Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà


Mình không rành chính trị, chỉ nhận thấy chính phủ Obama sắp sửa bán vũ khí cho Việt Nam nên gần đây nhận được rất nhiều điện thư, video,.. nói về Việt Nam, nhất là giai đoạn Sàigòn đầu hàng vô điều kiện vào cuối tháng tư năm 1975. Không biết chính phủ Obama đang giải độc công chúng Mỹ về chiến tanh Việt Nam, trước khi bán súng ống cho kẻ thù cũ hay chỉ là một chuyện tình cờ.

 

Tuần vừa rồi, mình và đồng chí gái đi xem suất tối, cuốn phim tài liệu về những ngày cuối cùng tại Việt Nam (last days in Vietnam) do đài truyền hình PBS thực hiện, đạo diễn là Rory Kennedy, con gái của bộ trưởng Robert Kennedy, em trai của JFK, bị ám sát khi tranh cử tổng thống. Một điểm lạ là bố và bác của bà Kennedy là những người chính thức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam rồi đến phiên người con làm cuốn phim kết thúc cuộc chiến mà đến ngày nay vết thương để lại sau cuộc chiến vẫn chưa được nguôi ngơi giữa hai dân tộc. Có một điểm tương đồng là hai anh em nhà họ Kennedy và hai anh em nhà họ Ngô đều cầm quyền vào dạo đó rồi cả 4 đều là người công giáo, bị thảm sát.

 

Hình như rạp chiếu bóng biết hai vợ chồng mình đi xem nên họ không bán vé cho ai hết nên tụi này coi phim chỉ có mình với ta tuy hai là một. Trong tuần nên ít ai coi xi nê, xa khu người Việt, nhất là phim tài liệu về đề tài mà người Mỹ rất muốn quên nhưng vì ngày chót chiếu ở rạp gần nhà nên phải đi. Gần khu người Việt thì sẽ chiếu đến cuối tuần.

 

Như mình đã từng nói, mình chỉ có nhận thức được chiến tranh Việt Nam trong cuộc tổng công kích Mậu Thân còn ngoài ra mình như một kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề nhìn cuộc chiến xảy ra. Đậu tú tài xong thì đi du học. Ngày Sàigòn thất thủ, mình không biết, đến khi ông tài xế taxi nói thì mới biết. Vợ mình thì kinh qua những hệ lụy của chiến cuộc, những bắn phá của du kích tại Hội An, lang thang chợ trời để tìm cách sống sót trong thời cộng sản chiếm, rồi vượt biển cho nên hai vợ chồng kinh qua lịch sử cận đại Việt Nam hơi khác nhau.

 

Vợ mình thì đã trải qua cuộc bể dâu của thời bao cấp nên không muốn nghe hay nói đến Việt Nam, chỉ muốn chôn nó vào quá khứ, không muốn trở lại Việt Nam dù để thăm viếng bà con. Trong khi mình thì còn gia đình tại Việt Nam nên vẫn đau đáu, ngóng nghĩ về nơi chôn nhau cắt rún. Gia đình bên vợ thì vượt biển và nay đã đoàn tụ hết bên Mỹ nên đồng chí gái nhất quyết không về Việt Nam đến một hôm nhận được cú điện thoại từ Việt Nam, một người bạn học khi xưa ở Hội An, tiếp theo những điện thư của những người bạn khác, mất tăm tích từ 75 mới đổi ý.

 

Thật ra mọi người Việt đều làm chứng nhân trong cuộc chiến nhưng khác nhau từ góc độ, không gian và thời gian. Đồng chí gái nói lần đầu tiên xem được những hình ảnh của những ngày tháng cuối cùng của VNCH. Dạo đó, cô nàng mới 15 tuổi cho nên cũng không biết nhiều, gia đình mới từ Hội An, dọn về ở Sàigòn được 1 năm thì mất nước. Mình có một tên bạn hàng xóm, gia đình dọn về Sàigòn năm 73, bị VC pháo kích chết ngoài đường phố Sàigòn khi đi xem cuộc di tản.

 

Trên diễn đàn Yersin, có vài người đã coi cuốn phim kể trên và ghi lại cảm tưởng của họ trong thời gian đó, người thì hiểu thêm về Việt Nam. Có người chỉ muốn quên, chôn những hình ảnh đau thương ấy vào quá khứ. Có người cám ơn lòng tốt của nhân dân Hoa Kỳ, đã cưu mang gia đình họ trong thời gian đầu rời khỏi Việt Nam. Bài học đầu tiên khi xa Việt Nam là học đứng xếp hàng, đợi đến phiên mình để lấy thức ăn, khác với chen lấn, xô đẫy như ở Việt Nam.

 

 Mình có cô bạn học cũ, kể khi đi di tản thì cả nhà chia làm 2 để đi ; cô ta và bà mẹ, chị em gái đến Mỹ còn ông bố và anh em trai đi riêng thì mất tích luôn. Vợ mình có cô bạn học ở Trưng Vương kể; ông bố làm nhà ngoại giao từ Úc đưa gia đình về Sàigòn ở tạm trong khi ông bố được chính phủ VNCH bổ nhiệm đi Pháp nên đi trước, chuẩn bị đón mấy mẹ con sang Tây.

 

Lúc di tản, bà mẹ đem mấy đứa con ra phi trường thì chỉ còn 2 chỗ trên máy bay nên quyết định cho người anh đi với bà, còn để hai cô con gái ở lại với bà vú, sẽ tìm cách đưa đi sau. Hai chị em ở lại, không rành tiếng Việt vì ở ngoại quốc lâu năm. Sau 30/4/ 75, bà vú bỏ trốn về quê với tiền bạc của bà mẹ để lại. Hai chị em ra chợ trời buôn bán đến mấy năm sau mới được đi Pháp vì có sổ thông hành của Pháp. Ngày nay, cô ta vẫn còn căm bà mẹ đã bỏ rơi lại để đưa người con trai đi, nhất là ông anh ngày nay là chuyên gia nghiện sì ke, ăn bám mấy chị em.


Nhân vật trong cuốn phim gây ấn tượng nhất cho mình là ông Richard Armitage, thuộc lực lượng đặc biệt của hải quân Hoa Kỳ, được bộ quốc phòng Mỹ gửi đến Việt Nam 6 ngày trước khi Saigon đầu hàng. Chỉ huy trưởng của chiến hạm Kirk kể rằng; ông ta nhận chỉ thị của tư lệnh Hải quân là phải tuân theo chỉ thị của ông Armitage khi trực thăng chở ông ta đáp xuống chiến hạm. 

 

Trong mấy ngày cuối cùng ở Việt Nam ông ta đã "ra lệnh" cho một sĩ quan hải quân VNCH (Kiem Do)  giúp ông ta đưa các chiến thuyền của VNCH ra bến tàu Bạch Đằng để di tản hoặc phá hủy thì khám phá mấy con tàu được điều động  với 30,000 người dân di tản và ông đã lấy quyền chỉ huy trên chiến hạm Kirk, để tiếp tế lương thực và kéo hết các Tàu chiến VNCH, chở người di tản vào quân cảng Subic, Phi Luật Tân. Vị sĩ quan VNCH kể; ông ta đã làm việc hơn khả năng của mình vì các vị chỉ huy của ông ta đã ôm gói bỏ chạy. Mình đoán là bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã cho các toán lực lượng đặc biệt về không quân và thiết giáp..., sang Việt Nam để tìm cách phá hủy máy bay, xe tăng, súng ống.... nhưng không nghe nói đến.

 

Ông Armitage, sau làm cố vấn cho tổng thống Bush và làm thứ trưởng ngoại giao cho ông tướng Collin Powell, có tạo nên một xì căn đan lớn khiến ông Scooter Libbi phải đi tù vì không khai ra tên người đã nêu tên bà Valerie Palme, vợ của đại sứ Mỹ tại Nigeria là nhân viên của CIA để kiếm cớ đổ bộ vào Iraq, để lật đổ Sadam Hussein. Ông ta nói thông thạo tiếng Việt. Có người nói ông ta có chân trong chiến dịch Phụng Hoàng.

 

Cuối cùng có cảnh các thuyền chở người Việt di tản sang Phi Luật Tân nhưng không được vào lãnh thổ của xứ này vì chính phủ Marcos, mới công nhận chính quyền mới ở Việt Nam nên tất cả làm lễ hạ kỳ VNCH và dương cờ Hoa Kỳ lên để được vào vịnh Subic.

 

Trong chuyến di tản này, có hai con tàu nổi tiếng nhất là Trường Xuân và Việt Nam Thương Tín. Chủ nhân tàu Trường Xuân là ông Trần Văn Trường, cho phép tàu chở 4,000 người di tản nhưng tàu bị đặc công của VC phá hoại, may có chiếc tàu Song An kéo ra biển, chạy vật vờ, đói khát, sau được một tàu buôn Đan Mạch cứu, được kéo vào Hong Kông để sửa chữa nhờ vậy mà chủ tàu mới bán được sau này nhờ có vốn mở các khách sạn ở thành phố New York. Năm 2001, sau vụ khủng bố 9/11, ông ta có đóng góp 2 triệu đô cho nạn nhân, nghe nói ông ta mới qua đời vài năm trước đây.

 

Tàu Việt Nam Thương Tín thì đã chở 600 người sang Guam nhưng lại có 1,600 người đã di tản đến đảo nhưng đòi trở về Việt Nam. Người Mỹ tôn trọng Ý nguyện của họ nên cho chiếc tàu này chở những người muốn hồi hương. Nghe nói bị bắt hết không hiểu số phận của họ ra sao.

 

Khi coi một cuốn phim Tài liệu về lịch sử, chúng ta thường đặt những "Nếu"như nếu ông Nixon không từ chức thì cuộc diện của chiến tranh Việt Nam có tiếp diễn. Nếu đại sứ Martin nhận thức vấn đề thì có thể số người được di tản có lẻ nhiều hơn. Gần đây, mình đọc được Tài liệu; ông Nixon trước cuộc bầu cử năm 1968, đã phái người của ông ta sang Việt Nam, yêu cầu ông Thiệu, không đồng ý Hoà đàm về ngưng bắn vì dạo đó, ông tổng  thống Lyndon Johnson đang mật đàm với Hà Nội để ngưng bắn. Hà nội bị tổn thất rất nặng sau 2 vụ tổng công kích miền nam bị thất bại nên muốn ngưng bắn để cũng cố lại lực lượng. Ông Nixon hứa với ông Thiệu là khi Đảng Cộng Hoà lên nắm quyền sẽ giúp vũ khí nhiều để đánh bại Hà nội. Nay mình mới hiểu tại sao thủ tướng NCK, dạo đó tuyên bố: Bắc Tiến.

 

Có một vấn đề mà ít ai nói đến là giá dầu lửa thời đó. Năm 72, có cuộc khủng hoảng dầu lửa. Dân chúng Mỹ xếp hàng dài nhiều cây số để đổ xăng, giá xăng lên nên số tiền viện trợ cho VNCH không đủ cung ứng cho cuộc chiến tranh. Mình nhớ ông cụ mình làm công chức, có công xa nhưng phiếu xăng bị hạn chế. Lạm phát gia tăng, gạo đường,... , lên giá trong khi chính phủ kêu gọi thắt lưng buột bụng trong thời kiệm ước. 

 

Ngược lại khối Liên Xô sản xuất dầu hỏa và giá một thùng dầu thô dạo đó lên trên $100 nên tiền bạc của phía Cộng sản thặng dư nên họ cung cấp nhiên liệu và vũ khí cho Hà Nội rất nhiều. Binh lính VNCH được ra lệnh phải tiết kiệm súng đạn,..., nên khó mà tiêu thổ đánh lại các sư đoàn chính quy của Hà Nội gửi vào. Đọc "nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh thì được kể là nhiều đại đội VC, chết rất nhiều, chỉ còn vài người. 

 

Ông Võ Nguyên Giáp kể trong cuộc tổng công kích Mậu Thân đợt 2, Bộ chỉ huy trung ương ra lệnh cho ông ta phải chiếm thành Quảng Trị bằng mọi giá dù ông ta không đồng ý, kể mỗi đêm chèo xuồng qua sông Thạch Hãn, lính Hà Nội chết tối thiểu trên 100 người. Có trên 200,000 hồi chánh viên, cho nên theo mình vấn đề dầu hỏa lúc đó rất quan trọng, là nguyên nhân đưa đến sự đầu hàng của VNCH chớ không phải lính VNCH không có khả năng chiến đấu như đã được tuyên truyền. Sau này mình có đọc nhiều tài liệu hay hồi ký của người miền Bắc, nói về cuộc chiến.

 

Mùa hè đỏ lửa với Bình Long anh dũng, bị bao vây nhưng lính VNCH vẫn tử thủ rồi được giải vây nhưng vào năm 75, mất Phước Long vì không có tiếp tế đạn được, nhiên liệu,... Rồi đến Cao Nguyên, Đà Nẵng,…

 

Ngược lại, vào cuối thập niên 80, Liên xô và Đông Âu xụp đổ vì giá dầu hỏa dạo đó xuống đâu $30/ thùng dầu thô nên họ phải rút quân ra khỏi Á Phu Hản rồi không tiếp tế nhiên liệu cho các nước chư hầu nên đế quốc của họ bị tan rã. Lí do đó khiến Hà Nội bỏ Liên Xô để quay lại với Tầu.

 

Mấy tuần nay, giá xăng xuống nên ông Putin đã cho rút trên 10,000 binh lính ra khỏi Ukraine. Các kinh tế gia ước tính là nước Ba Tư mà muốn quân bình ngân sách quốc gia thì họ cần giá dầu thô lên $180/ thùng, nước Saudi Arabia thì cần $120.00/ thùng còn Nga Sô của ông Putin cần $110.00/ thùng hay $30.00 hơn giá thị trường hôm nay. Người ta nói chính phủ Obama đang lũng đoạn thị trường dầu thô để ép Putin vì với kỹ thuật Fracking, Hoa Kỳ ngày nay đã không cần nhập cảng dầu hỏa và có thể xuất cảng dầu thô nên sẽ giúp phục hồi kinh tế Hoa Kỳ. Nước Maroc, đang có chương trình thu hoạch năng lượng mặt trời trong sa mạc Sahara, có tiềm năng sẽ bán cho Âu Châu.

 

Dạo đi làm ở New York, mình hay được các đại học miền Đông Bắc, mời tham gia và trả tiền các hội thảo về chiến tranh Việt Nam, như MIT, NYU, Princeton, Yale, Brown Univ.,.. Thường thường là gặp nhóm phản chiến của Mỹ cũ nhưng khá vui vì họ nói về cách mạng xã hội...., còn mình thì cứ đem kinh tế dầu hỏa ra mà nói thêm vụ Liên Xô bị tan rã, dẫn chứng bởi những kinh tế gia của Liên Xô. Ở miền Đông Bắc, có vài tên Việt kiều yêu nước mà sau này đọc những tài liệu thì mới ghê tởm đám thiên tả, dân chủ như TerryMcAucliffe sau này có thời làm chủ tịch Đảng dân chủ Hoa Kỳ,.... Họ cho học bổng những người con của thành viên mặt trận giải phóng miền Nam hay nhà đối lập như con bà Ngô Bá Thành, chủ tịch hội phụ nữ đòi quyền sống,..., sau đó dùng những sinh viên này để định hướng dư luận Hoa Kỳ như NBL ở Boston, NTN ở New York,…

 

Thay vì làm con chim Đà điễu, núp đầu dưới cát, không nhận mình là người Việt, mình tìm sách, tài liệu để đọc về chiến tranh Việt Nam để giải mã cho VNCH, cho bao nhiêu người đã nằm xuống cho miền Nam tự do. Sự ra đi của trên 2 triệu người Việt vào những năm 70-90 đã làm thế giới kinh động, về sự nhầm lẫn của họ khi xuống đường chống chiến tranh Việt Nam. Chúng ta có bổn phận lên tiếng để định hướng lại lịch sử của cuộc chiến tranh để sau này con cháu không trách móc.


27/4/1975, 300 sinh viên Việt Nam  đi tuần hành, để tan cho Việt Nam Cộng Hoà 

NHS

Chuyện cuối tuần 042521

Như mọi sáng thứ 6, mình đi ăn sáng với ông Larry rồi lên vườn. Ông ta kêu; đợi tao rồi ra xe đưa cho mình một thùng thức ăn. Ông ta kể; thấy thiên hạ đợi để lãnh thức ăn của thành phố nên ông ta cũng bò vào. Họ hỏi nhà có mấy người, ông kêu 3 người, họ bê ra cho một thùng bánh croissant, thức ăn, trái cây, rau cải, thịt,... ông ta không thích rau cải và croissant nên đem lại cho mình. Mình lấy về cho bà Mễ dọn nhà cho mình từ 20 năm nay.

Ông Larry rên là có $800,000 trong ngân hàng, không biết làm gì với số tiền. Cứ đợi nhà xuống để chạy mua thêm. Lại đi lãnh thức ăn phát chẩn của quận. Mình thấy trong lần tặng thức ăn cho người nghèo ở hội Lions thì có nhiều người lái xe hạng sang như BMW, Mercedes đến lãnh. Kinh

Nghèo ở mỹ nghĩa là lợi tức dưới $27,000/ năm. Nhiều tiểu bang họ nghèo nhưng có nhà,...

Cuối tuần này, mình ghé thăm ông cậu, em bà cụ mình, ở khu Bôn-sa. Cậu là em út và trai độc nhất còn sống sau cuộc chiến chống Pháp. Khi ông ngoại, lính khố đỏ, cai tù ở Thừa Phủ, theo Việt Minh. Mệ ngoại gồng gánh đem mấy dì cậu đi thăm ông ngoại ở Nghệ An. Trong chuyến đi đó, có 2 người qua đời. Mình hay nghe mệ ngoại kể với bà Tước hàng xóm, chuyến hành trình của Thoại Khanh này. Mệ kể lại hoài như mẹ mình kể về thời gian học tập để xây dựng con người mới của xã hội chủ nghĩa.

 Ra đó, sống một thời gian, nghèo khổ, có mấy người cậu chết. Mệ ngoại đem người dì và cậu còn sống vô Huế lại, tính xin tiền người anh để làm vốn, rồi trở lại Nghệ An buôn bán. May quá, đình chiến, chia đôi đất nước, ông ngoại trở lại Huế và sống ẩn dật ở quê, nhà cửa ở Huế bị thiên hạ lấy hết. Sau này vô Đàlạt sống với gia đình mình rồi về Sàigòn sống với gia đình người dì cho đến khi qua đời. Ông cậu kêu may quá, mệ ngoại đem vào Huế lại, nếu không dám kẹt lại ngoài bắc sau 54 là khốn. Khi xưa, mình có quen một cô, có ông bố và ông nội, gốc Nghệ An, vượt tuyến sang Lào, được chính phủ Ngô tổng thống, đưa về Sàigòn, tuyên truyền. Nay mình vẫn hay nhận email của ông ta, viết về vua Trần Nhân Tông.

Ông cậu kể khi xưa, mạ mi thương cậu lắm. Một hôm, thấy bà nào ở trong Đàlạt, ra nói chi với mệ ngoại rồi dắt mạ mi 15 tuổi, đi luôn tới khi cậu cưới vợ, đi tuần trăng mật vào thăm mẹ mình sau 20 năm. Chị em xa nhau không một lời từ giả. Vào Đàlạt, đi giúp việc cho người bà con, tiền bạc, đều được trả thẳng cho mệ ngoại ở Huế để nuôi mấy dì và cậu ăn học.

Mệ ngoại mình muốn cho cậu đi học thợ may, ở nhà ông Tư, anh của mệ. Ông Tư vào Sàigòn làm nghề thợ may nổi tiếng, may áo dài cho Ngô tổng thống nên mỗi lần mình xem hình Ngô tổng thống là nhớ đến ông Tư, có tiệm may ở đường Thủ Khoa Huân, số 34 hay 36 gì đó. Mẹ mình không chịu, nói để cho cậu học tiếp, mẹ mình sẽ gửi tiền về nuôi cậu. Cậu đậu tú tài xong thì đi lính, làm về trinh sát, bay máy bay bà già để chỉ vị trí của địch cho phản lực cơ dội bom, hay pháo binh bắn, bị bắn hư một con mắt. Khi mình đi Tây, ông Tư đổi tiền đôla cho mình trước khi lên máy bay. Ông có nhà cho thuê ở đường Minh Mạng, tiệm giày Mỹ Hưng.

Viết tới đây, mình nhớ đến ông anh của hoạ sĩ Albrecht Durer , đã bỏ ước mơ mình để đi làm trong hầm mỏ, để nuôi  người em mình học vẽ, sau này trở thành một hoạ sĩ danh tiếng của thời Phục Hưng. Sau khi thành tài, ông Albrecht nói với ông anh là để em đi làm nuôi anh đi học vẽ nhưng khi thấy bàn tay chai đá của người anh sau bao nhiêu năm cuốc than dưới hầm, khiến ông ta khóc, vẽ bức hoạ mang tên nguyện cầu để đời.

Bàn tay cầu nguyện của Albrecht Durer, vẽ bàn tay chai đá của một người anh mong muốn trở thành hoạ sĩ.

Mẹ mình đi làm ô-sin để nuôi em ăn học. Sau này, lại nuôi 11 đứa con, ông bà ngoại rồi ông chồng 15 năm cải tạo.

Mình thấy ông cậu mình buồn. Mợ mình, hơn mình 10 tuổi nay đã trả nhớ về không. Trước đây, mình đến thăm hàng tháng thì mợ vui lắm, nói chuyện, hỏi thăm đủ trò. Nay đến thăm cậu mợ thì chỉ thấy mợ nằm trên giường, nhìn mình ngơ ngác. Thấy thương cảnh người về già. Trời hay! Cứ cho con người trả nhớ về không, để con cháu quen dần sự mất mát thân yêu để rồi một ngày nào đó ra đi vĩnh viễn.

Thứ 7 mình không vào vườn, đi chơi với vợ. Vợ mình hẹn với cô bạn Trưng Vương, ở gần Palo Verde, miền nam thành phố Los Angeles. Vợ chồng cô bạn dẫn đi dã ngoại ngoài biển, khu Pointe Vicente. Chỗ này quá đẹp. Mình thấy rất nhiều mấy bà gốc Tàu, ra đây ăn picnic trên bãi cỏ, có bàn, đồ nướng. Nghe nói người Tàu lúc đầu sang thì ở vùng San Gabriel, sau có tiền thì dọn về, mua nhà ở khu này.

Đầu ghềnh thấy ngọn Hải Đăng, trời buồn. Đây là đất tư như thành phố cấm không được phát triển, để hoang dại và cho phép nhân dân thăm viếng.

Trung tâm này là nơi người ta quan sát sự di chuyển của cá voi. Tháng 5 thì cá bơi lên phía bắc, và tháng mùa đông thì bơi ngược về miền nam. Vào trung tâm này xem thì khám phá ra kỹ nghệ săn cá voi, là động cơ chính giúp cho công cuộc kỹ nghệ hoá Hoa Kỳ, và tây tiến. Người Mỹ dùng dầu cá voi để làm đèn cầy, dầu đầu máy xe lửa, các động cơ,... cuộc săn cá voi đã khiến cá voi bị diệt chủng. Họ có cho thấy các hình ảnh cũ khi họ săn cá voi, lấy chất béo của cá,... 

Mình chỉ biếc là cuộc tây tiến Hoa Kỳ, đã sát hại gần hết các con bò rừng. Họ ước tính đến 50 triệu con bị sát hại trong chương trình chiếm đất của chính phủ Hoa Kỳ. Lý do là người da đỏ sống nhờ bò rừng, họ không có trồng trọt nên khi người Mỹ trắng tàn sát bò rừng thời Buffalo Bill, người da đỏ phải di chuyển theo đàn bò rừng về phía bắc, Gia Nã Đại. Không có bò rừng thì người da đỏ đói, chết.

Chỗ này, người Mỹ quan sát đàn cá voi di chuyển nam bắc trong năm. Chúng ta có thể mướn chỗ này để họp mặt, làm đám cưới, sinh nhật,..

Cô bạn kể là con gái cô ta mượn trung tâm này để làm đám cưới. Quá đẹp! Ngay biển. Mình xem giá thì đâu $5,600 cho 10 tiếng và ngày chủ nhật thì $3,600. Chỗ này chứa được 150 người. Ai muốn tổ chức hội họp thì mượn chỗ này là hết xẩy. Xem thêm tin tức thì mình thất kinh khi thấy tấm ảnh chụp đại gia đình gốc Nhật Bản, 136 người, khi xưa làm chủ khu đất này, trồng trọt. Trong thời gian đệ nhị thế chiến thì họ giam người gốc nhật, ra tù thì đất đai bị chiếm. Sống sót là may nên không dám đòi. Mỹ trắng chiếm xây sân golf, trung tâm nghỉ dưỡng, giàu xụ lên. Chán Mớ Đời 

Đèn bên đường, sử dụng năng lượng mặt trời

Mỗi lần chạy lên sân bay, cứ thấy đường Sepuvelda, nhưng không biết là ai, nay mới biết là đại điền chủ ở vùng này. Điểm hay là khu vực này là đất tư nhân nhưng thành phố bắt buộc cho người dân đi dã ngoại dọc bờ biển, nhất là cấm một khu vực gần biển không được xây dựng. Khác với Đàlạt, xây cất, khai thác một cách man rợ. Có anh nào trên mạng gửi cho mình tờ báo Việt Nam, cho biết Suối Vàng hết nước, người ta ngưng bơm điện ở Đơn Dương. Đàlạt sẽ thiếu nước uống. Có thì giờ mình sẽ kể vụ này.

https://www.msn.com/vi-vn/news/national/rốn-nước-đà-lạt-đang-chết/ar-BB1fZ3mm?li=BBr8RiP

Có ông mỹ, ngày nào cũng đem con rùa ra biển đi bộ, ông ta để xà-lách trên lưng để cho nó ăn. Con rùa to kinh.

Đi bộ dọc bờ biển, đi ngang trung tâm nghỉ dưỡng 5 sao Terranea, địa điểm cũ của Sea World . Chỗ này xa xa lộ, gây ùng tắt giao thông nên họ chuyển về San Diego, biến chỗ này thành trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp rất đẹp. Họ bị bắt buộc cho dân tình đi ngang khu nghỉ dưỡng, tham quan khu vực này. Rất đẹp. Có dịp mình trở lại đây để ăn cơm ở mấy tiệm ăn của khu nghỉ dưỡng này. Sinh nhật Mụ vợ sắp tới.

Trung tâm nghỉ dưỡng Terranea mà người dân thường, có thể vào đi dọc bờ biển

Sau khi đi bộ 4.5 dậm thì lên xe, anh chồng chở vào trung tâm đánh cù của ông Trump. Vùng này có vấn đề là đất hay bị nức, sạt lở, chạy xe dọc đường thấy mấy ống nước to đùng đều được trang bị, nối kết trên mặt đất. Khi trung tâm này mới khánh thành thì đất gần biển bị lở nên thành phố cấm hoạt động. Sau đó ông Trump mua với giá bèo, sửa chửa lại, nay hoạt động bình thường. Kiến trúc không đẹp lắm.

Cái nồi nấu mỡ cá voi với những cái vá, môi to đùng

Chạy ngang tiệm ăn peru, anh chồng chạy vào lấy đồ ăn đem về nhà ăn ngoài vườn. Ngon và vui. Sau đó thì chạy về nhà. Hai mẹ con dẫn nhau đi ăn cơm tàu ở đây, hai cha con ở nhà xem truyền hình.

Sáng nay mới 4:00 sáng, cô em mình gọi từ Việt Nam, để bà cụ nói chuyện. Nhìn mẹ sao thấy thương. Một đời hy sinh cho em út, rồi cho chồng cho con. Sau phải trả nợ cho mệ ngoại, cho chồng, nuôi con trong khi chồng học tập cải tạo 15 năm.  Nay mới hưởng chút ít gì hạnh phúc. Thôi ngưng đây, phải lên vườn làm Ông Đạo Bơ.

Sơn Đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng

Nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những bông hồng Văn Học #8 “Con đường tình ta đi”

 Đi chơi ở Mễ Tây Cơ, thấy tan trường, có nhiều cặp học sinh, đi cạnh bên nhau trên vỉa hè, mặt mày vui vẻ sau mấy tiếng học trong lớp khiến mình lại nhớ đến một thời còn đi học trung học tại Đà Lạt, cũng vui vẻ khi đi đến tường hay tan trường, bên cạnh đối tượng một thời. Ghi lại đây để ghi nhớ một thời con tim bất chợt thổn thức như Mai Thanh nói một thời của les Amourettes.

Qua Văn Học, mỗi sáng đi học, thay vì chạy xe máy tốn xăng, mình đi bộ từ nhà ở đường Hai BÀ Trưng, đến khu NỮ Công Gia Chánh thì có Huỳnh Kim Sang đứng đợi, với tên hàng xóm của hắn, Hoà Rổ, đào binh, hay đánh lộn dùm nhóm học sinh Việt Anh. Hai đứa đi chung đến trường, lâu lâu gặp Vũ Văn Tùng ở ngay Cẩm Đô, đứng đợi, đi chung. Sau mùa hè đỏ lửa, Việt Nam Cộng Hoà đôn quân, Sang đi Đồng Đế, mới gặp lại nhau sau 50 năm tại Houston.  Buồn Đời mình chơi với Phạm Anh Tuấn, nhà ở xóm ông Ba Tây, trên đường Thi Sách. Anh chàng này hình như khai trụt tuổi vì già dặn hơn mình.

Sáng, hắn đi ngang nhà mình rồi hai thằng đi bộ đến trường qua ngõ đường Thi Sách, băng qua Nhà Xác, hơi rợn tóc gáy nhưng đi chung với tên này nên cũng yên tâm. Mình nhớ sau Mậu Thân, em mình đau nên nằm trên bệnh viện nhi đồng. Tối mình lên ngủ với em thì đi ngang nhà xác, sợ thấu xương. Từ nhà xác, đi ngang nhà thờ nhỏ của mấy bà sơ, rồi quẹo đến đường Hải Thượng, chỗ ty Quan Thuế rồi xuống đường đến Hoàng Diệu. Con đường này rất đẹp vì có cây thông reo vi vu, không xình lầy, bụi bặm như đường Hai Bà Trưng. Nếu không vì Cái Bớt Một Thời, thì chắc mình sẽ không đi học theo đường Hai Bà TRưng.

Chơi với Phạm Anh Tuấn thì khám phá ra tên này nghiên cứu tử vi, xem tướng, bú xua la mua. Những thứ mà mình chưa bao giờ nghe đến. Hắn xổ toàn chữ Hán khiến mình đã ngu lại càng ngu bền vững. Mình phục đám học chương trình Việt quá xá. Mình học việt văn cứ lộn thơ đường luật chi đó với lục bát trong khi chúng thì nói về Nguyễn Bính, Huy Cận,… hắn thích ca sĩ Xuân Sơn hay Sơn Ca hát bản Trăng Sáng Vườn Chè, hắn cứ hát theo anh chưa thì đổ thì chưa động phòng. Hắn cứ ngập ngừng thì chưa thì chưa động phòng. Rồi cười ré lên như người bị động kinh. Được cái hắn cho mình hoa hồng về trồng ở nhà. Một hôm có một cô gái xấu chạy vào sân xin mình đoá hoa, mình tính để dành tặng cho cô nào mình thích nên từ chối. Sáng hôm sau, ai ăn cắp mất tiêu. Cô nào khi xưa, ăn cắp hoa thì làm ơn báo cho em biết. Em hết căm thù rồi.

Sau này mình đọc bài thơ này được cải biên.

Đêm qua tác nước đầu đình, gặp thằng phải gió nó đè em ra. Em la mà nó chẳng tha, nó đem nó đút cái mã cha nó vào. Bây giờ em đã có bầu, như chim vào lồng như cá cắn câu. Mình đọc cho đồng chí gái khiến cô nàng vui lắm, hỏi tìm ở đâu. Mình có chế một chút.

Hắn giải thích về tướng số học, lấy vợ phải lấy ai có khuôn mặt ra sao, lông mày, mũi sóng dọc dừa, đít lồng bàn, lưng ong đủ trò. Hắn có đưa mình cuốn sách của ông Vũ Tài 6 về đọc, bồi dưỡng thêm về tử vi để xem tương lai mình sẽ đi về đâu nhưng tiếng Việt mình, dạo ấy chưa thông nên đọc được 1 trang là ngộ Thiên Không nên ngáp, trả lại hắn.

Tên này khi xưa, bảo mình phải lấy vợ với tướng mệnh phụ như thế này, vượng phu như thế kia, ích tử như thế nọ. Nay nghe kể vợ hắn dữ như Chằn, không cho hắn liên lạc với bạn xưa Đàlạt. Có tên gốc Đàlạt quen, đến văn phòng hắn để khai thuế hàng năm, kể mụ vợ hắn cấm hắn nói chuyện với khách hàng. Hắn gửi mình số điện thoại của tên Tuấn này, đề “vợ khùng”. Kinh. Mình gọi hắn, nói chuyện được 2 phút thì vợ hắn nói bên cạnh, ngưng. Hắn nói sẽ gọi lại và từ 8 năm nay, chim vẫn chưa về núi Nhạn.

Lên 12B thì tên này, di tản giáo dục qua trường Việt-Anh, theo bộ tam-sư, 3 ông thầy Viêm Bình Bào, nổi tiếng dạy luyện thi Tú tài. Hắn rủ mình đi theo nhưng mình quyết tử thủ ở Văn Học như tướng Lê Văn Hưng ở An Lộc, dù bị T-54 Việt Cộng san bằng bình địa như Stalingrad thêm thầy Chử Bá Anh cho mình học bổng. Ba vị giáo sư này nổi tiếng dạy luyện thi tú tài nên rất đông học sinh các trường Đàlạt, ghi tên học luyện thi ở Văn Học. Nói cho ngay là học sinh các trường khác như Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân đến học luyện thi Tú tài nên khi đậu là Văn Học hưởng tiếng lây. Đa số các học sinh của hai trường công học giỏi vì phải thi vào trường, ai rớt thì phải học trường tư. Xem như dân học trường tư là không được giỏi lắm.

Dạo ấy, con trai rớt tú tài là đi quân dịch nên ai cũng lo học để đậu. Xong đại học cũng phải đi lính cho nên HỌC là một cách hoãn dịch, dời ngày ra trận, đổi số tử trận. Học ở trường rồi học luyện thi, học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm, đưa đến tình trạng giáo dục được định hướng kinh tế thị trường, tiên học phí hậu học văn. Đi đâu cũng thấy các biểu ngữ “lớp luyện thi, lấy lại căn bản,...” khiến thầy Tạ Tất Thắng có lần kêu, anh có căn bản đâu mà lấy lại căn bản. Phải gọi là dạy để có căn bản thay vì lấy lại căn bản.

Các trường giàu nhờ làm chứng chỉ giả, học bạ giả, luyện thi, đủ trò. Học sinh ghi tên vô ngồi như cá mòi, một lớp hơn 150 học sinh,... học sinh các trường Đàlạt, đổ xô về học các lớp luyện thi. Các chủ tịch khu phố, phường trưởng thì làm giàu nhờ ký giấy khai sinh giả, tên nào rớt thì chạy giấy tờ, khai trụt tuổi để học lại. Nhiều tên mới năm ngoái, gọi là Lê văn Hai, năm sau vào lớp thầy điểm danh, đọc tên Lê Văn Sáu, dạ có em. Hoá ra lấy giấy khai sinh của đứa em, đi học. Khi đi thi, có màn nộp tiền cho trường để được nộp học bạ giả,... kỳ trước về Đàlạt, gặp anh bạn học cũ, kể đủ thứ chuyện ngày xưa. Anh nào nhờ anh ta hỏi thầy nào để ký giấy tờ. Thầy nào ký chứng chỉ giả,… Chán Mớ Đời 

Nhìn lại mình thấy, lý do Việt Nam Cộng Hoà thua trận. Ngoài Bắc, Ông nội mình bắt ông chú mình đi bộ đội vì sợ trong làng đàm tiếu. Trên nguyên tắc, là con trai độc nhất (vì gia đình tưởng ông cụ mình, đã bị việt minh giết đêm hôm ấy), chú mình được miễn đi bộ đội nhưng ông nội vẫn bắt ông chú ra trận vì đã từng bị đấu tố. Ông chú lên đường, bỏ lại vợ con, vượt Trường Sơn thì bị B52 dập chết, được phong làm liệt sĩ.

Đó là ngoài bắc, còn trong nam thì thanh niên không được khuyến khích, tuyên truyền theo kiểu đường ra trận mùa này đẹp lắm. Ai nấy cũng sợ bỏ xác ngoài mặt trận như ông Miên Đức Thắng, hát đồng dao hoà bình rồi ngày nay chạy qua Đức quốc sống, hết ca mẹ ơi con sẽ về dù chân con này đã cụt. Mình có mấy bạn quen, rớt Tú tài, đi lính chết. Các gia đình khá giả thì chạy tiền lo giấy tờ giả cho con, nhà nghèo thì đi lính chết. Hồi đầu năm, mình có về Việt Nam, ghé viếng nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Hoà, thấy đề trên mấy cái mồ, binh nhì, binh nhất chết vào tuổi 19, 20, thấy thương ghê.

Về tuyên truyền, miền nam dỡ hơn Việt Cộng. Ngay chính mình, cũng dọt đi Tây, không muốn tham gia cuộc chiến. Mình nhớ anh chàng hàng xóm tên Cường, cư xá Pasteur, hơn mình 1 tuổi, hồi nhỏ hay chơi với nhau. Sau này thấy anh chàng đi Võ Bị, được 1 năm thì tan hàng. Không biết nay ở đâu, về Đàlạt thì nhà hắn có người khác đến ở.

Mình không rõ lý do, đùng một cái 3 ông thầy này chạy qua trường Việt Anh. Khá nhiều học sinh Văn Học cũng di tản theo tam sư này. Mình có học lớp hè trước khi vào năm 11B tại trường Việt Anh với 3 ông thầy này. Có thể trường Việt Anh trả lương cao hơn. Có dịp mình sẽ hỏi mấy thầy này. Vợ của thầy Viêm là chị ruột của ông dượng mình, ở Úc.

Trường Việt-Anh, của gia đình Võ Đình Dung. Nếu mình không lầm là do con trai của ông ta thành lập, sau này cho thầy Lê Phỉ mướn. Mấy khu đất xung quanh ấy đều của ông bà Võ Đình Dung, thầu khoán, đã xây dựng nhà ga Đàlạt và dãy nhà xung quanh khu Hoà Bình. Người đã tặng đất để xây chùa Linh Sơn và Linh Quang.

Có ai tải hình thầy Lê Phỉ ngày nay

Trường tuy rộng lớn nhưng ít học trò hơn Văn Học. Khi bộ Tam-sư di tản chiến thuật sang thì học sinh vào đông như quân Nguyên. Mình có học lớp Nhật-ngữ với ông thầy tu, tu nghiệp bên Nhật Bản về. Hình như tên Trang. Dạo ấy trong lớp nhật-ngữ, mình học chung với mấy ông thầy, hình như có ông Nghiêm Phú Phát nữa. Dạo ấy, có phong trào đi học nhật ngữ. Mình theo học vì Đào Văn Quý rủ, thêm có anh Vui, con bà Cháu bán mắm ở Ấp Ánh Sáng, đi du học bên Nhật Bản nên mình cũng thử để xem, sau này có đi du học được không. Con bà Thường, hàng xóm cũng đi du học bên Nhật Bản, sau về Sàigòn dạy Nhật ngữ.

Dạo đó, ông Nguyễn Cao Kỳ không cho đi du học tại Pháp vì thiên tả. Sinh viên qua đó là theo Việt Cộng nên chỉ cho đi Ý Đại Lợi, Nhật Bản. Trường này, ban đêm thì có cho Hội Việt Mỹ mướn để dạy anh văn, mình có học vài lớp ở đây vì gần nhà.

Thằng Tuấn chạy qua Việt Anh, mình lại đi học ngõ đường Hai Bà Trưng. Đi đến góc Cẩm Đô thì Vũ Văn Tùng, phó trưởng lớp, đứng đợi mình ngay quán hớt tóc, rồi hai thằng đi chung, để nghe hắn báo cáo thông tin về Hàng Thị Ngọc Hiền, mối tình say nắng của hắn. Mình ngạc nhiên nhưng không hiểu tâm trạng của hắn, cứ gật đầu ừ ừ cho đến năm 1986, mình sang Hoa Kỳ chơi, được anh bạn học cũ, Chử Tam Anh giới thiệu một cô sinh viên đại học Boston, bị tiếng sét ái tình lần đầu. Về lại Anh Quốc, mình cứ như người đi trên mây. Đi đứng cứ cười cười đâu đâu như kẻ mất hồn mất vía.

Năm đó, mình được thầy CBA phong chức trưởng lớp, Vũ Văn Tùng làm phó nên hay gặp nhau để bàn vụ triển lãm của lớp. Hắn kêu Lê Việt Quốc, em Lê Việt Cường, nghe nói nay ở Vancouver, vẽ các bản triển lãm. Tên này có hoa tay, vẽ chữ Hippie dạo đó rất được ưa chuộng.

Sau vụ tổ chức văn nghệ “tiếng hát học trò”, đi picnic ở thác Datatanla, có dịp gần gũi các cô và đối tượng, xem như quen biết, bớt ngại ngùng khi đối diện các cô nhất là đối tượng của mình. Gặp nhau trên sân trường thì cười với nhau hay hỏi vớ vẩn vài câu ngu ngu không thể tả. Mình bắt đầu nói chuyện bớt khớp cơ với các cô trong lớp hay lớp khác. Gà nòi bắt đầu mọc cựa.


Con đường tình ta đi từ góc cầu Cẩm Đô, chỗ dãy nhà của gia đình Vy Nhật Tảo, ngã ba, đến trường đầy bùn lầy, đất đỏ, để lại cho mình rất nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi học trò. Nay về thì nhà cửa xây cất đầy, chỉ thấy toàn là khói xe. Cận cảnh là trường Việt Anh. Nghe kể Vy Nhật Tảo ngày nay là một nhạc sĩ nổi tiếng  tại Việt Nam. Mình có chơi với hắn hồi nhỏ đến khi nhà hắn xây dãy nhà to đùng lên thì hết đến nhà hắn. Nghe Phi Liên-Xô có gặp hắn tại Sàigòn, chụp hình cho mình xem mặt hắn. Mình có đọc bài báo kể về hắn, hắn nói nhờ biết đánh đàn mà sau 75, được đảng thâu dụng.

Một hôm, đang đi tới góc Cẩm Đô và Hai Bà Trưng, không thấy Vũ Văn Tùng nhưng lại thấy Cái Bớt Một Thời đang từ cầu Cẩm Đô, băng qua đường Hai Bà Trưng. Tim mình thổn thức, đập bình bình như tiếng trống Tây Sơn. Ra đường gặp gái, đúng giờ Hoàng Đạo. Có tiếng nói nào đó, kêu mình đi nhanh lên để bắt kịp cô nàng, bất chấp sự nhát gái trời sinh của mình, 7:46. Cô nàng như ông sư khất thực, đi đếm từng bước, từng bước thầm, chân đi trong chánh niệm để làm nhiều tên say đắm, bức tóc bức tai như tên Paul Hào mà ngày nay, vẫn còn còm bú xua la mua, hít hà khi nghe mình kể về Cái Bớt Người Xưa.

Hôm trước, có mấy ông thần kêu mình kể về cái bớt một thời, giúp họ nhìn về một không gian, dung dịch khi xưa, lên chùa Linh Sơn, ngồi nhìn xuống nhà nàng. Mình viết theo đơn đặt hàng, khi nào có duyên gặp nhau thì nhớ mời em tô phở nhé.

Mình đi nhanh lên đến gần cô nàng chào một cái. Cô nàng, quay sang tỏ vẻ ngạc nhiên rồi chào lại với một nụ cười toả nắng, như ảnh quảng cáo kem đánh răng Perlon, ở bến xe đò Sàigòn-Đàlạt, tươi hơn hàm răng anh 7 chà da đen Hynos. Rồi 2 đứa cứ như thế đi chung đến trường. Hình như cô nàng hỏi nhiều hơn mình, mình thì chỉ trả lời nhát gừng vì xúc động, được đi bên cạnh người đẹp, thay vì lọt tọt theo sau như ông Phạm thiên Thư, theo chân Hoàng thị Ngọ về. 

Mình mang dép lại cố đi nhanh để bắt kịp cô nàng nên phụp, một cái coi dép bị đứt nên phải lê cái chân, từ Cẩm Đô đến trường bên người đẹp. Lại sợ cô nàng phát hiện ra cái chân đi cà khiển vì chiếc dép. Tới trường, thì đám con trai đứng ở quán bà Cai, ngó mình chưng hửng, sánh vai cùng người đẹp lên thang cấp. Mặt mình vênh vênh váo váo lên như bộ đội Uncle Lake vào Sàigòn, bước lên thang cấp mà sợ người đẹp khám phá cái dép bị đứt coi, lết lết cái chân.

Ông Nguyễn Nhược Pháp có làm bài thơ Đi Chùa Hương, kể cô gái đi trước không dám đi mau, sợ chàng trai đi sau chê:

Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.

Mình leo lên mấy thang cấp, không dám đi mau, sợ đứt luôn coi dép kia, chớ chả sợ cô nàng chê hấp tấp không giàu. Lên hết thang cấp, đi vào sân trường, mấy tên học chung lớp nhìn cảnh tượng, kêu Á Đù. Vào lớp thì mấy tên xúm lại hỏi, thằng chửi thề, thằng hỏi bú xua la mua. Mình không nhớ gì cả. Chỉ biết hôm ấy hạnh phúc lắm, tràn trề, cười hề hề, lòng mình cứ lâng lâng như chiếc máy bay lên thẳng khi chúng chửi hay hỏi gì đó.

Dạo ấy, đường Hai Bà Trưng, được chính phủ Đức tài trợ làm lại hệ thống ống nước quá cũ mà dân cư lại đông sau Mậu Thân. Ông cụ mình có trách nhiệm cai quản công trường, đặt hệ thống ống nước mới ở Đàlạt. Nói như thời tây, ông cụ mình là Xu (surveillant), dân gian gọi là cai công trường.

Vấn đề là ty công quản nước, chỉ có một đội thợ làm. Họ phải lo bắt hệ thống nước vào nhà thị dân nữa. Dinh tỉnh trưởng, ở trên đồi cao nên nước lên không nổi, sau này ông cụ nghĩ cách làm château d’eau thuỷ đài nên bơm lên đó ban đêm, khi thị dân không xài, rồi cả nhà ông Đoàn có thể sử dụng cả tuần. Sau vụ đó, ông Đoàn khoái ông cụ, kêu ra ứng cử hội đồng thị xã, bảo đảm 100% thắng cử. Ông cụ mình kể; khi đi lo vụ bầu cử ở các phòng phiếu, xe nhà binh đến lấy thùng phiếu, đã có thùng khác để đổi rồi, đầy phiếu của ứng cử viên chính quyền. Chán Mớ Đời 

Đang làm đường Hai Bà Trưng thì thợ lại bỏ đó, chạy đi bắt ống nước vào nhà dân, họ lại được tiền boa của nhân dân hoan hô. Do đó công trình cứ để đó. Sau 75, ông cụ mình tá hỏa Tam tinh vì các ông thợ này toàn là nằm vùng.

Mùa mưa đến là xình lầy đất đỏ hay bụi đỏ như ông Phạm Thiên Thư kể. Khi đi bộ trên đường này, phải cẩn thận, nhất là mang dép, phải lấy mấy ngón chân ép sát đôi dép nếu không thì bùn đất đỏ bắn lên quần như ông Nguyễn Tất Nhiên, kể đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa. 

Cứ thế mỗi ngày đi học, mình canh đúng giờ để đi học. Cứ đến chỗ nhà thầy Thành Bắp Sú, là thấy cô nàng đang rẽ sang đường Hai Bà Trưng, ngó về phía tay phải xem chừng có thấy bóng dáng Sơn Đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng sơn đen. Khi thấy bóng dáng cô nàng thì mình làm tính; hai động tử đi trên đường Hai Bà Trưng, động tử Cái Bớt Người Xưa đi trước 100 mét, động tử Sơn Đen đi sau. Hỏi Sơn đen cần đi với vận tốc nào, để bùn không bắn quần, bắt kịp động tử Cái Bớt Người Xưa. Trong khi cô nàng làm ông sư khất thực, đi trong Chánh niệm từng bước chân, chậm chậm lại trên con đường lầy lội, xình đất đỏ, để đợi mình bắt kịp. 

Bài toán hai động tử thiếu 2 yếu tố: động tử Cái bớt Người Xưa, khi thấy Sơn Đen thì giảm tốc độ như ông sư đi khất thực, đếm từng bước ngắn trong chánh niệm, còn Sơn Đen thì gia tăng tốc độ mỗi bước trên con đường tình ta đi nên đáp số luôn luôn gặp nhau tại trường Thăng Long cũ. Và từ đó sánh vai đi đến trường. Nhiều khi hai đứa cùng đi khất thực nên đến trường là nghe chuông reo vào lớp. Cứ độ 7:45 là hai động tử gặp nhau, từ trường Thăng Long cũ đến trường độ 200 mét nhưng mất 15 phút bước đi trong chánh niệm. Kinh

Nếu mình đi đến Cẩm Đô, nhìn qua trái thấy bóng dáng cô nàng ở cầu Cẩm Đô thì đứng lại đợi, không cần phải làm tính hai động tử, rồi cùng nhau đi chậm chậm như ông sư khất thực, chậm chậm vì sợ bùn bắn lưa thưa. Mà đúng vì khi chánh niệm đi từng bước một thì bùn mới không bắn lên quần. Và cứ thế, mỗi ngày mình phải làm tính hai động tử hay cô nàng thấy mình xa xa thì chánh niệm các bước chân của người khất thực. Nếu mình không lầm, cô nàng hay bận áo dài trắng, chỉ đổi áo len, khi thì máu đỏ, khi màu xanh turquoise, khi thì vàng xanh lẫn lộn. Mái tóc Stones.

41 năm sau mới gặp lại nhau tại Suối Vàng. Kinh

Một hôm trời mưa, nên mình lấy xe Honda chạy lên trường. Chạy giữa đường thì gặp cô nàng nên thắng lại, kêu lên mình chở đi cả ướt. Cô nàng lên yên ngồi rồi mình chạy, trong khi đó tên Nguyễn Mơ, học ban C, đi phía sau cô nàng, lại tưởng mình ngừng lại đón hắn nên hấp tấp chạy đến. Vào lớp hắn chửi mình trước cả đám. Mình bất chấp. Khi đã được chở người đẹp thì không gì sánh bằng. Hạnh phúc cực đỉnh.

Cứ thế, tan trường ra về, nếu thấy cô nàng phía trước thì mình lại làm tính hai động tử còn cô nàng thường đi với một cô bạn, còn mình thì hay đi với thằng Nguyên. Thằng Nguyên thì béo béo đi chậm nên mình phải dọt nhanh để tránh cảnh em tan trường về, anh theo nàng về của ông Phạm Thiên Thư. Mình chỉ muốn đi cùng dù có phải khất thực, bụng đói nhưng đi bên đối tượng là một vùng trời bình yên. Lâu lâu cô nàng nhìn mình cười toả sáng như mặt trời cách mạng. Kinh

Hôm trước, mình nói đồng chí gái có nụ cười toả nắng như mặt trời cách mạng khiến mụ vợ ngơ ngác, hỏi nụ cười cách mạng là răn. Mình nói chả biết nhưng nghe lạ lạ, khiến mụ kêu Chán Mớ Đời .

Một hôm, ra về, thấy cô nàng đứng ở cổng trường, đợi mình rồi nhắn là sau cơm trưa, ghé nhà cô nàng. Đúng giờ hẹn, mình chạy lại nhà cô nàng. Vừa đậu xe trước nhà thì thấy cô nàng mở cửa chạy ra khiến tim mình rộn ràng, tinh tú quay cuồng. Nụ cười hàm tiếu trên môi, chưa được kịp hé nụ thì mình thấy ông bố của cô nàng chạy theo lên mấy thang cấp, la hét cái gì không nhớ. Cô nàng nhảy lên yên mình rồi kêu chạy đi. Hình như ông bố làm công chức vì dãy nhà này là cư xá công chức.

Mình lật đật rú ga chạy nhưng lại lên dốc nên rất chậm vì mới đề-pa trong khi ông bố chạy theo sau. Kinh. Từ đó mình sợ đến ngày nay, không dám đến nhà cô nàng nữa. Dạo ấy, ông Phạm Duy có làm bản nhạc nói về tâm sự người con trai thời loạn, lên đường vào quân ngủ, để lại con đường tình ta đi với bàn chân nhỏ bé. Con đường của mình đi học, đầy bùn xình nhưng sao quá đẹp của thời ấy, khi phát hiện ra Cái Bớt người Xưa.

Hết niên khoá, mình học thi tú tài. Đậu rồi xin du-học, biến khỏi Đàlạt, dung dịch không gian của thời thơ ngây để 41 năm sau, mới gặp lại cố nhân. Nhìn nhau lại rất vui, cô nàng vẫn đẹp như xưa, cuộc sống sung túc. Lâu lâu có liên lạc, cô nàng kể là đều lưu lại các bài mình viết. Mình không ngờ bài viết mình được Facebook nhắc lại, đã khiến hơn 600 người đọc trong một ngày. Kinh

Sau 46 năm, nhiều tên vẫn nức nở nghe nói về cô nàng. Có tên kêu: “vẫn còn đẹp bạn ơi”. Âu đó là một an ủi của đời người, mấy chục năm sau vẫn còn có người nhớ đến mình. Thêm lại có tên Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn tròn trắng, nhà sơn nghèo dang nắng Sơn đen, kể lại chuyện xưa.



Mình cảm ơn các bạn học cũ, các đối tượng một thời, Cái Bớt Người Xưa đã xem mình như một người bạn đặc biệt, đã cho mình 2 năm học 11 B và 12 B tuyệt vời, đầy ắp kỷ-niệm, của thời mơ mộng về tương lai, thầy Nguyên đã khuyến khích mình đi Tây, đã thay đổi cuộc đời mình. Nếu mình không sang trường Văn Học thì có lẻ cuộc đời mình có một kết cục khác.

Không gian ngày ấy đã cho mình nhiều khát vọng của tuổi thơ về cuộc đời, đã giúp mình như nhân vật Marius của nhà văn Marcel Pagnol, mơ được làm cánh buồm ra khơi, chu du khắp nơi để thỏa chí tang bồng mộng mơ của mình. Từ một cậu bé của thị xã nhỏ bé, mình đã trở thành mây lạc đàn tha phương, như con chim lạc đàn, lữ thứ khắp bốn phương trời, để rồi dừng lại khi phát hiện mối tình hữu nghị của đồng chí gái, một người vợ tuyệt vời.

Mình ngồi viết lại, không ngờ lại có nhiều kỷ niệm tuổi thơ dù chỉ học có 2 năm ở trường Văn Học, hơn 10 năm học trường Tây. (còn tiếp)

Sơn Đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng

Nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn

Những bông Hồng Văn Học #7 “chuyện tình buồn”

Dạo mới sang Văn Học, vào lớp thì có màn cả đám hát “Ngọ tan trường về, trường tan Ngọ về,...” khiến mình ngơ ngác như bò đội nón. Sau mới hiểu là họ chọc một cô học chung tên Lê Thị Ngọ. Cô này đỏ mặt nhưng sung sướng vì được đám con trai chấm toạ độ. Ngô Văn Thuỷ giải thích có ông nào tên Phạm Thiên Thư, mê một cô học chung trường tên Hoàng Thị Ngọ, làm bài thơ được ông Phạm Duy phổ nhạc và ca sỹ Thái Thanh hát “Ngày xưa Hoàng thị”. Do đó đám con trai chọc cô nàng tên Ngọ chớ không phải Hot girl.

Mình nghe giải thích thấy phê quá nên về nhà, cố gắng nghe nhạc đài Sàigòn, 2 tuần liên tiếp để được nghe bài này. Dạo ấy không có YouTube nên nhạc nhiếc gì phải đợi radio. Đài phát thanh Đàlạt có màn nhạc yêu cầu, để giới trẻ viết thư, yêu cầu để tặng ai đó. Văn Học có tên học chung lớp mình, cứ tuần nào cũng viết thư, yêu cầu nhạc để tặng các bạn của lớp Văn Học. Mình nghe phát ngôn viên đọc đến lời yêu cầu của hắn thì cảm thấy ấm lòng. Có thể hắn tặng cô nào nhưng không dám nói rõ nhưng mình được tặng ké nên cũng vui. Tên này, ngày nay hát karaoke rất chiến đấu nên mình gọi hắn là Ca sĩ ngân hàng.

Trước khi sang Văn Học thì mình nghe toàn nhạc của đài quân đôi như:

Bình Long quê hương tôi, nằm trên máu lửa buồn

Bình Long thân yêu ơi, Bình Long ai chết thảm thương

Thương rất nhiều đồng bào vô tội ngã gục

Và nợ máu trả bằng máu đày xác giặc đầy đường

Bình Long quê hương tôi, mồ chôn xác giặc ngông cuồng,... 

hay khi Thuỷ Quân Lục Chiến chiếm lại Quảng Trị thì cứ nghe

Cờ bay cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu,... những bài hát của Mùa Hè Đỏ Lửa. Dạo ấy, mỗi sáng mình nghe phóng viên Nguyễn Tiến tường trình từ Bình Long, An Lộc rồi đến lính đánh qua Thạch Hãn. Sau này đọc những gì ông Võ Nguyên Giáp viết về Quảng Trị và Huế thì mới hiểu ông ta nướng quân ra sao. Đảng ra chỉ thị phải lấy lại Quảng Trị nên mỗi đêm xuồng của bộ đội bơi qua sông bị lính Việt Nam Cộng Hoà giết khơi khơi trên 100 người. Kinh

Sau này, đọc tài liệu của Việt Cộng, mới biết miền nam kêu đã chiếm lại Quảng Trị nhưng thật ra chỉ có một phần, còn phần kia thì Việt Cộng chiếm đóng đến 1975 luôn.

Đài phát thanh Đàlạt dạo ấy, mỗi tối thứ 5 là có chương trình Nhân Dân Tự Vệ. Nhạc mở đầu của chương trình là:

Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh. Vận nước ta gặp hồi gian nguy

Anh em ta ơi cùng nhau kết đoàn chống giặc không gì hay hơn

Nhân dân tự vệ  nhân dân tự vệ cầm súng cầm dao gậy gộc xuống đường...

Nói chung đầu óc mình còn thơ ngây, chưa biết gái gú, yêu đương là gì đến khi sang Văn Học, gặp lại thằng Sang và quen Ngô Văn Thuỷ. Chúng biến đầu óc ngây ngô của mình thành tên dại gái đến giờ. Kinh

Trường Văn Học Đàlạt , nơi mình có nhiều kỷ-niệm một thời biết yêu và một thời để mỉm cười . Không biết bao nhiêu cuộc tình chớm nở tại đây và thành tựu? Mình biết hai cặp lấy nhau. Đây là cầu thang lên trường, tụ điểm của học sinh nam nữ gặp nhau. Nếu gặp đối tượng mình thì nói to hơn hay cười khúc khích lớn hơn như đám gà trong chuồng.

Mình được chúng bồi dưỡng một thể loại nhạc khác, êm diệu hơn, đượm mùi thơ thiếc nên cuộc đời mình bước sang một trang sử mới, cần phải học tập, bồi dưỡng thẩm âm mấy loại thể nhạc “cải cách” này thay vì cải lương. Thời tây, loại nhạc Việt, ảnh hưởng của nhạc tây phương được gọi là nhạc cải cách (musique rénovée ) hay Nôm-na là Nhạc tây điệu ta.

Hồi bé, mình mê cải lương lắm. Mỗi lần có gánh cải lương từ Sàigòn lên hát tại rạp Ngọc Hiệp, bà dì mình hay chị người làm đi xem là kéo mình đi theo để tối về khỏi sợ ma nên ghiền cải lương từ đó.

Nói đến cải lương khiến mình nhớ đến bà Hai hàng xóm. Bà này người nam nên hay mở đài phát thanh Sàigòn mỗi ngày để nghe truyền thanh cải lương. Một hôm, có gánh hát Hương Mùa Thu lên diễn ở rạp Ngọc Hiệp. Dạo ấy, gánh hát mướn chiếc xe Lam, rồi gắn cái loa, mấy bản panneau hình ảnh đoàn hát, kép và đào, rồi chạy khắp Đàlạt để rao và thảy truyền đơn chương trình hôm đó. 

Con nít như mình chạy theo để lượm, té học gạch trên đường. Bà Hai kêu mình chạy xuống đường xem họ hát tuồng gì rồi về báo cáo. Thường xe bắt đầu ở rạp Ngọc Hiệp, bên đường Phan Đình Phùng là ở khi nhà mình đã nghe oang oang rồi nên con nít chạy xuống đường, đứng đợi. Mình chạy xuống đứng đợi xe chạy từ Số 4 xuống. Khi thấy xe lam chạy qua thì ráng đánh vần tuồng cải lương rồi chạy theo xe lam đến xóm Địa Dư rồi về báo cáo cho bà Hai. Mình hãnh diện như đã thành công một cuộc hành quân đặc biệt, hồ hởi kêu họ hát tuồng “Hai lan thu hen” khiến bà Hai ngọng, mặt như bò đội nón. Con Thuý, hàng xóm kêu đồ ngu, lanh chanh báo cáo là họ hát tuồng “Hai Lần Thu Hẹn”. 

Hoá ra mình học trường Tây nên đọc tiếng Việt không có dấu, bị gái trường việt chửi đồ ngu. Nghe kể mình nói tiếng Việt dạo ấy như mấy đứa con mình ngày nay ở Hoa Kỳ, chớt chớt. Mình đã là việt kiều từ bé. Chán Mớ Đời 

Nói là học trường Tây nhưng mình không biết gì về nhạc tây, hit parade cả, chỉ nghe “tình anh bán chiếu” của Út Trà Ôn là phê. Cứ nghe ông ta lên xuống một câu sướng mê tơi, lạnh xương sống, rùng mình như ngày nay giới trẻ chơi thuốc lắc. Ông ta khóc thương cô gái năm xưa, đặt chiếu ở chốn loan phòng, rồi bỏ kinh ngã 7, theo chồng về Bạc Liêu. Mỗi lần về Việt Nam, cứ định đi viếng kinh Ngã 7 này mà chưa có dịp. Hy vọng năm nay về ăn Tết với bà cụ lần đầu tiên sau 47 năm, sẽ có dịp đi viếng nơi “tình anh bán Bơ”.

Chiều chiều là nghe cải lương trên đài phát thanh Sàigòn từ nhà bà hàng xóm, Tuyệt Tình Ca,... Mình biết nhiều tên diễn viên cải lương hơn là ca sĩ tân nhạc. Dạo ấy, chỉ biết ca sỹ Duy Khánh vì dì mình hay nghe “chiều nay có phải anh ra miền trung,,.”. Dạo ấy, Dì mình cũng bỏ HUế ra đi nên tâm tình vẫn nhớ về quê hương như mình vẫn đau đáu về Đàlạt. Có bài hát mà mỗi lần mình cất giọng lên là bị đồng chí gái chửi “quê em nghèo lắm ai ơi, mùa đồng thiếu áo, hạ thời thiếu ăn, trời hành cơn lụt mỗi năm, cứt nổi lềnh bềnh chảy đầy sông Hương

Ngày nay, lái xe mình cũng hay mở cải lương nghe, vẫn thấy phê như xưa khi nghe Út Trà Ôn làm vài câu vọng cổ. Chỉ khi nào lái xe với vợ thì mới nghe mụ vợ hát Suối Tóc Văn Phụng, bú xua la mua.

Vợ mình gốc Các Mệ nên mình hay gọi là Mụ Vợ, khiến nhiều người kêu mình mất quan điểm lập trường cách mạng của người chồng nhân dân. Mệ thường để gọi mấy ông thuộc dòng hoàng tộc, như vua Bảo Đại, trước khi lên ngôi, thường được gọi là Mệ Vững. Người Huế hay kêu “Mụ Vợ”, từ để chỉ bà vợ, xin nhắc lại Bà vợ rất cung kính,  “Mụ vợ tôi” là người vợ của tôi, có nơi hay gọi “Nhà Tôi” như ông cụ mình. Chồng thường gọi vợ là “Mụ mi” như dân mình nam gọi “Mình ơi”. Có lẻ khi mình viết có người thấy phản cảm vì sau này người ta dùng “Mụ” để chửi nhau.

Thật ra, “danh xưng Mệ có từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat (1738-1765) vì Võ Vương sinh nhiều con trai nhưng khó nuôi, chết sớm, nên dùng cách gọi con gái để ma quỷ khỏi làm hại. Người xưa tin rằng con nít sinh ra, nhất là con trai, nếu xinh xắn mà lại mang tên hay, tên đẹp thì dễ làm cho ma quỷ chú ý, ham thích, mà bắt đi. Vì vậy, phải chê xấu, phải dùng tên xấu để gọi ở nhà, còn tên chính thức chỉ dùng khi trưởng thành. Từ đó trở thành nề nếp, hễ con vua cháu chúa, trai, gái gì cũng gọi là Mệ hết. Ban đầu thì người ta dùng chữ Mệ để gọi con của các ông hoàng bà chúa, và dùng chữ Mụ để gọi con của các Mệ, nhưng về sau thì dễ dãi, muốn gọi Mụ hay Mệ đều được cả.” 

Mẹ của đồng chí gái thuộc dòng Tôn Thất nên mình gọi cô nàng là Mụ. Mấy bác không hiểu nên cứ kêu em mất quan điểm lập trường cách mạng, bị thế lực thù địch bôi bác, làm nhơ danh của một người chồng nhân dân thời A còng. Chỉ có người gốc Huế chạy mới hiểu.

Có lần, trong lớp, ngồi đợi thầy vào, có tên Phụng, nhà đâu ở Cầu Đất lên Đàlạt học, đứng dậy hát bản “Tôi Muốn”, nghe phê. Tuần đó, đài phát thanh Đàlạt có phát thanh bài này vào buổi trưa, mình nghe Elvis Phương hát. Mình khoái nhất là đoạn “tôi muốn thấy tình yêu ban đầu” phê không thể tả. Không hiểu sao, ông nhạc sĩ nào lại cảm nhận được tâm tình và nói lên hoài vọng của mình vào dạo ấy.

Ở xóm dưới đường Hai Bà Trưng, đối diện nhà ông Ngọc, cạnh nhà ông Sâm, có thằng H, nhỏ hơn mình 1 tuổi. Khi xưa hay bắn bi với nhau. Sau này nó học Trần Hưng Đạo, nghe nói đánh lộn, vác cây súng rouleau của bố nó làm cảnh sát, lên trường bắn tên nào, bị đuổi nên qua Văn Học. Qua đây, thì hắn bị tiếng sét ái tình với cô em gái của một tên học chung với mình khi xưa ở Yersin. Mình thấy tên H này sao giỏi quá, khi xưa bắn bi thua mình xiểng niềng mà nay lại biết tán gái, oai ra phết, nói chuyện với cô nàng trước khi vào lớp hay trong giờ ra chơi trong khi mình thì chỉ biết nhìn trộm đối tượng. Nếu lỡ đối tượng bắt gặp ánh mắt cuồng si dại khờ của mình thì vội quay đi như kẻ ăn vụng bị bắt gặp, nhát chém hư vô. Chán Mớ Đời

Hình lấy trên trang nhà Văn Học Đàlạt , chụp khi đi cắm trại. Có vài người mình biết. Có cô Lê Thị Ngọ mà con trai hay hát Ngọ tan trường về,... 3 cô trong ảnh mình biết đều đã qua đời. kinh. Có 3 tên khác quen thì chỉ gặp lại một tên tại Hoa Kỳ.

 Ai ngờ một hôm nghe thiên hạ kể nó chết vì tình. Bố mẹ cô nàng không nhất trí về mối tình hữu nghị của hắn và cô nàng, cạo đầu cô nàng để không dám ra khỏi nhà, rồi đưa ra Quy Nhơn. 43 năm sau, cô này gọi điện thoại mình, mới được nghe thêm tình tiết vụ này. Cô ta vẫn còn bị ảnh hưởng tâm lý về vụ này. Tên này chới với khi không biết tìm động hoa vàng ở đâu nên lấy súng của bố tự xử luôn. Cô ta bị gia đình đưa ra Quy Nhơn nên không biết người tình đã qua đời đến sau này qua mỹ mới được tin từ bạn bè. Hôm trước, mình cos cho số điện thoại của người bạn học rất thân với cô ta, khiến hai người vui lắm vì xa nhau từ trên 50 năm, được nói chuyện lại qua điện thoại.

Với thời gian thì mới hiểu vấn đề này vì người anh, học chung với mình khi xưa, ăn cơm trước kẻng nên phải cưới vợ sớm. Nay đến phiên cô nàng cả gia đình lo, cách ly hai người, đưa cô nàng ra Quy Nhơn. Cô nàng sau 43 năm, lập gia đình, không có con, vẫn nhớ đến tên hàng xóm mình, kể mỗi khi đến chơi nhà hắn, nghe tiếng mình vào nhà là trốn vì sợ mình mách lại bố mẹ cô nàng. Cô nàng nói như vậy thì mình cứ để cô ta tin như vậy vì mình không có thân với tên này. Hồi nhỏ có vào nhà hắn chơi ở dưới suối, bắn bi nhưng lớn lên thì không. Có gặp hắn ở Văn Học thì có chào hỏi vớ vẩn. Cô ta nhầm với ai tên Sơn nhưng mình không muốn cãi. Đồng chí gái dạy mình là không bao giờ cãi với đàn bà.

Dạo ấy, mình thích “tôi muốn thấy tình yêu ban đầu” nhưng qua vụ tên hàng xóm khi xưa, là ớn lạnh. Vi rút tình yêu như trái phá con tim mù loà mà ông nhạc sĩ nào rêu rong nên không dám yêu sống chết. Được thể, ông bà cụ kêu lo học đi, yêu đương chết như thằng hàng xóm. Mình lại được thầy Nguyên khuyến khích đi du học nên định hướng Paris có gì lại không em?

Dạo ấy, xóm mình cũng có một vụ ăn cơm trước kẻng khác, bố mẹ lo đám cưới như chạy tang. Cô dâu mới ngày nào còn lên nhà mình với bà mẹ, bổng nhiên đi lấy chồng dù chưa học xong đệ tam. Gia đình chị ấy lại kêu đám cưới cô chị khiến tên hàng xóm mình, trồng cây si cô chị rụng rời chân tay, mặt xanh như đít nhái. Hắn thất tình đến khi ngày nhà em pháo nổ, tâm hồn hắn rướm máu. Hắn cứ qua nhà mình, kêu mở cái máy TEAC để nghe bản nhạc Cô Láng Giềng của Hoàng Quý.

Dạo ấy lại có bản nhạc được phổ từ thơ của ông thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Hình như “chuyện tình buồn”

Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Anh dặm trường mê mải
Đời chia như nhánh sông
Phong thư tình ngây dại
Và vai môi rất mềm
Những hẹn hò quấn quít
Trên lối xưa thiên đàng
Ngày nhà em pháo nổ
Anh cuộn mình trong chăn
Như con sâu làm tổ
Trong trái vải cô đơn
Ngày nhà em pháo nổ
Tâm hồn anh nhuốm máu
Ôi nhát chém hư vô
Ôi nhát chém hư vô

Mình thấy hắn đau khổ lại càng thất kinh, hết dám đụng đến yêu đương ái tình. Hoá ra cô em đi lấy chồng mà thiên hạ lại tưởng cô chị. Tên hàng xóm mừng như chết đi sống lại, tự hứa sẽ học để đậu tú tài như để cảm ơn trời Phật đã không cho người hắn yêu thầm trộm nhớ đi lấy chồng. Kinh

Đậu tú tài xong thì mình có nghị định của Việt Nam Cộng Hoà cho đi du học. 48 tiếng đồng hồ sau khi có sổ thông hành, chiếu khán của toà đại sứ, mình bay về Sàigòn với ông cụ rồi vài ngày sau lên máy bay, về vùng trời vô định, đời mình bước sang một trang sử mới, đến gần 2 thập kỷ mới trở về Đàlạt. Hơn 4 thập kỷ sau mới gặp lại đối tượng một thời. Kinh  (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những bông hồng Văn Học #6 “Tiếng Hát Học Trò #2”

 Tổ chức nấu chè bán, văn nghệ “Tiếng Hát Học Trò” xong thì các cô báo cáo tài chính, cho biết lời và cả đám quyết định dùng số tiền đó để tổ chức buổi picnic dã ngoại ở thác Datanla. Mấy cô lo bánh mì, cơm trưa và nước uống còn con trai thì được bố trí đem xuống thác đồ ăn thức uống. Khổ cái là thác chơi vơi, để xe trên đường thì sợ chúng ăn cắp nên không thằng nào dám đem xe đi, đành phải xách tay, đi bộ 3, 4 cây số. Lạ khi có con gái thì mấy tên hết than thở mệt bá vơ hay cãi lời trưởng lớp. Tên nào cũng hồ hởi xung phong lao động hết, để được làm người hùng tiên tiến trước mấy cô. Thường mình nhờ chúng làm gì trong lớp, là có đứa kênh sì-po nên mình cứ nhờ mấy cô ra lệnh chúng. Mình khám phá ra cách dĩ nữ trị nam, dễ lãnh đạo. Kinh Khi xưa, không thằng nào có máy chụp hình nên không có hình lưu niệm. Lấy tạm trên mạng thác Datanla ngày nay 

Hồi mình nhỏ thì nhớ người lớn dẫn đi thác Prenn, Cam ly khi có người quen viếng thăm. Lớn lên thì có chạy xe ra thác Cam Ly, viếng thăm lăng Nguyễn Hữu Hào, bố của bà Nam Phương Hoàng Hậu. Mình nhớ chỗ này ngây ngất, phải leo đâu cả 100 bật thang cấp. Nếu không lầm mình đến đây với thằng Bi, hàng xóm. Hơi ớn ớn vì không có ai cả, sợ Việt Cộng nằm vùng ra tóm cổ. Mình nhớ khung viên này rất đẹp.

Thác Cam Ly thì hôi thối không tả nổi. Lý do là bao nhiêu rác của thành phố, đều được thả xuống suối, chảy về thác này, thêm nữa gần đó có bãi rác Đàlạt. Mình nhớ thầy An, năm 11B, kêu các anh chị nào yêu nhau, thì đưa nhau vào thác Cam Ly, đem theo hộp sơn của công ty Bạch Tuyết, lấy cái cọ, viết tên hai người lên đá, một mũi tên bắn xé trái tim. Nắm tay, thề mối tình hữu nghị của đôi ta sẽ đời đời bền vững như hãng sơn Bạch Tuyết, chừng nào hãng này xụp tiệm thì tình ta mới thôi. Ai ngờ 2 năm sau, Việt Cộng vào, hãng sơn Bạch Tuyết bay mất như các cơn mưa phùn Đàlạt. Bao nhiêu lời thề trai gái ở thác Cam ly tan theo mây sương cao nguyên.

Lớn lên thì bạn bè hay nói đến thác Datanla, hình như họ phát hiện sau này và giới trẻ Đàlạt hay đi dã ngoại tại đây vì thác nước gần nhất thị xã, lại miễn phí, không có vụ thu tiền vé vào như ở Prenn. Thác này dạo ấy còn trinh nguyên, chưa được khai thác du lịch như thác Prenn, có nhà dù, tiệm ăn. Thác này chỉ đến, rồi đi bộ xuống suối rồi lội dọc theo bờ suối, đến cái thác to đùng. Hình như năm mình học lớp 12, có vụ cặp nào dẫn nhau đi thác Prenn rồi cô gái bị hiếp dâm, bị giết thì phải. Thời đó ít an ninh nên đám bạn ít dám đi xa một mình. Có tổ chức picnic đi cả nhóm thì mới dám đi.

Mình nhớ chạy qua 4 cột trụ này, đậu xe dưới mấy thang cấp rồi leo lên mấy thang cấp. Oải lắm Bia thứ nhất đặt phía sau lăng, trong nhà bia hình tháp có bốn mái. Bia có chiều cao 2,45m, chiều rộng 1,43m, trán bia dày 26cm, thân bia dày 20cm. Trên văn bia có tất cả 215 chữ. Theo tác giả Hà Đình Nguyên, trên mặt bia này có 5 từ khắc đài là “Hiền khảo”, “Tiên nghiêm”, “Thiên tử”, “Thiên chúa” và “Bảo Đại”. Hai chữ “Thiên tử” được khắc đài cao hơn các chữ khác.  Bia thứ hai có chiều cao 2m, trán bia rộng 1m, dày 26cm, thân bia rộng 80cm, dày 20cm. Nội dung cũng giống như văn bia thứ nhất nhưng khắc theo thể Khải thư, có một vài chữ theo thể Lệ thư, được dựng ở trước sân chầu của lăng mộ. Văn bia này cũng có 215 chữ, khắc theo hàng dọc từ phải sang trái nhưng được phân thành 16 hàng, khắc đài bốn chữ “Hiền khảo”, “Thiên tử”, “Bảo Đại”, “Thiên chúa”. Cũng theo ông Hà Đình Nguyên, nội dung của hai văn bia này chia làm bốn phần: Phần đầu nói về nơi phát tích của dòng họ ông bà Nguyễn Hữu Hào; Phần thứ hai ghi về phẩm chất đạo đức của ông Nguyễn Hữu Hào và sự vinh hiển vẻ vang của dòng họ Nguyễn; Phần thứ ba nói về sự kiện vua Bảo Đại ban cho Nguyễn Hữu Hào “Công tước”, ca ngợi vẻ đẹp núi non - nơi xây dựng lăng mộ, ca ngợi nước Chúa là nơi tìm về của trăm đời con cháu họ Nguyễn và tấm lòng ngậm ngùi tiếc thương của con cháu đối với người quá vãng. Phần cuối của hai văn bia đều có ghi rõ ngày, tháng, năm Âm lịch và năm Dương lịch lấy từ năm Thiên Chúa giáng sinh, người lập bia là hai cô con gái của ông Nguyễn Hữu Hào. (Trích trên mạng theo thuthachViệt.com )
Lăng ông Nguyễn Hữu Hào, bố của bà hoàng hậu Nam Phương, gần thác Cam ly

Học sinh thuộc ban tổ chức lớp 12B và 12C thêm mấy ca sĩ nghiệp dư của các lớp khác, được mời hôm văn nghệ “tiếng hát HỌc Trò”, không nhớ bao nhiêu người nhưng độ 30 mạng. Cả đám hẹn nhau đâu ở Khu Hoà Bình rồi lên đường với tinh thần đường không vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi leo đèo. Xem video ngày nay do Ken Trần chuyển.

https://fb.watch/52rx_us8wZ/ 

Khi mọi người đến đông đủ thì cả đám bắt đầu đi xuống thác, rồi lội qua, đi lòng vòng lên phía bên kia. Lâu quá nên không nhớ rõ. Chỉ nhớ là mình đi trước, mấy cô theo sau, rồi đến lúc có dốc leo lên cao thì mình đứng lại, ga-lăn đưa tay cho mấy cô nắm để mình kéo lên. Đến khi đối tượng một thời đến thì mình kéo lên rồi nắm tay đi luôn đến một chỗ phải bỏ tay ra. Sau đó hết dám nắm tay lại. Chán Mớ Đời 

Dạo ấy có cuốn phim Việt Nam, chiếu ở rạp Ngọc Hiệp có cô gái xinh xinh tên Lan thì phải, nắm tay với anh học trò nghèo tên Dũng thì phải, khi trường đi cắm trại rồi cô ta hát bản gì “nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện cuộc đời, ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày mai,...” khung cảnh ở Datanla ngày hôm ấy như vậy. Không biết có phải phim tên “tiếng hát học trò”. Xem gần 60 năm rồi. Kinh

Lâu quá mình không nhớ rõ trưa ăn uống ra sao. Chỉ nhớ là khi về thì lết bộ về nhà mất 10 cây số, oải lắm. Cả đám đi è è chậm như rùa, đến khu Hoà BÌnh mới chia tay. Đó là lần chót mình đến thác Datanla. Sau này về Đàlạt thì không muốn ghé lại vì được du-lịch-hoá một cách man rợ. Hết còn thiên nhiên như xưa. Thêm nữa một khi đã viếng thăm thác nước Niagara, nằm giữa Hoa Kỳ và Gia-Nã-đại thì hết muốn đi viếng các thác khác nữa. 

Thác Prenn ngày xưa

Chỗ này nếu mình không là từ cổng vào

Mình viếng thác này với vợ chồng thằng Nguyên. Năm đó, mình và gia đình đi chơi ở Florida, rồi lái xe lên Boston, tìm lại nơi đã phát hiện ra mối tình hữu nghị sông liền sông núi liền núi, rồi chạy lên thác Niagara, hẹn với vợ chồng Nguyên ở đây.

Không ngờ đó là lần cuối gặp nó vì thường cứ 2 năm vợ chồng hắn ghé Cali chơi ở nhà mình. 6 tháng sau, hắn bị ung thư qua đời. Rồi lại nghe Chử Tam Anh qua đời. 2 tên mà mình viếng thăm năm đó, 6 tháng sau rũ nhau lăn ra chết. 2 tên bạn học thân nhất Văn Học bỏ cuộc chơi. 

Sáng thứ hai vào lớp sinh ngữ, mình bị mấy cô ban C chửi như tát nước vào mặt, kêu, không kéo người ta lên, nắm tay người đẹp rồi đi luôn. Mình nhớ Chị Hai, nay đã qua đời, đi phía sau đối tượng của mình, nên khi mình kéo đối tượng lên, thì cô nàng dang đưa tay để mình kéo lên như mấy cô đi trước nhưng không ngờ mình nắm tay đối tượng rồi bỏ đi luôn nên chửi. Đúng nhưng mình không để ý lắm. Mình quay lại kéo tay mấy cô lên là có chủ đích là nắm tay người đẹp chớ có phải để nắm tay mấy bà đâu mà chửi bới. Mình thuộc thành phần nông dân, đâu có biết ga-lăn hay ga-ngồi gì đâu. Chán Mớ Đời 

Nhờ đi thác Datanla mà mình bắt đầu làm quen và nói chuyện với đối tượng một thời. Tan trường thì hay gặp nhau ở cổng trường, tuy bụng đói meo vì không ăn sáng, đi với nàng đến Ngã Ba Chùa, nếu có cô bạn nào đi chung thì đến tiệm thuốc tay Lâm Viên thì mình rẽ về đường Hai Bà Trưng rồi mình theo vườn ông Ba Đà về. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những bông hồng Văn Học #4 “Tiếng Hát Học Trò”

Lên 12 B, mỗi lần học chung với lớp 12 C thì hay nghe bọn trong lớp hát “ngọ tan trường về, trường tan ngọ về,....” khiến mình như bò đội nón, ngơ ngác hỏi chúng bạn. Có thằng giải thích là chọc cô bạn học tên Ngọ, hình như Lê Thị Ngọ, đường Phan Đình Phùng, đối diện trường Tân Sanh. Đúng hơn là gần Dốc Nhà Làng. Nếu mình không lầm là em gái của anh Bôn, thủ quân đội tuyền túc cầu Đàlạt, sau này bị Việt Cộng nằm vùng gài lựu đạn ngay xe, trước nhà hàng Nam Sơn, chết chung với ông Thanh, ông bầu đội bóng Đàlạt. Sau vụ này, đội tuyển mới nhờ ông cụ mình thế ông Thanh, làm ông bầu.

Năm 11B, thầy Nguyên làm giáo sư chủ nhiệm, mình được bầu làm trưởng lớp. Khi lên lớp 12B, thầy Chử BÁ Anh, xung phong mình làm trưởng lớp 12B, không có bầu bán gì cả. Lý do là không có thầy giáo chủ nhiệm. Đa số các thầy đều là giáo sư chính của trường Trần Hưng Đạo, dạy phụ ở trường Văn Học nên không có thì giờ đảm nhận các trách nhiệm khác. Thêm lớp 12 B thì lèo tèo có độ 20 học sinh và một cô nữ sinh, khác với bạn A và C, đông con gái.

Gặp lại thầy Nguyên, người đã khuyến khích mình ráng đi du học, đừng để uổng phí cuộc đời. Nguyễn Đình Tài, và Nguyễn Đắc Hớn.

Năm đó, không có đại hội thể thao học sinh liên trường nhưng lại có màn đại hội nhạc trẻ, được tổ chức tại trường Trí Đức. Thầy Chử Bá Anh nói mình kêu gọi ban nhạc và ca sĩ của trường để tập dợt cho vụ đại hội nhạc trẻ này. Mình thì không biết gì về nhạc nhiếc gì cả nên kêu Vũ Văn Tùng, phó trưởng lớp lo vụ này. Mời các ca sĩ lớp 12C và các lớp 11. Hắn học trường này từ trung học đệ nhất cấp lên nên biết rõ ai có tố chất ca sĩ nghiệp dư. Mình chỉ có nhiệm vụ báo ngày giờ cho ban văn nghệ đi tập dợt ở nhà Thầy Chử BÁ Anh ở Nguyễn Du.

Tên Tùng này thì mê Hàng Thị Ngọc Hiền, mê như Ông Trượng mê Tiên Bửu. Quen tên này mới hiểu vật vã về con gái ra sao, khổ luỵ về tình ra sao, khiến mình cũng sợ bị vi-rút a-mua dính. Mỗi lần gặp hắn là hắn cứ rên rĩ về cô này, tường như hắn bị ám ảnh 24/24 về đối tượng. Được thể mình nói hắn mời cô này hát cho chương trình văn nghệ vì nghe nói chị cô ta là ca sĩ đài phát thanh Đàlạt. Hắn vui lắm nhưng cũng mất mấy tuần mới dám mở mồm mời người đẹp. Có dịp mình kể về tên này mê gái ra sao. Về Đàlạt hỏi thiên hạ tung tích hắn nhưng không ai nhớ cả. Ngày ca sĩ Ngân Hàng cũng ngơ ngác khi mình hỏi.

Nhà hắn ở ngay góc Cẩm Đô và Hai BÀ Trưng, ngay bên tay phải cái dốc lên nhà thương. Trước nhà có cái quán hớt tóc. Bên tay phải 3 căn là nhà của thằng Nam Esso. Ai biết tung tích hắn thì cho em hay. Cảm ơn trước.

Ban nhạc thì có hai anh em họ Chử, đánh trống thì có Hùng tiệm thuốc Con Cua và đánh bass là Trần Thiện Tân. Ca sĩ thì không có tên nào hết nên phải đi mời ca sĩ nghiệp dư ở các lớp khác. Phần văn nghệ tạm ổn. Mình nói với Tùng, nói cho các ca sĩ đừng lo gì cả, xong việc, mình sẽ chở họ về. Mấy cô này, làm khó, kêu sợ về trễ bố mẹ la nên phải nói sẽ có người đưa về. Hình như trong đám dạo ấy, chỉ có mình là có xe nên phải xung phong làm nhiệm vụ xe ôm. Mình có kêu tên Đinh Anh Quốc, đến biểu diễn đàn guitar cổ điển.

Đinh Anh Quốc một thời Hot Boy của Đàlạt , nay sinh sống tại tiểu bang Virginia, chăm sóc cháu ngoại

Mình và mấy cô ban C như chị Sui và chị Hai lo nấu chè bán khi ra chơi và buổi văn nghệ “tiếng hát học trò” kiếm tiền. 12 B chỉ có một cô nữ sinh độc nhất nên mình phải hợp tác với 12 C, vì các cô đông hơn quân Nguyên. Mình mượn chén bát, đũa muỗng của bà cụ miễn phí cho vụ nấu chè này.

Lê thị Ngọ xung phong dùng bếp của nhà để nấu, mấy cô kia thì đến phụ rồi bán khi ra chơi suốt một tuần đến chiều thứ 7 thì làm buổi văn nghệ “Tiếng Hát Học Trò”, có mời mấy thầy nhưng chỉ có thầy Nguyên, thầy Thạc và thầy Diễm đến. Kể sau.

Dạo ấy trước khi vào lớp hay trong giờ ra chơi thì nhà trường có để nhạc cho học sinh nghe. Có lần, để nhạc do chính các học sinh hát và tự thâu. Có lần lớp 12 A thâu băng nhạc, và được nhà trường mở khiến mọi người chú ý, lắng nghe trong giờ ra chơi. Mình chỉ nhớ có hai cô ca sĩ nghiệp dư; Chử Nhất Anh hát nhạc tây “c’est le temps de l’amour” và “tóc mai sợ vắn sợi dài” do chị Hường, ca sĩ đài phát thanh Đàlạt trình bày, còn mấy tên đực rựa hát thì không nhớ. Nói chung thì dạo ấy mình chỉ định hướng thị trường con gái chớ con trai thì mình ít để ý lắm.

Hôm tổ chức văn nghệ Tiếng Hát Học Trò của hai lớp 12 B và 12 C, mấy cô dọn chè bánh ra bán. Dàn nhạc thì bê từ nhà thầy Chử BÁ Anh lên. HÙng COn Cua mời mấy tên chơi nhạc với hắn như Mai Kiến LƯơng, con tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, có dạo học chung với mình. Sau này đổi tên là Mai Kiến Hậu, thằng Trình, đánh trống. Thiên hạ lên hát hò bú xua la mua, ở dưới bán chè.

Mã Kiến Hậu hôm đó hát “How can i Tell her “ của Lobo, được nhiều cô mê lắm, tên Trình thì đánh trống được Lê Thị Ngọ để ý, hỏi mình về hắn khi mình chở cô nàng ra về. CHị Sui hát nhạc tây “La plus belle pour aller danser “. Mình lu bu quá không nhớ đối tượng của mình hát bản gì, chỉ nhớ không lầm thì hôm đó mình dẫn chương trình, giới thiệu thiên hạ lên sân khấu.

Thầy Thạc đến biểu diễn tây ban cầm cổ điển, mình nghe nói chơi ngang ngửa với Đổ Đình Phương. Dạo ấy thẩm âm của mình chưa đủ khả năng để nghe nhạc của thầy chơi. Đinh Anh Quốc chơi bản Romance thì phê và bình dân hơn. Tên này dạo ấy là hốt boy của trường. Cao ráo, đẹp trai, biết đánh đàn nên mấy cô mê lắm. Mấy cô kể cho mình nghe là khi xưa, hay đi ngang nhà hắn, cạnh tiệm giày Hồ Út, để nghe hắn đánh đàn từ lầu 2. Mình mới xem phỏng vấn ông Hồ Út, nay 99 tuổi, vẫn nói giọng quảng, kêu khi xưa ông ta đánh bài nếu không thì giàu lắm. Đó là sư thất bại trong đời của ông. Không biết cách tải về để chia sẻ với thiên hạ.

Mấy thầy được mấy cô mời chén chè chỉ có ban nhạc là mình không chào mời gì cả. Chúng xung phong hát để thoả lòng làm ca sĩ nghiệp dư và được thiên hạ ngắm. Nghĩ lại mình rất dỡ về giao tiếp, thậm chí đến ngày nay cũng bá vơ, may có đồng chí gái.

Tan chương trình văn nghệ, thì có màn đưa mấy cô về, đám bán chè, rữa chén đũa, ca sĩ nghiệp dư,... mình chạy về nhà mượn chiếc xe Jeep của ông cụ để chở chén đũa trả lại cho bà cụ. Mấy cô làm bể đâu 3 cái. Cuối cùng thì chở các ca sĩ nghiệp dư về. Hình như người cuối cùng mình đưa về là Hàng Thị Ngọc Hiền. Nhà ở đường Phạm Ngũ Lão. Trong xóm này có mấy cô khá xinh, Kim Liên couvent des oiseaux, sau này lấy Võ Hoàng Đa, học chung với mình, Nhung Bùi Thị Xuân, đối tượng của tên Đổ Quý Dân và cô Hiền họ Hàng này. Sau 75, thằng Đa và cô họ Hàng này, có đả thông tư tưởng với nhau nhưng rồi nó đi vượt biên với vợ nó ngày nay. Âu cũng là định mệnh. Mình có kể vụ này rồi.

Xe Jeep sơn màu xanh da trời của ông cụ mình. Dạo ấy mình hay mượn chở mấy cô. Ông cụ có xe công xa.

Làm văn nghệ xong thì lo phần tham dự đại hội nhạc trẻ tại trường Trí Đức. Lâu quá mình không nhớ rõ, đại khái hôm ấy bị tổ trác. Trần Thiện Tân chơi Bass, khi tập ở nhà thì dùng đàn 6 dây, lên đến nơi thì ban tổ chức đã chuẩn bị nhạc cụ hết, gặp đàn Bass 4 dây nên ông thần ngọng, quýnh quá, đánh chới với, ban nhạc đánh loạn cào cào lên, ca sỹ theo không kịp, tiếp nối dòng sông ly biệt. Mình chỉ nhớ Cái Bớt Người Xưa có hát đại diện cho trường nhưng không nhớ bản nào, chỉ nhớ ở rạp Hoà Bình thì cô nàng hát “Mamy Blue” của HUbert Giraud, chị Hường thì hát bản ruột “tóc mai sợ vắn sợi dài”.

Sân khấu thì ở lầu 2, khán giả đứng ở dưới nhìn lên những ngôi sao vừa chớm nở của làng nhạc trẻ Đàlạt. Không nhớ trường nào về nhất nhưng đứng mấy tiếng đồng hồ để nghe nhạc. Hình như trước đó 1 năm, họ có tổ chức đại hội nhạc trẻ ở Sân Cù như kiểu Woodstock nhưng mình không đi vì phải mua vé. Chỉ có lúc họ tổ chức tại Thao Trường thì có đi xem, lần đầu tiên thấy ban nhạc CBC (con bà cả đọi) hát bản ruột của họ Mây Lang Thang và Oye como va của Tito Puente mà ban nhạc Santana, chơi lại theo kiểu hiện đại, Đàlạt có ban nhạc Rolling Wheels.

Lạ ngồi viết lại thì tất cả hình ảnh từ đâu cuộn cuộn trôi về. Thôi để hôm nào rảnh thì kể tiếp. Giờ phải đi hái bơ . Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Những bông hồng Văn Học #5 “khoẻ vì nước”

 Sau mùa hè đỏ lửa, thằng Sang và vài tên sinh 1955 trong lớp bị đôn quân, lớp 11B mất đi độ chục tên. Lúc đó mình mới hiểu lý do mấy tên khai trục tuổi đều rút tuổi xuống 3 đến năm tuổi. Mình về gặp lại mấy tên học chung khi xưa, chúng chào mình rồi xưng tên khác khiến mình như bò đội nón. Hỏi ra thì mới biết lấy giấy khai sinh của em đi học. Không khí lớp học mất vui được vài ngày thì có một nữ sinh từ Song-Pha vào học. Đám con trai lại nhao nháo lên vì cô nàng khá xinh, tên Khúc thị Xuân Dung, con cháu Khúc Thừa Dụ, nói giọng bắc. Vì dân Song-Pha nên mình gọi “người đẹp Song Pha” khi nói chuyện với đám con trai trong lớp để khỏi nhầm lẫn với mấy cô có cùng tên khác trong trường. 

Ai ngờ sau này về, vẫn nghe nhóm học chung gọi cô nàng là Người đẹp Song Pha. Mình có gặp lại cô nàng ở Sàigòn với nhóm học chung khi xưa. Cô nàng không nhớ mình như bao nhiêu người khác. Thật ra, dạo ấy có nhiều đám con trai hay chọc ghẹo hay nói chuyện với mấy cô nên sau này ra đời, sinh sống tại Đàlạt nên họ thân nhau đến ngày nay. Mình nhớ người đẹp Song Pha hay ngồi hát trong lớp với đám bắc kỳ trong ấp Du Sinh nên về Sàigòn gặp lại thì có tên Bùi Mạnh Hùng ở ấp Du Sinh ngày xưa. Ngày nào hắn với tên bạn, cũng kể về đi gác nhân dân tự vệ.

Cô này khiến thằng Tài bị ăn đòn của lính 302. Có thằng Châu mê người đẹp Song Pha, nổi điên khi phát hiện một tên trồng cây-si khác trong lớp cũng chấm toạ độ KHúc thị nên hai thằng choảng nhau. Tên Tài, muốn làm anh hùng Lương Sơn Bạc nhảy ra can nên thằng Châu, nếu mình không lầm có học với mình ở Petit lycée, nhà ở đường HÙng Vương, gần đến đường Huyền Trân Công Chúa, có cái hẻm bên tay trái, kêu lính 302 đến khệnh ông thần Tài nhà ta. Từ đó anh chàng cứ đeo theo súng và lựu đạn để phòng thân.

Một hôm, thầy Nguyên, làm chủ nhiệm của lớp 11B, kêu phải bầu trưởng lớp. Thầy ghi tên mình lên bảng và hỏi ai khác muốn ứng cử. Có một cô tên Hường, hàng xóm ở Thi Sách (đã qua đời) và một tên nào khác ghi tên ứng cử. Bà con bầu bán ra sao thì hai người về đầu, được bầu lại và cuối cùng mình được đắc cử chức trưởng lớp. Kinh

Làm trưởng lớp chán như con gián vì mất thì giờ. Thầy Chử Bá Anh kêu có đại hội thể thao học sinh liên trường. Cứ hai năm thì Đàlạt tổ chức đại hội thể thao liên trường. Có năm đá banh, Văn Học thắng giải thì đám học sinh Trần Hưng Đạo, kéo đến trường, bạo động, kêu Văn Học ăn gian. 

Theo thứ tự, người cầm bảng tên trường, cầm cờ, rồi đến các cô ách ê một hai đàng trước bước theo sau là đám con trai. (Hình lấy từ trang nhà của Văn Học Đàlạt )

Dạo ấy mình chưa sang Văn Học, chỉ nghe kể. Năm đó cô Vi Khuê mới mở trường trung học ở Chi Lăng, đường Phan Chu Trinh, tên Văn Khoa. Học trò Văn Học, ở khu vực đó, có thể đổi về đó học, để khỏi phải đi xa. Có hai ông thượng, to cao lắm, đá banh giỏi của trường Văn Học, đổi về học Văn Khoa. Năm đó, thi đấu thì chỉ có trường Văn Học ghi tên lại có thêm cầu thủ là học sinh Văn Khoa. Mình nhớ có xem trận đấu đó. 

Trước khi ra sân, trường Trần Hưng Đạo nhìn tướng hai ông thượng to cao, nên ớn, kêu xuất trình thẻ học sinh. Hai ông thượng có thẻ học sinh Văn Khoa nên trọng tài không cho vào sân. Thầy Chử Bá ANh chạy đi đâu thì một lát sau trở lại với hai thẻ học sinh Văn Học. Thế là hai ông thượng được vào đá và Văn Học đoạt chức vô địch. Trường Trần Hưng Đạo thường là vô địch mỗi năm, nay bị thua nên tức, hôm sau rủ nhau đến trường Văn Học phá thối, quăn lựu đạn khói, khiến học sinh bỏ chạy có cờ. Chán Mớ Đời 

Về an ninh cứu hoả, thường người ta thiết kế một đường thoát lửa. Trường Văn Học theo mình nhớ thì chỉ có chỗ đi vào là cổng trường còn phía sau thì không có cửa thoát cháy. Nghĩ lại thì lở có lửa cháy ở ngay cổng trường là mệt, không biết chạy đâu.

Theo Tùng Trương thì có cửa phía sau “ Học sinh đi học bằng xe gắn máy thì đi ngõ sau ( phía Hải Thượng ) có chỗ để xe và phía sau này có chỗ để tè như bạn nói .

Cô Bích Thủy nhà ở đường Phan Đình Phùng , cô ấy đẹp .” 

Có hai người tên Bích Thuỷ, được xem là hoa khôi Văn Học, niên khoá 69-70 tên Phạm thị Bích Thuỷ (hai bà trưng) và niên khoá 74-75 là Phan thị Bích Thuỷ (ngã ba chùa). Còn những Bích Thủy khác thì em không biết.

Em kể chuyện đời xưa, bác này thấy sai thì cứ cho em biết để ghi lại thêm. Cảm ơn trước.

Đại hội thể thao liên trường thì có màn xếp hàng đi diễn hành. Thế là mình trưởng lớp phải ghi tên vào đội diễn hành. Cái khổ là họ hay để những tên nào cao đi đầu, mà mình thuộc dạng cao nên được xếp đi hàng đầu. Mình rất vụng vệ, không theo nhịp được. Cứ nghe còi huýt rét rét. Một hai một hai đàng trước bước là đi chân trước chân dài đàng trước bước. Bị thầy CBA la hoài, muốn bỏ cuộc. 

Cứ ngày thứ năm nào cũng phải mất 2 tiếng học, sau 10 giờ là phải lên đường Hải Thượng, nơi ty quan thuế để tập dợt. Ngày cuối thì có xe nhà binh chở ra đường Trần Hưng Đạo để tập dợt. Mình có cố gắng nhưng chịu vẫn đi không theo nhịp. Mình khám phá không thuộc dạng hoà nhập với thiên hạ, cứ làm khác thiên hạ. Cả đời đều làm ngược đời. Tên bạn học Chử Tam Anh, hắn kêu mình lạ, người Việt mình ra hải ngoại, theo học toàn kỹ sư và bác sĩ trong khi mình thì học kiến trúc, nay làm nông dân. Thương đồng chí gái, lấy chồng kiến trúc sư, nay người ta gọi bà nông dân.

Ngoài ra, còn có vụ thi hát ca đoàn, trường Văn Học thành lập ca đoàn gồm ban A, C, B. Mình phải tham gia ca đoàn nên chiều lại, phải bò đến trường để tập hát với ông thầy Ẩn với cái đàn accordeon. Như đã kể, mình không có khiếu về văn nghệ, hát hò nên cứ cất tiếng lên là ông thầy kêu sai rồi, và cấm mình không được hát. Cứ nhép nhép miệng là được rồi. Có một tên gây nhiều ấn tượng với mình là Tuấn, học dưới một lớp nhưng hát rất hay. Hình như bà con chi đó với tiệm may Hoàng Nho.

Đại hội thể thao liên trường thường được khởi đầu bằng buổi khai mạc, có cuộc diễn hành các trường tư và công tại Đàlạt. Các trường đứng xếp hàng trước sân vận động theo thứ tự ABC, trên đại lộ Thống Nhất. Khởi đầu trước cổng vào sân vận động, kéo dài đến tiệm ăn Đào Nguyên. Văn Học đứng áp chót, trước trường Việt Anh. Xem hình 

Hình này do ông Bill Robie, chụp khi tham chiến tại Đàlạt. 

Học sinh đi diễn hành, bị bắt đứng ngay cổng vào sân vận động, nối đuôi nhau đến tiệm ăn Đào Nguyên. Cảnh sát không cho chạy xe vào khu này nên dạo ấy bỏ xe ở nhà đi bộ ra đây. Các môn thể thao thì được thi đấu tại Thao Trường như võ thuật, còn bóng rổ thì tại trường Tân Sanh, các trường Lasan...Đá banh thì tại sân vận động, chạy bộ thì sân vận động,..

Thao trường được xây dựng thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, sau 75, Việt Cộng phá tan.

Thầy CBA mượn áo veston trắng của ty thanh niên, kêu mấy tên nam sinh như mình ráng kiếm quần đen, vào áo sơ-mi trắng. Lúc bận vào đi diễn hành, thiên hạ ở hai bên đường kêu sao giống bồi Chic Shanghai. Sean Connery bận đồ smoking, tuxedo trắng trông sang trọng, mình cốt nông dân làm vườn bận vào được nâng cấp lên hàng bồi tiệm ăn Chic Shanghai. Chán Mớ Đời 

Sân vận động, khán đài bên trái, bên phải là cổng vô. Đoàn diễn hành đi vào từ cổng, quẹo phải, đi ngang khán đài danh dự, chào một cái, rồi tiếp tục đến cồng rồi rẽ vô sân vận động, đứng theo chỗ do ban tổ chức chỉ định

Các cô thì bận áo dài màu vàng, màu của đoàn văn nghệ Tiên Rồng do ông Nghiêm Phú Phi đảm trách. Nếu mình không lầm, năm ấy, đối tượng của mình, cầm bảng tên trường đi đầu. Hình như ai đẹp nhất trường, được cầm bảng. Mình có gặp một chị tên Bích Thuỷ tại họp mặt Văn Học ở San Jose. Nhà chị đâu ở gần trường Đa Nghĩa. Chị định cư tại Đức quốc có bay sang dự, rất đẹp. Chị ta cầm bảng trường hai năm trước đó.

Hôm ấy trời lạnh mà họ cứ bắt học sinh đứng ngoài trời, không có áo len. Cuối cùng thì đại tá tỉnh trưởng Tuyên Đức và quan khách đến. Học sinh mới được ách ê đi vào sân vận động trong tiếng nhạc kèn đồng Khoẻ Vì Nước bánh ướt tôm khô, chè đậu đen năm cắc mười tô, đi ngang khán đài danh dự rồi, về chỗ mình đứng trên sân vận động để nghe lời huấn từ của mấy quan nhớn. Chả ai nghe, lạnh run, mấy tên nháo nhác, nhìn kiếm đối tượng của mình.

Hình này chụp, chú thích là ngày lễ quốc khánh  nhưng mình nghĩ là đại hội thể thao vì phía sau nhóm học sinh trường Adran, có một nhóm bận quần Short , áo maillot . Khúc này sắp đến khán đài danh dự.Hình của trường Lasan Adran trong ngày khai mạc, diễn hành tại sân vận động. Bộ đồ vét, cà-ra-vắc. Mình có mấy tấm ảnh của trường Yersin nhưng không biết để đâu. Chưa lục lại được. Sau khi đi qua khán đài danh dự, có đội kèn đồng thổi tò te, các đội diễn hành được cho về đứng trên sân, nghe diễn văn Khoẻ Vì Nước.

Sau lễ khai mạc thì các môn thi đấu bắt đầu. Mình nhớ có thằng Trung thì phải, quen hồi nhỏ, sau này lớn lên nó đâm thích chạy bộ, tập với anh Liêm, ở cư xá Địa Dư, anh của anh Xuân, đá banh. Ngày nào cũng thấy nó chạy bộ vòng quanh bờ hồ. Hình như năm đó nó là vô địch chạy bộ. Tên này hay rủ mình chạy bộ với hắn nhưng lười vì đang cố tâm học môn ái-tình-học, ngắm gái-học.

Xe nhà binh chở cả đám ca đoàn Văn Học lên trường Bùi Thị Xuân để hát thi. Mình được ông thầy dạy nhạc, kêu không được hát, chỉ hát nhép nhép như ca sĩ lên sân khấu ngày nay. Mình đứng phía sau nên không ai thấy, cứ ngáp ngáp như cá sắp chết. Kết quả: ca đoàn Văn Học về áp chót. Nếu ông thầy dạy nhạc không ganh tị với giọng ca tê-no của mình, cho mình hát thì chắc trường sẽ về chót. Chán Mớ Đời 

Chử Nhị Anh, người đã thực hiện cuốn “Mực Tím Sơn Đen”, gồm 100 bài mình viết về Đàlạt khi xưa, bên tây, bên Mỹ,....

Đá banh thì Trần Hưng Đạo vô địch năm đó còn mấy môn khác thì mình không nhớ. Nói chung thì qua vụ đại hội thể thao thì mình giác ngộ cách mạng là không có khiếu về âm nhạc, đi duyệt binh nên bỏ mộng đời binh nghiệp. Thầy Nguyên kêu ráng đi du học nên bắt đầu học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm. Hết dám làm học sinh tiên tiến, xung phong tham gia mấy sinh hoạt của trường.(còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn