Trợ giúp người Ukraine bảo vệ tự do

 Tuần trước, Bút Nhóm Lửa Việt, qua chương trình Mục Vụ Không Biên Giới (Ministry Without Borders)  nhờ mình gửi $2,000 qua Ukraine cho một người Ukraine, được giới thiệu qua vài người Việt, từng du học tại Ukraine, nay định cư tại Hoa Kỳ. Và $3,000 cho linh mục Trí Phạm, lên đường qua Âu Châu để giúp các người Ukraine tỵ nạn. Sau đó, mình đi chơi với đồng chí gái nên chưa có cập nhật hoá tin tức từ Ukraine.

Linh mục Trí đã đến Âu châu và làm lễ cho người tỵ nạn Ukraine.
Đây là hình ảnh từ Ukraine và thư cảm ơn của họ, kêu gọi chúng ta đừng bỏ rơi họ trong công cuộc chống xâm lăng của ngoại bang.

Sau đây là những hình ảnh và thư cảm ơn của người Ukraine

Rất cảm động khi thấy họ chụp hình với logo của Mục Vụ Không Biên giới




Lá thư của họ được dịch sang việt-ngữ:


Cảm ơn các bạn đã và đang cùng chiến tuyến và ở bên cạnh chúng tôi.

 

Cảm ơn Mục Vụ Không Biên Giới với những giúp đỡ rất thiết thực và nhanh chóng của tất cả quí bạn. Ngân khoản mà anh Hoàng Sơn gởi đến rất hiệu quả. Vợ chồng chúng tôi đã quyết định ở lại Thủ Đô Kyiv. Nơi mà tiếng nổ của hỏa tiễn, đạn pháo kích nỗ liên tục và chung quang chúng tôi. Quân đội Nga đang tìm cách tàn sát và phá vỡ tất cả những gì chúng tôi Yêu Thương và kính trọng nhất Trong thời gian qua, anh chị Tiến – Quỳnh Hoa (người bạn ngày xưa đã sống tại thành phố này) – đã giới thiệu linh mục Hoài Chương, anh Hoàng Son và Mục Vụ Không Biên Giới. Chúng tôi đã nhận được từ các bạn $2,000 và hứa sẽ tiếp tục trợ giúp chúng tôi. Trong tuyệt vọng của chúng tôi và của dân tộc Ukraina, thì quí ví và Cộng Đoàn Thế Giới đã và đang là niền Hỵ Vọng và Yêu Thương bằng lời nguyện và hiện kim.

 

Trong nhiều ngày qua, thủ đô Kyiv đã giới nghiêm vì hỏa tiễn và đạn pháo kích của quân đội Nga, nên chúng tôi không ra ngoài được. Ngày hôm nay chúng tôi đã tìm và mua những thực phẩm cần thiết. Mang tới cho cảnh sát quận Golosievskoe. Họ đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và tiêu diệt các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích của Nga đang tìm mọi cách để đột nhập và thành phố. Thêm vào đó chúng tôi phân phát cho những gia đình có con nhỏ và người già yếu... đang sống trong các nguyện đường, nhà Hát, các đường hầm của xe lửa và bãi đậu xe. Xin nhận nơi đây lời cảm tạ và thành kính biết ơn.

 

Quân đội Nga mang xe tăng, tàu chiến, tên lửa, đạn pháo... đến quê hương và dân tộc chúng tôi. Họ loan truyền giải phóng nhưng thực sự họ tạo nên Ly Tán, tàn phá, chết và bi thương không kể hết được. Cộng Đồng Thế Giới và Mục Vụ Không Biên Giới đã và đang giúp chúng tôi chiến đấu cho Yêu Thương, sống và sẵn sàng Chết trong Yêu Thương và Tương Lai của dân tộc Ucraine và Hoà Bình của Thế Giới. Xin đừng bỏ chúng tôi

            Ps. Cha hoài chương, anh hoàng sơn, AC – Tiến Hoa, khi ngồi viết đến các bạn các giòng chữ này – thì tiến nỗ của đán pháo và tên lửa rơi không xa hầm trú này. Xin Cha một lời nguyên nhé. 

-- 



Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Mục vụ không biên giới!  

Hôm nay, chúng tôi một lần nữa tiếp tục sứ mệnh cung cấp những thứ cần thiết nhất cho những người cần nó nhất.  Chúng tôi đã đến thăm sở cứu hỏa của quận Obolonskyi của Kyiv và mua xúc xích, patê , cá hộp, thịt hộp, bánh quy,  bánh kẹo và đồ dùng một lần để những người cứu hộ , những người hiện đang dập lửa suốt ngày đêm, cảm thấy rằng chúng ta đang ở bên họ.

Logo của Mục Vụ Không Biên Giới mà người nhận tiền đã chụp hình để cảm ơn.

 Đội trưởng lực lượng cứu hộ-cứu hỏa Dmitry rất cảm kích vì sự giúp đỡ này, ông chỉ yêu cầu thêm một chiếc tủ lạnh khác, vì những gì chúng tôi cho sẽ đủ dùng trong vài ngày. 

Chà, chúng tôi không quên về những kỳ công của họ.

 Cũng trong ngày hôm nay, chúng tôi đã mua được một số loại thuốc cho tim, chống stress, hiện đang thiếu hụt.  Chúng tôi bắt đầu phân phối những loại thuốc này với số lượng nhỏ để mọi người có đủ.  Những người được phát thuốc vô cùng cảm kích và gửi lời cảm ơn to lớn đến Mục vụ không biên giới.  Điều quan trọng nhất là việc giúp Ukraine như vậy được đánh giá là một bước nhảy vọt để tiến tới hòa bình.  

Cảm ơn Cha !  Chúc Cha được nhiều may mắn!  ông Tiến ơi xin ông chuyển tới Đức Thánh Cha từ tất cả người dân Ukraine những lời tri ân và lời cầu nguyện bình an cho cuộc sống con người.


Đó là những gì mình nhận được tuần này. Nếu nhà chị muốn đóng góp để giúp người dân Ukraine tỏng biến cố này thì liên lạc với:

Welcome to Lua Viet
Enter 

How to contact Lua Viet

E-mail:luaviet@luaviet.org 
Snail Mail:Lua Viet Youth Association 
P.O. Box 349 
Marlboro, NJ 07746-0349
Make a donation with 

paypal.me/luaviet

Donate through PayPal Giving with NO FEEs to Lua Viet

PayPal Giving

Mượn đầu heo nấu cháo

 Hồi bé, mình ra chợ phụ dọn hàng cho bà cụ, bán hàng xén. Lâu lâu có người đến hỏi mấy món mẹ mình không có bày bán. Mẹ mình cứ kêu có, khiến mình như bò đội nón, bảo mình trông hàng rồi chạy đi đâu, rồi quay lại lấy tiền người hỏi rồi dẫn đi đâu lấy hàng. Lớn lên 1 tí thì hiểu mẹ mình tuy không có các món hàng đó nhưng biết người quen có bán mấy món hàng này nên kêu có rồi chạy đi hỏi người quen giá bao nhiêu rồi nói giá với người hỏi mua hàng, lấy thêm tiền lời, kiếm tiền nuôi đàn con. Đó là kiểu “mượn đầu heo nấu cháo”. Mình học ở mẹ mình cái tính này, không bao giờ khư khư giữ vững lập trường như bố mình. Nhìn lại, mấy cô em mình thì lại giống tính bố mình. Rất gia trưởng. Chán Mớ Đời 

 Sau này, ma dẫn lối quỷ đưa đường, kéo mình vào nghề mua nhà cho thuê. Cái khổ là mình không có tiền. Mình thấy người quen, bác sĩ, tiền như nước, cứ mua nhà ào ào để bớt đóng thuế khiến mình thất kinh. Rồi mình cũng mua được nhà cho thuê, chỉ tốn công sức, sơn phết lại, cho thuê, ít phải đặt tiền cọc. Căn nhà mình đặt cọc nhiều nhất là $8,000, còn thì chỉ độ 1% giá trị căn nhà.

Đồng chí gái kêu mình không biết ăn nói, mà người mỹ lại bán cho mình và cho vay lại. Đến nay, mụ vợ cũng chưa hiểu lý do. Đối với đồng chí gái, mình không biết ăn nói, nịnh hót, khen thiên hạ, xấu như ma mà cứ khen là hằng nga, bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Cách đây 6 năm, có ông chuyên viên địa ốc quen, từng mua cho mình rất nhiều nhà cho thuê với giá hữu nghị, hú mình, hỏi có muốn mua 2 duplex, và một căn nhà trên 5 mẫu anh hay không. Mình trả lời mụ vợ tôi không cho mua thêm nhà nữa. Mụ vợ kêu đủ rồi. Cuối cùng mình cũng lén đồng chí gái, bò đi xem. Mình hỏi chủ nhà cho vay lại thì mình mua. Họ đòi 1.2 triệu, cuối cùng mình trả 1.1M với đặt cọc là $140,000, họ cho vay lại $960,000. Vấn đề là mình không có tiền nên rút tiền trong HELOC (home equity line of Credit) để mua. Lý do mình đặt cọc 10% vì chủ nhà cần ít tiền và phải trả nợ thêm tiền huê hồng cho ông chuyên viên địa ốc.

Thường khi đi mua nhà thì ngân hàng bắt mình đặt cọc 20%, và họ cho vay 80% còn lại. Mình nên làm một cái nợ HELOC của ngân hàng để phòng bị lỡ cần tiền bất tử để chạy gạo hay mất việc thì lấy ra mà ăn, đợi ngày mai tươi sáng hơn. Hình như tối đa, họ cho $250,000. Dù không cần, mình cũng lấy ra một ít để trả tiền lời, giúp ngân hàng vui vẻ. Nếu họ không thấy mình xài, họ có thể cắt số vốn $250,000 mình có thể mượn.

Nếu nhà xuống thì rút hết tiền ngay cho đủ $250,000 vì nếu nhà xuống thì họ sẽ bớt số tiền $250,000. Năm 2008, mình đang có $250,000 ngon lành, đợi nhà xuống rồi rút ra mua. Ai ngờ sợ đóng tiền lời nên mình lấy ít ít, họ giảm xuống $90,000 thay vì $250,000 như trước. Nếu mình rút ra trước thì có thể mua thêm mấy căn nhà vì dạo ấy mình mua 4 căn có $99,000. Kinh nghiệm đau thương, ngân hàng réo mình, kêu có nhà tịch thâu bán như điên nhưng không có tiền. Mình bảo họ rút hết vốn của tôi rồi. Chán Mớ Đời 

Mình rút ra từ HELOC $140,000 để mua căn nhà và 4 căn hộ. Tiền lời mình trả mỗi tháng $3,875. Thuế thêm bảo hiểm , $1,200/ tháng. Tổng cộng trả $5,075/ tháng. Ông chủ bán vì bà vợ, chuyên lo cho thuê 4 căn hộ mới qua đời. Buồn tình một bà mướn nhà tới phụ giúp ông ta khi đau ốm, rồi lên giường luôn. Ông ta không muốn lo vụ nhà cửa nên bán.

Ông ta bán cho ai đó 1.2 triệu nhưng rồi lộn xộn sao đó, ông này lấy lại. Ông ta ở một căn nhà chính và có 4 căn hộ bên cạnh.

Mình mua thì ông ta đề nghị là cho ông ta ở lại căn nhà và đợi khi nào mình xây nhà, bán thì ông ta dọn đi. Ông ta chịu trả $1,000/ tháng. Mấy căn hộ kia không bao giờ tăng tiền nhà từ 10 năm nên chỉ lèo tèo đâu $800 trong khi giá thị trường thì cao hơn. Có một căn trả $900/ tháng. Cô thuê nhà kêu tại sao tôi trả $900 trong khi mọi người trả có $800. Mình nói theo tinh thần dân chủ, mình tăng lên hết $900 để khỏi ai kèo nèo khiến mấy người hàng xóm đè đầu cô ta ra chửi. Thế là được $3,600 + $1,000 của ông chủ bán, được $4,600/ thánh trong khi mình phải trả đến $5,075. Xem như lỗ $475/ tháng chưa kể là phải sửa chửa vì rất cũ, xây năm 1930. Ngoài ra mình còn lỗ tiền lời của HELOC mất $524. Xem như mỗi tháng mình lỗ $1,000.

Bù vào đó, mình được khấu trừ phần nhà cửa trong vòng 27.5 năm. Khoảng $75,000/ năm vào lợi tức hàng năm của hai vợ chồng cộng thêm tiền lỗ mỗi tháng $1,000/ tháng hay $12,000/ năm, tổng cộng $87,000/ năm. Mình định sau 1 năm sẽ tăng giá tiền nhà thì sẽ bớt lỗ. 

Đùng một cái con của bà mướn nhà, sau lấy ông chủ bán dọn ra nên mình cho thuê $1,200 thêm được $300/ tháng hay $3,600/ năm. Nhà bên cạnh là bố mẹ của cô nàng khiếu nại là trả cao hơn mọi người, kêu dọn sang cho cô con gái, mình lấy $1,200, thêm được $300/ tháng hay $3,600/ năm. Rồi có người khác đến mướn mình lấy thêm $1,200. Xem như 3x$1,200 + $900 +$1,000 = $5,400. Thấy đỡ khổ.

Cô ở căn bìa kêu là tiền Children support, tên chồng cũ đưa 2 tuần 1 lần nên xin đóng tiền nhà 2 lần một tháng (biweekly). 1 năm có 52 tuần, chia ra làm 2 thì cô ta phải đóng 26 lần hay 13 tháng tiền nhà, xem như thêm được 1 tháng tiền nhà. Thay vì đóng $900 x 12 = $10,800, nhưng vì đóng 13 tháng nên mình được thêm $900/ năm, hay tổng cộng tiền thuê nhà là $11,700. Trong khi mấy căn hộ kia đóng $10,800 năm đầu tiên, sau đó mình tăng tiền nhà thêm. Nay thì $1,600/ tháng hay $19,200 trong khi cô đóng 2 tuần 1 lần thì trả thêm $1,600 là $21,800. Dễ thở hơn.

Ngân hàng hay dụ khị thiên hạ trả thêm hàng tháng để trả hết nợ cho mau. Khi mình mới lấy vợ, không biết gì cả về tài chánh, đồng chí gái kêu trả như ri, mau hết nợ, mình nhất trí dù chả hiểu gì cả. Trên thực tế, mấy chục năm đầu toàn là trả tiền lời giúp ngân hàng có tiền nhiều. Không bao giờ nghe ngân hàng xúi bậy. Họ chỉ lấy 1 số tiền lời mấy năm đầu sau đó đem bán cái nợ của mình lại cho thiên hạ. Mình có mấy cái nợ mượn của ngân hàng, cứ vài năm sau, là họ bán cái lại cho ai khác.

Cái mất dạy nữa là họ xúi mình trả mau tiền lời cho họ rồi họ xúi tái tài trợ lại vì trung bình cứ 5 năm, người Mỹ tái tài trợ lại căn nhà hay dọn ra, mua căn khác. Cho nên đừng nghe những gì ngân hàng nói, hãy nhìn kỹ những gì ngân hàng làm. Đừng bao giờ nghe lời tài phiệt. Mình đang dạy nghề cho thằng con, thấy nó tiếp thu cũng khá nhiều nên mừng. Trong cuộc đời, phải học thêm về tài chánh nếu không thì ngọng.

Đúng hơn là người quen mình xúi dại. Đồng chí gái có mấy người em bà con làm nghề mượn tiền ngân hàng. Bà con nên nhờ họ mượn nợ ngân hàng. Cứ lâu lâu họ bò lại nhà kêu tiền lời rẻ lắm, tái tài trợ đi. Mình bị họ xúi 3 lần đến khi mình đi học về tài chánh là kêu KHÔNG. Bà con chỉ nghĩ đến huê hồng của họ. Chớ chả yêu thương gì đồng chí gái.

Mình biết bao nhiêu cặp vợ chồng ly dị vì tài chánh. Không phải họ không yêu nhau nhưng vì không hiểu về tài chánh, chi tiêu nên quyết định sai lầm, đưa đến hậu quả sai. Rồi đổ lỗi cho nhau rồi chửi nhau rồi bỏ nhau rồi hát dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em. Chán Mớ Đời 

Mình có quen 2 ông bác sĩ lợi tức trên 1 triệu khi xưa, khi về già banh ta lông hết vì không am hiểu về tài chánh. Khi có tiền thì đám ruồi bu lại kiếm ăn, xúi bậy bạ, đầu tư bú xua la mua rồi bể, ôm đầu máu.

Nay có người trả mình một số tiền khiến mình không thể từ chối. Lý do, là 5 mẫu anh của mình nằm trong khu vực, gọi là Opportunity Zone. Chính phủ liên bang, ra đạo luật Opportunity Zone, để giúp tái thiết lại các vùng trung tâm thành phố bị bỏ hoang. Khi người ta xây nhà ở ngoại ô thì thiên hạ bỏ chạy ra ngoại ô để ở nên thành phố cũ trở thành những Ghetto toàn là dân nghèo ở. Nay chính phủ ra luật mới, nếu mua và xây sửa chửa lại các vùng này thì sau 10 năm, bán đi sẽ không bị đánh thuế.

Vấn đề mà mình quên, không xem xét trước khi mua là khu vực này nằm trên đường bay của phi trường không quân nằm cách đó 5 dặm. Khu vực này, thuộc vùng xây được 15 căn hộ trên mỗi mẫu anh. Nghĩa là có thể xây được 75 căn hộ. Nếu xây căn hộ cho người ít lợi tức hay người già thì được xây gấp 2. Cơ quan an ninh phi trường chỉ cho xây tối đa 3 căn hộ cho mỗi mẫu anh. Thế là ngọng. Được cái là cơ quan không lực cho rằng nếu thành phố chấp thuận thì họ chấp thuận được phép xây nhiều hơn thì mất thì giờ hơn. Nay phải tốn tiền luật sư đủ trò nên mình ngưng thiết kế dự án 150 căn hộ cho người cao tuổi. Tốn cũng $30,000.

Tên chuyên gia địa ốc mỹ cứ xúi mình bán để hắn ăn huê hồng. Hắn kêu có người trả $1,600,000 là lời rồi nhưng mình không chịu. Mình tính chia lô lại, gom 2 duplex và căn nhà lại 1 lô, số 4 mẫu anh còn lại bán riêng. Cuối cùng thì họ trả giá mình muốn lúc đầu. Trả tiền mặt trong vòng 3 tuần lễ. Mình đoán là họ đã mua được mấy miếng đất bên cạnh để xây cái gì đó nên chỉ đòi trả trong vòng 3 tuần lễ vì sợ mình đổi ý là họ ngọng. Mình kêu đang thương lượng hùn với một nhóm khác để xây viện dưỡng lão. Chưa đi tới đâu.

Họ trả tiền tươi trong vòng 3 tuần lễ. Không biết tính sao. Có nhờ tụi chuyên viên địa ốc kiếm dùng mấy nhà hàng Taco Bell hay tiệm cà phê như Starbuck Coffee,..để mua rồi cho các franchisee thuê trong vòng mấy chục năm. Để xem nếu tìm được thì mua còn không thì đóng thuế, rồi đợi nhà xuống, chạy ra mua tiếp như năm 2008. Kẹt lắm thì mua nhà cho thuê, cũng được. Còn không thì đóng thuế tiền lời rồi, rồi để dành tiền, đợi nhà xuống rồi mua lại.

Tháng trước mình mua 6 căn nộ với tiền lời 4.5% nay lên đến gần 6% nên gía nhà sẽ không lên như điên nữa thêm tin tức chiến sự từ Ukraine nên có thể banh-ta-lông hết.

Sáng nay, mình ghé tiệm ông chủ trước bán lại cho mình, để nói chuyện. Hỏi ông muốn mình trả lại hết số tiền nợ $960,000 thì ông ta sẽ đóng thuế 20% = $180,000. Hay muốn mình chuyển cái nợ này sang 1 cái nhà mình đang cho thuê. Mình tiếp tục trả nợ hàng tháng cho ông ta trong vòng 30 năm tới. Người Mỹ gọi “walk the mortgage”. Ông ta nói sẽ suy nghĩ và cho mình biết thứ 2 tới.

Theo mình đoán qua những gì ông ta nói thì bà kế toán viên của ông không rành lắm về thuế vụ, sang bán nhà cửa và cho vay lại mà người Mỹ gọi là “installment sale”. Mình nói ông ta lấy hẹn với bà làm kế toán cho ông ta để mình gặp mặt, trình bày cho rõ, cả lạn quặng ông ta bị đánh thuế ná thở.

Hôm trước, đang ở Sedona, có ông Broker, gọi mình hỏi vụ 1031 exchange. Broker trên nguyên tắc là rành về địa ốc, lại hỏi thằng nông dân về luật địa ốc. Chán Mớ Đời  Khách hàng ông ta bị quá thời hạn để đổi nhà. Khi bán nhà mà lời thì có hai vấn đề: tiền lời phải đóng thuế còn nếu không muốn đóng thuế thì phải mua nhà khác để thế nhà mới bán.

Nếu nhà mình đang ở trên 2 năm thì sẽ được hưởng quy chế của luật Section 121. Mỗi người được hưởng $250,000 tiền lời miễn thuế. Hai vợ chồng được miễn thuế $500,000.

Lấy thí dụ: ông bà À mua căn nhà 10 năm về trước giá $500,000. Nay bán được $1,000,000. Xem như lời $500,000. Mỗi người được hưởng $250,000, hai vợ chồng được $500,000 thì xem như khỏi đóng thuế. Nếu bán nhà 2 triệu thì phải đóng thuế 1 triệu, bỏ tên mấy đứa con vào, mỗi đứa được miễn $250,000 . Xong om

Ngược lại nếu họ mua căn nhà này, nhưng không ở lại cho thuê. Thì khi bán sẽ phải đóng thuế trên số tiền $500,000 thêm các khấu trừ đã sử dụng.

Để tránh đóng thuế, người ta phải mua căn nhà khác với giá 1 triệu trở lên. Người ta gọi là “1031 exchange”, mang tên đạo luật này. Ông Broker kêu khách hàng bán cái Bin-Đinh 2.5 triều nhưng tìm chỗ khác để mua nhưng không được. Sau khi bán thì họ có 45 ngày để chỉ định 3 căn nhà để mua và có đến 6 tháng để đóng hồ sơ mua đổi.

Khách hàng ông ta chỉ định đến giờ phút 25, nghĩa 1 tuần lễ sau 45 ngày quy định. Thế là ngọng. Ông ta gọi hỏi mình cách binh, mình kêu phải hỏi luật sư hay CPA. Đa số mấy người này có thể đổi ngày tháng, ít ai để ý những nếu ty thuế vụ khám phá ra là ngọng.

Hôm qua, bà địa ốc gọi mình cho biết là cái nợ mà khách hàng bà ta mượn của mình từ tháng 11 vừa rồi, sắp sửa trả cho mình trước hạn kỳ khiến mình vui. Năm ngoái, gần cuối năm, mình nghe có bà nào muốn mượn tiền mua một cái business sẽ trả trong vòng 12 tháng. Cuối năm, thường cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ bị lộn xộn nên mình bán một số cổ phiếu, rút một ít trong quỹ hưu trí Solo 401k cho bà này mượn.

Bà ta mượn $125,000. Tiền Huê Hồng là 2% hay $2,500.00. Tiền lời là 12%, mỗi tháng bà ta đóng $1,250. Nay hồ sơ mượn tiền để tái tài trợ căn nhà của bà ta đã được ngân hàng phê chuẩn thì thủ tục sẽ trong vòng 30 ngày. Nếu tháng 4 tới, bà ta trả thì sẽ trả lại cho mình $125,000 cộng với 8 tháng còn lại vì trong tờ giấy nợ, cho rằng nếu trả sớm hơn thì vẫn phải trả đủ số tiền nợ trong một năm. Vậy mình có thêm 8 tháng tiền lời.

Bà này mua một cái thương mại nhưng thiếu tiền nên cần vay gấp, chịu trả tiền lời cao. Bù lại thì thương mại này sẽ đem lại cho bà ta lợi tức 3, 4 trăm ngàn hàng năm nên tiền lời không thành vấn đề. Cũng mượn đầu heo nấu cháo.

Để xem: $125,000 + $12,500 = $140,000 trong vòng 4 tháng. Xem như cho vay được 36%. Xong om

Tóm lại là căn nhà của mình, luôn luôn gắn thêm một cái nợ thứ 2, bằng một HELOC. Giúp phòng bị khi mình cần tiền để trả bệnh viện hay mất việc. Hay gặp dịp có căn nhà nào bán được giá thì rút ra, để đặt cọc. Đừng có lấy ra xài, mua xe xịn hay sửa nhà sửa cửa, tốn tiền mà khi cần bán không lên giá bao nhiêu. Có thể cho thiên hạ vay ngắn hạn trong vòng 1 năm với điều kiện là thế chân vào cái nhà của họ. Họ không trả thì mình xiết nhà của họ. Bà con anh em gì cũng làm như vậy cả. Đừng bao giờ cho vay quá một năm. Có nhiều người mua nhà, sửa chửa lại rồi bán, người ta gọi là Flipper. Họ cần tiền gấp thì mình cho vay ăn lời cao. Mấy tên này thương kêu “I Buy Ca$h”, thật ra thì họ mượn tiền của thiên hạ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nên hay không đầu tư tại Sedona

 Sedona là một vùng thiên nhiên, có cao độ tương tự như Đà Lạt, 4,000 cao bộ. Họ cho rằng vùng này là một trong những vùng có vòng xoáy năng lượng trên thế giới như ở các vùng như Kim Tự Tháp Ai Cập, Machu Picchu, Peru, Bali của Nam Dương, Stonehenge của Anh quốc, hay Uluru ở Úc Đại Lợi. Có lẻ vì vậy mà có những trung tâm thiền tại vùng này, khiến thiên hạ khắp nơi trên thế giới kéo về đây.

Đồng chí gái tại Sedona

Viếng vùng này, kinh tế dựa trên du lịch, thấy họ phát triển rất hay, không phá nát thiên nhiên. Nhà cửa đều thấp, che dấu sau bóng cây, màu mè rất hài hoà với thiên nhiên. Điển hình khi họ cho xây một trung tâm nghỉ dưỡng, họ vẫn để nguyên cái cây đã có sẵn, và xây bên cạnh khiến có nhiều nơi cứ như thể phong cảnh của Đế Thiên Đế Thích của Campuchia, rất hài hoà.

Cây già hơn căn phố, họ không chặt đi và xây bên cạnh

Nghe nói cao nguyên này mỗi 80 năm là cao hơn một tí vì đất trồi lên. Mình không ngờ là sau 20 năm, vùng này phát triển nhanh tương tự thành phố Phượng Hoàng (Phoenix), theo truyền thuyết sống lại từ đống tro tàn.

Nghe bà Mỹ quen, cho biết vùng này khí hậu rất tốt cho người già, bà tính dọn về đây hưu trí, để trị bệnh phong thấp. Mình có thấy rất nhiều viện dưỡng lão ở xa xa trung tâm thành phố. Nói chung là chỉ có du khách, ngoài ra không có gì cả. Tiệm ăn, khách sạn đầy.

Ngày nay, người Mỹ theo trào lưu về với thiên nhiên nên họ đi dã ngoại (hiking) hay đi xe đạp leo núi rất nhiều nên các vùng núi được du khách thăm viếng quanh năm thay vì chỉ vào mùa đông để trượt tuyết, còn mùa hè thì ngáp ruồi.

Đến đây, bổng nhớ Đà Lạt, đi hỏi các chuyên viên địa ốc để tìm hiểu thêm về đời sống ở đây và tương lai. Trung tâm du lịch nên kinh tế chỉ dựa vào du lịch. Gặp đại dịch như vừa qua thì chỉ có khóc. Mình gặp cặp vợ chồng chuyên viên địa ốc, họ mời đi xem mấy căn nhà để mua cho thuê mà giá trên trời. 

Theo họ chỉ có 20 căn nhà đang được rao bán tại đây. Mình đi cho biết trong khi mụ vợ thì cứ đòi mua khiến mình bực mình. Cặp vợ chồng đánh tâm lý vào mụ vợ nhưng cuối cùng mình mời họ đi ăn cơm trưa trước khi về.

Mình có nói chuyện với một ông người Ấn Độ, chủ nhân một motel. Người ấn đầu tư vào khách sạn nhất là Motel. Lý do là để có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ, vì tạo công ăn việc làm. Sau khi có giấy tờ thì họ bán lại cho đồng hương, lời hơn. Tình hình ở Arizona, không thân thiện với dân cư ở lậu như Cali nên dân lao động rất khan hiếm, khó kiếm người làm giường, nệm chùi dọn. Cho thấy không nên đầu tư vào mướn nhà cửa ở đây. Khách đến nhận phòng mà không có người dọn dẹp là mất tiền.

Các chuyên gia địa ốc là dân buôn bán. Họ nói hiện tại chỉ có 20 căn nhà rao bán nên chắc chắn là đói. Họ cố thuyết phục mình mua để họ có hoa hồng nên nghe họ báo cáo tình hình nhưng không nên quyết định ngay. Phải điều nghiên kỹ càng, không thể hứng lên là mua. Mua nhà đâu phải cưới vợ mà gấp rút. Mình thì không muốn đầu tư ở xa. Nếu có thì mua một tiệm ăn hay quán cà phê của Starbucks, cho thuê theo NNN thì được. Nghe nói Starbucks đang đóng cửa khá nhiều tiệm vì họ ra quá nhiều, không đủ khách hàng nên một số phải đóng cửa.

Mình đang tính mua mấy quán ăn như Sonic, Taco Bell, hay các tiệm như Dollar Store, bán đồ rẻ, mọc như nấm khắp Hoa Kỳ. Mua thì có lời, khỏi phải lo lắng sửa chửa vì theo dạng NNN nên người mướn nhà lo hết. Vấn đề là sau 15 năm hợp đồng, mình sẽ phải làm gì với mấy tiệm này nếu người mướn không ký tái hợp đồng lại. Có thể tuần sau, mình chạy lên Sacramento, để xem một tiệm ăn.

Họ bỏ thì giờ đưa đi xem nhà cũng nên mời họ ăn cơm rồi dặn có condomnium rẻ rẻ thì mua chớ còn mấy nhà tổ chảng thì chịu vì bảo trì rất tốn tiền. Họ cũng hiểu. Thật ra nếu có dịp đi chơi thì mướn căn nhà cho khỏe, tội vạ gì ôm cục nợ. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Ma patrie , tổ quốc ở đâu?

 Hôm trước, mình có kể về học và viết tiếng Việt, sai chính tả của mình thì có nhiều người lớn tuổi, lên tiếng, cho rằng mình là người Việt mất gốc rồi so sánh cách viết của ngày nay tại Việt Nam và của Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Theo mình hiểu cách học đánh vần ngày nay là lối ông bà mình học tiếng việt khi xưa, khi người Pháp quyết định sử dụng chữ quốc ngữ để dạy người Việt học ở trường thay vì chữ Nôm hay Hán trước khi bị đô hộ. Ngôn ngữ sử dụng ở trường và trong hành chính rất quan trọng. Đánh vần Cờ lờ mờ vờ, bú xua la mua.

Mình nhớ ông Albert Camus, người Pháp nhưng sinh ra tại Algerie, thuộc địa của Pháp như những ai sinh ra trước 1945 tại Nam Kỳ, là công dân của Pháp như ông Trần Văn Đôn, bà Nam Phương Hoàng Hậu,.. ông vua Bảo Đại lấy vợ người Pháp chớ không phải người Việt, rất quan trọng về mặt chính trị. Nếu ông chết sớm thì bà vợ sẽ cai trị dân An Nam. Ông Camus từng tuyên bố một câu, sau khi đoạt giải Nobel: “ma patrie, c’est la langue française”. Khi xưa, nghe ông tây bà đầm nói khiến mình như bò đội nón. Mình học trường tây, được dạy “nos ancêtres les Gaulois” nên khi nghe tổ quốc tôi, là Pháp Ngữ khiến mình thất kinh.

Ông này nhà nghèo, bố nông dân mất sớm nhưng được một ông thầy thương nên tìm cách giúp đỡ, xin học bổng để tiếp tục đi học nếu không thế giới mất đi một nhân tài, phải đi kinh tế mới. Sau này, ông ta đoạt giải văn chương Nobel cho Pháp quốc, có viết một lá thư ngắn cho người thầy cũ, để cảm ơn ông ta đã giúp đỡ. Mình có kể vụ này lá thư của ông rất hay.

Nghe nói Việt Nam muốn có một nhà văn, đoạt giải Nobel văn chương trong 5 năm tới mà ngay học sinh đậu 30/30 vẫn không được vào đại học, trong khi thiên hạ chạy bằng cấp, không cần học thì khó mà tìm ra nhân tài cho thế giới. Ông nào đoạt giải nhà văn gì đó bị côn đồ đánh te tua, dù Việt Nam muốn đoạt giải Nobel. Kinh

Ông Camus, sau này có viết thêm tiểu luận “Oui, j’ai une patrie: la langue française”. Các nhà văn khác của Tây như ông Emil Cioran có lên tiếng “on n’habite pas un pays, on habite une langue. Une patrie, c’est cela et rien d’autre” hay Jean-Marie Gustave Le Clezio “La langue française est mon seul pays, le seul lieu où j’habite”. Tạm dịch, chúng ta không sống trong một quốc gia, chúng ta sống trong một ngôn ngữ, chỉ vậy thôi, không có gì khác,…

Nếu hiểu theo mấy ông này thì tạm gọi, việt ngữ là quê hương độc nhất của tôi, nơi mà tôi ở hay người ta không ở trong một quốc gia mà trong một ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện để người ta truyền đạt và thu nhận, nói chuyện hay viết để người đối thoại hiểu. Một người câm nhưng biết viết vẫn có thể liên lạc, kết nối với thế giới bên ngoài.

Một người việt sinh sống tại khu Bolsa, 24 tiếng trên 24 tiếng đều nói tiếng việt, nghe radio, xem truyền hình đài việt thì họ có thể nói là “đang sống trong một ngôn ngữ Việt”. Ra Bolsa, gặp người quen, lâu lâu họ nhờ trả lời hay gọi điện thoại cho một cơ quan nào hay công ty vì không rành tiếng mỹ.

Sang Tiệp Khắc, thấy người Việt sinh sống tại đây khá sung túc. Họ có luôn cái khu Việt Nam, tuy nhỏ hơn Little Sàigòn nhưng gần như họ chỉ sống trong ngôn ngữ Việt.

Mình có quen nhiều người Pied Noir (người da trắng sinh tại Phi Châu). Họ là con của những người được pháp gửi qua các thuộc địa để làm ăn hay quản lý các hành chánh của chính phủ pháp. Họ lập gia đình, sinh con đẻ cái tại đó từ nhiều thế hệ. Họ nói tiếng pháp vì đi học trường tây nhưng về nhà vẫn nói tiếng ả rập,…

Ngày nay, mình ở Hoa Kỳ, sử dụng Anh Ngữ và tiếng Mễ hàng ngày. Mình có thể bắt chước mấy ông nhà văn tây kêu: “tổ quốc tôi, là anh ngữ, là Mễ ngữ”. Vấn đề là mình vẫn nói tiếng Việt hàng ngày với vợ con hay bạn bè gốc Việt như thể khi xưa, đi học trường Tây, trong lớp thì nói tiếng tây, ra chơi thì nói tiếng Việt, về nhà cũng nói tiếng Việt. Không lẻ lại kêu Tổ quốc tôi, là Pháp Ngữ như ông Albert Camus? 

Mình nhớ dạo ở Thuỵ Sĩ. Khi ở Lausanne, thuộc vùng pháp ngữ thì gặp đồng nghiệp, nói tiếng Pháp. Sau này được đổi lên Basel, vùng đức ngữ là có vấn đề. Lý do là dân địa phương nói thổ ngữ của họ như người vùng Alsace của Pháp. Trong sở, viết tiếng đức nhưng khi nói chuyện với nhau, họ xổ thổ ngữ của họ là mình ngọng. Tiếng đức thì có đi học 3 ngày một tuần vào buổi tối ở trường Berlitz nhưng thổ ngữ tuy tựa tựa Đức ngữ nhưng rất châm. Vậy tổ quốc của người Thuỵ Sĩ vùng đức ngữ là tiếng Đức hay thổ ngữ của họ. Lên Zurich thì họ lại nói khác, đến vùng Bern tương tự họ lại nói khác. Sang đến vùng nói tiếng Ý Đại Lợi lại khác. 

Mình nhớ có lần ngồi trong quán với ba cô người Thuỵ Sĩ thuộc 3 vùng. 3 cô này không học đại học nên không rành các ngôn ngữ khác. Mình phải làm thông ngôn cho cả 3. Có thể họ không ưa nhau mỗi vùng, mình không hiểu rõ. 3 cô thuỵ sĩ nhờ thằng an-na-mít làm thông ngôn. Nếu mình không lầm thì có hai cô đi học tiếng đức với mình và một cô quen ở sở. 1 cô nói tiếng ý thì hai cô kia không hiểu, 1 cô nói tiếng tây tương tự còn tiếng đức thì mới A, B, C.

Dạo mình ở bên tây, có nhiều vùng của Pháp còn nói thổ ngữ của họ mà tây gọi là “pâtois”. Về các vùng như Bretagne, ở quê, nhiều người lớn tuổi còn nói phương ngữ của họ. Nay thì chắc hết rồi. Hôm trước, có nghe nhạc thằng cháu sinh bên tây, làm nhạc bằng anh ngữ.

Người ta nghe nói đến “tiếng Mẹ đẻ” (langue maternelle). Tiếng mẹ đẻ là tiếng nơi mình sinh ra, tiếng nói được sử dụng nơi chôn nhau cắt rún. Lại có người định nghĩa tiếng mẹ đẻ là tiếng người ta bắt đầu tập nói. Nếu vậy, khi mấy đứa con mình ra đời thì nói chuyện với chúng bằng tiếng Việt, vậy tiếng mẹ đẻ là tiếng việt?

Vào thế kỷ 20, người ta bắt đầu dùng đến cụm từ “langue d’origine”, tiếng nói nguồn gốc. Họ cho rằng tiếng mẹ đẻ không nhất thiết phải là ngôn ngữ nơi mình sinh ra mà là nơi mình được nghe và sử dụng. Có lẻ vì vậy, ông Camus sinh trưởng tại Algerie nhưng sau này lại sống tại Pháp nên mới tuyên bố sau khi nhận giải Nobel. Vì gốc Tây nên trong gia đình sử dụng tiếng pháp, ra đường, đi học gặp bạn bè gốc ả rập thì nói tiếng ả rập.

Ngoài ra chưa chắc là tiếng mà chúng ta học khi mới bắt đầu tập nói. Ông Montaigne học tiếng La-tinh trước khi học tiếng Pháp nhưng ông ta vẫn nhận tiếng pháp là tiếng mẹ đẻ. Người ta cho biết khi còn bé, chúng ta chỉ học nhưng chưa biết sử dụng. Con của tụi này sinh trưởng bên Mỹ nên dù đã có học từ bé tiếng Việt, nhưng lớn lên không sử dụng quen nên nói lọng ngọng. Chỉ biết đọc thực đơn trong tiệm ăn.

Tương tự người Việt mình ở Việt Nam học anh ngữ nhưng chưa sử dụng thường nhật nên lóng cóng khi gặp người ngoại quốc.

Thằng con mình hay la mình không nói tiếng Việt với nó. Thật ra mình nói tiếng Việt nó nhiều nhất. Chỉ có cái tội là mẹ nó, cứ xổ tiếng mỹ vì lười nói tiếng Việt. Ở Hoa Kỳ lâu ngày, các từ ngữ việt cũng bị mai một nếu không sử dụng thường xuyên hay đọc báo việt ngữ. Do đó người Việt hay xổ thêm cụm từ anh ngữ khi nói chuyện với nhau.

Người Việt nhất là tại Việt Nam hay kêu con của những người sinh sống tại Hải ngoại, phải dạy con họ nói tiếng Việt, người Việt phải biết tiếng Việt. Họ tuyên bố như hiến pháp Việt Nam, con cháu những người sinh ra tại Việt Nam hay có ông bà là người Việt Nam. Họ quên một điều là con cháu họ là người ngoại quốc gốc Việt Nam.

Nghe kể có nhiều đứa bé, bố mẹ gốc việt, cứ ép con họ nói tiếng Việt khiến chúng từ bỏ nguồn gốc. Tại Hải ngoại, tự do chọn lựa nên không thể ép chúng học tiếng Việt. Khi nói đến tiếng mẹ đẻ, chúng ta có thể có đến hai thứ tiếng mẹ đẻ nếu bố mẹ không cùng chủng tộc. Nội bố là Bắc kỳ, mẹ là trung kỳ khiến đứa bé không biết học và nói theo giọng nào. Chán Mớ Đời 

Có bà nào kêu là người ta viết sai khi viết cụm từ “chia sẻ” vì phải viết “chia xẻ”. Mình có tải về một bài viết của một nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam, giải thích khi nào sử dụng “sẻ” với sờ chim và khi nào “xẻ” với xờ bướm nhưng bà ấy vẫn cứ khăn khăn kêu chỉ viết “xẻ” với xờ bướm vì khi xưa học viết như vậy. Mình bó tay luôn. Tương tự khi dùng cụm từ “sử dụng” và khi nào dùng “xử dụng” sờ chim hay xờ bướm, khác nhau tuỳ trường hợp.

Đâu phải mình chống cộng nên những gì viết từ báo chí ở Việt Nam là sai. Mình hay đọc những bài khảo cứu về tiếng Việt do mấy ông nghiên cứu văn hoá, không Nổ bà-láp, ba-sàm. Họ giải thích từ Hán việt,.. tiếng Việt không nhất thiết chỉ học đến tháng 4/75 mà phải trau dồi đến hôm nay. Việt ngữ là một sinh ngữ (langue vivante) không phải là tử ngữ (langue morte) mà cứ bô bô tiếng Việt là như thế khi tôi học từ bé trước 4/75. Chán Mớ Đời 

Tiếng Tây thời mình đi học ở pháp đã thay đổi rất nhiều. Đọc sách báo Tây ngày nay có nhiều chữ mình rối vì sinh ngữ nên thay đổi theo thời gian, phản ánh về một xã hội pháp đương thời. Mình hay nghe đài France Culture mỗi tuần để học thêm. Mình nhớ về pháp, nói tiếng Tây khiến tụi bạn cười, nói tiếng Tây của mày cổ lổ sĩ, những từ tiếng lóng của mày ngày nay không dùng nữa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Phoenix, Sedona và Flagstaff 2022

 Sáng ra trả phòng xong, mụ vợ đòi đi viếng Outlets, gần khách sạn. Bò vào thấy mới được xây cất. Nghe nói ở Việt Nam, các nhà đầu tư, muốn thành lập 1 Outlets nhưng chưa làm được. Muốn xây một khu bán đồ xịn với giá hữu nghị việt sô này thì cần tối thiểu 7 công ty hàng xịn như Polo RALPH Lauren, Nike, …

Mụ vợ chỉ mua 2 đôi giày rồi kêu ở đây đắt quá. Kêu mình chở qua tiệm TJ Maxx, cho rẻ. Lấy Sơn Đen nên thấy cái gì cũng đắt cả. Rồi lại chạy đi một tiệm khác, đến 3 giờ chiều mới chịu đi ăn cơm.

Ăn xong thì chạy lên Sedona, ở khách sạn Hilton Resort. Rất đẹp! Mụ vợ hỏi giá bao nhiêu. Mình nói giá khiến mụ vợ mặt xanh như đít nhái. Internet lộn xộn, cứ tắt mở hoài khiến mụ vợ bực mình kêu kiếm khách sạn khác. Sáng hôm sau mình kêu trả phòng thì cô ở lễ tân không dám làm giấy tờ, kêu đợi hỏi quản lý. Cô ta đề nghị đổi phòng nhưng mụ vợ xót của nên kêu dọn ra. Quản lý gọi lại hỏi thì mình nói, đồng chí gái kêu trả giá đắt như vậy mà Internet, họ đề nghị đổi phòng,..mình nói thôi vợ tui không chịu. 

Red Rock, Đá Đỏ. Nội đi xung quanh vòng tảng đá này mất 4.8 dậm. Hôm nay hai vợ chồng đi bộ trên 8 dậm. Dịch thử Hồng Thạch.

Mình kiếm được khách sạn rẻ hơn 75%, sạch sẽ. Mụ vợ kêu đi chơi kiểu nhà nghèo như mình cũng khoẻ, để tiền cho người nghèo. Hai vợ chồng chạy đến Red Rock, (Đá Đỏ, Hồng Thạch). Đậu xe xong, mua vé tốn $5, bỏ nơi xe. Nghe họ nói không trả tiền trước thì họ cho câu xe. Thấy họ có để sẵn bịch nylon để thiên hạ dẫn chó hốt cứt. Còn ngựa thì không cần hốt, đầy đường mòn. Ngựa chỉ có người giàu có mới cửi  nên miễn màn hốt phân ngựa. Chủ nghĩa tư bản vạn tuế!

Mình trả tiền 5 đô tiền đậu xe, để họ mua bịch nylon cho thiên hạ hốt cứt chó. Vào khách sạn, cũng thấy họ để thức ăn cho chó và nước uống. Kinh
Thấy họ trang bị đồ sửa chửa cho xe đạp vùng núi để ai đi xe đạp.

Mình đi bộ với mụ vợ thì lâu. Lý do cứ 5 phút là mụ bắt chụp hình rồi quay video bú xua la mua. Đi chưa xong kêu mình phải ngồi xuống cho mụ nghỉ mệt, nằm thẳng dưới đất.

Để hôm nào buồn đời, mình sẽ làm vài cái như vậy để bỏ sau vườn, tạo những điểm nhấn.

Họ làm mấy cái giỏ bỏ đá ở trên đường mòn để làm dấu cho các đường mòn để thiên hạ khỏi lộn đường mòn vì có nhiều đường mòn, trộn lẫn. Mỗi đường mòn có một loại dấu ấn riêng. Mình sử dụng App AllTrails nên nếu đi ra khỏi đường mòn thì đồng hồ mình báo động nên cũng đỡ. Mình tính leo lên núi bên cạnh nhưng mụ vợ không leo nổi nên đành đi về.

Theo bản đồ để đi.vừa hết thì 4.5 dậm thêm .3 dậm từ đó ra bãi đậu xe tổng cộng 4.8 dậm. Nếu để ý thì mấy đường mòn khác xen kẻ với đường gãy chấm chấm. Không có bản đồ là hơi mệt.

Mình chạy lên Flagstaff, cách đó độ 55 phút lái xe. Có hai đường: đi đường đèo hay đi quốc lộ. Mình chọn quốc lộ vì xe mướn không quen. Mình bỏ xe để họ sơn sửa lại mấy vết trầy, do bị đụng xe trước giáng sinh nên bảo hiểm cho mướn chiếc xe Mustang mới toanh, chưa ai chạy cả. 

Hoá ra là quyết định đúng vì chạy lên cao độ 7,000 cao bộ. Tuần trước có tuyết nên còn thấy tuyết hai bên đường. Nếu đi đường trong thì hơi mệt vì còn tuyết đọng. Nhất là kẹt xe. Sáng nay mình định chạy theo đường này nhưng được một lúc thì kẹt xe, Chán Mớ Đời đành quay lại.

Vùng này có nhiều tảng đá cao lêu nghêu. Xem chừng độ 20-30 tầng lầu.

Đến nơi thì cũng đã gần 2 giờ chiều. Hai vợ chồng gửi xe xong đi lòng vòng thì đồng chí gái thấy tiệm ăn Ái Nhỉ LAn nên kêu ăn thử. Lâu quá không ăn cơm Ái Nhỉ Lan nên nhất trí. Kêu gan pâte gà của nhà hàng tự làm, món khai vị. Rất ngon. Rồi mỗi đứa kêu thêm cái pie. Họ làm theo kiểu empanadas nhưng to hơn. Ăn rất ngon. Mụ vợ mà khen thức ăn ngoại quốc là phải biết. Đòi trở lại ăn nhưng thấy xa quá. Nếu đi thì phải chạy về ngã las  Vegas xa hơn.

Hai ngày nay, hai vợ chồng đi màu xanh.

Ăn xong, chả thấy có gì lạ cả. Vùng này, nổi tiếng về trượt tuyết vì có ngọn núi cao nhất tiểu bang. Chạy trên đường thấy nhiều nhà kiểu Cabin để đi trượt tuyết. Mình chạy về Sedona để lấy phòng khách sạn rồi bò đi bộ một tí để xem thành phố. Chắc mới hết mùa đông, ít du khách nên tiệm ăn đóng cửa khá nhiều. Thấy có tiệm nail Việt Nam, đề tên Le Anna’s Nail. Nếu không trượt tuyết thì nên đến vùng này vào tháng 3, ít nóng chớ đến hè là chảy mỡ. Mùa đông thì lạnh teo chim. Ít ai đi ngoài đường vì không phải mùa du khách nên không biết làm gì, hai vợ chồng bò về khách sạn. Kẻ viết người nhắn tin, điện thoại cho bạn bè. Mai thì đi bộ tiếp. Mốt thì về sớm hơn một ngày vì đồng chí gái có hẹn chi đó.

Hôm nay, bò dậy đi đến nhà thờ. Căn nhà thờ này nổi tiếng khi mình vào học trường kiến trúc. Có ông mục sư nào bò đến đây xây cái nhà thờ trên núi, trong mấy núi đá.

Thành phố này nhỏ xíu mà tính có đến 7-9 nhà thờ chưa kể synagogue của người do thái.

Khi xưa, người Mỹ về hưu, dọn về vùng này để ở để tránh bệnh phong thấp, nay thì du khách đến đông kể gì. Khi xưa, mình đi viếng ít có du khách. Đa số toàn là những người hippie khi xưa dọn về đây sinh sống xa đời sống đô thị. Thấy có nhiều trung tâm dưỡng già.

Đi xong chỗ này, tính đi mấy chỗ khác thì không chỗ đậu xe nên quay về, đi ăn, về ngủ trưa, đợi chiều bớt xe, bò đi dã ngoại. Có anh bạn nhắn tin cho mấy chỗ ăn chay nhưng trễ rồi. Họ đóng cửa 4:00 giờ chiều.

Ngủ dậy, hai vợ chồng bò lên xe tính kiếm chỗ nào đi dã ngoại. Đúng lúc trời mưa nên bò lại văn phòng địa ốc, gần khách sạn mà mình thấy. Vào hỏi nhà cửa bên này ra sao thì thất kinh vì đắt như ở Nam Cali. Mình hỏi họ có biết công ty nào lo vụ cho mướn kiểu AirBnB thì họ nói có. Hỏi bao nhiêu thì họ không rành.

Thấy có căn nhà ngay khu nhà thờ hồi sáng đi viếng thấy đẹp nên hỏi họ dẫn đi xem. Khu rất đẹp, nhà hơi cũ. Có căn nhà bên cạnh nên che bớt phong cảnh, bên tay phải thì có mảnh đất khác, trong tương lai họ sẽ xây nhà xem như mất phong cảnh từ nhà. Mình hỏi khu vực này cho thuê được không vì thấy mấy nhà trong khu vực, cắm bảng kêu chỗ ở không phải khách sạn. Hoá ra khu này không thích mấy nhà cho thuê kiểu AirBnB. Có lẻ trong tương lai họ sẽ ra luật cấm. Mụ vợ thích căn nhà cứ kêu mua đi mua đi khiến mình muốn khệnh mụ vợ. Thích thì khi đi chơi, mướn mà ở tội vạ gì vác của nợ vào thân, cách nhà 7 tiếng lái xe. Khi đi chơi xa, mình đều viếng nhà bán, để có bằng cớ mình có gặp thiên hạ để bàn chuyện đầu tư, để trừ thuế.


Cây cổ thụ, họ giữ lại khi xây cất khu vực này, rất đẹp, du khách đi sẽ trở lại hay khuyên bạn bè đi thăm viếng. Còn Đà Lạt thì một đi không trở lại

Sau đó, chạy vào Sedona, đi bộ thấy đẹp. Thấy họ giữ gìn mấy cây cổ thụ xưa khiến mình nhớ đến Đà Lạt, phá tan hoang. Chán Mớ Đời 

Chạy về khách sạn. Ngày mai đi xem thêm căn nhà rồi chạy về cali.mụ vợ kêu tháng tư, có họp bạn Trưng Vương ở Phoenix, chắc lại phải bò sang nữa. Mụ vợ họp bạn thì mình leo núi chuẩn bị đi Machu Pichu 7 ngày. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người Tàu và cuộc chiến Ukraine

 Mò mò trên mạng, mình thấy câu chuyện về một ông tàu, gốc Bắc Kinh, đang làm việc tại Odessa, Ukraine. Ông này, không chịu di tản hay sơ tán qua Belarussie, lại không muốn đến biên giới Ba-Lan vì sợ nhầm lẫn là xin tỵ nạn thì kẹt với Trung Cộng, nên quyết định ở lại Odessa, Ukraine.

Ông ta làm một vờ-lốc (vlog), trăn trối, để di chúc trong tiếng bom đạn rơi cho bố mẹ ở Trung Cộng, khiến thiên hạ cảm động, có đến trên triệu người theo dõi vlog của ông ta. Mỗi ngày ông tường trình những gì xảy ra tại Odessa.

Ông tàu này bị xoá tài khoản WeChat nên buồn đời, dán cái mồm như bị khoá

Chỉ có tội là Trung Cộng theo anh Putin nên họ khoá sổ tài khoản weChat của anh ta nên buộc lòng phải  chơi YouTube của bọn tư bản, thế lực thù địch. Anh ta cho biết là hàng ngày anh phải chống chọi với hai kẻ thù. Bom đạn của quân đội Putin, cứ nã vô tư vào thành phố. Nguy hiểm hơn là các chiến sĩ an ninh mạng, đe doạ giết anh ta đủ trò. Bom đạn thì anh ta còn thấy từ đâu bay lại, là của quân đội Putin nhưng những người Tàu muốn bắt anh, bỏ tù hay giết, kêu anh ta là theo thành phần thù địch, chống phá nhà nước. Xem phần ghi hình di chúc của anh ta dưới đây:

 https://youtu.be/CcdlKXdA-6M

Tuy bị chắn bởi tường lửa, cũng có đến cả 100,000 người xem hàng ngày từ bên tàu. Người tàu tại Trung Cộng, có nhiều người còn sáng suốt nên chịu khó vượt tường lửa để xem các thông tin ở ngoài luồng hay nói lên sự thật như vụ cúm tàu vừa qua, có mấy người lên tiếng rồi bị chính quyền giúp chết sớm.

Ông ta kêu chính phủ xóa tài khoản WeChat của ông ta khiến đang là người vô danh tiểu tốt (有名的人) bổng nhiên trở thành nổi tiếng (名人). 

Sau một đêm bị pháo kích, ông Wang, đoán là Vương, nói trên vờ-lốc của mình: “bất chấp tôi là người gì; điều tiên quyết, tôi là một con người, tôn trọng sinh mệnh của đồng loại và quyền tối thiểu cho những ai khác có thể sống yên bình. Tôi không hèn nhát, không ai trong chúng ta sợ hải, chúng ta bị xúc phạm.”

Ông ta giải thích: tôi đi làm thường ngày, vui buồn với cuộc sống bình thường, bổng nhiên từ đâu, hoả tiễn rơi ngay bên cạnh văn phòng của tôi. Bất chấp quý vị thiên bên nào, tôi hy vọng quý vị ủng hộ về sự sống của con người. Người bình thường không muốn chiến tranh. Một đồng nghiệp, luật sư của tôi, và các thầy giáo, đều nhập ngủ, theo các lực lượng phòng vệ của Ukraine, để bảo vệ nhà cửa, quê hương của họ, nhà cửa của họ, làm bằng mồ hôi nước mắt của họ, tiền bạc tiết kiệm của họ hay của cha ông để lại. Tại sao họ bị pháo kích, tan nát nhà cửa? Ukraine không dính dáng gì đến Khối Lực Lượng BẮc Đại Tây Dương. Người dân bình thường chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường.

Sau đó ông ta có nói đến một tiểu luận của Wang Xiaobo: “Đa số thầm lặng”: con người thầm lặng vì họ thiếu tin tức, không có cơ hội để lên tiếng, hay bị che dấu sự thật, và nhiều lý do họ không thích lên tiếng,… tôi là người của nhóm này. Nay tôi có bổn phận phải lên tiếng, nói về những gì tôi đã thấy và nghe.

Từ hơn 2 tuần nay, ông này cứ thâu hình và tiếp tục kể về cuộc chiến tại Ukraine, những gì ông ta đang trải qua. Ông ta nói về công việc của mình, những người đồng nghiệp, bạn,… ông ta trả lời các câu hỏi, còm của người xem,…

Ông ta nói về một Trung Cộng khác, không có các biểu ngữ, nghị quyết, kiến nghị,…không có lồng vào tinh thần ái quốc như người Tàu đang sống tại Trung Cộng. Ông ta bị dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng lên án, phản quốc thậm chí có người muốn giết ông ta. 

Putin đang kêu gọi các chiến binh qua Ukraine, trả $200-$300/ tháng. Sao các dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng, không tình nguyện vào chí nguyện đoàn putin, thay vì chửi bới trên mạng. Có video, ông ta làm, hỏi các người chửi ông ta: “tôi tên Jixian, đang sống tại Ukraine. Mấy người là ai? Các người sợ cái gì? Tại sao lại sợ tôi lên tiếng? Tôi không đe doạ ai cả. Tôi không thích giết người. Tôi chỉ có nguyện vọng là mọi người tôn trọng cuộc sống và chấm dứt chiến tranh. Tại sao các người sợ hải người ta biết sự thật, những gì đang xẩy ra. Chúng tôi không có vũ khí, không có bom nguyên tử.

Tại sao các người chỉ muốn những người yêu thích chiến tranh, giết người lên tiếng nói? Những người tạo ra sự lo âu, hoảng sợ được quyền nói? Người ta nói với tôi là kẻ yếu phải phục tùng kẻ mạnh, quyền lực chính trị đi đôi với súng ống. Ai đã tuyên bố như thế? Tôi không phải là con cá nhỏ bé, đợi con cá lớn nuốt sống. Tôi là con người.

Ông ta nhắc đến những người đầu tiên thành lập đảng cộng sản tàu tương tự mấy ông bà Trần Phú, Nguyễn  thị Minh Khái,..của đảng cộng sản Việt Nam. Mấy người này, khi xưa, là một thiểu số, nếu họ chấp nhận phục tùng kẻ mạnh thì ngày nay, chúng ta không có đảng cộng sản.

Tôi không gia nhập đảng của quý vị và không muốn dính dáng đến đảng của mấy người. Như vậy không có nghĩa tôi sai. Quý vị yêu đảng của quý vị cả đời như yêu vợ của quý vị. Tôi không thích vợ của quý vị. Đó là lỗi lầm? Quý vị muốn giết tôi vì tôi không yêu vợ của quý vị?

Hôm nay, đọc trên WSJ thì họ cũng viết về ông này. Hình như đường lối của Trung Cộng thân Nga đang thay đổi nên Trung Cộng bớt chửi bới ông này. Họ cho biết, ông ta có quen một cô gái Ukraine, ở một thành phố khác, bổng mất liên lạc khi bom rơi. Đến tuần lễ thứ 3 mới bắt liên lạc lại được.

Ông này ra khỏi Trung Cộng nên có một cái nhìn bắt đầu khác với những gì ông ta được dạy tại trường học ở Trung Cộng. Bắt đầu đặt lại câu hỏi, về bản thể, những gì đã được học, có đúng không. Tương tự có nhiều người tầu ở Trung Cộng, sang viếng Đài Loan rồi tự đặt câu hỏi. Tại sao một nước cùng nói tiếng quan thoại, mà sao văn hoá của họ khác. Ra đường thấy sạch sẽ, người ta nhường bước cho nhau, không khạc nhổ. Ở trường được dạy là bọn phản quốc, ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Đâu là sự thật?

Khi mình sang Pháp, chung đụng với văn hoá khác dù có học chương trình pháp. Mình bắt đầu đặt lại những gì đã được thầy cô dạy ở trường.

Từ xưa đến nay, chúng ta đều là những người lập lại những gì đã đọc, đã học hay được thầy cô cấy trong đầu. Chúng ta được đào tạo 1 chiều, không có độc lập về tư duy, hay khuyến khích tư duy. Chúng ta chỉ là những con vẹt học từ chương rồi trả bài. Chúng ta lập lại những gì báo chí nói nhất là hôm nay, Internet bùng nổ, triệu cái điện thoại đua tiếng, chúng ta không thời gian suy tư, ùa theo đa số, bạn bè.

Anh tàu này, may mắn ra khỏi Trung Cộng, có cái nhìn bầu trời khác với Trung Cộng nên khi phát biểu, khác với đường lối học tập của người Tàu ở Trung Cộng nên bị chửi và hăm doạ đòi giết. Con gái mình không muốn sống ở Quận Cam sau khi ra trường. 3 trong 4 năm đại học, nó học ở ngoại quốc nên có cái nhìn khác với bạn học Trung học của nó. Khi trở lại, nó như bò đội nón khi thấy bạn thân khi xưa, có những tư tưởng chưa thoát được luỹ tre làng. Cuối cùng nó dọn qua New York ở.

Mình hiểu nó vì đã từng ở các thủ đô, thành phố lớn trên thế giới như Paris, Luân Đôn, Zurich, New York, Los Angeles,.. nên chỉ vui bên cạnh đồng chí gái, khi lập gia đình. Khi gặp người quen, mình ít nói, chỉ ngồi ăn và hóng chuyện. Chán Mớ Đời 

Facebook kiểm duyệt. Mình bỏ hình ông tàu lên, họ lại bỏ hình của mình. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Arizona, 20 năm sau

 Đồng chí gái xin nghỉ 1 tuần, kêu mình chở đi leo núi đồi ở vùng Sedona, tiểu bang Arizona mà cách đây 20 năm, cả gia đình có đến đây chơi. Dạo ấy, đồng chí gái được công ty gửi đi công tác ở Phoenix. Cuối tuần 3 cha con, lái xe chạy qua thăm rồi kéo nhau đi Sedona, viếng vùng đồi núi này.

Mình chạy dọc xa lộ số 10, trực chỉ Phoenix, thấy toàn là sa mạc và sa mạc. Chạy ngang vùng Blythe, gọi hỏi tên bạn có cái vườn trồng chà-là ở đây. Định ghé lại để đồng chí gái xem họ trồng chà là ra sao nhưng cuối tuần, hắn bò về Riverside, thăm vợ con. 

Đồng chí gái mê chà là non thêm cô bạn cũng mê, cứ hỏi mình hoài. Chị bạn này rất tốt với đồng chí gái. Mình lên vườn, không ai nấu cho ăn, chị bạn này nấu thức ăn, đem lên, để ngoài cửa cho đồng chí gái xơi. Chị ta mua ở đâu cá sống trong hồ, tươi để nấu. Không chạy xa lộ được, phải chạy đường trong mất cả tiếng đồng hồ. Mụ vợ mình được bạn bè thương mến nên mình thuộc diện ăn theo. Năm nay tới mùa, mình mua cho chị ta mấy ký để dành ăn cho khoẻ. Mình có mua mấy ký cho vợ để đông lạnh, nay thấy hết nhẵn.

Hôm trước, có hai chị nào, chưa bao giờ gặp nhau, kêu mình dễ thương. Kinh. Cả đời mình chưa bao giờ có một phụ nữ nào, gặp mặt rồi kêu là dễ thương, ngoại trừ mẹ mình. Ai cũng kêu Chán Mớ Đời 

 Hôm nào, về, mình xem có thể ghé lại thăm vườn của hắn cho đồng chí gái viếng. Có dạo mình tính mua cái vườn chà-là tại đây nhưng thấy xa quá nên thôi. Biết đâu, nếu bán được vườn bơ thì có thể mình chạy xuống đây mua cái vườn chà-là. Xây cái nhà nhỏ, cuối tuần xuống đây chơi nhưng mùa hè nóng lắm. Vùng này có con sông Colorado nên nước rẻ lắm. Năm trả $500 vì chà là uống nước còn hơn lạc đà. Thiên hạ, cho ngập nước cả cánh đồng, trồng cỏ bán cho dân nuôi bò mua về cho bò họ ăn. Đến vùng này, chỉ thấy vườn chà là và cỏ xanh rì.

Gần đến thành phố Phoenix thì bắt đầu kẹt xe, xa lộ được làm rộng ra không như xưa, chạy cả tiếng không một bóng người. Thành phố này phát triển nhanh chóng. Dân cali, bỏ chạy sang đây lập nghiệp khá nhiều từ 15 năm nay, nhà cửa xây đầy nơi. Có anh bạn, khi xưa đi làm ở đây, cuối tuần lái xe về thăm vợ con, có nói cho mình nhưng không thể ngờ được.

Khi xưa, thành phố Phoenix rất nhỏ trong sa mạc. Một ông Mỹ có mấy ngàn mẫu đất. Nghe tin thành phố muốn xây một phi trường, ông ta đề nghị cho thành phố mướn đất ở giữa mấy ngàn mẫu để xây, chỉ trả $1 cho một năm. Thế là hội đồng thành phố nhất trí, kiếm nhà thầu đủ trò. Xây phi trường xong thì các công ty hàng không cần các kho hàng,… thế là ông ta cho mướn đất xung quanh phi trường, giàu to. Con cháu mấy đời ăn không hết. Đó là một ý tưởng đầu tư mà mình chưa bao giờ gặp cả. Hy vọng một ngày nào đó trúng mánh này.

Khi xưa, mình tính mua đất ở Long Khánh, nơi ho tính xây phi trường cạnh Sàigòn. Mình mua một căn nhà ở Sàigòn, để mấy đứa cháu về Sàigòn học ở đó. Ai ngờ 6 tháng sau, họ giải toả nên hết dám đầu tư ở Việt Nam.

Nếu mình không lầm, khi xưa vùng này thuộc Mễ Tây Cơ, sau cuộc chiến với Hoa Kỳ, Hoa Kỳ chiếm luôn đất này hình như năm 1848. Lúc đầu có ông nào bò đến đây để trồng trọt. Chỗ này nóng như thiêu đốt vào mùa hè nhưng ông ta cho đào con kênh để dẫn thuỷ nhập điền. Chỉ đến khi đường xe lửa được chọn chạy ngang vùng này thì mới bắt đầu phát triển. Đến đây mình lại nhớ phim cao bồi Spaghetti, xem ở rạp Ngọc lan khi xưa, vói Charles Bronson và Henry Fonda đóng với cô đào bóc lửa Claudia Cardinal. Nói về sự thành hình các thành phố tại Hoa Kỳ, khi các đường xe hoả được thành lập bên cạnh các nhà ga xe hoả.

100 năm trước khi tổng thống Roosevelt làm cái đập, dẫn nước và điện thì khu vực này dân số độ 25,000 người. Nay lên đến 1.5 triệu người. Các công ty như Intel, Motorola, mở hãng xưởng ở đây vì đời sống cali quá đắt đỏ. Vùng này, rất thủ cựu. Trước đây có một bà thống đốc cực hữu, cảnh sát chận xe dân gốc Mễ lại nên dân gốc Mễ bỏ chạy sang Cali khá nhiều.

Ngoại ô thành phố Phoenix, gần xa lộ, toàn là ruộng và xưởng

Lấy phòng ở khách sạn xong thì mình, nhắn tin cho anh quen qua Facebook. Anh này, gốc Bảo Lộc, bạn học của một chị gốc Đà Lạt, mình quen trên nhóm “ACE Đà Lạt”. Mình tính chạy thẳng lên Sedona, cách Phoenix độ 2 tiếng lái xe nhưng không biết mụ vợ thức lúc nào và lên đường khi nào nên đặt phòng ở Phoenix, chỉ cách 4-5 tiếng lái xe. Sau đó sẽ lên Sedona, không gấp rút.

Anh chàng gốc Bảo Lộc, mời hai vợ chồng đến nhà ăn cơm chiều. Anh cho biết bố mẹ di cư năm 1954. Dạo ấy có đến 1 triệu người trong một thời gian ngắn. Nay mới hiểu chính quyền Ngô Đình Diệm, dạo ấy rất giỏi, mới lèo lái được vụ này, định cư 1 triệu người và phải chống đỡ các nhóm Bình Xuyên, nằm vùng. Sau đó họ cho nhiều người di cư lên Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, và các nới khác để lập nghiệp. Đa số là người công giáo nên họ thành lập mấy xóm đạo như Đà Lạt có Ấp Du Sinh khi xưa, rất chống Cộng.

Hai vợ chồng đều cùng xóm đạo ở Bảo Lộc. Anh ta học đại học sư phạm với chị Lài, ở Riverside, cựu nữ sinh Bùi Thị Xuân. Anh ta kể, đi dạy gần Bảo Lộc rồi vượt biển nhưng không thành đành về đi dạy lại rồi người em thoát nên bảo lãnh, 12 năm sau mới sang. Nói theo thầy bói là anh này không có ligne de mer, chỉ có ligne de l’ air

Sang đây, hai vợ chồng đi học làm nail. Sau đó anh không có khiếu vẽ móng tay nên đi làm nhà hàng, còn chị vẫn tiếp tục làm nail đến giờ. Sau 5 năm lao động, hy sinh đời bố mẹ củng cố đời 3 đứa con, hai vợ chồng mua được căn nhà to đùng như cái đình. Mình phục sát đất. Mình sang Hoa Kỳ 5 năm, chả để dành được 1 xu, lấy tiền cho gái hết, đòi lại không được. Chán Mớ Đời 

Làm đầu bếp nhà hàng được 10 năm, phải về khuya, nay đi làm cho công ty khác cho nhàn. Anh ta kể thức ăn nhà hàng á đông khiến mình hết dám ăn. Thức ăn đông lạnh rồi chỉ hâm lò vi-sóng. Thịt gà, thịt heo, họ lột nhãn hiệu cũ 2 , 3 năm về trước để dán nhãn hiệu mới để bán ở siêu thị. Mình có nghe một chị bạn làm cho siêu thị Việt Nam ở Bolsa. Chị ta kể là đừng bao giờ mua trái cây ở siêu thị Việt Nam. Lý do là các siêu thị mỹ, khi trái cây để ra ngoài mấy ngày là họ phải quăng. Thay vì đem quăng thùng rác, tốn tiền, họ kêu các chợ Việt Nam đến lấy đem về bán lại cho đồng hương với giá hữu nghị. Lý do mà trái cây rẻ và hư nhiều.

3 loại chả giò: Hoả tiễn, nem và rang cốm. Ngon cực đỉnh

Anh này làm nhà hàng mà cô vợ nấu ăn cực ngon, cứ lên du-tu-be học rồi nấu cho chồng con ăn. Thành thật mà nói thì chị ta nấu ăn rất ngon. Có lẻ từ năm 1974, đến nay mình mới ăn lại chả giò ngon như vậy. Lần ấy, Mệ Ngoại mình làm ăn quá đỉnh. Ở Bolsa thì dầu mỡ nhiều nên mình không dám ăn. Tối qua, chị ta làm món chả giò hoả-tiễn, loại tôm, rồi loại có cốm, nhưng mình thích nhất là món chả ram, cực đỉnh. Có món gà luộc với lá chanh thái. Mình nghe đến món này nhưng có lẻ lần đầu mới được ăn món này. Rất ngon! Thêm món Nộm gà. Chắc đi lễ về, hai vợ chồng bỏ hết thì giờ để nấu ăn tới chiều vì có thêm món cháo gà mà đồng chí gái mê. Khi ra về, chị Khanh còn bới to go cho hai vợ chồng để sáng ăn sáng với cháo gà và bánh nậm.

Mụ vợ kêu tháng 5 thì phải, sẽ qua lại Arizona, để họp mặt với bạn học Trưng Vương. Mình sẽ có nhiều thì giờ chạy vòng vòng trong ngày, trong khi mụ vợ hò hét gì đó với bạn. Đây có một đường mòn leo núi cũng khá châm, mụ vợ leo không nổi, mình sẽ leo một mình.

Hôm nay, tà tà hai vợ chồng đi viếng Phoenix rồi chạy lên Sedona vài ngày, leo đồi núi rồi về. Tháng 6 lại leo đỉnh núi Whitney 3 ngày.

Tháng tới là mình leo núi và cắm trại 7 ngày trên đỉnh Machu Pichu, Peru. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 


Lò vi-sóng là tiếng gọi tử thần?

 Có một bác, bạn hàng với bà cụ mình, 20 năm trước đi Úc Đại Lợi thăm con cháu, nói với cô em mình là bác mê nhất là cái lò hâm thức ăn (lò vi-sóng). Nay về Việt Nam, nhà nào cũng có trang bị một cái lò vi-sóng cả. Nói cho ngay, lò vi-sống giúp các người nội trợ ít tốn thời gian đẻ nấu ăn nhất là chúng ta sống trong thời đại mà thời gian đi nhanh chóng cho kịp các CPU. Nay lại có lò dryer, bỏ thịt vào 15 phút sau chín.

Ngày nay, lò vi-sóng được thông dụng thường nhật. Vợ chồng đi làm cả ngày, về nhà, chỉ việc lấy đồ ăn trong ngăn đá hay tủ lạnh, bỏ vào lò ví sóng, và phút sau là có bữa cớm cho cả gia đình.

Lò vi-sóng sử dụng các “vi-sóng”, những làn sóng bé li-ti. Các làn sóng được xem là các điện từ trường (electromagnetic field EMF), tạo bởi một Magnetron. Có độ run 2.4 tỷ lần/ giây đồng hồ, khiến các phân tử của nước trong thức ăn tạo cộng hưởng ở tầng số cao và sinh nhiệt.

Thông thường chúng ta nấu ăn thì nhiệt từ bên ngoài đi vào trong, như nướng thịt gà, ngoài bị cháy mà trong vẫn chưa chín. Bên tây, có khi người ta luộc sơ sơ thịt heo rồi ướp cho thấm rồi mới nướng để tránh tình trạng ngoài chín trong sống.

Nấu bằng lò vi-sóng, khởi đầu bởi các tế bào và phân tử tại các điểm có nước, tạo ra năng lượng mà người ta gọi là hệ ứng nhiệt.

Vấn đề là khi chúng ta sử dụng lò vi-sóng, các vi-sóng không chỉ nằm phía trong lò vi-sóng. Nó có thể xuyên qua các tường nhà, trần nhà hay chính bản thân của mình nếu đứng gần. Tiện đây, mình nhắc lại, các làn sóng của wi-fi cũng gây lộn xộn cho cơ thể của mình. Mình đọc tài liệu thì bên Úc Đại Lợi, trong điện thoại cầm tay của mình, có cảnh báo cho khách hàng là điện thoại cầm tay, có thể đưa đến nguy hiểm cho sức khoẻ của họ như thể trước mấy bao thuốc lá, họ phải đề hút thuốc có thể đưa đến ung thư.

Do đó, chúng ta nên tiêu thụ sinh tố C cho nhiều. Ki lò nguyên tử Fukushima bị hỏng, người ta truyền sinh tố C cho các nhân viên, lãnh nhiệm vụ vào lò nguyên tử để sửa chửa. Sinh tố C  giúp phòng ngừa các phóng xạ.

Có tên bạn đại hàn, chuyên về công nghệ, nói cho mình biết là không nên dùng chế độ 5 Gờ trong nhà, vì các làn sóng có thể đi xuyên qua tường, trần nhà, cơ thể. Hiện nay chỉ đụng rồi rồi phản lại nên mình tránh ngồi cạnh cái router đang phát sóng. Tốt nhất là xài các ether nét, cắm vào máy điện toán. Vấn đề là điện thoại cầm tay, thì cắm ở đâu. Trên xe, mình thường để điện thoại ở ghế bên cạnh, để tránh xa từ trường và để khỏi đụng tới nó khi kẹt xe. Ai gọi điện thoại thì chạy thẳng vào xe hơi nên có thể trả lời.

Tương tự lò vi-sóng khi được sử dụng sẽ làm các vi-sóng xuyên qua lò, tường trần nhà nên tránh đứng bên cạnh. Đi xa xa một tí để tránh bị các phóng xạ.


Năm 2011, tổ chức y tế thế giới WHO, chính thức công bố là EMF thuộc loại 2B có khả năng tạo ra ung thư. Ngoài ra các máy của lò vi-sóng tạo ra các điện từ trường được đo tới 10 milligauss. Ngày xưa, học điện, phải làm tính 3 cái này, khá nhức đầu. Người ta lại cho biết, chỉ cần hứng độ 4 milligauss là có thể bị ung thư máu. Chán Mớ Đời 

Chế độ Đức quốc Xã, đã chế tạo các lò vi-sóng để giúp nấu thực phẩm cho quân đội họ, khi tham chiếm Nga Sô. Nga sô đã cấm sử dụng lò vi-sóng năm 1976 sau rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm. Họ chỉ cho phép sử dụng khi chế độ LIên-Xô sụp đổ.


Mình kể sau đay vài điểm chính khi sử dụng lò vi-sóng:

Nấu ăn bằng lò vi sóng, tạo thành các d-Bitrosodienthanolamines, một loại ung thư.

Nếu hâm sữa bằng lò vi-sóng, sẽ giúp các chất đạm biến thành các chất ung thư.

Các nhà thương Thuỵ Sĩ cho biết, lò vi-sóng gia tăng các chất béo. Ngoài ra còn giảm các hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Kinh

Nếu hâm nóng các loại trái cây đông lạnh, sẽ hoán chuyển một số glucose và galacto có mầm ung thư. Ngay nấu sơ sơ các rau cải tỏng lò vi-sóng cũng tạo các mầm ung thư.

Các khoa học gia Nga Sô nghiên cứu các thực phẩm được nấu hay hâm bằng lò vi-sóng mất từ 60% đến 90% các chất dinh dưỡng. Các sinh tố C, B, E các khoán chất khác đều bị tiêu huỷ. Chán Mớ Đời 

Nếu hâm Thức ăn, bỏ chút nước là 97% các antioxidants đều bay hết. Cái này thì được thấy làm khi nấu khoai lang tím. Cô nàng lười nấu, lại nghe ai nói là tốt cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh ung thư nên mua khoai lang tím, bỏ vào cái đĩa, đổ tí nước rồi phủ giấy nhựa trên cãi đĩa. Mấy phút sau là ăn. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra, nếu nấu hay hâm trong các hộp thức ăn nhựa (to go) hay mua từ siêu thị, các chất độc ung thư có thể lan ra như polyethylene terpthalate (PET), benzene, to luyên, y lên từ các hộp đựng pizza, popcorn (bắp rang) mà đi xem xi-nê, thấy họ làm thơm lừng lựng.

Người ta khuyên là nên dùng các loại nồi như hấp thức ăn, như người Việt hông xôi. Đem thức ăn đông lạnh từ trước để xã đá. Nấu ít, ăn liền, để tránh hâm đi hâm lại. Vấn đề là làm sao thuyết phục được đồng chí gái vì mụ vợ cứ kêu mình tuyên truyền chống phá nhà nước. Chán Mớ Đời 

Ngày nay, các tin tức lẫn lộn từ những khoá học gia được mua bởi các công ty thực phẩm và những chống nên tuỳ chúng ta, muốn tin hay không là quyền tự do của mỗi người. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

  

Thầy Nguyễn Văn Thành

 Tuần này nhận tin từ mấy người bạn học Văn Học cũ, cho biết thầy Nguyễn Văn Thành, thường được dân thị xã Đà Lạt gọi “Thành Bắp-sú”, vừa mới qua đời tại Houston, Texas. Mình không có học với thầy Thành nên không có kỷ niệm về thầy. Chỉ gặp thầy lần đầu tiên trong buổi họp mặt các học sinh cũ của trường Văn Học, Văn Khoa Đà Lạt ở San Jose. Lần thứ 2 thì thầy vào giờ chót, thầy gọi điện thoại cho biết vì sức khoẻ nên không đến được. Dạo ấy, thầy ở San Diego, nay lại được tin thầy qua đời ở Houston, Texas.

Mình chỉ nhớ thầy có thời làm hiệu trưởng trường bán công Quang Trung, gần lữ quán Thanh Niên nhưng dân thị xã biết đến thầy nhiều nhất khi thầy ra tranh cử hội đồng thị xã Đà Lạt, lấy danh hiệu “Bắp-sú” nên từ đó ai cũng gọi thầy Thành Bắp-Sú. Hình như vào những năm 1973, sau Mùa Hè Đỏ Lửa. Có người cho biết học Quân Sự Học Đường vơi thầy trên Sân Cù, lúc ấy thầy mang lon Trung Uý.

Nếu mình không lầm nhà thầy ở đường Hai Bà Trưng, ngay gần dốc Hai BÀ Trưng, đối diện nhà ông tàu bán xắp xắp bên hông rạp Ngọc Hiệp. Kế bên nhà của gia đình Nam, học chung với mình khi xưa, cây xăng Esso, gần Thuỷ Tạ và nhà cậu Hồng, quen với bố mẹ mình. Nhà cậu Hồng, trước 75, có dạo mở quán trượt thiết hài (patin), có người em trai út, thua mình 1 hay 2 tuổi học Văn Học. Lần đầu tiên về Đà Lạt, mình có gặp sau này biệt tăm.

Dân Đà Lạt xưa thì chắc sẽ nhìn ra khu nhà của thầy Thành trên đường Hai Bà Trưng, gần dốc Cẩm Đô, ngược lại tấm ảnh này thấy rõ căn nhà của mình ở từ từ năm 1962 đến 1974. Bên cạnh con dốc “Tình tôi con dốc nhỏ” mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã nói. Có thấy nhà của anh Quang, căn thứ 2 bên tay phải sau tình tôi con dốc nhỏ ở trên đường Calmette.

Có người cho biết là thầy có dạy ở trường Trần Hưng Đạo, trường Hiếu Học (Thăng Long sau này), rồi trường Văn Học rồi đến Quang Trung. Mình lại thấy học sinh cũ của thầy ở Ban Mê Thuột, báo tin nên đoán, có dạo thầy đi dạy trên tỉnh này, trước khi về Đà Lạt, rồi sau 75, vượt biển, định cư tại Hoa Kỳ. Mình nghe người em trai kế, cho biết thầy bị bắn gãy tay khi đi vượt biển.

Điển hình là liên danh tranh cử tổng thống này, lấy danh hiệu “trâu Cày”. Mình nghĩ hai ông thần này, chưa bao giờ biết đi cày là gì nên rớt đài.

Theo mình hiểu, khi xưa mỗi lần ra tranh cử, các ứng cử viên đều lấy một danh hiệu cho mình. Mình nhớ có người lấy huy hiệu con trâu, con voi, không thấy ai lấy huy hiệu con bò. Có người lấy cây nến, cuốn sách, lưỡi cày,…đủ trò. Nói chung thì mình không để ý lắm mấy vụ bầu cử này vì còn nhỏ. Chỉ biết là bầu cử gian lận. Ông cụ mình đi kiểm phiếu ở trường học, chiều thấy xe nhà binh đến lấy mấy thùng phiếu. Trên xe nhà binh đã có sẵn các thùng phiếu khác, để đổi. Có lần ông Nguyễn Hợp Đoàn, kêu ông cụ mình ra ứng cử, bảo đảm đắc cử 95% như các ứng cử viên của đảng Dân Chủ, của ông Thiệu, ông cụ từ chối.

Có một ông dân biểu Đà Lạt, nằm vùng, gần kết thúc chiến tranh, ông này được gửi sang Hoa Kỳ để gặp các dân biểu Hoa Kỳ xin viện trợ. Ông này lại kêu đừng. Bao nhiêu tin tức quân sự, ông ta đều báo cho Hà Nội biết. (Theo lời ông ta kể trên báo Việt Cộng).

Mình có chị bạn cho biết là khi xưa, thầy Chử Bá Anh và cô Vi Khuê, có giúp thầy khi ra tranh cử, với huy hiệu “Bắp-Sú” nói lên một loại rau cải đặc biệt chỉ có Đà Lạt mới trồng được “Bắp-sú”. 

                    Vườn rau bắp sú no tròn 

                    Mong vào Quốc Hội đến ơn nước nhà

Bầu cho ứng cử viên Nguyễn Văn Thành

Nghe nói, thầy Thành là một luật sư tập sự, không biết đã thành luật sư thật thụ chưa. Nhân tiện mình muốn giới thiệu trang nhà Đà Lạt Dấu Yêu (dalatdauyeu.org) do luật sư Ngô Tằng Giao thực hiện và một giáo sư anh ngữ, tên Nguyễn Chính, khi xưa học trường Trần Hưng Đạo, thế hệ của nhạc sĩ Từ Công Phụng thì phải, viết khá nhiều về Đà Lạt. Ai rảnh thì lên đây đọc ký ức của người Đà Lạt, người yêu Đà Lạt về Đà Lạt xưa.

Xin kèm theo đây bài của anh Nguyễn Chính về thầy Thành:” Vĩnh biệt Người Thầy & Người Anh Đáng Kính!

Đã từ lâu tôi không biết tin tức gì về Thầy Nguyễn Văn Thành, cựu giáo sư trường Trung học Ban Mê Thuột. 

Về tuổi đời, Thầy Thành hơn tôi đúng 10 tuổi, với khoảng cách thời gian đó vẫn khiến cho hai chúng tôi gần gũi với nhau hơn vì ngoài tình Thầy Trò lại còn có thêm Tình Anh Em!

Tôi biết Anh Nguyễn Văn Thành từ khi anh còn học trên Đà Lạt, cùng lớp với ông anh tôi. 

Bạn của ông anh tôi lại còn có Anh Đặng Kim Quy và một sự trùng hợp thú vị, tôi được gặp lại Anh Thành và Anh Quy tại Ban Mê Thuột trong cương vị là những giáo sư. 

Đó là năm tôi chuyển trường từ Đà Lạt sang Ban Mê Thuột để học lớp Đệ Tứ vì lý do công vụ của bố. 

Tình Anh Em chuyển sang Tình Thầy Trò thời gian đầu có vẻ như bị lẫn lộn vì nhiều khi gọi bằng Thầy nhưng cũng có khi lại gọi bằng Anh!

Thập niên 60 tôi vào quân đội nhưng vẫn còn gặp Anh Thành tại Sài Gòn và Anh Quy tại San Francisco. 

Đến thập niên 90 tôi bước vào nghề báo và trong một lần gặp gỡ hiếm hoi tại Sài Gòn, Thầy Thành nhắn nhủ tôi dù viết báo tiếng Anh về kinh tế cho nước ngoài, tôi đừng quên mình vẫn là người Việt Nam!

Thế rồi bẵng đi một thời gian dài, qua bạn bè tôi nhận được tin Thầy Thành đã qua đời ngày 3/3/2022 tại Houston, Texas.  

Quãng thời gian sống tại nước ngoài, Thầy Thành trong cương vị của một cựu luật sư đã tham gia hoạt động của Câu lạc bộ Luật khoa, và đã có nhiều buổi nói chuyện về bản tuyên ngôn của các luật sư hải ngoại.

Hưởng thọ 85 tuổi, Giáo sư & Luật sư Nguyễn Văn Thành đã từ giã cõi trần với nhiều mộng ước dở dang cho đất nước Việt Nam.

Riêng đối với tôi, Anh Thành đã để lại trong lòng một đứa em thật nhiều kỷ niệm riêng tư.

Xin thắp một nén hương lòng để tưởng niệm Người Thầy và cũng là Người Anh đáng kính!

R.I.P. NGƯỜI THẦY & NGƯỜI ANH!

***

Mình gửi lên đây trang nhà của nhà quàn. Các bạn lên đây ghi tên hay ghi lại lời phân ưu với gia đình, những kỷ niệm với thầy Thành. 

https://www.winfordfunerals.com/memorials/giuse-nguyen--thanh/4872972/obituary.php

Các cựu học sinh Văn Học, thành kính phân ưu cùng gia đình. Nguyện cho linh hồn Thầy sớm về với đất Chúa.


Loài Bơ Không Tên

 Trong vườn mình có 1,102 cây bơ. Đa số là loại bơ Hass mà thiên hạ thích mua. Ngoài ra, có loại Zultano, được trồng để làm phấn hoa cho các cây Hass. Theo nguyên tắc của đại học nông nghiệp về bơ thì cứ trồng 9 cây Hass thì phải trồng một cây Zultano ở giữa. Vào mùa xuân, khi hoa nở thì phấn hoa từ cây Zultano sẽ bay sang các cây Hass, thêm ong sẽ  giúp đậu trái nhiều hơn.

Vấn đề là các nhà mua sĩ, không mua bơ loại Zultano. Loại này như bơ Đà Lạt, to như trái soài, vỏ mềm. Mấy năm đầu mình cứ để cho nó rụng hay chó coyote ăn. Loại chó này thích giống bơ này nhiều hơn loại Hass, có lẻ vỏ mềm và mỏng. Sau này, khám phá ra các tiệm ăn Mễ mua về để làm guacamole nên mình hái bán cho đám bán ở Chợ Nông Dân (farmers Market). Giá đắt hơn Hass vì to và nặng hơn.

Mình đang trồng vài cây bơ loại khác để ăn và bán vì nhu cầu. Khách hàng hỏi nhiều loại khác như Bacon. Mình có một cây Bacon, ăn rất ngon. Thật ra, người ta thích mua Hass vì vỏ dầy nên không bị hư khi di chuyển thêm cái vỏ màu rất đẹp. Họ chỉ cần ngâm thuốc là giữ cho tươi như đoá hoa hàm tiếu cả năm. Do đó, khi mua về, bổ ra là cơm màu đen như nếp than. Chán Mớ Đời 

Trái bơ này mới hái. Hỏi thiên hạ, không ai biết tên. Mình đặt tên nameless Avocados. Da rất mỏng như da của bơ Zultano nhưng nhỏ hơn gấp hai. Hạt thì to như quả trứng gà.
Mới đi lấy mật ong về cho mấy người bạn. Đừng có gọi em nhé. Em không có thì giờ bán mật ong. Chán Mớ Đời .

Ngoài ra, trong vườn mình có mấy cây bơ, không biết giống gì mà lại màu tím như cà tím. Trái nhỏ nhưng ăn lại rất ngon. Đồng chí gái mê loại này nhất nên mình để dành, hái cho đồng chí gái ăn. Trái nhỏ nhưng hạt lại to nên cơm ít hơn loại Hass. Để mình hái về, để chín vài ngày, rồi lột vỏ, cắt ra, bỏ vào nước muối để xem ăn như dưa muối được không như vậy thì cả năm ăn bơ thoải mái, lại có Probiotic.

Mình nhận được điện thoại từ nhiều người không quen biết, hỏi mua mật ong. Mình không có thì giờ để trả lời và bán mật ong. Bạn thân nhờ mua dùm thì mình chạy đi lấy. Mình thấy mấy tên nuôi ong bán đâu $76/ lít mà người Mỹ mua như điên trong khi người Việt thì gọi mình kêu lấy giá hữu nghị đồng hương dù lấy giá vốn. Chán Mớ Đời 

Em kể về công dụng của mật ong để chia sẻ những gì em tìm hiểu khi làm nông, chớ không phải để quảng cáo bán mật ong. Điển hình là các người nuôi ong, lấy tiền của các chủ vườn trồng hạnh nhân, $250/ tổ ong vì mật ong do ong làm bằng phấn hoa của hoa hạnh nhân không ngon. Dù nguyên chất nhưng nhìn thì Chán Mớ Đời. Người nào đàng hoàng như ông mỹ nuôi ong trong vườn mình, không bán loại mật ong này. Ai tiếc của thì họ đem về, hoà với đường rồi bán cho thiên hạ. Mật ong làm từ vườn bơ thì rất được ưa chuộng vì rất đặc và bổ dưỡng hơn các loại khác nhờ bơ có nhiều chất bổ, sinh tố.

Thú thật em không có thì giờ. Vào vườn cách nhà 40 phút lái xe, em tranh thủ làm việc nên không có thì giờ trả lời, giá cả. Em phải chạy về nhà trước 2 giờ chiều để tránh kẹt xe nên cũng không ăn trưa. Ai có tò mò thì nhắn tin, tối về em trả lời. Ai có số điện thoại của em, xin đừng cho ai hết. Xin cảm ơn trước.

Mình chỉ lấy cho bạn bè, người thân. Các bác đừng có gọi em nhé. Nếu ai cần mật ong chính hiệu của ông mỹ nuôi ong ở vườn mình thì liên lạc với cô cháu của mình ở số điện thoại 714-766-9953. Cô này ở khu Bolsa, lấy mật ong từ ông mỹ để bán lại nên mình bảo đảm 100%. Cảm ơn trước.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn