thì có một thiểu số lại bò về Việt Nam như kiểu áo gấm về làng. Nay họ lên án những người di dân lậu, tỵ nạn kinh tế, vi phạm chủ quyền quốc gia Hoa Kỳ như họ khi xưa lên bờ các nước Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương bất hợp pháp.

Họ quên hết quá khứ của họ, và nghĩ họ là người da trắng. Người Mỹ hay nói: “we are what we remember”.

Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chìm trong không gian Monet vào cuối tuần

Hôm nay, mình đánh thức vợ dậy, chở lên Montebello, gần Los Angeles, xem triển lãm “immersion Monet”, hoạ sĩ nổi tiếng người Pháp, Claude Monet. Người được xem đã khai phá ra trường phái ấn tượng. Mình mê ông này từ khi đi học kiến trúc. Hình ảnh mỗi sáng mình nhận thấy, nhất là vào mùa thu khi mình xuống xe métro tại trạm Louvre, đi theo đường Rivoli, rồi băng qua khuôn viên Le Carre, qua đường, lên Nghệ Thuật Kiều (passerelle des Arts), đi qua con sông Seine trong sương mù. Nhìn về phía Cầu Mới, Tân Kiều (pont Neuf), thấy mặt trời đang lên dưới sương mù, quá đẹp. Tương tự một bức tranh của Claude Monet.

Tại đây, họ có 3 cuộc triển lãm, Monet, Klimt và Dinos. Mình mua vé qua mạng về Monet. Phần triển lãm có 3 phần, phần 1 thì nói về tiểu sử của hoạ sĩ. Xem phần này mới hiểu lý do khi xưa, thầy dạy vẽ kêu không bao giờ dùng sơn màu đen. Họa sĩ Auguste Renoir kêu một hôm chúng tôi hết sơn màu đen nên chủ nghĩa ấn tượng ra đời. Họ phải dùng các màu khác để hoà với nhau, pha chế để ra màu tối. Từ đó họ không sử dụng sơn mầu đen. Chán Mớ Đời 

Sau đến phần 2 khu vườn của nhà hoạ sĩ ở Giverny khi ông ta lấy vợ thứ 2. Bà trước chết sớm, có một goá phụ, chồng bà ta hay mua tranh của họa sĩ, chết nên đăng ký quản lý đời nhau. Được cái là bà này góa phụ, ông chồng để lại 5 đứa con và một gia tài kết xù. Nhờ thế mà ông ta được đi du lịch qua Anh quốc, Hoà Lan, Venice,… nên để lại cho hậu thế nhiều bức tranh để đời, đã vẽ tại các quốc gia này.

Ông ta bị ảnh hưởng của hội hoạ Nhật Bản nên cho xây một chiếc cầu vòng Nhật Bản trong vườn với mấy hồ nước cá koi, hoa lilys nổi trên mặt hồ, đã khiến ông ta vẽ nhiều bức hoạ rất nổi tiếng. Đến phần 3 thì họ cho vào một căn phòng to lớn, 4 bức tường lớn cho chạy hình ảnh về các bức hoạ từ Normandie, Bretagne qua Hoà LAn, Anh quốc, Venice…nghe nhạc phê trên chiếc ghế bố. Hai vợ chồng ngồi nghe nhạc và xem hình ảnh của hội hoạ,… phê thật. Lâu lâu bỏ nghề nông dân, đi thưởng thức nghệ thuật một tí, khiến tâm hồn xả bớt phân bón cây, cỏ may,…

Cứ lấy cua hấp bỏ vào trong cái bịch nylon, lấy cái búa đập cho nó bể ra ăn còn không thì mang theo cái kềm bẻ càng cua vì họ không đưa, sợ bị mất. Cá chiên dòn với 3 con cua thêm đồ xào khoai tây đủ trò. Không nên gọi món khoai tây xào vớ vẫn.

Sau đó mình chạy ra Chợ Cá San Pedro để ăn đồ biển. Bạn bè thân đến chơi vùng này thì mình hay đưa họ đến đây ăn đồ biển tươi. Đừng có mua đồ của họ làm theo thực đơn, thấy đồ sộ nhưng toàn là khoai tây vớ vẫn. Đến mấy tiệm có bán cua địa phương đang bơi lội trong hồ cá, mua rẻ hơn và họ luộc hay hấp chi đó. Họ đưa cho cái pager, khi nào xong thì họ báo tin. Ăn cực đỉnh. Đồng chí gái mê cua nên hay đến chỗ này ăn.

Ăn mệt nghỉ, không hết nên phải đem về

Đến đây, du khách cảm nhận là đang ở Mễ Tây Cơ vì đa số thực khách là người Mễ, mấy ban nhạc Mariachi chơi khắp nơi, dân tình ra ôm nhau nhảy, cứ như đang ở Tijuana. Đi trong tuần thì ít người hơn, đợi thức ăn họ làm độ 30 phút còn cuối tuần thì 90 phút cho đến 2 tiếng. Chỗ này rất lớn tương tự ở bến tàu San Francisco. Nhiều tiệm ăn lắm, cũng vài mẫu. Mình thích chỗ này hơn ở San Francisco. Chỗ ăn thì chung, to lớn có thể chứa mấy ngàn thực khách đang ăn và nhảy đầm.

Bánh mì của họ ăn chung với thức ăn, được cuốn tròn như crepe của tây, chua chua, tốt cho đường ruột hay họ cuốn lại như hình dưới.
Phải ăn bốc, lấy thịt xào bỏ trong bánh tráng, cuốn lại để ăn

Sáng nay, hai cha con chạy lên vườn từ 7 giờ sáng. Tội thằng con, đi chơi khuya nhưng vẫn phải về ngủ sớm để sáng lên vườn với bố. Bố làm nông dân nên con cũng phải chia sẻ cuộc đời bần cố nông. Mình chỉ nó cách bỏ phân cho mấy cây Thanh Long để mỗi tháng nó làm. Sau đó thì kêu nó làm bài tính mượn tiền của cô cháu mà mình đã kể để cho cho nó hiểu là không hiểu về các con số tài Chánh thì không bao giờ giàu. Sau đó hái cam cho mẹ nó uống. Trên đường về, hai cha con ghé tiệm ăn Ethiopian. Cái món crepe của họ khá ngon, chua chua như bánh mì sourdough. Đặc biệt là họ làm cà phê khá lạ. Họ rang trong cái xoong nhỏ, khói  nghi ngút, đem ra cho mình xem rồi đem vô nghiền nhỏ ra thành bột rồi đun sôi, uống khá đậm. Kêu uống thử vì Ethiopia được xem là xứ khởi đầu món cà phê trên thế giới. Khá đậm.

Cà phê của họ, để trong chiếc ấm bằng đất màu đen để nấu cà phê. Khá đậm

Tối này thì đi ăn với đồng chí gái ở nhà bạn, họ tổ chức 33 năm máu lửa nội chiến từng ngày. Mai lại lên vườn tiếp. Dạo này trời nóng nên phải chuẩn bị đủ thứ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thị trường địa ốc Cali

Tuần này, mình sẽ được chương trình tài chánh của đài Little Sàigòn về đề tài này. Viết xuống đây đẻ khi họ hỏi thì biết đường trả lời. 

Hôm qua có người cháu bên vợ đến nhà hỏi mình có nên mua nhà trong thời gian này hay không. Anh ta vai vế cháu nhưng lại lớn tuổi hơn mình, cứ kêu chú xưng cháu thấy là lạ. Mình hỏi lý do mua nhà, anh ta nói là vợ chồng cô con gái muốn mua nhà nhưng lại sợ nhà xuống. Mình nói mua nhà để ở khác với mua nhà đầu tư.

Để ở là hai vợ chồng xây dựng một cuộc sống thoải mái, tạo dựng một mái ấm gia đình khác với mua nhà cho thuê. Nếu thích căn nào thì cứ mua mà ở để xây dưng mái ấm gia đình, khó định giá được, hạnh phúc gia đình là vô giá. Còn mua nhà cho thuê, nếu kiếm được căn nào được giá thì mua.

Có người từ Gia-nã-đại nhắn tin hỏi mình về mua nhà bên đó khiến mình thất kinh. Lý do là mình không biết gì cả về bên đó. Mình đọc đâu đó là thị trường địa ốc bên đó đang xuống. Ở Nam Cali thì mình còn hiểu được chút chút vì mỗi tuần đi ăn sáng với mấy tên chuyên gia địa ốc nên họ mớm mình tin tức về thị trường địa ốc ở đây. Nói chung thì không ồ ạt như năm ngoái, mùa hè nên vẫn còn người đi xem nhà mua vì con cháu đổi trường học.

Từ mấy tuần nay, thị trường địa ốc Cali bị đứng hình, không còn ào ào như trước, thiên hạ dành nhau, trả hơn giá bán rất nhiều, có khi lên đến 10%. Lý do là tiền lời mượn ngân hàng nhảy cái vèo lên 40% trong vòng 3 tháng cho người bình thường có lợi tức khá, còn người không có tín dụng tốt thì còn cao hơn. Có người quen kêu mình xem căn nhà ở Fountain Valley, chủ nhà đồng ý cho mình tiếp tục trả cái nợ của họ vì tiền lời rẻ nhưng họ bắt mình phải trả tiền vốn có họ đặt cọc khi mua nhà năm ngoái. Họ cho biết là rao bán cả 3 tháng nhưng chưa được.

Mình có người trả mua miếng đất của mình ở Moreno Valley, trong vòng 60 ngày phải xong thủ tục chuyển giao giấy tờ nên phải kiếm nhà để mua lại để tránh đóng thuế thì thấy thị trường địa ốc cali thấy đề cụm từ “mới giảm giá” khá nhiều. Mình có 3 tháng rưỡi để kiếm và 6 tháng để chung tiền nên chưa lo lắm. Hy vọng sẽ kiếm được mối ngon qua hè.

Thằng con nói mình may mắn bán được cuối năm ngoái mấy căn nhà ở những khu kém an ninh, để mua lại mấy căn ở gần nhà, khá hơn. Khi kinh tế suy thoái thì nhà ở khu kém an ninh mà người Mỹ gọi là vùng chiến tranh (war zone) sẽ bị lộn xộn trước. Người mướn sẽ bị mất việc, khó cho mướn. Anh chàng mua 1 căn nhà của mình mấy tháng trước, sửa chửa lại để bán, không biết đã có người mua chưa. Anh ta có chụp hình, gửi kêu đã tân trang xong. Thiên hạ mua nhà và ngân hàng chỉ xét xem khả năng của họ có thể trả được hay không vì trả thêm 40% thì hơi mệt. Mình nghe anh ta là đã có 5 người muốn mua, nay bỏ chạy hết. Buồn đời, mình kêu vào vườn mình chơi, anh ta hái bơ một thùng đem về cho vợ con.

Điển hình, căn nhà mình bán cho anh Mễ, hai tháng trước giá $450,000 nay sau khi bỏ vài chục ngàn để sửa chửa tân trang lại thì anh ta muốn bán giá $550,000. Thử làm tính xem:

Giá nhà $450,000 với tiền lãi là 4.5% cho 30 năm, đặt cọc 20% là $90,000, mượn $340,000. Thì mỗi tháng phải đóng mỗi tháng là -1,824.07/ tháng. Tiền thuế địa ốc là $600/ tháng, bảo hiểm là $100/ tháng tổng cộng là -$2,524/ tháng nay phải đóng thêm 40% là -$4,206.67. Xem như là phải đóng thêm $1,000/ tháng. Họ phải đi làm $1,500/ tháng, đóng thuế $500 mới còn lại $1,000. Xem như họ phải làm ra độ $5,000/ tháng trước khi đóng thuế để trả tiền nhà hay $60,000 lợi tức hàng năm. Vậy hai vợ chồng phải làm trên $180,000 mới được ngân hàng cho phép mua căn nhà này nếu họ không nợ tiền mua xe cộ để đi làm.

Nhà Cali khi mình ra đời, giá $7,900 nay 1 triệu đô. Đó là lạm phát Chán Mớ Đời 

Chính phủ của ông Biden muốn chống lạm phát nên đưa chương trình tăng tiền lời để thiên hạ bớt mua nhà, giảm bớt cơn sốt địa ốc. Bên Gia-nã-đại, nhà lên như điên, còn kinh hoàng hơn Hoa Kỳ, nay đọc báo WSJ thì họ cho biết nhiều nơi đã giảm 20%.

Hoa Kỳ mất trên 200 năm để nợ 7 ức đôla trong khi từ tháng 3 năm 2020 đến nay đã nợ thêm 7 ức đôla. Kinh hoàng. Con cháu mình sẽ trả nợ về số tiền thế hệ của mình mượn. Chán Mớ Đời 

Người bán nhà, để lâu trên thị trường nên nóng lòng, phải giảm giá để bán cho nhanh. Nếu một người giảm gía thì người khác cũng bắt chước và hạ giá thấp hơn theo lối cạnh tranh, khiến thị trường đi xuống . Được cái là địa ốc không đi xuống nhanh như cổ phiếu của thị trường chứng khoán nên từ từ theo quy trình. Chán Mớ Đời 

Theo tin tức mình đọc thì có đến 25% nhà đang rao bán trên thị trường đã phải hạ giá, khác với giá nhà lên như diều từ 2 năm qua. Đơn cử thí dụ của San Jose, Cali thì một căn nhà bình thường ở thời điểm tháng 5 vừa qua là $1,500,000. Lên 23.7% so với năm 2021, và năm 2019 thì mỗi căn nhà trung bình chỉ độ giá $1,090,000. Tiền lời của chính phủ lên nên bắt đầu loại thành phần muốn mua nhà lần đầu. Tuần trước, quỹ dự trữ liên bang tăng 0.75% tiền lời, cao nhất từ 1994 để giảm lạm phát.

Mình nhớ năm 2006, mình rao bán căn nhà giá $600,000 nhưng sau 1 tháng không có ai mua nên hạ giá xuống $550,000 thì có người mua vào ngày cuối cùng của listing, người mua cần làm 1031 exchange. Sau đó thì giá nhà lên đến $700,000. Mình bị đồng chí gái chửi là bán quá sớm. Khi bán hai vợ chồng cúng vái mệt thở nhưng sau đó thì đồng chí gái chửi mình. Đến năm 2008 thì banh ta lông hết. Mình mừng húm. Dùng tiền bán nhà, chạy ra mua nhà giá $25,000/ căn hay $50,000/ căn tối đa. Ông thần Obama bổng nhiên in tiền ra, cho vay rẻ như bèo khiến thị trường địa ốc lên lại. Chán Mớ Đời 

Gia đình mình sắp hội ngộ với toàn đại gia đình từ Việt Nam, Pháp quốc tại Dubai sau đó sẽ ghé Thổ NHĩ Kỳ trong vòng 2 tuần. Thổ NHĩ Kỳ cứ để lạm phát lên như điên, không hạ giảm tiền lời. Mình không rõ nguyên nhân lắm, để qua đó hỏi han xem. Lạm phát bên đó nghe nói lên đến trên 72%. Do đó sẽ đem tiền đôla đến, không đổi ra tiền của nước sở tại sớm. Lạ một điều là mấy côngty du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, cứ kêu nếu trả bằng tiền tươi thì bớt tiền. Mình thì kêu cứ trả bằng thẻ tín dụng để mình còn khai thuế.

Thông thường khi bán nhà, 1/3 người bán đều chấp nhận xuống giá khi người trả giá. Khi thị trường nóng lên thì xuống 25% nhưng thị trường địa ốc Cali thì khác lạ. Lý do là không có nhà để mua. Theo chính phủ Cali thì cần đến 3.5 triệu căn hộ cho 40 triệu dân Cali. Thường chúng ta quên dân số ma, 5.5 triệu người di dân bất hợp pháp hiện đang sống tại Cali.

Các tay địa ốc đề giá bán ít hơn giá thị trường một tí khiến thiên hạ ham chạy lại và bắt đầu trả giá cao hơn giá bán rất nhiều. Đó là mánh bán đấu giá. Từ 2 năm qua, người bán đưa giá quá đắt so với thị trường nhưng vẫn có người sẵn sang mua như những năm 2006.

Thiên hạ ngưng tìm nhà. Mình đoán là sau mùa hè, thiên hạ hết tìm nhà vì trẻ em đi học lại thì giá nhà sẽ xuống như mùa thu lá bay. Theo công ty địa ốc Redfin thì hiện nay có đến 21% người bán hạ giá. Tỷ lệ này cao tương đương với năm 2015.

Nói vậy chớ ở Cali chưa đến nổi tệ như các tiểu bang khác nhưng giá nhà không lên nữa. Phải xem qua tháng 8, khi học sinh đi học lại, người Mỹ không còn đổi nhà nữa để xem. Thông thường ở Cali người ta mua nhà, đổi nhà từ tháng 4 đến tháng 8. Lý do là con học lên cấp trên, có thể phải đổi trường học, xa nhà hơn nên họ mua nhà cho gần trường để đưa đón dễ hơn.

Ông Flipper (người mua giá rẻ, tân trang lại để bán kiếm lời), mua mấy căn nhà của mình thì kêu đang kẹt căn nhà mua cách đây 2 tháng. Ông ta nói có 5 người muốn mua nhưng nay chỉ còn 1. Hy vọng sẽ thông suốt cho anh ta. Hai tháng qua đã tốn trên $50,000 để sửa chửa, sơn phết lại, thêm đóng bảo hiểm, thuế. Lạng quạng công ty bảo hiểm không tiếp tục bảo hiểm vì nhà trống quá 30 ngày, rất nguy hiểm. Dân chơi có thể phá cửa sổ mới, nhày vào ở trong đó, phải mất thời gian có thể lên đến 1 năm mới đuổi ra.

Theo nghiên cứu thường niên của đại học Chapman của Quận Cam thì vào hè năm 2023, giá nhà của Quận Cam từ $1.03 triệu sẽ xuống độ $891,000, hay giảm 14%, các thương vụ mua bán sẽ giảm 20%. Một đặc điểm là công ăn việc làm được gia tăng thêm 81,000 vào năm nay. Vấn đề là các công ăn việc làm này trong ngành du lịch nhiều hơn vì COVID-19 nên họ cho nghỉ việc khá nhiều, nay du khách bắt đầu đến viếng Disneyland và các khu giải trí khác.

Ngoài ra từ 4 năm qua, số cư dân Quận Cam thuyên giảm 6,000 người hàng năm vì nhà cửa quá đắt đỏ. Mình theo dõi sự nghiên cứu của đại học Chapman này từ 30 năm qua để xem dự đoán về kinh tế Quận Cam nhất là nhà cửa. Ông giáo sư nổi tiếng đã qua đời nhưng vẫn có những giáo sư khác tiếp nối công việc này nên hơi lo. Chắc phải mua vàng cho chắc ăn vì một khi FED giảm tiền lời thì cha con lại chạy đi mua vàng. Dạo này tiền lời lên nên vàng hơi xuống nên mình mua được một ít.

Lấy thí dụ một căn nhà trung bình ở Quận Cam giá $760,000, đặt cọc 20% thì đầu năm nay, người mua phải trả tiền nợ ngân hàng là $3,493, kiêm tiền thuế và bảo hiểm. Đến tháng 3 thì tiền lời lên nên phải trả thêm $506, tháng 4 thì trả $655 và tháng 6 lên đến $1000 là $4,428.

Mình tính đi chơi cho hết năm nay. Tháng 7 này đi Dubai họp mặt gia đình rồi ghé qua Thổ Nhĩ Kỳ chơi thêm 2 tuần. Tháng 9 thì tập dợt để leo núi kIlimanjaro, sau đó sẽ lên San Jose vì đồng chí gái có họp mặt với mấy người bạn xưa. Hy vọng gặp lại vài người bạn trên đó. Leo núi Kilimanjaro xong thì mình sẽ đi Ai Cập 10 ngày. Tháng 11 sẽ đi Puerto Rico để học về luật lệ, thuế vụ. Sang năm thì sẽ về Việt Nam leo Sơn Đòng rồi tính sau.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lạm phát và suy thoái 2022

 Dạo này này, mình chịu khó đọc tin tức về kinh tế để biết đâu mà rờ. Người Mỹ hay nói: “ don’t predict, be prepared”, đừng tiên đoán, nên chuẩn bị. Vấn đề là tin tức đủ trò thêm phần tin giả nên không biết đâu mà lần. Mình chọn phương pháp mua thông tin của mấy tập đoàn đầu tư kinh tế. Họ có chuyên viên tài chánh, nghiên cứu rồi cho mình hay thế sự. Mình dựa theo đó để chuẩn bị tinh thần cho ngày mai.

Dạo này báo chí nói đến lạm phát và nợ nhiều. Khi người Mỹ nói đến lạm phát thì họ nói đến thời tổng thống Carter sau chiến tranh Việt Nam. Nghe kể tiền lời có khi lên đến 15%-17%. Hiện nay tổng thống Hoa Kỳ đang thực thi các chính sách kinh tế của đảng Dân Chủ như thời tổng thống Carter. Có ông bạn mỹ nói, tao không thích đảng dân chủ nhưng khi họ lên cầm quyền, tao làm ra tiền nhiều nhất. Đảng dân chủ vạn tuế.

Mình có anh Mễ quen, gọi hỏi có nhà để cho anh ta mướn. Lý do là vợ và 3 con đã vượt biên qua Hoa Kỳ được. Anh ta kể là trả đâu $50,000 cho bọn coyote. Anh ta kể là tuần này sẽ dẫn vợ con đi gặp cán bộ xã hội để nhờ giúp đỡ. Bên Arizona, họ ra lệnh xét di dân lậu nên đa số bỏ chạy sang Cali. Theo mình hiểu thì Cali có đến trên 5.5 triệu người di dân lậu.

Đọc tài liệu, người ta xét sự tương quan thuế vụ và lạm phát như biểu đồ dưới đây thì họ thấy sự trùng hợp những thập niên 40 hơn là 70 của thế kỷ trước.

Tiền phát hành, in ra quá nhiều để đối đầu với cuộc khủng hoảng 1929 và 2008. Năm 2008, tưởng thiên hạ mất nhà nhưng chính phủ cho phép người dân không trả tiền ngân hàng. Ở dưới Laguna Niguel, có một block nhà, không trả tiền ngân hàng gần 2 năm trời, mối tuần các gia đình gặp nhau ăn uống linh đình vì không phải trả tiền vay ngân hàng và các ngân hàng của chính phủ để yên. Họ ra các chương trình, giảm tiền lời để mọi người có thể trả, giảm đến 40% nên thiên hạ thấy dễ thở nên tiếp tục ở và trả tiền lời.

Nay lạm phát họ lại gia tăng tiền lời nên người mỹ phải trả thêm 40%. Tên mua mấy căn nhà của mình để tân trang để bán lại kiếm lời. Nay ôm mấy cái nhà vì đâu ai có tiền để trả tiền nhà thêm 40%. Mình nghe hắn than nên mừng quá.

Qua biểu đồ ta thấy in tiền và sửa đổi hệ thống ngân hàng không tạo nên lạm phát ngay. Khởi đầu là giảm phát. Từ từ các nợ tư được chuyển qua nợ công, các luật thuế mới, đưa đến vấn nạn Lạm Phát. Xem biểu đồ, ta thấy năm 1933 và 2008 là đỉnh cao nhất thì có sự giảm phát. Khi thấy giảm phát thì chính phủ in tiền đến khi áp dụng các chính sách thuế vụ như thời ông Trump, giảm thuế. Họ nói là để kích thích việc đầu tư. Ai nấy tung hô vạn tuế chính sách này vì trả tiền ít hơn, tiền lời rẻ, tha hồ tái tài trợ nhà, dùng tiền mua xe xịn, sửa chửa nhà cửa khiến nhà đất, xây cất lên như diều.

Đọc tài liệu về lạm phát khiến mình thì mình càng tin vào thuyết âm mưu đại dịch. Nếu không có đại dịch, chính phủ không in tiền cho không thiên hạ, không phải qua tay các ngân hàng. Ai xin cũng được. Rồi cứ đỗ tội cho mấy anh ba tàu. Thời ông Trump, có chiến dịch đánh tàu. người Việt mình thì ghét tàu nên nhảy vào đánh hôi, ủng hộ chính sách này.

Chiến tranh Ukraine là vấn đề kinh tế, chớ Nga Sô chả muốn chiếm đất gì cả. Putin chỉ muốn chiếm lại vùng đất Odessa với các hải cảng để quân đội nhất là thương thuyền của họ, có mặt ở biển Hắc Hải, giao thương nhanh chóng thay vì phải đi vòng từ phía bắc hải.

Nếu xem lại những năm 1920, 1930 và 1940 thì tương tự như các năm 2000, 2010 và 2020 tại Hoa Kỳ.
Thạp niên 1920 và 2000 tại Hoa Kỳ, đều có tiền dễ dàng. Thiên hạ hồ hởi mua cổ phiếu. Nghe kể ông Kennedy cha, ngồi cho thợ đánh giầy, nghe thợ đánh giầy nói là nên mua cổ phiếu của côn gty này công ty nọ khiến ông ta thất kinh nên bán hết cổ phiếu của mình.

Tương tự năm 2000, đi đâu cũng nghe thiên hạ bàn đến mua cổ phiếu, tra định. Mình nhớ vợ mình dạo đó có tài khoản mua các penny Stocks rồi đến năm 2000 là banh ta lông hết. Những vụ đưa đến cuộc suy thoái kinh mà người Mỹ gọi Great Depression và năm 2000 vụ dot.cơm 

Hai cuộc suy thoái ở thế kỷ trước cho thấy tiền lời xuống gần tới 0%.

1930 và 2010 cho thấy kinh tế không chuyển mình được, giảm phát, ngân hàng tìm cách sửa đổi, hoạt động lại sau cuộc khủng hoảng tiền tệ. Cuộc chiến ở I-raq có thể là cách in tiền ra để giúp kinh tế lên lại. Tương tự chiến tranh Ukraine là cách để kích cầu nền kinh tế. Khi không người Mỹ bỏ ra 44 tỷ đô la, lên-lết cho chính phủ Ukraine. Mình không có kinh nghiệm về mấy vụ này nhưng  nếu đọc về kinh tế thì suy luận ra như vậy.

Mình nghe kể bên Trung Cộng, có những thành phố ma. Chính phủ tàu cứ xây nhiều thành phố mà không có ai ở. Họ in tiền ra để kích cầu kinh tế nếu không thì người Tàu không có công ăn việc làm, nổi loạn. Kiểu phồn vinh giả tạo như Việt Cộng tuyền truyền.

Khi số tiền chính phủ in nhiều quá thì cách xù nợ là gia tăng lạm phát. Ai dại nghe lời chính phủ mua trái phiếu, thí dụ $10,000 đổi lấy $30,000 sau 30 năm, không phải đóng thuế. 30 năm trước, mình đi cua đồng chí gái, trả tiền xăng $1/ gallon, ngày nay trả $6/ gallon. Nếu mua trái phiếu chính phủ $10,000 30 năm về trước thì 30 năm sau số tiền đó phải tương đương $60,000. Đay chính phủ chỉ trả có $30,000.

Khi xưa, mình nghe người lớn kêu: con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Sông có cạn, núi có mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Thập kỷ 1940 và 2020 có sự tương đồng. Vấn đề là những năm 1940 sau chiến tranh, Hoa Kỳ là một đế quốc đang lên, GDP chiếm gần như 50% của thế giới, 2020 thì Hoa Kỳ đang trên đà xuống như trường hợp Anh quốc vào những năm 1940. Đế chế Anh quốc vào những năm 1930, 1940 bị dính vào thế chiến thứ 1 mà họ cố tình gây hấn, sử dụng tài nguyên của họ rồi đến 1940, đánh trả lại Đức quốc xã.

Sau đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ ra đạo luật GI, cho các chiến binh nhập ngủ có thể trở lại đại học, học tưởng dạy nghề, đào tạo một lực lượng công nhân cho sự hát triển kinh tế với các kỹ thuật đã phát hiện trong thời chiến tranh. Khiến kinh tế Hoa Kỳ lên như diều, chiếm 50% GDP của thế giới.

Từ đó mới xuất hiện khẩu hiệu Giấc Mơ Hoa Kỳ. Khắp thế giới đều mơ như vậy. 1 người thợ đi làm có thể sở hữu một căn nhà, một chiếc xe hơi, cuối tuần cắt cỏ, trồng cây, chở vợ con đi picnic,… ngày nay, vợ chồng đi làm tối ngày cũng không đủ trả tiền nợ.

Năm 2020 và 2021, các vụ kích cầu kinh tế, chính phủ in tiền cho mượn PPP, không cần phải trả lại, được sử dụng vô tội vạ, giúp chủ công ty giàu hơn còn công nhân thì chả được gì ngoài $600.

Ngoài ra vào thập niên 1940, Hoa Kỳ và các quốc gia tây phương có dân số trẻ. Sau khi đi trận về, người Mỹ làm tình quá độ nên sinh con dẻ cái, tạo nên hiện tương Baby boom mà người Mỹ gọi là thế hệ Babyboomer nên sau 1 thập kỷ, chính phủ có thể thắt lưng buộc bụng, ngược lại ngày nay dân số trên 65 tuổi rất đông, hình như 16.9% người Mỹ hiện nay trên 65 tuổi.

Họ lại sống giai vì vào những thập niên 40, trung binh người Mỹ chết vào tuổi 63.5 tuổi nay thì lên đến 75.

The Federal Reserve’s Dilemma Today

The US and the rest of the world is facing severe inflation, in part due to an undersupply of oil and gas, raw materials, refined products, and various infrastructure relative to what the economy currently needs to grow. And because commodities are a global market in terms of supply and demand, these high prices are affecting almost every country in the world, whether they did much fiscal stimulus or not.

Plus, there is currently not a big disinflationary force such as Chinese labor expansion or other things to offset the growth in money supply.

Unlike the 1970s, however, there is currently massive debt-to-GDP in the system, both in the private sector and at the federal level. So, raising interest rates above the official inflation rate (e.g. over 9%) would result in widespread insolvency, unlike the 1970s. Therefore, faced with inflation, central banks including the US Federal Reserve have been rather slow to tighten monetary policy.

Back in the 1940s, when federal debt went to over 100% and inflation was running hot, the US Federal Reserve ended up doing yield curve control. They held short-term rates at 0.375%, and capped long-term Treasuries at 2.5%, despite the fact that official inflation averaged about 6% for the decade, and peaked as high as 19% year-over-year at one point. As a result, people holding cash and government bonds lost 30-40% in terms of purchasing power compounded throughout this decade. People holding cash and government bonds in most other countries lost even more.

In the 2020s, the response is still underway, and the full story of course hasn’t been written yet. The initial reaction by monetary policymakers was to call the inflation transitory and hold rates low. When that proved intolerable, they began raising interest rates, halting their balance sheet growth, and formulating a plan to gradually reduce their balance sheet. It remains to be seen how effective that tightening policy will be, in the face of so much systemic debt. So far, it’s not working out so well.

The Path Towards Recession

The Federal Reserve currently has what is known as the “dual mandate”: maximize long-term employment while maintaining price stability. A third mandate-like responsibility is to maintain financial stability, meaning that capital markets and banking systems need to run with sufficient liquidity and functionality.

The official consumer price index is up more than 8.5% over the past year, which is at four-decade highs. Meanwhile, official unemployment is 3.6%, which is near five-decade lows.

So, like a robot following an algorithm, monetary policymakers have what is basically a legal directive to try to increase unemployment and rein in consumer spending, in order to create more slack between supply and demand and follow their dual mandate. This is despite the fact that both unemployment and inflation tend to be lagging indicators.


They wouldn’t phrase it quite that bluntly, but creating some more unemployment is basically the plan here. The US Federal Reserve can’t print more oil, refineries, pipelines, copper, fertilizer, ships, or manufacturing facilities, but they can reduce consumer demand for periods of time for some of those things, through very uncomfortable methods.

The US Federal Reserve is projecting an unemployment level of 4.1% a year and a half from now, which is higher than the current rate of 3.6%, and their policy decisions are aiming towards that direction.

This could bring down price inflation for a period of time, but most likely at the cost of a recession. Historically, reductions in employment lead to vicious cycles of less consumption and more reductions in employment, so the idea of increasing unemployment via monetary policy “just a little bit” is probably farfetched.

Specifically, they’ve never really been able to increase employment by 0.5% and have it stop there. When unemployment goes up by 0.5%, it historically keeps going. Maybe this will be the first time where it does not, but I would not bet on that. This was my meme from the May 2022 newsletter:


Back in my December 2021 research report for premium subscribers, I outlined a new defensive view around the margins, as it became increasingly clear that the US Federal Reserve was serious about trying to tighten policy into this situation. I wasn’t calling for a recession yet, but I was expecting an economic slowdown and less attractive conditions for risk assets. So far, it has been even sharper than I would have guessed.

Ever since the global financial crisis, US stocks have been very reliant on persistent stimulus, either monetary or fiscal, in order to keep going up.

This chart is cluttered but quite important in my opinion. It shows the Wilshire 5000 price index (the closest proxy for the broad US stock market) and the Fed’s balance sheet. I’ll walk through it in the following paragraphs:


In 2010 (first green box), the stock market had partially rebounded from its 2009 depths. The Fed had performed emergency quantitative easing (QE1) during the crisis, but had not been actively stimulating recently. The Fed’s balance sheet went sideways, and the stock market chopped along sideways as well. Then in late 2010 (the end of the first green box), the Fed announced QE2 and both the Fed balance sheet and the stock market began going up together.

From late-2011 to 2012 (second green box), the Fed held their balance sheet flat and the stock market chopped along sideways again. Then after that green box, they did QE3 from 2013 to 2014 to expand their balance sheet a lot, which coincided with another bull market period.

From 2015 to 2016 (third green box), the Fed once again held their balance sheet flat and the stock market chopped along sideways again. This was a bigger deal because the dollar strengthened, and several emerging markets including Brazil in particular entered very serious recessions. The price of oil crashed and remained down for years as global growth slowed. The US experienced an industrial recession (which was not quite big enough to cause a full recession), in large part because of how weak the energy sector was, which cascaded into weakness in manufacturing to supply the energy sector.

The year 2017 (purple circle) was an exception. The Fed continued to hold their balance sheet flat and began gradually raising interest rates, but Donald Trump was elected to be president in November 2016 and was sworn in to office in early 2017, with a Republican majority in both houses of Congress. The stock market quickly began pricing in tax cuts including corporate tax cuts in particular, which indeed materialized a year later. This was a form of fiscal stimulus; tax cuts without associated spending cuts, resulting in a bigger fiscal deficit, which was good for the stock market. Corporations were able to repatriate hundreds of billions of dollars from overseas and use the majority of it for share repurchases, which was great for stock prices but didn’t meaningfully impact GDP growth or employment.

From 2018 through much of 2019 (fourth green box), there wasn’t any more fiscal stimulus coming down the path. The Fed continued raising rates but also began performing quantitative tightening, which means shrinking their balance sheet. The stock market once again entered a very choppy sideways period. By 2019 it was clear that the global economy was slowing, the US yield curve inverted, and the Fed slightly reduced interest rates.

From late 2019 onward, the Fed has been performing massive monetary stimulus. This was initially triggered by the repo rate spike in September 2019, but then was kicked into high gear by the COVID-19 global lockdowns to address the illiquid Treasury market. The largest fiscal stimulus and monetary stimulus in modern history occurred together, and this was massively beneficial to the stock market.

With fiscal stimulus winding down, and the Fed now tightening, the base case would be for a volatile market again as we enter another probable “green box” in 2022. Equities have been very reliant on these ongoing stimulus efforts. Plus, equity valuations are much higher now, and 2021 already had record inflows into equity at a scale that exceeded the prior twenty years combined. Everyone piled into equities. It could be different this time, but that’s not the assumption I would go with. The caveat is that fiscal stimulus from a Build Back Better bill might serve as another purple circle, but that remains to be seen, and much of that money is not very fast-acting like stimulus checks or corporate tax cuts are.

So, I am looking for a defensive posture around the margins.

-Lyn Alden, December 12th 2021 research report

I published my December 2021 newsletter called “The Fifth Age of Oil” on the same day as that report, which re-iterated my bullish view on the oil and gas sector due to significant undersupply and lack of capex. Oil was $70 at the time. That newsletter issue also supported the view that broad equity indices don’t look very attractive for 2022, including an observation that S&P 500 profit margins were probably peaking.

My January 2022 newsletter called “The Capital Sponge” continued with this analysis by pointing out how over-owned equities are, along with other issues. Some of those things described in that issue played out quite as expected (such as weak equity index performance, energy sector outperformance, and value factor outperformance), but some other aspects have gone the other way (specifically, the idea that the dollar might be hitting a local peak relative to other currencies didn’t pan out, especially once the war in Europe broke out).

My March 2022 newsletter called “Global Bifurcation” came in the wake of the Russian war on Ukraine, where I outlined some of the macro shifts that this event would likely cause. This includes bifurcated supply chains and commodities markets, gradually shifting sovereign reserve practices, and the theme that many emerging markets would probably ignore sanctions and continue to buy commodities from Russia out of necessity. While it’s still early, indeed we are seeing some net foreign selling of Treasuries, emerging market countries did continue to buy commodities from Russia, and Russia has been able to prop up the ruble to multi-year highs relative to the euro and the dollar due to how reliant Europe is on Russian gas imports.

Most recently, my May 2022 newsletter issue was called “Inflation or Recession“, where I discussed policymakers’ current attempts to rein in price inflation by reducing consumer demand for things. I outlined a view that this attempt at tightening would likely lead to a stronger dollar and a US recession if persisted with. By this point, the data were increasingly pointing to outright recession in the US and elsewhere rather than just choppy equity markets. This was despite the fact that various officials, such as Treasury Secretary Yellen, were saying (and are still saying recently) that the economy is resilient and that a recession is unlikely.

The rest of this June issue picks up where the May one left off. So far, that recession theme continues to be the path we’re on unless something changes, so let’s update that view.

Recession Indicators

In the US, a private nonprofit organization called the National Bureau of Economic Research “NBER” is deferred to near-unanimously as the authority that gets to declare periods of recessions. And they declare recessions in hindsight based on a number of indicators, once the data are firmly in.

A lot of people think of recessions as being “two consecutive quarters of negative real GDP growth”. This is not the NBER’s definition of a recession, but all instances of two consecutive quarters of negative GDP growth occurred around periods that the NBER later declared to be recessions.

So for all intents and purposes, two negative quarters is a reasonable real-time indicator of a recession. Whatever we want to call it, that sort of environment is a sustained downturn in economic activity.

The US experienced negative real GDP growth in Q1 of this year. Currently, the Atlanta Fed GDPNow estimator, which tracks a multitude of incoming variables and adjusts weekly, is projecting 0% real GDP growth for Q2. We’re teetering on the brink of two consecutive quarters of negative GDP growth


slightly harsher definition of a recession that I’ll put forth here is a decline in year-over-year real GDP. Most NBER-defined recessions meet that criteria, with the exception of the post-dotcom recession in 2001 that was mild enough to avoid that.

For this current period, since stimulus-driven growth was so substantial in mid-2021, even after two negative quarters we would not reach negative on a year-over-year basis in mid-2022. We would need another quarter or two of negative GDP growth to reach that harsher definition of a recession. Whether that happens or not will depend in part on policy choices.


Recessions vary in terms of depth and length. And there can be double-dip recessions, where we have two short but closely-spaced recessions.

The University of Michigan’s national survey of consumer sentiment reached record lows here in June 2022, in a dataset that goes back nearly seven decades. It’s currently even lower than it was in the depths of the 2008 global financial crisis, and even lower than during the worst parts of the stagflationary crisis of the late 1970s and early 1980s.


Real retail spending is currently negative year-over-year. It had a big contraction at the start of 2020 during lockdowns, then had a huge spike during re-opening and stimulus, and then stagnated down to negative territory from there. A number of retailers ranging from Amazon to Walmart to Target have reported bad results.


Wages on average have increased by 6.1% over the past year. This is while official inflation was 8.5%. Meanwhile, a basket of meat/poultry/fish/eggs went up 14.2%, houses went up 16%, and gasoline went up 61%.

So, the typical wage earner got a wage cut in terms of purchasing power over the past year.

The housing market has slammed shut. A year ago, mortgage rates were 3%. The monthly cost of a 30-year $300k mortgage at a 3% interest rate is $1,265. The monthly cost of the same mortgage now at 6% is $1,799, which is 39% higher. When you add that the median house is up in price by 16% over the past year, the monthly cost of paying for a mortgage on the same house as it did a year ago is $2,086 or around 65% higher.


That makes it harder to buy a house for the first time, and also harder to sell an existing house to move to a new house, which would entail exiting a low-rate mortgage and starting a high-rate mortgage.

Real GDP growth represents our increased technology and organization to do things more efficiently. It generally increases over time, as we utilize denser and more efficient forms of energy, along with better materials and better computing power.

For example, a person used to have to manually farm, and the invention of the tractor made each farmer radically more productive, and able to do the work of ten men. Now we can imagine a fleet of self-driving tractors, overseen by a farmer, making him or her even more productive. A smaller and smaller share of the world needs to be farmers in order to feed the world… as long as technology is improving over time and the the supply of raw materials remains abundant.

However, we occasionally have periods of pullback and disorganization, and thus a decreased standard of living, due to underinvestment or malinvestment or external shocks. Supply chains get messed up. Commodities encounter supply shortages. Wars happen. Sometimes cultures degrade and reduce their rate of innovation, or technology in a certain area reaches inherent limits for a while until some breakthrough in another industry gives another opportunity for improvement.

In these environments, it becomes more expensive to get the same things, and there are some things that we can’t get at all. In particular, if the supply of energy is disrupted, it affects almost everything else.

We’re in one of those pullback periods now, and it’s showing up as stagflation. We have more disorganization and frictions, with a lack of surplus capacity for several of the key things we need. And now that policymakers are tightening monetary policy, it is putting a brake on consumer spending patterns.

Why Demand Destruction Probably Won’t Work Well


The problem is that this inflation is happening at a time of near-record debt levels, and so there is a thinner-than-usual tolerance for stagnation to occur without triggering debt liquidation.

The US Federal Reserve can’t increase the supply of energy or other goods/services, but it does have blunt tools to curtail demand. And it currently has a mandate to use those blunt tools, regardless of whether or not they will work. That’s the institutional programming that they have to work with.

The only thing that would stop them from using those tools, is if other parts of their dual mandate (employment levels and/or financial stability in the form of frozen credit or Treasury markets) get worse than inflation. And that seems to be coming, but is not here yet. The US Federal Reserve relies primarily on lagging economic data, so as an institution they are designed to put out current fires rather than anticipate fires.

When Paul Volcker famously raised rates to 19% in 1980 to slow down money supply growth, total debt (public and private combined) was 160% of US GDP.

Today, total debt is 370% of GDP. So, a much lower interest rate would cause widespread insolvencies and economic contraction.

In 1980, the money supply growth was mainly coming from commercial bank lending, and price inflation was mostly a demographics-driven demand issue rather than a supply issue. Tightening monetary policy was effective at reducing bank lending, and thus effective at reducing money supply growth.

Today, the money supply growth mainly came from fiscal spending, and price inflation is more-so a supply-scarcity issue rather than due to particularly strong demand.

In 1980, the energy supply problems that they had were mostly geopolitical, and were resolved with geopolitical means. There was plenty of global capacity to bring new oil to market, quickly.

Today, energy supply problems are primarily due to a lack of sufficient capex and development over the past several years for oil production, gas production, refineries, pipelines, LNG terminals, electrical grids, and even things like keeping existing nuclear power plants open. Then add a war to the mix to accelerate and magnify the problem. This lack of sufficient capacity will likely take years of capital-intensive work to solve.

Currently, oil is $110 per barrel.

This high price is despite the fact that the US Strategic Petroleum Reser


And it’s despite the fact that China has been using rather strict lockdowns, and so their jet fuel usage and gasoline usage throughout this springtime was back down to where it was at the depths of the pandemic in early 2020, which is a multi-year low.


So, the two biggest countries are actively contributing excess oil supply to the market and/or destroying oil demand, and yet oil is at $110/barrel.

If inflation is reduced by reducing global energy usage over the next year (a.k.a. severe recession), while the supply-side problems remain mostly unaddressed, then inflation would be ready to return as soon as demand destruction ceases.

Geopolitical Game Theory

Global energy consumption has increased almost every single year in modern history. The handful of exceptions were extreme periods of global economic weakness:


Looking at the post-WWII era, global energy consumption dipped for three years from 1980 through 1982 as the US tried to stabilize the flailing dollar, dipped for one year in 2009 during the global financial crisis, and dipped for one year in 2020 due to the pandemic lockdowns (which is not shown on this particular chart, since it ends in 2019). Those are the only times that global energy consumption decreased year-over-year, and these were the three worst economic periods in the post-WWII era.

To the extent that some developed countries have been able to flatten or even slightly shrink their energy consumption, it’s in significant part from a combination of 1) lack of economic growth and 2) sending a large portion of their most energy-intensive manufacturing industries to developing countries. For the world as a whole to shrink energy consumption in a year, means quite a lot of economic devastation is occurring.

Around the margins, developed countries have become less energy-intensive relative to GDP, with more growth from software and services, albeit from very high levels of per-capita energy consumption.

For example, the average American citizen consumes 15x as much oil per year as the average Indian citizen, and 11x as much grid electricity. As another example, the average Australian citizen consumes 3-4x as much oil per year as the average Chinese citizen, and twice as much grid electricity, even though a large portion of Chinese energy consumption is actually involved with making products for the rest of the world rather than just for their own end-user consumption.

The marginal energy demand now comes from developing countries. For them, since they have much less energy and commodity consumption per person, their quality of life is enhanced significantly with each marginal uptick in energy and commodity consumption.

Perhaps the most relatable example is air conditioning. Japan and the US have over 90% air conditioning penetration. In contrast, less than 20% of people in Mexico and Brazil have air conditioning, despite the higher average temperatures there. And less than 10% of people in Indonesia and India have air conditioning. Broadly speaking, the much colder “Global North” ironically uses an order of magnitude more air conditioning than the much warmer “Global South”.

If low-income countries with massive populations like India and Nigeria ever use as much per-capita oil as middle-income emerging markets like Thailand or Mexico (which is still nowhere near what the wealthiest countries use), the absolute amount of global oil demand would increase by quite a bit. Even as India quickly ramps up its solar energy production from a small base, it’s ramping up its coal, oil, and gas consumption from a large base by far more in absolute terms.

Getting access to electricity, the internet, better transportation, a home with various comforts like air conditioning, and more nutrient-dense food- these are all things that require more energy consumption and improve the standard of living rather directly.

Getting sustained demand destruction, especially for energy and commodities which are a global pricing market, is hard to do due to the realities of geopolitical game theory.

If the US does its best to rein in energy usage and cause a recession to try to reduce energy-based price inflation, China could come out of its self-imposed lockdowns, do some stimulus, and ramp up their oil consumption. The US would then be in a recession with still-high oil prices. Meanwhile the US Strategic Petroleum Reserve would already be at historically low levels, and unable to keep selling into the market. Then what?

And it’s especially problematic for the smaller countries, as their economies get moved around at the whims of the big countries. What happens regarding commodity inflation is entirely out of their hands.


Are emerging markets broadly going to reduce total energy consumption by any meaningful extent over the next few years? No, and if anything they’ll keep using more, unless something causes a global depression and famine.

That’s one of the incentive problems here; any individual country practicing austerity doesn’t work well for solving global supply-side problems, especially when debt is already this high after a century of not practicing austerity. A country can practice fiscal and monetary austerity, and still face a lot of inflationary pressures as a result of other countries gobbling up commodities.

The underlying inflationary problems run much deeper at this point than just what the current deficit and money supply growth rate is.

Now, the US does have some extra impact with its fiscal and monetary policy, because there is over $13 trillion worth of dollar-denominated debt in offshore markets. To the extent that the Fed and Treasury can strengthen the dollar, they can squeeze a bunch of dollar-indebted emerging markets and slow down their demand too, such as Brazil, Mexico, Turkey, and so forth.

A strong dollar historically results in weaker global growth, weaker US corporate profits, weaker foreign demand for US Treasuries, and a host of other problems for the US and other countries. But, they can try it and see the order of which countries’ economies break down first. Countries on the periphery will go down early (e.g. Sri Lanka), but for the major powers, it becomes a balance sheet contest. Eventually, a strong dollar comes back around and hits the US because the US ends up having to finance more of its own fiscal deficits, in what basically becomes a balance of payments problem.


So, US policymakers may be able to tighten fiscal and monetary policy enough, to cause a domestic and global recession significant enough, to reduce energy prices and inflation temporarily. There could be a sharp disruption, or more of a sideways stagnation as they try to give some space for supply to catch up.

However, when the US and other developed countries want to stimulate their way out of that recession again, inflation would likely be quick to resurface. This is because many of the supply constraints would still be there. Destroying demand in the face of supply constraints is like running away and hiding from a monster in a closet, so the monster just sits outside and waits for you to come out again. Until the monster is actually dealt with, it’s still there, waiting.

Oil got up to $120+/barrel in this cycle. I can imagine a scenario where we push it down to $70 in a recession, then stimulate our way out of the recession and oil goes to $150. So then we try to rein it in again and get it down to $90, and then simulate again and send it to $180. Those are just hypothetical numbers, but the point is, I would expect some sort of zig-zag grind higher during this decade during rounds of tightening, debasement, tightening again, and debasement again.

Things are going to be challenging for the US economy, European economy, Chinese economy, and global economy in aggregate, until we get past this energy bottleneck. This involves basically all forms of energy to varying extents, as well as refining infrastructure, pipeline infrastructure, export infrastructure, electrical grid infrastructure, and other related industries.

Portfolio Updates

I have several investment accounts, and I provide updates on my asset allocation and investment selections for some of the portfolios in each newsletter issue every six weeks.

These portfolios include the model portfolio account specifically for this newsletter and my relatively passive indexed retirement account. Members of my premium research service also have access to three additional model portfolios and my other holdings, with more frequent updates.

I use a free account at Personal Capital to easily keep track of all my accounts and monitor my net worth.

M1 Finance Newsletter Portfolio

I started this account in September 2018 with $10k of new capital, and I put new money in regularly. Currently I put in $1,000 per month.

It’s one of my smallest accounts, but the goal is for the portfolio to be accessible and to show newsletter readers my best representation of where I think value is in the market. It’s a low-turnover multi-asset globally diversified portfolio that focuses on liquid investments and is scalable to virtually any size.

I chose M1 Finance because their platform is commission-free and allows for a combo of ETF and individual stock selection with automatic and/or manual rebalancing. It makes for a great model portfolio with high flexibility, and it’s the investment platform I recommend to most people. (See my disclosure policy here regarding my affiliation with M1.)


The portfolio remains focused on being an “all weather” diversified portfolio, with a current overweight emphasis on defensive value.

I recently shifted some short-term Treasury inflation-protected securities into 7-10 year Treasury notes as they went up to 3% yields, which is unusual for me because I am usually a bear on longer duration notes/bonds. This shift is in anticipation of demand destruction, and thus is a mild disinflation hedge within an overall portfolio that is more geared towards inflation.

Other Model Portfolios and Accounts

I have three other real-money model portfolios that I share within my premium research service, including:

  • Fortress Income Portfolio
  • ETF-Only Portfolio
  • No Limits Portfolio

Plus I have larger personal accounts at Fidelity and Schwab, and I share those within the service as well.

Final Thoughts: Nearing Checkmate

When a chess game gets to its later stages, the winning player often starts to get the losing player’s king into a series of checks. That losing player can move their king out of it, but their set of move options continues to dwindle, and if they’re not successful at forcing a draw, they eventually get caught in a checkmate.

I think major central banks including the Federal Reserve, Bank of England, European Central Bank, and Bank of Japan are nearing the losing side of a checkmate scenario, where economic realities dwindle their set of possible choices to zero. The latter two have likely already been put in checkmate, while the former two are hanging on for the moment.

This is primarily due to the long-term debt cycle described earlier in this issue, where their economies were stimulated to higher and higher debt as a share of GDP and lower and lower interest rates over decades, until they hit super high debt levels with zero or slightly negative rates. Then, they grind through that low-rate disinflationary period for a while, until they finally work through excess capacity, and reach a period of scarcity, stimulus, and inflation.

“Checkmate” in this context happens when a central bank encounters inflation that is above its target level, but still can’t stop printing money, due to lack of buyers of their country’s government debt, or due to other critical liquidity problems in their financial markets. In other words, it’s what happens when a country with a super high debt ratio gets hit with acute commodity shortages, and thus has to keep doing quantitative easing on its government bonds even during high inflation.

This historically only rarely happens to developed market central banks, and until recently hasn’t really happened to any of them since World War II (the prior inflationary part of a long-term debt cycle). When it happened back then, it occurred to several of regions at roughly the same time, and that seems to be the case today as well.

First Check: 2008

Japan hit their economic peak around 1990, where they then entered a multi-decade stagnation. However, they were not a big enough share of global GDP for this to affect much around the world, and they never ran into significant commodity shortages during this time.

The year 2000 in many ways represented the relative peak of the developed world, broadly. The US baby boomer generation was in its prime earnings years, and so the US had its highest level of labor force participation in its history, and the highest US consumer sentiment according to surveys on record. Dollar reserves as a share of global foreign reserves were at their peak. Europe launched the euro currency around this time, in a period of optimism and unification. The Soviet Union had fallen a decade prior, China was relatively small in terms of economic power, and so the western powers were completely unrivaled.


And then of course after that peak level, there were the 9/11 attacks, decades of foreign misadventure in response, and in general a lot of signs of “waning empire” status for the US, along with financial troubles in Europe.

In the aftermath of the 2000 dotcom bubble, the US Federal Reserve cut interest rates to 1%, and implicitly encouraged a housing credit bubble to grow. Private market forces amplified this, with mortgage-backed securities and rubber-stamp rating agencies that weren’t doing proper due diligence.

When the housing bubble blew up, it brought down the entire over-leveraged banking system with it in 2008. The US Federal Reserve cut interest rates all the way to zero, and began expanding its balance sheet, which is a way of monetizing government debts and mortgage debts. The Troubled Asset Relief Program and other emergency measures were used to prevent a broad bank liquidation and to increase their reserve ratios. They then did a couple more rounds of deficit monetization into late 2014.

The Eurozone encountered the 2012 European sovereign debt crisis, where the European Central Bank had to step in to suppress the yields of southern European sovereign debt to prevent outright default. They never solved the underlying debt problem during this period, but merely bandaged over it. The Eurozone had an agreement for countries not to go over 60% debt as a share of GDP each, but some countries went over twice that, and even some of the more austere countries went over 60%. There was no answer to this, or path to fix it other than failed attempts at austerity. Rising populism and increased levels of political polarization began to emerge in many of these European regions.

The Bank of Japan ramped up its debt monetization efforts starting in late 2012. Like the Fed, it had a 2% annual inflation target, but encountered persistent disinflation, in large part because commodities were oversupplied and cheap, and because their banking system had no credit growth. The Bank of Japan printed about 600 trillion yen and bought various assets including bond and stocks during this decade, but their broad money supply grew very slowly. Compared to other regions, at least they managed to deleverage most of their corporate sector and avoid too much political polarization domestically.


That all collectively became the first big “check” to the US Federal Reserve and other major central banks, during the 2008-2014 period in particular. Private debts had reached about as high as they could go, with interest rates about as low as they could go.

The central banks’ answer to the check was to counter this big disinflationary impulse and debt liquidation with bank recapitalization and deficit monetization for the first time since the 1930s and 1940s. Broad money didn’t expand rapidly, but base money did, in the form of massively higher bank reserves.

Second Check: 2020

In the aftermath of the global financial crisis and these various responses, the world went through a consumer-disinflationary slow-growth 2010s decade. The global banking system began operating with higher reserve ratios, but was not aggressively lending money to create more broad money.

China, however, performed large stimulus, and continued to serve as the primary growth engine of the world for a while.

The US exported a lot of its marginal manufacturing capacity to China, which along with several other developing countries served as a massive disinflationary pool of labor.

China began to rival the US in terms of economic scale, surpassing it in some ways (total electricity generation, total commodity usage, number of skyscrapers, and so forth) while still lagging it in other ways (global reserve currency status, military power projection, etc). China also stopped reinvesting its trade surpluses into Treasuries, and began financing infrastructure loans throughout frontier markets, as a major creditor nation.

Wealth concentration and political polarization in the US increased as China became a rival power, and various types of populism began to emerge, as some groups benefited from this rapid offshoring and trade deficits, and others were on the wrong side of all of it.


During 2017 and 2018, the US Federal Reserve tried to end its easy money period, raise interest rates, and reduce its balance sheet, but encountered economic stagnation by early 2019. They had to stop raising interest rates due to frozen credit markets, start cutting rates due to economic stagnation, and in late 2019 they had to suddenly start monetizing deficits again due to a broken interbank lending market among entities that were the primary financiers of the buyers of T-bills.

This heavily-leveraged world then ran into the pandemic and associated lockdowns in early 2020. The dollar spiked higher due to a sharp reduction in global trade and economic activity (there is $13+ trillion in global USD debt, and all of that debt represents demand for dollars while international cash flows were drying up), so the foreign sector began selling US Treasuries to get dollars, and as a result the US Treasury market froze up. It’s supposed to be the most liquid market in the world, serving as pristine collateral for the global financial system, but it became disorderly.

In response, the US Federal Reserve had an emergency meeting and stepped in to print money and buy $1 trillion worth of Treasuries in three weeks, to re-liquefy the frozen Treasury market. The US federal government and other national governments then performed massive fiscal stimulus in response to consumer and business lockdowns, sending stimulus checks to citizens and companies, so that a big debt liquidations and civil unrest wouldn’t occur. The US Federal Reserve and other central banks continued to buy government bonds in order to monetize that stimulus. It resulted in the biggest increase in US broad money supply and overall developed market broad money supply since the 1940s.

Meanwhile, the US found out the hard way that it had trouble making masks, ventilators, medical dyes, and other things like that domestically, after having shipped such a large portion of its industrial capacity to China, which by this point it was embroiled in a trade war with. It turns out, there was a cost to some of that offshoring.

This whole situation was a second “check” to the US Federal Reserve and other major central banks in 2020. Yet again, their answer to the check was to counter a big disinflationary impulse with even more debt monetization. This time, since their efforts were combined with huge fiscal stimulus from politicians, which Fed chairman Jerome Powell publicly said was needed, broad money expanded rapidly, in addition to just base money. People actually had more money in their bank accounts, unlike during the 2008 policymaker response.

Approaching Checkmate

All of this stimulus and broad money supply growth, combined with global economic re-opening, caused a surge in economic activity and a melt-up in asset prices.

After years of commodity oversupply and relative lack of capex to bring new supplies to market, the world began to encounter commodity scarcity for the first time in a while. Inflation reached four-decade highs.

Chinese demographics reached their peak level. The Chinese labor force began shrinking, rather than growing, which means their ability to serve as a big disinflationary capital sink for the rest of the world is likely nearing its end. In addition, with rising tensions between the US and China, and the Russian invasion of Ukraine, globalization seemingly reached a local maximum, and is now waning.

Now the world faces real inflation. We need a lot of capex in oil, gas, pipelines, export terminals, copper, nickel, lithium, platinum, uranium, and so forth over the next decade. We need more robust supply chains. And some of it needs to be duplicated because there are now basically two “halves” of the world that represent security risks to each other, rather than mostly one big world that existed for the past three decades.

But with debt as high as it is, central banks have trouble raising interest rates. The Bank of Japan, with 250% government debt to GDP, is capping long-duration rates at 0.25%. With inflation currently above their 2% target, they are using a method known as yield curve control, meaning they have an unlimited bid in place to print yen and buy as many government bonds as are needed to prevent their bond yields from going over 0.25%, and it’s causing a rapid devaluation of the yen relative to the dollar. The market has tested the Bank of Japan’s commitment to that peg, and so far they have confirmed their commitment to it.

The European Central Bank held an emergency meeting this week as Italian government bond spreads blew out, while they have 150% debt to GDP. The ECB is still printing euros to buy government debt even with official Eurozone inflation at 8.1%.

The fact that both the Bank of Japan and the European Central Bank are forced to continue monetizing government debt even when inflation is above their target in order to keep government bond yields at serviceable levels, is basically checkmate on their policy. When countries have 150%-250% government debt to GDP and no clear path to dealing with that, the private market rate for buying that debt without central bank support is too high for them to afford. It would cause a fiscal spiral.

So, the Bank of Japan and European Central Bank are in acute financial repression mode, as they print money coincident with a period of inflation, and thus are directly violating their price stability targets due to an acute lack of other options. Checkmate.

Meanwhile, the US Federal Reserve, Bank of England, Bank of Canada, and Bank of Australia are among the developed market central banks still trying to hold the line, having not quite been put in checkmate yet. They’re raising interest rates to try to rein in demand, but for the most part their interest rates are the furthest below their official inflation levels since World War II.


The UK and the US both have sovereign debt over 100% of GDP, and total sovereign+private debt of between 300% and 400% of GDP. Both countries are encountering what look like recessionary conditions, and have inflation at multi-decade high levels.

If the US Federal Reserve in particular, due to its size and due to its global reserve currency status, reaches a point where it is unable to continue raising interest rates and reducing its balance sheet due to liquidity problems in the Treasury market or credit market, while inflation is still a problem, then the quorum of central banks of the developed world will basically be in checkmate, and the global financial system will be in a different regime than it has been operating with during the entirety of the post-WWII period.

Getting Out of Checkmate

Unlike a game of chess where checkmate represents the immediate end of the game, central banks can be temporarily relieved from their checkmate status by external forces largely outside of their control. It’s like some version of team chess.

For example, if one central bank is in checkmate (defined here as being stuck monetizing government debt despite high levels of inflation, due to a sovereign default or fiscal spiral that would occur otherwise) then a reduction in commodity prices due to outside factors can temporarily give it a reprieve from inflation. Outside factors could include things like the de-escalation of a war, or could include other central banks purposely causing demand destruction and a recession to get inflation down.

The US Federal Reserve and US Treasury Department together have the deepest toolset among the various countries, and would still have some moves even within what is otherwise a nearly-checkmate position. If the US Federal Reserve finds itself having to do QE again to support a seized-up Treasury market during a period of inflation (which would be outright checkmate), they could instead take some indirect moves that have better optics.

For example, the US Federal Reserve could change the Supplementary Leverage Ratio “SLR” for the US commercial banking system, which sounds like jargon but would allow US commercial banks to buy more US Treasuries. They could market this decision as a bank liquidity support package, when really it would be about ensuring the smooth functioning of US Treasury markets.

As another example, the US Federal Reserve (at the direction of the US Treasury Department) could also disguise their next round of QE by expanding United States’ foreign exchange reserves, and thus assisting other checkmated central banks by purchasing some of their government bonds instead of purchasing their own US Treasuries, so that those governments (e.g. Japan) can then buy some more US Treasuries for their foreign-exchange reserves rather than selling them. That’s kind of an “I’ll pat your back so that you can pat my back” kind of situation, and it could be marketed by policymakers as a global exchange-rate stability accord.

As we head deeper into the 2020s decade, this is the type of environment where wonky actions like that are more likely to be resorted to than in normal times. There are all sorts of possibilities.

Investment Implications

While we are in the phase where the US Federal Reserve in particular is still holding the line and trying to tighten monetary policy into inflation, while supply-side problems remain mostly unaddressed, most asset prices are rather risky. The largest central bank in the world is actively draining liquidity from the financial system while most economic indicators are pointing towards significant economic deceleration.

However, once they are forced to pause that tightening for one reason or another, or the market starts to price in the fact that they will pause soon, then various hard assets would be the things to own once again. Outright recession, broken credit markets, and those sorts of things are what could force the Fed to pause or pivot.

Central bank pushbacks against inflation are deflationary for most asset prices for as long as they can sustain that pushback in the face of weakening economic data. Central bank capitulations against inflation, on the other hand, should be inflationary for most asset prices whenever they occur.

Best regards,