Nên hay không nên ăn “Muối biển’

 Hôm qua, mình đi ăn sáng với ông mỹ nuôi ong. Tuần vừa rồi, ông ta vào nhà thương cấp cứu hai lần vì áp huyết cao, tim đập mạnh. Ông này 75 tuổi nhưng ăn uống không cẩn thận nên bệnh đủ loại. Đi ăn với ta, thấy ông ta ăn thức ăn trên nguyên tắc là tốt cho cơ thể như oatmeal hay burger làm bằng đậu nành,… ông đổ đường cả ký vào trộn để ăn. Mình nhắc là lấy mật ong nếu ông thích ngọt nhưng ông ta nói đường nâu tốt hơn. Xịt ketchup đủ trò,…

Về già, đa số hay bệnh áp huyết, bác sĩ kêu cử ăn muối, ăn mặn. Họ kêu muối làm cho áp huyết cao, dẫn  đến các bệnh tim mạch, thận suy, giữ nước, tai biến và loãng xương. Theo ông mỹ thì ông ta bị đủ các loại bệnh này. Có lần mình đi ăn phở, kêu một cái xí quách, họ đem ra rất hoành tráng nhưng ăn thì thấy mặn kinh hồn nên sợ ăn phở từ dạo ấy. Có thể họ bỏ bột ngọt, muối bú xua la mua. Cứ vắt chanh vào ăn thấy ok. Mình sợ ăn tiệm từ độ đó. Đang đợi được ăn bún bò Phan Bội Châu Sàigòn, do hậu duệ của chủ quán này nấu vào giáng sinh năm nay.

Vấn đề là cơ thể chúng ta cần muối để điều hoà chất lỏng trong cơ thể, giúp giữ độ áp huyết bình thường và cần thiết cho não bộ và cơ bắp hoạt động. Do đó khi bác sĩ khuyên không ăn muối, sẽ khiến cơ thể bị lộn xộn, đàn dần tạo vụ não bộ làm mất trí nhớ.

Chúng ta cần chút muối trong thực phẩm hàng ngày. Người ta khuyên người lớn ăn mỗi ngày không quá 5g muối tương đương 1.25 muỗng muối. 

Ngày nay, chúng ta ăn thực phẩm được công nghệ hoá. Các thực phẩm này muốn giữ được lâu nên họ bỏ muối rất nhiều, thêm họ ngại chất béo, nên thêm đường. Chúng ta không để ý vừa ăn muối nhiều và đường nhiều nên dần dà cơ thể có nhiều muối và đường, đưa đến những tai hại cho sức khoẻ cá nhân. Khi mua các lon thực phẩm nên đọc kỹ cách lượng sodium và chloride và đường. Cứ tính trung bình 4g đường hay muối là một muỗng cà phê.

Đây là lon Nutella mua khi mấy đứa cháu đến chơi. Chúng thích nên thằng con mua cho ăn. Bản chỉ dẫn các chất dinh dưỡng cho thấy có 21g đường mà trong đó có đến 19g đường hoá học. Chúng ta lấy 21 chia cho 4 tương đường 4.25 muỗng cà phê cho một phần . Ăn nhiều nên con nít mỹ mập béo là vậy vì chất đường nhất là đường háo học.
Đây là mấy hộp cá thu. Không thấy bỏ đường nhưng lại bỏ sodium đến 200mg hay 20g. Cứ lấy 20 chia cho 4 thành 5 muỗng cà phê muối. Trên nguyên tắc là mặn nhưng họ pha chế ra sao để mình không cảm thấy mặn. Chán Mớ Đời 

Mình lấy mấy lon đồ hộp mua trước đây mà không để ý, nay thì không dám đụng tới. Có thể sẽ quăn vào cuối năm.

Hồi bé, ở Việt Nam mình chỉ biết muối biển. Đi về Nhà Trang một lần thấy mấy ruộng muối, người dân dẫn nước biển vào rồi để bốc hơi nước, còn lại muối trắng vì có nước muối đặt. Khi mình sang Tây thì thấy họ dùng muối trong hầm mỏ. Dần dần mình khám phá có nhiều loại muối, màu mè khác nhau: màu đen, màu hồng, muối hột như ở Việt Nam người ta hay dùng để chà sát vỏ chanh khi làm chanh muối,… nói chung đủ trò.

Ngoài ra trong trái cây hay rau cải cũng có muối. 

Vấn đề ngày nay, muối khắp thế giới bị ô nhiễm bởi các chất nhựa. Ra biển chúng ta thấy mấy bình nước, bao nylon,…được quăn trên bãi biển rồi thủy triều kéo ra ngoài khơi, thậm chí có những thuyền bè đem đò phế thải ra ngoài biển để thải. Lâu lâu người ta bắt vài con tàu như vậy.

Hầm muối nằm dưới đất độ 1,100 bộ

Họ ước đoán có 12.7 triệu tấn plastic được đổ ra biển hàng năm. Tương đương một xe tải đây chất nhựa mỗi phút trong ngày 24 tiếng. Kinh plastic sẽ phá hoại môi trường, cá ăn vào chết đủ trò. Nay chúng ta nghe nói là ăn đồ biển tốt, không bị cholesterol, ăn sushi,… nhưng lại quên cá và các loại thuỷ sản đều xơi đồ nhựa.

Giáo sư Sherri MAson  của đại học New York nghiên cứu về sự ô nhiễm plastic trong muối. Bà ta nghiên cứu 12 loại muối gồm 10 loại từ biển. Bà cho biết mỗi người Mỹ ăn trung bình 660 phân tử nhựa hàng năm nếu họ theo chương trình của chính phủ, ăn 2.3 g mỗi ngày. người Mỹ có thể tiêu thụ muối nhiều hơn vì họ ăn rất nhiều nhất là đồ được chế biến, công nghệ hoá như mình chỉ 2 lon đồ hộp trên.

Trường đại học John Hopskins và đại học Arizona cho biết nghiên cứu của họ vào năm 2013: họ tìm ra bisphenol A (chất nhựa) trong 95% dân số tại Hoa Kỳ. Chúng ta uống nước trong chai nhựa cũng đưa đến tình trạng này.

Cứ mỗi phút, 1 triệu chai nhựa được bán trên thế giới. Bà ta khám phá trong các thức ăn đồ hộp, nhựa đều có polyethylene terephthalate, chất dùng để chế tạo chai nước. Họ khám nghiệm 17 loại muối trên thế giới đều tìm thấy các chất nhựa kể trên.

Năm 2015, họ tìm thấy nhựa trong muối của Trung Cộng. Trong các thực phẩm Made Trung Cộng. Muối biển bị ảnh hưởng nhiều bởi các đồ nhựa vì cách chế biến làm khô, giúp mất nước.

Cứ tưởng tượng các ruộng muối ở Nhà Trang, bị nước thải từ thành phố đổ ra biển, rồi người làm muối dẫn vào ruộng để mặt trời làm bay hơi nước. Các chất dơ, đọng lại biến thành muối. Thật ra không phải chỉ Việt Nam, Trung Cộng mà khắp thế giới nước biển không hẳn là sạch. Mấy tháng tước, bờ biển Huntington Beach ở Quận Cam bị dầu thô đổ ra. Cứ tưởng tượng thiên hạ lấy nước biển đó làm muối trắng. Đâu ai biết.

Từ khi mình khám phá ra vụ này thì mua muối Hy Mã LẬp Sơn để ăn. Trên nguyên tắc thì loại muối này ít chất dinh dưỡng hơn muối biển nhưng kệ cho nó lành. Mình tránh uống nước trong chai nhựa. Mua bình nước bằng thiết rồi cứ chê nước lọt ở nhà đem theo uống. Vừa giúp không tàn phá môi tường vừa bớt nguy hiểm, nhậu thêm chất nhựa khi uống. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra tại các nước có tuyết thì sông ngòi bị ô nhiễm bởi muối. Lý do là khi có tuyết, họ dùng chloride để làm tan tuyết trên đường để xe cộ lưu thông. Hàng năm Hoa Kỳ sử dụng đến 22 triệu m3 chloride để làm tan tuyết, so với 4,500 tấn m3 vào năm 1940. Nước tuyết tan có chloride sẽ chảy về các dòng sông, hồ tại địa phương, làm ô nhiễm nước.

 Thông thường nước ngọt từ các dòng suối hay hồ có độ 1% chất muối của biển. Năm 2005, đại học Mary land cho biết là nước của các sông lạch tại Hoa Kỳ có đến 25% chất muối biển. Điển hình ở Baltimore, chất chloride tăng gấp đôi trong nước uống của thành phố.

Ngoài ra mưa acid làm xi măng, đá,..thải các chất vôi và bicarbonate vào môi trường. Các nôn dân muốn bội thu nên sử dụng các hoá chất và phân bón hoá học khiến các chất muốn Potassium chảy vào lòng đất hay ra các con suối,… Cho thấy văn minh vừa giúp chúng ta có một cuộc sống dễ dàng hơn vô hình trung cũng giết chúng ta lần mòn.


Nguyễn Hoàng Sơn 

Bạn ảo , bạn thiệt

 Hôm trước, Facebook hỏi mình có muốn biết ai là bạn cực đỉnh năm 2021. Những ai liên lạc với mình nhiều nhất trong năm 2021. Tò mò mình nhấn nút thì hiện ra tấm ảnh khiến mình thất kinh. Hình một ông quen trên mạng, làm bờ lốc Mực Tím Sơn Đen, để lưu trữ mấy bài mình viết trên Facebook, một ông quen từ thời mình mới sang Hoa Kỳ và một ông khác thì chưa bao giờ gặp mặt nhưng có cái bệnh, hay gửi cho mình mấy tấm ảnh về Đà Lạt xưa, bắt mình viết về những mảnh nhớ Đà Lạt khi xưa của mình. 


Mình không biết Facebook làm cách nào mà họ lột tất cả mấy bài mình tải lên bờ lốc, rồi cứ hỏi mình muốn chia sẻ lại hay không, chỉ có vấn đề là mấy tấm ảnh dùng để giải thích biến mất. Mình viết trên OneNote thì tải hình lên Facebook thì biến mất, còn tải trên Facebook thì mấy tấm ảnh phải nằm cuối cùng nên khó giải thích nên bỏ lên bờ lốc cho tiện. Vấn đề khi mình tải bài từ bờ lốc về thì mấy trang nhóm Đà Lạt, xoá hết nên sau này mình không tải nữa. Thôi thì không duyên thì chịu. Ai muốn đọc bài mình kể về Đà Lạt xưa thì lên bờ lốc. Mình viết xong thì tải lên trên ấy. Lâu lâu mới tải lên Facebook.

Hình bên trái là một ông thần ở Cali, khá xa bolsa. Kỹ sư điện toán, có thời học tại Đà Lạt. Một hôm, mình nhận tin nhắn của ông thần này, hỏi mấy bài gì về mục gì đó, để ở đâu, anh ta không tìm không ra. Mình như bò đội nón, nói không biết. Số là mình viết trên OneNote rồi tải lên Facebook. Đâu có liệt kê gì cả thêm nữa, mình viết xong thì quên, không nhớ gì. Lâu lâu, Facebook nhắc lại thì tò mò đọc lại thì thất kinh luôn. 

Ông thần này và một người bạn tại Việt Nam, quyết định thành lập một bờ lốc rồi cứ từ từ họ tải mấy bài mình đã viết về bờ lốc, liệt kê các đề tài để thiên hạ dễ tìm khi cần tra cứu. Mình không ngờ mình viết cho mình mà lại có người thích đọc. Có một số bài mình không tải trên mạng, chỉ gửi i-meo cho bạn bè thì không có trên bờ lốc. 

Mấy bài này thì có trong cuốn Mực Tím Sơn Đen, do anh bạn học cũ, tiến sĩ Chử Nhị Anh thực hiện, kỷ yếu #2 cho trường Văn Học Đà Lạt. Có chút trục trặc kỹ thuật, viết trên OneNote, bỏ lên bờ lốc thì lộn xộn nên hai ông thần, hộ pháp bờ lốc Mực Tím Sơn Đen, kêu mình viết trực tiếp trên bờ lốc. Lâu lâu tải lên Facebook.



Mình xem trên Amazon, cuốn sách do anh bạn học cũ thực hiện đứng hạng thứ #7,855,599. Kinh. Có một chị bạn viết review, và mua mấy cuốn tặng bạn bè. Có vài người đặt mua cho vợ họ đọc. Thậm chí tại Việt Nam, cũng có người đặt mua gửi về. Mình nghe nói phải bán hơn 1,000 cuốn thì nhà in mới bắt đầu cho tiền nhuận bút. Em không nghĩ Amazon đã bán trên 200 cuốn. Chán Mớ Đời 

Ông thứ 2 thì mình quen ngoài đời, từ khi còn đi làm tại Nữu Ước, độc thân vui tính. Ông này có tính lạ là cứ gọi mình vào 4-5 giờ sáng nói chuyện rồi chấm dứt cuộc điện đàm bằng câu: thôi để tao đi đọc kinh đã. Ông này nhờ mình giúp mấy chuyện từ thiện, đóng thùng các khẩu trang, diện trang rồi liên lạc và gửi cho các nhà thương và viện dưỡng lão trong lúc đại dịch khởi đầu. Ai cũng lo sợ, anh ta đứng ra hô hào thân hữu đóng góp hiện kim hay công sức, may đồ bảo hộ, khẩu trang hay làm diện trang. Cứ sáng thức giấc, là thấy có nhắn tin thiên hạ xin Bút Nhóm Lửa Việt tiền cho một chương trình xã hội chi đó.

Hết vụ khẩu trang thì lại nhảy sang cứu lụt tại Việt Nam. Bạn kiểu ông này thì chẳng bao giờ thấy gọi đi ăn uống gì cả, chỉ kêu réo làm việc từ thiện.

Ông thứ 3 thì dân Đà Lạt cũ, nay ở gần Sàigòn. Ông này, thu nhặt được trên 700 tấm ảnh Đà Lạt xưa nên lâu lâu, bỏ nhỏ cho mình vài tấm, khiến mình lại moi ký ức ra để nhớ chỗ nào tại Đà Lạt vì ngày nay, không thể nào tìm lại hình ảnh của những tấm hình này. Đà Lạt đã thay đổi, không ai biết cả. Ai tò mò về Đà Lạt xưa thì nên cảm tạ ông này. Có ông mỹ, từng tham chiến tại Đà Lạt, có chụp mấy tấm ảnh về Đà Lạt xưa, hỏi mình tìm đâu mấy tấm ảnh do ông này gửi. Mình đâu biết từ đâu, cứ nói do ông thần này gửi. Thật ra có nhiều người khác gửi ảnh Đà Lạt xưa cho mình, hỏi ở đâu nhưng Facebook không nhắc đến. 

Facebook hỏi thì mình mới xét lại. Đúng! Bạn là những người mình liên lạc thường xuyên trong năm. Gặp nhau nhậu ngoài đời, hay ăn uống, hoặc liên kết qua các hoạt động xã hội như Lions Club, Toastmasters, Bút Nhóm Lửa Việt,… các nhóm bạn học cũ hay người quen khi xưa.

Ngoài ra, có những người bạn chỉ biết nhau qua mạng xã hội. Có nhiều người, mình không quen biết, thuộc những nhóm trên mạng. Có điều lạ là khi mình vừa bỏ lên mạng, đang mò mò chia sẻ với các nhóm khác là đã thấy họ nhấn Like khiến mình thất kinh, bất kể giờ giấc, cứ như họ là chiến sĩ an ninh mạng. Có người đọc đều bài của mình mỗi ngày. Có người ở Đức quốc, cứ lâu lâu đột suất vào mạng, đọc một lần 20,30 bài rồi nhấn Like liên tu ty. Không biết là ai. Chưa bao giờ giao lưu qua tin nhắn.

Một trong hai người làm bờ lốc, kêu mình hà tiện nối kết với độc giả bờ lốc. Thật ra mình không biết ai nên cũng không dám lộn xộn. Thời gian mình lên mạng cũng ngắn. Sáng thức dậy, tải một bài rồi đi làm việc, lên vườn,…chiều về mới bò lên lại 5 phút để xem có ai nhắn tin rồi chạy. Đồng chí gái cứ la mình đọc sách, viết bài. Nên buổi sáng, đồng chí gái chưa dậy, mình dành thì giờ đọc sách báo hay viết bài rồi chạy. Có người hỏi sao họ nhấn Like mà không thấy mình thưởng gì cho họ khiến mình như ngỗng ị, không hiểu gì cả. Hình như họ giận nên dạo này không thấy nhấn Like nữa. Muốn thưởng thì cứ đặt mua trên Amazon, cuốn sách của Chử Nhị Anh thực hiện. Xong om

Vui nhất là liên lạc được với mấy người bạn xưa hay hàng xóm cũ. Mấy tuần trước, mình có liên lạc được với một anh bạn thời bé, mất liên lạc từ 50 năm nay. Nói chuyện qua điện thoại khiến mình cảm động, bao nhiêu ký ức một thời với anh ta lại từ đâu chạy về. Mình đang viết lại những kỷ niệm của thời còn bé. Hôm nào xong sẽ tải lên. 

Trước đây, có vài nhóm hẹn nhau óp-lai rồi đại dịch đến nên ai cũng sợ chết nên hết dám gặp lại. Người già trên 60 nên chắc sẽ không còn óp-lai nữa nên Chán Mớ Đời vì thấy họ cứ chụp hình mấy món ăn, mời lai-chiêm.

Có mấy người gốc Đà Lạt, rủ mình họp mặt tuần tới, óp-lai để họ đãi bún bò. Không biết bao nhiêu người nhưng chắc sẽ vui. Có người từ miền Bắc lặn lội lái xe xuống. Dân Đà Lạt xưa, gặp mặt là ăn bún bò hoặc bánh căn. Mình thì ai mời ăn là có mặt. Không bao giờ từ chối.

Bạn ảo, bạn thân, bạn nhậu, bạn thích bạn nào? Mình thích bạn cho ăn còn loại bạn aỏ nấu ăn, chụp hình bỏ lên mạng thì Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


ADU, SB 9, và SB 10

Đầu năm nay 2022, hai đạo luật về địa ốc SB 9 và SB 10 sẽ bắt đầu hiệu lực. Hai đạo luật tiểu bang này được thông qua nhằm cải tiến tình trạng khan hiếm nhà cửa tại California. Dân số lên đến gần 40 triệu người, thường được tập trung tại miền bắc xung quanh San Francisco và miền nam xung quanh Los Angeles. Còn miền trung Cali thì chỉ ruộng và ruộng, ít dân cư. 

Theo thống kê, tiểu bang Cali cần tối thiểu thêm 3.5 triệu căn hộ và 2 đạo luật SB 9 và SB 10, sẽ giúp Cali có thêm 3.5 triệu căn hộ trong vườn 4 năm tới. Hơi hoang đường nhưng khiến mình thích nên tính đi làm nghề vẽ và xây nhà lại.

Theo thống kê thì năm 2020, vùng Los Angeles có đến 65,000 người vô gia cư. Hôm qua, mình ghé lại Bolsa để mua cháo cho vợ. Xe vừa vào bãi đậu xe, phía sau thấy số người vô gia cư gia tăng khá nhiều. Khi xưa, thấy một hay hai người, nay đông hơn quân Nguyên. Cho thấy, vụ đại dịch đã làm nhiều người mất nhà.

Theo mình hiểu việc khan hiếm nhà cửa tại tiểu bang Cali vì luật lệ xây cất năm 2000. Từ khi tiểu bang chuyển hướng chính trị, bầu cho đảng Dân Chủ. Luật lệ bắt buộc phải đóng tiền đủ thứ để bảo vệ môi trường,..khiến xây cất rất mất công, mất thời gian khiến nhà cửa lên giá như điên. Mình nhớ xây căn nhà 2 tầng, 4 phòng ngủ 3 phòng tắm, ga-ra 2 xe chỉ mất có 6 tuần lễ trong khi thủ tục giấy tờ phải mất đến 7 tháng trời. Từ đó, mình bỏ nghề xây nhà cửa vì lâu lắc. Mượn tiền để xây nhà mà chúng bắt phải đợi cả năm thì chết.

Giá xây nhà ở Cali đắt gấp 3 lần các tiểu bang khác.

Thật ra, các luật mới về xây cất, giúp kỹ thuật xây dựng tốt hơn, nhà cửa sẽ bảo đảm khi bị động đất,… vấn đề là các thủ tục hành chánh gây thêm phiền phức, mất thời gian. Mình đi Seminar, gặp mấy ông giám đốc than trời. Họ muốn đầu tư, xây công ty, mướn thợ, tạo thêm công ăn việc làm cho một thành phố Moreno Valley lên đến 40,000 công việc. Vấn đề thành phố, không cho phép. Bắt phải mướn một chuyên gia về môi trường xem xét có loại kangooroo chuột chi đó hay cắc kè,… một loại thú hoang mà không ai biết hay nghe đến bao giờ.

Các nhà đầu tư, mua đất để xây nhà, chi phí quá cao nên khi bán thì chỉ có dân trung lưu , có chút tiền mới mua được. Còn dân nghèo thì đành chịu, đi thuê chung cư. Luật xây cất, công nhân lao động, bắt buộc đủ trò khiến tiền lệ phí giấy tờ lên đến 15-20% tổng số xây cất nhà cửa.

Vấn đề này đưa đến vấn nạn khác là họ phải mua các khu đất ở gần rừng, giá rẻ, đất hoang để phát triển, gây nhiều vấn đề về hoả hoạn, cháy rừng tại Cali.

Từ 20 năm qua, Cali không thấy xây cất chung cư hay nhà cửa cho dân nghèo. Khó làm! Ai cũng hiểu vấn đề nhưng không nói ra. Trước năm 2000, mình xin phép xây cất, ngay tại chỗ. Chỉ vào thành phố, đem bản vẽ rồi tên kỹ sư của thành phố, xét rồi đóng dấu. Nếu sai nhiều thì hắn kêu về sữa lại rồi hẹn ngày khác.

Nay thành phố, sợ bị thưa kiện nên giao cho mấy công ty kỹ sư tư nhân để họ xét duyệt. Bọn này thì mình không gặp mặt được, cứ viết thư kêu sửa cái này, cái kia để câu thêm giờ, kiếm thêm chút tiền. Thủ tục xin giấy phép kéo dài, mất thời gian. Tốn thêm tiền vì thành phố ở giữa kiếm chút tiền, làm thủ tục đưa cho kỹ sư tư nhân xem xét hồ sơ.

Khi ông Trump lên thì có ra chương trình Opportunity Zone, hầu giúp tái thiết lại các khu phố cổ nhân đụng phải các luật lệ xây dựng mới của tiểu bang và địa phương nên cũng ngọng.

Để giải thích thêm vụ khan hiếm nhà cửa tại Cali. Khác với các tiểu bang khác, Cali được xây dựng, phát triển sau đệ nhị thế chiến thứ 2. Dạo ấy, xe hơi được xem là phương tiện, giải phóng con người. Ở các tiểu bang khác, đi đâu phải leo lên xe buýt, xe Tram, xe lửa hay máy bay. Hệ thống hạ tầng cơ sở khá ổn định.

Ở Cali, các công ty bán xe hơi khuyến khích mua xe hơi, để được tự do nên các thành phố, hạ tầng cơ sở, kiến thiết đô thị được dựa trên việc di chuyển xe hơi. Đi các tiểu bang khác thì chạy xe trên xa lộ cả tiếng đồng hồ không thấy một bóng con bò. Cali trở thành biểu tượng của người Mỹ, vùng đất hứa nên ai nấy cũng dọn về đây ở, nhất là vùng Silicon Valley, khởi đầu cuộc cách mạng công nghệ điện toán.

Xa lộ Cali được xây đến 5, 6 làn mà vẫn chật cứng. Thiên hạ dọn về đây ở vì khí hậu và công việc. Tiểu bang lại khuyến khích xây nhà cửa, biệt thự nên cần đất. Trước đây ở Los Angeles, mỗi miếng đất là 3,000 sq.ft., xây một căn hộ 2 phòng ngủ 1 phòng tắm. Không cần ga ra, chỉ cần có chỗ đậu cho một chiếc xe.

Nay xây nhà phải có ga-ra 2 xe và chỗ đậu cho ít nhất hai chiếc xe khác. 5 năm gần đây, mình thấy người ta xây các chung cư nhiều hơn là nhà. Trong các thành phố, họ đập phá hay sử dụng các khu kỹ nghệ để làm chung cư.

Cách đây 2 năm, luật ADU ra đời nhằm giải quyết vấn nạn nhà cửa ở Cali. Đạo luật này cho phép chúng ta xây trong lô đất của mình thêm 1 ADU (accessory Dwelling Unit), một căn hộ khác và 1 JADU (junior accessory dwelling unit), hoán đổi ga-ra thành căn hộ nhỏ. Luật ADU bổng nhiên biến vùng đất Cali từ 1 căn hộ thành khu có thể xây 3 căn hộ trong một đêm. Luật này ra đời cũng khiến dân Cali nức nở nhưng vẫn gặp phải vấn đề thủ tục hành chánh. Người dân đi xin phép xây cất thì bị chính quyền địa phương, thành phố bác đơn xin xây thêm ADU. Thế là ngọng. Một ông thầu khoán kể là khách hàng ở thành phố Thousand Oaks, xin xây thêm ADU nhưng bị bác đơn hết.

Từ đó họ mới cho ra luật SB 9 và SB 10. SB 10 giúp các thành phố có thể thay đổi các vùng lại để gia tăng các căn hộ. Điển hình là các thành phố bắt mỗi lô đất phải 10,000 sqft. Họ có thể bớt lại sự đòi hỏi.

SB 9 thì cho phép chúng ta có thể chia lô đất đang ở thành 2. Và có thể xây 2 căn hộ. Xem như từ 1 căn nhà, chúng ta có thể biến thành 4 căn. Cái hay là họ không đòi hỏi phải thêm chỗ đậu xe, nhất là ga-ra. Trước đây, trung bình 1 căn nhà 3,4 phòng ngủ thì tiêu chuẩn ga-ra 2 xe. 5 phòng thì 3 xe nên tốn tiền. Nay chỉ cần từ nhà đến bến đậu xe buýt chỉ cần không quá nữa dậm là không cần phải có chỗ đậu xe hay ga-ra.

Vấn đề sẽ xẩy ra là trong các khu dân cư sẽ có vấn đề đậu xe. Ngày nay, vào các khu dân cư bình dân là thấy xe đậu đầy nhất là vụ đại dịch, thiên hạ học hay làm việc ở nhà. Ban ngày đã không có chỗ đậu xe. Đêm về là một vấn đề hay sáng nào mà thành phố cho xe đi quét đường.

Dạo này, mình dự seminar và đọc tài liệu về ADU và SB 9, 10 khá nhiều để có cái nhìn rõ ràng hơn.

SB 9 biến các lô đất tại Cali thành vùng R-2. Chủ nhà có thể chia lô đất của mình ra làm 2, không dưới 1,200 sqft. Hai lô đất bằng nhau hay 40% của lô rộng nhất. Thành phố có thể đòi hỏi thêm một chỗ đậu xe.

SB 9 không áp dụng vào các chương trình đập phá hay sửa chửa các chung cư dành cho người nghèo. Hay những công trình cần phải phá đập hơn 25% hay những nhà nằm trong khu phố cổ, lịch sử. Mình có sửa chửa một căn nhà trong phố lịch sử. Mệt lắm.

SB 9 cho thấy nhiều vấn đề sẽ xẩy ra: chỗ đậu xe, an ninh cho dân cư vì càng đông thì khó kiểm soát, đưa đến trộm cướp phạm pháp. SB 9 xem như đã xoá sổ các vùng dân cư biệt thự.

Xem hình giữa nhà cửa hiện nay, biệt thự. Người ta có thể chia ra làm hai, gọi là Duplex, rồi thêm JADU, thêm một ADU (bên phải) hay chia ra làm hai, thành 2 duplex mỗi lô và thêm mỗi lô một JADU. Xem như 6 căn hộ.

Đây là bản vẽ cho ADU được xây mới. 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm.
Bản vẽ hoán dổi ga-ra 2 xe thành căn hộ, 1 phòng ngủ và 1 phòng tắm.
Bản vẽ hoán chuyển ga-ra 2 xe trên lầu. Xem như vẫn giữ 2 xe đậu trong ga-ra.

Xem về tài chánh, có nên làm hay không? (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chợ đêm xưa tại Đà Lạt

 Hồi nhỏ, trước Mậu Thân, Đà Lạt thường có chợ đêm trước Tết độ 2 tuần. Mình học buổi chiều về, ra chợ phụ mẹ mình. Nhiệm vụ coi chừng thiên hạ chôm đồ, hay khi mẹ cần hàng hoá thì mình chạy vào sập lấy đem ra. Mẹ mình thuộc dạng phụ nữ sinh năm một nên lúc nào cũng có bầu nên cúi xuống lấy hàng trong sập khó khăn, nhất là thiên hạ bu lại mua hàng vào chợ Tết đêm khá nhiều. Còn buôn bán, mời chào khách hàng thì mình mở miệng không ra.

Trong chợ, mấy bóng đèn to sáng, chỉ có khu hàng ăn thì họ gắn đèn Chợ Lớn nên vàng lè khè, hiu hắc tối tối nhưng lại là nơi đắt khách nhất. Mình hay ra đây, xem mẹ thằng Dư và con Thuý bán hàng cơm. Có lần được mẹ chúng cho tô cơm ăn chung với thằng Dư. Sau đó, thì độ 9 giờ tối, mình và thằng Dư về trước. Gần Tết nên trăng khuyết, trời tối, đi về, băng qua cầu quẹo, sợ ma khi ngang qua cái trang của mấy nhà làm vườn. Nhất là đường Hai Bà trưng, gần nhà mình, ngay cột điện, có ông lính nỏ lựu đạn chết.

 Mẹ mình dọn hàng về sau. Mình thích chợ đêm vì vui lại được ăn cơm ngoài chợ. Mẹ mình chỉ cho ăn hàng của ông Lìn. Ông này chỉ bán mì Triều Châu, sáng thì có cà phê, hột gà ốp-la hay thịt bò, còn toàn là mì hay hủ tiếu. Nói chung thời ra chợ, mình ăn mì của chú Lìn mệt thở luôn.

Đùng một cái, Mậu Thân đến. Việt Cộng tấn công vào Đà Lạt, khu Hoà Bình bị bắn cháy đủ trò. Sau đó, Đà Lạt có vụ thiết quân luật, giới nghiêm. Cứ 9 hay 10 giờ tối là không được ra đường đến 6 giờ sáng. Tới giờ là còi hụ trên rạp Hoà Bình, hú báo đến giờ không được ra đường.

Từ đó, mình không còn thấy chợ đêm đến khi đi Tây. Bù lại trước Tết, mẹ mình viết đơn xin bán chợ Tết. Bên ngoài chợ, họ chặn hai còn đường bên hông chợ, không cho xe cộ vào khiến xe hơi đi chợ, phải đậu từ ngoài cà phê Hạnh Tâm vào đến bùng binh. Mình đoán là chương trình này giúp các gia đình quân nhân và công chức, kiếm thêm tiền ăn Tết.

Họ chận đường lại, vẽ mấy ô cho thuê. Ai muốn bán thì trả tiền thuê cho một tuần thì phải rồi đem hàng ra bán. Mẹ mình có xin một cái rồi kêu chị người làm ra bán, đem hàng xén ra bán. Cuối tuần mình và cô em kế bò ra bán hàng. Sau này, khi khu công chánh cao nguyên trung phần dọn từ Ban Mê Thuột dọn về Đà Lạt. Mẹ mình khuyến khích hàng xóm, xin thuê chỗ, rồi lấy hàng mẹ mình ra bán, lấy tiền ăn Tết. Có hai gia đình xin phép. Cứ gần cuối năm, mẹ xin mấy tờ đơn rồi kêu mình đem qua đưa cho hàng xóm. Bán ngoài đường đắt hơn trong chợ nhưng thiên hạ thích mua. Tương tự ngày này, mấy ông Mễ đi bán hoa, trái cây ngoài đường, giá cao hơn trong tiệm, nơi họ mua hay lấy ra bán.

Tháng chạp thường là mùa cưới. Các nhà nào có con gái, như bom nổ chậm nên tống cổ đi sớm chừng nào là vui chứng nấy. Nhà trai thì có thể vênh mặt lên kêu mới tậu được cô con dâu. Dạo ấy, thiên hạ tổ chức đám cưới tại nhà, chỉ có nhà giàu mới mới làm tại nhà hàng. 

Họ che cái rạp rồi hàng xóm, bà con xúm lại nấy ăn đãi khách như kiểu ngày chạp mộ, các người trong làng xúm nhau về gặp nhau, nhận bà con. Vấn đề nhận bà con hơi mệt, đi đường ở Đà Lạt, đa số người Huế mình phải chào vì có họ hàng chi với mẹ mình hoặc bạn, khách hàng. Vì vậy, ngày nay mình mới nhớ vì phải chào người gốc Huế tại Đà Lạt. Ai mà dính dáng đến các làng An Lưu, An Cựu, Dưỡng Mong, Vĩnh Lại,..là bà con. 

Ngoài ra các công sở và quân đội cũng tổ chức tất niên. Họ ra chợ mướn chén đĩa của mẹ mình, sau đó thì trả công cho mình và cô em kế để rữa. Đêm đêm trời lạnh, hai anh em ngồi rữa xà phòng, ngay bồn nước của chợ. Rữa xong thì úp cho ráo nước, sáng hôm sau, lấy giấy báo để xen kẻ, chồng lên nhau để khỏi bị nức, rồi lấy dây lạt buộc lại, bán Tết. Xong om. Tuy lạnh nhưng có mấy chục bỏ túi. Mai đi ăn quà.

Bên tay phải, chỗ hai cầu thang lên chợ, ngay tường có cái bồn nước cho người trong chợ dùng. Mình và cô em kế, ra ngồi bên cạnh để rữa chén bát. Hình như vòi nước bị hư nên nước cứ chảy ngập khu vực này. Hàng mẹ mình ngày cầu thang chợ phía trong. Mấy mái tôn che là nơi các hàng quán ăn. Quán ông Lìn, mái thứ nhì, ngay cạnh hàng mẹ mình nên mấy năm ra chợ mình ăn mì của ông ta nhiều nhất, sau đến món bánh căn, cạnh hàng thịt. Con đường này, bị cô lập trong mấy ngày trước Tết. Họ kẻ mấy ô, cho mấy người mướn chỗ, để bán chợ Tết hàng năm, thường 7 ngày trước Tết.

Con càng ngày càng đông nên mẹ mình, ban ngày buôn bán, tối về làm thêm mức để bán chợ Tết, bỏ mối cho mấy tiệm như Thành Nhàn và bác Tế. Mẹ mình làm mức dừa, mức gừng, mức bí và đặc sản là món mức dâu Đà Lạt.

Mẹ mình luộc gừng với chút dấm để tránh bị đen. Gừng đã được bào thái từng lát theo đường nghiêng, xéo xéo nên mấy lác gừng to hơn. Sau đó lấy kim chỉ sâu lại rồi cho đường vào chảo để rim. Khi gần xong thì lấy ra rồi rẩy cho mau khô rồi cắt sợ chỉ, rãi ra mâm để giúp mau khô. Mức bí tương tự cũng phải luộc trước để chất dầu khỏi ra sau này. Bỏ vôi trắng vào ngâm rồi rim nên lúc nào cũng trắng và khô. Mức khoai lang tương tự.

Mẹ mình có món đặc sản là mức dâu tây Đà Lạt. Mẹ mua dâu loại còn cuống, rồi rim. Sau đó lấy giấy bóng đỏ mà người ta gói trà, bánh khi đám hỏi. Phải cắt từng miếng nhỏ. Mình lãnh vụ này. Rim mức xong thì cứng nên lấy giấy bóng goí lại, chừa cái cuống để người ta thấy mới mua. Sau đó phải cẩn thận bỏ vào hộp đậy lại, trình bày theo hình tròn, trái tim chi đó. Thiên hạ dành nhau mà mua. Nghĩ lại mẹ mình nên chú trọng mua dâu tây để làm mức, kiếm tiền nhiều hơn. Mỗi lần ai đám hỏi, đám cưới là lấy tờ giấy bóng đỏ, ép cho thẳng để dành đến Tết làm mức dâu.

Mỗi đêm, mẹ mình làm 10, 12 ký mức đến 1, 2 giờ sáng. Nay ngồi nhớ lại mới thấy thương mẹ. Không biết ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày. Sáng 7-8 giờ đã đi chợ, tối, 2 giờ sáng mới ngủ để nuôi 10 đứa con. Trong ngày, khi thưa khách thì đan áo cho con, thêu bọc gối cho thiên hạ đặt. Sáng ra, vừa hết giới nghiêm là thấy bà Ngự gõ cửa, lấy hết hàng. Đem ra chợ bán. Nghe kể sau 75 càng te tua nữa. Nuôi 10 đứa con thêm ông chồng ở trại cải tạo.

Khi bố mình bị bắt, cả xóm, bạn bè của gia đình chạy dài, xem như nhà mình là cùi hủi. Chỉ có gia đình bác Ngự, lên nhà mình, khuyên mẹ mình cố gắng, khắc phục để nuôi con. Gia đình rất mến gia đình chú Ngự khi gặp hoạn nạn mới biết ai là bạn thật. Khi bố mẹ mình sang Hoa Kỳ chơi, hai bác có đến nhà thăm.

Mẹ mình chơi hụi, chơi huê thì hay đợi đến cuối năm hốt lần chót để trả nợ, thanh toán hàng hoá, mua đồ sắm sửa cho Tết, mua áo quần cho con. Có lần mẹ mình làm chủ hụi vì thiên hạ tin mẹ mình hơn. Cứ thấy mỗi tháng, mấy bà ngoài chợ vào nhà mình, mặt mày rất hình sự, lo lắng, ngồi rồi nói chi đó, rồi có người cần tiền hốt hụi với giá cao. Mấy bà kêu trời sao lấy cao vậy nhưng trong lòng mừng vì đóng ít tháng đó. Chỉ có những người đã hốt hụi rồi thì buồn vì phải đóng hụi chết. Tiếc Bùi hụi.

Đời mình ở Đà Lạt chỉ thấy người lớn tụ nhà mình. Một là mấy ông quen ông cụ tụ lại đánh bài, còn bạn mẹ mình thì hốt hụi. Mấy bà hốt hụi xong là dọt còn mấy ông thì thâu đêm. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xóm tôi, con dốc nhỏ

 Mình có viết về mấy con hẻm Đà Lạt khi xưa nhưng chưa viết về mấy con dốc Đà Lạt xưa. Đà Lạt là xứ đồi núi nên đi đâu cũng phải leo dốc. Theo ký ức mình thì có vài con đường không có dốc như Phan Đình Phùng, Cường Để, Hoàng Diệu, dọc bờ hồ Xuân Hương. Ngoài ra đều có những con dốc nhỏ.

Theo mình, dốc cao nhất và khó đi nhất vào mùa mưa là dốc Sòng Sơn. Chỗ đường Triệu Việt Vương và đồn Quân Cụ đi vào Suối Tía. Mùa nắng thì đất đỏ, leo lên tới đầu dốc là mặt mũi mình bị bụi đỏ bám như mọi da đỏ. Còn vào mùa mưa thì xem như phải chụp ếch. Đường đất, chưa được tráng dầu hắc. Hay dốc vào đập Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu. Ngoài ra có mấy con dốc Đào Duy Từ, dốc Xuân An.

Dốc mình hay đi qua là Dốc Nhà Làng, từ đường Phan đình Phùng, ngay khách sạn Cẩm Đô đi lên đường Minh Mạng hay quẹo qua đường Duy Tân. Lối đi thường khi mỗi lần mình ra chợ. Sau này lớn lên, mẹ mua cho chiếc xe gắn máy thì chạy đường Phạm Ngủ Lão ra chợ. Ít dốc. Dạo ấy, xe chỉ có 50 phân khối, không như bây giờ, leo dốc Đà Lạt là một vấn đề. Hai chiếc xe của mình BS và Honda đều được độ lại nên mạnh hơn.

Dốc Nhà LÀng có căn nhà bà giáo Trình trước khi ông Đoàn và tiệm chụp hình Mỹ Dung xây ba căn nhà lầu 

Có lẻ con dốc mà mình nhớ mãi vì đi lại mỗi ngày. Con dốc này có đặc trưng: nối dài 3 con đường nổi tiếng của Đà Lạt: Hai BÀ Trưng, Thi Sách và Calmette. Đường Hai Bà Trưng nối liền với Thi Sách thì nối với đường Calmette. Khu vực này có thi sĩ Lệ Khánh và nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và một chị đậu tú tài hạng tối ưu, người Nùng, thêm thủ khoa của trường Võ Bị.

Mình có kể là khu vực dành cho người địa phương (người Việt hay người Thượng) mà Tây gọi là indigènes là khu vực dưới thung lũng, đất tương đối bằng như khúc đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng. Khu đất này kéo dài từ Mả Thánh đến đường Cường Để mà ông Võ Đình Dung mua rất nhiều và cho thuê các nhà vườn trồng xú, rau cải.

Mình đọc tài liệu tây thì được biết trong hội đồng thành phố dạo ấy, có 5 thành viên. 3 người Pháp và hai người Việt. Ông Võ Đình Dung là một. Ông ta lên tiếng khi thấy sơ đồ quy hoạch thành phố Đà Lạt, dành cho người Việt rất ít đất, và kích thước các nhà cửa trong khu vực này rất nhỏ so với khu vực người Pháp ở trên đồi xung quanh hồ Đà Lạt. Nhờ đó mà kiến trúc sư Hébrard mới sửa lại chút chút.

Dọc hai còn đường Phan Đình PHùng và Hai Bà Trưng là do người việt ở. Phan ĐÌnh Phùng thì xem là phố tiệm nên có hàng quán còn đường Hai Bà Trưng thì dành cho cư trú. người Pháp cho xây rất nhiều cư xá công chức làm việc tại ty Kiến Thiết, viện Pasteur, ty Bưu Điện, Nha Địa Dư, Ty Công Chánh,…

Giữa hai đường này là các vườn trồng rau cải nên có mấy con đường mòn để nối với hai đường trên để nhà vườn đem phân bón, rau cải ra xe hàng. Hai con đường này được nối với 3 cái chiếc cầu. 1 là trên Mả Thánh, cầu La Sơn Phu Tử, 2 là chiếc cầu ngay khách sạn Cẩm Đô, mà trước đây người Đà Lạt gọi cầu Cửu Huần và 3 là cầu Hải Thượng ngay trường Việt Anh. Giữa 3 chiếc cầu này thì có những con đường mòn nhỏ. 1 ngay chỗ ga-ra Phan Xứng, hãng cưa Xu Tiến đi qua đường Hai Bà Trưng, chỗ trường Đa Nghĩa. Con đường mòn này, ngày nay, xe hơi có thể chạy vào thì phải. Hôm trước nói chuyện với anh bạn Đà Lạt xưa. Gia đình anh ta được xem là 1 trong 100 gia đình người Việt đầu tiên đến định cư tại Đà Lạt. Mẹ anh ta nhận giấy khen thưởng khi xưa. Anh ta cho biết Mẹ anh ta thường gọi Cầu Quẹo là cầu chỗ đi qua Chợ Nhỏ, chỗ tiệm thuốc Tây Lâm Viên và tiệm may của ông Ba Hoà, chuyên may liễn.

2 là chỗ Ngã Ba Chùa đi băng qua vườn ông Ba Đà đến xóm Địa Dư và Công Chánh, 3 là chỗ chợ NHỏ, ngay tiệm thuốc Tây Lâm Viên, tiệm may của ông Ba Hoà, qua cư xá Địa Dư dường Hai Bà Trưng, 4 là chỗ cây xăng Ngọc Hiệp, đi qua tiệm mì quảng của ông Bắc Kỳ đến Hai Bà Trưng và một ngay gần trường Tân Sanh đi qua Hai Bà Trưng, chỗ trường Hiếu Học khi xưa.

Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang ở gần xóm mình, trên đường Calmette. Khi xưa, anh ta có làm một bản nhạc mang tên “tình tôi, con dốc nhỏ”. Có thể anh ta lồng cuộc tình vào những lúc đi về nhà, sau khi đến nhà đả thông tư tưởng một nữ sinh viên, từ Sàigòn lên Đà Lạt trú học tại nhà một chị bạn ở đầu đường Hai Bà Trưng.

Nhìn hình này thì mình đoán được chụp vào những năm 1950, trước khi gia đình mình dọn về đây. Nhìn hình thấy đơn sơ thật, nay thì Chán Mớ Đời. Thấy cư xá Bưu điện bên tay phải, đường Hai bà Trưng trước khi đến trường Đa Nghĩa. Còn trên đồi thì lãnh địa Đức BÀ (Domaine de Marie). Dãy nhà ông Lê, bà con chi với ông Tô trên đường Thi Sách, chưa được xây cất. Chỉ thấy nhà thằng Hiếu học Yersin khi xưa. Thậm chí dãy nhà Cao Quốc Tuấn, ông Định chưa được xây. Mình nghe người lớn kể là dạo mới dọn về đây, heo rừng, Nai thậm chí ông 30 về. Hình của Đà Lạt Xưa, lấy trên Facebook.

Hình này, có lẻ chụp từ đường Hàm Nghi. Cận cảnh cho thấy căn đầu của cư xá Địa Dư mà căn đầu tiên bên phải là gia đình ông Lào ở. Nghe nói ông ta mới mất đâu 3 tuần trước. Mẹ mình có đi đám.

Mấy căn nhà hình chữ A thuộc cư xá Công Chánh (8 căn). Mỗi nhà như vậy được chia làm hai căn kiểu duplex. Căn đầu tiên, số 42 bên tay phải của cư xá Địa Dư do nhà ông NHị ở, bên cạnh là ông Điện, bố của thầy Trịnh Minh Đức, dạy Pháp Văn. 

Bác Nhị có 3 người con trai và một cô con gái út. 3 người con trai là Bảo, Toàn và Miều còn cô gái út thì chịu không nhớ tên. Mình hay chơi với thằng Bảo khi xưa, học trên mình một lớp. Nghe nói hiện ở Vũng Tàu, Toàn thì nghe nói ở Hoa Kỳ, còn Miều bằng tuổi em trai mình thì nghe nói đã qua đời. Có lần mình ghé thăm bác Nhị Gái thì có thấy cô em út chăm sóc bác gái. 

Hồi nhỏ mình hay thấy ông Điện đi chiếc xe Lambretta. Thầy Đức có mấy cô con gái, con trai. Hồi nhỏ, thấy đi học trường Thanh Ngọc với mình, còn nhỏ lắm. Hình như có cô tên Thảo thì phải.

Căn thứ hai số 44 là gia đình Dì Tân, con bà Dụ, chị bà Võ Quang Tiềm, kêu Mệ ngoại mình bằng Dì, mới qua đời năm nay thì phải. Bà con với mình, chỉ gặp ở khi có kỵ giỗ hay tết ghé nhà đổ Xâm Hường. Dì có một người con trai tên Thăng, hơn mình một tuổi còn mấy chị kia thì chịu vì xa Đà Lạt quá lâu.

Nhà bên là gia đình ông Địch. Có hai người con trai: một tên Thắng, học y khoa và Võ Việt Điểu, hình như bằng tuổi mình hay nhỏ hơn một tuổi. Nay ở Virginia. Có mấy người chị, mình nhớ có người tên Lực, một cô em gái tên Thu. 

Căn tiếp 46 là nhà của gia đình bác Bửu Ngự và bên cạnh nhà của bác Bửu Duy. Cuối cùng là nhà của ông Sâm, trưởng ty Công Chánh. Có hai người con trai. Con trai đầu thì không nhớ tên, người thứ 2 tên Chiến, học Trần Hưng Đạo, trên mình một hay hai lớp.

Bác Bửu Ngự, đá banh giỏi lắm, bác Ngự Gái thì gia đình ở trong Hoàng Diệu, chỗ Lò Gạch, có người chị lấy bố của anh Phong, con dì Bê, bán chuối ngoài chợ. Lúc chưa lấy chồng thì bán lòng heo hay chi đó, có máu buôn bán nên sau này mở tiệm bánh Thành Nhàn ở Khu Hoà Bình. Con của bác thì để xem, cô gái đầu tên Mina, sau đó đến Hội, rồi một cô khác, rồi đến Huy,…chỉ nhớ tới đó thôi. Mấy người này rất thành công tại Hoa Kỳ.

Bên cạnh là nhà bác Bửu Duy, chuyên làm bánh Bông Lan bỏ mối cho mấy tiệm ngoài chợ Đà Lạt. Con đầu là Vinh, sau đó là Dũng, đến con gái đầu tên Hương, rồi đến Hải cũng tuổi với em trai mình, đến Hồ, rồi Hà. Có lần, Tết, ông cụ mình lì xì vài roi mây, đánh mình kiểu mở hàng đầu năm, đốt phong long. Đau quá mình chạy xuống nhà bác Duy. Bác kêu ngủ lại đợi ông cụ nguôi rồi về. Tối đó mình ngủ lại trên lầu với thằng Dũng, cùng tuổi mình. Thấy nhà ấm không lạnh như nhà mình giường nệm chi êm và ấm ghê. Mình thì ngủ trên giường có trải tấm chiếu rồi 3 anh em nằm như cá mòi. Sau này, mới hiểu vì không có lỗ thông hơi. Thường thì người ta hay bỏ mấy cục gạch trên cửa sổ hay cửa để cho không khí bay vào, để hạ thấp độ ẩm trong nhà nên ban đêm khá lạnh vì độ lạnh bên ngoài lan vào trong nhà.

Dãy nhà của cư xá Công Chánh đối diện cư xá Địa Dư. căn đầu tiên hình chữ A: số 41 A, nhà ông Mai, em ông Lào, ba của thằng Banh, cùng tuổi mình, hồi nhỏ hay chơi với nhau và bên cạnh là nhà ông Tân Ù số 41B, có cô con gái tên Trần Hoàng Giang, cùng tuổi mình. Sau đó đến số 43A, nhà ông Kham, bố của Thanh Tịnh và 43B, nhà ông Hiển, sau này chết thì gia đình ông Châu dọn đến. Trong xóm có hai ông tên Tân. Để dễ nhận khi nói chuyện, người ta gọi ông Tần Ù, khá to con và ông Tân Gầy, vì ông này gầy. Nói cho ngay thì gia đình mình không có liên lạc với gia đình ông Tân Ù vì ở xa. Nói chung là các nhà ở dưới đường Hai Bà Trưng, ngoại trừ mấy căn gần nhà mình.

Khi nào đầy tháng thì có mời ông Tước, ông Duy, ông Ngự ăn cơm hay khi cúng thì đem chén chè đĩa xôi sang mời lấy thảo.

Căn thứ 3, số 45A là nhà ông Quán, còn số 45B là nhà ông Ngần, hay chứa đánh bài, lấy tiền xâu. Có lần 302, đột nhập vào nhà chỉa súng lấy hết tiền mấy ông công chức đang binh xập xám. Lần đầu tiên về Đà Lạt, mình thấy mấy cô con gái ông bà Ngần, ông Nghi, đi tù với ông cụ mình, bán chỗ tiệm Đức Xương Long, nay chắc đi Mỹ hết.

Nhà ông Quán thì con đông lắm. Đa số là lớn tuổi hơn mình nên ít chơi với nhau. Mình chỉ chơi với tên Điệp, học Việt Anh, người con út tên Điềm. Hình con trai được đặt theo chữ Đ, nào là Đường, Độ, Điệp, Điềm. Hình như người con trai đầu tử trận thì phải. Nhỏ quá mình không nhớ rõ. Gần đây, có liên lạc với chị Liễu hơn mình đâu 2 tuổi. Còn chị Hoa, Nguyệt, Mai thì không biết ở đâu.

Sau đó là căn 47A, nhà của bà Tân gầy, mẹ của thằng Đôn, cùng tuổi với mình. Chị Lan, hơn mình 1, 2 tuổi gì đó rồi đến hai tên Ân, Ái, hình như có cô út tên gì quên rồi. Nhà này có hai người cậu thì phải, sinh đôi. Chỉ nhớ mại mại hồi bé có thấy họ khi đến nhà chơi. Mình có gặp một lần khi về Đà Lạt, cô ta chăm sóc mẹ ở nhà. Căn 47B thì người ra người vô nhiều lắm không nhớ rõ. Sau đó là căn cuối số 49A, 49B của nhà ông Hân và ông Ngọc. Mình có liên lạc được với hai cô con gái của ông Ngọc, hiện sinh sống tại Úc. Bà Ngọc đã mất, ông Ngọc, đánh bài, mấy ông hay kêu Robert. Chắc tên thánh của ông. Ông ta có một người con trai, bằng tuổi mình thì phải, tên Chân. Nghe nói chết ở Sàigòn trước 30/4, bị Việt Cộng pháo kích.

Nhà bác Hân thì đặt tên con theo chữ H. Con gái đầu là chị Huệ, sau đó đến chị Hương, sau này lấy thầy Tôn Thất Trai, nghe nói hiện ở San Diego nhưng không biết cách nào để liên lạc, đến 2 người con trai, không nhớ tên vì nhỏ tuổi hơn mình. Có một cô khác khá xinh, rồi nhiều người nhỏ quá không nhớ.

Nhờ bờ-lốc Sơn Đen mà mình tìm lại được khá nhiều hàng xóm ngày xưa. Nay mình khám phá ra căn nhà xây sau Mậu Thân, ngay vườn ông Bắc kỳ mang số 49 C. Ông thần ở nhà này không biết có nhớ thằng Hiếu, khi xưa học với mình ở Yersin, ở nhà 2 căn, ngay dốc hẻm đi vào khu nhà Cò đào.

Đó là những căn nhà thuộc cư xá Công Chánh, nằm ngay đường Hai Bà Trưng. Ngoài ra, còn một dãy nhà chung cư gồm 7 căn ở trên đồi, phía sau mấy căn nhà hình chữ A. Có một con dốc với thang cấp, nằm giữa nhà Bà Ngần và nhà bà Tân Gầy, đi lên ngay nhà ông Mãn, cán sự công Chánh, số 47/2. Trước đó chú Điềm, cán sự ở đó với một ông kiến trúc sư, dạy mình vẽ bản đồ và tô màu. Mình có liên lạc được với chú Điềm, nay ở Sàigòn. Khi gia đình mình dọn về đây thì ở tại căn này. Đến khi ông bà Hai, ở căn đầu tiên 47/1, dọn đi thì bố mình mới xin dọn qua. Rộng hơn nhất là có vườn, đất sân rộng. Bố mẹ có xây một căn bên cạnh. Nhờ đó mà khi Việt Cộng vào đuổi cổ đi, mới có nhà ở riêng, không phải đi kinh tế mới.

Bên cạnh là nhà bà Thường, số 47/3 có 4 cô con gái và một người con trai tên Dũng học Yersin trên mình đâu  5 lớp. Cô đầu tên Oanh, lấy ông chồng nào thổi sáo rất hay. Tối tối hai người ra trước mấy thang cấp, thổi sáo nghe phê không thể tả. Sau này, cô Oanh sinh con so. Bà Thường, mỗi sáng chạy qua nhà mình dựng cổ dậy, đưa cái bô để mình tè vào, cho cô Oanh uống. Nghe nói uống nước tiểu của mình tốt. Đó là lần đầu tiên trong đời mình được thiên hạ trân trọng nước tiểu. Sau này, có chú Nhân, đi Xây Dựng Nông Thôn, có cô vợ làm thư ký cho ty Công Chánh, dọn đến. Chú Thân hay kêu mình vô nhà, cho mượn sách của ông Hoàng Xuân Việt đọc. Nghe nói chú nay giàu lắm, có tiệm ăn hay nhà nghỉ to đùng cạnh nhà ông Mai. Mình có tìm chú khi về Đà Lạt nhưng chưa có duyên.

Bên cạnh số 47/4, là nhà ông Khoa, làm ty kiến thiết. Có 3 trai hai gái thì phải. Mình nhớ con đầu là anh Bình, sau đó đến Chú Sanh, chú Hành. Con gái thì chỉ nhớ cô Cúc, một cô khác đi lấy chồng ở xa nên chưa bao giờ gặp. Sau này, ông KHoa về hưu ở Ba Ngòi. Nhà để trống, mình và mấy đứa trong xóm chạy vào căn này chơi khi trời mưa. Sau này, khu công chánh cao nguyên trung phần từ Ban Mê Thuộc dọn về Đà Lạt, thì gia đình ông Tước dọn vào. Nhà này con đông như nhà mình. 7 gái 3 trai. Con đầu là anh Lâm, sau đi biệt kích rồi Biệt Cách Nhảy Dù, tham dự giải vây An Lộc, Phước Long, nay ở Hoa Kỳ.

Kế đó là chị Gái, hay cho mình mượn sách việt ngữ đọc với điều kiện là phải trả sáng hôm sau. Nhờ vậy mà mình đọc sách rất nhanh. Trung bình một cuốn sách là 2-4 tiếng đồng hồ. Sau đó là thằng Bi, Tí Chị, Tí Em cùng tuổi với mình, rồi đến Bé Lớn, Bé Nhỏ, thằng Tèo, nghe nói đang ở Bolsa, con Nguyên, và Con Oanh, đang ở Bolsa, chưa gặp lại. Mình có liên lạc lại chị Gái, tự kêu là fan cứng của mình, Tí Em, Bé Nhỏ và Nguyên.

Kế đó là 47/5 là nhà ông Kiếm. Bà Kiếm hay kêu mình vào nhà, nhờ xỏ chỉ luồng kim cho bà vì mắt kém hay nhổ tóc bạc cho bà. Bà có một người con trai độc nhất tên Sửu lớn mình đâu 4 tuổi. Sau này, về hưu, nghe nói về lại Quảng Trị. Mình không nhớ gia đình nào dọn về đây.

47/6 là nhà con Thuý, thằng Dư. Thằng Dư hơn mình đâu 3-4 tuổi, có con em nhỏ hơn mình 1 tuổi tên Thuý, hay chơi với mình hồi nhỏ. Thằng Dư hay dẫn mình sang Chùa, hay lên trường Bùi Thị Xuân nghe hướng đạo Lâm Viên chơi văn nghệ. Mẹ nó bán cơm ngoài chợ. Mỗi lần chợ đêm vào trước Tết, mẹ mình nhờ nó đưa mình về nhà. Sau này, gia đình này dọn lên Ban Mê Thuột. Khi khu Công Chánh Cao Nguyên Trung Phần dọn về Đà Lạt, mình hy vọng con Thuý cũng dọn về nhưng bặt tin. Mình có kể về chuyện con này bắt mình cho nó xem chim đa đa của mình. Sau đó gọi mình là thằng cu đen.

Căn này sau đó có nhà bà Hoà dọn đến. Nhà này cũng con đông. Con đầu là chị Hợp, học Văn Học, sau đó đến chị Hiền, nay ở San Jose, mình có gặp lại một lần. Kế đó là Phương, cùng tuổi mình, học Bùi Thị Xuân, rồi đến thằng Hiếu, thua mình 2 tuổi, rồi thằng Hậu, rồi mấy cô con gái nữa nhưng không nhớ tên. Hình như có một cô tên Hằng. Nhà này đặt tên con theo chữ H tương tự nhà ông Hân.

47/7 là nhà của ông Nhân, người Bắc. Có hai đứa con gái. Một đứa tên Oanh hơn mình 1 tuổi và con em tên Hoà thì phải thua mình 1 tuổi. Sau này, dọn về Sàigòn trong cư xá Thanh Đa. Gia đình ông Vinh dọn đến. Nhà này có 3 gái 3 trai. Để xem có nhớ tên hay không. Người đầu tên Thanh, đi pháo binh, sau đó anh Tú, học đại học khoa học Sàigòn, đến chị Tân, rồi đến thằng Tiến, thua mình một tuổi, học Trần Hưng Đạo. Đến con Tâm, rồi con Tuyết. Sau này, dọn về đường Phan CHu Trinh, xây cái nhà to đùng. Mất liên lạc từ đó.

Ngoài ra, có gia đình anh Bình, con ông Khoa. Khi ông Khoa còn đi làm, thì gia đình anh Bình ở chung với ông Khoa. Sau ông Khoa về hưu, dọn về Ba Ngoài thì anh Bình chiếm miếng đất, phía sau cầu tiêu của xóm, làm một căn nhà để ở. Nhà này thì con đầu là Đắc, thua mình 1 tuổi, đến Thái, Thu Oanh, rồi Trâu,…Thu Em, mấy người con sau nhiều quá, không nhớ tên. Mình có thăm cô Kim, em dâu của Dì mình.

Bên kia con dốc, đối diện nhà mình thì có nhà bà Phú. Sau này dọn qua đường Phan Đình PHùng, cạnh tiệm thuốc tây Lâm Viên, bán gạo đường gì đó. Con đầu là chị Mẫn, sau này lấy chồng là cháu bà Tước. Kế đến có một chị khác rồi đến thằng Phúc, rồi một tên nữa rồi sau này bà Phú còn sinh ra mấy trự thì không nhớ vì đã ở bên đường Phan Đình Phùng. Nay cả gia đình ở vùng Seattle. Chị Mẫn là người đầu tiên tìm ra mình. Sau đó nói lại với con bác Tước, rồi có con bác Ngọc ở Úc Dại Lợi.

Nhìn tấm ảnh trên, thấy cột điện trước nhà ông Hiển (Châu) khiến mình nhớ đến vụ ông lính tự tử ở đây. Hình như ban đêm, nghe tiếng nổ cái đùng lớn. Tuy hoang man nhưng không ai làm gì cả. Sáng ra, dì Gái, con bà Cáp, nhà trên phía trường Đa Nghĩa, đi chợ hay ghé vào nhà mình, rủ mẹ mình đi chung. Hôm đó, mặt dì xanh như đít nhái khi vào nhà mình, nói không ra hơi. Dì kêu có cái xác ông lính nào chết, nằm dưới đường. Mình nghe đến là chạy xuống ngay. Thấy có ông lính bị nữa cái mặt bay mất tiêu, máu me tùm lum đường. Cho đến giờ này, mình không biết lý do. Nghe đồn tùm lum, người thì kêu ông ta thất tình nên đến trước nhà người yêu, cho nổ lựu đạn. Ai biết thì cho em xin. Chỉ tội cho mình là mỗi lần đi ban đêm về là phải đi ngang cột điện này, mình phải vái, đọc kinh kêu đủ thứ Phật về phù hộ cho mình. May quá ông này chết không linh, nếu không đã có người cho xây cái am nhỏ rồi.

Khi gia đình bà Phú dọn đi thì gia đình bà Ron, em của ông bà Phú dọn về đây. Ông Ron có vợ bé nên lâu lâu mới về, kiếm nhà cho vợ con ở rồi dọt đi nhà vợ bé. Bà Ron, bán cơm ngoài chợ. Có toàn con gái, người trừ một tên con trai tên Long. Bên cạnh nhà bà Ron, là nhà thằng Hoàng thì phải, cùng hay hơn mình một tuổi. Hắn hay rống bản nhạc: “cớ sao buồn này Kim, ai yêu em hơn anh mà tìm,…” chị nó đẩy đà, nghe ai uống dấm nhịn ăn sao đó, lăn đùng ra chết. Sau đó thì gia đình này dọn đi đâu mình không nhớ.

Nhà mình thuộc về Hai Bà Trưng nhưng lại gần đường Thi Sách. Do đó mình chơi với đám con nít trên đường Thi Sách nhiều hơn là đám dưới đường Hai BÀ Trưng. Ngay đường Thi Sách, ngay con dốc là nhà của bác Đinh Gia Lành. Sau này ông đi Pháp nên để lại căn nhà này cho gia đình Đinh Gia Lành chăm sóc rồi cho ai ở. Sau 75 thì mất luôn.

Đi lên dốc về phía Calmette thì bên cạnh là nhà ông Ấm Thảo, người Huế. Mình hay ghé lại nhà này. Trước sân có cái trang thờ mà mẹ mình đem cái thai bị xẩy đến đây chôn và thờ. Ông Ấm Thảo có tài tán gái, có đến 3 bà vợ. Mình nhớ con đầu tên Ngữ, đi Thuỷ Quân Lục Chiến, bị mất một con mắt khi tái chiếm Quảng Trị. Sau đó thì nhớ có hai tên khác, tên Hậu thì phải rồi đến thằng Thọ, thua mình một tuổi, rồi tên con út, con bà thứ 3.

Cạnh đó là nhà thằng Trí thì phải, bố làm nha Địa Dư, có mẹ bán ngoài chợ. Nghe nói đi vượt biển cùng tàu với em mình, định cư tại Úc đại Lợi. Rồi đến nhà Hồ Thanh  Hy, Hồ Thanh Hải,.. rồi đến nhà thằng Thạch, hơn mình đâu 2, 3 tuổi, học Yersin. Sau này đi 302, sau 75 cãi lộn với ai bị đâm chết. Nhà hắn ngày đầu đường Calmette.

Tấm ảnh này hơi mờ nhưng cho thấy rõ ràng 3 dãy nhà cư xá Địa Dư nhất là 3 con đường song song: Hai Bà Trưng, Thi Sách và Calmette mà con dốc đi ngang nhà mình đã nối liền 3 con đường mà mình đã đi qua rất nhiều lần, hằng ngày. Nhà Phạm Ngọc Liên và Văn Tài Phát, nằm ngay căn giữa. Dãy bên trái, có nhà ông Thạc, thợ thiết. Dãy cuối có nhà ông Lào, chú Be.

Phía sau chỗ đường Thi sách, thấy có nhà hội của cư xá Pasteur, nhà của thằng Cường lùn. Nhà ông Đề, giám đốc trung tâm thẩm vấn.

Trên 3 dãy nhà Địa dư là dãy nhà của cư xá Pasteur. Giữa nhà ông Mai và một căn của cư xá Pasteur, con dốc đi lên từ đường Hai Bà Trưng lên Thi Sách, qua nhà ông Tác, nhà thằng Thạch, bà Thủ.

Thấy con đường mòn từ Phan đình Phùng, chỗ Cầu Quẹo, băng qua mấy cái vườn, qua con suối rồi lên mấy thang cấp giữa hai dãy cư xá Địa Dư. Thấy bên phải ngay vườn có nhà Cậu Liễu, bán thuốc Cẩm Lệ, con bà Dụ, chị bà Võ Quang Tiềm. Cứ đến mù mưa thì chỗ này bị lụt. Nước dâng lên đến chân khu cư xá Địa Dư. Thôi ngưng ở đây.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Giấc mơ Hoa Kỳ của Sơn Đen

 Hôm qua, mình đi gặp chủ nhà bán 4 căn hộ tại thành phố Torrance gần biển và mình đề nghị cho vay lại. Mình lấy cuốn sổ ghi mấy căn nhà mua được chủ cho vay lại để đưa cho chủ nhà xem. Mình da vàng, họ đâu biết mình nên cần giới thiệu họ những căn nhà mình đã mua và chủ cho vay lại thay vì mượn tiền ngân hàng. Hôm nay, sẽ gặp bà vợ, người có quyết định, hy vọng sẽ mua được. Thiên hạ thấy nhà bị móng nức thì sợ, ngân hàng không cho vay nên hy vọng mình sẽ mua được.

Bổng thấy bài báo cũ của tờ báo lớn nhất Quận Cam, Orange County Register gần 20 năm, viết về giấc mơ của mình. Cuộc đời mình thì không muốn dây dưa với người đời nhưng cứ hay bị lôi ra ánh sáng. Mình làm vườn, trồng bơ yên thú về hưu, trong vườn chỉ thấy sóc và coyote. Lâu lâu đài truyền hình, thiếu người, nhờ mình lên đài nói về tài chánh. Lên đài, có người kêu mình bận đồ xấu. Làm vườn thì có bận đồ đẹp thì vẫn là tên làm vườn, gốc bần cố nông. Mình lục ra bộ đồ $12 mua chợ trời 35 năm về trước vì bà bầu sô truyền hình, kêu phải bận đồ cho sạch sẽ một tí. Giày thì mượn của thằng con. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, ở Thuỵ Sĩ, Ý Đại Lợi, cũng có báo chí địa phương phỏng vấn đăng hình vì đoạt mấy giải về nghệ thuật vớ vẩn trong thành phố. Sau này, lấy vợ, mình bỏ ba vụ này, lo làm ăn, làm nghề thầu khoán, vẽ nhà xây cho thiên hạ. Đồng chí gái định hướng kinh tế thị trường là trên hết.

Cách đây, gần 20 năm, năm 2002. Mình ở thành phố Westminster, mấy đứa con đi học trường tư ở lớp mẫu giáo nên kiếm nhà ở vùng Villa Park hay Orange Hills để khỏi phải trả tiền trường tư cho mấy đứa nhỏ. Khu Việt Nam ở đông thì có học sinh giỏi nhưng cũng có một số băng đảng, bắn nhau như xi-nê Hongkong. Mình có khách hàng trẻ, vào quán cà phê, bị bắn không chết, liệt toàn thân từ cổ xuống chân. Ra toà, được trả 2 triệu. Mình làm một cái annuity trong vòng 20 năm. Chắc nay đã qua đời.

Anh chàng này kể vui lắm. 2 triệu thời đó là nhiều, độ 6 triệu ngày nay. Lúc bị bắn thì anh chị trong nhà chửi bú xua la mua, không thèm nhìn. Bạn gái cũng như con chim đa đa vội vàng bay xa. Đến khi toà phán bảo hiểm đền 2 triệu thì bạn gái bu lại, anh chị trong nhà xúm lại, yêu thương chân tình. Mượn tiền mua nhà bú xua la mua. May mình thành lập annuity chớ đưa nguyên 2 triệu thì bay hết.

Thấy vụ này nên mình muốn dọn về khu mỹ trắng, hơi an ninh một chút. Ai ngờ khu mỹ trắng thì cũng có tệ nạn khác. 30% học sinh trung học, chơi sì ke. Trời thương nên con mình cũng gặp bạn tốt nên qua khỏi. 

Mình thì thích Villa Park nhưng mụ vợ không chịu, kêu toàn dân già không. Số mình không được ở khu nhà giàu, sang trọng. Có mấy tên muốn bán nhà cho mình trong khu này, và cho vay lại nhưng mụ vợ nhất định không chịu. Thôi thì theo vợ cho yên bình, gia đạo yên vui.

Một hôm, đọc báo thấy có bán một căn nhà giá $369,000, chủ cho vay lại, chỉ đặt cọc có $3,000. Tò mò mình gọi hỏi thì tên chủ nhà, hẹn gặp tại căn nhà. Đến nơi thì mình thất kinh vì căn nhà te tua. Số là có 3 căn nằm xát bên nhau. Chủ thầu xây dối, không nện đất cho kỹ nên móng nhà bị lún. Kiện nhau ra toà, chủ nhà vớt tiền nhưng không sửa chửa, cho mướn. Sinh viên mướn nên phá te tua, ăn uống nhảy đầm cả tuần. Hàng xóm chửi trời.

Tên chủ buồn đời bán lại cho một tên đầu tư khác. Tên này đăng báo kiếm người ngây thơ như mình đến mua. Khu nhà thì giá trị độ $500,000 nhưng hắn bán $369,000. Mình tính bỏ thêm $50,000 để sửa chửa lại thì bán có thể lời độ 70,000. Nên đưa hắn $3,000 làm giấy tờ mượn $366,000. Xem như đặt cọc 1% thay vì 20% như thông lệ. 

Mình kêu kỹ sư địa chất đến rồi tìm phương án để nâng phần móng nhà bị lún. Cuối cùng mình chọn cách đóng cọc xuống rồi từ từ nâng cái móng bị lún lên. Giúp cân bằng lại. Sau đó thì cho thay cửa sổ, cửa cũ lại hết, sơn phết hoành tráng. Tính để bán. Mụ vợ đi làm gần đó, trưa ghé lại kêu dọn về đây ở. Thế là mộng lời $70,000 của mình bay theo con chim đa đa.

Nền nhà bị lún một bên. Mình dùng mấy cọc sắt nện bằng máy xuống đất đến khi không thể xuống nữa, lót miếng sắt dưới móng nhà, rồi từ từ đội lên cho bằng toàn diện căn nhà.

Ngày gần dọn thì mụ vợ cứ khóc, kêu thương cái nhà đang ở. Mình nói nhà này cuối tháng, người mướn nhà sẽ dọn vô nhưng mụ vợ cứ khóc. Mình nói thôi để cho thuê căn nhà mới ở lại đây cũng được. Mình thích vụ này hơn vì căn kia tốn tiền gấp hai. Cuối cùng thì mụ vợ phải gạt nước mắt mùa thu để dọn nhà.

Lấy tấm thép lót dưới cái móng nhà rồi đội lên từ từ đến khi nào nguyên căn nhà được phẳng hết. Mình làm mấy cọc này gần như xung quanh nhà.

Về đây thì mình đi xin cây cỏ của tên thợ cắt cỏ. Chủ nhà kêu nhổ mấy cây cỏ đẹp thì hắn đem lại cho mình để trồng. Mới dọn về mình thất kinh. Lý do là cái phòng đựng quần áo cho mụ vợ, to hơn cái phòng ô-sin của mình ở tại Paris.

Tên nhà báo kêu hai vợ chồng đứng tạo dáng, cười như điên. Tấm thảm, mình xin của khách hàng đem về lót đẹp như tây. Chán Mớ Đời 

Hàng xóm, bu lại, khen mụ vợ đủ thứ. Họ cảm ơn mình đủ trò. Kêu là căn nhà này là cái gai trong mắt của dân khu này. Nhà thuê nên không chăm sóc, trồng hoa như hàng xóm, cây cối um tùm. 

Một hôm, bà hàng xóm, gõ cửa, dẫn theo ông mỹ nào. Giới thiệu là nhà báo Nick Harder của nhật báo Orange COunty Register. Hắn muốn phỏng vấn mình về sửa chửa lại căn nhà bị lún,… mình thì tình ngay, giải thích cách sửa chửa thôi. Ai ngờ ông thần này về viết bài báo, kêu giấc mơ Hoa Kỳ của tên an-nam-mít bú xua la mua. Thiên hạ quen gọi điện thoại, kêu đủ trò.

Chúng chụp hình mấy bức màn đồng chí gái may treo. Lên hình thấy cũng hoành tráng lắm. Đồng chí gái có cái hay là biết may, quần áo, màn cửa gì khi xưa đều may cả. Chỉ có khi về căn nhà đang ở hiện tại thì mụ vợ đâm lười, kêu thiên hạ làm. Chán Mớ Đời 

Được cái là sau đó, mấy người có nhà bị lún, đọc báo kêu mình tới tấp, sửa chửa nhà cho họ mệt thở. Từ đó, mình trở thành chuyên gia sửa chửa nhà lún. Ở Quận Cam này, nhất là các vùng gần biển, đất cát nên hay bị nức xi-măng, đủ trò. Mình đi mua nhà bị nức rẻ, rồi sửa chửa lại cho thuê. 

Ở đây được 10 năm thì mụ vợ chán, muốn đổi nhà. May mình tìm được căn khác chỉ cách căn này đâu 4 cây số. Cho thuê căn này. Số trời cho mình giữ căn này.

4 căn hộ mà mình đang thương lượng để mua, sẽ đứng tên hai đứa con, tập cho chúng quản lý nhà cho thuê luôn tiện trừ thuế. Cũng lâm vào tình trạng này. Móng bị nức, ngân hàng không cho vay, nên họ phải cho vay lại, mình mua. Xong om.

Mới đó mà đã gần 20 năm. Kinh. Căn nhà này mình cho thuê mỗi tháng $4,000. Giá trị thì nhân gấp 3 lần giá mua khi xưa. Mình đang bán mấy căn nhà ở vùng xa xôi để mua mấy căn gần, ở những thành phố ít ăn trộm. Xong vụ này, mình sẽ tái tài trợ lại mấy căn nhà này để mua thêm nhà cho thuê cho mấy đứa con. Từ từ mình chuyển qua cho chúng rồi đi chơi với mụ vợ đến khi không còn lết nữa. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Chuyện tình thời @ (phần 2)


Tên kia kêu dạ tôi làm nghề đánh cá, ở trên tàu nhưng bị tàu lạ đâm thủng, không có nhà ở nên lang thang. Bổng thấy cô và đám tuỳ tùng đến đây dã ngoại nên sợ quá vì không có quần, nên chui xuống cát núp. Ai ngờ cô tắm nên nước làm lộ ra thân thể tôi. Xin cô lượng tình thứ lỗi cho kẻ hèn này.

Tiên Dung bổng kêu, nằm im, quay mặt lại rồi với lấy cái khăn tắm của mình để lau khô thân thể, bận đồ “bí mật chiến thắng A”, lấy cái khăn, đậy con chim đa da của tên họ Chử lại. Tiên DUng bổng đỏ mặt lên vì thấy con chim đa đa quá hoành tráng, chưa từng thấy. Cô nhớ đến phim Blue Lagoon mà cô đào Brooke Shield với cặp mắt xanh, nhìn con chim đa đa của tên mỹ, kêu cái chi rứa? Dạ cái chày giã gạo. Thế cô nàng có màn hò giã gạo mái dậm. Chàng và nàng vừa giã gạo vừa hát tiếng chày trên sóc Bom Bon

Lửa bập bùng
Tiếng chày khuya
Cắc cum cụp cum 
Cum cụp cum, cum cụp cum
Cắc cum cum cụp cum.

Sau cuộc ân ái cực đỉnh Tiên Dung hỏi tên không bận quần, lý lịch ba đời ra sao. Hắn cho biết là họ Chử, tên Đồng mà thiên hạ hay gọi Chử Đồng Tử. Thật ra họ của hắn là Chửi, vì khi còn sống, mẹ hắn rất chanh chua, hay chửi đổng hàng xóm hàng ngày như cái loa phường. Khi sinh hắn ra thì đặt tên là Chửi Đổng Tử để ghi nhớ thành tích chửi đổng của mẹ hắn. 

Khi đi nghĩa vụ, không có giấy khai sinh, ra phường đăng ký. Tên phường trưởng học tại chức nên viết tiếng Việt như Sơn Đen, không biết từ Chửi viết với y dài hay i ngắn nên cuối cùng hắn ghi Chử không thôi, vì sợ lộ cái dốt mua bằng. Còn từ Đổng thì không biết là dấu hỏi hay dấu ngã nên bỏ dấu huyền cho chắc ăn. Nên từ đó hắn có họ mới là Chử, Chơ Ư Chư Hỏi Chử chớ không phải dấu ngã. Bố hắn tên là Chửi Cù Mây còn mẹ là Bùi thị Nhà.

Đi nghĩa vụ về thì mẹ đã quy tiên. Hắn với ông bố đi đánh cá, nuôi thân. Không ngờ gặp tàu lạ đâm vào làm bể thuyền nên từ đó hai cha con chỉ bắt cá gần biển vào ban đêm để không ai thấy. Chúng thải chất hoá học ra làm hại môi trường, khiến cá gần bờ cũng chết hết. Hai cha con đói quá phải đi xin ăn, bữa được bữa không chỉ còn cái khố chung. Hai cha con chia phiên, bận khố để đi bắt cá. Bố đi thì hắn cởi trần, nằm nhà lướt mạng Zalo chim gái ảo.

Chẳng may, bố hắn đi nhậu, xỉn bị trúng gió nên qua đời. Trước khi nhắm mắt bố hắn dặn là giữ cái khố mà bận, đừng có liệm chung với xác ông ta nhưng hàng xóm đến viếng, chia buồn thấy bố ở truồng thì la toáng lên, không dám lạy vái. Kêu sao ku ông Mây to và đen thế khi nhìn mấy ông chồng hàng xóm nên hắn đành lấy cái khố độc nhất của gia phả, mặc vào cho bố. Từ đó, phải trốn lánh người đời, chỉ ra đường ban đêm.

Hắn nghe kể ca sĩ Trường Vũ, nhờ hát bản nhạc kiếp nghèo mà mua được mấy căn nhà cho thuê nên định đi học Karaoke như ca sĩ này để hát lên thân phận nghèo không KHố của mình nhưng không có khố nên họ không cho vào mấy quán bia ôm để thực tập tài năng ca sĩ , mong thoát kiếp nghèo, đổi đời.

Nghe Chửi đổng Tử kể chuyện gia đình thuộc nạn nhân của chế độ phong kiến, mỹ ngụy nên Tiên Dung mũi lòng. Kêu nay anh đã gặp cách mạng, cách mạng sẽ giúp anh vượt qua số phận của người khốn khố, để vươn lên bốn bể như ông Valjean trong Les Miserables của Victor Hugo.

Ngồi nói chuyện một hồi thì đói bụng, Tiên Dung với lấy cái thùng đựng nước ngọt, bánh mì thịt, cà phê sữa đá ra, mời tên họ Chửi. Tên này lâu ngày được ăn ngon nên ngốn nghiến một loáng là hết thức ăn và cà phê. Hắn vừa ăn vừa chửi như cái họ cúng cơm gia phả địt mẹ ngon thật địt mẹ ngon thật. Cả đời hắn không uống cà phê nên sau một ly cà phê sữa đá thì bổng nhiên con chim đa đa của hắn bổng như được uống Vigra sống lại hùng vĩ. Tiên Dung thấy thế thì đỏ mặt, cuống quít vân về tà áo, đôi môi mở chào, tay run run vuốt chim đa đa. Tên họ Chửi sợ quá kêu đừng. Tiên Dung nói: ta làm theo ý trời, chàng việc gì mà lo ngại.

Sau màn ân ái sinh thái, Tiên Dung thỏ thẻ: Hồi chiều trong khi tắm, em suýt chém chết chàng. Vì bao giờ em cũng mang theo bên mình dao găm. Khi chàng lộ ra, em hãi hùng thoạt tưởng thuỷ quái long cung hiện hình, từ dưới nước chui lên cưỡng hiếp, như trong chuyện cổ mẹ em thường kể. Vậy chàng là người thật hay là tiên?...

Tên họ Chửi ngơ ngáo như bò đội nón, kêu anh mà tiên thì đã có cái khố để bận rồi. Anh là chứng nhân cho giai cấp vô sản, đến cái khố cũng không có.

Tiên Dung chợt ra hiệu tên họ Chửi câm mồm vì có điện thoại. Bên kia đường dây, là bà mẹ. Mẹ Tiên Dung hỏi đi đâu mấy ngày nay thế. Tiên Dung kêu con đi du lịch sinh thái mẹ à. Rồi báo tin đã tìm ra một đối tượng chuyên chính vô sản, hợp với tiêu chí của gia đình mình, 3 đời “hồng hơn chuyên”. Bà mẹ nghe vậy thì vui mừng, tò mò hỏi con cán bộ nào thế. Tiên Dung kể lại hết sự việc Sinh Thái Kỳ Ngộ của mình và tên họ Chửi.

Bà mẹ nghe Tiên Dung kể lể tình sử của con gái thì oà lên khóc. Tiên Dung tưởng mẹ mình vui mừng khi khám phá ra đối tượng gia phả. Ai ngờ sau trận khóc vỡ lòng thì bà mẹ kêu con ơi, con nhà quan thì lấy nhà quan, sao con lại đòi lấy thằng cùng Đinh vô khố thế. Tiên Dung nói, bố mẹ đều nói gia đình ta thuộc giai cấp vô sản, nhờ ông nội theo cách mạng, nay mới sống trên nhung lụa. Thế anh Vô KHố là người cùng Đinh như ông nội khi xưa. Chỉ việc thuyết phục anh ta theo cách mạng là được rồi.

Hai mẹ con cãi nhau chí choé khiến Tiên DUng bực mình, không muốn đem đối tượng tiếng chày trên sóc Bom Bo về ra mắt bố mẹ. Cô lấy thẻ tín dụng của bố mẹ để mướn một căn hộ cho hai vợ chồng son. Sắm cho anh chồng một cái quần bò Levi’s và cái áo Polo để khỏi phải ở trần như ông vua cởi truồng Trần Minh nữa.

Ông bố nghe bà mẹ kể về đối tượng gia phả của nhà ông thì nổi giận, đập bàn: tiện nữ dám trái ý ta! Thiếu gì con ông cháu cha mà đi lấy một thằng vô sản, không gốc gác cách mạng.

Thế là ông bố cách mạng này, sau bao nhiêu năm từ rừng ra, bổng chốc trở thành phong kiến, cấm Tiên Dung bước chân về nhà với tên cùng Đinh vô khố. Tiên Dung phải đem nữ trang ra tiệm cầm đồ để bán. Mướn chiếc thuyền để tên họ Chửi đi đánh cá và dặn gặp tàu lạ thì trốn ngay. Ngoài ra, nhờ bị báo chí quăn đá nên thiên hạ lên You -tu-be của Tiên Dung để ném đá nên được tiền của công ty này trả, thêm tiền chợ búa.

Thế là Tiên Dung bắt chước chị Hằng Lò Vôi, ngày ngày lên YouTube ra rã chửi thiên hạ để câu chửi vì chồng mình họ Chửi, lấy họ chồng, bí danh Chửi Tiên Sư. Mỗi tuần Tiên Dung chim-lai, chỉ dẫn thiên hạ mua bằng giả, bồi dưỡng các giám khảo thi hoa hậu miệt vườn. Dần dần, thành phần Fan Cứng của Tiên Dung gia tăng khủng khiếp. Ai nấy cũng hỏi cách mua bằng giả, cách đi thẩm mỹ viện để tune-úp, tân trang toàn diện. Tiền you tu be vô như nước, không cần bố mẹ bồi dưỡng.

Một hôm Tiên Dung nói với Chửi Đổng tử: thiếp nghe người khách buôn phương xa nói rằng đất mình có nhiều gỗ quý, ngà voi, sừng tê giác, da cá sấu,… anh nên đổi chiếc tàu to hơn, để chở đến các xứ lạ để bán, mua một lời 10. Khi về thì anh mua hàng nhái của bọn tây đem về để em bán ơn-lai. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ giàu to.

Chửi Đổng Tử như bao thằng đàn ông thích nhậu bia ôm, lười làm việc khi đã có con vợ lo hết, gạt đi: Trước đây ta nghèo đến mức không có cả đến cái khố mà mặc, nay được giàu có sung sướng thế này là mang ơn trời đất lắm rồi. Ta vui lắm, Phật đã nói tham sẽ khổ.

 Nghe thằng chồng lười tru tréo, Tiên Dung: Nếu mộng giàu sang thì em đã chẳng theo chàng. Ngoài đất nước ta, còn có núi sông nào khác? Ngoài thế giới ta đang sống, còn có thế giới nào nữa không? Chàng hãy nghe em, thử một chuyến đi xa.

Nghe thế, Chửi Đổng Tử đành phải vâng lời, đi Hà Giang kêu kiểm lâm chặt hết cây cối để xuất khẩu qua xứ lạ, biến rừng thành bình địa, gây nạn lũ lụt khắp nơi. Người dân than oán, kêu thấu trời. Tời sai mấy con cóc nhả ra ruộng kêu ọc ọc. Chửi Đổng Tử và Chửi Tiên Sư lên mạng, vào Ebay mua con tàu cũ, đặt tên VinaShin để chở cây rừng, sừng tê giác,..chở đến xứ tàu lạ.

Đi được 3 ngày trường thì tàu vinashin bị hỏng máy nên tấp vào một hòn đảo. Trong khi đợi các thuỷ thủ sửa chửa máy bơm nước của tàu, Chửi Đổng Tử lên bờ tham quan, lấy điện thoại chụp bú xua la mua để lai-chim với vợ nhưng hòn đảo nằm ngoài vùng phủ sóng nên chỉ biết chụp hình, đợi khi nào lên tàu lại sẽ phát hình. Bổng Chửi Đổng Tử thấy bóng dáng một cô gái bận bikini, từ dưới biển đi lên. Vừa đi vừa hát như Ursula Andres trong phim James Bond. 

Mặc dầu vợ đã dặn trước khi lên đường, không được léng phéng với gái nước ngoài nhưng anh chàng tò mò đi theo ngư nữ. Đi một hồi thì đến một cái am nhỏ thì cô gái biến mất. Từ trong khe núi có một ông cụ già râu tóc bạc phơ như ông Tây bán thịt gà chiên, bước ra. Ông ta cầm cây gậy trúc, vừa đi vừa tu chai  coca cola rồi hát rằng theo điệu Bolero :

Núi cao chót vót nước lại thâm
Trong cõi trần ai kẻ tri âm
Ai kẻ tri âm thời đồng tâm
Đồng tâm xin kết bạn giai âm
Kết bạn giai âm muôn dặm cũng tầm
Vui với núi cao cùng nước thâm.

Chửi Đổng Tử nghe đến bài hát thì lật đật chạy theo ông lão, vái lạy: Tôi trộm nghe câu hát, biết mình có phúc được gặp bậc tiên. Dám xin rủ lòng cho theo học đạo.

  Ông cụ có râu như Tây nói: Ta chờ ngươi đã lâu rồi. Nói đoạn quay người đi trước bước chân thoăn thoắt như Vương Vũ trong phim Đọc Thủ Đại Hiệp. Chửi Đổng Tử theo sau thấy mình đạp lên đá mà nhẹ như đi trên mây, một chốc tới am cỏ, nhìn xuống xa vời không thấy bãi đá, cây rừng đâu cả. Ông cụ giữ Chử Đồng Tử ba ngày, truyền dạy pháp thuật Xập-Xám. Ông lôi ra một đám đĩa cứng, để Chửi Đổng Tử Download phần mềm về đầu của mình để khỏi tốn thì giờ học. Chương trình học trùng tu tại chức cơ bản.

Vấn đề là phần cứng của Chửi Đổng Tử chạy rất chậm như 286, không thể đáp ứng với CPU mới. Trời trên núi, về đêm lạnh, gió thổi ù ù khiến Chửi Đổng tử lo lắng vì hồi chiều đi ở dưới biển thì trời nắng. Như hiểu được tâm ý của Chửi Thị, ông lão cười rồi đưa cục gạch, bảo bỏ vào bếp lửa. Chiều tối thì lấy cục đá ra, bỏ vào chăn, để ngủ, sưởi ấm cả đêm. Rất là sinh thái, hữu cơ, không phá hoại môi trường như hắn cho người chặt hết cây ở Hà Giang.

  Trước khi chia tay, cụ cho Chửi Đổng Tử một chiếc gậy và một cái nón, dặn: Phép biến hóa ở cả trong hai thứ này. Gậy này là của Hoàng Dung, đệ nhất Cái Bang, này truyền lại cho ngươi và cái nón để bỏ tiền khi đi ăn xin vào đấy, không sợ mất.

  Chửi Đồng Tử xuống núi, ngoảnh lại đã không thấy am cỏ đâu. Làn sương mù che phủ cảnh tiên giới. Chửi Đổng Tử đi khắp bờ biển, không thấy tàu vinashin đâu hết, trong lòng sợ hải, muốn khóc. Cứ tự trách thầm, cũng vì cái bệnh mê gái, không nghe lời vợ mà ra nông nổi. Trước khi đi Tiên Dung đã dặn, cẩn thận vì bọn gái xứ nước ngoài kinh lắm. Chúng biến thiên hình vạn dạng.

Nhìn phía xa chàng thấy trên mặt biển thấp thoáng một chiếc tàu, vội dơ tay vẫy gọi. Thuyền ghé vào bờ, không ngờ gặp đúng những người đã cùng Chửi Đổng Tử đi buôn. Người trên thuyền mừng rỡ kể lại hôm ấy Chửi Đổng Tử lên đảo rồi lạc trong khe núi. Mọi người chia nhau tìm kiếm hồi lâu không thấy đành phải nhổ neo đi tiếp. Ai cũng nghĩ Đổng Tử đi theo ngư nữ. 

Sau khi bán hết ngà voi, cây cối và thuyền vinashin cho sắt vụn. Mọi người mua thuyền của xứ lạ, tốt hơn Vinashin, quay mũi dong buồm về đến đây, tính chuyện lên thắp 3 nén hương cho Chửi Đổng Tử, không ngờ lại gặp họ Chửi đây. Một người nói: Vừa đúng ba năm... Chửi Đổng Tử như bò đội nón, chợt nhớ lại: Chàng ở trên núi chỉ có ba ngày. Thì ra một ngày trên cõi tiên bằng một năm dưới hạ giới như hai ông Lưu Nguyễn đã từng kể.

Tiên Dung, tưởng tên Chửi Đổng đã đi theo cô gái bia ôm, nay thấy chồng đắc đạo trở về thì mừng lắm. Không vợ đố mày đắc đạo. Nàng xin Chửi Đổng Tử truyền dạy phép thuật, cả hai vợ chồng cùng tu luyện, ăn chay, không giã gạo trên sóc bom bon trong vòng 1 tháng rồi đi hành đạo, cứu nhân độ thế trên you-tu-be. Mỗi ngày lái-chim, khắp nơi đồn xa tiếng lành khiến sự nghiệp cứu nhân độ thế của hai vợ chồng càng ngày càng phát triển cực tốt, tiền vào như nước.

  Tiên Dung nói: Ta đã hằng sản hằng tâm cứu người nghèo, giúp kẻ khó, làm cho nhiều người không có nhà ở, cơm ăn, áo mặc để cúng cho ta. Nhưng cái sự đau ốm, tử biệt sinh ly thì vẫn chưa làm cho trăm họ vợi đau khổ phần nào. 

  Chửi Đổng Tử chỉ vào chiếc gậy, cái nón, nhắc lại lời ông cụ trên am cỏ nói với mình: Phép biến hóa ở cả trong hai vật này.

Đúng lúc năm ấy, bia cổ rô na xâm nhập làng xóm khiến người chết rất nhiều. Có nhà chết không còn một ai. Có làng đầu xóm, cuối xóm ngày đêm vang tiếng người khóc thảm thiết. Đêm đêm nghe tiếng CÔ Vì rên xiết. Người chưa kịp chôn người chết đã bị  "CôVi19" bắt đi, lăn ra tắt thở. Đi trong xóm thôn, mùi đống rơm cháy ẩm ướt do nhân dân đốt trừ tà ma bốc lên mà thấy rợn người. Cuối cùng phải cách giãn xã hội, công an rào kẽm gai khắp nơi nhất là các xóm lao động. Ra chỉ thị f1, f2, f bú xua la mua,… có người gọi điện thoại có người bệnh nhân công an rất tuân theo nghiêm lệnh, không bồi dưỡng thì không được cấp giấy đi đường. Cho rằng bánh mì không phải là thực phẩm, quay Zalo giải thích rõ ràng, bỏ lên mạng để giáo dục cộng đồng mạng.

  Trước tai họa của nhân dân, Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ra tay cứu vớt. Người chết nằm đó, chỉ cần Chửi Đổng Tử cầm gậy thần phai-dơ và cái nón Moo-đẹp-Nà đâm một mũi vào là mở mắt hồi sinh. Nghe tin làng Đông_Nào chết nhiều người lắm. Chửi Đổng Tử ngả nón rồi cùng Tiên Dung ngồi lên bơi vun vút qua sông. Khi hai ông bà tới nơi thì hầu như cả làng không còn bóng người, xác chết nằm phơi như bánh tráng, khắp trong nhà ngoài ngõ như năm Ất Dậu. 

Những người đang hấp hối cũng chỉ biết nằm thoi thóp thở. Chửi Đổng Tử phải đến gần cầm gậy đập mấy cái liền vào từng xác chết, gọi: dạy, dạy mau ! Những xác người từ từ mở mắt lờ đờ rồi ngồi nhỏm dậy. Khi biết mình vừa được sống lại họ quỳ lạy tạ ơn rối rít. Đưa bì thơ cúng đường bồi dưỡng. Chửi Đổng Tử cười, hỏi: Khỏe chưa? Đáp: Thưa, khỏe như vừa bồi dưỡng Viagra ạ. Chửi Đổng Tử: Khỏe thì ra sân nhảy Cha Cha Cha cho ta xem !

  Người nghe, tất thảy reo hò ầm ĩ kéo nhau ra sân, ra bãi ôm nhau, nhảy tuýt, Bolero theo tiếng trống thúc dồn dập của người cầm chịch. Mọi dành nhau micro để hát karaoke. Lại chửi nhau như trước Đại Dịch. Các cán bộ y tế chạy lại, kêu test lại để kiếm chút tiền bồi dưỡng. Thử nghiệm cho thấy âm tính, hết bệnh như cô-vi đã bị cái gậy đánh đuổi biến mất. 

Bổng họ ngoảnh nhìn thì cứu tinh của họ, ông bà Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đã đi từ lúc nào, không một lần từ giả. Hẳn là hai người tiếp tục đi đến những thôn khác, đáp ứng lời nguyện cầu của dân làng khác đang có dịch bệnh hoành hành. Trời đã gửi hai vị tiên giáng trần để cứu nhân độ thế.

  Từ ngày đắc đạo, Tiên Dung đã bán nhà cửa hết, bỏ tiền trong ngân hàng rồi sắm cái xe Mobile, chở hai vợ chồng đi khắp mọi nơi cứu nhân độ thế, kiếm tiền, không sợ công an khu vực lại hỏi hộ khẩu đâu.

  Một bữa nọ hai người đang lái xe mải miết trên đường thì trời xập tối. Làng xóm còn xa, chung quanh gò hoang, đầm nước vắng vẻ, sương đêm bốc lên lạnh lẽo. Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đều cảm thấy mỏi mệt bèn bảo nhau dừng chân tạm nghỉ. Hai người chọn 1 nơi để đốt lửa, nướng thịt heo rừng mà mấy người dân mới tặng sau khi đã cứu được họ. Họ nghèo quá, không tiền bồi dưỡng hai vị thánh, vì Có-Vi nên không đi lao động được, không có tiền nên đành làm thịt heo để cúng tạ hai vị thần. Chửi Đổng tử cắm chiếc gậy xuống, úp cái nón lên rồi ngồi bên dưới tựa vào vai nhau nhắm mắt thư giãn. Tay cầm ly rượu vang đỏ Château Margaux nhất nha nhấp nhi, mơ mơ màng màng.

  Bổng nhiên quanh chỗ hai người ánh sáng chói lòa. Rồi trong phút chốc cả một tòa thành quách, lâu đài, cung điện hiện ra như ở Las Vegas, đèn đuốc sáng rực ngập trời. Trời đã sáng, dân đi lao động lại trong các xưởng làm hàng nhái gia công cho người Tàu, thấy có sự lạ, bảo nhau theo đến rất đông.

 Người ta thấy cổng thành cờ xý rực rỡ, lính canh uy nghiêm, xe thiết giáp ra vào rầm rập. Nhìn vào bên trong thấy lâu đài tráng lệ, tỳ tướng, quân hầu, thị nữ đứng giàn hai bên như đang tấu trình công việc. Ngồi trên giữa chính điện là Chửi Đổng Tử - Tiên Dung, mặc áo hoàng bào thêu long phượng, nét mặt oai nghiêm như trong tuồng Bao Công xử trảm.

 Biết mình có diễm phúc được bậc thiên tiên che chở, dân các miền bảo nhau kéo về quy phục, lập thành phố xá đông vui như một nơi đô hội. Khách phương xa tới nước mình trước khi đến Phây-bốt Châu đều dừng thuyền lên bờ vào làm lễ ra mắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Người ta đi hội, xin ấn lộc để làm quan. Họ không đi Côn Đảo để cúng cô Sáu nữa mà đến viếng thăm vợ chồng Chửi Đổng Tử, cúng kiếng đủ trò. Đêm ngày ràn rần người ta đi lễ. Phố này khi xưa nghèo khó, nay đất lên chín tầng mây. Thiên hạ đổ xô mua để lập nhà nghỉ , khách sạn quán ăn nhất là bán hàng đồ mả để cúng .

  Ngày tháng trôi qua, Chử Đồng Tử - Tiên Dung mải miết hành nghề cứu dân. Những lúc rỗi hai người lại ngồi bên nhau trò chuyện. Chử Đồng Tử: Từ ngày phát hiện ra nàng, cuộc đời ta thay đổi nhưng cũng chưa bao giờ mơ ước được có hôm nay. Tiên Dung đáp: Do có sự xếp đặt của cách mạng cả thôi. Chửi Đổng Tử lại nói: Như cái sự mong muốn của ta là con người thoát cảnh nghèo nàn, được sống ấm lo hạnh phúc thì đã đạt một phần. Tiên Dung lắc đầu: Con người có thể sống dư thừa ấm no, nhưng hạnh phúc thì còn tùy thuộc... Đổng Tử gật đầu: Nàng nói chí phải. Ai chẳng biết lúc trăng tròn đầy là đẹp, nhưng không biết trăng non đầu tháng mọc nơi hoàng hôn, trăng khuyết rụng ngay buổi bình minh nơi mặt trời mọc. Đạo ta còn phải cần phát huy rộng thêm khắp thế giới đại đồng.

  Lần ấy Chửi Đồng Tử - Tiên Dung vừa rời lâu đài đi dã ngoại tới Đà-Na thì gặp một người con gái đang cấy lúa bên đường. Thấy Chửi Đổng Tử dừng xe ngắm nhìn cô gái xinh đẹp, Tiên Dung hiểu ý chồng bèn đến gần nói với cô ta: Em là người tiên hay người trần? Thiếu nữ trả lời: Em là tiên nữ ở Tây cung xuống giả là người trần đó thôi. Cũng như hai vị, nay đã đắc đạo. Cuộc hội ngộ hôm nay hẳn do ý trời. Tiên Dung nói: Do trời định đoạt nhưng con người mưu toan. Trong phán quyết của trời, con người có dự phần. 

Chửi Đổng Tử hỏi: Ta đã học được trong đạo phép cải tử hoàn sinh, các nàng có đi theo ta không. Cả hai nàng cùng đáp: Cứu người là việc thiện, sao chúng em lại không theo? Từ đấy Chửi Đổng Tử có thêm người vợ thứ, vốn là tiên nữ Tây cung đầu thai vào một nhà họ Nguyễn có nghề thuốc nam gia truyền, dân trong vùng quen gọi là nàng Ngủ. Từ bé tới lớn, cô nàng chỉ ngủ li bì, không chăm sóc nhà cửa gì cả. Bố mẹ la mắng thì kêu con là con giời được lệnh xuống đây lấy một thằng phải gió.

 Nàng Ngủ đáp lại đúng mong ước của Chửi Đổng Tử: Con người sống no ấm nhưng còn phải luôn khỏe mạnh không bệnh tật đau ốm. Mà cái sự bệnh tật đau ốm thì xảy ra thường ngày. Phép làm cho con người khỏi ốm đau cũng là kéo dài sự trường sinh, uống sữa ông thọ. Nàng Ngủ đã về Đà-Na chữa bệnh cho bố Tiên Dung. Khi bố Tiên Dung khỏi bệnh truyền đem đô la ra tiễn. Nàng Ngủ cúi đầu lạy tạ, thưa chính công nương Tiên Dung nghe tin cha ốm đã cử nàng về thay mặt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung báo hiếu. Sợ gặp mặt thì cha bị thổ huyết mà chết.

  Nhưng rồi thanh thế Chửi Đổng Tử - Tiên Dung ngày càng rộng lớn. Tiếng đồn về làng nhân đức, sự cảm phục tài năng phép thuật cứu được người chết sống lại càng ngày càng xa. Thêm vào đó những lời đồn đại về cung điện nguy nga, lâu đài thành quách rộng lớn, phố chợ đông vui, nhiều người về quy phục đến tai bố Tiên Dung. Nghe lời sàm tấu của các cò, bố Tiên Dung quyết định nhờ công an đi đánh bắt Chửi Đổng Tử - Tiên Dung về hỏi tội, luôn tiện cưỡng chế nhà cửa, đất đai, lâu đài, xây không giấy phép của sở tài nguyên môi trường.

  Cảnh sát cơ động của bố Tiên Dung sát khí đằng đằng, súng ống sáng loá với lựu đạn cay chỉ một ngày tốc thẳng tới nơi. Nhưng vì trời tối và còn cách con sông rộng nên các tướng truyền hạ trại ngày mai sẽ tấn công bắt trói giải nghịch tử nghịch nữ về đồn.

  Trong lâu đài, ai cũng muốn làm sáng tỏ nỗi oan ức vì sự hiểu lầm của cha Tiên Dung. Nhưng Chửi Đổng Tử gạt đi: Việc binh đạo sát hại dân lành là điều ta trước nay không muốn. Tiên Dung cũng khuyên mọi người: Đạo làm con không được chống lại cha. Hai người truyền đóng cửa thành. Nhấc nón, nhổ gậy.

  Cảnh sát cơ động còn đang bàn tính. Dân trong vùng còn đang lo lắng chờ đợi. Thì nửa đêm trời nổi sấm chớp, mưa như trút nước, gió mạnh đổ rạp ngọn cây. Tự nhiên ánh sáng chiếu lòa như giữa ban ngày, những người bạo nhất dám hé mắt nhìn ra thấy trong tiếng ầm ầm cả tòa lâu đài thành quách của Chửi Đổng Tử - Tiên Dung đang bốc khỏi mặt đất rồi bay vút về trời. Sau đó mưa tạnh, gió yên. Cho đến sáng cảnh sát cơ động mới dám cử người đi dò la rồi lần lượt sang sông. Đến nơi, ai nấy kinh hãi nhìn nhau vì trước mặt chỉ là một đầm nước rộng mênh mông. Cả tòa thành lớn cùng tiên chủ, quân hầu không để lại vết tích gì.


  Bố Tiên Dung hay tin, về tận nơi xem xét. Bấy giờ mới tường mọi việc. Ông cho đặt tên đầm là Nhất Bơ Uyển (vườn bơ số 1). Lại truyền xây miếu thờ Chửi Đổng Tử - Tiên Dung. Hàng năm đến ngày 35 tháng 13, là mọi người đều tụ tập về đây để làm lễ tưởng niệm công đức để noi gương sáng của một người không có cái khố, sau này, lấy được hoa hậu, trở thành tiên. Người người đi về đây để xin ấn, xin lên chức, làm ăn khấm khá. Trước cửa họ cho đúc một bức tượng của ông thần giữ cửa gọi là Hắc Sơn. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn