Nên xây ADU và JADU?

 Mình được đài truyền hình Little Sàigòn nhờ nói chuyện về ADU và JADU tuần sau. Lần này là trực tuyến nên khán giả có thể gọi vào hay đặt câu hỏi qua Zoom từ 2-3 giờ chiều thứ 5, ngày 24 tháng 2, năm 2022. Mình viết ra đây để chuẩn bị các câu hỏi mà thiên hạ có thể đặt.

https://abala.org/vbap/#!event-register/2022/2/18/vietnamese-business-advancement-program-ch-432-417-ng-tr-236-nh-ph-225-t-tri-7875-n-doanh-nghi-7879-p-vi-7879-t-nam

Theo các nghiên cứu, tiểu bang Cali cần thêm độ 3.5 triệu căn hộ. Với các đạo luật hiện hành về xây cất của tiểu bang và các thành phố thì khó có thể xây thêm 3.5 triệu căn hộ. Đi xa thành phố thì đất mua để xây cất lên giá rất cao. Do đó, các developer xây nhà và chỉ có người trung lưu mới mua nổi còn người có lợi tức thường thì chịu, phải tiếp tục mướn nhà. Các lệ phí phải trả cho thành phố trước khi được cấp giấy phép xây cất gần như 20% giá thành.

Vùng Los Angeles, gần như đã được xây cất hết, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi mà mình đã leo lên năm ngoái cho cuộc tập luyện leo núi Whitney, cao nhất nội địa Hoa Kỳ. Theo các nghiên cứu, tiểu bang Cali hiện nay có trên 5.5 triệu người di dân lậu. Với tinh thần cấp tiến, các đạo luật của tiểu bang đã khiến các người di dân khác từ các tiểu bang khác như Arizona, dọn sang. Ngược lại có làn sóng người Mỹ dọn qua Texas.

Chính phủ Cali có những chương trình giúp người dân Cali xây cất ADU. Nếu buồn buồn mình sẽ kể thêm. Mình thì không được nhận nhưng biết đâu. Để mình làm đơn xem sao. Chán Mớ Đời 

Có người thắc mắc, hỏi ADU và JADU là gì. ADU viết tắc từ Accessory Dwelling Unit mà người Mỹ hay gọi là Mother in-law Unit, Granny flat,… người ta hay xây thêm một căn nhà nhỏ phía sau nhà để người Ô-sin ở hay mẹ vợ, mẹ chồng ở, để dễ chăm sóc vẫn giữ được sự riêng tư của mỗi người. ADU có thể được xây mới hoàn toàn hay sửa chửa lại một phần của căn nhà hiện tại như ga-ra, nhà kho…

Còn JADU được viết tắc từ Junior Accessory Dwelling Unit. Phần thuộc về căn nhà hiện tại nhưng có thể được chia ngăn ra độc lập với căn nhà chính. Thí dụ: một căn phòng lớn, có thể ngăn ra, xây thêm nhà bếp và trổ cửa ra ngoài. Mình thấy nhiều nhà người Việt tại Quận Cam làm kiểu này. Căn phòng chính (master bedroom), đã có sẵn phòng tắm riêng, chỉ cần gắn thêm cái bếp nhỏ, cửa đã có sẵn đi ra vườn sau. Chủ nhà ở đó, còn cho thuê phần còn lại, đi ngõ trước.

ADU có thể được xây cất như hình trên. 

Như đã nói trên, Cali cần 3.5 triệu căn hộ nên các dân biểu, thượng nghị sĩ tiểu bang, tư duy đột phá ra cho phép xây ADU, không cần phải làm chỗ đậu xe, nếu khoảng cách từ nhà đến bến xe buýt hay ga xe lửa, không quá nữa dậm. Trước đây, thành phố bắt phải xây thêm ga-ra đủ trò. Nay họ dẹp tiêu chuẩn, điều kiện này và các điều kiện khác giúp xây cất dễ dàng hơn.

Với những đạo luật mới từ năm 2021, người dân Cali có thể xây thêm một ADU và một JADU trên lô đất của căn nhà hiện tại. Tuỳ theo diện tích của lô đất. Điển hình một căn nhà 4 phòng ngủ, 2 phòng tắm trên lô đất 6,000 sq ft. Chúng ta có thể xây một ADU riêng biệt phía sau, không quá 1,200 sq ft. Sau đó chúng ta dùng trường hợp kể trên, lấy một căn phòng (master) xây thêm cái nhà bếp nhỏ, trổ cửa ra ngoài, đi riêng. Phân còn lại còn 2,3 căn phồng với phòng tắm và nhà bếp thì cho thuê. Người thuê nhà đi phía trước, còn chủ nhà và người mướn ADU đi phía bên hông.

Vấn đề là đạo luật về ADU và JADU được thông qua nhưng không thực hiện được. Lý do là gặp các tiêu chuẩn, luật lệ của địa phương. Có nhiều nơi chống được xây thêm ADU. Đa số là khu nhà giàu. Có ông thầu khoán kể là nộp đơn xin xây ADU tại thành phố Thousand Oaks, bị bác đơn hết. Người dân không muốn mất giá trị khu vực họ đang ở.

Do đó các đại biểu mới thông qua các đạo luật SB 9 và SB 10 nhằm giải quyết vấn đề này. SB 9 cho phép chúng ta chia lô đất thành 2. Tối thiểu là 1,200 sq ft. Trên đó có thể xây một ADU hay một căn nhà với ADU hay JADU.

Căn nhà này ngay mặt đường, chúng ta có thể chia lô ra làm hai. Một bên xây một ADU, sau đó bán lấy tiền trả nợ ngân hàng. Căn nhà cũ thì ở hay bán ở nhà mới.

Đạo luật này khiến mình liên tưởng đến nhà một cô cháu. Nằm ở thành phố Garden Grove, ngay góc đường. Lô đất đâu 6,700 sq ft, có ga-ra tách rời. Cô cháu chỉ cần làm giấy tờ, chia lô đất làm hai. Sửa cái ga-ra lại và xây thêm phòng tắm và nhà bếp nối tiếp ga-ra. Bán miếng miếng đất được ngăn thành hai, có ga-ra và nhà bếp mới. Trả nợ ngân hàng, còn lại căn nhà cũ, hết nợ ngân hàng. Xong om  

Có nhiều người hỏi mình tốn bao nhiêu. Cái này khó trả lời vì xây nhiều thì tốn ít hơn xây nhỏ vì công và tiền đóng lệ phí cho thành phố và các học khu, công viên,…

Có nhiều tin tức và tài liệu về ADU nhưng kể ra đây thì hơi nhiều. Thêm nữa, tuỳ địa thế mỗi căn nhà và thành phố nên chỉ có thể giải quyết từng trường hợp. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao cha đi tu?

 Tuần này, mình được một linh mục kêu đến họp với các thân hữu Bút Nhóm Lửa Việt (BNLV), để bàn tổ chức chương trình gây quỹ “Người Nghèo Không Thể Đợi”. (Lời của đức giáo hoàng Phan Xi Cô) vào 6:00 giờ tối thứ sáu 13 tháng 5, 2022 tại Quận Cam. Vừa đến nơi, đã thấy một ông cha đang nấu ăn trong bếp. Được giới thiệu cha tuyên uý của không quân Hoa Kỳ, đến từ tiểu bang Washington. Cha đem mực, cua của vùng cha cư ngụ, xuống Quận Cam để nấu cho giáo dân thưởng thức.

Ông ta rất cẩn thận, đem theo đủ thứ đồ dùng, gia vị vì sợ con chiên không có. Món mực tươi, chấm nước chấm của cha làm, ăn cực đỉnh! Có mấy con chiên khác đem thức ăn đến nhưng mình chỉ ăn món của ông cha tuyên uý. Cả đời mình, lần đầu tiên được ông cha nấu cho ăn nên tận dụng tận cùng bằng số.

Người nghèo không thể đợi 2022

Ngồi ăn, nghe ông cha kể chuyện cuộc đổi đời sau 75. Chơi nhạc, hát cho ca đoàn,…rồi vượt biển ra đi tìm tự do. Bổng nhiên cha thố lộ, cả hai linh mục hiện diện, đều bị ung thư khiến mình thất kinh. Ông cha, rất vui đời, tới đâu hay tới đó. Hỏi mình tin tức ngày giờ leo núi Machu Pichu, để đi cùng. Chương trình leo núi của mình khá cận ngày tổ chức gây quỹ nên cha không tham dự được.

Thấy ông cha phóng khoáng, mình hỏi: “tại sao cha đi tu?” Trầm ngâm 1 tí, cha kể khi xưa ở Việt Nam, có người rủ đi giúp mấy người bị phong cùi, sống trong các trại cùi. Lúc đầu thấy ngại ngại trong khi thấy mấy sơ, bỏ cả đời để chăm sóc những người bệnh phong. BNLV có bảo trợ, cấp hợp bổng cho một em học hành, tốt nghiệp y khoa, có du học nhưng khi làm đám cưới thì không dám mời đại diện BNLV.

Lý do là bố mẹ cô ta bị bệnh phong cùi nhưng cô ta thì không. Nếu mời BNLV thì sợ thiên hạ khám phá ra quá khứ của mình. Theo mình được giải thích thì tử cung phụ nữ là nơi sát trùng mạnh nhất cơ thể. Bao nhiêu vi trùng xâm nhập vào đây đều bị sát trùng cả. Chỉ có tinh trùng thì không. Do đó thai em bé không bị nhiễm trùng bệnh phong cùi. Cha mẹ có thể bị bệnh này nhưng sinh con ra thì không bị dính bệnh này.

BNLV hổ trợ chương trình mua giầy dép cho người bị phong. Lý do là chân của họ không bình thường, chân nhỏ chân to. 

Mình có xem một phim tài liệu về người bị phong cùi tại Nhật Bản. Ngày nay, Nhật Bản không còn cách ly người bị phong nữa. Trước đây, họ đem mấy người bị phong vào một trung tâm y tế, để cách ly với người ngoài đời. Họ kể về một ông bị bệnh phong. Bố ông ta cảm thấy nhục nên tính quyên sinh với ông ta nhưng ông ta không chịu, được đưa vào trung tâm người phong. Sau 18 năm, được chữa khỏi. Ông ta cầm tờ giấy xuất trại như bò đội nón, xin ở lại vì không biết làm gì khi trở về đời sống trong xã hội Nhật Bản.

Bà y tá, nói không sợ vì bên anh, sẽ có em đi suốt cuộc đời còn lại. Hai người lấy nhau, dọn về một thành phố xa lánh gia đình người quen. Về già, con cháu , không bị phong, họ đi về quê ông ta để thắp hương trên mộ ông bố. Phim rất cảm động. Cha kể về những hình ảnh người phong nên khi sang được Hoa Kỳ thì cha xin đi tu, dùng thời gian cuộc đời còn lại để phụng sự bổn phận của kẻ thừa sai. Chúc cha được nhiều sức khoẻ. 

“Ngày Tình Nhân”, người ta thi đua xếp hàng mua hoa, mua sô-cô-la cho người mình yêu nhưng nếu người mình yêu bị phong cùi như ông bán trăng Hàn Mặc Tử, liệu chúng ta còn yêu nữa không hay chạy mất dép?

Về Việt Nam, mình dẫn vợ con đi thăm những nơi BNLV bảo trợ. Có rủ vài người khác nhưng họ không dám đi. Lý do là sợ gặp cảnh nghèo, đau thương sẽ làm cho họ mất vui trong những ngày tháng nghỉ hè.

Khi mình ghé lại cô nhi viện tại Phan rang, nghe kể người đầu tiên của viện đậu vào đại học Đà Nẵng, sau lập gia đình khiến mình khá vui vì thấy thành quả của các anh chị em BNLV đã đóng góp trong những năm qua, đã giúp đổi đời một số người.

Buổi họp có mấy người mình đã gặp trong ban tổ chức lần trước. Vui nhất là gặp lại một anh bạn trong hội Chuyên Gia Việt-Mỹ khi xưa. Anh này có một studio thu-âm, quay truyền hình tại Quận Cam. Có cặp vợ chồng tham gia chương trình “Masks Save Lives” 2 năm trước.

Mình chú trọng nhất là học bổng. Khi các em được học hành sẽ mỡ mang trí tuệ, sẽ quay lại giúp những người khác đi lên

Sau màn ăn uống, đến màn văn nghệ. Ông cha đánh dương cầm cực đỉnh. Mấy bà rống “Besame Mucho” với mấy ông chồng héo hắc đời trai.

Chương trình gây quỹ “Người Nghèo Không Thể Đợi” nhằm hổ trợ các chương trình như: “Quỹ nhân Đạo Mẹ Yêu” nhằm giúp các người già neo đơn, “Cô Nhi Viện Lục Hoà” thuộc ni viện Nguyên Không, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, do sư cô Thích Nữ Tâm Hạnh trù trì. Vườn Rau Nhân Ái (Florida) giúp hơn 1,000 đôi dép cho anh em bệnh nhân phong.

 Chương trình cho các học sinh mượn xe đạp để đi học. Lý do cho mượn vì sợ cho các em, bố mẹ đem bán để sinh sống, các em sẽ không có phương tiện di chuyển và bỏ học. Hè thì các em trả lại, mấy cha phải tu bổ lại để các em sử dụng trong niên khoá tới. Mình có đến đây thăm viếng giáo xứ Tutra, Đơn Dương, Lâm Đồng. 

Các cha có xin tiền để nấu ăn trưa cho các em vì đi học không có cơm mang theo. Đa số các em học sinh là người Chu-Ru. Trường thì xa đến 5, 6 cây số mà phải lội bộ, bụng đói. Các cha chỉ mong có một em thành công, học tới nơi tới chốn, làm gương trở về giúp cộng đồng của mấy em. Có bệnh xá mà người sống trong các Buông, đến xin thuốc. Lý do là nước suối họ dùng thường ngày, bị nhiễm thuốc trừ sâu của vườn, đồn điền xung quanh bị đau ốm.

Chương trình tặng xe điện lắc và xe lắc

Chương trình cũng bảo trợ chương trình Xe Điện, Xe Lắc Điện cho những người khuyết tật, chương trình phòng thuốc Nam tại chùa Phước Thiện, Bến Tre. Chương trình tại chùa Hưng Quang, chữa bệnh miễn phí. Ngoài ra chương trình còn bảo trợ học bổng Nguyễn Văn Thuận, Chương trình “Những Đòn Bánh của Tình Thương”. Chương trình “Phan Xi Cô Răng Sún và hổ trợ chương trình phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch từ thiện của Project Việt Nam.

Cô nhi viện Lục-Hoà

Covid đã khiến BNLV không tổ chức các cuộc gây quỹ thường niên. Nay tình hình tạm ổn nên các anh chị, dù bận công ăn việc làm, vẫn tiếp tục kêu gọi các thân hữu chung tay để giúp những người không may mắn, còn sinh sống tại Việt Nam vì người nghèo không thể đợi.

Ngồi ăn ngay trên cái bàn dài, mình đếm thì có đủ 13 người khiến mình thất kinh. Mình nhớ đến tấm tranh của Leonardo da Vinci “bữa ăn cuối cùng”, gồm có 13 tông đồ. Mình là người duy nhất theo Phật giáo, chắc là tên bán Chúa khi xưa, Juda hiện thân. Chán Mớ Đời 


Nếu các anh chị ở vùng này, xin để dành thời gian đến họp mặt với thân hữu BNLV vào 6:00 giờ chiều, ngày thứ sáu 13 tháng 5, năm 2022. Chương trình văn nghệ sẽ được nhóm Linh Ca (gồm các linh mục đảm trách, hát nhạc vào đời). Ai ở xa xin gửi đóng góp hiện kim về:

How to contact Lua Viet

E-mail:luaviet@luaviet.org 
Snail Mail:Lua Viet Youth Association 
P.O. Box 349 
Marlboro, NJ 07746-0349
Make a donation with 

paypal.me/luaviet

Donate through PayPal Giving with NO FEEs to Lua Viet

PayPal Giving

Lua Viet Youth Organization là một tổ chức vô vị lợi có Tax ID: 22-3421879. Các anh chị ân nhân sẽ được khấu trừ thuế.

Mình sẽ cập nhật hoá các tin tức hôm gây quỹ sau. Xin cảm ơn lòng hảo tâm của các anh chị trước.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ăn cây nào rào cây nấy

 Thế vận hội mùa đông đang diễn ra tại Bắc Kinh. Thiên hạ xem truyền hình cũng tham dự bộ môn “ném đá (tuyết)” các lực sĩ sinh tại một nước lại thi đấu cho một nước khác. Có rất nhiều lực sĩ, muốn tranh tài tại thế vận hội nên đã đổi quốc tịch trước đây. Kỳ này có hai lực sĩ người Mỹ, gốc tàu đã đổi quốc tịch bị ném đá như điên. Có một cô trượt băng nghệ thuật, bị té khi thi tài khiến Trung Cộng về thứ 5, bị dân cư mạng tàu kêu mấy đời ra chửi mấy đời hay ông Nathan Chen, đọat huy chương vàng cho Hoa Kỳ cũng bị dân tàu chửi. Ngược lại họ ca tụng cô Eileen Gu (Cốc Ái Linh) như có bác Mao trong ngày vui đại thắng. Kinh

Có một người còm trên bờ-lốc như sau: “ Bài viết của Anh làm mình nhớ lại cách đây k lâu khi đội tuyển Túc Cầu Nam của Hoa Kỳ đụng độ với đội Mễ Tây Cơ.  Tôi mới hỏi Anh bạn làm chung hãng người gốc Mễ tên Juan là "You ủng hộ đội nào"  Anh ta ngập ngừng khoảng 30 giây và trả lời là "dỉ nhiên là đội tuyển Túc Cầu Nam Hoa Kỳ" mình tỏ vẻ ngạc nhiên là Anh không ủng hộ đội của quê hương Anh nên mình hỏi luôn "tại sao là đội Mỹ không phải đội Mễ Tây Cơ"  Anh liền trả lời "nước Mễ Tây Cơ luôn ơ trong tim tôi vì đó là quê hương"  nhưng tôi và gia đình đang sống và được đất Hoa Kỳ chiêu đãi thì làm sao tôi quay lưng không ủng hộ đội Hoa Kỳ"  Anh còn hỏi ngược lại Tôi, theo You thì You ủng hộ đội nào nếu You là Me/Juan.  Tôi gật gù mấy lần và bắt tay Anh rồi nói "Juan, You nói đúng lắm và Tôi cũng có vài lần suy nghĩ nếu như 1 ngày nào đó mà đội tuyển của VN/bất cứ chơi môn nào đấu với đội tuyển Hoa Kỳ thì tôi sẽ bắt đội nào và tôi cũng bắt như Anh bắt là đội tuyển Hoa Kỳ"  tôi còn nhớ 1 câu mà Mẹ của tôi thường dạy khi tôi còn nhỏ mà chắc suốt cuộc đời này không quên được là câu "Ăn cây nào, rào cây đó"  người Mỹ cũng có 1 câu tương tự như vậy "Don't bite the hand that feeds you".

Eileen Gu, siêu người mẫu cho các công ty thời trang danh tiếng, làm trên 30 triệu đô năm ngoái. Nay với 3 huy chương tại Thế Vận Hội thì biết đâu, một ngày nào có thể trở thành tỷ phú nếu không bị áp lực nặng, xài tiền, hay sì-ke.

Trong thế chiến thứ 2, những người gốc Nhật Bản, sinh sống tại Hoa Kỳ, bị nhốt trong các trại giam vì sợ làm nội tuyến cho Nhật Bản. Thậm chí các cựu chiến binh gốc nhật trong thế chiến thứ 1 cũng bị giam cầm trong các trại tập trung. Nghe nói có một số người gốc đức cũng lâm vào tình trạng tương tự. Sau này, thời chiến tranh Việt Nam, các người Mỹ gốc á châu đều bị đi quân dịch. Năm 1988, có đạo luật bồi thường $20,000 cho những nạn nhân sống sót. Hôm nào, buồn đời mình sẽ kể vụ này. Chúng ta phải hiểu lịch sử Hoa Kỳ, khá kỳ thị về chủng tộc da vàng để con cháu phải cẩn thận. Thay vì kêu con cháu học y khoa, dược khoa, nên khuyến khích chúng tham gia chính trị để bảo vệ quyền lợi của công đồng gốc vIệt.

Trại lính dùng để nhốt hơn 100,000 người Mỹ gốc Nhật Bản trong thế chiến thứ 2.

Tình trạng anh bạn đồng nghiệp của người còm, cho thấy hơi ngoại lệ, có thể sinh trưởng tại Hoa Kỳ hay đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng về câu trả lời,… thông thường khi có trận đá banh tranh tài giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ hay các quốc gia miền Nam Mỹ Châu, mình thấy cờ xí Mễ đầy đường trong khi cổ động viên của Hoa Kỳ là thiểu số. Những năm gần đây, túc cầu trở nên phổ thông với người Mỹ nên ủng hộ viên người Mỹ bắt đầu đông với những câu U.S.A vang trời.

Mình thấy có nhiều cầu thủ người Mỹ, gốc Mễ, lúc đầu đá cho đội tuyển thiếu niên Hoa Kỳ rồi đổi quốc tịch để đá cho Mễ Tây Cơ tương tự cầu thủ McTominay của đội Mờ U. Lúc đầu cho đội tuyển Anh quốc rồi đổi qua đá cho đội tuyển Tô Cách Lan. Còn nhiều cầu thủ khác nữa. Theo mình thì vì quyền lợi nhiều hơn là tình cảm. Ông McTominay khó có thể được tuyển trong đội tuyển A của Anh quốc vì có nhiều cầu thủ Anh quốc đá hay hơn, có thể quảng cáo tại xứ Tô Cách Lan. Các công ty bảo trợ cho các cầu thủ đều khuyên họ làm gì để ký giao kèo, hợp đồng hoành tráng hơn.

Thiên hạ chửi cô Eileen Gu, tàu lai mỹ vì sinh tại Hoa Kỳ, lại chọn thi đấu cho Trung Cộng, đoạt 2 hủy chương. Cô này lại được ủng hộ tại Trung Cộng, đẹp, giỏi, được nhận vào đại học Stanford. Mẹ cô ta, du học sinh rồi ở lại Hoa Kỳ. Không ai biết về bố của cô ta. Họ đoán là bà mẹ lấy chồng mỹ để có quốc tịch để ở lại. Bảo lãnh bà ngoại sang mỹ sinh sống.

Năm ngoái, cô ta đã được trả trên 31 triệu để làm người mẫu cho Louis Vuitton, Tiffany & Co. Nay đoạt 3 huy chương thì chắc sẽ giàu to. Trong đời người, người ta chỉ có một lần khi trẻ để làm tiền thì không nên ném đá bú xua la mua. Nếu thi đấu cho Hoa Kỳ thì ít tiền vì Hoa Kỳ có quá đông lực sĩ thêm thị trường người á châu rất ít. Mình đoán công ty quản lý nghề nghiệp cô ta ta đề nghị nên thi đấu cho Trung Cộng để làm giàu. 4 năm nữa ai cũng sẽ quên cô ta nên tìm cách hốt bạc ngày nay. Louis Vuitton,… đánh vào thị trường Trung Cộng có đến 1.4 tỷ người. Cô này lai, mắt xanh, tóc vàng, không biết có nhuộm hay không, sẽ là thần tượng của các cô các bà tại Trung Cộng và á châu.

Cách đây 10 năm, có một sinh viên Harvard tên Jeremy Lin, cầu thủ bóng rổ, nổi đình nổi đám, tạo ra một giấc mơ cho giới trẻ người Mỹ gốc da vàng, mơ trở thành cầu thủ bóng rổ, tạo ra hiện tượng “Linsanity”cũng hái ra tiền khi sang Trung Cộng thi đấu, làm ăn. Nay có cô Gu, người ta gọi “Gusanity”. Mình không thích tàu nhưng phải công nhận là nên để họ có khả năng làm tiền trong giai đoạn này, độ 4 năm. Thế vận hội kỳ tới lại có vô địch mới, người ta lại quên cô ta như đã quên những người nổi tiếng một thời.

Có lần, mình thấy hai cô em mình ở Việt Nam, chụp hình tạo dáng với hai cái áo thung đỏ với ngôi sao vàng trước một trận đấu túc cầu tại Việt Nam khiến mình thất kinh. Mình ở hải ngoại, khi về Việt Nam, thấy lá cờ đỏ là mường tượng đến bài thơ “Nhất định thắng” cuả ông Trần Dần: 

….Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
       không thấy phố
              không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
           trên màu cờ đỏ…..

Khi mình về Đà Lạt, đến rạp Hoà Bình trong cơn mưa phùn của Đà Lạt, mới cảm được bài thơ của người ở phố Sinh Từ.

Trong thời chiến tranh, một người sinh ra miền Nam thì đi lính cho Việt Nam Cộng Hoà, còn người sinh ra tại Bắc Việt như chú mình thì đi bộ đội rồi chết trên đường mòn Hochiminh. Họ không có quyền chọn lựa như người Việt tại hải ngoại. Dạo ấy, cộng đồng người Việt được chia thành 2 nhóm: nhóm thân cộng được Việt Cộng gọi là Việt kiều yêu nước và người chống cộng. 2 phe đa số là sinh viên đánh nhau chí choé. Cứ Tết đến, tại rạp Maubert là hai bên đánh nhau khi tổ chức Tết.

Ngày nay, người Việt hải ngoại vẫn sống giữa hai quê. Do đó họ quan tâm đến tình hình tại quê nhà, thế hệ thứ hai như con mình chỉ nhớ đến Tết vì được lì-xì, họ hàng gặp nhau vui vẻ, đánh bầu cua cá cọp được một ngày rồi ai nấy về nhà nấy. Gia đình bà chị vợ của mình ở Boston, hàng năm là về Cali để trốn lạnh và họp mặt gia đình. Đồng chí gái dự tính bán được đất thì mời cả dòng họ đi du lịch một tuần. Hàng năm, đồng chí gái đều tổ chức họp mặt gia đình ở Cali.

Mình có anh bạn, thức khuya để xem đá banh khi đội tuyển Việt Nam tranh tài. Mình thì chịu vì theo mình trình độ đá còn thấp so với Âu Châu hay Mỹ Châu. Chỉ xem tóm lược 10 phút. Trên kênh Paramount +, mình thấy đủ loại. Ngay khi các đội tuyển Ba Tây, Á Căn Đình đấu mình cũng không xem vì thấy thua Âu Châu ngày nay. Túc cầu thế giới thì bỏ công xem hết các trận còn thường thì chịu.

Mình sống tại nhiều nước trước khi định cư tại Hoa Kỳ nên khi có các cuộc tranh tài, mình ủng hộ Pháp quốc, Anh quốc, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Đức quốc lại có bạn ở Hoà Lan nên cũng ủng hộ. Mình có đi viếng vài nước tại Phi Châu nên cũng hay xem các nước này tranh tài.

Tranh tài có một yếu tố quan trọng là “may mắn”. Đội tuyển Đức quốc tấn công liên tục, vây hãm khung thành, nhưng không đá vào trái nào. Khi thì banh đụng xà ngang, đụng cột thành hay thủ môn bay đỡ mà thường ngày chưa chắc đã bắt hay cứu nguy được. Bà rá sao, banh trúng chân một cầu thủ Đức quốc chạy đến chân của một cầu thủ Nam Hàn, đang ở vị trí việt vị nhưng vì banh do cầu thủ Đức quốc chuyền nên không bị việt vị. Xong om 

Xem đội tuyển Việt Nam đá với Trung Cộng thì thấy Trung Cộng tấn công, áp đảo trong khi Việt Nam phản công lần nào là lọt vô trái đá. Thấy chụp hình, thiên hạ, ủng hộ viên đến sân Ba Đình, đem đồ cúng ai đó không biết. Chắc tổ đá banh nên Việt Nam thắng nhờ Phật độ hay chúa độ hay vua Lê Lợi không chừng.

Lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ, đoạt huy chương vàng nhờ một lực sĩ khác nhường cho cô ta thi đấu bộ môn này. Nói lên tình đồng đội, thân hữu, thay vì nghĩ mình bớt đi một đối thủ cho huy chương vàng. Đó là hình ảnh mình cảm nhận nhất về tinh thần thể thao.

Có lẻ câu chuyện về cô lực sĩ Erin Jackson của Hoa Kỳ đoạt huy chương vàng. Lẻ ra cô ta không được tham dự thế vận hội nhưng một lực sĩ khác trong phái đoàn nhường quyền thi đấu bộ môn trượt băng 500 mét. Cô ta đã đoạt huy chương vàng nhưng chắc sẽ không giàu lắm vì các công ty sẽ không bảo trợ. Bao nhiêu người Mỹ da đen có thể chơi bộ môn này. Rất đắt tiền! Mình có cho thằng con chơi môn này một vài tháng nhưng đắt quá lại xa nhà, phải chạy lên Los Angeles. Hình ảnh cô ta chào quốc kỳ Hoa Kỳ và khóc khiến mình mình cảm động. Có lẻ mình rất Mỹ hơn mình tưởng.  

Rốt cuộc, mình chỉ mong ai giỏi thì thắng nên trung lập. Đồng chí gái hỏi mình xem đá banh sao ngồi yên trong khi ông anh cột chèo, anh vợ đều nhảy cà tưng la hét. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Du lịch Ý Đại Lợi

 Đi Ý *

Trong các nước mà mình đã từng sinh sống, mình thích nhất nước Ý Đại Lợi vì thực phẩm, kiến trúc, gái gú, văn hoá,... Nếu không đi Mỹ thì mình đã nhận nơi đây làm quê hương. Mình nhớ hồi ở Đà Lạt, có coi phim "Made in Italy" ở rạp Ngọc Lan, vui thần sầu. Mình không nhớ tên ông thầy dạy thế vài lần về môn sử thì phải. 

Cứ gần hết giờ là ông thầy người Nam kể chuyện phim của Ý Đại Lợi, ông có tài kể chuyện phim thuộc trường phái Tân Hiện Thực "người ăn cắp xe đạp" (ladri di biciclette, của Vittorio de Sica). Nghe ông ta kể khiến mình mơ ngày nào viếng thăm Ý Quốc nhất là mê xi nê Ý, hậu đệ nhị thế chiến. Dạo còn sinh viên, cuối tuần đi coi xi nê Ý ở thư viện Centre Pompidou hay Cinémathèque ở Trocadero. 

Sau đại chiến thứ 2, điện ảnh của Ý Đại Lợi bổng nổi lên một làn sóng mới, các đạo diễn trẻ thay phiên nhau cho ra đời những phim rất hay, nói về đời sống sau chiến tranh của người Ý Đại Lợi. Rất nghèo vì là phe thua cuộc. Tương tự sau này, tại Đài Loan, có làn sóng các đại diễn trẻ làm nữhng phim kể về thừoi sau 1949, khi quân đội của Tưởng Giới Thạch thua trận, bỏ chạy sang hò đảo này. Mình xem hầu hết các phim của Ý Đại Lợi và Đài Loan của các đạo diễn trẻ này.

Năm đầu vào trường kiến trúc, lễ khoá mùa xuân, lớp có tổ chức đi chơi một tuần ở Siena gần thành phố Firenze vùng Toscana (Ý). Mình muốn đi nhưng lại kẹt giấy tờ vì dạo ấy Saigon vừa mất cho nên sổ thông hành VNCH không còn giá trị. Đang xin tỵ nạn chính trị nên chưa có giấy tờ đi nước khác, may có thằng bạn quen một tên VN có quốc tịch Pháp nên mượn thẻ căn cước của hắn để qua biên giới. Lúc tới biên giới mấy đứa bạn tây, đầm đều run cả nhưng thấy ngồi chung nên quan thuế cũng không dòm ngó gì cả. Tính ra là mình có 4 sổ thông hành, VNCH, Pháp, Cộng đồng Âu Châu nay thì dùng Mỹ.

Đây là Piazza Del Campo của thành phố Siena. Mình đi Ý Đại Lợi lần đầu tiên là thành phố này. Mình nhớ nhất là ngồi ngoài trời nơi tiệm ăn thứ 3 từ phải qua trái (trong hình). Khi bồi bàn đem ra hai đĩa spaghetti cho mình và ông thầy. Đúng lúc con chim nào bay ngang làm một bãi ngay cái đĩa spaghetti của ông thầy. Tại Ý Đại Lợi, chim Bồ câu, hay bay vòng vòng ở các quảng trường. Ngày nay, đến Venise, toàn là chim và chim. Lại giúp một nhóm người làm tiền, bán thức ăn cho chim, để chim bu lại chụp hình. Chán Mớ Đời 

Trong lớp, chia ra nhiều nhóm thân nhau đi viếng thành phố này trong ngày nhưng mình lại thích đi với ông phụ giáo còn trẻ. Mỗi ngày ông này đi vẽ nên mình ngồi bên vẽ để học cách vẽ của ông ta. Mình có hai kỷ niệm vui nhất về ông này. Lần đi Siena, sau một ngày vẽ thì hai thầy trò kéo nhau đi ăn tiệm ngay ở Piazza Del Campo, ông này lại muốn ngồi ngoài trời nên khi người bồi bạn vừa bưng đĩa spaggetti nóng hổi ra, chưa kịp ăn thì một con bồ câu bay ngang thả bom ngay xuống đĩa spaggetti làm phải tốn tiền kêu đĩa khác. Một lần khác ông ta rũ mình đi La Mã chơi vì có người em bạn dì tên Marc Porel, cho mượn nhà trong vòng một tháng. Ông Marc Porel này là tài tử xi nê, nổi tiếng một thời đóng với Alain Delon, bồ với Ursula Andress nổi tiếng trong vai Bond Girl với Sean Connery trong phim Dr. No, sau này chết vì ma tuý. 

Trong xe lửa từ Paris đến La Mã, ông ta kể cho mình nghe những mánh mung của dân Ý móc túi du khách. Khi xe lửa vào ga Termini của thủ đô La Mã, ông ta dặn mình là cẩn thận, tụi móc túi đã để ý đến mày rồi. Hai thầy trò lấy xe buýt về tới nhà, ông này rờ tay vô túi quần thì cái bóp của ông ta không cánh đã bay làm mình muốn cười nhưng không được. Đi ra đồn cảnh sát Ý để báo cáo, để đến toà đại sứ Pháp xin giấy tờ tạm để về nước thì gặp 2 cặp người Mỹ, bị mất chiếc xe chở bằng tàu thuỷ từ mỹ sang, ngay cả vali lẫn tiền bạc, sổ thông hành thấy tội thể thảm. Từ đó, khi đi Ý Đại Lợi, mình phải mua báo địa phương, cầm trong tay, để làm như mình là người sống tại địa phương. Nay thì người Tàu đông như quân Nguyên. Có một phố tàu tại thủ đô La-Mã. Kinh

Ga xe -lửa của La-Mã, nơi mình và ông thầy vừa bước ra khỏi đây, leo lên xe buýt là mất cái ví. Chán Mớ Đời nay thì nạn móc túi nhiều hơn trước. Lần trước, đến thăm La-Mã với đồng chí gái, mình ở gần nhà ga này để tiện lấy xe lửa đi chơi.

Dạo đó dân Ý nổi tiếng về ăn cắp, du khách đi xe lửa, ngủ couchette, họ thổi thuốc mê để lấy đồ. Mình nghe kể chuyện ăn cắp như; có người lái xe hơi dừng ở đèn đỏ thì thấy trong kính chiếu hậu có người đứng tè vào xe mình nên mở cửa chạy ra chửi bới thì có tên khác nhảy lên xe vọt chạy đi. Có cặp vợ chồng Pháp đi chơi nhưng sợ bị mất xe nên bà vợ vào viếng viện bảo tàng trước trong khi ông chồng ngồi coi xe, buồn ngủ hay sao lúc bà vợ đi ra thì thấy mất bốn cái bánh xe. Trong mấy phim có tài tử danh tiếng Toto đóng có mấy cảnh dân Napoli ăn cắp tại Nhà ga, xe buýt.... Sau này mình đi Giang Hồ thì tới thành phố nào cũng mua tờ báo địa phương kẹp nách nên được yên thân, ngụ ý là mình thuộc dân địa phương.

Mình có vẽ cảnh này tại Venise, sau này trở lại chỉ chụp hình với đồng chí gái trên chiếc cầu này.

Mình đi Ý lần thứ hai vào năm sau khi lớp tổ chức đi Venise. Phải công nhận thành phố này quá thơ mộng, tối sau ăn cơm cả đám rủ nhau ra Piazza San Marco, uống nước rồi nhảy Valse trong tiếng vĩ cầm do các nghệ nhân chơi. Sau này mình đi viếng thành phố này mỗi năm khi còn ở Âu Châu, lần chót đến là năm 2006 khi đưa vợ con đi Âu Châu thăm bạn bè cũ nhưng cái không khí khi xưa hình như không còn nữa, không còn ai chơi vĩ cầm nơi các tiệm ăn hay cà phê. Du khách đông hơn xưa nhiều và khác xưa. Tây ba lô nhiều.

Ở đây có vụ là dân bồi bàn gian lận khi thối tiền. Mình thấy rõ ràng tên bồi bàn đếm nhưng khi đến tay tên bạn thì thiếu hai tờ nên khi đi Ý là mình phải đếm lại trước mặt tên bồi bàn nếu không là bị gian ngay. Lần cuối thì dùng thẻ tín dụng nên hết sợ. Dạo đó nước Ý còn dùng tiền Lire nên một quan Pháp ăn đâu 15,000 tiền Ý như thể mình về VN, lấy đô la đổi ra tiền đồng, đếm mỏi tay. Có mấy cái đảo nhỏ xung quanh thành phố này, có một đảo tên Lido mà mỗi năm có tổ chức giải xi nê quốc tế và Biannale về kiến trúc. Ngoài ra có 2 đảo Murano, Burano,.. rất dễ thương, ít du khách hơn, nhà cửa bớt đồ sộ vì khi xưa là làng đánh cá và làm ve chai, nay có mấy tiệm thổi ve chai thành ly tách, bình hoa,…

Thành phố Brescia, Ý Đại Lợi. Nơi mình đến ăn giáng sinh đầu tiên tại Ý Đại Lợi. Sau này đi La MÃ nhiều hơn vì vui và dễ vẽ tranh bán cho du khách. Tại Brescia, mình chỉ bán được có một tấm. Chán Mớ Đời 

Giáng sinh năm 1980 thì được một cô bạn Ý quen ở Luân Đôn mời sang chơi. Nhà cô này cách thành phố lớn Brescia khoảng 50 km. Mùa đông nhưng mình cũng phải đi vẽ để bán tranh trả tiền tàu lửa. Sau bạn trai của cô này có một bà chị kiến trúc sư ,nên mình hỏi quen hãng kiến trúc nào mướn người vẽ thì cô ta giới thiệu một giáo sư ở đại học Torino (Turin), thủ phủ của hãng xe hơi Fiat nên mình đến Torino làm việc, nhân tiện kiếm tài liệu để làm luận án ra trường. Mình làm việc được 6 tháng rồi đi giang hồ 3 tháng hè từ nam chí bắc Ý Đại Lợi, vẽ tranh bán. Sau này, cô bạn lấy một tên người anh, dọn sang Luân Đôn, còn tên bạn trai, lấy cô bạn cô Elena mà mình có gặp khi đi chơi chung khi xưa.

Đi từ Bắc xuống miền Nam Ý rồi qua đảo Sicily, có ghé lại thăm vài tên bạn ở chung ký túc xá nên có rất nhiều kỷ niệm vào thời gian ấy. Nhớ đi xe đò từ Agrigento đến cái làng Corleone, nổi tiếng qua phim Bố Già thì mình buồn chả biết làm gì nên vẽ hí hoạ anh tài xế, cuối cùng anh này cho mình đi không bù lại mình tặng cái hí hoạ của anh ta. Thật ra cái làng Corleone, ở phía Tây của hòn đảo này nhưng ông Francis Coppola lại lấy một làng khác, cạnh Agrigento để quay phim này. Nhờ đó mà nay du khách viếng khắp nơi.

Làng này nhỏ nên chỉ có hai tiệm ăn mà một tiệm đóng cửa hôm đó nên mình phải vào tiệm còn lại. Mới vào cửa thì tên hầu bàn hỏi mình là sinh viên thì mình gật đầu. Khi xem thực đơn thì không thấy đề giá tiền nên hỏi người hầu bàn thì hắn nói đừng có lo, trường trả nên mình kêu đủ món, ăn cho nhanh vì có nhóm sinh viên Mỹ đi du lịch cả xe buýt sẽ ghé lại ăn tối. Ăn xong thì lo chuồng ngay vì thấy vài tên sinh viên Mỹ bắt đầu vào mà không chịu ngồi chung bàn với mình nên ký tên rồi ra cửa. Sau này kể cho tụi bạn sinh viên Ý thì không tên nào tin cả, nên đến mấy chục năm sau, gặp lại tụi nó vẫn bắt mình kể lại chuyện đó.

Nước Ý là một nước, gồm các tiểu vương quốc mới thống nhất bởi ông Garibaldi trên 150 năm nay, còn trẻ hơn Hoa Kỳ nên rất phức tạp. Mỗi vùng nói thổ ngữ địa phương tương tự như ở Thụy Sĩ, ở nhà thì họ nói thổ ngữ còn đi học thì nói và viết tiếng Ý. Gặp người lớn tuổi nhiều khi họ không biết viết hay nói tiếng Ý. Miền Nam Ý rất khác xa với miền Bắc cho nên có sự kỳ thị giữa Nam Bắc nhất là về khí hậu. Miền Nam nóng hơn nên khi mình ghé lại thăm mấy tên sinh viên ở chung ký túc xá thì trưa là đi ngủ, chiều khoảng 5-6 giờ là ăn bánh mì nướng trét dầu olive, sang thì thêm chút cà chua. Không có máy điều hoà không khí như ở Hoa Kỳ.

Xong thì đi rão phố trong làng vào lúc đó thì nam nữ ăn bận rất là chải chuốt, đi đầy đường mà làng thì chỉ có một con đường chính, cứ đi dăm ba phút lại về chốn cũ nhưng thật ra rất lâu vì cứ đi vài bước thì bạn mình gặp người quen là đứng lại giới thiệu mình, rồi họ hỏi tông ti họ hàng của mình cũng mất 15 phút để trả lời rồi lại đi vài thước lại Ciao, Ciao bắt tay hỏi chuyện. Nhớ đến “Ciao” (đọc như “chào” của tiếng Việt) mà người Ý hay chào hỏi khi gặp nhau, dân Tây cũng bắt chước. Lúc mới sang Tây không biết nên khi thấy tụi Tây cứ kêu “Ciao” thay vì “Salut” thì mình tưởng chúng biết tiếng Việt nên khâm phục. Không ngờ tây đầm biết văn hoá Việt Nam để chào mình. Chán Mớ Đời 

Dân Ý tương tự như người Huế, ra đường phải chải chuốt, nghèo nhưng ăn bận sang lắm. Dân Ý nghèo hơn với Pháp nên người dân di cư sang Mỹ hay đi lao động ở các nước âu châu miền bắc như Pháp, Bỉ, Đức, Á Căn Đình,... Ở Bỉ có một ca sĩ mà người Việt rất mến mộ, gốc Ý tên Salvatore Adamo với mấy bài như "Tombe la neige", La Nuit,...Có lẻ mình là thằng Á Đông đầu tiên đặt chân đến mấy làng này nên cả làng xôn xao, ùa ra hỏi chuyện. Hai ngày sau là mình quen hết làng, lại được họ mời về nhà ăn uống rất khuya.

Dạo còn ở VN mình thích bản nhạc Back to Sorriento mà ông Phạm Duy có phổ lời Việt, nên có ghé lại vùng Napoli để viếng núi lửa Vesuve, đảo Capri và thành phố này. Có dạo cả thế giới thích dịch các bản nhạc dân ca của vùng này như Bambino, O sole mio,...hình như Elvis Presley có dịch ra It's now or never. 

Mình có ngồi vẽ chỗ nào tương tự chỗ này, cạnh một biệt thự. Đến trưa thì chủ nhà đi ra, mời mình vào ăn cơm trưa với gia đình họ. Chiều mình phải quay về Sorriento vì đảo này không có lữ quán thanh niên.

Ở đảo Capri, đang ngồi vẽ thì có gia đình Ý kêu vào ăn cơm, ngồi xem biển đẹp lạ lùng làm nhớ tới bản nhạc “Capri c' est fini” mà mình hay bắt chước Hervé Vilard rống như bò “.

Capri, c'est fini,

Et dire que c'était la ville

De mon premier amour,…

 Mình viếng thành phố Napoli để vẽ những nơi mà Sophia Loren và Marcello Maestroiani từng đóng trong phim của Vittorio De Sica. Xứ này nghèo nên họ ăn Pizza hay spaggetti al dente, nấu hơi sống để lâu đói. Sau này dân vùng này di cư sang Mỹ nên làm pizza bán khiến món này trở thành phổ thông. Khi lính Mỹ đổ bộ vào Ý để đánh quân Đức quốc xã thì đi lùng kiếm pizza nên từ dạo đó các vùng khác ở Ý mới bắt đầu biết và ăn Pizza. Gregory Peck có đóng một phim, quên tên rồi kể về thời lính Mỹ đổ bộ tới Napoli rất cảm động.

Đảo Sicily phải công nhận đẹp thật, bao nhiêu công trình của Hy Lạp và đế quốc La Mã vẫn còn, phong cảnh thì khô cằn, chỉ có trồng cây olive, bị ảnh hưởng của Văn hoá Á rập vì bị đô hộ khá lâu tuy không bằng Tây Ban Nha. Có điều lạ là đàn bà ai cũng bận đồ đen cả vì để tang người thân 3 hay 5 năm, sau đó thì có người khác trong gia đình bị giết thì lại để tang, cứ thấy trên tường dán các tờ cáo phó mà rầu. 

Mình có vẽ đền này, quá đẹp.

Mình nhớ lần đầu tiên đến Siracusa, đang ngồi vẽ thì có hai cô bé xinh lắm đến ngồi bên cạnh xem mình vẽ, kêu mắt mình một mí đủ trò nhưng mình chả dám hỏi han gì cả, sau đó có một cô hỏi chuyện thì mình trả lời nhưng cứ dáo dác xem xung quanh có anh em của mấy cô này không vì sợ bị lupara (bắn). Có lẻ bị ảnh hưởng của Á Rập nên ra đường con gái phải có anh trai đi theo. Vẽ xong là chạy không dám ở nán lại. Sau này gặp tụi bạn thì tụi nó nói chỉ là đồn đại. Con gái vùng Sicily có lẻ bị lai Á rập nên tóc đen, khác với mấy cô ở vùng Veneto, tóc vàng nhiều hơn, rất là đẹp.

Dạo còn ở Âu Châu thì mỗi Giáng sinh mình đều đi La Mã chơi với một gia đình Ý quen. Gia đình anh bạn này thì thuộc thành phần nghệ sĩ, đánh đàn... Ông bố thì khi xưa chơi ban nhạc, về hưu làm đàn accordeon để bán, cô chị thì dạy dương cầm, ông chồng cũng đánh đàn cho ban nhạc. La Mã có cái truyền thống, tục lệ là vào đêm giao thừa, mọi người quăng liệng các đồ cũ qua cửa sổ nên ngày đó không thấy ai đậu xe ngoài đường vì người ta liệng lavabo, cầu tiêu,... Trai gái tặng quà quần sì màu đỏ cho hên. Nói chung mình thích dân ý miền Nam hơn. Kiến trúc ở đây thì quá đẹp khó mà kể hết.

Sau khi ra trường, mình bỏ 6 tháng đi chơi vòng Âu châu với cô bạn Mỹ. Từ Hy Lạp mình đi tàu về Ý, có ghé lại vùng Bari và Foggia thăm vài người bạn quen khi còn ở ký túc xá. Vùng này là nền Văn minh Etrusque, có lẻ đẹp hơn văn hoá La Mã, có dịp sẽ kể. Vào nhà người bạn ở lại thì hắn đem mấy cái đồ gốm, khảo cổ mấy ngàn năm đào ra cho cô Mỹ xem. Cô này xem xong nói ở Mỹ là phải ở trong viện bảo tàng, tên bạn kêu, đồ này nhiều quá nên ai cũng lượm về. Xứ Mỹ mới thành lập trên 200 năm trong khi các đồ gốm này đã có trên 2,500 năm. Trong phim Roma, đạo diễn Federico Fellini có quay các cảnh đào hầm để xây xe điện ngầm thì cứ gặp cái di tích lịch sử của thời La Mã nên phải dời đường rày đi chỗ khác nên tốn tiền và mất thời gian.

Nếu ai chưa đi Ý thì nên đi nhất là thành phố trên biển Venise vì có câu xem Venise rồi chết, hình như đạo diễn Visconti có làm một phim có tựa đề này. Hai thành phố khác mà mình muốn đưa vợ đến thăm là Firenze và Roma. Hi vọng năm 2016 sẽ đi âu châu được vì 2014 thì có gia đình mấy người em sang chơi còn 2015 thì về Đà Lạt thăm ông bà cụ. 

2016, mình có đưa vợ con đến Venise. Quá đẹp! Mình tính năm nay đi lại, để xem sao. Vợ mình mê Venise và La-Mã, không thích Florence.

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lực sĩ da vàng tại thế vận hội Bắc Kinh

 Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh, vừa diễn ra được một tuần. Khởi đầu là các nước tây phương tẩy chay, không gửi các đại diện chính trị tham dự lễ khai mạc, viện cớ là Trung Cộng đàn áp các người dân Uighurs. Trung Cộng đàn áp dân họ, các chủng tộc khác từ mấy chục năm nay, thậm chí còn bắn giết tại Thiên An Môn mà truyền hình truyền đi trực tiếp. Họ vẫn làm việc, buôn bán với Trung Cộng, có nói năng gì đến mấy người Uighurs.

Một mặt, ông Putin lại bầy quân, tập trận ở biên giới Ukraina khiến mấy ông tây bà đầm lo sốt vó vì sẽ không có ga, nhiên liệu rẻ của mấy anh nga sô. Đáng ngại nhất là ngày nay, âu châu và Hoa Kỳ nói chuyện riêng với Nga Sô, cho thấy Hoa Kỳ không còn được âu châu trọng nể nữa. Sau khi bỏ chạy khỏi Afghanistan như Việt Nam khi xưa. Không ai còn tin Hoa Kỳ sẽ sát cánh bên cạnh. Hoa Kỳ tốn biết bao nhiêu tiền trong 2 thập niên qua để anh ba tàu hưởng lợi trên thị trường và chính trị thế giới.

Có cô lực sĩ người Nga, đệ tử của huấn luyện viên Tutberidze,đoạt huy chương vàng môn trượt băng. Xem cô này biểu diễn quá đẹp. Đùng một cái, họ kêu cô này bị doping. Nga Sô là nước bị cấm không cho thi đấu thế vận hội nên các lực sĩ của họ, chỉ được thi đua dưới màu cờ của ủy ban thế vận vận hội nga Sô nên khi thắng thì không có màn chào cờ nước nga mà cờ uỷ ban thế vận hội Nga Sô.

Tuần lễ đầu thấy thiên hạ ném đá cô gái gốc tàu, sinh tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng. Khi thi trượt băng, cô ta bị ngã hai lần khiến đội Trung Cộng về thứ 5. Dân Trung Cộng ném đá cô này, người Việt mình cũng dựa hơi, ném theo.

Nếu ông Nguyễn Văn Vĩnh sống đến ngày nay, chắc ông ta sẽ viết: “dân an-nam ta cái gì cũng chửi và ném đá”. Chán Mớ Đời 

Cô này đoạt huy chương vàng nên họ dùng 500 cái Drone để tạo ra hình ảnh cô ta trên bầu trời Hải Nam.

Một cô khác cũng sinh sống tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng, đoạt huy chương vàng thì thấy dân chúng Trung Cộng hoan hô, khúc ruột nghìn dậm, bắn Drone lên trời, ca khúc Khải hoàn, không thấy ai ném đá cô này. Một lực sĩ của Hoa Kỳ, Nathan Chen, gốc tàu, đoạt huy chương vàng. Xem anh ta bay vòng vòng lên trời khi trượt băng trong tiếng nhạc khá thần kỳ. Một cô gái khác, gốc cá châu, Chloe Kim, chắc gốc Kim Chi, đoạt giải Skateboard. 4 năm trước cũng đã đoạt rồi, đâu 15 tuổi.

Thật ra từ mấy năm nay, các lực sĩ sinh ra tại một quốc gia này, thi đấu cho một nước khác trong các cuộc tranh tài khá nhiều. Theo tin tức mình đọc thì đội tuyển của Trung Cộng năm nay có đến 36 tuyển thủ sinh ở ngoại quốc, và lấy quốc tịch Trung Cộng. Trung Cộng cần tuyên truyền nên phải đi dụ dỗ các lực sĩ gốc tàu ở Hải ngoại.

Thế vận hội mùa đông lần trước, có một lực sĩ trượt băng của Nam hàn, thi đấu cho Nga Sô và đoạt huy chương vàng. Anh ta từng đoạt huy chương vàng cho Nam Hàn trước đây. Hình như mỗi nước chỉ có 2 lực sĩ đại diện cho mỗi môn. Anh lực sĩ kia, cả đời luyện tập để thi đấu, nay không được tuyển thi đấu cho Nam HÀn, nhưng vẫn muốn thi đấu nên đầu quân cho Nga Sô.

Khi Jurgen Klinsmann, được mướn làm huấn luyện viên cho đội bóng Hoa Kỳ. Ông ta chiêu mộ các cầu thủ giỏi của Đức quốc, có ông bố là lính mỹ, để đá cho hội tuyển mỹ. Nhiều người không biết nói tiếng anh. Họ không có khả năng đá cho hội tuyển đức, nên chấp nhận. Được tham gia giải túc cầu thế giới, là một vinh dự, giấc mơ của đời cầu thủ.

Tham dự môn bóng bàn ở thế vận hội. Đội tuyển Hoa Kỳ có rất nhiều tay vợt gốc Trung Cộng thi đấu dù không biết tiếng anh. Trung Cộng chỉ có thể cho 2 lực sĩ đại diện môn này nên các tay vợt số 3, 4,…phải tìm xứ nào để thi đấu. Mình thấy Hoà Lan, Ba LAn,…có các tuyển thủ gốc tàu thi đấu.

Thực phẩm cho lực sĩ tham gia thế vận hội ăn khi bị cách ly. Thân ăn không được. Chán Mớ Đời 

Trung Cộng có 1.4 tỷ người nhưng dân họ không thích chơi túc cầu nên không có cầu thủ giỏi. Xem họ đá, thấy có vài ông râu ria, không giống người Tàu. Chắc được Trung Cộng mua đem về đá cho họ. Người được chọn là ban tổ chức thế vận hội, Trung Cộng đã tìm cách thu gom các lực sĩ gốc tàu tại hải ngoại để khả thi thắng được nhiều huy chương cho công cuộc tuyên truyền của họ. Mình không rõ họ đã hứa những gì với các tuyển thủ gốc tàu ở hải ngoại nhưng chắc chắn là tiền bạc rất nhiều.

Ông huấn luyện viên đội tuyển túc cầu Việt Nam là người đại hàn. Tại sao người Việt không chửi ông ta là ăn cháo đá bát. Tại sao ông ta không làm huấn luyện viên cho đội tuyển nước ông ta? Lý do là Nam Hàn có nhiều huấn luyện viên giỏi nên không cần. Ông ta cũng cần mưu sinh nên phải xa quê hương để huấn luyện đội tuyển Việt Nam.

Ngày nay, thế giới gần gũi nên xem như không còn biên giới, ngoại trừ các nước độc tài phải làm tường lửa để chận các tin tức không tốt cho họ.

Lực sĩ ngày nay, đi thi đấu thế vận hội không còn là hạng tài tử như ngày xưa. Nghĩa là không được nhận tiền, trả lương. Chúng ta thấy Michael Phelphs làm tiền hàng triệu, được quảng cáo,… ngược lại ông Mark Spizt đoạt 7 cái huy chương vàng ở thế vận hội Munich khi xưa, không được đồng nào.

Mình xem các lực sĩ đoạt huy chương thế vận hội, được trả bao nhiêu tiền thưởng. Hoa Kỳ thấp nhất.

Huy chương vàng được thưởng $37,500 trong khi Hương Cảng cho $642,000.



Nước Hoa Kỳ cho ít nhưng theo mình thì họ sẽ được các công ty mướn họ làm quảng cáo dùm thì có trên bạc triệu. Thi đấu thế vận hội là giấc mơ của mọi lực sĩ, ngoài ra phải nghĩ đến kiếm tiền như một cái nghề. Do đó, lực sĩ phải tìm cách đầu quân để tham dự.

Mọi người có khuynh hướng ủng hộ các tay vô địch, đoạt huy chương trong khi xem thường những người không đoạt giải. Ném đá đủ trò.

Năm nay, cô Shiffrin, lực sĩ trượt tuyết số một của Mỹ, đoạt mấy huy chương vàng ở kỳ trước. Kỳ này thất bại te tua nhưng cô ta tuyên bố một câu khiến mình cảm phục cô ta. Cô ta cho biết thất bại nhưng nhờ đó lại khám phá người ta rất tốt với cô ta. Cô ta thất bại nhưng ít ra cô ta đã cố gắng. Xong om

Khi nói đến thể thao, nghệ thuật, chúng ta phải chấp nhận không biên giới, chính trị, màu da,…thì mới nói đến sự khách quan, tôn trọng người nghệ sĩ hay lực sĩ đã bỏ công, hy sinh, luyện tập thi đấu mấy chục năm tời.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ông đồ ngày xuân

 Nhớ khi xưa, học Việt-Văn với Cô Liên. Có năm cô bắt học thuộc lòng khi gần Tết bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên khiến mình ngọng vì chả bao giờ thấy mực tàu, ông đồ tại Đà Lạt.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua...

Đây là hình ảnh ông đồ mà ông Vũ Đình Liên tả. Phải chi khi xưa, mình được thấy hình ảnh này thì có thể hiểu bài thơ.

Học mà chả hiểu gì cả, mình cần có hình ảnh mới giác ngộ cách mạng. Lâu lâu lên chùa thấy mấy dòng chữ Hán là ngọng, đến nay vẫn ngọng. Đi chơi các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Cộng thì phải lấy điện thoại ra, rồi mở cái App thông dịch, bấm hình một cái để dịch, hiểu tạm tạm chưa chắc đúng vì chữ Hán rất đa dạng. Đủ để đi du lịch xứ người hay nói chuyện. Cứ bấm nút để điện thoại tự động nói để người mình hỏi đường nghe. Nay thì có gú-gồ nên ít cần hỏi đường, cứ đi theo bản đồ.

Có dạo buồn đời, mình mua sách học chữ Nôm về để học. Được vài ngày là oải. Rồi đến chữ Hán cũng theo số phận lười. Mình có anh bạn học cũ, chịu khó học mỗi ngày một chữ nay nghe anh ta khoe biết được trên 5,000 chữ hán. Có thể mình sẽ ráng neo theo anh bạn năm tới, học lại. Biết đâu sau này có thể đọc sách báo chữ Nôm.

Ngày nay, ở Hoa Kỳ khi đi chùa mình cũng thấy mấy chữ Hán hay Nôm (mình không biết), lại ngọng nữa. Đi chợ Tết ở Bolsa, thấy họ viết chữ Việt theo lối chữ tàu nên mò mò cũng hiểu.

Từ khi người tây phương sang Việt Nam giảng đạo, kêu gọi mọi người trở về đạo. Họ phiên âm Việt Ngữ ra các mẫu tự La-Tinh để giúp họ dễ học tiếng Việt để giảng đạo. Có anh bạn học cũ, kể khi anh ta đi dạy các em người Chu-Ru thì khám phá ra sách vỡ của người Mỹ làm để học chữ Chu-Ru nên dựa vào mấy cuốn sách này, anh ta học được một ít từ để nói chuyện với người dân tại đây.

Nếu mình không lầm Việt Nam là nước có gần 100 triệu người , là cựu thuộc địa của tây phương nhưng vẫn sử dụng văn tự việt ngữ, tỏng khi các nước to lớn như ở châu Mỹ, Ba tây thì dân đông nhưng vẫn sử dụng tiếng Bồ Đào Nha, Mễ Tây cơ rộng lớn nói tiếng Tây Ban Nha,…

Mấy ông cố đạo tây phương đã thành lập được hệ thống phiên âm và viết tiếng Việt bằng chữ la-tinh, được gọi là chữ Quốc Ngữ mà người Pháp đã dùng khi họ cai trị Việt Nam. Đọc tài liệu tây thời thực dân thì được biết ông toàn quyền Doumer, lưỡng lự, không biết nên để người Việt tiếp tục học chữ Nôm hay chữ Quốc Ngữ. Cuối cùng, ông ta chọn chữ Quốc Ngữ. May quá!

Sau gần một thế kỷ, người Pháp áp dụng chữ quốc ngữ để giảng dạy tại học đường đưa đến người Việt trong và ngoài nước, ít ai hiểu được chữ Nôm hay chữ Hán. Hình ảnh trên cho thấy ông đồ thời nay, đội mũ bê-rê kiểu tây, viết chữ Hán hay chữ Nôm, thiên hạ ngồi xung quanh chả hiểu gì cả nhưng bái phục vì chữ viết như rồng bay Phượng múa. Chán Mớ Đời 

Lễ Tịch Điền năm con cọp nước tại Việt Nam. Họ sơn rằn ri lên thân con trâu để biến gien con vật thành loại Sửu-Hổ, hình như con trâu này bụng mang dạ chữa. Xem tấm ảnh thì nghĩ là bên tàu vì thấy nông dân bận đồ tàu. Hoá ra tại miền Bắc, đằng Ngoài vì nông dân bận đồ nâu, trong Nam thì bận đồ đen. Nhìn lại thì thấy một cán bộ quen quen nên thất kinh. Không hiểu bên tàu hay ở Việt Nam.

Hôm qua, thấy trên mạng đăng hình “lễ Tịch Điền” mà khi xưa thường được tổ chức vào trung tuần tháng giêng âm lịch. Tục lệ này khởi đầu bên tàu. Ông vua Lê Đại Hành mới bắt chước du nhập việc tế lễ cúng vua Thần Nông. Đến thời Tây thì dẹp vụ này. Đến khi tây về nước thì người Việt có lập lại cổ tục xưa bị ảnh hưởng tàu. Hoá ra người Việt mình chỉ bắt chước tàu rồi tây rồi lại tàu. Không có gì đặc trưng hay do chính người Việt tư duy đột phá, tự làm ra. Chán Mớ Đời 

Đọc trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mua hồi về Việt Nam. Có viết về sự tích lễ Tịch Điền.

Nhớ hồi nhỏ khi chương trình “Người Cày Có Ruộng” được quảng bá, tuyên truyền kèm theo bài hát “Một Tấc đất là một tấc vàng” do ca sĩ Mai Lệ Huyền hát. Nay nghĩ lại rất đúng. Có vài người hỏi mua vườn của mình với giá mà mụ vợ nghe tới muốn xỉu. Kinh

  https://youtu.be/fRmDMKACIWU

Thấy báo chí, phim thời sự hay chiếu hay in hình ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, săn quần trồng lúa với các nhà nông hay lái xe máy cày. Hoá ra, Việt Cộng chiếm đất ở miền quê khá nhiều nên chính phủ Việt Nam Cộng Hoà mua đất rẻ của mấy địa chủ rồi tặng cho người dân để họ trồng trọt, theo Việt Nam Cộng Hoà.

Không biết ông quan nhớn trong hình có đọc được hay hiểu mấy tấm biểu ngữ, để trước bàn thờ hay không. Chắc được ban tổ chức giải thích nhưng dân làng thì chắc là không. Nghe nói được chiếu trên truyền hình thì cả nước ít ai đọc được chữ Hán. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Cuộc cách mạng không giết người

Mình nhớ lần đầu tiên, đụng phải “nữ quyền” khi sang Hoa Kỳ. Lên xe buýt, mình quen thói bên âu châu, đang ngồi ghế thì thấy một phụ nữ mỹ, bước lên, mình đứng dậy nhường ghế cho cô ta, theo phép lịch sự mà tây đầm dạy mình thì bị cô mỹ chửi là đồ macho, bú xua la mua khiến mình hãi quá, phải nhảy xuống xe khi ngừng ở trạm khác. Đúng là ra đường gặp gái. Cái thú ở các thành phố lớn là lên xe buýt rồi ngồi cho xe chạy đến hết tuyến đường rồi lại đi ngược lại, xem thành phố, có gì lạ.

Phụ nữ Hoa Kỳ mới được quyền đi bầu hơn 120 năm nay, chính xác là tu chính án thư 19, được duyệt vào ngày 18 tháng 8, năm 1901. Khởi đầu cho một cuộc cách mạng, theo mình không có sự giết người, trả thù dã man từ xưa đến nay, ngoại trừ vài trường hợp như một bà gốc Việt nào, cắt con chim của ông chồng rồi bỏ vào máy xay. Dần dần, phụ nữ Hoa Kỳ được xem bình đẳng với đàn ông trong một chế độ phụ hệ từ xưa đến nay. 

Có một người nhắn tin cho mình, kể là mới sang Hoa Kỳ được vài năm, thấy đàn ông ở Hoa Kỳ quá tội nghiệp khiến mình muốn khóc. Sang đây thật lạ kỳ, đàn ông chẳng còn gì. Khi xưa mình thật chì, giờ thì đấm lưng em, giờ thì bóp chân em, buồn….

Trong lịch sử loài người, mỗi lần có một cuộc cách mạng là mang đến sự giết người dã man. Khi người Pháp nổi dậy làm cuộc cách mạng 1979, khi ta đem ra xử tội không biết bao nhiêu người rồi tuyên án tử hình. Họ phải chế máy chém để kịp chém các người bị cách mạng lên án tử hình. Thật dã man. Bên Anh quốc, người ta treo cổ kẻ bị lên án tử hình. Tuy dã man nhưng ít thấy máu hơn.

Cách mạng lúc nào cũng được tắm bằng máu mới có thể tồn tại lâu được. Bên Nga Sô, Trung Cộng,… ngay ở Việt Nam, họ thành lập các toà ân nhân dân rồi cứ nhân danh nhân dân và đấu tố rồi đem ra giết một cách vô tội vạ để làm gương khiến con người sợ hãi và phục tòng cách mạng.

Bên Nga Sô, bên Trung Cộng, khi một chế độ bị giải thể thì sự trả thù xẩy ra. Người mới lên nắm chính quyền, không muốn bị kẻ khác lật đổ nên ra tay đàn áp thẳng tay để không có cùng chung một số phận với những người đã bị mình lật đỗ.

Con người có một đặc tính khác với các động vật khác: biết tư duy, mơ chế ra những câu chuyện thần thoại,… được truyền khẩu từ đời này sang đời kia, để rồi được xem như một sự thật, nguyên lý bất di bất dịch. Các thế hệ sau lại giải thích khác nhau đưa đến sự xung đột.

Điển hình là tôn giáo. Các người thờ chúa Giê Su, cho rằng ông ta là thiên sứ được thượng đế, gửi xuống trần gian để cứu rỗi nhân loại. Vấn đề là có người giải thích khác người hàng xóm, đưa đến sự xung đột. Ông theo nhà thờ hệ phái La-Mã thì giải thích thánh kinh, tu thân, thờ chúa phải như thế này. Ông khác cũng thờ chúa nhưng lại giải thích phải làm như thế này, thế nọ, đưa đến sự rạn nức của nhà thờ Thiên Chúa giáo, đưa đến phái Orthodox mà chúng ta thường thấy ở phía đông của Âu châu. Rồi phía Tây Âu châu, theo nhà thờ La-Mã, lại có người giải thích một cách khác, lại chia ra nhà thờ Tinh LÀnh. Nhà thờ Tin Lành lại chia ra các hệ phái khác nhau.

Đạo Hồi Giáo, tương tự, cũng từ đạo gốc của người Do Thái mà ra. Người theo Thiên CHúa giáo, không đồng ý với Kinh Cựu Ước nên viết lại Tân Ước. Người theo Hồi Giáo thì cũng dựa vào lịch sử của hai đạo nói trên cũng xuất xứ từ một gốc lại đổi vì ông thánh Allah, giải thích khác. Đến khi ông thánh Mohammed qua đời, các người kế vị không thống nhất nên lại chia ra hai hệ phái. Ai cũng cho mình là đúng rồi đâm chém nhau từ bao nhiêu năm qua…

Ai cũng cho mình là đúng nên trở nên tàn bạo, chém giết kẻ không cùng chính kiến với mình.

Khi xưa, thời ăn lông ở lổ, con người đều bình đẳng, nương tựa nhau để sống. Một người bị thương thì được các người khác trong bầy, đi săn, chia xẻ thực phẩm. Sinh lý thì không có sự tranh chấp. Dạo ấy, ai cũng lông lá nên chắc giống nhau, đẹp như nhau hay xấu như nhau. Khi cần giải quyết sinh lý thì đè nhau ra, thả gà ra đá. Sinh con đẻ cái thì cả bầy xúm lại nuôi dưỡng, dạy cách săn bắn vì họ sẽ nhờ vào đám trẻ sau này khi họ lớn tuổi không đi săn được.

Sau này, con người bổng tư duy đột phá, chán cuộc đời du mục, cắm dùi đất để trồng rau, nuôi gia súc để sống và từ đó mới có các luật lệ ra đời, nhằm quản lý các người trong xóm, trong làng, đưa đến quyền tư hữu.

Theo luật rừng xanh thì người khoẻ mạnh nhất được bầu làm chúa tể sơn lâm dù ngu ngốc. Từ từ họ biến những kẻ yếu hơn họ làm nô lệ, giúp họ tạo dựng dòng họ quý tộc và đám cùng đinh đi cày để nuôi con cháu họ từ đời này sang đời khác.

Trong cuộc phát triển, tiến hoá của loài người. Người phụ nữ bị đưa vào một hướng, lệ thuộc vào phái nam vì không có khả năng tự vệ, chống trả lại sự áp bức của giới đàn ông. Ngày nay, người ta than phiền, phụ nữ ở các xứ hồi giáo, ra đường, phải có một người đàn ông trong gia đình đi theo. Ở các nước âu châu khi xưa, cũng tương tự, phụ nữ con nhà gia giáo, ra đường vẫn có những người đàn ông hộ tống, che chở, đưa đến từ “galantry”. Đàn ông ra đường phải bảo vệ phụ nữ. Người ta chửi người theo hồi giáo, hộ tống phụ nữ, nhưng lại đề cao sự lịch sự của giới đàn ông tây phương. Cho thấy sự giải thích rất cực đoan. Tò mò đọc về lịch sử âu châu khi xưa, buồn đời thì xem xi-nê xưa sẽ thấy đàn ông phải hộ tống phụ nữ ngoài đường.

Một bài báo mỹ khi xưa, dặn dò vai trò người phụ nữ đợi chồng về 

Theo mình, phụ nữ không có tiếng nói trong các chế độ đông tây khi xưa vì không ra trận đánh nhau được.  Khi xưa, can qua xẩy ra khắp nơi. Thiên hạ xâm chiếm các nước lân cận để cướp bóc, làm giàu. Do đó, đàn ông nghèo bị bắt buộc đi lính, ra trận. Do đó mới có từ ngữ “thêm người thêm của”. Mình đọc tài liệu cho thấy họ đánh thuế dân quá nhiều. Nhà nào cũng phải có người đăng tên đi quân dịch. Nếu không đi thì mướn hàng xóm đi. Rất tốn tiền như trường hợp Hoa MỘc Lan, giả dạng đi lính thay cha. 

Ở các xứ tây phương cũng tương tự, họ cần đàn ông để chém giết cho họ. Dần dần, phụ nữ chỉ đóng vai hộ lý, sinh con đẻ cái, nuôi con và nấu bếp.


Đến khi xẩy ra cuộc thế chiến thứ hai, đàn ông đi quân dịch, sang âu châu hay á châu để đánh trận, phụ nữ được sử dụng trong các nhà máy sản xuất vũ khí, quân trang, quân dụng vô hình trung đã giúp người phụ nữ bước ra đường, có tiền lương tháng. Từ đó, họ không muốn trở lại vai trò của các thế hệ trước vô hình trung tạo nên một cuộc cách mạng, giải thoát phụ nữ khỏi ách đô hộ của chế độ phụ hệ.

Sau đệ nhị thế chiến, kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng, phụ nữ được đi làm. Đài truyền hình được thành lập khiến truyền thông gây ảnh hưởng rất nhiều. Phim ảnh, thời trang trên truyền hình đã giúp giải phóng phụ nữ. Họ được đi học cao, có nhiều kiến thức hơn nên không thể nào chấp nhận cuộc đời như mẹ của họ.

Có lẻ khoa học đã chế tạo ra thuốc ngừa thai đã giúp phong trào phụ nữ đòi bình đẳng. Họ không sợ bị dính thai nên được tự do ái ân, không lo sợ như xưa. Có lẻ mấy nhóm “khủng bố” tại Âu châu như nhóm Andreas Baader, Red Army của Nhật Bản, red brigads của Ý Đại Lợi,.. đã nói lên sự dấng thân của phụ nữ trong cuộc chiến chống lại chính quyền. 

Người ta thấy nhiều phụ nữ đức, ý , pháp, tham gia các phong trào chống lại chính quyền tây phương, đã đánh đổ khái niệm phụ nữ không biết ra trận, chỉ là cái máy đẻ cho xã hội. Họ tham gia các vụ bắt con tin, tập luyện quân sự tại các khu sa mạc để làm cuộc cách mạng theo ý họ. Ngày nay, phụ nữ được đi lính và ra trận như đàn ông.

Có lẻ phong trào nữ quyền khởi đầu vào những thập niên 60, được mệnh danh là cách mạng văn hoá với phong trào hippie. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đầu tư vào con trai hay con gái?

 Sáng nay, thấy anh bạn tải tin tức túc cầu á châu khiến mình vui cực đỉnh. Hội tuyển nữ túc cầu Việt Nam, dành vé tham dự giải túc cầu thế giới năm tới, sau khi hạ đội tuyển Đài Loan 2-1. Hội tuyển Đài Loan bị dính covid nên thiếu khá nhiều cầu thủ giỏi trong khi Việt Nam không bị dính, có đủ bộ 23 cầu thủ. Kiểu này, năm tới nhiều khi đội tuyển Việt Nam đụng đội tuyển Hoa Kỳ, không biết mình sẽ ủng hộ đội nào? Chắc Hoa Kỳ. Nếu không sẽ bị ném đá “ăn cơm Hoa Kỳ, thờ ma cộng sản”. Chán Mớ Đời 

Báo chí Việt Nam ít nói đến đội nữ tuyển túc cầu, ngược lại đội tuyển nam thì chắc chắn là không được tham dự giải túc cầu thế giới năm nay vì toàn là thua. May sao tuần rồi hạ được anh ba tàu. Đá trực tiếp sớm quá nên mình không xem, chỉ xem tóm lược trên kênh Paramount +.

Thực tế của đội túc cầu Việt Nam, thể hiện được tinh thần, văn hoá người Việt. Cái gì cũng dành cho “con trai” còn con gái thì nuôi chưa chi là đã gả chồng cho rảnh nợ đời. Cứ dồn kinh tế gia đình để lo cho con trai. Hên thì con trai khá khá, còn xui thì kêu con là nợ. Ngược lại con gái thì không để ý nhiều nhưng về già, tuy đã có chồng nhưng chúng vẫn lo cho mình. Nấu miếng ăn ngon, đem lại cho bố mẹ còn con trai thì chỉ đợi bố mẹ đi tây để thừa hưởng gia tài.

Bà cụ tốn tiền cho mình ăn học trường tây, đi tây đi tàu, nay về già thì cô em mình chăm sóc. Chán Mớ Đời 

Hình ảnh trên báo Đài Loan. Bài báo rất nhẹ nhàng, không hằn học, dù mình thấy cầu thủ Việt Nam chơi xấu nhiều lần, lãnh thẻ vàng.

Đội tuyển nam thì bỏ tiền mướn gia sư gốc Kim Chi dạy đủ nghề. Có lẻ ông ta bồ dưỡng kim chi cay quá cỡ nên cầu thủ nam, tương đối khá hơn xưa. Muốn giỏi thì phải có chương trình tuyển lựa và huấn luyện tối thiểu 20 năm mới đào tạo các cầu thủ có thể tranh tài với thế giới. Xem giải túc cầu phi châu, đa số các đội banh mướn huấn luyện viên ngoại quốc. Mấy người này được đào tạo và cập nhật hoá cách tổ chức, tập luyện một cách khoa học khiến các nước như Ba Tây, Á Căn Đình,…hết đoạt các giải quốc tế.

Chúng ta chỉ có chủ nghĩa Thánh Gióng, tự bẩm sinh, nổi tiếng đá giỏi rồi tự hào quá Việt Nam ơi, Thái Lan phải đợi 15 năm sau mới bằng Việt Nam. Nay đội tuyển nữ Thái Lan và Việt Nam vào được vòng thế giới nhưng khó mà hy vọng thắng vì đẳng cấp còn thua xa mấy chục năm của thế giới. Tuy nhiên là một điểm tốt cho sự khởi đầu. Thật sự, mình thích xem mấy đội nữ đá hơn, ít bạo lực như các đội nam. Xem đội tuyển nữ của Hoa Kỳ hay Hoà Lan đá thích hơn là các đội nam. Đội nữ đá theo kiểu ngày xưa, ít bị giời hạn bởi chiến thuật.

Mình nhớ dạo ở bên tây, ông Guillou, cầu thủ quốc gia và sau này có làm huấn luyện viên cho đội tuyển Pháp quốc. Ông ta đề nghị các câu lạc bộ túc cầu pháp nên đầu tư ở Phi Châu, tại các cựu thuộc địa của pháp để tìm kiếm và huấn luyện cầu thủ mấy xứ này, nhằm cung cấp cầu thủ cho các câu lạc bộ túc cầu của Pháp quốc, để câu khán giả gốc phi châu.

Ông ta và nhóm của ông ta sang phi châu, đi tìm và mở trung tâm huấn luyện túc cầu. Mấy năm sau, họ có một số cầu thủ giỏi, đem qua Pháp thi đấu. Dần dần, các đội tuyển phi châu đá khá lên, có thể hạ các đội tuyển âu châu. Mình nhớ trận đầu tiên giữa Senegal và Pháp quốc thi đấu tại giải túc cầu thế giới. Cựu thuộc địa thắng mẫu quốc khiến dân da đen xuống đường tỏng khi tây da trắng chửi mẹt-xà-lù đủ cở. Ngày nay, nhìn lại thì đội tuyển pháp có đến 70-80% người da đen khiến mấy tên cực hữu phải chửi thề.

Tương tự đội tuyển túc cầu của Hoa Kỳ cũng èo uột. Đến khi họ mướn ông cầu thủ và cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Đức quốc, Jürgen Klinsmann. Ông này thành lập chương trình tìm tài năng và huấn luyện tại cấp địa phương. Ông này bị các cầu thủ mỹ chơi vì ông ta dùng cầu thủ sinh tại Đức nhưng có cha là lính mỹ. Nhiều người không rành tiếng mỹ. 

Cuối cùng bị sa thải nhưng kết quả của chương trình tìm tài năng, huấn luyện từ địa phương đã đem lại thành quả ngày nay, có nhiều cầu thủ mỹ, đá cho các đội bóng nổi tiếng ở Âu Châu. Khi xưa có 3 anh chụp gôn là có hạng. Cho thấy muốn giỏi phải có chương trình huấn luyện, tìm tài năng, không phân biệt lý lịch, chính trị và viễn kiến cho mai sau. Nghe ông huấn luyện viên Việt Nam đội nữ đã từ chức. Chắc muốn được trả lương cao hơn. Còn đội tuyển nữ được nhận vào đại học nào đó, không cần phải thi vào. Chắc màn PR.

Mình thấy có nhiều cầu thủ Nhật Bản, đại hàn đầu quân cho các đội tuyển ở âu châu. Đồng ý là họ cần quảng cáo tại á châu nên phải mướn cầu thủ á châu nhưng thực tế, mấy cầu thủ này đá rất hay như ông Heung Min Son, đá cho đội Tottenham ở Anh quốc. Ông này, đá lọt quả thứ 2 khi đội nam HÀn thắng đội Đức quốc trong cuộc tranh giải túc cầu thế giới 2018, khiến các hậu vệ khét tiếng thế giới vẫn nể nan.

Mình nhận thấy không có sự công bằng trong gia đình Việt Nam. Con trai thì không làm việc nhà, đi chơi bớ vơ, con gái lãnh hết. Hôm kia, ăn Tết nhà mình. Sau khi ăn xong, mình, ông anh cột chèo và ông anh vợ, ngồi xỉa răng, xem truyền hình còn mấy bà theo lối xưa, đi dọn dẹp. Mình dựa hơi mấy ông anh nên ngôi xỉa răng. Ngày thường thì phải làm rồi để vợ hát karaoke. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái có cô bạn học khi xưa kể chuyện khiến cả hai khóc như mưa bấc. Gia đình cô bạn thuộc loại trâm anh thế phiệt. Ông bố làm ngoại giao bên Úc. Được điều về Sàigòn tạm để chờ nhận công vụ mới. Cô bạn vào học chung lớp, tiếng việt không rành như đám con mình ngày nay.

Ông bố nhận được nhiệm vụ mới, đi Pháp. Nói để chuẩn bị nhà cửa xong xuôi thì đón mấy mẹ con sang. Đùng một cái, 30 tháng 4 đến. Bà mẹ đem con ra phi trường thì chỉ còn 3 vé đi pháp. Bà ta kêu bà vú dẫn hai cô con gái về, bà và 2 người con trai đi trước. Sang Pháp, bà sẽ tìm cách đem qua sau. 30 tháng 4 đến, bà vú ôm tiền, bỏ về quê. Cô bạn phải ra bán chợ trời, lăn lộn với cuộc sống mới của con người mới, xã hội chủ nghĩa. Cô em thì muốn làm cháu ngoan của bác, trò ngoan của thầy, về nhà kêu bọn ngụy quân ngụy quyền gian ác, bị cô chị cho ăn tát…

Sau này, cô ta về thăm Việt Nam một lần rồi không dám trở lại. Lý do là khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sân Nhất, hình ảnh mẹ cô ta bỏ lại năm 1975 từ đâu ập về khiến cô ta khóc như mưa.

Người anh sang tây, chả học hành gì cả. Sau này, bà mẹ di cư sang Hoa Kỳ với người con trai đầu, ở với cô con gái đầu, du học trước 75. Trước khi chết, dặn phải chăm sóc ông em trai, nghiện ngập. Có lần cô chị la ông em trai. Ông này bảo tôi chưa lấy bức tranh đắt tiền của chị đi bán là may lắm rồi, không nên chửi bới.

Có cô bạn kể là bà mẹ cũng khổ với ông anh. Cho đi du học rồi học không nổi về lại Việt Nam, bà mẹ nuôi mệt thở. Cho thấy văn hoá trọng nam khinh nữ của người Việt đã làm tốn tiền, kinh tế của gia đình. Đầu tư không đúng chỗ. Mua cổ phiếu, cái nào không khá thì dẹp, dồn tiền cho những cổ phiếu nào có khả năng tương lai. Đó là sai lầm về đầu tư, cứ hy vọng sẽ thay đổi. Chúa hay Phật cũng không giúp được gì cả.

Trai hay gái đều xem như nhau. Đứa nào giỏi thì đầu tư cho nó học thêm, còn đứa học dốt thì cho đi học nghề. Văn hoá “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” sẽ gây ra bất công và bỏ quên hay cố ý vô hình trung loại các tiềm năng cá nhân có thể giúp ích cho gia đình, cộng động, xa hơn là quốc gia. Điển hình là nhạc sĩ dương cầm nổi thế giới Thái Sơn.

Trong lịch sử Việt Nam, người Việt tốn biết bao nhiêu tiền cho con trai ăn học mà chả ra cái gì. Ông Tú Xương, được vợ nuôi 20 năm trời để học thuộc lầu 9 cuốn sách. May ông ta đậu nhưng chả làm được cái gì, ngoài vài câu thơ ca tụng đồng chí vợ.

Có quảng cáo trả $750, để bạn không phải tổ chức ngày Tình Yêu với đồng chí vợ. Họ sẽ bận đồng phục cảnh sát, chạy xe cảnh sát tới nơi, bắt bạn ngày thứ 6 và trả về thứ 2. Bao ăn ở và dụng cụ đi câu,…

Từ đó đưa đến vấn nạn “học tài thi lý lịch” đã dẹp bỏ đi biết bao nhất nhân tài của Việt Nam. Điển hình là ông Đào Duy Từ, vì lý lịch bị tước bỏ văn bằng, về quê chăn trâu. Sau ông ta là người trí thức vượt biên xuống miền nam, được CHúa Nguyễn trọng dụng, nghe theo kế sách mà trị vị mấy trăm năm. 

Bù lại họ sử dụng các nhân vật không có khả năng, chạy bằng cấp, được người thân cơ cấu vào các vai trò lãnh đạo như một cán bộ nào gọi là “hồng phúc dân tộc”. Tinh thần “1 người làm quan cả họ được nhờ” đã  khiến Việt Nam không thoát tâm lý, văn hoá ao làng để vươn ra xa để bắt kịp thế giới trong cuộc cách mạng công nghệ @. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sự thật về Statins

 Tuần rồi, kể chuyện về mấy trăm nghiên cứu về hệ ứng của Statins thì rất ngạc nhiên vì có nhiều người còm. Nhất là những người đã từng uống loại thuốc này, bị hệ ứng rất nhiều, sau phải bỏ uống mới đỡ lại. Mình kể rất nhiều về vụ cao mỡ, cao máu rồi nên không muốn kể nữa. Nhiều khi có những người chưa có duyên đọc nên mình nhớ cái gì thì kể lại cho vui nhà. 

Đầu năm chúc các bác vui vẻ, không bị bệnh họ Cao đeo đuổi.

Mình hay theo dõi các diễn thuyết của mấy bác sĩ bên Úc Đại Lợi. Lý do là họ không bị áp lực của các công ty dược phẩm, thực phẩm. Họ nói lên sự thật về các nguy cơ đưa đến bệnh tật về các họ Cao ngày nay.

Trong một xã hội theo chế độ tư bản, chúng ta được dẫn dắt bởi những kẻ tìm cách để làm giàu. Các công ty dược phẩm và thực phẩm đều là một như công ty dược phẩm Bayer đã mua công ty thực phẩm Monsanto đang bị kiện vì thuốc diệt cỏ “round up” làm ung thư. Một nạn nhân được toà xét được đền bù đâu trên 200 triệu đôla nhưng sắp chết.

Điển hình thuốc Lipitor mà bác sĩ hay kê toa cho bệnh nhân, một kỹ nghệ với 150 tỷ đô-la mà khắp thế giới, đa số những người bị cao mỡ đều được bác sĩ của họ kê toa thuốc này, đem đến những hệ ứng phụ mà mình đã kể bài vừa qua.

Thường bác sĩ ngày nay rất bận rộn, họ chỉ hỏi sơ sơ cho có lệ rồi chiếu theo kết quả thử máu, kê toa thuốc uống. Không hết thì cho thuốc khác. Đồng chí gái đi bác sĩ để chữa bệnh nghiến răng. Bà này bỏ cả hai tiếng để xem và hỏi đủ trò, phòng đợi rất ít khách nhưng lấy tiền rất đắt. Có kết quả nhanh.

Khởi đầu năm 1013, một khoa học gia người Nga, tên Nikolai Anikov. Ông ta cho thí nghiệm như sau: ép thỏ tiêu dùng cholesterol thì khám phá ra thỏ bị “xở vữa động mạch”. Từ đó ông ta đưa ra một nguyên lý là nếu con người ăn nhiều cholesterol thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch lên cao. Từ đó, thuyết cao mỡ khiến xơ vữa động mạch ra đời, làm thiên hạ sợ hãi và kỹ nghệ thực phẩm mới ra đời, không ăn chất béo, bù lại họ bỏ đường, rẻ hơn vô hình trung đưa đến bệnh béo phì ngày này toàn khắp thế giới.

Người ta hổ hởi kêu gào bài trừ chất béo và ăn rau cãi, tinh bột. Họ chạy theo một thuyết chưa được xét lại một cách đúng đắn. Con thỏ là loài động vật ăn cỏ, rau nên khi tọng cholesterol vào thì chắc chắn chúng sẽ bị lộn xộn ngay.

Vấn đề là con thỏ là loài ăn cỏ, khác với loài người. Đơn cử con bò, ăn toàn cỏ, lại to béo, mỡ béo. Mình có kể vụ này rồi trong khi đó, cọp hay sư tử ăn thịt lại gầy. Thế lầy nà thế lào? Người ta không phân biệt xơ vữa động mạch của con thỏ và con người rất khác nhau.

Khoa học ngày nay khám phá ra ăn tinh bột, chất ngọt,…mới là thủ phạm đưa đến bệnh béo phì, cao mỡ, cao máu, cao đường. Khi xưa, tại Việt Nam, khi có giỗ hay Tết, mình và mấy người em ở nhà mới được uống nước ngọt, xá xị, nay tại Hoa Kỳ, uống mệt thở. Uống chưa hết người bồi đã rót thêm miễn phí.

Vào những năm 1950, các công ty dược phẩm tìm cách chế ra thuốc giúp giảm lượng cholesterol. Công ty William S. Merill đưa ra thị trường Hoa Kỳ thalomide, đã chế ra một loại thuốc như Triparanol hay Merill 29 và đã được FDA chấp thuận năm 1959 và bán lời khá nhiều. Vấn đề là năm 1962, 3 năm sau, công ty này phải thu hồi loại thuốc này vì hệ ứng phụ, như bị mắt cườm, rụng tóc,… nhất là tiến trình đưa đến xơ vữa động mạch nhanh hơn. Đặc biệt là làm giảm sự cấu tạo cholesterol tự nhiên của cơ thể con người. Trung bình lá gan tạo ra 80% chất béo cho cơ thể mỗi ngày, còn lại 20% là do thực phẩm theo mồm vào.

Họ thử nghiệm với mấy con chuột bạch, chỉ có 1 trên 44 con chuột bạch là sống sót sau 9 tuần lễ được uống thuốc của công ty này. Ra toà thì họ khám phá ra các thử nghiệm trong tiến trình thí nghiệm và sản xuất loại thuốc này, đã được công ty dược phẩm dấu, chỉ đưa ra những kết quả có lợi cho họ. Những kết quả về hệ ứng phụ đều được dấu kín, không được công bố khi trình cho FDA. Do đó toà ra lệnh, thu hồi loại thuốc này.

Đăng trên báo y khoa British Medicine Journal Jul 4 1992

Đến năm 1976, bên Nhật Bản người ta cũng thử nghiệm để tìm loại thuốc trị cholesterol. Khoa học gia Nhật Bản tên Akita Endo, thử nghiệm mycotoxin, được xem là loại statins đầu tiền.

Đến năm 1979, công ty Nhật Bản Sankyo và Merck đều nghiên cứu loại thuốc này vì họ biết sẽ làm giàu khi thành công. Bổng nhiên công ty Sankyo, ngưng thử nghiệm loại thuốc này vào năm 1980. Lý do là kết quả thử nghiệm thuốc này với mấy con chó, họ thấy các con chó, có dấu hiệu bị ung thư đường ruột. Merck nghe vậy cũng ngưng thử nghiệm đến năm sau thì công ty này tiếp tục thử nghiệm. Họ cho rằng lý do là các khoa học gia Nhật Bản có thể sai lầm, họ có thể thử nghiệm chính xác hơn.

Mình nghe thiên hạ mách nên trả tiền đi học về loại thuốc trị bệnh béo phì, nói về một công ty chế thuốc trị bệnh béo phì. Mình mua cổ phiếu của công ty này. Lổ học gạch luôn vì một công ty khác được FDA chấp thuận. Chán Mớ Đời 

Expert review of Clinical Pharmacology 2015.

Đến năm 1987, họ cho ra đời loại thuốc mà công ty Nhật Bản ngưng thí nghiệm. Đến năm 1990, có hội thảo bàn về Statins, gây nguy hiểm và họ đưa đến kết luận là “có thể” đúng vì họ không dám tuyên bố đúng hoàn toàn, sợ bị thưa kiện. Qua 500 thử nghiệm lâm sàng cho thấy hệ ứng phụ statins rất nhiều như mình đã kể. Statins có khả năng đưa đến bệnh tiểu đường. Thường ai uống statins, sẽ bị dính luôn tiểu đường loại II nên phải uống thêm một loại thuốc nữa. Ngoài ra còn đưa đến ung thư gan hay bắp thịt bị ẻo ẻo mà họ gọi là Sideline muscle effects….

Trên thực tế lâm sàng thì chỉ có 20% người uống statins có thể chịu đựng được còn 80% kia là bị rất nhiều hệ ứng phụ. Những kết quả này đều được công ty được phẩm, loại bỏ, không đưa ra cho công chúng. Hình như năm ngoái mình có kể về một bà nhà báo, tình cờ khám phá ra các một hồ sơ tài liệu nghiên cứu về hệ ứng phụ của statins, vô tình công ty dẹp tiệm, tặng cho thư viện của thành phố.

Họ được biết là nếu 20% bệnh nhân chịu được statins, trung bình chỉ có thể sống lâu thêm vài ngày, khiến người ta đặt ra câu hỏi: có nên sử dụng statins hay không? Còn bệnh nhân từ 50-75 tuổi uống statins thì không sống thêm được ngày nào.

Đây bài báo được công bố trên tờ NYT, 9 tháng 11, năm 2009. Được các công ty dược phẩm mướn để đăng quảng cáo thuốc statins.
Đây là kết quả của người uống statins và người uống thuốc giả Placebo qua cuộc thử nghiệm được mệnh danh là Jupiter, được công bố trong New England Journal Medicine vào năm 2008. Nghĩa là 1 năm trước khi tờ báo NYT công bố. Hình như mình có kể là các công ty dược phẩm, gửi các chuyên gia của họ đi tham dự các hội thảo y khoa. Thấy ai chỉ trích các loại thuốc của họ thì sẽ đặt câu hỏi khiến thính giả Hoài nghi những gì được công bố. Các chuyên gia này, viết các bài báo phản biện, kiểu các chiến sĩ an ninh mạng, phản pháo, định hướng dư luận.

Ngoài ra, các kết quả công bố, đều được chọn lọc giúp có lợi cho công ty dược phẩm. Họ đơn cử thí dụ về cuộc thí nghiệm Jupiter được công bố là uống statins đưa đến 44% giảm thiếu cholesterol. Vấn đề là họ không công bố số người uống thuốc giả Placebo, cao hơn số người được uống.

Tổng quát là uống statins sẽ đưa đến 440% (không viết lộn nhé) bệnh mất trí nhớ hơn là không uống. Càng đọc tin tức về y tế, càng Chán Mớ Đời. 

Chúng ta sống trong một môi trường tự do và kẻ ma đầu tìm cách ăn gian, bất chấp đạo đức. Nhật Bản khi họ thấy statins có thể giúp họ giàu có nhưng khi so về mặt đạo đức, thấy có hại nhiều hơn nên họ bỏ chương trình nghiên cứu Statins trong khi công ty mỹ lại tiếp tục, tìm mọi cách để che dấu các hệ ứng phụ của việc sử dụng statins.

Có lần mình gặp ông Tám Bolsa, kể mới đi mỗ tim về. Bác sĩ cho uống thuốc thì ông ta thấy gân máu ở màng tang kêu phạch phạch khiến ông ta hoảng tiều, ngưng uống. Gọi tiệm thuốc tây hỏi thì bác sĩ của ông ta gọi lại ngay. Kêu để cho uống thuốc loại khác. Ông ta sợ không dám uống thì khoẻ ru đến ngày nay. Kinh

Có lẻ chúng ta nên tìm hiểu thêm về thuốc chúng ta được bác sĩ kê toa. Tìm cách khác để giúp sức khoẻ tốt. Mình đang đọc tài liệu về chữa bệnh tiểu đường. Có một ông bác sĩ ở Anh quốc, đã tự chữa trị bệnh tiểu đường của ông ta và bệnh nhân của ông. Ai thích thì cho biết, sẽ kể vì đang đọc mấy thứ khác. 

Chúng ta đang sống trong một hệ thống y tế mà chương trình đào tạo các y sĩ, các chuyên viên cho thuốc uống, đều do các công ty dược phẩm và dược phẩm làm chủ. Được cái là ngày này, có rất nhiều khoa học gia, họ cho biết khoa học đã tiến xa hơn y khoa đương đại. Khiến các bác sĩ cấp tiến, đã xoay qua nói lên sự thật, và tìm cách chữa trị bệnh nhân của họ với các phương pháp khác thay vì cho uống thuốc với các hệ ứng phụ.

Mình có tải lên đây tấm ảnh chụp hình thuốc Lipitor thì bị Facebook, chận, không cho đưa lên nên phải xoá. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn