Cha con nói chuyện

 Bài này mình viết khá lâu, không nhớ là đã tải lên Facebook. Hôm trước thấy có người chia sẻ bài này trên Facebook khiến mình thất kinh. Không ngờ lại có người tò mò đọc những bài cũ của mình.

2 ông thần làm bờ-lốc này, bỏ lên Facebook mấy trăm bài cũ cùng một lúc nên ít ai đọc nên mình thất kinh khi thấy ai đó mò mẩm, đọc mấy bài cũ.

Xem trên bờ lốc thì mình đã viết đâu gần 1,200 bài, Facebook thì mình mới tải những bài viết sau này độ 2, 3 năm. Mình có sửa lại chút chút bài này để tải lại.

 

Có người cứ nhắn tin mình, kêu viết chữ to nhưng mình đã dùng hết cỡ (largest) của Blogger cho phép. Cảm phiền đọc bằng iPad hay laptop.


Đang nhờ 2 ông thần làm bờ-lốc này, sửa lại để bà con đọc trên điện thoại dễ hơn. Hình như đa số ở Việt Nam đọc trên điện thoại. Mình không biết lý do nào mà ở Ukraine, bổng nhiên lượng người đọc nhiều hơn cả Hoa Kỳ. Kinh


Có người kêu cách thiết bị mới thì dễ đọc trên điện thoại. Mình viết trên iPad rồi dán lên Blogger nên Font chữ khác nhau nên chạy loạn xà ngầu. Thêm khi chuyển qua Facebook lại càng loạn lên. Nay mình nghe lời hai ông thần làm bờ lốc, kêu viết thẳng lên bờ lốc để tránh lộn xộn khi dán qua vì lay-out, Font, đủ trò. Em ráng đọc sách báo rồi kể lại cho các bác  còn đọc được hay không thì chịu khó kéo ra hay làm nhỏ để đọc dùm cảm ơn trước.

 

Cha con đối thoại

 

Hôm trước lên San Jose, gặp anh bạn có con gái học Berkeley, một trường đại học nổi tiếng, có khuynh hướng rất cấp tiến, thiên tả, được xem là ổ phản chiến Việt Nam trước 1975. Ngồi nói chuyện, anh ta rên con gái vào học năm thứ 1 mà đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi môi trường đại học này và bố con của anh ta hay tranh luận.

 

Anh ta kể là con gái sau 2 tháng học đại học, xem anh như một tên tài phiệt, ích kỷ, chỉ muốn giữ tiền riêng cho mình thay vì đóng thuế thêm, để chính phủ chia sẻ với các dân nghèo, công nhân bị chủ bóc lột, bắt làm tăng ca giờ phụ trội, không có thì giờ hay tiền bạc để đi nghỉ hè như gia đình của anh ta. Nhiều khi gặp bạn bè, cô ta mắc cở vì có một người cha ích kỷ, bảo thủ, không có tính vị tha đối với tha nhân, người kém may mắn hơn mình.

 

Trong lúc tranh luận, cô con gái hỏi bố tại sao không chịu trả lương cho nhân công nhiều hơnđể chia sẻ tiền bạc của cải, giúp xã hội tiến bộ và nhân bản hơn, không có sự phân biệt giàu nghèo. Cô ta muốn mọi người đều được hưởng bảo hiểm sức khoẻ của Obamacare. Cô ta khen các xã hội cấp tiến như Bắc âu,..., dù chưa bao giờ đặt chân đến. Sang đó thì dân đi làm, đóng thuế chết bỏ để nuôi một thiểu số ăn không ngồi rồi, lo chuyện bao đồng.

 

Ông bố hỏi cô con gái học hành ra sao thì cô con gái cho biết được toàn điểm A, GPA 4.0 và than là phải học ngày đêm, không có thì giờ đi chơi với bạn trai,... Ông bố hỏi cô bạn thân Cathy dạo này ra sao thì được biết là cô bạn rất nổi tiéng trong campus, được mời tham dự các hội họp, Party, nhảy đầm nhiều, uống rượu dù chưa đến tuổi, lại hút thuốc, có thể đã hút sì ke. Nhiều khi đi chơi về khuya nên sáng hôm sau bỏ học, rồi mượn notes của con gái, chỉ được GPA 2.0.

 

Ông bố đột nhiên hỏi, tại sao con không đến văn phòng viện trưởng, yêu cầu chia GPA của con cho Cathy, yêu cầu trường lấy bớt 1.0 GPA của con rồi chia với Cathy 1.0 GPA như vậy cả hai đều có GPA 3.0, giúp xã hội thêm công bằng và nhân bản hơn. 

 

Cô con gái bổng nhiên tức giận, bảo cô ta học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm. Tại sao con phải chia sẻ GPA cho con Cathy vì nó lười, chỉ thích chơi bời. Con đạt điểm GPA 4.0 là phải hy-sinh, phấn đấu không đi chơi, vào thư viện để học vì ở ký túc xá cuối tuần chúng tổ chức ăn nhậu, ồn ào,... Ông bố bảo không ngờ con lại bảo thủ đến thế. Con cần có lòng vị tha, giúp đỡ bạn bè,...

 

Ông ta nói với con gái; người bảo thủ, không thích súng thì họ không mua trong khi người cấp tiến, tự nhận là nhân bản, không thích súng thì họ cấm mọi người có quyền sở hửu. 

 

Người bảo thủ ăn chay thì họ không ăn thịt còn người cấp tiến, nếu họ ăn chay thì họ muốn cấm bán thịt cho mọi người. Xem truyền hình, nếu không thích thì người bảo thủ đổi kênh còn người cấp tiến muốn đóng cửa các đài truyền hình mà họ không thích hay gọi là Fake News.

 

Một người bảo thủ như bố không tin Chúa, Phật thì bố không đi chùa, nhà thờ còn người cấp tiến không tin vào Chúa thì họ sẽ cấm bỏ tên Chúa trong sách vở hay nêu tên trong khuôn viên trường học.

 

Người bảo thủ chào quốc kỳ để tưởng nhớ đến các binh lính đã chết để cho chúng ta sống cuộc đời tự do trong khi người cấp tiến thì cho đó là một sĩ nhục vì đất nước này quá nhiều bất công cho người da màu. Chúng ta không thể làm lại lịch sử nhưng có thể học lịch sử để tạo điều kiện tốt hơn cho người da màu, giảm bớt kỳ thị chủng tộc, giúp xã hội, đất nước, tiến bộ hơn về mặt nhân bản.

 

 Nếu một người bảo thủ cần bảo hiểm sức khoẻ thì họ đi mua hay đi làm cho công ty nào, mua bảo hiểm sức khoẻ cho tất cả nhân công trong khi người cấp tiến thì muốn được bảo hiểm sức khoẻ mà mọi người đều phải đóng thuế để trả cho họ.

 

Cathy, bạn con không chăm học, vui chơi nhưng sau này cô ta sẽ yêu cầu, lên tiếng đòi hỏi chính phủ phải xoá nợ mượn tiền học đại học để mọi người dân đóng tiền trả nợ cho cô ta ăn chơi thay vì học hành. Cô ta có khả năng đạt GPA 4.0 như ở trung học nhưng cô ta thích vui chơi hơn cũng như mọi người ở trên đất Mỹ có thể giàu có nếu họ chịu khó hy sinh để đạt mục tiêu của họ thay vì chơi bời, ăn nhậu,...

 

Một người bảo thủ không thích một diễn giả thì họ ra về, trong khi một người cấp tiến thì lại kêu gào, cấm diễn giả nói chuyện như vụ ông người đồng tính và thiên hữu Milo Yiannopoulos, làm tổn hại hư hao của nhà trường đến $100,000.

 

Nhưng bố vui mừng vì vào tuổi của con, có đầu óc cấp tiến, biết cảm nhận đến xung quanh, thế giới quanh con, chứng tỏ có lòng vị tha đối với nhân loại như ông cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas sau khi “phản tỉnh” từng tuyên bố “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu”.

 

nhs



Chuối (trong trắng ngoài vàng)

 Ở ngoại quốc người ta hay dùng từ tiếng lóng “banana”, để ám chỉ người gốc Á châu, mặt thì da vàng nhưng ruột bên trong lại màu trắng, tư duy, xử sự như người da trắng. (Trái chuối: da vàng ruột trắng). Bình dân học vụ như người Việt thường gọi ở thôn quê “răng ta dái tây”.


Sự việc này gây nhiều sóng gió trong các gia đình Á-châu, với văn hoá nữa nạc nữa mỡ, thịt ba-rọi vì không biết xử sự ra sao trong một xã hội Tây phương, theo chủ nghĩa tự do ngôn luận nhưng lại bị cái vòng kim-cô, văn hoá của quê-mẹ, kềm kẹp, không nói ra những gì mình suy nghĩ cho người thân, sợ mang tiếng bất hiếu, hay bị cha mẹ từ. Chưa nói đến vợ chồng á-châu ở xứ Tây phương và văn hoá á châu.

 

Nhớ dạo ở vùng Bôn-sa, mình có quen một gia đình hàng xóm. Có hôm họ mời sang chơi, ông bố sau 1 chai bia, kêu Việt Nam chỉ có hai gia đình: gia đình của Trường Chinh và gia đình tôi, có con tố cha. Hoá ra, ông ta sống kiểu chồng chúa vợ tôi, khệnh bà vợ nên đâm đơn ly dị. Ra toà, mấy đứa con bệnh vực mẹ, làm chứng cho các cuộc bạo hành của ông bố. Hình như sau này, tình cờ gặp ai quen vợ chồng ông hàng xóm, cho biết cũng ly-dị.


Khi chúng ta rời quê hương, sinh sống tại một nước khác, gia nhập vào một luồng văn hoá mới của nước sở tại, bản năng sống còn hay ký ức khiến chúng ta ngại phản bội lại văn hoá cha ông, đâm ra bảo thủ nền văn hoá của quê mẹ, nơi chúng ta đã để lại.

 

Với tâm lý đó, chúng ta cố bám víu vào một văn hoá khá trừu tượng, mơ hồ mà khi xưa ở quê nhà chúng ta không nắm vững vì còn quá trẻ. Từ từ chúng ta bám chặt vào những gì nhớ lại mơ hồ thêm không rành.

 

Chúng ta kể chuyện về gia đình, bố mẹ, anh em ở quê nhà như bố mình, khi xưa kể về quê nội, bờ đê, những đêm vỡ đê, dân làng đốt đuốc đi đắp đê, đình làng để rồi khi mình về thăm thì chán như con gián. 


Có lần về Đàlạt, dẫn con gái đang học trung-học, lên chùa Linh-sơn chơi. Nó tò mò, cứ lấy máy hình chụp lia lịa các hoa, cây cối lạ nhưng cuối cùng nó nói; Đàlạt đẹp nhưng nó không muốn sống ở đây. Chán Mớ Đời 


Chúng ta đem con tham dự các buổi họp mặt đồng hương như chợ Tết, Trung thu để giới thiệu chút văn hoá cho con cháu. Xa hơn, cho đi học thêm việt-ngữ cuối tuần, sinh hoạt hướng đạo, thanh niên thánh thể hay gia đình Phật tử. Mình thì cho con học chơi đàn bầu, đàn tranh.


Dần dà con chúng ta lớn lên bị khủng hoảng về bản thể (identity crisis). Không biết mình là ai, người Mỹ hay người Việt. Nữa nạc nữa mỡ, đưa đến bệnh trầm cảm. Khi vào tuổi dậy thì, chúng ta ở Việt Nam đã thấy hoảng tiều, đầu óc lộn xộn, nay con chúng ta vào tuổi dậy thì càng te-tua vì phải đối đầu với cơ thể, văn hoá mỹ, văn hoá việt. Chán Mớ Đời 

 

Mình nhớ khi con còn nhỏ, mình hay dẫn chúng đến các buổi lễ như Trung Thu, để xem các múa lân hay Tết. Ban tổ chức tổ chức cố gắng làm lại những gì xảy ra xưa kia như đốt pháo ở Phước Lộc Thọ. Pháo thì hồi bé có chơi đến sau năm Mậu Thân thì bị cấm đốt pháo. Lớn lên mấy đứa con và cháu chỉ thích các họp mặt trong đại gia đình, để vui chơi đánh bầu cua cá cọp, xì-lác, nhận tiền lì-xì còn chợ Tết thì chúng chả màng đến.

 

Do đó, người Việt tại bôn sa đốt pháo trong khi ngày nay ở Việt Nam cấm đốt pháo vào những ngày Tết. Chúng ta tạo dựng lại những tục lệ chưa chắc đúng hẳn thời ông bà mình, mà Việt Nam không còn nữa. Chúng ta ôm khư khư những tục lệ cổ xưa, tự tạo lại qua sách báo lịch sử và quên đi ở quê nhà người Việt đã dần dần bị Tây phương hoá để hoà nhập vào thời đại A-còng của sự toàn cầu hoá.


Đọc trên mạng, thiên hạ cứ kêu Đàlạt ngày nay đã mất, không còn thơ mộng như xưa. Chúng ta bảo thủ như giữ lại nền văn hoá của thời Việt Nam Cộng Hoà, chúng ta không cho gia đình, bạn bè, người Đàlạt ngày nay thay đổi theo thời đại a-còng. Chúng ta muốn họ sống như 40, 50 năm về trước.


Tết năm ngoái, mình đi chùa Điều-Ngự, thấy họ tạo dựng lại hình ảnh ông Đồ, ngồi viết câu đối. Ông đồ thì bận áo the, đội khăn đóng, quẹt quẹt trên tờ giấy nhưng không biết thảo bút chữ Hán hay Nôm. Chúng ta diễn lại hình ảnh thời ông bà nội mà ngày chúng ta chưa kinh qua, chỉ nghe kể lại hay học bài “ông đồ” của Vũ Đình Liên khi xưa. Đóng kịch lại nhưng vẫn xưa, họ không có mấy tờ giấy đỏ để viết các câu đối. 


Văn hoá thay đổi từng giờ, từng ngày trong thời đại A-còng của sự toàn cầu hoá, khiến gia đình lộn xộn. Chúng ta lo sợ vì không bắt kịp kỹ thuật thông tin công nghệ. Chúng ta thấy con chúng ta sử dụng điện thoại ào ào trong khi chúng ta lớ ngớ, chỉ biết mở điện thoại để trả lời.

 

Về Việt Nam thấy các tiệm bán thức ăn nhanh của Mỹ như Pizza Hut, Macdonalds, Starbucks,… chúng ta làm thịt kho, chả thủ, dưa hành cho 3 ngày tết mà chúng ta có thể ăn hàng ngày ngoài tiệm. Bánh tét, bánh chưng hay mứt, thấy bán đầy ngoài chợ bôn-sa hàng ngày. Có mua về thì con mình không thèm như mình khi xưa ở quê nhà. Bên này, chúng có đầy đủ, không thiếu thốn. Thậm chí ngày nay, cháu của mình ở Việt Nam cũng ăn mấy thứ này hàng ngày, không còn đói khát như bố mẹ chúng khi xưa.

 

Mình có xem một cuốn phim tài liệu về một cô gái gốc tàu ở Tân Tây Lan. Bố mẹ là người Tàu, di cư sang đó và chị em cô ta được sinh ra tại đây và mang quốc tịch nước sở tại. Cô ta lớn lên và được giáo dục theo truyền thống của người Tàu. Cô ta học giỏi, đeo cặp kính cận dày cộm, chơi đàn đường cầm,… tốt nghiệp thủ khoa của trường. Được xem là học sinh gương mẫu, khiến người ngoại quốc lầm tưởng tất cả người á đông đều thông minh, học giỏi cả.

 

Cô con gái kể là cứ sợ làm phật lòng cha mẹ, mang tội bất hiếu, không bao giờ thấy cha mẹ nói như người da trắng “i Love you”. Cha mẹ cô ta, biểu lộ tình cảm qua hành động, làm việc nhiều để có điều kiện tài chánh nuôi cô ta ăn học, sung sướng hơn ở bên tàu. 

 

Người Á đông, ảnh hưởng của văn hoá khổng mạnh nên không nói thẳng vấn đề, chỉ lòng vòng, khác với nhà thơ Phùng Quán trong bài “lời mẹ dặn”:

 Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghét.“ 

 

Có lẻ vì vậy mà chế độ cộng sản chưa xụp đổ tại Trung Cộng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên, vì người ta không dám nói thật những gì họ suy nghĩ như người Tây phương. Người Tây phương biết là thuyết cộng sản không hợp thời nên hô hào thay đổi còn người Việt hay người Tàu thì cứ loằng xằng nên không thể kết thúc được.

 

Vấn đề là sau khi ra trường đi làm thì khi cô ta yêu một người da trắng. Bố mẹ không chịu, rồi cuối cùng ra điều kiện bắt anh Bồ da trắng phải học tiếng tàu, hy vọng ông Tây trắng chán, bỏ cuộc. Thương cô Bồ, anh chàng da trắng cũng chịu khó học tiếng tàu. Điều buồn cười là cô chị lấy chồng gốc tàu nhưng ông chồng không biết nói tiếng tàu như đa số con em chúng ta ở hải ngoại lớ ngớ tiếng việt.

 

Bố mẹ không chấp thuận anh Bồ da trắng khiến cô ta đau khổ. Bên hiếu bên tình. Nếu ở bên tàu thì có lẻ cô ta sẽ chọn nghe lời cha mẹ nhưng sinh ra và lớn lên tại xứ da trắng nên cô ta không chấp nhận, không muốn hy sinh hạnh phúc của mình để thoả màn lòng tự ái của cha mẹ, kêu anh Bồ tìm cách điện thoại xin hẹn gặp nói chuyện để bàn chuyện tương lai với cô con gái.

 

Lúc đầu ông bố không chịu gặp nhưng sau vài lần thì ông ta chấp thuận gặp nhưng bà mẹ nhất quyết không chịu. Cuối cùng thì anh da trắng cầu hôn và tặng nhẫn như ở xứ người, không lễ hỏi rườm rà như ở bên tàu. Cha mẹ đành chịu, đến dự đám cưới của con gái được tổ chức đơn sơ vài chục người khách không hoành tráng như các đám cưới người gốc Á châu đến mấy trăm người.

 

Cô này làm cuốn phim khiến bố mẹ tức giận, các người gốc tàu cũng tức giận vì cho rằng chuyện tiêu cực của cộng đồng, không nên đem ra phơi bày cho thiên hạ biết.

 

Có đoạn cô ta chỉ tấm ảnh của gia đình treo trên tường, mà chúng ta hay thấy khi vào nhà người á châu, phơi bằng cấp, bận áo đẹp trông rất hoàn hảo nhưng không bao giờ thấy sau tấm ảnh ấy đầy nước mắt của con cháu phải theo lời bố mẹ.

 

Nhiều năm trước đây có bà giáo sư gốc tầu ở đại học Yale, lấy chồng da trắng, cũng giáo sư tại Yale, có ra cuốn sách kể về cách dạy con với bàn tay thép được gọi là Tiger Mom. Kết quả hai cô con gái học giỏi, đánh đàn dương cầm đủ trò. Báo chí nói nhiều lắm, khen ngợi nhưng gần đây mình đọc báo thì được biết là hai cô con gái không nói chuyện với bà mẹ Tiger Mom. Hình như mình có đọc cuốn sách này nhưng không đồng ý lắm vì uống nắn đứa con sẽ khiến chúng trở thành cái cây nhỏ bé để chưng, thay vì để đứa con lớn theo thiên nhiên, to lớn giữa trời xanh.

 

Á đông bị ảnh hưởng của nho-giáo, tất cả vì gia đình, vì vua, vì đảng còn tây phương thì theo chủ nghĩa cá nhân, độc lập. Chỉ sống có một đời nên sống theo suy nghĩ, sở thích của họ.

 

Người Á châu hay sống vì bề ngoài, muốn được khen ngợi khiến con cháu đau khổ. Cách đây đâu 10 năm có vụ một cô gái gốc đại hàn, học lậu ở đại học nổi tiếng Stanford. Cô ta không được nhận vào trường này nhưng sợ cha mẹ buồn nên nói dối là được nhận vào rồi cũng xách Vali lên học trường này, ở ké trong ký túc xá với bạn bè, đi học nhưng không thi cử gì cả.

 

Tương tự cộng đồng ấn độ cũng có nhiều trường hợp như vậy. Theo mình hiểu thì đối với người Ấn Độ, họ rất trọng nể chức vụ bác sĩ nên bắt con cháu học y-khoa hay lấy bác sĩ khiến có một anh sinh viên, rớt đại học y khoa nhưng vẫn ôm sách đến trường học đến khi thầy kêu tên, hỏi bài thì khám phá ra không có tên trong danh sách. Có dạo mình quen một cô sinh viên y-khoa đại-học Pennsylvania, lâu lâu đến thăm, cô ta bận học nên bò vào lớp cô ta học ké luôn.

 

Con cháu học giỏi đem lại niềm hãnh diện cho bố mẹ ông bà nên con cháu bị áp lực khiến chúng không có tuổi thơ. Chỉ học và học, không có cuộc sống như các bạn học cùng tuổi. Mình về Việt Nam, thấy mấy đứa cháu theo phong trào “học ngày chưa đủ tranh thủ học thêm tại tư gia thầy cô” mà họ gọi các nhà mô phạm ngày nay là “tháo giày” thay vì thầy giáo.

 

Việt kiều về Việt Nam hay nổ, cho cha mẹ hãnh-diện dù làm cu-li ở xứ người. Học ở Việt Nam đã khó, ra ngoại quốc phải học bằng ngoại ngữ lại càng khó hơn thêm phải đi làm kiếm tiền nuôi sống nên đâu phải ai cũng được đi học hết nhưng khi về Việt Nam lại phải nổ banh xác để cha mẹ khỏi đau lòng.

 

Andrew Lâm, cựu học sinh Yersin, con của ông tướng Lâm Quang Thi, có kể trong cuốn sách của anh ta, kể khi trở về Việt Nam. Có hôm trời mưa nên anh ta không đi đâu cả, cô ô-sin trong xóm kêu là con bà chủ cũng là Việt kiều nên mời qua nhà chơi. Anh ta đi theo rồi chào hỏi anh Việt kiều hàng xóm.

 

Anh Việt kiều này bận đồ như Ngô tổng thống đi kinh lý dù trời nóng nực, đồ vía quần Tây trắng, cà ra vát. Trên tường thấy có treo bằng của đại học Harvard, mà người ta có thể in từ máy in. Anh này kể mới sang mỹ 4-5 năm gì đó, đã đậu tiến sĩ Harvard mà tiếng anh thì không chuẩn lắm. Anh Việt kiều nhìn cô ô sin như trách móc sao lại dẫn tên Việt kiều khác về làm bể mánh hết. 

 

Nói cho ngay, mình lấy vợ gốc việt nhưng ngôn tình bằng việt ngữ rất hạn chế. Có lẻ vì văn hoá Việt Nam nên mình ít khi nói những lời yêu đương việt-ngữ với vợ nhưng lại nói được bằng anh ngữ hay pháp ngữ như bonjour mon amour mỗi buổi sáng, hay Good night Honey khi đi ngủ. Có lần hứng tình, mình nói ngôn tình bằng đức ngữ thì mụ vợ kêu: chi rứa. Chán Mớ Đời 

 

Khi sử dụng ngôn tình bằng ngoại ngữ thì thoải mái nhưng khi dùng tiếng Việt thì có gì ngập ngừng khó diễn đạt. Mình hay nói i Love you với mấy đứa con vì khi sử dụng đến tiếng Việt thì phải xem từ nào cho hợp với hoàn cảnh như “thương, yêu, thích,…”

 

Sống tại hải ngoại, chúng ta đứng ở cái gạch nối giao thoa của 2 nền văn hoá; nước sở tại và Việt Nam. Do đó rất khó xử sự trong vấn đề tình cảm, đối thoại với người thân. Nhiều người rời Việt Nam còn quá trẻ nên cứ xử sự như thịt ba rọi, nữa nạc nữa mỡ. 


Lâu lâu gặp bạn bè, nghe họ than con họ như thế này, cháu họ như thế kia, không cực khổ như họ khi mới qua đây. Thế hệ của mình đi tiền vệ thì chắc chắn phải trải qua những chông gai như người da trắng đi tiên phong đến Hoa Kỳ khi xưa.


Từ đó mới tạo dựng nên một nước mỹ hùng cường mà chúng ta có thể thụ hưởng, giúp chúng ta có đời sống khá hơn ở quê nhà. Mình thì thấy con mình học khá hơn mình khi xưa, thấy chúng giỏi, biết nhiều hơn khi mình bằng tuổi chúng. Mình chắc chắn khi chúng bằng tuổi mình thì sẽ khá hơn mình hoàn toàn.


Mấy người bạn mình quên là họ phê bình con họ với đầu óc của người trên 60 tuổi, có nhiều kinh nghiệm ở đời hơn con của họ. Mình chắc chắn khi bằng tuổi con họ, chưa chắc đã có nhiều kinh nghiệm hay trí tuệ như con họ ngày nay. Chán Mớ Đời 

 

Nếu nói theo Phật-giáo thì con người có cái nghiệp cái Phước. Khi sinh ra con, thấy chúng tay chân lành mạnh là mừng rồi, chúng chịu khó học hành, không lêu lổng như mình khi xưa là một cái Phước lớn rồi. Chúng ta không nên đòi hỏi quá về con cái. Chúng có thể thua con người ta nhưng quan trọng nhất là chúng có đời sống ít bị stress, hạnh phúc thì mình nên cảm ơn trời Phật thay vì so sánh với con người ta.

 

Nói như một anh bạn, kêu tao không ngại con tao đói ở xứ này. Cứ để cho nó thoải mái, sống cuộc đời của nó. Chỉ mong chúng không làm điều thất đức.



 

Nhs

Hội ngộ trên Facebook năm 2021 và cô Liên

 Hôm qua, em có thử với “Cô Thắm về Zoom”, con gái đầu của cô Liên, để xem có thể tổ chức buổi hội thoại để các học trò cũ nói chuyện với cô Liên qua Zoom nhưng hơi ngại vì kỹ thuật. Cô Thắm về Zoom kêu không nghe gì cả vì quên đeo headphone. Cô Liên cho biết là laptop của cô cũ nên chưa biết ra sao

 

Cuối cùng có anh bạn gọi mình khuyên nên sử dụng Imessenger của Facebook để hội thoại. Tiện cho Cô Liên vì cô sử dụng hàng ngày Facebook và có thể dùng điện thoại của cô để tham dự.

 

Mình thử gửi link từ iMessenger thì có mấy người gia nhập như Đức Phước nhà in Lâm Viên, khách sạn Aurora từ Việt Nam, Anh Tuấn từ Pháp, Phú và Như Hoa (rượu Lafaro Đàlạt xưa) và Thu Nhi từ Canada. 

 

Sau đó thì có nhận mấy người khác từ Việt Nam nhưng quá trễ. Mình sẽ hẹn vào ngày thứ 7  tới (ngày 2 tháng 1 năm 2021) vào lúc 5 giờ sáng giờ Cali. Mình sẽ gửi cái link ra cho mọi người.

 

Ai muốn tham gia thì imessenger cho mình biết để bỏ tên vào nhóm. Không nhất thiết phải học cùng với mình. Mình hay liên lạc với Thu Nhi, Mỹ Hương , Bích, Liễn, Hảo,…học dưới mình mà khi xưa chả biết nhau. À mà lạ sao toàn mấy bà không.

 

Nhắc lại:


 thứ 7 ngày 2 tháng 1 năm 2021

Giờ 5:00 Giờ sáng Cali, 8:00 giờ sáng đông Bắc Hoa Kỳ. 8:00 chiều giờ Việt Nam .


 Hẹn gặp lại năm mới. Chắc các bác và gia quyến một năm 2021 bình an và chích ngừa .

 


Nhs

Sự thật về cholesterol và bệnh tim mạch

 Đầu thế-kỷ 20, nhà khoa học nga tên Nikolai Anichkov, đưa ra một thuyết: tiêu-thụ cholesterol sẽ đưa đến bệnh tim mạch sau khi ông ta nghiên cứu các mạch máu của người bị bệnh tim mạch thì nhận thấy có chứa 20 lần chất béo so với các người không bị bệnh tim-mạch. Từ đó, bác sĩ khắp thế giới dựa trên thuyết của ông này, kêu gọi hạn chế bồi dưỡng các chất béo để tránh bệnh tim-mạch nhưng gần đây các thử nghiệm mới, chứng minh các bệnh tim-mạch không do Cholesterol tạo nên. Suốt 30 năm qua, mình cứ nghe và đọc sách báo cho biết cholesterol là nguyên nhân của bệnh tim mạch, đưa đến đột quỵ, tim ngừng đập,...vậy tin ai?

 

Khoa-học-gia người Mỹ tên Ancel Keys, người đã chế ra thức ăn khô sấy cho binh-sĩ tại chiến trường thế chiến thứ 2, nghiên cứu dinh-dưỡng của 23 quốc gia, kết luận rằng ăn các saturated fat sẽ giúp lượng chất-béo lên cao, đưa đến bệnh tim-mạch. Cholesterol cao liên-quan đến insulin resistance và bệnh tiểu đường. Từ đó, bác sĩ và các dinh-dưỡng-gia đều khuyên chúng ta không nên ăn chất béo. Sau này, người ta hiểu biết thêm nên tìm ra nhiều loại chất béo có chức năng khác nhau.


Ngày nay, người ta đọc lại nghiên cứu của ông Keys thì khám phá ra ông ta không đả phá ăn monounsaturated fat thường có trong các dầu ăn olive, dừa,.. được biết ông ta về hưu ở Ý Đại Lợi tại một vùng Xanh (Blue Zone) nơi người ta sống thọ nhất và ông ta là nhà dinh dưỡng sống lâu nhất trên 102 tuổi. Mình có kể vụ này trong bài về bệnh béo phì rồi và ăn những gì để tránh lão hoá.

 

Ngày nay, càng hạn chế bồi dưỡng chất béo thì người ta lại càng béo ra, bị bệnh tháo đường, đủ trò. 25% người Mỹ bị bệnh béo phì và người ta tiên đoán đến năm 2035, 50% trẻ em Mỹ bị bệnh tháo đường. Bao nhiêu người nghe theo thuyết này, hạn chế ăn chất béo, đã thành công trong quá trình giảm hạ cân trong đó có mình từ 25 năm qua.

 

Ngày nay, người ta biết rằng không có sự liên-hệ giữa tiêu thụ cholesterol và bệnh tim-mạch. Thế là ngọng, từ 25 năm qua, đi bác sĩ, họ cứ lắc đầu kêu mình không chịu ăn uống cẩn thận nghe lời họ, mà chính ông bác sĩ còn to béo hơn mình.


 Tiến-sĩ Calwell của đại học Cornell, nghiên cứu 60 cộng đồng người Tàu, khắp Trung Cộng trong vòng 20 năm, cho thấy không có sự liên-hệ giữa cholesterol cao và bệnh tim-mạch. Nghiên cứu của ông ta khá nổi tiếng. Nghiên cứu của ông ta thực hiện trước khi Trung Cộng đổi mới, dân tình còn đói ăn nhưng từ khi Trung Cộng Định hướng kinh tế thị trường thì dân họ cũng béo phì lên.


Đặc biệt, là thủ phạm làm nghẹt tim van là những hạt calcium, chất vôi chớ không phải chất béo. Chụp hình các van tim gần quả tim thì thấy toàn là chất calcium nhưng người ta lại đổ lỗi cho chất béo khiến mình không hiểu. Đã ngu lại càng ngu lâu. Muốn không nghẹt tim mạch phải làm tan các chất vôi đóng cứng ở các tim mạch đưa về tim.

 

Thế là mình ngọng! Bao nhiêu năm qua, chúng ta cứ nghe báo chí, bác-sĩ bảo thế này thế nọ, cấm ăn thịt, chất béo, đủ trò nay lại bảo khác. Chúng ta có nên nghe theo, thay đổi tư duy đã bị dấu ấn lâu nay, khó có thể xoá mờ hay vẫn tiếp tục nghe theo những gì đã được biết về cholesterol.

 

 Các thử nghiệm gần đây cho biết nguyên nhân chính bệnh tim mạch là lượng Triglyceride cao trong huyết quản. Muốn giảm cơ nguy này thì phải giảm Triglyceride. Mình khám phá ra lá gan của chúng ta tạo ra 80% cholesterol mỗi ngày, để giúp cơ thể hoạt động, phần còn lại là do thực phẩm được tiêu thụ trong ngày. Nếu chúng ta ăn nhiều chất béo trong ngày thì gan sẽ tự động giảm sản-xuất cholesterol.

 

Qua nghiên cứu của Framingham Heart Student, khởi đầu từ năm 1948, đến nay qua 3 thế-hệ thì người ta nhận thấy số lượng Omega-3 Index trong hồng huyết cầu, báo hiệu bệnh tim-mạch chính-xác hơn là lượng cholesterol. Thử nghiệm cho thấy người có omega-3 Index cao thì chỉ bị 1/3 bệnh tim-mạch so với những người có lượng omega-3 Index thấp. Có lẻ vì lý-do này mà đi bác sĩ khuyên uống thêm dầu cá vì omega-3.

 

Vấn đề là uống dầu cá để bổ sung thêm Omega-3 thì sợ có mercury vì cá ngoài khơi ăn đồ thải độc, còn cá công nghiệp thì càng kinh sợ hơn. Tốt nhất là dùng Flaxseed nhiều lượng omega-3.

 

Vậy làm sao giảm nguy-cơ bệnh tim-mạch? Theo các nghiên cứu ngày nay cho biết bệnh tim mạch do đường ruột của mình và hệ miễn-dịch gây nên, chớ không phải do cholesterol. Mình có kể về cholesterol rồi trong bài trước nhưng nhắc sơ về cholesterol.

 

Khi chúng ta tiêu thụ tinh-bột và đường nhiều thì ngoài số lượng được dùng ngay để tạo năng-lượng cho cơ thể, số còn lại sẽ được đưa về gan, sẽ tạo ra chất-béo được gọi là Triglyceride . Từ đó, sẽ được chuyên chở đến các tế-bào trong cơ thể. Muốn chuyên-chở thì cần những chiếc vận tải được gọi là Low-density lipoproteins (LDL), một loại cholesterol giúp chuyên chở Triglyceride đến các tế-bào của cơ thể.

 

Chúng ta có đến 7 loại xe vận-tải khác nhau (LDL). Nếu chúng ta ăn nhiều tinh bột và đường quá thì không đủ LDL để vận chuyển nên cần thêm các loại xe khác để vận chuyển. Kẹt quá, sẽ kêu các nhóm xe không chuyên nghiệp để tải Triglyceride. Các loại này chúng ta thường thấy trên xa-lộ, các xe chở đồ trên mui của họ rồi buột dây, gió thổi bay, rớt xuống xa-lộ khiến thiên-hạ, lái xe phía sau phải tránh, gây ra nạn kẹt xe,

 

Do đó cần những chiếc vận tải nhỏ đi sau để lượm các vật rơi này. Đó là High-density lipoprotein (HDL) mà người ta gọi là cholesterol Tốt. Bác sĩ khuyến khích chúng ta ăn dầu cá, Omega -3,…để tăng số lượng HDL. Từ ngày mình có cái vườn bơ thì trở thành đạo bơ vì ăn bơ quanh năm, số lượng HDL lên 48 thay vì 24 như xưa. Lượng Triglyceride xuống 78 thay vì trên 180 như xưa. Đang cố gắng hạ thêm Triglyceride và tăng HDL nhưng không đơn giản, sẽ kể sau.

 

Để viết xuống cả quên, khi chạy trên xa-lộ có vật gì rơi xuống thì người ta gọi cho cảnh-sát xa-lộ. Xe cảnh sát đến thì ngưng trước đoàn xe đang lưu thông, khiến giao thông bị ùn-tắc, để lượm các vật dụng rơi trên xa lộ, cho vào lề xa-lộ, còn lớn quá thì phải kêu xe cần cẩu đến. 


Tương tự trong huyết quản bị vật gì chận lại, như calcium, khiến máu không tiếp tục được bơm về tim như giao thông trên xa lộ bị ùn-tắc thì máu ngưng được bơm về tim hay não-bộ sẽ gây ra tai biến hay đột quỵ. Mình bình dân học vụ vấn đề này qua xe chạy trên xa lộ vì vấn đề này phức-tạp hơn. Giúp mình dễ nhớ.


Khi các mạch máu bị hư hại nhiều, bác sĩ hay nhét mấy cái stent vào tương tự khi ống cống cũ bằng đất sét, bị các rể cây chui vào làm nghẹt nước, người ta đẩy vào một cái ống đặt biệt nhỏ hơn cái ống cũ thay vì cuốc đất, đào lên hết để thay ống cũ, tốn công và tốn tiền. Vài năm sau thì ông cống vẫn bị các rể mọc chui vào lại, làm nghẽn mạch máu, phải lên bàn mổ lại.


Tiện đây, minh chỉ mánh là mùa mưa, thì nên mua một chai “Kill Roots”, đổ vào cái bồn rữa chữa chén, rồi dội nước tước khi đi ngủ. Qua đêm, các chất hoá học này sẽ đọng lại trong đường ống cống trong nhà đất nhà mình và sẽ tiêu huỷ các rễ cây, đâm mọc vào các ống bằng sét khi sưa được gắn đặt thay vì ông nhựa PVC như ngày nay.

 

Tóm lại, khi chúng ta ăn nhiều đường và chất đạm, lượng LDL của chúng ta sẽ gia tăng để giúp chuyên chở các Triglyceride vào nơi lưu trữ nhưng lượng HDL sẽ giảm vì cơ thể chưa cần các xe vận tải loại này. Loại bị rơi trên xa lộ. Do đó dù ăn bơ nhiều nhưng lượng HDL của mình vẫn chỉ trơ trơ ở con số 48 từ mấy năm nay, dù muốn tăng lên.

 

Cơ thể của chúng ta rất kỳ-diệu, sẽ không tạo ra HDL nếu chưa cần nhưng khi lượng Triglyceride giảm khi chúng ta ăn ít tinh bột và đường lại thì sẽ không cần các chiếc vận tải (LDL) để chuyên chở các chất béo dư thừa để lưu trữ. Do đó cần ăn ít lại đường và tinh bột để giảm Triglyceride.


Đồng chí gái mới đau một trận khiến thân hình gọn gàng như thời mới phát hiện ra mối tình hữu nghị. Nay lành bệnh, kêu thèm ăn chè, chạy ra bôn sa mua chè, ăn bánh ngọt mút mùa lệ thuỷ, nay lên cân lại rất nhanh.

 

Đi khám bệnh, bác sĩ cứ so sánh lượng HDL với LDL hay HDL với tổng số Cholesterol thay vì xem tỷ lệ HDL và Triglyceride. Một nghiên cứu gần đây trên 68,000 người lớn tuổi cho thấy không có sự liên-hệ giữa LDL và các nguyên nhân đưa đến cái chết đột ngột.

 

Ngược lại Triglyceride báo trước nguy cơ bệnh tật. Người ta cho biết là lượng HDL và Triglyceride phải tương đồng. Thí dụ HDL của mình, hiện nay là 48 thì lượng Triglyceride cũng phải tương tự, mình lại có đến 78 nên phải tìm cách giảm lượng Triglyceride xuống 48.


Có lần mình đi bác sĩ việt, ông ta bận nên có ông phụ tá, bác sĩ Việt Nam sang đây, không đậu được bằng hành nghề bên này. Ông ta xem kết quả thử máu của mình, kêu lượng Triglyceride của mình gia tăng rất tốt, gần 200 khiến mình ngọng. Bác sĩ quốc doanh hay mua bằng chắc.

 

Tại sao bác sĩ hay bệnh nhân đều nghĩ là bệnh tim mạch do lượng Cholesterol trong người cao. Khi xưa, mình hay xem truyền hình để xem xa-lộ nào kẹt xe, từ trực thăng họ quay trực tiếp thấy các xe cứu thương trên xa lộ, nơi xảy ra tai nạn. Các xe cứu thương như Cholesterol không gây ra tai nạn nhưng thông thường khi người ta bệnh tim mạch thì có lượng LDL cao như xe cứu thương có mặt nơi xảy ra tai nạn do đó người ta lầm lẫn là Cholesterol đưa đến bệnh tim mạch.

 

Khi người ta thấy trong các mạch máu bị nghẹt có lượng cholesterol, không phải Cholesterol tạo ra các plaques mà vì các xe vận tải chuyên chở các vật liệu thải, phải ngừng để tài xế lượm cấc vật phế thải trên xa lộ, làm ứ động xa lộ. Như chất Calcium mới làm nghẹ tim mạch.

 

Đi bác sĩ, kêu nhiều Cholesterol nên bắt uống statin để hạ lượng Cholesterol và có thể hạ lượng plaques nhưng không phải là nguyên do chính đưa đến bệnh tim mạch. Họ giải thích khá phức tạp. Để sau này, mình nghĩ cách bình dân học vụ thì sẽ bổ túc thêm. Tạm thời ghi như vậy. Lâu lâu mình tìm ra được điều gì để bình dân học vụ thì hay sửa lại hay bổ túc thêm các bài đã đăng, giúp mình dễ nhớ.

 

Có anh bạn bác sĩ, bình dân học vụ cho mình về Cholesterol làm nghẹt các mạch máu. Anh giải thích là khi chúng ta ăn thì hệ thống tiêu hoá làm tan nhỏ ra thức ăn để chuyển đến các tế bào qua các mạch máu. Trong số chất dinh dưỡng, có những chất chưa được nghiền nát nhuyễn nên sẽ văng tùm lùm trong mạch máu và làm bể hay nứt các mạch máu.


Các khoa học gia cho rằng khi các mạch máu bị tấn công, cholesterol sẽ được sử dụng để trét các phần bị hư hại và mạch máu càng hư hại thì cơ thể sẽ đưa cholesterol ra để tráng các chỗ bị hư hại. Càng tráng thì độ cholesterol càng dầy sẽ thu hẹp đường kính của mạch máu, sẽ làm cho áp suất di chuyển của máu càng khó khăn.


Có một ông bác sĩ gốc Ba tư cho rằng vì chúng ta ít uống nước nên các tế bào không được giản nở nên co thắc lại, khiến bị nghẹt nên khuyên bệnh nhân uống nước nhiều, giúp các ion di chuyển dễ dàng. Mình đã kể về vụ này rồi. Ông ta trị bệnh cho các bệnh nhân giàu có ở vùng Trung Đông. Họ sang Hoa Kỳ để chữa bệnh thì ông ta cho uống nước nhiều thì khỏi bệnh cholesterol cao. Ở các xứ này, nước hiếm nên thiên hạ ít uông nước lại. Tương tự ở các nước nghèo, phụ nữ ngại đi tiểu khi ra đường nên ít uống nước, đưa đến tình trạng này và hư thận.

 

Họ kết luận là các người có lượng Cholesterol cao là vì đường ruột của họ bị hư hại khiến hệ miễn dịch yếu đi. Khi các vật thể lạ tấn công vào đường ruột thì cơ thể tạo thêm Cholesterol để giúp ứng phó, chống lại các vi khuẩn lạ. Họ nhận thấy ở các xã hội nhất là các vùng Xanh, thực phẩm dinh dưỡng của họ tốt nên đường ruột của người sở tại không bị hư hại, lượng Cholesterol thấp.

 

Những người có hệ thống miễn dịch yếu kém đa phần bị bệnh béo phì, lượng Triglyceride và Cholesterol cao.

 

Các khoa học gia cho rằng kẻ thù chính là Triglyceride. Họ không lo sợ về lượng Cholesterol cao mà ngại nhất là lượng Triglyceride. Khi chúng ta ăn tinh bột và trái cây thì sẽ có fructose, rất độc hại. Fructose là đường của trái cây.

 

Loại này khi được hấp thụ vào thì được đưa thẳng đến lá gan để tạo ra Triglyceride và urid acid. 30% còn lại sẽ được đưa đến là thận. Người ta kêu tiêu thụ trái cây rất tốt nhưng đó là khi chúng ta ăn vào mùa hè khi còn tươi mới được hái và số lượng ít.

 

Bạn bè hay người quen khi ăn bơ của vườn mình đều kêu ngon và không bị đen phía trong. Mình giải thích là bơ của vườn mình vừa được hái thì vài ngày sau, mềm là ăn được ngay nên tươi trong khi bơ mà họ bán ngoài chợ là đã được hái non từ mấy tháng trước, được để trong phòng lạnh, chuyên chở từ Mễ qua và ngâm chất hoá học để vỏ ngoài còn xanh. Có lần mình đi Seminar, một giáo sư đại học cầm trái táo trên tay rồi hỏi quả nầy được hái từ bao giờ. Hoá ra đã từ 9 tháng trước vì trên quả táo có cái nhãn đề tên chủ vườn và ngày tháng hái. Kinh

 

Khi chúng ta ăn trái cây vào mùa hè thì có 6-9 tháng để tiêu hoá chất fructose, được dự trữ giúp cơ thể chống lại sự giá lạnh của mấy tháng mùa đông. Trong khi ngày nay, chúng ta ăn trái cây quanh năm, bất chấp mùa đông. Trái cây được thiên nhiên cho ra trái theo mùa để cơ thể có khả năng hấp thụ. Trái cây ngọt là vào mùa hè, thú vật ăn vào mùa hè để trữ chất béo vào mùa đông khi chúng trải qua giai đoạn hibernation . Khi xưa, mình chỉ nhớ ăn dưa hấu vào ngày Tết, còn nay thì ăn quanh năm suốt tháng. Họ trồng tứ xứ mang lại hoặc trong các nhà kính.

 

Dạo ở bên pháp, lâu lâu được ăn gan ngỗng, gọi là foie gras. Xem  phim tài liệu, thấy họ banh cái họng của con vịt hay ngỗng rồi bỏ cái phễu vào mõm, tọng vào các hạt lúa nhiều. Tạo ra rất nhiều Triglyceride trong lá gan, khiến lá gan béo phì ra. Khi xưa, lâu lâu ăn được pâté là mình thích lắm, trét với bánh mì baguette. Mình nhớ ăn tại 1 tiệm ăn ở vùng sông Loire gan ngỗng, ngon cực nhưng từ khi thấy cách họ làm thì hết dám ăn. Quá dã man. Người Mỹ ăn rất nhiều như tự tọng vào cơ thể như các con vịt hay ngỗng nên béo phì ra.

 

 Vậy thì không ăn tinh bột, chỉ ăn chất đạm như trường phái dinh dưỡng Keto chủ trương mà mình có theo được vài tháng thì cảm thấy không ổn. Lý do là ăn chất đạm nhiều cũng tạo ra Triglyceride . Khi tiêu thụ chất đạm để giúp các tế bào, và tạo cơ bắp, số còn lại sẽ được cơ thể biến thành đường. Quá trình biến đổi này được gọi là gluconogenesis. Khi chúng ta có nhiều đường thì sẽ biến thành chất béo hay Triglyceride . Do đó phải cẩn thận, không nên ăn nhiều chất đạm và tinh bột. 

 

Mình theo chế độ dinh dưỡng của trường phái Keto thì thấy có xuống cân nhờ ăn ít lại tinh bột nhưng Triglyceride vẫn cao 78 nhất là cơ thể thấy không ổn vì có các mụn cám nên ngưng và ăn chay từ hai tuần nay thì cơ thể bớt căng thẳng, đầu óc thấy thoải mái hết mụn cám. Có uống thêm các bột rau cải xanh.

 

Em chỉ kể thử nghiệm của em, theo các sách vở tài liệu em đọc dạo này. Các bác đừng có nghe em mà khổ. Cơ thể mỗi người đều khác nhau nên chịu khó tìm tài liệu đọc rồi tự thử nghiệm xem sao. Có kết quả tốt thì làm tiếp còn không thì thay đổi ngay.

 

Chúc các bác một mùa giáng sinh vui vẻ.

Nhs

 


Ăn muối loại nào tốt?

 Dạo còn bé mình hay thấy mấy người thượng đeo mấy cái gùi ra chợ, bán ngo thông rồi mua gạo và muối ở hàng bà Cáp, bỏ vào gùi đem về.

Con người giao dịch buôn bán muối từ mấy ngàn năm qua. Muối là một trong những nhu-yếu phẩm cần thiết cho dinh dưỡng của loài người. Người Việt có món nước mắm rất mặn vì làm với muối nên ít thấy bỏ muối khi nấu ăn, khác với người Tây phương.

 

Hồi nhỏ nghe nói muối được làm bằng nước biển nên khi viếng Nha Trang, thấy những ruộng muối trắng mê mệt thở. Qua Tây lại khám phá có muối trên núi. Xem các phim tài liệu về các núi muối trên cao nguyên trắng xoá, người thợ phải đeo kính mát để bớt bị chói ánh sáng mặt trời rọi lên muối.


Có lần đi chơi ở Mono Lake, được xem là hồ muối, từ trên núi chảy xuống. Nghe nói độ muối của hồ mặn gấp 2.5 lần nước biển. Ai muốn tự tử, nhảy xuống đây, bảo đảm không chết chìm.

 

Dạo học trung học thì được biết các tế bào của cơ thể chúng ta cần muối để giúp chất lỏng trong cơ thể di chuyển, giúp xương chắt, cân bằng lượng đường, các cơ bắp và giúp hệ thống thần kinh hoạt động.




Muối ăn, sodium chloride (NaCl), là một khoáng chất tự nhiên cần thiết cho đời sống động vật.  Muối là một trong những dạng gia vị thực phẩm được sử dụng rộng rãi và lâu đời nhất.  Vị mặn là một trong năm vị căn bản của con người ngoài vị ngọt, chua, đắng và umami mà mình có kể trong bài về nước mắm madze in California.  Khi muối hòa tan trong dung dịch hoặc trong thực phẩm, nó sẽ phân hủy thành các ion thành phần của nó: sodium và chloride (Na + và Cl-, tương ứng).  Vị mặn chủ yếu đến từ các ion sodium.


Sodium là một chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng cơ thể không thể tự sản xuất được như sinh tố C.  Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể và được chứa trong chất lỏng cơ thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Muối cũng rất cần thiết trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng tổng thể của cơ thể.


Muối đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người.  Nó là nguồn chính của các ion sodium và chloride trong chế độ ăn uống của con người.  Sodium cần thiết cho chức năng thần kinh và cơ bắp và tham gia vào quá trình điều tiết chất lỏng trong cơ thể.  Sodium cũng đóng một vai trò trong việc kiểm soát huyết áp và thể tích của cơ thể.  Mặc dù Sodium rất cần thiết, những người tiêu thụ quá nhiều Sodium có thể bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao, một tình trạng có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ. Do đó bác-sĩ khuyên các người bị áp huyết cao, ít dùng sodium để tránh những hiểm nguy.

 

 Các ion chloride đóng vai trò là chất điện giải quan trọng bằng cách điều chỉnh độ pH và áp suất trong máu. Chất điện phân là các hợp chất, thường là muối, phân ly thành các thành phần ion của chúng trong dung môi như nước.  Chloride cũng là một thành phần quan trọng trong việc sản xuất axit dạ dày (HCl).  Con người bài tiết muối khi đổ mồ hôi và phải bổ sung các ion sodium và chloride bị mất này thông qua chế độ ăn uống của họ.


Mình nhớ có lần, một tên bạn mời đánh quần-vợt ở ngoại-ô Paris, nơi nhà của ông nội hắn, người sáng lập công ty xà-bông Roger Gallet khi trời nóng vào mùa hè, hắn chạy không nổi nên kêu ông bố. Ông bố chạy vào nhà làm cho nó ly nước muối, uống xong thấy hắn tỉnh táo lại đánh banh tiếp. Do đó các loại nước khi chơi thể thao đều có sodium hết.


Người Việt mình ăn đồ mặn như mắm, nước mắm quen vì muối thường được dùng để làm đồ khô như cá,...nên về già phải cẩn thận, ăn ít đồ mặn lại.


Chúng ta cần tiêu thụ Sodium thường xuyên, thành phần chính của môi trường bên trong của một người - chất lỏng ngoại bào.  Các chất dinh dưỡng đến các tế bào của cơ thể bạn thông qua các chất lỏng này.  Sodium hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể bao gồm thể tích chất lỏng và cân bằng acid.


Cẩn thận đừng dùng Nitrite vì người ta dùng nó để giữ gìn thịt mà mình có kể rồi trong bài về làm thịt Jăm-bông công nghiệp được bán ở siêu thị.


 Cơ thể người lớn chứa khoảng 250g muối và lượng muối dư thừa sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài một cách tự nhiên qua đường nước tiểu hay các chân lông.


 Sodium là một chất điện giải, như Kali, Calcium và Magnesium;  nó điều chỉnh các điện tích di chuyển trong và ngoài các tế bào trong cơ thể.  Nó kiểm soát vị giác, khứu giác và quá trình xúc giác của bạn.  Sự hiện diện của ion sodium rất cần thiết cho sự co bóp của các cơ, bao gồm cả cơ lớn nhất và quan trọng nhất, đó là tim.  Nó là nền tảng cho hoạt động của các tín hiệu đến và đi từ não.  Nếu không có đủ sodium các giác quan sẽ bị tê liệt và thần kinh sẽ không hoạt động.


Vấn đề ngày nay, chúng ta chọn lựa cẩn thận loại muối nào để ăn. Trên thị trường có nhiều loại thứ muối, nào là muối công nghệ, nào là nơi xuất xứ vì công nghệ làm giả các loại muối như họ đã làm với đường hay các loại khác. 

Điển hình là nước mắm, khi xưa làm bằng muối biển nay muối biển đắt nên họ sử dụng muối công nghệ để tạo ra nước mắm với các hoá chất, tạo ra nước mắm, không có muối hay cá, chỉ có mùi hoá học, không có chút cá gì cả. Loại cao cấp thì chỉ có độ 20% Amino acid từ cá.

Các loại muối công nghệ ngày nay đều được chế tạo dưới dạng Sodium Chloride từ muối trong các đá, hay muối biển.

Muối tự nhiên được nấu ở 1200 độ F. Ở độ nóng này thì muối đều mất hơn 80 nguyên tố kiềm, cả iodine tự nhiên, chỉ còn sodium chloride. Sau đó lại được tẩy trắng trước khi bán. Ở Việt Nam khi xưa có loại muối hột mà người ta dùng nấu ăn hay quăn vào lửa khi đốt nhang đèn, cúng quẩy. Mình nhớ muối loại này không có trắng tinh như muối mua ở siêu-thị. Các chợ Việt Nam thường tặng không khi mua nhiều đồ. Toàn là muối giả nên rẻ. Không nên sử dụng. Họ cho thì đem về dùng để ngâm chân nước nóng hay để diệt cỏ dại.

Ngoài ra còn có các hoá chất khác được bổ sung thêm vào muối ăn bán trên thị trường như sodium solo-co-aluminate, iodide, sodium bicarbonate, fluoride, các loại độc tố của potassium iodide cũng như đường trắng và bột ngọt. Xem ra, ăn muối có thể nhiễm độc cho cơ thể.

Muối ăn từ hoá chất này, còn thấy trong các loại thực phẩm đóng hộp từ bánh mì đến đồ đông lạnh.

Tiêu thụ muối này, về lâu về dài sẽ tạo ra áp huyết cao khi cơ thể tìm cách tống khứ các độc tố xa trái tim.

  •  Gây ứ nước và chất lỏng.
  •  Góp phần vào và hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh gút và béo phì.
  •  Các chất phụ gia trong muối có thể gây ra các vấn đề về thận, tuyến giáp và gan, bướu cổ, tăng huyết áp, bệnh tim, hệ thống đào thải căng thẳng, chuột rút cơ, giữ nước, phù nề, đột quỵ, suy tim, hậu mãn kinh và các rối loạn hệ thần kinh chính như lo lắng và trầm cảm.
  •  Muối ăn ảnh hưởng xấu đến hệ tuần hoàn và thần kinh, đồng thời làm rối loạn sự cân bằng của hệ bạch huyết.

 

Muối công nghệ rất dễ gây nghiện vì các chất phụ gia hóa học được thiết kế để kích thích các trung tâm khoái cảm của não, tương tự như người ta sử dụng đường hoá học.

 

Vậy chúng ta ăn muối nào vì muối biển cũng bị ô nhiễm đại dương, muối biển được phát hiện có chứa các hạt vi nhựa. Người ta khuyên tốt nhất là dùng muối Himalaya, được khai thác từ các lớp muối được tạo ra từ rất lâu trước khi nhựa và các hóa chất độc hại khác được sản xuất. Khi dãy núi Himalaya được hình thành bằng cách trồi lên từ lòng đại dương, sau đó chúng được dung nham bảo vệ và bao phủ bởi băng tuyết trong hàng nghìn năm. Nếu thế giới tiếp tục ăn muối của vùng núi này thì dãy Hy-mã-lạc-Sơn sẽ biến mất nên chưa chắc là phải muối của vùng ngày hay cũng bị làm giả. Chán Mớ Đời 

 

Thấy trong Costco bán loại này và Smart Final cũng có bán, bên thì đóng hộp còn bên thì khách hàng tự động lấy bị bỏ vào nên không biết loại nào đúng nào sai. Mình ngâm chanh muối với loại muối này, có màu hồng . 

 

Muối Nhật làm từ rong biển


Sự cân bằng của sodium và chloride với các khoáng chất tự nhiên bổ sung cần thiết cho cơ thể, góp phần tạo nên màu hồng của nó. Muối Himalaya có chứa ít nhất 80 nguyên tố vi lượng tự nhiên có lợi cho sức khỏe của chúng ta.  Hãy thận trọng khi mua hàng vì có những loại hàng nhái giá rẻ.  

 

Muối Himalaya hạt to, màu Hồng 

Mình xem phim tài liệu, họ quay cảnh làm muối bên Nhật Bản với rong biển. Họ lấy rong biển về nấu lên rồi chắt nước ra, làm bốt hơi thành muối. Mình có gửi mua về để ăn thử.

Nhs 

 

Mẫu-Nan-Nhật

Hôm nay, sinh nhật thứ 90 của bà cụ, mình có gọi điện thoại từ Tanzania, trước khi leo núi Kilimanjaro. Đúng lúc bà cụ đang ở tiệm ăn, mấy cô em mời tại nhà hàng thay vì làm tại nhà như mọi năm. Cậu em mình đi chơi ở Hà Giang còn mình thì đi Phi Châu. Chưa bao giờ tham dự sinh nhật của mẹ. Nói cho đúng khi xưa, ở Đà Lạt có bao giờ mừng sinh nhật trong nhà đâu. Có cơm ăn là may, chuyện sinh nhật chỉ dành cho dân giàu có hay trong xi-nê. Mình chỉ biết ngày sinh của ông bà cụ khi làm đơn xin đi du học.

Phong-tục Việt Nam rất chuộng con trai qua câu: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Con trai được cưng chìu còn con gái thì hay bị rày la nhưng trên thực tế mình thấy con gái có hiếu với cha mẹ hơn. 10 người con trai thì hoạ may, có một lo chăm-sóc bố mẹ khi về già. Rất hiếm vì phải hầu vợ. Tôi trung chỉ thờ một chúa. Chán Mớ Đời  

Sinh nhật thứ 90 của mẹ mình tại Đà Lạt  
Cô em mình đậu vào trường kiến trúc nhưng vì con của ngụy quân ngụy quyền nên không được phép học đại học, ở nhà đan áo len. Nay thấy có khiếu về nghệ thuật, làm mấy tác phẩm đặc thù sau những giờ bán cà phê ở quán Chez Nous, đường Phan Đình Phùng

 Mỗi tuần, nói chuyện, bà cụ kể cô em này làm thức ăn đem đến cho mẹ xơi, cô kia mua thuốc bổ cho mẹ, cuối tuần thì có cô chở con đến ăn cơm với mẹ, giúp mẹ mình bớt cô đơn từ khi ông cụ qua đời. Có cô thì chở mẹ đi viếng cảnh Đàlạt, chụp hình cho mẹ tạo dáng. Những giây phút này sẽ được thiên thu hoá. Còn mấy ông con trai như mình, chỉ lo hầu vợ. Chán Mớ Đời 

 

Mình quen một gia đình có hai người con trai khác biệt hoàn toàn. Một ông thì cuối tuần lái xe từ Fernando Valley xuống Quận Cam, đưa bố mẹ đi chợ trời, ăn uống trong khi một ông khác thì không bao giờ thấy mặt. Khi nào ông này xuất hiện là biết cần tiền, về thăm mẹ để xin tiền hay nhờ nói với mấy anh chị cho mượn tiền và bới đồ ăn do mẹ nấu về cho vợ. Ông ta lấy vợ rồi ly-dị, sau này lấy một cô nào đi du-lịch sang mỹ rồi làm đám cưới ở lại. Cô này chưa bao giờ gặp bố mẹ chồng, dù ở cùng thành phố, đám tang hay kỵ giỗ bố mẹ chồng không bao giờ tham dự.

 

Nếu giải thích theo Phật-pháp thì người con có nợ với bố mẹ kiếp trước, hoặc bố mẹ mắc nợ người con thì kiếp này đến trả nợ hay đòi nợ. Trong gia đình, thường thấy bố mẹ cứ lo cho những người con ít lo lắng cho bố mẹ, thậm chí bạc đãi bố mẹ, ngược lại những đứa con chăm-sóc họ thì bố mẹ lại không để ý tới. Bố mẹ mắc nợ mấy đứa con này từ kiếp trước nên kiếp này phải trả. Đứa cho tiền xài, cất để đưa lại đứa khác khiến anh em lục-đục nhưng hiểu theo Phật pháp là nợ. Mình nợ bố mẹ thì trả còn bố mẹ nợ em hay anh chị thì bố mẹ trả thế thôi. Tiền của mình được bàng-giao lại qua tay anh chị. Khi đã hiểu như vậy thì anh chị em sẽ không lục-đục nữa. Không cành nanh vớ vẩn.


Mình lại nghe nói là nếu bố mẹ lấy tiền đứa này để cho đứa khác vô hình trung làm chúng thất đức, đời con cháu hết có câu “có đức mặc sức mà ăn”. Lý do là mình chăm sóc bố mẹ, làm việc thiện để tạo đức cho con cháu sau này hưởng như trồng cây thì trong tương lai, đời sau mới hưởng. Nếu mình lấy tiền của cha mẹ về già thì lấy luôn cái đức của con cháu mình sau này. 


Nói như nhà nông, bón phân cây năm nay là để cho vài năm sau vì phân bón phải hoà vào đất trời một thời gian dài, mới được rể cây hút vào, nuôi thân cây, đâm cây ra trái. Thay vì bón phân, mình lấy đất tốt của cây thì không lâu, cây sẽ úa tàn.

 

Có lẻ người con gái, có chồng sinh con đẻ cái, trải nghiệm quá trình của người phụ nữ vượt cạn nên thương mẹ và chăm sóc cho cha. Khi người con gái đi lấy chồng, có mang, sinh con thì tận hiểu sự đau-đớn gánh-chịu của mẹ khi xưa, lúc có mang và sinh ra mình.

 

Đàn ông thì cứ đè đầu xuống phịch một cái rồi con sinh ra, hứng thì nuôi không thì kiếm chỗ khác phịch thêm, định hướng sinh-lý thị trường xây dựng nòi giống.

 

Mỗi lần gần đến sinh-nhật lại nhớ đến cụm từ của người Tàu “mẫu-nan-nhật”.母難日 Người tàu không gọi ngày sinh của họ là “sinh-nhật” mà họ gọi “mẫu-nan-nhật”, ngày mẫu thân nạn. Ngày mà người mẹ phải rặn đau, sau 9 tháng 10 ngày hoài thai. Có khi chuyển bụng cả mấy ngày mới sinh con mà khi xưa có thể mất mạng như chơi vì y-khoa chưa được tốt như ngày nay.

 

Khi xưa, phụ-nữ nào may-mắn, có người chồng thương-yêu, khi vượt-cạn thì người chồng ra sông ngụp lặn, cầu khẩn hà-bá để giúp hồn vía của vợ sinh con cho mau và bình-yên. Khi xưa người ta hay ví “Người ta đi biển có đôi, vợ tôi đi biển mồ-côi một mình.” Nay ở xứ tây-phương thì người chồng phải vào phòng sản-phụ để giúp vợ vượt cạn. Trong thời kỳ hoài thai thì hai vợ chồng phải theo học khoá Lamaze , học hít thở, vợ rặn thì chồng hô thở vô thở ra.


Nhớ lúc vợ chuyển bụng, đang rặn mệt, y-tá hỏi có khoẻ không, mình muốn động-viên tinh thần vợ nên kêu “she’s OK” khiến mụ vợ nổi doá kêu “NO! I’m not Ok” khiến mình câm luôn. Mụ vợ kêu mình vô duyên không đúng lúc. Cực chuẩn.


Giây phút sinh con ra đời là giây phút nguy-hiểm nhất của người mẹ nhưng khi mẹ tròn con vuông thì vui mừng, quên hết mọi lo âu, đau đớn. Có lẻ vì vậy trong chữ Hán có chữ “hảo” có hình tượng Mẹ + Con 

 

Mình nhớ khi đồng chí gái sinh thằng con đầu lòng, chuyển bụng mấy lần, chở vào nhà thương, chúng lại đuổi về rồi đến khi bể nước ối thì mới được giữ lại. Nhìn đồng chí gái rặn đẻ suốt 22 tiếng đồng hồ khiến mình tự hứa là sau vụ này chắc không dám phịch vợ nữa. Nhịn được vài tháng đến khi vợ kêu trả bài thì đành tranh thủ hò giả gạo, lao động định-hướng tạo giống nòi.

 

Sau 22 tiếng rặn không ra, kêu la đau, bác-sĩ kêu mổ mới kéo đầu thằng Ku ra. Đứa thứ 2 cũng vậy rặn 18 tiếng đồng hồ rồi phải mổ. Chán Mớ Đời 

 

Nhìn vợ vượt cạn mấy lần khiến mình thất kinh, kế-hoạch-hoá gia đình, không sinh con nữa theo tiêu chí Trai hay Gái chỉ hai mà thôi. Xong om

 

Ở Việt Nam, mình chưa bao giờ ăn mừng sinh-nhật ai cả. Trong xóm khi xưa, có một nhà ăn sinh-nhật con gái họ, xe hơi đậu đầy đường Hai Bà Trưng, mấy thằng trong xóm như mình, mò lại đứng ngoài cửa sổ, coi cọp, nhìn vào xem con nhà giàu cắt bánh sinh-nhật, nuốt nước miếng hay quẹt nước dãi chảy ở mồm như chó thấy cứt. Ngày nay, ăn sinh nhật vợ con, rồi bạn bè, đến con cháu bạn bè, đồng chí gái kêu đi, ngồi vổ tay hát happy birthday….chỉ nhìn bánh nhưng không dám đụng vào. Chán Mớ Đời 

 

Mình dám chắc ngày sinh-nhật, ít ai nghĩ đến mẹ, người mang nặng đẻ đau, sinh ra mình thậm chí chưa chắc đã nhớ đến sinh-nhật bố mẹ. Chưa chắc đã mời mẹ hay bố dự, gọi điện thoại cảm ơn 1 tiếng hay chỉ biết tạo dáng, chụp hình rồi xeo-phì trên mạng khoe áo mới mua.

Mẹ mình đầu năm con mèo quý

 Người ta nói nước mắt lúc nào cũng chảy xuống, cha mẹ cực khổ nuôi dưỡng con như biển hồ lai-láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày là vậy. Thật ra làm cha làm mẹ, mình chỉ muốn con mình hạnh-phúc chớ không đòi-hỏi gì ở chúng khi về già còn con cái cứ ní cho nhau, kêu anh giàu hơn em, chị nghèo hơn em. Họ đùn-đẩy nhau việc chăm-sóc bố mẹ, bổn-phận người kia vì họ khá giả hơn hay gì đó. Khi bố mẹ qua đời thì lại thuê người khóc mướn đến khóc dùm. Rồi mượn câu thơ của ai, kêu đổi thiên thu để lấy nụ cười của mẹ. Có ai dám chết để thấy mẹ mình cười. Chán Mớ Đời 


Còn cha mẹ có chút tài sản thì anh em tranh nhau, thậm chí khi bố mẹ còn sống. Cứ hăm hăm kêu bán nhà chia của, anh em đưa nhau ra toà.


Làm cha làm mẹ, lo cho con đến khi nằm luôn. Dạo này, có mấy bà bạn của đồng chí gái tìm cách giới thiệu con hay cháu cho thằng con mình. Xem có làm sui được không. Mình thì kệ xác con, vì mình đã kinh qua vụ này. Từ Việt Nam chạy qua Âu châu rồi từ Âu châu qua Mỹ, rồi bổng nhiên đưa đẩy để gặp đồng chí gái nhưng người mẹ thì lúc nào cũng lo lắng. Mấy bà cứ gửi cho nhau hình ảnh con cháu. Thằng con mình năm nay 28 tuổi. Nghe thiên hạ nói là nó đẹp trai cực chuẩn luôn. Bác nào muốn làm sui với em thì cứ nhắn tin cho đồng chí gái.

 

Mình nhớ ông anh vợ, có lần tổ-chức lễ thượng-thọ cho bố mẹ vợ rất hoành-tráng thì hơi ngạc nhiên. Sau này, có con mới hiểu. Đến sinh-nhật mình, chúng tổ chức trong nhà, chỉ có 4 người, làm cái bánh cho bố, nấu một món ăn để nhớ thời nghèo ở Đàlạt, đi coi cọp thiên-hạ ăn sinh-nhật, bị họ lấy chổi chà ra quét, đuổi như đuổi chó rượng đực. Thấy con tổ chức trong nhà là cảm thấy hạnh-phúc, huống chi mời cả làng.

 

Từ dạo giác ngộ cách mạng về Mẫu nan Nhật, mình hay gọi điện thoại ngày bà cụ sinh ra mình. Bà cụ chỉ nhớ ngày tháng sinh mấy đứa con theo Âm lịch, nhớ rõ ngày và giờ sanh của 10 đứa con. Khi đến ngày Mẫu nan nhật dương lịch hỏi thì không nhớ, còn hỏi ngày âm-lịch thì bà cụ nói ngay là ngày sinh ra con.

 

Mình hy-vọng sang năm, Tết về Việt Nam, cùng mấy người em tổ chức “mẫu-nan-nhật” thứ 90 của mẹ. Mấy người em cản vì sợ mang lại xui. Thôi đành tổ chức đi Dubai cho bà cụ họp mặt con cháu khắp năm châu vậy.

Quà mình tặng mẫu nan nhật của mẹ năm nay. Mời con cháu khắp nơi về chung vui với mẹ tại Dubai

Thấy tấm ảnh này rất đẹp. Mình không biết chữ Hảo (mẹ và con) cộng thêm chiếc xe đạp và bó rau đem đi bán, là hình tượng của từ nào. Có lẻ tình mẫu tử.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Quả thật, chưa bao giờ em nghĩ đến Má vào ngày "mẫu nan nhật" của mình! Một lời nhắc rất ý nghĩa.


 


Nhs   

 

 

Suýt mất vợ

 Dạo mình đi kiếm vợ, lâu-lâu được cô nào dẫn về nhà là sau đó mất tích luôn, gọi điện thoại thì bố mẹ bảo em không có nhà hay đi chơi với bạn giai rồi. Bố mẹ không hiểu kiến trúc sư là nghề gì, nghề ông sư nhìn cây trúc, có khả năng nuôi vợ con hay không. Họ định hướng kinh-tế thị trường bác-sĩ, nha-sĩ hay cùng lắm là kỹ-sư nên mình bị ế-vợ trường-kỳ.

 

Đến khi phát hiện ra mối tình hữu-nghị của đồng chí gái, sông liền sông, núi liền núi thì may-mắn thay, bố mẹ vợ mới di cư sang Hoa Kỳ theo diện bảo-lãnh, chưa rành văn-hoá Việt kiều nên mình có cơ hội lên xe bông nhưng cũng phải trải qua những thử-thách làm rể trước, phải ăn mấy vạt cà chấm mắm nêm.

 

Mẹ vợ thấy đồng chí gái trên 30 tuổi nên lo ế, cứ gặp ai cũng hỏi có con trai hay không, lớn tuổi, nhỏ tuổi đều muốn làm sui. Xem như đại-hạ-giá, khuyến-mải cho không đồng chí gái vô điều-kiện. Khi gặp mình thì kêu đồng chí gái đừng đòi hỏi nữa thế là mình có cơ -hội xoá ế giảm độc-thân, vui-tính, từ-giả thơ-ngây lên xe bông về nhà vợ.

 

Đồng chí gái tên Phương Trinh có cô em gái chưa chồng, thân hình bốc lửa tên Ngọc Trinh. Mỗi lần mình đến nhà là cô nàng bận áo décolleté , mini-jupe, cứ xấn trước mình để lộ cặp bông đào khiến mình tối mặt, tuy ngại đồng chí gái bắt gặp nhưng lâu lâu cũng tò mò liếc xem sao.

 

Sau phần điều-tra lý-lịch trích dọc, trích ngang thì Đồng chí gái nhất trí với mình, kết-thúc cuộc đả-thông tư-tưởng về lập-trường chính-trị, quan điểm đạo-đức cách mạng, xin công-hàm độc-thân, ra toà thị-chính thành-phố, đăng-ký quản-lý đời nhau. Rồi lại lên chùa, được ông sư bắt hai đứa phải thề sông có cạn núi có mòn sông song đồng chí gái không bao giờ sai.

 

Sau vụ kết-hôn dân-sự thì lại phải lo tổ-chức đám-cưới truyền-thống tại nhà, đãi 2 họ tại nhà hàng nên bù đầu. Đồng chí gái tự may áo đầm cho phụ-dâu, còn tính may áo cưới cho đồng chí gái nhưng mình kêu ra mướn một cái cho khoẻ như mình nhưng cô nàng không chịu, phải mướn thiên-hạ, may một cái rồi vài năm sau, dọn nhà cho ai mất tiêu vì để chật nhà. Chán Mớ Đời 

 

Cái khổ là đồng chí gái đòi 4 cô phụ-dâu nên bắt mình tìm cho bằng được 4 tên phụ-rể. Mình mới dọn sang Cali, chưa quen tên nào ế vợ cả còn mấy tên mình quen thì đều ở vùng Đông-Bắc.

 

Mình hỏi đồng chí gái mướn mấy tên Mễ di-dân lậu, đứng trước bãi đậu-xe của Home Depot được không. Trả $50/ ngày bao ăn uống nhưng bị cô vợ chưa cưới chửi bay nút. Cuối cùng thì cũng có 4 tên bạn nhận-lời làm phụ-rể, bay từ vùng Đông-Bắc và Texas sang kiếm vợ. 


Có hai tên lấy vợ nhờ phát-hiện đối-tượng ở đám cưới mình. Một cặp phù-dâu phù-rể và một cặp lo phần tổ chức đám cưới. Thú-thật có nhiều người dự đám cưới bên họ nhà trai mà mình chưa bao giờ gặp mặt, không biết là ai. Các thành viên của Bút Nhóm Lửa Việt, nghe mình lên xe bông khiến họ vui mừng nên bay khắp nơi, từ âu châu, texas, vùng Đông bắc về để chứng kiến vụ xoá ế giảm độc-thân của mình.

 

Một hôm, đồng chí gái kêu cuối tuần này, ghé lại nhà để bàn việc mời ai. Mình kêu dành 1 bàn cho mình vì có 4 thằng phụ-rể, vợ chồng bác Bửu Ngự, hàng xóm khi xưa, vợ chồng bác Thừa, bạn bố mẹ mình ở Đàlạt và bố mẹ tên bạn đi hỏi vợ cho mình. Cô nàng cứ bắt mình phải lại.

 

Dạo ấy mình đi làm và ở trên Los Angeles nên cuối tuần mới bò xuống Quận Cam, đả thông tư-tưởng đồng chí gái và gia đình. Hôm ấy, đến nhà thì cô em đồng chí gái mở cửa, bận đồ ngủ Victoria Secret, cực-kỳ sexy  như nữ-hoàng nội-y. Mình hỏi đồng chí gái đâu thì cô em bảo chị đột suất, xếp kêu phải đi làm tăng-ca đến chiều mới về, nhờ em duyệt danh sách mời bà con bạn bè với anh. Dạo ấy chưa có điện thoại di-động.

 

Ngồi duyệt tên họ-hàng, bạn-bè hai bên, mình chỉ cần một bàn nên không lo lắm, chỉ lo cái áo décolleté của cô em vợ sắp cưới, cứ đưa cặp bông đào tòng teng trước mặt mình.

 

Bổng nhiên cô em vợ sắp cưới ôm ghì lấy mình rồi nói là cô nàng thương mình. Trước khi mình lên xe bông về nhà vợ, cô nàng muốn ngủ với mình một lần để kỷ-niệm nhớ đời khiến mình thất kinh, mặt xanh như đít nhái. Chưa kịp gọi hồn vía lại thì cô nàng, bảo lên lầu, chuẩn-bị, đợi mình trong phòng.

 

Mình thất kinh, hồn vía lên mây, đấu-tranh tư-tưởng, cố gắng khắc-phục sự suy-thoái tư-tưởng về chính-trị,  đạo-đức hồ chí minh nhưng cuối-cùng chủ-nghĩa cá-nhân hẹp-hòi, ích kỷ vẫn thắng. Mình moi cái vía ra xem có cái bao cao-su nào không nhưng không thấy nên đứng dậy, mở cửa nhà, ra xe vì nhớ có mua một hộp để trong xe, chưa bao giờ sử-dụng.

 

Mới mở cửa ra thì mình thất-kinh khi thấy đồng chí gái, bố mẹ đồng chí gái đứng trước cửa. Ông bố thì cười toe-tét, bảo rứa mới là rể của tui còn đồng chí gái thì chạy lại ôm mình kêu “I Love You, Honey”. Ông nhạc tương-lai kể là muốn thử xem mình có đáng tin-cậy hay không, trước khi gả con gái cưng của ông ta nên bày ra kế “lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn-bà và lấy đàn-bà thử đàn ông”. Mình nghe xong thì hú-vía. Suýt chút nữa là bị lọt tròng của gia-đình vợ, xem như mất vợ, hết cơ-may lấy vợ ở vùng Bôn-sa này.

 

Tháng sau, đúng ngày lễ độc-lập của xứ Mỹ, mình lên xe-bông về nhà vợ, trao trả tự-do đời trai cho vợ. 

 

Chú thích: đồng chí gái là con út, Chán Mớ Đời 

 

Chúc mấy bác một giáng-sinh vui-tươi trong mùa đại-dịch. Em kể chuyện này với chủ đề chuyện tếu ở Toastmasters , thấy người Mỹ thích nên chuyển ngữ tiếng Việt. Xong Om

 


Nhs